Luận án Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam

Thực tế các năm qua triển khai Chính phủ điện tử đã chứng minh nguyên nhân khiến việc xây dựng Chính phủ điện tử chậm là do thiếu kinh phí, Để đẩy nhanh tiến trình này với mục đích ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu cho người dân và doanh nghiệp, các chuyên gia đã khẳng định: lựa chọn hình thức kêu gọi xã hội hóa trong một số lĩnh vực để phát triển Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, cần kết hợp cả lựa chọn hình thức xã hội hóa cung cấp dịch vụ, bên cạnh sử dụng ngân sách nhà nước. Trên thực tế, nhà nước không thể và không đủ kinh phí để chi cho tất cả các khoản đầu tư và các tổ chức cũng không nên quá phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Bài học kinh nghiệm tại Singapore cho thấy, việc triển khai giao thông thông minh tại Singapore khi chọn hình thức xã hội hóa đầu tư và qua đó có thể thu phí. Cụ thể, hệ thống giao thông này có những phân tích, cảnh báo thông tin tới người tham gia giao thông để người dân lựa chọn hình thức, thời điểm tham gia giao thông

pdf178 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử). Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp. 140 Trong an ninh quốc phòng, cần đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT trong các chương trình, đề án hiện đại hóa quân đội và công an. Chú trọng ứng dụng, phát triển CNTT trong hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự theo hướng tự động hóa. Ưu tiên ứng dụng, phát triển CNTT trong các hệ thống thông tin chỉ huy, điều hành, quản lý của quân đội; trong các đề án hiện đại hóa toàn diện các lực lượng quân đội và công an nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Hoàn thiện thể chế pháp luật: xây dựng các quy định về an toàn, an ninh thông tin, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước. Quan tâm xây dựng quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trên toàn quốc. Tập trung các nguồn lực để xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT quốc gia. 4.1.3. Về tổ chức bộ máy Kiện toàn và phát huy vai trò bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng từ Trung ương đến địa phương, trong đó chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin, an ninh mạng. Các bộ, ngành, địa phương cử lãnh đạo phụ trách về an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng. Để hoàn thiện về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng quân đội, công an, ngoại giao, cơ yếu, thông tin và truyền thông để sẵn sàng, chủ động phòng ngừa và xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, làm chủ không gian mạng, sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công mạng, chiến tranh thông tin. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ 141 quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý CNTT các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện trở xuống. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai chương trình này với chương trình cải cách hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính. Xây dựng có hiệu quả Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tổ chức nhân rộng mô hình tiêu biểu Chính quyền điện tử. Tăng cường đánh giá, đôn đốc triển khai công tác ứng dụng CNTT. 4.1.4. Về nguồn nhân lực Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giám đốc CNTT, cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT các cấp. Đề xuất chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về CNTT phục vụ cơ quan nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu: rà soát lại những chỉ tiêu liên ngành, xác định rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của cơ quan mình, đồng thời tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện. Ứng dụng CNTT để thực hiện công tác thi tuyển, nâng ngạch công chức một cách minh bạch, công bằng và xây dựng, đưa vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức trên phạm vi toàn quốc. 142 4.1.5. Về tài chính Hoàn thiện các văn bản quy định về tài chính phù hợp đặc thù quản lý ứng dụng công nghệ thông tin. Ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện chương trình từ ngân sách trung ương theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu. Ban hành chính sách yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên bố trí kinh phí từ các nguồn vốn để triển khai các nội dung của chương trình. Tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin từ các doanh nghiệp. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp của các cơ quan nhà nước chuyển giao, cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin. Ưu tiên bố trí tập trung ngân sách trung ương triển khai các nhiệm vụ quan trọng thuộc các chương trình lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai kiểm tra, đánh giá và báo cáo hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện các nội dung phát triển Chính phủ điện tử. Bảo đảm kinh phí (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch 5 năm, hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Tài chính chú trọng thực hiện các nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử. 4.1.6. Về công nghệ Yếu tố công nghệ bảo đảm phát triển hạ tầng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT đồng bộ thông qua các giải pháp sau: - Xây dựng và ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử, cập nhật kịp thời, bám sát thực tế. - Xây dựng và hướng dẫn triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử chung cho các bộ, ngành, địa phương. 143 - Hướng dẫn chung trên quy mô quốc gia về việc xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. - Xác định mô hình ứng dụng CNTT điển hình các cấp, phổ biến, hỗ trợ triển khai nhân rộng. - Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử (một cửa điện tử quốc gia) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin về: thủ tục hành chính, dân cư, đất đai, xây dựng và doanh nghiệp để cấp phép, thực hiện các thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp. - Triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung để hỗ trợ xuyên suốt ngành dọc từ các bộ, ngành đến các địa phương. 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay 4.2.1. Các giải pháp chung Để hoàn thiện về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025, cần thực hiện 2 nhóm các giải pháp về hoàn thiện thể chế và hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách. Cụ thể như sau: 4.2.1.1. Hoàn thiện về thể chế - Kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo CNTT các bộ, ngành và địa phương do người đứng đầu cơ quan làm trưởng ban. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, phương thức chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT và các Ban Chỉ đạo CNTT. Người đứng đầu các cấp, các ngành chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT. - Tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu và điển hình tiên tiến trong ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử. Đưa chỉ tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử vào chỉ tiêu thi đua - khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị. 144 - Ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng. Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin. - Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và tổ chức thực hiện để bảo đảm ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là nội dung quan trọng, bắt buộc phải có trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu năm 2017 và giai đoạn 2018 - 2021, cũng như trong các đề án, dự án đầu tư của quốc gia, bộ, ngành và địa phương. - Tối ưu bộ máy, triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước bảo đảm việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến các quận, huyện, xã, phường trên toàn quốc, tiếp tục phổ biến mô hình thành công để triển khai nhân rộng trên cả nước. - Triển khai hệ thống quản lý văn bản tích hợp trên toàn quốc phục vụ việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến địa phương. - Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin phục vụ Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. - Huy động được tối đa nguồn lực và đầu tư của doanh nghiệp, xã hội cho công tác ứng dụng CNTT, xây dựng để thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT theo quy định, trong đó ưu tiên lựa chọn hình thức thuê dịch vụ. - Đảm bảo thuận lợi để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị toàn diện các hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp lớn. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. 145 - Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý CNTT các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện trở xuống. - Kết hợp chặt chẽ việc triển khai phát triển hạ tầng Chính phủ điện tử với Chương trình cải cách hành chính để ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. - Tạo thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước. 4.2.2.2. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách - Sửa đổi Luật CNTT và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với thực tế, bảo đảm quản lý theo kịp sự phát triển Chính phủ điện tử. - Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin để cụ thể hóa các nội dung về an toàn thông tin theo hướng quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin đối với tổ chức, cá nhân; các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt trong quốc phòng, an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin quốc gia. - Hoàn thiện và bổ sung quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành, hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ và hiệu quả trong ứng dụng CNTT. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn theo hướng bảo đảm mức phân bổ đủ mức ngân sách nhà nước hàng năm cho CNTT và đáp ứng yêu cầu phát triển. - Sửa đổi và hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kinh phí để ưu tiên bố trí vốn cho CNTT; hoàn thiện quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 146 - Xây dựng Nghị định của Chính phủ về dịch vụ công nghệ thông tin và các chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, quy định về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước. - Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm CNTT trong cơ quan nhà nước. - Xây dựng, ban hành quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương. - Xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, khai thác và vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. 4.2.2. Một số giải pháp cụ thể 4.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam Nghị quyết số 13NQ/TƯ ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” đã khẳng định “hạ tầng thông tin là một trong những hạ tầng thiết yếu, cần ưu tiên đầu tư, để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [3]. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin hầu như chưa được quan tâm đúng mức; hiện chưa có một văn bản có tính quy phạm pháp luật nào được ban hành cho riêng vấn đề này. 4.2.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước a) Triển khai xây dựng các luật, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính 147 phủ điện tử ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; b) Hoàn chỉnh các thể chế, chính sách về đầu tư; tổ chức thực hiện tốt các chính sách về đầu tư PPP, BOT... đã được Chính phủ bán hành tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. - Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, đặc biệt là theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn mô hình, hoàn thiện khung chính sách về hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói chung và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam nói riêng. - Ban hành khuôn khổ tài chính PPP bằng việc kết hợp các nguồn tài chính khác nhau như ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, viện trợ phát triển chính thức (ODA)..., và các nguồn vốn tư nhân, phù hợp với việc phân bố lợi ích và rủi ro; đồng thời, xác định rõ mô hình đầu tư, kinh doanh các công trình hạ tầng theo hướng nhượng quyền đầu tư, khai thác kinh doanh có điều kiện bảo đảm nguyên tắc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công. c) Hoàn thiện các văn bản quy định về tài chính phù hợp đặc thù quản lý ứng dụng CNTT. Ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện Chương trình từ ngân sách trung ương theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu. d) Ban hành chính sách yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên bố trí kinh phí từ các nguồn vốn để triển khai các nội dung của chương trình. Tăng cường thuê dịch vụ CNTT từ các doanh nghiệp. đ) Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp của các cơ quan nhà nước chuyển giao, cho thuê các dịch vụ CNTT. Ưu tiên bố trí tập trung ngân sách 148 trung ương triển khai các nhiệm vụ quan trọng thuộc các chương trình lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4.2.2.3. Xác lập cơ chế tài chính để huy động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhà đầu tư tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam Trong khi nguồn lực nhà nước còn nhiều khó khăn, cần có cơ chế phù hợp để có thể huy động các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng thông tin. Các giải pháp cụ thể như sau: a) Điều chỉnh cơ cấu phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng nguồn vốn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam phải được bố trí phù hợp trong tổng thể nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng chung của quốc gia. b) Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. c) Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, bảo đảm lợi ích hài hòa cho nhà đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin thông qua việc sửa đổi chính sách theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế. d) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa (giảm) các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt đối với việc thực hiện các quy định về chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư... đ) Tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chính, các cơ quan tài trợ (như ADB, WB) để huy động nguồn lực tài chính cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. 149 4.2.2.4. Hoàn thiện các quy định về tổ chức và bộ máy quản lý cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử Trong quản lý nhà nước, tổ chức và bộ máy quản lý có vai trò thiết yếu, tổ chức điều hành và thực thi các nhiệm vụ liên quan. Điều này cũng hoàn toàn đúng cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử. Cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam có độ bao phủ trên phạm vi toàn quốc, gắn với hệ thống hành chính 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã, phường, đảm nhận chức năng chuyển tải thông tin trong hệ thống hành chính và cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp như mạch máu tromg cơ thể con người. Tuy nhiên, thực trang hiện nay ở nước ta, chưa có một cơ quan, đơn vị nào được giao thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử mà hiện đang phân tán ở một số cơ quan, đơn vị. Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng do Cục Bưu điện Trung ương quản lý và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông vận hành; vệ tinh VINASAT 1 do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông quản lý, khai thác và vận hành; các cơ sở dữ liệu quốc gia do Cục Tin học hóa tham mưu, còn các bộ chuyên ngành như Bộ Công An, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ đó. Các Trung tâm dữ liệu quốc gia sau nhiều năm chuẩn bị nhưng hiện vẫn chưa hình thành và chưa rõ cơ quan nào sẽ quản lý cũng như cơ chế khai thác, vận hành như thế nào. Quản lý nhà nước về an toàn thông tin được giao cho Cục An toàn thông tin còn giám sát an toàn mạng được giao cho Ban Cơ yếu Chính phủ. Tại các địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông được giao quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông nói chung trên địa bàn, nhưng quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật mạng, trung tâm dữ liệu phục vụ hoạt động của Chính quyền địa phương một số nơi lại giao cho Trung tâm tin học thuộc 150 Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Rõ ràng, công tác quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin cho phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam là phân tán, thiếu sự thống nhất trên phạm vi cả nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại Hàn Quốc - một quốc gia phát triển Chính phủ điện tử số 1 thế giới, công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử được giao cho Cục Thông tin, Điện toán quốc gia trực thuộc Bộ An ninh – Hành chính, với chức năng quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin, bao gồm hạ tầng mạng, các Trung tâm tích hợp dữ liệu và cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho hoạt động của toàn bộ các cơ quan Chính phủ và các địa phương. Từ thực tế kinh nghiệm trong nước về quản lý về hạ tầng chuyên ngành như giao thông, đô thị, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không; Bộ Xây dựng có Cục Hạ tầng kỹ thuật, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế. Như vậy, thành lập cơ quan vụ hay cục để tham mưu về công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử là cần thiết và ở đây, luận án đề xuất thành lập Vụ Cơ sở hạ tầng thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và hệ thống các phòng cơ sở hạ tầng thông tin tại các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tại các bộ, ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông tài các địa phương, với các chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: - Về chức năng: tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị (Bộ trưởng, cục trưởng, giám đốc sở) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử và theo quy định của pháp luật. 151 - Về nhiệm vụ, quyền hạn chính: 1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển, khai thác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử 5 năm và hàng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức kiểm tra việc thực hiện. 2. Chủ trì tham mưu trình lãnh đạo đơn vị hoặc để lãnh đạo đơn vị trình cấp có thẩm quyền: a) Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và quy định việc quản lý phát triển, khai thác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong phạm vi cả nước; b) Quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về quản lý, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin đang khai thác; c) Lựa chọn đơn vị quản lý, khai thác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam theo hình thức thuê dịch vụ hoặc hình thức PPP. 3. Là đầu mối để phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý, phát triển, khai thác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. 4. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc phân bổ kinh phí quản lý, phát triển, khai thác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. 4.2.2.5. Hoàn thiện các quy định quản lý về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử Một là: Đề xuất chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin phục vụ cơ quan nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hai là: Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu: rà soát lại những chỉ tiêu liên ngành, xác định rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của cơ quan mình, đồng thời tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để 152 thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện. Ba là: nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giám đốc CNTT, cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT các cấp. 4.2.2.6. Giải pháp triển khai đồng bộ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 Các nguyên tắc triển khai: − Nguyên tắc 1: Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của quốc gia; − Nguyên tắc 2: Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. − Nguyên tắc 3: Chuyển dần từ xây dựng các ứng dụng độc lập trong mỗi lĩnh vực sang các ứng dụng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ, nằm trong thiết kế tổng thể, có khả năng dùng chung, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các ứng dụng khác. − Nguyên tắc 4: Thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng lại thông tin, dữ liệu và các giải pháp, ứng dụng dùng chung. − Nguyên tắc 5: An toàn thông tin được tích hợp vào tất cả thành phần, lớp của Kiến trúc. − Nguyên tắc 6: Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin của quốc gia, chuyên ngành. Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì tổ chức phát triển Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. 153 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của Bộ/tỉnh mình bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các HTTT/CSDL trong và ngoài Bộ/tỉnh và các cơ quan liên quan khác. 4.2.2.7. Một số giải pháp khác cho công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chính phủ trong việc triển khai Chính phủ điện tử (cải cách hành chính nhà nước); - Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử đến các cán bộ chính phủ để hiểu được tầm quan trọng của Chính phủ điện tử; đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền về công tác triển khai xây dựng Chính phủ điện tử; - Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước, tạo nền tảng triển khai Chính phủ điện tử; - Xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc; - Xây dựng các quy định về an toàn, an ninh thông tin, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước; - Xây dựng chính sách ưu đãi thích hợp cho cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước, nhằm duy trì và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. 4.3. Kết luận chương 4 Trên cơ sở thực trạng về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay, trong chương này đã đề xuất phương hướng để hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin, đồng thời đề xuất 6 nhóm giải pháp cụ thể, gồm: cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ 154 tầng thông tin; cơ chế tài chính để huy động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhà đầu tư tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin; hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước đối với hạ tầng kỹ thuật mạng; hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước đối với cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thông tin cho sở hạ tầng thông tin; quy định về tổ chức và bộ máy quản lý cơ sở hạ tầng thông tin; quy định quản lý về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cơ sở hạ tầng thông tin. Các nhóm giải pháp này sẽ góp phần thiết thực cho công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. 155 KẾT LUẬN Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam, luận án làm sâu sắc thêm lý luận về quản lý công đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam; luận án đề xuất một số giải pháp mới về cơ chế, chính sách phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và thế giới. Các giải pháp được đưa ra nhằm bảo đảm đạt hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam, trong giai đoạn tới 2017 và tiến tới năm 2025, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Với mục đích nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, luận án đã thực hiện được một số kết quả sau: Một là, đã khái quát và cụ thể hóa một số vấn đề về phương pháp luận quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, bao gồm thể chế, chính sách, nội dung và phương thức quán lý. Hai là, đã tổng hợp và phân tích, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới về phát triển Chính phủ điện tử nói chung và công tác quản lý nhà nước nói riêng đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử. Ba là, tổng hợp và phân tích, đánh giá tình hình nội dung về CNTT trong các cơ quan nhà nước nói chung và việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tintrong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016, chỉ ra những tồn tại hạn chế và các yêu cầu cần hoàn thiện. 156 Bốn là, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, và kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đề xuất một số định hướng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, đồng thời đề xuất 2 nhóm giải pháp chung và 6 nhóm giải pháp cụ thể. Các nhóm giải pháp này sẽ góp phần thiết thực cho công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới với các nội dung chính sau đây: Thứ nhất, các giải pháp chung Để hoàn thiện về quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025, cần thực hiện 2 nhóm các giải pháp về hoàn thiện thể chế và hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách. Cụ thể như sau: Nhóm giải pháp hoàn thiện về thể chế - Kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo CNTT các bộ, ngành và địa phương do người đứng đầu cơ quan làm trưởng ban. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, phương thức chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT và các Ban Chỉ đạo CNTT. Người đứng đầu các cấp, các ngành chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT. - Tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu và điển hình tiên tiến trong ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử. Đưa chỉ tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử vào chỉ tiêu thi đua - khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị. - Ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng. Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các 157 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin. - Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và tổ chức thực hiện để bảo đảm ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là nội dung quan trọng, bắt buộc phải có trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu năm 2017 và giai đoạn 2018 - 2021, cũng như trong các đề án, dự án đầu tư của quốc gia, bộ, ngành và địa phương. - Tối ưu bộ máy, triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước bảo đảm việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến các quận, huyện, xã, phường trên toàn quốc, tiếp tục phổ biến mô hình thành công để triển khai nhân rộng trên cả nước. - Triển khai hệ thống quản lý văn bản tích hợp trên toàn quốc phục vụ việc chỉ đạo điều hành thông suốt từ Trung ương đến địa phương. - Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin phục vụ Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. - Huy động được tối đa nguồn lực và đầu tư của doanh nghiệp, xã hội cho công tác ứng dụng CNTT, xây dựng để thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT theo quy định, trong đó ưu tiên lựa chọn hình thức thuê dịch vụ. - Đảm bảo thuận lợi để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị toàn diện các hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp lớn. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. - Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai. 158 - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý CNTT các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện trở xuống. - Kết hợp chặt chẽ việc triển khai phát triển hạ tầng Chính phủ điện tử với Chương trình cải cách hành chính để ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. - Tạo thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước. Nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách - Sửa đổi Luật công nghệ thông tin và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với thực tế, bảo đảm quản lý theo kịp sự phát triển Chính phủ điện tử. - Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin để cụ thể hóa các nội dung về an toàn thông tin theo hướng quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin đối với tổ chức, cá nhân; các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt trong quốc phòng, an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin quốc gia. - Hoàn thiện và bổ sung quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành, hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ và hiệu quả trong ứng dụng CNTT. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn theo hướng bảo đảm mức phân bổ đủ mức ngân sách nhà nước hàng năm cho CNTT và đáp ứng yêu cầu phát triển. - Sửa đổi và hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kinh phí để ưu tiên bố trí vốn cho CNTT; hoàn thiện quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Xây dựng Nghị định của Chính phủ về dịch vụ công nghệ thông tin và các chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, quy định về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước. 159 - Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm CNTT trong cơ quan nhà nước. - Xây dựng, ban hành quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương. - Xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, khai thác và vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Thứ hai, một số giải pháp cụ thể - (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. - (2) Hoàn thiện môi trường pháp lý đầu tư phát triểncơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước. - (3) Xác lập cơ chế tài chính để huy động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhà đầu tư tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. - (4) Hoàn thiện các quy định về tổ chức và bộ máy quản lý cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử. - (5) Hoàn thiện các quy định quản lý về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử. - (6) Một số giải pháp khác cho công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử của Việt Nam. 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ THỰC HIỆN CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN * CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN 1. Đề án “Tổ chức họp trực tuyến từ Trung ương đến cấp xã, phường”, (mã số: 70-12-KHKT-RD. 2. Đề án “Nghiên cứu Ứng dụng điên toán đám mây vào triển khai trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ”,( mã số 72-12-KHKT-RD). 3. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước” mã số 57-13-KHKT-RD. * CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG 4. Lê Văn Điệu, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính phục vụ, hiệu lực, hiệu quả và minh bạch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 197 tháng 6-2012. 5. Lê Văn Điệu, “Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phục vụ hiệu quả cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước”, Tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông, kỳ 2 tháng 7-2012. 6. Lê Văn Điệu, “Quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin đối với cơ sở dữ liệu quốc gia trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử”. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 244 tháng 5-2016. 7. Lê Văn Điệu, “Quản lý nhà nước về an toàn thông tin đối với hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử”. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 246 tháng 7-2016. 8. “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 263 tháng 12-2017 (đã xác nhận đăng của tạp chi QLNN – Học viện Hành chính quốc gia ngày 14-11- 2017). 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt. 1. Bế Trung Anh (2012), Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về Chính phủ điện tử, (www1.napa.vn/epaBe Trung Anh). 2. Nguyễn Hoài Anh, (đăng trang wesb doe.edu.vn- tiểu luận Chính phủ điện tử); Nguyễn Thị Quế Hương - xây dựng Chính phủ điện tử thế hệ mới ở Việt Nam và những thách thức (tài liệu-Ebook - thư viện tài liệu). 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TƯ về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. 4. Bộ Chính trị (khoá VIII) (2000), Chỉ thị số 58/CT-TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. 5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), báo cáo về tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về quản lý an toàn thông tin. 6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), Quyết định 05/2007/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến 2020. 7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BTTTT quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. 8. Bộ Thông tin và Truyền thông (năm 2010 đến năm 2013), báo cáo Chính sách Ứng dung công nghệ thông tin. 9. Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP - Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. 11. Chính phủ (2009), Nghị định số 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư Ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 162 12. Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 13. Chính phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. 14. Chính phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 15. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. 16. Nguyễn Chí Công (2008), Suy nghĩ về xây dựng nền hành chính điện tử, trên trang: uboffice và udvanphongdientu 17. Dự án công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng Chính phủ điện tử Canada (Government On-Line, August 1, 2008). 18. Lệnh Lỗi Dương (2006), Sự cần thiết của kiến trúc thông tin quốc gia. phap/2006/04/1188844/su-can-thiet-cua-kien-truc-thong-tin-quoc-gia/ 19. https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet; World Bank, www.worldbank.org 20. Nguyễn Đăng Đào (2011), Gắn kết chặt chẽ bảo đảm an toàn thông tin với quá trình triển khai Chính phủ điện tử; 21. Lê Văn Điệu (2010), Đề án ”Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông, Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020”. 22. Lê Văn Điệu, Mai Thanh Hải (2012), đề án “Thiết lập hệ thống họp trực tuyến từ Trung ương đến tận cấp quận/huyện”, mã số: 70-12-KHKT-RD. 23. Lê Văn Điệu (2012), “Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phục vụ hiệu quả cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước”, Tạp chí công nghệ thông tin và Truyền thông, kỳ 2 tháng 7-2012. 24. Lê Văn Điệu (2016), “Quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin đối với cơ sở dữ liệu quốc gia trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 244 tháng 5-2016. 163 25. Lê Văn Điệu (2016), “Quản lý nhà nước về an toàn thông tin đối với hạ tầng thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 246 tháng 7-2016. 26. Lê Văn Điệu, Nguyễn Trong Khánh (2012), “Nghiên cứu Ứng dụng điện toán đám mây vào triển khai trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ” mã số 72-12-KHKT-RD. 27. Lê Văn Điệu (2012) “Ứng dụng công nghệ thông tin, động lực cho cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính phục vụ, hiệu lực, hiệu quả và minh bạch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 197 tháng 6-2012. 28. Marie Yamakawa – Nhật Bản, (Sách trắng năm 2015), Chiến lược cải tiến công nghệ thông tin – truyền thông. 29. Nguyễn Thanh Hải (2014) “Công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin”, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông, kỳ 2- tháng 11/2014. 30. Nguyễn Đăng Hậu (2010), “Chính phủ điện tử”, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 31. Phạm Quang Hiếu (2013), Phân tích tình hình triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. chinh-phu-dien-tu-o-viet-nam. 32. Phạm Huy Hoàng (2012), Lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử của Trung Quốc và Việt Nam. www1.napa.vn/.../Lộ-trình-xây-dựng-Chính-phủ-điện- tử-của-trung-quốc-va-việt-nam 33. Nguyễn Minh Hồng (2010), báo cáo Đề tài “Nghiên cứu xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam - Mã số KC01.18/06-10. 34. Bùi Quang Hưng (2011), Nghiên cứu kinh nghiệm, lộ trình phát triển Chính phủ điện tử của Nhật Bản. nghiem-lo-trinh-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-cua-nhat-ban. 35. Nguyễn Trọng Khánh (2015), Cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử - kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới. trien-chinh-phu-dien-tu-kinh-nghiem-tu-mot-so-nuoc-tren-the-gioi 164 36. Nguyễn Đăng Khoa (2011) “Nghiên cứu một số bài toán an toàn thông tin trong hành chính điện tử”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hệ thống thông tin – Đại học quốc gia Hà Nội – Mã số: 60.48.05. 37. Trần Kiên (2011), Nghiên cứu kinh nghiệm, lộ trình phát triển Chính phủ điện tử của Hàn Quốc. nghiem-lo-trinh-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-cua-han-quoc 38. Khung giải pháp Chính phủ điện tử của Microsoft (Microsoft Connected Government Framework – CGF. 39. Đinh Hoàng Long (2012), Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến của Hoa Kỳ. vu-cong-truc-tuyen-cua-hoa-ky 40. Đinh Hoàng Long (2015), “Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai Chính phủ điện tử”. ha- tang-ung –dung-cong-nghe-thong-tin-trong-trien-khai-chinh-phu-dien-tu. 41. Lê Ngọc Minh, “Nghiên cứu triển khai thử nghiệm công nghệ wifi offload và ứng dụng trên mạng MobiFone”, Mã số 07-13-KHKT-SP. 42. Ngô Thanh Minh (2011), Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về thủ tục hành chính. 43. Nguyễn Thu Minh (2016), Bảo mật và an toàn thông tin trong triển khai Chính phủ điện tử. toan-thong-tin-trong-trien-khai-chinh-phu-dien-tu-154522.html. 44. Cao Hoàng Nam (2011), Triển khai Chính phủ điện tử trong các nước thuộc khối phát triển và hợp tác kinh tế - kinh nghiệm và thách thức. thuoc-khoi-phat-trien-va-hop-tac-kinh-te-kinh-nghiem. 45. Trần Hải Nam (2012), Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật xây dựng hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã, phường phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước, luận văn Thạc sĩ – Mã số: 60.52.70. 165 46. Bùi Thu Nga (2006), Chính phủ điện tử ở Việt Nam: cơ hội và thách thức. phap/2006/03/1188734/chinh-phu-dien-tu-o-vn-co-hoi-va-thach-thuc 47. Bùi Thu Nga (2006), Chính phủ điện tử: Những nhân tố quyết định thành công. phap/2006/04/1188843/chinh-phu-dien-tu-nhan-to-quyet-dinh-thanh-cong. 48. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử. 49. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin. 50. Quốc hội (2015), Luật An toàn thông tin mạng. 51. Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam (2015), NXB. Thông tin và Truyền thông. 52. Nguyễn Quốc Sửu, Nguyễn Thanh Tùng, Chính phủ điện tử và những tác động của nó tới lý thuyết và thực tiễn hành chính. ItemID=188 53. Lê Minh Tâm (2006), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật (Trường ĐH Luật Hà Nội), Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 54. Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Trọng Biên (2009), Nghiên cứu phương pháp quản lý văn bản điện tử tại các cơ quan nhà nước Việt Nam hiện nay. 55. Đỗ Tiến Thăng, “Nghiên cứu xây dựng phần mềm cung cấp thông tin tác nghiệp và dịch vụ hành chính công cho các cơ quan hành chính cấp xã”, mã số: 12-12-KHKT-SP. 56. Nguyễn Thanh Thảo (2012), Nghiên cứu kinh nghiệm, lộ trình phát triển Chính phủ điện tử của Australia. kinh-nghiem-lo-trinh-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-cua-australia 57. Lê Thị Thùy Trang (2015), Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở để xây dựng Chính phủ điện tử. tang-thong-tin-va-co-so-de-xay-dung-chinh-phu-dien-tu. 166 58. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 81/2001/QÐ-TTg - phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005. 59. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 60. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1605/QĐ-TTg - phê duyệt Chương trình quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. 61. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1755/QĐ-TTg - phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông". 62. Nguyễn Phú Tiến (2012), Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới. tren-the-gioi. 63. Nguyễn Phú Tiến (2012), Nghiên cứu kinh nghiệm, lộ trình phát triển Chính phủ điện tử nước Mỹ. kinh-nghiem-lo-trinh-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-nuoc-my. 64. Lê Thị Thùy Trang (2011), Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia trong phát triển Chính phủ điện tử. du-lieu-quoc-gia-trong-phat-trien-chinh-phu-dien-tu. 65. Đinh Thị Thanh Vân (2015), Tổng quan về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử cấp địa phương ở Việt Nam, 66. Y. N. Chen, Đại học Tây Kentucky (Mỹ) và các đồng tác giả H. M. Chen, Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), W. Huang, Đại học Kinh doanh, Đại học Ohio (Mỹ), R. K. H. Ching, Đại học bang California, (Mỹ) (2006), “Chiến lược Chính phủ điện tử tại các nước phát triển và đang phát triển”. Tạp chí quản lý thông tin toàn cầu (Journal of Global Information Management), số 14 tháng 1-3/2006. 167 67. Tạp chí Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa, Barbara. 68. Viện chiến lược, Bộ Thông tin và Truyền thông (2010) báo cáo trình Chính phủ về nghiên cứu dự thảo Đề án “ Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin vào năm 2020”. Báo cáo Chính phủ, ngày 13 tháng 4 năm 2010. B. Tiếng Anh 69. E-Government Common Platform in Taiwan GSP Team Report RDEC. http:// www1.unece.org/cefact/platform/download/attachments /24248325/ taiwan_Government_Common_Platform_RDEC_V1.pdf . 70. E-Korea Vision 2006:The Third Master Plan for Informatization Promotion 2002-2006. Korea’s e-Government,January 14-15, 2010 Gregory Pokorny, Global Planning and Consulting Department Global Cooperation Division National Information Society Agency (NIA). 71. Enabling Citizen-Centered Electronic Government 2005 - 2006 FEA PMO Action Plan. 72. Hyeon-Kon (HyKon) Kim (2001), e-Gov & Information Society of Korea -Strategies and Best Practices - 3 May 2001. 73. MalaysiaNITC. (2012). National Strategic ICT RoadMap. 74. Malaysian Public Sector ICT Strategic Plan (2003), Malaysia Administrative Modernisation and Management and Planning Unit. 75. Malaysia Public Sector ICT Strategic Plan (2011-2015). 76. Jong Sou Park (2011) e-Government Experience of Korea. 168 77. Pronprom Ateetanan (2001) Country Report Thailand, The kingdom of Thailand. 78. Reference Model Mapping Quick Guide August 2008. Government of Canada (December 23, 2005). 79. RufinoPia. (21 February 2011 ). Thailand to lay down strategies to connect government. 80. Spain: relations/files/country-reports/Spain.pdf. 81. The Power of Change e-Governance Status and Outlook in Taiwan Chuan-Te HO Research, Development, and Evaluation Commission Executive Yuan, Taiwan. attachment/ 910199512971.ppt). 82. The Power of Change-e-Governance Status and Outlook in Taiwan Chuan-Te HO Research, Development, and Evaluation Commission Executive Yuan, Taiwan Oct.2009.Retrievefrom: 83. United Nations Department of Economic and Social Affairs. "United Nations E-Government Survey 2012". UN. Retrieved 2010-04-30.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_co_so_ha_tang_thong_tin_tro.pdf
Luận văn liên quan