Giáo dục ĐHCĐ là sự nghiệp của toàn dân, trong đó Nhà nƣớc đóng vai trò
quan trọng. Tuỳ theo khả năng hàng năm NSNN dành một tỷ lệ nhất định chi cho
giáo dục, trong đó có GDĐHCĐ công lập. Trong điều kiện XHH giáo dục và hội
nhập quốc tế, việc huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho sự nghiệp giáo
dục nói chung và GDĐHCĐ công lập nói riêng còn có ý nghĩa là nâng cao trách
nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Chi đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập là các khoản chi nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của các cơ sở GDĐHCĐ công lập. Chi đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ
công lập bao gồm chi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trƣờng học, phòng học, phòng
thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện, mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy,
học tập, phát triển đội ngũ và NCKH, xây dựng, đổi mới nội dung chƣơng trình đào
tạo, biên soạn giáo trình học liệu của các cơ sở GDDHCĐ công lập
193 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
Thứ nhất, nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp phân tích cụ thể đã đƣợc trình
bày tại mục 1.4.2 của chƣơng 1, cho từng lĩnh vực đầu tƣ, cũng nhƣ từng đối tƣợng
đầu tƣ cụ thể, nhằm xác định đƣợc mức độ hiệu quả của vốn đầu tƣ trong mỗi lĩnh
vực đầu tƣ;
Thứ hai, song song với bộ phận thực hiện lập các báo cáo quyết toán NSNN
hàng năm theo chế độ tài chính kế toán hiện hành của nhà nƣớc, các trƣờng
GDĐHCĐ công lập thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ với chức năng nhiệm vụ
chủ yếu là tổ chức thu thập thông tin và phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí
nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, theo định kỳ.
3.3.4.2. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích
Trong kết quả phân tích chƣơng 2 đã đánh giá trong những năm qua, công
tác tài chính kế toán của các cơ sở GDĐGCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng chƣa tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung, vốn đầu tƣ
phát triển nói riêng, do vậy đã hạn chế khả năng phát hiện kịp thời sự mất cân đối
và hiệu quả về sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của các trƣờng. Vì vậy, các trƣờng
157
cần chú trọng hoàn thiện công tác tổ chức phân tích định kỳ hiệu quả huy động
cũng nhƣ sử dụng vốn nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, để hoàn thiện
công tác tổ chức phân tích, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Một là, Thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn
đầu tư phát triển
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở
GDĐHCĐ công lập là công cụ quan trọng trong quản lý và điều hành phát triển Nhà
trƣờng. Thông qua phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển để
thấy đƣợc những nguyên nhân và nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình và kết quả huy
động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển, thấy đƣợc những nguyên nhân tích cực thúc
đẩy nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển từ đó khai
thác vào hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển để nâng cao
hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Cũng qua phân tích phát
hiện những nguyên nhân và nhân tố kìm hãm làm giảm hiệu quả huy động và sử
dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển hoặc làm hoạt động huy động và sử dụng nguồn
vốn đầu tƣ phát triển không hiệu quả mà loại trừ hoặc làm giảm tác động tiêu cực
ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Nhƣ vậy,
thông qua phân tích thƣờng xuyên hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ
phát triển để đánh giá đúng đắn, phù hợp những kết quả, tồn tại để giúp lãnh đạo
Nhà trƣờng trong quản lý, điều hành có biện pháp phát huy ƣu điểm, khắc phục
nhƣợc điểm, động viên và khai thác khả năng tiềm tàng trong hoạt động huy động
và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển đảm bảo nâng cao hiệu quả huy động và sử
dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trong các cơ sở GDĐHCĐ công lập.
Thƣờng xuyên phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
các cơ sở GDĐHCĐ công lập không chỉ đặt ra đối với phạm vi Nhà trƣờng mà
trong từng đơn vị, trong từng bộ phận, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao cũng
cần thƣờng xuyên tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của từng đơn vị, từng bộ phận trong Nhà trƣờng góp phần nâng cao hiệu quả
huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển.
Thƣờng xuyên tiến hành phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu
tƣ phát triển không có nghĩa là ngày nào, tháng nào cũng tiến hành phân tích mà
158
tùy thuộc vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, từng thời kỳ mà tiến hành
phân tích những nội dung phù hợp, định kỳ có các báo cáo phân tích toàn diện
hoặc chuyên đề theo yêu cầu quản lý và điều hành.
Hai là, hiện đại hóa công cụ quản lý tài chính - kế toán: Cải tiến bộ máy
quản lý tài chính - kế toán trong các trƣờng và các đơn vị trực thuộc; đầu tƣ nâng
cấp hệ thống máy tính cho bộ máy quản lý tài chính - kế toán của các trƣờng và các
đơn vị thành viên, nối mạng trong toàn hệ thống.
Sử dụng các phần mềm tài chính-kế toán cho bộ máy tài chính-kế toán thống
nhất trong toàn trƣờng. Bởi vì, quá trình thu nhận, xử lý, lƣu trữ thông tin trong
quản lý tài chính bao gồm nhiều khâu công việc, mỗi khâu, mỗi công đoạn đảm
nhận một nhiệm vụ, khối lƣợng thông tin cần xử lý ngày càng lớn dẫn đến tình
trạng nếu tổ chức thu nhận, xử lý thông tin ra các quyết định quản lý tài chính theo
hình thức phân tán thủ công sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý
tài chính. Vì vậy, trong công tác quản lý tài chính cần đƣợc trang bị các hệ thống
máy móc thiết bị lƣu trữ và xử lý thông tin hiện đại, tự động hoá tính toán sẽ giúp
công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao, áp dụng tin học vào công tác quản lý tài
chính phải theo hƣớng trang bị đồng bộ các thiết bị tin học nối mạng; thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ và báo cáo nhanh trên mạng...;
Phân công vận hành bộ máy quản lý tài chính: Lãnh đạo công tác tài chính-
kế toán (chủ tài khoản); lập hệ thống định mức chi tiêu hợp lý, đúng chính sách, chế
độ song có sự năng động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu trong quản lý tài chính;
Ba là, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy tài chính, kế toán có ảnh hƣởng rất lớn đến việc
nâng cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong quản lý, sử dụng nguồn tài chính
và qua đó ảnh hƣởng đến việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập. Các trƣờng ĐHCĐ công lập cần tiếp tục
củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, kế toán theo quy định về cơ cấu tổ
chức của đơn vị dự toán cấp 2. Đây là phƣơng hƣớng công tác quan trọng cần đƣợc
quán triệt thực hiện tốt trƣờng ĐHCĐ công lập hiện nay. Các đơn vị trực thuộc tiến
hành quản lý tài chính tuân thủ các quy định của pháp luật theo từng lĩnh vực mà
đơn vị thực hiện chức năng quản lý đối với mọi tổ chức và cá nhân.
159
Đồng thời tổ chức bộ máy phân tích hiệu quả tài chính nói chung, hiệu quả
vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, có thể đƣợc thực hiện theo hƣớng kết hợp phân cấp
quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc Trƣờng và phân tích tổng hợp trong
phạm vi toàn trƣờng theo định kỳ hàng năm, 6 tháng.
Tổ chức Phòng Tài chính - Kế toán thành 3 bộ phận riêng biệt: bộ phận
nghiên cứu phân tích, bộ phận trực tiếp kiểm soát và bộ phận xử lý.
Bộ phận nghiên cứu phân tích: Đây là bộ phận quan trọng nhất của bộ máy
quản lý tài chính. Do đó, cần phải bố trí những cán bộ nhạy bén, có năng khiếu về
tƣ duy phân tích, phán đoán, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực kiểm tra và
phân tích. Nhiệm vụ của bộ phận này là tiếp nhận, khai thác và xử lý thông tin về
khách thể kiểm tra. Thông tin ở đây là các tài liệu, số liệu về tình hình của đơn vị
kiểm tra trong một số năm nhất định; các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc...
Công cụ để xử lý, phân tích thông tin hiệu quả nhất là các tỷ số tài chính bao
gồm: Tỷ số về chi phí tiền lƣơng, nguyên vật liệu, khấu hao, chi phí quản lý... trên
tổng chi phí. Đối với vụ việc thu - chi tài chính lớn cần có sự nhìn nhận toàn diện về
tình hình của đơn vị thì phân tích thêm qua sơ đồ tổ chức. Dựa vào các tỷ số này,
đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nƣớc, hoặc đối chiếu với các
tỷ số tài chính của đơn vị có cùng quy mô, ngành nghề trên cùng địa bàn để so sánh
tìm ra những điều mâu thuẫn, bất hợp lý, những điểm chứa đựng nhiều yếu tố nghi
vấn, từ đó xác định trọng tâm, trọng điểm, xây dựng đề cƣơng phân tích trình lãnh
đạo, để tổ chức phân tích;
Bộ phận trực tiếp kiểm tra - kiểm soát thu, chi: Đây là bộ phận năng động
mang tính chất chuyên ngành của bộ máy quản lý tài chính. Dựa vào kết quả của
bộ phận nghiên cứu phân tích trong đề cƣơng, bộ phận này tập trung vào kiểm tra
những mảng trọng tâm, trọng điểm đã đƣợc xác định và lập biên bản kết luận nội
dung của những mảng đã kiểm soát;
Khi trực tiếp xem xét, kiểm tra - kiểm soát hoạt động của các đối tƣợng
quản lý, đặc biệt là hoạt động dịch vụ trong Nhà trƣờng, bộ phận này có điều kiện
phát hiện ra những kẻ hở của pháp luật hoặc những điểm, những nội dung đã lạc
hậu, bất hợp lý của các quy định hiện hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện văn bản quản lý;
160
Bộ phận xử lý: Theo kết luận của bộ phận trực tiếp kiểm tra - kiểm soát thể
hiện trong biên bản, đối chiếu với các tiêu chuẩn định mức để đề nghị thủ trƣởng
xét duyệt cuối cùng. Đây cũng là bộ phận tiếp nhận và giải quyết các phản ánh,
báo cáo của đối tƣợng quản lý;
Khi thành lập đoàn kiểm tra nội bộ, tốt nhất trƣởng đoàn nên là ngƣời ở bộ
phận nghiên cứu phân tích. Các thành viên còn lại thuộc bộ phận trực tiếp kiểm tra -
kiểm soát. Tất nhiên trong quá trình quản lý tài chính phải có sự phối hợp của các
bộ phận liên quan (các phòng quản lý chức năng...) nhƣng đó là sự phối hợp về mặt
nghiệp vụ, về cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. Việc
kiểm tra trực tiếp tại đơn vị phải do bộ máy quản lý tài chính độc lập tiến hành. Có
nhƣ vậy mới tạo đƣợc tính chủ động và bảo đảm tính khách quan trong quá trình
quản lý tài chính nói chung, đánh giá hiệu quả tài chính nói riêng;
Ba là, hoàn thiện công tác hạch toán kinh tế riêng theo từng nguồn thu và tổ
chức hạch toán báo sổ đối với từng đơn vị trực thuộc
Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện tổ chức hách toán kế toán riêng theo
từng nguồn thu (mỗi nguồn thu đƣợc lập dự toán thu - chi và có sổ sách theo dõi
riêng); chủ trì trong công tác tổ chức và hƣớng dẫn công tác hạch toán kinh tế theo
hình thức báo sổ đối với từng đơn vị trực thuộc. Mỗi đơn vị cử ra một ngƣời
(trƣởng hoặc phó đơn vị) để trực tiếp làm công tác hạch toán kinh tế theo hình thức
báo sổ đối với từng đơn vị trực thuộc.
Bốn là, đào tạo nâng cao năng lực và quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức
quản lý tài chính
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý tài chính trong điều kiện
XHH và hội nhập quốc tế, cần tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ, viên chức
quản lý tài chính có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài
chính cần có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phƣơng
thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ. Theo hƣớng
đó các giải pháp cần thực hiện nhƣ: Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp
vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, từ đó làm căn cứ để tuyển dụng cán bộ
mới. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đƣợc tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ,
161
ứng dụng tin học vào công tác tài chính kế toán; Tích cực cho cán bộ làm công tác
tài chính kế toán đƣợc học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nhƣ thƣờng xuyên cho
tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài
chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài
chính giúp cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Kết hợp với các cuộc vận động dân chủ hoá, công khai hoá để phát hiện
những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ, viên chức quản lý tài chính của
Trƣờng. Đồng thời, trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính, cần kết hợp tinh
giảm bộ máy quản lý theo hƣớng tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức
quản lý tài chính;
Năm là, cải cách chế độ đãi ngộ về lương, phụ cấp, phương tiện làm việc đối
với cán bộ, viên chức quản lý tài chính
Ngoài những bất cập chung hiện nay về tiền lƣơng và thu nhập nói chung của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc thì xét theo tính chất, đặc điểm công
việc hiện tại và những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cho thấy chế độ tiền
lƣơng và phụ cấp của cán bộ, viên chức quản lý tài chính trong Nhà trƣờng có nhiều
bất hợp lý và hiện nay chƣa phù hợp, không tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chế
độ tiền lƣơng thấp trong khi yêu cầu công việc nặng nề, phức tạp là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc khó thu hút đƣợc cán bộ có năng lực, trình độ làm
công tác quản lý tài chính. Từ đó, cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu thay đổi theo
hƣớng cải cách chế độ tiền lƣơng của cán bộ viên chức làm công tác quản lý tài
chính nằm trong tổng thể cải cách tiền lƣơng của Nhà nƣớc và Quy chế chi tiêu nội
bộ của Nhà trƣờng đảm bảo tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao.
Sáu là, tăng cường trang bị, phương tiện làm việc của cán bộ, viên chức
quản lý tài chính.
Trang bị, phƣơng tiện làm việc của cán bộ, viên chức quản lý tài chính nhƣ
phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện liên lạc, các phƣơng tiện cần thiết khi thực hiện
nhiệm vụ... cũng cần phải có sự chú ý đầu tƣ và trang bị một cách đồng bộ và hiện
đại, tránh tụt hậu so với xã hội về phƣơng tiện và công nghệ nhằm đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ trong thời kỳ có những thay đổi rất lớn trong ứng dụng khoa học -
kĩ thuật vào mọi mặt hoạt động kinh tế-xã hội.
162
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.4.1. Về phía Nhà nước
Hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải cách hành chính, tăng cƣờng năng lực quản lý
Nhà nƣớc. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo sự uỷ quyền, phân cấp hoặc giao của
Chính phủ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đƣợc thể hiện trong Luật
giáo dục Đại học và điều lệ trƣờng đại học, cao đẳng.
Nhƣ vậy, để từng bƣớc thực hiện xoá bỏ cơ chế Bộ chủ quản, xây dựng cơ
chế đại diện sở hữu Nhà nƣớc trong quản lý các trƣờng đại học, cao đẳng trƣớc
hết cần phải:
Một là, ban hành Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật giáo dục Đại học về
quản lý nhà nƣớc về giáo dục để phân định việc quản lý nhà nƣớc rõ ràng giữa 3
loại chủ thể: Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Bộ khác; UBND các tỉnh, các trƣờng vốn
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trực thuộc các Bộ khác. Khi phân định
trách nhiệm cần làm rõ Nhà nƣớc uỷ quyền hoặc giao cho ai thực hiện đến mức nào
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu;
Hai là, triển khai thực hiện đầy đủ điều lệ trƣờng đại học, cao đẳng đặc biệt
thành lập các Hội đồng trƣờng là thực thể đƣợc Nhà nƣớc giao cho quyền đại diện
chủ sở hữu ở cấp trƣờng. Những quyền hạn mà Nhà nƣớc đã giao cho Hội đồng
trƣờng thì cấp Bộ, tỉnh không can thiệp, những quyền hạn Nhà nƣớc giao cho Bộ,
tỉnh thì nhà trƣờng có trách nhiệm giải trình cho Bộ và tỉnh.
Quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ƣơng chủ
yếu, bao gồm:
- Chiến lƣợc, phƣơng hƣớng, chủ trƣơng phát triển;
- Quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm;
- Đảm bảo điều kiện về tài chính để phát triển các trƣờng đại học;
- Ban hành chế độ, chính sách và kiểm định chất lƣợng đào tạo.
Các Bộ, Ngành và địa phƣơng có trƣờng đại học, cao đẳng sẽ lập quy
hoạch, kế hoạch hàng năm đào tạo nguồn nhân lực theo các chƣơng trình mục
tiêu và dự án ƣu tiên cần đƣợc NSNN đầu tƣ. Đồng thời, cung cấp các thông tin
vĩ mô liên quan đến thực trạng, dự báo nhu cầu lao động có trình độ đại học , cao
đẳng theo các ngành nghề, chuyên môn đáp ứng cho yêu cầu phát triển của bộ,
163
ngành và địa phƣơng.
Trên cơ sở phân tích nhu cầu, đánh giá các dữ liệu liên quan đến năng lực
đào tạo và khả năng đảm bảo chất lƣợng thực tế của mỗi cơ sở đào tạo hàng năm
và 5 năm tiếp theo để đề xuất về quy mô và số lƣợng tuyển mới trên cơ sở các
chƣơng trình mục tiêu, dự án ƣu tiên cần hỗ trợ NSNN của các bộ, ngành và địa
phƣơng. Việc dự báo của thị trƣờng lao động là yêu cầu bức thiết nhằm dự báo
nhu cầu nguồn nhân lực theo cấp bậc và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch
phát triển ngành nói riêng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên
phạm vi bộ, ngành, địa phƣơng và cả nƣớc trong những năm sắp tới để các
trƣờng có định hƣớng xây dựng kế hoạch trung hạn. Hàng năm, Nhà nƣớc sẽ
thực hiện giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo đối với các trƣờng đại học , cao
đẳng có đủ năng lực và đáp ứng các yêu cầu khác liên quan đến vùng/miền,
ngành/nghề/chuyên môn, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo phải là cơ quan chịu trách nhiệm trong
việc phân bổ nguồn lực, phải nắm sát đƣợc hệ thống thông tin và mục tiêu quốc
gia về GDĐHCĐ. Cần thiết phải tăng cƣờng năng lực thể chế của Bộ Giáo dục
và Đào tạo trong việc tài trợ và quản lý NSNN cấp đối với các trƣờng đại học ,
cao đẳng. Vì vậy, đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các bộ ngành có liên
quan, cần phải:
Thứ nhất, chuyển dứt khoát sang vai trò giám sát, điều phối và bỏ qua việc
kiểm soát chi tiết;
Thứ hai, định ra khung pháp lý và những đƣờng lối, chính sách và mục tiêu
cần đạt của hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng;
Thứ ba, khuyến khích các trƣờng đại học, cao đẳng trong huy động, sử dụng
hiệu quả các nguồn lực tài chính trên cơ sở nâng cao chất lƣợng và mục tiêu giao
phó cho các trƣờng;
Thứ tư, tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra về tài chính duy trì trong nội
bộ đơn vị, kiểm toán để giám sát hoạt động tài chính đối với các trƣờng đại học, cao
đẳng công lập.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học, cao đẳng
công lập, các giải pháp đặt ra là:
164
Một là, áp dụng hệ thống cạnh tranh, chọn lọc và tập trung tài trợ kinh phí
(dựa trên đánh giá của bên thứ ba: xã hội và các tổ chức nghề nghiệp);
Hai là, khuyến khích bằng các chính sách để tăng sức cạnh tranh của các
trƣờng đại học, cao đẳng không mƣu cầu lợi nhuận;
Ba là, đẩy mạnh việc xây dựng pháp chế, ngăn ngừa và loại trừ mặt xấu do
tác động của các hạn chế, khuyết tật của thị trƣờng mang lại.
Một số chính sách có thể nêu ra là:
- Thu học phí không những có ý nghĩa về kinh tế, hỗ trợ cho nguồn NSNN
mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội, tạo nên sự hiểu biết tự giác của nhân dân
trong việc đóng góp một phần kinh phí cho sự nghiệp phát triển GDĐH, cao
đẳng. Đồng thời phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý nhằm huy động có hiệu
quả sự đóng góp của nhân dân. Do đó, việc quy định mức học phí phải nghiên
cứu đủ mức thu nhập của ngƣời dân, phải đảm bảo với từng loại trƣờng, từng
ngành nghề đào tạo, đồng thời phải quan tâm đến chính sách ƣu đãi của Nhà
nƣớc với những ngƣời thuộc diện chính sách.
Đối với GDĐH, cần phải tăng cƣờng việc thu hồi chi phí cá nhân trong khu
vực này, bởi số ngƣời theo học chủ yếu tập trung ở các gia đình có thu nhập cao và có
khả năng kiếm tiền hơn sau khi tốt nghiệp. Vì lẽ đó, để thực hiện bình đẳng, chính
phủ nên cân nhắc những chính sách làm tăng mức thu hồi chi phí ở cấp học này.
Để tạo điều kiện huy động có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân, khuyến
khích học sinh, sinh viên đến trƣờng, từng bƣớc năng cao chất lƣợng giáo dục,
đào tạo, đồng thời hỗ trợ NSNN trong việc đầu tƣ đào tạo phát triển GDĐH. Chế
độ thu học phí cần đƣợc bổ sung, sửa đổi, đảm bảo tính công bằng hợp lý mặt
khác nhằm chuẩn hóa các quy định, đảm bảo thống nhất và ổn định trong một
thời gian. Cụ thể:
+ Chế độ học phí đƣợc đổi mới theo hƣớng, ngoài phần hỗ trợ của Nhà nƣớc
theo khả năng ngân sách, học phí cần đảm bảo chi phí cần thiết cho giảng dạy, học
tập tích lũy và đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, từng bƣớc bù đắp cho chi phí đào tạo.
Xóa bỏ mọi khoản thu ngoài học phí. Việc quy định quy chế thu, sử dụng học phí,
thực hiện theo điều 65 của Luật giáo dục đại học.
+ Việc điều chỉnh học phí phải dựa trên cơ sơ tính toán và xác định chi phí
của trình độ giáo dục cùng với sự điều tra mức sống của các tầng lớp dân cƣ. Chính
sách học phí hợp lý đƣợc đánh giá là giải pháp quan trọng nhất để huy động vốn
165
đầu tƣ cho GDĐH, cao đẳng, đi đôi với việc cho vay vốn đối với sinh viên nghèo
thông qua các quỹ hỗ trợ ngƣời học nhƣ: quỹ tín dụng học đƣờng, quỹ khuyến học...
nhằm tạo nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp đào tạo.
- Chính phủ có những chính sách tăng mức thu hồi chi phí ở bậc đại học, cao
đẳng công lập để tăng nguồn vốn đầu tƣ của NSNN nhƣ: ở các doanh nghiệp nhất là
cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do các trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo. Tổ chức,
cá nhân tuyển dụng lao động đóng góp một phần kinh phí đào tạo, quan hệ với việc
tuyển dụng phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, các tổ chức, cá nhân thông
qua đơn đặt hàng về số lƣợng nhất định lao động đã đƣợc đào tạo, tính toán chi phí
tại cơ sở đào tạo, gắn khâu tuyển sinh và việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp, giảm chi
phí việc đào tạo không phù hợp yêu cầu và tạo khả năng sử dụng hợp lý hơn sinh
viên đã qua đào tạo;
- Nhà nƣớc có thể sắp đặt và ƣu tiên cho các cơ sở đào tạo công lập đƣợc vay
vốn ƣu đãi từ các chƣơng trình quốc gia (quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ cho vay giải quyết
việc làm...) để các cơ sở từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất;
- Nhà nƣớc tạo khung pháp lý, hành chính thúc đẩy sự ra đời của các doanh
nghiệp trong các trƣờng đại học, cao đẳng, phát triển thị trƣờng chứng khoán trong
các trƣờng đại học, cao đẳng ...
- Nhà nƣớc cần tạo sự cạnh tranh trong việc phân các đề tài NCKH, tạo hiệu
quả trong hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên ngoài. Việc kiểm soát hoạt động cung
ứng dịch vụ ra bên ngoài của các cơ sở đào tạo sẽ đƣợc Nhà nƣớc thực hiện thông
qua thuế, có thể số thuế mà mỗi cơ sở phải nộp sẽ đƣợc Nhà nƣớc cấp lại và thanh
toán vào nguồn NSNN của cơ sở, phƣơng thức này ở các nƣớc phát triển gọi là
“đầu tư thông qua thuế”. Sử dụng công cụ thuế mở rộng sự đóng góp của các nhà
tài trợ đối với các trƣờng đại học, cao đẳng, thông qua công cụ thuế (thuế thu nhập)
tạo ra sự tổn thất thuế thu nhập đối với Nhà nƣớc song góp phần quan trọng đóng
góp nguồn tài chính cho các trƣờng đại học, cao đẳng.
- Xúc tiến việc xây dựng quỹ tài trợ cho các trƣờng đại học, cao đẳng.
3.4.2. Về phía tỉnh Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dƣơng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về Giáo dục đào tạo
trên đại bàn, cần xây dựng, hoàn thiện và ban hành quy chế phối hợp trong hoạt
động đào tạo giữa các trƣờng ĐHCĐ trên địa bàn, nhằm tạo khung pháp lý để các
trƣờng ĐHCĐ trên địa bàn tổ chức các hoạt động liên kết trong đào tạo giữa các
166
trƣờng, và giữa các trƣờng với các cơ sở sử dụng lao động để phát huy tối đa các lợi
thế của mỗi trƣờng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có.
3.4.3. Về phía cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong các trƣờng ĐHCĐ công
lập, trƣớc hết hoàn thiện mô hình Hội đồng trƣờng, với chức năng, nhiệm vụ chủ
yếu của Hội đồng trƣờng là làm việc một phần thời gian, nhƣng phải ra quyết định
tập thể ít nhất là về ba loại vấn đề sau:
Thứ nhất, làm chiếc cầu nối giữa nhà trƣờng và chủ sở hữu cộng đồng, Hội
đồng trƣờng là ngƣời đƣợc chủ sở hữu cộng đồng uỷ thác về quyền sử dụng, quyền
đại diện pháp lý lẫn một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh để đảm bảo giá trị
kinh tế - xã hội của nhà trƣờng và đáp ứng đƣợc những nhu cầu và những quan tâm
của chủ sở hữu cộng đồng. Hội đồng trƣờng lãnh đạo trƣờng bắt đầu từ bên ngoài
chứ không phải từ bên trong trƣờng ĐHCĐ;
Thứ hai, xây dựng chính sách, chính sách là công cụ để quản lý của Hội
đồng trƣờng, và đây là nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: các mục tiêu cần phải đạt
đƣợc nhƣ về chiến lƣợc phát triển, huy động vốn, chi phí đào tạo, chất lƣợng đào
tạo... các phƣơng thức để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ cách làm việc của Hội đồng
trƣờng, các mối quan hệ trong nhà trƣờng... Hội đồng trƣờng lãnh đạo theo hƣớng
nhìn về tƣơng lai nhiều hơn là nhìn về quá khứ;
Thứ ba, đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận thực thi, thông
qua việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra cho các
thành viên của nhà trƣờng.
- Về mối quan hệ trong nhà trƣờng, Hội đồng trƣờng là ngƣời có trách
nhiệm tối hậu đối với xã hội về mặt thẩm quyền chỉ đứng sau chủ sở hữu cộng
đồng và Nhà nƣớc và một nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng trƣờng là bầu chọn
Hiệu trƣởng.
- Về vai trò của Hiệu trƣởng, với vị trí cao nhất trong chủ thể thực thi của
nhà trƣờng, là cầu nối giữa Hội đồng trƣờng và cán bộ, GV nhà trƣờng và chịu
trách nhiệm trƣớc Hội đồng trƣờng về việc hoàn thành nhiệm vụ của nhà trƣờng.
- Về phƣơng thức kiểm soát, Hội đồng trƣờng chỉ kiểm soát những chính
sách đã đƣợc thiết lập, thông qua: báo cáo của Hiệu trƣởng về các chính sách đã
167
đƣợc thiết lập; sử dụng ngƣời kiểm tra bên ngoài trƣờng về một chính sách cụ thể
nào đó nhƣ sử dụng kiểm toán trong tài chính; thanh tra trực tiếp hay thanh tra tại
chỗ của Hội đồng trƣờng về một chính sách nào đó.
Quyền hạn và trách nhiệm của trƣờng ĐHCĐ công lập:
- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trƣờng đƣợc thể hiện thông qua
quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng trƣờng:
+ Hội đồng trƣờng là tổ chức quyền lực cao nhất ở trƣờng ĐHCĐ công
lập, chịu trách nhiệm quyết định về phƣơng hƣớng hoạt động của nhà trƣờng,
huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trƣờng.
+ Hội đồng trƣờng quyết nghị về mục tiêu, chiến lƣợc, các dự án và kế hoạch
phát triển của nhà trƣờng.
+ Hội đồng trƣờng ra quyết nghị về quy chế hoạt động của nhà trƣờng.
+ Hội đồng trƣờng quyết định về chủ trƣơng sử dụng tài chính, tài sản của
nhà trƣờng (theo Luật Giáo dục Đại học).
- Quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của trƣờng đƣợc quy định đầy đủ
tại điều lệ trƣờng ĐHCĐ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Mục tiêu chiến lƣợc phát triển GDĐHCĐ là: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một
vạn dân lên 200 vào năm 2010, 300 vào năm 2015 và 450 vào năm 2020. Tỷ lệ học
đại học và cao đẳng đạt 35% trong độ tuổi vào năm 2020. Hình thành một số trƣờng
đại học có trình độ cao ở khu vực, có ít nhất một trƣờng đƣợc đánh giá là thuộc tốp
200 đại học hàng đầu thế giới năm 2020.
Để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các trƣờng
ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Tác giả đã đề xuất các nhóm giải
pháp, cụ thể là:
Thứ nhất, nhóm giải chung có liên quan đến sự phát triển trƣờng và có ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển,
Thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tƣ phát triển
Thứ ba, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
Thứ tư, nhóm giải pháp tổ chức phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển.
Các giải pháp chỉ có thể phát huy tác dụng khi đƣợc nghiên cứu và áp dụng
168
đồng bộ, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Để các giải pháp thực sự đi
vào cuộc sống và phát huy tác dụng, Tác giả cũng đề xuất các kiến nghị với các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc ở trung ƣơng, tỉnh Hải Dƣơng và các cơ sở GDĐHCĐ công
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng để các giải pháp đƣợc thực hiện có tính khả thi và
hiệu quả.
169
KẾT LUẬN
Giáo dục ĐHCĐ là sự nghiệp của toàn dân, trong đó Nhà nƣớc đóng vai trò
quan trọng. Tuỳ theo khả năng hàng năm NSNN dành một tỷ lệ nhất định chi cho
giáo dục, trong đó có GDĐHCĐ công lập. Trong điều kiện XHH giáo dục và hội
nhập quốc tế, việc huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho sự nghiệp giáo
dục nói chung và GDĐHCĐ công lập nói riêng còn có ý nghĩa là nâng cao trách
nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Chi đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập là các khoản chi nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của các cơ sở GDĐHCĐ công lập. Chi đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ
công lập bao gồm chi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trƣờng học, phòng học, phòng
thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện, mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy,
học tập, phát triển đội ngũ và NCKH, xây dựng, đổi mới nội dung chƣơng trình đào
tạo, biên soạn giáo trình học liệu của các cơ sở GDDHCĐ công lập.
Trong điều kiện hiện nay, mọi hoạt động trong các cơ sở GDĐHCĐ công lập
đều có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân
tích các hoạt động tài chính một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các nhà lãnh
đạo đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động của đơn vị. Việc phân tích sẽ đánh
giá tình hình hoàn thành các mục tiêu thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
- tài chính của các đơn vị và các nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong thực
hiện các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt
mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý của đơn vị. Mặt khác, qua phân tích tình hình
tài chính giúp cho các nhà quản lý tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cƣờng các
hoạt động thuộc chức năng của đơn vị và quản lý đơn vị, nhằm nâng cao kết quả
hoạt động của đơn vị. Mặt khác, kết quả của phân tích tình hình tài chính còn là
những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển của
đơn vị sự nghiệp công trong tƣơng lai.
Nằm trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 15 trƣờng ĐHCĐ, TCCN và dạy nghề
trong đó có 4 trƣờng ĐH (1 trường ĐH dân lập), 3 trƣờng CĐ, 4 trƣờng cao đẳng
nghề (1 trường cao đẳng dân lập) và 4 trƣờng TCCN, dạy nghề.
Qua kết quả khảo sát, thu thập và phân tích số liệu về vốn đầu tƣ phát triển 3
năm từ năm 2011 đến năm 2013, Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả
170
huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát của các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng về nguồn vốn đầu tƣ phát triển và cơ cấu sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển bao gồm: Vốn đầu tƣ phát triển đội ngũ, vốn đầu tƣ NCKH và đào tạo, vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo.
Đồng thời, Tác giả cũng đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế
tồn tại và nguyên nhân của tồn tại hạn chế về hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu
tƣ phát của các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 3 năm 2011-
2013. Kinh nghiệm của một số quốc gia về huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển và rút ra một số bài học cho các trƣờng ĐHCĐ công lập ở Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các
trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Tác giả đề xuất 4 nhóm giải
pháp, cụ thể là:
Thứ nhất, nhóm giải chung có liên quan đến sự phát triển trƣờng và có ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển, bao gồm các giải pháp:
- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo
- Xây dựng mô hình liên kết đào tạo
- Hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên
- Hoàn thiện công tác đánh giá, bố trí, sắp xếp cán bộ giảng viên
Thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tƣ phát triển
gồm các giải pháp:
- Đổi mới cơ cấu huy động vốn đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập.
- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế lĩnh vực đầu tƣ phát triển các trƣờng đại học và
cao đẳng.
- Huy động nguồn vốn tín dụng
Thứ ba, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
gồm các giải pháp:
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ trong lĩnh
vực đào tạo.
171
- Nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng.
- Đa dạng hóa các dịch vụ đào tạo
- Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
- Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
trong lĩnh vực sử dụng vốn đầu tƣ phát triển trƣờng.
Thứ tư, nhóm giải pháp tổ chức phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển gồm các giải pháp:
- Hoàn thiện các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích;
- Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích.
Đồng thời, Tác giả cũng đề xuất các kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà
nƣớc ở trung ƣơng, tỉnh Hải Dƣơng và các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng để các giải pháp đƣợc thực hiện có tính khả thi và hiệu quả.
171
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
Các bài báo khoa học:
1. Đỗ Thị Nhan (2010), Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các
Xí nghiệp Thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính
Kế toán - Học viện Tài chính, số 2/2010, tr72-73;
2. Đỗ Thị Nhan (2013), Chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính giáo dục Đại học, Cao
đẳng công lập ở Việt nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán - Học viện Tài
chính, số 2/2013, tr21-23;
3. Đỗ Thị Nhan (2013), Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển các
trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Nghiên
cứu Tài chính Kế toán - Học viện Tài chính, số 3/2014;
4. Đỗ Thị Nhan (2011), Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy-học: lấy người học
làm trung tâm và phương pháp tình huống trong dạy- học ở bậc đại học, cao đẳng,
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đại học, cao đẳng, Đại
học Sao đỏ, Hải Dƣơng, tháng 10/2011, tr154-162.
Các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ:
1. Đỗ Thị Nhan (2014), Giáo trình Kế toán đơn vị Hành chính sự nghiệp, tham gia
viết chƣơng 2, Nxb. Đại học KTQD;
2. Đỗ Thị Nhan (2014), Giáo trình Kiểm toán tài chính, tham gia viết chƣơng 6, 8,
Nxb. Đại học KTQD;
3. Đỗ Thị Nhan (2003), Bài giảng Thực hành kế toán HCSN, Chủ biên;
4. Đỗ Thị Nhan (2003), Bài giảng, Bài tập kế toán HCSN, Đồng chủ biên;
5. Đỗ Thị Nhan (2009), Thực hành kế toán KTDN, Chủ biên;
6. Đỗ Thị Nhan (2012), Nghiên cứu phát triển năng lực đào tạo nhân lực khoa học
công nghệ giai đoạn 2012 - 2020 của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ Thuật Hải
Dương, đề tài khoa học cấp tỉnh, thành viên;
7. Đỗ Thị Nhan (2013), Nghiên cứu áp dụng mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ
bậc đại học cho khối ngành kinh tế, kỹ thuật tại tỉnh Hải Dương, đề tài khoa học
cấp tỉnh, thành viên.
172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008), Giáo dục và Đào tạo Chìa khóa của sự
phát triển, Nxb. Tài chính, Hà Nội;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai
đoạn 2009-2014;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày
01/11/2007, Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục
trƣờng đại học;
4. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Về việc ban
hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010,Hƣớng dẫn
sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm
theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ
Tài chính;
6. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính
doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội;
7. Dƣơng Đăng Chính và Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài chính
công, Nxb Tài chính, Hà Nội;
8. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ;
9. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010, ban hành kèm theo Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ;
10. Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999, Về chính
sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể thao;
11. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005,Về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
12. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006,Mở rộng quyển
tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu;
13. Chính phủ (2010),Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Quy định về
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí
173
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010
- 2011 đến năm học 2014 - 2015;
14. Chính phủ (2005), Nghi quyết số 05/2005/NQ-CP,Về đẩy mạnh xã hội hóa các
hoạt động GD, Y tế, Văn hóa và Thể dục Thể thao;
15. Nguyễn Văn Cần (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa thời kỳ 1978 - 2003, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;
16. Nguyễn Bá Cẩn (2008), Cơ sở lý luận và phương pháp hình thành chính sách
phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh
tế Quốc dân;
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
20. Đảng cộng sản Việt nam (2002), Kết luận số 14-KL/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ƣơng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng
2 khoá VIII, phƣơng hƣớng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công
nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010;
21. Đảng cộng sản Việt nam (1993), Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993
Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ƣơng Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới
sự nghiệp GD&ĐT;
22. Địa chí Hải Dƣơng (2008), Chương 35: Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia;
23. Vũ Trƣờng Giang (2011), Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế
giới và khuyến nghị đối với Việt Nam, truy cập ngày 15/8/2012 từ
thuc/2011/12794/Tai-chinh-cho-giao-duc-dai-hoc-o-mot-so-nuoc-
tren.aspx
24. Đào Hữu Hòa (2008), Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực
hiện mục tiêu “ gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”, Tạp chí khoa học và công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(28)/2008, tr135-144;
174
25. Lê Văn Hảo (2008), Mô hình phát triển tài chính đại học, truy cập ngày
15/8/2010 từ
26. Phan Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
Quản lý hành hính công, Học viện hành chính;
27. Nguyễn Hữu Hiểu (2007), Các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế , Học viện Tài chính;
28. Lê Quốc Hùng (2010), “Xã hội hoá giáo dục đại học”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 167, tháng 3/2010 ngày 20/03/2010;
29. Phạm Duy Hiển (2008),Khoa học và ĐH Việt Nam qua những công bố quốc tế
gần đây, truy cập ngày 15/2/2010 từ
30. Phƣơng Loan (2008), Chỉ 23% lao động Việt Nam qua đào tạo tay nghề,truy
cập ngày 15/9/2010 từ
Nam-qua-dao-tao-nghe/20763331/96/;
31. Phạm Thị Ly (2010), Vấn đề tự chủ đại học, nhà nước và những thay đổi xã
hội: Quan điểm của phương tây và của Trung quốc, truy cập ngày
15/8/2012 từ
=179&Itemid=2;
32. Phạm Thị Ly (2011), Xã hội hóa dịch vụ công trong giáo dục đại học, truy cập
ngày 15/9/2012 từ
=226&Itemid=2;
33. Mai Trọng Nhuận (2005), Đổi mới giáo dục đại học ở Singapore,truy cập ngày
15/5/2010 từ
Singapore/40109078/202/;
34. Phan Ái Nhi (2012), Một số suy nghĩ về vấn đề xã hội hóa giáo dục, truy cập
ngày 15/5/2013 từ
mot-so-suy-nghi-ve-van-de-xa-hoi-hoa-giao-duc;
175
35. Nguyễn Văn Ngãi (2008), Đặc điểm giáo dục và đào tạo theo nhu cầu thị
trường, truy cập ngày 10/5/2011 từ
36. Hồ Chí Minh (1996), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia;
37. Bùi Tuấn Minh (2012), Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Học Viện tài chính;
38. Nguyễn Tuấn Minh (2014), Bàn về huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục
đại học, truy cập ngày 10/2/2014 từ
ve-huy-dong-nguon-luc-tai-chinh-cho-giao-duc-dai-hoc
39. Bùi Tuấn Minh (2012), Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp đối với các đơn vị sự
nghiệp đào tạo đại học, cao đẳng công lập, truy cập ngày 10/5/2013
từ
quan-ly-su-nghiep-doi-voi-cac-don-vi-su-nghiep-dao-tao-dai-hoc-cao-
dang-cong-lap/14018.tctc
40. C. Mác và F.Anghen (2001), Angghen toàn tập, tập 48, Nxb Chính trị Quốc
gia-Sự thật, HN, tr. 97, 98, 99;
41. Thủ tƣớng Chính phủ (2004), Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg, đề án đổi mới
cơ chế quản lý khoa học và công nghệ;
42. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1310/QĐ-TTG ngày 21/8/2009, Về
việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-
2010;
43. Phạm Huy Thụy (2006), Mấy suy nghĩ về nền kinh tế tri thức, truy cập ngày
15/8/2010 từ
hoi/lienhiepcachoikhoahockythuat/Lists/TinTucSuKien/View_Detail.asp
x?ItemID=24;
44. Phạm Văn Trƣờng (2013), “Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công
lập”, Tạp chí Tài chính số 7/2013;
176
45. Trƣơng Bá Thanh(2010), Giáo trình phân tích họat động kinh doanh, Trƣờng
Đại học kinh tế - Đại học Đà nẵng;
46. Bùi Loan Thùy (2012), “phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”, Tạp chí
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, số 3(13), tháng 3-4/2012, tr.71-75;
47. Đào Trọng Thi (2011), Một vài suy nghĩ về việc chấn hưng giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, truy cập ngày 15/4/2012 từ
giao-duc-viet-nam-trong-thoi-ky-doi-moi-65623.html;
48. Dƣơng Chí Thành (2010), Hiểu thế nào cho đúng về xã hội hóa giáo dục, truy
cập ngày 15/9/2011 từ
NAO-CHO-D%C3%9ANG-VE-XA-H%E1%BB%98I-H%C3%93A-
GIAO-D%E1%BB%A4C_20100710003.html;
49. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam, Nxb ĐHQG Tp.
HCM;
50. Phạm Phụ (2010), Đổi mới căn bản về tài chính cho giáo dục đại học Việt
Nam, truy cập ngày 15/5/2012 từ
Phu2Vw58.pdf;
51. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13;
52. Vũ Quang Việt (2010),Chi tiêu cho giáo dục: Những con số giật mình!truy cập ngày
15/4/2012 từ
con-so-giat-minh/20540758/202/;
53. Vũ Quang Việt (2010), Cần điều chính lại các khái niệm “đầu tư”, “vốn đầu
tư” truy cập ngày 15/4/2010 từ
54. Đỗ Thị Thanh Vân (2010), Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào
tạo nghề ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính;
55. Hồ Thị Hải Yến (2008), Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa
học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân;
177
56. UBND tỉnh Hải Dƣơng (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 19/9/2011
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
57. WB (1994), Higher Education: The lessons of experience, A WB publication,
Washington, D.C.
58. Pawan Agarwal (2003), Privatization and Internationalization of Higher
Education in the Countries of South Asia: An Empirical Analysis, Indian
Council for Research on International Economic Relations (ICRIER);
59. Human Development Department East Asia and Pacific Region The World
Bank (2008), Vietnam Higher Education and Skills for Growth;
60. Pamela N. Marcucci D. Bruce Johnstone (2006), International Higher
Education Finance: An Annotated Bibliography, Boston College Center
for International Higher Educatio and ICHEFAP, USA;
61. Hayden M. and Thiep L.Q. (2006), “A 2020 Vision for Higher Education in
Vietnam”, International HE, The Boston college center for international HE,
No.44 Spring 2006, pp.11-13;
62. Ashwill M.A.(2006), “US Institutions Find Fertile Ground in Vietnam‟s
Expanding HE Market”, International HE, The Boston college center for
international HE, No.44 Spring 2006, pp.13-14;
63. Vught F. V. (1993), Patterns of governance in HE: Concepts and Trends,
Cemter for HE Policy Studies;
64. Fielden J.(2008), Global trends in university governance, WB, Washington
D.C;
65. Salmi, J (2009),The growing accountability agenda in tertiary education:
Progress or mixed blessing, WB Education Working Paper Series, No.16,
Washington, D.C.
66. Sivalingam (2006), Privatization Of Higher Education In Malaysia, Forum
on Public Policy;
178
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA CÁC CƠ SỞ GDĐH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƢƠNG
TT Cơ sở GDĐH Ngành trình độ ĐH Ngành trình độ CĐ
1.
Đại học Hải
Dƣơng
1. Kế toán;
2. Tài chính - Ngân hàng;
3. Quản trị kinh doanh
4. Kinh tế;
5. Kỹ thuật Điện- Điện tử
6. Phát triển nông thôn
7. Chăn nuôi
8. Quản trị khách sạn DL&LH
9. Chính trị học
10. Quản trị văn phòng
1. Kế toán;
2.Tài chính-Ngân hàng;
3. Quản trị kinh doanh
4. Quản trị văn phòng;
5. CNKT Điện- Điện tử
6. CNKT Điện tử, truyền thông
7. CN thông tin
8. Tiếng Anh
2.
Đại học Kỹ
thuật Y tế Hải
Dƣơng
1. Y đa khoa
2. Điều dƣỡng
3. Chuyên ngành điều dƣỡng
Nha khoa
4. Chuyên ngành điều dƣỡng
gây mê hồi sức
5. Chuyên ngành điều dƣỡng
sản phụ khoa
6. Kỹ thuật hình ảnh Y học
7. Xét nghiệm y học
8. Phục hồi chức năng
1. Điều dƣỡng
2. Chuyên ngành điều dƣỡng
Nha khoa
3. Chuyên ngành điều dƣỡng gây
mê hồi sức
4. Xét nghiệm y học
5. Kỹ thuật hình ảnh Y học
6. Phục hồi chức năng
7. Xét nghiệm An toàn vệ sinh
thực phẩm
8. Xét nghiệm Y học dự phòng
9. Dinh dƣỡng tiết chế
10. Hộ sinh
3. Đại học Sao đỏ
1. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
2. Công nghệ kỹ thuật ôtô
3. CNKT điện, điện tử
4. CNKT điện tử, TT
5. Công nghệ thông tin
6. Kỹ thuật tàu thuỷ
7. Công nghệ thực phẩm
8. CN kỹ thuật hoá học
9. Công nghệ may
10. Quản trị kinh doanh
1. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
2. Công nghệ hàn
3. CN kỹ thuật cơ điện tử
4. Công nghệ kỹ thuật ôtô
5. Công nghệ may
6. Công nghệ da giày
7. Công nghệ KT điện, điện tử
8. Công nghệ kỹ thuật nhiệt
9. Công nghệ kỹ thuật Điện tử,
truyền thông
179
11. Kế toán
12. Tài chính - Ngân hàng
13. Ngôn ngữ Anh
14. Ngôn ngữ Trung Quốc
15. Việt Nam học
16. CN kỹ thuật xây dựng
17. CNKT công trình XD
10. Công nghệ thông tin
11. CN kỹ thuật hoá học
12. Công nghệ thực phẩm
13. Tài chính – Ngân hàng
14.Quản trị kinh doanh
15. Kế toán
16. Việt Nam học
4.
Cao đẳng kỹ
thuật KS&DL
1. Quản trị KD nhà hàng
2. Quản trị KD Khách sạn
3. Quản trị Kinh doanh du lịch
4. CNCB sản phẩm ăn uống
5. Nghiệp vụ hƣớng dẫn DL
6. Tiếng Anh lễ tân
7. Tiếng Anh Du lịch.
8. CĐ nghề KT chế biến món ăn
9. Kế toán thƣơng mại dịch vụ
5.
Cao đẳng Hải
Dƣơng
1. Sƣ phạm Toán, tin
2. Sƣ phạm Toán, lý
3. Sƣ phạm Toán, hóa
4. Sƣ phạm Văn, GDCD
5. Sƣ phạm Văn Địa
6. Sƣ phạm Văn sử;
7. Sƣ phạm AN công tác đội;
8. Sƣ phạm Sinh, Kỹ thuật NN;
9. Sƣ phạm GD tiểu học;
10. Sƣ phạm GD mầm non;
11. Sƣ phạm MT công tác đội;
12.Sƣ phạm Tiếng Anh
13. Sƣ phạm Thể dục sinh;
14.Tin học;
15.Tài chính – Ngân hàng;
16.Tiếng Anh;
17. CNKT Điện, điện tử
18. CNKT môi trƣờng;
19. Kế toán;
20. Quản trị kinh doanh;
21. Quản trị Dịch vụ DL&LH;
22. Thƣ ký văn phòng
180
6.
Cao đẳng KT
Dƣợc TW HD
1. Dƣợc
7.
Cao đẳng nghề
LICOGI
1. Công nghệ ôtô
2. Điện công nghiệp
3. Kế toán doanh nghiệp
4. Điện dân dụng
5.Công nghệ Hàn
6. Cắt gọt kim loại
8.
Cao đẳng nghề
Hải Dƣơng
1. Điện tử công nghiệp
2. Điện công nghiệp
3. Cơ điện tử
4. Sửa chữa thiết bị tự động
5. Điện dân dụng
6. Lắp ráp và điều khiển trong
công nghiệp
7. Hàn
8. Cắt gọt kim loại
9. Gia công kết cấu thép
10. Kế toán doanh nghiệp
11. Quản trị DN vừa và nhỏ
12. Kỹ thuật SC&LR máy tính
13. Công nghệ thông tin
14. Quản trị mạng
9.
Cao đẳng nghề
thƣơng mại &
công nghiệp
1. Quản trị DN vừa và nhỏ
2. Quản trị KD xăng dầu và gas
3. Quản lý, kinh doanh điện
4. Kế toán doanh nghiệp
5. Thƣơng mại điện tử
6. Marketing Thƣơng mại.
7. Điện công nghiệp
8. Điện tử công nghiệp
9. Kỹ thuật lắp đặt điện và điều
khiển trong công nghiệp
10. Công nghệ ôtô
11. Hàn
12. Thí nghiệm các SP hóa dầu
181
Phụ lục 2:
PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
Lời giới thiệu
Tôi là: Đỗ Thị Nhan hiện là nghiên cứu sinh Học viện Tài chính Hà Nội
Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cám ơn sự tham gia của anh/chị
vào cuộc khảo sát này. Mục đích của cuộc khảo sát là để đánh giá sự phù hợp của
ngành nghề đƣợc đào tạo có phù hợp với công việc hay không, mức độ sử dụng
kiến thức chuyên môn trong công việc, kiến thức và kỹ năng còn thiếu so với yêu
cầu công việc. Những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài mà không đƣợc cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả
lời sẽ đƣợc hoàn toàn giữ kín. Không có câu trả lời nào có thể xác định đƣợc
anh/chị là ai với tƣ cách nhƣ một cựu sinh viên của các cơ sở Giáo dục đào tạo trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, bởi vì những dữ liệu thu thập đƣợc sẽ chỉ dùng cho mục
đích phân tích, tổng hợp và bình luận trong đề tài nghiên cứu.
Nếu anh/chị có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm tới kết quả tổng hợp của
nghiên cứu này, xin liên hệ theo số điện thoại 0982860957, hoặc địa chỉ E-mail:
nhanhphcet@gmail.com
Xin chân thành cám ơn sự tham gia của anh/chị!
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nam/nữ: .. ; Năm sinh: .
2. Là cựu sinh viên trƣờng: .
3. Đang công tác tại: ..
4. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nhất đã đƣợc đào tạo (đánh dấu “X” vào ô
phù hợp)
Đại học
Cao đẳng
5. Chuyên ngành đƣợc đào tạo:
6. Loại hình đào tạo:
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM
1. Công việc hiện tại của anh/chị: ......................................................................
2. Công việc anh/chị đang đảm nhận có phù hợp với ngành đƣợc đào tạo không?
(đánh dấu “X” vào ô phù hợp)
182
Không phù hợp
Phù hợp
Rất phù hợp
3. Theo anh/chị kiến thức chuyên môn đã đào tạo đƣợc sử dụng cho công việc hiện
nay của anh/chị nhƣ thế nào? (đánh dấu “X” vào ô phù hợp)
Toàn bộ
Phần lớn
Chỉ một phần nhỏ
Không sử dụng
4. Anh/chị đã học thêm các khóa học bồi dƣỡng nào dƣới đây để đƣợc tuyển
dụng?(đánh dấu “X” vào ô phù hợp)
Chuyên môn Kỹ năng mềm
(lập kế hoạch, quản lý, giao tiếp...)
Ngoại ngữ Không tham dự khóa học nào
Công nghệ thông tin Khác (ghi rõ):......................................
5. Từ khi vào làm việc, doanh nghiệp đã yêu cầu anh/chị tham gia học khóa học bồi
dƣỡng nào dƣới đây?
Nâng cao kiến thức chuyên môn Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
Nâng cao kỹ năng về Tin học Phát triển kỹ năng ngoại ngữ
Nâng cao các kỹ năng mềm (lập kế hoạch, quản lý, giao tiếp...)
Không tham dự khóa học nào
Khác (ghi rõ):..........................................................................................
Xin chân thành cám ơn ý kiến trả lời của anh/chị.
Kính chúc anh/chị sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công!
Hải Dương, ngày tháng năm 2013
NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tien_si_7912.pdf