Luận án Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam

Sự ra đời của Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã mở ra một trang mới, mở rộng phạm vi của hệ thống ASXH Việt Nam. Trong đó, việc ghi nhận DVXHCB là một trụ cột mới của ASXH thể hiện hệ thống ASXH Việt Nam ngày càng hoàn thiện và tiến bộ. Với đề tài “Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam”, luận án hướng tới làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về DVXHCB với tư cách là một cấu phần thuộc hệ thống ASXH quốc gia, hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận DVXHCB đầy đủ. Qua nghiên cứu, luận án rút ra những kết luận sau: 1. DVXHCB được hiểu là hệ thống các hoạt động đảm bảo cá nhân, tổ chức được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thiết yếu như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu, cơ bản nhất của người dân trong từng thời kỳ phát triển đất nước. Cách hiểu này được xây dựng dựa trên định nghĩa về “dịch vụ”, “dịch vụ xã hội” và các nhu cầu cơ bản, thiết yếu để con người tồn tại và phát triển. Vì vậy, DVXHCB chứa đựng các đặc điểm như DVXHCB chủ yếu do Nhà nước cung cấp hoặc uỷ quyền cung cấp, DVXHCB có đối tượng phục vụ rộng rãi, bình đẳng, Dịch vụ xã hội cơ bản tác động đến sự phát triển con người. Với bản chất và đặc điểm như vậy, vai trò của DVXHCB được thể hiện rõ nét không chỉ đối với sự phát triển con người mà còn đóng góp cho sự phát triển công bằng, tiến bộ của xã hội, của hệ thống ASXH mỗi quốc gia. Nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận DVXHCB đầy đủ thì pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất. Tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia mà pháp luật ASXH về DVXHCB được quy định khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung pháp luật về lĩnh vực này thường bao gồm các nội dung như: DVXHCB trong tiếp cận GDCB; DVXHCB trong tiếp cận chăm sóc YTCB; DVXHCB về nhà ở; DVXHCB về tiếp cận nước sạch và DVXHCB về TCTT. 2. Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam về DVXHCB khá đầy đủ bao phủ cả 05 DVXHCB. Hiện chưa có một văn bản thống nhất quy định về tất cả DVXHCB mà mỗi DVXHCB được quy định trong một đạo luật riêng (trừ DVXHCB về nước sạch vẫn được điều chỉnh trong các văn bản dưới luật). Các văn bản này đều quy định DVXHCB được tiếp cận một cách phổ quát, bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử. Nội dung DVXHCB được quy định khá cụ thể và tương ứng với đặc thù từng loại DVXHCB. Chủ thể cung cấp DVXHCB là Nhà nước hoặc chủ thể khác được Nhà nước cho phép. Nguồn tài chính đầu tư cho cung cấp DVXHCB chủ yếu từ NSNN bên cạnh việc huy động từ nguồn vốn xã hội hoá, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân Bên cạnh các quy định hợp lý, khả thi thì một số quy định vẫn tồn tại những điểm bất cập, chưa rõ ràng gây khó khăn cho thực tiễn thực hiện. 3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về DVXHCB để đảm bảo người dân được tiếp cận DVXHCB đầy đủ và hướng tới xây dựng hệ thống ASXH quốc gia tiến bộ với nhiều tấm lưới đỡ, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về DVXHCB cần chú trọng tới một số yêu cầu nhất định. Các giải pháp được đề xuất chủ yếu hướng tới đảm bảo mọi người dân được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu để tồn tại và nâng cao chất lượng cuộc sống.

pdf205 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích khác nhau tương ứng nhiều mức giá, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn xây dựng căn hộ với diện tích khoảng 20-30m2 và thiết kế gác xép để cho gia đình trẻ thuê, mua; căn hộ diện tích lớn hơn để cho thuê theo nhóm người hoặc cho hộ gia đình có ông, bà sống cùng. Riêng đối với nhóm người khuyết tật, việc đảm bảo điều kiện về nhà ở có đặc thù nhất định so với nhóm dân cư khác. Theo kết quả Điều tra Quốc gia của Tổng cục Thống kê và UNICEF về Người Khuyết tật tại Việt Nam thì nước ta có hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Để đảm bảo tiếp cận nhà ở cho người khuyết tật, cần bổ sung nội dung kiến thức về thiết kế nhà ở cho người khuyết tật vào trong chương trình đào tạo ở các trường đại học trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Đồng thời, UBND cấp Huyện, Quận, cấp xã cần hỗ trợ các gia đình có người khuyết tật hoặc hỗ trợ người khuyết tật thiết kế nhà ở phù hợp với đặc thù từng dạng khuyết tật để thuận tiện hơn trong sinh hoạt, có thể tự phục vụ mà không phải phụ thuộc vào người sống cùng. Thêm vào đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình dân tộc thiểu số dưới 8m2/người còn khá phổ biến trong khi ở các vùng này đất đai lại rộng lớn. Do đó, vấn đề nằm ở chỗ các hộ gia đình thiếu tiền xây mới, cơi nới, sửa chữa nhà. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình có diện tích nhà ở nhỏ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, cơi nới để cải thiện tình trạng trên. - Cần ưu tiên giải quyết, có phương án tháo gỡ cho các dự án đang bị “ách tắc” vì lý do thủ tục https://nguoidothi.net.vn/cac-nuoc-da-phat-trien-nha-o-cho-cong-nhan-nhu-the-nao-33103.html, truy cập ngày 14/11/2022 171 Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian sớm nhất, một trong các giải pháp là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội đang “nằm chờ” do vướng mắc về thủ tục được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân. Thực tế, nhiều dự án đã bị ách lại chờ thủ tục nhiều năm như: Dự án nhà ở xã hội Khu chế xuất Linh Trung 2, giai đoạn 2; dự án cao ốc văn phòng - thương mại - dịch vụ officetel và căn hộ tại số 38 Trương Quốc Dung, phường 8, quận Phú Nhuận; dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Tạo 2; dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên, giai đoạn 1 và giai đoạn 2; dự án khu nhà ở Him Lam; dự án chung cư nhà ở xã hội An Phú Đông242. Giải pháp này cũng được nhiều doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đề xuất và đã được Hiệp hội Bất động sản TP. HCM tổng hợp gửi tới UBND TP. HCM. Trong bối cảnh thiếu nhà ở như hiện nay, chính quyền các tỉnh, thành phố cần ưu tiên giải quyết, có phương án tháo gỡ cho các dự án đang bị “ách tắc” do thủ tục để các dự án này được tiếp tục triển khai, sớm hoàn thiện đưa vào sử dụng. - Thành lập Quỹ tín dụng nhà ở Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc về thành công trong cung cấp nhà ở xã hội, Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng để cải thiện tình trạng thiếu nhà ở và đạt được mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hàn Quốc đã sử dụng nguồn lực tài chính khu vực tư nhân cho phát triển nhà ở, thông qua phát hành trái phiếu và tiết kiệm mua nhà. Trong đó, sản phẩm tiết kiệm mua nhà được quy định dùng để mua nhà dưới 90m2, đối tượng tham gia là người trên 20 tuổi, số tiền tiết kiệm hàng tháng từ 20.000won – 100.000 won (khoảng 500.000 đồng – 2 triệu đồng). Đồng thời, Chính phủ Hàn Quốc mở rộng cung cấp nhà ở đa dạng như nhà ở thương mại tư nhân, nhà ở xã hội cho thuê dựa trên khả năng chi trả của người dân bằng cách thực hiện khống chế giá cho thuê, hỗ trợ vay tiền mua nhà.243 Giải pháp này có thể cân nhắc áp 242 Doãn Thành, Xây dựng nhà ở xã hội: loay hoay xử lý quỹ đất, https://kinhtedothi.vn/xay-dung-nha-o-xa-hoi-loay-hoay-xu-ly-quy-dat.html, truy cập ngày 1/12/2022 243 Ngô Bảo Ngọc, Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị ở Việt Nam, 172 dụng kết hợp với việc thay đổi phương pháp tính giá bán nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước để giá bán nhà ở xã hội nằm trong khả năng chi trả của người thu nhập thấp. Kinh nghiệm của quốc gia này cũng cho thấy, cần có một quỹ tín dụng riêng để giải quyết vấn đề tài chính cho các dự án nhà ở xã hội, cũng như hỗ trợ đối tượng thuộc diện hỗ trợ về nhà ở trong việc chi trả chi phí mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội. Quỹ tín dụng này dùng để hoạt động tín dụng ngân hàng và phục vụ mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Nguồn hình thành quỹ có thể được xây dựng từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở của Chính phủ, khoản nộp phạt của doanh nghiệp bị xử lý vi phạm do vi phạm các quy định về nhà ở xã hội, khoản tiền tiết kiệm mua nhà của người có nhu cầu mua nhà ở xã hội và khoản tiền quy đổi từ 20% quỹ đất dùng để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại. - Thành lập một bộ máy chuyên trách về nhà ở Yếu tố quản lý đóng vai trò tích cực trong tăng cường tiếp cận nhà ở xã hội một cách hiệu quả. Thật vậy, Singapore và Thái Lan là những quốc gia khá thành công trong việc đảm bảo tiếp cận nhà ở cho công dân của họ. Kinh nghiệm từ các quốc gia này cho thấy, cần thành lập một bộ máy chuyên trách về nhà ở. Ngay từ những năm 1960, Singapore đã thành lập ra Hội đồng Phát triển nhà ở (Housing Development Board-HDB). Cơ quan này thực hiện nhiều nhiệm vụ như: công tác quy hoạch, thiết kế, thu hồi đất và xây dựng, phân phối, quản lý, bảo trì và các nhiệm vụ liên quan đến nhà ở trong một tổng thể chung. Việc quy định quyền và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể trong mọi khâu điều hành, quản lý đã giúp hoạt động phát triển nhà ở tại quốc gia này đạt hiệu quả cao bên cạnh sự hỗ trợ từ Nhà nước cộng với thủ tục hành chính rõ ràng, nhanh chóng. Cơ quan này của Singapore đã thực hiện rất tốt vai trò của mình khi triển khai thành công hơn 1 triệu căn hộ, trải khắp 24 thị trấn và 3 khu trung tâm của Singapore. Có đến hơn 80% dân số của Singapore sống trong các căn hộ này và khoảng 90% trong số này là chủ sở hữu, https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nha-o-xa-hoi-tai-cac-do-thi-o-viet-nam.html, truy cập ngày 12/12/2022 173 còn lại là thuê.244 Tương tự, Thái Lan cũng thành lập cơ quan Cộng đồng nhà ở (UCDO) trực thuộc Bộ Nhà ở. UCDO có vai trò liên kết các tổ chức khác nhằm huy động tài chính để phát triển nhà ở và các nhiệm vụ khác tương tự như cơ quan Nhà ở và Phát triển của Singapore là hoạch định chính sách, quy hoạch, thiết kế nhà ở.245 Hiện nay, Việt nam chưa có một cơ quan chuyên trách nào thực hiện phát triển nhà ở xã hội và việc phát triển nhà ở xã hội ở nước ta cũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì vậy, giải pháp này là một gợi ý đáng để Nhà nước cân nhắc áp dụng tại Việt Nam. - Tăng cường trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trong việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Để giải quyết bài toán về quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cần sát sao trong việc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố báo cáo việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn. Các địa phương phải phải nêu rõ thực trạng thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị tại địa phương. Phát triển nhà ở phải gắn với phát triển giao thông là bài học từ Nhật Bản. 13,6 triệu cư dân Tokyo sống trong các căn hộ cao tầng mới xây thay cho các toà nhà cũ kỹ, nhỏ để đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Điều này dẫn tới hệ quả mật độ dân cư sẽ đông đúc hơn và ảnh hưởng tới giao thông nên Chính phủ nước này đã phát triển giao thông công cộng để đảm bảo người dân sử dụng nhanh chóng và thuận tiện để thay thế cho phương tiện cá nhân. Ở Việt Nam, giao thông công cộng chưa phổ biến và thuận tiện, đây là điểm hạn chế và thể hiện sự chưa đồng bộ với chính sách phát triển nhà ở của nước ta. - Khuyến khích sự tham gia của các chủ thể khác trong cung cấp nhà ở Về chủ thể cung cấp nhà ở, kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, bên cạnh hình thức giao việc cung cấp nhà ở cho khu vực tư nhân hoặc cơ quan chuyên 244 John Bryson (2019), A century of public housing: lessons from Singapore, where housing is a social, not financial, asset, https://theconversation.com/a-century-of-public-housing-lessons-from-singapore-where- housing-is-a-social-not-financial-asset-121141, truy cập ngày 21/10/2022 245 Hoàng Thị Hằng Nga, một số kinh nghiệm phát triển nhà ở thu nhập thấp trên thế giới và bài học cho Việt Nam, tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng, số 38/2020 174 trách về nhà ở, Mỹ còn kêu gọi sự tham gia của nhiều chủ thể khác trong cung cấp nhà ở, cung cấp dịch vụ cho thuê nhà với giá cả phải chăng như các tổ chức phi lợi nhuận, tình nguyện viên và các tổ chức tôn giáo.246 Việt Nam cũng có thể cân nhắc áp dụng phương thức này để tăng nguồn cung nhà ở bán hoặc cho thuê với giá cả phải chăng từ các tổ chức tôn giáo. Việt Nam có số lượng tổ chức tôn giáo lớn và đang làm khá tốt trong việc cung cấp một số dịch vụ khác như dịch vụ giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề thuộc tổ chức tôn giáo; 500 cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức.247 Qua đó cho thấy, đây là một giải pháp mang tính khả thi cao, nên được cân nhắc tiếp thu từ kinh nghiệm của Mỹ trong tương quan với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. - Cần áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở Nhằm giải quyết tình trạng bỏ lọt các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định nhưng không được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và ngược lại, một giải pháp hữu hiệu là cần chuyển đổi số hóa, áp dụng công nghệ thông tin. Cụ thể, cần liên thông và đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan trong cả nước, trong đó, các giao dịch về tài sản sẽ được cập nhật trên hệ thống. Khi xét đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội chỉ cần tra thông tin của cá nhân, hộ gia đình đó trên hệ thống để xác định tình hình sở hữu nhà của đối tượng, lịch sử mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong thời gian trước khi đăng ký. Qua đó, xác định đúng đối tượng thực sự có nhu cầu về nhà ở, tránh tình trạng “nước chảy chỗ trũng” như thực tế hiện nay. 3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch 246 https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nha-o-xa-hoi-tai-cac-do-thi-o-viet-nam.html 247 https://sonoivu.namdinh.gov.vn/qlnn-ve-ton-giao/truong-ban-ton-giao-chinh-phu-cac-to-chuc-ton-giao-la- cau-noi-giua-dang-nha-nuoc-voi-chuc-sac-tin-do-trong-cong-2456 175 - Cần nâng cao nhận thức của người dân trong tiếp cận nước sạch. Một trong những nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn thấp đến từ chính quan niệm, thói quen, nhận thức của người dân trong sử dụng nước. Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe của bản thân và gia đình, chưa hiểu biết đầy đủ mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích sức khoẻ, cùng với nghèo đói248 và thói quen sử dụng các nguồn nước khác như nước mưa, nước giếng khoan, nước sông, suối Do vậy, họ chưa ưu tiên cho việc bỏ chi phí trong thu nhập của gia đình để chi trả cho nước sạch. Chính vì vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận nước sạch và tăng tỷ lệ sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn là tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền về vai trò quan trọng của nước sạch, các nguy cơ về sức khỏe khi sử dụng các nguồn nước không được kiểm chứng về các loại tạp chất, axit, vi khuẩn, các chất độc hại Đối tượng được tập huấn, tuyên truyền không chỉ có người dân mà còn với nhóm đối tượng là lãnh đạo xã, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư, cán bộ y tế xã. Từ đó, giúp họ có thêm thông tin bổ ích, thông tin chính thống để thay đổi nhận thức về nước sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình tiến tới thực hiện mục tiêu bao phủ toàn dân tiếp cận nước sạch. - Cần tiến hành nghiên cứu cung và cầu cũng như khả năng chi trả và sự bất bình đẳng trong tiếp cận Tương tự Việt Nam, Trung Quốc cũng có sự chênh lệch lớn trong tiếp cận nước sạch giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền Tây và miền Đông. Do vậy, giải pháp hạn chế tình trạng này được thực hiện là nghiên cứu tình hình cung- cầu và khả năng chi trả cũng như sự bất bình đẳng trong tiếp cận nước sạch giữa các nhóm đối tượng. Trung Quốc đã thiết kế mô hình dự án thí điểm ở trường học, bệnh viện thị trấn và các cộng đồng nông thôn. Từ đó, rút ra kinh nghiệm và đưa các dự án này vào các chính sách, hướng dẫn và phát triển chương trình của Chính 248 Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường-Tổng cục thuỷ lợi (2020), Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2030, tầm nhìn đến 2045 176 Phủ. Với thực trạng chênh lệch trong tiếp cận nước sạch giữa thành thị và nông thôn Việt Nam như hiện nay cộng với một số lượng lớn công trình cấp nước nông thôn hoạt động không hiệu quả sau đầu tư, Việt Nam có thể cân nhắc thực hiện giải pháp thí điểm như Trung Quốc. Có nghĩa là, chúng ta sẽ thí điểm hai mô hình quản lý công trình cấp nước sau đầu tư, một là giao cho cộng đồng dân cư địa phương, hai là giao cho chính quyền địa phương quản lý. Từ đó, đánh giá tính hiệu quả của mỗi mô hình và nhân rộng trong phạm vi cả nước. - Cần đặt vấn đề nước sạch ở đúng vị trí, thể hiện tầm quan trọng của nước sạch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm Nhìn chung, kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW. Cụ thể, Nghị quyết đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia phải đạt 70%, nhưng thực tế đến năm 2021, con số này mới chỉ đạt 54%.249 Thực trạng một phần phụ thuộc vào nguồn chi cho nước sạch. Nhằm tăng nguồn chi từ NSNN và sự tham gia của khu vực tư nhân cho nước sạch, cần đặt vấn đề nước sạch ở đúng vị trí, thể hiện tầm quan trọng của nước sạch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Theo đó, cần lồng ghép các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về nước sạch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp trung ương và địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến phát triển nông thôn như chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ít người - Cần thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước sạch cả khu vực đô thị và nông thôn Để kiểm soát tình trạng phân khúc, độc quyền trong cung cấp nước sạch 249 Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 177 cần thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước sạch cả khu vực đô thị và nông thôn bởi một Bộ, ngành. Cụ thể, giao cơ quan quản lý ngành cấp nước giúp Bộ, Chính phủ xây dựng và đảm bảo thực hiện chính sách về cấp nước; hỗ trợ, hướng dẫn pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp cấp nước hoặc giữa doanh nghiệp cấp nước với chính quyền địa phương liên quan đến việc đầu tư và cung cấp nước sạch. Đồng thời, giao quyền tự chủ cho địa phương trong việc lựa chọn đơn vị cấp nước, ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với khu vực tư nhân đầu tư cấp nước, quyết định giá bán nước trong mức trần do luật quy định. 3.3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB trong TCTT cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: - Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật TCTT Một thực tế đang tồn tại là nhiều nguời dân chưa nắm được quyền TCTT nên việc TCTT còn chưa phổ biến. Thậm chí có những địa phương trong 03 năm từ khi có Luật TCTT, chưa có trường hợp nào đến yêu cầu cung cấp thông tin theo Luật TCTT.250 Vì vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật TCTT cho người dân trên địa bàn. Trong đó, nhấn mạnh quyền TCTT của người dân, những thông tin được tiếp cận, những thông tin được tiếp cận có điều kiện và những không tin không được tiếp cận; trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin và chi phí yêu cầu cung cấp thông tin. Sau các đợt tuyên truyền, cần tìm hiểu nhu cầu của người dân muốn biết loại thông tin nào và hướng dẫn họ thực hành yêu cầu cung cấp thông tin. - Cần đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ đầu mối cung cấp thông tin Để hoạt động TCTT và cung cấp thông tin hiệu quả, một trong những yếu tố quan trọng là mỗi cơ quan phải có cán bộ đầu mối cung cấp thông tin nắm rõ quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước, 250 Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận (2021), Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin 178 những thông tin được công khai, cách thức cung cấp thông tin, trình tự, thủ tục cung cấp thông tin, kỹ năng cung cấp thông tin nói chung và kỹ năng cung cấp thông tin cho nhóm đối tượng đặc biệt như người khuyết tật. Hiện nay, ở các cơ quan nhà nước, cán bộ được giao làm đầu mối cung cấp thông tin chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về hoạt động cung cấp thông tin do đó việc thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả. Vì vậy, Bộ Tư pháp cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan chức năng để thảo luận, quán triệt việc phân công và công khai đầu mối cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đầu mối cung cấp thông tin. Đồng thời, Bộ cần xây dựng và công khai quy chế cung cấp thông tin, thiết lập chuyên mục TCTT và danh mục thông tin phải công khai, thông tin cung cấp có điều kiện để các cơ quan khác tham khảo, phục vụ cho quá trình cung cấp thông tin của cơ quan mình. - Cần xây dựng chính phủ điện tử và bao phủ tỷ lệ sử dụng Internet Xây dựng chính phủ điện tử và tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm kiếm, tiếp cận thông tin từ phía cơ quan nhà nước. Trong thời gian tới, Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử. Đồng thời, xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ, giảm chi phí sử dụng Internet để người dân có thể dễ dàng tiếp cận Internet, là một cách gián tiếp đẩy mạnh quyền TCTT của người dân. Từ đó, tiến tới thực hiện cung cấp thông tin qua hình thức trực tuyến để giảm thời gian đi lại, chi phí in ấn, gửi bưu chính của cơ quan nhà nước và của người yêu cầu cung cấp thông tin. - Nâng cao hiệu quả TCTT cho người khuyết tật, NLĐ di cư Để nâng cao hiệu quả TCTT của người khuyết tật, cần dành một phần kinh phí riêng cho việc phát triển công nghệ thông tin phục vụ TCTT cho nhóm đối tượng này phù hợp với các dạng tật khác nhau. Cụ thể, các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước cần được cài đặt phần mềm đọc tài liệu và liên kết dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho bộ phận 179 tin học, cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của mỗi cơ quan có kiến thức về các dạng tật để có kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật TCTT. Tăng cường đầu tư lắp đặt Internet và hỗ trợ phí sử dụng Internet để nhóm đối tượng này có cơ hội tốt hơn trong TCTT. Để đảm bảo TCTT cho nhóm NLĐ di cư, Bộ Lao động thương binh và Xã hội cần nghiên cứu kênh thông tin dành riêng cho NLĐ di cư như trang thông tin điện tử, nền tảng mạng xã hội Trong đó cung cấp thông tin về pháp luật liên quan đến họ như quy định của pháp luật lao động, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế, pháp luật về cư trú, ưu đãi, chính sách về nhà ở, các thông tin về thị trường lao động Qua đó, họ có thể nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động, khi cư trú ở nơi di cư đến, cơ hội về nhà ở, cơ hội tìm kiếm việc làm - Tăng cường tập huấn Luật TCTT đối với chủ thể cung cấp thông tin Để khắc phục tình trạng một số đại diện cơ quan nhà nước, lãnh đạo, chuyên viên cơ quan nhà nước chưa nắm rõ nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Luật TCTT, nhầm lẫn yêu cầu cung cấp thông tin với yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính thông thường thì UBND tỉnh, thành phố cần thường xuyên tổ chức giáo dục, phổ biến Luật TCTT tới các chủ thể này. Nội dung tập huấn cần đặc biệt nhấn mạnh nội dung về nghĩa vụ công khai thông tin, những thông tin cần công khai, thông tin được tiếp cận có điều kiện, nghĩa vụ, quy trình, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu. Tương tự đối với đối tượng TCTT, để người dân nắm rõ và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong việc TCTT, các tổ chức chính trị-xã hội cần định kỳ tổ chức phổ biến Luật TCTT cho thành viên của tổ chức và người dân, trong đó nhấn mạnh cách thức thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin, các nội dung liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo và các tình huống yêu cầu cung cấp thông tin thực tế để khuyến khích người dân thực hành quyền TCTT trên thực tiễn. - Cần ràng buộc trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện luật TCTT của các cơ quan nhà nước 180 Để nắm bắt nhu cầu TCTT của người dân và tình hình công khai, cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan nhà nước cần báo cáo về tình hình thực hiện luật TCTT hàng năm. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần yêu cầu tất cả cơ quan nhà nước báo cáo về tình hình thực hiện luật TCTT hoặc dành một phần trong báo cáo thường niên cho vấn đề này.251 Nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo để xây dựng một báo cáo tổng quát về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin nên được giao cho một cơ quan trung ương. Cơ quan này có thể là Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong báo cáo của các cơ quan, cần nêu rõ tình hình công khai thông tin của cơ quan, việc cử cán bộ đầu mối cung cấp thông tin, cơ sở vật chất lưu trữ tài liệu, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp thông tin, tình hình yêu cầu cung cấp thông tin của người dân và khả năng đáp ứng yêu cầu của cơ quan. Từ đó, có thể nắm bắt vướng mắc trong quá trình TCTT của người dân và quá trình cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc trên thực tế trong thời gian sớm nhất. 251 Trung tâm Pháp luật và Dân chủ (CLD) – Canada, Tổ chức Tiếp cận thông tin Châu Âu (AIE), Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) (2015), Báo cáo phân tích Dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin của Việt Nam 181 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật ASXH về DVXHCB cần đảm bảo sự phù với bản chất của DVXHCB là quyền con người cơ bản. Quy định pháp luật hiện hành về DVXHCB còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nên việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này cần khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của luật. Ngoài ra, hoàn thiện pháp luật về DVXHCB phải phù hợp với pháp luật quốc tế, với các quốc gia trên thế giới và với chính sách ASXH của Đảng và nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ASXH về DVXHCB được đề xuất bao gồm một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật áp dụng chung cho tất cả các DVXHCB như mở rộng phạm vi DVXHCB; Tạo hành lang pháp lý cho phép khu vực tư nhân cung cấp DVXHCB; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chưa tương thích với nhau trong hệ thống pháp luật và quy định cụ thể trách nhiệm của địa phương trong đảm bảo tiếp cận DVXHCB. Ngoài ra, đối với mỗi loại DVXHCB, các kiến nghị tập trung đề xuất sửa đổi quy định của luật theo hướng đảm bảo mọi người dân được tiếp cận DVXHCB bình đẳng, trong đó đặc biệt chú trọng đến một số nhóm đối tượng yếu thế. Đồng thời, tăng cường nguồn tài chính đầu tư cho DVXHCB từ hình thức xã hội hoá, đầu tư theo hình thức đối tác công tư... Để quy định của pháp luật được thực hiện hiệu quả trên thực tế, đi vào đời sống và đạt được mục đích đặt ra, bao giờ cũng phải chú trọng công tác thực hiện pháp luật. Do vậy, nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Trước hết, giải quyết tình trạng nghèo đói để tăng cường hiệu quả tiếp cận DVXHCB. Tiếp theo, DVXHCB cần được kiểm soát để đảm bảo nằm trong “khả năng chi trả” của người sử dụng dịch vụ, cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Ngoài các giải pháp chung này, mỗi DVXHCB với đặc thù riêng, cần có biện pháp riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất quy định của pháp luật. 182 KẾT LUẬN Sự ra đời của Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã mở ra một trang mới, mở rộng phạm vi của hệ thống ASXH Việt Nam. Trong đó, việc ghi nhận DVXHCB là một trụ cột mới của ASXH thể hiện hệ thống ASXH Việt Nam ngày càng hoàn thiện và tiến bộ. Với đề tài “Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam”, luận án hướng tới làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về DVXHCB với tư cách là một cấu phần thuộc hệ thống ASXH quốc gia, hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận DVXHCB đầy đủ. Qua nghiên cứu, luận án rút ra những kết luận sau: 1. DVXHCB được hiểu là hệ thống các hoạt động đảm bảo cá nhân, tổ chức được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thiết yếu như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu, cơ bản nhất của người dân trong từng thời kỳ phát triển đất nước. Cách hiểu này được xây dựng dựa trên định nghĩa về “dịch vụ”, “dịch vụ xã hội” và các nhu cầu cơ bản, thiết yếu để con người tồn tại và phát triển. Vì vậy, DVXHCB chứa đựng các đặc điểm như DVXHCB chủ yếu do Nhà nước cung cấp hoặc uỷ quyền cung cấp, DVXHCB có đối tượng phục vụ rộng rãi, bình đẳng, Dịch vụ xã hội cơ bản tác động đến sự phát triển con người. Với bản chất và đặc điểm như vậy, vai trò của DVXHCB được thể hiện rõ nét không chỉ đối với sự phát triển con người mà còn đóng góp cho sự phát triển công bằng, tiến bộ của xã hội, của hệ thống ASXH mỗi quốc gia. Nhằm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận DVXHCB đầy đủ thì pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất. Tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia mà pháp luật ASXH về DVXHCB được quy định khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung pháp luật về lĩnh vực này thường bao gồm các nội dung như: DVXHCB trong tiếp cận GDCB; DVXHCB trong tiếp cận chăm sóc YTCB; DVXHCB về nhà ở; DVXHCB về tiếp cận nước sạch và DVXHCB về TCTT. 183 2. Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam về DVXHCB khá đầy đủ bao phủ cả 05 DVXHCB. Hiện chưa có một văn bản thống nhất quy định về tất cả DVXHCB mà mỗi DVXHCB được quy định trong một đạo luật riêng (trừ DVXHCB về nước sạch vẫn được điều chỉnh trong các văn bản dưới luật). Các văn bản này đều quy định DVXHCB được tiếp cận một cách phổ quát, bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử. Nội dung DVXHCB được quy định khá cụ thể và tương ứng với đặc thù từng loại DVXHCB. Chủ thể cung cấp DVXHCB là Nhà nước hoặc chủ thể khác được Nhà nước cho phép. Nguồn tài chính đầu tư cho cung cấp DVXHCB chủ yếu từ NSNN bên cạnh việc huy động từ nguồn vốn xã hội hoá, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân Bên cạnh các quy định hợp lý, khả thi thì một số quy định vẫn tồn tại những điểm bất cập, chưa rõ ràng gây khó khăn cho thực tiễn thực hiện. 3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về DVXHCB để đảm bảo người dân được tiếp cận DVXHCB đầy đủ và hướng tới xây dựng hệ thống ASXH quốc gia tiến bộ với nhiều tấm lưới đỡ, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về DVXHCB cần chú trọng tới một số yêu cầu nhất định. Các giải pháp được đề xuất chủ yếu hướng tới đảm bảo mọi người dân được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu để tồn tại và nâng cao chất lượng cuộc sống. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật Việt Nam 1. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 2. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” 3. Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020”; 4. Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII về “công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; 5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001 “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và ASXH” 6. Hiến pháp 1992 7. Hiến pháp 2013 8. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 9. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 10. Luật Nhà ở năm 2014 11. Luật Đất đai năm 2013 12. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 13. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 14. Luật Giáo dục năm 2019 15. Luật Người khuyết tật năm 2016 16. Luật Tài nguyên nước năm 2012 17. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; 18. Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; 19. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 24 tháng 3 năm 2014 về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ 20. Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 21. Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 21 tháng 6 năm 2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; 22. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai; 23. Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10 năm 2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; 24. Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1 tháng 4 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP; 25. Nghị định số 13/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 1 năm 2018 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin; 26. Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 9 năm 2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; 27. Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/4/2020 quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; 28. Thông tư số 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 18 tháng 10 năm 2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản; 29. Thông tư số 27/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26 tháng 10 năm 2018 hướng dẫn thực hiện BHYT và khám chữa bệnh BHYT liên quan đến HIV/AIDS. 30. Quyết định số 45/ HĐBT ngày 24/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí y tế; 31. Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê; 32. Quyết định số 2127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 33. Quyết định số 1978/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Các văn bản pháp luật quốc tế 34. Công ước Quốc tế về Quyền dân sự, chính trị năm 1966; 35. Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá; 36. Công ước Quốc tế về Tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề về môi trường (25/6/1998); 37. Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng được Đại hội đồng LHQ; 38. Công ước của Liên minh Châu Phi về phòng, chống tham nhũng; 39. Công ước về Quyền của Người khuyết tật năm 2006; 40. Công ước số 152 năm 1952 quy định các quy phạm tối thiếu về ASXH; 41. Khuyến nghị R202 - Sàn an sinh xã hội, 2012 (202); 42. Luật tiếp cận thông tin của Canada năm 1985; 43. Luật Tự do thông tin Thuỵ Điển năm 1949, sửa đổi năm 1976. B. Các tài liệu tham khảo khác Tiếng Việt 44. Báo cáo quốc gia năm 2020, Tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; 45. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Báo cáo Quốc gia năm 2020: tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; 46. Bộ Lao động thương binh và xã hội và ILO (1998), Cẩm nang ASXH, tập 1 và tài liệu phục vụ chương trình tập huấn phát triển chế độ BHXH. 47. Bộ lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghề công tác xã hội cho cán bộ tuyến cơ sở (xã/phường, thôn/ấp/bản), Đề án 32; 48. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 Khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 49. Bộ Tư Pháp, Pháp luật về tiếp cận thông tin, Trang thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật, Đặc san tuyên truyền pháp luật Số 07/2016; 50. Bộ Y tế (2020), Báo cáo tóm tăt công tác quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020; 51. Bộ Y tế (2022), Báo cáo nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Tài liệu Hội nghị ngày 21/8/2022 52. Bộ Y tế và Quỹ Dân số LHQ (2017), Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam 53. Cục thống kê TPHCM (2015), Niên giám thống kê TPHCM, Nxb. Thanh niên 54. Nguyễn Thắng, Nguyễn Thị Thu Phương, Vũ Hoàng Đạt, Phạm Minh Thái, Nguyễn Thế Quân, Lộ Thị Đức (2021), Thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững theo mọi chiều cạnh và mọi nơi ở Việt Nam, Báo cáo nghèo đa chiều Việt Nam. 55. Đỗ Thị Dung, Quyền bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người khuyết tật trong Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật 2006 và việc nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam, chuyên đề đề tài cấp khoa học cấp cơ sở Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (2006) và vấn đề nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam, chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hiền Phương, Đại học Luật Hà Nội, 2020 56. Lê Thị Thuý Hà, Những nét mới trong phát triển nhà ở xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng số 109+110/2021; 57. Hoàng Thị Hằng Nga, một số kinh nghiệm phát triển nhà ở thu nhập thấp trên thế giới và bài học cho Việt Nam, tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng, số 38/2020; 58. Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III (2012), Phát triển kinh tế và ASXH – từ lý luận đến thực tiễn các tỉnh miền Trung”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đà nẵng; 59. Hội Luật gia Việt Nam (2009), Báo cáo nghiên cứu về Luật Tiếp cận thông tin của các nước Bắc Âu; 60. Nguyễn Thị Thu Hường (2022), Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học; 61. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội; 62. Kiểm toán nhà nước (2020), Báo cáo kiểm toán năm 2020; 63. Lê Minh Sang, Ramesh Govindaraj, và Caryn Bredenkamp (2020), Đối tác công tư y tế ở Việt Nam: Vấn đề và lựa chọn. Tiêu điểm phát triển quốc tế. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. doi:10.1596/978-1-4648-1585-0. Giấy phép xuất bản: Giấy phép Creative Commons theo thẩm quyền CC BY 3.0 IGO; 64. Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (2020), Báo cáo độc lập về tình hình thực thi công ước của LHQ về quyền của Người khuyết tật tại Việt Nam; 65. Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (2020), Báo cáo độc lập về tình hình thực thi công ước của LHQ về quyền của Người khuyết tật tại Việt Nam; 66. Ngân hàng thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF và JICA, Hướng tới bao phủ, chăm sóc sức khoẻ toàn dân Việt Nam; 67. Nguyễn Vũ Việt (2020), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực chi NSNN cho giáo dục ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nước, Học viện Tài chính, mã số KHGD/16-20. ĐT. 023 68. Nhóm công tác liên ngành 18 cơ quan, Báo cáo quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, 2018; 69. Phùng Đức Tùng (2017), Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Cao Thịnh, Nguyễn Thị Nhung, Tạ Thị Khánh Vân, Tổng quan thực trạng kinh tế -xã hội của 53 dân tộc thiểu số; 70. Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận (2021), Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin; 71. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra Quốc gia người khuyết tật năm 2016 (VDS2016) – Báo cáo cuối cùng; 72. Tổng cục Thống kê (2021), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam 73. Tổng Cục thống kê- Quỹ dân số LHQ (2016), Báo cáo điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015; 74. Tổng cục thống kê, Khảo sát mức sống dân cư năm 2017; 75. Tổng cục Thống kê, Uỷ ban dân tộc (2020), Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb. Thống Kê; 76. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường-Tổng cục thuỷ lợi (2020), Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2030, tầm nhìn đến 2045; 77. Trung tâm Pháp luật và Dân chủ (CLD) – Canada, Tổ chức Tiếp cận thông tin Châu Âu (AIE), Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) (2015), Báo cáo phân tích Dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin của Việt Nam 78. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Báo cáo chiến lược (V6), 2020; 79. Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), Liên minh khoáng sản (LMKS), Liên minh đất rừng (FORLAND), Liên minh nước sạch (LMNS) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam (2020), Báo cáo đánh giá việc thực thi Luật Tiếp cận thông tin (lần thứ hai); 80. Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), Liên minh khoáng sản (LMKS), Liên minh đất rừng (FORLAND), Liên minh nước sạch (LMNS) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam (2021), Thảo luận chính sách, Thực thi hiệu quả Luật Tiếp cận thông tin; 81. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb. Công an nhân dân; 82. Trường Đại học Toronto, Canada, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong tại Hà Nội (2017), Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam; 83. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, tập I. Nxb.Từ điển Bách khoa, 2005 84. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2004; 85. UNDP, Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người, Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011 86. Unicef (2022), Tóm tắt chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường tại Việt Nam; 87. Unicef, Tóm tắt chính sách về nước sạch & vệ sinh môi trường tại Việt Nam, 2020; 88. Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Khoá 13 (2015), Già hoá dân số và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, 2015; 89. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam-Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Viện, Mã số: B2011-37-04; 90. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2012), Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Hà Nội; 91. Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, 2010; 92. Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, 2010; 93. Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), “Xóa bỏ kỳ thị-quan điểm và đánh giá của người khuyết tật”, Nxb. Tri thức, 2017. Tiếng nước ngoài 94. Alex Wafer, Jackie Dugard, Muzi Ngwenya, Shereza Sibanda (2008), The lived -reality of poor people’s access to basic services in Johannesburg’s inner city, Research report; 95. Anna Coote, Pritika Kasliwal and Andrew Percy (2019), Universal Basic Services: theory and practice; 96. Antonella Corsi-bunker, Guide to the education system in the United States; 97. Antonella Corsi-bunker, Guide to the education system in the United States; 98. Asian Development Bank Institute (2000), Public-Private Partnerships in the Social Sector: Issues and Country Experiences in Asia and the Pacific, ADBI Publisher; 99. Brinkerhoff (2007), Governance in Post-Conflict Societies; 100. Catherine P Conn & Veronica Walford, An Introduction to Health Insurance for Low Income Countries”, DFID- Health Systems Resource Centre, 2008; 101. China Association for Human Rights Studies (2015), Legal Defense of the Right to Housing: A Comparative Study of Mainland and Taiwan; 102. Chu Zhaohui, The important of compulsory education, China Daily, 2019-07-22; 103. De Jongh, J. Mncayi, P. and Mdluli, P. (2019), Analysing the impact of water access and sanitation on local economic development (led) in the sedibeng district municipality, South Africa, International Journal of Innovation, Creativity and Change, Vol. 5, No. 2; 104. Dev Pa et al (2020), A Study on Migrant Workers’ Access to Housing and Land; 105. Doyal, L. & Gough, I. (1991), A Theory of Human Need. Basingstoke: Palgrave Macmillan; 106. G. Verbist, M. F. Förster & M. Vaalavuo. (2012), The Impact of Publicly Provided Services on the Distribution of Resources: Review of New Results and Methods. OECD, OECD Social, Employment and Migration Magazine No. 130; 107. Gough, Ian (2019), Universal Basic Services: a theoretical and moral framework; 108. Ha Thi Hai Do, Nui Dang Nguyen, Anh Ngoc Mai, Duc Minh Phung (2020), Assessment of basic social services coverage on life quality for ethnic minorities in Vietnam, International magazine of innovation, Vol.13. No.10; 109. Ha Thi Hai Do, Nui Dang Nguyen, Anh Ngoc Mai, Duc Minh Phung, Nguyen Duy Vu, Hung Dinh Nguyen, Dung Manh Chan, Thuy Minh Thu Phung, Ensuring basic education for ethnic minority groups in Vietnam, Management Science Letters; 110. ILO (1992), Introduction Social Secutity, Giownevo; 111. ILO (2008), Social Health Protection - an ILO strategy towards universal access to health care; 112. ILO (2009), Social Protection Floor Initiative; 113. Indian government, Planning Commission Report of the Working Group on Social Security for the Eleventh Five Year Plan 2007-2012; 114. Institute for global prosperity (2017), Social prosperity for the future:A proposal for Universal Basic Services; 115. JICA (2002), Approaches for Systematic Planning of Development Projects; 116. John Bryson (2019), A century of public housing: lessons from Singapore, where housing is a social, not financial, asset. 117. Jomills Henry Braddock II, James M. McPartland, Equality Of Opportunity; 118. Maria Massimo (2021), Housing as a Right in the United States: Mitigating the Affordable Housing Crisis Using an International Human Rights Law Approach; 119. Meenakshi Gupta, Labour Welfare and Social Security in Unorganized Sector (New Delhi: Deep & Deep Publications), 2007; 120. Ministry of Labour and Employment and Rehabilitation, India (1969), Report of the Nation commission on labour; 121. Niall Patrick Walsh (2020), Comparing social housing: 30 projects from countries a round the world; 122. OECD (2015), Education in China- a snapshot; 123. OECD (2020), Social housing: A key part of past and future housing policy, Employment, Labour and Social Affairs Policy Briefs; 124. Ortiz, I., Schmitt, V. and De, L. (2018), 100 years of social protection: The road to universal social protection systems and floors,Volum 1: 50 country cases, Geneva: ILO; 125. Phạm Minh Thái, Trần Quang Tuyến (2021), Does greater household wealth make young children perform better? The case of Vietnam"; 126. Philip Kotler, Gary Armstrong (1996), Principles of Marketing, Chapter (2) 2, Prentice Hall Publishers; 127. Philippe Cullet (2007), Water law in India – Overview of existing framework and proposed reforms, IELRC Working Paper, 2007-01; 128. Philippe Cullet, Joyeeta Gupta (2009), The Evolution of the Law and Politics of Water, Springer Academic Publishers; 129. Rachel Marcus, Laure-Hélène Piron, Tom Slaymaker (2004), Basic services and social protection; 130. Roland Almqvist, Olle Högberg (2005), The Challenge of Public-Private Partnerships: learning from international experience, Edvard Elgar Publishing Ltd; 131. Salvi del Pero, A. et al. (2016), “Policies to promote access to good-quality affordable housing in OECD countries”, OECD Social, Employment and Migration Working Papers, No. 176, OECD Publisher; 132. Samuel Kleven (2022), Housing policy in Japan; 133. Santosh Mehrotra, Jan Vandemoortele and Enrique Delamonica (2002), Basic services for all? 134. Scanlon, K., M. Fernández Arrigoitia and C. Whitehead (2015), Social housinin Europe. European Policy Analysis, Swedish Institute for European Policy Studies; 135. Scanlon, K., M. Fernández Arrigoitia and C. Whitehead (2015), Social housing in Europe. European Policy Analysis, Swedish Institute for European Policy Studies; 136. Toby Mendel (2008), Freedom of information: A comparative legal survey, Second Edition, United Nations, UNESCO, Paris; 137. UN – Africa Spending Less on Basic Social Services; 138. UN (2006), Frequently asked questions on human rights – based approach to development cooperation, New York and Geneva; 139. UNDP (2001), Choices for the Poor: Lessons from national poverty strategies, Publication of ILO; C. Website 1. https://www.britannica.com/topic/meritocracy; 2. an-sinh-xa-hoi-2155, truy cập ngày 3/3/2021 3. https://www.esn-eu.org/about/what-are-types-social-services, truy cập ngày 3/3/2020 4. https://www.etu.org.za/toolbox/docs/government/basic.html#we, truy cập ngày 15/4/2020 5. https://www.usip.org/guiding-principles-stabilization-and-reconstruction-the- web-version/stable-governance/provision-esse, truy cập ngày 9/12/2021 6. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thuc-tien-kinh-nghiem1/- /2018/816018/xa-hoi-hoa-dich-vu-cong-o-viet-nam.aspx, truy cập ngày 9/4/2021 7. https://www.usip.org/guiding-principles-stabilization-and-reconstruction-the- web-version/stable governance/provisionesse#:~:text=Providing%20essential%20services%20is% 20the,such%20as%20health%20and%20education, truy cập ngày 9/12/2021; 8. https://baothanhhoa.vn/y-te-suc-khoe/bat-cap-trong-thuc-hien-de-an-dau- tu-xa-hoi-hoa-y-te-tuyen-xa/170659.htm, truy cập ngày 15/5/2022; 9. https://www.who.int/india/health-topics/primary-health- care#:~:text=It%20provides%20whole%2Dperson%20care,feasible%20to %20people's%20everyday%20environment, 10. https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/phat-trien-giao-duc-mam-non- trong-tinh-hinh-moi.html, truy cập ngày 25/8/2022; 11. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/con-em-lao-dong-di-cu-hoc-o-dau-ai- lo-post186480.gd; truy cập ngày 22/4/2022; 12. https://thanhnien.vn/khong-co-so-ho-khau-tam-tru-khong-du-1-nam-co- duoc-vao-lop-1-post1088409.html, truy cập ngày 1/10/2022; 13. https://baoquocte.vn/ngan-sach-cho-giao-duc-con-nhieu-bat-cap-81691.html 14. www.moe.gov.cn, 14/6/2020; 15. https://laodong.vn/xa-hoi/cac-tinh-mien-giam-ha-noi-lai-lien-tuc-tang- hoc-phi-771045.ldo, truy cập ngày 10/12/2019; 16. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tap-doan-vingroup/- /2018/820737/ha-noi-phat-trien-he-thong-y-te-co-so-trong-tinh-hinh- moi.aspx, truy cập ngày 30/9/2022; 17. https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.a spx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=36843, truy cập ngày 18/9/2022; 18. https://baothanhhoa.vn/y-te-suc-khoe/bat-cap-trong-thuc-hien-de-an-dau- tu-xa-hoi-hoa-y-te-tuyen-xa/170659.htm, truy cập ngày 1/11/2022; 19. https://nhadat.tuoitre.vn/von-tu-nhan-don-dap-vao-du-an-nha-o-xa-hoi- nha-o-cong-nhan-20220415090637594.htm, truy cập ngày 15/4/2022; 20. https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1173/70357/tiep-tuc-hoan-thien-the-che- day-manh-phat-trien-nha-o-xa-hoi.aspx, truy cập ngày 1/12/2022; 21. https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-nao-cho-nguoi- khuyet-tat.html, truy cập ngày 25/02/2021; 22. https://thanhnien.vn/lo-bat-cap-trong-co-che-tao-quy-dat-xay-nha-o-xa- hoi-tai-ha-noi-post1412920.html, truy cập ngày 1/11/2022; 23. https://dttc.sggp.org.vn/de-giam-ngheo-tu-12-14-ho-gia-dinh- post5491.html, truy cập ngày 3/9/2022; 24. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Bat-dong-san/988002/phat-trien-nha-o- gia-re-tim-giai-phap-hieu-qua, truy cập ngày 3/9/2022; 25. https://www.sahrc.org.za/home/21/files/SAHRC%20Water%20and%20Sanitation%20re vised%20pamphlet%2020%20March%202018.pdf; truy cập ngày 15/11/2022; 26. https://baodantoc.vn/thay-gi-tu-cac-cong-trinh-nuoc-sinh-hoat-tap-trung- o-tay-nguyen-hang-tram-cong-trinh-khong-hieu-qua-bai-1- 1623050902607.htm, truy cập ngày 12/9/2022; 27. https://amp.baodautu.vn/phat-trien-cong-nghe-thong-tin-muon-dot-pha- phai-chiu-chi-d130405.html, truy cập ngày 12/3/2022; 28. https://orihome.com.vn/dichvu/banggia?gclid=EAIaIQobChMIbzJguS8_QI VYtxMAh3izwAAEAAYASABEgIwlPD_BwE, truy cập ngày 12/1/2023; 29. https://fdcmedical.vn/dich-vu-duong-lao, truy cập ngày 12/1/2023; 30. https://www.jica.go.jp/jica-ri/IFIC_and_JBICI- Studies/english/publications/reports/study/topical/spd/pdf/chapter1.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_an_sinh_xa_hoi_ve_cac_dich_vu_xa_hoi_co_ba.pdf
  • pdfNew findings of the thesis - Dịu_crossed checked.pdf
  • pdfNhững điểm mới của LA-1trang A4 -final.pdf
  • pdfTóm tắt LA- cấp trường -final.pdf
  • pdfTóm-tắt-LA-Tiếng-Anh-5.9_cross checked.pdf