Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM, có thể rút ra những kết luận chính sau
đây:
Thứ nhất, việc xây dựng nội dung lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động
cấp tín dụng của NHTM có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá các quy định
pháp luật trên thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo
tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Những nội dung khái niệm quan
trọng như: “hoạt động cấp tín dụng của NHTM”, “bản chất và các nguyên tắc của
hoạt động cấp tín dụng”, “đặc điểm cấp tín dụng của NHTM”, “các hình thức cấp
tín dụng của NHTM”, “cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của
NHTM”, “cơ sở kinh tế xã hội và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
cấp tín dụng của NHTM”. đã được xây dựng làm cơ sở cho việc nghiên cứu những
nội dung lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
Thứ hai, cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM
được xác định từ các quan hệ pháp luật phát sinh trong qúa trình cấp tín dụng của
NHTM, bao gồm 4 bộ phận chính: một là, các hình thức cấp tín dụng được phép;
hai là, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng; ba là, nội dung cấp tín dụng; bốn là,
giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, viêc phân chia cũng chỉ
có ý nghĩa tương đối vì có những nội dung pháp luật này có thể vừa thuộc bộ phận
này lại vừa thuộc bộ phận kia do được đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ ba, bên cạnh những thành tựu, pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín
dụng của NHTM còn rất nhiều bất cập cần đươc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, Một
là, việc ghi nhận chính thức khi thực hiện giao dịch gốc với hành vi cấp tín dụng
cho khách hàng còn nhiều điểm chưa rõ ràng; việc xác định dấu hiệu của một hình
thức cấp tín dụng chưa rõ ràng, không được ghi nhận bằng pháp luật một cách chính
thức; hai là, pháp luật chưa có những quy định cần thiết để gắn trách nhiệm của
người phê duyệt tín dụng, quyết định tín dụng với người xử lý tín dụng; chưa có
nguyên tắc chung và mô hình cụ thể, dẫn đến khả năng rủi ro ở mức độ nhất định,
chưa ghi nhận bằng pháp luật nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống phê
duyệt/quyết định tín dụng; thứ ba, các chuẩn mực để thẩm định và phê duyệt tín166
dụng chưa rõ ràng; hệ thống cảnh báo sớm đề cập đến việc thu nhập thông tin về
khoản vay, thông tin về rủi ro, lợi nhuận và hệ thống kiểm toán nội bộ một cách đầy
đủ, nhanh nhạy và thống nhất chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Để hoàn thiện cần bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
của Nhà nước về yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo hoàn thiện pháp luật
một cách đồng bộ, toàn diện, thống nhất, phù hợp và khả thi; khắc phục những tồn
tại, hạn chế pháp luật hiện hành và yêu cầu hội nhập quốc tế trong.
Thứ năm, bên cạnh các giải pháp về mặt pháp lý cần tăng cường các biện
pháp bổ trợ làm môi trường, chất xúc tác giúp cho các quy định pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng đi vào thực tiễn hoạt động của các NHTM.
180 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn dưới 90
ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại; nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): nhóm nợ quá
hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoặc khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng nợ quá hạn
vẫn dưới 90 ngày; nhóm 4: (nợ nghi ngờ) các khoản nợ quá hạn từ trên 180 ngày
đến 360 ngày hoặc các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng vẫn quá hạn từ 90 đến
180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; nhóm 5: nhóm có khả năng mất vốn.
Mục tiêu của việc phân chia này để áp dụng các biện pháp cần thiết trích lập dự
phòng (nợ nhóm 1: 0%; nợ nhóm 2:.5.%; nợ nhóm 3: 20%; nợ nhóm 4: 50%; nợ
nhóm 5: 100%). Nếu xét ở góc độ an toàn tín dụng đơn thuần thì đây là biện pháp
phòng ngừa và sẵn sàng xử lý rủi ro tốt. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ các tổ chức tín
dụng, chúng tôi nhận thấy cần cân nhắc quy định cho phù hợp. Nếu sử dụng phương
pháp xếp hạng khách hàng cứng nhắc sẽ dẫn đến tình trạng nợ nhóm 3 đến nhóm 5
153
của các tổ chức tín dụng sẽ có thể ở mức rất cao, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của toàn
hệ thống. Chúng ta cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm của các tổ
chức định mức tín nhiệm quốc tế đã sử dụng, nhưng cần tính đến đặc thù của nền
kinh tế Việt Nam, với số lượng các khách hàng có quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ
áp đảo. Thông thường, chỉ có khách hàng được xếp hạng cao (từ A đến AAA), với
điều kiện khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày thì mới được phân loại thành
nợ nhóm 1 (trích lập dự phòng 0%). Trên thực tế, số lượng khách hàng thuộc hạng
này tại tất cả các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Phần lớn khách hàng của
các tổ chức tín dụng được xếp hạng chủ yếu từ BBB đến CC, nếu theo cách phân
loại nợ chuẩn mực thì hầu hết số khách hàng này sẽ bị phân loại nợ nhóm 2, nhóm
3. Hệ quả của quy định này là ngay lập tức kể từ khi cho vay, dù trả đúng hạn đều bị
phân loại nợ nhóm 3. Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của toàn hệ thống sẽ
rất cao, cao hơn nhiều so với bản chất loại nợ thực tế.
Như đã phân tích ở trên, việc đưa ra các tiêu chí phân loại nếu không tính tới
thực tiễn áp dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng của đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ do các tổ chức tín dụng e ngại
hoặc không thể giải ngân cho nhóm khách hàng này, ảnh hưởng đến chủ trương
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước.
Bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô lớn (các tập đoàn, tổng công ty lớn)
có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng (đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước vì bên cạnh vị thế kinh tế vốn có của tổ chức kinh tế lớn, còn nhiều yêu tố độc
quyền nhà nước đang được chuyển thành độc quyền doanh nghiệp, thể hiện trong vị
thế của các tổ chức này), các tổ chức tín dụng “bán lẻ” phát triển thị phần của mình
bằng con đường tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh việc phân loại nợ vào các nhóm
theo các tiêu chí phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế và các khách hàng vay của
Việt Nam. Theo đó, trừ các khách hàng xếp hạng rất thấp và rất rủi ro, các khoản
vay của các khách hàng khác với điều kiện cho vay đã được thẩm định kỹ càng theo
các tiêu chuẩn quy định của pháp luật, với khả năng trả nợ và nguồn tài chính đảm
bảo trả nợ cho khoản vay thì cần được phân loại vào nhóm 1.
Thứ năm, đánh giá lại qui định các giới hạn cụ thể và các trường hợp không
xác định giới hạn
154
Theo quy định hiện hành, các giới hạn cấp tín dụng được xác định riêng cho
từng hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài
chính, bao thanh toán. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, nên tiếp tục quy định theo
hướng tách bạch. Những vấn đề như “dư nợ vốn hợp nhất”, “tỷ lệ an toàn vốn hợp
nhất” cần được cân nhắc và cẩn trọng trong quá trình thực hiện.
Đối với trường hợp không xác định giới hạn, nghĩa là trường hợp “cho vay
và bảo lãnh đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”. Có thể hiểu
rằng, các khoản cho vay hoặc bảo lãnh này nằm trong mục tiêu, chương trình có sự
kiểm soát của Ngân hàng hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ (thông qua chỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước), hoặc cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng lâm vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt. Với rất nhiều phương án đặt ra, thiết nghĩ sẽ là rõ
ràng, minh bạch nếu pháp luật quy định cụ thể về những trường hợp này.
Thứ sáu, về giới hạn chuyển vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của tổ chức
tín dụng trước đây đều được quy định cùng với các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác trong
cùng một văn bản. Điều này hiện nay đã được giải quyết [50] bởi việc ban hành các
văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước. Nghiên cứu sinh cho rằng cần thiết
giảm thiểu việc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn, nhằm đảm bảo an
toàn không đơn thuần cho tổ chức tín dụng mà còn cho chính các chủ thể cho vay
ngắn hạn đối với các tổ chức huy động này (Trước đây Thông tư 15/2009/TT-
NHNN ngày 10/8/2009 quy định tỷ lệ cho NHTM được chuyển từ vốn ngắn hạn
sang cho vay trung dài hạn là 30%. Văn bản này đã hết hiệu lực và được thay bằng
Thông tư 36/20140. Mặc dù có lộ trình để giảm tỷ lệ chuyển vốn ngắn hạn sang cấp
tín dụng trung dài hạn nhưng tỷ lệ cho phép từ 2016 đến 2018 còn quá cao [50]
(ngân hàng thương mại được phép chuyển đến 60% cho 2016, 50% cho 2017 và
40% từ 2018), điều này đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ rủi ro thanh khoản. Cho dù
pháp luật có đề cập đến các công thức xác định tỷ lệ giữa vốn ngắn hạn và tổng dự
nợ cho vay trung, dài hạn, tuy nhiên việc kiểm soát thường xuyên từ phía cơ quan
quản lý đối với ngân hàng thương mại không dễ dàng [50].
4.2.1.5 Hoàn thiện các quy định điều chỉnh đối với từng hình thức cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại
a. Đối với hoạt động cho vay
155
Một là, cần quy định cụ thể về điều kiện cho vay nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho việc ra xem xét, ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng của các NHTM,
đồng thời đảm bảo cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt
động thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Hai là, nhằm tạo sự ổn định tâm lý cho các chủ thể có liên quan trong hoạt
động cho vay, đặc biệt là các NHTM khi mà hoạt động cho vay là hoạt động
chính của các ngân hàng, pháp luật điều chỉnh hoạt động này cần sớm được bổ
sung, hoàn thiện một cách đồng bộ với các quy định của Luật Các tổ chức tín
dụng, quy định pháp luật của Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, pháp luật
điều chỉnh hoạt động cho vay của NHTM cũng cần bổ sung các quy định về
quản trị nội bộ đối với hoạt động cho vay tạo cơ sở pháp lý đảm bảo an toàn cho
hoạt động của các NHTM trên thực tế.
Ba là, thống nhất các quy định về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng trong một văn bản duy nhất, thay vì nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung như hiện nay;
Bốn là, tạo ra sự ổn định tâm lý cho các đối tượng điều chỉnh của Quy chế
cho vay, trong đó quan trọng nhất là các ngân hàng thương mại khi mà hoạt động
cho vay là hoạt động chính của các ngân hàng và sự thay đổi của pháp luật điều
chỉnh hoạt động này là một trong những sự quan tâm hàng đầu của những người
quản lý, điều hành các NHTM nhằm hoạch định các chính sách, chiến lược cũng
như thay đổi hệ thống văn bản nội bộ phù hợp với Quy chế mới này;
Năm là, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực vào
ngày 15.3.2017 hy vọng khắc phục được phần lớn khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực thi Quy chế 1627 trong thời gian qua, đặc biệt là phù hợp với thực tiễn
hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Tuy vậy, việc tiếp tục hướng dẫn cách thức
để đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng dưới dạng cho vay theo văn bản mới cùng
với việc chấp nhận/không chấp nhận một số sản phẩm pháp lý đã tồn tại trong giao
dịch tín dụng mới là rất cần thiết. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ luật Dân sự
2015 và Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30.12.2016 không ghi nhận hộ gia đình
là chủ thể tham gia giao dịch dân sự, vậy cần xử lý thế nào đối với quan hệ tín dụng
có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất ở/đất nông nghiệp được cấp cho hộ gia
đình? Cũng cần lưu ý thêm: loại giao dịch có đảm bảo mang tính khá phổ biến.
156
b. Đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Căn cứ những tồn tại, hạn chế của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt
động bảo lãnh ngân hàng, đề xuất điều chỉnh một số quy định pháp luật như sau:
Thứ nhất, sửa đổi khái niệm bảo lãnh ngân hàng, bổ sung khái niệm hoạt
động bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng
chưa được sử dụng thống nhất, dễ gây hiểu nhầm. Nhiều trường hợp, mặc dù đề cập
đến “hoạt động bảo lãnh ngân hàng” với tư cách là một hoạt động dịch vụ ngân
hàng nhưng lại sử dụng thuật ngữ “bảo lãnh ngân hàng”. Mặt khác, theo quy định
hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp
tín dụng nhưng lại giải thích “theo đó, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên
nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh” thể
hiện sự không thống nhất trong chính khái niệm này và cũng không phù hợp với
khái niệm về cấp tín dụng quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Điều 4: Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam
kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả”).
Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một hợp đồng giữa người bảo lãnh và
người nhận bảo lãnh về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh.
Nó mang bản chất là một hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo
lãnh với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, khác với bảo lãnh dân sự, bảo lãnh ngân
hàng do các chủ thể chuyên nghiệp (ngân hàng thương mại) thực hiện, nó mang
tính độc lập (độc lập với hợp đồng cơ sở và thỏa thuận cấp bảo lãnh), được xác lập
và thực hiện trên cơ sở của chứng từ và không thể đơn phương hủy ngang. Do đó,
đề xuất sửa đổi khái niệm bảo lãnh ngân hàng như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là một
hợp đồng mang tính độc lập và không thể đơn phương hủy ngang, được giao kết
giữa người bảo lãnh là các tổ chức tín dụng với người nhận bảo lãnh để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh, theo đó
đó bên bảo lãnh cam kết thanh toán một khoản tiền xác định theo thỏa thuận khi
người nhận bảo lãnh xuất trình các chứng từ phù hợp với thỏa thuận và trong thời
hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh”.
Bên cạnh đó, hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động có tính dịch vụ
ngân hàng, thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận. Nó vừa là hoạt động cấp tín dụng
157
cho khách hàng, vừa là hoạt động bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Do pháp luật hiện
hành chưa quy định khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng nên đề xuất bổ sung
khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng như sau: là một hoạt động có tính dịch vụ
ngân hàng do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm cấp tín dụng cho khách, cam kết bảo
đảm nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với bên thứ ba.
Và do đó, tên gọi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh cụ thể hoạt động
bảo lãnh ngân hàng là Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân
hàng là không phù hợp, phải sử dụng tên gọi hoạt động bảo lãnh ngân hàng mới
phù hợp và phản ánh đúng mục tiêu điều chỉnh pháp luật của văn bản này.
Thứ hai, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của NHTM về công khai thời
hạn thẩm định hồ sơ, bảng phí dịch vụ bảo lãnh để khách hàng có thể tham khảo,
đàm phán khi ký kết hợp đồng/thỏa thuận cấp bảo lãnh. Mối quan hệ giữa NHTM
và khách hàng là mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ
nên được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
Pháp luật cần bổ sung quy định về việc tổ chức tín dụng (trong đó có ngân
hàng thương mại) phải nhập thông tin phát hành bảo lãnh trên hệ thống thông tin
nội bộ của mình và cho phép khách hàng, bên có liên quan được truy cập, khai thác
thông tin về những cam kết bảo lãnh được ngân hàng phát hành. Theo đó, sau khi
ngân hàng thương mại phát hành cam kết bảo lãnh và chuyển nó đến người nhận
bảo lãnh thì khi người nhận bảo lãnh, hoặc khách hàng của ngân hàng hoặc bên có
liên quan có thể dựa vào số hiệu của cam kết bảo lãnh để xác định xem bảo lãnh có
được phát hành đúng thẩm quyền hay không. Quy định này sẽ đảm bảo việc tác
nghiệp trên hệ thống thông tin của các NHTM, đặc biệt là cơ chế tạo điều kiện cho
khách hàng kiểm tra các cam kết bảo lãnh do NHTM phát hành. Đây vừa là lợi ích
của khách hàng nhưng đồng thời cũng nhằm hạn chế rủi ro cho NHTM đối với các
trường hợp phát hành cam kết bảo lãnh sai thẩm quyền.
Thứ ba, cần quy định rõ các chủ thể (đặc biệt là “bên có liên quan”) tham gia
quan hệ hợp đồng /thỏa thuận cấp bảo lãnh và làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể trong quan hệ cấp bảo lãnh.
Thứ tư là, để đảm bảo các bên thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng của
NHTM theo đúng bản chất của hoạt động này, pháp luật cần quy định chi tiết về
158
tính độc lập của hợp đồng bảo lãnh (độc lập với hợp đồng cơ sơ và thỏa thuận cấp
bảo lãnh), cũng như việc xác lập và thực hiện quan hệ bảo lãnh ngân hàng trên cơ
sở của chứng từ và không thể đơn phương hủy ngang.
Năm là, cần quy định rõ các chủ thể (đặc biệt là “bên có liên quan”) tham gia
quan hệ hợp đồng/thỏa thuận cấp bảo lãnh và làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể trong quan hệ cấp bảo lãnh.
Ngoài ra, xem xét việc xây dựng cơ chế pháp lý riêng biệt để giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng do mang tính đặc thù, cần
thực hiện theo hướng rút gọn các trình tự, thủ tục so với thủ tục tố tụng thông
thường nhằm rút gọn thời gian giải quyết tranh chấp nhưng vẫn đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
c. Đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng
Xuất phát từ thực tế hiện nay: Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động
thẻ ngân hàng quy định áp dụng đối với toàn bộ các loại thẻ ngân hàng, không có
một quy chế riêng đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng. Trong khi, thị trường
thẻ tín dụng có những đặc thù khác biệt so với các loại thẻ ngân hàng hàng khác.
Chính vì vậy, NHNN xem xét ban hành một văn bản quy định riêng về phát hành,
sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng, trong đó lưu ý một số nội dung:
Về vấn đề chủ thẻ tín dụng: các quy định hiện hành về chủ thẻ tín dụng mới
đáp ứng được yêu cầu cơ bản mà chưa dự liệu hết các khó khăn phát sinh. Nguyên
nhân chủ yếu là vì các quy định này được ban hành để áp dụng chung cho tất cả các
loại thẻ chứ không dành riêng cho thẻ tín dụng. Do đó nếu ban hành được một quy
định riêng về thẻ tín dụng, pháp luật sẽ có điều kiện đặt ra các tiêu chí để sàng lọc
và phân loại chủ thẻ, có cơ chế điều chỉnh khác nhau giữa chủ thẻ Việt Nam và chủ
thẻ nước ngoài, giữa chủ thẻ tổ chức và chủ thẻ cá nhân, giữa chủ thẻ chính và chủ
thẻ phụ. Trường hợp người nước ngoài là chủ thẻ tín dụng sử dụng tại Việt Nam
cũng cần có quy định cụ thể hơn, đặc biệt là vấn đề xử lý rủi ro sau phát sinh khi
chủ thẻ đã xuất cảnh ra nước ngoài. Riêng đối với chủ thẻ là tổ chức, cũng cần có
các quy định về cơ chế sử dụng thẻ thông qua người đại diện, vấn đề phân định
trách nhiệm của cá nhân sử dụng thẻ với pháp nhân là chủ thẻ, vấn đề bảo đảm an
toàn, bảo mật thông tin, vấn đề phân định nghĩa vụ gánh chịu rủi ro giữa các bên.
Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng liên quan đến rủi ro tín dụng, đó là điều kiện
159
có năng lực tài chính, có uy tín để được sử dụng thẻ. Theo đó, pháp luật nên quy
định điều kiện để phát hành thẻ tín dụng cho chủ thẻ liên quan đến số lượng tối đa
thẻ tín dụng mà chủ thẻ được sử dụng, liên quan đến uy tín trả nợ (số lượng tối đa
dư nợ quá hạn của một chủ thẻ trong một thời gian nhất định), liên quan đến nghĩa
vụ tuân thủ các quy định của tổ chức phát hành thẻ và của pháp luật về thẻ tín dụng.
Rõ ràng là các tổ chức phát hành thẻ không nên phát hành thẻ cho người có quá
nhiều thẻ tín dụng, hoặc thường xuyên phát sinh nợ quá hạn, hoặc thường xuyên có
những vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ. Khi đã có những điều
kiện này, rủi ro với phát hành thẻ không có tài sản bảo đảm sẽ giảm đi. Hiện nay,
yếu tố tài sản bảo đảm vẫn còn là rào cản lớn của thị trường nên nếu được gỡ bỏ sẽ
làm số lượng thẻ tín dụng tăng lên. Vì thế đây cũng có thể coi là một bước đột phá
để thúc đẩy tăng trưởng tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam.
Về việc kiểm soát giao dịch gốc trong quan hệ phát hành thẻ tín dụng: do
phát hành thẻ tín dụng được coi là hoạt động cấp tín dụng đặc biệt so với các hoạt
động cấp tín dụng còn lại của NHTM nên pháp luật cần quy định rõ quan hệ cần
kiểm soát là quan hệ thanh toán/rút tiền mặt hay quan hệ cấp tín dụng giữa NHTM
với khách hàng để từ đó có cơ chế kiểm soát việc sử dụng vốn vay/tiền rút được để
sử dụng đúng mục đích và đảm bảo khả năng hoàn trả của khách hàng.
Về một số quy định cho vay bằng thẻ tín dụng: Với những đặc thù riêng,
không thể áp dụng các quy định của cho vay thông thường vào hình thức cho vay
bằng thẻ tín dụng. Theo đó, các quy định về cho vay hiện hành đang tập trung điều
chỉnh hoạt động cho vay đầu tư, sản xuất, kinh doanh là chủ yếu. Nếu áp dụng các
quy định này vào cho vay tiêu dùng sẽ có nhiều bất cập. Trong tương lai gần, có thể
phải tách biệt việc điều chỉnh cho vay kinh doanh riêng và cho vay tiêu dùng riêng.
Trước mắt, trong quy định về phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng sẽ có các
nội dung liên quan đến quản lý rủi ro thẻ tín dụng được tiếp thu từ Quy chế cho vay.
Khi đó, Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước chỉ việc dẫn chiếu đến quy định
này là đủ cơ sở áp dụng mà không mâu thuẫn với các điều kiện đặt ra trong Quy chế
cho vay. Cụ thể, để tháo gỡ những bất cập đối với riêng thẻ tín dụng, các nội dung
liên quan đến rủi ro tín dụng cần kết hợp chặt chẽ với quản lý rủi ro thanh toán, theo
đó, cần tạo điều kiện cho các tổ chức phát hành thẻ tự chịu trách nhiệm về thẩm
định tín dụng khi phát hành thẻ, nới rộng hơn điều kiện cho vay so với các trường
160
hợp thông thường, đồng thời khuyến khích các tổ chức phát hành thẻ tự chủ động
kiểm soát rủi ro. Vấn đề lãi suất cho vay tín dụng thẻ cũng nên được quy định với
đặc thù riêng. Hầu hết các nước trên thế giới cũng như trong khu vực đều quy định
lãi suất tín dụng thẻ cao hơn hẳn lãi suất đối với những khoản tín dụng thông
thường nhằm bù đắp cho ngân hàng khi đã phải dành các ưu đãi cho khách hàng nếu
trả nợ đúng hạn. Quy định về lãi suất như vậy cũng làm tăng ý thức và trách nhiệm
của chủ thẻ trong việc sử dụng, thanh toán sao kê của mình. Vấn đề sử dụng thẻ tín
dụng để thanh toán ngoại tệ vừa là hoạt động thanh toán ngoại tệ vừa là hoạt động
cho vay ngoại tệ. Để tránh những mâu thuẫn với các quy định về cho vay ngoại tệ,
quy định về thẻ tín dụng nên công nhận việc sử dụng thẻ tại các đơn vị chấp nhận
thẻ nước ngoài hoặc các đơn vị chấp nhận thẻ Việt Nam được thanh toán ngoại tệ là
mục đích hợp pháp để cho vay ngoại tệ. Vấn đề cho vay với các đối tượng cấm cho
vay hoặc hạn chế cho vay cũng cần coi là ngoại lệ nếu sử dụng thẻ tín dụng. Việc
hạn chế này là rất cần thiết với cho vay thông thường để bảo đảm an toàn tín dụng,
nhưng sẽ là không cần thiết với loại hình cho vay qua thẻ tín dụng vì phạm vi đối
tượng là tương đối hẹp và dư nợ là tương đối nhỏ. Còn một vấn đề nữa, đó là tình
trạng lạm dụng thẻ tín dụng trong tiêu dùng cá nhân. Hiện tượng này đang tăng lên
nhanh chóng ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam chưa xảy ra tình trạng này vì thị
trường thẻ tín dụng còn quá nhỏ bé, nhưng ở một số nước như Trung Quốc, Thái
Lan và đặc biệt là Hàn Quốc, tình trạng phát hành thẻ tín dụng tràn lan cộng với xu
thế tiêu dùng xa xỉ của tầng lớp thanh niên đã làm tăng số cá nhân mất khả năng
thanh toán. Báo chí Hàn Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo về các vụ tự sát trong lớp
trẻ do nợ nần chồng chất. Rõ ràng đây là một hiện trạng rất đáng quan tâm trong
việc hoạch định chính sách, xây dựng quy định pháp luật về thẻ tín dụng. Để hạn
chế phần nào rủi ro này, pháp luật tăng cường vai trò của các quy định về điều kiện
phát hành thẻ tín dụng, về các tỷ lệ an toàn, xếp hạng khách hàng, tránh tình trạng
tương tự có thể xảy ra đối với Việt Nam.
d. Đối với hoạt động chiết khấu
Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành quy định rất chung chung về quy
trình thực hiện hoạt động chiết khấu. Vì vậy, cần quy định rõ các bước trong hoạt
động chiết khấu của NHTM, bao gồm: nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định chiết
khấu, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp đồng chiết khấu,
161
chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng.
Thứ hai, cần quy định rõ điều kiện mà khách hàng phải thỏa mãn khi tham
gia vào giao dịch chiết khấu tại NHTM tại Việt Nam.
Thứ ba, các quy định pháp luật hiện hành chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các
chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu. Chiết khấu được thực hiện trên cơ sở sự thỏa
thuận của các bên, tuy nhiên nhà nước lại quá “bao cấp” đối với ngân hàng vì vậy sự
tự do ý chí của các bên bị “bóp méo” và không bảo vệ được quyền lợi của khách
hàng. Khách hàng cũng có thể bị rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu ngân hàng
không thu hồi được số tiền trên công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khi đến hạn
thì khách hàng lại có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ này. Điều này là hoàn toàn vô lý,
trái với bản chất của chiết khấu là mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu. Thiết nghĩ
quy định này chỉ đúng với chủ thể chiết khấu là NHNN vì ngân hàng này hoạt động
vì mục tiêu phi lợi nhuận và thực hiện chiết khấu để đảm bảo chính sách tiền tệ quốc
gia. Trong khi đó NHTM lại hoạt động theo cơ chế lợi nhuận giống như khách hàng
thì nên chăng không nên có sự phân biệt đối xử như vậy.
e. Đối với hoạt động bao thanh toán
Thứ nhất, cần sửa đổi quy định về việc không thừa nhận dịch vụ bao thanh
toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng (người mua) về việc
chấp nhận trả nợ theo phương thức bao thanh toán. Trên thực tế các người mua lớn
thường không thích phiền hà nên họ ít hợp tác. Điều này đã gây không ít khó khăn
cho ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ này.
Thứ hai, việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là một hình thức cấp tín dụng đã
khiến toàn bộ nội dung Quy chế 1096 lệch khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh
toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán
trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức
năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro; đây là điểm khác nhau
cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường. Ngoài ra, chính vì
định nghĩa bao thanh toán là hình thức cấp tín dung nên khoản ứng trước chỉ đơn
thuần là khoản cho vay còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của người
bán; dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển
giao quyền đòi nợ từ người bán sang đơn vị bao thanh toán. Do đó, các quy định
pháp luật cần quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ này.
162
4.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh
hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Để các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng có thể được áp
dụng rộng rãi, phát huy được hiệu quả và mục đích ban hành, bên cạnh việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật, không thể không kể đến các giải pháp bổ trợ thực thi
pháp luật. Nói cách khác, các biện pháp này là môi trường, chất xúc tác giúp cho
các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng đi vào thực tiễn hoạt động
của các NHTM. Khi đó, hiệu quả mà những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt
động cấp tín dụng mang lại sẽ góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp lý điều
chỉnh hoạt động ngân hàng về cả lý luận và thực tiễn.
4.2.2.1 Tăng cường vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về tín dụng ngân hàng, NHNN
cần tăng cường vai trò của mình đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
động cấp tín dụng của các NHTM nói riêng thông qua một số đề xuất:
Thứ nhất, đề xuất việc tổ chức đánh giá tác động, hiệu quả thi hành của Luật
các TCTD năm 2010 để có cơ sở đề xuất với Quốc hội, Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung Luật này. Trong đó, lưu ý về những quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín
dụng.
Thứ hai, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các
quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM, đặc biệt là các
NHTM quy mô nhỏ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi vi phạm tuân
thủ pháp luật.
4.2.2.2 Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ quản lý,
điều hành của ngân hàng thương mại
Những người quản lý, điều hành của NHTM là những người quyết định đến
mức độ tuân thủ của NHTM đối với các quy định điều chỉnh hoạt động ngân hàng
nói chung, hoạt động cấp tín dụng nói riêng.
Chính vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ của những người quản lý,
điều hành là một trong những yêu cầu hướng đến đẩy mạnh, tăng cường công tác
tuân thủ pháp luật của các NHTM. Yêu cầu này có thể tác động đến hoạt động cấp
tín dụng của các NHTM thông qua các chỉ đạo của những người quản lý, điều hành
NHTM về việc:
163
- Thiết lập hệ thống văn bản nội bộ Quy định chi tiết, cụ thể hóa các quy
định pháp luật vào thực tiễn tổ chức và hoạt động của NHTM;
- Thiết lập và kiện toàn nhân sự thực hiện hoạt động cấp tín dụng;
- Nâng cao vai trò của bộ phận Pháp chế trong công tác tuân thủ pháp luật
trong toàn hệ thống NHTM.
4.2.2.3 Tuyên truyền, phổ biến nội dung pháp luật và nâng cao năng lực
thực thi pháp luật cho các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng của ngân
hàng
Khi đã thiết lập được hệ thống các Quy định nội bộ để hướng dẫn thực hiện
thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thì yếu tố then chốt còn lại là ý thức chấp
hành của các cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia vào quy trình, quy định. Năng lực
và nhận thức của các cán bộ, nhân viên này sẽ quyết định phần còn lại của quy trình
thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung tuân thủ pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng là nội dung không thể bỏ qua trong quá trình tuyển
dụng, sử dụng, quản lý các cán bộ, nhân viên tham gia vào hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng. Đây là mắt xích quan trọng trong việc đưa các quy trình, quy định
vào thực tiễn hoạt động của NHTM.
164
Kết luận chương 4
Từ việc nghiên cứu những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM có thể rút ra những kết luận sau:
1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng là một yêu cầu
khách quan, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trên
cơ sở phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp
ứng các tiêu chí hoàn thiện hệ thống pháp luật và khắc phục những tồn tại, hạn chế
trong quy định pháp luật hiện hành.
2. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng là xây
dựng cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển trong thực tiễn hoạt
động của các ngân hàng nhưng cũng nhằm tạo ra sự an toàn, hạn chế các rủi ro có
thể phát sinh đối với ngân hàng và nền kinh tế.
3. Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM
phải được thực hiện trên cơ sở thực hiện đồng bộ thống nhất các giải pháp nhằm
bảo đảm việc hoàn thiện pháp luật tạo ra một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện và đầy
đủ để điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng nhưng cũng trong bối cảnh thống nhất và
phù hợp với hệ thống các quy định pháp luật có liên quan. Ngoài ra còn tăng cường
và thúc đẩy vai trò của các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia vào quá trình cấp
tín dụng cũng như hoạt động ngân hàng nói chung.
165
KẾT LUẬN LUẬN ÁN
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM, có thể rút ra những kết luận chính sau
đây:
Thứ nhất, việc xây dựng nội dung lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động
cấp tín dụng của NHTM có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá các quy định
pháp luật trên thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo
tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Những nội dung khái niệm quan
trọng như: “hoạt động cấp tín dụng của NHTM”, “bản chất và các nguyên tắc của
hoạt động cấp tín dụng”, “đặc điểm cấp tín dụng của NHTM”, “các hình thức cấp
tín dụng của NHTM”, “cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của
NHTM”, “cơ sở kinh tế xã hội và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
cấp tín dụng của NHTM”... đã được xây dựng làm cơ sở cho việc nghiên cứu những
nội dung lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
Thứ hai, cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM
được xác định từ các quan hệ pháp luật phát sinh trong qúa trình cấp tín dụng của
NHTM, bao gồm 4 bộ phận chính: một là, các hình thức cấp tín dụng được phép;
hai là, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng; ba là, nội dung cấp tín dụng; bốn là,
giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, viêc phân chia cũng chỉ
có ý nghĩa tương đối vì có những nội dung pháp luật này có thể vừa thuộc bộ phận
này lại vừa thuộc bộ phận kia do được đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ ba, bên cạnh những thành tựu, pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín
dụng của NHTM còn rất nhiều bất cập cần đươc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, Một
là, việc ghi nhận chính thức khi thực hiện giao dịch gốc với hành vi cấp tín dụng
cho khách hàng còn nhiều điểm chưa rõ ràng; việc xác định dấu hiệu của một hình
thức cấp tín dụng chưa rõ ràng, không được ghi nhận bằng pháp luật một cách chính
thức; hai là, pháp luật chưa có những quy định cần thiết để gắn trách nhiệm của
người phê duyệt tín dụng, quyết định tín dụng với người xử lý tín dụng; chưa có
nguyên tắc chung và mô hình cụ thể, dẫn đến khả năng rủi ro ở mức độ nhất định,
chưa ghi nhận bằng pháp luật nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống phê
duyệt/quyết định tín dụng; thứ ba, các chuẩn mực để thẩm định và phê duyệt tín
166
dụng chưa rõ ràng; hệ thống cảnh báo sớm đề cập đến việc thu nhập thông tin về
khoản vay, thông tin về rủi ro, lợi nhuận và hệ thống kiểm toán nội bộ một cách đầy
đủ, nhanh nhạy và thống nhất chưa được quan tâm đúng mức...
Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Để hoàn thiện cần bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
của Nhà nước về yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo hoàn thiện pháp luật
một cách đồng bộ, toàn diện, thống nhất, phù hợp và khả thi; khắc phục những tồn
tại, hạn chế pháp luật hiện hành và yêu cầu hội nhập quốc tế trong.
Thứ năm, bên cạnh các giải pháp về mặt pháp lý cần tăng cường các biện
pháp bổ trợ làm môi trường, chất xúc tác giúp cho các quy định pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng đi vào thực tiễn hoạt động của các NHTM.
167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu “Một số vấn đề cần quan
tâm khi ban hành Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi”
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2010
2. Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu (2011) “Hoàn thiện pháp
luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 3/2011.
3. Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu (2011) “Thực thi pháp luật
về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại – một số vướng mắc pháp lý và đề xuất hoàn thiện”
Tạp chí Luật học số tháng 10/2011
4. Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu (2014) “Quản trị rủi ro tín
dụng trong các Ngân hàng Thương mại”
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 7/2014
5. Nguyễn Ngọc Lương và Phạm Thị Giang Thu (2014)“Những hạn chế của
pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt
động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Thương mại”
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 7/2014
168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
1. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, mục IV.1
2. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, mục IV.1
3. Nghị quyết số 02/NQ-TƯ khóa 12 " Kiện toàn đồng bộ các chức danh lãnh
đạo cơ quan nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng, ngày 12.3.2017
4. Nghị quyết số 26/NQ-TƯ ngày 16.8.2008 của Hội nghị lần thứ 7 BCHTW
Đảng khoá X ngày 16.8.2008 về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”
II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
NHTM.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
(được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 11/2012/NĐ-CP).
7. Chính phủ (2014), Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại
hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi.
9. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về
thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC.
10. Quốc hội (2005,2015), Bộ luật Dân sự.
11. Quốc hội (1997, 2004), Luật các Tổ chức tín dụng.
12. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng.
13. Quốc hội (2015), Luật Doanh nghiệp.
14. Quốc hội (1997, 2003, 2010), Luật Ngân hàng Nhà nước.
15. Quốc hội (2005), Luật Thương mại.
16. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại.
17. Quốc hội (2013), Luật Đất đai
18. Quốc hội(2014), Luật nhà ở
19. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005, 2013), Pháp lệnh Ngoại hối.
20. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh thương phiếu.
169
21. Pháp lệnh ngân hàng thương mại, công ty tài chính, HTX tín dụng 1990.
22. Quyết định 35/2015/QĐ-TTg ngày 20.08.2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13.01.2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu phải
đăng ký hợp đồng theo biểu mẫu, điều kiện giao dịch chung.
GIẤY PHÉP
23. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về
việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh NHNNg,
văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài
khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
24. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 06/2010/TT-NHNN hướng dẫn về
tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung,
sửa đổi giấy phép, điều lệ của NHTM.
25. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 09/2010/TT-NHNN quy định về
việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTM cổ phần.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY
26. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 03/2013/TT-NHNN quy định về
hoạt động thông tin tín dụng.
27. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về
hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
NHNNg.
28. Ngân hàng nhà nước (2009), Thông tư 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009
hướng dẫn về lãi xuất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các
nhu cầu phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng.
29. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung bởi: Quyết định
18/2007/QĐ-NHNN; Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư
14/2014/TT-NHNN).
30. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành
Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (được sửa đổi,
bổ sung bởi: Quyết định 28/2002/QĐ-NHNN; Quyết định 127/2005/QĐ-
NHNN; Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 33/2011/TT-NHNN).
31. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30.12.2016 của Ngân hàng Nhà nước quy
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng.
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
170
32. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về
bảo lãnh ngân hàng.
33. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về
bảo lãnh ngân hàng.
34. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban
hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng.
35. Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định số 283/QĐ-NHNN14 về Quy chế
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
36. Ngân hàng Nhà nước (1994), Quyết định số 23/QĐ-NHNN về việc ban hành
Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
37. Ngân hàng Nhà nước (1994), Quyết định số 196/QĐ-NH về ban hành Quy
chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng.
38. Ngân hàng Nhà nước (1992), Quyết định số 192/NH-QĐ về bảo lãnh, tái bảo
lãnh vay vốn nước ngoài.
HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG
39. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 19/2016/TT-NHNN Quy định về
hoạt động thẻ ngân hàng.
40. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành
Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ ngân hàng.
41. Ngân hàng Nhà nước (1999), Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ban hành
Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
42. Ngân hàng Nhà nước (1994), Thông tư số 08/TT-NH2 hướng dẫn thực hiện
Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
43. Ngân hàng Nhà nước (1994), Quyết định số 22/QĐ-NH1 ban hành Thể lệ
thanh toán không dùng tiền mặt.
HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU
44. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 04/2013/TT-NHNN quy định về
hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ
chức tín dụng, chi nhánh NHNNg đối với khách hàng (được sửa đổi, bổ
sung bởi: Thông tư số 21/2016/TT-NHNN).
45. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày
16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, NHNN.
46. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ban hành
Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng.
171
47. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ban hành
Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng (được sửa đổi, bổ sung bởi: Quyết định số 17/2006/QĐ-NHNN;
Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).
HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
48. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành
Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ
sung bởi: Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN và Thông tư số 14/2016/TT-
NHNN).
49. Thông tư 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Thống đốc NHNN quy
định về uỷ thác và nhận uỷ thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
BẢO ĐẢM AN TOÀN
50. Ngân hành Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định giới
hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
NHNNg (được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 06/2016/TT-NHNN).
51. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về
các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (được sửa
đổi, bổ sung bởi: Thông tư 19/2010/TT-NHNN và Thông tư 22/2011/TT-
NHNN).
52. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21.1.2013 quy định về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
III. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ
53. A.I.OL Sanưi, tín dụng ngân hàng, kinh nghiệm của Nga và các nước trên thế
giới, Matxcơva 1997.
54. Báo cáo số 49 ngày 15/6/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng kết
10 năm thực hiện Luật các tổ chức tín dụng.
55. Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển
bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội.
56. Techcombank, Báo cáo thường niên 2015, Báo cáo tài chính hợp nhất.
57. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng, Báo cáo thường niên 2015.
58. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng phần chung (Dùng cho
đào tạo sau đại học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
59. Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách
khoa, Hà Nội – 1998, trang 726, 727, 728.
172
60. Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 2011 và được
sửa đổi 2012, 2013, 2015.
61. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng, “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và
những bài học cho Việt Nam”,
62. Xem Kinh tế Sài gòn, "Ngân hàng than khó về đăng ký Hợp đồng cho vay
tiêu dùng, 27.07.2016, truy cập ngày 15.02.2017.
63. Nguyễn Danh Lương (2003), Những giải pháp nhằm phát triển hình thành
thanh toán thẻ ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
64. Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP.
Hồ Chí Minh.
65. PTS. Nguyễn Đức Thảo – dịch và biên soạn (1995), Ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường. Nxb Mũi Cà Mau.
66. PGS Mai Siêu, PTS Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn – Cẩm nang quản
lý tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê – Hà Nội, 1997, trang 54.
67. Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy và Tiến sỹ Nguyễn Anh Sơn “Bảo đảm tiền vay của
tổ chức tín dụng
68. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương (2010), “Một số vấn đề cần
quan tâm khi ban hành Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)”, tạp chí nghiên
cứu Lập pháp, (6/2010).
69. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương (2011),“Hoàn thiện pháp luật
về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp.
70. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương, “Thực thi pháp luật về giao
dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM – một số vướng mắc
pháp lí và đề xuất hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (10/2011).
71. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương “Những hạn chế của pháp luật
điều chỉnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động triết khấu
giấy tờ có giá của Ngân hàng Thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Văn phòng Quốc hội
72. Phạm Thị Giang Thu, “Bất cập trong pháp luật điều chỉnh tổ chức, hoạt
động của tổ chức tín dụng với việc hạn chế rủi ro tín dụng hiện nay”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 10.2015
73. Phạm Thị Giang Thu (2016), “Pháp luật về phòng chống rửa tiền qua ngân
hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng
10/2016
74. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương “Quản trị rủi ro tín dụng trong
các Ngân hàng Thương mại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng 7 năm
2014.
173
75. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
76. Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của
tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội.
77. Lê Thị Thu Thuỷ (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong
hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
78. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của NHTM trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
79. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
80. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
81. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1996), Luật ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng một số nước, Hà Nội.
82. Tạ Thị Hồng An (2007), Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt
Nam, khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
83. TS Lê Hùng (2003), “Trao đổi một số vấn đề quy định trong Luật các tổ
chức tín dụng”, Ngân hàng, (số chuyên đề 2003 về hoàn thiện Luật các tổ
chức tín dụng trước yêu cầu tiếp tục đổi mới), tr17.
84. Mai Thanh Hưng (2001) “Cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn – một hình thức
cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng”, thị trường tài chính tiền tệ, (1+2),
tr.16.
85. Vũ Văn Khánh (2000) “Cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu
và các giấy tờ có giá ngắn hạn nên hiểu như thế nào”, Ngân hàng, (6), tr.25.
86. Ngô Quốc Kỳ (2001) “Ngân hàng thương mại với việc cấp tín dụng dưới
hình thức cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn”,
Kinh tế đối ngoại.
87. Ngô Quốc Kỳ (2002) “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động cấp tín dụng dưới
hình thức cho thuê tài chính”, Dân chủ và pháp luật, (7)
88. Trần Phúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai Trí, 62 Lê Lợi,
Sài Gòn, trang 289, 290.
89. Lương Thị Thuỳ Linh (2011), Hoàn thiện pháp luật về chiết khấu giấy tờ có
giá của các tổ chức tín dụng, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
90. Nguyễn Thành Long “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng”, luận
văn thạc sĩ luật học.
174
91. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nxb Thống
kê, thành phố Hồ Chí Minh.
92. TS. Phạm Duy Nghĩa (2000), Tìm hiểu luật thương mại Việt Nam, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. LG Đỗ Hồng Thái (2006) “Tài sản được hình thành trong tương lai”, Ngân
hàng (7)/2006
94. Lê Tài Triển chủ biên (1972), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, quyển I,
Sài Gòn.
95. Nguyễn Tuyến “Những khía cạnh pháp lý cơ bản của giao dịch bảo lãnh
bằng tài sản trong quan hệ vay vốn ngân hàng”, Luật học.
96. TS. Nguyễn Văn Vân (2000), “Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp
đồng tín dụng ngân hàng”, đặc san Khoa học pháp lý, số 3 (6) năm 2000,
tr30.
97. 15 USC chương 41, tiểu chương 1: công bố thông tin tín dụng tiêu dùng (từ
Tiêu đề 15 – giao dịch và thương mại Chương 41 – tín dụng tiêu dùng)
98. FRANCIS LEMEUNIER (1993), Nguyên lý và thực hành Luật thương mại,
Luật kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Luật về hoạt động ngân hàng, Luật về quyền cho vay ngày 22.3.1979; Luật
về tín dụng khách hàng 31.07.1974; Luật về tín dụng khách hàng 30.3.2006
100. Luật về đi vay của cơ quan hàng không trong dân sự được Nữ hoàng Elizabet
II ký ban hàng 19.3.1990; Chương 58 Luật về quản lý cho vay và bảo đảm 9
io&geo 12.7.1946
101. Luật về các tổ chức kinh doanh tài chính B.E 2551 ngày 27.01.2007 của Thái
Lan.
102. Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn – khoa Luật, 1996, trang 164 – 165.
IV. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
103. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI
(
%20bieu%20cua%20TBT1.htm), truy cập ngày 5.8.2016
104. Hiệp hội Ngân hàng: vnba.org.vn
105. Ngân hàng TMCP Á Châu: acb.com.vn.
106. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: sbv.gov.vn.
107. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: vietcombank.com.vn.
108. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: vpbank.com.vn.
175
109. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam: vib.com.vn.
110. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: investor.vietinbank.vn
111. Vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/318229/dai-an-9-000-ty-pham-
cong-danh-bat-khoc-giua-toa.
112. Giaoduc.net.vn/ban-doc/4000-ty-dong-duoc-chi-vao-cham-soc-khach-hang-
trong-vu-an-pham-cong-danh-post169778.gd.
113. Cafef.vn.thoi-su/thu-tuong-yeu-cau-tra-het-van-ban-no-dong-truoc-15-9-
20150724115436951.chn.
114. Ngân hàng TNHH Indovina: indovinabank.com.vn/vi/about-us-so-so-to-chuc
115. Vpbank.com.vn/bai-viet/danh-cho-nha-dau-tu/thong-tin-quan-tri.
116.
hang-2017021121235823.chn, truy cập ngày 14.02.2017
117. (
d45224.html, truy cập ngày 15.09.2016)
118.
bo-ket-luan-ve-vietinbank-456239.
V. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
119. Banking regulation and supervision : a comparative study of the UK, USA,
and Japan / Maximilian J.B. Hall, ISBN1557383545, Aldershot, Hants,
England ; Brookfield, Vt., USA : E. Elgar , c1993
120. Black’s Law Dictionary, Deluxe Tenth Edition, Bryan A. Garner Editer in
Chief, page 448.
121. Consumer Credit Act 1974 - Legislation.gov.uk.
122. Competitive Equality Banking Act of 1987.
123. Financial Services Act 2010 - Legislation.gov.uk.
124. Financial Services and Markets Act 2000 - Legislation.gov.uk.
125. German banking law and practice in international perspective, Norbert Horn,
Berlin ; New York : Walter de Gruyter, 1999 (Luật Ngân hàng Đức và thực
hành trong giao dịch quốc tế).
126. Home Mortgage Disclosure Act of 1975.
127. National consumer credit protection Act 2009.
128. Real estate settlement procedures Act 1974.
129. The Truth in Lending Act (TILA) of 1968.
130. ICC (1992) The Uniform Rules for Demand Guarantee 758
176
131. Oxford New York, Dictionary of Law, The World’s most trusted reference
books, Fifth Edition, Edited by Elizabeth A.Martin, Oxford University Press,
2002, page 127.
132. United Natión (2000) The United Nations Convention on Independent
Guarantee and Standby Letter of Credits
133. The law and practice of international banking / Charles Proctor LLD
(B'ham), solicitor of the Supreme Court, England and Wales, partner,
Fladgate LLP, London, Honorary Professor ofLaw,
University of Birmingham, visiting Professorial Fellow, Centre for
Commercial Law Studies, Queen Mary University of London, Oxford, ISBN:
9780199685585, Oxford University Press, 2015
134. Principles of Banking Law, Published in the United States by Oxford
University Press Inc., New York, © Ross Cranston 1997, ISBN 0-19-
876484-7
135. Principles of Lender Liability, Parker Hood , Published in the United States
by Oxford University Press Inc, 2011
136. Peter Rose S.(1983), Loan in Trouble in Economy, Canadian Banker and
JCB Review 90, NO 3 (June 1983), P55.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_dieu_chinh_hoat_dong_cap_tin_dung_cua_ngan.pdf