Luận án Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng thực thi pháp luật về chủ thể trong dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet DVQCTMTT diễn ra trên mạng internet đem đến nhiều lợi ích như đã trình bày ở các phần trên, các đối tượng dễ dàng tham gia vào thực hiện một vài công đoạn trong quá trình quảng cáo trực tuyến, dễ dàng kiếm tiền và kiếm được những khoản tiền lớn, do đó, dịch vụ này thu hút sự tham gia của rất nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài đối tượng là thương nhân được phép thực hiện DVQCTMTT theo quy định của pháp luật, có đăng kí kinh doanh phù hợp, chịu sự kiểm soát từ các cơ quan nhà nước thì cũng có nhiều đối tượng là cá nhân tham gia vào DVQCTMTT trên mạng internet mà không phải điều chỉnh của pháp luật. Các tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh thì Nhà nước có thể quản lý hoạt động QCTMTT của họ, cũng như thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình kinh doanh dịch vụ của mình. Tuy vậy, trên thực tế, có nhiều cá nhân cũng tham gia vào DVQCTMTT mà thiếu đi sự quản lý của Nhà nước.

pdf190 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những rủi ro mạng internet nói chung cũng như DVQCTMTT nói riêng, do đó, rất dễ dàng bị xâm hại bởi những hành vi vi phạm pháp luật. Thêm vào đó, có thể khi bị xâm hại, họ không hề nhận thức được là quyền lợi hay thông tin cá nhân của mình bị xâm hại, cũng như nếu nhận thức được thì cũng không biết cách tìm đến cơ chế giải quyết để bảo vệ bản thân mình. Do vậy, theo tác giả, nhóm đối tượng này không thể chỉ bảo vệ bằng các quy định pháp luật mà hơn hết, muốn bảo vệ họ phải trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết khi tham gia vào các hoạt động của mạng internet. 148 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Sau khi nghiên cứu về phương hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet, cho phép rút ra các kết luận sau: 1. Quảng cáo là một hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về DVQCTMTT trên mạng Internet, cơ quan quản lý nhà nước cần chú ý đến những vấn đề sau: Một là, đảm bảo quyền tự do quảng cáo và tự do kinh doanh của thương nhân trong quan hệ DVQCTMTT trên mạng internet; Hai là, đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật; Ba là, góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. 2. Nhằm điều chỉnh mô hình QCTMTT đang nở rộ tại Việt Nam hiệu quả hơn, tác giả kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau: (i) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bổ sung để điều chỉnh đối với DVQCTMTT trên mạng internet; (ii) Đăng ký thông tin cá nhân khi tham gia mạng internet; (iii) Bổ sung quy định về thu thuế đối với DVQCTMTT trên mạng internet; (iv) Bổ sung quy định một số hình thức xử lý các vi phạm trong DVQCTMTT trên mạng internet; (v) Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước quản lý DVQCTMTT trên mạng internet; (vi) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với kinh doanh DVQCTMTT trên mạng internet; (vii) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet 149 KẾT LUẬN Với mục tiêu môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên tham gia, việc hoàn thiện một hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, có tính bao quát, đồng thời tạo được động lực thúc đẩy sự phát triển là một việc cấp thiết phải làm ngay. Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đối với DVQCTMTT trên mạng internet, pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành ở Việt Nam, hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả rút ra những kết luận sau: 1. DVQCTMTT trên mạng internet là xu thế mới của ngành quảng cáo, so với các hình thức quảng cáo truyền thống, đặc trưng hình thức quảng cáo này là việc hoạt động quảng cáo được thực hiện trong môi trường mạng internet. Vì vậy, về phương diện lý luận DVQCTMTT trên mạng internet, tác giả khai thác tập trung vào các nội dung về điều kiện kinh doanh DVQCTMTT trên mạng internet, các chủ thể tham gia vào DVQCTMTT trên mạng internet, hợp đồng DVQCTMTT trên mạng internet, quản lý nhà nước đối với hoạt động này và việc bảo vệ quyền lợi người dùng internet sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ người quảng cáo. 2. Do đây là một hình thức quảng cáo mới phát triển bùng nổ trong một vài năm gần đây nên không tránh khỏi việc các quy định pháp luật của ngành quảng cáo nói chung còn có những điểm chưa phù hợp và thực tiễn thực hiện các quy định này trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, người dùng internet cũng như toàn xã hội. 150 3. Luận án đã phân tích, so sánh, đánh giá các quy định của pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet, từ đó đưa ra kiến nghị về một số giải pháp khả thi để tiếp tục hoàn thiện các quy định về DVQCTMTT trên mạng internet trong thời gian tới với định hướng để tiếp tục phát triển hoạt động này trong tương lai một cách lành mạnh và bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng, người dùng internet. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Đan Phương, Quảng cáo thương mại trực tuyến – Mô hình hoạt động và hướng tiếp cận của pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 8 (329) tháng 8/2019, trang 28. 2. Nguyễn Thị Đan Phương, Quảng cáo thương mại trực tuyến – Làm rõ khái niệm và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật, Tạp chí Giáo dục và xã hội, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, số đặc biệt tháng 8/2019, trang 231. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. B. Văn bản pháp luật 2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT- VKSNDTC-TANDTC ngày 10 tháng 09 năm 2012, hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. 3. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014, quy định về quản lý website thương mại điện tử. 4. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 10/2014/TT-BCT ngày 12 tháng 03 năm 2014, quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia. 5. Bộ Công Thương (2013), Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20 tháng 06 năm 2013, quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử. 6. Bộ Công Thương (2012), Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012, quy định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 7. Bộ Công Thương (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 3 năm 2012, quy định chi tiết về thành lập và hoạt động văn ph ng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. 153 8. Bộ Công Thương (2010), Thông tư số 39/2010/TT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2010, quy định việc thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại biên giới. 9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 165/2016/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2016, quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn ph ng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam. 10. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 143/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 09 năm 2016, quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn ph ng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. 11. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2015, hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. 12. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Thông tư số 43/2016/TT- BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016, ban hành danh mục sản phẩm nội dung thông tin số. 13. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Thông tư số 38/2016/TT- BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016, quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 14. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư số 09/2014/TT- BTTTT ngày 19 tháng 08 năm 2014, quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. 15. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư số 25/2010/TT- BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010, quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 16. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 10/2013/TT- BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 154 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. 17. Chính phủ (2018), Nghị định 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018, sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. 18. Chính phủ (2018), Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. 19. Chính phủ (2018), Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2018, sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 20. Chính phủ (2018), Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018, sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. 21. Chính phủ (2017), Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017, sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. 22. Chính phủ (2017), Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. 23. Chính phủ (2016), Nghị định số 142/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng. 24. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 155 25. Chính phủ (2015), Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2015, ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia. 26. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 27. Chính phủ (2013), Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. 28. Chính phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. 29. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. 30. Chính phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013, quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 31. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử. 32. Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011, quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 33. Chính phủ (2010), Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 07 năm 2010 quy định xử phạt vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá. 34. Chính phủ (2007), Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 05 năm 2007, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin. 35. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự. 36. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự. 156 37. Quốc hội (2015), Luật An toàn thông tin mạng. 38. Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo. 39. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin. 40. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử. 41. Quốc hội (2005), Luật Thương mại. C. Luận án, Luận văn 42. Hà Lan Anh (2008), Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 43. Nguyễn Phan Anh (2016), Pháp luật về hoạt động bán hàng và quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 44. Nguyễn Phương Anh (2012), Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 45. Nguyễn Thị Thùy Dung (2013), Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 46. Hồ Thị Duyên (2016), Pháp luật về hành vi quảng cáo nằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Nguyễn Thị Tố Lan (2008), Pháp luật về thương mại điện tử trong cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Liệu (2016), Pháp luật về quảng cáo thương mại trên báo in ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Đào Bích Hạnh (2007), Giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 157 50. Bùi Thị Bạch Hải (2019), Trách nhiệm pháp lý của người phát hành quảng cáo thương mại trực tuyến theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Phạm Hồng Hoa (2013), Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 52. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Quản lý nhà nước về dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 53. Nguyễn Thị Oanh (2015), Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT – FPT Online dến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 54. Đoàn Tử Tích Phước (2007), Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 55. Nguyễn Thị Tâm (2016), Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Lê Hồng Thanh (2013), Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. D. Giáo trình, Sách Kỷ yếu hội thảo, Tạp chí 57. Đinh Thị Lan Anh (2015), Bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7/2015, tr. 29 – 33, Bộ Tư pháp. 58. Lê Ngọc Anh (2015), Thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Anh, Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3/2015, tr. 65 – 72, Trường Đại học Luật Hà Nội. 158 59. Nguyễn Ngọc Anh (2015), Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại, Tạp chí Luật học, số 2/2015, tr. 3 – 10, Trường Đại học Luật Hà Nội. 60. Nguyễn Phan Anh (2011), Quảng cáo trên mạng xã hội theo thời gian thực xu hướng mới trong marketing điện tử và những bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, tr. 65 – 72. 61. Trần Quỳnh Anh (2014), Thực trạng quản lí nhà nước về quảng cáo thương mại với mục tiêu hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng, Tạp chí Luật học, số 1/2014, tr. 3 – 11, Trường Đại học Luật Hà Nội. 62. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Tổng luận “Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”, Hà Nội. 63. Trương Đình Chiến (2013), Một số vấn đề lý luận về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo liên hệ với thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, tr. 3 – 10. 64. Phí Mạnh Cường (2013), Tăng cường quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại điện tử, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7/2013 , tr. 71 – 74, Học viện Hành chính Quốc gia. 65. Phí Mạnh Cường (2010), Quảng cáo trực tuyến: Động lực phát triển của thương mại điện tử, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tr. 13 – 15. 66. Hoàng Thị Kim Chi (2016), Một số phương pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6/2016, tr. 102 – 105, Học viện Hành chính Quốc gia. 67. Nguyễn Như Chính (2014), Quy định về kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 11/2014, tr. 3 - 11, 17, Trường Đại học Luật Hà Nội. 159 68. Nguyễn Thị Dung (2014), Lí luận về thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại, Tạp chí Luật học, số 9/2014, tr. 3 – 9, Trường Đại học Luật Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Dung (2011), Thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thực trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 12/2011, tr. 10 – 16, Trường Đại học Luật Hà Nội. 70. Nguyễn Thị Dung (2005), Khái niệm “quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2005, tr.33 – 37. 71. Hồ Thị Duyên, Đinh Thị Bích Ngọc (2016), Thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, tr. 30 – 33. 72. Hồ Thị Duyên (2015), Những bất cập của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr. 41 – 44. 73. Vũ Phương Đông (2011), Thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo pháp luật một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 11/2011, tr. 3 – 8, Trường Đại học Luật Hà Nội. 74. Lê Hương Giang (2014), Thực trạng quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại trên truyền hình tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 8/2014, tr. 3 – 11, Trường Đại học Luật Hà Nội. 75. Nguyễn Ngọc Hà, Võ Sỹ Mạnh (2015), Pháp luật về quảng cáo thương mại của Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, tr. 86 – 95. 76. Nguyễn Thị Hà (2012), Chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, Tạp chí Toà án nhân dân, số 4/2012, tr. 8 – 16, Toà án nhân dân tối cao. 160 77. Nguyễn Hoàng (2012), Một số định hướng chiến lược phát triển cho thương mại điện tử Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 10/2012, tr. 35 – 39, Bộ Nội vụ. 78. Vũ Hoàng (2008), Quảng cáo trực tuyến: Miếng bánh hấp dẫn trong sân chơi quốc tế, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, tr. 61 – 63. 79. Bùi Thiên Hương (2008), Những bất cập xung quanh quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, tr. 35 – 37. 80. Võ Thị Thanh Linh (2019), Những bất cập trong quảng cáo thương mại trên mạng Internet và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2019, tr. 67 – 74. 81. Võ Thị Thanh Linh (2018), Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến tại Anh, Singapore và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trực tuyến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 (375) kỳ 1/2018, tr. 58 – 64. 82. Lê Thị Lợi (2014), Phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 7/2014, tr. 25 – 30, Trường Đại học Luật Hà Nội. 83. Đỗ Quang Minh (2009), Xu thế văn hóa quảng cáo ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, tr. 86 – 88. 84. Vũ Thị Hòa Như (2015), Thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 9/2015, tr. 67 – 76, Trường Đại học Luật Hà Nội. 85. Phan Thị Lan Phương (2018), Pháp luật về quảng cáo: những bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10 (362)/2018, tr. 47 – 51. 161 86. Trương Hồng Quang (2010), Một số vấn đề về hành vi quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr. 42 – 58. 87. Trương Hồng Quang (2009), Pháp luật điều chỉnh hành vi Quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật, Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Luật Hà Nội, tr. 51. 88. Trần Duy Thanh; Trần Đình Nghĩa; Phạm Long; Phạm Mạnh Cường; Vũ Phương Lan (2013), Quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội: Kiến nghị từ nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr. 67 – 70. 89. Đoàn Kim Thêu (2016), Sự khác biệt của hình thức quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, tr. 49-50. 90. Đoàn Kim Thêu (2017), Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy mối quan hệ từ thái độ đến ý định thực hiện hành vi xem quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, tr. 49 – 51. 91. Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2/2016, tr. 30 – 34, Bộ Tư pháp. 92. Lê Văn Thiệp (2016), Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2016, tr. 22 – 25, Bộ Tư pháp. 93. Đoàn Quỳnh Thương (2015), Về một số tranh chấp trong thương mại điện tử, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14/2015, tr. 37 – 43, Tòa án nhân dân tối cao. 94. Đoàn Quỳnh Thương (2014), Một số hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến về giao dịch điện tử tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13/2014, tr. 28 – 32, Tòa án nhân dân tối cao. 95. Nguyễn Quý Trọng (2015), Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại, Tạp chí Luật học, số 1/2015, tr. 49 – 55, Trường Đại học Luật Hà Nội. 162 96. Nguyễn Quý Trọng, Bùi Quang Huy (2015), Quảng cáo thương mại - tiếp cận từ vai trò của Nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2015, tr. 80 - 83, 99, Học viện Hành chính. 97. Lương Văn Tuấn (2012), Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật quảng cáo, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số 1 (238)/2012, tr. 37 – 43. 98. Nguyễn Thị Yến (2014), Hoạt động quảng cáo bị cấm theo pháp luật hiện hành – bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 9/2014, tr. 47 – 52, Trường Đại học Luật Hà Nội. E. Tài liệu nƣớc ngoài 99. Alexander Nill & Robert J. Aalberts (2014), Legal and Ethical Challenges of Online Behavioral Targeting in Advertising, Journal of Current Issues & Research in Advertising. 100. Andrew McStay (2016), Digital Advertising, Macmillan International Higher Education Pub. 101. Aude Mahy (2014), Advertising Food in Europe - A Comparative Law Analysis, Lexxion Publisher, Berlin. 102. Bryan A. Garner, Black’s Law Dictionary, 8th edition. 103. Damian Ryan and Calvin Jones (2009), Understanding Digital Marketing: Marketing strategies for engaging the digital generation, Kogan Page Limited. 104. Dave Chaffey (2015), Digital business and E-commerce management: Strategy, Implementation and Practice, 6 th edition, Pearson Education Limited, England. 105. Dave Chaffey, PR Smith (2012), Emarketing Excellence: Planning and Optimizing your Digital Marketing, 4 th edition, London Pub. Location. 106. Dave Chaffey, Fiona Ellis-Chadwick, Kevin Johnston, Richard Mayer (2006), Internet Marketing: Strategy, Implementation and Practice, 3 th edition, Pearson Education Limited, England. 163 107. Dave Chaffey, Fiona Ellis-Chadwick (2006), Digital Marketing: Strategy, Implementation and Practice, 3 th edition, Pearson Education Limited, England. 108. David W. Schumann, Esther Thorson (2007), Internet Advertising: Theory and Research, Lawrence Erlbaum Associates Pub. 109. David W. Schumann, Esther Thorson (1999), Advertising and the World Wide Web, Psychology Press. 110. Martin, A.R. & Sarkar, R.. (2017), Developments in advertising and consumer protection in cyberspace, American Bar Association's The Business Lawyer; Vol. 73, Winter 2017–2018, 295-303. 111. Omer Tene & Jules Polonetsky (2012), To Track or Do Not Track: Advancing Transparency and Individual Control in Online Behavioral Advertising, 13 Minn. J.L. Sci. & Tech, 282-357. 112. Philip Kotler (1984), Marketing Essentials, Prentice Hall International Inc., USA. 113. Sallie Spilsbury (1998), Guide to advertising and sales promotion law, Cavendish Publishing Limited, United Kingdom. 114. Sophie C. Boerman, Sanne Kruikemeier & Frederik J. Zuiderveen Borgesius (2017), Online Behavioral Advertising: A Literature Review and Research Agenda, Journal of Advertising, 363-376. 115. Steven C. Bennett (2011), Regulating Online Behavioral Advertising, 44 J. Marshall L. Rev. 899, 899-961. 116. Debra Harker (2008), Regulating online advertising: the benefit of qualitative insights, Qualitative Market Research, Volume 11 Issue 3. F. Website 117. https://asas.org.sg/About, truy cập ngày 10/9/2018. 118. Caoss-part1.pdf?cv=1, truy cập ngày 13/4/2019. 164 119. https://www.asa.org.uk/about-asa-and-cap/about-regulation/about- the-asa-and-cap.html, truy cập ngày 13/4/2019. 120. https://www.hg.org/legal-articles/iNET-marketing-law-ftc-and-ad Quảng cáo-rules-23210, truy cập ngày 13/4/2019. 121. https://mediawrites.law/online-advertisers-be-aware-chinas- interim-measures-for-the-administration-of-internet-advertising-have-taken- effect/, truy cập ngày 13/4/2019. 122. https://www.beyondsummits.com/blog/new-online-advertising- regulations-issued-chinese- government#:~:text=Following%20the%20amended%20Advertising%20Law ,effect%20on%20September%201%2C%202016.&text=No%20ads%20or%2 0ad%20links,emails%20to%20users%20without%20permission, truy cập ngày 13/4/2019. 123. https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/adv ertisement, truy cập ngày 20/5/2019. 124. advertising-%E2%80%93-internet-advertising-la-gi.html, truy cập ngày 20/5/2019. 125. https://quangcaotructuyen24h.vn/tong-quan-ve-quang-cao-truc- tuyen/#2_Co_may_loai_quang_cao_truc_tuyen, truy cập ngày 20/5/2019. 126. gi.html, truy cập ngày 20/5/2019. 127. phat-trien-nganh-quang-cao-tren-The-gioi, truy cập ngày 1/6/2019. 128. https://ngocdenroi.com/blog/phan-biet-advertising-network-va- affiliate-network.html, truy cập ngày 1/6/2019. 129. https://news.zing.vn/facebook-co-the-bi-phat-hon-5-ty-usd-vi-lay- thong-tin-nguoi-dung-post914929.html, truy cập ngày 1/6/2019. 165 130. chinh-hoat-dong-quang-cao-tren-cac-nen-tang-xuyen-bien-gioi, truy cập ngày 1/6/2019. 131. https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N23918/Truyen-thong-moi-trong- ky-nguyen-chuyen-doi-so.htm, truy cập ngày 1/6/2019. 132. 20190109072003214.htm, truy cập ngày 10/8/2019. 133. truy cập ngày 3/10/2019. 134. luot-hien-thi/, truy cập ngày 3/10/2019. 135. https://news.zing.vn/quang-cao-nang-nguc-tren-facebook-du-chi- duoc-cap-phep-goi-dau-post997177.html, truy cập ngày 3/10/2019. 136. https://vnexpress.net/phap-luat/kha-banh-bi-khoi-to-trong-vu-an- to-chuc-danh-bac-3904275.html, truy cập ngày 3/10/2019. 137. Regulation of Online Advertising: A Briefing, https://www.asa.org.uk/news/regulation-of-online-advertising.html, truy cập ngày 3/10/2019. 138. 9-nguoi-mac-bay-20191003123214655.chn, truy cập ngày 10/12/2019. 139. https://zingnews.vn/sau-kha-banh-tram-anh-ai-dang-quang-ba-co- bac-online-o-viet-nam-post973349.html, truy cập ngày 1/3/2020. 140. https://thanhnien.vn/thoi-su/chan-hang-loat-website-quang-cao- danh-bac-truc-tuyen-1141097.html, truy cập ngày 1/3/2020. 141. quyen-quang-cao-danh-bac-20191025223718102.htm, truy cập ngày 1/3/2020. 142. https://viettimes.vn/facebook-van-nhan-tien-de-quang-cao-can-sa- ca-cuoc-o-viet-nam-381909.html, truy cập ngày 1/3/2020. 166 143. https://www.vinalink.com/2019/01/bao-gia-dich-vu-chay-quang- cao-facebook, truy cập ngày 15/7/2020. 144. https://wearesocial.com/digital-2020, truy cập ngày 15/7/2020. 145. https://www.knowonlineadvertising.com/facts-about-online- advertising/characteristics-of-online-advertising/, truy cập ngày 20/8/2020. 167 PHỤ LỤC Lệnh số 87 của Cục quản lý nhà nƣớc về công nghiệp và thƣơng mại “Biện pháp tạm thời về quản lý Quảng cáo trên Internet” đã được xem xét và thông qua tại cuộc họp ban chấp hành của Cục quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, và sau đó được ban hành và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2016. Cục trưởng: Trương Mao Ngày 4 tháng 7 năm 2016 Biện pháp tạm thời về quản lý Quảng cáo trên Internet (Lệnh số 87 của Cục quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại ban hành vào ngày 4 tháng 7 năm 2016) Điều 1 Căn cứ vào “Luật Quảng cáo của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (sau đây gọi là Luật Quảng cáo) và các quy định hành chính khác, Biện pháp này được lập ra nhằm quy định các hoạt động quảng cáo trên Internet, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, thúc đẩy ngành quảng cáo Internet phát triển lành mạnh và duy trì trật tự kinh tế thị trường công bằng và cạnh tranh. Điều 2 Sử dụng Internet tham gia vào các hoạt động quảng cáo thuộc phạm vi quy định của Luật Quảng cáo và Biện pháp này. Điều 3 Trong Biện pháp này, Quảng cáo trên Internet là quảng cáo thương mại mà trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông Internet như trang mạng (website), trang web (web page) và các chương trình ứng dụng Internet dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hoặc các hình thức khác. Quảng cáo trên Internet được đề cập ở khoản trên bao gồm: 168 1. Quảng cáo đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ dưới hình thức văn bản, hình ảnh hoặc video có chứa các liên kết (links); 2. Quảng cáo qua hòm thư điện tử (email) về đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ; 3. Quảng cáo có trả tiền trên các công cụ tìm kiếm 1 về đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ; 4. Quảng cáo trong trưng bày thương mại về đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ, thông tin mà người kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng cần trình bày theo quy định của các luật, điều lệ và quy chế; 5. Các quảng cáo thương mại khác về đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông Internet. Điều 4 Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức trong ngành quảng cáo xây dựng các tiêu chuẩn của ngành theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế và chương trình, để tăng cường sự tự quản của ngành, thúc đẩy ngành phát triển, chỉ đạo các thành viên tham gia vào các hoạt động quảng cáo trên Internet theo quy định của pháp luật và thúc đẩy việc xây dựng sự tín nhiệm trong ngành quảng cáo trên Internet. Điều 5 Bất kì đơn vị hoặc cá nhân nào cũng không được thiết kế, sản xuất, đại lý hoặc phát hành quảng cáo trên Internet về những hàng hóa bị nghiêm cấm sản 1 Paid search còn được gọi với một số cái tên khác như PPC (Pay-Per-Click) hoặc SEA (Search Engine Advertising là một phần trong Search Engine Marketing). Nó là một hệ thống Marketing giúp bạn gia tăng lượt truy cập vào trang web bằng cách trả một khoản phí cho công cụ tìm kiếm. Đây là các kết quả (hay là các tên trang web) xuất hiện đầu tiên và cuối cùng của trang kết quả tìm kiếm. Các trang quảng cáo SEM/PPC sẽ hiển thị giống như các trang tự nhiên (không trả phí) khác; tuy nhiên, chúng sẽ được đánh dấu để người đọc nhận ra đó là các trang quảng cáo. Nó là loại hình quảng cáo mà các chủ sở hữu website phải trả chi phí quảng cáo. Thường thì được dựa trên số lượng nhấp chuột trên quảng cáo có website của họ hiển thị ở vị trí đầu của bảng kết quả tìm kiếm. 169 xuất, bán hoặc những dịch vụ bị nghiêm cấm cung cấp, cũng như hàng hóa hoặc dịch vụ bị cấm quảng cáo theo luật pháp và các quy định hành chính. Nghiêm cấm sử dụng Internet để phát hành quảng cáo về thuốc lá và thuốc kê đơn (thuốc theo đơn). Điều 6 Các quảng cáo về các hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt như chữa bệnh, dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng y học (thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt), thiết bị y tế, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thực phẩm chức năng phải được thẩm định bởi cơ quan thẩm định quảng cáo theo các quy định pháp luật và các quy định hành chính, chưa được thẩm định thì không được phát hành quảng cáo. Điều 7 Quảng cáo trên Internet phải có thể phân biệt được và được chỉ rõ là “quảng cáo” để người tiêu dùng có thể xác định được đó là quảng cáo. Quảng cáo có trả tiền trên các công cụ tìm kiếm phải được phân biệt rõ với kết quả tìm kiếm tự nhiên. Điều 8 Việc sử dụng Internet để phát hành và gửi quảng cáo không được ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng bình thường của người dùng. Trong quảng cáo được phát hành trên các trang Internet dưới dạng pop-up 2, phải chỉ rõ ký hiệu đóng cửa sổ để đảm bảo có thể đóng quảng cáo chỉ bằng một cú nhắp chuột. Không được dùng phương thức lừa gạt để dụ dỗ người dùng nhắp chuột vào nội dung quảng cáo. Quảng cáo hoặc liên kết quảng cáo không được đính kèm vào email được gửi bởi người dùng mà chưa được phép. 2 Pop-up một cửa sổ tự động nhảy ra mà bạn ko hề bấm chuột khi bạn đang lướt web 170 Điều 9 Người quảng cáo trên Internet, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet và người phát hành quảng cáo trên Internet phải ký kết hợp đồng bằng văn bản trong các hoạt động quảng cáo trên Internet theo quy định của pháp luật. Điều 10 Người quảng cáo trên Internet phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung quảng cáo. Các tài liệu chứng nhận như giấy tờ chứng minh của chủ thể (thẻ căn cước), giấy phép hành chính và nội dung trích dẫn mà người quảng cáo cần có để phát hành quảng cáo trên Internet là chính xác, hợp pháp và có hiệu lực. Người quảng cáo có thể tự phát hành quảng cáo thông qua các trang mạng tự xây dựng hoặc các phương tiện truyền thông Internet có quyền sử dụng hợp pháp, cũng có thể ủy thác việc phát hành quảng cáo cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet, người phát hành quảng cáo trên Internet. Khi người quảng cáo trên Internet mà ủy thác việc phát hành quảng cáo cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet, người phát hành quảng cáo trên Internet sửa đổi nội dung quảng cáo, phải thông báo cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet, người phát hành quảng cáo trên Internet mà cung cấp dịch vụ này bằng văn bản hoặc các phương thức khác có thể được chấp nhận. Điều 11 Người phát hành quảng cáo trên Internet là thể nhân (cá nhân), pháp nhân hoặc bất kỳ tổ chức nào mở rộng hoặc trình bày quảng cáo trên Internet cho người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, có thể thẩm tra nội dung quảng cáo và quyết định việc phát hành quảng cáo. Điều 12 Người phát hành quảng cáo trên Internet và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet phải xây dựng và hoàn thiện các quy định về chấp nhận đăng 171 ký, xét duyệt và chế độ quản lý hồ sơ của dịch vụ quảng cáo trên Internet theo các quy định có liên quan của Nhà nước; xét duyệt kiểm tra và đăng ký thông tin nhận dạng chủ thể của người quảng cáo như tên, địa chỉ và phương thức liên hệ có hiệu lực, xây dựng hồ sơ đăng ký và định kỳ xác minh cập nhật. Người phát hành quảng cáo trên Internet, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet phải kiểm tra các tài liệu chứng nhận có liên quan, kiểm tra nội dung quảng cáo và không thiết kế, sản xuất, đại lý hoặc phát hành quảng cáo mà có nội dung không phù hợp hoặc tài liệu chứng minh không đầy đủ. Người phát hành quảng cáo trên Internet, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet cần bố trí nhân viên thẩm định quảng cáo mà quen thuộc với các quy định về quảng cáo; nếu có điều kiện, cần thiết lập đơn vị chuyên môn phụ trách việc thẩm định quảng cáo trên Internet. Điều 13 Quảng cáo trên Internet có thể tiến hành phát hành chỉ định thông qua tổng hợp thông tin, phân tích số liệu được cung cấp bởi nền tảng bên mua quảng cáo 3 , nền tảng bên bán quảng cáo 4 và sàn giao dịch quảng cáo 5 theo phương thức mua quảng cáo tự động (Programmatic buying 6). Nhà kinh doanh nền tảng bên mua quảng cáo phải chỉ rõ nguồn gốc của quảng cáo đối với quảng cáo trên Internet được phát hành thông qua phương thức mua quảng cáo tự động. 3 Demand Side Platform (DSP) là nền tảng cho phép các nhà quảng cáo sử dụng để mua không gian quảng cáo tự động và quản lý các chiến dịch quảng cáo 4 Supply Side Platform (SSP) là công nghệ được tạo ra để các Publishers sử dụng, giúp tự động hóa các quá trình bán các tài nguyên quảng cáo trực tuyến của Publisher trên Sàn giao dịch quảng cáo trực tuyến 5 Ad Exchange (ADX) là một nền tảng công nghệ cho phép Advertiser – các nhà quảng cáo, thường thông qua nền tảng bên mua DSP và Publisher – chủ website/app, thường thông qua nền tảng bên bán SSP, dễ dàng mua bán inventory (tài nguyên quảng cáo) qua các phiên đấu giá thời gian thực, được hỗ trợ bởi công nghệ RTB (Real-Time Bidding – đấu giá thời gian thực). 6 Đây là dạng thức mua quảng cáo tự động nhờ sử dụng hệ thống Big data rộng lớn. Bạn không cần phải liên hệ với người phát hành mà chỉ cần đăng nhập vào hệ thống và thiết lập lệnh mua quảng cáo 172 Điều 14 Nền tảng bên mua quảng cáo là một nền tảng phục vụ người quảng cáo, tổng hợp nhu cầu của người quảng cáo và cung cấp dịch vụ phát hành quảng cáo cho người quảng cáo. Người kinh doanh nền tảng bên mua quảng cáo là người phát hành quảng cáo trên Internet, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet. Nền tảng bên bán quảng cáo là một nền tảng phục vụ bên bán, tổng hợp các tài nguyên của bên bán, và cung cấp sự tự động phân phối và sàng lọc quảng cáo cho người quản lý và người sở hữu bên bán. Sàn giao dịch quảng cáo là một nền tảng xử lý số liệu cung cấp các dịch vụ như trao đổi số liệu, phân tích xứng đôi và thanh toán giao dịch. Điều 15 Khi ký kết hợp đồng quảng cáo trên Internet, người kinh doanh nền tảng bên mua quảng cáo, người kinh doanh nền tảng bên bán quảng cáo, người kinh doanh sàn giao dịch quảng cáo và các thành viên của nền tảng bên bán quảng cáo cần phải kiểm tra các thông tin của bên đối tác trong hợp đồng như tài liệu nhận dạng, tên thật, địa chỉ và phương thức liên lạc có hiệu lực, thiết lập hồ sơ đăng ký và định kỳ xác minh cập nhật. Người kinh doanh nền tảng bên bán quảng cáo, người kinh doanh sàn giao dịch quảng cáo và các thành viên của nền tảng bên bán quảng cáo phải áp dụng các biện pháp quản lý và các biện pháp kỹ thuật như cắt bỏ, chặn và ngắt kết nối đối với các quảng cáo vi phạm pháp luật mà họ biết rõ hoặc nên biết để giúp ngăn chặn chúng. Điều 16. Trong hoạt động quảng cáo trên Internet không được phép có các hành vi sau đây: 1. Cung cấp hoặc sử dụng các biện pháp hạn chế về phần mềm ứng dụng, phần cứng, để chặn, lọc, che và tua nhanh quảng cáo mà được người khác vận hành bình thường; 173 2. Sử dụng các kênh mạng, thiết bị mạng, phần mềm ứng dụng để gây trở ngại cho việc truyền số liệu quảng cáo bình thường, xuyên tạc hoặc che chắn quảng cáo mà người khác vận hành bình thường và tải quảng cáo mà không được phép; 3. Sử dụng số liệu thống kê giả tạo, hiệu quả truyền bá hoặc giá trị phương tiện truyền thông Internet dẫn đến báo giá sai, giành lợi ích bất hợp pháp hoặc gây tổn hại cho lợi ích của người khác. Điều 17 Nhà cung cấp dịch vụ thông tin Internet mà chưa tham gia vào các hoạt động kinh doanh quảng cáo trên Internet và chỉ cung cấp dịch vụ thông tin cho quảng cáo trên Internet, nếu biết rõ hoặc nên biết có người sử dụng dịch vụ thông tin của mình để phát hành quảng cáo vi phạm pháp luật thì cần hỗ trợ ngăn chặn việc đó. Điều 18 Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quảng cáo trên Internet thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại tại địa phương nơi người phát hành quảng cáo ở. Nếu cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại tại địa phương nơi người phát hành quảng cáo ở gặp khó khăn đối với người quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở nơi khác đến, có thể chuyển giao tình hình vi phạm pháp luật của người quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo cho cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại tại địa phương nơi người quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở để xử lý. Cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại tại địa phương nơi người quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở trước tiên có thể tìm kiếm manh mối về việc vi phạm pháp luật hoặc nhận đơn khiếu nại hoặc tố cáo, và cũng có thể tiến hành quản lý. 174 Xử phạt hành chính đối với người quảng cáo tự phát hành quảng cáo vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại tại địa phương nơi người quảng cáo ở. Điều 19 Khi xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật, cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại có thể thực hiện các quyền hạn sau: 1. Tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với các địa điểm bị nghi ngờ là tham gia vào các hoạt động quảng cáo vi phạm pháp luật; 2. Hỏi về các bên có liên quan (đương sự) mà bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật và tiến hành điều tra đơn vị hoặc cá nhân có liên quan; 3. Yêu cầu bên có liên quan (đương sự) mà bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật cung cấp các tài liệu chứng minh có liên quan trong một thời hạn quy định; 4. Kiểm tra và sao chép hợp đồng, hóa đơn, sổ kế toán, tác phẩm quảng cáo và dữ liệu hậu đài (backend) của quảng cáo trên Internet mà có liên quan đến quảng cáo bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật và xác nhận nội dung của quảng cáo trên Internet bằng các phương pháp như chụp màn hình (screenshot), lưu trang và chụp ảnh; (5) Yêu cầu tạm thời đình chỉ phát hành quảng cáo mà bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Khi cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại thực hiện các chức năng và quyền hạn được quy định trong các khoản trên theo quy định của pháp luật, các bên liên quan (đương sự) cần phải hỗ trợ và hợp tác, không được từ chối, cản trở hoặc che giấu tình hình thực sự. Điều 20 Hồ sơ giám sát kỹ thuật đối với quảng cáo trên Internet của cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại có thể được sử dụng làm biện pháp xử phạt hành chính đối với quảng cáo trên Internet vi phạm pháp luật hoặc bằng chứng số liệu điện tử của biện pháp hành chính. Điều 21 175 Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Biện pháp này, nếu sử dụng quảng cáo trên Internet để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa bị cấm sản xuất, bán hoặc dịch vụ bị cấm cung cấp, hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ bị cấm phát hành quảng cáo, thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 57 của Luật Quảng cáo; Vi phạm quy định tại khoản 2, nếu sử dụng Internet để quảng cáo thuốc theo đơn, thuốc lá, thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại các khoản 2 và 4 Điều 57 của Luật Quảng cáo. Điều 22 Vi phạm quy định tại Điều 6 của Biện pháp này về phát hành quảng cáo mà chưa được thẩm định thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm 14 khoản 1 Điều 58 của Luật Quảng cáo. Điều 23 Vi phạm quy định tại Điều 7 của Biện pháp này, nếu quảng cáo trên Internet không thể phân biệt được thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật Quảng cáo. Điều 24 Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Biện pháp này, nếu sử dụng Internet để phát hành quảng cáo, mà không chỉ rõ ký hiệu đóng cửa sổ để đảm bảo có thể đóng quảng cáo chỉ bằng một cú nhắp chuột, thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật Quảng cáo; Vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3, nếu dùng phương thức lừa gạt để dụ dỗ người dùng nhắp chuột vào nội dung quảng cáo, hoặc đính kèm quảng cáo hoặc liên kết quảng cáo vào email được gửi bởi người dùng mà chưa được phép, thì sẽ bị yêu cầu sửa đổi, và bị phạt tiền từ 10.000 nhân dân tệ đến dưới 30.000 nhân dân tệ. Điều 25 Vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 12 của Biện pháp này, nếu người phát hành quảng cáo trên Internet, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet không xây dựng và hoàn thiện chế độ quản lý dịch vụ quảng cáo theo 176 quy định có liên quan của Nhà nước hoặc không kiểm tra nội dung quảng cáo, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của khoản 1 Điều 61 của Luật Quảng cáo. Điều 26 Yêu cầu sửa đổi, và bị phạt tiền từ 10.000 nhân dân tệ đến dưới 30.000 nhân dân tệ nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây: 1. Người kinh doanh nền tảng bên mua quảng cáo vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 13 của Biện pháp này về không chỉ rõ nguồn gốc của quảng cáo được phát hành thông qua phương thức mua quảng cáo tự động; 2. Người kinh doanh nền tảng bên bán quảng cáo, người kinh doanh sàn giao dịch quảng cáo và các thành viên của nền tảng bên bán quảng cáo vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 của Biện pháp này về không thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Điều 27 Vi phạm quy định tại Điều 17 của Biện pháp này, nếu nhà cung cấp dịch vụ thông tin Internet không ngăn chặn hoạt động quảng cáo trên Internet vi phạm pháp luật mà họ biết rõ hoặc nên biết thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Luật Quảng cáo. Điều 28 Quyết định xử phạt hành chính của cơ quan quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại theo quy định của Luật Quảng cáo và Biện pháp này phải được công khai trước công chúng thông qua hệ thống thông báo công khai thông tin tín dụng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Điều 29 Biện pháp này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 2016. Bản dịch từ tiếng Trung: Người dịch: Trương Phan Thanh Thủy. Nơi công tác: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 177 国家工商行政管理总局令 第87号 《互联网广告管理暂行办法》已经国家工商行政管理总局局务会议审议 通过,现予公布,自2016年9月1日起施行。 局长 张茅 2016年7月4日 互联网广告管理暂行办法 (2016年7月4日国家工商行政管理总局令第87号公布) 第一条 为了规范互联网广告活动,保护消费者的合法权益,促进互联网广告业 的健康发展,维护公平竞争的市场经济秩序,根据《中华人民共和国广 告法》(以下简称广告法)等法律、行政法规,制定本办法。 第二条 利用互联网从事广告活动,适用广告法和本办法的规定。 第三条 本办法所称互联网广告,是指通过网站、网页、互联网应用程序等互联 网媒介,以文字、图片、音频、视频或者其他形式,直接或者间接地推销 商品或者服务的商业广告。 前款所称互联网广告包括: (一)推销商品或者服务的含有链接的文字、图片或者视频等形式的广 告; 178 (二)推销商品或者服务的电子邮件广告; (三)推销商品或者服务的付费搜索广告; (四)推销商品或者服务的商业性展示中的广告,法律、法规和规章规 定经营者应当向消费者提供的信息的展示依照其规定; (五)其他通过互联网媒介推销商品或者服务的商业广告。 第四条 鼓励和支持广告行业组织依照法律、法规、规章和章程的规定,制定行 业规范,加强行业自律,促进行业发展,引导会员依法从事互联网广告 活动,推动互联网广告行业诚信建设。 第五条 法律、行政法规规定禁止生产、销售的商品或者提供的服务,以及禁止 发布广告的商品或者服务,任何单位或者个人不得在互联网上设计、制 作、代理、发布广告。 禁止利用互联网发布处方药和烟草的广告。 第六条 医疗、药品、特殊医学用途配方食品、医疗器械、农药、兽药、保健食 品广告等法律、行政法规规定须经广告审查机关进行审查的特殊商品或 者服务的广告,未经审查,不得发布。 179 第七条 互联网广告应当具有可识别性,显著标明“广告”,使消费者能够辨明其 为广告。 付费搜索广告应当与自然搜索结果明显区分。 第八条 利用互联网发布、发送广告,不得影响用户正常使用网络。在互联网页 面以弹出等形式发布的广告,应当显著标明关闭标志,确保一键关闭。 不得以欺骗方式诱使用户点击广告内容。 未经允许,不得在用户发送的电子邮件中附加广告或者广告链接。 第九条 互联网广告主、广告经营者、广告发布者之间在互联网广告活动中应当 依法订立书面合同。 第十条 互联网广告主应当对广告内容的真实性负责。 广告主发布互联网广告需具备的主体身份、行政许可、引证内容等证明 文件,应当真实、合法、有效。 广告主可以通过自设网站或者拥有合法使用权的互联网媒介自行发布广 告,也可以委托互联网广告经营者、广告发布者发布广告。 互联网广告主委托互联网广告经营者、广告发布者发布广告,修改广告 内容时,应当以书面形式或者其他可以被确认的方式通知为其提供服务 的互联网广告经营者、广告发布者。 180 第十一条 为广告主或者广告经营者推送或者展示互联网广告,并能够核对广告内 容、决定广告发布的自然人、法人或者其他组织,是互联网广告的发布 者。 第十二条 互联网广告发布者、广告经营者应当按照国家有关规定建立、健全互联 网广告业务的承接登记、审核、档案管理制度;审核查验并登记广告主 的名称、地址和有效联系方式等主体身份信息,建立登记档案并定期核 实更新。 互联网广告发布者、广告经营者应当查验有关证明文件,核对广告内容 ,对内容不符或者证明文件不全的广告,不得设计、制作、代理、发布 。 互联网广告发布者、广告经营者应当配备熟悉广告法规的广告审查人员 ;有条件的还应当设立专门机构,负责互联网广告的审查。 第十三条 互联网广告可以以程序化购买广告的方式,通过广告需求方平台、媒介 方平台以及广告信息交换平台等所提供的信息整合、数据分析等服务进 行有针对性地发布。 通过程序化购买广告方式发布的互联网广告,广告需求方平台经营者应 当清晰标明广告来源。 181 第十四条 广告需求方平台是指整合广告主需求,为广告主提供发布服务的广告主 服务平台。广告需求方平台的经营者是互联网广告发布者、广告经营者 。 媒介方平台是指整合媒介方资源,为媒介所有者或者管理者提供程序化 的广告分配和筛选的媒介服务平台。 广告信息交换平台是提供数据交换、分析匹配、交易结算等服务的数据 处理平台。 第十五条 广告需求方平台经营者、媒介方平台经营者、广告信息交换平台经营者 以及媒介方平台的成员,在订立互联网广告合同时,应当查验合同相对 方的主体身份证明文件、真实名称、地址和有效联系方式等信息,建立 登记档案并定期核实更新。 媒介方平台经营者、广告信息交换平台经营者以及媒介方平台成员,对 其明知或者应知的违法广告,应当采取删除、屏蔽、断开链接等技术措 施和管理措施,予以制止。 第十六条 互联网广告活动中不得有下列行为: (一)提供或者利用应用程序、硬件等对他人正当经营的广告采取拦截 、过滤、覆盖、快进等限制措施; (二)利用网络通路、网络设备、应用程序等破坏正常广告数据传输, 篡改或者遮挡他人正当经营的广告,擅自加载广告; 182 (三)利用虚假的统计数据、传播效果或者互联网媒介价值,诱导错误 报价,谋取不正当利益或者损害他人利益。 第十七条 未参与互联网广告经营活动,仅为互联网广告提供信息服务的互联网信 息服务提供者,对其明知或者应知利用其信息服务发布违法广告的,应 当予以制止。 第十八条 对互联网广告违法行为实施行政处罚,由广告发布者所在地工商行政管 理部门管辖。广告发布者所在地工商行政管理部门管辖异地广告主、广 告经营者有困难的,可以将广告主、广告经营者的违法情况移交广告主 、广告经营者所在地工商行政管理部门处理。 广告主所在地、广告经营者所在地工商行政管理部门先行发现违法线索 或者收到投诉、举报的,也可以进行管辖。 对广告主自行发布的违法广告实施行政处罚,由广告主所在地工商行政 管理部门管辖。 第十九条 工商行政管理部门在查处违法广告时,可以行使下列职权: (一)对涉嫌从事违法广告活动的场所实施现场检查; (二)询问涉嫌违法的有关当事人,对有关单位或者个人进行调查; (三)要求涉嫌违法当事人限期提供有关证明文件; 183 (四)查阅、复制与涉嫌违法广告有关的合同、票据、账簿、广告作品 和互联网广告后台数据,采用截屏、页面另存、拍照等方法确认互联网 广告内容; (五)责令暂停发布可能造成严重后果的涉嫌违法广告。 工商行政管理部门依法行使前款规定的职权时,当事人应当协助、配合 ,不得拒绝、阻挠或者隐瞒真实情况。 第二十条 工商行政管理部门对互联网广告的技术监测记录资料,可以作为对违法 的互联网广告实施行政处罚或者采取行政措施的电子数据证据。 第二十一条 违反本办法第五条第一款规定,利用互联网广告推销禁止生产、销售的 产品或者提供的服务,或者禁止发布广告的商品或者服务的,依照广告 法第五十七条第五项的规定予以处罚;违反第二款的规定,利用互联网 发布处方药、烟草广告的,依照广告法第五十七条第二项、第四项的规 定予以处罚。 第二十二条 违反本办法第六条规定,未经审查发布广告的,依照广告法第五十八条 第一款第十四项的规定予以处罚。 第二十三条 互联网广告违反本办法第七条规定,不具有可识别性的,依照广告法第 五十九条第三款的规定予以处罚。 184 第二十四条 违反本办法第八条第一款规定,利用互联网发布广告,未显著标明关闭 标志并确保一键关闭的,依照广告法第六十三条第二款的规定进行处罚 ;违反第二款、第三款规定,以欺骗方式诱使用户点击广告内容的,或 者未经允许,在用户发送的电子邮件中附加广告或者广告链接的,责令 改正,处一万元以上三万元以下的罚款。 第二十五条 违反本办法第十二条第一款、第二款规定,互联网广告发布者、广告经 营者未按照国家有关规定建立、健全广告业务管理制度的,或者未对广 告内容进行核对的,依照广告法第六十一条第一款的规定予以处罚。 第二十六条 有下列情形之一的,责令改正,处一万元以上三万元以下的罚款: (一)广告需求方平台经营者违反本办法第十三条第二款规定,通过程 序化购买方式发布的广告未标明来源的; (二)媒介方平台经营者、广告信息交换平台经营者以及媒介方平台成 员,违反本办法第十五条第一款、第二款规定,未履行相关义务的。 第二十七条 违反本办法第十七条规定,互联网信息服务提供者明知或者应知互联网 广告活动违法不予制止的,依照广告法第六十四条规定予以处罚。 第二十八条 工商行政管理部门依照广告法和本办法规定所做出的行政处罚决定,应 当通过企业信用信息公示系统依法向社会公示。 第二十九条 本办法自2016年9月1日起施行。

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_dich_vu_quang_cao_thuong_mai_truc_tuyen.pdf
  • jpgScan0046.JPG
  • jpgScan0047.JPG
  • pdfTrichyeu_NguyenThiDanPhuong.pdf
  • pdfTT Eng NguyenThiDanPhuong.pdf
  • pdfTT NguyenThiDanPhuong.pdf
Luận văn liên quan