Luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam là một công trình nghiên cứu bài bản và toàn diện các vấn đề lý luận và pháp lý và thực tiễn xoay quanh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã đi vào phân tích, so sánh, tổng hợp,. những vấn đề sau: Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề của luận án, như: tổng quan các công trinh nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, ki ểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường; tổng quan các công trình nghiên cứu trực tiếp các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tổng quan các công trình nghiên cứu, thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa.

pdf172 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề này khi đó thông qua các quyết sách hoặc các công việc thực tế của mình họ sẽ quan tâm thích đáng đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Tuyên truyền đến mọi tổ chức, cá nhân để họ có nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường không khí và từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo hướng thân thiện với môi trường không khí. Điều quan trọng về cách thức tuyên truyền cần phải đa dạng hóa tùy theo từng chủ thể, từng khu vực để có cách thức tuyên truyền cho phù hợp. Ví dụ: đối với người lãnh đạo, người quản lý thì có thể giáo dục thông qua các lớp đào tạo về quản lý, các lớp tập huấn, các hội thảo chuyên gia, và các phương tiện thông tin đại chúng Đối với người dân thì phải tuyên truyền cụ thể dễ hiểu về hành vi nào họ không được làm đối với môi trường không khí và hành 145 vi nào thân thiện môi trường không khí và nên làm. Có thể sử dụng đồng bộ các kênh tuyên truyền từ đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo mạng, đặc biệt là các mạng xã hội, ở nông thôn có thể tuyên truyền qua đài phát thanh, ở thành thị tập trung tuyên truyền qua các mạng xã hội, các cổng thông tin điện tử, các báo mạng, ; - Hai là, về tài chính cho kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thứ nhất, cần tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn tài chính cho công tác này ngoài lấy từ ngân sách nhà nước thì cần phải huy động từ người dân trong nước cũng như nước ngoài. Kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ tài chính bằng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi với lãi thấp, hoặc tài trợ cho các dự án phát triển xanh thân thiện môi trường không khí. Hoàn thiện hệ thống Quỹ Bảo vệ môi trường ở trung ương theo hướng tách một số nguồn thu, như tiền thu từ bồi thực hiện bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường ở địa phương cần được tách bạch giữa quản lý hành chính và quản lý tài chính đồng thời tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm nguồn thu hợp lý cho các Quỹ này để góp phần nhiều hơn vào bảo vệ môi trường. Thứ hai, Nhà nước không chỉ đưa ra các chính sách ưu đãi về vốn vay, ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường, đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực thân thiện môi trường không khí và áp dụng các biện pháp như kỹ quỹ một khoản tiền tại tài khoản phong tỏa ở ngân hàng, áp dụng hạn ngạch khí thái (quota) để hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trườngđối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực không thân thiện môi trường không khí. Đặc biệt quan trọng hơn Nhà nước phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách này trên thực tiễn. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, về thủ tục thực hiện theo hướng minh bạch, tinh gọn,nhanh chóng, chi phí thấp cho các dự án phát triển sạch (CDM) và thúc đẩy thị trường mua bán cácbon giữa Việt Nam với các nước khác và ở trong nước, dần dần thúc đẩy giao dịch cacbon trên thị trường chứng khoán nhằm giảm thiểu các chất thải cácbon, ngăn chặn suy giảm tầng ozon, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,... Đồng thời cũng phải tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật này nghiêm túc trên thực tiễn. Ba là, về nhân lực tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần tăng cường đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về môi trường không khí. Ngoài những đội ngũ nhân lực có năng lực chuyên môn về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, phát huy sức mạnh của cộng đồng trong quá trình phòng ngừa, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Nghiên cứu xây dựng mạng lưới tình nguyện viên về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ trung ương đến các địa phương; xây dựng nhiều cơ chế để trao đổi tương tác ngày càng thuận lợi hơn giữa các 146 cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí với người dân. Ví dụ: công cụ Internet, facebook, email, để các thông tin về tình hình môi trường không khí, hoạt động của các chủ nguồn thải được giám sát kịp thời. - Bốn là, về khoa học công nghệ. Nghiên cứu, đầu tư các công nghệ hiện đại để phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, để dự báo, giám sát, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, để ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường không khí. Tăng cường năng lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí (công nghệ xử lý khí thải, modelling, công nghệ thông tin, kỹ thuật quan trắc, phân tích). Bên cạnh đó cần khuyến khích phát triển áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ máy móc, trang thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Cần phải bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, đẩy trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ nhằm hấp thụ các chất thải nhà kính ngăn chặn việc tiếp tục suy giảm tầng ozon và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. -Năm là, về hợp tác quốc tế. Ô nhiễm môi trường không khí cùng với suy giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn cầu và không của riêng quốc gia nào. Do vậy, để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí có hiệu quả các quốc gia phải hợp tác với nhau để chia sẻ, hỗ trợ tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, thúc đẩy thị trường mua bán quyền phát thải giữa các quốc gia. Sự hợp tác này nên được thực hiện ở nhiều cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu. Ở cấp độ toàn cầu bên cạnh các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường không khí đã đạt được các quốc gia cần có thỏa thuận xây dựng các điều ước quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Ở cấp độ khu vực, là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam và các nước của khối cũng như chính ASEAN cần thỏa thuận xây dựng những quy chuẩn chung về môi trường không khí, ứng phó phòng ngừa khói mù xuyên biên giới, hỗ trợ các quốc gia thành viên về công nghệ, nguồn vốn để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Ở cấp độ song phương, Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia trong hợp tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, trong đó có ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, tận dụng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Anh, quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, Úc, Newzealand, để kêu gọi sự hỗ trợ của các nước này về tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Ví dụ như hợp tác song phương giữ hai quốc gia với nhau, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu, như với (ADB, JICA, DANIDA, GIZ, KOICA); - Sáu là, về tổ chức hệ thống quản lý môi trường không khí. Trên cơ sở tập trung trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, khắc phục sự phân tán 147 thẩm quyền như hiện nay dẫn tới cha chung không ai khóc. Nghiên cứu xây dựng cơ quan chuyên trách về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Xác định đúng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan: Chính phủ, UBND các cấp: chịu trách nhiệm chung; Bộ, Sở TNMT: chủ trì công tác quản lý chất lượng không khí, kiểm soát nguồn thải cố định, ô nhiễm vùng, xuyên biên giới; Bộ, Sở Giao thông vận tải chủ trì KSON nguồn thải di động; Các bộ ngành khác phối hợp KSON không khí theo lĩnh vực quản lý; Xây dựng các quy định đặc thù về quản lý chất lượng không khí (KHQLCLKK, quy trình kiểm kê, quy chế BVMT không khí đô thị). Đồng thời với quá trình này là tăng cường trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, xử lý nghiêm các chủ thể khi không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Phòng ngừa các nguồn thải cố định, triển khai thực hiện mạnh mẽ các chương trình KSON không khí đặc thù, như: ô nhiễm bụi, kiểm soát khí thải ngành (xi măng, khoáng sản, thép, hóa chất, hóa dầu); xác lập cơ chế chia sẻ thông tin về môi trường không khí đô thị (thiết lập, duy trì, vận hành mạng lưới thông tin, cảnh báo về chất lượng không khí); tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường không khí (giám sát, theo dõi); đẩy mạnh hoạt động quan trắc, kiểm kê khí thải, kiểm soát môi trường không khí đô thị (xây dựng hệ số phát thải, quan trắc tự động, thiết lập cơ sở dữ liệu); - Cần lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường, trong đó có môi trường không khí vào các quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất, kinh doanh của các KCN, làng nghề, đảm bảo cho các KCN, làng nghề quy hoạch phát triển bền vững. Không ngừng cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động của môi trường không khí đối với khu vực phát triển sản xuất, kinh doanh. Thử nghiệm các phương án, chính sách cộng đồng lành mạnh để tăng thêm sự tham gia của người dân khu vực trong các dự án sản xuất; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thông qua tuyên truyền thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này để doanh nghiệp nhận thấy tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí không phải là việc làm từ thiện, không chỉ là lợi ích của cộng đồng mà vì lợi ích của chính mình. Đồng thời nghiên cứu điều chỉnh pháp luật trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn thải di động. - Cần giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người tham giao thông, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn giao thông. 148 - Từng bước cải tạo, nâng cấp, phát triển mới hạ tầng giao thông, tăng năng lực giao thông công cộng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân giảm ùn tắc giao thông. Thực hiện vấn đề này trên quan điểm đó là trách nhiệm nhà nước như Inđonexia hay Malaysia đã áp dụng để giảm tắc đường và giảm chi phí xã hội, tăng năng suất hiệu quả lao động. Chống ùn tắc giao thông là giải pháp quan trọng cần phải làm ngay bởi ùn tắc không chỉ ảnh hưởng lớn ô nhiễm môi trường không khí do khí thải phương tiện giao thông tăng đột biến mà ùn tắc còn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, về thời gian vật chất ảnh hưởng đến sự phát triển quốc gia. Bởi một nghiên cứu gần đây cho thấy mới một thành phố khoảng 10 triệu dân như Hà Nội mỗi ngày tắc đường khoảng 2 tiếng thì lượng khí thải gây ra cho môi trường không khí và chi phí sử dụng nhiên liệu, chi phí để giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. - Giới hạn thời gian sử dụng cho tất cả các loại xe cơ giới, kiểm định bắt buộc định kỳ khí thải thường xuyên thanh tra phát hiện xử lý các phương tiện không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí mà vẫn đưa vào lưu thông; 4.3.3. Gợi mở nội dung xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam Một là, về tên của Luật. Hiện nay trên thế giới để để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí các nước đã ban hành nhiều đạo luật với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại tên gọi phổ biến là Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí và Luật Không khí sạch. Về vấn đề này, tác giả cho rằng ở Việt Nam khi ban hành Luật này nên đặt tên là Luật Không khí sạch. Bởi thứ nhất, với tên gọi này nó không chỉ thể hiện được nội hàm của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm thấp mà còn kiểm soát cả ô nhiễm môi trường không khí tầm xa; không chỉ kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách bị động mà còn kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí theo hướng chủ động. Thứ hai, với tên gọi này, Luật còn phản ánh được mục tiêu của quá trình này đó là giữ cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp. Thứ ba, nhiều nước trên thế giới cũng đặt tên là Luật Không khí sạch. Đặt tên này cũng thể hiện sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hai là, Luật không khí sạch quy định về phạm vi điều chỉnh của luật là về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường không khí; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam. Còn về đối tượng điều chỉnh của Luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân chủ nguồn thải trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng thềm lục địa, vùng biển và vùng trời. 149 Ba là, Luật không khí sạch cần quy định các nguyên tắc làm cơ sở cho quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đạt hiệu quả. Đặc biệt luật cần lưu ý các nguyên tắc sau, như; nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí, cơ quan chủ thể có thẩm quyền vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách nhiệm pháp lý; nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững, nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường không khí, nguyên tắc cộng động trách nhiệm trong kiểm soát ô nhiễm; nguyên tắc hợp tác khu vực và quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững; nguyên tắc điều chỉnh pháp luật dựa trên chi phí và lợi ích để các chủ thể lựa chọn việc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ngay tại nguồn; Bốn là, Luật Không khí sạch cần quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: một là, quy định về trách nhiệm của nhà nước trong ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí xung quanh, như quy chuẩn môi trường không khí trong nhà, quy chuẩn môi trường không khí ngoài trời và ban hành quy chuẩn môi trường khống khí với khí thải, âm thanh, độ rung, hai là, quy định về trách nhiệm điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường không khí; ba là, đưa đánh giá môi trường không khí trở thành nội dung bắt buộc trong Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường không khí; bốn là, quy định về dự báo hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi của các thành phần môi trường không khí, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí,; năm là, quy định cụ thể về quản lý khí thải độ, rung, tiếng ồn, bụi; sáu là, quy định về quan trắc môi trường không khí và thông tin về tình hình môi trường không khí; Năm là, Luật cần quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: các hành vi bị cấm liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí; chủ động thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường không khí được nhà nước khuyến khích; lập báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường trong đó môi trường không khí, quản lý nguồn thải khí, chủ động kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí, khôi phục hiện trạng môi trường không khí. Sáu là, quy định về trách nhiệm của Nhà nước, trong thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí làm cơ sở cho quá trình này; Bảy là, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và trách nhiệm pháp lý liên quan; 150 Tám là, quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khi vi phạm pháp luật môi trường không khí; Chín là, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về không khí và thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường không khí gây ra. Trong quá trình này cần quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp về môi trường không khí giữa tổ chức, cá nhân bị thiệt hại với tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại theo hướng người có hành vi gây ô nhiễm phải có nghĩa vụ chứng minh là mình không gây ô nhiễm. Mười là, quy định về sử dụng các công cụ kinh tế, đặc biệt là cơ chế phát triển sạch tiến tới phát triển thị trường mua bán quyền phát thải nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Mặt khác bên cạnh việc tuyên truyền về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí theo hướng làm rõ không phải là việc làm từ thiện của doanh nghiệp đồng thời việc thực hiện trách nhiệm này mang lại lợi ích không chỉ cho môi trường, cho cộng đồng mà đặc biệt có lợi cho chính doanh nghiệp thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được quy định cụ thể trong luật. Mười một là, quy định cụ thể về cơ chế thực thi và bảo vệ các quyền biểu tình, hội họp về môi trường; quyền khởi kiện tập thể liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí. Quy định này xuất phát từ bản chất của vấn đề ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến một người mà thường ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Do vậy cần quy định cho cả cộng đồng được tham gia vào quá trình này, đặc biệt lưu ý đến quy định về quyền khởi kiện tập thể về môi trường không khí. Cộng đồng có thể thông qua người đại diện của họ hoặc đại diện tổ chức của họ để yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường không khí. Kết luận Chƣơng 4 Trên cơ sở những vấn đề lý luận đặt ra tại Chương 1, Chương 2 và thực trạng pháp luật cũng như những đánh giá thực tiễn quan trọng tại Chương 3. Chương 4 của Luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: Thứ nhất, Chương này đã phần tích làm sáng tỏ nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Theo đó xuất phát từ yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền; từ yêu cầu của quá trình phát triển bền vững; từ yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế; từ thực trạng các quy định pháp luật và từ chính thực tiễn ô nhiễm môi trường không khí hiện nay; Thứ hai, đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần hướng tới bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo 151 đảm phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phải phù hợp với các cam kết quốc tế, cũng như khu vực, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cần gắn với vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư; cần tập trung vào kiểm soát ô nhiễm tại nguồn nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; Thứ ba, đưa ra các giải pháp chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, như: về tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ,...; Thứ tư, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và gợi mở nội dung điều chỉnh của Luật Không khí sạch ở Việt Nam; 152 KẾT LUẬN Luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam là một công trình nghiên cứu bài bản và toàn diện các vấn đề lý luận và pháp lý và thực tiễn xoay quanh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã đi vào phân tích, so sánh, tổng hợp,.. những vấn đề sau: Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề của luận án, như: tổng quan các công trinh nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường; tổng quan các công trình nghiên cứu trực tiếp các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tổng quan các công trình nghiên cứu, thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa. Thứ hai, qua tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề của đề tài, Luận án đã chỉ ra những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu; Thứ ba, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án; Thứ tư, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận xoay quanh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí, phân biệt môi trường không khí với môi trường đất, môi trường nước; phân tịch và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và phân loại ô nhiễm môi trường không khí; khái quát hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam và nhu cầu điều chỉnh ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật; phân tích các quan niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí. Từ đó so sánh, đánh giá, đồng thời trên cơ sở nội hàm thuật ngữ kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí tác giả đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí. Phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí với quản lý nhà nước về môi trường không khí và với bảo vệ môi trường không khí. Thứ năm,phân tích và làm sáng tỏ khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; phác họa nội dung của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và đưa ra các tiêu chí đối với điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; khái quát về lược sử hình thành phát triển của các quy định pháp luật về kiểm soát ô 153 nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam; khái quát và liệt kê một số các công ước khu vực và quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thứ sáu, luận án phân tích và làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm: một là, các quy định về các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước với các hoạt động thân thiện với môi trường không khí và các quy định cấm đối với các hành vi không thân thiện môi trường không khí; hai là, quy định về quy định về phát triển bền vững nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; ba là, quy định và thực hiện quy hoạch BVMT góp phần phòng ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí; bốn là, quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT không khí; năm là, quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong dự báo ô nhiễm môi trường không khí; sáu là, quy định về quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường; Thứ bảy, phân tích và làm sáng tỏ quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm: một là, quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải về thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; hai là, quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ các quy định cấm nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; ba là, quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT; bốn là, quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; Thứ tám, phân tích các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí; các quy định pháp luật về ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí; các quy định pháp luật về xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí; các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Từ những phân tích thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả cũng chỉ ra một số bất cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định pháp luật về vấn đề này. Thứ chín, đánh giá thực trạng dự báo, quan trắc ô nhiễm môi trường không khí; chất lượng môi trường không khí cả nước và Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những kết quả của quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta những năm qua cũng như những bất cập, thiếu sót cần hoàn thiện. Thứ mười, về thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Luận án đã đánh giá thực thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường không khí. Trong phạm vi giới hạn của Luận án, tại 154 Chương 3 tác giả không đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Vấn đề này sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong các công trình tiếp theo. Thứ mười một, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm sáng tỏ, luận án chỉ ra nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta, như: xuất phát từ yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền; từ yêu cầu của quá trình phát triển bền vững; từ yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế; từ thực trạng các quy định pháp luật và từ chính thực tiễn ô nhiễm môi trường không khí hiện nay; Thứ mười hai, đưa ra được quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần hướng tới bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Đặc biệt, Luận án đã đưa ra các giải pháp chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, như: về tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ,... Bên cạnh đó, là các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và gợi mở nội dung điều chỉnh của Luật Không khí sạch ở Việt Nam; 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Lê Anh, Lượng xe máy đã vượtquy hoạch cho năm 2020. Thứ Ba, 16/4/2013,16:46 (GMT+7).Nguồn:www.thesaigontimes.vn/.../Luong-xe-may- da-vuot-quy-hoach-cho-nam-2020. 2. Aki Nakauchi, Kinh nghiệm từ chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản, Cục Sức khỏe Môi trường, Bộ Môi trường Nhật Bản. Truy cập 18/12/2012 2:37:42 PM.Nguồn: ngư0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n.aspx 3. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, CN. Lưu Thị Hương, TS. Nguyễn Hải Yến,“Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm khí thải”,Tạp chí Môi trường, số 3/2014. 4. Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36CT-TW của Bộ Chính trị vềTăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội. 5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội. 6. Ban Bí thư (2009), Chỉ thị số 29-CT/TW Ngày 21/1/2009 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội. 7. Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2013) Báo cáo hiện trạng quốc gia về môi trường không khí, Hà Nội. 9. An Bình,Việt Nam nằm trong 10 nước không khí ô nhiễm nhất thế giới, của tổng hợp. Nguồn: nhiem-nhat-the-gioi-562667.htm. 156 10. Duy Biên - Dạ Khánh, Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, truy cập Thứ hai 07:42 23/02/2015.Nguồn: doc/742163/cac-co-so-san-xuat-gay-o-nhiem-moi-truong-nghiem-trong. 11. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,Ô nhiễm không khí. Nguồn:https://vi.wiki pedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_kh%C3%B4ng_kh%C3%AD. 12. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (1999) Kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội. 13. Chính phủ, (2013) Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 14. Chính phủ, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014; 15 Chính phủ, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xác định thiệt hại môi trường. 16. Chính phủ, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; 17. Chính phủ, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; 18. Minh Cường, Điểm tin môi trường trong tháng. Truy cập ngày 03/08/2015 7:59:10 AM. Nguồn: trong-thang-14826.htm. 19.Nguyễn Dương, Từ vụ ngất xỉu tại Big C, băn khoăn về sự ô nhiễm không khí các tòa nhà.Truy cập Thứ Ba,17/03/2015, lúc 09:12.Nguồn: hoi/tu-vu-ngat-xiu-tai-big-c-ban-khoan-ve-su-o-nhiem-khong-khi-cac-toa-nha- 1045983.htm. 20. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2010), “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: Mối liên hệ với phát triển bền vững và biến đổi khí hậu”, Tạp chí Môi trường (3), tr51. 21. TS Nguyễn Sỹ Dũng, Không còn môi trường trong lành, giàu có là vô nghĩa của. Truy cập Thứ ba, ngày 15 tháng năm 2007,08:06GMT+7.Nguồn: giau-co-la-vo-nghia/40201159/124/. 157 22. Quốc Dũng, Trung Quốc: Củng cố luật bảo vệ môi trường. Truy cập Nguồn: 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24 Phạm Ngọc Đăng, (2007), "Các thách thức về ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta", Tạp chí BVMT, (8). 25.Phạm Ngọc Đăng, (2009), "Bàn về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị", Tạp chí BVMT, (4). 26. Phạm Ngọc Đăng (2010), "Các giải pháp phát triển giao thông đô thị bền vững - giao thông đô thị xanh ở nước ta", Tạp chí xây dựng và Quy hoạch, (10). 27. Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Thị Thanh Trâm, "Kinh nghiệm cải thiện chất lượng không khí đô thị ở các nước châu Á", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (10). 28. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 29. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội. 30. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (2009), “Phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (8), tr.35. 31. GSTSKH Phạm Ngọc Đăng, Quản lý chất lượng không khí tại Hà Nội, Kỷ yếuHội thảo ngày 26/7/2005. 32.Nguyễn Ngọc Anh Đào, Thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, truy cập ngày 29/01/2013.Nguồn: ct/cms/tintuc /Lists/ChinhSach/View_Detail.aspx?ItemID=176, vàAnh Đức, Venezuela - nơi xăng rẻ hơn nước lã.Truy cậpthứ tư, 28/1/2015 | 03:08,GMT+7.Nguồn: te/vene zuela-noi-xang-re-hon-nuoc-la-3139525.html. 33. Duy Đức (2007), “Mức phí nào cho một đơn vị chất gây ô nhiễm không khí”, Tạp chí Môi trường, (5) và tài liệu: Gia tăng các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí, truy cập ngày 27/11/12 10:45.Nguồn: nhiem-khong-khi/174451.vnp. 158 34. Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học; Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hồng Hạnh, Hà Nội. 35. Vũ Thị Thu Hạnh (1998), “Khung pháp lý luật Bảo vệ môi trường ở Singapo”, Tạp chí Luật học, (2), tr. 47-51. 36. Vũ Thu Hạnh (2007), “BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3). 37. Vũ Thu Hạnh, TS Nguyễn Văn Phương (2011), “Pháp luật môi trường Việt Nam trong việc thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, (2), tr 18-26. 38. Phạm Văn Hảo, (2013) "Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và Phạm Văn Hảo, (2014) “Pháp luật Việt Nam về thị trường mua bán chứng nhận Giảm phát thải khí nhà kính”, Tạp chí Luật học. 39.Bùi Kim Hiếu (2009),"Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do hành vi làm ONMT gây ra", Tạp chí Tòa án nhân dân, (12). 40. Nguyễn Phúc Thủy Hiền, (2001) “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (4). 41. Bùi Đức Hiển (2011), "Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (11) tr. 22 – 28. 42. Bùi Đức Hiển, (2013),“Chính sách, pháp luật môi trường bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam trong Văn kiện Đại hội Đảng XI”, Tạp chí Luật học, (8). 43. Bùi Đức Hiển,Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về môi trường và định hướng triển khai,trong sáchHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nền tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội năm 2014. 44. Bùi Đức Hiển, (2013) “Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong lành trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9) 159 45. Bùi Đức Hiển, (2013) "Bào vệ môi trường – Mục tiêu phát triển bền vững", Tạpchí Nhân quyền, tháng 4. 46. Trần Quang Huy (2012), Giáo trình Luật Môi trường, Trung tâm Đào tạo Từ xa, Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. GS.TS. Trương Quang Học (2008), “Tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã hội”, Tạp chí Môi trường, (6). 48. Chu Hoa, “Thực tiễn áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1), Hà Nội. 49. Anh Hoàng, Phát hiện phóng xạ Fukushima ở bờ biển Canada / Khỉ ở gần nhà máy Fukushima có thể bị nhiễm xạ. Truy cập thứ ba, 7/4/2015 | 15:20 GMT+7. Nguồn: canada -3178893.html. 50. Nguyễn Thị Mai Hương (2007), “Doanh nghiệp và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001”, Tạp chí Môi trường (4). 51. Giáng Hương (2011), “Cảnh báo về ô nhiễm không khí tại các đô thị ở châu Á”, Tạp chí Môi trường, (3). 52. Bùi Đức Hiển, “Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8). 53. Bùi Đức Hiển, (2015) “Mấy vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4). 54. Bùi Đức Hiển (2010), “Những vấn đề pháp lý của việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay",Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 55. Nguyễn Mạnh Hùng, (2003) Từ điển Thuật ngữ Pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia của, Hà Nội. 56. La Hoàn (tổng hợp), Kinh nghiệm của Mỹ và Nhật Bản trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường – bài học cho Việt Nam. Nguồn: Pages/ kinhnghiemcuamyvanhat-nd-16633.html. 57. Nguyễn Hoài,Báo động ô nhiễm không khí tại các tòa nhà, truy cập 07:51 ngày 16 tháng 03 năm 2015.Nguồn: =33&tabid=19&distid=25114; 160 58. Ngọc Khương,Kết quả hội nghị COP 19 “có thể chấp nhận được. Truy cập Chủ nhật, 14:19, ngày 24/11/2013. Nhuồn: co-the-chap-nhan-duoc/293716.vov. 59. Không khí là gì?. Nguồn: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid= 20100130033056AAVS6pF. 60. TS. Phạm Văn Lợi, “Những điểm mới về tội phạm môi trường trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2009”, Tạp chí Môi trường, Hà Nội. 61. PGS.TS. Phạm Văn Lợi (2011), “Những hạn chế, bất cập cơ bản của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và yêu cầu sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Môi trường, (2). 62. Bích Liên, Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn: 31#. 63. ThS. Nguyễn Sỹ Linh, Tổng quan về phương pháp dự báo và khả năng áp dụng một số mô hình trong dự báo biến động tài nguyên và môi trường tại Việt nam, cập nhật thứ ba, 23 tháng 2 năm 2010, lúc 17:31. Nguồn: dan/463-tong-quan-ve-phuong-phap-du-bao-va-kha-nang-ap-dung-mot-so-mo-hinh- trong-du-bao-bien-dong-tai-nguyen-va-moi-truong-tai-viet-nam. 64. TS. Phạm Văn Lợi (2009), “Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí Môi trường (8). 65. PGS.TS. Phạm Văn Lợi (2011), “Những hạn chế, bất cập cơ bản của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và yêu cầu sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Môi trường, (2). 66.Nguyên Linh,Xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, truy cập 08:25, ngày 23 tháng 4 năm 2015. Nguồn: ly-triet-de-van-de-o-nhiem-Nhiet-dien-Vinh-Tan-2/225487.vgp. 67. Nguyễn Tuệ Minh (2006), Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội. 68. Moitruongxanhcnxblog, Ô nhiễm môi trường không khí có gây chết người?. Nguồn.HTTPS://MOITRUONGXANHCNXBLOG.WORDPRESS.COM/AUTHOR/MOITRUONGXANHNX1412/PAGE/89/. 69. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, (2005), Ngăn ngừa, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – Nhìn từ cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính, lao động, đất đai, môi trường, Hà Nội, 62tr. 161 70. PGS.TS Phạm Hữu Nghị, (2005), Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội. 71. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, (2008) Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững, Kỷ yếuđề tài cấp Viện, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 72. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, “Tổ chức thương mại thế giới với vấn đề thương mại – môi trường và những thách thức, cơ hội đối với Việt Nam về thương mại – môi trường”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr35-43. 73. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nhà nước pháp quyền và cơ chế pháp lý bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Môi trường và Nhà nước pháp quyền: Tăng cường thực thi pháp luật về môi trường ở khu vực Đông Nam Á”, Viện Nhà nước và pháp luật phối hợp với KAS tổ chức ngày 21-22/10/2014. 74. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), "Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 40 – 47. 75. Thảo Nguyên , WHO chính thức coi ô nhiễm không khí là tác nhân gây ung thư. Nguồn: nhan-gay-ung-thu/530499/l0 76. Ths. Kim Oanh Na - Võ Hoàng Yến, (2007) Giáo trình Luật môi trường, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 77. Hà Thị Phương Ngọc, (2012), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội. 78. Quỳnh Nga, (2012) Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ IV về y học lao động và vệ sinh môi trường. Truy cập ngày 24/06/2012 08:46. Nguồn: khoe/hoi-nghi-khoa-hoc-y-hoc-lao-dong-toan-quoc-dien-ra-thang- 11_t114c441n18793.VàNhãn sinh thái là gì?. Nguồn: nhansinhthai.com/Home/News.aspx?catid=25. 79. Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Hà Nội. 80. Phòng thí nghiệm Quốc gia Riso, Roskilde, Đan Mạch - Trung tâm Hợp tác về 162 Năng lượng và Môi trường của UNEP, (2012), Cơ chế Phát triển sạch (CDM), bản dịch của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư kyoto tại Việt Nam. 81. Pháp luật về BVMT ở Singapore, Nguồn: Theo 82. Quốc hội, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 83. Quốc hội, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. 84. Quốc hội, Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 85. Quốc hội, Luật Khoáng sản 2010; 86. Quốc hội, Luật Đa dạng sinh học 2008; 87. Quốc hội, Luật Dầu khí 2008; 88. Quốc hội, Luật Năng lượng nguyên tử 2008; 89. Quốc hội, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; 90. Lưu Ngọc Tố Tâm, (2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội. 91. Trần Thị Thúy, (2005), Khía cạnh pháp lý về tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2005. 92. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 93. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 94.Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học về Luật Môi trường, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nôi. 95. Tạp chí Môi trường, (2014), “Châu Á với cuộc chiến chống ô nhiễm không khí”,Tạp chí Môi trường(7). Nguồn: lang=vi-VN&nfriend=3744 118. 96. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 97. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2014), Giáo trình Luât Môi trường, Nxb. Công an nhân dân, 2014. 98. Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Huế, Giáo trình Luât Môi trường. 163 99. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000),Từ điển giải thích thuật ngữ luật học. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 100. Nguyễn Kim Thoa, (2012), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Khoa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội. 101. Thủ tướng Chính phủ, (2011), Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. 102. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg ngày 23/11/2000 của về việc triển khai sử dụng xăng không pha chì và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2001 trên toàn Việt Nam. 103. Thủ tướng Chính phủ Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 104. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2011 về việc Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. 105.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 909/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố. 106. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 855/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động Giao thông vận tải. 107. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 có một Chương trình ưu tiên là Chương trình cải thiện chất lượng không khí các đô thị tại Việt Nam. 108. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 ban hành Kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm đến năm 2010. 109.Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyênmôi trường và phát triển bền vững. 110. Vũ Thị Duyên Thủy (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội. 164 111. Từ điển trực tuyến: 112. Tổng cục Môi trường - CụcKiểm soát ô nhiễm,Nhiệm vụ điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội 2010 và Nguyễn Trung Thắng, Dương Thị Phương Anh, (2011) “Một số vấn đề về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải ở nước ta” Tạp chí Môi trường, (11). 113.Lê Thế Phúc (2003), Pháp luật về tiêu chuẩn môi trường Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 114. ToNy Penn (2008), “Đánh giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ”, Cục Quản lý Khí tượng và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ, Tạp chí Môi trường, (2). 115.Anh Tuấn,Trung Quốc và cuộc chiến cam go với ô nhiễm môi trường. Truy cập Thứ 3, 12:00, ngày 17/03/2015. Nguồn: chien-cam-go-voi-o-nhiem-moi-truong-388674.vov 116. Lê Thị Phương Thảo (2008), Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam, Khoa luận tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 117. Hoàng Dương Tùng – Lê Hoàng Anh (2008), “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007 môi trường không khí đô thị Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (9). 118. Đinh Xuân Thắng (2003), Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh. 119. Tổng cục Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm, (2013) Khung 3.4. Kết quả quan trắc môi trường không khí các làng nghề tại Hà Nội (2009 – 2012). 120. Tổng Cục Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm, báo cáo: “Kiểm kê phát thải, quan trắc và hiện trạng quản lý chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam”, trong Hội thảo Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Hà Nội, 03/2012. 121. Nguyễn Thị Thanh Trâm (2010), “Tiêu chí Thành phố bền vững về môi trường của các nước ASEAN – Thực trạng các đô thị vừa và nhỏ”, Tạp chí Môi trường, (4). 122. Ô nhiễm không khí nguy cơ cao đối với sức khỏe người dân châu Á, ĐH, theo tài liệu của (CAI – Aisa), Tạp chí Môi trường, số 04/2009, tr55. 165 123. Tin Nóng, Siêu bão Hải Yến gây thiệt hại 14 tỉ USD cho Philippines. Truy cập ngày 11/11/2013., lúc 14:26. Nguồn: yen-gay-thiet-hai-14-ti-usd-cho-philippines.aspx. 124.Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) – Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF),Chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam và Đan Mạch. 125. Tạp chí Cộng sản, Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo động. Nguồn 011271219.html. Và bài: Chủ động ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta,truy cập 0:8' 10/10/2013. Nguồn: Và Tạp chí Cộng sản, Hội nghị COP 21 - “Ràng buộc, toàn cầu và tham vọng”. Nguồn: print=true. Cập nhật 22:44' 30/11/2015. 126. Vũ Thị Duyên Thủy, (2002), Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 127.Viện Ngôn ngữ (2007), Từ điển Tiếng Việt,Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 128. Viện Khoa học pháp lý (2003), Thực trạng luật môi trường Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Hà Nội. 129.Viện Khoa học pháp lý (2007), Hoàn thiện khung pháp luật về môi trường ở Việt Nam, Hà Nội. 130. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 131.Tuệ Văn,Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới. Truy cập 18:09, 01/09/2011. Nguồn: Thu-tuong-Chinh-phu/Lo-trinh-ap-dung-tieu-chuan-khi-thai-xe-co-gioi/98093.vgp. 132.Ngô Vũ, Kinh nghiệm quản lý chất lượng không khí của Hàn Quốc, Trường Đại Học Vũ Hán. Nguồn: (trang web Kiến trúc Trung Quốc). 133. 1 n_v%E1%BB%AFng. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 166 134. “Pollution - Definition from the Merriam-Webster Online Dictionary”. Merriam-webster.com. 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010. 135. Environmental Performance Report 2001 (Transport, Canada website page). 136. State of the Environment, Issue: Air Quality (Australian Government website page) 137. Pollution and Society Marisa Buchanan and Carl Horwitz, University of Michigan. 138. Beychok, Milton R. (January năm 1987). “A data base for dioxin and furan emissions from refuse incinerators”. Atmospheric Environment 21 (1): 29– 36. doi:10.1016/0004-6981(87)90267-8. 139. "Air pollution control engineering" của tác giả McGrew- HUI, Inc, Philippe Sands, 1995; 140. "Carbon-related border tax adjustment: mitigating climate change or restricting international trade?" của Christine Kaufmann, Rolf H. Weber; 141a.Declaration of the United Nations Conference on the Human Environment, 1972 . 141. "Air quality: legal and policy issues”, của tác giả Scott Lyness. Env. Law 2010, 56, 6-20. [Environmental Law], Publication Date: 2010; 142. “International treaties and US laws as tools to regulate the greenhouse gas emissions from ships and ports”, của Richard Hildreth, Alison Torbitt. I.J.M.C.L. 2010, 25(3), 347-376, International Journal of Marine & Coastal Law, Publication Date: 2010; 143. “The institutional and contractual instruments of Kyoto's Clean Development Mechanism”, của tác giả Jean-Charles Bancal, Julia Kalfon, International Business Law Journal 2009; 144. The "financial mechanism" and "flexible mechanisms" of the United Nations Framework Convention on Climate Change, của tác giả Jean-Charles Bancal, International Business Law Review 2009; 145. Air pollution, Sarah Hannett. J. Env. L. 2007, 19(2), 267-268 [Journal of Environmental Law] Publication Date: 2007; 146. Pollution, Vanessa Edwards.J. Env. L. 2006, 18(1), 163-165[Journal of Environmental Law], Publication Date: 2006; 167 147. Japan's measures for controlling air pollution, Thomas I. Mills. Env. Liability 1996, 4(3), 60-66, Publication Date: 1996. 148. Emission trading under the United States Clean Air Act, James A. Holtkamp. Env. Liability 1993, 1(6), 125-131, Publication Date: 1993. 149. Integrated pollution control, David Cuckson. I.C.C.L.R. 1991, 2(5), 179-182 [International Company and Commercial Law Review], Publication Date: 1991. 150. Air pollution legislation in the United States and the Community, Daniel P. McGrory. E.L. Rev. 1990, 15(4), 298-316 [European Law Review], Publication Date: 1990. Legislation Cited: Clean Air Act 1970 (United States). 151. Noel de Nevers: Air pollution control engineering, McGrew- HUI, Inc, Phỉlỉppe Sands, 1995. 152. Principles of International Environmental Law (Volume 1), Frameworks Standarts and Implementatỉon, Manchester University Press, UK, 2000. 153. The European Parliament and oỷthe Council: Directive 2004/35/CE of 21 April 2004 on environmental liability with regard to the prevention and remedying of environmentaỉ damage. 154. Harvey, Fiona. “Durban deal will not avert catastrophic climate change, say scientists”, The Guardian, 11 tháng 12 năm 2011. Truy cập 11 tháng 12 năm 2011. 155. Butterworths' Sudent, Companions, Litigation and Alternative Dispute Resolution – Environmental Law and Policy in Australia, tr. 821-827. 156. Philippe Sand (2003), Principles of International Environmental Law, 2 nd edition, Cambridge, tr. 869 ff. 157. Environmental control regulation in Japan (1990), Tokyo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_khong_khi_o_viet_nam_2669.pdf
Luận văn liên quan