Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp có thể là
những giải pháp cụ thể như xây dựng thị trường liên quan và xác định các tiêu chí
kiểm soát mua bán doanh nghiệp nhằm hạn chế tác hại hạn chế cạnh tranh của hoạt
động mua bán doanh nghiệp trên thị trường; thống nhất, đồng bộ quy định về thủ
tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp giữa pháp luật đầu tư và pháp luật
doanh nghiệp, định hướng về nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp . Các giải
pháp chung và các giải pháp cụ thể đều hướng đến mục đích điều chỉnh hoạt động
mua bán doanh nghiệp trong tương lai, xây dựng và phát triển thị trường mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động hiệu quả phù hợp với quy luật của nền kinh tế
thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
167 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành công việc xác định được thị phần kết hợp để thực hiện thủ tục thông báo
tập trung kinh tế. Bởi vì muốn xác định được thị phần thì công việc đầu tiên doanh
nghiệp phải xác định là xác định được thị trường liên quan. Xác định thị trường liên
quan đòi hỏi thời gian và chi phí cũng như nghiệp vụ chuyên môn mà ngay cả cơ
quan quản lý cạnh tranh cũng gặp khó khăn trong việc xác định thị trường liên
quan. Theo đánh giá tại báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam do Cục quản lý cạnh
tranh (Bộ Công thương) thực hiện thì “Kinh nghiệm của các quốc gia đã tiến hành
sửa đổi quy định kiểm soát tập trung kinh tế cho thấy, lợi ích từ việc sử dụng tiêu
chí thị phần để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế không thể bù đắp cho
những khó khăn và chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu” [9, tr.58]. Trên thực tế,
các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, việc bóc tách để xác định thị
trường liên quan rất phức tạp. Ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề:
khách sạn, văn phòng cho thuê, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, như
vậy từng lĩnh vực kinh doanh trên được xác định là một thị trường riêng hay thị
trường bao gồm năm lĩnh vực kinh doanh nói trên. Khi chưa xác định được thị
140
trường liên quan thì không thể tính được thị phần cùa doanh nghiệp trên thị trường
liên quan. Do đó, các tài liệu tổng hợp kinh nghiệm thực thi quy định về tập trung
kinh tế của các tổ chức như ICN và OECD đều không khuyến khích việc áp dụng hệ
thống thông báo tập trung kinh tế sử dụng tiêu chí thị phần.
Hiện nay, ngoài tiêu chí thị phần, còn có hai tiêu chí tổng tài sản và doanh thu
để chúng ta lựa chọn làm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Một số nước lựa chọn
tiêu chí tổng tài sản để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Tuy nhiên, tiêu
chí này chưa phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam vì: đối với các công ty nước ngoài
có tổng doanh thu rất lớn trên thị trường nhưng tổng tài sản tại Việt Nam lại chưa
đến ngưỡng phải kiểm soát. Mặt khác, tổng doanh thu và tổng tài sản đối với tổ
chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoánhoàn toàn khác với tổng tài
sản của doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Lựa chọn tiêu chí
tổng tài sản làm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền kiểm
soát tập trung kinh tế sẽ gặp khó khăn khi phải phân định rõ ràng giữa tổng tài sản
của doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính và tổng tài sản của các
tổ chức tài chính.
Những điểm thuận lợi khi Việt Nam lựa chọn tiêu chí doanh thu để xác định
ngưỡng thông báo tập trung kinh tế là doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp số liệu
về doanh thu của các bên tham gia tập trung kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế
vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng tiêu chí doanh thu để xác định
ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Ngưỡng doanh thu để thông báo tập trung kinh
tế phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Một nền kinh tế quy mô nhỏ thì các doanh
nghiệp thường có doanh thu thấp và ngược lại.
Bên cạnh những ưu điểm thì ngưỡng thông báo tập trung kinh tế sử dụng các
tiêu chí khách quan như doanh thu hoặc giá trị tài sản của các bên tham gia tập
trung kinh tế có những điểm hạn chế vì không tính đến đặc thù của từng lĩnh vực
giao dịch. Vì vậy, các quốc gia cần phải cân nhắc để đưa ra ngưỡng thông báo tập
trung kinh tế phù hợp với nền kinh tế. Một số quốc gia thiết lập các ngưỡng thông
báo tập trung kinh tế cho từng giao dịch hoặc từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Bên cạnh đó, các quốc gia phải thường xuyên rà soát và điều chỉnh ngưỡng thông
báo tập trung kinh tế để giúp việc kiểm soát tập trung kinh tế trở nên có hiệu quả
141
hơn bởi vì ngưỡng thông báo ban đầu chưa hợp lý hoặc do lạm phát cao khiến cho
ngưỡng thông báo quy định lần đầu không còn phù hợp. Ngưỡng để kiểm soát tập
trung kinh tế ở các quốc gia có thể khác nhau, phù hợp với đặc điểm của từng nền
kinh tế ở mỗi quốc gia nhưng mục đích đặt ra ngưỡng thông báo tập trung kinh tế
đều nhằm:
(i) Ngăn chặn các vụ tập trung kinh tế có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh trên
thị trường, hạn chế thiệt hại cho xã hội khi tránh bỏ sót những vụ tập trung kinh tế
có tác động hạn chế cạnh tranh;
(ii) Loại bỏ các vụ tập trung kinh tế không thực sự gây tác động hạn chế cạnh
tranh để giúp cơ quan cạnh tranh và các doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực trong
quá trình xác định vụ việc có nằm trong ngưỡng phải thực hiện thủ tục thông báo
tập trung kinh tế.
Như đã phân tích, cơ quan công quyền của Việt Nam chưa có kinh nghiệm
trong việc xác định thị trường liên quan, hệ thống sổ sách kế toán chưa minh bạch,
hoạt động kiểm toán doanh nghiệp chưa được chú trọng, nếu chỉ lựa chọn một tiêu
chí duy nhất để kiểm soát mua bán doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả điều
chỉnh pháp luật. Vì vậy, kiểm soát mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ thực hiện
theo hướng: (i) áp dụng cả hai tiêu chí doanh thu và thị phần, theo đó, nếu các
doanh nghiệp tham gia mua bán doanh nghiệp chỉ cần nằm trong ngưỡng doanh thu
hoặc đạt tới tỷ lệ thị phần kết hợp bị cấm đều không được thực hiện các thương vụ
mua bán doanh nghiệp, trừ những trường hợp được miễn trừ; (ii) Tính toán ngưỡng
doanh thu cụ thể, hợp lý để các doanh nghiệp phải thông báo trước khi mua bán
doanh nghiệp. Ngưỡng doanh thu đó không quá cao để bỏ sót các thương vụ mua
bán doanh nghiệp chưa đạt tới mức doanh thu đó nhưng vẫn ảnh hưởng đến cạnh
tranh trên thị trường hoặc ngưỡng doanh thu đó không quá thấp để cơ quan quản lý
cạnh tranh phải quá tải trong việc kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp. Do
vậy, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm các nước khi đưa ra ngưỡng doanh thu cụ
thể để kiểm soát tập trung kinh tế (trong đó có hoạt động mua bán doanh nghiệp)
phải tính đến đặc thù của từng lĩnh vực giao dịch hoặc từng lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Bên cạnh đó, các quốc gia quy định những tiêu chí cần phải điều chỉnh
ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh thay đổi
142
ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Một số quốc gia áp dụng hệ thống tự động điều
chỉnh tăng giá trị của ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo biến động chỉ số giá.
Một số khác không áp dụng biện pháp tự động có thể quy định điều chỉnh ngưỡng
thông báo khi có sự biến động nhất định trong chỉ số lạm phát hoặc quy định rõ việc
điều chỉnh ngưỡng thông báo vào mỗi kỳ rà soát pháp luật về kiểm soát tập trung
kinh tế. Một số quốc gia cho phép tiến hành điều chỉnh ngưỡng thông báo tập trung
kinh tế thông qua nghị định của Chính phủ hoặc đơn giản chỉ thông qua quyết định
của cơ quan cạnh tranh mà không cần phải thông qua cơ quan lập pháp [9, tr.72].
Hai là, xây dựng tiêu chí kiểm soát tập trung kinh tế phải tính tới mối liên hệ
và phù hợp với hoạt động mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, ngành nghề
liên quan đến an ninh kinh tế như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm để tránh sự xung
đột pháp luật và đảm bảo giữ vững an ninh kinh tế, duy trì trật tự cạnh tranh trên thị
trường. Một giải pháp cần lưu ý khi xây dựng các tiêu chí kiểm soát tập trung kinh
tế dưới giác độ pháp lý. Cụ thể, trong tương lai, các tiêu chí pháp lý kiểm soát tập
trung kinh tế nói chung và kiểm soát mua bán doanh nghiệp nói riêng phải “kiểm
soát” được các biến tướng của mua bán doanh nghiệp trong thực tiễn, ví dụ như
mua bán doanh nghiệp thông qua các việc sở hữu chéo, kiêm nhiệm chức vụ
Ba là, trao thêm thẩm quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác
động cạnh tranh của các vụ tập trung kinh tế. Mục tiêu chung của pháp luật cạnh
tranh là nhằm bảo vệ cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh nhằm ngăn ngừa việc thay đổi
cấu trúc thị trường dẫn đến hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Do đó, những vụ việc
tập trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường đều bị cấm thực
hiện. Tiêu chí thị phần không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá ảnh hưởng của tập
trung kinh tế trên thị trường, cơ quan quản lý cạnh tranh cần được trao thêm thẩm
quyền dựa vào các đánh giá cụ thể khác về điều kiện thị trường để ra quyết định cấm
hoặc không cấm tập trung kinh tế đối với các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thông báo tập
trung kinh tế đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Một số nước trao quyền rất lớn cho cơ
quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động của cạnh tranh căn cứ theo các tiêu chí thị
phần, tác động đơn phương, tác động kết hợp của vụ việc tập trung kinh tế trên thị
trường đã mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát tập trung kinh tế [9, tr.62].
3.2.2.2. Sửa đổi khái niệm doanh nghiệp, sửa đổi khái niệm mua lại doanh
143
nghiệp quy định tại Luật Cạnh tranh (2004)
Sửa đổi khái niệm doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh (2004)
Khái niệm doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh (2004) bao gồm
hộ kinh doanh và các chủ thể kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (hoạt động theo Nghị định số
39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên, một trong các giấy
tờ của hồ sơ thông báo tập trung kinh tế (điểm b khoản 1 Điều 21), hồ sơ đề nghị
hưởng miễn trừ tập trung kinh tế ( điểm b khoản 1 Điều 29) Luật Cạnh tranh (2004)
yêu cầu có “bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh
nghiệp tham gia tập trung kinh tế”. Quy định đó đã xác định “doanh nghiệp” bị
kiểm soát tập trung kinh tế phải là các chủ thể kinh doanh có đăng ký kinh doanh và
không bao hàm cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh. Sở dĩ quy định một trong các giấy tờ của hồ sơ
thông báo tập trung kinh tế, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế phải có
“bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế” vì: Mục đích của quy định kiểm soát tập trung kinh tế nói
chung và kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp nói riêng nhằm để giảm nguy
cơ gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường mà vẫn đảm bảo hành lang pháp lý thuận
lợi cho các hoạt động mua bán doanh nghiệp không có tác hại đến cạnh tranh được
thực hiện tự do trên thị trường. Pháp luật cạnh tranh đã phân định các trường hợp
tập trung kinh tế không phải thực hiện thủ tục thông báo, trường hợp phải thực hiện
thủ tục thông báo tập trung kinh tế, trường hợp bị cấm tập trung kinh tế và trường
hợp bị cấm tập trung kinh tế nhưng được hưởng miễn trừ. Những chủ thể kinh
doanh như hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường
xuyên không phải đăng ký kinh doanh có quy mô vốn nhỏ, mọi tiêu chí hoạt động
đều khác so với doanh nghiệp, các chủ thể đó liên kết với nhau cũng không gây hạn
chế cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, xuất phát từ mục đích của kiểm soát tập trung kinh tế nói chung và
kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp nói riêng thì khái niệm doanh nghiệp tại
khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh (2004) phải sửa đổi lại, nội hàm khái niệm doanh
144
nghiệp sẽ không bao gồm các chủ thể kinh doanh hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Sửa đổi khái niệm mua lại doanh nghiệp tại Luật Cạnh tranh (2004) theo
hướng mua lại doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp thông qua
hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp
Quy định của Luật Cạnh tranh (2004) và Nghị định của Chính phủ số
116/2005/NĐ-CP giải thích mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (doanh
nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của một doanh nghiệp (doanh
nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bị kiểm soát hoặc ở mức mà theo quy
định của pháp luật hoặc Điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp
kiểm soát chi phối chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát
không khả thi và phản ánh được bản chất của mua bán doanh nghiệp.
Theo lý thuyết chung của Luật Doanh nghiệp thì góp vốn để tạo thành vốn
điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình
doanh nghiệp hoạt động là cách để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu doanh
nghiệp. Chủ thể nào muốn mua lại doanh nghiệp thì chủ thể đó phải “mua lại” toàn
bộ hoặc phần vốn góp chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp đủ để tham gia vào bộ
máy quản trị doanh nghiệp và kiểm soát được doanh nghiệp đó. Áp dụng nguyên lý
góp vốn để trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp thì mua lại tài sản không phải là cách
thức hình thành tư cách chủ sở hữu mới của doanh nghiệp bán tài sản; bên mua tài
sản không thể tham gia quản trị và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đã bán tài sản. Vì vậy, quy định về mua lại tài sản của Luật Cạnh tranh phải
sửa đổi theo hướng mua lại doanh nghiệp là phải mua lại phần vốn góp của chủ sở
hữu doanh nghiệp đến tỷ lệ chi phối đủ để kiểm soát được hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp mục tiêu.
3.2.2.3. Bổ sung quy định chủ thể có quyền mua doanh nghiệp không thuộc
sở hữu 100% vốn Nhà nước
Hiện nay, đã có các quy định về chủ thể mua doanh nghiệp được quy định tại
Nghị định của Nhà nước về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Nghị
định về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Luật Cạnh tranh (2004) xác
145
định chủ thể có quyền mua doanh nghiệp là doanh nghiệp (các tổ chức, cá nhân
kinh doanh). Quy định về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp tại các Nghị định về
về bán, giao và cổ phần doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Nghị định về cổ phần
hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Luật Cạnh tranh (2004) có sự khác nhau vì
mục đích, đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật nhau đó có tính chất khác
nhau. Bên cạnh đó, các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO và các văn bản pháp
luật trong một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ quy định tỷ lệ vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ vào quy định trên và
quy định về tỷ lệ vốn có quyền biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng để kiểm
soát doanh nghiệp quy định tại Điều lệ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ xác
định được họ có quyền mua hoặc không có quyền mua doanh nghiệp trong một lĩnh
vực kinh doanh cụ thể.
Ngoài các quy định tại các văn bản pháp luật và điều ước quốc tế trên, hiện
nay chưa có quy định về tổ chức, cá nhân nào có quyền mua doanh nghiệp không
thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước. Vì vậy, sẽ dẫn đến những tranh luận và vận
dụng lý luận khác nhau về chủ thể không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp
có được mua doanh nghiệp không? Ví dụ: đối tượng đang là công chức là chủ thể
không có quyền thành lập, quản lý công ty nhưng họ có quyền góp vốn vào công ty.
Giả sử một công chức A góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn bằng cách nhận
chuyển nhượng 75% phần vốn góp của thành viên công ty, công chức đó kiểm soát
hoạt động kinh doanh của công ty. Điều đó có nghĩa là công chức A đã mua được
công ty mặc dù họ thuộc trường hợp pháp luật cấm thành lập, quản lý công ty.
Quy định tại nghị định về đăng ký doanh nghiệp đã ghi nhận doanh nghiệp tư
nhân được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm cả công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở
lên. Như vậy, bên mua doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc chỉ là một cá nhân.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp (2005) chưa thừa nhận về việc chuyển đổi donh
nghiệp tư nhân thành công ty. Để đảm bảo tính pháp chế, nhằm giải quyết những
vướng mắc về khoa học và quá trình thực thi pháp luật các văn bản pháp luật phải
thống nhất và quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng có quyền mua doanh nghiệp tư
nhân nói riêng và đối tượng có quyền mua các doanh nghiệp không thuộc sở hữu
146
100% vốn của Nhà nước.
3.2.2.4. Hoàn thiện các quy định mua bán doanh nghiệp và thủ tục mua bán
doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài và mua bán doanh nghiệp trong
một số lĩnh vực đặc biệt
Vì chưa quy định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nên việc xác định điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh khi các
chủ thể này tiến hành đầu tư ở Việt Nam không nhất quán, ảnh hưởng đến lợi ích
của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Để giải quyết một tình
huống, vụ việc cụ thể nhưng có nhiều văn bản quy định khác nhau về hướng giải
quyết vụ việc đó, tình trạng đó dẫn đến cơ quan cấp dưới hỏi ý kiến cơ quan cấp
trên, nhà đầu tư phải đợi chờ dẫn đến “nản lòng”. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Công thương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thủ tục đầu tư khác với quy định
của Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp. Quy định về thủ tục
đầu tư lẫn lộn, lấn sân cơ quan đăng ký kinh doanh được phân tích tại chương hai
luận án đã dẫn đến hệ quả nhà đầu tư nước ngoài gặp vướng mắc về thủ tục hành
chính có thể không thực hiện được dự định mua doanh nghiệp.
Vì vậy, xây dựng khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch cho nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết
và bao gồm những nội dung sau:
(i) Ban hành các quy định pháp luật thống nhất cách hiểu về nhà đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định rõ tỷ lệ sở hữu vốn của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản
này phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, có giá trị pháp lý cao, có hiệu lực trên phạm
vi rộng để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư đồng thời là cơ sở pháp lý chắc
chắn, rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về mua bán
doanh nghiệp áp dụng pháp luật.
(ii) Thống nhất quy định pháp luật về các thủ tục mua bán doanh nghiệp khi
bên mua là nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, phải phân tách giữa thủ tục đăng ký
kinh doanh và thủ tục đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhằm khai
sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp. Giấy
chứng nhận đầu tư là một loại giấy phép của Nhà nước cấp cho nhà đầu tư để thực
147
hiện dự án đầu tư cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp. Qua việc sửa
đổi như vậy sẽ giúp việc quản lý doanh nghiệp được thành lập, thay đổi chủ sở hữu
doanh nghiệp được tập trung về một đầu mối là cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, tránh sự chồng chéo về thẩm quyền
quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh như quy định hiện nay. Hiện nay, có ý kiến đề
xuất bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và trao thẩm quyền duy nhất cho cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục xác
nhận thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp cho các bên mua, bên bán doanh nghiệp [7].
Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ quan đầu mối để quản lý nhà nước đối với hoạt động mua
bán doanh cần phải nghiên cứu, tính toán để giải được bài toán quản lý nguồn vốn đầu
tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam qua kênh mua bán doanh nghiệp đồng thời không
có sự phân biệt, rườm rà về thủ tục hành chính khi đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh
nghiệp từ các thương vụ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
(iii) Bổ sung, minh bạch hóa các vấn đề pháp lý liên quan về mua bán doanh
nghiệp có yếu tố nước ngoài mà pháp luật hiện hành Việt Nam đang tồn tại những bất
cập nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về mở cửa thị trường cho nhà
đầu tư nước ngoài. Ví dụ: trong lĩnh vực phân phối, nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua
lại doanh nghiệp phân phối của doanh nghiệp Việt Nam có hơn một cơ sở phân phối.
(iv) Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 04 năm 2010 Quy
định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, với tính chất là
một Thông tư, văn bản này có thể dễ dàng bị thay đổi, gây khó khăn trong quá trình
thực thi pháp luật. Vì vậy, cần thiết phải ban hành, hoàn thiện các văn bản pháp luật
có giá trị pháp lý cao, ổn định điều chỉnh về mua bán doanh nghiệp trong một số
lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng Qua đó, đáp ứng yêu cầu vừa
đảm bảo an ninh kinh tế, vừa phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh
đồng thời phải phải tuân thủ luật chơi của thị trường mua bán doanh nghiệp.
3.2.2.5. Hoàn thiện các quy định chuyển đổi doanh nghiệp và thủ tục mua
bán doanh nghiệp tư nhân
Hiệu quả pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường
phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau trong đó có điều kiện hệ thống pháp luật
thực định phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp với trình độ phát triển của
148
nền kinh tế-xã hội. Quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) và các nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp (2005) tồn tại những mâu thuẫn. Một số quy định
về thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân và thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp được
đánh giá là “mở đường” và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động mua bán
doanh nghiệp. Các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (2005) điều chỉnh các
quan hệ mua bán doanh nghiệp tuy hợp lý hơn so với quy định của Luật Doanh
nghiệp (2005) nhưng những quy định của nghị định chỉ là giải pháp tạm thời. Xét
về lâu dài và để tuân thủ nguyên tắc pháp chế, đảm bảo thực hiện đúng “trật tự theo
hiệu lực” của Luật và nghị định thì cần thiết phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp (2005)
về mua bán doanh nghiệp tư nhân, chuyển đổi doanh nghiệp. Theo đó, cần bổ sung
quy định về chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần; chuyển đổi
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và sửa đổi quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về việc bên mua
doanh nghiệp tư nhân phải “đăng ký kinh doanh lại” bằng cụm từ bên mua thực
hiện “đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân”.
Theo các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (2005) thì chủ doanh
nghiệp tư nhân có quyền bán một phần doanh nghiệp tư nhân cho người khác
thông qua chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tuy nhiên, pháp luật không quy định về trường hợp doanh nghiệp tư nhân bán
doanh nghiệp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới là công ty cổ phần.
Do vậy, hiện nay, doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần
phải chuyển đổi qua hai giai đoạn: giai đoạn một là chuyển đổi doanh nghiệp tư
nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn; giai đoạn hai là chuyển đổi công ty
trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần. Mỗi một lần chuyển đổi như vậy kéo
theo nhiều hệ quả pháp lý như thay đổi đăng ký doanh nghiệp, thay đổi con dấu,
xử lý các vấn đề về thuế, thay đổi các chủ sở hữu doanh nghiệpmất nhiều thời
gian, chi phí của nhà đầu tư. Vì vậy, quy định chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân
thành công ty cổ phần nhằm giảm thời gian, chi phí tăng cơ hội, tiếp tục cải thiện
môi trường đầu tư, góp phần giải phóng được nội lực của loại hình doanh nghiệp
tư nhân, cụ thể:
(i) Cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, các chủ sở hữu đều
149
chịu trách nhiệm hữu hạn. Nếu để doanh nghiệp tư nhân phải chuyển qua hai bước:
từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó từ công ty trách
nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần thì thực chất việc chuyển đổi thành công ty
trách nhiệm hữu hạn là một cái bước buộc phải đi qua thôi chứ không làm thay đổi
bản chất sở hữu của các thành viên: trước là thành viên, sau là cổ đông của công ty
được chuyển đổi này
(ii) So sánh doanh nghiệp tư nhân qua hai lần làm các thủ tục hành chính để
chuyển đổi thành công ty cổ phần: Nếu tính tổng thời gian cho một lần công việc,
để hoàn tất được một quy trình chuyển đổi, trung bình một doanh nghiệp tư nhân
cũng phải mất ba tháng với hàng chục thủ tục tại tất cả các cơ quan nhà nước mà
doanh nghiệp có liên quan. Chi phí cho nhân công, đi lại, phí, lệ phícho toàn bộ
quy trình cũng có thể lên tới cả chục triệu đồng. Tính trong một tỉnh nhỏ như Hải
Dương (5500 doanh nghiệp/550.000 doanh nghiệp, chiếm 1% doanh nghiệp tổng số
doanh nghiệp của cả nước) thì một năm cũng có hàng chục doanh nghiệp muốn
chuyển đổi và như vậy tổng số thời gian làm thủ tục lên cả nhiều năm và số tiền chi
phí lên hàng trăm triệu đồng. Dùng phép tính tương tự như vậy, chúng ta có thể thấy
cả nước sẽ mất bao nhiêu thời gian và chi phí? [38].
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền
chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, trường hợp chỉ có một
thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của các thành viên thì đã xuất
hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới phải thay đổi về hình
thức pháp lý và chủ sở hữu. Cơ quan có thẩm quyền phải đăng ký thay đổi chủ sở
hữu và thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định của Luật Doanh
nghiệp (2005) chưa dự liệu được quy định về thủ tục chuyển đổi công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
hệ quả của mua bán doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cần bổ sung quy định về
chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên.
Luật Doanh nghiệp năm (2005) đã có quy định về chuyển đổi công ty trách
nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại và không có cơ sở khoa học để
giải thích lý do tại sao công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được
150
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vì vậy, bổ sung quy
định quy định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ tạo ra sự nhất quán và đảm bảo sự bình
đẳng giữa các nhà đầu tư khi cùng lựa chọn mô hình công ty đối vốn để kinh doanh
ở Việt Nam và tiết kiệm chi phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi nhà đầu tư
phải đi đường vòng để đến cùng một đích.
Cụm từ “đăng ký kinh doanh lại” tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp (2005) dẫn
đến cách hiểu Luật Doanh nghiệp chưa thừa nhận mua bán doanh nghiệp tư nhân
gắn với việc chuyển giao tư cách pháp lý của doanh nghiệp cho bên mua. Vì
vậy,bên mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh lại khi bên mua có nhu
cầu tiếp tục kinh doanh. Điều 44 Nghị định 43/2010/NĐ- CP về đăng ký doanh
nghiệp thể hiện tính hợp lý hơn Luật Doanh nghiệp (2005) khi quy định bên mua
doanh nghiệp tư nhân không phải đăng ký kinh doanh lại mà chỉ cần thực hiện thủ
tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Sửa đổi quy định của Luật Doanh nghiệp theo hướng giống như quy định thay
đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân tại Điều 44 Nghị định 43/2010/NĐ- CP là hợp
lý vì: (i) quy định sửa đổi theo kiến nghị sẽ phản ánh đúng bản chất của quan hệ
mua bán doanh nghiệp là việc chủ doanh nghiệp tư nhân bán tài sản thuộc sở hữu
của mình và chuyển tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân cho bên mua doanh
nghiệp; (ii) đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động mua bán doanh nghiệp giữa chủ
doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
một cá nhân làm chủ bán toàn bộ doanh nghiệp thì bên mua doanh nghiệp đều phải
thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp; (iii) đơn giản hóa các thủ tục
gia nhập thị trường cho các nhà đầu tư kinh doanh thông qua việc thực hiện mua
bán doanh nghiệp tư nhân.
3.2.2.6. Định hướng về nội dung hợp đồng mua lại/mua bán doanh nghiệp
Khi nhà đầu tư mua lại toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối của chủ sở hữu
doanh nghiệp trong một lần mua thì các bên phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng
phần vốn và hợp đồng này có tính chất là hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Hợp
đồng mua bán doanh nghiệp thể hiện sự ghi nhận và cam kết của các bên đối với
thương vụ mua bán doanh nghiệp. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp không chỉ liên
151
quan đến khía cạnh pháp lý mà là sự phối hợp hài hòa các yếu tố khác liên quan đến
mua bán doanh nghiệp như tài chính, đầu tư, kinh doanh, thỏa thuận nội dung sau
thương vụ mua bán như giải quyết chế độ chính sách cho người lao động của doanh
nghiệp. Chỉ khi kết hợp một cách hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan thì hợp đồng
mua bán doanh nghiệp mới thật sự là công cụ bảo đảm cho các bên tham gia thương
vụ mua bán doanh nghiệp. Những tài liệu cung cấp, định hướng cho các bên mua
bán doanh nghiệp về nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp được các nhà
đầu tư ở các nước phát triển thị trường mua bán doanh nghiệp như Mỹ rất quan tâm.
Một số quốc gia như Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức đã quy
định một số nội dung về hợp đồng mua bán doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý để các
chủ thể ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Điều chỉnh pháp luật của Việt Nam đối với hợp đồng theo tư duy mới là Nhà
nước tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng để xác lập, thay đổi quyền,
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc
chung của pháp luật. Mua bán doanh nghiệp là một hoạt động mới xuất hiện ở nước
ta nhưng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, các nhà đầu tư chưa có kinh
nghiệm về mua bán doanh nghiệp, khung khổ pháp lý mua bán doanh nghiệp chưa
đầy đủ và đồng bộ thì việc pháp luật có những “định hướng” về nội dung của hợp
đồng mua bán doanh nghiệp là cần thiết. Trong thực tế mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam, bên mua doanh nghiệp đã phải chịu các thiệt hại lớn về kinh tế khi không
xác định được chủ thể có quyền bán doanh nghiệp. Đó là vụ Công ty cổ phần Doanh
nghiệp trẻ Đồng Nai (Dona Crop) ký hợp đồng mua doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài Cheerfield Vina. Dona Crop đã gặp rắc rối khi đại diện ký kết hợp đồng
không phải đại diện hợp pháp. Dona Crop đã không thể điều hành doanh nghiệp mà
mình đã mua lại, không trả được tiền nợ thuê đất [7, tr.76]. Vì vậy, định hướng về
nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa giúp các bên thiết lập các
hợp đồng mua bán doanh nghiệp có hiệu lực, hạn chế những tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Ngoài những nội dung các bên bắt buộc phải thỏa
thuận như: đối tượng mua bán, chủ thể hợp đồng mua bán, đại diện ký kết hợp
đồng, giá mua bán doanh nghiệp, phương thức thanh toán thì những vấn đề được
trình bày dưới đây sẽ mang tính định hướng để các bên tham khảo khi ký kết hợp
152
đồng mua bán doanh nghiệp:
(i) Khi bên bán doanh nghiệp chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho bên mua thì
các bên phải thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm của bên mua hoặc bên bán phải thông
báo việc chuyển giao và chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba.
(ii) Thỏa thuận về nghĩa vụ cung cấp các thông tin về doanh nghiệp mục tiêu
của bên bán doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp. Đây là thỏa thuận quan trọng
vì mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có tính chuyên nghiệp như một số quốc
gia khác, doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý e ngại khi phải cung cấp thông
tin của doanh nghiệp cho các đối tác. Trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng
thì bên bán cũng phải cung cấp những thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mục tiêu cho bên mua để xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
giai đoạn đàm phán này, bên bán thường chỉ cung cấp những thông tin cơ bản nhất
nhằm bảo đảm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình nếu các bên không ký kết
được hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Do vậy, nếu các bên ký kết được hợp đồng
với nhau thì trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ của bên bán
trong việc cung cấp chi tiết, đầy đủ và trung thực, chính xác các tài liệu, sổ sách thể
hiện các thông tin về tài chính, việc sử dụng lao động, các hợp đồng, các dự án đang
thực hiện Những thông tin này có thể đưa vào phần phụ lục của hợp đồng mua
bán doanh nghiệp
(iii) Thỏa thuận về trách nhiệm của bên bán, bên mua doanh nghiệp trong
trường hợp các bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp
và các quy định khác của pháp luật. Các bên phải thỏa thuận cụ thể nếu vi phạm
hợp đồng, không bảo đảm đúng điều kiện thực hiện hợp đồng làm phát sinh thiệt hại
thì bên vi phạm phải chịu những hình thức chế tài nào? Bên mua cũng phải dự
phòng trường hợp bên bán lừa đảo bên mua doanh nghiệp thì bên bán phải chịu
trách nhiệm như thế nào? Luật pháp của Cộng hòa Liên bang Đức có quy định cách
giải quyết trong các trường hợp này như sau: “Về nguyên tắc, không ai muốn
chịu thiệt hại cả. Do đó phải hành động theo nguyên tắc dung hòa (căn cứ vào thị
trường và thực tế vấn đề). Trong hợp đồng cần ghi rõ người có lỗi phải bồi thường
thiệt hại toàn bộ do vi phạm hợp đồng và người mua có quyền tuyên bố từ bỏ hợp
đồng khi người bán có hành vi kinh doanh không hảo tâm (thương mại không lành
153
mạnh) [24, tr.130].
(iv) Ngoài các thỏa thuận trên, kinh nghiệm các nước khác thường khuyến
nghị các bên mua bán doanh nghiệp thỏa thuận về các điều khoản cấm cạnh tranh.
Điều khoản này đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Bởi
vì sau khi bán doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán) có thể thành lập
một doanh nghiệp mới hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề với doanh
nghiệp đã bán hoặc công bố các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của
doanh nghiệp đã bán. Tất cả những hành động đó của bên bán doanh nghiệp đều
ảnh hưởng đến cạnh tranh và sự tồn tại của bên mua doanh nghiệp trên thương
trường. Do vậy, trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải xác định rõ trách nhiệm
của bên bán doanh nghiệp trong việc bảo đảm các bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp đã bán; về việc bên bán không được thành lập các doanh nghiệp tương tự
như doanh nghiệp đã bán và làm bên mua mất khả năng cạnh tranh trên thương
trường nhằm bảo đảm lợi ích của bên mua doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Việc đề ra các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh
nghiệp là đòi hỏi khách quan và cần thiết khi khung khổ pháp lý điều chỉnh về mua
bán doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, các quy định về mua bán doanh
nghiệp nằm rải rác trong các văn bản pháp luật và tồn tại nhiều bất cập. Yêu cầu
hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải phù hợp với đặc thù của nền
kinh tế thị trường Việt Nam; phải đảm tính thống nhất, minh bạch và khả thi của
pháp luật mua bán doanh nghiệp đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp bao gồm
các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể. Nhóm các giải pháp cụ thể bao gồm
những giải pháp quan trọng như: bổ sung tiêu chí về kiểm soát mua bán doanh
nghiệp (với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế); trao thẩm quyền cho cơ quan
quản lý cạnh tranh trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế; bổ sung các quy
định về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp; hoàn thiện các quy định về thủ tục
mua bán doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp; quy định rõ về khái niệm nhà đầu
tư nước ngoài và sửa đổi thủ tục đầu tư nhằm tránh chồng chéo với quy định về
154
đăng ký doanh nghiệp; định hướng về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và hoàn
thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mua bán doanh nghiệp. Trong
đó, việc xác định thị trường liên quan và xác định các tiêu chí, ngưỡng cụ thể để
kiểm soát mua bán doanh nghiệp được coi như giải pháp trọng tâm, cơ bản để nâng
cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát
triển bền vững của hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thị trường mua bán doanh
nghiệp ở Việt Nam.
155
KẾT LUẬN
1. Mua bán doanh nghiệp là một hoạt động đầu tư xuất hiện ở Mỹ từ đầu thế
kỷ XX và đến nay đã phát triển trên phạm vi toàn cầu. Mua bán doanh nghiệp có tác
động khác nhau tới nền kinh tế- xã hội. Một mặt, mua bán doanh nghiệp điều tiết
nguồn vốn kinh doanh diễn ra hợp lý, hiệu quả hơn. Mặt khác, mua bán doanh
nghiệp ngày càng diễn ra dưới các hình thức đa dạng phức tạp, có thể gây hạn chế
cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh mua bán doanh nghiệp ở các
quốc gia chủ yếu nhằm kiểm soát mua bán doanh nghiệp dưới giác độ điều chỉnh
của pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về doanh nghiệp, dân
sự, thương mại là khung khổ pháp lý ghi nhận quyền tự do mua bán doanh nghiệp
của các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường một cách lành mạnh, hiệu quả, minh
bạch, khả thi.
2. Trên thế giới, mua bán doanh nghiệp thường được nghiên cứu cùng với hoạt
động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp được hiểu là việc
một nhà đầu tư thực hiện quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp khác. Hình
thức mua bán doanh nghiệp rất đa dạng, bao gồm: hình thức mua lại tài sản để kiểm
soát hoạt động của doanh nghiệp đã bán tài sản; mua nợ của doanh nghiệp để
chuyển thành vốn của chủ sở hữu; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối
của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, dưới giác độ pháp lý, mua bán doanh nghiệp được hiểu theo
nghĩa hẹp hơn. Mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam được hiểu là một hoạt động
nhằm thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp để tham gia quản trị và có thể kiểm soát
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức mua bán doanh nghiệp
bao gồm: mua bán toàn bộ vốn đầu tư, toàn bộ vốn điều lệ, toàn bộ phần vốn góp,
cổ phần hoặc mua phần vốn góp, cổ phần chi phối để có thể kiểm soát hoạt động
của doanh nghiệp mục tiêu.
3. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp có thể hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa
hẹp, tuy nhiên sự phân định này chỉ có tính chất tương đối. Nhìn chung, các quốc
gia trên thế giới đều xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mua bán
doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực có liên quan như: quy định về hợp đồng, quy
156
định về kiểm soát mua bán doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, kiểm soát
các thương vụ mua bán doanh nghiệp là “cửa ngõ” dẫn đến tập trung kinh tế, quy
định về sở hữu trí tuệ, quy định về thuế, quy định của pháp luật lao động.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả phân tích các nội dung chủ yếu
của hoạt động mua bán doanh nghiệp được pháp luật điều chỉnh bao gồm: quy định
về chủ thể mua bán doanh nghiệp; quy định về đối tượng mua bán doanh nghiệp;
quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; quy định về thủ tục mua bán doanh
nghiệp; kiểm soát mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
4. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán doanh
nghiệp đang bộc lộ nhiều bất cập như chưa có quy định cụ thể về chủ thể có quyền
mua doanh nghiệp không thuộc sở hữu 100% vốn của nhà nước; nội hàm khái niệm
nhà đầu tư nước ngoài và vận dụng quy định pháp luật về thủ tục mua bán doanh
nghiệp có yếu tố nước ngoài được hiểu và thực thi khác nhau; tiêu chí về kiểm soát
mua bán doanh nghiệp chưa khả thiThực trạng đó đã ảnh hưởng đến việc thu hút
hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam và đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện
pháp luật về mua bán doanh nghiệp.
5. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, tác
giả luận án đã đưa ra những giải pháp cơ bản. Các giải pháp đó bao gồm: Hoàn
thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh
nghiệp, phân công trách nhiệm và sự phối hợp trong hoạt động quản lý mua bán
doanh nghiệp của các cơ quan hữu quan; Nhà nước phải tạo điều kiện pháp lý thuận
lợi cho hoạt động của các định chế tài chính, tư vấn, các cơ quan truyền thông, tổ
chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện vai trò tư vấn, trung gian kết nối và giúp đõ
các bên mua bán doanh nghiệp thực hiện thành công các thương vụ mua bán doanh
nghiệp; Xây dựng khung pháp lý cho cơ chế cung cấp và kiểm soát thông tin về
mua bán doanh nghiệp thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung quốc
gia về mua bán doanh nghiệp; Hoàn thiện pháp luật về kế toán, kiểm toán doanh
nghiệp nhằm minh bạch, công khai về doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường
liên quan
Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp có thể là
những giải pháp cụ thể như xây dựng thị trường liên quan và xác định các tiêu chí
157
kiểm soát mua bán doanh nghiệp nhằm hạn chế tác hại hạn chế cạnh tranh của hoạt
động mua bán doanh nghiệp trên thị trường; thống nhất, đồng bộ quy định về thủ
tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp giữa pháp luật đầu tư và pháp luật
doanh nghiệp, định hướng về nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Các giải
pháp chung và các giải pháp cụ thể đều hướng đến mục đích điều chỉnh hoạt động
mua bán doanh nghiệp trong tương lai, xây dựng và phát triển thị trường mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động hiệu quả phù hợp với quy luật của nền kinh tế
thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Trần Thị Bảo Ánh (2008), "Thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán doanh
nghiệp", Tạp chí Luật học, (5).
2. Trần Thị Bảo Ánh (2008), “Some notes on M&A law”, Tạp chí VietNam Law
& Legal Forum.
3. Trần Thị Bảo Ánh (2010), Những vướng mắc cơ bản trong quá trình hoàn
thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu
hội thảo: Đổi mới pháp luật thương mại đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học
Vân Nam Trung Quốc.
4. Trần Thị Bảo Ánh (2011), “Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Law Edition Journal of Yunnan
University.
5. Trần Thị Bảo Ánh (2011), Một số vấn đề về bản chất pháp lý của mua bán
doanh nghiệp, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Pháp luật về sáp nhập, mua
lại- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ: Pháp luật điều chỉnh sáp nhập mua lại ở Việt Nam của khoa Luật
Thương mại, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.14- 22.
6. Trần Thị Bảo Ánh (2011), “Bất cập của pháp luật hiện hành về mua bán doanh
nghiệp tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (6).
7. Trần Thị Bảo Ánh (2012), Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, Sách chuyên
khảo: Kiến thức pháp lý và kỹ năng cơ bản trong đàm phán, soạn thảo và
ký kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, TS. Nguyễn Thị Dung (chủ
biên), Nxb Chính trị - Hành chính, tr. 229- 252.
8. Trần Thị Bảo Ánh (2012), Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, Giáo trình: Một
số hợp đồng đăc thù trong hoạt động thương mại và kỹ năng đàm phán,
soạn thảo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.127- 150.
9. Trần Thị Bảo Ánh (2013), “Quan hệ mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam -
Nhận diện dưới góc độ pháp lý”, Tạp chí Luật học, (1).
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ths Trần Quỳnh Anh (2012), "Khái quát pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức
về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp- bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam", Tạp chí Luật học, (số 9), Đại học Luật Hà Nội.
2. H.Anh (2012), "Hải Phòng cổ phần 14 công ty bán với giá 1 USD",
ban-voi-gia-1-usd-672189.htm.
3. Mai Vân Anh (2009), Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Andrew J.Sherman, Milledge A. Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến Z,
Nxb Tri thức, Hà Nội.
5. Đinh Văn Ân (chủ biên) (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn việc hoàn thiện pháp luật về
doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Hội nghị công tác đăng ký kinh doanh năm
2013 các tỉnh phía Bắc, ngày 5.4.2013.
8. Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt Nam (2009), Mạng Mua bán và sáp nhập.
9. Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp (2005), tập
1, Thiết lập các điều kiện cần thiết cho cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
10. Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về tập trung
kinh tế, Hội thảo chuyên đề.
11. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương (2012), Báo cáo tập trung kinh tế
Việt Nam 2012.
12. TS.Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) (2009), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại
và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đặc san của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư (2012), M&A: Toàn cảnh thị
trường Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012.
14. Vũ Phương Đông (2010), Pháp luật về mua bán công ty ở Việt Nam - thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
160
15. Phạm Trí Hùng - Đặng Thế Đức (2011), M&A Sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp ở Việt Nam - Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán, Nxb Lao
động - xã hội, Hà Nội.
16. GS.TS. F. Kubler và J.Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hoà
Liên bang Đức, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
17. Phạm Hải Ly (2010), Mua lại doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh, Khoá
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
18. Michael E.S. Frankel (2009), M&A- Mua lại và sáp nhập căn bản các bước
quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
19. Bùi Nhơn (2007), Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01
năm 2007.
20. Hàn Phi (2013), "Bán Vincom Center A, Vingroup lãi 4.300 tỷ đồng",
a-vingroup-lai-4-300-ty-dong-2817836.html
21. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2012), Báo cáo nghiên cứu
MEI 2012- Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về
kinh doanh của các Bộ năm 2012, Hà Nội.
22. Lưu Quý Phương (2007), "Sáp nhập và mua lại: đi tìm một định nghĩa", Báo
Đầu tư Chứng khoán, ngày 05 tháng 06 năm 2007.
23. Pricewaterhouse Coopers (2009), Nhìn lại hoạt động M&A tại Việt Nam - sáu
tháng đầu năm 2009.
24. Nguyễn Hưng Quang và Trần Thanh Huyền, Văn phòng luật sư NHQuang &
Cộng sự (2012), "Bất nhất khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và hệ lụy",
luy-011031267.html
25. Scott Moeller & Chris Brady (2009), M&A Mua lại và sáp nhập thông minh,
kim chỉ nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại, Nxb Tri thức, Hà Nội.
26. Stoxplus, Vietnam (2011), Báo cáo các thương vụ mua bán doanh nghiệp Việt
Nam năm 2011, tầm ngắm của nhiều tập đoàn Nhật Bản.
27. Stoxplus, Báo cáo triển vọng M&A Việt Nam 2013.
28. Trần Thủy (2012), "Âm mưu bí ẩn vụ mua doanh nghiệp 1 USD",
nghiep-1-usd.html
161
29. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Pháp luật điều chỉnh
sáp nhập, mua lại ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Pháp luật về
sáp nhập, mua lại: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, TP Hồ Chí Minh.
30. Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc (2003), Luật mẫu về cạnh
tranh, Loạt công trình nghiên cứu của UNCTAD về các vấn đề được đề
cập trong Luật và chính sách cạnh tranh.
31. Uỷ ban chứng khoán nhà nước (2003), Quản lý nhà nước đối với hoạt động
thâu tóm, sáp nhập công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
32. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009), Hoạt động sáp nhập và
mua lại: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho
Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Yến (2011), Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Các trang Web:
34. Baodautu.vn/news/vn/ngan-hang/vamc-sap-mua-khoan-no-xau-dau-tien-html
35. Kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/cai-chet-oan-mekophar-
2730716.html
36.
cua-Dang/20113/82074.vnplus
37.
38.
and-takeover.asp
39.
C3%A0ivi%E1%BA%BFtthamgiacu%E1%BB%99cthi%E2%80%9CCh
ungtayc%E1%BA%A3ic%C3%A1chth%E1%BB%A7t%E1%BB%A5ch
%C3%A0nhch%C3%ADnh%E2%80%9DChuy%E1%BB%83n%C4%9
1%E1%BB%95iDoanhnghi%E1%BB%87pt%C6%B0nh%C3%A2nth%
C3%A0nhC%C3%B4ngtyc%E1%BB%95ph%E1%BA%A7n.aspx
40.
162
41.
nuoc/200093/129706.laodong
42.
Tiếng Anh
43. Companies Act 2006, Parts 26 (ss.895-901) and Part 27 (special rules for
public companies), on arrangements, reconstructions, mergers (or
amalgamations) or divisions (demerger or "scission"). The rules here
implement the Third and Sixth EC Company law directives.
44. Germany- Negotiated M&A Guide, Corporate and M&A Law Committee, tác
giả Hans- Michael Giesen, Điều 613a Bộ Luật Dân sự của Đức BGB’,
Bản dịch của Phạm Phương Thảo, Đại học Luật Hà Nội.
45. Varieties of Capitalism, Regulatory system and Merger Regulation –
Impilications for VietNam, Hong Tran, Business Law and Taxation
Dept.Monash University.
Tiếng Nga (bản dịch của Ma Thị Thúy ( Исследовательский Иркутский
Государственный Технический Университет)
46. Федеральный закон от 21 июля 1997 г. N 122-ФЗ "О государственной
регистрации прав на недвижимое имущество и сделок с ним" С
изменениями и дополнениями от 7 мая 2013 г. -
47. Федеральный закон от 8 августа 2001 г. N 129-ФЗ "О государственной
регистрации юридических лиц и индивидуальных предпринимателей" -
29 декабря 2012 г. -
48. Подраздел 3. Объекты гражданских прав - Глава 6. Общие положения -
Гражданский кодекс Российской Федерации часть первая от 30 ноября
1994 г. N 51-ФЗ, часть вторая от 26 января 1996 г. N 14-ФЗ, часть
третья от 26 ноября 2001 г. N 146-ФЗ и часть четвертая от 18 декабря
2006 г. N 230-ФЗ с именениями и доплнениями от 7 мая 2013 г)
49. Продажа предприятия (8- Глава 29 Гражданского кодекса Российской
Федерации) - Гражданский кодекс Российской Федерации часть
первая от 30 ноября 1994 г. N 51-ФЗ, часть вторая от 26 января 1996
г. N 14-ФЗ, часть третья от 26 ноября 2001 г. N 146-ФЗ и часть
четвертая от 18 декабря 2006 г. N 230-ФЗ с именениями и
доплнениями от 7 мая 2013 г)
163
50. Федеральный закон от 21 июля 1997 г. N 122-ФЗ "О государственной
регистрации прав на недвижимое имущество и сделок с ним" с
изменениями и дополнениями от 7 мая 2013 г
51. Федеральный закон от 21 декабря 2001 г. N 178-ФЗ "О приватизации
государственного и муниципального имущества" - С изменениями и
дополнениями от 7 декабря 2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_luan_an_1_5904.pdf