Tương tự như việc quy định về quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp
nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ
khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập, quyền sở hữu đối với
các tài sản của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập (trụ sở, bất động sản, tài sản khác )
không được Luật các TCTD quy định cụ thể mà quy định tại một số văn bản pháp
luật khác như Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật doanh nghiệp. Qua việc phân
tích những quy định về quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại, bị
sáp nhập nhận thấy rằng, khi tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở
hữu thì thời điểm được tính từ ngày chuyển quyền sở hữu do cơ quan có thẩm
quyền quyết định có hiệu lực. Điều này cũng đặt ra rủi ro về tài sản trong thời gian
thực hiện đăng ký quyền sở hữu nếu tài sản này bị đem đi thế chấp. Chính vì vậy
pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần ghi nhận để có điều chỉnh kịp thời.
(5) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức của
NHTM bị mua lại, bị sáp nhập
167 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân loại thương vụ mua lại, sáp nhập. Với những thương vụ có mức độ tập trung
cao hoặc cần quyết định cho hưởng miễn trừ mới phải thông báo. Trường hợp
không cần các văn bản này, ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập phải có văn bản trình
bày lý do và cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo về việc ngân
hàng mua lại, nhận sáp nhập không vi phạm quy định của Luật cạnh tranh về tập
trung kinh tế.
Thông tư quy định rõ về nội dung để xác định những hệ quả pháp lý khi thực
hiện mua lại, sáp nhập, trong đó quy định rõ về tổ chức hoạt động của NHTM sau
khi mua lại, sáp nhập theo loại hình là NHTMCP hay NHTM Nhà nước; hình thức,
cách thức thực hiện mua lại bắt buộc là mua lại cổ phiếu hay tài sản, thương lượng
139
hay chào mua công khai cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; cơ sở pháp lý để
mua lại bắt buộc NHTM từ ngân hàng hay từ cổ đông; định giá ngân hàng theo giá
trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu hay định giá theo giá trị thị
trường; xử lý hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn khi NHTM đang triển khai bị mua lại,
sáp nhập sẽ do NHTM mua lại, nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện; chuyển quyền sở
hữu đối với bất động sản, chuyển giao quyền đòi nợ từ NHTM bị mua lại, sáp nhập
sang NHTM mua lại, nhận sáp nhập.
Năm là, bổ sung một số quy định khi giao dịch mua lại, sáp nhập ngân hàng
thương mại được xác lập.
Bổ sung một số quy định cụ thể khi giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM được
xác lập, đó là: (i) Chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước ở một số ngân
hàng yếu kém; (ii) Cổ đông không đồng ý có sự can thiệp của NHNN vào cơ cấu sở
hữu; (iii) Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; (iv) Quyền lợi
của khách hàng (người gửi tiền) (v); Quyền lợi của người lao động tại các ngân
hàng bị mua lại, sáp nhập; (vi) Thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và
người vay trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập được xác lập. Vấn đề này cần được
bổ sung, sửa đổi để quy định trong các văn bản pháp luật. Mặc dù chủ thể mua lại,
nhận sáp nhập cam kết kế thừa tất cả các quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị mua lại,
sáp nhập nhưng mỗi ngân hàng có một chính sách, kế hoạch kinh doanh khác nhau
(lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay) và trong mối quan hệ cụ thể (tiền gửi hoặc tín
dụng), cần xác định rõ chủ thể tham gia và quyền, nghĩa vụ của từng bên (lãi suất
tiền gửi khi kết thúc kỳ hạn gửi tiền, lãi suất không kỳ hạn hoặc lãi suất cho vay bắt
buộc, lãi suất cho vay quá hạn được xử lý như thế nào sau khi ngân hàng mua lại,
nhận sáp nhập tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ từ ngân hàng bị mua lại, sáp nhập theo
các hợp đồng đã xác lập trước đó với người gửi tiền, người vay). Cần có văn bản
quy định chi tiết, rõ ràng thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay
trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập được xác lập để bảo vệ quyền lợi của người
gửi tiền và cổ đông của ngân hàng bị mua lại, sáp nhập.
Sáu là, quy định về lộ trình thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn, nợ xấu, sở
hữu chéo khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.
Hiện pháp luật đã có quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn, nợ xấu, sở hữu chéo
nói chung, khi tự bản thân từng NHTM phải đáp ứng việc thực hiện các quy định
này trong điều kiện hoạt động bình thường của NHTM. Tuy nhiên khi thực hiện
140
mua lại, sáp nhập thì cần phải có lộ trình nhất định để NHTM sau mua lại, nhận sáp
nhập có thể thực hiện được, nhất là thực hiện theo các quy định tại Điều 55, Luật
các TCTD, về chuẩn mực an toàn vốn Basel II và hướng tới Basel III, các yêu cầu
quản trị của Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ
Ngày chấp thuận mua lại, sáp nhập có hiệu lực, NHTM phải đáp ứng quy định về
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Mọi TCTD không
phân biệt thành phần sở hữu, phải đạt chuẩn an toàn hoạt động theo qui định tại
Chương 6 - Luật các TCTD 2010 (từ Điều 130 đến 135) và tham khảo thêm các tiêu
chí của Basel II và tương lai gần là Basel III. Theo đó, khuyến khích các TCTD
chưa đạt chuẩn cần tìm đối tác để tự nguyện thực hiện mua lại, sáp nhập để đạt và
vượt chuẩn. NHTM sau mua lại, sáp nhập phải thoái vốn nếu vi phạm những giới
hạn góp vốn, mua cổ phần được Luật các TCTD quy định. Sau mua lại, sáp nhập
phải xử lý để hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với ngân hàng;
Kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về
giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ
đông, nhà đầu tư, ngân hàng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ
phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
Bảy là, bổ sung quy định về cơ quan giám sát khi mua lại, sáp nhập ngân
hàng thương mại.
Theo quy định của Luật NHNN, NHNN có chức năng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền
tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
này, trong cơ cấu tổ chức của NHNN đã quy định chức năng, nhiệm vụ của các
Cục, vụ về thanh tra, giám sát ngân hàng, đặc biệt NHNN thành lập cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng tương đương cấp Tổng cục để thực hiện nhiệm vụ chuyên
biệt này. Tuy nhiên, việc NHNN được giao quyền hạn khi quản lý hoạt động mua
lại, sáp nhập NHTM, đồng thời lại tổ chức việc thanh tra, giám sát trong quá trình
thực hiện có thể không khách quan, trong khi hoạt động NHTM có vai trò rất quan
trọng đối với nền kinh tế, cần đảm bảo hoạt động được diễn ra theo đúng quy định
của pháp luật. Cơ quan nhà nước phải có biện pháp giám sát, xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua lại, sáp nhập. Vì vậy pháp luật cần
bổ sung quy định một cơ quan sẽ giám sát độc lập tiến trình này. Đại biểu Quốc hội
141
Trương Trọng Nghĩa đã đề nghị tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội cho rằng, nếu
lấy tiền ngân sách để mua lại thì liên quan đến Quốc hội, và “Quốc hội nên có giám
sát, không nên để cho ngân hàng một mình tự quyết định mọi thứ, ít nhất có thể
thành lập Ủy ban lâm thời giám sát toàn bộ việc mua lại với giá 0 đồng này”, đồng
thời đề nghị: “Khi nào thì mua, ngân hàng như thế nào thì mua, ít nhất là Quốc hội
phải giám sát được” [4]. Cơ quan giám sát hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM đề
xuất có thể thuộc một trong các cơ quan như Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc
hội, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia hoặc một cơ quan độc lập do Quốc hội
thành lập.
Tám là, quy định chặt chẽ về công bố thông tin khi mua lại, sáp nhập ngân
hàng thương mại.
Pháp luật đã có quy định về việc công bố thông tin của tổ chức niêm yết,
thông tin công bố của NHNN, của TCTD... Tuy nhiên trên thực tế, việc công bố
thông tin còn nhiều hạn chế và không kịp thời nhất là trong thời gian gần đây
NHNN thực hiện mua lại, sáp nhập bắt buộc một số NHTM yếu kém. Do đó việc
công bố thông tin này phải được quy định về nguyên tắc trong luật và quy định chi
tiết tại Nghị định của Chính phủ. Điều này có ý nghĩa quan trọng, buộc các bên phải
chấp hành đúng quy định về công bố thông tin, đảm bảo cho các bên liên quan,
người dân hiểu rằng pháp luật đang được thực hiện một cách công khai, minh bạch,
không vụ lợi. Khoản 4, Ðiều 8, Thông tư 04/2010/TT-NHNN yêu cầu hợp đồng
mua lại, sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động
biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được Thống đốc NHNN chấp thuận nguyên
tắc. Song đối với các NHTM thì yêu cầu này khó thực hiện trên thực tế vì chủ nợ
của một ngân hàng có thể đến hàng chục nghìn cá nhân, tổ chức ở trong nước và
ngoài nước. Ngoài ra, hợp đồng mua lại, sáp nhận có thể có điều khoản ràng buộc
về nghĩa vụ bảo mật thông tin giữa các bên, nên không nhất thiết phải công bố toàn
bộ nội dung hợp đồng mua lại, sáp nhập bằng cách sao chụp để gửi cho các chủ nợ.
Ðiều này làm phát sinh các chi phí không cần thiết, tốn nhiều thời gian, làm ảnh
hưởng đến lợi ích của người lao động, các cổ đông và không phù hợp với thực tế.
Vì vậy bổ sung, sửa đổi quy định này theo hướng chỉ cần công bố một số thông tin
cơ bản của giao dịch trên Cổng thông tin điện tử của NHNN, trang thông tin chính
thức của NHTM, đồng thời hợp đồng mua bán, sáp nhập chỉ cần được gửi đến các
chủ nợ lớn.
142
Quy định về công bố thông tin cần đáp ứng được yêu cầu thực tế, nguyện
vọng chính đáng các chủ nợ, tổ chức, cá nhân có quan hệ dân sự, kinh doanh,
thương mại với ngân hàng tham gia mua lại, sáp nhập như giá trị giao dịch, giá
mua, thời hạn dự kiến hoàn thành giao dịch, vốn chủ sở hữu được một công ty kiểm
toán xác nhận tại thời điểm có quyết định chấp thuận nguyên tắc, quyết định chấp
thuận chính thức của Thống đốc NHNN.
Chín là, quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các
ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt khi xử lý ngân hàng thương mại yếu
kém phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngân hàng.
Cần nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt
Nam để trở thành nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư chiến lược tại các NHTM Việt
Nam. Đặc biệt, cần nhấn mạnh việc xem xét, cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua
lại hoặc sáp nhập với các TCTD yếu kém của Việt Nam và tiến tới tăng giới hạn sở
hữu cổ phần của họ tại các ngân hàng được cơ cấu lại. Trong bối cảnh hiện nay,
Việt Nam đang rất cần bổ sung một nguồn vốn ngoại cho hệ thống ngân hàng, nhằm
đáp ứng tiêu chuẩn của Basel III. Thực tế, có nhiều TCTD nước ngoài đã mua cổ
phần của NHTM Việt Nam với tỷ lệ sở hữu từ 15% - 20% vốn điều lệ và trở thành
cổ đông chiến lược nước ngoài của NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, do tỷ lệ sở hữu cổ
phần chiếm tỷ lệ thấp so với phần còn lại, nên tiếng nói của người đại điện do nhà
đầu tư nước ngoài cử tham gia Hội đồng quản trị hoặc/và Ban điều hành không gây
được ảnh hưởng lớn để nâng cao năng lực quản trị, điều hành của NHTM Việt
Nam. Do đó, hiệu quả kinh doanh ở một số TCTD Việt Nam có cổ đông chiến lược
nước ngoài đã không mang lại kết quả như mong đợi.
Mười là, hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo vệ người gửi tiền khi
ngân hàng thương mại bị mua lại, sáp nhập.
Tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống NHTM là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khi thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM rất
cần nguồn lực, thời gian để thực hiện và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn hệ thống
ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, không gây mất ổn định về chính trị, kinh tế,
xã hội. Bảo vệ người gửi tiền khi NHTM bị mua lại, sáp nhập có ý nghĩa rất quan
trọng để đáp ứng các mục tiêu trên. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cần nâng mức
bảo hiểm tiền gửi. Các quy định của pháp luật quy định chặt chẽ và mạnh mẽ hơn
đối với yêu cầu bảo vệ người gửi tiền. Khi đó hệ thống pháp luật cần đồng bộ để
143
quy định vấn đề này chứ không dừng ở những quy định của pháp luật bảo hiểm
tiền gửi.
4.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập
Để thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM một cách hiệu quả, một
số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật được kiến nghị như sau:
Một là, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước.
Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát
ngành ngân hàng đã được củng cố và hoàn thiện. Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính
phủ đã ký ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Nghị định được nhìn nhận là trao thêm
quyền lực, nhưng cũng là áp lực để Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoàn
thành trọng trách của nhà nước giao phó. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã thể hiện
sự đổi mới căn bản về mô hình tổ chức thanh tra trong NHNN theo hướng bảo đảm
nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương
đến địa phương. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tập trung hóa quản trị, điều
hành về trụ sở chính của các TCTD trong thời gian gần đây, từ đó tạo khuôn khổ
pháp lý về tổ chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù của thanh tra,
giám sát ngành ngân hàng. Tuy nhiên, Nghị định mới chỉ quy định riêng về hoạt
động của thanh tra, giám sát ngân hàng. Vì thế cần có những văn bản hướng dẫn của
NHNN hoặc những văn bản liên ngành quy định cụ thể hơn về việc phối hợp giữa
thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan thanh tra, giám sát khác trong việc
chia sẻ thông tin, kết quả có được từ các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát. Điều này
nhằm đảm bảo hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tránh gây ra
những áp lực và phiền hà cho đối tượng được thanh tra, giám sát.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát ngân hàng
nhằm củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật thị trường và đánh giá, nhận diện
những vấn đề của hệ thống và từng TCTD để có biện pháp tái cấu trúc, đáp ứng yêu
cầu tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, hỗ trợ tích cực hơn cho
việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Hoạt
động thanh tra, giám sát ngân hàng cần đẩy mạnh nhằm phát hiện, xử lý những rủi
ro, vi phạm pháp luật, đánh giá chất lượng tín dụng và hoạt động của các TCTD,
trong đó có việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM.
Công tác thanh tra, giám sát cần phát hiện những tồn tại, hạn chế, rủi ro tiềm
144
ẩn và vi phạm ở nhiều TCTD như vi phạm quy định về các giới hạn, chuẩn mực an
toàn, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; vi phạm và rủi ro trong hoạt động cấp
tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư tài chính, huy động vốn, chất lượng tài sản
thấp, nợ xấu lớn, tình hình tài chính kém lành mạnh... Từ đó có những giải pháp
phù hợp để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, nhất là việc xử lý những NHTM
yếu kém, không có khả năng tự cơ cấu, cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua
mua lại, sáp nhập bắt buộc.
Phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật của các NHTM trong
quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập như che giấu nợ xấu, không công bố thông tin
kịp thời, tẩu tán tài sản khi thực hiện mua lại, sáp nhập Nếu những vụ việc có dấu
hiệu hình sự cần chuyển cho cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của
pháp luật. Công tác giám sát cần được đẩy mạnh nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm
các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm, xu hướng, diễn biến bất lợi để có cảnh báo và
biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tập trung thanh tra, giám sát để phát hiện
những yếu kém, tồn tại của các NHTM được xử lý dứt điểm, đặc biệt là NHTM yếu
kém được áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của NHNN như được đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt và buộc mua lại, sáp nhập, đáp ứng thực hiện đúng
mục tiêu, lộ trình đã đặt ra tại Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 theo
quy định tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/3/2012.
Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật
trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM, chú trọng xây dựng, hoàn
thiện cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
này một cách chặt chẽ. Một trong những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp
nhập NHTM chính là sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh,
góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Vì thế để quản
lý hoạt động này, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, pháp luật quy định
nhiều cơ quan cùng tham gia như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính,
Bộ Công thương, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, UBND cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.... Do đó việc xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM là hết
sức cần thiết. Cần có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ ở những vị trí quan trọng
145
trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM tại Cục quản lý cạnh tranh, các
vụ, cục thuộc NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...
Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật về ngân hàng ở trong và ngoài nước
kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý và thực hiện mua lại,
sáp nhập NHTM.
Ba là, tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.
Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc và được
thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này bắt đầu chưa
lâu nhưng ngày càng trở nên sôi động tuy rằng những hiểu biết hiện tại về mua lại,
sáp nhập còn hạn chế. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM mới được xây dựng
nhưng đã được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian gần đây. Trên thực tế, nếu muốn
tiến hành mua lại, sáp nhập, các ngân hàng phải tự mình “dò dẫm” đường đi và tự
tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm từ các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng đã thực
hiện. Vì thế cần tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM.
Giải pháp về tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung
chính như: Tổ chức thực hiện tốt phổ biến, giáo dục pháp luật về mua lại, sáp nhập
NHTM. Ngoài việc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phổ biến, giáo
dục pháp luật thì cơ quan đầu mối là NHNN cần thực hiện việc này hiệu quả hơn
nữa. Các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần nhấn mạnh và đề cập rõ hơn
những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Bên
cạnh các quy định của pháp luật, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn bao
gồm ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của
việc chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện mua lại, sáp nhập
NHTM. Đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về mua lại, sáp nhập
NHTM thông qua báo chí, biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp
luật, thông qua hoạt động tìm hiểu pháp luật, các câu lạc bộ pháp luật, hoạt động trợ
giúp pháp lý Ngoài ra cần cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM cho
các NHTM, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, thực thi pháp luật
trong lĩnh vực này.
Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về
146
mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.
Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM
cần được triển khai đầy đủ các nội dung, cụ thể là xem xét, đánh giá tình hình ban
hành văn bản quy định chi tiết; xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện
thi hành pháp luật và xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về mua lại, sáp
nhập NHTM. Việc đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về mua lại, sáp nhập
NHTM có thể đánh giá dựa trên các thông số như: tỷ lệ vi phạm pháp luật; thời gian
giải quyết hồ sơ, yêu cầu của NHTM; các loại giấy tờ trên thực tế mà cơ quan nhà
nước có thẩm quyền yêu cầu so với quy định của pháp luật hiện hành; tình hình
niêm yết công khai hồ sơ, thủ tục Sau khi có kết quả theo dõi, các bộ, ngành, địa
phương cần tổng hợp, xử lý kịp thời vướng mắc, đồng thời kiến nghị để hoàn thiện
pháp luật. Cơ chế tổ chức thực thi pháp luật phải rất cụ thể, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện
phải chú ý đến tình hình thực tế của địa phương được lựa chọn để kiểm tra, khảo
sát, thu thập thông tin.
147
Kết luận chương 4
1. Ngoài việc cần đáp ứng các yêu cầu chung trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam, phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp
nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được xác định dựa trên một số
yêu cầu chính là đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp; đáp ứng
các yêu cầu về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại; đáp ứng các yêu cầu của
nền kinh tế trị trường và đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Khi hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở
Việt Nam hiện nay cần đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ, mất an toàn hệ
thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; đáp ứng yêu
cầu về tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật,
phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là thành
viên; tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức
lại doanh nghiệp; đồng thời khung pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng cần được
xây dựng chuyên biệt, vừa mang tính áp dụng thực tiễn, vừa có tính dự liệu cao. Để
đảm bảo sự chặt chẽ và mang tính khách quan, pháp luật cần bổ sung việc quy định
một cơ quan giám sát độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bên
cạnh chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật được đề xuất, kiến nghị bao gồm
những nội dung cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói
chung và trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, các giải pháp bảo đảm thực hiện
pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Các giải
pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với đổi mới tư duy hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng
thương mại ở Việt Nam hiện nay. Thông qua phương hướng và các giải pháp đề
xuất, kiến nghị sẽ giúp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương
mại, giúp các ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, vững chắc sau khi mua lại, sáp
nhập, đồng thời đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể sở hữu ngân hàng
theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai
đoạn mới, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, góp phần trong quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
148
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng
thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:
Thứ nhất, ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng biệt so với các
doanh nghiệp thông thường. Ngân hàng thương mại mặc dù có bản chất là doanh
nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy
đủ các đặc thù của ngân hàng thương mại sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý
hiệu quả để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân
hàng thương mại.
Thứ hai, việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của
nhiều quy định pháp luật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh
dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều
chỉnh. Với những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua lại, sáp
nhập ngân hàng thương mại, nên ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các
doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại,
pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có những điều chỉnh riêng so
với các loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ ba, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp
nhập ngân hàng thương mại được xác định bao gồm: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại,
sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập
và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã
hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần phải
có pháp luật điều chỉnh.
Thứ tư, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng là luật
chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân
hàng thương mại, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi các
giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.
Thứ năm, bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp
nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như khung
pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những khoảng trống pháp lý để
149
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập; chưa tạo
được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trong quá trình thực hiện
mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại thời gian qua, đã có nhiều bất cập nảy
sinh, trong đó có những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.
Thứ sáu, điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao
gồm nhiều nội dung. Trên cơ sở một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp lý đã
được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của đề tài luận án, còn có nhiều vấn đề pháp lý
khác cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như: định giá ngân
hàng; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp
nhập; hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; mức độ tương thích của các chính sách, pháp
luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam so với các chuẩn mực,
thông lệ quốc tế, trong các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế liên
quan; những nguy cơ, rủi ro về mặt pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.
Thứ bảy, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập,
hoạt động và tổ chức lại ngân hàng thương mại nói chung và việc mua lại, sáp nhập
ngân hàng thương mại nói riêng cần phải hoàn thiện đồng bộ các đạo luật có liên
quan. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật cần đảm bảo nguyên tắc không để
xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, đảm bảo
ổn định kinh tế vĩ mô. Pháp luật cần bổ sung việc quy định một cơ quan giám sát
độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại để đảm bảo sự chặt chẽ
và tính khách quan khi thực hiện.
150
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Minh Sơn (2012), “Cần trao đổi về quy định mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ.
2. Phạm Minh Sơn (2012), “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng
thương mại ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng, số 14,
tr.29-32.
3. Phạm Minh Sơn (2012), “Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập ngân
hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (246), tr.30-34.
4. Phạm Minh Sơn (2014), “Một số vấn đề thực tiễn thi hành pháp luật về
mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ,
số 24 (417), tr.19-23,39.
5. Phạm Minh Sơn (2014), “Pháp luật mua lại, sáp nhập ngân hàng thương
mại của Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 22,
tr.51-55.
6. Phạm Minh Sơn (2015), “Đặc trưng và nguyên tắc pháp lý của hoạt động
mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2
(275), tr.28-32.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cập nhật đến ngày 15/10/2015)
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam,
luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
2. Vũ Đình Ánh (2011), Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Cộng
sản điện tử, truy cập ngày 15/6/2012, .
3. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam, truy cập ngày
12/3/2013, .
4. Báo điện tử thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015), Nên có Ủy ban giám sát
mua ngân hàng 0 đồng, truy cập ngày 10/11/2015, .
5. Nguyễn Văn Bình (2012), Sáp nhập không là mục tiêu của tái cấu trúc ngân
hàng, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày 04/3/2013,
.
6. Nguyễn Văn Bình (2012), Sáp nhập mới là bước đi đầu tiên để tái cơ cấu,
Thông tấn xã Việt Nam, truy cập ngày 04/01/2013, <
vn/Home>.
7. Nguyễn Văn Bình (2012), Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này
- Trao đổi với báo Thanh Niên của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn
Bình, Thanh niên Online, truy cập ngày 26/8/2012, <
thanhnien.com.vn>.
8. Công ty TNHH Chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (“VPBS”)
(2014), Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam.
9. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam 2012.
10. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.
11. Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo thường niên năm 2013.
12. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo thường niên năm 2014.
13. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với
pháp luật chuyên ngành.
14. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), Thâu tóm và hợp nhất từ khía
cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp
152
chí Quản lý kinh tế, số 7+8.
15. Trần Đình Cung (2007), Công khai hóa và minh bạch thông tin, Tạp chí
Chứng khoán Việt Nam, số 9.
16. Nguyễn Thị Dung (2013), Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), Xử lý các ngân hàng có vấn đề: Không để đổ vỡ
ngoài tầm kiểm soát, Trang tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, truy cập ngày
12/3/2012, .
18. Thùy Dung (2013), Nhận diện xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt
Nam năm 2013, Thị trường tài chính điện tử, truy cập ngày 12/3/2013,
.
19. Trí Dũng (2011), Kinh nghiệm từ Thương vụ M&A ngân hàng điển hình năm
2011: Lienviet - Post Bank, truy cập ngày 11/5/2012,
.
20. Vũ Ngọc Dũng (2011), M&A – Các điều kiện cho hoạt động M&A tại Việt
Nam, truy cập ngày 28/11/2012, .
21. Vũ Ngọc Dũng (2012), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Thực trạng pháp
luật và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3(240).
22. Lê Duy (2011), Hoàn thiện các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật cạnh tranh về
sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, Trang thông tin điện tử Cục
quản lý cạnh tranh, truy cập ngày 26/11/2012, .
23. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
24. Phạm Tiến Đạt, Phạm Thị Tường Vân (2012), Những gợi ý cho khung pháp lý
M&A ở Việt Nam, Báo đầu tư điện tử, truy cập ngày 18/10/2012,
.
25. Trần Thọ Đạt (2015), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý - Ưu tiên hàng đầu cho
tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Đại biểu nhân dân điện tử, truy cập ngày
13/2/2015, .
26. Nguyễn Ngọc Điện (2015), Cần làm rõ quy định về “thời hiệu”, Báo Chính
phủ điện tử, truy cập ngày 23/6/2015, .
27. Vũ Phương Đông (2010), Về phương thức mua bán công ty thông qua việc
mua bán phần vốn góp chi phối của công ty, Tạp chí Luật học, số 9.
153
28. Đặng Thế Đức (2008), Hoạt động M&A tại Việt Nam: Những cơ hội và kinh
nghiệm, Trang thông tin điện tử Saga, truy cập ngày 05/4/2011,
.
29. Lưu Minh Đức (2009), “Hoạt động sáp nhập và mua lại: Cơ sở lý luận, kinh
nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
30. Viên Thế Giang (2010), Tập trung kinh tế - Giải pháp đáp ứng yêu cầu tăng
vốn pháp định của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 13.
31. Gregory Crovo, Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch M&A tại Việt
Nam, Báo Đầu tư điện tử, truy cập ngày 27/11/2012, .
32. Đ.H (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và
kinh nghiệm đối với Việt Nam, Báo điện tử ĐCS Việt Nam, truy cập
17/02/2013, .
33. Nguyễn Thị Hải Hà (2010), Tìm hiểu vai trò của các chủ thể tham gia trong
một giao dịch M&A, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 4.
34. Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
35. Phạm Hồng Hải (2013), Tái cấu trúc ngân hàng: Cần chấp nhận đóng cửa
thay vì sáp nhập, Đầu tư Chứng khoán điện tử, truy cập ngày 04/3/2013,
.
36. Trần Vũ Hải (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
37. Hoàng Thu Hằng, Nguyễn Thị Mai Dung, Đỗ Thị Kiều Phương (2014), Pháp
luật về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính.
38. Nguyễn Trí Hiếu (2012), Những điểm cần chú ý trong Đề án Tái cấu trúc
ngân hàng, Đầu tư chứng khoán điện tử, truy cập ngày 24/11/2012,
.
39. Trương Thị Hoà (2015), Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và
rút ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam, Khoa Kinh tế - Trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM, truy cập ngày 05/8/2015,
40. Đỗ Thị Phi Hoài (2012), Mua lại và sáp nhập tại Nhật Bản: Bài học kinh
nghiệm tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 3.
154
41. Phạm Trí Hùng (2010), Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp, Trang tin điện tử của Học viện Tư pháp, truy cập ngày 12/6/2012,
.
42. Phạm Trí Hùng (2012), Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Luật TP.HCM.
43. Phùng Văn Hùng (2009), Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ người gửi tiền khi có
hoạt động M&A ngân hàng, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 11.
44. Nguyễn Thu Huyền, Đỗ Hồng Nhung (2012), Những vấn đề pháp lý cần lưu ý
trong một thương vụ M&A, Báo Đầu tư điện tử, truy cập ngày 19/6/2012,
.
45. Nguyễn Thị Mai Hương (2010), Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập
và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
46. Nguyễn Thu Hương (2010), Nhận diện xu hướng M&A trong ngành ngân
hàng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
47. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
48. Khuyết danh (2013), Những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp, Trang tin điện tử luatdanhchinh.com.vn, truy cập
ngày 12/7/2013, .
49. Khuyết danh (2013), Giải pháp để phát triển hoạt dộng mua lại, sáp nhập
doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học.
50. Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
(2012), Bài giảng môn quản trị NHTM.
51. Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), Một số vấn đề về sáp
nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 15.
52. Cao Đình Lành (2012), Xung đột lợi ích của cổ đông thiểu số trong hoạt động
mua bán, sáp nhập công ty cổ phần, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8.
53. Bùi Thanh Lam (2010), Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và thâu
tóm ngân hàng ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11.
54. LienVietPostbank (2011), Giảm ngân hàng nhỏ bằng mua bán, sáp nhập,
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, truy cập ngày 23/12/2012,
.
155
55. Song Linh (2011), Hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, Tin
nhanh Việt Nam, truy cập ngày 25/11/2012, .
56. Nguyễn Thị Loan (2012), Hoạt động mua bán sáp nhập các ngân hàng
thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp ngành, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
57. Đinh Tuấn Minh (2012), Chống thâu tóm ngân hàng, Tuổi trẻ Online, truy
cập ngày 04/01/2013, .
58. Lê Văn Nam (2011), Pháp luật về mua bán công ty ở Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội.
59. Phùng Ngọc Việt Nga (2012), Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
60. Phạm Đức Nguyện (2008), Thâu tóm và sáp nhập - giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội
nhập, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
61. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông cáo báo chí của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của NHNN, truy cập ngày ngày
5/2/2015 và ngày 25/4/2015, .
62. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông cáo báo chí của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của NHNN, truy cập ngày ngày
25/4/2015, .
63. Ngô Đức Huyền Ngân (2009), Sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
64. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2012), Tóm tắt dự thảo đề
án, hợp đồng sáp nhập ngân hàng HBB vào ngân hàng SHB, Trang thông tin
điện tử của ngân hàng SHB.
65. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình luật kinh tế, tập 1, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
66. Phạm Duy Nghĩa (2009), Đi tìm triết lí của luật phá sản, Trang thông tin điện tử
Công ty Luật Minh Khuê, truy cập ngày 03/8/2013, .
67. Tom Nguyen (2012), Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp
(M&A) tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học.
68. Nguyễn Thị Nguyện (2011), Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong
156
lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
69. Văn Nguyễn (2011), Đề xuất lộ trình sáp nhập, hợp nhất, Báo Lao động điện
tử, truy cập ngày 19/6/2013, .
70. Người Phát ngôn Chính phủ (2015), Nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với một số vấn đề mà báo chí và dư luận
quan tâm, truy cập ngày 02/4/2015, .
71. Hà Nhân, Nguyễn Tuấn (2011), Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi: Mức bảo
hiểm quá thấp, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, truy cập ngày 10/11/2015,
.
72. Nguyễn Hòa Nhân (2009), M&A ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cơ bản,
Tạp chí Khoa học, số 5 (34).
73. Nguyễn Như Phát (2007), Khía cạnh pháp lý và cấu trúc thương vụ M&A,
Tạp chí Pháp lý, số 4 (41).
74. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh và cộng sự (2011), Xây dựng hệ thống
pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong nhà nước pháp
quyền Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Viện
Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
75. Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị (2004), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb
Công an Nhân dân, Hà Nội.
76. Vũ Bá Phú (2011), Các vấn đề về chống tập trung kinh tế qua hoạt động
M&A, Trang thông tin nội bộ thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam, truy cập ngày
28/6/2012, .
77. Hồng Phúc (2012), Mua bán ngân hàng: Đang thiếu khung pháp lý, Thời báo
Kinh tế Sài gòn điện tử, truy cập ngày 26/4/2013,
.
78. Nguyễn Mai Phương (2009), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam: Nhìn
từ góc độ bên mua và bên bán”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (153).
79. Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Cao Khôi (2011), Cần sớm hoàn thiện văn bản
pháp luật về M&A ngân hàng, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày
15/9/2012, .
80. Nguyễn Quang (2010), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Không cần luật
riêng?, Báo đại biểu nhân dân điện tử, truy cập ngày 12/8/2012,
157
.
81. Nguyễn Văn Quang (2010), Giải quyết tranh chấp hành chính bằng cơ quan
hành chính theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học số 12/2010.
82. Đoàn Thái Sơn (2012), Một số vấn đề pháp lý về hợp nhất các ngân hàng
thương mại cổ phần, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày
21/10/2012, .
83. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng Việt Nam: Những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế ", Trang tin điện tử của
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập ngày 26/2/2013,
.
84. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Xác định thị trường liên quan theo luật cạnh tranh
2004, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(63).
85. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh
tranh và vấn đề của Việt Nam”, Trang thông tin Pháp luật dân sự, truy cập
ngày 21/10/2012, .
86. Phạm Minh Sơn (2012), Cần trao đổi về quy định mua lại và sáp nhập NHTM
Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính Tiền tệ, số 15.
87. Phạm Minh Sơn (2012), Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập NHTM Việt
Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (246).
88. Phạm Minh Sơn (2012), Pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Ngân hàng, số 14.
89. Trần Đức Tân (2013), “Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất các Ngân hàng
thương mại cổ phần trước yêu cầu tái cơ cấu – Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
90. Tạp chí Tài chính (2013), Sáp nhập ngân hàng: Kinh nghiệm từ một thương
vụ ở Hàn Quốc, Tạp chí Tài chính điện tử, truy cập ngày 8/5/2013,
.
91. Nguyễn Kim Thanh (2011), Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền
tệ, Cổng thông tin điện tử Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, truy cập ngày
21/10/2012, .
92. Nguyễn Trí Thanh (2009), Cẩm nang mua bán và sáp nhập công ty tại Việt
Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
93. Xuân Thanh, Võ Hương (2012), Tìm hiểu về M&A trong ngành ngân hàng
158
Mỹ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 24/12/2012,
.
94. Nguyễn Xuân Thành, Trần Thị Quế Giang, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Nguyễn Đức
Mậu (2012), Hợp nhất ba ngân hàng thương mại, Chương trình giảng dạy
kinh tế FULBRIGHT.
95. Quyết Thắng (2009), Tìm hiểu cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp
luật cạnh tranh một số nước trên thế giới, Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý
cạnh tranh, truy cập ngày 21/7/2014, .
96. Thời báo ngân hàng (2012), 5 ngân hàng cấp tín dụng hợp vốn 140 triệu USD
cho PVEP, Thời báo ngân hàng điện tử, truy cập ngày
6/5/2015,.
97. Trương Quang Thông (2012), Sáp nhập ngân hàng: Những vấn đề cần bàn
thêm, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, truy cập ngày 4/3/2013,
.
98. Lưu Thủy (2011), Tái cấu trúc ngân hàng: Mạnh dạn phá sản?, Nội dung trao
đổi của PGS. TS Nguyễn Thị Mùi tại Hội thảo Tái cấu trúc hệ thống NHTM
trên Lao động Online, truy cập ngày 17/3/2012, .
99. Thanh Thủy (2015), Khi nào một ngân hàng rơi vào diện 'kiểm soát đặc
biệt'?, Chuyên trang Người đồng hành, Tạp chí điện tử Nhịp sống số, truy cập
ngày 17/8/2015, .
100. Trần Thị Thu Thuỷ (2010), Sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam - Sự
lựa chọn để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhập, Tạp chí Phát triển &
Hội nhập, số 8.
101. Bá Thư (2012), Habubank chờ ngày chính thức sáp nhập vào SHB, Báo đầu
tư điện tử, truy cập ngày 27/11/2012, .
102. Vũ Văn Thực (2013), Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí
Phát triển và Hội nhập, số 10 (20).
103. Đào Minh Tú (2011), Sáp nhập, mua lại là con đường tất yếu để phát triển hệ
thống ngân hàng Việt Nam, Cổng thông tin dữ liệu tài chính-chứng khoán
Việt Nam, truy cập ngày 14/7/2012, .
104. Đào Minh Tú (2011), Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng – Quan điểm và cách
thức tiến hành, Cổng thông tin Học viện Ngân hàng, truy cập ngày 14/7/2012
, .
159
105. Hoàng Anh Tuấn (2012), Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt
Nam, luận án tiến sĩ luật kinh tế.
106. Trần Thanh Tùng (2010), M&A – Còn nhiều vướng mắc, Thời báo Kinh tế Sài
Gòn Online, truy cập ngày 28/7/2012, .
107. Nguyễn Minh Tuyết (2012), Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học.
108. Nguyễn Đức Trung (2012), An toàn vốn của các ngân hàng thương mại -
Thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn
Basel II & III, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày 21/2/2013,
.
109. Phạm Quang Trung (2010), Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 155.
110. Trịnh Quốc Trung (2009), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong hoạt động sáp
nhập, mua lại, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân
hàng, số 14.
111. Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Cam
kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính.
112. Vũ Gia Trưởng (2012), Sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp
ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội.
113. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn
vĩ mô đến con đường tái cơ cấu".
114. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động
mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nxb Tri thức, Hà Nội.
115. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Báo cáo “Một số ý kiến về việc triển khai
thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh”.
116. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2014), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 “Cải cách
thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu”.
117. Phạm Thị Tuyết Vân (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
118. Phạm Thị Tường Vân, Phạm Tiến Đạt (2010), Hoàn thiện khung pháp lý cho
hoạt động M&A ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4.
160
119. Lê Đình Vinh (2010), Yếu tố pháp lý trong hoạt động M&A tại Việt Nam, Báo
Đầu tư điện tử, truy cập ngày 26/8/2012, .
120. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2012), Tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng.
121. Phan Diên Vỹ (2013), Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại
cổ phần ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.
Hồ Chí Minh.
122. Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại
Việt Nam hiện nay – Trường hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài
Gòn, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh, tài liệu dịch
123. Alexander Robert, William Wallance, Peter Moles (2012), Merger and
Acquisition, Edinburgh bussines school, Heriot-Watt Univessity.
124. Andrew J. Sherman, Milledge A. Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến
Z, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
125. Bruner F. Robert and Perella P. Joseph (2004), Applied Mergers and
Acquitions.
126. Council Regulation (EC) No 139/2004 of 20 January 2004 on the control of
concentrations between undertakings.
127. Dale A. Oesterle (2001), Mergers and Acquisitions, A Thomson Company,
United State.
128. David L.Scott (2003), Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment
Terms for Today’s Investor.
129. Daren Shiau (2007), Singapore: Merger Control Regime under the
Competition Act (CAP. 50B), Allen&Gledhill LLP, Singapore.
130. Delta Publishing Company (2009), A practical guide to mergers, acquisitions,
and divestitures, Nxb Delta Publishing Company.
131. Donal DePamphilis (2010), Merger, Acquisition, and other Restructuring
Activities
132. J. Fred Weston và Samuel C. Weaver (2007), Mergers and Acquisitions,
McGraw-Hill.
133. Joseph Benson và Jack Foley (2005), Banking M&A: What about the brand?,
161
134. Lê Thị Khánh Ly biên dịch, Luật chống độc quyền ở Mỹ. N.Gregory
Mankiw, 5th edition (2008), Principles of MicroEconomics, South Western
CENGAGE Learning.
135. Michael E.S. Frankel (2009), Mua lại và sáp nhập căn bản - Các bước quan
trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.
136. Peter. S. Rose (2000), Quản trị Ngân hàng thương mại, dịch và xuất bản tại
Việt Nam năm 2000, Nxb Tài chính, Hà Nội.
137. Scott Moeller, Chis Brady (2009), Mua lại và sáp nhập thông minh - Kim chỉ
nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.
138. Sherman, A.J. (2006), Mergers & acquisitions from A to Z, New York:
American Management Association. xv, 318 p, The United State.
139. The College of Law (2009), Mergers & Acquisition workbook.
140. Timothy J.Galpin, Mark Herdon (2009), Cẩm nang hướng dẫn mua lại và sáp
nhập, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
141. Vincent Kessler – Thomson Reuteurs (2010), Mergers & Acquisitions Review
Financial Advisors, full year 2010.
142. Wilbur M. Yegge (2006), Hướng dẫn cơ bản về mua bán công ty, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
C. Các trang website
143. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước (
144. Cục Quản lý cạnh tranh (
145. Trang tin điện tử Ngân hàng Thế giới (www.worldbank.org)
146. Trang tin điện tử NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (
147. Trang tin điện tử Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (
148. Trang tin điện tử Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (
149. Trang tin điện tử Ngân hàng Đại dương (
150. Trang tin điện tử Đại sứ quán Mỹ ( usembassy.gov)
162
PHỤ LỤC
Một số ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã thực hiện mua lại,
sáp nhập được nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án
TT Tên ngân hàng mua lại, Tên ngân hàng, công ty tài Thời gian
nhận sáp nhập chính bị mua lại, bị sáp nhập thực hiện mua
lại, sáp nhập
1. NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) Năm 2012
(SHB)
2. NHTMCP Phát triển NHTMCP Đại Á (DaiABank) Năm 2013
TP.Hồ Chí Minh (HDBank)
3. NHTMCP Phát triển Công ty TNHH MTV Tài chính Năm 2013
TP.Hồ Chí Minh (HDBank) Việt-Societe Generale (SGVF)
trực thuộc Tập đoàn Société
Général – Cộng hòa Pháp.
4. NHTMCP Việt Nam Thịnh Công ty TNHH MTV Tài chính Năm 2014
Vượng (VPBank) Than - Khoáng sản Việt Nam
(CMF)
5. NHTMCP Sài gòn Thương NHTMCP Phương Nam Năm 2015
tín (Sacombank) (Southern Bank)
6. NHTMCP Hàng Hải Việt NHTMCP Phát triển Mê Kông Năm 2015
Nam (Maritime Bank) (MDB)
7. Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Xây dựng Năm 2015
(VNCB)
8. Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Dầu khí Toàn cầu Năm 2015
(GPBank)
9. Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Đại dương Năm 2015
(Ocean Bank)
163
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_ve_mua_lai_va_sap_nhap_ngan_hang_thuong_ma.pdf