Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật về quyền thiết lập công cụ QLLĐ của NSDLĐ và quyền tổ chức, thực hiện
QLLĐ của NSDLĐ. Đối với quyền thiết lập công cụ QLLĐ, cần thiết sửa đổi, bổ
sung một số quy định về nội quy lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê
lại lao động. Đối với quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ, cần thiết sửa đổi, bổ sung
một số quy định về tuyển lao động, bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ, chuyển
NLĐ làm công việc khác, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt sử dụng lao động và quy
định về giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động.
Hy vọng rằng, với quy định của pháp luật ngày càng hoàn thiện, hợp lý, kết
hợp với trình độ QLLĐ ngày càng nâng cao của NSDLĐ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy
hơn 600 nghìn doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động khác ở Việt Nam hiện
nay phát triển nhanh chóng, ổn định và bền vững.
179 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền tổ chức, thực hiện QLLĐ trong đơn vị.
Đối với quyền thiết lập công cụ QLLĐ, bên cạnh các văn bản do NSDLĐ đơn
phương ban hành như nội quy lao động, quy chế, quyết định, NSDLĐ còn thỏa
thuận với NLĐ hoặc/và đại diện tập thể lao động ký các văn bản như hợp đồng lao
động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác làm căn cứ để QLLĐ. Các
quy định trong các văn bản này là cơ sở để NSDLĐ chỉ đạo, điều khiển NLĐ thực
hiện các nghĩa vụ lao động.
Đối với quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ, NSDLĐ có quyền QLLĐ ngay từ
khâu tuyển lao động cho đến khi chấm dứt quan hệ lao động. Trong suốt quá trình
này, NSDLĐ được toàn quyền bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ, điều chuyển
NLĐ làm công việc khác, thay đổi, tạm dừng thực hiện công việc của NLĐ. Thể
hiện rõ nét nhất quyền QLLĐ của NSDLĐ là NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật lao
động đối với NLĐ có hành vi vi phạm các quy định mà họ đặt ra, có quyền khen
thưởng đối với NLĐ đạt được thành tích trong lao động nhằm mục đích cuối cùng
là tăng cao năng suất, hiệu quả lao động.
5. Pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ có vai trò rất lớn. Đó là cụ thể hóa
những yêu cầu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tạo cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ, cũng như bảo đảm quyền tự do, tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, từ đó tạo cơ sở
pháp lý để bảo đảm việc làm, thu nhập cho NLĐ và góp phần ổn định hài hòa, phát
triển quan hệ lao động.
6. So với trước đây, pháp luật lao động hiện hành ở Việt Nam đã rất mở rộng
quyền QLLĐ của NSDLĐ. Ngoài việc trao hoàn toàn quyền tự quyết của NSDLĐ
152
trong việc ban hành nội quy lao động, quy chế, quyết định, tuyển lao động, bố trí, sắp
xếp công việc, xử lý kỷ luật, khen thưởng... pháp luật lao động còn ghi nhận các quyền
QLLĐ mới trong hoạt động cho thuê lại lao động, hoặc được cho NLĐ thôi việc vì lý
do kinh tế. Việc mở rộng nội dung, phạm vi thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ đã
thể hiện sự phù hợp giữa quy định của pháp luật với nhu cầu nhu cầu QLLĐ phong
phú, nhu cầu kinh doanh đa dạng trong nền kinh tế thị trường. Tính chất hành chính
hóa quan hệ lao động thông qua sự tham gia trực tiếp của nhà nước đang dần được
thay thế bằng tính chất dân sự hóa thông qua việc bảo đảm quyền tự định đoạt của
các bên, nhất là quyền tự định đoạt của NSDLĐ trong QLLĐ ở đơn vị. Điều đó thể
hiện rõ rệt sự tiệm cận dần của pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ở Việt Nam
với các quy định của ILO và pháp luật lao động các nước trên thế giới.
7. Bên cạnh những điểm tiến bộ, tích cực, pháp luật về quyền QLLĐ của
NSDLĐ cũng không tránh khỏi những bất cập. Những điểm bất cập này, dù ở mức độ
khác nhau, nhưng được thể hiện ở hầu hết trong nội dung các quyền QLLĐ, từ quyền
ban hành nội quy lao động đến việc ký hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê lại lao
động, từ quyền tuyển lao động, quyền bố trí, sắp xếp công việc đối với NLĐ, quyền
điều chuyển NLĐ làm công việc khác, quyền xử lý kỷ luật lao động, quyền chấm dứt
sử dụng lao động đến quyền giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động.
Việc mở rộng quyền QLLĐ của NSDLĐ, dù đặt trong mối tương quan chung
về bảo vệ NLĐ, song do định kiến quá sâu sắc về thế mạnh của NSDLĐ so với NLĐ,
nên nhiều quy định của pháp luật vẫn mang tính áp đặt, vì thế ở một mức độ nào đó đã
hạn chế khả năng thực thi linh hoạt các quy định về quyền QLLĐ của NSDLĐ trong
thực tế. Ngoài ra, một số quy định chưa phù hợp thực tế đời sống cũng như yêu cầu
phát triển của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
8. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền
QLLĐ của NSDLĐ trên cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu về lý luận và thực tiễn. Đó
là cần khắc phục ngay những điểm bất hợp lý của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính
khả thi nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự chủ trong QLLĐ của NSDLĐ và hạn chế
sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quyền QLLĐ của NSDLĐ. Ngoài ra, cùng
với việc bảo đảm quyền QLLĐ của NSDLĐ, pháp luật đồng thời bảo đảm hài hòa lợi
ích giữa việc mở rộng quyền QLLĐ của NSDLĐ với việc bảo đảm quyền và lợi ích
của NLĐ. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ phải bảo
đảm phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế nói chung, QLLĐ nói riêng của nhà nước trong
nền kinh tế thị trường ở bối cảnh hội nhập hiện nay.
153
9. Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật về quyền thiết lập công cụ QLLĐ của NSDLĐ và quyền tổ chức, thực hiện
QLLĐ của NSDLĐ. Đối với quyền thiết lập công cụ QLLĐ, cần thiết sửa đổi, bổ
sung một số quy định về nội quy lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê
lại lao động. Đối với quyền tổ chức, thực hiện QLLĐ, cần thiết sửa đổi, bổ sung
một số quy định về tuyển lao động, bố trí, sắp xếp công việc cho NLĐ, chuyển
NLĐ làm công việc khác, xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt sử dụng lao động và quy
định về giải quyết khiếu nại của NLĐ, tập thể lao động.
Hy vọng rằng, với quy định của pháp luật ngày càng hoàn thiện, hợp lý, kết
hợp với trình độ QLLĐ ngày càng nâng cao của NSDLĐ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy
hơn 600 nghìn doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động khác ở Việt Nam hiện
nay phát triển nhanh chóng, ổn định và bền vững.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Thị Dung (2013), "Về khái niệm quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động", Tạp chí Luật học, (6), tr.11-17.
2. Đỗ Thị Dung (2013), "Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao
động ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị", Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, (6), tr.22-31.
3. Đỗ Thị Dung (2013), " Về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
trong hoạt động cho thuê lại lao động", Tạp chí Luật học, (8), tr.12-19.
4. Đỗ Thị Dung (2014), "Thực trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động
của người sử dụng lao động và một số kiến nghị", Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, (02+03), tr.102-109.
5. Đỗ Thị Dung (2014), “Quyền của người sử dụng lao động trong việc bố trí,
sắp xếp công việc đối với người lao động”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, (3), tr.36-39.
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Đình Bách (Chủ biên) (2010), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam (Xuất bản lần thứ 2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Báo Pháp luật Việt Nam (2013), "Năng suất, tiền lương và đi vệ sinh phải đội
mũ", (113).
3. Phạm Công Bảy (2002), Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Ngân Bình (chủ nhiệm) (2011), Áp dụng pháp luật lao động trong quản trị
nhân sự tại doanh nghiệp, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO), Hà Nội.
6. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (1998), Báo cáo sơ kết việc thi hành Bộ
luật lao động 1995-1997.
7. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (1998), Hội thảo về tác động của toàn
cầu hóa tới quan hệ lao động tại nơi làm việc.
8. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã
hội (2000), Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp
luật lao động ở Việt Nam.
9. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2002), Hỏi đáp về Bộ luật lao động, Nxb
Lao động, Hà Nội.
10. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Đoàn thanh tra (2004), Báo cáo kết quả
thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh nghiệp
đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
11. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2008), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu về
quan hệ lao động tại Việt Nam, Hà Nội.
12. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Thanh tra Bộ (2008), Báo cáo kết quả
thanh tra việc thực hiện Bộ luật lao động từ năm 1995 đến năm 2008.
13. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2008), Báo cáo tổng kết
đánh giá 13 năm thi hành Bộ Luật lao động.
14. Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Dự án Star Việt Nam (2008), Hội thảo
một số định hướng sửa đổi Bộ luật lao động ở Việt Nam.
15. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2010), Tài liệu tham khảo
pháp luật lao động nước ngoài, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
156
16. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2010), Một số công ước của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
17. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2010), Báo cáo đánh giá tác động Dự
thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), Hà Nội.
18. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2010), Pháp luật lao động
các nước Asean, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
19. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2011), Báo cáo nghiên cứu
chuyên đề cho thuê lại lao động với việc sửa đổi Bộ luật lao động ở Việt Nam.
20. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2011), Báo cáo tổng kết đánh giá 15
năm thi hành Bộ luật lao động, Hà Nội.
21. Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2011), Tài liệu nghiên cứu
cho thuê lại lao động, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
22. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2011), Hội thảo về xây dựng khung pháp
lý về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam.
23. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2011), Thuyết minh về dự án Bộ luật lao
động (sửa đổi), Hà Nội.
24. Nguyễn Hữu Chí (1997), Hợp đồng lao động với vấn đề đảm bảo quyền và lợi
ích của người lao động trong nền kinh tế thị trường, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
25. Nguyễn Hữu Chí (1998), "Một số vấn đề về kỷ luật lao động trong Bộ luật lao
động", Tạp chí Luật học, (2).
26. Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
27. Nguyễn Hữu Chí (2002), "Chấm dứt hợp đồng lao động", Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, (9).
28. Nguyễn Hữu Chí (2003), Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam - Thực trạng
và phát triển, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
29. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp
luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Việt Cường (chủ nhiệm) (2001), Thực tiễn giải quyết các loại án kiện
về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về kỷ luật sa thải trong thời
gian qua và những kiến nghị, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Tòa
án nhân dân tối cao, Hà Nội.
31. Nguyễn Việt Cường (chủ biên) (2004), 72 vụ án tranh chấp lao động điển
hình - Tóm tắt và bình luận, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
32. Đỗ Thị Dung (2002), Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật
lao động Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
157
33. Đỗ Thị Dung (2006), "Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm
đảm bảo quyền lợi của lao động nữ", Tạp chí Luật học, (3), tr.80-87.
34. Đỗ Thị Dung (2009), "Quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp trong
việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề
cho người lao động", Tạp chí Luật học, (7), tr.3-7.
35. Đỗ Thị Dung (2012), "Lao động trẻ em và vấn đề vi phạm pháp luật đối với
lao động trẻ em", Tạp chí Luật học (2), tr.10-17.
36. Đỗ Thị Dung (2012), "Pháp luật về hoạt động dịch vụ việc làm ở Việt Nam",
Tạp chí Luật học (5), tr.17-25.
37. Trần Hoàng Hải và Đỗ Hải Hà (2011), "Hoàn thiện quy định về trách nhiệm
của người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8).
38. Hàn Quốc (1998), Luật bảo vệ lao động cho thuê lại năm 1998.
39. Đào Thị Hằng (2001), "Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động", Tạp
chí Luật học, (4).
40. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Tài chính, Hà Nội.
41. Indonesia (2003), Luật Nhân lực năm 2003.
42. Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
43. Trần Thị Thúy Lâm (2001), Thỏa ước lao động tập thể trong nền kinh tế thị
trường - Những vấn đề lý luận và thực tế áp dụng, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
44. Trần Thị Thúy Lâm (2002), "Một số vấn đề về thỏa ước lao động tập thể", Tạp
chí Luật học, (2).
45. Trần Thị Thúy Lâm (2006), "Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số
kiến nghị", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6), tr.51-55.
46. Trần Thị Thúy Lâm (2006), "Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao
động", Tạp chí Luật học, (9).
47. Trần Thị Thúy Lâm (2007), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực
trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
48. Trần Thị Thúy Lâm (2009), "Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động
trong Bộ luật lao động", Tạp chí Luật học, (9).
49. Trần Thị Thúy Lâm (chủ nhiệm) (2010), Nghiên cứu nhằm góp phần sửa đổi,
bổ sung Bộ luật lao động trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp
trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
158
50. Liên bang Nga (2001), Bộ luật lao động năm 2001.
51. Trần Thị Lượng (2006), Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động qua thực
tiễn ở các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
52. C.Mác (Karl Marx) (1960), Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
53. C.Mác, F.Ănghen (K. Marx, F. Engels) (1972), Toàn tập, Tập 23, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
54. Hoàng Thị Minh (2011), Thỏa ước lao động tập thể - nghiên cứu so sánh giữa
pháp luật Việt Nam và Thụy Điển, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
55. Phạm Thị Thúy Nga (2008), "Sự phụ thuộc pháp lý - dấu hiệu đặc trưng nhất
trong quan hệ hợp đồng lao động", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8),
tr.31-36 và tr.52.
56. Lê Thị Ngọc (2007), Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
57. Nhật Bản (1976), Luật tiêu chuẩn lao động năm 1976.
58. Lưu Bình Nhưỡng (1996), "Giao kết hợp đồng lao động", Tạp chí Luật học, (6).
59. Lưu Bình Nhưỡng (1997), "Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động",
Tạp chí Luật học, (3).
60. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2009), Báo cáo kết quả
lấy ý kiến của giới chủ doanh nghiệp về thực tiễn áp dụng Bộ luật lao
động tại Khánh Hòa lần 1.
61. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2011), Báo cáo đánh giá dự
thảo Bộ luật lao động trên cơ sở ý kiến của người sử dụng lao động.
62. Nguyễn Thị Kim Phụng (1996), "Mấy ý kiến về chế định hợp đồng lao động",
Tạp chí Luật học, (4).
63. Nguyễn Quang Quýnh (1972), Luật lao động và an ninh xã hội, (In lần thứ
ba), Sài Gòn.
64. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2009), "Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8).
65. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2011), "Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động",
Tạp chí Lao động và xã hội, (419).
66. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động –
Một trong những quyền tự do kinh doanh của người sử dụng lao động",
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (9).
67. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
159
68. Thái Lan (1975), Luật quan hệ lao động năm 1975.
69. Thanh tra Bộ, Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2010), Thông báo kết quả
thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động trên địa bàn các
tỉnh/thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng
các năm 2010, 2011, 2012, Hà Nội.
70. Lê Hoài Thu (1999), "Về phương hướng hoàn thiện chế độ hợp đồng lao
động", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1).
71. Nguyễn Xuân Thu (chủ nhiệm) (2012), Cho thuê lại lao động -Một hướng
điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
72. Thụy Điển (1982), Luật bảo vệ việc làm năm 1982.
73. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Bản án lao động phúc thẩm
ngày 30/9/2010 theo Quyết định xét xử số 1209/2010/QĐPT-LĐ, Thành
phố Hồ Chí Minh.
74. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Bản án lao động phúc thẩm
ngày 17/10/2011 theo Quyết định xét xử số 1861/2011/QĐPT-LĐ, Thành
phố Hồ Chí Minh.
75. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Bản án phúc thẩm ngày
12/9/2011 theo Quyết định xét xử số 1141/2011/QĐPT-LĐ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
76. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Bản án phúc thẩm ngày
04/1/2012 theo Quyết định xét xử số 292/2011/QĐPT-LĐ, Thành phố Hồ
Chí Minh.
77. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Bản án phúc thẩm số
72/2012/LĐ-PT, Thành phố Hồ Chí Minh.
78. Tòa án nhân dân Quận 9 (2011), Bản án sơ thẩm số 06/2011/LĐ-ST ngày
28/4/2011, Thành phố Hồ Chí Minh.
79. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (2011), "Báo cáo nghiên cứu của Dự án Quan
hệ lao động: Luật hóa hoạt động cho thuê lao động và các vấn đề trong
việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho việc thuê lại lao động".
80. Trung Quốc (1994), Luật lao động năm 1994.
81. Trung Quốc (2007), Luật hợp đồng lao động năm 2007.
82. Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Huế (2006), Giáo trình Luật lao động Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
83. Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển kỹ năng quản lý (CDMS) (2010),
Tài liệu hướng dẫn xử lý các tình huống quản lý lao động của Bộ Lao
động, thương binh và xã hội, Hà Nội.
160
84. Trung tâm nghiên cứu hợp tác đào tạo luật chính trị quốc tế, Khoa Sau đại học
Luật, Trường Đại học Nagoya và Trường Đại học Luật Hà Nội (2013),
Hội thảo luật lao động Việt Nam sửa đổi và các vấn đề về điều kiện lao
động, Hà Nội.
85. Phạm Công Trứ (1996), "Hợp đồng lao động - Một trong những chế định chủ
yếu của luật lao động Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).
86. Phạm Công Trứ (1998), "Một số vấn đề lý luận về quan hệ lao động và sự điều
chỉnh pháp luật quan hệ lao động", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6).
87. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn quản trị nhân lực (2010), Giáo
trình Quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
88. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình Luật lao động, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
89. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Đánh giá 14 năm thực hiện Bộ luật lao
động và phương hướng hoàn thiện Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung vào
năm 2011. Hội thảo khoa học cấp trường, Hà Nội.
90. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật lao động Việt Nam (tái
bản lần thứ năm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
91. Trường Đại học Lao động - Xã hội (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực (tập
I, II), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
92. Trường Đại học Lao động - Xã hội, (2009), Giáo trình Luật lao động, Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
93. Trường Đại học Thương mại (2008), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
94. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Luật lao
động, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
95. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Hội thảo về hợp đồng
và giải quyết tranh chấp về hợp đồng.
96. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Hội thảo về góp ý sửa
đổi, bổ sung Bộ luật lao động.
97. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999),
Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
98. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
99. Mai Văn (2004), Tìm hiểu pháp luật về lao động, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
100. Văn bản nội bộ của Công ty cổ phần sản phẩm sức khỏe đời sống mới (Công
ty New Life), Bình Dương; Công ty TNHH Minh Long I, Bình Dương;
Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s), Thành phố
161
Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Daiwa Plastic Việt Nam, Thành phố Hồ
Chí Minh; Công ty TNHH may mặc Ba Sao, Đà Nẵng; Siêu thị Big C
Thăng Long, Hà Nội.
101. Viện Đại học Mở Hà Nội (2009), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
102. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1995), Tìm hiểu các quy định
Bộ luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
103. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ
điển học.
104. Website:
nghe-an-thanh-hoa-ha-tinh.htm;
105. Website:
y/4670/tay-chay-lao-dong-thanh-nghe-tinh-khong-trai-luat
106. Website:
qua-4-lan-mot- ngay-757712.htm.
107. Website:
nho-sieu-nho-o-vn-ngay-cang-tang.html
108. Website:
lay-gi-ma-song-.html
109. Website:
luat-c432a568334.html
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
110. Andrew C. Bell (2006), Employment law, Sweet & Maxwell.
111. Atty. Juris Bernadette M. Tomboc (2004), Management prerogatives and
employee participation, De La Salle University - Manila, Philippines.
112. Cambridge Advanced Learner’s Dictionary (2003), Cambridge: University
Press, 2003.
113. Dawn D. Bennett-Alexander, Laura B. Pincus (1998), Employment law for
bussiness (second edition), The McGraw-Hill Companies.
114. David P. Twomey (2009), "Labor & employment law: text and cases",
Cengage Learning (USA).
115. Employer’s managerial prerogative,
FINLAND/ANCHOR-DIREKTIO-OIKEUSDIREKTIONSR-Auml-TT-
FI.htm.
162
116. Fred Steingold, (2011), The Employer's legal handbook: Manage your
employees & workplace effectively, Nolo.
117. Hugh Collins (2010), "Employment law", Oxford University Press.
118. John Storey (1983), Managerial prerogative and the question of control,
Routledge.
119. John Storey (2007), Workplace collective bargaining and managerial
prerogatives, Industrial Relations Journal, (4).
120. John Kinamugire (LLM Environmental Law), (2009), The concept of
mangerial prerogative in South African Labour Law.
121. Joselito Guianan Chan (2006), Labour laws of the Philippines,
122. Kostas D. Papadimitriou (2009) "The managerial prerogative and the right and
duty to collective bargaining in Greece", Comp. Laborlaw & pol’y
Journal, 30:273.
123. M.E.Banderet (1986), Discipline at the workplace: A comparative study of
Law and Practice, International Labour Review, Vol. 125, No. 3.
124. Patrick J. Cihon, James Ottavio (2008), Employment & labor law, Castagnera,
Cengage Learning.
125. Reinhold Fahlbeck, Bernard Johann Mulder (2009), "Labour laws of the
Sweden", Lund : Juristförl.
126. Richard Benny, Malcolm Sargeant & Michael Jefferson (2008), "Q & A
employment law", Oxford University Press.
127. Robin Smith (1979), "Work Control and Managerial Prerogatives in Industrial
Relations", Management Research News Journal, Vol.2, No.2.
TÀI LIỆU TIẾNG ĐỨC
128. Steckler (1996), Kompendium Arbeitsrecht und Sozialversicherung, 4.
Auflage, Kiehl.
129. Wolfgang Daeubler (2009), Das Arbeitsrecht 2, Rowohlt Taschenbuch Verlag,
Hamburg.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
130. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT, ngày
25/11/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với
nhân viên hàng không.
131. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (1999), Thông tư số 21/1999/TT-
BLĐTBXH, ngày 11/09/1999 quy định danh mục nghề, công việc và các
điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
163
132. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 20/2003/TT-
BLĐTBXH), ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về tuyển lao động.
133. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 21/2003/TT-
BLĐTBXH, ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/5/3003 về hợp đồng lao động.
134. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2008), Thông tư số 06/2008/TT-
BLĐTBXH, ngày 7/5/2008 ướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/1/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về khiếu nại, tố
cáo về lao động.
135. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT-
BLĐTBXH, ngày 10/06/2013 ban hành danh mục các công việc và nơi
làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.
136. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT-
BLĐTBXH, ngày 11/06/2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử
dụng lao động dưới 15 tuổi làm việc.
137. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2013), Thông tư số 26/2013/TT-
BLĐTBXH, ngày 18/10/2013 ban hành danh mục công việc không được
sử dụng lao động nữ.
138. Chính phủ (1947), Sắc lệnh số 29-SL, ngày 12/4/1947 quy định trong toàn cõi
Việt Nam những sự giao dịch về việc làm công giữa các chủ nhân người
Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm tại các
xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do.
139. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức.
140. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 77/SL, ngày 22/5/1950 quy định chế độ công nhân.
141. Chính phủ (1995), Nghị định số 41/CP, ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất.
142. Chính phủ (1995), Nghị định số 81/CP, ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là
người tàn tật.
143. Chính phủ (1995), Nghị định số 87/CP, ngày 12/12/1995 về tăng cường quản
lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ
nạn xã hội nghiêm trọng.
144. Chính phủ (1996), Nghị định số 38/CP, ngày 25/6/1996 quy định xử phạt
hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
164
145. Chính phủ (1998), Nghị định số 85/1998/NĐ-CP, ngày 20/10/1998 về tuyển
chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
146. Chính phủ (1999), Nghị định số 46/1999/NĐ-CP, ngày 1/7/1999 sửa đổi một
số điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP về tuyển chọn, sử dụng và
quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam.
147. Chính phủ (2000), Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, ngày 17/11/2000 về thực
hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
148. Chính phủ (2003), Nghị định số 39/2003/NĐ-CP, ngày 18/4/2003 quy định cho tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
149. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9/5/2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng
lao động.
150. Chính phủ (2004), Nghị định số 113/2004/NĐ-CP, ngày 16/4/2004 quy định
xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
151. Chính phủ (2005), Nghị định số 04/2005/NĐ-CP, ngày 11/1/ 2005 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về khiếu nại,
tố cáo về lao động.
152. Chính phủ (2008), Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, ngày 25/3/2008 quy định về
tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
153. Chính phủ (2010), Nghị định số 47/2010/NĐ-CP, ngày 6/5/2010 quy định xử
phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. .
154. Chính phủ (2011), Nghị định số 46/2011/NĐ-CP, ngày 17/6/2011 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP về tuyển dụng và
quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. .
155. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 về xử lý kỷ
luật đối với công chức.
156. Chính phủ (2012), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 6/4/2012 về xử lý kỷ
luật đối với viên chức.
157. Chính phủ (2013), Nghị định số 55/2013/NĐ-CP, ngày 22/5/2013 quy định
chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép
hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được
thực hiện cho thuê lại lao động.
158. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22/8/2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
165
159. Chính phủ (2014), Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, ngày 16/1/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
160. Hội đồng Chính phủ (1964), Nghị định số 195/CP, ngày 31/12/1964 ban hành
Điều lệ về kỷ luật lao động.
161. Hội đồng Chính phủ (1968), Nghị định số 49/CP, ngày 9/4/1968 hướng dẫn
việc thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối
với tài sản của nhà nước.
162. Hội đồng Chính phủ (1979), Nghị định số 217/CP, ngày 8/6/1979 quy định về
chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ
phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước.
163. Quốc hội (2001), Hiến pháp, số 68/LCT/HĐNN8, ngày 15/4/1992 (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2001).
164. Quốc hội (2006), Bộ luật Lao động, ngày 23/6/1994 (đã được sửa đổi, bổ sung
ngày 2/2002, ngày 29/11/2006, ngày 2/4/2007.
165. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề, số 76/2006/QH11, ngày 29/11/2006.
166. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, số 73/2006/QH 11, ngày 29/11/2006.
167. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, số 71/2006/QH11, ngày 29/6/2006.
168. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, số 17/2008/QH
12, ngày 3/6/2008.
169. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008.
170. Quốc hội (2009), Luật Doanh nghiệp, số 60/2005/QH11, ngày 12/12/2005 (đã
sửa đổi, bổ sung ngày 29/6/2009).
171. Quốc hội (2010), Luật Viên chức, số 58/2010/QH12, ngày 15/11/2010.
172. Quốc hội (2010), Luật Người khuyết tật, số 51/2010/QH 12, ngày 17/6/2010.
173. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, số 02/2011/QH13, ngày 11/11/2011.
174. Quốc hội (2011), Luật Tố cáo, số 03/2011/QH13, ngày 11/11/2011.
175. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012.
176. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, số 12/2012/QH13, ngày 20/6/2012.
177. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, ngày 28/11/2013.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Bản án lao động phúc thẩm ngày 04/01/2012 theo Quyết định xét xử
số 292/2011/QĐPT-LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đỗ Dũng
Bị đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Tóm tắt nội dung vụ án:
Ngày 07/09/2009, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh 3
nhận được đơn của ông Nguyễn Xuân Hoài tố cáo về việc ông Nguyễn Đỗ Dũng có
vay tiền của ông Hoài mà không trả và có hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín của
Ngân hàng TMCP Công thương.
Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thành lập đoàn
công tác xác minh đơn tố cáo đối với cán bộ, nhân viên ngân hàng và có kết quả xác
minh là ông Nguyễn Đỗ Dũng đã nhận tiền phí dịch vụ tư vấn hướng dẫn thủ tục hồ
sơ vay vốn tại ngân hàng Agribank, phòng giao dịch Rạch Ông, Quận 8 của ông
Nguyễn Xuân Hoài với số tiền 180 triệu đồng.
Cho rằng hành vi của ông Dũng vi phạm nội quy lao động, làm ảnh hưởng đến
uy tín, thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, nên ngày
18/11/2010, Hội đồng kỷ luật Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh
3 tiến hành họp xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Đỗ Dũng. Trong cuộc họp, 100%
các thành viên trong Hội đồng nhất trí áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với ông
Nguyễn Đỗ Dũng. Khi ký biên bản, Ông Dũng có ghi thêm vào biên bản ý kiến:
"Tôi không đồng ý với nội dung như trên. Đề nghị Hội đồng xem xét mức kỷ luật
thấp hơn".
Ngày 04/12/2009, Chi nhánh 3 đã ra Quyết định số 2331/QĐ-CN3 thi hành kỷ
luật sa thải ông Dũng với lý do: "Ông Dũng vi phạm nghiêm trọng nội quy lao động
theo quy định tại khoản 1a Điều 85 Bộ luât lao động, khoản 3 Điều 13, khoản 2
Điều 22, khoản 2 Điều 25, Điều 29 Nội quy lao động của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, Chi nhánh 3; Sổ tay văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam và các cam kết khác mà ông Dũng đã cam kết với Chi
nhánh 3 Thành phố Hồ Chí Minh".
Ngày 16/12/2009, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
ra Quyết định số 3149/QĐ-NHCT1 với nội dung chuẩn y Quyết định số 2331/QĐ-
CN3 của Chi nhánh 3, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Thành phố Hồ
Chí Minh về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải đối với ông Dũng. Cũng trong
thời gian này, ông Hoài có đơn khởi kiện ông Dũng tại Tòa án nhân dân Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh để đòi lại số tiền 180 triệu đồng. Tuy nhiên, cả hai bản án
sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân Quận 3 và Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh đều không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoài.
Nay ông Dũng khởi kiện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sa thải
mình, buộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh 3 Thành phố Hồ
Chí Minh phải nhận ông trở lại làm việc, trả lương, thưởng trong những ngày ông
không làm việc và đóng bảo hiểm xã hội cho ông theo quy định.
Quá trình xét xử tại các cấp toà án:
Tại bản án lao động sơ thẩm số 09/2011/LĐST ngày 29/09/2011 Tòa án
nhân dân Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Không chấp nhận toàn bộ yêu
cầu của nguyên đơn; Quyết định sa thải số 2331/QĐ-CN3 ngày 04/12/2010 của
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh 3 và Quyết định chuẩn y số
3149/QĐ-NHCT1 ngày 16/12/2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam có hiệu lực thi hành.
Tại bản án phúc thẩm ngày 04/01/2012 theo Quyết định xét xử số
292/2011/QĐPT-LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án cấp
phúc thẩm đã xử: Sửa bản án lao động sơ thẩm số 09/2011/LĐST ngày 29/09/2011
của Tòa án nhân dân Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Chấp nhận một phần yêu cầu
của nguyên đơn về việc xác định bị đơn đã sa thải trái pháp luật với ông; Bị đơn
phải hủy bỏ Quyết định sa thải số 2331/QĐ-CN3 ngày 04/12/2009 và Quyết định
chuẩn y số 3149/QĐ-NHCT1 ngày 16/12/2009; Buộc bị đơn phải nhận ông Dũng
trở lại làm việc ngay sau khi án có hiệu lực thi hành và phải bồi thường cho ông
Dũng tiền lương trong những ngày không được làm việc do sa thải trái pháp luật, số
tiền là 204 triệu đồng.
Phụ lục 2
Bản án lao động sơ thẩm số 06/2011/LĐST ngày 28/4/2011 của Tòa
án nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Thu Thảo
Bị đơn: Công ty TNHH Doosol Việt Nam
Tóm tắt nội dung vụ án:
Bà Thảo và Công ty TNHH Doosol Việt Nam đóng tại Quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, từ ngày 20/6/2009 đến ngày
19/6/2010, với chức vụ trưởng phòng hành chính nhân sự, mức lương là 2.000.000
đồng/tháng.
Ngày 04/11/2009, Giám đốc công ty TNHH Doosol Việt Nam ra Quyết định số
04/QĐ sa thải bà Thảo với lý do: lạm dụng danh nghĩa công ty quấy nhiễu khách hàng.
Khi công ty sa thải bà Thảo, công ty còn nợ lương tháng 10/2009 là 4.800.000 đồng.
Tại tòa án sơ thẩm, bà Thảo yêu cầu: công ty hủy bỏ quyết định sa thải bà vì
quyết định đó là trái pháp luật do thời gian công ty ra quyết định sa thải bà thì bà
đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; bồi thường 10 tháng tiền lương do thời gian
giải quyết vụ việc kéo dài mà bà không được làm việc; đóng tiền bảo hiểm xã hội,
trả tiền nghỉ ốm, trả lương và lãi do chậm trả lương tháng 10/2009 theo lãi suất
1%/tháng cho đến nay (tức 4.800.000 đồng) và các khoản bồi thường theo quy định
của pháp luật.
Phía công ty TNHH Doosol Việt Nam trình bày: Quyết định thi hành kỷ luật
sa thải bà Thảo do những hành vi sai phạm của bà Thảo như sau: Bà Thảo có hành
vi quấy nhiễu khách hàng là Công ty Hải Long, buộc công ty này phải chi tiền huê
hồng (vi phạm mục 63 Điều 9 Nội quy lao động của công ty); yêu cầu nhà thầu của
bếp ăn công ty nâng số tiền của mỗi suất ăn để nhận tiền chênh lệch (vi phạm mục
32 Điều 9 Nội quy lao động của công ty); Bà Thảo là trưởng phòng nhân sự nên có
quyền nhận tiền bảo hiểm cho công nhân và buộc công nhân phải chi lại cho bà một
phần (vi phạm mục 54 Điều 9 Nội quy lao động của công ty); yêu cầu kế toán công
ty nâng số lượng công nhân nghỉ việc để nhận tiền bảo hiểm xã hội (vi phạm mục
54 Điều 9 Nội quy lao động của công ty); Bà Thảo đem USB vào công ty để sao
chép tài liệu (vi phạm mục 55 Nội quy lao động của công ty). Công ty không nhận
được bất kỳ bản sao khai sinh nào về con còn nhỏ của bà Thảo. Trước khi vào làm
việc tại công ty, lý lịch của bà Thảo cũng không có con nhỏ. Khi bà Thảo nghỉ việc
thì hồ sơ của bà đã mất (chỉ mất một hồ sơ này). Trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân sự
là của trưởng phòng nhân sự, thời điểm đó trưởng phòng nhân sự chính là bà Thảo.
Công ty sa thải bà Thảo là theo đúng quy định của pháp luật vì bà Thảo đã vi phạm
nội quy lao động như trên.
Quá trình xét xử tại các cấp toà án:
Tại bản án lao động sơ thẩm số 06/2011/LĐST ngày 28/04/2011 Tòa án
nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn: Quyết định sa thải số 04/QĐ ngày 04/11/2009 của Công ty TNHH Doosol Việt
Nam là trái luật và trả cho bà Thảo tổng cộng là 24.027.308 đồng. Bị đơn kháng cáo
toàn bộ án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Công ty TNHH Doosol Việt Nam đề nghị Hội
đồng xét xử phúc thẩm xác định việc bị đơn xử lý kỷ luật đối với bà Thảo là đúng pháp
luật do bà Thảo có nhiều vi phạm trong quá trình lao động, nhưng phía công ty và bà
thảo đã tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động. Việc bà Thảo khai nại phải nuôi con
nhỏ nhưng không báo cáo với công ty do vậy công ty sa thải với bà không trái quy định
của pháp luật, đồng ý trả lương tháng 10/2009 cho bà Thảo với mức lương ghi trong
hợp đồng lao động. Phía nguyên đơn yêu cầu giữ nguyên án sơ thẩm.
Phụ lục 3
Bản án lao động phúc thẩm ngày 30/9/2010 theo Quyết định xét xử
số 1209/2010/QĐPT-LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Ông Phạm Thế Hùng
Bị đơn: Công ty BP Exploration Operating Co.Ltd
Tóm tắt nội dung vụ án:
Ngày 1/4/2006 ông Phạm Thế Hùng ký hợp đồng lao động không xác định
thời hạn với Công ty BP Exploration Operating Co.Ltd, công việc là kỹ thuật viên
vô tuyến điện, mức lương cơ bản là 9.812.0000 đồng/tháng, làm việc trực tiếp trên
Giàn khai thác Lan Tây. Ông Hùng sẽ được nâng lương hằng năm theo chế độ xét
duyệt lương của công ty.
Từ năm 2006 đến ngày 17/8/2007, ông Hùng đều được công ty đánh giá là
nhân viên có trình độ và trách nhiệm cao trong công việc. Theo ông Hùng, do cuối
năm 2007, ông có thắc mắc về điều kiện sống của người lao động với lãnh đạo Giàn
Lan Tây nhưng không được trả lời thỏa đáng nên ngày 4/12/2007 ông đã gửi thư
cho bà Tổng giám đốc công ty và Giàn trưởng khiếu nại về chính sách của công ty
đối với ông và những người lao động khác làm việc tại Giàn Lan Tây về đời sống
vật chất, tinh thần, an toàn lao động.
Ngày 8/12/2007, bà Tổng giám đốc đã có thư gửi ông Hùng với nội dung:
"Về thời gian làm việc: công ty thực hiện đúng pháp luật; về vấn đề an toàn: công ty
đánh giá cao yêu cầu của ông Hùng; về điều kiện sống: yêu cầu ông Hùng thảo luận
với Giàn trưởng".
Ngày 18/12/2007, ông Hoàng Vũ Nam (Giàn trưởng) đã có thư gửi ông Hùng:
"Khiển trách ông Hùng bằng miệng, lý do: ông Hùng phản ánh không đúng tình
trạng sống và làm việc của người lao động trên Giàn Lan Tây cho bà Tổng giám
đốc". Kể từ ngày 21/12/2007, lãnh đạo Giàn không cho phép ông Hùng ra Giàn làm
việc. Ngày 25/12/2007, ông Hùng bị đánh giá là nhân viên không đạt năm 2007.
Ông Hùng gửi đơn khiếu nại đến bà Vân, giám đốc nhân sự của công ty. Ngày
20/1/2008, ông Hùng bắt đầu đi làm lại. Trong khi Ban lãnh đạo chưa giải quyết dứt
điểm khiếu nại của ông Hùng thì ngày 18/3/2008, ông Hùng nhận được thông báo
về lương mới của ông tăng 4,9%, thấp hơn so với quy định và của nhiều người
khác, nên ông Hùng đã tuyệt thực. Tuy vẫn làm việc bình thường, nhưng do không
ăn nhiều ngày nên ngày 23/3/2008, ông Hùng phải cấp cứu. Công ty thuê máy bay
trực thăng đưa ông Hùng vào đất liền và cấp cứu tại Bệnh viện Việt Pháp. Tổng chi
phí thuê máy bay và các dịch vụ y tế do công ty trả là 10.000 USD. Ngày
23/7/2008, công ty ra Quyết định không số kỷ luật sa thải ông Hùng với lý do: Ông
Hùng vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn của Công ty dẫn đến thiệt hại
nghiêm trọng.
Ngày 31/12/2008, ông Hùng khởi kiện công ty tại Tòa án nhân dân Quận 2
thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình xét xử tại các cấp toà án:
Tại bản án của Tòa án nhân dân Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã xử:
Đình chỉ yêu cầu của ông Hùng về việc yêu cầu công ty bồi thường do bị trù dập, vu
khống, xúc phạm danh dự và yêu cầu xử lý việc công ty vi phạm Luật khiếu nại, tố
cáo; Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn: Hủy quyết định sa thải ông
Hùng của công ty; Buộc công ty phải bồi thường cho ông Hùng (2 tháng lương, tiền
lương những ngày ông Hùng không được làm việc).
Cả ông Hùng và công ty đều có đơn kháng cáo.
Án phúc thẩm ngày 30/9/2010 theo Quyết định xét xử số 1209/2010/QĐPT-
LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Không chấp nhận toàn
bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hùng, gồm: yêu cầu hủy Quyết định không số ngày
23/7/2007 của công ty về việc sa thải ông Hùng; yêu cầu công ty nhận ông Hùng trở
lại làm việc, xin lỗi công khai; yêu cầu công ty bồi thường lương do sa thải trái luật
và bồi thường lương trong thời gian ông Hùng không được làm việc và các khoản
tiền bảo hiểm xã hội từ ngày ông Hùng bị sa thải đến ngày công ty nhận lại làm
việc. Đình chỉ xét xử phúc thẩm yêu cầu của ông Hùng về việc đòi bồi thường do
công ty trù dập, vu khống, xúc phạm danh dự, các khoản bồi thường do công ty gian
lận tiền lương và yêu cầu xử lý việc công ty vi phạm Luật khiếu nại, tố cáo.
Ngày 18/11/2010, ông Hùng có đơn yêu cầu được xem xét theo thủ tục Giám
đốc thẩm, nội dung: Ông Hùng không đồng ý với toàn bộ nội dung bản án phúc
thẩm nói trên và yêu cầu công ty phải nhận ông trở lại làm việc, bồi thường cho ông
theo quy định của pháp luật.
Phụ lục 4
Bản án lao động phúc thẩm ngày 12/9/2011 theo Quyết định xét xử
số 1141/2011/QĐPT-LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Bà Đỗ Mỹ Xuyên
Bị đơn: Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Đại Hà
Tóm tắt nội dung vụ án:
Bà Đỗ Mỹ Xuyên bắt đầu làm việc cho công ty TNHH Xây dựng-Thương mại
Đại Hà từ ngày 03/01/2005. Từ ngày 01/06/2007 đến ngày 31/5/2008 tổng tiền
lương và các khoản phụ cấp của bà Xuyên là 3.906.000 đồng/tháng. Sau đó, tuy
không ký tiếp hợp đồng lao động, nhưng bà Xuyên vẫn làm việc bình thường.
Đến ngày 29/5/2009, bà Xuyên nhận được Quyết định không số, không ngày
của công ty cho bà nghỉ việc với lý do: "Công ty không thể hợp tác cùng bà", đồng
thời yêu cầu bà bàn giao công việc, hồ sơ, sổ sách và công ty giải quyết chế độ thôi
việc cho bà. Bà Xuyên khởi kiện công ty cho bà thôi việc trái pháp luật và yêu cầu
công ty phải bồi thường cho bà theo quy định của pháp luật.
Phía công ty cho rằng, sau khi ra quyết định cho bà Xuyên thôi việc, nhận
thấy chưa làm đúng một số thủ tục nên đã ra quyết định thu hồi Quyết định cho thôi
việc nói trên và yêu cầu bà Xuyên trở lại làm việc. Công ty cho nhân viên xuống tận
nhà bà Xuyên giao Quyết định nhưng bà Xuyên không có ở nhà. Sau đó, công ty đã gọi
điện thoại và gởi thư mời qua đường bưu điện nhiều lần nhưng bà Xuyên vẫn không đi
làm nên công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Xuyên là đúng luật.
Quá trình xét xử tại các cấp toà án:
Tại bản án lao động sơ thẩm của Tòa án nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh đã xử: Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Xuyên.
Bản án lao động phúc thẩm ngày 12/9/2011 theo Quyết định xét xử số 1141
/2011/QĐPT-LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Công ty
Đại Hà ra Quyết định cho bà Xuyên nghỉ việc vì lý do: "Công ty không thể hợp tác
cùng bà Đỗ Mỹ Xuyên" trong khi bà Xuyên vẫn làm việc bình thường và cũng
không có sai phạm gì là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật. Công ty có gửi văn bản thu hồi Quyết định không số không ngày cho thôi việc
đối với bà Xuyên bằng đường bưu điện nhưng các thư đều không có người nhận và
bị trả về. Công ty Đại Hà không chứng minh được bà Xuyên nhận được Quyết định
này nên Quyết định cho thôi việc của công ty vẫn có hiệu lực. Do đó ý kiến của
công ty cho rằng bà Xuyên đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động là không có căn cứ.
Phụ lục 5
Bản án lao động phúc thẩm số 72/2012/PT-LĐ của Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Bà Lương Tuyết Trinh
Bị đơn: Công ty TNHH may mặc Đan Thanh
Tóm tắt nội dung vụ án:
Bà Lương Tuyết Trinh làm việc tại công ty TNHH may mặc Đan Thanh từ
tháng 2/2011. Đến tháng 3/2011, hai bên ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm.
Ngày 8/9/2011, công ty thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trinh
và cho bà nghỉ việc cùng ngày do bà Trinh làm việc không đảm bảo năng suất. Khi
chấm dứt hợp đồng lao động, công ty không biết bà Trinh mang thai.
Ngày 09/09/2011, bà Trinh nộp đơn khiếu nại đến Phòng lao động, thương
binh và xã hội Quận 12. Ngày 12/9/2011, công ty báo bà Trinh đến công ty làm việc.
Tuy nhiên, ngày 14/9/2011, khi bà đến thì công ty buộc bà phải chuyển sang làm thợ
phụ, nếu muốn tiếp tục làm công nhân may thì phải ký bản cam kết đảm bảo ngày giờ
công. Vì đang mang thai, cần nghỉ dưỡng nên bà Trinh không ký bản cam kết.
Công ty không nói gì, cũng không yêu cầu bà trở lại xưởng nên bà Trinh về
nhà nghỉ luôn. Công ty đồng ý trả lương cho bà Trinh từ ngày 8/9/2011 đến ngày
14/9/2011, công ty không trả bất kỳ quyền lợi nào cho thời gian sau đó vì cho rằng
bà Trinh tự nghỉ việc, công ty không chấm dứt hợp đồng lao động với bà. Bà Trinh
kiện công ty ra Tòa án nhân dân Quận 12 vì bị công ty Đan Thanh đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; yêu cầu công ty bồi thường lương và
các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Quá trình xét xử tại các cấp toà án:
Án lao động sơ thẩm ngày 3/8/2012 của Tòa án nhân dân Quận 12 Thành phố
Hồ Chí Minh đã xử: Chấp nhận yêu cầu của bà Trinh: Công ty TNHH may mặc Đan
Thanh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trinh không có lý do theo Điều
38 Bộ luật lao động và khi bà đang mang thai vi phạm Điều 39 Bộ luật lao động.
Tại bản án lao động phúc thẩm số 72/2012/LĐPT ngày 09/12/2012 của Tòa
án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Xác định công ty TNHH Đan Thanh
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với bà Trinh, vi phạm lý do tại Điều 38
và 39 Bộ luật lao động; Yêu cầu công ty TNHH may mặc Đan Thanh nhận bà Trinh
trở lại làm việc và bồi thường 2 tháng lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
đông trái pháp luật, tiền lương trong thời gian bà Trinh không làm việc và các
quyền lợi khác.
Phụ lục 6
Bản án lao động phúc thẩm ngày 17/10/2011 theo Quyết định xét xử
số 1861/2011/QĐPT-LĐ của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Ông Lê Văn Nở
Bị đơn: Công ty Liên doanh Ánh Kim
Tóm tắt nội dung vụ án:
Ngày 10/9/2009, khi ông Nở đang trực thì nhận được thông báo của Công ty
Liên doanh Ánh Kim họp tổ bảo vệ. Tại cuộc họp này, công ty Ánh Kim thông báo
là đã đổi bảo vệ chuyên nghiệp nên cho tổ bảo vệ trong đó có ông Nở nghỉ việc.
Sau khi nghỉ việc, ông Nở không được thanh toán bất cứ quyền lợi gì. Ông
Nở làm đơn xin công ty cứu xét vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ bệnh nằm
liệt giường, xin công ty bố trí cho ông làm việc tại bộ phận sản xuất nhưng không
được chấp nhận và công ty hứa đưa ông lên Bình Dương làm bảo vệ nhưng không ra
quyết định. Ông Nở bị mất việc làm từ đó đến nay. Ông làm đơn yêu cầu Tòa án nhân
dân Quận Thủ Đức buộc công ty phải bồi thường số tiền trong thời gian ông không
được làm việc (từ khi thông báo nghỉ việc 10/9/2009 đến ngày Tòa án xét xử).
Công ty Liên doanh Ánh Kim trình bày: Công ty tiếp nhận ông Nở vào làm
bảo vệ từ tháng 10/2008 và ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mức
lương 1.000.000đồng/tháng. Do bộ phận bảo vệ không hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể
xảy ra 3 lần mất trộm tài sản tại công ty nên công ty giải tán bộ phận bảo vệ và thuê
công ty chuyên nghiệp về bảo vệ. Một số bảo vệ đã làm đơn xin nghỉ việc và hưởng
trợ cấp. Riêng ông Nở có nguyện vọng xin làm bảo vệ tại kho hàng Bình Dương
(Thuộc Công ty TNHH Suối Tiên). Đây là công ty riêng của bà Huỳnh Thị Bích
Hồng (Tổng giám đốc công ty liên doanh Ánh Kim). Công ty TNHH Suối Tiên
cũng đồng ý nhận ông Nở vào làm bảo vệ nhưng ông Nở không trình diện mà lại
yêu cầu công ty bố trí vào làm ở bộ phận sản xuất. Công ty không thể đáp ứng
nguyện vọng này vì ông Nở không có tay nghề. Công ty chuyển ông sang chăm sóc
cây cảnh nhưng ông Nở không đồng ý và khởi kiện. Nay công ty chỉ đồng ý trả tiền
bồi thường cho ông Nở 45 ngày lương do thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
không đúng quy định là 1.950.000 động/1,5 tháng.
Quá trình xét xử tại các cấp toà án:
Tại bản án lao động sơ thẩm số 07/2011/LĐST ngày 03/08/2011 của Tòa án
nhân dân Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Buộc công ty Liên
doanh Ánh Kim phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Lê Văn Nở tiền lương và
phụ cấp lương trong những ngày ông Nở không làm việc cộng với 2 tháng tiền
lương và phụ cấp lương, số tiền là 33.496.000 đồng. Việc bồi thường thực hiện
ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Công ty Liên doanh Ánh Kim xuất trình một số
chứng cứ thể hiện công ty đã có văn bản gửi công đoàn cấp trên xin giải tán bộ phận
bảo vệ và đã có quyết định cho ông Nở thôi việc vào ngày 10/9/2009. Sau đó, ngày
11/9/2009, công ty lại có quyết định điều động ông Nở lên công tác tại Bình Dương
nhưng ông Nở không đi. Ông Nở cho rằng không công nhận các tài liệu, chứng cứ
do phía bị đơn đưa ra, và ông cho rằng ông không nhận được Quyết định cho thôi
việc của công ty. Mặt khác, công ty không giao Quyết định cho ông đi Bình Dương
nên ông không biết địa chỉ ở đâu để lên đó làm việc được. Nay ông đề nghị Tòa án
cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_pdf_7165.pdf