Luận án Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế

Điều này cho thấy việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng VTĐPT cũng như áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng VTĐPT trong giải quyết tranh chấp còn rất nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do khái niệm “dịch vụ logistics” được quy định trong pháp luật Việt Nam có nội hàm bao gồm cả hoạt động VTĐPT. Có thể nói, khái niệm “dịch vụ logistics” ở Việt Nam chưa thể hiện rõ bản chất của dịch vụ logistics là một chuỗi cung ứng dịch vụ có mắt xích với nhau120. Kết quả, để thực hiện vận chuyển hàng hóa với từ hai phương thức vận tải, các bên có thể lựa chọn ký kết một hợp đồng logistic thay vì giao kết hợp đồng VTĐPT. Điều này khiến cho các quy định pháp luật về hợp đồng VTĐPT gặp khó khăn trong đi vào cuộc sống và giảm tính hiệu quả trong thực tiễn.

pdf194 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a vụ của thành viên, bảo đảm đúng các cam kết về mở cửa thị trường, tự do hoá dần từng bước với việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải theo các phương thức thích hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài... Phát triển các chuyên ngành vận tải phù hợp với lợi thế của từng ngành, và nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và lưu thông trong nước; kết hợp hài hoà các phương thức vận tải; phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics...”128. Với tư cách là thành viên của WTO, là một bên tham gia hoặc phê chuẩn các Điều ước quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế của mình, trong đó có nghĩa vụ sửa đổi pháp luật bảo đảm sự tương thích. Vì vậy, việc rà soát hệ thống pháp luật để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, gây cản trở cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, cũng như việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp cho tương thích với các cam kết của Viêt Nam khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, điều ước quốc tế đa phương là việc làm cần thiết. Trong khu vực ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT (AFAMT) đã được ký kết làm cơ sở pháp lý quốc tế cho hoạt động VTĐPT. Cùng với việc tham gia AFAMT, chúng ta đã tham gia các Hiệp định về phát triển giao thông vận tải với các nước ASEAN nhằm tăng cường, phối hợp và liên kết trong hoạt động VTĐPT giữa các nước trong khu vực. Nhằm tiếp tục thực hiện các hiệp định song phương và đa phương về hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, về tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới, vận tải liên quốc gia, vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần xây dựng một khung khổ pháp lý hướng tới tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phù hợp với các quy tắc chung của thế giới và các nước trong khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Giao 128 Bộ Giao thông vận tải, Quyết định số 3336/2007/QĐ-BGTVT Ban hành Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 30/10/2007. 160 thông vận tải ASEAN lần thứ 25 (ATM 25) kết thúc ngày 15/11/2019 tại Hà Nội đã ban hành Tuyên bố về việc thông qua Khung triển khai Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (AFAMT) tiếp tục đặt ra nhiệm vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật trong nước để đảm bảo sự thống nhất và minh bạch tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải, tăng cường hội nhập và kết nối vận tải ngày càng rộng rãi hơn. 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vận tải đa phương thức 3.3.1.1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung tạo sự thống nhất trong pháp luật về vận tải Chính sách, pháp luật về VTĐPT được đặt trong sự gắn kết chặt chẽ với logistics và pháp luật về vận tải đơn thức. Để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về VTĐPT phải đặt trong mối liên hệ chung với toàn ngành. Qua nghiên cứu cho thấy các quy định pháp luật về vận tải của Việt Nam còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, vì vậy cần thiết phải thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung một cách tổng thể các quy định pháp luật liên quan đến toàn bộ hoạt động vận tải nhằm tạo sự thống nhất trong pháp luật về vận tải. Cụ thể: Thứ nhất, thực hiện rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế vào kinh doanh các loại hình vận tải và dịch vụ vận tải đa phương thức. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng tính liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho chủ thể kinh doanh. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thủ tục hành chính giảm thiểu chi phí chính thức và không chính thức. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành. 161 Thứ hai, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá khối lượng lớn trên các hành lang chính phù hợp với thực tiễn phát triển. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam (như cảng cạn, cảng biển, cảng thủy nội địa..) đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải để thúc đẩy sự phát triển của VTĐPT. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực vận tải. 3.3.1.2. Ban hành Luật VTĐPT Trên thế giới, pháp luật về VTĐPT xây dựng theo nhiều hướng khác nhau: một số quốc gia ban hành luật riêng để điều chỉnh đối với hoạt động này như Argentina, Brazin, Ấn Độ, có quốc gia ban hành một luật chung để điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hoá trong đó có VTĐPT như Đức, Mỹ hoặc VTĐPT được quy định trong nhiều văn bản pháp luật bao gồm cả luật điều chỉnh chung và luật về vận chuyển đơn thức như trường hợp của Trung Quốc. Đặc biệt, với Trung Quốc, các quy định về hợp đồng VTĐPT được đưa vào là một phần thuộc Luật hợp đồng, còn tại Đức hợp đồng VTĐPT chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại (Từ Điều 452 đến 452d)129. Trong khu vực ASEAN, trong 07 nước tham gia AFAMT hiện có 03 quốc gia cũng đã ban hành Luật VTĐPT, gồm Thái Lan (2005), CHDCND Lào (2012), Myanmar (2014). Đối với Việt Nam, việc lựa chọn cách thức ban hành pháp luật về hợp đồng VTĐPT như thế nào ngoài việc xem xét đến hiệu quả điều chỉnh còn phải căn cứ trên cơ sở trình độ lập pháp và nền tảng pháp luật pháp luật sẵn có. Vì vậy, việc 129 Marian Hoeks (2010), Multimodal Transport Law : The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods, Publisher: Kluwer Law International (March 17, 2010), tr.456. 162 hoàn thiện pháp luật về VTĐPT bên cạnh việc tham khảo pháp luật các quốc gia khác còn phải bảo đảm sự phù hợp với điều kiện riêng của Việt Nam. Hiện nay đối với các hoạt động vận tải đơn thức, các văn bản pháp luật điều chỉnh đều đã được ban hành dưới hình thức luật như: Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Đường sắt... điều này bảo đảm tính chính xác, khoa học và sự phù hợp trong các quy định pháp luật đó cao hơn do phải tuân thủ một trình tự ban hành hết sức chặt chẽ, đồng thời cũng cho phép điều chỉnh các hoạt động vận chuyển này với hiệu lực pháp lý cao hơn. VTĐPT là một hình thức vận chuyển hàng hoá tương đối phức tạp do có sự kết hợp của nhiều phương thức vận chuyển, liên quan đến những vấn đề phát sinh trong các khâu chuyển tải giữa các phương thức vận chuyển khác nhau... Vì vậy, theo tác giả cũng cần được điều chỉnh trên cơ sở một luật riêng để có thể quản lý một cách hiệu quả hoạt động này. Mặc dù hiện nay Nghị định số 87/2009/NĐ-CP đã đưa ra quy định riêng về VTĐPT nhưng chỉ là văn bản dưới luật, đồng thời các văn bản như Bộ luật hàng hải, Luật Giao thông đường bộ hiện hành cũng chứa đựng quy định về VTĐPT nên cần thống nhất các quy định mang tính đặc thù trong một văn bản duy nhất có tính chuyên biệt về VTĐPT thay vì quy định như hiện nay. Việc thống nhất các quy định về VTĐPT trong Luật VTĐPT đồng thời còn giải quyết được vấn đề thống nhất về chế độ trách nhiệm pháp lý đối với người kinh doanh VTĐPT. Hiện nay cả hai văn bản QPPL là Nghị định số 87/2009/NĐ- CP và Bộ luật Hàng hải năm 2015 đều có quy định điều chỉnh trực tiếp về trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT trong hợp đồng VTĐPT với việc ghi nhận hai chế độ trách nhiệm khác nhau. So sánh cho thấy việc sử dụng chế độ trách nhiệm quy định trong Nghị định số 87/2009/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quan hệ hợp đồng có thể xác định được vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra tổn thất về hàng hoá hoặc giao hàng chậm ngay từ khi xác lập quan hệ hợp đồng mà không phụ thuộc vào quá trình thực hiện hợp đồng trên 163 thực tế, nhờ vậy, các bên có thể hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện hợp đồng của mình. Về mặt nội dung, Luật VTĐPT cần có các nội dung như: Chính sách của nhà nước về VTĐPT; nguyên tắc hoạt động VTĐPT; nội dung quản lý nhà nước về VTĐPT và cơ quan quản lý nhà nước về VTĐPT; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh VTĐPT, người thuê vận chuyển, người nhận hàng; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. a. Chính sách của Nhà nước về vận tải đa phương thức Mỗi một loại hình vận chuyển hàng hóa đều có tính đặc thù, do đó đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách riêng bảo đảm sự phát triển của loại hình vận tải đó, thể hiện trong pháp luật tương ứng với các loại hình vận tải đơn thức. Để phát triển hợp lý các phương thức vận tải gắn với tăng cường kết nối giữa các phương thức để phát triển vận tải đa phương thức, pháp luật về VTĐPT cần phải quy định cụ thể chính sách của nhà nước trên các phương diện như: chính sách đầu tư; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong VTĐPT; khuyến khích hợp tác quốc tế b. Nguyên tắc hoạt động vận tải đa phương thức Nguyên tắc hoạt động vận tải đa phương thức là các quan điểm chỉ đạo có tính định hướng cho hoạt động VTĐPT. Luật cần quy định các nguyên tắc cơ bản như: Hoạt động VTĐPT phải tuân theo quy định của Luật VTĐPT, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Hoạt động VTĐPT phải bảo đảm an toàn, hiệu quả; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước; bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; Khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong hoạt động VTĐPT. c. Nội dung quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức 164 Hoạt động VTĐPT liên quan đến nhiều chủ thể quản lý nhà nước khác nhau, do đó để hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động quản lý, bảo đảm sự phối hợp giữa các ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh Luật cần quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về VTĐPT, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý VTĐPT. d. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải đa phương thức, người thuê vận chuyển, người nhận hàng Đây là nội dung cơ bản trong pháp luật VTĐPT. Luật cần quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT, người thuê vận chuyển, người gửi hàng. đ. Quy định về giải quyết tranh chấp Luật cần quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp và thời hạn, thời hiệu khiếu nại, khởi kiện tranh chấp VTĐPT. e. Quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đa phương thức Thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm là hoạt động cần thiết nhằm bảo đảm hoạt động VTĐPT thực hiện đúng pháp luật, đồng thời kiểm nghiệm hiệu lực các quy định trong thực tế. Trong Luật VTĐPT, các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động VTĐPT có thể xây dựng theo hướng quy định các hình thức kiểm tra, phân định phạm vi trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, xác định thẩm quyền và biện pháp xử lý sai phạm. Thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm là hoạt động cần thiết nhằm bảo đảm hoạt động VTĐPT thực hiện đúng pháp luật, đồng thời kiểm nghiệm hiệu lực các quy định trong thực tế. Trong Luật VTĐPT, các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động VTĐPT có thể xây dựng theo hướng quy định các hình thức kiểm tra, phân định phạm vi trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, xác định thẩm quyền và biện pháp xử lý sai phạm. 165 3.3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật cụ thể a. Sửa đổi, bổ sung một số khái niệm trong các luật về vận tải hàng hóa Một là, cần bảo đảm sự thống nhất trong việc sử dụng khái niệm “người gửi hàng”, “người thuê vận chuyển”, “người vận chuyển thực tế” trong các văn bản: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng. Hai là, cần xem xét việc phân chia VTĐPT thành VTĐPT nội địa và VTĐPT quốc tế như trong pháp luật hiện hành. Qua nghiên cứu cho thấy, các nước trên thế giới hiện này khá thống nhất trong việc sử dụng khái niệm VTĐPT với nghĩa là VTĐPT quốc tế. Điều này cũng được thể hiện trong quy định pháp luật của các nước trong khu vực mà luận án đã đề cập tới trong Mục 1.1.2. Vì vậy, nên sử dụng khái niệm VTĐPT trong Nghị định số 125/2003/NĐ-CP thay cho khái niệm trong Nghị định số 87/2009/NĐ-CP hiện hành. Theo đó: "Vận tải đa phương thức quốc tế" (gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác”. Thứ ba, cần sửa đổi khái niệm logistics trong Luật Thương mại 2005. Như đã trình bày trong Mục 2.2.2, khái niệm “dịch vụ logistics” ở Việt Nam chưa thể hiện rõ bản chất của dịch vụ logistics là một chuỗi cung ứng dịch vụ có mắt xích với nhau. Vì vậy, cần sửa đổi quy định của Luật Thương mại về dịch vụ logistics là việc thương nhân “tổ chức thực hiện một số hoặc toàn bộ các công việc” thay vì quy định “tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc” như hiện nay. b. Hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, Nghị định số 63/2017/NĐ- CP và các Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải để thống nhất các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh và đăng ký kinh doanh VTĐPT. Bảo đảm tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vận tải nói chung, VTĐPT nói riêng gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường cạnh tranh 166 lành mạnh, bình đẳng; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh vận tải. c. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể quan hệ vận tải đa phương thức Quy định về người nhận hàng trong pháp luật về hợp đồng VTĐPT hiện nay còn chưa bảo đảm được sự rõ ràng. Vì vậy, cần có những quy định xác định rõ người nhận hàng trong quan hệ hợp đồng VTĐPT. Gắn với các quy định về chứng từ VTĐPT, cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này, như: quy định rõ về người nhận hàng khi chứng từ VTĐPT không chuyển nhượng hoặc theo loại chứng từ VTĐPT chuyển nhượng được phát hành dưới hình thức xuất trình, hình thức theo lệnh Cụ thể: - Đối với chứng từ VTĐPT chuyển nhượng được, người nhận hàng là người có tên trong chứng từ khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ. - Đối với chứng từ VTĐPT chuyển nhượng được có hình thức “Theo lệnh”, người nhận hàng là người xuất trình một chứng từ gốc đã được ký hậu hợp lệ. - Đối với chứng từ VTĐPT chuyển nhượng được có hình thức “Xuất trình”, người nhận hàng là người xuất trình một chứng từ gốc. d. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng vận tải đa phương thức Thứ nhất, quy định rõ về giới hạn trách nhiệm đối với VTĐPT quốc tế Nghị định số 87/2009/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh không chỉ với hợp đồng VTĐPT quốc tế mà còn bao gồm cả hợp đồng VTĐPT nội địa. Tuy nhiên quy định về giới hạn trách nhiệm của Nghị định này hoàn toàn không có sự thay đổi trong việc quy định áp dụng giới hạn trách nhiệm khi xảy ra xung đột pháp luật theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 125/2003/NĐ-CP vốn chỉ phù hợp cho quan hệ hợp đồng VTĐPT quốc tế. Vì vậy cần bổ sung cụm từ “quốc tế” trong quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nhằm giới hạn 167 cụ thể phạm vi áp dụng của quy định này chỉ dành cho VTĐPT quốc tế như sau: “Trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá xảy ra ở một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức quốc tế, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn vận chuyển đó, thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế hoặc luật quốc gia đó”. Theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, việc bồi thường những tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm chỉ được thực hiện khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh VTĐPT chấp nhận (Khoản 4 Điều 20). Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm và phù hợp với quy định của Luật Thương mại năm 2005 về bồi thường thiệt hại trên cơ sở quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” (Khoản 2 Điều 302). Cần sửa đổi quy định này như sau: “Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn trong thời gian quy định” Thứ hai, bổ sung các quy định về miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm trong các luật chuyên ngành về vận tải đơn thức. Về chế độ trách nhiệm đối với người vận chuyển trong hợp đồng VTĐPT, thực hiện đúng nguyên tắc người kinh doanh VTĐPT chịu trách nhiệm theo Luật vận tải đa phương thức, người vận chuyển thực tế chịu trách nhiệm theo những quy định riêng của pháp luật về phương thức vận tải đó yêu cầu các quy định về chế độ trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm phải được quy định một cách đầy đủ và thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật về vận tải. Hiện nay trong hệ thống pháp luật nước ta các quy định về giới hạn trách nhiệm người cung cấp dịch vụ 168 vận tải đã được ghi nhận trong các văn bản như Luật Hàng không dân dụng (giới hạn trách nhiệm người cung cấp dịch vụ đường hàng không), Bộ luật Hàng hải (giới hạn trách nhiệm người cung cấp dịch vụ đường biển), nhưng vẫn còn luật chuyên ngành chưa có quy định về vấn đề này như Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008. Vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định đó nhằm tạo cơ sở pháp lý khi xem xét trách nhiệm của người vận chuyển nói chung và người vận chuyển thực tế trong VTĐPT nói riêng. đ. Hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp về vận tải đa phương thức Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định về thời hạn, thời hiệu phù hợp với các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp. Theo quy định hiện nay, trong trường hợp các bên không có thoả thuận, thời hạn khiếu nại là 90 ngày. Với quy định này mặc dù đưa ra cách xác định thời hạn khiếu nại tương đối phức tạp nhưng lại chưa đề cập được trường hợp khi người nhận hàng đã có thông báo về tổn thất hàng hoá. Vì vậy, theo tác giả cần sửa đổi quy định về thời hạn khiếu nại theo hướng đơn giản hóa và phù hợp với quy định về trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất hàng hóa do mất mát, hư hỏng, giao hàng chậm quy định tại Điều 20 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, cụ thể: “Thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày hàng hoá được giao hoặc phải được giao”. Sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện theo hướng đơn giản hóa và phù hợp với quy định về trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 20 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP , mở rộng thời hiệu khởi kiện ở mức tối thiểu là một năm để bảo đảm lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng, cụ thể: “Thời hiệu khởi kiện là một năm kể từ ngày hàng hoá được giao hoặc phải được giao”. Thứ hai, bổ sung phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp. Như đã phân tích trong nội dung 2.1.4, hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam phương thức này 169 đã được quy định cụ thể trong các văn bản QPPL. Vì vậy, pháp luật về VTĐPT cần ghi nhận các phương thức giải quyết tranh chấp gồm thương lượng giữa các bên, hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và giải quyết tranh chấp bằng tòa án để bảo đảm sự phù hợp với quy định của Luật Thương mại và các văn bản QPPL về giải quyết tranh chấp. e. Quy định rõ về thẩm quyền quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước Thứ nhất, cùng với việc tách biệt rõ về nội hàm giữa khái niệm VTĐPT và logistics, cần quy định cụ thể trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là vai trò của Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải trong việc quản lý hoạt động VTĐPT và logistics. Thứ hai, quy định cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm tăng cường tính liên kết và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về vận tải đa phương thức 3.3.2.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải và hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển và và kết nối các Sàn Giao dịch vận tải. Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lý, thúc đẩy thương mại điện tử là một yêu cầu đang tiếp tục được đặt ra trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm thiểu chi phí vận tải, góp phần tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức và dịch vụ logisticss. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải của mỗi phương thức vận tải, thống kê số liệu vận tải; sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, quản lý hoạt động của các Sàn Giao dịch vận 170 tải,... đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể kinh doanh vận tải trong toàn quốc. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ở Việt nam bước đầu đã hình thành các sàn giao dịch vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu gắn kết giữa chủ hàng và doanh nghiệp vận tải. Cuối năm 2015, sàn giao dịch vận tải đầu tiên vinatrucking.vn (do Công ty Cổ phần Sàn Giao Dịch Vận tải VinaTrucking điều hành) được khai trương. Đến nay đã có thêm một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh hoạt động này như: Công ty Cổ phần Vận Chuyển Việt Nam (điều hành sàn giao dịch vietnamtrucking.vn), Công ty Cổ phần IZIFIX (điều hành sàn giao dịch izifix.com), Công ty TNHH một thành viên HANEL (điều hành sàn giao dịch vantaitructuyen.vn)... Tuy nhiên, hiện nay các sàn hoạt động còn rất yếu, số thành viên tham gia và các giao dịch thành công vẫn rất ít. Sản lượng vận chuyển qua các sàn chưa đạt 1% khối lượng vận chuyển của thị trường130. Một trong số nguyên nhân hoạt động của các sàn giao dịch vận tải ở Việt nam hoạt động không hiệu quả là từ phương diện pháp lý. Các sàn giao dịch vận tải chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa là Quyết định số 5023/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ GTVT về Đề án nghiên cứu tổ chức, quản lý và hoạt động của Sàn giao dịch vận tải. Bên cạnh đó, sàn giao dịch còn chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý website thương mại điện tử. Là một loại hình giao dịch vận tải, sàn sàn giao dịch vận tải phải chịu sự quản lý chung của Bộ GTVT nhưng do sàn giao dịch được coi là một dạng trang web thương mại điện tử nên phải đăng ký với Bộ Công thương để được Bộ này công nhận. Tuy nhiên, sau gần 5 năm kể từ khi đi vào hoạt động, ở góc độ quản lý nhà nước, đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào mang tính chuyên ngành để quản lý đối với sàn giao dịch vận tải. Việc sớm ban hành văn bản pháp 130 Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo Đề án phát triển vận tải đa phương thức, tháng 9/2018. 171 luật quản lý hoạt động của sàn giao dịch vận tải là hết sức cần thiết nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối các Sàn Giao dịch vận tải để làm cơ sở phát triển dịch vụ VTĐPT, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp" ban hành theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 3.3.2.2 Đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực giao thông vận tải tại các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập Trong xu hướng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tham gia hai FTA đa phương lớn là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tính đến năm 2016, ngành GTVT đã ký kết, gia nhập và thực hiện 50 điều ước quốc tế về giao thông. Việc củng cố, tăng cường kết nối GTVT đã góp phần quan trọng trong tạo thuận lợi thương mại và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thông qua các hoạt động. Cụ thể: Thứ nhất, rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logisticss, VTĐPT tại WTO, ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm kiến nghị các biện pháp đảm bảo tránh xung đột trong cam kết về vấn đề này tại các diễn đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế với pháp luật trong nước và bảo vệ tối đa lợi ích của các doanh nghiệp vận tải mạnh trong nước. 172 Thứ hai, tiếp tục triển khai việc chuyển hóa ĐƯQT vào pháp luật quốc gia, thực hiện có hiệu quả các Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải cho hàng hóa quá cảnh, vận tải liên quốc gia và đa phương thức. 3.3.2.3 Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP, hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Từ năm 2014, ngành Hải quan đã tiếp nhận và quản lý, triển khai vận hành ngày càng có hiệu quả Hệ thống Thông quan tự động (hay thường gọi là Hải quan điện tử) Việt Nam (VNACCS/VCIS) với 100% Chi cục Hải quan thực hiện, bảo đảm vận hành 24/7 với 99% thủ tục hải quan được thực hiện qua Hệ thống này. Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, được ban hành khiến cho thủ tục hành chính hải quan tiếp tục được đơn giản hóa, bảo đảm tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp, điện tử hóa được thực hiện ở hầu hết các khâu. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giám sát hàng hóa xuất nhập cảnh, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý cần thực hiện đồng thời việc nâng cấp, mở rộng hệ thống công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giao thông vận tải để tham gia triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. 3.3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về vận tải đa phương thức Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một nội dung trong quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý và hiệu lực thi hành của pháp luật. Kiểm tra là chức năng thường xuyên, vốn có 173 của hoạt động quản lý, thanh tra là hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước được thực hiện bằng hệ thống cơ quan thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm có mục đích kịp thời phát hiện những ưu điểm, nhược điểm trong các chính sách, pháp luật, góp phần chấn chỉnh, định hướng lại cho hoạt động của chủ thể; kiến nghị ban hành, điều chỉnh kịp thời chính sách, pháp luật cũng như nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, hạn chế tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nhà nước và xã hội. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về VTĐPT bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và chấp hành các quy định pháp luật của người kinh doanh VTĐPT nhằm thực hiện vai trò quản lý nhà nước và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. VTĐPT ở Việt Nam hiện nay chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan, do đó ngoài chịu sự kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, hoạt động này còn chịu sự kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế... Thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về VTĐPT được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể mà không được quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về VTĐPT. Đồng thời, pháp luật cũng chưa có quy định đặc thù về xử lý vi phạm trong hoạt động VTĐPT mà chỉ có các quy định chung về xử lý vi phạm hành chính. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra trùng lặp và kém hiệu quả. Để bảo đảm hiệu quả việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực GTVT, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải. Thực hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm 174 về tải trọng xe, vi phạm về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về VTĐPT, cùng với việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật, cần tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động này. 3.3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận tải đa phương thức Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội. Hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật, trình độ kiến thức pháp luật của các chủ thể. Vì vậy, để đưa các quy định pháp luật về VTĐPT vào đời sống xã hội một cách có hiệu quả, để các chủ thể nhận thức được nội dung, ý nghĩa của pháp luật về VTĐPT, những lợi ích của việc thực hiện pháp luật về vấn đề này, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận tải đa phương thức. Các cơ quan nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logisticss Việt Nam cần xây dựng các chương trình và các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về VTĐPT thực sự có chiều sâu, đạt hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này còn đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành khảo sát, đánh giá việc nắm bắt các quy định pháp luật về VTĐPT trong đội ngũ những người cung cấp dịch vụ logistics, kinh doanh vận tải, chủ hàng kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật nhằm giúp các chủ thể hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật, hiểu và ý thức được về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó nâng hiệu quả thực hiện pháp luật về VTĐPT. Thực hiện phối hợp giữa các Bộ Giao thông vận tải, Bộ giáo dục đào tạo, Tổng cục dạy nghề cần 175 để đưa nội dung pháp luật về VTĐPT vào nội dung giảng dạy, đào tạo về logistisc và VTĐPT trong các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Qua quá trình nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau: 1. Hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu đối với pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam. Cùng với chủ trương phát triển VTĐPT, việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam là một đòi hỏi hoàn toàn khách quan đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2. Từ những vấn đề lý luận về VTĐPT, thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam hiện nay cho thấy, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTĐPT ở nước ta trong thời gian tới cần thực hiện theo hướng: đảm bảo sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự thống nhất với pháp luật về vận tải hàng hóa và logistics cũng như của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và tương thích với pháp luật quốc tế. 3. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể bao gồm kiến nghị đối với pháp luật về hợp đồng VTĐPT, quản lý nhà nước về VTĐPT. Trên nền tảng pháp luật của Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTĐPT với những kiến nghị đã nêu không chỉ khắc phục được những thiếu sót hiện đang tồn tại trong pháp luật về VTĐPT của nước ta mà còn bảo đảm sự tương đồng với các quy định của các quốc gia khác, các điều ước quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định về vận tải trong khu vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết như Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT, Hiệp định vận tải qua biên giới 176 KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1. Với tính chất là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, ngành vận tải hiện đại cần phải đáp ứng được những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hóa tiên tiến có vị trí, vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ vận tải và một người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hoá. 2. Pháp luật về vận tải đa phương thức là một bộ phận của pháp luật về vận chuyển hàng hóa chứa đựng những quy định pháp luật có tính đặc thù nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong toàn bộ chuỗi vận tải gắn với vai trò của người kinh doanh vận tải đa phương thức. 3. Cùng với chủ trương xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, tăng cường kết nối giữa các hình thức vận tải, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức của Việt Nam là một yêu cầu hoàn toàn khách quan đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và bối cảnh hội nhập hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức cần bảo đảm sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung và giao thông vận tải nói riêng; tiến hành các giải pháp đồng bộ trong công tác hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, cho vận tải hàng hóa; bảo đảm sự thống nhất trong các quy định pháp luật về vận tải đa phương thức nói chung và vận chuyển hàng hóa nói riêng cũng như sự tương thích với pháp luật quốc tế để tăng cường hội nhập. 4. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức, Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qủa thi 177 hành pháp luật về vận tải đa phương thức đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 2015. 2. Bộ luật Hàng hải năm 2015. 3. Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm làm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. 4. Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về VTĐPT quốc tế, 1980. 5. Luật Doanh nghiệp năm 2014. 6. Luật Đầu tư năm 2014. 7. Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2014). 8. Luật Thương mại Việt Nam 2005. 9. Luật Đường sắt Việt Nam năm 2017. 10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2014) 11. Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008. 12. Luật số 35/2018/QH/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. 13. Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức. 14. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ “Quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics”. 15. Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức. 16. Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức. 17. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về “Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015”. 18. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. 19. Nghị định số 144/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức. 20. Phụ lục 13A Hiệp định giữa các Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Mi- an-ma, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người qua biên giới. 21. Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020”. 22. Quyết định số 3336/2007/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2007 của Bộ Giao thông vận tải về “Ban hành Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”. 23. Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 24. Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. 25. Quyết định số 1517/QĐ-Ttg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. 26. Quyết định số 1012/QĐ-Ttg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. 27. Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp". 28. Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, XI. B. Các tài liệu tham khảo khác Tiếng Việt 29. Ban Tuyên giáo trung ương, Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Hội nhập quốc tế”, ban hành kèm theo Hướng dẫn số 42-HD/BTGTW ngày 01/9/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương. 30. Bản quy tắc của UNCITAD/ICC về chứng từ VTĐPT quốc tế, 1992. 31. Dương Văn Bạo (2014), “Thống nhất chế độ trách nhiệm mới của MTO trong vận tải đa phương thức”, Tạp chí Giao thông vận tải, Số tháng 5/2014. 32. Vũ Thế Bình (2000), Hoàn thiện phương pháp lựa chọn tàu container trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải. 33. Bộ Công thương (2017), Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017: Logistics từ kế hoạch đến hành động, Nhà xuất bản Công thương. 34. Bộ Công thương (2018), Báo cáo Logistics năm 2018: Logistics và thương mại điện tử, Nhà xuất bản Công thương. 35. Bộ công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Công thương. 36. Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 37. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê. 38. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải - Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh. 39. Dương Hữu Hạnh (2004), Vận tải - Giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, Nhà xuất bản Thống kê. 40. Dương Hữu Hạnh (1999), Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản Tài chính. 41. Trần Hữu Huỳnh (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất bản Tư Pháp. 42. Võ Thị Thanh Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài, “Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics”, Tạp chí công thương điện tử, nguồn: thien-phap-luat-viet-nam-ve-dich-vu-logistics-65172.htm, truy cập 5/12/2019. 43. Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam (2016), Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Washington, DC: Ngân hàng thế giới. doi:10.1596/978-1-4648-0824-1. Giấy phép: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO. 44. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất bản Tư pháp. 45. Nguyễn Hồng Vân (2004), “Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá trong vận tải đa phương thức”, Tạp chí Giao thông vận tải, Số tháng 10/2004. 46. Nguyễn Hồng Vân (2007), Hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hoá trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Hàng Hải, Hải Phòng. 47. Nguyễn Hồng Vân (2011), Vận tải đa phương thức và giao nhận hàng hóa, Nhà xuất bản Hải Phòng. 48. Nguyễn Hoàng Tiệm (2006), “Phát triển dịch vụ VTĐPT - một thách thức lớn với Việt Nam”, Tạp chí Hàng hải Việt Nam điện tử, ngày 20/7/2006. 49. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 50. Trường Đại học kinh tế quốc dân (1999), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 51. Trường Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 52. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân. 53. Trường Đại học ngoại thương (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 54. Trường Đại học ngoại thương (2011), Giáo trình Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. 55. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Bản án số:171/2006/KTPT ngày 06/9/2006 về việc tranh chấp hợp đồng vận chuyển container. 56. Viện khoa học Kinh tế Giao thông vận tải (1994), Nghiên cứu ứng dụng vận tải đa phương thức, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Đình Đăng. 57. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Tìm hiểu về chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới, tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến năm 2021. 58. Woldbank (2018), Kho vận hiệu quả: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, nguồn: hieu-qua-chia-khoa-de-Viet-Nam-nang-cao-nang-luc-canh-tranh. Truy cập ngày 17/7/2018. 59. World Bank (2019), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2019 - Việt Nam - Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung, Báo cáo chính thức tháng 12/2019. 60. VCCI (2019), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ - Góc nhìn từ doanh nghiệp. Tiếng nước ngoài 61. ASEAN Framework Agreement on Multimodal Transport. 62. Argentina Law No. 24.921: Multimodal Transport of Goods, 12/1/1998. 63. Arvind Kumar (2014), Freigh logistics and Intermodal transport - Implications for Competitiveness, Viện Nghiên cứu Phát triển công nghiệp Ấn Độ, ISID Working Paper 175, December 2014. 64. Authur Donovan (2000) “Intermodal transportation in Historical perspective”, Transportation Law Journal, University of Denver, Sturm College of Law, volume 27/2000. 65. Banomyong (2000), Multimodal transport corodors in South East ASEAN: a case study approach, Wale University. 66. Christine Besong, Towards a modern role for liability in multimodal transport law, Doctor of Philosophy, University of London, 2007. 67. Contract Law of the People’s Republic of China, 1999. 68. Indian The Multimodal Transportation of Goods Act, 1993. 69. Government Regulation of The Republic of Indonesia number 8 years 2011 about Multimodal Transport, 2011. 70. Haedong Jeon (2013), Coping with muddles and uncertainty in the fiel of multimodal transport liability, Luận án tiến sĩ Southampton University. 71. Hannu Honka (2000), “EC Competition Law on Multimodal Transport - Recent Development”, Scandinavian Studies in Law, tập 39 tháng 2/2000, Viện nghiên cứu Stockholm về Luật Bắc Âu. 72. Hugh M. Kindred, Mary R. Brooks, Multimodal Transport Rules, Nhà xuất bản Martinus Nijhoff. 73. Lao People’s Democratic Republic, Law on Multiple Transport No. 28/NA, Vientiane, 18 December 2012. 74. Ling Zhu, M.Deniz Guner-Ozbek, Hong Yan,“Carrier’s Liability in Multimodal Carriage Contracts in China and its Comparison with US and EU”, Website Trung tâm quốc tế nghiên cứu hàng hải (ICMS), Trường Đại học bách khoa Hong Kong. 010.pdf, truy cập ngày 20/7/2017. 75. Marian Hoeks (2010), Multimodal Transport Law (2010) : The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods, Publisher: Kluwer Law International, March 17, 2010. 76. Myanmar Multimodal Transportation Law, 2014. 77. Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF) (2014), Multimodal Transport Law and Operation, Sustainable Human Resource Development in Logistics Services for ASEAN Member States. 78. Report prepared by the UNCTAD secrectoriat, Implementation of multimodal transport rules, UNCTAD/SDTE/TLB/2, 25 June 2001. 79. Report by the UNCTAD serectoriat, Multimodal transport: the feasibility of an international legal instrument, http:www/unctad.org/en/doc/sdtetlb20031_en.pdf, truy cập ngày 12/4/2016. 80. Report by the UNCTAD serectoriat, “Multimodal transport: the feasibility of an international legal instrument”, http:www/unctad.org/en/doc/sdtetlb20031_en.pdf. 81. Thailand Multimodal transport Act B E 2548, 2005. 82. The People’s Republic of China, Regulations Governing International Multimodal Transport of Goods by Containers, 1997. 83. UNCTAD secrectoriat, Implementation of multimodal transport rules, UNCTAD/SDTE/TLB/2, 25 June 2001. 84. United Nations Convention on International Multimodal Transport of Goods, (Geneva, 24 May 1980). 85. UN Convention on Contracts for the International Carriage of Goods Wholly or Partly by Sea. 86. United Nations (2004), Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Manual on Modernization of Inland Water Transport for Integration within a Multimodal Transport System, United Nations publication. 87. W. Brad Jones, C. Richard Cassady, Royce O.Bowden (2000), “Developing a Standard Definition of Intermodal Transportation”, Transportation Law Journal, University of Denver, Sturm College of Law, volume 27/2000. 88. World Bank (2012), Doing business 2013: Smarter regulations for small and medium size enterprises, Publisher World Bank Publictions, 2012. 89. Woldbank (2014), Facilitating Trade through Competitive, Low-Carbon Transport: The Case for Vietnam's Inland and Coastal Waterways, nguồn: https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/16321/978146480 1051.pdf?sequence=1&isAllowed=y 90. World Bank (2018), Connecting to Compete 2018 Trade Logistics in the Global Economy - The Logistics Performance Index and Its Indicators, Nguồn: https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/29971, truy cập ngày 17/10/2018. 91. World Economic Forum (2018), Global Competitiveness Index, website: https://reports.weforum.org/global-competitiveness-report-2018/. 92. World Economic Forum (2019), Global Competitiveness Index, website: 2019.pdf Website 5. https://anle.toaan.gov.vn. 6. 7. https://congbobanan.toaan.gov.vn/ 8. 9. https://www.gso.gov.vn 10. https://www.internationallawoffice.com 11. 12. https://openknowledge.worldbank.org/ 13. https://www.unescap.org/ 14. https://unctad.org/en/Pages/Home.aspx 15. 16. https://www.worldbank.org/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_van_tai_da_phuong_thuc_trong_dieu_kien.pdf
  • pdfĐiểm mới luận án_E_Nguyen Thi Thu Hang.pdf
  • pdfĐiểm mới luận án_VN_Nguyen Thi Thu Hang.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN_EN_Nguyen Thi Thu Hang.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN_VN_Nguen Thi Thu Hang.pdf
Luận văn liên quan