Luận án Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua các hoạt động phát triển KT – XH của tỉnh đều có sự tăng trưởng khá, diễn ra tương đối đều ở các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực TM. Các ngành, lĩnh vực cũng đã bước đầu gắn việc phát triển của ngành, lĩnh vực mình với công tác BVMT. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường của Tỉnh đã được chú trọng hơn và có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác kiểm soát ô nhiễm được triển khai khá đồng bộ, chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình phát triển KT – XH của tỉnh còn gặp khó khăn, nên công tác BVMT chưa thật sự trở thành 1 trong 3 trụ cột của PTBV. Địa phương vẫn đang trong giai đoạn tích lũy nguồn lực, nên phát triển kinh tế vẫn được ưu tiên hơn. Công tác BVMT chưa thật sự gắn kết với sự phát triển của các ngành, các địa phương. Công tác quản lý Nhà nước về MT chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Do đó, trong những năm qua, diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh có xu thế xấu hơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, nguồn nước của tỉnh đã bị ô nhiễm hữu cơ. Các nguồn ô nhiễm đáng lưu ý theo mức độ giảm dần là chất thải nông nghiệp – sinh hoạt – công nghiệp. Các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến mọi mặt kinh tế xã hội môi trường của tỉnh đã ngày càng rõ nét, gây thiệt hại không nhỏ cho địa phương.

doc193 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M hàng năm; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển TM; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phục vụ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Sở Tài chính: Đề xuất bố trí kinh phí phục vụ hoạt động xúc tiến TM, kinh phí lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các công trình TM có sự hỗ trợ của Nhà nước. Sở Xây dựng: Tham mưu đề xuất bố trí không gian và kiến trúc xây dựng phù hợp theo tiêu chuẩn quy định cho các loại hình TM ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh. Sở Giao thông Vận tải: Tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triểngiao thông của tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới TM và lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Phối hợp với Công an tỉnh cải tiến và hoàn thiện công tác quản lý an toàn giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động TM tại các khu vực, kể cả trong việc cung ứng, bốc dỡ và xuất nhập hàng hóa tại các bến cảng, bến tàu, nhà ga trên địa bàn Tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu đề xuất kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển TM; xác định, thỏa thuận địa điểm các dự án đầu tư TM đã được chấp thuận chủ trương. Phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành liên quan xây dựng, ban hành các quy định sử dụng đất phục vụ phát triển TM của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu đề xuất quy hoạch phát triển kịp thời các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất, chế biến nông-lâm-thủy sản, góp phần đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu, phục vụ tốt công tác xuất khẩu hàng hóa đạt hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng TM và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn; phối hợp với các sở ngành liên quan triển khai các giải pháp, chương trình, kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển TM của tỉnh. Bố trí và sử dụng các cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TM trên địa bàn. 4.4. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 4.4.1. Kiến nghị với chính phủ Hoàn thiện hệ thống Luật Thương mại để sớm hoàn thiện và bổ sung Luật Thương mại 2006 với việc đề cập các nội dung về phát triển bền vững thương mại quốc gia và vùng lãnh thổ. Tăng cường chỉ đạo, xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động, các chiến lược phát triển TM và quy hoạch phát triển ngành của các tỉnh nói chung và Bình Định nói riêng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược PTBVTM. Khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động TM phát huy hiệu quả, qua đó phát huy vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các hoạt động sản xuất phát triển trên địa bàn tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư cũng như BVMT. Có các chính sách hỗ trợ thỏa đáng kinh phí đầu tư hạ tầng TM trên địa bàn Tỉnh và cần có những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho PTBVTM. Đồng thời, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện luật pháp, các thông lệ quốc tế, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác BVMT. Xây dựng cơ chế đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt của Chính phủ trong việc ban hành và thực thi chiến lược về PTBVTM. 4.4.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương Cụ thể hóa và sớm đưa hệ thống các chính sách, pháp luật về phát triển bền vững thương mại vào cuộc sống kịp thời, hiệu quả. Đừng để các chính sách của ngành, Nhà nước về PTBVTM có độ trễ quá lớn và tính hiệu lực thấp. Phối hợp với các Bộ liên quan đến lĩnh vực các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Tài chính và hải quan để có các chính sách phối hợp nhằm quy hoạch đồng bộ kết nối cơ sở hạ tầng. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng kế hoạch triển khai, chương trình hành động nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược PTBVTM. Đồng thời, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến TM của Bình Định nói riêng và các tỉnh thành nói chung. Tăng cường rà soát các chính sách TM của các địa phương theo các mục tiêu của PTBV. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong TM. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nội địa và XNK, đảm bảo hài hòa giữa phát triển TM và BVMT, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành để đánh giá tình hình thực hiện chiến lược PTBVTM của các địa phương nhằm đề xuất lên Chính phủ việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để thực hiện các mục tiêu PTBVTM của Bình Định nói riêng và các tỉnh thành nói chung. 4.4.3. Kiến nghị với doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Tỉnh cần liên kết với nhau và liên kết với các loại doanh nghiệp khác để liên kết hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm bảo được sức cạnh tranh bền vững. Các doanh nghiệp thương mại cũng cần kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động, công tác marketing và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Xây dựng các kênh thông tin và tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh lân cận và các hiệp hội ngành nghề trong khu vực và trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ, kỹ năng kinh doanh và tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên. Các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Tỉnh cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc PTBVTM, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, đảm bảo sự hài hòa giữa 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển. KẾT LUẬN Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của một nền kinh tế đòi hỏi sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực, trong đó không thể thiếu lĩnh vực thương mại. Chính vì vậy, phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của Tỉnh. Thông qua luận án “Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định”, tác giả đã làm rõ được một số nội dung như sau: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ hơn lý thuyết phát triển bền vững, cụ thể là hệ thống hóa và đưa ra được khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá về PTBVTM tại địa phương. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra được 3 nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh, đó là nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững thương mại về kinh tế (bao gồm: Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; Tốc độ tăng trưởng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa; Giá trị gia tăng từ các hoạt động TM trên địa bàn; Tỷ lệ đóng góp của thương mại trong GRDP của kinh tế địa phương), nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững thương mại về xã hội (bao gồm: Số lượng lao động được thu hút và thu nhập bình quân của người lao động trong ngành TM trên địa bàn tỉnh; Mức độ lan tỏa thương mại và tuân thủ quy tắc thị trường trong các hoạt động kinh doanh thương mại; Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong hoạt động thương mại) và nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về môi trường (bao gồm: Rác thải từ các HĐTM và tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý trên địa bàn tỉnh; Logistics xanh trong thương mại của tỉnh). Thứ hai, tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh bao gồm môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại; Cơ sở hạ tầng thương mại; Hệ thống các doanh nghiệp thương mại; Thị trường thương mại; Và nguồn nhân lực thương mại. Thứ ba, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển bền vững thương mại của một số địa phương ở các nước trên thế giới như Thượng Hải (Trung Quốc), Orchard Road (Singapore), Bremen (Đức) và kinh nghiệm về phát triển bền vững thương mại một số địa phương trong nước như Tp HCM, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, rút ra 9 bài học về phát triển bền vững thương mại đối với tỉnh Bình Định. Thứ tư, tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2010 -2018 theo 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Hơn nữa, tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn Tỉnh thông qua số liệu thứ cấp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra kết luận về đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý về thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa bàn Bình Định, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thương mại trên địa bàn Bình Định và ý kiến của các nhà quản lý về sự cần thiết các giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định. Cuối cùng, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 đó là nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng bền vững kinh tế thương mại, nhóm giải pháp PTBVTM về xã hội đối với thương mại Tỉnh và nhóm giải pháp nhằm xanh hóa các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định để bảo vệ môi trường, với 9 giải pháp cụ thể là: Hoàn thiện thể chế, pháp luật phát triển nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thương mại; Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng thương mại; Phát triển dịch vụ logistics nhằm xanh hóa các hoạt động TM; Tăng cường hỗ trợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại; Hoàn thiện quản lý các hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh; Đào tạo nguồn nhân lực và thu hút lao động tham gia các hoạt động KDTM góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng; Tăng cường hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm tạo hiệu ứng lan tỏa trên địa bàn Tỉnh; Tăng cường công tác thu gom và xử lý rác thải từ các hoạt động TM; Và phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động thương mại. KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu về thương mại hàng hóa ở tầm vĩ mô cấp tỉnh bao gồm thương mại trong nước và thương mại quốc tế của tỉnh Bình Định, nội dung trọng tâm là đi sâu vào nghiên cứu phát triển bền vững thương mại với 3 trụ cột cơ bản đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy, phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là thương mại vĩ mô trên địa bàn Bình Định và phạm vi thời gian là thực trạng phát triển bền vững thương mại giai đoạn 2010-2018, còn các đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển bền vững thương mại thì đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của một nền kinh tế đòi hỏi cần nghiên cứu nhiều lĩnh vực, phạm vi và đối tượng hơn nữa. Chính vì thế, tác giả kiến nghị một số hướng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau: Thứ nhất, thương mại bao gồm thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Chính vì thế, để phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định thì không chỉ cần nghiên cứu về phát triển bền vững thương mại hàng hóa mà còn cần các nghiên cứu phát triển bền vững thương mại dịch vụ. Thứ hai, để đảm bảo sự phát triển bền vững của một nền kinh tế đòi hỏi sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực, trong đó không chỉ có lĩnh vực thương mại. Chính vì vậy, để phát triển bền vững bền vững nền kinh tế tỉnh Bình Định thì đòi hỏi cần phát triển bền vững tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Chính vì thế, để phát triển bền vững nền kinh tế tỉnh Bình Định thì không chỉ cần nghiên cứu về phát triển bền vững thương mại mà còn cần các nghiên cứu phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực còn lại trong nền kinh tế. Ngoài ra, một địa phương có thương mại phát triển bền vững thì không đủ để thương mại của một quốc gia phát triển bền vững. Chính vì thế, cần có những nghiên cứu về phát triển bền vững thương mại trên quy mô các vùng miền và quy mô toàn quốc. DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Vũ Thị Nữ (2017), Thực trạng phát triển bền vững thương mại hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Số 495 - 6/2017, trang 72 - 74. Vũ Thị Nữ (2018), Đánh giá của nhà quản lý về sự phát triển bền vững thương mại trên địa bàn Bình Định, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Số cuối tháng 6 năm 2018, trang 40 - 42. Vũ Thị Nữ (2018), Kinh nghiệm phát triển bền vững thương mại và hàm ý cho tỉnh Bình Định, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 1109 – 1121. Vũ Thị Nữ (2018), Thực trạng nguồn nhân lực trong thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bình Định, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Hội nhập kinh tế quốc tế: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trang 448 – 461. Trần Hoàng Long và Vũ Thị Nữ (2018), Phát triển nguồn nhân lực nhằm phát triển bền vững hệ thống logistics Quốc gia, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Xây dựng và phát triển hệ thống logistics Quốc gia và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trang 262 – 268. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Nguyễn Hải Bắc (2010), Nghiên cứu vấn đề phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. [2] Báo Bình Định (2017), Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, truy cập ngày 10/11/2017 tại [3] Báo Bình Định (2018), Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Cần chủ động, quyết liệt hơn, truy cập ngày 2/10/2018 tại [4] Báo Bình Định (2018), Đưa logistics vào nhóm tăng trưởng cao nhất của khu vực dịch vụ, truy cập ngày 2/10/2018 tại [5] Báo Bình Định (2018), Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, truy cập ngày 2/10/2018 tại [6] Chu Văn Cấp (2012), Phát triển xanh – Phát triển bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Phát triển & Hội nhập, số 4 (14), tháng 5-6/2012 [7] Lê Trịnh Minh Châu (2012), Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, (Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2012), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020), NXB Công thương, Hà Nội. [8] Lê Trịnh Minh Châu (2015), Bài giảng chuyên đề phát triển thương mại bền vững, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. [9] Cục Hải quan Bình Định, Sơ lược quá trình 30 năm xây dựng và phát triển, truy cập ngày 20/10/2017 tại [10] Nguyễn Tiến Dũng (2015), Giáo trình kinh tế và chính sách phát triển vùng, Trường Đại học kinh tế Quốc dân. [11] Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2017), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2016, NXB thống kê, Hà Nội. [12] Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2018), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [13] Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [14] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2013), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2012, NXB thống kê, Hà Nội. [15] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2014), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, NXB thống kê, Hà Nội. [16] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2016), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2015, NXB thống kê, Hà Nội. [17] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2017), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2016, NXB thống kê, Hà Nội. [18] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2018), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [19] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2019), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2018, NXB thống kê, Hà Nội. [20] Cục thống kê tỉnh Quảng Nam (2018), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [21] Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2017), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2016, NXB thống kê, Hà Nội. [22] Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2018), Niên giám thống kê tỉnh Quãng Ngãi năm 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [23] Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [24] Đặng Đình Đào (1994), Cẩm nang Thương mại – Dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội. [25] Đặng Đình Đào (1997), Kinh tế các ngành Thương mại dịch vụ, NXB Giáo dục, Hà Nội. [26] Đặng Đình Đào (2004), Kinh tế và quản lý các ngành dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội. [27] Đặng Đình Đào (2012), Phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập Quốc tế, đề tài độc lập cấp Nhà nước, Viện NCKT&PT - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [28] Đặng Đình Đào và Nguyễn Đình Hiền (2013), Một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. [29] Đặng Đình Đào, Nguyễn Đình Hiền, Trần Văn Bão và Bùi Quang Sơn (2014), Giáo trình Kinh tế thương mại, Tái bản lần thứ 2, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. [30] Đặng Đình Đào, Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Diệu Chi và Đặng Thị Thúy Hồng (2017), Hệ thống logictics ở nước ta trong tiến trình hội nhập và phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. [31] Đặng Đình Đào, Phạm Nguyên Minh, Nguyễn Vĩnh Thanh và Nguyễn Quang Hồng (2015), giáo trình kinh tế các ngành thương mại dịch vụ, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. [32] Đặng Đình Đào, Phạm Nguyên Minh và Trương Tấn Quân (2016), Một số vấn đề thương mại và logistics ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 – 2016, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. [33] Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân (2019), Kinh tế thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [34] Nguyễn Văn Đồng (2012), Một số vấn đề trong định hướng phát triển thương mại thủ đô Hà Nội (Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2012), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020), NXB Công thương, Hà Nội. [35] Nguyễn Trường Giang (2013), Giải pháp phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. [36] Trần Hữu Hùng (2015), Phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Quảng Trị trên hành lang kinh tế Đông - Tây, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. [37] Đoàn Thị Thanh Hương (2008), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm phát triển thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. [38] Trương Quang Học (2011), Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. [39] Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định (2016), Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 22/7/2016 về việc thông qua đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035. [40] Lê Văn Huy (2007), “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết”, Số 2 (19) - 2007, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. [41] Nguyễn Ngọc Minh (2006), Phát triển ngành thương mại thành phố Cần Thơ đến năm 2015, Đại học kinh tế tp HCM. [42] Nguyễn Văn Nam (2012), Xuất nhập khẩu với chính sách thương mại phát triển bền vững của nước ta (Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2012), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020), NXB Công thương, Hà Nội. [43] Bùi Ngọc Như Nguyệt, Kinh nghiệm phát triển thương mại ở một số quốc gia trên thế giới và bài học áp dụng cho thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. [44] Vũ Thị Nữ, Võ Thị Tươi và cộng sự (2018), Nghiên cứu sự hài lòng của KH đối với các hoạt động mua bán hàng hóa trong ngành hàng công nghiệp tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Định, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trường Đại học Quy Nhơn. [45] Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. [46] Nguyễn Kim Phương (2015), Công Thương Bình Định - Triển vọng phát triển, truy cập ngày 20 tháng 08 năm 2016, từ . [47] Nguyễn Thị Phượng (2015), Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. [48] Mai Kông Ngọc Quyên (2016), Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Bình Định giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030, báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ [49] Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về phát triển bền vững, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội. [50] Sở Công thương Bình Định (2013), báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012, Nhiệm vụ và giải pháp xuất nhập khẩu năm 2013. [51] Sở Công thương Bình Định (2014), báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013, Nhiệm vụ và giải pháp xuất nhập khẩu năm 2014. [52] Sở Công thương Bình Định (2015), báo cáo tình hình hoạt động thương mại 5 năm 2011-2015 và xây dựng kế hoạch năm 2016. [53] Sở Công thương Bình Định (2015), báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014, Nhiệm vụ và giải pháp xuất nhập khẩu năm 2015 [54] Sở Công thương Bình Định (2015), báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2015, Nhiệm vụ và giải pháp xuất nhập khẩu năm 2016 [55] Sở Công thương Bình Định (2015), Tiềm năng phát triển CN-TM trên địa bàn tỉnh Bình Định, truy cập ngày 13/4/2017 tại [56] Sở Công thương Bình Định (2016), báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2016, Nhiệm vụ và giải pháp xuất nhập khẩu năm 2017. [57] Sở Công thương Bình Định (2018), báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2018, Nhiệm vụ và giải pháp xuất nhập khẩu năm 2019. [58] Sở Công Thương Đà Nẵng (2012), Thương mại Đà Nẵng trong định hướng phát triển thương mại Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 (Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2012), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020), NXB Công thương, Hà Nội. [59] Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Bình Định (2015), báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. [60] Sở xây dựng Bình Định (2016), Số 912/SXD - HTKT Về việc báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050. [61] Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21của Việt Nam), ban hành ngày 17 tháng 8 năm 2004. [62] Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 15 tháng 2 năm 2007. [63] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020. [64] Nguyễn Minh Tâm (2015), Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. [65] Nguyễn Đình Thọ (2014), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Hồ Chí Minh. [66] Dương Thị Tình (2015), Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. [67] Tổng cục thống kê (2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, Hà Nội. [68] Mã Văn Tuệ (2012), Phân tích hiện trạng thị trường hàng hóa trên địa bàn TP.HCM, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh. [69] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2017), Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. https://danang.gov.vn/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=30597&_c=49] [70] Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2017), Số 217 /BC-UBND Về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2018, ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2017. [71] UBND tỉnh Bình Định (2012), Quyết định số 102/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025, ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2012. [72] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2009), Quyết định số 637/QĐ – UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. [73] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2012), Quyết định số 102/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025, ngày 5 tháng 3 năm 2012. [74] UBND tỉnh Bình Định (2012), Quyết định số 102/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025, ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2012. [75] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015. [76] UBND tỉnh Bình Định (2015), Số 247/BC-UBND về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2015 [77] UBND tỉnh Bình Định (2017), Quyết định số 190/BC-UBND về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm 2018, ban hành ngày 04 tháng12 năm 2017. [78] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Dân số và lao động, truy cập ngày 20/10/2017 tại [79] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2019. [80] Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2012), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, NXB Công thương, Hà Nội. [81] Lê Danh Vĩnh (2013), Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất nhập khẩu bền vững của việt nam thời kỳ 2011-2020, Hà Nội TIẾNG ANH [82] Bastiaan Zoeteman and Wouter Kersten (2008), Stimulating Sustainable trade – Aiming at a Joint goverment business approach addressing, paper Sustainable trade addressing NTCs, Tiburg University. [83] Mark Halle and Long Guogiang (2010), Elements of a sustainable trade strategy for China, International Institute for Sustainable Development. [84] Moustapha Kamal Gueye, Malena Sell, Janet Strachan (2009), Trade, climate change and sustainable development: key issues for small states, least developed countries and vulnerable economies, Commonwealth Secretariat, United Kingdom. [85] Zoltan Ban (2011), Sustainable trade: changing the eviroment the market operates in, through Standardized Global trade tariffs, Author House, the United States of Amarica. [86] UNEP (2006), Sustainable trade and Poverty Reduction, Integrated Assessment and Planning. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định Phụ lục 2: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định Phụ lục 3: Trị giá hàng hóa NK trên địa bàn tỉnh Bình Định theo nhóm hàng Phụ lục 4: Số lượng DNTM hàng hóa phân theo nguồn vốn và lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định Phụ lục 5: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp thương mại địa bàn tỉnh Bình Định Phụ lục 6: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định Phụ lục 7: Nội dung phỏng vấn sâu các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định Phụ lục 8: Dàn bài thảo luận với chuyên gia Phụ lục 9. Các siêu thị và trung tâm TM trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018 Phụ lục 10. Ý kiến của các nhà quản lý về vai trò của sự phát triển TM bền vững đối với kinh tế địa phương của tỉnh Bình Định Phụ lục 11: Ý kiến của các nhà quản lý về sự cần thiết của các giải pháp nhằm PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định Phụ lục 12. Quan niệm về PTBVTM của cán bộ quản lý trên địa bàn Bình Định Phụ lục 13: Phiếu khảo sát Phụ lục 1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định Năm Mặt hàng Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017 Hải sản đông lạnh Tấn 7721 7033 8256 8587 10714 11844 12052 Yến sào Kg 409 - - - - - - - Gạo Tấn 95567 92606 91280 55462 46031 35015 47137 41172 Nhân điều Tấn 13 16 - - - - - - Sắn lát khô Tấn 113334 133574 374189 335916 308393 332234 300385 281006 Đá granit các loại M3 21813 14655 30632 262466 165902 Llmenit 52% (các loại) Tấn 261939 262970 351963 290352 145667 96943 154238 126699 Gỗ tinh chế M3 140572 129091 106181 115997 111285 . Dăm bạch đàn Tấn 331741 543618 283100 473229 434222 501632 532420 559850 Sản phẩm song mây 1000 USD 165 55 185 13 123 3468 Giày dép 1000 đôi 1410 1235 961 1464 922 1147 1003 919 Quần áo gia công 1000 USD 4790 15523 34919 42702 63446 86578 109054 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015, 2016 và năm 2017 Phụ lục 2: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định Năm Mặt hàng Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017 Xe tải Chiếc 7 - - - - 2 1 - Hạt nhựa Tấn 172 29 184 1391 625 985 785 169 Phân bón Tấn 57350 74730 140805 54344 73788 78320 85267 97293 Thép các loại Tấn 124 - - - - 11 37 Gỗ nguyên liệu M3 246279 185885 253091 195886 173256 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015, 2016 và năm 2017 Phụ lục 3: Trị giá hàng hóa NK trên địa bàn tỉnh Bình Định theo nhóm hàng Đơn vị tính: Triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017 Tổng số 161,7 154,5 190,9 176,9 260,4 279,9 283,0 293,1 Tư liệu sản xuất 158,7 153,8 189,9 175,8 241,2 270,4 268,4 275,0 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 57,4 27,2 14,9 30,2 58,8 45,9 47,9 38,8 Nguyên, nhiên, vật liệu 101,3 126,6 175 145,6 182,4 224,5 220,5 236,2 Hàng tiêu dùng 3 0,75 0,95 1,1 19,2 9,5 14,6 18,1 Lương thực - - - - - - 0,2 1,8 Thực phẩm 1,4 0,72 0,92 1,1 1,2 - - - Hàng y tế 1,4 0,01 - - - - - - Hàng khác 0,2 0,02 0,03 - 1,8 9,5 14,4 16,3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015, 2016 và năm 2017 Phụ lục 4: Số lượng DNTM hàng hóa phân theo nguồn vốn và lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định Tiêu chí phân loại Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Phân theo quy mô lao động Dưới 5 người 663 752 886 5-9 người 436 492 550 10-49 người 318 335 315 50-199 người 25 20 17 200-299 người - - - 300-499 người 2 2 2 500-999 người - - - 1000-4999 người - - - Phân theo quy mô vốn Dưới 0,5 tỷ đồng 25 123 125 0,5 tỷ – dưới 1 tỷ đồng 86 195 207 1 tỷ – dưới 5 tỷ đồng 529 694 793 5 tỷ – dưới 10 tỷ đồng 325 257 295 10 tỷ – dưới 50 tỷ đồng 429 268 290 50 tỷ – dưới 200 tỷ đồng 46 54 53 200 tỷ – dưới 500 tỷ đồng 4 9 7 500 tỷ trở lên - 1 - Tổng số DNTM hàng hóa 1444 1601 1770 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2015, 2017 và năm 2018 Phụ lục 5: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp thương mại địa bàn tỉnh Bình Định ĐVT: Triệu đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Toàn Tỉnh 3.402.190 4.715.738 4.963.404 5.388.318 5.995.324 7.164.265 7.376.443 8.091.339 Tốc độ tăng 1.313.548 247.666 424.914 607.006 1.168.941 212.178 714.896 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 322.279 440.175 466.089 536.007 665.686 803.681 713.260 760.423 Tốc độ tăng 117.896 25.914 69.918 129.679 137.995 -90.421 47.163 Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 25.336 25.871 29.447 32.503 38.159 45.542 45.319 63.776 Bán buôn ( trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) 246.487 361.318 360.193 411.224 514.882 662.722 553.011 573.944 Bán lẻ ( trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) 50.456 52.986 76.449 92.280 112.645 95.417 114.930 122.703 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015, 2017 và năm 2018 và xử lý của tác giả Phụ lục 6: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định Phụ lục 7: Nội dung phỏng vấn sâu các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định STT Họ và tên chuyên gia Vị trí và cơ quan công tác Ý kiến của chuyên gia 1 Văn Thái Toàn Giám đốc trung tâm, Sở Công Thương Bình Định. + Hệ thống pháp luật, chính sách phát triển thương mại + Cơ sở hạ tầng thương mại + Hệ thống các doanh nghiệp thương mại + Quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường 2 Dương Đại Hảo Phó trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Bình Định. + Nhận thức của các DN sử dụng hàng hóa và khách hàng + Chiến lược, chính sách phát triển thương mại + Cơ sở hạ tầng thương mại và logistics + Nhân lực thương mại 3 Trần Kiên Chuyên viên, Sở Công Thương Bình Định + Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước + Vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại và logistics + Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại + Cơ sở hạ tầng thương mại và logistics 4 Nguyễn Việt Cường Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT Bình Định, Chi cục BVMT Bình Định + Hệ thống chính sách, quy định và kinh phí đầu tư về bảo vệ môi trường + Chính sách hỗ trợ DNTM + Năng lực và khả năng phối hợp tốt giữa các bên liên quan + Quản lý, kiểm tra và đánh giá thương mại chặt chẽ theo các tiêu chí phát triển bền vững + Các chính sách khen thưởng cũng như chế tài xử phạt 5 Nguyễn Văn Hòa Trưởng phòng QLGT, sở GTVT Bình Định + Cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải + Cơ sở hạ tầng thương mại + Dịch vụ logistics + Hệ thống các doanh nghiệp thương mại + Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại 6 Trần Văn Thành Trưởng phòng PT thị trường, Sở KHCN Bình Định + Dịch vụ cảng biển + Chất lượng của lực lượng lao động trong kinh doanh thương mại + Số lượng các DNTM trên địa bàn + Sự ổn định của nguồn hàng 7 Trần Thúc Vượng Chuyên viên nghiên cứu, viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Bình Định + Số lượng lao động trong kinh doanh thương mại + Năng lực của các DNTM trên địa bàn + Chất lượng hàng hóa lưu thông + Chính sách phát triển thương mại 8 Vũ Thế Quang Giám đốc cảng vụ hàng hải Quy Nhơn + Dịch vụ logistics + Dịch vụ cảng biển + Cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải + Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại + Năng lực của các DNTM trên địa bàn 9 Lại Vi Vương Chuyên viên kinh doanh, Công ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn + Cơ sở hạ tầng thương mại + Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại + Khả năng cung ứng của nhà cung cấp + Quy mô của các DNTM trên địa bàn 10 Nguyễn Văn Trị Công Ty TNHH MM Mega Market Việt Nam tại Bình Định + Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực thương mại + Nhu cầu hàng hóa của thị trường + Khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp + Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại 11 Trương Duy Hân Phòng KDXNK Công ty Vinacafe Quy Nhơn + Nhu cầu hàng hóa của thị trường + Khả năng cung ứng của nhà cung cấp + Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại + Dịch vụ cảng biển + Trình độ của lực lượng lao động trong kinh doanh thương mại 12 Nguyễn Thanh Khương Trưởng phòng kinh doanh, Công ty CP Ô Tô Bình Định + Hệ thống pháp luật, chính sách phát triển thương mại + Chính sách hỗ trợ DNTM + Cơ sở hạ tầng thương mại + Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực thương mại 13 Trịnh Thị Thúy Hồng Trưởng Khoa TCNH & QTKD, trường Đại học Quy Nhơn + Hệ thống pháp luật, chính sách phát triển thương mại + Cơ sở hạ tầng thương mại + Hệ thống các doanh nghiệp TM + Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực thương mại 14 Đặng Đình Đào Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội + Hệ thống pháp luật, chính sách phát triển thương mại + Cơ sở hạ tầng thương mại + Hệ thống các doanh nghiệp TM + Khách hàng thương mại + Nguồn nhân lực thương mại Nguồn: Phỏng vấn sâu chuyên gia của tác giả năm 2018 Phụ lục 8: Dàn bài thảo luận với chuyên gia DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CÁC CHUYÊN GIA Tên chuyên gia:................................................................................................... Vị trí và cơ quan công tác: ................................................................................. Kính chào ông/bà! Cảm ơn ông/bà đã nhận lời tham gia phỏng vấn. Tôi tên là Vũ Thị Nữ (Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn) - NCS tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, thuộc Bộ công thương. Hiện nay tôi đang nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Để có cơ sở nghiên cứu các nội dung của đề tài, kính mong nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của ông/bà bằng cách cho ý kiến cá nhân về một số vấn đề sau đây. Tôi xin cam kết những ý kiến của ông/bà chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà! Câu 1. Ông/bà hiểu phát triển bền vững thương mại như thế nào? Câu 2. Theo ông/bà phát triển bền vững thương mại có vai trò như thế nào đối với kinh tế địa phương tỉnh Bình Định? Câu 3. Theo ông/bà thương mại tỉnh Bình Định đã phát triển bền vững hay chưa?(Nếu chuyên gia trả lời “Phát triển bền vững” thì bỏ qua không hỏi câu 4) Câu 4. Theo ông/bà, những nguyên nhân cơ bản nào làm cho thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định còn phát triển thiếu bền vững? Câu 5. Theo ông/bà, những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định?(Tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng mà địa phương có thể tác động để cải thiện) (Phỏng vấn sâu) Câu 6. Theo ông/bà, Bình Định nên lựa chọn mô hình nào để phát triển dịch vụ cảng biển Quy Nhơn nhằm phát triển bền vững TM trên địa bàn Tỉnh? Câu 7. Ông/bà có đề xuất những giải pháp nào nhằm phát triển bền vững thương mại trên đại bàn tỉnh Bình Định? Cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/bà! Phụ lục 9. Các siêu thị và trung tâm TM trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018 STT Tên Siêu thị Địa chỉ Tên DN quản lý Hạng Siêu thị I. Siêu thị   1 Siêu thị Coop-Mart Quy Nhơn 07 Lê Duẩn, TP Quy Nhơn Cty TNHH Sài Gòn Co.op Bình Định II 2 Siêu thị Coop-Mart An Nhơn P. Bình Định, TX An Nhơn " III 3 Trung tâm Metro Cash & Carry Quy Nhơn P. Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn CN Cty TNHH Metro Cash & Carry VN tại Bình Định I 4 BigC Quy Nhơn P. Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn CN Cty CP Espace Business Huế tại BÌnh Định I 5 Siêu thị nội thất Đài Loan 123 Tây Sơn, TP Quy Nhơn Cty TNHH TM Đài Loan III 6 Siêu thị VLXD và trang thiết bị nội thất cao cấp Xuân Hiếu 827 Hùng Vương, TP Quy Nhơn Cty TNHH Xuân Hiếu III II. Trung tâm TM 1 Trung tâm thương mại Quy Nhơn 07 Lê Duẩn, TP Quy Nhơn II 2 Trung tâm TM Big C Quy Nhơn P, Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn Chi nhánh Cty CP Bất động sản Việt Nhật tại Bình Định III 3 Trung tâm TM chợ lớn Quy Nhơn 52 A Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn Cty CP phát triển đầu tư xây dựng và Du lịch An Phú Thịnh II 4 Trung tâm TM An Nhơn P. Đập Đá, thị xã An Nhơn Công ty CP TM và dịch vụ Hoàng Vũ III Nguồn: Sở Công Thương Bình Bịnh năm 2018 Phụ lục 10. Ý kiến của các nhà quản lý về vai trò của sự phát triển TM bền vững đối với kinh tế địa phương của tỉnh Bình Định Vai trò của PTBVTM đối với kinh tế địa phương tỉnh Bình Định Tổng Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh Tần số 0 9 9 61 45 124 4,15 2 5 % 0 7,3 7,3 49,2 36,3 100,0 2. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại kinh tế của tỉnh Tần số 0 5 37 69 13 124 3,73 2 5 % 0 4 29,8 55,6 10,5 100,0 3. Thu hút FDI và mở rộng thị trường XNK hàng hóa của tỉnh Tần số 0 3 39 63 19 124 3,79 2 5 % 0 2,4 31,5 50,8 15,3 100,0 4. Gắn nền kinh tế của Bình Định với nền kinh tế cả nước và khu vực Tần số 0 2 31 47 44 124 4,07 2 5 % 0 1,6 25 37,9 35,5 100,0 5. Tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa Tần số 0 8 19 71 26 124 3,93 2 5 % 0 6,5 15,3 57,3 21 100,0 6. Khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế Tần số 0 9 15 73 27 124 3,95 2 5 % 0 7,3 12,1 58,9 21,8 100,0 7. Nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh Tần số 0 3 25 62 34 124 4,02 2 5 % 0 2,4 20,2 50 27,4 100,0 8. Giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội và BVMT của tỉnh trong hội nhập và phát triển Tần số 0 6 25 57 36 124 3,99 2 5 % 0 4,8 20,2 46 29 100,0 Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến các cán bộ quản lý của tác giả, năm 2018 Phụ lục 11. Ý kiến của các nhà quản lý về sự cần thiết của các giải pháp nhằm PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định Các giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp Tổng Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 2 3 4 5 1. Nâng cao nhận thức về PTBVTM trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại kinh tế của tỉnh Tần số 3 2 31 39 49 124 4,04 1 5 % 2,4 1,6 25,0 31,5 39,5 100 2. Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển TM của tỉnh trong bối cảnh hội nhập Tần số 0 0 15 48 61 124 4,37 3 5 % 0,0 0,0 12,1 38,7 49,2 100 3. Đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng TM và logistics Tần số 0 2 6 44 72 124 4,50 2 5 % 0,0 1,6 4,8 35,5 58,1 100 4. Đào tạo và chuyên nghiệp hóa nhân lực TM Tần số 0 0 19 55 50 124 4,25 3 5 % 0,0 0,0 15,3 44,4 40,3 100 5. Mở rộng và phát triển các dịch vụ TM hàng hóa thân thiện với môi trường Tần số 0 3 39 42 40 124 3,96 2 5 % 0,0 2,4 31,5 33,9 32,3 100 6. Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động TM trên địa bàn tỉnh Bình Định Tần số 6 3 29 52 34 124 3,85 1 5 % 4,8 2,4 23,4 41,9 27,4 100 7. Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh hệ thống các doanh nghiệp TM trên địa bàn tỉnh Tần số 3 0 24 68 29 124 3,97 1 5 % 2,4 0,0 19,4 54,8 23,4 100 8. PTBV và nâng cao hiệu quả các dịch vụ cảng biển Quy Nhơn nhằm thúc đẩy XNK hàng hóa Tần số 9 0 17 59 39 124 3,96 1 5 % 7,3 0,0 13,7 47,6 31,5 100 9. Tăng cường và liên kết giữa các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm trong TM tỉnh Tần số 0 0 15 50 59 124 4,35 3 5 % 0,0 0,0 12,1 40,3 47,6 100 10. Nâng cao hiệu quả của các dịch vụ giá trị gia tăng trong TM của tỉnh Tần số 0 0 39 50 35 124 3,97 3 5 % 0,0 0,0 31,5 40,3 28,2 100 11. Giảm chi phí logistics trong hoạt động kinh doanh TM Tần số 3 0 30 60 31 124 3,94 1 5 % 2,4 0,0 24,2 48,4 25,0 100 12. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến TM trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng TM trong điều kiện mở của thị trường hàng hóa dịch vụ Tần số 3 0 22 54 45 124 4,11 1 5 % 2,4 0,0 17,7 43,5 36,3 100 13. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực TM và logistics của tỉnh Tần số 0 3 39 46 36 124 3,93 2 5 % 0,0 2,4 31,5 37,1 29,0 100 14. Hoàn thiện quản lý các hoạt động TM của tỉnh Tần số 3 0 20 67 34 124 4,04 1 5 % 2,4 0,0 16,1 54,0 27,4 100 15. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động TM trên địa bàn tỉnh Tần số 2 1 34 59 28 124 3,89 1 5 % 1,6 0,8 27,4 47,6 22,6 100 Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến các cán bộ quản lý của tác giả, năm 2018 Phụ lục 12. Quan niệm về PTBVTM của cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định Nội dung Tần số % TM có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định 2 1,6 TM đem đến sự tiến bộ, công bằng xã hội và giải quyết việc làm. 0 0 TM phải khai thác hợp lý các nguồn lực, duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và tránh gây ô nhiễm môi trường 0 0 Cả 3 nội dung trên 122 98,4 Tổng 124 100,0 Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến các cán bộ quản lý của tác giả, năm 2018 MÃ SỐ: Phụ lục 13: Phiếu khảo sát PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ Mục đích của phiếu phỏng vấn này là nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định Tên của Quý vị: Vị trí và cơ quan công tác: Cơ quan công tác: Địa chỉ cơ quan: PHẦN I: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Câu 1: Theo ông/bà phát triển bền vững thương mại nên được hiểu như thế nào? Thương mại có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Thương mại đem đến sự tiến bộ, công bằng xã hội và giải quyết việc làm. Thương mại phải khai thác hợp lý các nguồn lực, duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và tránh gây ô nhiễm môi trường. Cả 3 nội dung trên Câu 2: Ông/bà đánh giá như thế nào về vai trò của phát triển bền vững thương mại đối với kinh tế địa phương tỉnh Bình Định? (theo mức độ quan trọng từ 1 - 5) Chỉ tiêu 1= Không quan trọng 2= Ít quan trọng 3= Bình thường 4= quan trọng 5= Rất quan trọng 1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh £ £ £ £ £ 2. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại kinh tế của tỉnh £ £ £ £ £ 3. Thu hút FDI và mở rộng thị trường XNK hàng hóa của tỉnh £ £ £ £ £ 4. Gắn nền kinh tế của tỉnh Bình Định với nền kinh tế cả nước và khu vực £ £ £ £ £ 5. Tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa £ £ £ £ £ 6. Khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế £ £ £ £ £ 7. Nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh £ £ £ £ £ 8. Giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh trong hội nhập và phát triển £ £ £ £ £ Câu 3: Ông/bà hãy đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định?(Nếu Ông/bà trả lời phương án a thì vui lòng bỏ qua câu 4) 0 a. Phát triển bền vững 0 b. Phát triển thiếu bền vững Câu 4: Theo Ông/bà, những nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định còn phát triển thiếu bền vững? Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phát triển TM chưa hoàn thiện Cơ sở hạ tầng thương mại và logistics yếu kém và thiếu đông bộ, kết nối Hệ thống các doanh nghiệp thương mại chưa phát triển Nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa và khách hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường chưa chặt chẽ Thiếu các chính sách hỗ trợ về bảo vệ môi trường Khác: . PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Câu 5: Ông/bà vui lòng đánh giá thực trạng phát triển bền vững TM trên địa bàn tỉnh Bình Định theo ba trụ cột chủ yếu sau? (tích üvào các ô thích hợp) Các trụ cột 1 = Rất không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 = Bình thường 4 = Đồng ý 5 = Rất đồng ý 1. Phát triển về mặt kinh tế bền vững (tốc độ tăng trưởng TM cao và ổn định) £ £ £ £ £ 2. Phát triển về mặt xã hội bền vững (Thương mại đem lại sự tiến bộ, công bằng xã hội và giải quyết việc làm) £ £ £ £ £ 3. Phát triển về mặt môi trường bền vững (TM bảo vệ và cải thiện môi trường) £ £ £ £ £ Câu 6: Ông/bà vui lòng đánh giá thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững TM của tỉnh Bình Định ? (tích üvào các ô thích hợp) 1 = Rất không tốt 2 = Không Tốt 3 = Bình thường 4 = Tốt 5 = Rất Tốt 1. Thể chế, pháp luật phát triển thương mại £ £ £ £ £ 2. Nguồn nhân lực thương mại £ £ £ £ £ 3. Hệ thống các DNTM £ £ £ £ £ 4. Thị trường thương mại £ £ £ £ £ 5. Cở sở hạ tầng thương mại £ £ £ £ £ PHẦN III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Câu 7. Theo Ông/Bà, Bình Định nên lựa chọn mô hình nào để phát triển dịch vụ cảng biển Quy Nhơn nhằm phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh (tích üvào ô thích hợp)? 1= Không có ý kiến 2= Không cần thiết 3= Bình thường 4= Cần thiết 5= Rất cần thiết - Cảng biển à xe container à khách hàng £ £ £ £ £ - Cảng biển à đường sắt à trung tâm logistics à ô tô à khách hàng £ £ £ £ £ - Cảng biểnà ô tô à trung tâm logistics à ô tô à khách hàng £ £ £ £ £ - Cảng biển à xe ô tôà khách hàng £ £ £ £ £ - Cảng biển à đường sắt à ô tô à khách hàng £ £ £ £ £ Câu 8: Quan điểm của Ông/Bà về sự cần thiết của các giải pháp sau nhằm phát triển bền vững thương mại trên đại bàn tỉnh Bình Định? (Đánh dấu ü vào ô thích hợp) Chỉ tiêu 1= Rất không cần thiết 2= Không cần thiết 3= Bình thường 4= Cần thiết 5= Rất cần thiết 1. Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững thương mại trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại kinh tế của tỉnh £ £ £ £ £ 2. Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển thương mại của tỉnh trong bối cảnh hội nhập £ £ £ £ £ 3. Đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng thương mại và logistics £ £ £ £ £ 4. Đào tạo và chuyên nghiệp hóa nhân lực thương mại £ £ £ £ £ 5. Mở rộng và phát triển các dịch vụ thương mại hàng hóa thân thiện với môi trường £ £ £ £ £ 6. Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định £ £ £ £ £ 7. Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh hệ thống các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh £ £ £ £ £ 8. Phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả các dịch vụ cảng biển Quy Nhơn nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa £ £ £ £ £ 9. Tăng cường và liên kết giữa các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm trong thương mại tỉnh £ £ £ £ £ 10. Nâng cao hiệu quả của các dịch vụ giá trị gia tăng trong thương mại của tỉnh £ £ £ £ £ 11. Giảm chi phí logistics trong hoạt động kinh doanh thương mại £ £ £ £ £ 12. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong điều kiện mở của thị trường hàng hóa dịch vụ £ £ £ £ £ 13. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại và logistics của tỉnh £ £ £ £ £ 14. Hoàn thiện quản lý các hoạt động thương mại của tỉnh £ £ £ £ £ 15. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh £ £ £ £ £ Câu 9: Ông/bà có đề xuất giải pháp nào khác nhằm phát triển bền vững thương mại trên đại bàn tỉnh Bình Định? . ... Cảm ơn sự hợp tác của Ông/bà! ..Ngày..thángnăm 2017 Người trả lời phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_ben_vung_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_bin.doc
  • docx2. Tom tat LA TIẾNG ANH.docx
  • doc3. Tom tat LA TIẾNG VIỆT.doc
  • docx4 Ket luan diem moi TA.docx
  • docx5 kết luận diem moi TV.docx
  • docx6. Trich yeu luan an.docx
Luận văn liên quan