Lý thuyết về phát triển kinh tế nói chung và lý thuyết phát triển nông nghiệp
nói riêng và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này chính là cơ sở lý
luận về phát triển chăn nuôi ĐGS. Cơ sở lý luận này đã chỉ ra cách thức và cơ chế
tạo ra sự phát triển và ảnh hưởng các yếu tố tới quá trình đó. Theo đó, sự phát triển
chăn nuôi đại ĐGS là quá trình vận động ngày càng tốt hơn, tiến bộ và hoàn thiện
hơn cả của hoạt động sản xuất này trên tất cả các mặt của nó. Phát triển chăn nuôi
ĐGS thể hiện gia tăng về năng lực sản xuất và kết quả đi cùng với tổ chức sản xuất
và phân bổ nguồn lực hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội bằng cách tham gia
vào chuỗi giá trị chăn nuôi, Cơ sở lý luận này cũng chỉ ra phương pháp để nghiên
cứu về chủ đề này
187 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác khuyến nông, cần tuyên truyền
giáo dục cho người dân tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh động
vật. Đồng thời, để có đủ năng lực hoạt động theo hướng hiện đại hóa, cần có sự đầu
tư cho lĩnh vực Thú y, ưu tiên đầu tư cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và
kiểm tra vệ sinh thú y, cần tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực thú y:
Giám sát, thông tin dịch bệnh: Hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc,
cần phải được củng cố, xây dựng, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và đầy đủ ở
các cấp chính quyền. Thực tế thời gian qua cho thấy việc nắm bắt thông tin và giám
sát dịch bệnh có lúc buông lỏng, dịch bệnh xảy ra nhưng chậm được phát hiện nên
không kịp thời triển khai các biện pháp ngăn chặn, khiến dịch lây lan gây ra những
143
thiệt hại về kinh tế. Hơn nữa việc thông tin không kịp thời và chính xác khiến người
dân hoang mang lo sợ, gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.
Phòng chống dịch bệnh: Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh
gia súc, cần nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo, cảnh báo dịch
bệnh, xây dựng các chương trình phòng, khống chế và thanh toán dịch bệnh, nhất là
những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật. Xây dựng vùng, cơ sở an
toàn dịch bệnh, nâng cao năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện nhanh và chính xác
mầm bệnh theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Để phát hiện, ngăn chặn
kịp thời dịch bệnh lây lan cần phải xây dựng, trang bị và củng cố các trạm/chốt
kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ 1A, 1D, 19, các tuyến tỉnh lộ và các đầu mối giao
thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Tăng cường công tác kiểm soát vận
chuyển, kiểm dịch tại gốc nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan. Các cơ sở giết mổ
gia súc phải có cán bộ thú y có trình độ chuyên môn và trang thiết bị thích hợp để
thực hiện kiểm soát giết mổ, Các sản phẩm động vật trước và trong khi lưu hành
phải có sự kiểm tra và giám sát của cơ quan thú y. Thường xuyên kiểm tra điều kiện
vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ. Cần có các chương trình giám sát
chất tồn dư trong sản phẩm động vật, các mô hình xử lý chất thải tại các cơ sở chăn
nuôi, giết mổ.
Công tác khuyến nông
Chi cục Phát triển nông thôn với chức năng là cầu nối giữa cơ quan nghiên
cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhanh nhất cần giúp đỡ nông dân
về các thông tin kỹ thuật, tiếp thị, sớm tiếp cận với kỹ thuật mới, áp dụng vào sản
xuất có hiệu quả. Liên kết với các Cục, Viện, Trường, các nhà khoa học, tiếp nhận
các thành tựu khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất, phổ biến khoa học - kỹ thuật
đến người chăn nuôi và tổ chức xây dựng mô hình mẫu chăn nuôi để nông dân tham
quan, cụ thể: (i) Mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thâm canh, kỹ thuật chế
biến thức ăn đại gia súc (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh) và công tác thú y; (ii)
Thông qua các chương trình, dự án, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các viện,
trường, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức khác trong, ngoài tỉnh; (iii) Cung
cấp các thông tin về giống, về giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản
144
phẩm, để giúp người chăn nuôi có quyết định đúng đắn; (iv) - Phối hợp cùng
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các điểm mẫu chăn nuôi điển hình
nhằm khuyến cáo kỹ thuật và hướng dẫn thực hành cho người chăn nuôi; (v) Hỗ trợ
người chăn nuôi xây dựng các tổ chức hợp tác thích hợp và giúp đỡ các hoạt động
về chăn nuôi, tạo vốn, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm.
Thứ chín, giải quyết tốt khâu thức ăn cho chăn nuôi trên cơ sở phát triển công
nghiệp chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn kết hợp với tự chế biến thức ăn từ phụ
phẩm nông nghiệp và nguồn tự nhiên. Tỉnh cần gắn quy hoạch phát triển chăn nuôi
với công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cũng như quản lý tốt chất lượng sản phẩm
của mạng lưới cung cấp thức ăn gia súc trên địa bàn, ngoài ra cần quy hoạch diện
tích trồng cỏ chăn nuôi ở các vùng chăn nuôi tập trung. Định hướng chung vẫn cần
phát triển chăn nuôi ĐGS theo chuỗi để kiểm soát chất lượng thức ăn và các yếu tố
đầu vào, quá trình chăn nuôi và đầu ra cho sản phẩm thịt. Riêng các hộ chăn nuôi có
thể nâng cao hiệu quả sản xuất của mình bằng cách chế biến thức ăn từ phụ phẩm
nông nghiệp và thực vật từ tự nhiên. Một số cách có thể như chế biến rơm lúa, cây
ngô già bằng urê làm thức ăn; chế biến ngọn lá sắn bằng phương pháp ủ chua; chế
biến và sử dụng thân cây lạc và lá mía làm thức ăn. Tuy nhiên, cũng cần chú trọng
kiểm soát chất lượng và dư lượng các chất bảo vệ thực vật của các nguồn phụ phẩm
để bảo đảm chất lượng đầu vào cho chăn nuôi.
145
Kết luận chương 5
Từ kết quả phân tích trên có thể thấy giả thuyết thứ nhất của luận án đã được
chứng minh và thể hiện một số điểm sau:
Chương 5 đã dự báo những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi thế giới
trong thế kỷ hai mốt sẽ ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định.
Đồng thời đưa ra các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình
Định như: Dự báo Tình hình sản xuất và mậu dịch các sản phẩm chăn nuôi ĐGS
trên thế giới; Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước; Dự báo
nhu cầu thịt ĐGS ở thị trường tỉnh Bình Định; Dự báo kết quả nghiên cứu khoa học
- công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào phát triển ngành chăn nuôi ĐGS
tỉnh Bình Định đến năm 2030.
Kế tiếp chương này đã đưa ra các định hướng phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh
Bình Định trong thời gian tới như: tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế, huy động
tối đa các nguồn lực; áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại
trong chăn nuôi; chuyển dần từ hình thức chăn nuôi ĐGS nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia
đình sang chăn nuôi trang trại - gia trại với quy mô hợp lý gắn với công nghệ tiên
tiến; xây dựng hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi ĐGS tập trung,
theo hướng giảm số lượng cơ sở, tăng quy mô công suất cho một cơ sở gắn liền với
đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh thú y và
an toàn thực phẩm cũng như các định hướng và mục tiêu phát triển của ĐGS.
Phần cuối chương này đề xuất 2 nhóm giải pháp (1) Nhóm giải pháp liên quan
tới nội dung phát triển gồm: thứ nhất, muốn tăng nhanh quy mô kinh tế trong chăn
nuôi ĐGS cần phải điều chỉnh lại quy hoạch phát triển phù hợp với nguồn lực của
địa phương và nhu cầu thị trường; thứ hai, duy trì xu hướng thay đổi cơ cấu nhưng
cần thiết có sự điều chỉnh phù hợp nhằm bảo đảm tính bền vững của ngành chăn
nuôi ĐGS này; thứ ba, điều chỉnh cách thức huy động và sử dụng nguồn lực tập
trung nâng cao chất lượng phát triển lấy năng suất và hiệu quả làm mục tiêu; thứ tư,
những năm tới cần tập trung phát triển chăn nuôi dựa trên gia trại, trang trại chuyên
môn hóa. (2) Nhóm các giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn
chế các tác động tiêu cực gồm: thứ nhất, phát huy tốt tiềm năng lao động theo cả
146
quy mô và chất lượng sẽ tạo ra sự phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh bền vững hơn;
thứ hai, muốn phát triển chăn nuôi ĐGS thì nhất thiết phải huy động thêm nguồn
đầu tư vào ngành này, nhất là muốn theo hướng áp dụng công nghệ cao; thứ ba, cần
tổ chức hệ thống quản lý giống ĐGS đặt ở cơ quan chuyên môn quản lý chung về
con giống; thứ tư, cần thiết hoàn thiện chính sách phù hợp hơn với thực tế phát triển
của ngành này. Các chính sách không những chỉ bảo đảm huy động nguồn lực phát
triển sản xuất nhất là đầu tư mà cần phải bảo đảm cân đối với đầu ra, phát triển hệ
thống công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi; thứ năm, giải pháp hoàn thiện hệ
thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi kết hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên
địa bàn tỉnh; thứ sáu, tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng chế biến và giết mổ hiện
đại và bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm trong đó đặc biệt
chú trọng hệ thống kho lạnh; thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông và
thú y theo hướng xã hội hóa các hoạt động này và thứ tám, giải quyết tốt khâu thức
ăn cho chăn nuôi trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc trên địa
bàn kết hợp với tự chế biến thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tự nhiên.
147
KẾT LUẬN
1. Về lý thuyết
Lý thuyết về phát triển kinh tế nói chung và lý thuyết phát triển nông nghiệp
nói riêng và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này chính là cơ sở lý
luận về phát triển chăn nuôi ĐGS. Cơ sở lý luận này đã chỉ ra cách thức và cơ chế
tạo ra sự phát triển và ảnh hưởng các yếu tố tới quá trình đó. Theo đó, sự phát triển
chăn nuôi đại ĐGS là quá trình vận động ngày càng tốt hơn, tiến bộ và hoàn thiện
hơn cả của hoạt động sản xuất này trên tất cả các mặt của nó. Phát triển chăn nuôi
ĐGS thể hiện gia tăng về năng lực sản xuất và kết quả đi cùng với tổ chức sản xuất
và phân bổ nguồn lực hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội bằng cách tham gia
vào chuỗi giá trị chăn nuôi, Cơ sở lý luận này cũng chỉ ra phương pháp để nghiên
cứu về chủ đề này.
2. Về phát triển chăn nuôi đại gia súc
Sản lượng chăn nuôi đại gia súc của Bình Định khá nhanh nhờ năng lực sản
xuất mở rộng hay tăng trưởng chủ yếu về lượng. Tuy nhiên tăng trưởng đang có dấu
hiệu phá vỡ quy hoạch và thiếu cân đối giữa chăn nuôi và hệ thống cung cấp đầu
vào, hạ tầng, chế biến và bảo quản sản phẩm.
Cơ cấu chăn nuôi ĐGS thể hiện một cấu trúc ngành sản xuất có sự phát triển
phụ thuộc vào khai thác thế mạnh tự nhiên và kinh nghiệm của người dân. Những
thay đổi cơ cấu chăn nuôi đại gia súc khá tích cực, đang có sự dịch chuyển sản xuất
đến những nơi có nhiều tiềm năng hơn, tỷ lệ giống mới và lai đã tăng đáng kể góp
phần nâng cao năng suất, sản xuất đang có xu hướng tập trung và là cơ sở để hình
thành vùng chăn nuôi chuyên canh. Tuy nhiên cơ cấu chăn nuôi cũng thể hiện rõ sự
mất cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực
sự chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu sự bảo bởi khả năng thích ứng với
thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý. Cơ cấu
giữa đàn gia súc và khả năng cung ứng dịch vụ và nguồn thức ăn chưa bảo đảm.
Sự phát triển chăn nuôi ĐGS Bình Định đã được bảo đảm nguồn lực lớn và
các nguồn lực này một cách có hiệu quả. Diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi ngày
càng tăng và được sử dụng có hiệu quả. Nguồn đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng chăn
nuôi, con giống....tăng nhanh và được khai thác có hiệu quả. Đã tận dụng được tiềm
148
năng lao động của địa phương cả về số lượng và vốn kinh nghiệm chăn nuôi của
người dân. Tuy nhiên các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn nuôi
đại gia súc vẫn theo lối mòn, chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất. Đất đai và
tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, hiệu quả đầu tư
ngày càng giảm, chất lượng và năng suất lao động chăn nuôi chưa được cải thiện
nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Chăn nuôi ĐGS ở Bình Định vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và gia trại là
chủ yếu, trang trại chăn nuôi đã hình thành nhưng vẫn còn ít và quy mô nhỏ.
Phương thức chăn nuôi khá đa dạng bao gồm cả truyền thống, bán thâm canh và
thâm canh tùy theo điều kiện nhưng bán thâm canh vẫn là phổ biến. Chăn nuôi đại
gia súc đã bắt đầu được tổ chức theo chuỗi giá trị nhưng vẫn còn nhiều vấn đề, đó là
(i) chuỗi giá trị vẫn còn rất sơ khai chỉ mới nằm chủ yếu từ khâu sản xuất, chăn nuôi
đại gia súc đến bán sản phẩm thô hay sơ chế (sản xuất thô); (ii) Giá trị toàn chuỗi
còn thấp và người chăn nuôi có tỷ lệ thấp và chịu nhiều rủi ro nhất; (iii) Mối liên kết
giữa các khâu thường vẫn theo hình thức mua đứt bán đoạn mà thiếu sự liên kết để
tạo ra sự thống nhất trong toàn chuỗi và không bảo đảm kiểm soát chất lượng sản
phẩm từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; (iv) Thiếu một doanh nghiệp đầu
đàn làm trụ cột để quản trị và định hướng chung toàn chuỗi; (v) Đồng thời chính
sách và các biện pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh chưa đủ liều lượng để tạo ra
chuỗi liên kết trong ngành chăn nuôi này.
3. Về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc
Thứ nhất, trong chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định hiện nay, sự phát triển chịu
ảnh hưởng quyết định từ số lượng và chất lượng của lao động, điều này phù hợp với
thực tế ở đây, chăn nuôi vẫn phát triển dựa vào hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ,
dựa vào tự nhiên là chính, kiểu tổ chức sản xuất như vậy nhằm tận dụng lao động
gia đình và hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng từ hành vi kinh doanh của của hộ.
Thứ hai, cũng như các ngành sản xuất khác ở Việt Nam, nhân tố vốn vẫn có
vai trò rất quan trọng với phát triển chăn nuôi ĐGS theo phân tích vĩ mô, kết quả
phân tích vi mô chỉ ra quy mô TSCĐ ảnh hưởng tích cực và khá lớn tới sự phát
triển, chi phí để có giống tốt sẽ cải thiện kết quả kinh doanh theo chiều hướng tích
cực, trong điều kiện hiện nay, tăng vốn đầu tư và kinh doanh cho phép các hộ sản
149
xuất tăng quy mô sản xuất, chuyển từ hộ sang trang trại để thực hiện chuyên canh
và áp dụng công nghệ cao sẽ là định hướng phát triển chăn nuôi ĐGS, tuy nhiên,
khó khăn về vốn, cơ sở hạ tầng đang là những nút thắt trong sự phát triển.
Thứ ba, thay đổi phương thức sử dụng nguồn lực như kết hợp chăn nuôi với
phát triển các loại cây trồng hàng năm, sử dụng thức ăn hợp lý trong quá trình sản
xuất sẽ cho phép phát triển chăn nuôi ĐGS bền vững hơn.
Thứ tư, các chính sách phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh trong những năm
qua đã trở thành các công cụ hữu hiệu của chính quyền để tác động tới sự phát triển.
Quy hoạch đã bảo đảm sự phân bổ sản xuất trong ngành chăn nuôi này trong mối
quan hệ với các ngành khác để phát triển ổn định và đạt được nhiều thành quả, các
chính sách đã tạo điều kiện và giải quyết những khó khăn về vốn, đất đai cho chăn
nuôi. Tuy nhiên chất lượng của quy hoạch và chính sách chưa cao, quá trình quản lý
thực thi chưa đạt được hiệu năng.
Thứ năm, sự thành công trong phát triển ĐGS của tỉnh Bình Định có sự đóng
góp lớn từ các dịch vụ như khuyến nông, thú y và dịch vụ cung cấp thông tin thị
trường, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, các dịch vụ này có chất lượng
chưa cao, quy mô nhỏ chưa được đầu tư thích đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu từ
sự phát triển của ngành.
Hạn chế của luận án
Thứ nhất, chăn nuôi ĐGS chỉ là một nhóm trong ngành chăn nuôi, như vậy đối
tượng là tương đối hẹp trong sản xuất nông nghiệp nói chung, nghiên cứu phát triển
chăn nuôi ĐGS sẽ được tiếp cận dưới góc độ của kinh tế phát triển nhưng cho một
đối tượng của kinh tế nông nghiệp, nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào khía cạnh
của phát triển hay tập trung vào cách thức phát triển chăn nuôi này. Do vậy, có
những khía cạnh của kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng sẽ
được đề cập không sâu.
Thứ hai, nghiên cứu phát triển chăn nuôi ĐGS phải dựa vào và vận dụng lý
thuyết về phát triển nói chung và nông nghiệp nói riêng cũng như tổng kết các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này trong và ngoài nước. Do đó khi xác định
các nội dung phát triển chăn nuôi ĐGS có thể chỉ tập trung vào một số nội dung mà
nghiên cứu sinh cho là quan trọng nhất.
150
Thứ ba, đầu vào của nghiên cứu là dữ liệu thống kê, trong nghiên cứu này các
dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như Niên giám thống kê của tỉnh Bình Định
qua nhiều năm, số liệu về nông nghiệp và chăn nuôi của sở NN&PTNT, số liệu điều
tra nông thôn, nông nghiệp và nông dân của Tổng cục Thống kê và nguồn sơ cấp tự
điều tra của NCS, do nhiều nguồn nên tính đồng nhất của các số liệu khó đảm bảo
và phải xử lý bằng các phương pháp thống kê, ví dụ xử lý vấn đề giá hiện hành, giá
cố định 1994 và giá so sánh 2010.
Thứ tư, Cho đến thời điểm bảo vệ khoảng thời gian số liệu cho nghiên cứu chỉ
từ 1991-2016. Trong trường hợp có điều kiện nghiên cứu tiếp NCS sẽ mở rộng
khoảng thời gian nghiên cứu cho những năm tiếp theo để có thể kế thừa và phát
triển kết quả nghiên cứu này.
Việc phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô sử dụng số liệu vĩ mô chỉ có 31
quan sát và chỉ sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp ước lượng OLS.
Sau này nghiên cứu tiếp NCS sẽ cập nhật dữ liệu và mở rộng diện xem xét để ứng
dụng được các phương pháp ước lượng khác.
Việc đánh giá tác động của các yếu tố có liên quan khác trong mục 4.1.2. chỉ
khảo sát nhóm chuyên gia mà không khảo sát nhóm người sản xuất là hạn chế của
nghiên cứu.
Thứ năm, phương pháp ước lượng được thực hiện trên đây cũng còn một số
nhược điểm, NCS chỉ có thể áp dụng phương pháp OLS thông thường mà không áp
dụng được các phương pháp khác cho phép khắc phục nhược điểm của OLS vì
nguồn số liệu thu thập được, đồng thời chưa thể xác định được tác động dài hạn của
các nhân tố tới phát triển chăn nuôi đại gia súc.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
[1] Trần Quốc Vinh và Nguyễn Văn Nam (2017), Tăng trưởng xanh ở Việt Nam
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương, tr.83-86, số 502/2017.
[2] Trần Quốc Vinh (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia
súc ở tỉnh Bình Định trong thời gian tới, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương, tr 110-112, số 506/2017.
[3] Trần Quốc Vinh và Nguyễn Văn Nam (2018), Những chuyển biến của nông
nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO, Tạp chí Khoa học xã hội miền
Trung, tr. 24-35, số 3/2018.
[4] Đỗ Ngọc Mỹ và Trần Quốc Vinh (2018), Lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất chăn nuôi đại gia súc của nông hộ trên địa bàn tỉnh
Bình Định, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên, Nxb Nông nghiệp, tr. 433-438, 6/2018.
[5] Trần Quốc Vinh (2019), Lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định: cách tiếp cận vĩ mô, Tạp chí kinh tế
châu Á Thái Bình Dương, tr. 28-30, số 552, 2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1] ùi Mỹ Anh (2009), Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ 2009.
[2] Nguyễn Việt Anh (2010), “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông
dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Huế, Số 62, 2010
[3] Báo Điện tử Chính Phủ (2011), “Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp khu vực
Trung du miền núi phía Bắc”,
dau-tu-vao-nong-nghiep-khu-vuc-Trung-du-mien-nui-phia-Bac/93791.vgp
Truy cập ngày 10/10/2018.
[4] Vũ Trọng Bình (2013), “Nông nghiệp Việt Nam năm 2012 và triển vọng phát
triển”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 187(1/2013).
[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Bộ
NN&PTNT.
[6] Bùi Quang Bình (2002), “Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô
hình hợp tác xã ở các nước ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số
6 (67).
[7] Bùi Quang Bình (2004), Đề tài cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp nhằm phát
triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2010”, B2004-14-
28.
[8] Bùi Quang Bình (2005), “Chăn nuôi bò thịt - con đường phát triển kinh tế ở
Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”, Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương, số 20 (64).
[9] Bùi Quang Bình (2007), Đề tài cấp Bộ “ Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê
của hộ gia đình và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế bền
vững ở tỉnh Đăk Lăk”, B 2007 –ĐN04-17.
[10] Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông
năm 2012.
[11] Bùi Quang Bình (2014), “Nghiên cứu TFP ngành công nghiệp tỉnh Quảng
Nam”,Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 8(93), 2015,
trang 94-98, ISSN - 1859-1531.
[12] Bùi Quang Bình, Nguyễn Hồng Quang (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng tới
CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số
8(459) 8-/2016 trang 78-86, ISSN – 0866 – 7489.
[13] Đinh Văn Cải và cộng tác viên (2005), Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm
nâng cao khả năng sản xuất bò thịt Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị Tổng kết
chương trình nghiên cứu chọn lọc tạo giống cây trồng, lâm nghiệp và giống
vật nuôi, giai đoạn 2001 – 2005.
[14] Đào Duy Cầu (2005), Công nghệ chăn nuôi, NXB Lao động và Xã hội, Hà
Nội.
[15] Hoàng Thị Chính (2010), “Để nông nghiệp phát triển bền vững”, Tạp chí
Phát triển kinh tế số tháng 6-2010.
[16] Đỗ Kim Chung (2009), Nguyên lý Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
[17] Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Lưu Văn Duy, “An ninh lương thực và thực
phẩm, một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và định hướng chính sách cho
Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6 tháng
6/2009.
[18] Nguyễn Văn Chung (2005), Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại
tỉnh Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ 2005.
[19] Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trầng Minh Hạnh (2007). Nghiên
cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao
trong nông hộ khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Báo cáo Khoa học
Viện chăn nuôi 2007.
[20] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới
1986-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
[21] Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn,
Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
[22] Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ, Phạm Hùng Cường
(2005), “Điều tra Tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Đắk Lắk”,
Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, (Số 19),
[23] Nguyễn Lan Duyên (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ ở An Giang”, Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 – 69, Trường
Đại học An Giang.
[24] Văn Tiến Dũng, Lê Đức Ngoan, Lê Đình Phùng (2009), Hiện trạng chăn
nuôi bò thịt ở nông hộ tại huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk, Đề tài khoa học cấp
sở, Trường Đại học Tây Nguyên.
[25] Đỗ Mạnh Hồng (2013), “Thị trường lao động Việt Nam: thực trạng và vấn
đề”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị số 8(208) 2013.
[26] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê 2003.
[27] Lê Ngọc Hướng (2012), Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam.
[28] Quốc Hội (2018), Luật Chăn nuôi, số 32/2018/QH14, Hà Nội, ngày 19 tháng
11 năm 2018
[29] Lê Đình Hải (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ trên
địa bàn huyện Ba Vì, TP Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm
nghiệp số 4-2017.
[30] Trần Quang Hạnh (2007), Điều tra Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
làm thức ăn cho bò tại huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Tây Nguyên.
[31] Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền
núi phía bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện
Chiến lược phát triển, Hà Nội.
[32] Lê Thị Mai Hương (2015), “Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi
heo ở Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 25 (35) - Tháng 11-
12/2015.
[33] Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm (2010), Kỹ thuật chăm sóc và nuôi
dưỡng bò thịt, NXB Thời đại, Hà Nội.
[34] Phạm Quang Hùng (2006), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, NXB Nông nghiệp
- Hà Nội.
[35] Hội chăn nuôi Việt Nam, Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập 3 (Cẩm
nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ), Nhà xuất bản nông nghiệp, 2006.
[36] K,Mark và Ăngghen (1994), Mác – Ăngghen toàn tập, tập 20, NXB Chính trị
Quốc gia năm 1994.
[37] Trương La (2012), Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm
phát triển nuôi bò cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, Báo cáo
tổng kết Kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông
nghiệp vốn vay ADB.
[38] Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015), “Ảnh hưởng của nguồn lực
đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở huyện
Thọ Xuân và Hà Trung”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 6:
1051-1060.
[39] Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và những kết quả bước đầu ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[40] Phạm Đức Long (2009) , Khai thác tốt thế mạnh chăn nuôi đại gia súc, Báo
Gia Lai 16/12/2009.
tot-the-manh-chan-nuoi-dai-gia-suc-1920538/
[41] Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất cây lương thực, thực phẩm, NXB Hà Nội, 1995.
[42] Nguyễn Thị Mùi và các tác giả (2006), “Nghiên cứu tạo nguồn thức ăn thô
xanh chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc ăn cở tại Đồng
Văn”, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi 2006.
[43] Đỗ Thị Minh Nhâm (2013), “Hướng đi cho phát triển ngành chăn nuôi ở tỉnh
Hưng Yên”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2013.
[44] Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường (2008), “Đánh giá thực trạng và hiệu
quả kinh tế chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và
miền núi) của Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (số 46).
[45] Nguyễn Thế Nhã, Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, 2002
[46] Niên Giám Thống Kê tỉnh Bình Định các năm từ năm 1991-2017.
[47] OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015, Nhà xuất
bản PECD, Paris.
[48] Cao Minh Phương (2017), Dự báo mậu dịch thế giới đến năm 2026/2027,
Thông tin dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
[49] Vũ Thị Trọng Phùng (2006), Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội.
[50] Park S,S (1992), Tăng trưởng và Phát triển (bản dịch), Viện quản lý kinh tế
Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.
[51] Hoàng Mạnh Quân (2000), Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát
triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, Luận án tiến sĩ năm
2000.
[52] Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng, Nguyễn Xuân Bả (2009), “Hiện trạng và
giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ đã được chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật tại Quảng Trạch, Quảng Bình”, Tạp chí khoa học, Đại học
Huế, số 52, 2009.
[53] Nguyễn Mạnh Quân (2006), “Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh
Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số
11/2006.
[54] Phạm Văn Quang, An Như Hải, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
[55] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Báo cáo tổng hợp
quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến 2020, UBND
tỉnh Bình Định, 2014.
[56] Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp - lý luận thực tiễn
và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[57] Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[58] Đào Thế Tuân (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt
Nam, NXB Tri Thức 2008.
[59] Vũ Đình Thắng (2006), Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân.
[60] Đỗ Khắc Thịnh (1999), Bản chất và phương pháp xác định kết qua, hiệu quả
kinh tế, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế quản trị kinh
doanh 1995 – 1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[61] Nguyễn Trần Trọng (2012), Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn
2011-2020”, Tạp chí Cộng sản 5/6/2012.
/Home/ nong-nghiep-nong-thon/2012/16540/Phat-trien-nong-nghiep-Viet-
Nam-giai-doan-2011-2020.aspx. Truy cập ngày 15/4/2018.
[62] Phạm Ngọc Toản (2008), “Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh
tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[63] Nguyễn Văn Thiện (2005), Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi về gia súc trong
20 năm qua và hướng phát triển, nghiên cứu trong thời gian tới, khoa học
công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-tập 2- chăn nuôi thú y,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 (Tr 18).
[64] Torado M,P (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXB Giáo dục năm
1998.
[65] USAID/Văn phòng Môi trường khu vực Châu Á (2016), Hiện trạng phát
triển Tôm-Lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tăng cường năng lực cộng
đồng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (USAID
Mekong ARCC) – 2016.
[66] Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[67] Nguyễn Đăng Vang (2005), Một số kết quả nghiên cứu khoa học được áp
dụng vào ngành chăn nuôi, khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20
năm đổi mới-tập 2- chăn nuôi thú y, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005
(Tr 11).
[68] Nguyễn Đăng Vang, Bình Định, Phú Yên là những mô hình chăn nuôi,
the-lon-nhat,html [truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017].
[69] Michael Dower, Bộ cẩm nang Đào tạo và Thông tin về phát triển nông thôn
toàn diện (Đặng Hữu Vinh dịch), NXB Nông nghiệp, 2001.
[70] Chu Văn Vũ và Nguyễn Văn Huân (1995), Các đặc trưng của hộ và thực
trạng kinh tế hộ nước ta, Kinh tế hộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr, 23-
56.
[71] Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011), “Phân tích Các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐB sông cửu Long”, Tạp
chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, 2011:17b 87-96.
[72] Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2017), Hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) của các hộ
nông dân ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số
10,2017.
[73] Mai văn Xuân và Nguyễn Văn Hóa (2011), “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu
vào đến phát triển cà phê bền vững trên đại bàn tỉnh Đăk Lắk”, Tạp chí
Khoa học Đại học Huế, Số 68; trang 135 – 145.
Tiếng anh
[74] Bellon, S., & Penvern, S. (2014). Organic food and farming as a prototype
for sustainable agricultures. In Organic Farming, Prototype for
Sustainable Agricultures (pp. 1-19). Springer, Dordrecht.
[75] Berthouly C, (2008), Characterisation of the cattle, buffalo and chicken
populations in the northern Vietnamese province of Ha Giang, Thesis of
AgroParis Tech, 243 p.
[76] Bouman, Jansen, Schipper, Hengsdijk, (2011) System Approaches for
Sustainable Agricultural Development, Springer, New York City.
[77] Dao The Anh and Vu Trong Binh, (2005), Agriculture contracts, cooperative
action by farmer and poor people’s participation in Northern Vietnam, In
ADB/M4P, Linking farmers to markets through contracts farming, Hanoi,
ADB, pp, 13-19,
[78] Dinesh Kumar, Sivamohan, Nitin Bassi (2013), Water Management,
Food Security and Sustainable Agriculture in Developing Economies,
Springer, New York City.
[79] FAO (2006), "Lessons and implications for agriculture and food security
Republic of Korea, Thailand and Viet Nam", Truy cập
ngày 2/4/2018.
[80] J, H, Beaumont and E, T, Fukunaga (1958), Factors affecting the growth and
yield of coffee in Kona, Hawaii, Hawaii Agricultural experiment station,
Bulletin 113.
[81] Julian M,Alston (2014), Agriculture in the Global Economy, University of
California.
[82] Lewis, A, W, (1954), Economic Development with Unlimited Supplies of
Labour, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp,139-191.
[83] Mankiw, N,G, (2010), Macroeconomics, 7th edition, Worth Publishers, New
York.
[84] Micah B, Masuku (2013), “Factors Affecting the Productivity and
Profitability of Vegetables Production in Swaziland”, Journal of
Agricultural Studies; ISSN 2166-0379.
[85] Behnassi, M., Shahid, A. S., & D’Silva, J. (2014). Sustainable agricultural
development, Springer.
[86] Ricardo D, (1817), On the Principles of Political Economy and Taxation,
London: John Murray, 1821
[]. Truy cập ngày
2/8/2018.
[87] Solow, R,M (1956), “A contribution to the theory of economic growth”, The
Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol,70, no,1 (Feb,, 1956, 65-
94).
[88] Swan, T,W (1956), “Economic Growth and Capital Accumulation”,
Economic Record, vol 32, 334-61.
[89] Tabachnick, B,G & Fidell, L,S (1996), Using Multivariate Statistics,
HarperCollins College , New York.
[90] Mankiw, N.G. (2010). Macroeconomics, 7th edition, Worth Publishers, New
York
[91] Torado ,M,P, Economics for a Third World, Thord edition, Publishers
Longman 1995,
[92] Perkins, Dwight H., Steven Radelet and David L. Lindauer. Economics of
Development. 6th ed. New York: W. W. Norton & Company. 2013.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BẢNG KHẢO SÁT
(Dành cho các chuyên gia, các nhà quản lý địa phương)
Trong khuôn khổ thực hiện luận án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn
tỉnh Bình định” của NCS tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN. NCS có nhu cầu thu
thập ý kiến của chuyên gia và nhà quản lý ở tỉnh Bình Định về các yếu tố và mức độ
ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc. Vì vậy, NCS rất mong
nhận được sự hợp tác giúp đỡ của quý Ông/Bà bằng việc cung cấp thông tin vào
bảng khảo sát dưới đây. Các thông tin do quý vị cung cấp chỉ được sử dụng cho
mục đích nghiên cứu của đề tài này, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác.
Phiếu số:............
Phần 1: Thông tin chung của người trả lời
Họ và tên người được phỏng vấn: ...................................
Nơi ở hiện nay: ...............................................................
Trình độ chuyên môn: .....................................................
Lĩnh vực công tác: ..........................................................
Phần 2: Đánh giá nhân tố ảnh hưởng
Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông (Bà) với các phát biểu dưới đây về
mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc của tỉnh Bình Định,
2.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi
( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số
phù hợp nhất ở mỗi dòng)
Q1. Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển
chăn nuôi ĐGS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q2. Quy hoạch đã được triển khai xuống các địa
phương
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q3. Các hộ chăn nuôi ĐGS đã có và nắm được
thông tin quy hoạch
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q 4. Các vùng chăn nuôi ĐGS đã phát triển phù
hợp theo quy hoạch
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q 5. Tổng đàn trâu, bò, lợn đang theo đúng với
quy hoạch
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q6. Cơ cấu đàn trâu, bò, lợn đang theo đúng với
quy hoạch
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q7. Các cơ sở giết mổ và chế biến đã phát triển
theo quy hoạch và hỗ trợ cho chăn nuôi ĐGS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q8. Các giải pháp của quy hoạch đã được triển
khai tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2.2. Về chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc
( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số
phù hợp nhất ở mỗi dòng)
Q9. Đã có đủ các chính sách cho phát triển chăn
nuôi ĐGS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q10. Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát
triển chăn nuôi đã tạo ra động lực thu hút đầu tư
vào ngành khá tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q11. Chính sách hướng tới giải quyết đầu ra cho
chăn nuôi khá tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q12. Chính sách đã thúc đẩy phát triển công
nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q13. Chính sách về hỗ trợ giống vật nuôi là phù
hợp
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q14. Chính sách hỗ trợ vốn đã giúp giải quyết
khó khăn về vốn cho chăn nuôi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2.3. Về cơ sở hạ tầng
( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số
phù hợp nhất ở mỗi dòng)
Q15. Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông phục
giúp cho người chăn nuôi có các thông tin cần
thiết
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q16. Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi giúp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
giảm chi phí chăn nuôi
Q17. Cơ sở hạ tầng giết mổ phù hợp và chi phí
thấp
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q18. Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải
quyết đầu ra
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q19. Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử
lý chất thải
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2.4. Công tác khuyến nông
( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số
phù hợp nhất ở mỗi dòng)
Q20. Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được
các mô hình chăn nuôi ĐGS mẫu ở tỉnh
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q21. Các mô hình này đã được người chăn nuôi
áp dụng tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q22. Đã nâng cao được trình độ kỹ thuật chăm
sóc và nuôi dưỡng đàn đại gia súc
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q23. Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật và ATVS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q24. Giảm chi phí chăn nuôi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q25. Các lớp tập huấn đã kỹ thuật chăn nuôi đã
hỗ trợ người chăn nuôi tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2.5. Công tác thú y
( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số
phù hợp nhất ở mỗi dòng)
Q26. Các cơ sở chăn nuôi ĐGS bảo đảm tiêu chuẩn
về chuồng trại và xử lý chất thải
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q28. Công tác tuyên truyền và kiểm tra thực hiện
phòng trừ dịch bệnh cho động vật tạo ra sự chấp
hành nghiêm túc, đúng quy trình, quy định của
người chăn nuôi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q29. Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát
giết mổ đã thúc đẩy thực hiện nghiêm túc của
người chăn nuôi và giết mổ
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q30. Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động
vật và sản phẩm động vật giúp kiểm soát dịch bệnh
cho người chăn nuôi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q31. Việc quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y
theo đúng quy định đã được người cung cấp và
chăn nuôi thực hiện tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q32. Xử lý tốt các đợt dịch bệnh của ĐGS nhanh
và kịp thời
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2.6. Các dịch vụ hỗ trợ khác
( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ
số phù hợp nhất ở mỗi dòng)
Q33. Hỗ trợ người chăn nuôi có thông tin thương
mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu
các thị trường trong và ngoài nước tốt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q34. Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q35. Hỗ trợ liên kết 4 nhà trong chăn nuôi đại gia súc 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q36. Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Q37. Hỗ trợ và Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
XIN CẢM ƠN!
Phụ lục 2:
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Tỉnh: Bình Định
Thị xã/ Huyện:
Phường/Xã:
, Ngày tháng năm 2017
PHIẾU SỐ:
Kính thưa Ông/ Bà!
Trong khuôn khổ thực hiện luận án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên
địa bàn tỉnh Bình định” của NCS tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN. NCS
muốn tìm hiểu tỉnh hình chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu: trâu, bò, lợn) của hộ
ông bà có những thay đổi nào về số lượng và chất lượng vật nuôi của ông bà
trong thời gian qua, nhằm phục vụ cho việc học tập của tôi.
Cuộc trao đổi ngày hôm nay là hoàn toàn tự nguyện. Những thông tin thu
thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp
tác của ông/bà và gia đình.
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH
1. Tên chủ hộ :
2. Giới tính
3. Tuổi :
4. Trình độ học vấn chủ hộ (ghi đã học hết lớp mấy) : .
5. Tôn giáo :
6. Dân tộc: ..
7. Tình trạng hôn nhân :
Độc thân Đang có vợ/chồng
Đã ly hôn Góa vợ/chồng
8. Tổng số thành viên trong gia đình ......
9. Số lao động:
10. Số lao động trực tiếp chăn nuôi ĐGS:
11. Phân loại hộ gia đình
Nghèo Trung Bình Khá Giàu
Phần II: THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI CỦA HỘ
2.1. Đất đai của hộ
- Tổng diện tích đất SXNN:................. m2
+ Đất canh tác cây hàng năm: ..............m2
+ Đất trồng cây lâu năm: ..................... m2
+ Đất trồng cây thức ăn: ...................... m2
- Đất ở :......... m2
- Đất xây dựng chuồng trại:.................m2
2.2. Vốn chăn nuôi của hộ
Tổng vốn: ................................triệu đồng
Trong đó:
Vốn chăn nuôi bò:...................triệu đồng
Vốn chăn nuôi trâu: ................triệu đồng
Vốn chăn nuôi lợn ..................triệu đồng
Vốn tự có : .....................triệu đồng
Vốn vay : .....................triệu đồng
Lãi suất vốn vay : ....................%/năm
2.3. Số lượng con vật nuôi hiện nay của ông bà là
Tên vật nuôi
Hiện có
Số con Trị Giá (1.000đ)
1. Trâu (cả nghé)
2. Bò (tổng số)
3. Lợn (tổng số)
4. Dê (tổng số)
5. Gà, vịt, ngan, ngỗng
6.Cá (diện tích nuôi)
7. Khác
2.4.Thu và Chi của hộ gia đình trong năm qua ( 2016)
2.4.1. Thu và chi trong năm qua của hộ gia đình
Nguồn thu
Tổng Thu Chi phí
(1000đ)
Thu nhập
(1000đ)
Số lượng Đơn giá
(1000đ)
1. Thu từ trồng trọt
1.1. Cây hàng năm
1.2. Cây lâu năm
2. Thu từ chăn nuôi
- Đại gia súc
+ Trâu
+ Bò
+ Lợn
- Gia cầm
- Khác
3. Thu nhập từ các hoạt
động khác
- Lương và lương hưu
- Làm thuê
- Khác
2.4.2. Cụ thể Chi cho sản xuất chăn nuôi đại gia súc của hộ
STT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá
Giá trị
(1.000đ)
I Chi phí vật chất
1 Công cụ, dụng cụ CN
2 Giống
3 Thức ăn tinh
4 - TA ủ khô từ cây xanh
- Loại cây:
5 Cây thức ăn tươi (cỏ,
rau, cây đậu)*
6 Thuốc thú y
7 Trả lãi vay
8 Chi bằng tiền khác
9 Chăn thả tự nhiên
II Chi phí lao động:
+ Lđ gia đình
+ Lđ thuê ngoài
III Khấu hao TSCĐ
IV Thuế phải nộp cho
nhà nước
Tổng chi
Ghi chú:* Nếu tự kiếm thì ghi rõ là (tự kiếm);
Nếu của nhà trồng thì hỏi thêm thông tin dưới đây:
Diện tích trồng cây thức ăn: m2
Loại cây: Tên giống:Chi phí mua giống:...........
Chi phí phân bón:Số lứa cắt trong năm:...
2,5 Phương thức chăn nuôi đại gia súc của hộ:
- Chăn nuôi quảng canh
- Chăn nuôi bán thâm canh
- Chăn nuôi thâm canh
2,6 Tình hình chăm sóc đại gia súc của hộ:
Kiểu chuồng trại chăn nuôi:
- Kiên cố:
- Bán kiên cố:
- Không có chuồng:
Nếu không có chuồng thì hỏi thêm: vì sao gia đình lại không có chuồng để nuôi?
- Thiếu vốn - Thói quen chăn nuôi - Không cần thiết
Đàn đại gia súc của gia đình có nguồn gốc từ đâu?
- Giống địa phương - Giống lai
Nguồn thức ăn chăn nuôi đại gia súc của hộ:
- Thức ăn bổ sung - Thức ăn thô - Thức ăn ủ khô
Thức ăn thô của hộ lấy từ đâu?
- Tự trồng cỏ, rau - Bãi cỏ tự nhiên - Thức ăn thô xanh tự kiếm
Gia đình sử dụng lao động cho chăn nuôi ĐGS là:
- Công gia đình - Thuê lao động
Nếu công gia đình thì hỏi thêm:
Mỗi ngày gia đình thường dành bao nhiêu thời gian để chăm sóc đàn đại gia
súcgiờ/ngày,
Nếu thuê lao động thì hỏi:
Gia đình thuê bao nhiêu lao động?.................................................
Mỗi ngày thuê bao nhiêu thời gian? ..............................................giờ/ngày
Giá thuê lao động là bao nhiêu?.................................................... đồng/công
Từ năm 2010 cho đến nay đàn đại gia súc của gia đình có mắc bệnh không?
- Có - Không
Nếu có thì hỏi thêm: Khi mắc bệnh gia đình có sử dụng thuốc thú y không?
- Có - Không
Nếu không thì hỏi thêm: Tại sao gia đình không sử dụng thuốc?
- Thiếu vốn - Không cần thiết
2,7 Tình hình tiêu thụ đại gia súc của hộ:
- Gia đình thường bán vào lúc nào?
1. Khi đã trưởng thành 2. Khi hết nguồn thức ăn
3. Khi cần tiền 4. Khi giá bán cao
- Gia đình thường bán cho ai?
1. Lái buôn 2. Lò mổ 3. Doanh nghiệp
Số lượng: .......con Số lượng:..con Số lượng con
- Gia đình bán ở đâu?
1. Tại nhà 2. Lò mổ 3. Doanh nghiệp
Số lượng: ......con Số lượng:..con Số lượng con
- Gia đình nghĩ gì về giá bán đại gia súc của nhà mình?
- Tốt - Trung bình - Thấp
- Điều gì ảnh hưởng đến giá bán?
1. Bị ép giá 2.Không biết thông tin về giá cả
3. Do quá cần tiền 4. Do chất lượng
- Gia đình sử dụng phân để làm gì?
1. Để bán 2. Để bón cho cây trồng
Nếu để bán thì hỏi thêm:
- Gia đình bán bao nhiêu tiền một khối?......................................đồng/khối
- Một năm gia đình bán được bao nhiêu khối? ...........................khối/năm
Phần III. TIẾP CẬN THÔNG TIN, CHÍNH SÁCH
3.1,.Tiếp cận thông tin thị trường
Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì?
1. Thông tin giá cả 2. Sản xuất, tiêu thụ đại gia súc trên thế giới
3. Thông tin về kỹ thuật 4. Sản xuất, tiêu thụ đại gia súc trong nước
5. Dự báo thị trường 6. Khác ................
3.2. Nguồn thông tin tiếp cận của hộ
1. Ti vi/ đài/ báo 2. Đài phát thanh địa phương 3. Người mua/ đại lý
3. Nông hộ khác 4. Các hiệp hội 6. Không có thông tin
3.2. Dịch vụ tín dụng
Trong năm 2016, gia đình có vay thêm vốn để chăn nuôi đại gia súc không?
1. Có 2. Không
Số lượng vốn vay: ..............triệu đồng Lãi suất: ........% năm
Nguồn vay: 1. Ngân hàng 2.Tư nhân
Mục đích sử dụng vốn vay:
1, Xây dựng chuồng trại 2. Đầu tư con giống 3. Khác
Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Chính quyền địa phương?
1. Có 2. Không
3.3.Dịch vụ khuyến nông
Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc không?
1. Có 2. Không
Số lần tham gia: ......
Ai được tập huấn: 1. Chồng 2. Vợ 3. Con
Hình thức: Huấn luyện kỹ thuật Hội thảo :
Tham quan Xây dựng mô hình điểm
Tiếp cận kiến thức chăn nuôi đại gia súc của nông hộ:
1. Nhờ được tập huấn khuyến nông 2. Học từ nông trường
3. Tự đúc rút kinh nghiệm 4. Học hỏi từ các hộ khác
5. Kế thừa kiến thức gia đình
3.4. Chính sách hỗ trợ giống, kỹ thuật chăn nuôi
Gia đình có được hỗ trợ giống và kỹ thuật chăn nuôi từ chính quyền địa phương hay
các dự án khác như: chương trình Tam Nông không?
1. Có 2. Không
Xin chân thành cảm ơn ông/ bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!
Phụ lục 3:
Durbin-Watson d-statistic( 5, 31) = 1.497136
. dwstat
Prob > chi2 = 0.5276
chi2(1) = 0.40
Variables: fitted values of lny
Ho: Constant variance
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
. hettest
Mean VIF 8.47
thoitiet 5.11 0.195609
lnl 8.61 0.116195
hh 9.10 0.109950
lnk 11.08 0.090230
Variable VIF 1/VIF
. vif
_cons -13.97747 3.356971 -4.16 0.000 -20.87782 -7.077116
thoitiet .3472247 .1298887 2.67 0.013 .0802347 .6142146
hh .0427638 .0143731 2.98 0.006 .0132194 .0723081
lnl 2.28978 .501247 4.57 0.000 1.259452 3.320107
lnk .3523247 .0508683 6.93 0.000 .2477634 .456886
lny Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Total 13.2028734 30 .440095781 Root MSE = .07258
Adj R-squared = 0.9880
Residual .136955955 26 .005267537 R-squared = 0.9896
Model 13.0659175 4 3.26647937 Prob > F = 0.0000
F( 4, 26) = 620.12
Source SS df MS Number of obs = 31
. reg lny lnk lnl hh thoitiet
thoitiet 0.9122 0.8899 0.8618 0.8419 1.0000
hh 0.9544 0.9277 0.9202 1.0000
lnl 0.9600 0.9191 1.0000
lnk 0.9803 1.0000
lny 1.0000
lny lnk lnl hh thoitiet
(obs=31)
. cor lny lnk lnl hh thoitiet
thoitiet 31 27.09581 .2306625 26.77 27.6
hh 31 9.891803 2.780314 6.411423 15.91987
lnl 31 3.508078 .0775527 3.39172 3.658324
lnk 31 6.106192 .8672008 4.459508 7.601466
lny 31 6.037961 .6633972 5.152655 7.280192
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
. sum lny lnk lnl hh thoitiet
Phụ lục 4:
.
lntscd 0.5205 0.2178 0.4473 0.0682 0.1252 1.0000
lndtcayhan~m 0.2395 -0.0932 0.2616 0.0393 1.0000
hh 0.1986 0.2545 -0.0327 1.0000
lntatho 0.4806 0.0408 1.0000
lngiong 0.2855 1.0000
lngo 1.0000
lngo lngiong lntatho hh lndtca~m lntscd
(obs=175)
. cor lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd
.
lntscd 175 9.201805 1.182974 6.13123 12.6803
lndtcayhan~m 175 7.759857 .531599 5.991465 9.17012
hh 175 6.195163 3.021744 1.833333 15
lntatho 175 8.191762 1.006468 5.991465 11.91839
lngiong 175 9.184182 1.303685 5.703783 13.30468
lngo 175 10.71984 .8191612 9.21034 14.45815
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
. sum lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd
.
delta: 1 unit
time variable: n, 1 to 175
. tsset n
Prob > chi2 = 0.0366
chi2(1) = 4.37
Variables: fitted values of lngo
Ho: Constant variance
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
. hettest
.
_cons 3.350289 .8360946 4.01 0.000 1.699683 5.000894
dd .4086518 .1339196 3.05 0.003 .1442696 .6730339
lntscd .1833272 .0472117 3.88 0.000 .0901226 .2765318
lndtcayhangnam .2262946 .0923605 2.45 0.015 .0439578 .4086315
hh .0471756 .0164581 2.87 0.005 .0146844 .0796669
lntatho .190653 .0563465 3.38 0.001 .0794146 .3018914
lngiong .2060877 .048784 4.22 0.000 .109779 .3023963
lngo Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Total 116.758371 174 .671025119 Root MSE = .61726
Adj R-squared = 0.4322
Residual 64.0097068 168 .381010159 R-squared = 0.4518
Model 52.748664 6 8.791444 Prob > F = 0.0000
F( 6, 168) = 23.07
Source SS df MS Number of obs = 175
. reg lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd dd
.
_cons 3.818974 .841833 4.54 0.000 2.157111 5.480837
lntscd .2225402 .0465328 4.78 0.000 .1306797 .3144007
lndtcayhangnam .2043136 .0943163 2.17 0.032 .0181238 .3905034
hh .0366227 .0164815 2.22 0.028 .0040865 .0691589
lntatho .2434842 .0549234 4.43 0.000 .1350599 .3519084
lngiong .1139137 .039238 2.90 0.004 .0364539 .1913734
lngo Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Total 116.758371 174 .671025119 Root MSE = .63226
Adj R-squared = 0.4043
Residual 67.5574724 169 .399748358 R-squared = 0.4214
Model 49.2008984 5 9.84017967 Prob > F = 0.0000
F( 5, 169) = 24.62
Source SS df MS Number of obs = 175
. reg lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd
.
_cons 3.350289 .951838 3.52 0.001 1.471184 5.229393
dd .4086518 .1326404 3.08 0.002 .1467951 .6705084
lntscd .1833272 .0604693 3.03 0.003 .0639496 .3027048
lndtcayhangnam .2262946 .0960195 2.36 0.020 .0367344 .4158548
hh .0471756 .020948 2.25 0.026 .0058204 .0885309
lntatho .190653 .0593347 3.21 0.002 .0735153 .3077906
lngiong .2060877 .0474716 4.34 0.000 .1123699 .2998054
lngo Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Robust
Root MSE = .61726
R-squared = 0.4518
Prob > F = 0.0000
F( 6, 168) = 17.35
Linear regression Number of obs = 175
. reg lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd dd, robust
Durbin-Watson d-statistic( 7, 175) = 1.116266
. dwstat
.
Mean VIF 1.50
lndtcayhan~m 1.10 0.908335
hh 1.13 0.885350
lntscd 1.42 0.702002
lntatho 1.47 0.680854
lngiong 1.85 0.541361
dd 2.03 0.492685
Variable VIF 1/VIF
. vif