Luận án Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

Cơ cấu lại sự phân bố công nghiệp theo các vùng, lãnh thổ: Hình thành các Trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi thế và nguồn lực của từng vùng để ưu tiên phát triển: Đối với cùng đồng bằng ven biển, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến. lấy công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp khí làm các ngành mũi nhọn kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển công nghiệp tại một số khu vực trọng điểm có tác động lan tỏa, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Huy động nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Thăng, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Phú Xuân. để nâng cao tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp. Đây là vùng phát triển công nghiệp động lực của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và năm 2025

pdf174 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Chu Lai, Thuận Yên, Đông Quế Sơn... Đối với các cụm CN nên tổ chức các loại hình sản xuất giày, dép, may công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với mục đích giải quyết lao động việc làm tại chỗ và sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, gia công hàng xuất khẩu. Từng bước thay thế công nghệ lạc hậu, nâng cấp bổ sung và đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. - Công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản, thực phẩm, thức uống: Đây là những ngành cần rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết. Gắn phát triển ngành với vùng nguyên liệu. Hình thành các vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản tập trung trên quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu như: đường xá, thủy lợi, mạng lưới điện,... Bên cạnh đó, cần đầu tư thay thế thiết bị, công nghệ chế biến lạc hậu, phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Đồng bộ hoá thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất và sản xuất thêm các loại bia cao cấp hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và sẽ xuất khẩu. Đồng thời, tập trung cao trong việc phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh. Phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy sơ chế cao su, bột giấy, 136 tinh bột sắn...Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:Đối với ngành này, cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, trong đó ưu tiên những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ các thị trường xuất khẩu. Trong thời gian trước mắt, cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành nhà máy xi măng Thạnh Mỹ với công suất 2 triệu tấn/năm được xây dựng trên diện tích 57,36 ha với 2 dây chuyền sản xuất clinke, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà máy sản xuất VLXD lớn hiện có trên địa bàn phát huy hết công suất và mở rộng đầu tư như: gạch men Đồng Tâm, Anh Em, gạch Prime, gạch Tuynen... Đẩy mạnh sản xuất đá ốp lát, gạch men ceramic, gạch không nung, kính xây dựng tại các địa phương có vùng nguyên liệu. - Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao:Đây là một trong những ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai và có thể mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với ngành này, Quảng Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư, mở rộng những dây chuyền sản xuất hiện có, thu hút đầu tư mới vào một số ngành ưu tiên, như sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, gia công phần mềm, thiết bị văn phòng theo hướng ngành sản xuất mũi nhọn. Hướng tới sản xuất các linh kiện, cụm linh kiện xuất khẩu, xây dựng hạ tầng công nghiệp điện tử, phần cứng tin học, gia tăng phát triển phần mềm. - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Đẩy mạnh việc hỗ trợ đào tạo về quản lý, đào tạo tay nghề, cải tiến mẫu mã, bao gói, nâng cao chất lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ trong nước và xuất khẩu (nhất là xuất khẩu tại chỗ). Tạo điều kiện, môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận tiện cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Thực hiện việc liên kết, hợp tác sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường với sản lượng sản xuất lớn. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển, khôi phục các làng nghề như dệt thổ cẩm, đúc 137 đồng, ươm tơ dệt lụa. Xây dựng các mô hình mỗi xã một nghề để phát triển ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch; đồng thời tập trung vốn đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề Đông Khương (Điện Bàn), dệt vải (Duy Xuyên).... Quảng Nam đang quy hoạch hình thành các vùng nguyên liệu, trong đó dự kiến sẽ khôi phục 3000 ha dâu, như vậy sẽ cho lượng kén tương ứng 2.400 tấn kén và sản xuất 240 tấn tơ. Trong giai đoạn tới, tiếp tục đầu tư phát triển làng nghề ươm tơ dệt lụa Châu Hiệp, Duy Xuyên (hợp tác xã ươm dệt thị trấn Nam Phước), Bảo An (hợp tác xã Điện Quang). Xây dựng các dự án phát triển làng nghề ươm tơ dệt lụa Đông Yên, Thi Lai, Giao Thủy, Trung Phước. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đầu tư thiết bị dệt mới thay thế dần thiết bị cũ lạc hậu ở các làng dệt Duy Trinh, thị trấn Nam Phước để dệt ra những sản phẩm mới có chất lượng cao. Khôi phục và phát triển gốm sứ mỹ nghệ như làng gốm Thanh Hà (Hội An) với quy mô đầu tư cơ sở mới sản xuất tập trung kết hợp đầu tư công nghệ hiện đại với kỹ thuật truyền thống tạo ra các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp hướng vào thị trường xuất khẩu. Đầu tư mở rộng sản xuất và chế tác các mẫu mã gốm sứ mỹ nghệ phục vụ hàng lưu niệm, hàng gia dụng, gốm trang trí và gốm xuất khẩu ở các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào khu vực nông thôn và liên kết với các hộ sản xuất trong các làng nghề để mở rộng sản xuất. Đầu tư thiết bị công nghệ tại Xí nghiệp sản xuất nhôm đồng Điện Phương để sản xuất các sản phẩm nhôm đồng truyền thống, sản phẩm phục vụ công trình xây dựng công nghiệp, lắp ráp xe máy, sản phẩm gia dụng. Đối với phát triển sản xuất hàng mây tre xuất khẩu, hướng tới là đầu tư mở rộng 138 sản xuất và hình thành các cơ sở sản xuất mới, vừa sản xuất tập trung vừa mở rộng gia công đến từng hộ gia đình trong huyện, thành phố. Hình thành các cơ sở vừa sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vừa sơ chế mây ở các huyện miền núi. Tạo thành các cụm sản xuất hàng mây tre trên tuyến tham quan du lịch Hội An- Mỹ Sơn như khu vực phường Thanh Hà (Hội An), khu vực Điện Thắng (Điện Bàn); Duy Sơn (Duy Xuyên). Đầu tư công nghệ thiết bị và chuyển giao công nghệ mới để sản xuất một số sản phẩm có chất lượng và thương hiệu của Quảng Nam như Yến sào, sâm Ngọc Linh, quế, trầm Hương... đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ đào tạo quản lý, đào tạo nghề, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ trong nước và xuất khẩu, nhất là xuất khẩu tại chỗ. - Ngành khai khoáng:Ưu tiên cho đầu tư các nhà máy chế biến khoáng sản thành sản phẩm, hạn chế tối đa việc sản xuất nguyên liệu thô hoặc sơ chế nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu khoáng sản sẽ phục vụ cho việc chế biến sâu như: Xây dựng nhà máy sản xuất thuỷ tinh mỹ nghệ và gia dụng, nhà máy sản xuất sợi thuỷ tinh, nhà máy sản xuất kính tấm, sứ cao cấp...Tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao giá trị bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên. - Ngành sản xuất và phân phối điện:Tập trung huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án thủy điện (thủy điện bậc thang, các thủy điện vừa và nhỏ) chủ động góp phần cân đối nhu cầu điện, đẩy nhanh quá trình điện khí hóa nông thôn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trạm phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho các vùng xa thành phố. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng điện tiết kiệm bằng nhiều hình thức như áp dụng công nghệ mới, dùng đèn compact tiết kiệm điện, bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời, tắt các đèn chiếu sáng trang trí không cần thiết. 139 - Ngành công nghiệp hỗ trợ:Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Quảng Nam không chỉ góp phần gia tăng tỷ trọng giá trị gia tăng các sản phẩm công nghiệp, mà còn tạo tiền đề để công nghiệp Quảng Nam phát triển bền vững trong dài hạn. Trong thời gian tới, phát triển công nghiệp hỗ trợ cần hoàn thiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên hàng đầu cho công nghiệp cơ khí ô tô (Trung tâm cơ khí ô tô Quốc gia-Kinh tế Mở Chu Lai); tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ cho cho ngành dệt (NM cọc sợi công suất 8.000 tấn/năm tại CCN Tây An - Duy Xuyên); may (Nhà máy sản xuất thiết bị và kim dệt may chính xác cao công suất 100.000 tấn /năm tại cụm công nghiệp Đại An, huyện Đại Lộc; NM sản xuất móc áo, kim, chỉ nút tại KCN Đông Quế Sơn...), da giày (NM thuộc da và sản xuất các phụ liệu KCN ĐN- ĐN) và sản xuất linh kiện, điện tử (Núi Thành)... Triển khai thực hiện Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo Quyết định này, một số ngành công nghiệp được ưu tiên khuyến khích gồm cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao. Quyết định nêu trên cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích phát triển thị trường; khuyến khích về hạ tầng cơ sở; khuyến khích về khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; về cung cấp thông tin và về tài chính). 4.2.8. Phát triển, hoàn thiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp Quảng Nam sẽ thực hiện theo giai đoạn. Giai đoạn trước năm 2015 sẽ thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, không mở rộng diện tích của từng khu, cụm cũng như xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp nhằm phù hợp với chủ trương của Tỉnh cũng như yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn. Giai đoạn từ sau 2015 đến 2020 và 2025 sẽ mở rộng 140 thêm diện tích các khu đã có và nâng cấp hình thành thêm một số khu mới (từ cụm) lên thành các phân khu và các cụm ngành với mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn và phục vụ quá trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp. 4.2.8.1. Phát triển các khu công nghiệp Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 gồm: * Thứ nhất, đối với các khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp Trong thời gian tới, các khu công nghiệp thuộc diện Ban Quản lý các khu công nghiệp Quảng Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư lấp đầy diện tích vào các khu công nghiệp hiện có (KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn; Thuận Yên; Phú Xuân); nâng cấp 05 cụm lên thành các KCN chuyên ngành (KCN Trảng Nhật, Đại Tân, Hà Lam - Chợ Được, Tây An và Tiên Thọ) thành lập mới 1 khu (Khu An Hòa - Nông Sơn); và mở rộng 02 KCN (Đông Quế Sơn, Thuận Yên), nâng tổng KCN là 10 khu, diện tích dự kiến 3.195 ha. - Đến năm 2015, đẩy mạnh thu hút đầu tư, lắp đầy diện tích đất các KCN Đông Quế Sơn, Phú Xuân; thu hút khoảng 50%-60% diện tích đất giai đoạn I của các KCN An Lưu, Tây An, Đại Tân... Đến năm 2020, có 100% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, 100% hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường. - Huy động khoảng 1.200 tỷ đồng giai đoạn 2014-2020 để lấp đầy các khu công nghiệp thuộc diện Ban quản lý các Khu công nghiệp. - Nâng cấp một số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp với diện tích đất dự kiến đến 2025 là 1.250 ha (các CCN trước đã có diện tích là 398 ha, tức nâng thêm 852 ha) vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2016- 2020 là 3.750 tỷ và đến 2025 khoảng 4.000 tỷ đồng. 141 - Mở rộng diện tích một số khu công nghiệp hiện có với tổng diện tích đất tăng thêm đến 2025 là 500 ha. Vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 1.500 tỷ đồng và đến năm 2025 khoảng 1.600 tỷ đồng. - Thành lập mới một số khu công nghiệp với diện tích dự kiến đến 2020 là 200 ha, trong đó vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến khoảng 600 tỷ đồng và đến năm 2025 khoảng 650 tỷ đồng. * Thứ hai, đối với các khu công nghiệp nằm trong khu Kinh tế mở Chu Lai Đầu tư khu Kinh tế mở Chu Lai phát triển theo mô hình "khu trong khu". Đây là khu Kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào các KCN, chú trọng đến khu công nghiệp Cơ khí ô tô Trường Hải. với tổng diện tích đất khu CN đã được phê duyệt 3.537,3 ha. Trong đó vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 10.450 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 11.000 tỷ đồng và đến năm 2025 vốn đầu tư xây dựng khoảng 11.370 tỷ đồng. * Thứ ba, ngành nghề thu hút vào khu công nghiệp Ưu tiên các ngành và sản phẩm công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ điện tử, công nghệ sinh học đồng thời cũng vừa thu hút phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên để giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, phục vụ tiêu dùng và phục vụ các khu công nghiệp, khu du lịch... từng bước chuyển dịch cơ cấu sang ngành công nghiệp sử dụng công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao. * Thứ tư, giải pháp về vốn để xây dựng các khu công nghiệp Với việc mở rộng một số khu công nghiệp hiện có, xây dựng mới một số khu và nâng cấp một số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp, nhu cầu 142 về vốn giai đoạn 2016-2025 là 36.770 tỷ đồng, trong đó khu Kinh tế mở Chu Lai là 22.370 tỷ đồng, các khu công nghiệp khác là 14.400 tỷ đồng. Bảng 4.1: Tổng hợp dự kiến vốn đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp Quảng Nam 2016-2025 Giai đoạn Tổng cộng 2016-2020 2021-2025 Tổng số 36.770 18.050 18.720 - Khu KTM Chu Lai 22.370 11.000 11.370 - Các khu CN khác 14.400 7.050 7.350 Nguồn: [105]. Để đảm bảo vốn cho xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, trong thời gian tới, Quảng Nam cần tập trung huy động từ cả từ vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp và vốn vay. 4.2.8.2. Phát triển các cụm công nghiệp Việc hình thành các cụm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ không những góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo tồn không gian truyền thống. Chính vì vậy, việc phát triển các cụm công nghiệp ở nông thôn là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên cần phải có sự nghiên cứu kỹ quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp nông thôn và có định hướng đúng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn ở Quảng Nam. - Phát triển cụm công nghiệp hướng đến khuyến khích phát triển mạnh các ngành CN ở nông thôn, nhất là CN chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhân công lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, CN khai thác mỏ, dệt, may, da giày, cơ khí lắp ráp, sửa chữa để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. - Bố trí không gian, địa điểm sản xuất một cách hợp lý khoa học từ đô thị đến vùng nông thôn, miền núi; chọn địa điểm thuận lợi về giao 143 thông, gần nguồn nguyên liệu, có lực lượng lao động tại chỗ... vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tiêu thụ nông sản của nhân dân. Quy hoạch để có điều kiện đầu tư phát triển tạo của cải vật chất xã hội, nâng cao giá trị gia tăng và giá trị sản xuất đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái kết hợp xây dựng nông thôn mới. - Phát triển cụm công nghiệp Quảng Nam cần tuân thủ Quyết định số105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp và Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Quyết định số105/2009/QĐ-TTg. - Đối với các CCN, do qui mô nhỏ, việc đầu tư một nhà máy xử lý chất thải là điều khó thực hiện được. Do đó chỉ ưu tiên bố trí vào CCN các ngành sản xuất sạch, ít tác động xấu đến môi trường, giải quyết nhiều lao động. Chọn ngành sản xuất đầu tư vào CCN, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, và các ngành có lợi thế so sánh (về nguyên liệu, nhân công,...) - Kiên quyết loại bỏ các CCN đã có tên trong danh mục được phê duyệt nhưng không có tính khả thi, đồng thời, mở rộng hoặc đưa vào danh mục mới các CCN có tính khả thi cao. - Thực hiện đầu tư cuốn chiếu, không triển khai tràn lan, và chỉ thu hồi đất của dân khi có dự án, còn không thì vẫn để sản xuất nông nghiệp bình thường. - Xác định quy mô phát triển cụm công nghiệp: Giai đoạn từ 2015 đến 2020, phát triển mạng lưới CCN còn lại 100 cụm với tổng diện tích khoảng 1.809 ha (07 cụm chuyển lên khu với tổng diện tích là 398 ha và 01 cụm chuyển mục đích sử dụng với diện tích 51,66 ha);Thực hiện quy hoạch chi tiết cho tất cả các cụm công nghiệp trong mạnh lưới, tổng diện tích xây dựng hạ tầng và đưa vào sử dụng là 1.529 ha. - Phát triển cụm công nghiệp ở các địa phương trong tỉnh: (1) Đối với thành phố Hội An: Đến 2020 xây dựng 03 CCN: Thanh Hà, Tân An và Bến 144 Trể với tổng diện tích 88 ha. Việc phát triển cụm công nghiệp ở Hội An cần hết sức thận trọng vì định hướng phát triển du lịch của phố cổ. Do đó, tách riêng khu vực đô thị, dịch vụ (38,86 ha) thuộc CCN Thanh Hà ra khỏi cụm công nghiệp, diện tích còn lại của CCN này là 30,33 ha. Thành lập CCN Bến Trễ (12 ha), đầu tư xây dựng hạ tầng và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 -2020; (2) Đối với thành phố Tam Kỳ:Phát triển đến 2020 gồm 04 CCN: Trường Xuân 1,2; Trường Xuân - Thuận Yên và An Sơn với tổng diện tích 132 ha. Từ 2016 - 2020, có xét đến 2025, đầu tư xây dựng hoàn thành hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy 04 CCN trên địa bàn với tổng diện tích 132 ha vào 2020; (3) Đối với huyện Duy Xuyên:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 6CCN tổng diện tích 52 ha. Từ 2016 - 2020, có xét đến 2025:Đối với CCN Tây An (111,45 ha), quy hoạch nâng lên thành khu CN;Các CCN Gò Nô (Thôn Tân Phong, xã Duy Châu) có diện tích 4 ha, địa hình đất gò đồi tương đối bằng phẳng, nằm ở phía nam đường ĐT610, cách trung tâm huyện 10km và CCN Gò Mỹ (xã Duy Tân) có diện tích 3ha, địa hình bằng phẳng nhưng xa đường giao thông lớn của huyện. Hai CCN này được đầu tư xây dựng hạ tầng và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 -2020; (4) Huyện Đại Lộc:Đến 2020 gồm 21 CCN với tổng diện tích 537 ha. Đối với các CCN: Đại Tân 1 (50 ha), Đại Tân 2 (50 ha) được xem xét quy hoạch nâng lên thành khu công nghiệp. Hai CCN Đông Phú (50 ha), Tích Phú (50 ha) được điều chỉnh giảm diện tích do có đất lúa trong CCN, diện tích còn lại: Đông Phú (40 ha), Tích Phú (40 ha). (5)Điện Bàn:Đến 2015, CCN An Lưu (51,66 ha) được xem xét chuyển mục đích sử dụng sang khu vực đô thị, dịch vụ;Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 18 CCN với tổng diện tích 271 ha; (6)Núi Thành: Đến 2020 gồm 03 CCN: Khối 7, Nam Chu Lai, Tam Mỹ Tây với tổng diện tích 93 ha. (7)Phú Ninh:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 04 CCN: Tam Đàn, Chợ Lò, Phú Mỹ, Quán Rường với tổng diện tích 113 ha. (8) Quế Sơn:Đến 2020 gồm 04 CCN: Quế Cường, Đông Phú 1, Đông Phú 2, Quế Phú với tổng diện tích 134 ha. (9) Thăng Bình:Đến 2020 gồm 9 CCN với tổng diện tích 192 ha. (10) Bắc 145 Trà My:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 03 CCN với tổng diện tích 26 ha. (11) Đông Giang:Đến 2020 gồm có CCN Jơ Ngây với diện tích 5 ha.(12)Hiệp Đức:Quy hoạch phát triển đến 2020 gồm 07 CCN với tổng diện tích 40 ha.(13)Nam Giang:Đến 2020 gồm 03 CCN với tổng diện tích 22 ha.(14)Nam Trà My:Đến 2020 gồm có CCN Tăk Pỏ với diện tích 5 ha. (15) Nông Sơn: Đến 2020 gồm có CCN Nông Sơn với diện tích 15 ha. (16) Phước Sơn:Đến 2020 gồm 04 CCN với tổng diện tích 33 ha. (17) Tây Giang:Đến 2020 gồm 03 CCN với tổng diện tích 14,75 ha. (18) Tiên Phước:Đến 2020 gồm 05 CCN với tổng diện tích 75 ha. Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tƣ hạ tầng cụm công nghiệp đến 2025: Giai đoạn Tổng cộng 2011-2015 2016-2020 2021-2025 Vốn đầu tư 2.400 1.095 895 410 Trđó: Ngân sách 300 150 80 70 Nguồn: [105]. 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Để thực hiện tốt những mục tiêu phát triển công nghiệp Quảng Nam trong thời gian tới, luận án kiến nghị: - Trung ương có cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi, tăng thêm khoản ngân sách của Trung ương để phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề với mục tiêu tác động lớn và lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Trung ương khuyến khích các Tập đoàn, Tổng Công ty trực tiếp đầu tư và dẫn luồng đầu tư FDI vào các dự án trọng điểm như: ngành khí, chế biến nông thủy sản cao cấp, dệt may - da giày; cơ kim khí và điện - điện tử;... - Trung ương đẩy mạnh phân cấp quyết định đầu tư rộng rãi cho Tỉnh, cho Tỉnh ban hành các cơ chế hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, chủ yếu là về đất đai, miễn giảm thuế thu nhập và thủ tục trình duyệt các dự án lớn. 146 - Đề nghị Bộ Công Thương có cơ chế, chính sách đặc thù cho từng khu vực, địa phương để vận dụng trong phát triển công nghiệp. - Đề nghị Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo các Tổng Công ty trực thuộc đồng thời phối hợp, tác động các Bộ, ngành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi sớm đưa các dự án có quy mô lớn về Quảng Nam như các dự án về ngành Khí. - Kiến nghị Chính phủ chính sách hỗ trợ phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ: + Hỗ trợ ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ. Triển khai Luật chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả việc trích 10% lợi nhuận trước thuế để làm quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. + Chính sách và cơ chế cho các tổ chức và nhà khoa học trong và ngoài nước hoạt động và đóng góp, chính sách liên kết các viện, trường, trung tâm, nhà khoa học, liên kết các đề tài, dự án, phòng thí nghiệm với các hoạt động sản xuất CN. - Kiến nghị phát triển các vùng nguyên liệu: Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất và cho vay vốn có lãi suất ưu đãi không cần thế chấp đối với các hộ trồng cây nguyên liệu, nuôi trồng thủy, hải sản, 147 KẾT LUẬN Trong những năm qua, Quảng Nam đã tập trung phát triển công nghiệp và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, định vị trên bản đồ công nghiệp với Việt Nam với ngành sản xuất ô tô và linh kiện. Các ngành công nghiệp khác cũng đang có sự phát triển khá tốt. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp của Quảng Nam còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, mục đích nghiên cứu của luận án là qua phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp Quảng Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Để đạt được mục đích đó, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển công nghiệp ở địa phương cấp tỉnh. Luận án đã làm rõ nội dung và nhân tố tác động tới phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn các địa phương. 2.Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng công nghiệp của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2005-2016, trong đó tập trung và giai đoạn 2009-2016 và thực trạng phát triển công nghiệp của chính quyền tỉnh Quảng Nam, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 3. Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp Quảng Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Các kết quả phân tích cho thấy, trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã có quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp tương đối phù hợp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, có chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Nhờ đó, công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, đã hình thành được một số ngành công nghiệp có vị trí, có sức cạnh tranh trong nước. 148 Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển công nghiêp của Quảng Nam còn hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, còn có nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển công nghiệp của chính quyền tỉnh Quảng Nam, từ quy hoạch, kế hoạch, chính sách, tạo lập môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư,... Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh, cơ hội và thách thức trong thời gian tới, luận án đã đề xuất 8 nhóm giải pháp và một số kiến nghị để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Quang Thử (2014), "Kịch bản phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (11). 2. Nguyễn Quang Thử (2014), "Định Hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (13). 3. Nguyễn Quang Thử (2014), "Định hướng cho ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (14). 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Văn Ánh (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Hà Văn Ánh (2000), “Vai trò công nghiệp nông thôn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn”, Tạp chí khoa học- Công nghệ- Môi trường, (2), tr.4- 7. 3. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo kết quả điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 64 tỉnh, thành, Hà Nội. 4. Bùi Quang Bình (2012), "Phát triển công nghiệp tập trung , đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực", Tạp chí Quản lý kinh tế, (8), tr. 16-21. 5. Vũ Đình Cự (2005), “Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr. 25-28. 6. Chính phủ (2004), Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Hà Nội. 7. Chính phủ (2006), Nghị định 66/2006/NĐ-CP về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội. 8. Cục thống kê Quảng Nam (2009), Kinh tế- xã hội Quảng Nam 10 năm 1999- 2009, Hà Nội. 9. Cục thống kê Quảng Nam (2010), Niên giám thống kê năm 2010, Quảng Nam. 10. Cục thống kê Quảng Nam (2011), Niên giám thống kê năm 2011, Quảng Nam. 11. Cục thống kê Quảng Nam (2012), Niên giám thống kê năm 2012, Quảng Nam. 12. Cục thống kê Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê năm 2013, Quảng Nam. 151 13. Cục thống kê Quảng Nam (2014), Niên giám thống kê năm 2014, Quảng Nam. 14. Cục thống kê Quảng Nam (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Quảng Nam. 15. Cục thống kê Quảng Nam (2016), Niên giám thống kê năm 2016, Quảng Nam. 16. Dwight Perkins và Vũ Thành Tự Anh (2010) “Chính sách công nghiệp của Việt Nam: Thiết kế chính sách để phát triển bền vững”, Tài liệu đối thoại chính sách, (3), Harvard –UNDP. 17. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành trung ương, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành trung ương Đảng, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khóa IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khóa X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam- Tỉnh ủy Quảng Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, Quảng Nam. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam- Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Văn kiện Đại hội 152 Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, Quảng Nam. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam- Tỉnh ủy Quảng Nam (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, Quảng Nam. 28. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 29. Huỳnh Thanh Điền (2014), Tháo gỡ rào cản phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 30. Nguyễn Điền (1994), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa”, Tạp chí những vấn đề Kinh tế thế giới,(5), tr.7- 11. 31. Đỗ Đức Định (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát huy lợi thế so sánh: Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Lê Hữu Đốc (2004), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Ngô Đình Giao (1996), Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Lê Thế Giới (2014), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam – Lý thuyết, thực tiễn và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hoàng Trung Hải (2004), “Công nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (96), tr. 22-25. 36. Trần Thị Bích Hạnh (2008), Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ - thực trạng và giải pháp, đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 37. Đinh Trường Hinh, Deepak Mishra, Lê Duy Bình, Phạm Minh Đức và Phạm Thị Thu Hằng (2014), Phát triển công nghiệp nhẹ Việt Nam, 153 Ngân hàng thế giới, Hà Nội. 38. Bùi Đức Hùng (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Bùi Văn Huyền (2011), “Đánh giá cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành ở Đồng Nai giai đoạn 1999-2009”, Nghiên cứu kinh tế, (6). 40. Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hoàng Ngọc Hòa, Phạm Châu Long, Nguyễn Văn Thạo (2001), Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Hường (2009), Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam xét từ góc độ phát triển bền vững, Kinh tế và dự báo, (4), tr. 14-16. 43. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2012), “Chính sách quy hoạch và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế (263) 44. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2015), “Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015-2020” ,Tạp chí Phát triển kinh tế, (4). 45. Trương Thanh Hoài (2014), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ” Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 46. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền (2016) “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển kinh tế (4). 47. Phan Ánh Hè (2007), “Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn”, Tạp chí Thông tin và Dự 154 báo Kinh tế- xã hội, (9), tr. 43- 49. 48. Đỗ Đăng Hiếu (2002), “Sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (14), tr. 9-11. 49. Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 50. Phạm Thanh Khiết (2007), Quá trình hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 51. Nguyễn Lân (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 52. Võ Đại Lược (1996), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 53. Vũ Thị Phương Mai (2014), "Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam", Tạp chí Kinh doanh và quản lý, (14), tr. 6-9. 54. Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Hữu Thắng (2005), Lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng Nai, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 55. Nguyễn Quang Minh (2007), “Phát triển công nghiệp nông thôn thời hội nhập”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, (28), tr.36- 37. 56. Ngô Quang Minh, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Ngọc Toàn, Bùi Văn Huyền (2011), Chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam - Triển vọng trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 58. Lê Khương Ninh và Trương Vĩnh Đạt (2010) “Phát triển nguồn nhân lực 155 cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Cà Mau”, Tạp chí Kinh tế phát triển (238), tr.25-28. 59. Lưu Văn Nghiêm (2002), “Phát triển công nghiệp nông thôn trước tiến trình hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr. 17-18. 60. Ohno, K (2007), Building supporting industries in Vietnam, Diễn đàn kinh tế Việt Nam. 61. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam- thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Đỗ Thanh Phương (1997), "Phát triển công nghiệp chế biến ở Miền Trung", Tạp chí Công nghiệp, (19), tr. 26-30. 63. Đỗ Thanh Phương (2007), Mở rộng thị trường công nghiệp vùng nông thôn các tỉnh Nam Trung bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Tài chính, Hà Nội. 64. Nguyễn Đình Phan (2000), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (41), tr. 27- 30. 65. Nguyễn Đình Phan (2004), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (89), tr.6- 8. 66. Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn (2007),Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 67. Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002), Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Lê Hồng Phục, Đỗ Đức Định (1998), Các mô hình công nghiệp hóa 156 Singapo, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (2016), Đánh giá chỉ số và xếp hạng năng lực canh tranh cấp tỉnh từ năm 2005 - 2016, Hà Nội. 70. Phạm Thái Quốc (2009), “60 năm phát triển Trung Quốc: ba giai đoạn, hai bước chuyển đổi”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (10), tr. 22-25. 71. Robert Wade (2010), Sau khủng hoảng xem xét lại chính sách công nghiệp tại các quốc gia thu nhập thấp, Tài liệu hội thảo của IMF, tại trang https://www.imf.org/external/np/seminars/eng/2010/lic/pdf/WadeV.pd, [truy cập ngày 16/8/2016]. 72. Sở Công thương Quảng Nam (2015), Báo cáo phát triển công nghiệp Quảng Nam, Quảng Nam. 73. Sở Công thương Quảng Nam (2015), Đề án tái cơ cấu ngành công thương, Quảng Nam. 74. Nguyễn Sinh (2005),“Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr. 6-9. 75. Phạm Văn Sáng (2003), Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Nai, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 76. Nguyễn Từ (2008), Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Nguyễn Văn Tám (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 78. Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im (2011), “Đầu tư nhân lực và phát triển công nghiệp địa phương ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát 157 triển (249), tr. 8-12. 79. Tỉnh ủy Quảng Nam (2009), Kết luận Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16 về một số giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQTU ngày 30/4/2003 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp, Quảng Nam. 80. Tỉnh ủy Quảng Nam (2009), Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15 về xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh, Quảng Nam. 81. Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Báo cáo kết quả hội thảo khoa học Khu kinh tế mở Chu Lai – thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra, Quảng Nam. 82. Tổng Cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê từ năm 2005 - 2016, Hà Nội. 83. Trần Đình Thiên (2010), Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và hệ quả, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Trương Đình Tuyển (2011), “Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (243) tr. 6-9. 85. Trương Minh Tuệ (2016), Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 86. Nguyễn Anh Tuấn (1996) , Vài khía cạnh kinh tế Việt Nam suy nghĩ từ kinh nghiệm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 87. Nguyễn Quốc Tuấn (2007), Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 158 88. Vũ Thị Thoa (1999), Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 89. Vũ Thị Thoa (2005), “Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước- thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10), tr.6- 10. 90. Võ Thanh Thu (2010) “Những giải pháp cho sự phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (237), tr. 25-27. 91. Bùi Tất Thắng (1997), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam; Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997; 92. Quốc Trung và Linh Chi (2002), “Phát triển công nghiệp Việt Nam: thực trạng và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (8), tr. 25-30. 93. Trần Thị Tri (2002), Kinh nghiệm công nghiệp hoá của NIEs - Đông á và vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 94. Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 95. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2002), Đề án phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002- 2010, Quảng Nam. 96. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2004), Quy hoạch ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Quảng Nam từ năm 2004- 2015, Quảng Nam. 97. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2005), Điều chỉnh quy hoạch ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam đến năm 159 2015, Quảng Nam. 98. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2001-2005 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2006-2010, Quảng Nam. 99. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Quảng Nam. 100. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2001- 2010), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp từ năm 2000- 2010, Quảng Nam. 101. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2008), Báo cáo về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn giai đoạn 2008- 2012, Quảng Nam. 102. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2010), Kế hoạch phát triển ngành Công – Thương 5 năm 2011-2015, Quảng Nam. 103. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Công thương (2011), Quyết định số 79/QĐ-SCT về Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến 2020”, Quảng Nam. 104. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2013), Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến 2020, có xét đến 2025, Quảng Nam. 105. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2013), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2025, Quảng Nam. 106. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1998), Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 160 107. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1998), Cơ sở lý luận và kinh nghiệm công nghiệp hóa nông thôn ở các nước ASEAN và đối chiếu với Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 108. Vụ Kinh tế công nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư (2014), Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 109. Nguyễn Thanh Vũ (2009) “Các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Phát triển kinh tế (221), tr.36-39. 110. Hồ Văn Vĩnh (2008), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 25-27. 111. Mai Thị Thanh Xuân (2011), Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 112. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển bách khoa toàn thư, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 113. USAID (2016), Governance for Inclusive Growth program, Publisher, New Yor, USA. 114. World Bank (2017), Doing Business Index 2017, New Yor, USA. 115. Oliver Massmann (2017), Vietnam private sector development – outlook on the European union Vietnam free trade agreement, New Yor, USA. 116. Chen, S.C. (2013), “Integrating Technology Readiness into the Expectation–Confirmation Model: An Empirical Study of Mobile”, Cyberpsychology, Behabior, and Social Networking, (8), pp. 12-16. 117. Lee, M.C. (2010), “Explaining and predicting users’ continuance intention toward e-learning: an extension of the Expectation 161 Confirmation Model”, Computers & Education; (54), pp. 506–516. 118. Kuo, K. M., Liu. C.F., & Ma, C.C. (2013), “An investigation of the effect of nurses’technology readiness on the acceptance of mobile electronic medical record systems”, BMC Medical Informatics and Decision Making, (13), pp. 88 - 95. 119. Lu, J., Wang, L., & Hayes, L.A. (2012), “How do technology readiness, platform functionality and trust influence c2c user satisfaction?” Journal of Electronic Commerce Research, (1), pp. 50-69. 120. Parasuraman. A., & Colby, C. L. (2014), “An updated and Streamlined Technology Readiness Index: TRI 2.0, Journal of Service Resaerch, (8), pp. 1-16. 121. Wang, Y., So KKF., & Sparks, B.A .(2016), “Technology Readiness and Customer Satisfaction with Travel Technologies: A Cross-Country Investigation”, Journal of Travel Research, (9), pp. 20-25. 162 PHỤ LỤC PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (dành cho các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Nam) Đánh giá một số nội dung chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kính thưa Ông/Bà, Để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tác giả tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài tỉnh về một số nội dung chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn. Các ý kiến của ông bà thuần tuý được phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Ông/Bà! (Lưu ý: Tên của ông/bà và doanh nghiệp ông/bà đại diện sẽ được giữ kín. Ông/bà không cần viết tên mình hoặc tên doanh nghiệp vào phiếu này). Ngày tháng 10 năm 2016 163 1. Theo ông bà, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam có thuận lợi để phát triển công nghiệp không? a) Rất thuận lợi; b) Thuận lợi; c) Bình thường; d) Bất lợi; e) Rất bất lợi 2. Theo ông bà, điều kiện kinh tế - xã hội của Quảng Nam có thuận lợi để phát triển công nghiệp không? a) Rất thuận lợi; b) Thuận lợi; c) Bình thường; d) Bất lợi; e) Rất bất lợi Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với phát triển công nghiệp 3. Ông bà có biết quy hoạch phát triển công nghiệp của Quảng Nam hay không a) Có b) Không Nếu câu trả lời là “có”, chuyển sang câu 4. Nếu câu trả lời là “không”, chuyển sang câu 8 4. Nếu có, theo ông bà, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam như thế nào? a) Tốt, có tính khả thi cao; b) Tương đối tốt, có tính khả thi nếu điều kiện thuận lợi c) Trung bình; d) Không tốt lắm, còn khá chung chung; e) Rất kém, không phù hợp với địa phương 5. Theo ông bà, hạn chế của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam là gì (có thể chọn nhiều ý)? a) Quá dàn trải b) Chưa khai thác được lợi thế so sánh c) Triển khai chậm d) Không ổn định, nhất quán. 6. Theo ông bà, ưu điểm của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam là gì (có thể chọn nhiều ý)? 164 a) Quy hoạch tương đối đầy đủ, rõ định hướng; b) Qui hoạch phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh; c) Qui hoạch được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; d) Qui hoạch gắn với các chính sách đảm bảo thực hiện. 7. Theo ông bà cần hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam theo hướng nào? a) Bổ sung khu, cụm, ngành công nghiệp; b) Loại bớt, thu hẹp các khu, cụm công nghiệp không hiệu quả; c) Xây dựng các kế hoạch thực hiện chi tiết, có tính khả thi; d) Gắn kết qui hoạch với các nội dung khác trong phát triển công nghiệp 8. Theo ông bà, môi trường kinh doanh, phát triển công nghiệp ở Quảng Nam như thế nào? a) Rất tốt; b) khá tốt; c) Trung bình; d) Không tốt; e) Rất kém 9. Ông bà thấy môi trường kinh doanh, phát triển công nghiệp ở Quảng Nam so với 5 năm trước như thế nào? a) Cải thiện rất rõ rệt; b) Có một chút cải thiện; c) Không thay đổi; d) Hơi kém đi; e) Kém hơn nhiều. 10. So với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Nam: a) Rất tốt; b) Trên trung bình; c) Trung bình; d) dưới trung bình; e) Rất kém. 11. Đâu là hạn chế lớn nhất trong môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Nam (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án a) Khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính, giấy phép b) Thường xuyên bị kiểm tra, thanh tra c) Khó tiếp cận đất đai d) Thiếu tiếp cận nguồn nhân lực có kỹ năng 165 e) Hạ tầng chưa phát triển f) Thiếu thông tin g) Khác 12. Ông bà có phải mất chi phí bôi trơn khi làm việc với cán bộ, công chức quản lý hay không? a) 100% lần làm việc; b) Chỉ với các thủ tục phức tạp c) Chỉ khi bị cán bộ, công chức gây khó dễ; d) Ít khi e) Chưa bao giờ. 13. Nếu mất phí bôi trơn, ông bà tự nguyện bôi trơn để nhanh thủ tục hay do cán bộ, công chức vòi vĩnh công khai? a) Tự nguyện b) Bị vòi vĩnh c) Cả 2 trường hợp 14.Việc thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh trên thực tế ông bà đánh giá như thế nào? a) Thực hiện tốt; b) Thực hiện được cơ bản c) Thực hiện thấp d) Hầu như không thực hiện được 15. Việc cải thiện môi trường kinh doanh có phải là yếu tố quyết định đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay không? a) Là yếu tố quyết định; b) là yếu tố quan trọng c) Là một trong những yếu tố d) Không phải là yếu tố quan trọng lắm. 16. Ông bà có đồng tình với hướng cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh không? a) Rất đồng tình; b) Cơ bản đồng tình; c) Chưa đồng tình 17. Ông bà có biết hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Nam không? a) Có b) Không c) Không trả lời 18. Theo ông bà, tần suất thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư Quảng Nam là: a) Quá nhiều b) Nhiều c) Trung bình d) Ít e) Quá ít 166 19. Theo ông bà, hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp của Quảng Nam như thế nào? a) Rất hiệu quả; b) Hiệu quả; c) Bình thường; d) Ít hiệu quả e) Hoàn toàn không hiệu quả 20. Theo ông bà, hình thức xúc tiến đầu tư vào công nghiệp nào sẽ hiệu quả nhất a) Qua truyền thông; b) Qua hội nghị, hội thảo; c) Qua các doanh nghiệp trung gian; d) Qua tiếp xúc trực tiếp của chính quyền; e) Khác 21. Theo ông bà, Quảng Nam có hấp dẫn với nhà đầu tư vào ngành công nghiệp không? a) Rất hấp dẫn b) Tương đối hấp dẫn c) Bình thường d) ít hấp hẫn e) Hoàn toàn không hấp dẫn 22. Nếu là nhà đầu tư sản xuất công nghiệp, ông bà có chọn đầu tư vào Quảng Nam hay không? a) Chắc chắn chọn b) Sẽ cân nhắc chọn c) Chưa biết d) ít khả năng chọn e) Chắc chắn không chọn. 23. Ông bà có biết về ưu đãi đầu tư của Quảng Nam không? a) Có b) Không 23.Theo ông/bà, ưu đãi đầu tư của tỉnh Quảng Nam như thế nào a) Rất tốt; b) Khá tốt; c) Bình thường; d) ít ưu đãi; e) Không ưu đãi gì 24. Theo ông bà, ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng như thế nào trong quyết định đầu tư sản xuất công nghiệp? a) Có ý nghĩa quyết định b) Khá quan trọng c) Là một yếu tố được xem xét d) Không quan trọng lắm e) Hoàn toàn không quan trọng 25. Theo ông bà, việc thực hiện qui hoạch phát triển công nghiệp của Quảng Nam có được tuân thủ chặt chẽ không? 167 a) Tuân thủ nghiêm b) Cơ bản tuân thủ nhưng vẫn có chỗ vi phạm c) Qui hoạch một đằng thực hiện một nẻo; d) Không biết 26. Theo ông bà, tỉnh Quảng Nam có thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh hay không? a) Rất thường xuyên b) Thi thoảng mới kiểm tra; c) Hầu như không kiểm tra; d) Không biết 27. Theo ông bà, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp ở Quảng Nam như thế nào? a) Rất ô nhiễm b) Tương đối ô nhiễm c) Ô nhiễm trung bình d) Ít ô nhiễm e) Hoàn toàn không ô nhiễm 28. Theo ông bà, kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường của Quảng Nam thực hiện như thế nào a) Rất tốt; b) Khá tốt; c) Trung bình; d) Kém; e) Rất kém 29. Ngoài vấn đề môi trường, phát triển công nghiệp ở Quảng Nam có vấn đề xã hội nào (có thể chọn nhiều phương án)? a) Nhà ở cho công nhân b) Bảo hiểm xã hội và phúc lợi của công nhân c) Môi trường làm việc, an toàn lao động d) Quan hệ công nhân với quản lý doanh nghiệp e) Khác 30. Mức độ cải thiện điều kiện làm việc của công nhân sản xuất công nghiệp trong 5 năm qua a) Cải thiện nhiều b) Có cải thiện ít nhiều c) Không thay đổi d) Kém đi e) Kém đi nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_cong_nghiep_tinh_quang_nam_trong_giai_doa.pdf
  • pdfNguyen Quang Thu - tom tat LA dich.pdf
  • pdfTom tat 24tr Nguyen Quang Th.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Quang Thu.pdf
Luận văn liên quan