Quy mô vốn đầu tư cũng có xu hướng tăng. Các dự án đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp tập trung chủ yếu vào các cụm công nghiệp, các KCN, khu kinh tế cửa khẩu và các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp điện, công nghiệp khai thác than, công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm - đồ uống. Tỉnh đã quy hoạch đầu tư các CNN, KCN cùng với các chính sách và giải pháp cụ thể để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Hiện nay, ngành công nghiệp của tỉnh đã có một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu có giá trị như
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ một số hạn chế như ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị sản xuất trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối. Tình trạng lãng phí đầu tư còn diễn ra trong các KCN, CCN; vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.
166 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụm được hình thành sau Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 6 CCN cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng, 6 CCN đã bồi thường GPMB nhưng chưa triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; CCN Hương Canh II, chưa lập lại quy hoạch chi tiết khi chuyển chủ đầu tư từ UBND huyện Bình Xuyên sang cho Công ty TNHH thương mại XNK tổng hợp Hà Thành; CCN An Tường chưa thực hiện xong phương án bồi thường GPMB. Diện tích đã quy hoạch của 14 CCN trên là 279,79 ha, diện tích đất công nghiệp có khả năng cho thuê là 165,07 ha; trong đó, đã cho thuê là 68,76 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân là 41,7%. Tại các cụm CN đã có 99 dự án đi vào sản xuất kinh doanh với vốn đầu tư khoảng 1.065,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 6.126 lao động, chiếm 9,18% tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Công Thương Vĩnh Phúc: huyện Bình Xuyên đã hình thành 3 CCN, tổng diện tích quy hoạch 69,32 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 15,14%; huyện Vĩnh Tường đã hình thành 5 CCN, tổng diện tích quy hoạch 114,76 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 45,67%; huyện Yên Lạc đã hình thành 4 CCN, tổng diện tích quy hoạch 59,22 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 47,02%; huyện Tam Dương mới hình thành Cụm Công nghiệp Hợp Thịnh đã cho thuê khoảng 11ha/41,3 ha diện tích đất công nghiệp; huyện Lập Thạch mới hình thành Cụm Công nghiệp Lập Thạch đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và san lấp được 3,6ha/7,2 ha quy hoạch.
Một số kết quả đã đạt được:
- Cụm làng nghề rèn Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch là 10,6ha, vốn đầu tư 13,44 tỷ đồng đã đưa được 28 hộ sản xuất của làng nghề vào cụm.
- Cụm làng nghề rắn Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường) với diện tích 20,6ha và vốn đầu tư là 17,65 tỷ đồng, phục vụ cho 75 hộ nuôi rắn tiêu biểu ở địa phương, giải quyết việc làm cho 300 lao động tại xã;
- Cụm TTCN thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc) có diện tích 6,3ha vốn đầu tư 14,6 tỷ đồng;
- Cụm làng nghề Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) tái chế sắt vụn được xây dựng trên diện tích 1ha, tổng vốn đầu tư trên 47 tỷ đồng, bước đầu đã đưa được 523 hộ vào cụm, giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu dân cư;
- Cụm làng nghề mộc Thanh Lãng (Bình Xuyên), với diện tích quy hoạch 17,7ha, đầu tư xây dựng 34 tỷ đồng, hiện cũng chuẩn bị đưa các hộ sản xuất ra nơi làm việc mới.
3 cụm làng nghề mộc An Tường (Vĩnh Tường), gốm Hương Canh (Bình Xuyên), chế biến khoáng sản Xuân Hoà (Lập Thạch) đang triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, trên diện tích gần 40 ha.
Để khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều chương trình khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ và làm hàng xuất khẩu. Trung tâm đã mời các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Khả Ðào (Hà Nội) và làng nghề đan lát Ngọc Ðồng (Hà Nam) về mở lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu cho hơn 5.000 học viên thuộc những làng nghề truyền thống đan lát ở xã Triệu Ðề, Ðồng Ích, Văn Quán (Lập Thạch), Trung Kiên (Yên Lạc), Minh Quang (Tam Đảo). Sau một thời gian học nghề, các học viên đã làm nòng cốt cho việc khôi phục những làng nghề đan lát, từ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đã chuyển sang làm hàng mây tre đan xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ, đem lại thu nhập cao. Tại Hải Lựu, sau thời gian học nghề từ những nghệ nhân làm đá mỹ nghệ Đà Nẵng, các thanh niên đã có thể tự tay phá đá tạo hình làm những sản phẩm đá mỹ nghệ có chất lượng cao. Ðến nay, làng nghề đá Hải Lựu được khôi phục với hơn 500 lao động. Hai công ty TNHH Thanh Sơn, Tiến Thành chuyên sản xuất đá mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ đem về cho làng đá Hải Lựu hàng trăm tỷ đồng/năm. Làng nghề mộc Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên cũng tuyển chọn các thợ mộc khéo tay đưa sang học nghề mộc mỹ nghệ ở làng mộc Ðồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh. Lớp thợ mộc trẻ ở Thanh Lãng còn phối hợp với các thợ mộc có kinh nghiệm lâu năm phục chế lại các họa tiết hoa văn ở những đình làng bị hư hỏng, chế tác nhiều sản phẩm mộc theo lối cổ, phục vụ cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Bình quân mỗi năm làng mộc Thanh Lãng đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng.
Cùng với việc mời thầy giỏi về truyền nghề, trung tâm đã tổ chức mở các lớp đào tạo các nghề, thêu, mây tre đan, nghề mộc tại những xã còn trắng về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sau khi được đào tạo, truyền nghề các học viên đã trở thành lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt tại các làng nghề, các doanh nghiệp. Trung tâm còn hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất như phôi thép chất lượng cao tại Công ty TNHH Nguyệt Ánh, sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy tại Công ty Cosmos, sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Công ty TNHH Quế Lâm phương Bắc, sản xuất đồ nội thất từ tấm cót tại Công ty cổ phần Tre Việt; hỗ trợ đầu tư thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho một số nghề; phối hợp với các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tổ chức bồi dưỡng kiến thức, đào tạo tin học và ứng dụng thương mại điện tử cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ khuyến công xã, huyện. Với cách làm này, nhiều làng nghề TTCN đã từng bước được khôi phục và phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo và đổi thay diện mạo nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và có các đề án khôi phục hỗ trợ phát triển các làng nghề TTCN mang lại những kết quả đáng khích lệ. Một số làng nghề truyền thống đã và đang phát triển như: đá Hải Lựu (Lập Thạch), mộc Thanh Lãng, gốm Hương Canh (Bình Xuyên); đan lát Triệu Đề (Lập Thạch)... Hàng chục xã trước đây còn trắng về CN – TTCN nay đã có nghề mới như nghề thêu ở Thanh Lãng, Phú Xuân, Tân Phong (Bình Xuyên), nghề mây tre đan ở Vân Trục, Văn Quán, Cao Phong, Đồng Thịnh (Lập Thạch), nghề mộc ở Lý Nhân (Vĩnh Tường)... Nhiều làng nghề phát triển theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ và làm hàng xuất khẩu như làng mộc Thủ Độ (xã An Tường, huyện Vĩnh Tường)...
Khu công nghiệp
Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 20 khu công nghiệp được phê duyệt; trong đó có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động như: khu công nghiệp Kim Hoa, diện tích 105 ha thuộc thị xã Phúc Yên, giai đoạn I đã lấp đầy 100%; khu công nghiệp Phúc Yên có diện tích 149,03 ha; khu công nghiệp Bình Xuyên 271 ha; khu công nghiệp Bình Xuyên II diện tích 485 ha; khu công nghiệp Bá Thiện, diện tích gần 327 ha; khu công nghiệp Bá Thiện II diện tích 308 ha; khu công nghiệp Khai Quang 262 ha...
Các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được các dự án đầu tư có quy mô và tiềm năng tài chính, đặc biệt KCN Bá Thiện có mức giá cho thuê hạ tầng hợp lý, tiếp tục thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Trong năm 2013 các KCN đã thu hút được 12 dự án, gồm 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 236,2 triệu USD (gồm 128,8 triệu USD vốn đăng ký mới và 107,4 triệu USD của 10 lượt dự án điều chỉnh, tăng vốn đầu tư), tăng 28,8% về vốn đầu tư so cùng kỳ 2012, đạt 94,5% kế hoạch năm; và cấp mới 01 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 162,58 tỷ đồng, chỉ bằng 33,33 % về số dự án và 28,56% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ 2012.
-KCN Bình Xuyên:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc.
Vị trí, thuộc huyện Bình Xuyên, nằm cạnh đường Quốc lộ 2 (Nội Bài – Lào Cai); cách sân bay Quốc tế Nội Bài 18km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45km, cách cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 160 km, nằm sát tuyết đường sắt Hà Nội – Lao Cai – Côn Minh (Trung Quốc), cách ga đường sắt 02 km. Diện tích: 271 ha.
Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 79,4% tổng diện tích đất công nghiệp đã được bồi thường, GPMB và có thể cho thuê.
Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đạt 228,2 tỷ đồng/573,54 tỷ đồng, đạt 39,79%.
Các tuyến đường giao thông nội bộ KCN chưa thể đấu nối khép kín và thông tuyến do gặp khó khăn về bồi thường GPMB. Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải KCN theo quy hoạch vướng bồi thường GPMB, đã điều chỉnh vị trí nhưng diện tích điều chỉnh cũng vướng các hộ dân tái lấn chiếm, chưa bảo vệ thi công được nên chưa thể xây dựng trạm xử lý.
Số dự án đã đăng ký đầu tư là 37, số dự án đã hoạt động là 26. Số vốn đăng ký là 179,34 triệu USD và 1.186 tỷ đồng.
Các sản phẩm của KCN: phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, hoá chất, sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới
- KCN Khai Quang
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc.
Địa điểm: Thuộc thành phố Vĩnh Yên, cạnh Quốc lộ 2A, cách ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai khoảng 2km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km. Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 170 km; cách Ga đường sắt 4 km.
Diện tích: 262 ha, diện tích đất công nghiệp 170,6 ha, diện tích đất đã cho thuê là 130 ha.
Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 74,1%.
Số dự án đã đăng ký đầu tư là 53 số dự án đã hoạt động là 36.
Số vốn đăng ký: 282,67 triệu USD và 304 tỷ đồng, số vốn thực hiện: 136,374 triệu USD và 134,6 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 156,04 tỷ đồng/286 tỷ đồng, đạt 54,56%.
Sản phẩm KCN: đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại...
- KCN Kim Hoa
Chủ đầu tư: Tổng công ty phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO).
Vị trí: thuộc thị xã Phúc Yên, nằm sát đường Quốc lộ 2A, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 10 km, cách Trung tâm Thủ đô; Hà Nội 35km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 152km; Nằm sát tuyết đường sắt Hà Nội Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), cách Ga Phúc Yên 1km.
Diện tích: 105 ha (giai đoạn I: 50 ha; giai đoạn II: 55 ha) thuộc thị xã Phúc Yên.
Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 100% diện tích đất công nghiệp Giai đoạn I. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 60,99 tỷ đồng/95,01 tỷ đồng, đạt 64,19%.
Số vốn đăng ký: 290,427 triệu USD; Số vốn thực hiện: 203,76 triệu USD, các sản phẩm của KCN là sản xuất và lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy.
-KCN Phúc Yên
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Phúc Hà.
Vị trí: nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) ; cách Ga đường sắt 3 km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 9 km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 151km; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 34km.
Diện tích: 149,03 ha, diện tích đất công nghiệp: 98,55 ha tại thị xã Phúc Yên; tỉnh Vĩnh Phúc.
Các sản phẩm của KCN: thiết bị phục vụ ngành hàng không, sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác và quang học, thiết bị y tế, thiết bị điện, điện lạnh, phụ tùng ô tô xe máy.
-KCN Bá Thiện
Chủ đầu tư: Công ty TNHH quản lý và phát triển hạ tầng Compal (Việt Nam).
Vị trí: Thuộc huyện Bình Xuyên, cách đường cao tốc (Nội Bài- Lao Cai) 5 km, các sân bay quốc tế Nội Bài 23 km, các trung tâm thủ đô Hà Nội 53km, cách cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 168 km.
Diện tích: 326,9 ha (diện tích đất công nghiệp 207,92 ha; diện tích đât đã cho thuê: 53ha).
Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 56,9%.
Chủ đầu tư hạ tầng KCN là Công ty TNHH Compal Việt Nam.
Số vốn đăng ký là 691,3 triệu USD và số vốn thực hiện: 16 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 3,82 triệu USD/78,5 triệu USD, đạt 4,87%, chủ yếu đầu tư cho việc san lấp mặt bằng và làm nền đường.
Các sản phẩm của KCN : máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; Sản xuất linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng; Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
-KCN Bá Thiện II
Chủ đầu tư: Công ty TNHH VINA-CPK.
Diện tích: 308 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 212 ha.
Sản phẩm KCN: công nghiệp nhẹ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp viễn thông, linh kiện điện tử, lắp ráp, sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; logistics và các ngành công nghiệp hỗ trợ khác; sản xuất trang thiết bị công nghiệp
-KCN Bình Xuyên II
Chủ đầu tư hạ tầng KCN là Tập đoàn KHKT Hồng Hải – Đài Loan.
Vị trí: Thuộc huyện Bình Xuyên , cách đường cao tốc Nội Bài- Lao Cai, 2km, Các sân bay Quốc tế Nội Bài 20 km, cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km, cách cảng Cai Lân (Quảng Ninh) 165 km; cách Ga đường sắt 4 km.
Diện tích: 485 ha (diện tích đất công nghiệp 281,3ha; diện tích đât đã cho thuê: 34ha).
Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 65,8% tổng diện tích đất công nghiệp đã được bồi thường, GPMB và có thể cho thuê.
Số dự án đã đăng ký đầu tư là 03 và số vốn đăng ký là 318 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là 2 triệu USD/100 triệu USD, đạt 2%, chủ yếu dùng vào việc san lấp mặt bằng KCN.
Sản phẩm công nghiệp: điện thoại di động, linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng, thiết bị âm thanh điện tử; Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Sản xuất sản phẩm điện tử; Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 25% doanh thu trở lên.
-KCN Hợp Thịnh
Năm 2008 đã bồi thường, GPMB được 33,39 ha/128 ha, gồm 33,0 ha thuộc xã Yên Bình (huyện Vĩnh Tường) và 0,39 ha thuộc xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc). Hiện nay, còn 93 ha với 727 hộ dân thuộc xã Hợp Thịnh chưa nhận tiền bồi thường – GPMB.
-KCN Chấn Hưng
Chủ đầu tư: Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Viglacera).
Địa điểm: Thuộc xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tiếp giáp thành phố Vĩnh Yên; Nằm cạnh Quốc lộ 2A, các thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 35 km. Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 170 km; Liền kề ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai.
Diện tích: 131,31 ha, diện tích đất công nghiệp 93,1 ha.
Tổng mức đầu tư hạ tầng KCN: 496 tỷ đồng.
Công tác giải phóng mặt bằng KCN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc tập trung vào việc giải quyết đất dịch vụ cho nhân dân, mặc dù đã có chủ trương của Thường trực Tỉnh uỷ về bảo vệ thi công san nền KCN, UBND tỉnh đã 2 lần tỉnh chỉ đạo lập phương án và bảo vệ thi công san nền nhưng chưa triển khai được. Hiện KCN này còn 3,1/131,31 ha của 31 lượt hộ dân chưa nhận tiền bồi thường - GPMB.
Các sản phẩm KCN: cơ khí chế tạo; thiết bị chính xác, kết cấu thép, chế tạp động cơ, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại.
-KCN Bá Hiến: Năm 2008 bồi thường, GPMB được 28 ha, trong đó có 11 ha thuộc đất nghĩa trang của 5 thôn thuộc xã Bá Hiến và 17 ha khu nhà ở công nhân của KCN; tổ chức di dời được 556/581 ngôi mộ nằm trong KCN ra nghĩa trang mới. Khu tái định cư đã có hạ tầng giao thông, đường điện, đường cấp, thoát nước. Đã xây dựng được 172 nhà tạm cư để cho các hộ dân đạt tiêu chuẩn tái định cư của thôn Trại Cúp và thôn Bắc Kế di chuyển đến. Hiện KCN này còn 1,3 ha với 80/172 hộ dân thôn Trại Cúp, Bắc kế -xã Bá Hiến chưa nhận tiền bồi thường, GPMB.
-KCN Sơn Lôi
Diện tích: 300 ha.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc.
Các sản phẩm KCN: máy móc thiết bị dịch vụ vận chuyển, sửa chữa và đóng mới container, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, sản xuất khuôn mẫu bằng kim loại hoặc phi kim loại, sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn, sản xuất máy công cụ gia công kim loại
-KCN Nam Bình Xuyên
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc.
Diện tích: 304 ha, diện tích đất công nghiệp: 208,8 ha
Các sản phẩm KCN: phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, cơ khí chính xác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại...
-KCN Hội Hợp
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Lệ Trạch (Đài Loan).
Địa điểm: phía Tây thành phố Vĩnh Yên, thuộc phường Hội Hợp, nằm sát Quốc lộ 2A, cách sân bay Quốc tế Nội Bìa 35 km, cách thủ đô Hà Nội 50 km, cách sảng Cái Lân (Quảng Ninh) 161km; Nằm sát tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Công Minh (Trung Quốc), cách ga Vĩnh Yên 04 km.
Diện tích: 150 ha, diện tích đất công nghiệp 65 ha.
Các sản phẩm KCN: sản xuất các linh kiện điện tử, bản mạch điện tử, linh phụ kiện máy vi tính; Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông.
-KCN Vĩnh Tường
Địa điểm: huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm cách đường Quốc lộ 2A (Hà Nội - Lào Cai) 5 km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 35 km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 180 km; cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 70 km.
Diện tích: 200 ha, diện tích đất công nghiệp: 130 ha.
Sản phẩm của KCN: sản xuất phụ tùng ô tô xe máy, công nghiệp phụ trợ, thực phẩm đồ uống, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, da giày, hàng tiêu dùng.
-KCN Vĩnh Thịnh
Địa điểm: huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Diện tích: 270 ha, diện tích đất công nghiệp: 180 ha. Nằm cách đường Quốc lộ 2A (Hà Nội - Lào Cai) 17 km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 47 km, cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 42 km.
Sản phẩm KCN: Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ đường thuỷ, đóng tàu.
-KCN Tam Dương I
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thương mại Sông Hồng Thủ đô; Công ty Quảng Lợi; Doanh nghiệp tư nhân Tiến Mạnh.
Địa điểm: huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 28 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 166 km; Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 58 km.
Diện tích: 700 ha, diện tích đất công nghiệp: 450 ha.
Sản phẩm KCN sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác , thiết bị điện, chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất thang máy, thang cuốn; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại..
-KCN Tam Dương II
Địa điểm: huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cách đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) 4 km ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 29 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 170 km; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 62 km.
Diện tích: 750 ha, diện tích đất công nghiệp: 450 ha.
Sản phẩm KCN: sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác , thiết bị điện, chế tạo máy nông nghiệp; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại...
-KCN Lập Thạch I
Địa điểm: huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc); cách sân bay Quốc tế Nội Bài 41 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 187 km; Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 70 km
Diện tích: 150 ha, diện tích đất công nghiệp: 90 ha.
Sản phẩm KCN: sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, cấu kiện xây dựng, thiết bị y tế, dược phẩm.
-KCN Lập Thạch II
Chủ đầu tư: Tập đoàn PRIME.
Địa điểm: huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Cách đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) 3 km ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 44 km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 190 km; Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 73 km
Diện tích: 250 ha, diện tích đất công nghiệp: 160 ha.
Sản phẩm KCN: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh; máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, thực phẩm , may mặc, da giầy,thiết bị y tế, dược phẩm.
-KCN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa
Địa điểm: huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Cách đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) 11 km ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 181 km; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 74 km.
Diện tích: 600 ha, diện tích đất công nghiệp: 390 ha.
Sản phẩm KCN: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da giầy, thực phẩm, đồ uống, chế biến nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng.
- KCN Sông Lô I
Địa điểm: huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 46 km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 192 km; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 75 km
Diện tích: 200 ha, diện tích đất công nghiệp: 120 ha.
Sản phẩm KCN: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, , cơ khí chính xác, thiết bị điện, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh; máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, thực phẩm , may mặc, thiết bị y tế, dược phẩm.
- KCN Sông Lô II
Địa điểm: huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. : Nằm cạnh đường Xuyên Á ( Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) ; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 42 km, cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 188 km; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 71 km.
Diện tích 180 ha, diện tích đất công nghiệp: 115 ha.
Sản phẩm KCN: cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, máy móc thiết bị y tế, thiết bị điện.
Kết quả thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh hết năm 2013 tăng cao so với cùng kỳ và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt là thu hút FDI, đạt kết quả cao nhất trong thời kỳ 2011-2012, số lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư tăng mạnh, chủ yếu là nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Ban quản lí các KCN Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án với tổng vốn đầu tư 395,3 triệu USD và 2.979,45 tỷ đồng, trong đó:
- Dự án FDI: cấp mới 36 dự án với vốn đầu tư đăng ký 331,8 triệu USD tăng 2,4 lần về số dự án và 74,7% về vốn đầu tư so với năm 2013; điều chỉnh, tăng vốn đầu tư cho 10 lượt dự án với số vốn tăng 63,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thu hút năm 2013 đạt 395,3 triệu USD, tăng 25,2% về vốn đầu tư so với cùng kỳ và đạt 263,5% kế hoạch 2013.
- Dự án DDI: cấp mới 06 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 2.871,09 tỷ đồng, bằng 150% về số dự án và 70,89% về vốn đầu tư so với năm 2013; thực hiện điều chỉnh, tăng vốn đầu tư cho 06 lượt dự án với số vốn tăng thêm 108,36 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới năm 2013 đạt 2.979,45 tỷ đồng, bằng 120% về số dự án và 57,52% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2012, đạt 425% kế hoạch năm 2013.
Trong số các dự án cấp mới năm 2013 có 6 dự án của tập đoàn Prime chuyển đổi từ doanh nghiệp DDI sang FDI với vốn đầu tư 43,22 triệu USD và 02 dự án DDI đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Tam Dương II - khu A và khu B, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.205,20 tỷ đồng.
Các dự án FDI cấp mới và điều chỉnh tăng vốn năm 2013 phần lớn là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, đầu tư vào các KCN Bình Xuyên, Khai Quang, Bá Thiện, thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào các ngành ưu tiên của tỉnh, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo điện tử, linh kiện điện tử, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, chế tạo VLXD, chế biến nông – lâm nghiệp, riêng lĩnh vực công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử có 17 dự án, chiếm 40,47% tổng số dự án cấp mới.
Đến hết năm 2013, số dự án còn hiệu lực thuộc thẩm quyền quản lý của Ban là 171 dự án, gồm 37 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 11.936,15 tỷ đồng và 134 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.780,53 triệu USD. Vốn thực hiện dự án DDI đạt 723,81 tỷ đồng, tỷ lệ VTH đạt 28,55% tổng vốn đầu tư đăng ký; Vốn thực hiện dự án FDI đạt 228,0 triệu USD, tỷ lệ VTH đạt 50,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bên cạnh việc thu hút dự án mới, tiến độ giải ngân của các dự án cũng đạt được kết quả cao, đặc biệt là, vốn thực hiện của các dự án FDI tăng 52% so với cùng kỳ. Số dự án đi vào hoạt động SXKD tăng mạnh, có thêm 20 dự án đi vào hoạt động SXKD (chưa tính các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư từ DDI sang FDI), tăng 2 lần so với năm 2013, trong đó có 12/19 dự án mới được cấp GCNĐT trong năm 2014.
Đạt được kết quả này, là do trong những năm gần đây Ban quản lí các KCN Vĩnh Phúc đã chọn lọc được những nhà đầu thật sự có năng lực, sản phẩm đầu ra có thị trường tốt nên ngay khi được cấp giấy chứng nhận, nhà đầu tư đã nhanh chóng triển khai dự án, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.1. Những kết quả đạt được
Ngành công nghiệp tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở khai thác các tiềm năng phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đã từng bước nỗ lực vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được một số thành tựu sau:
Quy mô GTSXCN tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên qua các năm từ 6.802,2 tỷ đồng năm 2000 lên 121.746,7 tỷ đồng năm 2013, đóng góp 7,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng ĐBSH. Tốc độ tăng trưởng GTSX CN ở mức cao.
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ tính từ năm 2006 đến tháng 12/2013, Vĩnh Phúc đã thu hút được 70 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,56 tỷ USD của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những Tập đoàn lớn trên thế giới như: Toyota, Honda, Daewoo, Piaggio, Compal, Hồng Hải... Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện hình thành nên các trung tâm công nghiệp lớn về sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng và đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ cao. Từ kết quả về thu hút đầu tư trên, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:
Số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên đia bàn tỉnh là 164 doanh nghiệp. Trong đó: 87 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 77 doanh nghiệp trong nước. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cơ khí, xe máy và linh kiện xe máy, phụ tùng ô tô, đệm ghế ô tô, dệt may, linh kiện điện tử, chè. Thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Iatlia mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dây chuyền, máy móc, công nghệ tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp FDI. Phần nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, địa phương chỉ chiếm 8-10% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm.
Giải quyết việc làm cho gần 2,6 vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy. Trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%, riêng 3 năm gần đây mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 01 vạn lao động, chưa kể các lao động trực tiếp thi công trên các công trường xây dựng và lao động gián tiếp khác.
Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam công bố, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc, 6/63 tỉnh cả nước; Vĩnh Phúc dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
3.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, sự phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn tại những hạn chế cụ thể là:
Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị sản xuất trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối. Trong cơ cấu GTSXCN theo lãnh thổ thì Phúc Yên đóng góp hơn 80%; Vĩnh Yên 8,5%; Bình Xuyên 8,2%; Vĩnh Tường 1,2% GTSXCN; các huyện khác đều đóng góp dưới 1% GTSXCN...
Những năm gần đây, không ít cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà không mời gọi được các doanh nghiệp, các dự án đến đầu tư. Diện tích bỏ hoang quá lớn gây bức xúc cho cán bộ và nông dân trên địa bàn.
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chất lượng hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa cao cả về đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý rác, nước thải, mỹ quan khu công nghiệp. Mới chỉ có khu CN Khai Quang đã xây dựng xong Trạm xử lý nước thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm); việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các KCN khác đã đi vào hoạt động còn chậm hoặc chưa triển khai . KCN Bá Thiện chưa đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho các dự án đầu tư vào khu. Các chủ đầu tư hạ tầng chậm hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, như hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của KCN Bình Xuyên, hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của KCN Khai Quang chưa được lập do chưa được các ngành xác định rõ ranh giới phạm vi của KCN
Một số dự án triển khai xây dựng còn chậm, kéo dài thời gian xây dựng, không thực hiện đúng tiến độ đăng ký tại Giấy chứng nhận đầu tư như: các dự án đầu tư của công ty Cowin Fastener, Công ty Toyotaki, Công ty GHS, công ty Minh Phúc, công ty Vinh Phát, công ty DHP, Nhà máy bơm nước Đại Việt... Trong năm 2013 UBND tỉnh đã phải thu hồi đất của một số dự án chậm triển khai như: công ty Đồng Khánh, công ty Thanh Hoà, công ty Malt bia... để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa dứt điểm, trong đó Công ty Malt bia, công ty Thanh Hoà đề nghị giãn tiến độ để tiếp tục triển khai dự án nhưng thực tế vẫn không triển khai được.
Sự liên kết vùng trong phát triển công nghiệp của tỉnh còn yếu kém dẫn đến hiện tượng đầu tư còn chồng chéo và không hiệu quả. Việc liên kết cung ứng nguyên liệu và bán thành phẩm giữa các doanh nghiệp trong vùng còn hạn chế nên chưa tận dụng và khai thác hết các tiềm năng sẵn có để phát triển công nghiệp.
Vấn đề môi trường luôn được tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm trong quá trình phát triển ngành công nghiệp cũng như các ngành khác. Tuy nhiên, ở một số cơ sở sản xuất công nghiệp còn buông lỏng trong công tác quản lí, xảy ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Dựa trên các tiêu chí đánh giá sự phát triển và phân bố công nghiệp, chương 3 đã đưa ra những phân tích và nhận xét xác đáng về thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
Việc thấy rõ những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại trong phát triển công nghiệp sẽ là cơ sở đưa ra định hướng cũng như những giải pháp phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGIỆP VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1.1. Quan điểm
Dựa trên nguồn lực phát triển công nghiệp, đồng thời xuất phát từ thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua, quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới được xác định cụ thể như sau:
- Phát triển công nghệ nhanh, hiệu quả, bền vững, tăng cường kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng. Phù hợp với các quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ chủ doanh nghiệp và lao động có trình độ chuyên môn cao. Phát triển nguồn nhân lực có trí thức cao phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp phải coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp. Phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh, có chọn lọc công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp khai thác, hóa chất ,... ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản xuất công nghiệp cơ khí, điện tử, linh kiện điện tử, công nghiệp phục vụ nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới.
- Bố trí hợp lí công nghiệp trên các vùng, phát huy hiệu quả KCN, CCN hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổng hợp quy mô lớn, hiệu quả cao.
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Mục tiêu chung
Bảo đảm nguyên tắc phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng, phù hợp vớiảo bối cảnh quốc tế, khu vực; đồng thời bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế giải quyết tốt các vấn đề xã hội, kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, mục tiêu chung phát triển kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc cho đến năm 2020 bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành trung tâm kinh tế là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam, đồng thời là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.
Phấn đầu đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đạt được những tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp mà vẫn đảm bảo được nhu cầu đầu tư và chủ động hội nhập kinh tế, ít phụ thuộc vào nhiều nguồn vốn bên ngoài, phương án chiến lược được lựa chọn cần huy động tốt nhất các tiềm năng nội sinh phù hợp với sự khai thác các yếu tố ngoại sinh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tỉ trọng công nghiệp chiếm 42 đến 45% GDP toàn tỉnh, giá trị GDP công nghiệp đạt 13706 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân 16%/năm, tăng 3,6%/năm so với giai đoạn 2006 đến 2010.
4.1.3. Định hướng phát triển
4.1.3.1. Định hướng chung
Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cần phát triển công nghiệp theo phương châm nội lực là chính, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng, liên ngành.
Thực hiện đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Tập chung phát triển các ngành có thế mạnh ở địa phương: công nghiệp chế biến nông-lâm sản-thực phẩm, công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp hiện hóa và phân bón, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp dệt may, da dày. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm nghệ công nghệ cao hơn (công nghiệp hỗ trợ) như ngành chế tạp máy và gia công kim loại, ngành thiết bị kỹ thuật điện, điện tử, ngành sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu.
Phát triển công nghiệp phải gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Ưu tiên các dự án thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, các dự án phục vụ xuất khẩu và dự án tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
4.1.3.1. Định hướng phát triển theo ngành
a. Công nghiệp hóa chất
- Phát triển đa dạng các sản phẩm phân bón, nâng cao tỷ trọng sản phẩm hóa chất và các sản phẩm khác có giá trị cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt phát triển các sản phẩm hóa chất có gốc sun phát, phốt phát, florua, silicat...
-Tiếp tục nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, hàm lượng dinh dưỡng phân bón, đa dạng chủng loại và xử lý các chất thải bảo vệ môi trường.
-Đầu tư chiều sâu, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị lên ngang tầm với trình độ tiên tiến thế giới nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
-Bảo đảm vừa phát triển vừa bảo vệ và xử lý môi trường theo hướng phát triển bền vững.
b. Công nghiệp thực phẩm – đồ uống
-Đảm bảo nguồn nhiên liệu cho các cơ sở chế biến sẵn có như: chè, cồn rượu, ethanol...
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống có lợ thế cạnh tranh như chè , bia, rượu,... có nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có trong tỉnh và các tỉnh lân cận hoặc các sản phẩm có thị trường trong và ngoài nước rộng lớn, giá cả hấp dẫn.
- Đầu tư thay thế dần các thiết bị, công nghệ đã lạc hậu để không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thàng sản phẩm.
-Tác dụng các phụ phẩm, phế liệu làm thêm sản phẩm mới tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Xây dựng các cơ sở chế biến tâọ trung các KCN của tỉnh. Phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển nguồn nguyên liệu.
-Giảm dần cách sản phẩm sơ chế, đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm.
-Đăng kí thương hiệu và bảo hộ sở hữu thương hiệu.
c. Công nghiệp dệt may – da giày
-Chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm may mặc, vải sợ, thảm trải nền, giày xuất khẩu các loại.
-Tập trung cải tiến mẫu mã, đào tạo đội đội ngũ thiết kế, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, khac thị trường mới.
- Tăng cường đầu tư chiều sâu để khai thác, phát huy công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và đa dạng thị trường tiêu thụ. Phấn đấu đến năm 2016 đạt 1 – 1,3 triệu đôi giày, trên 90 triệu mét vải, 100 – 120 triệu sản phẩm may mặc, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 600 – 650 triệu USD.
-Thực hiện tốt đổi mới công nghệ mới một cách chủ động theo hướng đi tắt, đón đầu công nghệ tiên tiến, tạo bước nhảy về chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá được trình độ công nghệ để làm căn cứ cho các đề án đổi mới công nghệ.
- Tích cực kêu gọi đầu tư vào ngành da giày nhằm phát triển thêm các ngành mới, tăng giá trị sản xuất công nghiệp cho ngành da giày cũng như mở rộng quy mô ngành.
d. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
-Trong giai đoạn 2011-2020, Vĩnh Phúc tập trung phát triển các loại vật liệu có lợi thế như sau: sản xuất xi măng, gạch ốp lát các loại, sứ vệ sinh, VL xây, cát sỏi xây dựng, ngói,... lựa chọn quy mô đầu tư hợp lí đối với từng chủng loại VLXD, bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và các vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của đa số các loại VLXD là nặng và cồng kềnh.
e. Công nghiệp cơ khí
- Phát triển ngành chế tạo máy móc, trang bị phục vụ các ngành nông – lâm nghiệp và công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông – lâm nghiệp.
-Kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.
- Chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy và sản phẩm kim khí tiêu dùng.
4.1.3.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
a. Điểm công nghiệp
- Hình thành các điểm công nghiệp tại các xã miền núi, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn – lâm sản dồi dào, từ đó góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b. Cụm công nghiệp
-Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thành quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các CCN, đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong định hướng phát triển đến năm 2020, mỗi huyện, lựa chọn ra 1 đến 3 vị trí để thuận lợi đầu tư các CCN. Trong đó, các CCN nhỏ được ưu tiên cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Thực hiện lấp đầy cho diện tích cho thuê CCN. Trong định hướng đến phát triển năm 2020, sẽ đầu tư và lấp đầy 60 – 100 tổng diện tích các cụm công nghiệp đã xác định.
c. Khu công nghiệp
-Tiếp tục hoàn thiện và san lấp, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng (đường điện, cấp thoát nước, xử lí rác thải, khu nhà cho cán bộ nhân viên, y tế,...)đồng bộ cả trong và ngoài hàng rào cho các khu công nghiệp đã được phê duyệt trong quy hoạch.
- Tăng cường thu hút đầu tư, để lấp đầy các KCN là nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu đến năm 2020. Trong đó ưu tiên các dự án có vốn lớn và áp dụng công nghệ cao.
- Định hướng các ngành nghề trong khu công nghiệp: công nghiệp hóa chất, may xuất khẩu, công nghiệp lắp ráp cơ khí, điện tử, tin học, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,...
4.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
4.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả và nguồn vốn
Việc huy động và sử dồn vụng có hiệu quả nguồn vốn là giải pháp hàng đầu cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo.
Theo dự kiến, tổng mức vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 là 26295 tỉ đồng. Trong khi đó, nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong thời kì này chỉ đáp ứng 10-15% nhu cầu về vốn ODA, vốn tín dụng (20-22%), vốn đầu tư và vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn của nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học và công nghệ. Tập trung cao nguồn vốn NSNN đầu tư để đến năm 2020 hoàn thành các công trình hạ tầng chủ yếu, đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.2.2. Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được hình thành từ khá sớm, song chưa hoàn thiện. Nhu cầu phát triển công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật luôn phải đi trước một bước, một mặt nhằm làm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, mặt khác tạo điểm hấp dẫn, cơ hội thu hút vốn đầu tư.
Về giao thông: đầu tư đồng bộ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn và hệ thống đô thị, khu đô thị , khu du lịch và các tuyến đường vào KCN, khu đô thị, khu du lịch và các tuyến đường đầu nối giao thông huyết mạch.
Về phát triển mạng lưới điện: đầu tư mở rộng, nâng cao công suất và hệ thống lưới truyền tải, đảm bảo 100% hộ dân có điện, cung cấp đủ điện cho các khu công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh.
Về thông tin liên lạc: đầu tư hạ tầng về công nghệ thông tin, đảm ảo 100% số xã có điểm truy cập internet và điểm bưu điện xã.
Về CSHT và CSVCKT trong các KCN, CCN, thu hút đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất lĩ thuật trong các KCN, CCN trên địa bàn, chú trọng phát triển nhanh và mở rộng hệ thống giao thông đến các KCN, CCN.
4.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí quan trọng trong chiến lực phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Đối với công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về quy mô, chất lượng hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lí cho các thời kì phát triển công nghiệp.
Các giải pháp chủ yếu:
-Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình trường lớp và đào tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
- Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ làm nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật và hiện đại.
-Có chính sách thu hút hút nguồn lao động chất lượng cao.
- Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo trên 55%, trong đó đào tạo nghề từ 25-30%.
4.2.4. Triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ
Các biện pháp cụ thể bao gồm:
-Đẩy mạnh các nhiệm vụ trọng tâm về khoa học công nghệ, trong đó ưu tiên phát triển các cơ ở nghiên cứu khoa học trên địa bàn gắn với việc đào tạo, phát triển cán bộ khao học, tăng cường tiếp thu.
-Hợp tác với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ tại các trường trên địa bàn tỉnh.
-Xây dựng lộ trình công nghệ cho từng sản phẩm chủ yếu của tỉnh tham gia hội nhập thị trường khu vực và thế giới.
-Phát huy vai trò quản lý nhà nước trong việc rà soát các dự án đầu tư nước ngoài, cân nhắc công nghệ cho từng giai đoạn.
-Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ.
4.2.5. Giải pháp về tổ chức, quản lí
Các giải pháp:
-Quản lí chặt chẽ về công tác quản lí nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất.
-Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng.
-Đổi mới khuân khổ pháp lí nhằm sửa đổi cho quy định của pháp luật không còn phù hợ, tạo hành lang pháp lí cho mọi thành phần kinh tế tham gia.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
4.2.6. Giải pháp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
-Cần có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến
-Tạo mối lien hệ giữa nông nhân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức howcj tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lí giữa các phía.
-Phải coi trọng và đáp ứng tốt thị trường nội tỉnh.
- Nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp hiện có
-Tăng cường phổ biến công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm thị trường và giới thiệu sản phẩm.
-Tăng cường tham gia hội chợ chuyên ngành được tổ trức trong và ngoài nước.
4.2.7 giải pháp về liên kết vùng, tỉnh
Liên kết phát triển công nghiệp là tiền đề rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội và mở rộng giao lưu giữa các tỉnh trong vùng, giữa các vùng với nhau, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế tế quốc tế. Việc liên kết các vấn đề như: hợp tác phát triển và sử dụng chung mạng lưới kết cấu hạ tầng, mạng lưới gia thông huyết mạch, khai thác tài nguyên, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp,
Các giải pháp cụ thể:
+Tiến hành thành lập một cơ quan phát triển vùng đồng bằng sông Hồng với chức năng điều phối sự phát triển tổng hợp của vùng nói chung, cũng như sự phát triển công nghiệp nói riêng.
+Xây dựng cơ chế, chính sách tạp điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham mạnh vào sự hợp tác trong nội vùng hay giữa các vùng với nhau.
+Cần phát triển một số công trình trọng điểm then chốt có ảnh hưởng đến công nghiệp của toàn vùng.
4.2.8 Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
-Lồng ghép các yêu cầu và bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch KCN.
-Từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường.
-Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu, năng lượng, chọn lựa các nguyên liệu phù hợp cho sản xuất của đơn vị.
-Đầu tư các trạm sử lí nước thải tập trung cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề.
-Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp.
-Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu công nghiệp hiện có.
-Đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng trong tương lai.
- Kiểm kê các nguồn ô nhiễm chính trong công nghiệp.
KẾT LUẬN
Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia.Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng muốn đưa nền kinh tế của quốc gia mình phát triển thì phải tiến hành CNH, HĐH. Ngày nay trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghiệp ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu ở nước ta.
Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi thuộc vùng ĐBSH, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trong những năm qua, sự phát triển của nền công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước tăng trưởng cao, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền công nghiệp cả nước. Trên cơ sở lí luận về địa lí công nghiệp, đề tài đã vận dụng vào thực tiễn về sự phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Một số kết quả của đề tài đã đạt được đó là:
1. Đề tài đã phân tích và đánh giá các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng về chủng loại nên rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp với qui mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Nguồn lao động dồi dào; hệ thống giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật từng bước được cải thiện. Nhiều chính sách phát triển công nghiệp với những đổi mới tích cực nhằm khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước..
2. Đề tài đã phân tích hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp Vĩnh Phúc, đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt hạn chế của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2013
Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trải qua quá trình phát triển khá lâu dài và đến nay đã đạt được những thành tựu : công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao; quy mô giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên qua các năm, từ năm 2000 là 6802,2 tỉ đồng đến năm 2013 là 121343,6 tỉ đồng. Cơ cấu công nghiệp theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ có xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với xu thế chung.
Vĩnh Phúc có cơ cấu các ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó một số ngành có lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động, nguồn vốn có tốc độ phát triển nhanh và đóng vai trò quan trọng như công nghiệp khai thác than, điện, VLXD, cơ khí, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt, may - da, giày.
Quy mô vốn đầu tư cũng có xu hướng tăng. Các dự án đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp tập trung chủ yếu vào các cụm công nghiệp, các KCN, khu kinh tế cửa khẩu và các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp điện, công nghiệp khai thác than, công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm - đồ uống.... Tỉnh đã quy hoạch đầu tư các CNN, KCN cùng với các chính sách và giải pháp cụ thể để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Hiện nay, ngành công nghiệp của tỉnh đã có một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu có giá trị như
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ một số hạn chế như ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị sản xuất trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối. Tình trạng lãng phí đầu tư còn diễn ra trong các KCN, CCN; vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.
3. Đề tài đã đưa ra các mục tiêu, định hướng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển và phân bố công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển trong các giai đoạn tiếp theo
Các giải pháp đề tài đưa ra đều căn cứ từ thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh, đặt trong bối cảnh chung của vùng và cả nước. Từ đó mới có thể tiến hành các giải pháp kết hợp như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học kĩ thuật. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quan tâm đến cải cách tổ chức, quản lí công nghiệp, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng cường mối liên kết vùng, tỉnh trong phát triển công nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_cong_nghiep_tinh_vinh_phuc_giai_doan_2000_2013_0087.doc