Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

Nam Định: Tổng chiều dài sông kênh của tỉnh Nam Định là 519km và 1.130km kênh nội đồng, trong đó trung ương quản lý 240 km và địa phương quản lý 279 km. Nam Định có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng khai thác, vận chuyển đường thủy - một loại hình vận tải giá rẻ và hiện đang hấp dẫn du khách. Trước kia có tuyến vận chuyển hành khách bằng tàu thuỷ từ Hà Nội về Thái Bình và Nam Định. Tuy nhiên hiện nay tuyến giao thông này hầu như không còn, phương tiện vận chuyển thiếu. Vì vậy tỉnh Nam Định cần quan tâm đến loại hình giao thông này, nhất là khi dự án du lịch sông Hồng thực hiện. Thái Bình: Đường biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (từ cửa sông Thái Bình đến cửa Ba Lạt) dài 56 km và có 5 cửa sông. Đường sông: Sông Hồng dài 90 km chạy dọc theo ranh giới giữa Thái Bình và Nam Định. Đường sông nội tỉnh có mật độ cao, nhưng dòng sông hẹp, mặt nước nông. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 bến phà, 84 bến khách ngang sông, trong đó có một số bến sử dụng phà một lưỡi có thể chuyên chở xe con và xe tải dưới 2,5 tấn như các bến: An Khê, An Đồng, Thái Phú 2 (Hồng Phong), bến Vực. Nhìn chung các bến, bãi này được hình thành mang tính tự phát, chưa được quy hoạch đầu tư xây dựng đầy đủ nên còn có nhiều hạn chế về quy mô, năng lực khai thác. Với hệ thống giao thông Thái Bình, đặc biệt là với các cửa sông, cảng biển nếu đầu tư xây dựng, khai thác tốt sẽ tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh thông thương, giao lưu hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong đó có du lịch.

pdf189 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Liên kết phát triển sản phẩm du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm được xem là hướng liên kết quan trong nhất cho du lịch các tỉnh. Do phần lớn các tỉnh duyên hải, các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có đặc điểm tài nguyên tương đồng vì vậy hướng liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các địa phương trong khu vực là để tạo sản phẩm tổng hợp theo hai nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng và nhóm sản phẩm du lịch sinh thái biển vùng châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ: - Phối hợp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng (du lịch biển, sinh thái vùng châu thổ sông Hồng; du lịch văn hóa, tâm linh), tăng cường liên kết nhiều chiều, nhiều hình thức giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp nhằm kết nối những giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần thúc đẩy chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi qua các ứng dụng công nghệ và từ trực tiếp hệ thống tour trong nước và quốc tế - Thiết kế và xây dựng những tour du lịch mới, đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng yêu cầu của khách nhưng đảm bảo khi đến với các tỉnh và nam ĐBSH thì sẽ đến được nhiều địa phương khác trong vùng và ngược lại, cụ thể: + Khai thác tuyến Hà Nội – nam ĐBSH với vai trò hướng mở ra biển của vùng Thủ đô, vùng ĐBSH. 145 + Khai thác phát triển các tuyến liên kết du lịch với các địa phương khác trong vành đai ven biển vình Bắc bộ như Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình - Thanh Hóa, Ninh Bình – Nam Định - Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh + Phối hợp với Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam, khai thác chương trình “3 địa phương – Nam đồng bằng sông Hồng” + Ngoài ra, phát triển các tuyến liên vùng với vùng Trung du và miền núi phía Bắc thông qua hệ thống giao thông đường bộ qua Thủ đô Hà Nội, hoặc trực tiếp từ các * Liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch: Liên kết các tỉnh để có xây dựng chung điểm đến, sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện, chương trình về du lịch, ẩm thực và trải nghiệm; phối hợp cùng nhau để khai thác các tỉnh lân cận (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa), tiến đến các thị trường xa hơn ở khắp khu vực phía Bắc, Trung và phía Nam. Hướng tới trước tiên là thị trường quốc tế là các nước trong khu vực Asean (các quốc gia được miễn thị thực), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc bằng các cách thức tham gia hội chợ, giao lưu với các thành phố của nước bạn Hợp tác giữa các tỉnh nhằm trao đổi thông tin, xây dựng quy hoạch, chính sách, đầu tư, kinh nghiệm quản lý về du lịch để lên phương án tốt nhất, đa dạng, phong phú nhất cho các chương trình tour du lịch nam ĐBSH. Tranh thủ trao đổi, tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ thành phố du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; viết bài,quay clip giới thiệu về du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH trên các tạp chí, Đài Phát thanh - Truyền hình, internet, kênh du lịch riêng trên web. * Liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững: hợp tác, liên kết đào tạo nhân lực thông qua các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Tổ chức các chương trình giao lưu, trao đổi, tập huấn nhân lực đặc biệt tập trung cho những nhân lực chuyên làm du lịch mảng tour cho 3 tỉnh nam ĐBSH. Hợp tác liên kết đào tạo nhân lực lan rộng với cả các trung tâm đào tạo khác trên khắp cả nước về nghiệp vụ và chuyên môn du lịch, các chương trình đào tạo, giáo viên, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. * Hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề du lịch của các địa phương - Thành lập và tạo điều kiện hỗ trợ, trao đổi học tập kinh nghiệm về hoạt động các ban chuyên môn của các hội ngành nghề du lịch như hiệp hội du lịch, hội khách sạn, hội lữ hành, hội đầu bếp... - Thường xuyên phối hợp tổ chức các triển lãm, sự kiện, hội nghịvừa đúc kết, chia sẽ kinh nghiệm vừa xây dựng được các chương trình marketing phong phú. - Giới thiệu tour du lịch, sản phẩm du lịch, điểm du lịch thông qua tổ chức đoàn famtrip, presstrip– vừa học hỏi được kinh nghiệm vừa tiếp thị du lịch. - Các tỉnh khi hợp tác liên kết du lịch phải thường xuyên thông tin và trao đổi tình hình, đặc biệt là phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình 146 triển khai các chương trình đã đặt ra. Tiểu kết chương 4 Định hướng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH đến năm 2030 là tập trung nâng cao chất lượng du lịch; phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; đa dạng các sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch phải có chất lượng cao, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa vùng lúa nước ĐBSH; phát triển du lịch gắn với quần thể danh thắng Tràng An với khu DTSQ thế giới châu thổ sông Hồng; phấn đấu xây dựng nam ĐBSH thành trung tâm du lịch của ĐBSH & DHĐB; chú trọng nhóm khách du lịch nội địa và hướng tới nhóm khách du lịch quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu của các tỉnh. Để thúc đẩy sự phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền vững đến năm 2030, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm giải pháp về chính sách phát và quản lý phát triển du lịch; giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch bền vững; giải pháp về xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch; giải pháp về tăng cường phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ; giải pháp phát triển nguồn nhân lực cao cho du lịch; đầu tư và huy động vốn cho du lịch và cuối cùng là hợp tác liên kết cho du lịch. 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vai trò của du lịch ngày càng rõ nét trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó sự phát triển của du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với đóng góp tích cực mà phát triển du lịch đem lại, du lịch thực sự là ngành kinh tế đầy tiềm năng giúp nền kinh tế nước ta khởi sắc và vươn cao cùng thế giới. Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH, có tầm quan trọng đặc biệt với kinh tế của các địa phương. Tài nguyên du lịch đa dạng về địa hình, sinh học với nhiều động thực vật quý hiếm, hệ thống hang động độc đáo, bãi biển hoang sơ nhiều giá trị, phải luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hiện tại vừa để thế hệ mai sau kế thừa, không phát triển du lịch theo hướng tự phát, vì lợi ích trước mắt, ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên và môi trường. Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH, nêu bật những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế và hạn chế của quá trình phát triển du lịch của 3 tỉnh nam ĐBSH thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững cho các tỉnh nam ĐBSH thời gian tới. Trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của luận án, rút ra một số kết luận sau: 1. Trong giai đoạn 2005-2018, hoạt động du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tài nguyên du lịch không ngừng được khai thác phục vụ phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng. Xúc tiến du lịch đã có những thay đổi đáng kể về cả nội dung và hình thức. Lượng khách du lịch đến các tỉnh bình quân mỗi năm tăng gần 10%. Tổng thu từ khách du lịch đạt tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm. Phát triển du lịch đã đóng góp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục và tháo gỡ, đó là: công tác bảo tồn tài nguyên du lịch vẫn còn hạn chế, việc phát huy giá trị của tài nguyên phục vụ du lịch chưa được quan tâm đúng mức; quy mô hoạt động của hầu hết các cơ sở dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ và phát triển chưa cân đối; năng lực của các doanh nghiệp lữ hành yếu, khả năng cạnh tranh thấp; chất lượng lao động du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH cho thấy: môi trường chính sách đã góp phần tạo động lực cho du lịch phát triển nhưng vẫn còn nhiều chính sách chưa hoàn thiện, một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch chưa được ban hành, năng lực thực thi chính sách còn hạn chế; công tác quy hoạch phát triển du lịch đã tạo nên diện mạo du lịch nhưng vẫn còn bất cập và 148 hiệu quả chưa cao; cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của địa phương tuy nhiên vai trò của cộng đồng chưa rõ nét và chưa có hiệu quả rõ ràng; việc đầu tư, khai thác tài nguyên để phát triển du lịch ở một số nơi còn thiếu bền vững, có tính tự phát vì lợi ích trước mắt, gây phá hủy tài nguyên, ô nhiễm môi trường,. 3. Xem xét và phân tích toàn diện thực trạng phát triển du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH trong thời gian qua. Phân tích những đóng góp tích cực của du lịch cho KT-XH trong vùng, nhất là trong việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển du lịch lên môi trường, xã hội và kinh tế cũng được nêu lên và phân tích. Tính bền vững của phát triển du lịch đã được đánh giá, qua đó có thể nhìn nhận được rằng, cần có ngay những chủ trương chính sách lâu dài cho du lịch bền vững, kết hợp ngay những giải pháp hữu hiệu nếu không sự thiếu bền vững trong phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH trong thời gian qua sẽ gây ra những tiêu cực đối với tài nguyên và di sản trong tương lai. 4. Quan điểm phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của từng tỉnh và quy hoạch của các ngành liên quan trên địa bàn; bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; tăng cường thu hút khách du lịch và liên kết trong phát triển du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào các hoạt động và hình thức du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng điểm, hiệu quả, bền vững. Luận án đã đưa ra một số định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững của các tỉnh, trong đó tập trung nâng cao chất lượng du lịch với sản phẩm du lịch có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa riêng đặc trưng của vùng ĐBSH. 5. Những giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH đã được nghiên cứu, đề xuất. Giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện của các tỉnh và có tính khả thi cao, đảm bảo cho việc phát triển du lịch theo hướng bền vững cả về tài nguyên-môi trường, văn hoá - xã hội và kinh tế của địa phương. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC “- Tiếp tục cải thiện các chính sách visa thông thoáng. Nhanh chóng triển khai hệ thống cấp visa điện tử, cấp visa tại cửa khẩu. Mở thêm các đối tượng miễn visa. Đơn giản hóa các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh - Nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đường xá giao thông, hệ thống dịch vụ và tiện nghi công cộng. Cải thiện, nâng cấp chất lượng các tuyến đường sắt thường xuyên phục vụ du lịch. - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ven biển. Quy hoạch cảnh quan 149 các không gian ven biển tại các đô thị du lịch biển và tại các điểm thắng cảnh biển, xây dựng các không gian công viên cây xanh ven biển. - Tăng cường các đường bay quốc tế kết nối với những thị trường tiềm năng. - Đẩy mạnh các biện pháp quản lý liên ngành đối với các cơ sở ăn uống, cơ sở mua sắm du lịch. Tuyên truyền, thực hiện các biện pháp thu hút hệ thống các cơ sở này tham gia hệ thống biển hiệu đạt chuẩn của ngành du lịch. - Hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển sản phẩm có thương hiệu về các sản vật địa phương, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa lưu niệm nhằm phục vụ du lịch.” 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Phạm Quế Anh (2017), Phát triển bền vững du lịch vùng duyên hải Đông Bắc trong bối cảnh hội nhập, luận án tiến sĩ kinh tế Học viện khoa học xã hội. 2 Bộ KH-CN&MT (2004), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội 3 Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 4 Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 5 Lê Chí Công (2015), Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, (217), tr.56-64. 6 Cục thống kê Nam Định (2017), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010-2016 7 Cục thống kê Ninh Bình (2017), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2010-2016 8 Cục thống kê Thái Bình (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010- 2016 9 Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững Ninh Bình, luận án tiến sĩ kinh tê, Đại học Kinh tế quốc dân. 10 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 11 Nguyễn Đức (2014), Giải pháp phát triển du lịch bền vững vùng Tây Nguyên, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội. 12 Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở khu du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng, luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 13 Nguyễn Anh Dũng (2018), Phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hiện nay, luận án tiến sĩ kinh tế, đại học Thương mại. 14 Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp Bộ 15 Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định, Nghị quyết đại hội Đảng XIX tỉnh Nam Định 17 Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, Nghị quyết đại hội Đảng XIX tỉnh Ninh Bình 18 Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, Nghị quyết đại hội Đảng XIX tỉnh Thái Bình 19 Nguyễn Văn Hợp (2014), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 20 Nguyễn Thị Hưng (2016), Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam, tạp chí kinh tế dự báo số 17 21 Dương Hoàng Hương (2017), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Phú Thọ, luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 22 Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội. 23 Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, HàNội. 24 Phạm Trung Lương (2007), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục. 25 Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, đề tài cấp Bộ 26 Trần Thị Mai (2009). Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội. 27 Nguyễn Văn Mạnh (2005), Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Ninh Bình, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 28 Nguyễn Văn Mạnh (2008), Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí phát triển kinh tế tháng tám, tr2-7 29 Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 30 Lê Văn Minh (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, đề tài cấp Bộ 31 Nguyễn Phúc Nguyên, Lê Thế Giới (2013), Phát triển bền vững du lịch duyên hải miền Trung theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, Tạp chí Phát triển kinh tế (277), tr2-11 32 Ngô Hải Ninh (2017), Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 33 Phutsady Phanyasith (2016), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34 Quốc hội (2017), Luật Du lịch số 09/2017/QH14, Hà Nội. 35 Nguyễn Đình Sơn (2002), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh, luận án Tiến sĩ Kinh tế. 36 Phạm Ngọc Thắng(2010), Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai, luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 152 37 Trần Đức Thanh (2004). Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 38 Nguyễn Đình Thọ (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2 39 TS.Đinh Văn Thông (2011), Phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững, tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, số 3 (32), tr23-28. 40 Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 2157/QĐ-TTG ngày 11/11/2013 về việc ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá Phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020 41 Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số: 865/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 42 Thủ tướng chính phủ (2013), quyết định Số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 43 Lê Thị Thanh Thúy (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ, Học viện nông nghiệp Việt Nam. 44 Bùi Thanh Toàn (2018), Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Phú Yên, tạp chí kinh tế dự báo số 36 (682) tháng 12/2018, trang 95-98 45 Tổng Cục Du lịch (2015), Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên, Hội đồng khoa học - Tổng Cục Du lịch, Hà Nội. 46 Tổng Cục Du lịch (2005), Giới thiệu sách cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Hội đồng khoa học - Tổng Cục Du lịch, Hà Nội. 47 Võ Tá Tri (2011), Phát triển bền vững du lịch – một xu hướng tất yếu hiện nay, Tạp chí thương mại, (15), tr 8-11. 48 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức 49 Nguyễn Hoàng Tứ (2011), Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền trung Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại. 50 Nguyễn Thanh Tưởng (2017), Phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 51 UNWTO (2015), Báo cáo Tổ chức Du lịch thế giới 52 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Quyết định số 1013/QĐ-UB ngày 16/7/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 153 53 Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2018), Quyết định số 1124/QĐ-UB ngày 30/8/2018 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 54 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2017), Quyết định số 3562/QĐ-UB ngày 29/12/2017 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 55 La Nữ Ánh Vân (2012), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 56 Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng Cục Du lịch (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam, đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tổng Cục Du lịch, Hà Nội. Tiếng Anh 57 Bansal, S.P. & Kumar, J. ( 2011), Ecotourism for Community Development: A Stakeholder’s Perspective in Great Himalayan National Park, International Journal of Social Ecology and Sustainable Development, 2(2), 31-40 58 Bassel H. (1999), Indicator for Sustainable Development: Theory, Method, Application, IISD, Winnipeg, Manitorba, Canada 59 Bhuiyan, A. H., Siwar, C., Ismail, S. M., Islam, R. (2012), The Role of Ecotourrism for Sustainable Development In East Coast Economic Region (Ecer), Malaysia, International Journalof Sustainable Development, 3(9), 53-60 60 Bollen KA (1989), Structural equations with latent variables, New York, NY John Wiley 61 Chase, L.C., Lee, D.R., Schulze, W.D. & Anderson, D.J.(1998), Ecotourism demand and differential pricing of national park access in Costa Rica, Land Economics, vol. 74, no. 4, pp. 466-482 62 Gamini Herath (2017), Sustainable Tourism Development in Asia: Evaluation of the Potential and Challenges, Monash University, Malaysia 63 Gerbing, D. W. and Anderson, J. C. (1988), An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and its Assessment. Journal of Marketing Research, 25(5): 186-192 64 Godfrey K.B (1994), Sustainable Tourism. What is it really?, United Nationals Economic and Social Council, Cyprus 65 Gordon, G. Cacbone, G and Richards, K (2002), Improving Access for in the informal sector to Tourism in the Gampiya PPT, Working paper No 15 66 Gutierrez, Eileen, Kristin Lamoureux, Seleni Matus, and Kaddu Sebunya (2005), Linking Communities, Tourism, & Conservation: A Tourism Assessment Process - Tools and Worksheet, Conservation International and the George 154 Washington University 67 Heather D Zeppel (2005), Indigenous Ecotourism: Sustainable Development and Management, Jame cook university Cairns, Australia 68 Hens L. (1998), Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium. 69 Hill, J.L. & Hill, R.A. (2011), Ecotourism in Amazonian Peru: uniting tourism, conservation and community development, Geography, vol. 96, pp. 75-85 70 Honey M. (1999), Ecotourism and Sustainable Development. Who Owns Paradise? Island Press, Washington D.C. 71 Hunter C, Green H. (1995), Tourism and the Environment: A Susstainable Relationship, Routledge, London 72 Inskeep, E. (1995), National and Regional Tourism planning: Metholodogies and Case Studies, Routledge, London 73 John Trib (1995), The Economics of Leisure and Tourism, Butterworth - Heinemann Ltd 74 John Ward, Phil Higson and William Campbell (1994), Leisure and Tourism, Stanley Thornes Ltd. 75 Kala, C.P. & Maikhuri, R.K. (2011), Mitigating people-park conflicts on resource use through ecotourism: A case of the Nanda Devi Biosphere Reserve, Indian Himalaya, Journal of Mountain Science, vol. 8, no. 1, pp. 87-95 76 Khadaroo, J. and Seetanah, B. (2007), Transport infrastrucure and tourismdevelopment, Annals of Tourism Research, Issue No.34, pp 1021-1032 77 Lafferty W.M., Langhelle O.(1999), Towards Sustainable Development: On the Goals of Development and the Conditions, Macmillan, USA 78 Lafferty W.M., Langhelle O.(1999), Towards Sustainable Development: On the Goals of Development and the Conditions, Macmillan, USA 79 Larry Dwyer and Chulwon Kim (2003), Destination Competitiveness: A model and Determinants, University of Western Sydney, Australia & Kemimyung University, Korea 80 Luigi Cabrini (2011), The Global Sustainable Tourism Criteria, pp.3-6, 81 Machado A. (1990), Ecology, Environment and Development in the CanaryIslands, Santa Cruz de Tenerife. 82 Manning E.W. (1996), Carrying Capacity and Environmenttal Indicators,WTO News.Jine 83 Martin Oppermann and Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries, International Thomson Business Press 84 Mowforth M. and Munt I. (1998), Tourism and Sustainability: New Tourism in 155 the Third World, Routledge, Lodon 85 Nikolova A. and Hens L. (1998), Sustainable Tourism, Free University of Brussel, Belgium 86 Nunnally, J. C. and Bernstein, I. H. (1994) Psychometric Theory, New York:McGraw-Hill 87 Pamela A.Wight (1997). Sustainable Ecotourism: balancing economic, enviromental and social goals within an ethical framework, The Journal of Tourism Studies, 4(1), 54-66 88 Parasuraman, A. Berry, L.L. & Zeithaml, V.A. (1988), SERVQUAL: A multiphe-item scale for measuring consumer perceptions of service quality, Journal of Retailing, 64(1), 12-40 89 Paul F.J. Eagles (2003), Sustainable Tourism in Protected Area: Guidelines For Planning And Management, Best Practice Protected Area Guidelines series no 8, UNEP, IUCN, UNWTO 90 S.Medlik (1995), Managing Tourism, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd 91 Stabler M.J. (1997), Tourism and Sustainability: Principles to Practice, Oxon CAB International, Wallingford 92 Swarbrook J. (1999), Sustainable Tourism Management, Cabi International, Wallingford 93 World Economic Forum (2011), Travel and Tourism Competitiveness Report 2011, World Economic Forum, Geneva 94 Xu Xeng (2015) State management for business travel activities in China, access to 95 Yang. Q, Ye. F, Yan. F (2011), An empirical analysis of influential factors ininterntional tourism income in Sichuan Provice, Asian Social Science, Issue No.7, pp 54-61 96 Yangzhou Hu, J.R. Brent Ritchie (1993), Measuring Destination Attractiveness: A Contextual Approach, CABI. 97 Yi-fong, Chen (2012), The Indigenous Ecotourism and Social Development in Taroko National Park Area and San-Chan Tribe, Taiwan, GeoJournal, 77(6), pp 805-815. 156 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. ThS Đặng Thị Thúy Duyên (2016), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, trang 47- 49 2. ThS Đặng Thị Thúy Duyên (2016), Du lịch đồng bằng sông Hồng qua những con số, hội thảo quốc gia “Thống kê và tín học ứng dụng” tháng 11/2016, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 801-806 3. Đặng Thị Thúy Duyên (2018), Các nhân tố tác động đến thu hút khách du lịch ở các tỉnh phía nam Đồng bằng sông Hồng, tạp chí Kinh tế và dự báo số 27 tháng 9/2018,trang 74 - 78 4. Đặng Thị Thúy Duyên (2018), Quản lý nhà nước về phát triển du lịch ở các tỉnh nam đồng bằng sông Hồng, tạp chí Kinh tế và dự báo số 36 tháng 12/2018, trang 123 - 126 5. Đặng Thị Thúy Duyên (2019), Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạp chí Kinh tế và dự báo số 20 tháng 7/2019, trang 37- 40 6. Đặng Thị Thúy Duyên (2019), Các nhân tố tác động tới quản lý nhà nước về PTDLBV ở tiểu vùng phía Nam Đồng bằng sông Hồng, tạp chí Kinh tế và dự báo số 27 tháng 9/2019, trang 100 - 103 157 PHỤ LỤC Phục lục 1. Tình hình lao động du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005- 2017 Tốc độ tăng Năm 2005 Năm 2011 Năm 2017 bình quân Chỉ tiêu (%) SL CC SL CC SL CC 2005- 2011- (người (%) (người (%) (người (%) 2011 2016 Tổng số lao động 2.143 100 6.558 100 10.658 100 206 63 trực tiếp - Đại học và trên ĐH 192 9,0 594 9,1 1.332 12,5 209 124 - Cao đẳng, trung cấp 457 21,3 1.679 25,6 2.793 26,2 267 66 - Đào tạo khác 492 23,0 1.098 16,7 2.090 19,6 123 90 - Chưa qua đào tạo 1.002 46,8 3.187 48,6 4.443 41,7 218 39 Ninh Bình - - 2.172 100 4.150 100 - 91 - Đại học và trên ĐH - - 227 10,4 469 11,3 - 107 - Cao đẳng, trung cấp - - 792 36,5 1.494 36,0 - 89 - Đào tạo khác - - 572 26,3 1.162 28,0 - 103 - Chưa qua đào tạo - - 581 26,7 1.025 24,7 - 76 Nam Định 1.279 100 2.790 100 3.260 100 118 17 - Đại học và trên ĐH 106 8,3 203 7,3 440 13,5 92 117 - Cao đẳng, trung cấp 94 7,3 472 16,9 480 14,7 402 2 - Đào tạo khác 267 20,9 288 10,3 458 14,0 8 59 - Chưa qua đào tạo 812 63,5 1.827 65,5 1.882 57,7 125 3 Thái Bình 864 100 1.596 100 3.248 100 85 104 - Đại học và trên ĐH 86 9,95 164 10,3 423 13,0 91 158 - Cao đẳng, trung cấp 363 42,01 415 26,0 819 25,2 14 97 - Đào tạo khác 225 26,04 238 14,9 470 14,5 6 97 - Chưa qua đào tạo 190 21,99 779 48,8 1.536 47,3 310 97 158 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát (Dành cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch) 1. Đánh giá của Quý vị về tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Tài nguyên du lịch tự nhiên - Tài nguyên du lịch nhân văn 2. Đánh giá của Quý vị về xây dựng chiến lược phát triển du lịch của địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Quan điểm phát triển - Mục tiêu phát triển - Định hướng phát triển - Kế hoạch phát triển 3. Đánh giá của Quý vị về quy hoạch phát triển du lịch của địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Xây dựng mô hình du lịch - Phân khu dịch vụ du lịch - Phân khu dịch vụ hỗ trợ - Tuyến, điểm du lịch 4. Đánh giá của Quý vị về đầu tư phát triển du lịch của địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Môi trường đầu tư - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch - Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch - Đầu tư xúc tiến quảng bá 5. Đánh giá của Quý vị về du lịch địa phương dưới góc độ bền vững Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Về kinh tế - Về bảo tồn di sản, văn hóa - Về môi trường tự nhiên - Về cho xã hội 6. Đánh giá của Quý vị về hoạt động xúc tiến du lịch của địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Chiến lược quảng bá 159 Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Chiến lược quảng bá - Quảng bá vào thị trường mới - Khai thác cơ hội thị trường mới - Phát triển chương trình, sự kiện - Xúc tiến thị trường mới - Xúc tiến quảng bá du lịch địa phương - Nâng cao uy tín của cơ quan quản lý du lịch 7. Đánh giá của Quý vị về dịch vụ hỗ trợ li dịch của địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Bảo hiểm du lịch - Y tế - Internet và thông tin liên lạc - Công tác cứu hộ, cứu nạn - An ninh trật tự, an toàn xã hội - Nước - Điện - Hệ thống đường giao thông 8. Đánh giá của Quý vị về liên kết du lịch của địa phương với các điểm du lịch khác trong Mức đánh giá Chỉ tiêu Trung Rất Rất tốt Tốt Kém bình kém - Quản lý nhà nước về du lịch - Xây dựng, tổ chức quản lý và thực hiện chương trình du lịch - Quảng bá xúc tiến du lịch - Sử dụng và phát triển nguồn nhân lực - Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 9. Ông/bà có những ý kiến/đề xuất gì khác nhằm phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững trong tương lai .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 160 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát (Dành cho người dân địa phương) 1. Các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình trong năm gần nhất là Thu nhập Ghi chú Hoạt động Thu nhập chính 1. Nông nghiệp 2. Kinh doanh dịch vụ du lịch - Nhà nghỉ, trọ - Cửa hàng lưu niệm - Hàng ăn uống - Xe du lịch, xe ôm - Chụp ảnh - Khác 3. Nghề truyền thống 4. Làm thuê 5. Khác 3. Mức độ tham gia của gia đình vào hoạt động du lịch địa phương? Thường xuyên Chỉ vào dịp lễ hội Không bao giờ 4. Ông/Bà có đánh giá gì về chính sách phát triển du lịch địa phương ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 5. Ông/Bà có đánh giá gì về công tác quy hoạch phát triển du lịch địa phương? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 6. Ông/Bà thấy tình hình an ninh tại các điểm du lịch ở địa phương là: Tốt Bình thường Kém không ý kiến 7. Hoạt động du lịch ở địa phương có ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình như thế nào? Tăng Không đổi Giảm không ý kiến 8. Sự phát triển du lịch ở địa phương có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của gia đình? Tốt hơn Không đổi Xấu đi không ý kiến 9. Hoạt động du lịch ở địa phương có ảnh hưởng thế nào tới cơ hội tìm việc làm đối với lao động trong gia đình? Tốt hơn Không đổi Khó hơn không ý kiến 10. Hoạt động du lịch ảnh hưởng thế nào tới giao thông ở địa phương Tốt hơn Không đổi Xấu đi không ý kiến 11. Hoạt động du lịch ảnh hưởng thế nào tới môi trường tự nhiên ở địa phương Tốt hơn Không đổi Xấu đi không ý kiến 12. Ông/Bà có ủng hộ định hướng phát triển du lịch ở địa phương không? Rất ung hộ Ủng hộ Phản đối không ý kiến 13. Ngoài những hoạt động mà gia đình ông/bà đã tham gia thì theo ông/bà thấy còn có những hoạt động nào khác mà cộng đồng dân cư địa phương có thể tham gia? 161 ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 14. Chính quyền địa phương có khuyến khích ông/bà tham gia vào hoạt động du lịch không? - Nếu có thì thông qua những việc gì ( họp dân, phổ biến, tuyên truyền, có chế chia sẽ lợi ích) ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. - Nếu không? Thì theo ông/bà là do nguyên nhân nào? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 15. Ông/bà có góp ý gì cho sự phát triển du lịch ở địa phương? ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 162 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát (Dành cho khách du lịch) 1. Đánh giá chung của quý vị về hoạt động du lịch của địa phương Mức đánh giá Không Rất đồng ý, Chỉ tiêu Không Rất không không Đồng ý đồng ý đồng ý đổng ý phản đổi - Đánh giá của Quý vị về hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các địa điểm du lịch địa phương - Đánh giá của Quý vị về hoạt động lễ hội tại các địa điểm du lịch địa phương - Đánh giá của Quý vị về hoạt động bán hàng lưu niệm - Đánh giá chung của Quý vị về tổ chức các hoạt động du lịch 2. Đánh giá của Quý vị về các tiềm năng phát triển du lịch của địa phương Rất Không Không Đồng Rất đồng Loại hình du lịch không đồng ý ý kiến ý ý đổng ý - Du lịch tham quan (Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh) - Du lịch văn hóa (Du lịch lễ hội, du lịch hoa) - Du lịch ẩm thực - Du lịch xanh (Du lịch sinh thái, Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh) - Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề) - Teambuilding (Teambuiding tour kết hợp du lịch tham quan, nghỉ dưỡng với các chương trình Team) - Khác 3. Đánh giá của Quý vị về hoạt động bán hàng lưu niệm tại địa phương Mức đánh giá Không Rất đồng ý, Chỉ tiêu Không Rất không không Đồng ý đồng ý đồng ý đổng ý phản đổi - Chủng loại các sản phẩm lưu niệm phù hợp với văn hóa địa phương - Sản phẩm lưu niệm phong phú - Kiểu dáng, mẫu mã hàng lưu niệm đẹp mắt, hấp dẫn - Sản phẩm hàng lưu niệm chủ yếu là sản phẩm truyền thống địa phương - Giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý - Sản phẩm lưu niệm thân thiện với môi trường - Người bán hàng lưu niệm rất thân thiện - Người bán hàng lưu niệm có nghiệp vụ bán hàng tốt - Trang phục của người bán hàng lưu niệm rất phù hợp Quý vị có muốn mua sản phẩm lưu niệm tại điểm du lịch địa phương không? 163 Có Không Nếu không, quý vị xin cho biết lý do Không có nhu cầu Không thích các sản phẩm được bày bán ở đây Khác 4. Đánh giá của Quý vị về công tác tổ chức hoạt động du lịch tại địa phương Mức đánh giá Không Rất đồng ý, Chỉ tiêu Không Rất không không Đồng ý đồng ý đồng ý đổng ý phản đổi - Hệ thống bãi đỗ xe phù hợp - Hệ thống các công trình vệ sinh công cộng đầy đủ, phù hợp - Giá vé vào cửa hợp lý - Hệ thống các bản chỉ dẫn lối đi, ngôn ngữ phù hợp - Phát triển công nghệ thông tin - Dân địa phương thân thiện - Cảnh quan môi trường xung quanh xanh, sạch đẹp vệ sinh, an ninh, an toàn - Cán bộ quản lý địa điểm du lịch, nhân viên phục vụ có thái độ tốt 5. Quý khách đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở đây như thế nào Mức đánh giá Chỉ tiêu Rất Bình Kém Tốt Rất tốt kém thường - Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ tham quan - Dịch vụ lưu trú - Dịch vụ ăn uống - Dịch vụ giải trí - Dịch vụ khác 6. Quý khách đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ phụ trợ ở đây như thế nào Mức đánh giá Chỉ tiêu Rất Bình Kém Tốt Rất tốt kém thường - Hệ thống đường giao thông - Mạng Internet và thông tin liên lạc - Điện - Nước - Y tế - Dịch vụ Ngân hàng - Dịch vụ khác 7. Quý khách có đánh giá gì về sự phục vụ của đội ngũ lao động ở địa phương Mức đánh giá Chỉ tiêu Rất Bình Kém Tốt Rất tốt kém thường - Khách sạn/nhà nghỉ 164 Mức đánh giá Chỉ tiêu Rất Bình Kém Tốt Rất tốt kém thường - Nhà hàng ăn uống - Khu vui chơi, giải trí - Dịch vụ vận chuyển - Bảo vệ - Dịch vụ khác 8. Quý khách có cảm thấy hài lòng về chuyến du lịch đến địa phương Mức đánh giá Rất Không Chỉ tiêu không Bình Hài Rất hài hài hài thường lòng lòng lòng lòng - Công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương - Có những trải nghiệm tốt đẹp tại địa phương - Ấn tượng về địa phương - Thông tin cho người thân, bạn bè đồng nghiệp của tôi về địa phương Xin quý khách cho biết một số thông tin cá nhân 1. Giới tính Nam Nữ 2. Độ tuổi 46-60 Trên 60 Dưới 18 18-30 31-45 3. Xin quý vị cho biết nghề nghiệp Nhân viên văn phòng Giáo dục, nhà nghiên cứu Công nhân Học sinh, sinh viên Khác. 4. Xin quý vị cho biết về quốc tịch Châu Âu Châu Mỹ Châu Á Việt Nam 5. Xin quý vị cho biết đây là lần thứ mấy Quý vị đến du lịch tại địa phương Nhiều hơn.. Lần đầu tiên Lần thứ hai Lần thứ ba 6. Xin cho biết mục đích đến địa phương của Quý vị Khác. Tham quan Nghiên cứu học tập Vui chơi, giải trí 7. Quý khách đi: Một mình Gia đình Theo đoàn 8. Cách thức chuyến đi: Tự tổ chức Hãng lữ hành tổ chức 9. Quý khách định ở đây bao nhiêu ngày? . 10. Sau chuyến đi này, Quý khách có dự định trở lại địa phương không? Có Không 165 Phụ lục 5. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Biến môi trường kinh doanh, chính sách phát triển - CS Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .933 8 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted CS1 24.94 19.023 .753 .925 CS2 25.07 18.645 .768 .924 CS3 25.17 18.551 .781 .923 CS4 25.32 17.979 .761 .925 CS5 25.23 18.676 .767 .924 CS6 25.14 19.273 .725 .927 CS7 25.15 18.187 .812 .921 CS8 25.05 17.716 .785 .923 Biến các dịch vụ hỗ trợ liên quan - HT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .873 8 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted HT1 26.58 9.538 .570 .864 HT2 26.81 9.517 .458 .881 HT3 26.39 9.581 .631 .858 HT4 26.44 9.181 .710 .849 HT5 26.30 9.054 .714 .849 HT6 26.27 9.493 .614 .860 HT7 26.26 9.331 .690 .852 HT8 26.26 9.305 .719 .849 Biến nguồn nhân lực - NL Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .925 8 Item-Total Statistics 166 Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted NL1 25.05 13.196 .730 .916 NL2 25.23 12.646 .758 .914 NL3 25.34 12.531 .756 .914 NL4 25.14 12.636 .708 .918 NL5 25.32 12.603 .745 .915 NL6 25.38 12.446 .735 .916 NL7 25.15 12.668 .771 .913 NL8 25.14 12.510 .765 .913 Biến quảng bá và xúc tiến du lịch - XT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .940 7 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted XT1 21.28 12.256 .739 .936 XT2 21.49 11.884 .773 .933 XT3 21.55 11.611 .824 .928 XT4 21.47 11.493 .840 .927 XT5 21.47 11.283 .833 .928 XT6 21.46 11.456 .824 .928 XT7 21.34 11.834 .778 .932 Sự hài lòng của khách và dân địa phương - HL Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .874 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted HL1 11.04 2.606 .655 .866 HL2 11.10 2.205 .765 .824 HL3 11.15 2.273 .713 .846 HL4 11.03 2.352 .798 .813 167 Biên liên kết và hợp tác - LK Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .902 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted LK1 14.40 4.805 .667 .899 LK2 14.60 4.404 .723 .888 LK3 14.65 4.289 .790 .874 LK4 14.69 4.156 .826 .865 LK5 14.74 4.271 .780 .876 Biến nhân tố khác - NTK Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .795 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted NTK1 8.30 1.485 .746 .599 NTK2 8.25 1.446 .733 .613 NTK3 7.71 2.136 .466 .881 Kiểm định Bartlett Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .925 Approx. Chi-Square 10577.725 Bartlett's Test of Sphericity df 780 Sig. .000 168 Kết quả phân tích nhân tố Factor Analysis Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 NL1 .827 NL8 .791 NL2 .775 NL7 .771 NL3 .689 NL5 .668 NL4 .635 NL6 .632 CS3 .832 CS7 .814 CS5 .805 CS2 .805 CS4 .804 CS1 .795 CS8 .776 CS6 .762 XT4 .790 XT7 .756 XT6 .748 XT5 .734 XT3 .718 XT1 .635 XT2 .624 HT8 .806 HT5 .804 HT7 .800 HT6 .758 HT4 .664 HT3 .592 HL4 .893 HL2 .863 HL3 .821 HL1 .810 LK1 .685 LK4 .632 LK2 .621 LK3 .606 LK5 .597 NTK1 .811 NTK2 .790 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. 169 Total Variance Explained Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared onent Loadings Loadings Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ Variance e % Varianc e % Varianc e % e e 1 14.965 37.414 37.414 14.965 37.414 37.414 5.823 14.557 14.557 2 4.080 10.200 47.614 4.080 10.200 47.614 5.781 14.451 29.009 3 2.950 7.374 54.988 2.950 7.374 54.988 4.991 12.477 41.486 4 2.471 6.177 61.164 2.471 6.177 61.164 4.107 10.267 51.753 5 1.738 4.345 65.509 1.738 4.345 65.509 2.975 7.438 59.191 6 1.359 3.398 68.908 1.359 3.398 68.908 2.714 6.786 65.977 7 1.053 2.633 71.541 1.053 2.633 71.541 2.226 5.564 71.541 8 .894 2.236 73.777 9 .769 1.922 75.699 10 .711 1.777 77.476 11 .646 1.614 79.091 12 .563 1.407 80.498 13 .514 1.285 81.783 14 .492 1.231 83.014 15 .474 1.184 84.198 16 .449 1.122 85.321 17 .441 1.103 86.423 18 .406 1.015 87.438 19 .387 .967 88.405 20 .370 .924 89.329 21 .343 .856 90.186 22 .334 .836 91.022 23 .312 .781 91.803 24 .297 .743 92.546 25 .273 .683 93.229 26 .267 .667 93.896 27 .255 .639 94.534 28 .232 .580 95.115 29 .222 .554 95.669 30 .215 .537 96.206 31 .198 .494 96.701 32 .187 .468 97.169 33 .175 .438 97.607 34 .172 .430 98.037 35 .161 .401 98.438 36 .146 .366 98.804 37 .127 .318 99.122 38 .125 .311 99.433 39 .115 .286 99.720 40 .112 .280 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis 170 Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan Hệ số Cronbach’s Nhân tố tổng biến Alpha 1. Môi trường, chính sách phát triển (CS) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,933 - CS1 0.753 0.925 - CS2 0.768 0.924 - CS3 0.781 0.923 - CS4 0.761 0.925 - CS5 0.767 0.924 - CS6 0.725 0.927 - CS7 0.812 0.921 - CS8 0.785 0.923 2. Các dịch vụ hỗ trợ liên quan (HT)Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,873 - HT1 0.570 0.864 - HT2 0.458 0.881 - HT3 0.631 0.858 - HT4 0.710 0.849 - HT5 0.714 0.849 - HT6 0.614 0.860 - HT7 0.690 0.852 - HT8 0.719 0.849 3. Nguồn nhân lực (NL) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,925 - NL1 0.730 0.916 - NL2 0.758 0.914 - NL3 0.756 0.914 - NL4 0.708 0.918 - NL5 0.745 0.915 - NL6 0.735 0.916 - NL7 0.771 0.913 - NL8 0.765 0.913 4. Liên kết và hợp tác (LK) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,902 - LK1 0.667 0.899 - LK2 0.723 0.888 - LK3 0.790 0.874 - LK4 0.826 0.865 - LK5 0.780 0.876 5. Sự hài lòng của khách, dân địa phương (HL) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,874 - HL1 0.655 0.866 - HL2 0.765 0.824 - HL3 0.713 0.846 - HL4 0.798 0.813 6. Quảng bá và xúc tiến du lịch (XT) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,94 - XT1 0.739 0.936 - XT2 0.773 0.933 - XT3 0.824 0.928 - XT4 0.840 0.927 - XT5 0.833 0.928 - XT6 0.824 0.928 - XT7 0.778 0.932 7. Nhân tố khác (NTK) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,795 - NTK1 0.746 0.600 - NTK2 0.733 0.613 - NTK3 0.466 0.881 171 Phân tích tương quan Pearson Correlations BV CS HT NL XT HL LK NTK Pearson 1 .435** .595** .646** .636** .168** .626** .386** Correlation BV Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .002 .000 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .435** 1 .367** .372** .405** .145** .398** .195** Correlation CS Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .008 .000 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .595** .367** 1 .423** .503** .164** .519** .320** Correlation HT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .003 .000 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .646** .372** .423** 1 .712** .086 .673** .416** Correlation NL Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .117 .000 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .636** .405** .503** .712** 1 .157** .730** .490** Correlation XT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .004 .000 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .168** .145** .164** .086 .157** 1 .143** .098 Correlation HL Sig. (2-tailed) .002 .008 .003 .117 .004 .009 .073 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .626** .398** .519** .673** .730** .143** 1 .517** Correlation LK Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .009 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 Pearson .386** .195** .320** .416** .490** .098 .517** 1 Correlation NTK Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .073 .000 N 335 335 335 335 335 335 335 335 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 172 Kết quả chạy mô hình nghiên cứu Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson Square Estimate 1 .763a .582 .60 .31434 2.143 a. Predictors: (Constant), LK, CS, HT, NL, XT b. Dependent Variable: BV ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 45.249 5 9.050 91.587 .000b 1 Residual 32.509 329 .099 Total 77.758 334 a. Dependent Variable: BV b. Predictors: (Constant), LK, CS, HT, NL, XT Coefficientsa Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics Coefficients Coefficients B Std. Error Beta Tolerance VIF (Cons .341 .166 2.049 .041 tant) CS .087 .032 .110 2.734 .007 .784 1.275 1 HT .309 .046 .292 6.733 .000 .676 1.479 NL .280 .051 .293 5.451 .000 .439 2.276 XT .120 .050 .141 2.383 .018 .362 2.760 LK .121 .053 .130 2.285 .023 .393 2.545 a. Dependent Variable: BV 173 174 Phụ lục 6: Bản đồ du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định Bản đồ du lịch tỉnh Thái Bình 175 176 Bản đổ tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình 177 Bản đồ du lịch tỉnh Nam Định 178

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_du_lich_o_cac_tinh_phia_nam_dong_bang_son.pdf
  • pdfTrichyeu_DangThiThuyDuyen.pdf