Luận án Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam phát triển chủ yếu theo hướng Top-Down với sự đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, cơ quan quản lý công cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, vấn đề xã hội hóa chưa được triển khai rộng rãi. Kinh phí hằng năm cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ từ phía các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước rất khiêm tốn. Ví dụ, Bộ Khoa học và Công nghệ có thể được coi là đơn vị xây dựng tiêu chuẩn quốc gia với số lượng nhiều nhất, trong giai đoạn 2007-2010, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước giành cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phục vụ Đề án triển khai thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại xấp xỉ 10 tỷ đồng/năm, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngoài không đáng kể; trong giai đoạn 2011-2016, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước giành cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phục vụ Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” xấp xỉ 15-16 tỷ đồng/năm, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngoài khoảng 400 - 500 triệu đồng/năm. Tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [62], kinh phí sự nghiệp khoa học cấp từ ngân sách nhà nước năm 2014 là 41.755 triệu đồng, tuy nhiên phần dành cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chỉ là 1.820 triệu đồng, tương tự năm 2015 là 39.200 triệu đồng, nhưng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chỉ là 2.440 triệu đồng, năm 2016 là 58.890 triệu đồng nhưng kinh phí dành cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chỉ là 2.270 triệu đồng

pdf181 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế - xã hội; Về chiều sâu, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có nghĩa là phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo các tiêu chí: (i) gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; (ii) gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; (iii) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn hội nhập; và Gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho thuận lợi hoá trong thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. 145 Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 cho thấy những kết quả đạt được như: Quy mô và mức độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngày càng mở rộng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực ngày càng gia tăng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ngày càng tăng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn; Việc áp dụng tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam còn những hạn chế như: Mức độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa bao phủ được các lĩnh vực cần xây dựng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa tăng nhưng hiệu quả chưa cao; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia xây dựng theo phương pháp không tương đương vẫn còn cao; Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa được rà soát theo quy định; Chưa có số liệu công bố chính thức về hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn đối với nền kinh tế Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả cũng đề xuất sáu nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; (ii) Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; (iii) Nguồn lực tài chính và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; (iv) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; (v) Mở rộng sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; (vi) Tăng cường sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia. Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, vẫn còn có những vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam chưa được luận án nghiên cứu đủ sâu và có những giải pháp hoàn thiện thích đáng. Khiếm khuyết đó một phần là do năng lực hạn chế của bản thân nghiên cứu sinh, mặt khác là do hoàn 146 cảnh và tư liệu nghiên cứu chưa đủ để có thể giúp nghiên cứu sinh tự tin đưa ra những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học và thỏa đáng, và có được những giải pháp và đề xuất phù hợp. Hy vọng, các vấn đề này sẽ được tiếp tục đề cập và giải quyết thấu đáo ở các nghiên cứu sau của nghiên cứu sinh hoặc của các tác giả và các công trình có liên quan khác, nhằm có thể hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, với mục đích tạo ra các tiêu chuẩn quốc gia có chất lượng, có hiệu quả khi áp dụng để kinh tế phát triển, bảo vệ được người sản xuất và tiêu dùng trong nước và khuyến khích xuất khẩu đúng hướng./. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Phương Thảo, Ngô Thị Ngọc Hà (2014), “Nâng cao năng lực hoạt động của Việt Nam trong khuôn khổ ISO”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (5+6), tr.8-9. 2. Ngô Thị Ngọc Hà (2014), “Đẩy mạnh hoạt động phổ biến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (5+6), tr. 10-11. 3. Ngô Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Diệu Hạnh (2014), “Quy trình xây dựng tiêu chuẩn ISO quốc tế”, Tạp chí PVOIL NEWS, (16), tr.32-33. 4. Ngô Thị Ngọc Hà (2014), “Nông sản và thực phẩm Việt Nam tiến sát tới tiêu chuẩn Codex”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (7+8), tr.15-16. 5. Ngô Thị Ngọc Hà (2016), “Tiêu chuẩn cơ sở - Tiền đề của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (13+14), tr. 11-12. 6. Ngô Thị Ngọc Hà (2016), “Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (21+22), tr. 24-26. 7. Ngô Thị Ngọc Hà (2016), “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại - Đặc trưng của nền kinh tế hội nhập”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (23+24), tr. 19-20. 8. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Cập nhật tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (7+8), tr. 17-18. 9. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Rà soát tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (9+10), tr. 17-18. 10. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Tiêu chuẩn quốc tế tạo lập “ngôn ngữ chung” trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (11+12), tr. 28-29. 11. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Sắp công bố bộ tiêu chuẩn TCVN về Nông nghiệp hữu cơ”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (21+22), tr. 22-23. 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư hướng dẫn xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn, Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, Quyết định số 22/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Báo cáo tổng kết Đề án thực hiệp hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2005-2010. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Quyết định hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia, Quyết định số 2669/QĐ-BKHCN ngày 1/12/2008. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), TCVN 1-2:2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21- 1:2005) Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. 8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), TCVN ISO 9000: 2015 (ISO 9000:2015) Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. 9. Nguyễn Minh Bằng (2014), “Một vài suy nghĩ về xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (9+10). 10. Chính phủ (2016), Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2016, Nghị quyết số 103/NQ-CP. 11. Chính phủ (2018), Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 19/NQ-CP. 12. Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước (1983), Cơ sở tiêu chuẩn hóa. 13. Cục Tiêu chuẩn - Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2831÷2836-1979 Hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn hóa 149 14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020 ,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 ,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. 16. Vũ Văn Diện (2012), “Chặng đường dài từ Điều lệ tạm thời đến Luật”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (5+6). 17. Đỗ Văn Đức (2016), Xác định nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tại trang https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm195?dDocName=SBV245044, [truy cập ngày 4/12/2017]. 18. Trần Thị Thu Hà (2010), Đánh giá và công nhận chất lượng đối với phòng thử nghiệm ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 19. Hà Văn Hội (2013), “Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, (4), tr.44-53. 20. Bùi Văn Huyền (2016), Đổi mới thể chế kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội nhập thành công vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Kỷ yếu hội thảo Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội, thách thức và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 21. Đặng Đức Long (2014), Việt Nam trong tiến trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tại trang tien-trinh-hoi-nhap-cong-dong-kinh-te-asean.html, [truy cập ngày 16/1/2018]. 22. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2014),“Hoạt động tiêu chuẩn hóa và doanh nghiệp”, Cẩm nang doanh nghiệp. 23. Nguyễn Hà Phương (2016), Thực hiện các cam kết trong cộng đồng kinh tế ASEAN của Việt Nam giai đoạn 2009-2015, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội, thách thức và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 24. Quốc hội khóa XI (2007), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006. 25. Quốc hội khóa XIII (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Nghị quyết số 142/2016/QH13. 150 26. Thủ tướng Chính phủ (2005), Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong tương mại, Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005. 27. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 712/QĐ -TTg ngày 21/5/2010. 28. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Quyết định số 2441/QĐ - TTg ngày 31/12/2010. 29. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 3/8/2017. 30. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017. 31. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2002), Kỷ yếu 40 năm hoạt động và phát triển, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 32. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Các báo cáo tổng kết công tác năm từ năm 2007-2016. 33. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (2008), Tiêu chuẩn, Đo lường, Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT. 34. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2010), Nghiên cứu hướng dẫn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 35. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2013), Nghiên cứu, phổ biến áp dụng các hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 36. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2013-2014), “Xây dựng Quy hoạch phát triển Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đến năm 2020 và định hướng xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 37. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2015), Báo cáo tổng kết thập niên chất lượng lần thứ hai (2006-2015) và tổng kết giai đoạn I chương trình quốc gia năng suất chất lượng (2010-2015). 151 38. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2016), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2007/NĐ-CP cho phù hợp với thực tế của Việt Nam và cam kết Hiệp định TPP, các hiệp định quốc tế, khu vực khác liên quan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 39. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2016), Nghiên cứu cơ sở lý luận đánh giá thực trạng 9 lĩnh vực ưu tiên hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ASEAN và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Việt Nam hội nhập đầy đủ vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 40. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành 1986. 41. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2008), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2008. 42. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2009), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2009. 43. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2010), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2010. 44. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2011), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2011. 45. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2012), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2012. 46. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2013), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2013. 47. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2014), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2014. 48. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2015), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2015. 49. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2016), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2016. 50. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2017), Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2017. 152 51. Từ điển tiếng Việt (1998), Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học. 52. Trung tâm WTO (2010), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tại trang thuong-mai, [truy cập ngày 16/5/2017]. 53. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản ĐH KTQD, trang 29. 54. Đinh Văn Thanh, Đỗ Quang, Nguyễn Thức (2016), Một số vấn đề về Hiệp định TBT của Tổ chức thương mại thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, Bộ Công thương. 55. Phạm Tất Thắng (2016), Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, Bộ Công thương. 56. Nguyễn Hải Thu (2016), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam, tại trang luan/tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-den-kinh-te-viet-nam- 86147.html, [truy cập ngày 16/10/2017]. 57. Hoàng Hữu Thám (2015), Quản lý chất lượng hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội -Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. 58. Thanh Uyên (2012), “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - Hội nhập sâu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (11+12). 59. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2008-2009), Nghiên cứu các luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở xây dựng chương trình quốc gia về thúc đẩy năng suất và chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2020”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 60. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2011-2012), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 61. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2013), Tài liệu nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa cơ sở, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 153 62. Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch (2014-2016), Báo cáo thực hiện kế hoạch khoa học - công nghệ năm 2014-2015-2016 , Hà Nội TÀI LIỆU TIẾNG ANH 63. APEC Sub-Committee on Standards and Conformance (2010), Standardization: Fundamentals, Impact and Business Strategy, Education Guideline 3 - Texbook for Higher Education. 64. APEC Sub-Committee on Standards and Conformance (2014), APEC Guidelines for Standards Infrastructure. 65. ASEAN (2012) Guidelines for Harmonisation of Standards. 66. ASEAN (2007), Guidelines on Standards, Technical Regulations and Conformity Assessment procedures. 67. ANSI (2000), United States Standards Strategy, tại trang https://www.ansi.org/standards_activities/nss/usss. 68. Biatna Dulbert Tampubolon (2016), Why still develop national standards for export, International Journal of Economics, Commerce and Management, Vol. IV, Issue 2, February 2016 69. CEN/CENELCT (2010), European Standardization and the EU 2020 Strategy, tại trang https://www.cencenelec.eu/news/publications/.../eustrategy2020.pdf 70. Department of Standards Malaysia (2009), Guide to the Malaysian Standards system. 71. Department of Standards Malaysia (2011), Policy on Standards Adoption of International Standards. 72. Dong Geun Choi (2013), A Primer on Korea’s Standards system: Standardization, Conformity Assesment and Metrology. 73. Dong Geun Choi and One-Soon Hyun, Jong-in Hong (2016), Standards as catalyst for national innovation and performance - a capability assessment framework for latercomer countries, Total Quality Management & Business Excellence, Vol 25, No 9, 969-985. 154 74. Daniele Gerundino, Michael Hilb (2010), The ISO Methodology - Assessing the economic benefits of standards, ISO Focus. 75. Fadilah Baharin (2009), Guide to the Malaysian Standards System. 76. Goverment of Canada (2000), Standards Council of Canada Act, tại trang [truy cập ngày 6/10/2017]. 77. Goverment of Canada (2000), Participating in the Stadards System, A handbook for consumer representatives. 78. Gum Ho Choe (2003), Standardization and Conformity Assesment in the Republic of Korea. 79. Hulusi SENTURK (2013), Effects of standardization on global competition, Turkish Standards Institution. 80. ISO Strategy 2016-2020 tại trang https://www.iso.org/iso/iso_strategy_2016- 2020.pdf .[truy cập ngày 26/10/2017]. 81. Japanese Industrial Standards Committee (JISC) (2013), Standardization Strategy. 82. Knut Blind (2013), The Impact of Standardization and Standards on Innovation, Nesta Working Paper 13/15. 83. Ministry of Economy, Trade and Industry (2013), Japan’s Standardization Policy. 84. Mu Rongping Wu Zhuoliang (2002), The role of Standards in national Technology Policy in China. 85. Oliver Hogan, Colm Sheehy và Rajini Jayasuriya (2015), The Economic contribution of Standards to the UK Economy, The Centre for Economics and Business Research Ltd UK. 86. Peter Hatto (2004), Standards and Standardisation Handbook, European Commission. 87. Rully Prassetya and Ponciano S.Intal (2015), AEC Blueprint Implementation Performance and Challenges: Standards and Conformance. 88. Richchard W.Bukowski (2006), The Role of Standards in a Performance-based Building Regulatory system, Marylan USA. 89. Republic of South Africa (2008), Standards Act. 155 90. Seo Sangwook (2013), National standards infrastructure underpinning the economic growth of Korea. 91. The ASEAN Secretariat (2015), ASEAN economic community blueprint 2025. 92. Wang Ping, Wang Yiyi và John Hill (2010), Standardization Strategy of China - Achievements and Challenges. CÁC TRANG Website 93. nam-gia-nhap-wto [truy cập ngày 26/5/2017]. 94. [truy cập ngày 26/5/2017]. 95. of%20Cambodia%20-%20EN.pdf [truy cập ngày 8/12/2017]. 96. https://www.thedti.gov.za/business_regulation/acts/standards_act.pdf [truy cập ngày 16/10/2017]. 97. content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A32012R1025 [truy cập ngày 16/10/2017] 98. https://www.standardsportal.org/usa_en/standards_system.aspx [truy cập ngày 11/10/2017]. 99. https://www.standardsportal.org/.../prc_standards_system/introduction.... [truy cập ngày 16/10/2017]. 100. [truy cập ngày 16/11/2017]. 101. [truy cập ngày 21/10/2017] 102. /default.aspx [truy cập ngày 5/10/2017]. 103. https://elaw.klri.re.kr/kor_service/lawView.do?hseq=42754&lang=ENG [truy cập ngày 8/10/2017]. 156 Phụ lục 1 CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG Số TT Tổ chức Gia nhập năm Loại Thành viên Thành viên của các Tổ chức quốc tế 1. Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO-International Organization for Standardization) 1977 Đầy đủ 2. Tổ chức Mã số Vật phẩm Quốc tế (GS1-Global Solution- International) 1995 Đầy đủ 3. Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC- International Electrotechnical Commission) 2002 Liên kết 4. Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML- Organisation Internatinale de Metrologie Legale) 2003 Đầy đủ 5. Hội nghị toàn thể về Cân Đo (CGPM-General Conference on Weights and Measures) 2003 Liên kết 6. Ủy ban Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại của WTO (WTO/TBT-World Trade Organization /Technical Barrier to Trade) 2007 Đầy đủ Thành viên của các Tổ chức khu vực 1. Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC-Pacific Area Standards Congress) 1992 Đầy đủ 2. Tổ chức Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương (APQO-Asian Pacific Quality Organization) 1994 Đầy đủ 3. Chương trình Đo lường châu Á - Thái Bình Dương (APMP-Asian Pacific Metrology Program) 1995 Đầy đủ 4. Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ-Asian Consultative Committee for Standards and Quality) 1995 Đầy đủ 5. Tổ chức Năng suất Châu Á (APO-Asian Productivity Organization) 1996 Đầy đủ 6. Tiểu ban Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp của APEC (APEC/SCSC-Asian Pacific Economy Cooperation – Sub Committee for Standards Conformance) 1998 Đầy đủ 7. Diễn đàn Đo lường pháp định Châu Á-Thái Bình Dương (APLMF-Asian Pacific Legal Metrology Forum) 1996 Đầy đủ 8. Hội nghị Á-Âu (ASEM-Asia Europe Meeting) Đầy đủ 157 Phụ lục 2 CÁC HIỆP ĐỊNH, THỎA THUẬN KÝ KẾT VỚI QUỐC TẾ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta từng bước được đẩy mạnh và mở rộng, đến năm 2020, nước ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO, đồng thời sẽ thực hiện các cam kết trong các thỏa thuận kinh tế, thương mại mới, trong đó có các Hiệp định, Thỏa thuận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng do Chính phủ Việt Nam ký kết, bao gồm: - Hiệp định khung của ASEAN về các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau; - Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về thiết bị điện và điện tử (ASEAN EE MRA); - Hiệp định Quy chế Quản lý Hài hòa các Thiết bị điện, điện tử của ASEAN (AHEEERR); - Thoả thuận Thừa nhận Lẫn nhau của APEC về đánh giá sự phù hợp các thiết bị điện và điện tử; - Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (WTO/TBT Agreement); - Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA); Nhằm mục đích tạo thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các nền kinh tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, xúc tiến triển khai ký kết và tổ chức thực hiện các hiệp định/thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khuôn khổ ASEAN, APEC, MRA song phương giữa các nước, ưu tiên ký kết MRA với các nước có giá trị hàng hoá trao đổi thương mại lớn với nước ta. Cho đến nay, các Bộ, ngành đã ký kết và triển khai các MRA: - Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai MRA về thiết bị điện - điện tử (EE MRA) trong ASEAN; các MRA song phương về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp với Nga, Ucraina, Trung Quốc, Đài Loan, Bê-la-rút; 158 - Bộ Y tế tham gia ký kết các MRA về hành nghề Y; Nha khoa; Dịch vụ điều dưỡng; Thực hành tốt GMP giữa các nước ASEAN; Hiệp định về Hệ thống hài hòa ASEAN trong quản lý mỹ phẩm; - Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai MRA về thiết bị viễn thông và MRA về thiết bị điện tử trong ASEAN; - Bộ Công Thương đang tham gia đàm phán để ký kết MRA về sản phẩm cao su trong ASEAN; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham gia đàm phán để ký kết MRA về sản phẩm gỗ trong ASEAN; - Bộ Giao thông vận tải ký kết Chương trình hợp tác ASEAN- Nhật Bản về xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật; - Bộ Xây dựng tham gia ký kết các MRA về Dịch vụ kỹ thuật; Dịch vụ kiến trúc; Vật liệu xây dựng trong ASEAN. Ngoài những hiệp định/thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau ở cấp quốc gia, các tổ chức kỹ thuật đã chủ động ký kết các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau hoặc Bản Ghi nhớ hợp tác với các tổ chức, cơ quan kỹ thuật nước ngoài tương ứng về thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tăng cường sự hợp tác về kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa các nước, cụ thể: - Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá, Đo lường và Đánh giá phù hợp giữa Bộ Khoa học và công nghệ và Uỷ ban nhà nước về Tiêu chuẩn hoá -CH Bê-la-rút (GOSSTANDART). - MoU về Hợp tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá, Đo lường và Đánh giá phù hợp giữa Tổng cục TĐC và Cục QCKT và Đo lường Liên bang Nga (ROSSTANDART). - Thoả thuận hợp tác về Tiêu chuẩn hoá, Đo lường và Quản lý chất lượng giữa Tổng cục TĐC và Tổng cục QLCL Nhà nước CHDCND Triều Tiên (SAQM). 159 - MoU hợp tác Tiêu chuẩn hoá, Đo lường pháp định và Đánh giá sự phù hợp giữa Tổng cục TĐC và Cơ quan Tiêu chuẩn và Công nghệ Hàn Quốc (KATS). - MoU hợp tác về quản lý chất lượng xăng dầu giữa Tổng cục TĐC và Viện nghiên cứu Quản lý Dầu Khí Hàn Quốc (K-Petro). - MoU về phối hợp nghiên cứu thử nghiệm điện, điện tử giữa Tổng cục TĐC và Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Điện của Hàn Quốc (KERI). - MoU hợp tác về Tiêu chuẩn, Đo lường, Chứng nhận và Công nhận giữa Tổng cục TĐC và Cơ quan Tiêu chuẩn và Đo lường Mông Cổ (MASM). - MoU với Palestine về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá phù hợp giữa Tổng cục TĐC và Viện Tiêu chuẩn Palestine. - Thoả thuận hợp tác về thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội, Việt Nam và Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc. - MoU hợp tác về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá phù hợp giữa Tổng cục TĐC và Cục Tiêu chuẩn và Giám định Đài Loan. - MoU về hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường, đánh giá sự phù hợp và công nhận giữa Tổng cục TĐC, Văn phòng Công nhận của Việt Nam và Văn phòng Tiêu chuẩn, Đo lường và Thử nghiệm Cộng hòa Slovak. - MoU hợp tác về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chứng nhận và Quản lý chất lượng giữa Tổng cục TĐC và Viện Tiêu chuẩn Thổ Nhĩ Kỳ. - Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá sự phù hợp giữa Tổng cục TĐC ký thay mặt Bộ KHCN và Cục Quy chuẩn Kỹ thuật Nhà nước Ucraina. - MoU về trao đổi tài liệu tiêu chuẩn giữa Tổng cục TĐC và Hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa kỳ (ASTM). - MoU hợp tác về Tiêu chuẩn (trao đổi tiêu chuẩn, ấn phẩm, tài liệu đào tạo về Đánh giá phù hợp) giữa Tổng cục TĐC và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa kỳ (ANSI) 160 - MoU về An toàn sản phẩm tiêu dùng giữa Tổng cục và Ủy Ban An toàn sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC). - MoU và Thoả thuận chiến lược (Strategy Agreement) giữa Tổng cục và UL Hoa Kỳ (Hiệp hội các phòng thử nghiệm Hoa Kỳ). - MoU trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chứng nhận và Công nhận giữa Tổng cục TĐC và Cục Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Chứng nhận của Uzbekistan. - MoU hợp tác giữa Tổng cục TĐC và Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC). - Thoả thuận hợp tác về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá sự phù hợp giữa Cục Chất lượng và Giám sát kỹ thuật của Trung Quốc và Tổng cục TĐC. - MoU hợp tác về thực hiện chứng nhận đối với xe máy, động cơ xe máy và mũ bảo hiểm dùng cho người đi xe máy giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam và Tổng cục Kiểm dịch, kiểm tra và giám sát chất lượng, Trung Quốc - MoU hợp tác về chứng nhận bắt buộc phụ tùng xe máy giữa Trung tâm Chứng nhận Chất lượng Trung Quốc và Tổng cục TĐC. - MoU hợp tác về Tiêu chuẩn, Đo lường, Thử nghiệm, Chứng nhận, Công nhận giữa Tổng cục TĐC và Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. 161 Phụ lục 3 HÀI HÒA TIÊU CHUẨN THEO LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 2007 – 2016 Số lượng và tỷ lệ TCVN hài hòa theo từng lĩnh vực Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng 146 159 213 247 237 245 254 293 315 327 01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu Tỷ lệ, % 30,5 30,3 49,7 58,7 51,1 55,1 56,4 58,6 51,6 58,4 Số lượng 36 45 63 66 70 72 105 113 143 147 03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý công ty. Hành chính. Vận tải Tỷ lệ, % 55,4 57,7 71,6 74,2 73,7 76,6 81,4 83,1 69,1 82,6 Số lượng 33 40 59 60 61 66 69 70 96 103 07. Khoa học tự nhiên Tỷ lệ, % 58,9 59,7 80,8 75,9 64,9 81,5 70,4 69,3 78,0 74,6 Số lượng 94 100 124 137 155 161 162 154 154 158 11. Chăm sóc sức khỏe Tỷ lệ, % 73,4 71,9 41,5 62,8 68,3 74,2 72,3 69,7 60,2 57,2 Số lượng 387 411 448 482 513 513 588 661 648 652 13. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn Tỷ lệ, % 52,9 53,5 63,8 66,5 64,4 63,7 67,1 74,9 71,5 67,1 Số lượng 56 62 79 93 97 101 121 138 155 171 17. Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý Tỷ lệ, % 22,9 24,1 51,0 56,0 23,5 25,3 27,7 29,3 32,0 29,4 Số lượng 16 20 46 50 51 51 80 98 101 102 19.Thử nghiệm Tỷ lệ, % 51,6 55,6 83,6 89,3 87,9 66,2 92,0 92,5 80,2 92,7 Số lượng 12 21 57 59 60 59 70 87 92 92 21. Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung Tỷ lệ, % 2,5 4,2 16,6 17,2 24,2 17,0 18,9 23,8 24,0 23,7 Số lượng 62 66 108 123 137 141 177 247 273 271 23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn chất lỏng công dụng chung Tỷ lệ, % 24,9 25,9 43,0 49,6 55,9 51,3 55,1 61,9 63,3 65,0 Số lượng 64 76 129 115 133 138 162 213 262 268 25. Chế tạo Tỷ lệ, % 17,3 19,9 50,8 43,9 46,2 48,4 51,3 59,3 56,2 63,2 Số lượng 32 35 56 58 63 64 73 91 106 105 27. Năng lượng và truyền nhiệt Tỷ lệ, % 53,3 55,6 72,7 75,3 74,1 76,2 76,8 88,3 85,5 82,0 Số lượng 135 148 213 242 266 266 354 345 378 379 29. Điện Tỷ lệ, % 38,0 37,3 70,3 78,6 78,9 78,0 83,7 82,3 92,4 82,4 162 Số lượng và tỷ lệ TCVN hài hòa theo từng lĩnh vực Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng 6 10 11 11 13 13 24 41 55 54 31. Điện tử Tỷ lệ, % 7,7 12,8 84,6 84,6 86,7 86,7 92,3 80,4 93,2 93,1 Số lượng 19 25 34 34 57 58 59 67 67 65 33. Viễn thông Tỷ lệ, % 25,7 31,6 42,5 37,4 46,7 54,2 45,0 47,2 50,4 41,7 Số lượng 40 46 82 89 102 104 140 181 209 220 35. Thông tin. Thiết bị văn pḥòng Tỷ lệ, % 76,9 79,3 89,1 84,0 79,7 81,9 82,4 81,9 70,1 80,3 Số lượng 2 2 2 2 8 8 8 9 9 11 37. Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In Tỷ lệ, % 25,0 25,0 100,0 100,0 100,0 100,0 53,3 56,3 56,3 57,9 Số lượng 1 1 1 1 1 1 4 13 14 14 39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn Tỷ lệ, % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 92,9 100,0 100,0 Số lượng 91 112 78 80 94 94 95 121 124 124 43. Đường bộ Tỷ lệ, % 36,7 41,5 43,1 43,5 45,4 45,2 44,8 50,4 50,8 48,2 Số lượng - - - - - 8 9 8 8 11 45. Đường sắt Tỷ lệ, % 0 0 0 0 0 61,5 69,2 61,5 57,1 57,9 Số lượng - 1 1 1 1 1 2 2 2 2 47. Đóng tàu và trang bị tàu biển Tỷ lệ, % 0 0,3 0,4 0,4 0,4 0,4 0,9 0,8 0,8 0,8 Số lượng - - 1 1 1 1 1 1 1 1 49. Máy bay và tàu vũ trụ Tỷ lệ, % 0 0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Số lượng 14 21 27 27 36 38 47 46 63 62 53. Thiết bị vận chuyển vật liệu Tỷ lệ, % 37,8 45,7 73,0 73,0 62,1 65,5 68,1 62,2 72,4 69,7 Số lượng 18 20 26 26 32 32 34 54 54 54 55. Bao gói và phân phối hàng hoá Tỷ lệ, % 47,4 46,5 54,2 54,2 59,3 59,3 60,7 70,1 65,1 72,0 Số lượng 99 101 110 130 134 99 177 208 207 238 59. Dệt và Da Tỷ lệ, % 55,0 52,9 50,5 56,5 68,4 42,1 60,4 63,6 61,6 70,4 Số lượng 7 11 8 8 8 8 29 46 63 63 61. May mặc Tỷ lệ, % 29,2 45,8 33,3 34,8 34,8 34,8 59,2 74,2 80,8 78,8 Số lượng 106 123 102 111 129 174 186 195 210 220 65. Nông nghiệp Tỷ lệ, % 33,0 36,6 34,3 35,1 29,8 49,6 39,2 37,4 37,2 41,8 Số lượng 313 326 431 366 464 523 672 717 736 816 67. Thực phẩm Tỷ lệ, % 45,7 41,5 61,1 45,4 48,7 63,6 58,3 69,7 55,1 56,4 Số lượng 24 30 39 66 69 89 103 133 86 162 71. Hoá chất Tỷ lệ, % 15,5 17,6 25,3 35,1 32,4 46,6 43,5 47,5 28,3 47,1 163 Số lượng và tỷ lệ TCVN hài hòa theo từng lĩnh vực Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng 69 71 71 72 71 71 84 94 90 70 73. Khai thác mỏ và Khoáng sản Tỷ lệ, % 37,9 38,8 46,4 43,4 39,0 44,1 42,9 45,6 43,7 31,5 Số lượng 42 52 31 38 42 43 55 63 64 72 75. Dầu mỏ Tỷ lệ, % 16,2 17,3 12,9 15,6 15,8 17,1 18,2 20,9 20,7 22,1 Số lượng 74 80 144 155 186 195 206 250 265 264 77. Luyện kim Tỷ lệ, % 26,7 26,3 42,1 53,1 48,3 52,6 51,8 56,8 62,9 56,4 Số lượng 5 9 25 29 32 32 48 37 35 46 79. Gỗ Tỷ lệ, % 5,5 9,5 30,9 34,1 35,2 37,6 49,0 37,8 35,4 41,1 Số lượng 37 45 36 37 42 43 49 35 35 35 81. Thuỷ tinh và Gốm Tỷ lệ, % 36,3 41,3 28,8 29,6 26,4 30,3 28,2 22,3 22,3 20,6 Số lượng 67 73 89 96 103 96 140 164 164 165 83. Cao su và Chất dẻo Tỷ lệ, % 67,7 57,0 81,7 83,5 88,0 85,7 87,5 85,0 87,7 83,3 Số lượng 26 37 38 50 55 60 78 71 97 97 85. Giấy Tỷ lệ, % 38,2 47,4 55,9 64,9 61,8 72,3 69,0 67,6 85,8 74,6 Số lượng 9 14 12 12 12 13 26 49 50 46 87. Sơn và màu Tỷ lệ, % 29,0 38,9 50,0 50,0 21,8 22,4 40,0 49,5 51,0 45,5 Số lượng 52 55 67 86 111 93 126 159 147 152 91. Vật liệu xây dựng và nhà Tỷ lệ, % 16,1 16,5 16,1 19,7 22,3 19,7 22,1 23,9 22,3 22,0 Số lượng - - - - - 2 2 14 21 16 93. Xây dựng dân dụng Tỷ lệ, % 0 0 0 0 0 1,2 1,1 6,7 8,7 6,2 Số lượng - - - - - - - - - 95. Quân sự Tỷ lệ, % Số lượng 87 91 74 79 82 81 100 127 140 142 97. Nội trợ. Giải trí. Thể thao Tỷ lệ, % 100,0 100,0 68,5 70,5 71,9 70,4 71,9 75,1 79,1 78,0 Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017 164 Phụ lục 4 TÍNH TOÁN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA TIÊU CHUẨN TẠI VINAKIP (Năm 2010) Trong phụ lục này, tác động của tiêu chuẩn được tính toán nhờ việc sử dụng 9 chỉ tiêu đối với 4 chức năng hoạt động - Logistics đầu vào (2 chỉ tiêu) - Sản xuất (5 chỉ tiêu) - Nghiên cứu và phát triển (R & D) (1 chỉ tiêu) - Marketing và Bán hàng (M & S) (1 chỉ tiêu) Tác động kinh tế theo EBIT của công ty được tính theo giá năm 2010. A. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: LOGISTIC ĐẦU VÀO Chỉ tiêu 1: Giảm chi phí quản lý nhà cung ứng nhờ giảm số lượng nhà cung ứng có chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Nhờ sử dụng những nhà cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn, số lượng nhà cung ứng kim loại chỉ còn 3, nhà cung ứng nhựa là 3 thay vì tổng số 15 nhà cung ứng (năm 2000). Do đó, công ty có thể kiểm soát tốt hơn quá trình cung ứng và cũng có thể giảm bớt nhiều loại chi phí quản lý nhà cung ứng, ví dụ như đánh giá nhà cung ứng, kiểm soát hồ sơ nhà cung ứng, giám sát quá trình cung ứng, Những công việc này đòi hỏi tốn kém thời gian và nhân lực cũng như khiến cho công việc phức tạp và nặng nhọc hơn. Tuy nhiên lợi ích mang lại này chưa lượng hóa được. Chỉ tiêu 2: Giảm chi phí thử nghiệm nguyên vật liệu Công ty nhận thấy rõ khoản chi phí tiết kiệm từ thử nghiệm vật liệu khi sử dụng những nguyên vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Sản phẩm 1: Ổ cắm a) Nguyên liệu nhựa - Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn, công ty không mất chi phí thử nghiệm 165 - Trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn, chi phí thử nghiệm nhựa được tính như sau: Với mỗi lô 20 tấn nhựa, công ty sẽ lấy một mẫu 20 kg để thử, việc thử nghiệm này cần ¼ ca máy, tức là: + 1.000.000 đ tiền nhựa nguyên liệu + 40.000 đ tiền nhân công + 2 giờ x 30 kW x 1.000 = 60.000 đ tiền điện Tổng cộng chi phí thử nghiệm cho một lô 20 tấn nhựa là 1.100.000 VND Mỗi năm công ty mua khoảng 135 tấn nhựa để sản xuất ổ cắm, tổng chi phí thử nghiệm nhựa sẽ là: 1.100.000 x (135/20) = 7.425.000 VND b) Đồng cán - Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn cho vật liệu, công ty không tiến hành thử nghiệm vật liệu do đó không mất chi phí thử nghiệm - Trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn, công ty phải lấy mẫu thử nghiệm cho từng lần mua hàng. Công ty ước lượng chi phí thử nghiệm cho mỗi mẫu là khoảng 400.000 đồng. Mỗi năm công ty có khoảng 7 lần mua hàng, như vậy chi phí thử nghiệm sẽ là: 7 x 400.000 = 2.800.000 VND Tổng chi phí tiết kiệm từ thử nghiệm nguyên vật liệu để sản xuất ổ cắm là: 7.425.000 + 2.800.000 = 10.225.000VND (Chú thích: Đây là số liệu giả định, trên thực tế đây là trường hợp xảy ra theo kinh nghiệm trước đây khi Công ty nhập nguyên liệu có chất lượng kém hơn, hiện tại điều này không xảy ra nữa) Sản phẩm 2: Dây và cáp Không có dữ liệu tính toán cho sản phẩm này vì công ty bắt đầu sản xuất sản phẩm từ năm 2008 và áp dụng tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu ngay từ ban đầu và không tiến hành thử nghiệm nguyên vật liệu sản xuất dây và cáp. Tác động kinh tế của chỉ tiêu 2: 10.225.000 VND 166 B. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: SẢN XUẤT Chỉ tiêu 3: Giảm phế phẩm Sản phẩm 1: Ổ cắm Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn, tỉ lệ phế phẩm là 0,6 % và trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn, tỉ lệ phế phẩm là khoảng 0,9 %, nghĩa là việc áp dụng tiêu chuẩn giúp giảm tỉ lệ này xuống 3 %. Sản lượng ổ cắm sản xuất hàng năm là khoảng: 2.120.500 Số ổ cắm phế phẩm giảm đi là: 0,3 % x 2.120.500 = 6.361,5 sản phẩm Giá thành của ổ cắm là: 9.805 VND Khoản tiết kiệm từ giảm lượng phế phẩm là: 6.361,5 x 9.805 = 62.374.507,5 VND Sản phẩm 2: Dây và cáp: Theo quy trình sản xuất dây và cáp luôn luôn có sản xuất thử và kiểm tra sản phẩm mẫu trước khi sản xuất hàng loạt, do đó không có phế phẩm. Tác động kinh tế của chỉ tiêu 3: 62.374.507 VND Chỉ tiêu 4: Giảm chi phí đổi sản phẩm sai, hỏng Sản phẩm 1: Ổ cắm Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn, tỉ lệ sản phẩm hỏng đổi cho khách hàng là 1 0/00, trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn thì tỉ lệ này là 2 0/00 nghĩa là giảm tỉ lệ này xuống 1 0/00 Số ổ cắm bán hàng tháng là 240.000 SP và hàng năm là khoảng: 240.000 x 12 = 2.880.000 SP Số sản phẩm phải đổi cho khách hàng là: 2.880.000 x 10/00 = 2.880 Giá trị của 2.880 ổ cắm là: 2.880 x 9.805 = 28.238.400 VND Số ổ cắm này không phải bỏ đi hoàn toàn mà công ty sẽ sửa chữa, thay thế phụ kiện, ước tính chi phí trung bình cho việc sửa chữa này là 18 % giá trị của SP, điều này có nghĩa là công ty có thể tiết kiệm khoảng: 28.238.400 x 18 % = 5.082.912 VND 167 Sản phẩm 2: Dây và cáp Thực tế không có sản phẩm hỏng phải đổi lại. Tác động kinh tế của chỉ tiêu 4: 5.082.912 VND (Chú thích: Đây là phần trăm giả định vì thực tế tỷ lệ sản phẩm phải thay thế cho khách hàng rất nhỏ. Chủ yếu trường hợp đổi không phải do lỗi của Công ty mà do khách hàng (nhà phân phối) làm hỏng trong quá trình lưu kho, vận chuyển, nhưng vì chi phí nhỏ nên Công ty sẵn sàng đổi lại sản phẩm cho khách) Chỉ tiêu 5: Giảm chi phí thử nghiệm thành phẩm Sản phẩm 1: Ổ cắm Trong mọi trường hợp, Công ty quy định tần suất thử nghiệm thành phẩm là 3/500.000, do đó không có sự khác biệt giữa trường hợp áp dụng và không áp dụng tiêu chuẩn. Sản phẩm 2: Dây và cáp Khi bắt đầu sản xuất, tần suất thử nghiệm là 3 lần/ngày, sử dụng một mẫu cho một lần thử, nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm và nguyên vật liệu thì tần suất thử nghiệm là 1 lần/ngày Công ty ước lượng chi phí thử nghiệm cho một mẫu thử là khoảng 1 triệu đồng nếu thử tại công ty (nếu thử tại các phòng thí nghiệm bên ngoài, chi phí này có thể lên đến 6 triệu đồng một mẫu). Như vậy nhờ áp dụng tiêu chuẩn, trong trường hợp thử tại chỗ, mỗi ngày công ty có thể tiết kiệm 2 triệu đồng cho việc thử nghiệm, nghĩa là 700 triệu đồng một năm. Tác động kinh tế của chỉ tiêu 5: 700.000.000 VND Chỉ tiêu 6: Tiết kiệm chi phí nhờ hoạt động cải tiến liên tục trong sản xuất Công ty áp dụng HTQLCL theo ISO 9001 từ năm 2004, cho đến thời điểm nghiên cứu có khoảng 195 sáng kiến cải tiến, nghĩa là trung bình hàng năm có khoảng 30 sáng kiến. Hàng năm công ty chi trả khoảng 100 triệu đồng tiền thưởng cho sáng kiến cải tiến. Theo quy định của công ty (chưa quy định bằng văn bản), giá trị tiền thưởng bằng khoảng 2 % giá trị sáng kiến có thể mang lại, như vậy có thể ước tính tổng giá trị mà hoạt động cải tiến mang lại cho công ty là: 100.000.000 x 1/0.02 = 5.000.000.000 VND 168 Tác động kinh tế của chỉ tiêu 6: 5.000.000.000 VND [Chú thích thêm: Giá trị này trong phần chính của báo cáo được giảm đi 1/2 còn 2,5 tỷ đồng vì theo chuyên gia ISO tuy phần tiết kiệm này liên quan đến HTQLCL nhưng không thể qui hết cho tiêu chuẩn (nghĩa là ISO 9001) mà còn phải tính đến các yếu tố tác động khác.] Chỉ tiêu 7: Tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất Sản phẩm 1: Ổ cắm Không có dữ liệu thống kê nào về nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất ổ cắm, do vậy không lượng hóa được chỉ tiêu này đối với sản phẩm ổ cắm. Sản phẩm 2: Dây và cáp Công ty có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu nhờ việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn và áp dụng công nghệ mới cho dây chuyền sản xuất. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày công ty có thể tiết kiệm được 18 kg nhựa PVC và như vậy, mỗi năm công ty có thể tiết kiệm 18 x 365 = 6.570 kg PVC. Giá nhựa nguyên liệu là: 24.300 VND/kg Số tiền tiết kiệm mỗi năm của Công ty là: 6.570 x 24.300 = 159.651.000 VND Tác động kinh tế của chỉ tiêu 7: 159.651.000 VND (Chỉ tiêu này là giả định dựa trên kinh nghiệm và ước lượng của Công ty ở thời điểm mới bắt đầu sản xuất sản phẩm mới, khi đó phần “đầu thừa, đuôi thẹo” có nhiều hơn - điều này chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn) C. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R & D) Chỉ tiêu 8: Tiết kiệm chi phí biên soạn các quy định kỹ thuật Nhờ áp dụng tiêu chuẩn, công ty có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền để xây dựng các quy định kỹ thuật cho nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình, Sản phẩm 1: Ổ cắm Hiện tại, Công ty đang áp dụng khoảng 18 tiêu chuẩn quốc gia cho các hoạt động thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, bao gói và ghi nhãn ổ cắm. Trong trường hợp không sẵn có các tiêu chuẩn này, công ty sẽ phải biên soạn các quy định riêng của mình với số lượng tài liệu ít nhất là bằng 18 tiêu chuẩn đang áp dụng. 169 Sản phẩm 2: Dây và cáp Hiện tại, công ty đang áp dụng 14 tiêu chuẩn quốc gia cho nguyên vật liệu, thành phẩm, thử nghiệm, bao gói và ghi nhãn. Như vậy, tổng số tiêu chuẩn công ty đang áp dụng là 32 TCVN, ngoài ra công ty còn sử dụng các tiêu chuẩn IEC làm tài liệu tham khảo. Chi phí biên soạn các tài liệu kỹ thuật này bao gồm chi phí cho những công việc sau: - Nghiên cứu sản phẩm hiện tại trên thị trường - Thu thập tài liệu sẵn có về sản phẩm (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở của các công ty khác, tài liệu khoa học kỹ thuật liên quan) - Dịch tài liệu (nếu có) - Thử nghiệm - Chi cho chuyên gia biên soạn tài liệu - Chi cho họp - Sản xuất thử - Các chi phí khác Theo các chuyên gia của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng, đối với những tiêu chuẩn phức tạp, chi phí này là khoảng 50 triệu đồng, với những tiêu chuẩn đơn giản hơn, chi phí này là khoảng 30 triệu đồng. Như vậy có thể tính chi phí trung bình để biên soạn một tài liệu là khoảng 40 triệu đồng. Như vậy công ty có thể tiết kiệm chi phí biên soạn tài liệu kỹ thuật nhờ việc sử dụng những tiêu chuẩn sẵn có, tổng số tiền tiết kiệm được là: 40.000.000 x 32 = 1.280.000.000 VND. Tác động kinh tế của chỉ tiêu 8: 1.280.000.000 VND 170 D. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: BÁN HÀNG & MARKETING (S & M) Chỉ tiêu 9: Tăng doanh thu nhờ tăng lòng tin của khách hàng thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn Ngoài khoản tiết kiệm từ việc sử dụng tiêu chuẩn, việc áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm của công ty sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm và do đó làm tăng doanh thu bán hàng của công ty. Sản phẩm 1: Ổ cắm Công ty ước tính tác động của tiêu chuẩn làm cho doanh thu của sản phẩm này tăng 8 % trong số 200 % mức tăng tổng doanh thu của ổ cắm. Số ổ cắm bán được năm 2010 là 2.880.000 đơn vị sản phẩm, giá ổ cắm là 12.128 đồng Doanh thu năm 2010 là: 2.880.000 x 12.128 = 34.928.640.000 VND Doanh thu năm 2009 là khoảng: 17.464.320.000 VND Doanh thu tăng lên nhờ áp dụng tiêu chuẩn là: 17.464.320.000 x 8% = 1.397.145.600 VND Sản phẩm 2: Dây và cáp Đối với sản phẩm này doanh thu hàng năm tăng khoảng 300 % so với năm trước bởi nhiều lý do như hiệu quả hoạt động marketing, sản phẩm là sản phẩm mới, Công ty ước tính đóng góp của tiêu chuẩn trong tổng số doanh thu tăng lên là 20 % Doanh thu của cáp năm 2010 là 37 tỉ đồng, năm 2009 là 12 tỉ đồng. Như vậy nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm giúp tăng doanh thu lên: 20 % x 12 x 106 = 2.400.000.000 VND Tổng doanh thu tăng lên nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho cả hai sản phẩm là: 1.397.145.600 + 2.400.000.000 = 3.797.145.600 VND Tác động kinh tế của chỉ tiêu 9: 3.797.145.600 VND (Chú thích thêm: chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên sự thống nhất với Cty, giá trị tăng doanh thu là thực tế, tuy nhiên % tác động chỉ là ước lượng). 171 Phụ lục 5 DANH MỤC BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (Tính đến T.11-2017) TT Số hiệu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Đại diện cơ quan nhà nươc Đại diện Tổ chức khoa học và công nghệ Đại diện Hội, Hiệp hội chuyên ngành Đại diện Doanh nghiệp Đại diện tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức có liên quan khác Chuyên gia độc lập Tổng 1. TCVN/TC 2 2 6 1 1 1 11 2. TCVN/TC 4 2 7 9 3. TCVN/TC 5 7 4 11 4. TCVN/TC 6 1 6 1 2 1 11 5. TCVN/TC 8 4 3 1 1 2 11 6. TCVN/TC 10 4 6 1 11 7. TCVN/TC 11 3 5 2 1 11 8. TCVN/TC 12 1 7 1 9 9. TCVN/TC 17 2 6 1 2 2 13 10. TCVN/TC 21 4 6 1 2 13 11. TCVN/TC 22 2 4 1 5 3 15 12. TCVN/TC 23 2 8 1 11 13. TCVN/TC 26 1 3 1 5 14. TCVN/TC 27 1 5 1 2 9 15. TCVN/TC 28 1 7 1 9 16. TCVN/TC 29 3 8 2 13 17. TCVN/TC 30 1 10 1 1 13 18. TCVN/TC 33 2 4 3 9 19. TCVN/TC 35 1 7 3 11 20. TCVN/TC 38 1 5 1 3 1 11 21. TCVN/TC 39 1 4 3 3 11 22. TCVN/TC 43 1 6 2 9 23. TCVN/TC 44 1 7 1 2 11 24. TCVN/TC 45 3 8 1 1 13 25. TCVN/TC 46 3 6 2 11 26. TCVN/TC 47 2 6 1 9 27. TCVN/TC 48 2 7 1 1 11 28. TCVN/TC 51 2 4 1 1 1 9 29. TCVN/TC 58 5 1 1 4 11 30. TCVN/TC 61 1 7 1 9 172 TT Số hiệu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Đại diện cơ quan nhà nươc Đại diện Tổ chức khoa học và công nghệ Đại diện Hội, Hiệp hội chuyên ngành Đại diện Doanh nghiệp Đại diện tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức có liên quan khác Chuyên gia độc lập Tổng 31. TCVN/TC 63 2 6 1 1 1 11 32. TCVN/TC 68 6 5 11 33. TCVN/TC 69 2 6 2 1 11 34. TCVN/TC 70 3 7 3 2 15 35. TCVN/TC 71 3 5 3 11 36. TCVN/TC 74 2 7 1 1 11 37. TCVN/TC 79 1 4 2 2 9 38. TCVN/TC 82 2 6 1 9 39. TCVN/TC 84 2 3 1 1 2 9 40. TCVN/TC 85 2 5 1 1 9 41. TCVN/TC 86 1 5 2 1 2 11 42. TCVN/TC 89 2 6 1 1 1 11 43. TCVN/TC 91 1 5 1 7 44. TCVN/TC 94 2 5 1 1 1 1 11 45. TCVN/TC 96 5 5 3 13 46. TCVN/TC 98 2 6 1 9 47. TCVN/TC 102 2 4 1 2 9 48. TCVN/TC 106 3 3 1 7 49. TCVN/TC 107 1 5 2 1 9 50. TCVN/TC 117 1 7 1 1 1 11 51. TCVN/TC 118 1 7 1 9 52. TCVN/TC 120 2 4 1 2 3 1 13 53. TCVN/TC 122 2 5 1 1 2 11 54. TCVN/TC 126 3 5 3 1 12 55. TCVN/TC 129 3 4 7 56. TCVN/TC 130 1 4 2 7 57. TCVN/TC 131 1 5 2 1 9 58. TCVN/TC 132 1 7 1 9 59. TCVN/TC 133 1 3 1 2 7 60. TCVN/TC 134 2 6 1 9 61. TCVN/TC 135 3 8 1 1 13 62. TCVN/TC 136 1 5 1 3 1 11 63. TCVN/TC 138 1 7 1 1 1 11 173 TT Số hiệu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Đại diện cơ quan nhà nươc Đại diện Tổ chức khoa học và công nghệ Đại diện Hội, Hiệp hội chuyên ngành Đại diện Doanh nghiệp Đại diện tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức có liên quan khác Chuyên gia độc lập Tổng 64. TCVN/TC 142 1 7 1 1 1 11 65. TCVN/TC 146 1 8 1 1 11 66. TCVN/TC 147 4 8 1 13 67. TCVN/TC 153 1 7 1 2 11 68. TCVN/TC 154 5 5 1 2 13 69. TCVN/TC 157 1 4 1 1 7 70. TCVN/TC 159 1 7 2 3 13 71. TCVN/TC 160 1 5 1 2 9 72. TCVN/TC 164 1 8 9 73. TCVN/TC 165 1 6 7 74. TCVN/TC 166 1 5 1 7 75. TCVN/TC 173 2 5 2 9 76. TCVN/TC 174 3 4 5 1 13 77. TCVN/TC 176 4 6 1 1 1 13 78. TCVN/TC 178 5 5 5 15 79. TCVN/TC 181 2 5 1 1 9 80. TCVN/TC 189 2 4 3 9 81. TCVN/TC 190 1 8 9 82. TCVN/TC 199 1 5 1 1 1 9 83. TCVN/TC 200 1 5 2 3 11 84. TCVN/TC 206 4 5 9 85. TCVN/TC 207 3 4 2 9 86. TCVN/TC 210 3 4 1 1 9 87. TCVN/TC 213 3 6 2 11 88. TCVN/TC 216 2 5 1 3 2 2 15 89. TCVN/TC 228 8 2 1 11 90. TCVN/TC/E 1 1 7 1 2 11 91. TCVN/TC/E 2 2 5 2 9 92. TCVN/TC/E 3 7 3 3 13 93. TCVN/TC/E 4 2 5 2 9 94. TCVN/TC/E 5 1 5 3 9 95. TCVN/TC/E 6 6 2 1 9 96. TCVN/TC/E 7 5 2 7 174 TT Số hiệu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Đại diện cơ quan nhà nươc Đại diện Tổ chức khoa học và công nghệ Đại diện Hội, Hiệp hội chuyên ngành Đại diện Doanh nghiệp Đại diện tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức có liên quan khác Chuyên gia độc lập Tổng 97. TCVN/TC/E 8 1 4 1 1 7 98. TCVN/TC/E 9 1 4 1 3 9 99. TCVN/TC/E 10 1 4 2 7 100. TCVN/TC/E 11 1 4 1 3 2 11 101. TCVN/TC/F 1 1 9 2 3 15 102. TCVN/TC/F 2 2 7 1 2 1 2 15 103. TCVN/TC/F 3 3 7 2 3 15 104. TCVN/TC/F 4 3 6 2 2 2 15 105. TCVN/TC/F 5 1 8 1 1 11 106. TCVN/TC/F 6 1 6 2 9 107. TCVN/TC/F 7 3 7 1 11 108. TCVN/TC/F 8 2 8 1 1 3 15 109. TCVN/TC/F 9 1 8 1 3 1 1 15 110. TCVN/TC/F 10 1 7 1 6 15 111. TCVN/TC/F 11 5 5 1 4 15 112. TCVN/TC/F 12 3 5 4 1 2 15 113. TCVN/TC/F 13 2 10 1 2 15 114. TCVN/TC/F 14 7 6 2 1 16 115. TCVN/TC/F 15 5 3 1 9 116. TCVN/TC/F 16 1 6 2 1 2 3 15 117. TCVN/TC/F 17 2 3 1 3 9 118. TCVN/TC/F 18 2 7 3 2 1 15 119. TCVN/TC/F19 7 4 2 13 120. TCVN/TC/F20 4 4 1 3 1 2 15 121. TCVN/JTC 1 1 9 2 1 13 122. TCVN/TC 01 4 6 1 11 123. TCVN/TC 02 3 5 1 2 11 124. TCVN/TC/M1 3 6 2 11 125. TCVN/TC/M2 2 7 1 1 11 126. TCVN/CASCO 2 7 1 2 1 13 Tổng 270 (19,7%) 716 (52,4 %) 52 (3,8%) 159 (11,6%) 51 (3,7%) 120 (8,8%) 1.368

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_he_thong_tieu_chuan_quoc_gia_o_viet_nam_t.pdf
  • docTom Tat TA.doc
  • docTom Tat TV.doc
  • pdfTrang thong tin Ngo Thi Ngoc Ha (1).pdf
Luận văn liên quan