Luận án Phát triển ngành công nghiệp của tỉnh savannakhet theo hướng bền vững

- Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. - Kiên quyết bãi bỏ theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước, bộ ngành Trung ương; bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng sức cạnh tranh cho môi trường kinh doanh của tỉnh. - Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiên cứu và áp dụng thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thực hiện triển khai các thủ tục hành chính. - Thực hiện phân cấp về thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, nhất là vấn đề đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN; thực hiện nhanh việc đầu tư hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện tốt chế độ thanh tra và trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, cơ quan. - Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính để từ đó sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong các Sở, Ban, Ngành của tỉnh.

pdf167 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển ngành công nghiệp của tỉnh savannakhet theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên một đơn vị sản phẩm. - Bảo đảm được các vấn đề về môi trường của toàn vùng xung quanh KCN, CCN cũng như trong tỉnh. Các KCN phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra môi trường. Các CCN phải sớm hoàn thành quy hoạch mặt bằng cơ sở hạ tầng, sớm có hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung trước khi xả ra môi trường xung quanh. Cùng với đó là các KCN, CCN phải quy hoạch địa điểm chôn lấp rác hay phương án xử lý rác thải, tránh thải ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường. - Bên cạnh đó việc hình thành và xây dựng các KCN, CCN không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng các KCN, CCN phải tính đến những diện tích sản xuất nông nghiệp ngay liền kề để diện tích canh tác này có thể chủ động được tưới tiêu. - Phải có tầm nhìn chiến lược, đặt quy hoạch KCN, CCN trong trạng thái động và mở để lựa chọn vị trí, quy mô của từng khu vực. - Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, xây dựng khu chung cư liền kề các khu công nghiệp. Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch thông qua giám sát, kiểm tra, quản lý. - Hàng năm bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ 1 - 2 tỷ Kíp xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc hỗ trợ cho các làng nghề đã được tỉnh công nhận. Mỗi năm giành khoảng 200 triệu Kíp từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ, khuyến khích phát triển TTCN cho mỗi huyện để du nhập và xây dựng phát triển nghề mới. 128 - Phát triển làng nghề, đẩy mạnh công tác truyền dạy nghề, thực hiện rộng khắp chương trình Mỗi làng một nghề, khôi phục và phát huy nghề truyền thống, sản phẩm cổ truyền. Đồng thời, tích cực du nhập nghề mới, nhân cấy nghề mới vào các làng còn thuần nông, giúp cho lao động nông thôn “ly nông bất ly hương” và tăng thêm thu nhập lúc “nông nhàn”. 4.2.4 Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi để công nghiệp tăng trưởng bền vững Một là, chính sách đầu tư Cùng với chủ trương chung của cả nước, tỉnh cần tiếp tục quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như: giá thuê đất, hỗ trợ tiền bồi thường và san lấp mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động tỉnh, hỗ trợ xây dựng hạ tầng Các chính sách này, một mặt hấp dẫn, thu hút doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải đảm bảo phù hợp với pháp luật và các chính sách, quy định hiện hành của cả nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Savannakhet cần làm một số việc như sau: - Hỗ trợ mức cao nhất về ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất ngành dệt may về khu vực nông thôn. - Hỗ trợ mức cao nhất theo quy chế Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh cho việc khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, các hoạt động tư vấn xuất khẩu, đào tạo cán bộ kinh doanh xuất khẩu, chi phí tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu và chí phí cho quảng bá thương hiệu và sản phẩm xuất khẩu trong và ngoài nước. - Hàng năm cơ sở sản xuất được hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng 1 lần để tham gia hội chợ hàng công nghiệp CHDCND Lào và tỉnh tổ chức. - Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành cơ khí - điện tử bằng việc hỗ trợ kinh phí đào tạo theo cơ chế chung của tỉnh. Phối hợp tốt với công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, chú ý vừa thu hút đầu tư, vừa khắc phục tình trạng đầu tư quá tập trung vào một vùng dẫn đến quá tải về hạ tầng, gây những bức xúc về xã hội và môi trường. Đồng thời, tạo hạt nhân phát triển ở mỗi vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có cơ chế thưởng, phạt cụ thể đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; động viên khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp nhiều cho tỉnh và bảo vệ tốt môi trường. 129 Bên cạnh đó, tỉnh cần hết sức chú trọng đầu tư xây dựng hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông - vận tải, điện năng, cấp nước và các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm ) Hai là, về chính sách thị trường Một mặt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mặt khác, phải cùng với doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; chú ý đến thị trường nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, về mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng đối với khu vực nông thôn. - Cần củng cố lại mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn, phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trấn, khu đô thị, KCN tập trung. - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau. Cùng với việc mở rộng liên kết là việc tăng cường quảng bá về Savannakhet, mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các Bộ, Ngành, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh; tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất; tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường. Ba là, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi, hiệu quả Yếu tố mang tính quyết định trong kết quả phát triển công nghiệp trong thời gian qua ở Savannakhet chính là việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là coi trọng công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cải cách hành chính ở Savannakhet vẫn chưa thực sự triệt để, toàn diện. Thủ tục hành chính còn rườm rà và có sự chồng chéo gây ách tắc cho các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong giải quyết các thủ tục đầu tư đôi khi còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Ở một vài nơi, vài bộ phận cán bộ còn chưa tinh thông nghiệp vụ, giải quyết công việc máy móc, cứng nhắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong những thời gian sắp tới, tỉnh Savannakhet cần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: 130 - Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. - Kiên quyết bãi bỏ theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước, bộ ngành Trung ương; bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng sức cạnh tranh cho môi trường kinh doanh của tỉnh. - Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiên cứu và áp dụng thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thực hiện triển khai các thủ tục hành chính. - Thực hiện phân cấp về thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, nhất là vấn đề đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN; thực hiện nhanh việc đầu tư hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện tốt chế độ thanh tra và trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, cơ quan. - Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính để từ đó sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong các Sở, Ban, Ngành của tỉnh. 4.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước theo yêu cầu PTBV công nghiệp ở Savannakhet - Từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức; bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình trong công việc. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có cho hài hòa giữa các ngành, giữa giai đoạn trước mắt với giai đoạn dài hạn. - Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt, là các doanh nhân trong ngành công nghiệp. 131 - Tiếp tục tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi sử dụng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh làm việc trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học. - Tăng cường đào tạo cán bộ trẻ trong các lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ ở địa phương. Đặc biệt cần có chính sách gửi đi đào tạo một số học sinh giỏi ở nước ngoài từ ngân sách của tỉnh trong các lĩnh vực trên. Bởi vì, ở Savannakhet hiện nay hầu như chưa có cán bộ vừa am hiểu về công nghệ, vừa có trình độ ngoại ngữ để có thể thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài vào địa phương. 4.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Căn cứ vào các nguyên nhân của những bất cập trong phát triển công nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững, bài viết đưa ra một số khuyến nghị sau đây nhằm thực hiện định hướng phát triển công nghiệp tỉnh ngày càng bền vững Một là, Cải thiện môi trường đầu tư để phát triển ngành công nghiệp (ỉ) Chỉnh sách thu hút đầu tư Cùng với chủ trương chung của cả nước, tỉnh cần tiếp tục quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như: giá thuê đất, hỗ trợ tiền bồi thường và san lấp mặt bằng, hỗ trợ kính phí đào tạo nghề cho lao động tỉnh, hỗ trợ xây dựng hạ tầng... Các chính sách này, một mặt hấp dẫn, thu hút doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải đảm bảo phù hợp với pháp luật và các chính sách, quy định hiện hành của cả nước, phù hợp với thống lệ quốc tế. Savannakhet cần làm một số việc như sau: - Hỗ trợ mức cao nhất về ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất ngành dệt may về khu vực nông thôn. - Hỗ trợ mức cao nhất theo quy chế Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh cho việc khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, các hoạt động tư Vấn xuất khẩu, đào tạo cán bộ kinh doanh xuất khẩu, chi phí tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu và chí phí cho quảng bá thương hiệu và sản phẩm xuất khẩu trong và ngoài nước. - Hàng năm cơ sở sản xuất được hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng 1 lần để tham gia hội chợ hàng công nghiệp CHDCND Lào và tỉnh tổ chức. - Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành cơ khí - điện tử bằng việc hỗ trợ kinh phí đao tạo theo cơ chế chung của tỉnh. 132 Phối hợp tốt với công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, chú ý vừa thu hút đầu tư, vừa khắc phục tình trạng đầu tư quá tập trung vào một vùng dẫn đến quá tải về hạ tầng, gây những bức xúc về xã hội và môi trường. Đồng thời, tạo hạt nhân phát triển ở mỗi vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có cơ chế thưởng, phạt cụ thể đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; động viên khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp nhiều cho tỉnh và bảo vệ tốt môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cần hết sức chú trọng đầu tư xây dựng hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thống - vận tải, điện năng, cấp nước và các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm ...) (ii) Chính sách phát triển thị trường Một mặt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mặt khác, phải cùng với doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; chú ý đến thị trường nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, về mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng đối với khu vực nông thôn. - Cần củng cố lại mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn, phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trấn, khu đô thị, KCN tập trung. - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau. Cùng với việc mở rộng liên kết là việc tăng cường quảng bá về Savannakhet, mờ rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các bộ, ngành, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh; tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất; tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường. (iii) Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chỉnh theo hướng thuận lợi, hiệu quả. Yếu tố mang tính quyết định trong kết quả phát triển công nghiệp trong thời gian qua ở Savannakhet chính là việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là coi trọng công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cải cách hành chính ở tỉnh Savannakhet vẫn chưa thực sự triệt để, toàn diện. 133 Thủ tục hành chính còn rườm rà và có sự chồng chéo gây ách tắc cho các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong giải quyết các thủ tục đầu tư đôi khi còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. ở một vài nơi, vài bộ phận cán bộ còn chưa tinh thống nghiệp vụ, giải quyết công việc máy móc, cứng nhắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong những thời gian sắp tới, tỉnh Savannakhet cần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: - Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. - Kiên quyết bãi bỏ theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước, bộ, ngành Trung ương; bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng sức cạnh tranh cho môi trường kinh doanh của tỉnh. - Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thống”. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiên cứu và áp dụng thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thực hiện triển khai các thủ tục hành chính. - Thực hiện phân cấp về thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, nhất là vấn đề đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN; thực hiện nhanh việc đầu tư hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện tốt chế độ thanh tra và trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, cơ quan. - Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính để từ đó sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viển chức hoạt động trong các sở, ban, ngành của tỉnh. Hai là, hoàn thiện quy hoạch công nghiệp phù hợp với yêu cầu PTBV công nghiệp 134 (i) Lồng ghép các nội dung PTBV về kinh tế - xã hội - môi trường trong quy hoạch công nghiệp. - Xây dựng tiêu chí PTBV đối với từng ngành sản phẩm của địa phương. - Sắp xếp thứ tự ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp. - Rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp theo các tiêu chí PTBV. (ii) Gắn quy hoạch công nghiệp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị với quy hoạch hệ thống giao thống. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch các lĩnh vực ngành nghề chính là cơ sở để các địa phương định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình. Nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch công nghiệp, tỉnh Savannakhet cần: Thực hiện tốt quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó, rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với lợi thế của địa phương và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung và phát triển các làng nghề TTCN. Ba là, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao Đối với đội ngũ doanh nhân công nghiệp: + Mở các lớp đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp về các nội dung của xây dựng chiến lược kinh doanh. + Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực tìm kiếm thống tin thị trường. + Tạo điều kiện để doanh nghiệp ở địa phương tỉnh Savannakhet mở rộng các mối liên kết trong nội bộ địa phương và các tỉnh lân cận Đối với người lao động trong công nghiệp Ưu tiên đào tạo lao động cho các ngành cơ khí lắp ráp, điện tử, công nghệ thống tin, vật liệu xây dựng,.. .Song song với việc đẩy mạnh đào tạo lao động công nghiệp và dịch vụ, cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như chế biến nông sản và các làng nghề TTCN. Ưu tiên đào tạo truyền dạy nghề cho các hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hiệp hội ngành nghề, hội nghề nghiệp, hiệp hội làng nghề trên địa bàn tỉnh nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất kỉnh doanh. 135 Qua đó, hàng năm tổ chức các hội thi thợ giỏi, lao động quản lý giỏi, hội thi sáng tạo kỹ thuật,...nhằm thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động. Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đối với các doanh nghiệp đầu tư mới, sử dụng lao động tại chỗ theo phương thức hỗ trợ hợp lý sổ tiền đào tạo để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cần có đề án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao cung cấp nhân lực cho vùng và cả nước; đào tạo theo “cầu” - đơn đặt hàng chứ không đào tạo theo “cung”. Đồng thời, tô chức tốt mạng lưới cung ứng lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm. Bốn là, tăng cường nghiên cứu và chuyến giao khoa học công nghệ trong sản xuất cồng nghiệp Để thực hiện nhóm giải pháp này cần tập trung vào những nội dung sau đây: - Tạo điều kiện cho thị trường khoa học công nghệ phát triển. Trước hết cần tăng cường công tác quản lý thị trường để bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ. Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước bao gồm: kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý hàng hoá; dành kinh phí khoa học để nghiên cứu các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ mới; hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. Thể chế hoá đầy đủ các quy định trong luật Sở hữu trí tuệ, luật Chuyển giao khoa học công nghệ theo hướng dễ tiếp cận. Tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như: dịch vụ thống tin thị trường công nghệ, dịch vụ đăng ký cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ... Nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi hệ thống pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tiếp tục mở rộng và tổ chức thường xuyên Chợ thiết bị công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu có điều kiện gặp gỡ, ký kết các hợp đồng mua bán công nghệ và hợp tác nghiên cứu. Hàng năm dành 30% kinh phí phát triển khoa học công nghệ của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, xây dựng và áp dụng 136 hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu hàng hoá, ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. - Đấy mạnh gắn kết giữa khoa học công nghệ với sản xuất Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh phí để thiết kế đề tài, dự án nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường vào sản xuất, kinh phí tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và kinh phí tư vấn, lệ phí quốc gia cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hoặc kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp trong tỉnh. Đối với các dự án công nghệ phần mềm, sản xuất điện tử có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, dự án có mức độ tự động hoá cao tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và áp dụng những cơ chế ưu đãi nhất như: vốn, hỗ trợ hạ tầng, đào tạo lao động,.. để dự án đi vào hoạt động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án KH&CN được tiếp cận dễ dàng với tín dụng ngân hàng. Đổi mới và nâng cao công nghệ của các cơ sở hiện có, kiểm soát chuyển giao công nghệ chặt chẽ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị mới hiện đại. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đối với thiết bị công nghệ chế biến ra sản phẩm cuối cùng, nhằm tăng giá trị hàng hoá và giá trị xuất khẩu. Tiến hành đánh giá trình độ công nghệ sử dụng tại các doanh nghiệp và xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ từ nay đến năm 2025. Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất sản phẩm chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu. Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hoá từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất hiện có, đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới đồng bộ công nghệ. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại ở một số ngành công nghiệp như: cơ khí chê tạo, vật liệu xây dựng. Ưu tiên những doanh nghiệp mới đâu tư vào KCN có áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. 137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững thời gian qua, trong chương 4 đã phân tích những cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức do bối cảnh quốc tế và trong nước đưa lại đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào . Đồng thời, chương này đã nghiên cứu đề xuất các quan điểm cơ bản và xây dựng các nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet phát triển theo hướng bền vững. Các giải pháp được đề xuất bao gồm giải pháp nâng cao năng lực nhận thức và thực hiện phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, giải pháp tăng cường sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giải pháp hoàn thiện quy hoạch công nghiệp phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi để công nghiệp tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước theo yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp ở tỉnh Savannakhet. Xuất phát từ tính chất tác động liên ngành của phát triển công nghiệp nên sự phân chia các nhóm giải pháp trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi giải pháp đều có vai trò và ý nghĩa riêng với mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet. 138 KẾT LUẬN Phát triển ngành công nghiệp luôn được coi là một trong nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc nghiên cứu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững không chỉ là nhiệm vụ cấp bách đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với các nhà nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu được thực hiện nhằm: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, nghiên cứu chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững. Từ những kết quả đó, tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững. Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung nghiên cứu về phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững. Từ đó, đưa ra các tiêu chí đánh giá (Tiêu chí về mặt tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương, tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của phát triển công nghiệp) và nhân tố ảnh hưởng đến PTCN theo hướng bền vững. Đồng thời, tiến hành tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Savannnakhet từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của một số tỉnh ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích được thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh: Luận án đã trình bày kết quả của quá trình phát triển ngành công nghiệp thời kỳ 2010-2020 đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế của tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào. Nhiều dự án lớn có vị trí quan trọng đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới của nhiều ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng công nghiệp được từng bước phát triển tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư. Từ đó, đã thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ. Đồng thời, luận án cũng đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet. Lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, luận án đã phân tích những kết quả tích cực, những mặt hạn chế và nguyên nhân của phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet. Từ đó, đưa ra những quan điểm, phương hướng đầu tư phát triển công nghiệp thời gian đến làm cơ sở xây dựng giải pháp khắc phục. 139 Tuy nhiên, hiện nay luận án mới dừng lại ở việc đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet dựa trên quy mô mẫu khảo sát tương đối hạn chế (Có khoảng 105 mẫu quan sát từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh), một số nhân tố cũng khá hạn chế từ việc tổng quan nghiên cứu trước đó có thể lượng hóa được. Đây cũng là hạn chế của nghiên cứu này và mở ra các hướng nghiên cứu mới đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch Covid 19, những tác động của bối cảnh mới tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng cũng như với ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào nói chung. Thêm vào đó, những bối cảnh phân tích khác nhau cũng sẽ có những đặc thù phát triển công nghiệp theo hướng bền vững khác nhau cũng là hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu khác khi chọn chủ đề tương tự trong tương lai. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Xaysongkham Hathaboun (2018), “Xây dựng tiêu chí phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Savannakhet”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 30 tháng 10/2018. 2. Xaysongkham Hathaboun (2018), “Phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Savannakhet”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 32 tháng 11/2018. 3. Xaysongkham Hathaboun (2018), “Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo hướng bền vững: những thành tựu - bất cập và định hướng, giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Phát triển nhanh và bền vững qua kinh nghiệm quốc tế và các địa phương của Việt Nam, ISBN: 978-604-73-6511-1. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anders Danielson, Associate Professor, Department of Economics University of Lund, Sweden and A. Geske Dijkstra Senior Lecturer in Economics Faculty of Social Sciences, Erasmus University Rotterdam, The Netherlands (2001), Towards Sustainable Development in Central America and the Caribbean, Antony Rowe Ltd, Chippenham, Wiltshire, UK. 2. Bộ Công thương Lào (2010), Báo cáo về kế hoạch phát triển công nghiệp năm 2010-2015. 3. Bộ Kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào (2010), Tổng kết kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm lần thứ VI (2006-2010). 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào (2015), Tổng kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm lần thứ VII(2010-2015). 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào (2021), Tổng kết kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 05 năm lần thứ VIII (2016-2020) 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào (2017), Báo cáo về quy hoạch và chiến lược phát triển. 7. Bùi Tất Thắng - Lưu Đức Hải - Trần Hồng Quang (Đồng chủ biên) (2014), Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội. 8. Bùi Vĩnh Kiên Trường (2009), Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương (nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh), Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. 9. Công Chắc No Kẹo (1998), Đổi mới quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, NXB Học viện chính trị Hồ Chí Minh. 10. Chính phủ (2019), Báo cáo về mục tiêu phát triển bền vững năm 2025 tầm nhìn 2030. 11. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2011), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2010 12. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2012), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2011 142 13. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2013), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2012 14. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2014), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2013 15. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2015), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2014 16. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2016), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2015 17. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2017), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2016 18. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2018), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2017 19. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2019), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2018 20. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2020), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2019 21. Cục thống kê tỉnh Savannakhet, (2021), Báo cáo thống kê tỉnh Savannakhet năm 2020 22. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Viêng Chăn, Lào. 23. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Viêng Chăn, Lào. 24. D.Gibbs và P. Deutz. Elsevier (2005), Implementing industrial ecology? Planning for eco- industrial parks in the USA. 25. Dresner, S. (2002), The Principles of Sustainability, Earthscan, London. 26. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VII “Định hướng và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 5 năm lần thứ VII (2006-2010)”. 143 27. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII “Định hướng và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 5 năm lần thứ VII (2011-2015)”. 28. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX “Định hướng và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 5 năm lần thứ VII (2016-2020)”. 29. Fabrizio Cavani, Gabriele Centi,Siglinda Perathoner, and Ferruccio Trifiró (2009), “Sustainable Industrial Processes”, Federal Republic of Germany. 30. Jacobs, P. và Sadler, B. (1990), “Sustainable Development and Environmental Assessment: Perspectives on Planning for a Common Future”, Canadian Environmental Assessment Research Council. 31. Jan Harmsen Joseph B. Powell (2010), Sustainable development in the process industries, John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey, USA. 32. Jean, Yves Martin (2007), Phát triển bền vững? Học thuyết Thực tiễn Đánh giá, Nxb Thế giới, Hà Nội. 33. John Blewitt (2008), “Understanding Sustainable Development”, Earth Scan, Sterling, UK. 34. Jan Harmsen Joseph B. Powell (2010), Sustainable development in the process industries, John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey, USA. 35. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 36. Kevin P.Gallagher and Lyuba Zarsky (2004), Sustainable Industrial Development? The Performance of Mexico’s FDI-led Integration Strategy, Fletcher School of Law and Diplomacy and Tufts University, USA. 37. Khăm Pheng Say Sôm Pheng (2001), Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước CHDCND Lào những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị Hồ Chí Minh. 38. Hồ Lê Nghĩa (2009), Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 144 39. Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội 40. Khăm Phởi Phăn Tha Chon (1993), Quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị Hồ Chí Minh. 41. Lê Huy Đức (2004), “Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Công nghiệp, (4), Hà Nội. 42. Lê Minh Đức (12/2004), Điều chỉnh chiến lược công nghiệp để tiến tới phát triển bền vững, Tham luận tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững lần thứ nhất, tr. 86-111 43. Lê Thế Giới,(2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 1(30), Tr 117 – 127. 44. Lê Xuân Bá,(2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, Đề tài Cấp bộ. 45. Lưu Bách Dũng (2011), Khung thể chế phát triển bền vững của một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 46. Nguyễn Thị Hường và nhóm tác giả Viện Kinh tế (2008), Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 47. Ngô Thắng Lợi (chủ biên) (2013), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB ĐHKTQD. 48. Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng (2015), Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cạnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, NXB Chính trị Quốc gia. 49. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cường (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội. 50. Nguyễn Cao Luân (2016), Phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 145 51. Nguyễn Đình Phan – Nguyễn Kế Tuấn (2007), Kinh tế và quản lý công nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 52. Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn (2007), Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. 53. Nguyễn Điền (2001), Kinh nghiệm công nghiệp hóa ở Hàn Quốc, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông bắc Á. 54. Nguyễn Hải Bắc (2010), Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Đại học KTQD. 55. Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế vền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 56. Nguyễn Thị kim Anh (2002), Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 57. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (chủ biên) (2010), Cơ chế, chính sách phát triển bền vững các vùng trọng điểm ở Việt Nam đến 2015, Đề tài khoa học cấp nhà nước KX01-05/06-10. 58. Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal and John A. Boyd (2007), “An Introduction to Sustainable Development”, Earth Scan, Sterling, UK. 59. Phạm Thị Ánh Nguyệt (2014), Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của Tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 60. Nguyễn Quang Thái - Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 61. Nguyễn Đình Phan, Ngô Thắng Lợi (2007), Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 62. Rogall, H (2007), Kinh tế học bền vững: Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 63. Simon Dresner (2008), The Principles of Sustainability, Nxb Earthscan, Vương quốc Anh. 146 64. Simon Bell và Stephen Morse (2008), Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?, Nxb Earthscan, London. 65. Sở Công thương tỉnh Savannakhet (2016), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh năm 2015. 66. Sở Công thương tỉnh Savannakhet (2017), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh năm 2016. 67. Sở Công thương tỉnh Savannakhet (2018), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh năm 2017. 68. Sở Công thương tỉnh Savannakhet (2019), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh năm 2018. 69. Sở Công thương tỉnh Savannakhet (2020), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh năm 2019. 70. Sở Công thương tỉnh Savannakhet (2021), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh năm 2020. 71. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Savannakhet (2016), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2015. 72. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Savannakhet (2017), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016. 73. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Savannakhet (2018), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017. 74. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Savannakhet (2019), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2018. 75. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Savannakhet (2020), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019. 76. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Savannakhet (2021), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2020. 77. Sở Nông nghiệp tỉnh Savanakhet (2016), Báo cáo tổng về quá trình sử dụng tài nguyên của tỉnh năm 2015. 147 78. Sở Nông nghiệp tỉnh Savanakhet (2017), Báo cáo tổng về quá trình sử dụng tài nguyên của tỉnh năm 2016. 79. Sở Nông nghiệp tỉnh Savanakhet (2018), Báo cáo tổng về quá trình sử dụng tài nguyên của tỉnh năm 2017. 80. Sở Nông nghiệp tỉnh Savanakhet (2019), Báo cáo tổng về quá trình sử dụng tài nguyên của tỉnh năm 2018. 81. Sở Nông nghiệp tỉnh Savanakhet (2020), Báo cáo tổng về quá trình sử dụng tài nguyên của tỉnh năm 2019. 82. Sở Nông nghiệp tỉnh Savanakhet (2021), Báo cáo tổng về quá trình sử dụng tài nguyên của tỉnh năm 2020. 83. Stefan Schaltegger, Martin Bennett, Roger L.Burritt, ChristineJasch (2008), “Environmental Management Accounting for Cleaner Production”, Springer, 11 ewerbestrasse, 6330 Cham, Suisse. 84. Tô Hiến Thà (2014), Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị. 85. The Bruntland Report (1987), “Our Common Future”, The World Commission on Environment and Development, Oxford Press. 86. Trần Đình Thiên (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ, đánh giá thực trạng và hiệu quả, Nxb Khoa học xã hội 87. UN (2007), Industrial Development for the 21st century: Sustainable Development perspectives. 88. UNIDO (6/2012), Towards Green Growth Through Green Industry Development in Viet Nam, Trung tâm Quốc tế Viên, P.O. Box 300, 1400 Viên, Áo. 89. UNWS (United Nations World Summit) (2005), 2005 World Summit Outcome, Resolution A/60/1. Retrieved July 2, 2013 from Topics/UniversalAccess/worldsummitoutcome_resolution_24 oct2005_en.pdf. Upham, P. (2000). An assessment of The Natural Step theory of sustainability. Journal of Cleaner Production, 8, 445-454.von 90. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Savannakhet (2005), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Savannakhet lần thứ VI. 148 91. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Savannakhet (2010), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Savannakhet lần thứ VII. 92. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Savannakhet (2015), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Savannakhet lần VIII. 93. Văn phòng Chính phủ Lào (2001), Chiến lược phát triển khu kinh tế đặc biệt và đặc khu kinh tế tại CHDCND Lào từ năm 2001 đến 2020. 94. Văn-na-lạt Chay-Nha-Vông (2013), Quản lý nhà nước đối với công nghiệp ở Thủ đô Viêng-Chăn giai đoạn hiện nay, NXB Học viện chính trị Hồ Chí Minh. 95. Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (2013), Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2013 và định hướng năm 2014, NXB Viện nghiên cứu kinh tế Quốc gia năm 2013. 96. Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ, Đại học KTQD. 97. Võ Thy Trang (2015), “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công Nghệ, Số 65 98. Viện Nghiên cứu Kinh tế Hồ Chí Minh (2002), Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 99. Văn phòng Chính phủ Lào (2009), Nghị định về Quản lý và sử dụng giúp đỡ Nhà nước về sự phát triển, Viêng Chăn, Lào. 100. World Commission on Environment and Development (1987), Our Common Future, Oxford University Press, Oxford. 101. Website: 102. Website: http//www.mot.gov.la 103. Website: http//www.unido.org 149 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Mọi thông tin được cung cấp trong phiếu khảo sát này được sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo giữ kín Kính gửi: Ông/Bà.. Tôi là Hathaboun Saysonkham, đang nghiên cứu về phát triển công nghiệp của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào theo hướng bền vững. Kết quả nghiên cứu được sử dụng cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ ngành kinh tế phát triển của tôi. Vậy xin kính mong Ông/Bà vui lòng trả lời một số câu hỏi sau đây. Thông tin trả lời của ông bà sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ông/Bà! I. THÔNG TIN CHUNG Xin ông bà điền vào những nội dung sau Họ và tên: (có thể điền hoặc để trống) Giới tính: Nam Nữ Điện thoại liên lạc: Nơi làm việc: .(có thể điền hoặc để trống) 1. Loại hình doanh nghiệp (đánh dấu  vào ô thích hợp) Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Loại hình khác 2. Lĩnh vực kinh doanh hiện nay Chế biến thực phẩm Dệt may Cơ khí chế tạo Điện, điện tử Khác 3. Vốn điều lệ (đăng ký kinh doanh) của doanh nghiệp hiện nay Dưới 100 triệu kíp Từ 200 đến 500 triệu kíp Từ 500 triệu đến 1 tỷ kíp 150 Tư 1 tỷ đến 5 tỷ kíp Tử 5 đến 10 tỷ kíp Trên 10 tỷ kíp II. Ý kiến đánh giá của Ông/Bà về phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững Ông bà vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp 4. Theo Ông/Bà, Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào 5- Rất quan trọng 4- Quan trọng 3- Bình thường 2- Kém quan trọng 1- Không quan trọng 5. Ông/Bà đánh giá như thế nào về mục tiêu hướng tới Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet: Tiêu chí Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Kém Quan trọng Không quan trọng Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội      Đảm bảo ổn định xã hội      Đảm bảo môi trường      6. Trong 10 năm trở lại đây, Ông /Bà đánh giá tình trạng nghèo ở tỉnh Savannakhet như thế nào ? 5- Tốt hơn rất nhiều 4- Tốt hơn một ít 3- Không thay đổi 2- Xấu hơn một ít 1- Xấu hơn rất nhiều 151 7. Trong 10 năm trở lại đây, Ông /Bà đánh giá tình trạng phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Savannakhet như thế nào ? 5- Tốt hơn rất nhiều 4- Tốt hơn một ít 3- Không thay đổi 2- Xấu hơn một ít 1- Xấu hơn rất nhiều 8. Trong 10 năm trở lại đây, Ông /Bà đánh giá tình trạng ô nhiễm rác thải ở tỉnh Savannakhet như thế nào ? 5- Tốt hơn rất nhiều 4- Tốt hơn một ít 3- Không thay đổi 2- Xấu hơn một ít 1- Xấu hơn rất nhiều 9. Trong 10 năm trở lại đây, Ông /Bà đánh giá tình trạng ô nhiễm nước thải ở tỉnh Savannakhet như thế nào ? 5- Tốt hơn rất nhiều 4- Tốt hơn một ít 3- Không thay đổi 2- Xấu hơn một ít 1- Xấu hơn rất nhiều 10. Trong 10 năm trở lại đây, Ông /Bà đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí (khói, bụi, vv) ở tỉnh Savannakhet như thế nào ? 5- Tốt hơn rất nhiều 4- Tốt hơn một ít 3- Không thay đổi 2- Xấu hơn một ít 1- Xấu hơn rất nhiều 152 III. Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào theo hướng bền vững 11. Ông bà đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sau tới phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Savannakhet Nhân tố Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Ít ảnh hưởng Rất ít ảnh hưởng 1. Nhân tố điều kiện tự nhiên      + Vị trí địa lý      + Tài nguyên khoáng sản      + Tài nguyên nước      2. Các nhân tố về dân số và nguồn nhân lực      + Quy mô dân số      + Quy mô nguồn lao động      + Chất lượng lao động      3. Các nhân tố về kinh tế xã hội      + Thể chế chính sách phát triển bền vững của địa phương      + Chiến lược phát triển công nghiệp của địa phương      + Quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương      + Nguồn lực tài chính huy động cho đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng bền vững      + Sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng trong thực hiện phát triển bền vững      + Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế      153 12. Xin Ông/Bà cho biết, các mức độ ưu tiên trong việc phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Savannakhet Tiêu chí Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng Tăng cường cơ chế quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững      Tăng cường cơ chế quản lý và vận hành phát triển công nghiệp theo hướng bền vững      Tăng cường vốn xây dựng cơ sở hạ tầng      Tìm ra thế mạnh đặc thù của việc phát triển công nghiệp theo hướng bền vững      13. Theo Ông/Bà, các yếu tố hoặc hoạt động nào có tính quyết định nhất tới sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai tại tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào Tiêu chí Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và giao thông      Hoạt động đầu tư vào sản xuất hàng hóa      Các dịch vụ vận tải và du lịch      Hoạt động dịch vụ tài chính, tín dụng- ngân hàng      Các yếu tố khác      154 14. Theo Ông/Bà, cần ưu tiên các giải pháp nào sau đây về mặt cơ chế chính sách để tăng cường tính hiệu quả của phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Sanvannakhet Tiêu chí Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng Cần có cơ chế, chính sách đặc biệt theo hướng tự do hóa hoàn toàn      Cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đang vận hành      Chính phủ giao quyền tự chủ quản lý hoàn toàn      Cần cơ chế, chính sách đặc biệt gì khác không      15. Theo Ông/Bà, cần ưu tiên thu hút nguồn đầu tư nào sau đây để tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương Nguồn lực Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)      Thu hút đầu tư Nhà nước      Thu hút đầu tư tư nhân      Từ các nguồn khác      RẤT CẢM ƠN SỰ ĐÓNG GÓP CỦA QUÝ ÔNG/BÀ! 155 PHỤ LỤC 2 KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA SỐ LIỆU Case Processing Summary N % Cases Valid 105.000 100.000 Excludeda 0.000 0.000 Total 105.000 100.000 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 0.849 3.000 Item Statistics Mean Std. Deviation N NNL1 4.114 0.725 105.000 NNL2 4.200 0.752 105.000 NNL3 4.143 0.814 105.000 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NNL1 8.343 1.901 0.807 0.708 NNL2 8.257 1.981 0.705 0.801 NNL3 8.314 1.910 0.652 0.858 156 Case Processing Summary N % Cases Valid 105.000 100.000 Excludeda 0.000 0.000 Total 105.000 100.000 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 0.946 6.000 Item Statistics Mean Std. Deviation N KTXH1 4.010 0.935 105.000 KTXH2 3.933 0.800 105.000 KTXH3 3.543 0.910 105.000 KTXH4 4.105 0.784 105.000 KTXH5 3.790 0.851 105.000 KTXH6 3.962 0.929 105.000 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KTXH1 19.333 14.301 0.893 0.929 KTXH2 19.410 15.725 0.809 0.940 KTXH3 19.800 15.412 0.736 0.948 KTXH4 19.238 15.337 0.904 0.930 KTXH5 19.552 15.365 0.810 0.939 KTXH6 19.381 14.392 0.885 0.930 157 Case Processing Summary N % Cases Valid 105.000 100.000 Excludeda 0.000 0.000 Total 105.000 100.000 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 0.886 3.000 Item Statistics Mean Std. Deviation N PTBVCN1 3.543 1.019 105.000 PTBVCN2 3.781 0.747 105.000 PTBVCN3 3.410 0.885 105.000 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PTBVCN1 7.190 2.310 0.795 0.840 PTBVCN2 6.952 3.257 0.742 0.882 PTBVCN3 7.324 2.625 0.839 0.784

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nganh_cong_nghiep_cua_tinh_savannakhet_th.pdf
  • pdfcv dang bo Xaysongkham Hathaboun.pdf
  • docxLA_Xaysongkham Hathaboun_V.docx
  • docxLA_XaysongkhamHathaboun_E.docx
  • pdfLA_XaysongkhamHathaboun_Sum.pdf
  • pdfLA_XaysongkhamHathaboun_TT.pdf
  • pdfQD CS Xaysongkham Hathaboun.pdf
Luận văn liên quan