Luận án Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam

Người nông dân cần liên tục cập nhật, học hỏi các kiến thức mới về tình hình BĐKH, kỹ thuật canh tác nông nghiệp nói chung và CSA nói riêng. Bên cạnh đó cần theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để chủ động thích ứng và ứng phó với các biến đổi thất thường của tự nhiên. Thúc đẩy áp dụng nhiều biện pháp CSA hơn trong nông nghiệp Các hộ nông nghiệp cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật CSA, cần áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ cao để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất, chất lượng. CSA đòi hỏi việc áp dụng và lan rộng các phương pháp canh tác, nuôi trồng một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh của từng khu vực, từng ngành nghề nông nghiệp. Do vậy, trước khi áp dụng các phương pháp CSA cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt kỹ thuật từ đó tăng cao khả năng thành công trong ứng dụng biện pháp CSA

pdf201 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn từ người thân, bạn bè, mức độ vay vốn ngân sách còn khá ít. Trong khi đó, sự dễ dàng vay vốn ngân sách lại là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển CSA. Trên thực tế, mặc dù nhà nước đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi dành cho nông dân, nhưng người nông không biết đến các chương trình đó hoặc không biết thủ tục vay vốn như thế nào. Đôi khi thủ tục vay vốn còn phức tạp, đòi hỏi tài sản thế chấp. Vì vậy, chính quyền địa phương cần liên tục cập nhật, phổ biến chính sách cho vay vốn của nhà nước, tạo mọi điều kiện về thủ tục cần thiết giúp người nông dân được tiếp cận nguồn vốn dễ hơn. Cần thúc đẩy khả năng hỗ trợ nguồn vốn cho người nông dân, bảo lãnh để các tổ chức tài chính đưa ra các loại hình tín dụng đa dạng hơn. Sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng hơn sẽ tạo ra thị trường tài chính cạnh tranh hơn giúp người nông dân tiếp cận được nguồn vốn đơn giản và chi phí thấp hơn. Cung cấp thông tin dự báo thời tiết và cảnh báo rủi ro đầy đủ, kịp thời tới người nông dân Kết quả từ mô hình cũng cho thấy thông tin cảnh báo về thời tiết rất quan trọng trong việc phát triển CSA. Để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do BĐKH trong nông nghiệp, chính quyền cần thường xuyên cập nhật các thông tin dự báo thời tiết, thông báo kịp thời và cảnh báo rủi ro sớm cho người nông dân để có những hành động thích ứng trong hoạt động nông nghiệp một cách chủ động. Như vậy, chính quyền địa phương cần chủ động nắm bắt, theo dõi diễn biến thời tiết, xây dựng các phương án ứng phó theo từng kịch bản khí hậu. Song song với việc đưa ra hệ thống dự báo, cảnh báo sớm, cần gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp về các biện pháp thích ứng, ứng phó với BĐKH, cách thức thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống, kỹ thuật sản xuất mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ .v.v. phù hợp với các vùng đất có điều kiện khí hậu khác nhau. Chính quyền cần hỗ trợ tư vấn về thị trường bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro cho người nông dân trước BĐKH, đảm bảo người nông dân chịu ít nhất sự tác động xấu của BĐKH. 162 Hiện nay công nghệ thông tin phát triển khiến cho việc cung cấp và tiếp nhận thông tin diễn ra rất nhanh chóng và chính xác. Nhu cầu về tiếp nhận thông tin khí hậu môt cách hiệu quả đang ngày một tăng cao. Người nông dân rất cần thông tin về lịch sử khí hậu, dự báo trong thời gian ngắn trước mắt và trong dài hạn để đưa ra các quyết định nông nghiệp phù hợp. Cần phổ biến các ứng dụng cung cấp thời tiết và tư vấn nông nghiệp để người nông dân biết đầy đủ về kênh tiếp nhận thông tin, từ đó không bị bỏ lỡ các thông tin quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm noog nghiệp. Tăng cường phát triển dịch vụ sau thu hoạch, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, vấn đề đầu ra vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định nông nghiệp và cuộc sống của người nông dân. Các quốc gia như Israel, Thái Lan và một số mô hình nông nghiệp thành công của Việt Nam như VinEco đã áp dụng công nghệ trong việc bảo quản thực phẩm, đồng thời rút ngắn thời gian để đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Chính quyền địa phương cần khuyến khích, phát huy và nhân rộng mô hình này tại các địa phương trên cả nước. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho việc phân phối trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Các địa phương có thể thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0, cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương mình tới các thị trường trong cả nước và thị trường quốc tế. Bên cạnh đó địa phương cũng cần chủ động tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đẩy mạnh mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu mặt hàng nông sản ra nước ngoài. Bằng cách hội nhập sâu hơn vào thị trường nông sản thế giới, ngành nông nghiệp Việt Nam mới có đủ thông tin về nhu cầu thị trường nước ngoài, từ đó chuyển đổi cơ cấu sản xuất đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và tăng thu nhập cho Việt Nam. 5.3.3. Giải pháp dành cho các cơ sở nông nghiệp và người nông dân Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thông minh ở khía cạnh vi mô đã được phân tích ở chương 4, luận án đề xuất một số kiến nghị dành cho các cơ sở nông nghiệp và người nông dân 163 Liên tục cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhận thức về BĐKH Người nông dân cần liên tục cập nhật, học hỏi các kiến thức mới về tình hình BĐKH, kỹ thuật canh tác nông nghiệp nói chung và CSA nói riêng. Bên cạnh đó cần theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để chủ động thích ứng và ứng phó với các biến đổi thất thường của tự nhiên. Thúc đẩy áp dụng nhiều biện pháp CSA hơn trong nông nghiệp Các hộ nông nghiệp cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật CSA, cần áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ cao để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất, chất lượng. CSA đòi hỏi việc áp dụng và lan rộng các phương pháp canh tác, nuôi trồng một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh của từng khu vực, từng ngành nghề nông nghiệp. Do vậy, trước khi áp dụng các phương pháp CSA cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt kỹ thuật từ đó tăng cao khả năng thành công trong ứng dụng biện pháp CSA. Có thể thấy, hiện nay ở Việt Nam việc ứng dụng biện pháp CSA còn lẻ tẻ. Cần đẩy mạnh các ứng dụng CSA trong nông nghiệp như: Thay đổi phương pháp tưới tiêu sang các phương pháp hiện đại như áp dụng các công nghệ như tưới nhỏ giọt, lắp đặt máy đo độ ẩm để tưới sẽ vừa tiết kiệm nước vừa đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây; đẩy mạnh công nghệ trồng cây trong nhà kính, áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp. Việc bổ sung chất dinh dưỡng, phân bón khi được kiểm tra bằng hệ thống máy tính sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều lần con người và đem lại hiệu quả cao nhất cho cây trồng. Tăng cường áp dụng các kỹ thuật canh tác mới như thay đổi giống cây trồng, sử dụng kỹ thuật canh tác mới, trồng luân canh, thay đổi lịch thời vụ, thay đổi giống mới chống chịu tốt với BĐKH, trồng nhiều vụ hơn, sử dụng công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, nông lâm thủy sản kết hợp .v.v. CSA có ưu điểm là không yêu cầu diện tích đất nông nghiệp quá lớn. CSA ít chịu tác động của thời tiết nên Việt Nam có cơ hội phát triển nhiều loại cây nông nghiệp vốn trước đây không thể trồng được. Các cơ sở nông nghiệp cần mạnh dạn mở rộng danh mục cây trồng, nghiên cứu trồng trọt những loại cây trái vụ hoặc những loại giống mới đem lại năng suất và hiệu quả cao. 164 Cần áp dụng các tiên bộ khoa học công nghệ để có thể kiểm soát tốt hơn vấn đề côn trùng, từ đó đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Robot hiện nay được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đó có nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất nông nghiệp nên sử dụng robot nông nghiệp để giảm bớt công lao động và tăng tính chính xác trong nông nghiệp. Với trí tuệ nhân tạo, Robot sẽ cùng con người tham gia vào quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường. Máy bay không người lái cũng là một dạng robot có chức năng phun phân bón và thuốc trừ sâu cho cây. Nhờ có công nghệ này, công việc sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả và an toàn hơn đối với con người. Ở mức hiện đại hơn, các cơ sở nông nghiệp nên ứng dụng Internet kết nối vạn vật. Sự phát triển của Internet kết nối vạn vật (IoT) sẽ thúc đẩy phát triển các trang trại thông minh, máy tính, smatphone kết nối với các cảm biến. Quản lý chất thải và xử lý đúng cách Cuối cùng, để giảm bớt lượng khí nhà kính thải ra bầu khí quyển, các hộ nông dân cần thay đổi cách thức xử lý rác thải nông nghiệp. Hiện nay tỉ lệ hộ nông dân giữ thói quen đốt rơm rạ, đốt các rác nông nghiệp vẫn cao chiếm tới 54,2%, các thói quen vứt rác độc hại ra bãi rác công cộng vẫn còn phổ biến (tác giả điều tra), do đó các hộ nông dân cần thay đổi thói quen để giảm bớt khí nhà kính nói riêng và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nói chung. Việc tăng cường sử dụng các biện pháp nông nghiệp CSA cũng góp tạo ra những tác động tích cực trong việc giảm thiểu khí nhà kính. Không giống như cách quản lý và lên kế hoạch của nông nghiệp truyền thông, CSA đưa các yếu tố BĐKH vào kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cảcần lên các phương án trong kế hoạch sản xuất để đạt mục tiêu nâng cao năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng tốt và giảm nhẹ BĐKH. Tóm lại, mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay đang giảm dần, nhưng nông nghiệp vẫn được coi là ngành xương sống nâng đỡ nền kinh tế. Phát triển CSA phù hợp với hướng đi của thời đại và định hướng phát triển nông nghiệp trọng nước, là điều cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. 165 KẾT LUẬN Nông nghiệp luôn giữ vững vị trí quan trọng, là trụ cột vững chắc để phát triển kinh tế Việt Nam. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp đã và đang đứng trước những thách thức không nhỏ từ BĐKH toàn cầu. Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ chưa kiểm soát được làm trầm trọng hóa thêm các vấn đề mà nông nghiệp đang đối mặt. Hầu hết các tác động của BĐKH tới nông nghiệp là tiêu cực. Nông nghiệp cũng là ngành đóng góp đáng kể vào lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Vì vậy việc tìm ra một hướng phát triển mới giúp ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH, đảm bảo các mục tiêu an ninh lương thực, cắt giảm khí nhà kính là vô cùng cần thiết. Dễ dàng nhận thấy, vấn đề mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt lại chính là những mục tiêu mà CSA hướng tới giải quyết. Các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong nước cũng như kinh nghiệm quốc tế đã chứng minh CSA đem lại hiệu quả cao cho toàn bộ ngành nông nghiệp ở các mặt gia tăng sản lượng dẫn đến đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường khả năng thích ứng, ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH thông qua giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển CSA là một cách tiếp cận phù hợp và kịp thời để củng cố ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Qua các nghiên cứu lý luận, thực tiễn, qua điều tra, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển CSA ở một số tỉnh của Việt Nam và kiểm tra lại bằng phương pháp định lượng, luận án đã khẳng định được các yếu tố vĩ mô như dân cư, chính sách, chiến lược, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thị trường tiêu thụ, các yếu tố vi mô như yếu tố về nhân khẩu học, các yếu tố nhận thức về BĐKH, các yếu tố liên quan đến khu vực sản xuất nông nghiệp và các yếu tố về chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương có ảnh hưởng tới việc phát triển CSA tại Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế và những phân tích về thực trạng phát triển CSA ở Việt Nam cho thấy các yếu tố vĩ mô trên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển CSA ở cấp độ toàn ngành nông nghiệp. Đối với các yếu tố vi mô, tuổi, trình độ học vấn, mức độ hiểu biết về BĐKH, số lượng lao động và thu nhập của hộ gia đình, đã tham gia các khóa học về BĐKH cũng như kỹ thuật nông nghiệp, diện tích trồng trọt và chăn nuôi, mức độ dễ dàng sử dụng máy móc, mức độ dễ dàng trong việc vay vốn có tác 166 động cùng chiều tới số lượng biện pháp CSA, mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn nước có tác động ngược chiều với số biện pháp CSA mà mỗi hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng. Đối với xác suất sử dụng các biện pháp nông nghiệp thông minh cao, tuổi của người lao động, số lượng lao động, trình độ học vấn, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, đã từng tham gia các khóa học về BĐKH và kỹ thuật nông nghiệp, mức độ nhận thức của người nông dân về BĐKH, diện tích lúa và chăn nuôi lợn, mức độ dễ dàng trong việc sử dụng máy móc, khả năng tiếp cận nguồn vốn, thông tin thời tiết được thông báo kịp thời không sẽ ảnh hưởng đến xác suất sử dụng các biện pháp thông minh cao. Luận án cũng nhận thấy tại ĐBSCL xu hướng sử dụng các biện pháp CSA và xác suất sử dụng các biện pháp thông minh cao ít hơn so với tại khu vực ĐBSH do ĐBSH có đặc điểm khí hậu thời tiết khắc nghiệt hơn nên người nông dân phải thực hiện nhiều biện pháp ứng phó và giảm nhẹ BĐKH hơn. Như vậy thông qua phân tích lý luận và thực tiễn, bằng cách kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính, luận án đã chỉ rõ các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến việc phát triển CSA, từ đó luận án rút ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển CSA tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Hoàng Anh, Năm điểm sáng đóng góp vào thắng lợi toàn diện cảu ngành nông nghiệp năm 2018, Nông nghiệp Việt Nam, 2019 2. Nguyễn Minh Anh, Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa, Môi Trường và Cuộc sống, 2019 3. Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), 1990 4. Báo cáo phát triển con người, UNDP, 2007/2008 5. Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển và Văn Phạm Đăng Trí 6. Các khái niệm, định nghĩa liên quan đến BĐKH, Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Khí tượng và Thủy văn và BĐKH, 2020 7. Chỉ thị số 3110/CT-BNN-KH về việc xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 5 năm (2021 - 2025) 8. Chiến lược quốc gia phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 9. Ngô Công Chính, Joseph Vile, Vũ Phạm Hải Đăng và Nguyễn Thanh Ly, BĐKH và vận động chính sách: Các nghiên cứu điển hình do các NGOs thực hiện ở Việt Nam, Research Gate(2015) 10. Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC), 1997 11. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2020 12. Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, Tác động của BĐKH đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách, Tạp chí kinh tế và Phát triển, 2013 13. Chung Anh Dũng, Khí thải nhà kính (greenhouse gas) từ nông nghiệp - các nguồn phát thải, Phòng công nghệ sinh học-IAS, 2017 14. Ngô Thị Thu Hà, Phát triển nông nghiệp thích ứng với BĐKH trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam-Khoa học xã hội Việt Nam số 11, 2017 15. Nguyễn Quang Hà, Trịnh Quang Thoại, Sử dụng thông tin thời tiết để thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp: trường hợp nghiên cứu thí điểm ở xã kỳ sơn, Huyện Kỳ Anh, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017 16. Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, Thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 2014 17. Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà, Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển, Kinh tế và Chính sách, 2014 18. Nguyễn Bích Hồng, Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, BNEWS/TTXVN, 2018 19. Nguyễn Bích Hồng, Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam, 20. Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp, Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013. 21. Hội thảo chuyên ngành: Kinh tế y tế với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới, 2019 22. Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba, An ninh lương thực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học , Tạp chí ĐH Sư phạp TPHCM, tr 3-15, Số 32, 2011 23. Kha Lê Quý Kha, Nguyễn Văn Hòa, Lê Hồ Minh Thiện, Kiều Văn Tú, Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng hệ thống canh tác thông minh trong nông nghiệp 4.0, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, 2017 24. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng và tài nguyên Môi trường, IMHEN, 2009 25. Nguyễn Thị Lan, Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài Chính, 26/9/2019 26. Nguyễn Ngọc Long, Giáo trình Triết học Mác Lê Nin, 2006 Giáo trình Triết học Mác Lê Nin, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 27. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 28. Luật Đất đai 2013 - Luật số 45/2013/QH13 29. Luật đầu tư 2014, Luật số: 67/2014/QH13 30. Luật Thủy lợi 2017, Luật số 08/2017/QH14 31. Nguyễn Thị Thuý Mai, Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” - 2018 32. Marsh Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng, Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam: Tóm tắt chính sách, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ôx-trây-lia, 2007 33. Nguyễn Thị Hà Mi, Võ Quang Minh, Thái Thành Du, Xác định tiêu chí đánh giá các mô hình sản xuất lúa theo hướng nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa học đất số 55, 2019 34. Ngân hàng Thế giới, Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào. Báo cáo Phát triển Việt Nam. Washington, D.C. Ngân hàng Thế giới 2016. 35. Nghị định thư Kyoto, 1997 36. Nghị Nghị định 15/2015/NĐ-CP các lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) 37. Đại Nghĩa, Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với BĐKH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018 38. Nguyễn Kim Ngọc, Lê Thị Thúy, Thỏa thuận Paris về BĐKH: cơ hội, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền, 2017 39. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan Vũ Văn Thăng, BĐKH và tác động ở Việt Nam, Viện Khoa học khí tượng Thủy Văn, 2010 40. Nguyễn Hữu Ninh, 2007 Báo cáo lần 4 vê BĐKH, IPCC 41. Nông nghiệp thông minh với khí hậu, Ủy ban Nông nghiệp bền vững và BĐKH, 2012 42. OCCA-Mard, Chương trình Hành động Thích ứng với Biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021 43. Nguyễn Thị Tố Quyên, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới, Chính trị Quốc gia, 2012 44. Quyết định 2068/QĐ - TTg ngày 25/11/2015 về Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 45. Quyết định 255/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 46. Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững 47. Quyết định số 1055/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 48. Quyết định số 324/QĐ TTg về Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 49. Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 50. Quyết định số 553/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” 51. Quyết định số 575/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 52. Quyết định số 819/QĐ-BNN-KHCN -Kế hoạch hành động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về ứng phó với BĐKH giai đoạn năm 2016 đến năm 2020 với tầm nhìn 2050; 53. Quyết định số: 923/QĐ-TTG về chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư 54. Hồ Ngọc Sơn, Bùi Tuấn Tuân, Nguyễn Văn Đáp, Lê Văn Việt, Lưu Thị Thu Giang, Nguyễn Văn Báo cáo tổng hợp về CTĐT BĐKH trong lĩnh vực NN&PTNT , Đại học Thủy Lợi (2015) 55. Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với BĐKH, Bộ giáo dục Đào tạo, 2012 56. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ- Tập 50 phần A, 2017 94-100 57. Hoàng Văn Thắng, Lê Đức Minh, Hành lang đa dạng sinh học/// Môi trường 2010, số 5 tr.33-37. – 2010 58. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng, BĐKH và tác động ở Việt Nam, Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường, 2010 59. Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế Nông Nghiệp, NXB Hà Nội, 2006 60. Nguyễn Mỹ Thanh, Công nghệ 4.0 mở lối cho nông nghiệp đồng bằng Song Cửu Long, Cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021 61. Thông báo quốc gia lần thứ nhất gửi UNFCCC, Bộ TN&MT, 2003 62. Thông tư liên tịch Hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT 63. Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT về việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng 64. Nguyễn Thị Minh Thu, Phát thải khí nhà kính của nghành nông nghiệp gia tăng, Mard 2012 65. Trần Thục, Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng, Tài Nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2011 66. Nguyễn Văn Thường, Phạm Việt Hà, Trịnh Xuân Hồng, Huỳnh Thị Thanh Thủy, Các phương thức Nông Lâm kết hợp ở Daklak: Hiệu quả kinh tế và những tác động sinh thái học, Daklak Điện tử, 2004 67. Tổng cục Thủy Lợi, Tình hình xâm nhập mặn năm 2015-2016 vùng Đồng bằng 68. Từ điển Oxford, Oxford University Press, 2020 69. Hà Đình Tuấn, Một số cây che phủ đất đa dụng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững vùng cao, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2008 70. Lê Anh Tuấn, Kiến thức tổng quát về BĐKH, Viện Nghiên cứu BĐKH, Đại học Cần Thơ, 2014 71. Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Tử Xiêm, Nông nghiệp Việt Nam bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 8/2018 72. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền - Universal Declaration of Human Right (1948), Liên Hợp quốc, 1995 73. Lê Quốc Vĩ, Đồng Thị Thu Huyền, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Trung Kiên, Nguyễn Việt Thắng, Áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích sinh kế của người dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Phát triển Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Trái đất và Môi trường, số 4, 2020 TIẾNG ANH 1. Adrian Stanisoara, Cause And Consequences of Climate Change, Annals of Economics Sciences Series, vol. 2(42), 2014 2. Alon Tal, Israeli Agricultural Innovation: Assessing the Potential to Assist Smallholders , Syngenta, 2019 3. Antoine Kalinganire, Mahamane Larwanou, Jules Bayala, Dennis Philip Garrity, Festus K. Akinnifesi, Oluyede c. Ajayi, Sileshi G. Weldesemayat, Jeremias G Mowo, Evergreen Agriculture: a robust approach to sustainable food security in Africa, Food Security, 2010 4. Antony Chapoto, Diana J.Banda, Steven Haggblade, Priscilla Hamukwala, Factors Affecting Poverty Dynamics in Rural Zambia, Ag.econ 109888, 2011 5. Ariani, Miranti, Hervani, Anggri, Setyanto, P Climate smart agriculture to increase productivity and reduce greenhouse gas emission–a preliminary study, Earth and Environmental Science, 2018 6. Aryal Jeetendra, Sapkota Tek, Rahut Dil Bahadur, Rai Munmum Jat, Sharma Parbodh, Stirling, Clare, Learning adaptation to climate change from past climate extremes:: Evidence from recent climate extremes in Haryana, India, International Journal of Climate Change Strategies and Management, 2019 7. Aslihan Arslan, Nancy McCarthy, Leslie Lipper, Solomon Asfaw, Andrea Cattaneo and Misael Kokwe, Climate Smart Agriculture? Assessing the Adaptation Implications in Zambia, Journal of Agricultural Economics, 2015 8. Assessment of ASEAN BAU, Emissions reduction targets: How do they measure up? Energy Precedia, IPCC, 2014 9. Bangladesh Delta Plan 2100, The Financial Express, 2019 10. Bijay Bahadur Pradhan, Achiraya Chaichaloempreecha & Bundit Limmeechokchai , GHG mitigation in Agriculture, Forestry and Other Land Use (AFOLU) sector in Thailand, Carbon Balance and Management volume 14, Article number: 3 (2019) 11. Carmona, I., Griffith, D. M., Soriano, M. A., Murillo, J. M., Madejón, E., & Gómez-Macpherson, H. (2015). What do farmers mean when they say they practice conservation agriculture? A comprehensive case study from southern Spain. Agriculture, Ecosystems & Environment, 213, 164-177. 12. Charles Darwin, The origin of species, London 1933 13. Chambers R, Conway G. Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century: Institute of Development Studies (UK),1992 14. CIAT; World Bank. 2017. Climate-Smart Agriculture in Bangladesh. CSA Country Profiles for Asia Series. International Center for Tropical Agriculture (CIAT); World Bank. Washington, D.C. 28 p. 15. CIAT; World Bank. 2017. Climate-Smart Agriculture in Vietnam. CSA Country Profiles for Asia Series. International Center for Tropical Agriculture (CIAT); World Bank. Washington, D.C. 28 p. 16. Climate Change 2007: Working Group III: Mitigation of Climate Change PCC, 2007 17. Climate change adaptation and mitigation challenges and opportunities in the food sector (FAO), 2012 18. Climate smart agriculture: policies, practices and financing for food security. Adaptation and Mitigation. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), 2010 19. Climate Smart Agriculture: Sourcebook. Rome, Italy: Food Agriculture Organization of the United Nations, FAO, 2013 20. Comagri, Measures At Farm Level To Reduce Greenhouse Gas Emissions From Eu Agriculture, The European Parliament's Committee on Agriculture and Rural Development, 2014 21. D Leclère, P Havlík, S Fuss, E Schmid, A Mosnier, B Walsh, H Valin, M Herrero, N Khabarov and M Obersteiner, Climate change induced transformations of agricultural systems: insights from a global model, IOP Publishing Ltd 2014 22. David B. Lobell D., Burke M., Tebaldi C., Mastrandrea M., Falcon W., and Naylor R., Prioritizing Climate Change Adaptation Needs for Food Security in 2030, Science, 2008 23. David Whitehouse, Global warming standstill, GFPF, 2013 24. Defrancesco, E., Gatto, P., Runge, F., Trestini, S., 2008. Factors affecting farmers’ participation in agri-environmental measures: a northern Italian perspective. J. Agric. Econ. 59, 114–131.. 25. Deressa, T.T., Hassan, R.M., Ringler, C., Alemu, T., Yesuf, M., 2009. Determinants of farmers’ choice of adaptation methods to climate change in the Nile Basin of Ethiopia. Glob. Environ. Chang. 19, 248–255. 26. DFID, Sustainable livelihoods guidance sheets, London, 2001 27. Dorothy Merrits, Kirsten Menking, Andrew DeWet, Environmental Geology: An Earth Systems Approach - Second Edition, W. H. Freeman, 2014 28. Dudly Seers ‘What Are We Trying to Measure?’The Journal of Development Studies, Volume 8 Issue 3, 1972 29. Emilian Dobrescu, Reducing the Polluting Emissions. A Source for Diminishing the Climate Changes, Romanian Journal of Economics, 2009 30. Europe’s climate change opportunity - communication from the commission to the European Parliament, the council, the European economic and social committee and the Committee of the Regions COM, 2008 31. European Commission, 2013. An EU Strategy on Adaptation to Climate Change - Communication from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions. 32. European Commission, Commission Communication — EU Best Practice Guidelines for Voluntary Certification Schemes for Agricultural Products and Foodstuffs. COM, 2010. 33. European Commission, White Paper, Adapting to Climate Change: Towards a European Framework for Action. COM, 2009. 34. Fajardo, F. (1999). Agricultural Economics. Fourth Edition: REX Book store, Manila, Philippines, 1999 35. FAO statistical year book, FAO, 2013. 36. FAO, “Climate-Smart” Agriculture Policies, Practices and Financing for Food Security, Adaptation and Mitigation, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2010 37. Feder, G., & Umali, D.L. (1993). The adoption of agricultural innovations: a review. Technological Forecasting and Social Change, 43 (3-4), 215-239. 38. Francesco N. Tubiello, Rocío D. Cóndor-Golec, Mirella Salvatore, Angela Piersante, Sandro Federici, Alessandro Ferrara, Simone Rossi, Alessandro Flammini, Paola Cardenas, Riccardo Biancalani, Heather Jacobs, Paulina Prasula, and Paolo Prosperi, Estimating Greenhouse Gas Emissions in Agriculture A Manual to Address Data Requirements for Developing Countries, FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations: Rome, Italy, 2015; 39. Francesco Pagliacci ⁎, Edi Defrancesco, Daniele Mozzato, Lucia Bortolini, Andrea Pezzuolo, Francesco Pirotti, Elena Pisani, Paola Gatto Drivers of farmers' adoption and continuation of climate-smart agricultural practices. A study from northeastern Italy, Science of the Total Environment 710 (2020) 136345 40. Frank Ellis, Agriculture Policies in Developing Countries, American Journal of Agricultural Economics, 1993 41. Franks Emer, Farmer attitudes to cross-holding agri-environment schemes and their implications for Countryside stewardship, International Journal of Agricultural Management, Volume 5 Issue 4 78 & 2016 International Farm Management Association and Institute of Agricultural Management, 2013 42. Georgiy Safonov, Economic Analysis Of The Impact Of Climate Change On Agriculture In Russia National And Regional Aspects, Oxfam Research Reports, 2013 43. Gerard J. Gill, An Assessment of the Impact of Laser-Assisted Precision Land Levelling Technology as a Component of Climate-Smart Agriculture in the State of Haryana, International Maize and Wheat Improvement Center, 2014 44. Global Report on Food Crises 2020, Food Security Information Network (FSIN), 2020 45. Gustavo Saina Ana, María Loboguerreroab Caitlin, Costs and benefits of climate-smart agriculture: The case of the Dry Corridor in Guatemala, Agricultural Systems, Vol 151, 2017 46. Heidrun Moschitz, Gianluca Brunori, Dirk Roep, Talis Tisenkopfs, 2015. JAEE Special Issue 1/2015 Learning and Innovation Networks for Sustainable Agriculture: processes of co-evolution, joint reflection and facilitation 47. Timothy O. Williams, Marloes Mul, Olufunke Cofie và CS, Climate Smart Agriculture in the African Context, Feeding Africa, 2015 48. Tran Van Hieu, Understanding farmer production strategies in context of policies for adaptation to floods in Vietnam, SLU 2010 49. Jain, 2007 An Empirical Economic Assessment of Impacts of Climate Change on Agriculture in Zambia, The World Bank, Policy Research Working Paper Series ER 50. James J. McCarthy, Osvaldo F. Canziani, Neil A. Leary, David J. Dokken, and Kasey S. White, In Climate Change 2001: Impacts, Adaptation and Vulnerability, Cambridge University Press, 2001 51. Jat, M.L., Singh, Y., Gill, G., Sidhu, H.S., Arya!, J.P., Stirling, C., Gerard, B., 2015. Laser-assisted precision land leveling impacts inirrigated intensive production systems of South Asia. In: Lal, R., Stewart, B.A. (Eds.), Advances in Soil Science. CRC Press, Boca Raton, FL. pp. 323-352. 52. Jeetendra Aryal, Meera Mehrotra,; Ml Jat,; Harminder Sidhu, Impacts of laser land leveling in rice-wheat systems of the north-western indo-gangetic plains of India, Food Security, 2015 53. Jennifer A. Mathews, Leandri Kruger, Gideon J. Wentink, Climate-smart agriculture for sustainable agricultural sectors: The case of Mooifontein, Journal of Disaster and Risk Studies, 2018 54. Joeri Rogelj, Malte Meinshausen, Jan Sedláček and Reto Knutti, Implications of potentially lower climate sensitivity on climate projections and policy, 55. John Lellin và Eleanor Fisher, Climate-Smart Agriculture and Non- Agricultural Livelihood Transformation, Climate 2019 56. Junyi Chen, Bruce McCarl, Edwin Price, Ximing Wu and David Bessler, Climate as a Cause of Conflict: An Econometric Analysis, AgEcon, 2016 57. Junyi Chenruce McCarl, Edwin Price, Ximing Wu, David Bessler, Climate as a Cause of Conflict: An Econometric Analysis, World Scientific Publishing Company, 2016 58. Klerkx Laurens, Hall Andrew, Leeuwis C, 2009 Strengthening Agricultural Innovation Capacity: Are Innovation Brokers the Answer?, International Journal of Agricultural Resources, Governance and Ecology 8 (2009) 5/6 59. Leslie Lipper , Philip Thornton, Bruce M. Campbell et al, Climate Smart Agriculture for Food Security, Natural Climate Change 4, 1068-1072, 2014 60. Long, T.B., Blok, V., Coninx, I., 2016. Barriers to the adoption and diffusion of technological innovations for climate-smart agriculture in Europe: evidence from the Netherlands, France, Switzerland and Italy. J. Clean. Prod. 112 (1), 9–21. 61. Madhusudan Ghosh, Climate-smart Agriculture, Productivity and Food Security in India, Journal of Development, Policy and Practice, 2019 62. MARD, UN báo cáo tình trạng thiếu đói tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018 63. Marinos Markou, National Agricultural Policy Report Israel – Final, Market and Trade Policies for Mediterranean Agriculture, 2005 64. Md. Kamrul Hasan,Sam Desiere, Marijke D’Haese,Lalit Kumar, Impact of climate-smart agriculture adoption on the food security of coastal farmers in Bangladesh , Food Security, 2018 65. Measuring Development: The Role and Adequacy of Development Indicators, London: Frank Cass. Abuiyada, 2018 66. Menale Berresaw, Moti Jaleta, Bekele Shiferaw, Frank Mmbando, Mulugetta Mekuria, Adoption of interrelated sustainable agricultural practices in smallholder systems: Evidence from rural Tanzania, Technological Forecasting and Social Change, 2012 67. Mendelsohn, Robert, Wendy Morrison, Michael Schlesinger, and Natalia Andronova, Country-Specific Market Impacts of Climate Change, SAGE Publishing, 2000 68. Michael Oppenheimer, Maximiliano Campos, Rachel Warren Relationship between Adaptation Efforts, Mitigation Efforts, and Residual Impacts, Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, pp. 1039-1099. 69. Milton Saha;, Akm Abdul; AKM Biswas, Md Faisal-, Javed Meandad-, Ryhan Ahmed ,Joy Prokash, Faisal Sakib, Factors Affecting to Adoption of Climate-smart Agriculture Practices by Coastal Farmers' in Bangladesh, 2019, Research Gate 70. Miranti Ariani, Anggri Hervani, P Setyanto, Climate smart agriculture to increase productivity and reduce greenhouse gas emission-a preliminary study, Earth and Environmental Science, 2018 71. Muncharoen, 2006 Thailand’s GHG Activities and Future Plan, Thailand Greenhouse Gas Management Organization, 2006 72. Nathalie Mikhailova, Climate-specific Technology Packages can Help Reduce Greenhouse Gas Emissions from Agriculture, IAEA International Automic Energy Agency, 2019 73. Nelson G., Rosegrant M., Palazzo A., Gray I., Ingersoll C., Robertson R., Tokgoz S., Zhu T., Sulser T., Ringlber C., Msangi S., and You L., (2010) “Food Security, Farming, and Climate Change to 2050: Scenarios, Results, Policy Options,” International Food Policy Research Institute, Washington, D.C., USA.), 2010 74. Nicola Tubiello, Statistics Division, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy, Greenhouse Gas, FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations: Rome, Italy, 2019 75. Osana Bonilla Findji và Fanny Howland, What are the socioeconomic factors that influence CSA adoption? CGIAR, 2019 76. Peron A. Collins Sowah, Theoretical conception of climate-smart agriculture, The Agricultural Working Paper Series, 2018 77. Phiboon K, Cochetel C và Faysse N, The diversity young farmers in Thailand: a good match with support programs? 2019 78. Porter, J. R. et al. in Climate Change 2014: Impacts, Adaptation, and Vulnerability. Part A: Global and Sectoral Aspects, eds Field, C. B. et al. 485–533. IPCC, Cambridge Univ. Press, 2014 79. Pratap Birthal; Digvijay Negi; Shiv Kumar; Shaily Aggarwal; A. Suresh and Md Tajuddin Khan, How Sensitive is Indian Agriculture to Climate Change?, Indian Journal of Agricultural Economics, 69, (4), 14 80. Rogier P. O. Schulte , Lilian O’Sullivan , Cait Coyle , Niall Farrelly , Carsten Gutzler , Gary Lanigan , Gemma Torres‐Sallan , Rachel E. Creamer Exploring Climate‐Smart Land Management for Atlantic Europe, Agricultural & Environmental Letters, Volume 1, Issue 1, 2016 81. Rohitashw Kumar, Harender Raj Gautam, Climate Change and its Impact on Agricultural Productivity in India, Climatol WeatherForecasting, 2014 82. Saphores, Jean-Daniel M. & Carr, Peter, Pollution Reduction, Environmental Uncertainty, and the Irreversibility Effect, Cahiers de recherche 9827. 1998 83. Schulte Rogier, P.O., O’Sullivan, L., Coyle, C., Farrelly, N., Gutzler, C., Lanigan, G., Torres-Sallan, G., Creamer, R.E., 2016. Exploring climate- smart land management for Atlantic Europe. Agricultural & Environmental Letters. Research Letter 1 (1), 160029. 84. Scoones, I. (1998) Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis, IDS Working Paper 72, Brighton: IDS. 85. Smith, Joel B., Hans Joachim Schellnhuber, M. Monirul Qader Mirza. Vulnerability to Climate Change and Reasons for Concern: A Synthesis., IPCC 2007 86. Stern, Nicholas, The Economics of Climate Change: The Stern Review, Cambridge University Press, 2007 87. Sybille van den Hove, Marc Le Menestrel, Henri-Claude de Bettignies , The oil industry and climate change: strategies and ethical dilemmas, Elsevier, 2002 88. Taylor, C.M., Pollard, S.J.T., Rocks, S.A., Angus, A.J, Better by design: business preferences for environmental regulatory reform. Sci. Total Environ. 512–513, 287–295, 2015 89. Thailand and FAO Achievements and success stories 90. The Climate Reality Project, Washinton, 2017 91. The State of Food and Agriculture, ISBN 978-92-5-109873-8, FAO, 2017 92. The World bank, Greenhouse Gas Analysis at the World Bank, Worldbank 2012 93. The United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) 1992. 94. Todorov Information (International Social Science Council), Volume: 25 issue, 1986 95. Van Thanh, N., & Yapwattanaphun, C. (2015). Banana farmers’ adoption of sustainable agriculture practices in the Vietnam Uplands: The Case of Quang Tri Province. Agriculture and Agricultural Science Procedia, 5, 67- 74. 96. Victor O. Abegunde 1 , Melusi Sibanda 1,* and Ajuruchukwu Obi, Determinants of the Adoption of Climate-Smart Agricultural Practices by Small-Scale Farming Households in King Cetshwayo District Municipality, South Africa, MDPI, 2019 97. Vifarm, vifarm.org Làm nông nghiệp 4.0: Hãy bắt đầu từ khả năng tiếp thu công nghệ 98. Vũ Thị Hoài Thu, Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam, Kinh tế và Phát triển, 2015 99. VUM Rao, Impacts of climate change on IdiAilt IndianAgriculture, ICAR, 2007 100. Walter Leal Filho, Leonardo Esteves de Freitas, Climate Change Adaptation in Latin America: Managing Vulnerability Resilience, Springer, 2018 101. WFP, Joint Statement on COVID-19 Impacts on Food Security and Nutrition, World Food Program,2020 102. William R. Cline, 2008 Purchase Global Warming and Agriculture, copublished by the Peterson Institute for International Economics 103. Witsanu Attavanich, The Effect of Climate Change on Thailand's Agriculture, 7th International Academic Conference Proceedings, Volume: 978-80-905241-7- 2013 104. Winai M (2015) New farmer development in agricultural land reform area in Thailand. FFTC Agricultural Policy 105. World bank, 2001, World Development Report 2000/2001: Attacking Poverty Oxford: Oxford University Press 106. World Development Report 1986. New York: Oxford University Press. © World Bank, 1986 107. World Employment and Social Outlook: Trends 2018 International Labour Office – Geneva: ILO, 2018 108. Ghose Bishwajit, Razib Barmon, Sharmistha Ghosh, Reviewing the status of agricultural production in Bangladesh from a food security perspective, Russian Journal of Agricultural and Socio-Economic Sciences, 2014 WEBSITE 1. Báo Chính Phủ, 2021 thach-thuc-an-ninh/426560.vgp 2. Bộ Ngoại giao Israel https://mfa.gov.il/mfa/aboutisrael/land/pages/the%20land- %20geography%20and%20climate.aspx 30/10/2020 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn https://www.mard.gov.vn/Pages/nong-nghiep-can-tho-phat-trien-cong- nghe-4-0.aspx 4/8/2020 4. Bộ tài nguyên nước Ấn Độ https://www.indiawaterportal.org/author/ministry-water-resources-mowr 8/5/2020 5. Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam 20/9/2019 6. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc United Nations Development Programme 18/12/2019 7. Cổng thông tin Nông nghiệp Israel 4/7/2020 8. Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) https://unifarm.com.vn/ 18/2/2020 9. Công ty TNHH Đầu từ Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco, https://wineco.vn, 25/11/2020 10. Ủy ban liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu IPCC https://www.ipcc.ch/report/ar5/wg3/, 2014 11. Đại sứ quán Việt Nam tại Israel https://vietnamembassy-israel.org/tim-hieu- ve-dat-nuoc-israel/ 25/12/2020 12. Food security Information Network https://www.fsinplatform.org/, 3102020 13. Liên minh Khí hậu và khí quyển Bangladesh https://www.ccacoalition.org/en/activity/reducing-methane-emissions- paddy-rice-bangladesh 29/9/2020 14. Mạng lưới Hợp tác Ứng phó BĐKH ASEAN -Nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Thái Lan, https://asean-crn.org/csa-in-thailand/ 3/10/2020 15. Ngân hàng Thế giới https://www.worldbank.org/en/country/thailand/publication/thailand- economic-monitor-reports 17/10/2020 16. Ngân hàng Thế giới https://www.worldbank.org/en/topic/agriculture/overview 17. Ngân hàng thế giới https://www.worldbank.org/en/topic/climate-smart- agriculture 15/07/2020 18. One World Nations https://www.nationsonline.org/oneworld/bangladesh.htm 15/8/2020 19. STATISTA – https://www.statista.com/aboutus/our-research-commitment 6/8/2020 20. Tổ chức Khí tượng Thủy Văn Thế giới https://www.wmo.int/pages/prog/wcp/ccl/faqs.php 20/11/2020 21. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 5/5/2020 22. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 8/9/2020 23. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 9/10/2019 24. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 8/10/2020 25. Tổng cục thống kê Việt Nam https://www.gso.gov.vn/ 27/10/20200 26. Ủy ban Châu Âu, https://ec.europa.eu/clima/policies/adaptation_en 27. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu https://www.ipcc.ch/ 8/9/2020 28. Viện Chính sách Khí hậu Thái Lan https://climatepolicytracker.org/countries/thailand/ 6/9/2020 Phụ lục 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Mã số phiếu.. ----------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU TRA Tỉnh/ Thành phố: .........................................................Quận/ Huyện: ................................... Xã/ Phường/ Thị trấn: ..................................................Tổ/ Thôn/ Xóm/ Khu dân cư: ............................. Họ tên Điều tra viên: ................................................Số điện thoại:..................... Họ tên Giám sát viên: ........................................Số điện thoại:..................... Ngày. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi của khí hậu, hay sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán bất thường ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, triều cường hay nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long làm ảnh hưởng đến sản lượng vật nuôi cây trồng. .. Một số các hộ nông dân, cơ sở sản xuất nông nghiệp đã có những thay đổi nhất định trong sinh kế để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam” nhằm tìm ra phương hướng cho nông nghiệp Việt Nam. Với mong muốn đưa ra được các đề xuất sát thực, khách quan và giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu, tác giả thực hiện điều tra về tình hình biến đối khí hậu và các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Rất mong quý vị hợp tác cung cấp các thông tin để kết quả đạt được tốt nhất. Để trả lời phiếu điều tra, xin hãy đánh dấu X vào ô trống/ khoanh tròn vào câu trả lời hoặc ghi rõ nội dung theo từng yêu cầu của câu hỏi. Thông tin Quý vị cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và sẽ đảm bảo tính khuyết danh khi công bố. Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã bỏ thời gian quý báu thực hiện bảng điều tra! KẾT CẤU BẢNG CÂU HỎI Phần 1. Thông tin chung về các cá nhân, tổ chức được phỏng vấn Phần 2: Nhận thức về biến đổi khí hậu Phần 3: Các yếu tố về khu vực nông nghiệp Phần 4: Các yếu tố chính sách Phần 5: Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng trọt Phần 6. Các câu hỏi khác Hãy điền, đánh dấu X vào một/nhiều lựa chọn hoặc ghi câu trả lời vào ô trống PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC PHỎNG VẤN Câu 1: Họ và tên người được phỏng vấn: .. .. Số điện thoại: Tuổi:. Giới tính.. Câu 2: Hộ gia đình/tổ chức của ông bà có bao nhiêu người lao động  làm việc toàn bộ thời gian...  làm việc bán thời gian... Câu 3: Trình độ học vấn của người đưa ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp trong hộ gia đình: Tốt nghiệp Đại học Tốt nghiệp PTTH Chưa tốt nghiệp PTTH Câu 4: Giới tính của của người đưa ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp trong hộ gia đình: Nam ___ Nữ____ Câu 5: Kinh tế hộ gia đình hiện nay là thuần nông hay hỗn hợp (vừa làm nông nghiệp vừa làm các công việc khác) Thuần nông Hỗn hợp PHẦN 2: NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Câu 6: Ông bà có biết về “Nông nghiệp thông minh với khí hậu” không? 1. Có 2. Không Câu 7: Ông bà đã từng tham gia tập huấn/khóa học sau chưa? Đã từng Chưa từng Tham gia khóa học về kỹ thuật nông nghiệp Tham gia khóa học về biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó trong nông nghiệp Câu 8: Hãy chọn mức độ BĐKH mà ông bà nhận thấy đang diễn ra tại địa phương mình: Không có biến đổi Ít Trung bình Nhiều Nghiêm trọng Mức độ BĐKH Câu 9: Các hiện tượng BĐKH nào sau đây đã diễn ra và ở mức độ nào (chọn các đáp án phù hợp) Các hiện tượng Không có thay đổi Thay đổi mức độ ít Thay đổi ở mức trung bình Thay đổi nhiều Biến đổi nghiêm trọng Nắng nóng Bão Lũ lụt Hạn hán Rét đậm rét hại Xâm nhập mặn Hiện tượng khác Câu 10: Ông bà lo lắng như thế nào về việc BĐKH sẽ ảnh hưởng xấu tới công việc sản xuất nông nghiệp của ông bà? Không lo lắng Ít lo lắng Lo lắng Rất lo lắng Vô cùng lo lắng Mức độ lo lắng PHẦN 3: CÁC YẾU TỐ VỀ KHU VỰC NÔNG NGHIỆP Câu 11: Diện tích đất canh tác hiện nay của hộ gia đình/ tổ chức ông/bà là bao nhiêu héc ta:. Trong đó diện tích trồng lúa: . Diện tích trồng hoa màu Câu 12: Quy mô chăn nuôi của hộ gia đình/ tổ chức ông bà là bao nhiêu con Lợn.Gia cầmTrâu/Bò. Câu 13: Tại khu vực làm trồng trọt của ông/bà có thuận tiện để sử dụng máy móc cơ giới không? (chọn 1 đáp án) Không thuận tiện Thuận tiện Rất thuận tiện Câu 14: Khả năng tiếp cận nguồn nước tưới tiêu tại khu vực làm nông nghiệp của ông bà (chọn 1 đáp án): Dễ dàng có nước tưới tiêu quanh năm Nước dồi dào và khan hiếm theo mùa Xa nguồn nước/ nước khan hiếm PHẦN 4 CÁC YẾU TỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Câu 15: Mức độ dễ dàng vay vốn chính sách nhà nước từ ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín (chọn 1 đáp án) Dễ dàng vay vốn Khó vay vốn Hầu như không thể vay vốn Câu 16. Mức độ dễ dàng vay vốn từ người thân, bạn bè? (chọn 1 đáp án) Dễ dàng vay vốn Khó vay vốn Hầu như không thể vay vốn Câu 17. Địa phương ông/bà có tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo kỹ thuật nông nghiệp/biến đổi khí hậu không 1. Có 2. Không Câu 18. Thông tin dự báo thời tiết, cảnh báo rủi ro có được địa phương cung cấp kịp thời không? 1. Có 2. Không Câu 19. Địa phương có cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân không? 1. Có 2. Không PHẦN 5. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRỒNG TRỌT Câu 20: Trước tình hình biến đổi khí hậu, hộ gia đình/cơ sở sản xuất của ông bà có sử dụng những biện pháp dưới đây không? Liên quan đến cây trồng Có Không Điều chỉnh lịch thời vụ Thay đổi giống cây trồng Thay đổi cơ cấu cây trồng (Trồng loại cây khác) Trồng luân canh Trồng xen canh Kết hợp vườn ao chuồng Nông lâm thủy sản kết hợp Liên quan đến kỹ thuật tưới tiêu Có Không Tưới nước nhỏ giọt Tưới nước thành nhiều lần Tưới tiêu tự động Tưới diện tích lớn Liên quan đến việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu Thay đổi sang loại phân bón an toàn, hiệu quả hơn Thay đổi cách bón phân Thay đổi sang loại thuốc trừ sâu an toàn, hiệu quả hơn Thay đổi cách phun thuốc sâu an toàn hiệu quả hơn Liên quan đến khu vực sản xuất Có Không Trồng hoa xung quanh ruộng Bao khu vực trồng trọt bằng nilon Bao bọc trái cây bằng nilon Trồng cây trong nhà lưới Trồng cây trong nhà kính Liên quan đến việc sử dụng máy móc, cơ giới hóa hiện đại hóa Có Không Sử dụng máy móc trong khâu Làm đất Gieo trồng Tưới tiêu Phun thuốc sâu Bón phân Thu hoạch Dùng các công nghệ cảm ứng Sử dụng robot tự động Dùng internet để điều khiển từ xa Cơ sở sản xuất nông nghiệp của ông bà làm như thế nào với chất thải trong trồng trọt Có Không Sử dụng làm phân bón Đốt lấy tro bón cho cây Bán làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất khác Dùng hóa chất để xử lý Vứt ra ruộng để tự phân hủy Vứt ra bãi rác công cộng Bao bì phân bón, thuốc trừ sâu vứt ra bãi rác công cộng PHẦN 6: CÁC CÂU HỎI KHÁC Câu 21: Hộ gia đình/cơ sở sản xuất của ông bà có phải đầu tư nhiều chi phí hơn để ứng phó với BĐKH? 1. Có 2. Không Nếu có, nguồn vốn đến từ Tích lũy của bản thân hộ gia đình/cơ sở sản xuất Vay người thân Vay ngân hàng Vay các tổ chức tư nhân Hỗ trợ của các tổ chức phi lợi nhuận Nguồn khác Câu 22: Thu nhập của hộ gia đình ông bà trong 1 năm là bao nhiêu:. Trong đó bao nhiêu từ các nguồn Trồng trọtChăn nuôi Khác Tăng/giảm so với năm trước:Lý do:. Câu 23. Do biến đổi khí hậu gây nên những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, có một số thành viên làm nông nghiệp trong hộ gia đình/ cơ sở sản xuất của ông bà chuyển sang ngành nghề khác không? Số thành viên chuyển hẳn sang nghề khác.............. từ năm........... làm nghề gì Câu 24: Một số chia sẻ về tình hình BĐKH, tình hình sản xuất nông nghiệp của chủ hộ (điều tra viên tự ghi lại hoặc tóm tắt sau mỗi cuộc phỏng vấn):.. Cảm ơn quý vị đã hợp tác!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nong_nghiep_thong_minh_voi_khi_hau_tai_vi.pdf
  • pdfTran Minh Nguyet. TOM TAT LUAN AN.pdf
  • pdfTran Minh Nguyet. TOM TAT LUAN AN.TA.pdf
  • pdfTran Minh Nguyet. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.pdf
  • pdfTran Minh Nguyet. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.TA.pdf
  • pdfTran Minh Nguyet. TRICH YEU LUAN AN TIEN SI.pdf
Luận văn liên quan