Luận án Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Cũng như các nghiên cứu kinh tế phát triển khác, nghiên cứu này có những hạn chế nhất định của nó. - Thứ nhất: Do tiếp cận theo hướng kinh tế phát triển nên có những khía cạnh của kinh tế nông nghiệp nói chung được đề cập không sâu. - Thứ hai: nghiên cứu phát triển nông nghiệp phải vận dụng lý thuyết về phát triển nói chung và nông nghiệp nói riêng cũng như tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề trong và ngoài nước. Tuy nhiên phần lớn nghiên cứu hoặc quá lớn gắn với nền kinh tế quốc gia hay chỉ gắn với một loại cây trồng vật nuôi của vùng hay tỉnh. Do vậy việc vận dụng lý luận và cần phải có sự lựa chọn và vận dụng phù hợp. - Thứ ba: đầu vào của nghiên cứu là dữ liệu thống kê. Trong nghiên cứu này các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như Niên giám thống kê của tỉnh và các huyện của tỉnh Trà Vinh qua nhiều năm, số liệu về nông nghiệp và chăn nuôi của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số liệu điều tra nông thôn, nông nghiệp và nông dân của Tổng cục Thống kê và nguồn sơ cấp tự điều tra của NCS (đáng ra có thể tận dụng bộ số liệu VHLSS của tổng cục Thống kê). Do nhiều nguồn nên tính đồng nhất của các số liệu khó đảm bảo và phải xử lý bằng các phương pháp thống kê. Ví dụ xử lý vấn đề giá hiện hành, giá 1994 và giá 2010 - Thứ tư: phương pháp ước lượng được thực hiện trên đây cũng còn một số nhược điểm. NCS chỉ có thể áp dụng phương pháp OLS, REM, FEM, 2SLS thông thường mà không áp dụng được các phương pháp khác cho phép khắc phục nhược điểm của các phương pháp này vì nguồn số liệu thu thập được. Đồng thời chưa thể xác định được tác động dài hạn của các nhân tố tới phát triển nông nghiệp.

pdf192 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đầu tư hệ thống thủy lợi để đưa nước ngọt về ngọt hóa). Tùy theo mỗi vùng mà có các phương án duy trì các vùng hiện tại và sẽ mở rộng: (i) vùng ngọt: các loại hình sử dụng đất chính hiện nay là: 3 vụ lúa; 2 vụ lúa; cây ăn quả (bưởi, cam sành, xoài, nhãn, ...); cây ăn quả kết hợp NTTS; nuôi cá da trơn, cá lóc. Trong đó, các loại hình 3 vụ lúa, cây ăn quả hiện chiếm phần lớn diện tích; các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao là: 3 vụ lúa; 2 vụ lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; cây ăn trái; cây ăn trái kết hợp NTTS và nuôi cá da trơn; các loại hình sử dụng đất sẽ được mở rộng diện tích là: 2 vụ lúa + 1 vụ màu; 2 vụ lúa kết hợp NTTS; cây ăn trái kết hợp NTTS; nuôi cá da trơn; các loại nông sản chủ lực: lúa gạo chất lượng cao, trái cây các loại, các sản phẩm chăn nuôi: thịt bò, thịt heo, gia cầm, các loại thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh, cá tra, cá lóc). (ii) vùng ngọt hóa: các loại hình sử dụng đất chính hiện nay là: 3 vụ lúa; 1 vụ lúa + 2 vụ màu; 1 vụ lúa + 1 vụ màu; chuyên rau màu; mía; cây ăn quả; lúa + tôm (khu vực ngoài đê); chuyên tôm (khu vực ngoài đê). Trong đó, 2 vụ lúa hiện chiếm diện tích lớn nhất, kế đến 1 vụ lúa, mía, cây lâu năm, các loại hình lúa + màu còn chiếm diện tích ít; các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao là: 3 vụ lúa; 1 vụ lúa + 2 vụ màu; 2 vụ lúa + 1 vụ màu; 2 vụ lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; chuyên rau màu; mía; chuyên tôm; lúa + tôm; nuôi cá lóc; các loại hình sử dụng đất sẽ được mở rộng nhiều diện tích là: 2 vụ lúa + 1 vụ màu; 1 vụ lúa + 2 vụ màu; 2 vụ lúa + NTTS; 1 vụ lúa + tôm; nuôi cá; các loại nông sản chủ lực: lúa gạo đặc sản và chất lượng cao, bắp, rau các loại, đậu phộng, dưa hấu, các sản phẩm chăn nuôi (bò thịt, heo, gia cầm), tôm nước mặn, lợ. + Thực hiện cơ cấu lại cây trồng theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương và phù hợp với nhu cầu thị trường và diễn biến của thời tiết, khí hậu. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. 144 + Phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng. + Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn, tổ chức sản xuất khép kín, xây dựng thương hiệu, liên kết chuỗi với hệ thống giết mổ tập trung, nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiếp tục hỗ trợ chăn nuôi trang trại, chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, thân thiện với môi trường gắn với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. + Xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế và các điều kiện sinh thái trong tỉnh; xác định 3 nhóm vật nuôi chủ lực là bò thịt, heo, gia cầm; gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. + Ứng dụng các tiến bộ, công nghệ vào sản xuất, nhất là về giống, sử dụng thức ăn, phòng trừ dịch bệnh; phát triển phương thức chăn nuôi công nghiệp theo hướng sản xuất khép kín (từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm), đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nhằm nâng hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển bền vững. + Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung. Tăng cường phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, chất lượng thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; xử lý triệt để tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất tăng trọng nhằm tạo ra sản phẩm sạch. Với các chính sách: - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành như Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu 145 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của nhà nước như: luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Rà soát, điều chỉnh chính sách phát triển sản xuất theo hướng: (i) cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, tiêu thụ các ngành hàng nông nghiệp chủ yếu; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu các loại sản phẩm nông nghiệp thế mạnh; hỗ trợ tìm kiếm thị trường và liên kết, hợp tác giải quyết đầu ra nông sản; hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp; (ii) đối với các sản phẩm nông sản phù hợp với sản xuất nông hộ và có ảnh hưởng đến đông đảo hộ nông dân hưởng lợi, như: lúa gạo, mía, cây ăn quả, chăn nuôi nông hộ tập trung hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ chuyển giao giống mới, công nghệ mới, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, chế biến, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, khuyến khích liên kết phát triển sản xuấttạo bước đột phá về tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, gia trại, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp; (iii) đối với các sản phẩm có đối tượng hưởng lợi diện hẹp hơn, nhưng có thể mở rộng quy mô, phát triển nhanh hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, như: chăn nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao; sản xuất rau quả công nghệ cao; cần ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, giống mớitạo bước đột phá về thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm. - Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông nghiệp địa phương, các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn, có nhiều đóng góp quan 146 trọng vào giải quyết việc làm và doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ hiện đại, công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế số trong nông nghiệp. - Chính sách tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản; chính sách khuyến khích thành lập các HTX, các hiệp hội ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp. - Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, tập trung vào các sản phẩm: sản xuất lúa đặc sản, lúa hữu cơ, các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày chịu mặn; nuôi trồng thủy sản thế mạnh như tôm nước lợ; nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái... với các chính sách hỗ trợ, tư vấn về giống, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, đảm bảo sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giải quyết tốt khâu chế biến,... 5.3.2.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp Mục tiêu: Nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản.. Các giải pháp đề xuất: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 14/02/2019 và xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết phân cấp quản lý tài sản hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng và củng cố các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở; từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý vận hành các công trình và dịch vụ thủy lợi theo cơ chế thị trường, gắn lợi ích với quyền, trách nhiệm của người sử dụng nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 3511/QĐ- UBND ngày 20/10/2020. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và vừa phục vụ cho đời sống dân sinh; ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ vùng khó khăn về nguồn nước, đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 02 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh 147 tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi đã có nhưng chưa được đồng bộ; khuyến khích áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Xây dựng, nâng cấp và mở rộng hệ thống các tuyến đường giao thông nông thông thiết yếu quan trọng, ưu tiên các tuyến đường tỉnh và đường huyện mới kéo dài, đường huyện liên xã, giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông nội đồng, gắn với nâng cấp tải trọng các cầu, nạo vét các tuyến đường thủy nội địa. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai và giảm thiểu thiệt hại về người và sản xuất do thiên tai gây ra; trong đó, ưu tiên củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và kè sông, kè biển để phòng chống sạt lở. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại ở nông thôn. 5.3.2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp Mục tiêu: Nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. Các giải pháp đề xuất: - Khuyến nông trồng trọt: + Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới có chất lượng vào sản xuất và các biện pháp sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tăng thu nhập cho nông dân. + Nâng cao được nhận thức của người dân trong việc tổ chức, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. + Xây dựng một số mô hình trình diễn, cụ thể: (i) mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất cho tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; (ii) mô hình trồng cây màu (bắp, dưa hấu, ớt,...) sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tưới nước tiết kiệm và liên kết thị trường tiêu thụ; (iii) mô hình phát triển cây đậu phộng theo hướng an 148 toàn tưới nước tiết kiệm và liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm; (iv) mô hình trồng táo trong nhà lưới theo hướng hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu và kết hợp du lịch.. - Khuyến nông chăn nuôi + Tập trung phát triển mô hình vật nuôi có tiềm năng và thị trường tiêu thụ. + Khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ, quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. + Khuyến khích góp phần chuyển đổi sử dụng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đảm bảo sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm để tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường. + Tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng có truy xuất nguồn gốc. 5.3.2.4. Cải thiện hoạt động hỗ trợ thị trường tiêu thụ nông sản - Mục tiêu: Nhằm giúp nông dân và người sản xuất có thể định hướng sản xuất theo định hướng thị trường. - Các giải pháp đề xuất + Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản toàn diện và hiện đại với ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc thu thập và quản lý dữ liệu, nâng cao năng lực về khả năng nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường nông sản. + Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông sản an toàn có xác nhận, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; sản phẩm trong các vùng sản xuất tập trung bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. + Tăng cường và đổi mới các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản thông qua tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn. + Tận dụng các FTAs thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực. + Tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. 149 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 1.1. KẾT LUẬN 1.1.1. Về cơ sở lý luận của nghiên cứu Luận án đã hình thành được khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp cho một địa phương dựa trên các nội dung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp trên cách tiếp cận vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển. Đây là điểm khác biệt khi nhiều nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng hay nội dung trên từng cách tiếp cận riêng. 1.1.2. Về thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh Luận án đã khẳng định trạng thái và trình độ phát triển nông nghiệp của một tỉnh ở ĐBSCL là Trà Vinh. Đó là phát triển không chắc, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên năng suất và hiệu quả chưa cao, trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất thấp. Sự khác biệt với các nghiên cứu khác về chủ đề này chính là dựa trên khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển để làm rõ giả thuyết này trên cơ sở phân tích khá toàn diện trên 5 nội dung chính. Kết quả này dường như không chỉ mang tính chất điển hình của 1 tỉnh mà mang những nét đặc trưng của nền nông nghiệp ở nhiều địa phương của Việt Nam hiện nay. 1.1.3. Về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp Luận án đã làm rõ các yếu tố vốn, lao động, vốn con người, diện tích canh tác và các chính sách có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu đã kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng cho một trường hợp cụ thể ở Việt Nam như tỉnh Trà Vinh đưa ra kết quả nghiên cứu của mình trên cơ sở số liệu sơ cấp và thứ cấp. Trong khi các nghiên cứu khác thường sử dụng số liệu sơ cấp cho phân tích định lượng cho 1 loại cây con nào đó, hay số liệu thứ cấp để đánh giá chung về sự phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL hay Trà Vinh. 1.1.4. Về định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh Luận án đã đề xuất được các định hưởng giải pháp phát phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh gắn với kết quả nghiên cứu phù hợp với đặc thù của tỉnh và ĐBSCL, vì vậy khác biệt với các kết quả nghiên cứu khác. 150 1.2. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN Cũng như các nghiên cứu kinh tế phát triển khác, nghiên cứu này có những hạn chế nhất định của nó. - Thứ nhất: Do tiếp cận theo hướng kinh tế phát triển nên có những khía cạnh của kinh tế nông nghiệp nói chung được đề cập không sâu. - Thứ hai: nghiên cứu phát triển nông nghiệp phải vận dụng lý thuyết về phát triển nói chung và nông nghiệp nói riêng cũng như tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề trong và ngoài nước. Tuy nhiên phần lớn nghiên cứu hoặc quá lớn gắn với nền kinh tế quốc gia hay chỉ gắn với một loại cây trồng vật nuôi của vùng hay tỉnh. Do vậy việc vận dụng lý luận và cần phải có sự lựa chọn và vận dụng phù hợp. - Thứ ba: đầu vào của nghiên cứu là dữ liệu thống kê. Trong nghiên cứu này các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như Niên giám thống kê của tỉnh và các huyện của tỉnh Trà Vinh qua nhiều năm, số liệu về nông nghiệp và chăn nuôi của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số liệu điều tra nông thôn, nông nghiệp và nông dân của Tổng cục Thống kê và nguồn sơ cấp tự điều tra của NCS (đáng ra có thể tận dụng bộ số liệu VHLSS của tổng cục Thống kê). Do nhiều nguồn nên tính đồng nhất của các số liệu khó đảm bảo và phải xử lý bằng các phương pháp thống kê. Ví dụ xử lý vấn đề giá hiện hành, giá 1994 và giá 2010 - Thứ tư: phương pháp ước lượng được thực hiện trên đây cũng còn một số nhược điểm. NCS chỉ có thể áp dụng phương pháp OLS, REM, FEM, 2SLS thông thường mà không áp dụng được các phương pháp khác cho phép khắc phục nhược điểm của các phương pháp này vì nguồn số liệu thu thập được. Đồng thời chưa thể xác định được tác động dài hạn của các nhân tố tới phát triển nông nghiệp. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ [1] Võ Thế Trường và Phước Minh Hiệp (2018), Phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Công thương, số 16/2018. [2] Võ Thế Trường (2019) Cơ cấu nông nghiệp tỉnh Trà Vinh: Xu thế thay đổi và hàm ý chính sách. Tạp chí Công thương, số 2/2019. [3] Bùi Phan Nhã Khanh và Võ Thế Trường (2020), Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và một số định hướng giải pháp đề xuất. Tạp chí Công thương, số 2/2021. [4] Phước Minh Hiệp, Lê Bảo Toàn và Võ Thế Trường (2020), Ứng dụng mô hình cấu trúc thị trường – Nghiên cứu cấu trúc thị trường tôm nước lợ ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học; Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế - luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn. Nxb Nông nghiệp, 12/2020. [5] Nguyễn Tấn Văn và Võ Thế Trường (2020), Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển du lịch ở Quảng Nam và Đà Nẵng hậu Covid 19: Thực trạng và giải pháp. Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ, tháng 12/2020. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barbara Chmielewska (2009), “The Problems of Agriculture and Rural Areas in the Process of European Integration”, Journal of International Studies, Vol. 2, No 1, 2009, pp. 127-132. [2] Bellon; Stephane; Penvern; Servane (2014), Organic Farming, Prototype for Sustainable Agricultures, Routledge, London, England. [3] Bordey; Flordeliza Hidalgo (2010), The impacts of research on Philippine rice production, University of Illinois at Urbana-Champaign, ProQuest Dissertations Publishing, 2010. 3430849. [4] Bouman; Jansen; Schipper; Hengsdijk (2011), System Approaches for Sustainable Agricultural Development, Springer, New York City. [5] Bandumula N (2018), Rice production in Asia: Key to global food security. Proceedings of the National Academy of Sciences, India Section B: Biological Sciences, 88, 1323-1328 [6] Bùi Quang Bình (2010), Kinh tế Phát triển, NXB Giáo dục 2010 [7] Bùi Quang Bình (2019), Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam: Thực trạng, những vấn đề và định hướng điều chỉnh, Kỷ yếu hội thảo “Cơ cấu lại nền kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030” do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 24.12.2019 tại Quảng Nam [8] Chau N. T, Ahamed T (2022), Analyzing Factors That Affect Rice Production Efficiency and Organic Fertilizer Choices in Vietnam. Sustainability, 14(14), 8842. [9] Dinesh Kumar; Sivamohan; Nitin Bassi (2013), Water Management, Food Security and Sustainable Agriculture in Developing Economies, Springer, New York City. [10] Demont M; Rutsaert P (2017), Restructuring the Vietnamese rice sector: towards increasing sustainability. Sustainability, 9(2), 325. [11] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội – 2003 [12] Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), Nguyên lý Kinh tế nông nghiệp, giáo trình trường Đại học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [13] Đỗ Kim Chung; Kim Thị Dung (2013), “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (196), tr.28-36. [14] Dwight H. Perkins et al (2013), Kinh tế Phát triển, , W. W. Norton & Company -2013 [15] Dwight H. P (2017), Agricultural Development in China 1368-1968. eBook Published25 October 2017 [https://doi.org/10.4324/9781315082776] [16] Damodar N. Gujarati (2015), “Các phương pháp định lượng”, Bản dịch của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2015. [17] Guoqiang Cheng (2007), “China’s Agriculture within the World Trading System”, in: “China's Agricultural Trade: Issues and Prospects”, [18] Hà Huy Thành (2012), Một số biện pháp chủ yếu nâng cao năng lực nhận thức về môi trường của nông dân nhằm góp phần PTBV nền nông nghiệp sinh thái ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. [19] Hilary Ingham; Mike Ingham (2005), “Sustainable rural development and agricultural restructuring”, https://www.researchgate.net/ [20] Hoàng Thị Chỉnh (2010), Để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, Tạp chí Phát triển kinh tế (236) (tr11-19) [21] Julian M. Alston (2014), Agriculture in the Global Economy, University of California. [22] Julian M. Alston (2014), Agriculture in the Global Economy, University of California. [23] Lê Khoa (2003), Cơ cấu kinh tế Việt Nam: chiều hướng chuyển dịch và phương hướng giải quyết, Tạp chí Phát triển kinh tế (146) (tr8-15) [24] Linda Lundmark; Camilla Sandström (ed.) (2013), "Natural resources and regional development theory", https://www.diva-portal.org/ [25] Mai Thanh Cúc; Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. [26] Mankiw N.G (2019), Macroeconomics, Tenth edition, Harvard University. Worth Publishers 2019 [27] Minh Phước (2015), Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cần những giải pháp đột phá, Tạp chí Cộng sản điện tử, 16/11/2015 22:42', nganh-nong-nghiep-tinh-Tra-Vinh-can-nhung-giai.aspx [28] Mohamed Behnassi; Shabbir A. Shahid (2012), Sustainable agriculture Development, England. [29] Ngô Thị Tuyết Mai (2011), Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [30] Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [31] Nguyễn Song Tùng (2012), “Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển các mô hình “kinh tế xanh” trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. [32] Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. [33] Nguyễn Thị Thúy Hằng (2009), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh, Đề tài NCKH cấp tỉnh 2009. [34] Nguyễn Văn Tuất (2015), Phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ tăng trưởng xanh và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hội thảo “Nông nghiệp xanh - Hiện trạng và tương lai” của Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam. [35] Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội [36] Nguyễn Viết Tiến (2013), Phát triển sản xuất nông nghiệp ĐBSH trong điều kiện biến đổi khí hậu. Thực trạng và một số giải pháp ứng phó, Đề tài Nghiên cứu khoa học của Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, Hà Nội. [37] Nguyễn Phương Lam; Vũ Thành Tự Anh (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững, Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông cửu Long 2020, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Đại học Fulbright [38] OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris. [39] Omotesho Olubunmi Abayomi; Falola Abraham; Oshe Adeshola Temitope (2015), Effect of Social Capital on Productivity of Rice Farms in Kwara State, Nigeria, Science, Technology and Arts Research Journal; Nekemte 4.1 (Jan- Mar 2015): 215-220. [40] Phạm Văn Khôi; Hoàng Mạnh Hùng (2020), Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân -2020 [41] Park S. S (1992), Tăng trưởng và Phát triển (bản dịch), Viện quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà nội. [42] Peter P. Rogers; Kazi F. Jalal; John A. Boyd (2007), An Introduction to Sustainable Development, Earthscan, England. [43] Phạm Văn Hùng; Sally P. Marsh; T Gordon MacAulay (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ôx-trây-lia [] [44] Phạm Văn Lái (2011), Ngành nông nghiệp phấn đấu theo hướng toàn diện và bền vững, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (22) (tr49-50) [45] Phạm Vân Đình; Đỗ Kim Chung; Trần Văn Đức; Quyền Đình Hà (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội [46] Ricardo D. (1817), On the Principles of Political Economy and Taxation, London: John Murray, 1821 [ ]. [47] Simon Bell; Stephen Morse (2008), Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable? Earthscan, London. [48] Solow R.M (1956), A contribution to the theory of economic growth, The Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol.70, no.1 (Feb., 1956, 65-94). [49] Swan T.W (1956), Economic Growth and Capital Accumulation, Economic Record, vol 32, 334-61. [50] Torado M.P (1995), Economics for a Third World, Third edition, Publishers Longman 1995. [51] Torado M.P (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXB Giáo dục năm 1998. [52] Tran N. L. D; Rañola Jr. R. F; Ole Sander B; Reiner W.; Nguyen D. T; Nong N. K. N (2020), Determinants of adoption of climate-smart agriculture technologies in rice production in Vietnam. International journal of climate change strategies and management, 12(2), 238-256. [53] Tuyen M. C; Sirisupluxana P; Bunyasir I; Hung P. X (2022), Stakeholders’ Preferences towards Contract Attributes: Evidence from Rice Production in Vietnam. Sustainability, 14(6), 3478. [54] Trần Mạnh Tuyến (2014), Nông nghiệp trong phát triển nền kinh tế quốc dân, Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nguồn: https://www.slideshare.net/mobile/ebookfree247/nong-nghiep-trong-phat- trien-nen-kinh-te-quoc-dan, truy cập tháng 10/2015). [55] Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [56] Trần Thị Thúy (2015), Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Học viện Chính trị khu vực IV, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [57] Tabachnick B. G; Fidell L. S (1996), Using multivariate statistics. Northridge. Cal.: Harper Collins. [58] UBND tỉnh Trà Vinh, Dự án AMD Trà Vinh (2016), Báo cáo rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh, năm 2016 [59] USAID/Văn phòng Môi trường khu vực Châu Á (2016), Hiện Trạng Phát Triển Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với Biến đổi Khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (USAID Mekong ARCC) – 2016. [60] Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2014), Các yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp trong thời gian tới, Đề tài nghiên cứu. [61] Vũ Đình Thắng (2006), Giáo Trình Kinh Tế Nông Nghiệp, NXB Hà Nội – 2005 [62] Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội. [63] Zhang Hongzhou (2012), China's Economic Restructuring: Role of Agriculture Singapore: S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University, 21 May 2012. [64] UNEP (2011), “Hướng tới Nền kinh tế Xanh – Lộ trình cho PTBV và xóa đói giảm nghèo 2011”. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. 107. [65] Rogall G (2009), Kinh tế học bền vững - Lý thuyết kinh tế và thực tế của Phát triển bền vững. Bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Đức, nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, năm 2011. Trang 45-50. [66] Walter W. Rostow (1960), The Stages of Economic Growth, Cambridge University Press 1960. [67] Nguyễn Phượng Lê (2012), “Những lý luận cơ bản về “nông nghiệp- nông dân- nông thôn”: Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”, trong Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn, tr7- 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1A BẢNG KHẢO SÁT (Dành cho các chuyên gia, các nhà quản lý địa phương) Trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Phát triển Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”do NCS Võ Thế Trường Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN thực hiện. NCS có nhu cầu thu thập ý kiến của các chuyên gia ở tỉnh về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chung tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Vì vậy, NCS rất mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của quý Ông/Bà bằng việc cung cấp thông tin vào bảng khảo sát dưới đây. Các thông tin do quý vị cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài này, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Phiếu số: .............. Phần 1: Thông tin chung của người trả lời Họ và tên người được phỏng vấn Nơi ở hiện nay: ......................................... Trình độ chuyên môn: ....................................................... Lĩnh vực công tác: Phần 2: Đánh giá nhân tố ảnh hưởng Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông (Bà) với các phát biểu dưới đây về mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp. 2.1. Quy hoạch phát triển Nông nghiệp ( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số phù hợp nhất ở mỗi dòng) Q1. Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển NN 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q2. Người sản xuất đã được phổ biến và có được thông tin về quy hoạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q3 Các vùng chuyên canh NN đã phát triển phù hợp theo quy hoạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 4. Sản xuất lúa, ngô đang phát triển theo đúng với quy hoạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 5. Chăn nuôi đang phát triển theo đúng với quy hoạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q.6 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp thay đổi theo quy hoạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q7. Các dịch vụ nông nghiệp phát triển theo đúng với quy hoạch 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q8. Quy hoạch bảo đảm các yếu tố nguồn lực cho phát triển nông nghiệp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q9 Các giải pháp của quy hoạch đã được triển khai tốt 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2.2. Về chính sách phát triển nông nghiệp ( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số phù hợp nhất ở mỗi dòng) Q10 Đã có đủ các chính sách cho phát triển nông nghiệp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q11. Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển nông nghiệp đã tạo ra động lực thu hút đầu tư vào ngành khá tốt 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q12. Chính sách đã chú trọng giải quyết đầu ra cho nông nghiệp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q13 Chính sách đã thúc đẩy phát triển CN chế biến nông sản 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q14. Chính sách về hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi là phù hợp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q15. Chính sách hỗ trợ vốn đã giúp giải quyết khó khăn về vốn cho người sản xuất 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2.3. Về cơ sở hạ tầng ( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số phù hợp nhất ở mỗi dòng) Q 16 Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông phục giúp cho người sản xuất có các thông tin cần thiết 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 17 Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí sản xuất nông nghiệp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q18 Cơ sở hạ tầng chế biến bảo quản nông sản cải thiện chất lượng và giá cả nông sản 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 19. Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải quyết đầu ra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 20 Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử lý chất thải 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2.4. Công tác khuyến nông ( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số phù hợp nhất ở mỗi dòng) Q21 Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được các mô hình sản xuất mẫu ở tỉnh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q22 Các mô hình sản xuất tiên tiến đã được người sản xuất áp dụng rộng rãi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q23 Đã nâng cao được trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q24. Bảo đảm cung cấp đầu vào đáp ứng yêu cầu ATVS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q25. Giảm chi phí sản xuất 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q26. Các lớp tập huấn đã kỹ thuật đã hỗ trợ người sản xuất tốt hơn 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2.5. Công tác thú y và bảo vệ thực vật ( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số phù hợp nhất ở mỗi dòng) Q27. Các cơ sở chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn về chuồng trại và xử lý chất thải 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q28 Người sản xuất chấp hành và thực hiện phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi tốt nhờ công tác tuyên truyền và kiểm tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q29 Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ và chế biến nông sản đã thúc đẩy thực hiện nghiêm túc của người chăn nuôi và giết mổ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q30 Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật giúp kiểm soát dịch bệnh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q31. Việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo đúng quy định đã được người cung cấp và chăn nuôi thực hiện tốt 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q32 Xử lý tốt các đợt dịch bệnh trong nông nghiệp nhanh và kịp thời 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2.6 Các dịch vụ hỗ trợ thị trường ( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số phù hợp nhất ở mỗi dòng) Q33. Hỗ trợ người sản xuất có thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trong và ngoài nước tốt 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q34. Hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q35. Hỗ trợ liên kết 4 nhà trong nông nghiệp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 36. Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 37. Hỗ trợ và Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phụ lục: 1A MẪU ĐIỀU TRA BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA Ngày: Số phiếu: .. Họ tên người tiến hành điều tra: . Chào Ông/Bà, Tôi đang thực hiện một cuộc điều tra để thực hiện đề tài: ‘Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh’. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi có một số câu hỏi cần sự giúp đỡ của Ông/Bà. Kính mong Ông/Bà dành chút thời gian quý báu để trả lời những câu hỏi sau đây. Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp sau đây sẽ rất hữu ích cho công tác nghiên cứu này. I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ Họ tên chủ hộ... Giới tính: Nam/nữ Tuổi: . Địa chỉ: SĐT. Thôn.. Xã.. Thành phố .. 1.Trình độ học vấn: (học hết lớp mấy theo bậc phổ thông) 2. Trình độ chuyên môn: (Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học) II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ 2. Ông/bà trồng bao nhiêu vụ, đó là những vụ nào trong năm 2016? Đông Xuân Hè thu 3. Diện tích trồng lúa: Tổng diện tích trồng: ha (1ha = 10.000m2) Tổng diện tích thu hoạch năm 2016 .. ha 4. Sản lượng trong năm 2016 của hộ ông/bà tấn 5. Tổng chi phí sản xuất lúa trong năm 2016: triệu đồng ST T Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Giá trị (1000đ) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)x(5) I. Chi phí vật chất 1 Chi phí làm đất 2 Nước tưới 3 Giống 4 Phân bón 5 Thuốc bảo vệ thực vật 6 Trả lãi vay 7 Dịch vụ thuê máy móc 8 Khác II. Chi phí lao động: + Lđ gia đình + Lđ thuê ngoài III. Khấu hao TSCĐ Tổng chi 6. Giống lúa: 7. Lượng phân bón sử dụng trong năm 2016? Phân chuồng: .. Tấn (.. Kg/ha) Phân Ure: ... Tấn (.. Kg/ha) Phân NPK: .. Tấn (.. Kg/ha) Phân Lân: .... Tấn (.. Kg/ha) Phân Kali: .... Tấn (.. Kg/ha) Phân khác: ... Tấn (.. Kg/ha) 8. Số lần tưới nước trong năm 2016? 1 lần 2 lần 3 lần > 3 lần 9. Thời gian chuẩn bị vào vụ tháng. 10. Ông/bà sử dụng loại thuốc BVTV nào trong năm 2016? Thuốc diệt cỏ Thuốc trừ sâu Thuốc khác 10 Tình hình tiêu thụ lúa của hộ: Giá bán 1 tấn lúa trong năm 2016 của hộ gia đình ông/bà..đ/tấn - Gia đình thường bán lúa vào lúc nào? 1. Khi thu hoach xong 2. Khi hết vốn để sản xuất 3. Khi cần tiền 4. Khi giá bán cao - Gia đình thường bán cho ai? 1. Thương lái 2. Đại lý 3.Doanh nghiệp SL: tấn SL:tấn SLtấn - Gia đình bán ở đâu? 1. Tại nhà 2. Đại lý 3. Doanh nghiệp SL: tấn SL:tấn SLtấn III. TIẾP CẬN THÔNG TIN 11. Tiếp cận thông tin thị trường Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì? 1.Thông tin giá cả 2.SX,TT lúa gạo trên thế giới 3.SX,TT lúa gạo trong nước 4.Thông tin về kỹ thuật 5. Dự báo thị trường 6. Khác .......................... 12 Nguồn thông tin tiếp cận của hộ 1. Ti vi/ đài/ báo 2. Đài phát thanh địa phương 3. Người mua/ đại lý 3. Nông hộ khác 4. Các hiệp hội 6. Không có thông tin 13. Dịch vụ tín dụng Trong năm 2016, gia đình có vay thêm vốn để sản xuất không? 1. Có 2. Không Số lượng vốn vay: ................ triệu đồng Lãi suất: ..........% năm Nguồn vay: 1. Ngân hàng 2. Tư nhân Mục đích sử dụng vốn vay: 1. Mở rộng sản xuất 2.Đầu tư giống 3. Khác Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Chính phủ? 1. Có 2. Không 14 Dịch vụ khuyến nông và bảo vệ thực vật Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật và bảo vệ phòng trừ dịch bệnh cho lúa hay không? 1. Có 2. Không Số lần tham gia: ... Ai được tập huấn: 1. Chồng 2. Vợ 3. Con Hình thức: Huấn luyện kỹ thuật Hội thảo : Tham quan Xây dựng mô hình điểm 15. Tiếp cận kiến thức sản xuất lúa của nông hộ: 1. Nhờ được tập huấn khuyến nông 2. Học từ nông trường 3. Tự đúc rút kinh nghiệm 4. Học hỏi từ các hộ khác 5. Kế thừa kiến thức gia đình IV. CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông (Bà) với các phát biểu dưới đây về mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp. 16. Quy hoạch phát triển nông nghiệp Gia đình có biết thông tin quy hoạch vùng trồng lúa không? 1. Có 2. Không Nguồn thông tin: .... Sản xuất lúa của hộ nằm trong vùng quy hoạch 1. Có 2. Không Do nằm trong quy hoạch nên được hỗ trợ về 1. Ưu đãi vay vốn, 2. Hỗ trợ kỹ thuật 3. Hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm 4. Hỗ trợ các khâu sản xuất 5. Hỗ khác 17. Chính sách phát triển nông nghiệp Gia đình có biết thông tin chính sách về sản xuất lúa không? 1. Có 2. Không Nguồn thông tin: .... Gia đình quan tâm nhất về các chính sách gì? 1. Chính sách hỗ trợ vốn 2. CS khuyến khích SX 3. CS về liên kết 4 nhà 4. CS cây giống 5. CS bảo quản chế biến sản phẩm 18. Đánh giá về cơ sở hạ tầng Hạ tầng cơ sở của địa phương có đáp ứng được yêu cầu sản xuất của gia đình không? 1. Có 2. Không Hạ tầng nào quan trọng nhất với sản xuất lúa của hộ: (chỉ đánh dấu 01 ô) 1. Hạ tầng giao thông 2. Hạ tầng thủy lợi 3. Hạ tầng thương mại 4. Hạ tầng thông tin 5. Hạ tầng điện 19. Các dịch vụ khác Các dịch vụ sau đây có được gia đình quan tâm 1. Hỗ trợ người sản xuất có thông tin thương mại 2. Tìm đầu ra cho nông sản 3. Liên kết sản xuất 4. Tìm đối tác kinh doanh 5. Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan Đâu là dịch vụ đáng quan tâm nhất (Khoanh tròn 01 số cho là quan trọng nhất ) 1 2 3 4 5 Ngày ...... tháng .... năm 2017 Điều tra viên Chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên ) PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 Mức và thay đổi hệ số cosφ và góc CDCC kinh tế - φ Ở đây góc CDCC kinh tế - góc hay hệ số cosφ đã được Moore J. (1978) đưa ra. Trong đó: (11) Ở đây, Si(t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t. Góc ( ) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế. Nếu = 0 không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Nếu = 90 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất. PHỤ LỤC 5 Bảng 3.9. Tỷ lệ phân bổ đất sản xuất đất nông nghiệp theo huyện thị của tỉnh Trà Vinh (Đvt: ha) 2000 2010 2020 Thay đổi 2010/2000 2020/2010 2020/2000 TP Trà Vinh 2,60 2,51 2,44 -0,09 -0,06 -0,16 Huyện Càng Long 16,29 16,35 17,12 0,06 0,77 0,83 Huyện Cầu Kè 12,84 13,39 14,02 0,55 0,63 1,18 Tiểu Cần 12,69 13,24 13,92 0,55 0,68 1,23 Châu Thành 18,21 17,05 15,69 -1,17 -1,35 -2,52 Cầu Ngang 12,89 13,41 12,81 0,51 -0,60 -0,09 Trà Cú 17,98 17,47 18,02 -0,51 0,56 0,04 Duyên Hải 6,49 6,58 4,32 0,09 -2,26 -2,17 Thị xã Duyên Hải 0,00 0,00 1,66 0,00 1,66 1,66 (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh và Sở NN và PTNT Tỉnh Trà Vinh). Bảng 3.12. Tỷ lệ đầu tư cho Nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh Thu nhập (1000 đồng) Chi tiêu (1000 đồng) Tỷ lệ tích lũy (%) Trà Vinh ĐBSCL So sánh (%) Trà Vinh ĐBSCL So sánh (%) Trà Vinh ĐBSCL So sánh 2002 321 371 86,5 227 285 79,6 29,3 23,2 -6,1 2010 1088,8 1247 87,3 874 1058 82,6 19,7 15,2 -4,6 2012 1397,9 1796,7 77,8 1072 1363 78,7 23,3 24,1 0,8 2014 2098,2 2326,8 90,2 1479 1602 92,3 29,5 31,2 1,6 2016 2565 2971 86,3 1890 1961 96,4 26,3 34 7,7 2018 2868 3585,2 80,0 1548,7 1871,8 82,7 46,00 47,79 1,79 2019 3137,5 3886,4 80,7 1819,8 2237,1 81,3 42,00 42,44 0,44 2020 3439,2 3874,1 88,8 2269,9 2493,2 91,0 34,00 35,64 1,64 (Nguồn: TCTK, Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2014,2020) Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu thống kê tình hình sản xuất lúa của hộ nông dân tỉnh Trà Vinh Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị bé nhất Giá trị lớn nhất Diện tích gieo trồng hay canh tác (ha) 100 1,25 1,55 0.20 10 Diện tích thu hoạch (ha) 100 3,72 4,642 0.60 30 Sản lượng lúa thu hoạch (tấn) 100 16.27 10.90 1.8 54 Doanh thu (triệu đồng) 100 83.96 55.59 9.9 280.8 Tổng chi phí (triệu đồng) 100 24.78 25.93 1.665 138.28 Chi phí vật chất (triệu đồng) 100 21.69 23.76 0.99 120.7 Chi phí lao động (triệu đồng) 100 2.80 3.07 0.09 18.7 (Nguồn: Xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả) Bảng 4.9. Mức ảnh hưởng của quy hoạch phát triển Các thành tố (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Giá trị trung bình 7.71 7.61 6.05 5.75 6.8 6.1 5.6 6.85 5.35 Mode 9 8 6 7 7 6 6 7 5 Độ lệch chuẩn 1.86 1.91 2.19 2.52 2.30 2.39 2.33 1.73 2.65 Nhỏ nhất 4 3 1 1 2 2 1 2 2 Lớn nhất 10 10 9 10 10 10 10 9 8 (Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia của tác giả) Chú giải các yếu tố trên bảng 6 theo thứ tự gồm: (1). Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển NN (2). Người sản xuất đã được phổ biến và có được thông tin về quy hoạch (3). Các vùng chuyên canh NN đã phát triển phù hợp theo quy hoạch (4). Sản xuất lúa, ngô đang phát triển theo đúng với quy hoạch (5). Chăn nuôi đang phát triển theo đúng với quy hoạch (6). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp thay đổi theo quy hoạch (7). Các dịch vụ nông nghiệp phát triển theo đúng với quy hoạch (8). Quy hoạch bảo đảm các yếu tố nguồn lực cho phát triển nông nghiệp (9). Các giải pháp của quy hoạch đã được triển khai tốt Bảng 4.10. Mức ảnh hưởng của chính sách phát triển NN theo ý kiến chuyên gia Các thành tố (1) (2) (3) (4) (5) (6) Giá trị trung bình 7.21 6.53 5.47 5.75 7.76 7.51 Mode 9 7 6 6 9 8 Độ lệch chuẩn 1.58 2.35 2.14 1.89 1.33 1.73 Nhỏ nhất 4 1 1 2 5 3 Lớn nhất 9 9 10 9 9 10 (Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia của tác giả) Chú giải các thành tố trên bảng gồm: (1). Đã có đủ các chính sách cho phát triển nông nghiệp (2). Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển nông nghiệp đã tạo ra động lực thu hút đầu tư vào ngành (3). Chính sách đã chú trọng giải quyết đầu ra cho nông nghiệp (4). Chính sách đã thúc đẩy phát triển CN chế biến nông sản (5). Chính sách về hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi là phù hợp (5). Chính sách hỗ trợ vốn đã giúp giải quyết khó khăn về vốn cho người sản xuất Bảng 4.11. Mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở theo ý kiến chuyên gia Các thành tố (1) (2) (3) (4) (5) Giá trị trung bình 8.32 7.81 5.03 4.77 5.85 Mode 9 8 3 5 4 Độ lệch chuẩn 2.02 1.71 2.51 2.57 2.30 Nhỏ nhất 3 3 0 0 1 Lớn nhất 10 10 9 9 9 (Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia của tác giả) Chú giải các thành tố trên bảng gồm: (1). Cơ sở hạ tầng thủy lợi phục giúp cho người sản xuất có các thông tin cần thiết (2). Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí sản xuất nông nghiệp (3). Cơ sở hạ tầng chế biến bảo quản nông sản cải thiện chất lượng và giá cả nông sản (4). Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải quyết đầu ra (5). Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử lý chất thải Bảng 4.12. Mức ảnh hưởng của công tác khuyến nông Các thành tố (1) (2) (3) (4) (5) (6) Giá trị trung bình 7.91 8.32 8.05 6.61 6.22 7.67 Mode 9 9 9 7 7 9 Độ lệch chuẩn 1.37 1.17 1.27 1.89 1.61 1.74 Nhỏ nhất 4 6 5 4 3 5 Lớn nhất 10 10 10 9 9 9 (Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia của tác giả) Chú giải các thành tố trên bảng gồm: (1). Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được các mô hình sản xuất mẫu ở tỉnh (2). Các mô hình sản xuất tiên tiến đã được người sản xuất áp dụng rộng rãi (3). Đã nâng cao được trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp (4). Bảo đảm cung cấp đầu vào đáp ứng yêu cầu ATVS (5). Giảm chi phí sản xuất (6). Các lớp tập huấn đã kỹ thuật đã hỗ trợ người sản xuất tốt hơn Bảng 4.13. Mức ảnh hưởng của các DV hỗ trợ thị trường theo ý kiến chuyên gia Các thành tố (1) (2) (3) (4) (5) Giá trị trung bình 5.75 5.46 6.67 6.91 6.43 Mode 6 6 7 7 7 Độ lệch chuẩn 2.04 1.67 1.28 1.59 1.54 Nhỏ nhất 1 1 4 3 3 Lớn nhất 9 8 9 9 8 (Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia của tác giả) Chú giải các thành tố trên bảng gồm: (1). Hỗ trợ người sản xuất có thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trong và ngoài nước (2). Hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản (3). Hỗ trợ liên kết 4 nhà trong nông nghiệp (4). Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (5). Hỗ trợ và Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan PHỤ LỤC 6 Số liệu cho mô hình 3.1 mục 4.1 Huyện GO K L DCI hh 2011 TP Tra vinh 272.6 245.3 17.7 64.3 9.5 2012 TP Tra vinh 290.4 314.0 17.9 64.9 9.5 2013 TP Tra vinh 304.5 405.1 17.7 65.6 9.6 2014 TP Tra vinh 317.7 526.6 18.1 65.9 9.5 2015 TP Tra vinh 329.8 684.1 18.6 66.2 9.6 2016 TP Tra vinh 337.6 892.7 19.0 66.2 9.5 2017 TP Tra vinh 352.7 1167.7 19.3 66.7 9.6 2018 TP Tra vinh 368.6 1529.7 19.5 67.2 9.4 2019 TP Tra vinh 385.2 2011.5 19.8 67.6 9.7 2020 TP Tra vinh 381,7 2655.2 20.1 68.1 9.9 Huyện GO K L DCI hh 2011 duyên hải 351.0 315.9 19.3 61.6 9.5 2012 duyên hải 372.1 341.1 19.9 62.1 9.6 2013 duyên hải 401.7 368.8 20.4 63.0 9.6 2014 duyên hải 434.4 399.8 20.0 64.4 9.6 2015 duyên hải 456.0 432.9 20.3 65.0 9.6 2016 duyên hải 497.6 470.2 20.7 66.3 9.6 2017 duyên hải 532.5 511.1 21.0 67.4 9.6 2018 duyên hải 571.3 556.6 21.3 68.6 9.6 2019 duyên hải 613.6 606.6 21.6 69.9 9.6 2020 duyên hải 659.6 655.8 21.7 70.3 9.7 Huyện GO K L DCI hh 1991 Cau ke 356.5 320.9 21.0 62.0 9.5 1992 Cau ke 385.4 327.6 21.6 62.7 9.6 1993 Cau ke 412.5 334.8 21.7 63.6 9.5 1994 Cau ke 442.5 343.2 21.8 64.6 9.7 1995 Cau ke 482.3 351.4 21.8 66.0 9.7 1996 Cau ke 506.7 360.6 21.5 67.1 9.6 1997 Cau ke 542.2 371.0 21.6 68.3 9.7 1998 Cau ke 582.3 382.2 21.7 69.6 9.7 1999 Cau ke 624.3 394.4 21.8 70.0 9.7 2000 Cau ke 671.1 407.4 22.0 71.1 9.7 Huyện GO K L DCI hh 2011 Cau Ngang 657.5 591.8 23.67 66.8 9.7 2012 Cau Ngang 678.1 624.9 22.96 67.0 9.6 2013 Cau Ngang 689.6 649.9 24.24 67.4 9.7 2014 Cau Ngang 714.2 679.2 23.88 68.5 9.7 2015 Cau Ngang 727.3 702.2 24.20 68.7 9.7 2016 Cau Ngang 733.1 734.6 24.96 69.2 9.8 2017 Cau Ngang 747.8 771.3 25.18 69.5 9.8 2018 Cau Ngang 764.2 798.3 25.42 69.8 9.8 2019 Cau Ngang 783.3 824.6 25.68 70.3 9.8 2020 Cau Ngang 799.8 857.6 25.84 70.7 9.9 Huyện GO K L DCI hh 2011 Tieucan 927.7 834.9 21.41 68.2 9.6 2012 Tieucan 944.1 894.2 21.35 68.9 9.6 2013 Tieucan 962.1 959.5 21.09 69.9 9.7 2014 Tieucan 975.2 1031.5 21.38 70.0 9.7 2015 Tieucan 993.4 1112.9 21.69 70.2 9.7 2016 Tieucan 1014.2 1192.0 22.19 70.3 9.6 2017 Tieucan 1032.4 1287.3 22.36 70.8 9.7 2018 Tieucan 1053.1 1386.4 22.55 71.3 9.7 2019 Tieucan 1076.2 1486.3 22.76 71.8 9.7 2020 Tieucan 1103.2 1605.2 22.83 72.4 9.7 Huyện GO K L DCI hh 2011 Canglong 690.9 621.8 22.70 60.7 9.7 2012 Canglong 730.0 672.2 23.04 61.7 9.8 2013 Canglong 775.3 725.9 23.34 63.0 9.7 2014 Canglong 831.4 783.3 23.65 64.6 9.7 2015 Canglong 898.4 843.6 23.90 66.6 9.8 2016 Canglong 971.2 911.1 24.18 67.2 9.8 2017 Canglong 1039.2 985.8 24.48 68.5 9.8 2018 Canglong 1114.0 1069.6 24.79 69.6 9.8 2019 Canglong 1188.6 1155.2 25.12 70.2 9.9 2020 Canglong 1275.4 1248.7 25.37 70.7 9.9 Huyện GO K L DCI hh 2011 Tracu 805.9 725.3 24.5 61.0 9.8 2012 Tracu 873.1 803.4 24.8 62.8 9.8 2013 Tracu 945.7 890.1 25.0 64.9 9.9 2014 Tracu 1014.6 986.2 25.2 65.9 9.9 2015 Tracu 1083.1 1092.7 25.6 66.6 9.9 2016 Tracu 1147.7 1210.8 25.9 67.3 9.9 2017 Tracu 1229.2 1341.8 26.2 68.5 9.9 2018 Tracu 1317.7 1487.2 26.5 68.8 9.9 2019 Tracu 1411.2 1648.4 26.9 69.2 9.9 2020 Tracu 1511.4 1826.6 27.2 70.5 9.9 Huyện GO K L DCI hh 2011 Chauthanh 802.1 721.9 26.5 60.3 9.95 2012 Chauthanh 832.4 762.3 27.0 60.8 9.98 2013 Chauthanh 858.4 809.6 27.6 61.2 9.98 2014 Chauthanh 877.2 863.0 27.9 61.5 9.97 2015 Chauthanh 893.2 923.4 27.5 62.2 9.96 2016 Chauthanh 909.6 989.0 26.9 63.2 9.98 2017 Chauthanh 929.6 1052.3 27.0 63.8 9.98 2018 Chauthanh 953.3 1123.9 27.1 64.4 9.98 2019 Chauthanh 978.2 1192.4 27.1 65.1 9.98 2020 Chauthanh 1004.6 1269.9 27.1 65.7 9.98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nong_nghiep_tren_dia_ban_tinh_tra_vinh.pdf
  • pdf2. TOM TAT T VIET - VO THE TRUONG.pdf
  • pdf3. TOM TAT T ANH - VO THE TRUONG.pdf
  • pdf4. Trich yeu luan an-VO THE TRUONG.pdf
  • pdf5. Dong gop moi luan an-VO THE TRUONG.pdf
  • pdfHo so cap co so Vo The Truong.pdf