Luận án Quản trị thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hệ thống KT - KSNB: Tại Trụ sở chính, thực hiện KT - KSNB các hoạt động tại Trụ sở chính; quản lý, điều hành hoạt động KT - KSNB toàn hệ thống và chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng giám đốc. Tại đơn vị kinh doanh, thực hiện KT - KSNB các hoạt động tại đơn vị kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo với bộ phận KT - KSNB cấp trên. - KToNB: Tại Trụ sở chính, thực hiện giám sát tính hiệu quả của KT - KSNB tại Trụ sở chính; chỉ đạo, điều hành hoạt động KToNB toàn hệ thống và chịu trách nhiệm báo cáo với Ban kiểm soát; Tại đơn vị kinh doanh, thực hiện giám sát tính hiệu quả của KT - KSNB tại đơn vị kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo với bộ phận KToNB cấp trên

pdf201 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh của mọi chủ thể nền kinh tế, đặc biệt là các NHTM vốn là những chủ thể rất nhạy cảm trƣớc những sự bất ổn. Từ đó, giúp cho nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng tránh đƣợc những cú sốc do những biến động bất ngờ về môi trƣờng kinh doanh, tránh đƣợc những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. 3.4.1.2. Hoàn thiện, phát triển và lành mạnh hoá thị trường tài chính Nhƣ kết quả đánh giá ở chƣơng 2, thị trƣờng tài chính ở Việt Nam còn kém phát triển, dẫn đến những hạn chế trong QTTK tại các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank. Do đó, trong thời gian tới Chính phủ cần đẩy mạnh sự phát triển của thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng. Cụ thể: - Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát thị trƣờng tài chính. Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trƣờng tài chính của khu vực và quốc tế; Bổ sung các chế tài xử lý nghiệm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trƣờng tài chính, thị trƣờng chứng khoán, củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát đối với thị trƣờng tài chính. - Tăng cầu cho thị trƣờng tài chính thông qua các biện pháp khuyến khích đầu tƣ và thành lập quỹ đầu tƣ. - Tăng cung sản phẩm chất lƣợng trên thị trƣờng bằng việc nâng cao quy định về phát hành, niêm yết, phát triển các sản phẩm mới và quá trình cổ phần hóa 150 và thoái vốn Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Đối với trái phiếu Chính Phủ, cần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tƣ dài hạn bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu ở kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm, nghiên cứu triển khai sản phẩm mới nhƣ trái phiếu có lãi suất thả nổi. - Đẩy mạnh sự phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh, bằng các biện pháp: (i) Ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam đối với các công cụ tài chính, trong đó có công cụ tài chính phái sinh; (ii) Tạo cơ chế phát triển nhà đầu tƣ tổ chức cho việc triển khai sản phẩm phái sinh trên thị trƣờng; (iii) Thúc đầy Ủy ban chứng khoán xây dựng bộ chỉ số mới nhằm tăng khả năng triển khai thêm các sản phẩm phái sinh mới để đáp ứng đa dạng khẩu vị đầu tƣ của nhà đầu tƣ; (iv) Có cơ chế khuyến khích về phí, thuế thích hợp đối với hoạt động đầu tƣ chứng khoán phái sinh. 3.4.1.3. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Trƣớc yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn Basel 2 theo lộ trình xây dựng của NHNN, đòi hỏi Agribank phải tăng vốn chủ sở hữu để cải thiện khả năng hấp thụ các cú sốc của nền kinh tế và mở rộng tín dụng đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nƣớc tại Agribank sẽ là cơ hội để ngân hàng thu hút nhà đầu tƣ mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ, đồng thời bổ sung các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, ngày 28/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về việc Agribank sẽ đƣợc cổ phần hóa và Nhà nƣớc chỉ nắm giữ 65% vốn điều lệ. Theo kế hoạch thì hết năm 2019, Agribank sẽ hoàn thành quá trình cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trƣờng để huy động vốn chậm nhất vào năm 2020. Tuy nhiên, với quy mô ngân hàng quá lớn, phức tạp về tài chính, đất đai nhiều, phạm vi hoạt động rộng nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phƣơng án sử dụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp nên quá trình cổ phần hóa tại Agribank đang gặp nhiều thách thức. Do đó, Chính Phủ cần chỉ đạo các Bộ, ban ngành thực hiện các biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình hóa Agribank để sớm phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng: - Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nƣớc về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn. 151 - Rà soát tình hình triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn Agribank đã đƣợc phê duyệt để xác định, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thƣc tế, làm cơ sở triển khai, hoàn thành trong thời gian sớm nhất. - Rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn Agribank để ban hành hƣớng dẫn và phối hợp với Agribank tháo gỡ vƣớng mắc khó khăn. 3.4.1.4. Phát triển thị trường mua - bán nợ để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Giai đoạn 2013 - 2018, nợ xấu của các NHTM chƣa đƣợc xử lý triệt để nên chi phí trích lập dự phòng rủi ro vẫn chiếm tỷ lệ khá cao ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng, từ đó làm giảm đáng kể lợi nhuận giữ lại để tăng vốn. Điều này gây trở ngại cho công cuộc tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là với một NHTMNN chƣa cổ phân hóa nhƣ Agribank. Ở tầm vĩ mô, thực trạng này còn ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia, do nợ xấu làm tăng lãi suất cho vay, giảm vốn tín dụng cho nền kinh tế. Do đó, xử lý nợ xấu của các NHTM triệt để đang là vấn đề cấp bách không chỉ với các NHTM. Hiện nay, điểm nghẽn lớn nhất trong xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam là thị trƣờng mua bán nợ chƣa phát triển. Xuất phát từ những lý do đó, Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng mua bán nợ chuyên nghiệp tại Việt Nam để xử lý nợ xấu của NHTM. Cụ thể: - Hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về thị trƣờng mua bán nợ, đa dạng hóa các chủ thể tham gia, đa dạng hóa hàng hóa trên thị trƣờng, đa dạng hóa phƣơng thức mua bán nợ. - Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ. - Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch mua bán nợ tập trung, phát triển và tăng tính thanh khoản của thị trƣờng thứ cấp. - Phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với chủ nợ và tổ chức định giá độc lập đối với các khoản nợ nhằm giúp bên mua và bên bán xác định đƣợc giá trị của khoản nợ. 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.4.2.1. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ NHNN là cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, điều tiết đối với 152 lƣợng tiền lƣu thông trong nền kinh tế và đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Khi khả năng thanh khoản của một NHTM bị đe dọa, để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của hệ thống NHTM, NHNN thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho NHTM thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy giai đoạn 2013 - 2018, NHNN đã thực hiện khá hiệu quả vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM bằng việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ một cách linh hoạt. Cụ thể, NHNN đã điều hành chủ động, hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trƣờng mở nhằm điều tiết thanh khoản cho hệ thống; NHNN duy trì các công cụ khác nhƣ chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM. Tử nay đến cuối năm 2025, NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiện tệ hiệu quả để bảo đảm thanh khoản hệ thống nhƣ sau: - Kết hợp đồng bộ và sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lƣợng vốn khả dụng cho các NHTM, từ đó tác động đến nguồn cung vốn của ngân hàng. Tiếp tục sử dụng nghiệp vụ thị trƣờng mở là công cụ chủ đạo để bảo đảm thanh khoản hệ thống. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến thị trƣờng tiền tệ và tình hình vốn khả dụng của các TCTD, đồng thời tăng cƣờng cơ chế trao đổi và cung cấp thông tin từ phía các TCTD để dự báo chính xác vốn khả dụng của các TCTD, làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch chào mua/chào bán giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trƣờng mở để điều tiết thanh khoản VND ở mức hợp lý. Thị trƣờng liên ngân hàng là kênh hiệu quả để giải quyết thiếu hụt vốn tạm thời cho các NHTM. Tuy nhiên, nguồn vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng không ổn định, phụ thuộc vào thị trƣờng. Vì vậy, NHNN cần xây dựng cơ chế tái cấp vốn, tái chiết khấu hợp lý hơn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, trong đó chú trọng đồng thời các vấn đề sau: (i) mức lãi suât tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm xác lập đƣợc mặt bằng chung về lãi suất của các NHTM trên thị trƣờng; (ii) khối lƣợng vốn tái cấp vốn/ tái chiết khấu: đảm bảo bơm đáp ứng nhanh và đủ nhu cầu hợp lý của các NHTM; (iii) giám sát chặt chẽ tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng tổng tài sản 153 của từng NHTM nhằm tránh tình trạng dòng vốn đƣợc tái cấp vốn/ tái chiết khấu không đi vào sản xuất kinh doanh hay tăng trƣởng tín dụng nóng hay chạy vào các lĩnh vực rủi ro cao nhƣ bất động sản, chứng khoán. - NHNN cần kiểm soát dòng tín dụng vào nền kinh tế, việc kiểm soát bao gồm giám sát dòng tín dụng đi vào doanh nghiệp Nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp tƣ nhân, theo dõi hiệu quả hoạt động của dự án có sử dụng vốn vay lớn vì khi một dự án lớn thiếu hiệu quả hay phá sản thì sẽ tạo ra hiệu ứng ngoại lai tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. - Nhận diện và có những đánh giá chính xác tình hình để đƣa ra hƣớng điều hành hợp lý và chủ động công bố định hƣớng điều hành, tránh gây ra những cú sốc thị trƣờng, đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. 3.4.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý quản trị thanh khoản ngân hàng thương mại NHNN đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề QTTK của NHTM trong thời gian qua. Có thể nói, đây là nhóm quy định thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và phần nào đã đáp ứng đƣợc yêu cầu giám sát, quản lý của NHNN và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2. Vì vậy, NHNN cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp lý trên cho phù hợp với thông lệ quốc tế và hƣớng đến tính dài hạn chứ không chỉ mang tính giải quyết các nhu cầu ngắn hạn nhƣ hiện nay [79]. Chẳng hạn: - NHNN nên đƣa ra những quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung của NHTM mang tính chính sách, tính ổn định cao để các NHTM tuân thủ. - NHNN nên quy định giới hạn chỉ số dƣ nợ trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ của NHTM. Tại Việt Nam, các NHTM thƣờng cho vay trung và dài hạn nhiều trong khi đó nguồn vốn trung, dài hạn còn hạn chế. Điều này có thể gây khó khăn thanh khoản, RRTK cho các NHTM. Thực tế, để QTTK, các NHTM đã có tính toán và theo dõi chỉ số dƣ nợ trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ của ngân hàng mình. Vì vậy, 154 với vai trò là cơ quản quản lý vĩ mô của ngành ngân hàng, NHNN cần ban hành quy định giới hạn chỉ số này nhằm giám sát thanh khoản tại NHTM Việt Nam. - NHNN cần sớm triển khai sửa đổi quy định về tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày theo hƣớng quy định rõ lộ trình nâng dần tỷ lệ này lên để có thể rút ngắn khoảng cách giữa quy định của Việt Nam và quy định của Basel, đặc biệt là Basel 3. - NHNN cần xem xét lại sự cần thiết của quy định giới hạn đầu tƣ trái phiếu Chính phủ của NHTM và sự phù hợp của giới hạn này với Basel 2 và 3. Bởi vì, quy định của NHNN về tỷ lệ tối đa đầu tƣ trái phiếu Chính phủ của NHTM có ý nghĩa trong việc: Khuyến khích các NHTM đẩy mạnh cho vay nền kinh tế hơn là tập trung mua trái phiếu Chính phủ; Giúp NHTM quản lý tốt hơn các vấn đề RRTK liên quan đến kỳ hạn, do trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài. Tuy nhiên, trên thực tế, trái phiếu Chính phủ là một kênh đầu tƣ sinh lời và là kênh dự trữ thanh khoản hiệu quả đang đƣợc các NHTM chú trọng khai thác. Nhƣ vậy, theo NCS, NHNN nên xem xét lại quy định này có can thiệp quá sâu vào tính thƣơng mại của NHTM hay không? và nên điều chỉnh nhƣ thế nào để phù hợp với thông lệ quốc tế? 3.4.2.3. Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại Khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển, các NHTM ngày càng chạy theo mục đích lợi nhuận nhiều hơn mục đích bảo đảm an toàn thanh khoản. Điều này khiến họ luôn phải đối mặt với rủi ro, thậm chí là phá sản, từ đó gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; NHNN cần nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát các NHTM nhằm nâng chất bảo đảm an toàn cho hệ thống. Giai đoạn 2013 - 2018, hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM đã đƣợc NHNN đổi mới, tăng cƣờng: (i) các văn bản điều chỉnh hoạt động này đƣợc cập nhât, thay đổi, bổ sung; (ii) triển khai các công cụ, phƣơng pháp thanh tra, giám sát gắn với ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ mô hình dự báo tài chính (FPM), stress testing, đo lƣờng - đánh giá hiệu quả hoạt động (DEA); (iii) nội dung thanh tra giám sát mở rộng bao gồm việc giám sát tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động và đánh giá, cảnh báo rủi ro trong hoạt động của TCTD. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số hạn chế nhƣ đã nêu ở chƣơng 2. Do đó, 155 NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. - Nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ thanh tra ngân hàng. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh tra, giám sát nhằm tăng khả năng phát hiện tức thì những dịch chuyển tài sản đáng ngờ từ ngân hàng. - Xây dựng hệ thống “Cảnh báo sớm khủng hoảng”, đƣa ra cảnh bảo về rủi ro đối với các ngân hàng. - Triển khai thƣờng xuyên việc đánh giá khả năng chịu đựng của hệ thống ngân hàng với các tình huống giả định đầy đủ ở nhiều mức độ khác nhau. Các quy định và tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM cần đƣợc xác định dựa trên kết quả của hoạt động này thay vì chỉ dựa trên các dự báo định tính. - Xây dựng hệ thống thông tin toàn diện nhằm cung cấp tất cả các thông tin cụ thể về các ngân hàng trong hệ thống, từ các thông tin tổng hợp nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính đến những thông tin về khách hàng đã phản hồi bằng các biện pháp: + Xây dựng hệ thống “Giám sát an toàn vĩ mô”. + Tăng cƣờng phối hợp hoạt động và chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát chuyên ngành khác nhƣ Trung tâm thông tin tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban chứng khoán... Các đơn vị này sẽ giúp NHNN giám sát hoạt động kinh doanh của NHTM và đƣa ra những cảnh báo sớm một cách đúng đắn và kịp thời. - Tăng cƣờng đánh giá năng lực các NHTM, từ đó phát hiện và có những biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu với một số ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả. 3.4.2.4. Tăng cường giám sát và xử lý vi phạm về tuân thủ chế độ thông tin báo cáo của ngân hàng thương mại Kết quả khảo sát kinh nghiệm QTTK tại một số NHTM ở chƣơng 1 cho thấy: Việc các NHTM thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin minh bạch không 156 những giúp họ tránh bị rơi vào những tin đồn thất thiệt, ảnh hƣởng đến uy tín và gây nên sự hoang mang dẫn đến hành động rút tiền ồ ạt của ngƣời gửi, mà còn giúp NHNN nắm bắt đƣợc chính xác tình trạng kinh doanh của các ngân hàng để có các quyết định quản lý phù hợp đảm bảo sự an toàn và phát triển hệ thống. Vì vậy, NHNN yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, thƣờng xuyên và định kỳ công bố về cơ cấu vốn, chỉ tiêu an toàn thanh khoản theo quy định, các chỉ tiêu này phải đƣợc tính toán trên cơ sở các số liệu phản ánh trung thực tình hình hoạt động của ngân hàng. Thực tế,việc thực hiện điều này ở các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Để cải thiện tình hình đó, NHNN cần: - Hoàn thiện hệ thống luật pháp về minh bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đồng bộ, chặt chẽ, có quy định rõ trách nhiệm đối với ngƣời lãnh đạo cao nhất của NHTM. - Có cơ chế khen thƣởng, đãi ngộ hoặc xử phạt phù hợp, tạo động lực tối đa cho các NHTM cam kết thực hiện minh bạch thông tin. 3.4.2.5. Thận trọng trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông Trƣờng hợp ACB năm 2003 xảy ra sự cố về khủng hoảng thanh khoản, nguyên nhân không bắt nguồn từ hiệu quả hoạt động kinh doanh mà là từ vấn đề truyền thông. Điều này cho thấy vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng với QTTK của NHTM và để thực hiện đƣợc thì NHTM luôn cần các biện pháp hỗ trợ hiệu quả từ NHNN. Bao gồm: Thông báo về tình hình của NHTM một cách thận trọng, nhằm ngăn chặn làn sóng sợ hãi của công chúng; Luôn sẵn sàng hỗ trợ và kêu gọi các TCTD khác cùng hỗ trợ cho ngân hàng nếu thiếu thanh khoản; yêu cầu các NHTM có sự chuẩn bị trƣớc và lên kế hoạch đối phó kỹ lƣỡng trong trƣờng hợp bất khả kháng phải công bố về các thông tin tiêu cực liên quan đến NHTM. 157 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018 ở chƣơng 2, những nhận định về cơ hội và thách thức đối với QTTK tại Agribank trong thời gian tới và định hƣớng QTTK tại Agribank đến năm 2025, NCS đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QTTK tại Agribank đến năm 2025. Các vấn đề cơ bản đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 3 là: Thứ nhất, định hƣớng QTTK của Agribank giai đoạn 2019 - 2025 trên cơ sở định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank và định hƣớng phát triển NHTM Việt Nam đến năm 2025. Thứ hai, phân tích những cơ hội và những thách thức đối với QTTK của Agribank trong điều kiện hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ ba, đề xuất các giải pháp QTTK tại Agribank đến năm 2025. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Tái cơ cấu tổ chức bộ máy QTTK; tổ chức thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung; sắp xếp và kiện toàn nhân sự; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ QTTK; hoàn thiện các phƣơng pháp và công cụ QTTK; nâng cao hiệu quả kiểm soát và giám sát thanh khoản; nâng cao uy tín và vị thế của Agribank. Thứ tư, để tạo điều kiện cho QTTK tại Agribank, NCS đã đề xuất với Chính Phủ, bộ ban ngành và NHNN một số kiến nghị, tập trung các vấn đề: Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến QTTK ngân hàng; phát triển thị trƣờng tài chính và thị trƣờng mua bán nợ; điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả; nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát NHTM; đầy nhanh quá trình cổ phần hóa Agribank. 158 KẾT LUẬN Luận án với đối tƣợng nghiên cứu là QTTK của NHTM, nên tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QTTK của NHTM. Về lý luận, luận án trình bày hệ thống cơ sở lý luận về QTTK của NHTM, nghiên cứu kinh nghiệm xử lý các tình huống trong QTTK của một số NHTM nhằm rút ra các bài học QTTK cho Agribank. Về thực tiễn, luận án phân tích thực trạng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2013 - 2018; phân tích và đánh giá đúng thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 – 2018 làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện QTTK tại Agribank đến năm 2025. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, luận án còn một số khía cạnh chƣa thực hiện đƣợc nhƣ sau: (i) Luận án chƣa nghiên cứu mở rộng nhiều NHTM Việt Nam cũng nhƣ trong khu vực và trên thế giới; (ii) Luận sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo thƣờng niên và báo cáo tài chính đã kiểm toán của từng NHTM và qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi mà không sử dụng mô hình định lƣợng. NCS mong muốn những vấn đề đã đƣợc đề cập trong luận án sẽ góp phần nhỏ cho các nhà quản trị ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng trong việc nghiên cứu, triển khai QTTK tại NHTM trong thời gian tới. Đồng thời, những khía cạnh chƣa thực hiện đƣợc của luận án có thể đƣợc các nghiên cứu tiếp theo thực hiện. NCS rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến nhận xét, đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và Hội đồng khoa học để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình. Trân trọng cám ơn! 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Thị Thanh Huyền, Bài báo “Quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính, Kỳ 1, tháng 04/2019 (702). 2. Hoàng Thị Thanh Huyền, Bài báo “Khả năng thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 11, tháng 04/2019. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Agribank (2013 - 2018), Báo cáo tài chính. 2. Agribank (2013 - 2018), Báo cáo thƣờng niên. 3. Agribank (2012), Quyết định số 856/ QĐ- HĐTV- UBQLRR về quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro. 4. Agribank (2015), Quyết định số 510/ QĐ- HĐTV về quản lý thanh khoản của Agribank. 5. Agribank (2016), Quyết định số 558/ QĐ- HĐTV-TCTL, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Agribank. 6. Agribank (2016), Quyết định số 1891/ QĐ-HĐTV-KHNV về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 510 của HĐTV về quản lý thanh khoản. 7. Agribank (2017), Quyết định số 819/ QĐ-HĐTV-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kế hoạch - Nguồn vốn. 8. Agribank (2017), Quyết định số 823/ QĐ- HĐTV-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ. 9. Agribank (2017), Quyết định số 810/ QĐ-HĐTV-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm vốn. 10. Agribank (2019), Quyết định số 175/ QĐ-NHNo-TCTL về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng rủi ro. 11. BIDV (2013 - 2018), Báo cáo tài chính 12. BIDV (2013 - 2018), Báo cáo thƣờng niên 13. Đàng Quang Vắng (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 14. Frederic S.Míhkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 15. Nguyễn Bảo Huyền (2016), Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội. 16. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội. 17. Nguyễn Hải Long (2017), Quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội. 18. Nguyễn Thanh Phƣơng (2012), Phát triển bền vững Agribank, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Agribank, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 20. Nguyễn Trọng Tài (2012), Khủng hoảng và quản lý rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 406, tháng 3/2012. 21. NHNN (2009), Thông tƣ 15/2009/TT - NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD. 22. NHNN (2010), Thông tƣ 13/2010/TT - NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD. 23. NHNN (2010), Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN. 24. NHNN (2014), Thông tƣ 36/2014/TT - NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNNg. 25. NHNN (2016), Thông tƣ 06/2016/TT - NHNN về việc sử đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN. 26. NHNN (2016), Thông tƣ 41/2016/TT - NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh NHNNg. 27. NHNN (2018), Thông tƣ 13/ 2018/TT - NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh NHNNg. 28. Peter S.Rose (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính. 29. PGS. TS Đặng Văn Dân (2019), “Phát triển cơ chế quản lý vốn với định giá điều chuyển vốn nội bộ của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 7, tháng 4/2019. 30. PGS. TS Đoàn Thanh Hà (2016), “Tăng cƣờng giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 2/2016. 31. PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phƣơng đông. 32. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 33. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 34. PGS.TS Tô Ngọc Hƣng (2007), đề tài NCKH cấp ngành “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam”. 35. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 36. PGS. TS Trƣơng Quang Thông, Phạm Minh Tiến, “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản trƣờng hợp các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 21, tháng 11/2014, tr 33 - 38. 37. Phạm Thành Đạt (2018), Quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của NHNN Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 38. Phan Thị Hoàng Yến (2016), Quản trị tài sản - Nợ (ALM) tại Vietinbank, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội. 39. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010. 40. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 41. ThS. Dƣơng Quốc Anh & nhóm tác giả thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN Việt Nam (2012), đề tài NCKH cấp ngành “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài chính”. 42. ThS. Huỳnh Thị Hƣơng Thảo (2011), “Giải pháp bảo đảm thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & ứng dụng, số 14 - 15 năm 2011. 43. Th.S Lê Văn Hinh, TS. Đào Minh Phúc (2012), “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 24, tháng 12/ 2012. 44. Th.S Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Thu Trang (2013), “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 13, tháng 7/2013. 45. Th.S Vƣơng Thị Minh Đức, Th.S Nguyễn Đắc Diệu Hƣơng (2012), “Quản lý vốn khả dụng của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 124, tháng 9/2012. 46. Trần Thị Việt Thạch (2015), Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Agribank, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. 47. Trịnh Hồng Hạnh (2015), Chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội. 48. TS. Đỗ Hoài Linh và ThS. Lại thị Thanh Loan (2018) Thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Tài chính ngân hàng số 21 năm 2018. 49. TS. Lê Thị Tuyết Hoa (2012), “Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 17, tháng 9/2012. 50. TS. Hà Thị Sáu, ThS Vũ Mai Chi (2018), “Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam và một số khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 195, tháng 8/2018. 51. TS. Nguyễn Trọng Tài (2012), “Khủng hoảng và quản lý rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thƣơng mại”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 406, tháng 03/2012. 52. TS. Phạm Quốc Khánh (2013), “Áp dụng chuẩn an toàn trong kinh doanh theo thông lệ quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 136, tháng 09/2013. 53. VCB (2013 - 2018), Báo cáo tài chính. 54. VCB (2013 - 2018), Báo cáo thƣờng niên. 55. Vietinbank (2013 - 2018), Báo cáo tài chính. 56. Vietinbank (2013 - 2018), Báo cáo thƣờng niên. 57. Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017), “Sở hữu nƣớc ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, tập 33, số 3, tháng 9/2017. B. Tài liệu tiếng Anh 58. Aspachs (2005), Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics. 59. Athanasoglou (2006), Determinants of Bank Proffitability in South Eastern European Region. 60. Basel (2000), Sound Practices for Managing Liquidity in Banking Organisations, 61. Basel Committee on Banking Supervision (2006), The management of liquidity risk in financial groups. 62. Basel (2008), Principles for Sound liquidity risk management and supervision, 63. Basel Committee on Banking Supervision (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and Liquidity Risk Monitoring Tools”, BIS 64. Benton, E., Gup( 2004), Commercial Banking - The management of risk 65. Bonfim, D., and Kim,M. (2011), Liquidity Risk in Banking: Is there herding? International Economic Journal, Vol.22, No.3, p361 - 381. 66. Demirguc - Kunt & Huizinga (1999), Determinates of Commercial Bank Interest Margins and Profittability: Some International Evidence. 67. Demirguc - Kunt & cộng sự (2003), The impact of Bank Regulations, Concentraction, and Institutions on Bank Margins. 68. Imbierowicz và Rauch (2014), The relationship between liquidity risk and credit risk in banks 69. Indriani (2004), The Relationship between Islamic financing with risk and performance of commercial banks in Indonesia. 70. Naceur & Kandil (2009), The impact of Captial Requyrements in Banks’ Cost of Intermediation and Performance: The Case of Egypt. 71. Pasiouras & Kosmidou (2007), Factors Inlluening in Profitability of Domestic and Foreign Commercial Bank in the European Union. 72. Praet & Herzberg (2008), Market liquidity and banking liquidity: linkages, vulnerabilities and role of disclosure 73. Rychtarik (2009), Liquidity scenario analysis in the Luxembourg banking sector 74. Valla (2006), Bank liquidity and financial stability 75. Vodova (2011), Liquidity of Czech commercial banks and its determinants. C. Các Website 76. 77. dung-ngan-hang-va-thi-truong-von-20190503081033716.chn 78. https://cefr.uel.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/cefr/B%C3%A1o%20c% C3%A1o%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ni%C3%AAn/2017/03.%20 Ti%E1%BA%BFp%20c%E1%BA%ADn%20ngu%E1%BB%93n%20v%E1 %BB%91n%20c%E1%BB%A7a%20NHTM.pdf 79. hang-thuong-mai-vietnam-nd,21708 80. kiem-soat-noi-bo-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-130641.html 81. ir.net/External.File?item=UGFyZW50SUQ9MTM5MjQ3fENoaWxkSUQ9L TF8VHlwZT0z&t=1 82. nam-khitrong-qua-trinh-trien-khai-basel-ii 83. https://tailieu.vn/docview/tailieu/2015/20151114/cocacola_08/new_minimu m_liquidity_standards_under_basel_iii_1_ppt_vietnamese_4809.pdf?rand=1 54257 84. cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-han-che-trong-trien-khai-va-nhung-de-xuat- 22762.html 85. 22800.html 86. https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/nang-ty-le-an-toan-von-nuoc-da-den- chan-bai-1-ap-luc-cua-ngan-hang-viet-258786.html 87. https://viblo.asia/p/thanh-khoan-liquidity-va-mot-so-loai-thanh-khoan- OREkwZKQelN 88. https://vnexpress.net/kinh-doanh/nhung-tin-don-khuynh-dao-thi-truong-viet- nam-2726459.html 89. 20Thanh%20Nga.pdf 90. https://www.bidv.com.vn/wps/wcm/connect/5367db7b-494f-4319-93f3- 0cf087246f40/BCTN+2018_6mb.pdf?MOD=AJPERES&CVID= mFjgq-U 91. https://www.bis.org/publ/bppdf/bispap06.pdf 92. https://www.bis.org/publ/cgfs39.pdf 93. https://www.bis.org/bcbs/publ/d330.pdf 94. https://www.bis.org/publ/bcbs165.pdf 95. https://www.fdic.gov/bank/historical/managing/index.html 96. https://www.fdic.gov/regulations/safety/manual/section6-1.pdf 97. https://www.fdic.gov/bank/historical/crisis/crisis-complete.pdf 98. https://www.iia.nl/SiteFiles/PG-Auditing-Liquidity-Risk-An-Overview.pdf 99. https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2000/wp0007.pdf 100. https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet;js essionid=X_ciDjMtFdCdOT1gUr2e5znyIgbDNEsuOK8e0vuq4k86X2yrDY Ck!- 101. https://www.pempal.org/sites/pempal/files/event/attachments/1-day- 1_11_liquidity-management_eng.pdf 102. https://www.phs.vn/data/research/PDF_Files/analysis_report/vn/20190424/B anking-20190424-V.pdf 103. quidity.pdf 104. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd PHỤ LỤC PHỤ LỤC 2.1 MẤU PHIẾU KHẢO SÁT NHÂN VIÊN TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Kính gửi: Quí Ông/Bà Chúng tôi gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về quản trị thanh khoản (QTTK) tại các Chi nhánh trong hệ thống Agribank. Mục đích khảo sát để đánh giá thực trạng QTTK, phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QTTK. Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 1. Ông/bà đang làm việc tại chi nhánh/ phòng giao dịch ? Chi nhánh loại 1 Chi nhánh loại 2 Phòng giao dịch 2. Ông bà làm việc tại bộ phận nào? Kinh doanh Kế toán ngân quỹ Kiểm tra -kiểm soát nội bộ Kế hoạch - Nguồn vốn 3. Công việc của Ông/ bà tại chi nhánh/ phòng giao dịch có liên quan đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng không? Rất liên quan Liên quan Ít liên quan Không liên quan 4. Theo Ông/ bà, vấn đề bảo đảm thanh khoản của chi nhánh/ phòng giao dịch có quan trọng không? Rất quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Không quan trọng 5. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn của cán bộ tại chi nhánh/ phòng giao dịch như thế nào? Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém 6. Theo Ông/Bà, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tại chi nhánh/ phòng giao dịch có liên quan đến vấn đề bảo đảm thanh khoản như thế nào? Rất liên quan Liên quan Ít liên quan Không liên quan 7. Theo Ông/bà, nhận thức của cán bộ tại chi nhánh/ phòng giao dịch về vấn đề bảo đảm thanh khoản của ngân hàng như thế naò? Rất tốt Tốt Khá tốt Không tốt Rất không tốt 8. Theo Ông/bà số lượng khách hàng gửi tiền tại Agribank 3 năm gần đây thay đổi như thế nào? Tăng lên đáng kể Tăng lên Không thay đổi Giảm đi Giảm đi đáng kể 9. Theo Ông/ bà số lượng khách hàng gửi tiền tại Agribank thay đổi do nguyên nhân nào chủ yếu? (nếu câu 8 trả lời có thay đổi, Ông/ bà có thể tích nhiều phương án) Chính sách thu hút khách hàng tốt lên Sản phẩm tiền gửi đƣợc cải thiện Lãi suất tiền gửi cạnh tranh Uy tín Agribank tăng lên Nguyên nhân khác 10. Tại chi nhánh/ phòng giao dịch Ông/bà đang làm việc có thường gặp khó khăn trong thực hiện các khoản thanh toán không (chi trả gốc/lãi tiền gửi; giải ngân khoản vay; chi trả các chi phí hoạt động) Rất hay xảy ra Hay xảy ra Ít xảy ra Rất ít xảy ra Không xảy ra 11. Theo Ông/ bà, khi có tình huống khó khăn về thanh toán, tại chi nhánh/ phòng giao dịch xử lý thế nào? Rất Tốt Tốt Khá Tốt Không Tốt Rất không tốt 12. Đánh giá của Ông/Bà về việc dự trữ tiền mặt tại chi nhánh/ phòng giao dịch hiện nay? Quá nhiều Nhiều Đủ Ít Quá ít 13. Theo đánh giá của Ông/ bà, tình trạng tiền gửi bị rút trước hạn tại chi nhánh/ phòng giao dịch như thế nào? Tăng lên Không thay đổi đáng kể ổ ảm đi 14. Theo Ông/bà, khách hàng rút tiền gửi trước hạn do nguyên nhân nào là chủ yếu? ốt ất tiền gửi cao hơn cầu chi tiêu đột xuất ảm sút 15. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng tín dụng tại chi nhánh/ phòng giao dịch ? ất tố ốt Thấp ất thấp 16. Theo Ông/bà nợ xấu tại chi nhánh/phòng giao dịch do nguyên nhân nào là chủ yếu ? ạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng ộ chuyên môn của cán bộ ngân hàng ộng của môi trƣờng kinh doanh 17. Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ (KT - KSNB) tại chi nhánh/ phòng giao dịch được thực hiện như thế nào? Kiểm tra trực tiếp hàng ngày Giám sát từ xa hàng ngày Giám sát từ xa định kỳ Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ Ý kiến khác 18. Ông/Bà đánh giá về hiệu quả KT-KSNB tại chi nhánh/ phòng giao dịch như thế nào ? Rất hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả thấp Không hiệu quả Rất không hiệu quả 19. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh? Quá nhiều Nhiều Đủ Ít Quá ít Nhận xét chung của Ông/bà về vấn đề bảo đảm thanh khoản của Chi nhánh (nếu có) PHỤ LỤC 2.2 MẤU PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐANG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Kính gửi: Quí Ông/Bà Chúng tôi gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về vấn đề bảo đảm thanh khoản của Agribank. Mục đích khảo sát để đánh giá thực trạng quản trị thanh khoản (QTTK), phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QTTK. Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 1. Hiện Ông/ bà có phải là khách hàng của Agribank không? 2. Ông/ bà biết đến Agribank từ nguồn thông tin nào ? ời thân, bạn bè ện đại chúng ồn khác 3. Đánh giá của Ông/Bà về uy tín của Agribank so với các NHTM khác ? ấ ấ ất thấp 4. Xin Ông/bà cho biết Ông/ bà đang sử dụng dịch vụ nào của Agribank? (Ông/ bà có thể tích vào nhiều đáp án) ền gửi ụng 5. Xin Ông/bà cho biết vì sao Ông/ bà lựa chọn sử dụng dịch vụ của Agribank? ịch vụ phù hợp ịch vụ tiện ích ạng lƣới giao dịch rộng lớn ỹ năng giao dịch, thái độ phục vụ của cán bộ tốt 6. Ông/ bà có hài lòng khi giao dịch tại Agribank không? ấ ờ ất không hài lòng 7. Ông/ bà quan tâm đến yếu tố nào khi gửi tiền tại Agribank? ất tiền gửi ộ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng ở vật chất tạo sự tiện lợi trong giao dịch ủa Agribank ếu tố khác 8. Ông/bà đánh giá như thế nào về lãi suất tiền gửi của Agribank so với các NHTM cùng địa bàn ? ằng nhau ấp hơn 9. Ông/bà rút tiền gửi trước hạn tại Agribank do nguyên nhân nào? (có thể chọn nhiều đáp án ) ền gửi tại Agribank ớc hạn ớc hạn do nhu cầu chi tiêu đột xuất ớc hạn do các thông tin xấu về Agribank ớc hạn do lãi suất tiền gửi của ngân hàng khác cao hơn ớc hạn do uy tín của ngân hàng khác cao hơn ớc hạn do nguyên nhân khác 10. Ông/bà đã bao giờ gặp khó khăn khi đến rút tiền gửi/ tiền vay tại Agribank chưa? ất nhiều lầ ều lầ ần ất ít lầ ờ 11. Trong thời gian tới Ông/bà có tiếp tục gửi tiền tại Agribank không? Vì sao? ất an toàn Vì lãi suất tiền gửi của Agribank cao hơn ngân hàng khác Vì uy tín của Agribank tăng lên Có. Vì nguyên nhân khác 12. Ông/bà sẽ phản ứng như thế nào khi lãi suất tiền gửi các ngân hàng cùng địa bàn tăng cao hơn lãi suất tiền gửi của Agribank? ắc chắn vẫn gửi ẫn gửi ể rút tùy trƣờng hợp cụ thể ắc chắn rút 13. Khi có thông tin về Agribank gây bất lợi cho người gửi, Ông/bà có rút tiền khỏi ngân hàng không? ắc chắn rút ả năng rút rất cao ể rút ả năng rút rất thấp 14. Khi các kênh đầu tư thay thế hấp dẫn hơn gửi tiền tại ngân hàng, Ông/bà có rút tiền khỏi ngân hàng không? ắc chắn rút để đầu tƣ nơi hấp dẫn hơn ả năng rút rất cao để đầu tƣ nơi hấp dẫn hơn ể rút để đầu tƣ nơi hấp dẫn hơn ả năng rút rất thấp 15. Ông/ bà đánh giá như thế nào về kỹ năng giao dịch, phục vụ khách hàng của cán bộ Agribank ? ất tố ố ế ất yếu 16. Ông/ bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Agribank ất tố ốt ố ất không tố PHỤ LỤC 2.3 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NCS đã gửi 200 phiếu khảo sát để khảo sát quản trị thanh khoản tại các chi nhánh của Agribank. Bao gồm: Chi nhánh Hà nội, Chi nhánh Hà tĩnh, Chi nhánh Bắc Ninh, Chi nhánh Hƣng Yên, Chi nhánh Phú Thọ, Chi nhánh Nghệ An, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Đối tƣợng khảo sát bao gồm nhân viên kế toán, CBTD, cán bộ Kế hoạch – Nguồn vốn, cán bộ KT-KSNB và cán bộ quản lý tại 7 chi nhánh đƣợc khảo sát. Số phiếu thu về 181 phiếu và NCS tổng hợp kết quả khảo sát nhƣ sau: I. Thông tin chung Số phiếu Số phiếu Tên Chi nhánh Tỷ lệ phát ra thu về Chi nhánh Hà nội 35 30 85,71% Chi nhánh Hà tĩnh 25 25 100% Chi nhánh Nghệ An 45 45 100% Chi nhánh Bắc Ninh 30 26 86,67% Chi nhánh Phú Thọ 25 22 88% Chi nhánh Hƣng Yên 20 17 85% Chi nhánh thành phố Hồ 20 16 80% Chí Minh Tổng cộng 200 181 90,5% II. Thông tin về QTTK 1. Chi nhánh, phòng giao dịch khảo sát Loại 1 52 28,73% Loại 2 107 59,12% Phòng giao dịch 22 12,15% 2. Bộ phận làm việc của cán bộ, nhân viên đƣợc khảo sát Kinh doanh 75 41,4% Kế toán ngân quỹ 86 47,5% Kiểm tra - kiểm soát nội bộ 9 5.0 % Kế hoạch - Nguồn vốn 11 6,1% 3. Sự liên quan giữa công việc của cán bộ với vấn đề bảo đảm thanh khoản tại chi nhánh/ phòng giao dịch Rất liên quan 87 48,1% Liên quan 76 42.0% Ít liên quan 18 9,9% Không liên quan 0 0 4. Tấm quan trọng của vấn đề bảo đảm thanh khoản của chi nhánh/ phòng giao dịch Rất quan trọng 40 22,1% Quan trọng 75 41,4% Khá quan trọng 66 36,5% Không quan trọng 0 0 5. Trình độ chuyên môn của cán bộ chi nhánh/ phòng giao dịch Rất tốt 15 8,3% Tốt 68 37,6% Trung bình 91 50,2% Kém 7 3,9% Rất kém 0 0 6. Sự liên quan giữa đạo đức nghề nghiệp của cán bộ chi nhánh/ phòng giao dịch với vấn đề bảo đảm thanh khoản của ngân hàng Rất liên quan 117 64,6% Liên quan 54 29,9% Ít liên quan 10 5,5% Không liên quan 0 0 7. Nhận thức của cán bộ tại chi nhánh/ phòng giao dịch về vấn đề bảo đảm thanh khoản Rất tốt 0 0 Tốt 32 17,7% Khá tốt 87 48,1% Không tốt 62 34,2% Rất không tốt 0 0 8. Sự thay đổi số lƣợng khách hàng gửi tiền tại Agribank 3 năm gần đây Tăng lên đáng kể 28 15,4% Tăng lên 153 84,6% Không thay đổi 0 0 Giảm đi 0 0 Giảm đi đáng kể 0 0 9. Nguyên nhân chủ yếu số lƣợng khách hàng gửi tiền tại Agribank thay đổi 3 năm gần đây Chính sách thu hút khách hàng tốt lên 34 18,7% Sản phẩm tiền gửi đƣợc cải thiện 59 32,6% Lãi suất tiền gửi cạnh tranh 0 0 Uy tín Agribank tăng lên 10 5,6% Nguyên nhân khác 78 43,1% 10. Tình trạng khó khăn trong thực hiện các khoản thanh toán tại chi nhánh/ phòng giao dịch Rất hay xảy ra 0 0 Hay xảy ra 10 5,5% Ít khi xảy ra 77 42,5% Rất ít khi xảy ra 45 24,9% Không xảy ra 49 27,1% 11. Việc xử lý tình huống khó khăn về thanh toán tại chi nhánh/ phòng giao dịch Rất tốt 19 10,5% Tốt 76 42.0% Khá tốt 73 40,3% Không tốt 13 7,2% Rất không tốt 0 0 12. Dự trữ tiền mặt tại chi nhánh/ phòng giao dịch Quá nhiều 0 0 Nhiều 8 4,4% Đủ 123 67,9% Ít 50 27,7% Quá ít 0 0 13. Tình trạng tiền gửi bị rút trƣớc hạn tại chi nhánh/ phòng giao dịch Tăng lên 19 10,5% Không thay đổi đáng kể 128 70,7% Không thay đổi 0 0 Giảm đi 34 18,8% 14. Nguyên nhân chủ yếu khách hàng rút tiền gửi trƣớc hạn Chính sách chăm sóc khách hàng 0 0 không tốt Ngân hàng khác tăng lãi suất tiền gửi 19 10,5% cao hơn Uy tín Agribank giảm sút 0 0 Nhu cầu chi tiêu đột xuất 151 83,4% Nguyên nhân khác 11 6,1% 15. Chất lƣợng tín dụng của chi nhánh/ phòng giao dịch Rất tốt 11 6,1% Tốt 77 42,5% Thấp 86 47,5% Rất thấp 7 3,9% 16. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại chi nhánh/ phòng giao dịch Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân 46 25,4% hàng Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân 35 19,3% hàng Tác động của môi trƣờng kinh doanh 95 52,5% Nguyên nhân khác 5 2,8% 17. Phƣơng thức KT - KSNB tại chi nhánh/ phòng giao dịch Kiểm tra trực tiếp hàng ngày 39 21,5% Giám sát từ xa hàng ngày 0 0 Giám sát từ xa định kỳ 0 0 Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ 102 56,4% Ý kiến khác 40 22,1% 18. Hiệu quả KT - KSNB tại chi nhánh/ phòng giao dịch Rất hiệu quả 0 0 Hiệu quả 72 39,8% Hiệu quả thấp 25 13,8% Không hiệu quả 84 46,4% Rất không hiệu quả 0 0 19. Số lƣợng cán bộ KT - KSNB tại chi nhánh Quá nhiều 0 0 Nhiều 6 3,3% Đủ 108 59,7% Ít 57 31,5% Quá ít 10 5,5% PHỤ LỤC 2.4 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐANG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NCS đã gửi 200 phiếu khảo sát để khảo sát về vấn đề bảo đảm thanh khoản của Agribank. Đối tƣợng khảo sát là các khách hàng cá nhân của Agribank tại các địa bàn khác nhau. Số phiếu thu về 176 phiếu và NCS tổng hợp kết quả khảo sát nhƣ sau: 1. Khách hàng của Agribank Agribank 176 100% Ngân hàng khác 0 0 2. Nguồn thông tin để biết về Agribank Ngƣời thân, bạn bè 102 57,9% Đài báo, phƣơng tiện đại chúng 63 35,8% Nguồn khác 11 6,3% 3. Uy tín của Agribank so với các NHTM khác Rất cao 20 11,4% Cao 67 38,1% Trung bình 89 50,5% Thấp 0 0 Rất thấp 0 0 4. Dịch vụ của Agribank đang đƣợc khách hàng sử dụng Tiền gửi 55 31,3% Thanh toán 46 26,1% Tín dụng 68 38,6% Khác 7 4.0 % 5. Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Agribank Phí dịch vụ phù hợp 5 2,8% Dịch vụ tiện ích 42 23,9% Mạng lƣới giao dịch rộng lớn 98 55,7% Kỹ năng giao dịch, thái độ phục vụ của cán 23 13,1% bộ tốt Nguyên nhân khác 8 4,5% 6. Sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch tại Agribank Rất hài lòng 31 17,8% Hài lòng 45 25,6% Bình thƣờng 74 41,9% Không hài lòng 26 14,7% Rất không hài lòng 0 0 7. Yếu tố mà khách hàng quan tâm khi gửi tiền tại Agribank Lãi suất tiền gửi 45 25,6% Thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên 23 13,1% ngân hàng Cơ sở vật chất tạo sự tiện lợi trong giao 6 3,4% dịch Uy tín của Agribank 97 55,1% Yếu tố khác 5 2,8% 8. Lãi suất tiền gửi của Agribank so với các NHTM cùng địa bàn Cao hơn 4 2,3% Bằng nhau 8 4,5% Thấp hơn 134 76,2% Không quan tâm 30 17% 9. Nguyên nhân khách hàng rút tiền gửi trƣớc hạn Khồng rút trƣớc hạn 167 94,9% Rút trƣớc hạn do nhu cầu chi tiêu đột 164 93,2% xuất Rút trƣớc hạn do các thông tin xấu về 4 2,3% Agribank Rút trƣớc hạn do lãi suất tiền gửi của 8 4,5% ngân hàng khác cao hơn Rút trƣớc hạn do uy tín của ngân hàng 0 0 khác cao hơn Rút trƣớc hạn do nguyên nhân khác 0 0 10. Mức độ gặp khó khăn khi đến rút tiền gửi/ tiền vay tại Agribank Rất nhiều lần 0 0 Nhiều lần 14 7,9% Ít lần 77 43,8% Rất ít lần 51 29% Chƣa bao giờ 34 19,3% 11. Nguyên nhân khách hàng tiếp tục gửi tiền tại Agribank Không tiếp tục gửi tiền 45 25,6% Có. Vì Agribank là NHTMNN nên rất 136 77,3% an toàn Có. Vì lãi suất tiền gửi của 0 0 Agribank cao hơn ngân hàng khác Có. Vì uy tín của Agribank tăng lên 19 10,8% Có. Vì nguyên nhân khác 21 11,9% 12. Phản ứng của khách hàng khi lãi suất tiền gửi các ngân hàng cùng địa bàn tăng cao hơn lãi suất tiền gửi của Agribank Chắc chắn vẫn gửi 13 7,4% Vẫn gửi 56 31,8% Có thể rút tùy trƣờng hợp cụ thể 96 54,5% Chắc chắn rút 11 6,3% 13. Khả năng rút tiền của khách hàng khi có thông tin về nền kinh tế gây bất lợi cho ngƣời gửi tiền Chắc chắn rút 26 14,7% Khả năng rút rất cao 77 43,8% Có thể rút 60 34,1% Khả năng rút rất thấp 13 7,4% Không rút 0 0 14. Phản ứng của khách hàng khi các kênh đầu tƣ thay thế hấp dẫn hơn gửi tiền tại ngân hàng Chắc chắn rút để đầu tƣ nơi hấp dẫn hơn 9 5,1% Khả năng rút rất cao để đầu tƣ nơi hấp dẫn 24 13,6% hơn Có thể rút để đầu tƣ nơi hấp dẫn hơn 63 35,8% Khả năng rút rất thấp 46 26,2% Không rút 34 19,3% 15. Kỹ năng giao dịch, phục vụ khách hàng của cán bộ Agribank Rất tốt 12 6,8% Tốt 69 39,2% Trung bình 85 48,3% Yếu 10 5,7% Rất yếu 0 0 16. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Agribank Rất tốt 22 12,5% Tốt 89 50,7% Không tốt 58 32,8% Rất không tốt 7 4.0% Không quan tâm 0 0 PHỤ LỤC 2.5 BẢNG DÒNG TIỀN VÀO - DÒNG TIỀN RA (Ban hành kèm Quyết định số 1891/QĐ-HĐTV-KHNV ngày 17/11/2016) Giá trị dòng tiền theo thời gian đáo hạn Từ Từ Từ ngày Mụ Khoản mục Ngày Từ ngày Trên ngày 2 ngày 8 31 đến tiếp 181 đến 360 c đến đến ngày theo ngày 360 ngày ngày 7 ngày 30 180 (1) (2) (3) (4) (5) (6) I Dòng tiền vào Tiền gửi tại các TCTD, chi nhánh NHNNg, TCTD nƣớc ngoài. Cho 1 vay TCTD, chi nhánh NHNNg, TCTD nƣớc ngoài 2 Cho vay khách hàng Chứng khoán kinh 3 doanh 4 Chứng khoán đầu tƣ Các công cụ tài chính 5 phái sinh và các tài sản tài chính khác Các khoản lãi, phí phải 6 thu 7 Tài sản có khác Tổng cộng dòng tiền B1 B2 B3 B4 B5 B6 vào (B = 1÷7) II Dòng tiền ra Các khoản nợ Chính 1 phủ và NHNN Tiền gửi của TCTD, chi 2 nhánh NHNNg, TCTD nƣớc ngoài. Tiền vay các TCTD, chi nhánh NHNNg và TCTD nƣớc ngoài Tiền gửi của khách 3 hàng Công cụ tài chính phái 4 sinh và các khoản nợ tài chính khác Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tƣ, ủy thác cho vay mà TCTD, chi 5 nhánh NHNNg chịu rủi ro theo quy định của pháp luật 6 Phát hành giấy tờ có giá Các khoản lãi, phí phải 7 trả 8 Các khoản nợ khác Các cam kết không hủy 9 ngang đối với khách hàng Các nghĩa vụ thanh toán 10 đã quá hạn Tổng cộng dòng tiền C1 C2 C3 C4 C5 C6 ra (C=1÷10) Dòng tiền ra ròng (D D1 D2 D3 D4 D5 D6 = C – B) Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp E theo (E = D1+D2+D3) Tỷ lệ khả năng chi trả Tài sản có tính thanh trong 30 ngày khoản cao/ E PHỤ LỤC 2.6 VĂN BẢN QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Số thứ tự Tên văn bản Thông tƣ 15/2009/TT - NHNN “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn 1 vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD”. Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN “Quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn 2 trong hoạt động TCTD” 3 Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN sửa đổi thông tƣ 13/2010/TT-NHNN. Thông tƣ 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm 4 toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNNg. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng 5 đề xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg. Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo 6 đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg” Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016 7 về tăng cƣờng bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu. Thông tƣ số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông 8 tƣ số 36/2014/TT-NHNN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_thanh_khoan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_ph.pdf
  • docxKết luận mới của LATS. TA. NCS Hoàng Thị Thanh Huyền. Đợt 1. 2016.docx
  • docxKết luận mới của LATS.TV. NCS Hoàng Thị Thanh Huyền. Đợt 1.2016.docx
  • pdfTóm tắt LATS. TV. NCS Hoàng Thị Thanh Huyền. Đợt 1.2016.PDF
  • pdfTóm tắt LATS.TA. NCS Hoàng Thị Thanh Huyền. Đợt 1.2016.PDF
Luận văn liên quan