Luận án Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu

Với quy luật tâm lý, quản lý nhà nước về kinh tế phải tạo ra sự hứng thú, tự giác, tích cực cho tất cả các chủ thể trong hệ thống quản lý. Với quy luật tự nhiên, quản lý là tôn trọng quy luật tự nhiên, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên với phương châm chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và với các tình huống bất lợi nhất do BĐKH. Quản lý là định hướng chuyển đổi sản xuất theo hướng biến đổi của tự nhiên, biến các điều kiện mới của tự nhiên thành lợi thế so sánh mới cho phát triển, đồng thời tăng cường các hoạt động giảm thiểu tác động bất lợi, để giảm thiểu tác nhân, làm chậm tốc độ BĐKH. Hai là, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về kinh tế “Nguyên tắc quản lý kinh tế là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế. Nguyên tắc quản lý do con người xây dựng nên trên cơ sở các quy luật khách quan, phù hợp với mục tiêu quản lý, phản ánh đúng tính chất quan hệ quản lý và đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, đúng pháp luật”5;tr.84. Quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản sau: thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế; tập trung dân chủ; kết hợp hài hòa các loại lợi ích; tiết kiệm, hiệu quả.

doc212 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi sản xuất, hỗ trợ về chính sách để chủ động ứng phó với BĐKH.Cấp quản lý trung ương cần nâng cao chất lượng quy hoạch; thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp; xây dựng cơ chế điều phối để phát huy tối đa lợi thế so sánh vùng; huy động các lực lượng nhà nước, nhà khoa học, nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội chung tay cho sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững vùng ven biển ĐBSH. KẾT LUẬN Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH. Trên cơ sở hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận, luận án chỉ rõ nghiên cứu quản lý PTNN vùng ven biển trong điều kiện BĐKH được thực hiện theo giai đoạn tác động của quản lý nhà nước về kinh tế với PTNN cấp huyện. Nghiên cứu đánh giá quản lý PTNN vùng ven biển trên cả góc độ quá trình quản lý và kết quả của quản lý với các tiêu chí về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn. Dựa trên khung lý thuyết xây dựng được, luận án đã tập hợp số liệu, điều tra khảo sát, thu thập thông tin. Phân tích, tổng hợp thông tin để rút ra những thành tựu, những hạn chế trong quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH. Tìm ra những nguyên nhân của hạn chế thiếu sót làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý PTNN trong điều kiện BĐKH. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (i) BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến PTNN nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH bằng việc tạo ra những thay đổi về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH. Từ đó, quản lý PTNN cần thay đổi định hướng phát triển trên quy hoạch, xây dựng bộ máy tổ chức, thực hiện hỗ trợ, kiểm tra, điều chỉnh PTNN theo hướng phát huy tối đa lợi thế so sánh mới do BĐKH đưa lại. Hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ BĐKH với PTNN. (ii) Thực trạng quá trình quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH, chủ thể quản lý đã thực hiện tốt quản lý của mình. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, hạn chế vẫn tồn tại trong suốt quá trình và kết quả PTNN. Quy hoạch, kế hoạch phát triển của quản lý PTNN cấp huyện thụ động, phụ thuộc vào cấp trên, dẫn đến tính linh hoạt điều chỉnh chưa cao để thích ứng với BĐKH. Đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng về số lượng, thiếu các kiến thức khoa học trong quản lý PTNN. Đối tượng quản lý hầu hết trình độ thấp, hiểu biết về PTNN hiện đại chưa đầy đủ, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải phối hơp chặt chẽ với chủ thể quản lý trong PTNN. Một số hỗ trợ PTNN chưa thể hiện rõ nét vai trò trong quá trình PTNN như hỗ trợ về phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển liên kết. Chức năng kiểm tra, điều chỉnh đang thiên về phát hiện và xử lý sai phạm nhiều hơn là định hướng, hỗ trợ hoàn thành mục tiêu PTNN trong điều kiện BĐKH. (iii) Quản lý PTNN ở khu vực ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH đứng trước thuận lợi về chủ trương chính sách, cơ hội về thị trường, cơ hội nắm bắt vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, cơ hội về huy động vốn và các nguồn lực cho phát triển, cơ hội về lợi thế so sánh mới do BĐKH đưa lại. Những thuận lợi tạo ra thời cơ cho PTNN vùng ven chuyển đổi sản xuất, phát triển nhanh, thực hiện các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH đứng trước khó khăn khó khăn thách thức về sự cạnh tranh, về năng lực tiếp cận mở rộng thị trường, về cơ chế chính sách cho chuyển đổi sản xuất, tập trung ruộng đất, vốn cho PTNN, diễn biến bất thường của khí hậu, lực lượng quản lý mỏng về số lượng, thiếu tính chủ động trong quá trình quản lý. (iv) Để phát huy thuận lợi và khắc phục, vượt qua các khó khăn, thách thức trong quản lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN vùng ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH cần tuân thủ quy luật, nguyên tắc, bám sát mục tiêu và thực hiện đồng bộ các giải pháp kiến nghị đối với cả chủ thể quản lý, đối tượng quản lý cấp huyện và các cấp trên. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ STT Tên công trình Nơi công bố 1 Phát triển nông nghiệp vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, tháng 3 năm 2019 2 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và quan điểm phát triển nông nghiệp vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 3/2019 3 Liên kết trong nông nghiệp ở một số khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 2/2019 4 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, tháng 2/2019 5 Nông nghiệp Việt Nam trước thềm năm mới 2018 Tạp chí Kinh tế Môi trường, tháng 1+2/2018 6 Ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếu sáng cho đường lối của đảng ta nhằm giải quyết vấn đề tam nông ở việt nam trong thời đại mới Tạp chí Kinh tế môi trường tháng 4 năm 2017, tr 88-92 7 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động với nền nông nghiệp Việt Nam Tạp chí Kinh tế môi trường tháng 1+2 năm 2017, tr 55-70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt Nguyễn Đại An (2016), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội một số vùng biển đảo điển hình ở Việt Nam, NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Bế Trung Anh (2016): Đánh giá hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. Bộ Giáo dục đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho các trường không chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Mai Văn Bưu (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế (Giáo trình sau đại học), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008, về “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và môi trường (2016), Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thế Chinh (2016): Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Chính phủ (2017), Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê, Hà nội. Nguyễn Cúc (2007), "Một số suy nghĩ về thành tựu phát triển nông nghiệp nông thôn, thách thức và những gợi mở về chính sách". Học viện chính trị- Hành chính Khu vực I, 2014. tr. 32-36. Tạp chí Giáo dục lý luận, tháng 1. Đỗ Huy Cường (2014). “Các dạng tai biến tự nhiên tiềm ẩn liên quan đến biến đổi khí hậu một số tỉnh trọng điểm thuộc lưu vực sông Hồng”: Sách chuyên khảo. NXB. Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Văn Chử (2017), Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, LATS Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Đường Hồng Dật (2013), Phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Mậu Dũng (2010), BĐKH và sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH: Thực trạng và giải pháp, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Chính sách phát triển Vùng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bùi Văn Dũng (2014), Phát triển bền vững, NXB Đại học Vinh, Nghệ An. Phùng Văn Dũng (2014), Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Hà Hải Dương (2014), Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Lê Sỹ Doanh, (2014). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Bùi Huy Đáp (1996), Nông nghiệp Việt Nam: Từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hữu Đễ, (2009), Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay: một số vấn đề đặt ra. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Phạm Kim Giao (2013): Giáo trình quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Trần Đình Gián (1990), Địa lý Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Thị Thanh Hà (2014), "Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay", Tạp chí Khoa học xã hội, số 80. Lê Văn Hà; Phan Thị Hoàn (2015), Cách tiếp cận, lý thuyết đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học xã hội Miền Trung, số 5. Trần Hồng Hà (2014): Hoàn thiện chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu góp phần thực hiện nghị quyết số 24 của Ban chấp hành Trung ương. Tạp chí Tuyên Giáo, số 6. Phạm Thái Hà (2016): Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Vũ Thế Hải (2011). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng. Báo cáo hiện trạng hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Viện Khoa học thủy lợi, Hà Nội. Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phí Văn Hạnh (2016), Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội Hoàng Văn Hoa (1995), Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển nông nghiệp Thái Lan - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Đại học Quốc gia, Hà Nội. Hoàng Ngọc Hòa (2008), nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Hoài, 2015, Về phát triển nông nghiệp Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 5. Nguyễn Huy Hoàng (2015). Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu: Sách chuyên khảo. NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Quang Học (2001), Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trương Quang Học (2012), Tài liệu Đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu. NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phan Nguyên Hồng (2004). “Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng”: Đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế - xã hội - quản lý và giáo dục. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013): Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB: Chính trị quốc gia, 2013. Nguyễn Duy Hùng (2011), Một số quy định về chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Duy Hùng (2009), Văn kiện Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Trần Thị Lan Hương, 2014, Chính sách sở hữu đất đai và những tác động đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Uganda. Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 04. Phạm Lan Hương (2012)“Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Trần Thị Giáng Hương, (2015) “Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu” Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Dương Văn Khảm (2012), Giáo trình Khí hậu nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Thế Khải (2017), “Thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn vùng ven biển ĐBSH và kiến nghị giải pháp khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 365, tháng 10/2017. Mai Văn Khiêm(2016): Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học quốc gia về khí tượng, thuỷ văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XIX, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Phan Văn Khôi (2007), Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Ngô Vĩnh Khương (2016), "Phát triển nông nghiệp ở Israel". Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Trịnh Văn Khoa (2018) “Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay” NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Thị Xuân Lan, (2007) “Chính sách thuế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Thị Phong Lan (2017): Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. LATS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đặng Ngọc Lợi (1995). “Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình chuyển dịch sang kinh tế thị trường ở nước ta”. LATS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Gia Long (2012) “Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội. Luật đất đai năm 1993, sửa đổi 1998, 2001, 2003 và luật đất đai 2005, Hà Nội. Luật hợp tác xã, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4, ngày 10 tháng 12 năm 2003, Hà Nội Võ Đại Lược, Hội nhập quốc tế - một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế Biển Việt Nam, Hội thảo Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam, ngày 11/12/2007, Hải Phòng. Lê Quốc Lý, (2014), Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Phan Sĩ Mẫn (2013), Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp ứng phó, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5. Trần Quang Minh (2013): Các giải pháp chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số nước Đông Bắc Á. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 07. Trần Quang Minh (2013). “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 - 2020”.NXB. Từ điển Bách khoa. Trần Thị Minh 2010) “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đỗ Hoài Nam (2007), Chiến lược biển và tầm nhìn mới, Hội thảo Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam, ngày 11/12/2007, Hải Phòng Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội. Ngân hàng phát triển Châu Á (2004) “Thương mại hóa nông nghiệp, chuỗi giá trị và giảm nghèo”, Hà Nội. Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa VII về tiếp tục đổ mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, ngày 10/6/1993. Nghị quyết số 03/NQ/CP ngày 2/2/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại. Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1998. Nguyễn Thị Ngọc (2014) “Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam”, Đại học quốc gia, Hà Nội. Lưu Bích Ngọc (2012) “Ảnh hưởng của BĐKH đến sử dụng đất và biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư ĐBSH”. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thế Nhã (2002), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Nhung (2002) “Giải pháp mở rộng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam góp phần phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Hồng Nhung (2017): Phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Vũ Văn Phái (2016) Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam, quá khứ, hiện tại và tương lai, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội. Lê Du Phong, (2007) Vấn đề đất đai ở nông thôn Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 12/2007. Lê Du Phong (2009), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Hungary trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Anh Phong (2003) “Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lí làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắc Lắc”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Huỳnh Phú (2014) “Tác động của biến đổi khí hậu và ứng phó trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng và cát ven biển”, Đại học Huế. Thừa Thiên Huế Trần Thùy Phương (2013),"Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel Trần Thùy Phương". Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 11. Lương Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Chu Tiến Quang (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân huyện: vấn đề và giải pháp (Sách chuyển khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về Việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Nguyễn Văn Sánh, (2016), Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Sáu (2015), "Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế". Tạp chí Lý luận chính trị số 06. Lê Thị Hoa Sen (2016): Phương pháp lựa chọn giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại học Huế. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Danh Sơn (2018), Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2002), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Từ Hoài Sơn, (2018) Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở Ninh Bình hiện nay, LATS, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội Nguyễn Ích Tân (2000). “Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng”, Đại học quốc gia, Hà Nội Nguyễn Văn Thắng, (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Quyết định số 158/2008/QĐ-TTgv/v ban hành chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Trần Đình Thảo (2017). Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam, LATS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội. Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV: “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cảu của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội Thông tư liên tịch số 14/2015/ TTLT-BNN-BNV: “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”, Hà nội Từ điển bách khoa (2003) tập 3, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. Trần Đình Thiên, (2007), Chiến lược biển và tầm nhìn công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới. Hội thảo Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam, ngày 11/12/2007. Trần Danh Thìn, (2011). “Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lê Văn Thơ, (2012) “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên theo hướng đô thị sinh thái”, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hồng Thu, 2009, Phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản-Kinh nghiệm cho Việt Nam. Thông tin Khoa học xã hội số 10. Viện Địa lý nhân văn, (2018) “Phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH ở vùng Tây Nguyên: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng”, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. Vũ Thị Hoài Thu (2013) “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu” Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Thục (2015)“Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu”. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Lương Ngọc Thúy (2015): Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và di cư của người nông dân. Tạp chí Xã Hội học, số 1 năm 2015. Võ Chí Tiến, (2015). “Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu”: Kinh nghiệm từ một dự án. NXB Lao động. Nguyễn Viết Tiến (2013) Phát triển sản xuất nông nghiệp ĐBSH trong điều kiện biến đổi khí hậu, Thực trạng và giải pháp ứng phó, Đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, Hà Nội Tổng cục thống kê Việt Nam (2017) Niên giám thống kê Việt Nam từ 2010 đến 2017, NXB Thống Kê,Hà Nội. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005) Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Lưu Ngọc Trịnh (2013) Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu : Phản ứng chính sách của một số nước và bài học cho Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Nguyễn Phú Trọng (2013), Nghị quyết số 24/NQ-TW Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Ban chấp hành Trung ương, Hà Nội. Nguyễn Văn Tuân (2003) “Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nông nghiệp Việt Nam”.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Mạnh Tuân (2005). “Vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam – Con đường và bước đi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Quang Tuấn (2015), Kết hợp phát triển nông nghiệp thông minh với du lịch bền vững, Kỷ yếu hội thảo quốc tế KEI-VASS-RAC-LASS "Thúc đẩy phát triển nông thôn tại tiểu vùng Mê - Kông dựa trên nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững”, Đà Lạt, Hà Nội. Ngô Thanh Tứ (2016) “Áp dụng công nghệ cao trong nền nông nghiệp – hướng đi đột phá cho nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, VUSTA, Hà Nội. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. UNDP, Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2012) “Những kiến thức cơ bản về Biến đổi khí hậu”NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam. UNDP, Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2013), “Hướng dẫn các hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” NXB. Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. UNDP, Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2013), “Hướng dẫn kỹ thuật về tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển”NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Viện Khoa học Thủy Lợi (2016), Diễn biến mặn tại các cửa sông vùng đồng bằng bắc bộ, (phân tích số liệu thực của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam). NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Viện Khoa học Thủy lợi (2016), Báo cáo tính toán thủy văn, xác định thiếu nước mùa kiệt vùng đồng bằng sông Hồng (Viện Quy hoạch Thủy lợi). Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Viện Địa lý nhân văn (2015), Nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: nhận thức và hành động của tuổi trẻ khối các cơ quan trung ương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Viện Chiến lược Phát triển (2010), “Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020”, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội. Nguyễn Văn Viết (2012). “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” NXB. Nông nghiệp, 2012. Nguyễn Văn Viết (2014). “Biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam: Tác động - Thích ứng - Giảm thiểu và Chính sách” NXB. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Nguyễn Văn Viết (2017), Ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Yến (2015), Phân tích năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long, (Nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: nhận thức và hành động của tuổi trẻ khối các cơ quan trung ương) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. II. Tiếng nước ngoài Asian Development Bank (2004), Agriculture commercialization, Value Chains and Roverty Reduction, www.markets4poor.org. Ambramovay Riardo (2016), Byond the green economy, Routledge, London. Bingxin Yu(2010), Impacts of Climate Change on Agriculture and Policy Options for Adaptation: The Case of Vietnam, International Food Policy Research Institute Coastal Engineering Research Center (1984), Shore Protection Manual. David K.Y.Chu (2000), “Fujian: A Coastal Provience in Transition and Transformation” Food and Agriculture Organization(2002), Trade and Food Security: Conceptualizing the Linkage, Rome Frank Ahlhom (2009), Long – tern Perspective in Coastal Zone Development. Gunter Pauli (2010), The Blue Economy, Paradigm Publication, United State. Guide Van Huylenbroeck (2008),Multifunctionality of Agriculture: A Review of Definitions, Evidence and Instruments, Ghent University, Department of Agricultural Economics, Belgium Joachim Von Braun(1994),, Agricultural Commercialization Economic Development and Nutrition, International Food Policy Research Institute, The Johns Hopkins Universty Press, London Joachim Von Braun (2005), Small – scale Farmers in Liberalized Trade Enviroment, International Food Research Institute (IFPRI) Johnston và Mellor (1961), “The Role of Agriculture in Economic Development”. Ministry of Natural Resources and Environment (2012). “Climate Change, Sea level rise Scentarios for Việt Nam” Newton Adrian C (2014),An introduction to the green economy, Routledge, London. Richard Burroughs (2010), “Coastal Governance”. Robert Goodland (1978), “Geo Lecdec, Neoclasical economics and Principiles of sustainable Development”, Elsevier B.V.USA. Simon Kuznets. (1965). “Economic Growth and Structure”. Timothy Beatley (2009), “Planning for Coastal Resilience”. The ICZM Spatial Work Plan Group, Malaysia (1999), Sabah ICZM Spatial Plan. E.F. Schumacher (1973) Small Is Beautiful: A Study of Economics As If People Mattered (1973, ISBN 0-06-131778-0); a 25th anniversary edition was published (ISBN 0-88179-169-5) E.F. Schumacher (1977), A Guide for the Perplexed (1977, ISBN 0-224-01496-X; still in paperback, ISBN 0-06-090611-1) E.F. Schumacher (1977)This I Believe and Other Essays, reissued, ISBN 1-870098-66-8) E.F. Schumacher (1979)Good Work (1979, ISBN 0-06-013857-2) World Bank, (1998), “Agriculture and Enviroment, Perspectives on Sustainable Rural Development” Ernst Lutz 159. World Bank (2011), Viet Nam: Vulnerability, Risk Reduction, and Adaptation to Climate Change. Phụ lục 1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN BẰNG BẢNG HỎI ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Mục đích khảo sát Thu thập thêm thông tin liên quan đến quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH phục vụ luận án với đề tài “Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Đối tượng khảo sát Cán bộ đang công tác tại cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện ở huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình). Thời gian khảo sát: Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2018 Kích thước mẫu: 32 phiếu Thái Thụy 6 (20%); Tiền Hải 4 (13%); Hải Hậu 9 (27%); Giao Thủy 9 (27%); Kim Sơn 4 (13%). Phương pháp chọn: Phân theo địa bàn: Đặc điểm: Độ tuổi; Giới tính; Trình độ học vấn; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (Dành cho các cán bộ quản lý cấp huyện) Mã phiếu: 01_CBQL Ngày khảo sát: /../. Để có thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học, chúng tôi rất mong quý ông/bà giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu này. Chúng tôi cam đoan những thông tin ghi trên phiếu sẽ được giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được tổng hợp để sử dụng duy nhất cho nghiên cứu khoa học này. I. Thông tin chung 1 Địa phương Mã: 02_CBQL 2 Họ và tên người trả lời 3 Công việc hiện tại 4 Giới tính :: Nam: :: Nữ: :: Tuổi: 5 Trình độ học vấn :: THCS/THPT :: THCN :: CĐ,ĐH :: Sau ĐH 6 Số năm công tác :: Dưới 5 năm :: 5 - 10 năm :: 10 - 20 năm :: Trên 20 năm II. Quản lý phát triển nông nghiệp trong điều kiện BĐKH 1. Ông/bà cho biết quy hoạch, kế hoạch PTNN có vai trò như thế nào với PTNN ứng phó với BĐKH ở địa phương? a. Quan trọng b. Không có ý kiến c. Không quan trọng 2. Ông/bà cho biết mức độ quan trọng của các căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch PTNN ứng phó với BĐKH Căn cứ Mức độ quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Kế hoạch phát triển nông nghiệp của cấp trên Thuận lợi, khó khăn từ thực tiễn BĐKH ở địa phương Khả năng của quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN 3. Ông/bà cho biết quy hoạch, kế hoạch PTNN có vai trò như thế nào trong định hướng PTNN ứng phó với BĐKH Vai trò của quy hoạch, kế hoạch Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Định hướng cho PTNN ứng phó với BĐKH Là tiếng nói chung cho toàn bộ hoạt động kinh tế nông nghiệp địa phương 4. Ông/bà cho biết quan điểm về khả năng chủ động sử dụng nguồn lực và phương pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch PTNN? Khả năng chủ động Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Chủ thể quản lý PTNN chủ động trong sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch, kế hoạch Chủ thể quản lý PTNN chủ động trong việc lựa chọn phương pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch 5. Ông/bà cho biết đôi nét về tổ chức bộ máy quản lý PTNN địa phương Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Số lượng cán bộ, công chức của cơ quan đủ để thực hiện mọi nhiệm vụ quản lý PTNN ở địa phương Trình độ, năng lực của cán bộ công chức của cơ quan đủ để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý PTNN tại địa phương Các bộ phận, các cán bộ của cơ quan được phân công và phối hợp tốt để thực hiện các nhiệm vụ quản lý PTNN tại địa phương Nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương có khả năng hiểu rõ chủ trương, chính sách PTNN Nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương có khả năng triển khai tốt các định hướng PTNN Nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc đề xuất ý tưởng, đóng góp ý kiến cho chủ trương, chính sách PTNN Có cơ chế phối hợp tốt giữa cán bộ với các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp tại địa phương 6. Ông/bà cho biết sự hỗ trợ của cơ quan quản lý ở địa phương có vai trò như thế nào với PTNN ứng phó với BĐKH? Nội dung Mức độ Quan trọng Bình thường Không quan trọng Hỗ trợ thực hiện quy hoạch Hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ Hỗ trợ tập trung ruộng đất Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật Hỗ trợ phát triển các loại hình kinh tế Hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp 8. Ông/bà cho biết Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Kiểm tra được theo trên kế hoạch Kiểm tra tiến hành theo theo đề nghị Kiểm tra tiến hành theo diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết Kiểm tra để phát hiện, hạn chế sai phạm Kiểm tra để đôn đốc, nhắc nhở hoàn thành chỉ tiêu Kiểm tra để định hướng PTNN thích ứng với BĐKH Kiểm tra để phát hiện khó khăn, hỗ trợ phát triển Kiểm tra được tiến hành với việc thực hiện quy hoạch Kiểm tra được tiến hành với việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất Kiểm tra tiến hành với việc thực hiện quy định về thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp Kiểm tra được tiến hành với vệ vệ sinh an toàn thực phẩm Phát hiện nhiều vi phạm quy hoạch PTNN trong quá trình kiểm tra Phát hiện nhiều vi phạm quy định bảo vệ môi trường Phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp Phát hiện nhiều vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Xử phạt hành chính là chủ yếu Xử phạt hình sự là chủ yếu Phụ lục 2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN BẰNG BẲNG HỎI ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (CHỦ HỘ, CHỦ TRANG TRẠI, CHỦ DOANH NGHIỆP, CHỦ HỢP TÁC XÃ) TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG VEN BIỂN ĐBSH Mục đích khảo sát Thu thập thêm thông tin bằng bẳng hỏi đối với các thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng ven biển ĐBSH. Kết quả khảo sát là những số liệu minh chứng phục vụ nghiên cứu luận án với đề tài “Phát triển nông nghiệp vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện BĐKH”. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là 100 các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp tại Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình), Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình) Thời gian khảo sát: từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2018 Địa bàn khảo sát: Huyện Tiền Hải Huyện Thái Thụy Huyện Hải Hậu Huyện Giao Thủy Huyện Nghĩa Hưng Huyện Kim Sơn Chọn mẫu khảo sát Kích thước mẫu: 100 Phương pháp chọn: phân nhóm theo địa bàn, theo lĩnh vực sản xuất và ngẫu nhiên Kết quả chọn mẫu Địa bàn Lĩnh vực sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất Tổng Trồng trọt, chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Hộ Trang trại, gia trại Hợp tác xã Doanh nghiệp Tiền Hải 10 7 10 4 2 1 17 Thái Thụy 10 8 10 5 2 1 18 Hải Hậu 13 5 10 4 2 1 18 Giao Thủy 10 7 10 4 2 1 17 Nghĩa Hưng 9 6 10 2 2 1 15 Kim sơn 9 6 10 2 2 1 15 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỚI ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ (Dành cho chủ hộ nông dân, chủ trang trại, chủ hợp tác xã, chủ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp) Mã phiếu: 02_CTSXNN Ngày khảo sát: /../. Để có thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học, chúng tôi rất mong quý ông/bà giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu này. Chúng tôi cam đoan những thông tin ghi trên phiếu sẽ được giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được tổng hợp để sử dụng duy nhất cho nghiên cứu khoa học này. Chân thành cảm ơn quý ông/bà! I. Thông tin chung 1 Lĩnh vực sản xuất Mã: 02_CTSX 2 Mô hình sản xuất :: :: :: :: Hộ Trang trại, gia trại Hợp tác xã Doanh nghiệp 3 Số thửa ruộng hiện có Một đến 2 thửa Hơn 2 thửa 4 Diện tích đất đang sử dụng Dưới 3600 m2 Từ 3600 đến 17.000m2 Trên 17.000 m2 5 Giới tính :: Nam: :: Nữ: 6 Trình độ học vấn :: Cấp 3 trở xuống :: Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học :: Sau ĐH 7 Tuổi :: Dưới 40 :: từ 41 đến 50 :: Trên 50 8 Thu nhập bình quân đầu người/tháng Dưới 3 triệu đồng Từ 3 đến 7 triệu Trên 7 triệu II. Quản lý phát triển nông nghiệp trong điều kiện BĐKH 1. Ông/bà cho ý kiến về phát triển nông nghiệp là Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Tăng sản lượng nông sản Nâng cao giá trị nông sản Đa dạng hóa chủng loại nông sản Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Nâng cao đời sống người dân nông nghiệp Bảo vệ môi trường tự nhiên 2. Ông/bà cho ý kiến về hiện tượng thời tiết nào có xu hướng tăng ở địa phương trong thời gian qua Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Dông lốc, bão lớn và thường xuyên Nắng nóng kéo dài Rét đậm kéo dài Biển lấn, triều cường 3. Ông bà cho ý kiến về cơ sở để ông bà quyết định chọn sản xuất với cây/con Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Truyền thống lâu đời Thấy ai đó làm Hướng dẫn của chính quyền địa phương Khảo sát thăm dò thị trường Cây/con trước đây không cho năng suất như trước 4. Ông/bà cho ý kiến về vai trò sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với hoạt động sản xuất của mình Nội dung Mức độ Quan trọng Bình thường Không quan trọng Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất Hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ Hỗ trợ dồn điền đổi thửa Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật Hỗ trợ về phát triển các mô hình kinh tế Hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp 5. Ông/bà cho ý kiến về sự hài lòng của ông bà với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với: Nội dung Mức độ Hài lòng Không có ý kiến Không hài lòng Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất Hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ Hỗ trợ dồn điền đổi thửa Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật Hỗ trợ về phát triển các mô hình kinh tế Hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp 6. Ông/bà cho ý kiến về những sự hỗ trợ cần thiết với hoạt động sản xuất trong tương lai Nội dung Mức độ Cần thiết Phân vân Không cần thiết Dự báo rõ các xu hướng của biến đối thời tiết Định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp Tập trung mở rộng diện tích đất sản xuất Hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại Định hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình doanh nghiệp, trang trại. Liên kết với các cơ sở nghiên cứu ra giống cây/con phù hợp. Xúc tiến mở rộng thị trường cho nông sản Quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản Trân trọng cảm ơn! Phụ lục 3 TỔNG HỢP SỐ LIỆU Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH giai đoạn 2010-2017 2010 2014 2015 1016 2017 Thái Thụy 4.50 4.30 4.20 4.30 3.78 Tiền Hải 4.67 4.25 4.32 4.21 3.56 Giao Thủy 5.00 4.19 4.21 4.31 3.90 Hải Hậu 4.70 4.40 4.90 3.70 3.65 Nghĩa Hưng 2.26 3.37 3.82 4.20 4.00 Kim Sơn 3.23 3.26 3.97 4.02 3.78 Tổng 24.36 23.77 25.42 24.74 22.67 Tăng trung bình 4.06 3.96 4.24 4.12 3.78 Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 27.10 27.20 28.00 27.70 27.80 Tiền Hải 21.70 21.60 21.50 21.50 21.40 Giao Thủy 16.47 15.23 15.14 15.17 15.18 Hải Hậu 23.00 21.83 21.80 21.65 21.58 Nghĩa Hưng 23.10 21.97 21.78 21.44 21.08 Kim Sơn 17.20 17.40 17.40 17.30 17.10 Tổng 128.57 125.23 125.62 124.76 124.14 Sản lượng cây lương thực có hạt ( nghìn tấn) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 176.20 174.80 181.30 181.30 180.50 Tiền Hải 121.80 135.30 138.10 139.20 138.90 Giao Thủy 105.10 98.36 97.63 97.45 80.94 Hải Hậu 143.86 136.96 136.41 135.91 114.07 Nghĩa Hưng 146.65 139.17 138.17 135.43 118.50 Kim Sơn 108.39 103.05 107.18 105.93 104.47 Tổng 802.00 787.64 798.802 795.227 737.38 Diện tích lúa cả năm ( nghìn ha) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 26.50 26.50 27.00 26.90 26.90 Tiền Hải 21.20 20.90 20.90 20.80 20.70 Giao Thủy 16.06 14.87 14.76 14.76 14.74 Hải Hậu 21.85 20.78 20.72 20.59 20.49 Nghĩa Hưng 22.48 21.39 21.18 20.84 20.47 Kim Sơn 16.48 16.78 16.70 16.65 16.47 Tổng 124.57 121.22 121.26 120.54 119.77 Sản lượng lúa cả năm ( nghìn tấn) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 173.00 171.60 176.60 176.60 175.50 Tiền Hải 119.40 131.80 134.80 135.50 134.90 Giao Thủy 103.42 96.77 95.87 95.55 78.82 Hải Hậu 138.95 132.12 131.43 130.90 108.87 Nghĩa Hưng 144.15 136.64 135.56 132.80 157.70 Kim Sơn 105.78 100.48 104.33 103.01 103.73 Tổng 784.70 769.41 778.59 774.36 759.52 Tăng -15.30 9.18 -4.23 -14.85 Sản lượng thịt hơi gia súc (trâu, bò, lợn) (tấn thịt hơi) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 26,393 27,630 28,414 28,964 29,994 Tiền Hải 23,379 23,910 23,934 24,347 25,194 Giao Thủy 8,639 10,777 11,369 11,861 12,854 Hải Hậu 16,887 20,750 21,962 22,211 22,849 Nghĩa Hưng 12,891 15,716 16,681 17,296 17,918 Kim Sơn 5,768 5,993 6,130 6,588 7,142 Tổng 93,957 104,776 108,490 111,267 115,951 Tăng 10,819 3,714 2,777 4,684 Sản lượng thủy sản (tấn) 2010 2013 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 53500 62400 62400 60700 69400 72200 Tiền Hải 69900 77800 77800 74200 89100 90600 Giao Thủy 28584 31216 36989 41025 46485 49417 Hải Hậu 22049 25430 26164 28815 29365 30971 Nghĩa Hưng 22034 24354 26802 29689 31025 33099 Kim Sơn 9870 20710 20710 21250 22850 23890 Tổng 205937 241910 250865 255679 288225 300177 Tăng 35973 8955 4814 32546 11952 Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 3685 4056 3732 3845 3870 Tiền Hải 4531 4839 5135 4663 4753 Giao Thủy 4961 4989 5053 5108 5153 Hải Hậu 2461 2447 2397 2398 2594 Nghĩa Hưng 1779 3010 3124 2751 2448 Tổng 17417 19341 19441 18765 18818 Tăng 1924 100 -676 53 Tỷ trọng nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH giai đoạn 2010-2017 2010 2012 2014 1016 2017 Thái Thụy 32.2 31.3 28.2 27.1 26.6 Tiền Hải 29.6 27.9 26.9 26.2 26 Giao Thủy 49.5 43.55 39.2 37.24 36.67 Hải Hậu 37.8 36.3 29.1 27.6 26.3 Nghĩa Hưng 48.43 54.32 39.18 34.45 30.5 Tổng 135.73 134.17 107.48 99.29 93.47 45.24 44.72 35.83 33.10 31.16 Thu nhập bình quân đầu người theo tháng (Nghìn đồng) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 1595.7 2081.0 2338.0 2745.0 3100.0 Tiền Hải 1666.6 2266.9 2678.5 3349.6 3650.0 Giao Thủy 1237.0 2312.0 2588.0 2763.0 2872.0 Hải Hậu 850.0 2299.0 2508.0 2873.0 3251.6 Nghĩa Hưng 870.0 2341.0 2750.0 3016.0 3316.6 Kim Sơn 1044.0 1898.0 2168.0 2385.0 2887.0 Tổng 7263.3 13197.9 15030.5 17131.6 19077.2 Tăng 1210.5 2199.6 2505.1 2855.3 3179.53 Vùng ĐBSH 1580 3265 3610 Cả nước 1387 2637 3049 Diện tích rừng trồng mới (ha) 2010 2014 2015 2016 2017 Thái Thụy 60 79 67 216 157 Tiền Hải 73 93 61 100 98 Giao Thủy 26 5 35 63 15 Hải Hậu 39 10 9.2 12 7 Nghĩa Hưng 256 32 124 71 33 Kim Sơn 183 25 45 25 26 Tổng 637 244 341.2 487.9 336 Tăng -393 97 146 -151 1. Nhóm tiêu chí đánh giá quá trình quản lý 1.1. Các tiêu chí định hướng Mức độ quan trọng của các căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch PTNN ứng phó với BĐKH Căn cứ Mức độ quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Kế hoạch phát triển nông nghiệp của cấp trên 32 100.00 0 0.00 0 0 Thuận lợi, khó khăn từ thực tiễn BĐKH ở địa phương 25 78.13 7 21.88 0 0 Khả năng của quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN 15 46.88 14 43.75 3 20 Quy hoạch, kế hoạch PTNN có vai trò như thế nào trong định hướng PTNN ứng phó với BĐKH Vai trò của quy hoạch, kế hoạch Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Định hướng cho PTNN ứng phó với BĐKH 29 90.625 0 0 3 9.375 Là tiếng nói chung cho toàn bộ hoạt động kinh tế nông nghiệp địa phương 20 62.50 10 31.25 2 13.33 Khả năng chủ động sử dụng nguồn lực và phương pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch PTNN? Khả năng chủ động Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Chủ thể quản lý PTNN chủ động trong sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch, kế hoạch 2 6.25 12 37.50 18 56.25 Chủ thể quản lý PTNN chủ động trong việc lựa chọn phương pháp để thực hiện quy hoạch, kế hoạch 9 28.13 13 40.63 10 83.33 Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Truyền thống lâu đời 78 78 8 8.00 14 14.00 Thấy ai đó làm 23 23 21 21.00 56 56.00 Hướng dẫn của chính quyền địa phương 5 5 7 7.00 88 88.00 Khảo sát thăm dò thị trường 0 0 8 8.00 92 92.00 Cây/con trước đây không cho năng suất như trước 7 7 8 8.00 85 85.00 1.2. Tiêu chí tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy quản lý PTNN địa phương Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng cán bộ, công chức của cơ quan đủ để thực hiện mọi nhiệm vụ quản lý PTNN ở địa phương 2 6.25 16 50.00 14 43.75 Trình độ, năng lực của cán bộ công chức của cơ quan đủ để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý PTNN tại địa phương 18 56.25 11 34.38 3 9.38 Các bộ phận, các cán bộ của cơ quan được phân công và phối hợp tốt để thực hiện các nhiệm vụ quản lý PTNN tại địa phương 14 43.75 10 31.25 8 25.00 Nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương có khả năng hiểu rõ chủ trương, chính sách PTNN 11 34.38 11 34.38 10 31.25 Nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương có khả năng triển khai tốt các định hướng PTNN 11 34.38 17 53.13 4 12.50 Nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc đề xuất ý tưởng, đóng góp ý kiến cho chủ trương, chính sách PTNN 9 28.13 11 34.38 12 80.00 Có cơ chế phối hợp tốt giữa cán bộ với các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp tại địa phương 11 34.38 12 37.50 9 60.00 1.1.3. Tiêu chí thực hiện hỗ trợ Vai trò của sự hỗ trợ của quản lý nhà nước với PTNN vùng ven biển (phía chủ thể quản lý) Nội dung Mức độ Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hỗ trợ thực hiện quy hoạch 29 90.63 2 6.25 0 0.00 Hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ 32 100.00 0 0.00 0 0.00 Hỗ trợ tập trung ruộng đất 28 87.50 4 12.50 0 0.00 Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật 29 90.63 3 9.38 0 0.00 Hỗ trợ phát triển các loại hình kinh tế 17 53.13 11 34.38 4 12.50 Hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp 15 46.88 10 31.25 7 21.88 Vai trò sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với hoạt động sản xuất của mình Nội dung Mức độ Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất 15 15 65 65 20 20 Hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ 78 78 16 16 6 6 Hỗ trợ dồn điền đổi thửa 66 66 24 24 10 10 Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật 33 33 36 36 31 31 Hỗ trợ về phát triển các mô hình kinh tế 42 42 28 28 30 30 Hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp 41 41 47 47 12 12 Sự hài lòng của ông bà với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với: Nội dung Mức độ Hài lòng Không có ý kiến Không hài lòng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất 47 47 53 53 0 0 Hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ 78 78 10 10 12 12 Hỗ trợ dồn điền đổi thửa 77 77 16 16 7 7 Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật 12 12 69 69 19 19 Hỗ trợ về phát triển các mô hình kinh tế 19 19 70 70 11 11 Hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp 36 36 60 60 4 4 Những sự hỗ trợ cần thiết với hoạt động sản xuất trong tương lai Nội dung Mức độ Cần thiết Phân vân Không cần thiết Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Dự báo rõ các xu hướng của biến đối thời tiết 92 92 8 8 0 0 Định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp 95 95 4 4 1 1 Tập trung mở rộng diện tích đất sản xuất 56 56 15 15 29 29 Hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại 87 87 7 7 6 6 Định hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình doanh nghiệp, trang trại. 56 56 26 26 18 18 Liên kết với các cơ sở nghiên cứu ra giống cây/con phù hợp. 67 67 22 22 11 11 Xúc tiến mở rộng thị trường cho nông sản 94 94 3 3 3 3 Quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản 87 87 8 8 5 5 1.1.4. Kiểm tra Nội dung Mức độ Đúng Phân vân Không đúng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Kiểm tra được theo trên kế hoạch 29 90.63 3 9.38 0 0.00 Kiểm tra tiến hành theo theo đề nghị 32 100.00 0 0.00 0 0.00 Kiểm tra tiến hành theo diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết 32 100.00 0 0.00 0 0.00 Kiểm tra để phát hiện sai phạm 28 87.50 4 12.50 0 0.00 Kiểm tra để đôn đốc, nhắc nhở hoàn thành mục tiêu 32 100.00 0 0.00 0 0.00 Kiểm tra để định hướng PTNN thích ứng với BĐKH 32 100.00 0 0.00 0 0.00 Kiểm tra để phát hiện khó khăn, hỗ trợ phát triển 18 56.25 11 34.38 3 9.38 Kiểm tra được tiến hành với việc thực hiện quy hoạch 28 87.50 4 12.50 0 0.00 Kiểm tra được tiến hành với việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 20 62.50 9 28.13 3 9.38 Kiểm tra được tiến hành với thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp 31 96.88 1 3.13 0 0.00 Kiểm tra được tiến hành với vệ vệ sinh an toàn thực phẩm 28 87.50 4 12.50 0 0.00 Phát hiện nhiều vi phạm quy hoạch PTNN trong quá trình kiểm tra 7 21.88 19 59.38 6 18.75 Phát hiện nhiều vi phạm quy về thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp 31 96.88 1 3.13 0 0.00 Phát hiện nhiều vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 15 46.88 10 31.25 7 21.88 Xử phạt hành chính là chủ yếu 32 100.00 0 0.00 0 0.00 Xử phạt hình sự là chủ yếu 0 0.00 0 0.00 32 100.00 Xin ông/bà cho biết phát triển nông nghiệp là gì? Nôi dung  Số lựa chọn Phần trăm Tạo ra sản phẩm nông nghiệp nhiều hơn 65 65.0 Huy động nguồn lực, tăng sản lượng và giá trị nông phẩm 16 16.0 Huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp để tăng sản lượng và giá trị nông phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản 19 19.0 Tổng 100 100.0 Xin ông/bà cho biết những hiện tượng thời tiết nào gây hại cho hoạt động sản xuất của ông bà trong những năm gần đây?  Nội dung Số Lựa chọn Phần trăm Số không chọn Phần trăm a. Bão, dông lốc 9 9 91 91 b. Nắng nóng 78 78 22 22 c. Rét đậm. 68 68 32 32 c. Xâm nhập mặn, triều cường 23 23 77 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nong_nghiep_vung_ven_bien_dong_bang_song.doc
  • doctóm tắt tiếng Anh.doc
  • docTóm tắt tiếng Việt.doc
  • docxTrang thông tin luận án tiếng Anh.docx
  • docxTrang thông tin luận án tiếng Việt.docx
  • docTrích yếu luận án.doc
Luận văn liên quan