Luận án Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam

Tóm lại, những nội dung được đề cập trong 3 chương của luận án nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra. Mặc dù vậy, thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam hiện nay trong giai đoạn mới hình thành, do đó luận án có thể chưa lường hết được những khó khăn, thách thức của việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, đề tài cần tiếp tục được cập nhật, nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường và các cơ quan quản lý, góp phần vào việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam được an toàn và hiệu quả, từ đó thực hiện thành công các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

pdf173 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để doanh nghiệp có cơ hội phát triển sản xuất, có lãi trả nợ. 3.2.2.5. Quy định về thời gian xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Nhà nước cần có quy định cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo hướng tập trung bán nợ, khống chế thời hạn xử lý nợ, nếu quá thời hạn thì phải bán theo giá của tổ chức thẩm định trung gian. Trong đó, một trong các vướng mắc ảnh hưởng đến thời gian xử lý nợ xấu là nguồn vốn hạn chế của công ty mua bán nợ. Mặc dù vốn điều lệ DATC đã được tăng lên 6.000 tỷ đồng nhưng trong trường hợp nguồn vốn của DATC không đủ để thực hiện mua nợ xấu gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp thì có thể đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn (có hoàn trả) cho DATC, hoặc phát hành trái phiếu của công ty (được định kỳ định giá lại) để thực hiện xử lý nợ. Ðồng thời, cần sớm sửa đổi quy định về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) theo hướng tạo quyền chủ động cho VDB như các NHTM. Chỉ khi thời gian xử lý nợ xấu nhanh, thu hồi vốn sớm, các TCTD thấy lợi ích của việc mua bán nợ xấu thì chắc chắc nhu cầu bán nợ xấu sẽ trở thành nhu cầu thực sự của các TCTD mà không cần có bất kỳ sức ép nào từ phía các cơ quan quản lý của Nhà nước. 140 3.2.3. Nhóm giải pháp khuyến khích “cầu” của thị trường mua bán nợ xấu 3.2.3.1. Xây dựng chính sách ưu đãi thuế Trong thời gian đầu để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia mua bán nợ xấu có thể miễn giảm các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...) cho hoạt động mua bán nợ xấu. Về lý thuyết, việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ xấu sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ làm giảm gánh nặng xử lý nợ xấu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng khi áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế. Chính sách miễn giảm cần có đối tượng cụ thể và thời gian hạn chế. Nhiều nhà đầu tư sau khi mua nợ xấu không bán lại nợ, mà trực tiếp cấp thêm vốn để khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, trước khi bán lại để thu hồi vốn. Vì thế, chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động mua bán nợ xấu sẽ khuyến khích và tạo động lực cho các nhà đầu tư tham gia. 3.2.3.2. Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài muốn mua nợ xấu của Việt Nam, trong số đó có những NĐT lớn của thế giới như Blackstone Group, Deutsche Bank Capital trong khi thực lực của các công ty mua bán nợ tại Việt Nam hiện không đủ sức để xử lý khoản nợ xấu lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các NĐT nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ. Với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trường mua bán nợ, các NĐT ngoại sẽ là một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam. Để tăng nguồn cầu và vốn cho thị trường mua bán nợ xấu thì cần có chính sách khuyến khích nguồn vốn từ nước ngoài. Để khuyến khích họ thì giai đoạn đầu có thể xem xét một số ưu đãi với nhà đầu tư nước ngoài khi họ tham gia mua lại nợ xấu trong một số lĩnh vực mà Chính phủ đưa ra. Với những nhà đầu tư 141 này, sau khi thực hiện cơ cấu lại nợ xấu, có thể cho họ quyền ưu đãi mua cổ phần của các ngân hàng, của doanh nghiệp. Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Đó là những ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư nước ngoài trở thành một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam thì cũng cần có cải thiện về cơ sở hạ tầng, tài chính cho việc xử lý nợ xấu (có sàn giao dịch mua bán nợ xấu, có công bố thông tin nợ xấu cần bán, cải cách hành chính trong việc mua bán, xử lý nợ xấu, thủ tục khi thu hồi tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu), từ đó sẽ giúp thu hút làn sóng đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời, cần có thay đổi về chính sách để xác lập cơ chế mua bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài như: Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp, công ty đại chúng, TCTD; quy định chế độ sử dụng đất đai, tài sản, định giá tài sản; thủ tục mua bán phải nhanh chóng... Đồng thời định kỳ có tổng hợp, đánh giá việc thực thi, áp dụng Luật Kinh doanh BĐS (Luật số 66/2014/QH13) được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015) về các nhóm đối tượng nước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam để xem xét, đánh giá và đề xuất việc mở rộng phạm vi các đối tượng được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam, đảm bảo vừa hỗ trợ việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu vừa phù hợp với định hướng phát triển thị trường bất động sản Việt Nam của Đảng và Nhà nước từng thời kỳ. 3.2.3.3. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức cho thị trường mua bán nợ xấu Để gia tăng lượng “cầu” về nợ xấu của doanh nghiệp cần phải phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, cụ thể là các công ty quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu tríNhững nhà đầu tư này là một trong các những thành viên tích cực của thị trường, góp phần tăng tính thanh khoản của nợ xấu. Khác với các nhà tạo lập thị trường, các quỹ đầu tư sẽ tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ từ nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp để đầu tư. Với định hướng 142 hoạt động và chính sách đầu tư của mình, các tổ chức này sẽ là những nhà đầu tư tiềm năng và ổn định của thị trường mua bán nợ xấu. Bởi vì, trong danh mục đầu tư của họ luôn có một tỷ lệ nhất định được sử dụng cho các khoản đầu tư mua nợ xấu của doanh nghiệp. Đây là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có cơ hội tiếp cận thông tin đầy đủ hơn, có kiến thức và kinh nghiệm phân tích thị trường nên không chỉ phân tán rủi ro, giảm thiểu những khó khăn do thông tin không minh bạch mà còn làm giảm được chi phí giao dịch. Các nhà đầu tư có tổ chức thường đầu tư theo danh mục nhằm vừa đa dạng hóa được danh mục đầu tư, vừa tranh thủ mức sinh lời hấp dẫn của công cụ tài chính này. Từ đó, sẽ tạo ra một mức cầu thường xuyên đối với nợ xấu của doanh nghiệp nói chung. Như vậy, các nhà đầu tư có tổ chức là các chủ thể quan trọng có vai trò tăng cung, kích cầu mua nợ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường nợ xấu. Cũng có thể tham khảo kinh nghiệm một số nước trong phát triển các công ty thực hiện mục đích đặc biệt SPV (Special Purpose Vehicle) hoặc SPE (Special Purpose Entity) giữ vai trò trung gian trong mua bán nợ xấu. 3.2.3.4. Nâng cao năng lực hoạt động của các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp a. Tái cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Nhìn từ khía cạnh chiến lược và phương hướng thực hiện nghiệp vụ của các công ty mua bán nợ, các công ty mua bán nợ nên xem xét để cải cách cơ cấu tổ chức sang loại hình của công ty dịch vụ chuyên nghiệp với cơ cấu tổ chức dựa trên việc thực hiện các dự án. Khi đó, các công ty mua bán nợ nên chia cơ cấu tổ chức thành hai bộ phận lớn là bộ phận kinh doanh (front office) thực hiện nghiệp vụ tái cơ cấu đối với doanh nghiệp tái cơ cấu hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn và bộ phận văn phòng (back office) thực hiện các nghiệp vụ quản lý cần thiết trong hoạt động của công ty mua bán nợ (quản lý nợ, các nghiệp vụ tài chính, pháp lý, nhân sự, lao động). Đối với mô hình tổ chức công ty chuyên nghiệp sẽ có ưu điểm là việc thành lập các nhóm làm việc (team) với từng dự án (dự án mua, bán nợ; dự án tái 143 cơ cấu doanh nghiệp; dự án chứng khoán hóa khoản nợ xấu cụ thể,). Các quyết định được thực hiện trong nhóm nên thời gian xử lý rất nhanh. Ngoài ra, các thành viên có thể tích lũy được kinh nghiệm của nhiều dự án khác nhau. Mô hình này có điểm mạnh là đối phó nhanh với sự thay đổi môi trường hoặc đối với các nghiệp vụ không được định hình hóa. Có thể tham khảo việc lập nhóm: - Một là, thực hiện dự án tham gia nhất quán từ đầu đến cuối dự án. Theo đó, nhóm thực hiện dự án không chỉ nghiên cứu tính khả thi của dự án và còn tham gia nhất quán trong việc thực hiện, cung cấp tài chính, kiểm tra, giám sát dự án. Nhóm thực hiện dự án gồm có một trưởng nhóm chịu trách nhiệm chung, dưới đó là một người quản lý dự án chịu trách nhiệm tiến hành dự án, ngoài ra có thể có thêm một số chuyên viên khác. Quản lý dự án nhận hỗ trợ từ trưởng dự án để quyết định phương châm thực hiện dự án, chịu trách nhiệm thiết kế tổng thể dự án, xúc tiến những công việc thực tế của dự án dựa trên những phương châm đã được vạch ra, bao gồm việc ủy thác nghiệp vụ ra bên ngoài, hướng dẫn đối với các thành viên khác của dự án. Do đó phải là người có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ rộng, cần thiết liên quan đến quản lý dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau; - Hai là, chiến lược về sử dụng các chuyên gia bên ngoài trong các nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn sâu (như thẩm định) để có thể quyết định giá mua nợ cũng như lập kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp, khi đó việc chủ động thu thập thông tin, tiến hành phân tích, đánh giá, nắm bắt sâu sát tình hình thực tế của doanh nghiệp tái cơ cấu là hết sức cần thiết chứ không chỉ dừng ở việc kiểm tra các số liệu mà doanh nghiệp đưa lên. Tuy nhiên, với cơ cấu và tổ chức như hiện nay của các công ty mua bán nợ thì có sự hạn chế về mặt số lượng thành viên của nhóm. Do đó, để có thể thực hiện những công việc thẩm định chi tiết và cụ thể hơn, các công ty mua bán nợ cần có chiến lược sử dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực như tài chính, luật, điều hành doanh nghiệp và nên nghiên cứu để phân loại những nghiệp vụ thẩm định nào công ty tự thực hiện và những nghiệp vụ nào nên được ủy thác ra bên ngoài. 144 Để có thể thực hiện được mô hình tổ chức như trên, các công ty mua bán nợ cần có các điều kiện: - Điều kiện về năng lực tài chính: Mô hình đòi hỏi tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư vào hệ thống công nghệ, kiện toàn bộ máy, đồng thời thuê chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ hoạt động. - Điều kiện công nghệ và hệ thống thông tin quản lý: Công ty mua bán nợ cần có nền tảng công nghệ vững chắc, hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh và hệ thống thông tin quản lý tập trung để có thể theo dõi danh mục đầu tư và tính toán được hiệu quả, phục vụ việc phân loại danh mục và đề xuất hướng xử lý với từng danh mục cụ thể. Ngoài ra công ty mua bán nợ cũng cần có hệ thống thông tin nội bộ cũng như hệ thống báo cáo cho cơ quan giám sát, cơ quan quản lý chính xác, kịp thời. - Điều kiện nhân sự: Đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia về xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm. Hệ thống nhân viên tham gia các dự án cần am hiểu về hệ thống tài chính, có kiến thức cơ bản và nâng cao về tín dụng, có kiến thức về kinh tế lượng. Thêm vào đó, cần tham khảo và tìm sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia kiểm toán và các cơ quan tư vấn bên ngoài. - Điều kiện về hệ thống quản trị và tổ chức: Hệ thống quản trị và tổ chức đã được kiện toàn, việc phân cấp ủy quyền minh bạch giữa các bộ phận của công ty tránh sự chồng chéo về chức năng và quyền lực. Trong đó, quyền lực tập trung ở Hội đồng quản trị, thông tin tập trung tại Hội sở chính. - Điều kiện thị trường: Đòi hỏi một thị trường mua bán nợ xấu phát triển, tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế. Các chủ thể đều tham gia thị trường một cách bình đẳng với các hoạt động cạnh tranh lành mạnh. b. Phát triển nguồn nhân lực Trong các điều kiện trên, điều kiện về chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các kế hoạch và chiến lược hành động, nhằm nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong công tác xử lý nợ, trình độ cán bộ không chỉ 145 dừng lại ở việc thực hiện tốt công việc được giao mà đây là nghiệp vụ đòi hỏi cần có kiến thức tổng hợp, trong đó có những kiến thức rất mới, đòi hỏi các cán bộ làm công tác này phải chủ động, tìm tòi và nghiên cứu, đồng thời biết cách ứng dụng vào hoạt động của mình, cụ thể là: - Nâng cao năng lực điều hành của Ban lãnh đạo nhằm đề ra chiến lược hoạt động và triển khai công việc. Việc này vô cùng quan trọng vì lĩnh vực mua bán và xử lý nợ xấu là lĩnh vực rất mới, cần có sự hiểu biết, nhậy bén để điều hành và quản lý công việc. Một người lãnh đạo giỏi phải nắm bắt được những nguy cơ thách thức và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, từ đó kết hợp sức mạnh nguồn nhân lực của mình để vượt qua những thách thức, hạn chế tốt nhất được những rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều này, cần phải sàng lọc và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp của công ty, kể cả việc thuê cán bộ giỏi và có nhiều kinh nghiệm ở bên ngoài về làm lãnh đạo. Ngoài ra, các công ty mua bán nợ của Nhà nước cũng cần triển khai công tác quy hoạch cán bộ quản lý điều hành. Cụ thể là: + Quy định những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể, công khai cho từng chức danh làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ trong quy hoạch cũng như những người có chí hướng phấn đấu vươn lên. Đồng thời xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh quy trình quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý điều hành, tạo điều kiện triển khai tổ chức thực hiện công tác quy hoạch bài bản, hiệu quả. + Mở rộng phạm vi tạo nguồn nhằm có thể lựa chọn được nhiều người tài giỏi. Từ số đó chọn ra một số lượng hẹp hơn để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình được xây dựng từ trước, phù hợp với từng chức danh. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại các cơ sở đào tạo, còn phải đào tạo thực tế thông qua giao việc thử thách, luân chuyển sang vị trí khác hoặc đến đơn vị khác, địa phương khác, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và chức danh cụ thể. Việc lựa chọn có tính đến yếu tố khu vực, sao cho mỗi chức danh có nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn để lựa chọn cho vòng hẹp sau này. 146 - Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực Tuyển dụng nhân lực là cách thức bổ sung trực tiếp cho nguồn nhân lực. Do vậy, nếu chất lượng tuyển dụng được bảo đảm thì có tác dụng góp phần cải thiện nhanh chất lượng nguồn nhân lực. Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các công ty mua bán nợ nhà nước phải có chính sách tuyển dụng khoa học, mang tính thực tiễn, tính chất đặc thù, cụ thể là: + Xây dựng bổ sung hoàn chỉnh quy trình tuyển dụng. Trong công tác tuyển dụng cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, không để xảy ra sai sót, gian lận hoặc có sự can thiệp từ các mối quan hệ thân quen, quyền lực. Điều này có ý nghĩa bảo đảm chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực như mục tiêu đã định. + Ngay từ trước khi tuyển dụng, công ty mua bán nợ đã phải xác định nguồn tuyển dụng vào công ty mua bán nợ là từ những nguồn nào, đặc điểm nguồn ra sao? Trước mắt cần ưu tiên tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm để xử lý nhanh khối lượng nợ xấu đã mua về. + Trong kế hoạch tuyển dụng, đặc biệt quan tâm đến nguồn lao động chất lượng cao, có kiến thức về pháp luật, kinh tế thị trường, kinh tế tài chính - ngân hàng, đồng thời có trình độ ngoại ngữ và khả năng tin học tốt. Đối với nguồn lao động này cần tìm kiếm và đầu tư tạo nguồn từ bây giờ, có nghĩa là quan tâm đến các trí thức trẻ ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. + Chú ý đến đội ngũ chuyên gia, nhân viên giỏi là nguồn chất xám quan trọng đang công tác tại các ngân hàng nước ngoài, các định chế tài chính, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt như trả lương cao theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội thăng tiến, cho đi đào tạo ở nước ngoài để thu hút họ về làm việc phục vụ cho công ty mua bán nợ. - Tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc: Nguồn nhân lực có chất lượng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của các công ty mua bán nợ. Do đó, tăng cường quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc quản lý nợ xấu và sự phát triển của thị 147 trường mua bán nợ xấu. Các công ty mua bán nợ nhà nước cần xây dựng, bổ sung và sửa đổi các quy chế về việc bố trí cán bộ hay sa thải viên chức, quy chế thưởng phạt xác đáng theo yêu cầu quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng làm việc. c. Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ ở Hội sở chính và các chi nhánh đồng bộ để đảm bảo việc kết nối thông tin và xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên toàn quốc. Đảm bảo Hội sở chính là trung tâm đầu não lưu trữ và xử lý thông tin, giảm bớt ranh giới của chi nhánh tạo điều kiện cho việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mua bán, xử lý nợ và triển khai các giao dịch từ xa qua internet, điện thoại, máy tính; thiết lập hoàn chỉnh hệ thống thông tin (về quản lí, khách hàng, thị trường,..). Cần xây dựng các chính sách công nghệ thông tin nhằm tiến tới việc tự động hóa và sử dụng công nghệ thông tin trong tất cả các bộ phận tổ chức và chức năng của công ty mua bán nợ, trong đó: (i) Đảm bảo việc thiết lập, bắt buộc tuân thủ và cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn cho trang thiết bị, hệ điều hành, môi trường cơ sở dữ liệu, các giao thức mạng và truyền thông trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn cho việc mua sắm thiết bị; (ii) Lập kế hoạch sao lưu phục hồi khắc phục các sự cố mạng, máy móc; (iii) Xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên cơ sở dữ liệu tập trung và một mạng truyền thông với mức độ sẵn sàng 100% để tránh các sự cố bị gián đoạn giao dịch. Các công ty mua bán nợ cần xây dựng hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu tập trung, việc ứng dụng các giải pháp phần mềm hiện đại sẽ giúp các công ty mua bán nợ có những đánh giá rủi ro và tổn thất của mình với độ chính xác tương đối cao trong việc xử lý thông tin tập trung: - Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng tập trung của hệ thống. Tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được tập hợp. Hệ thống quản lý thông tin khách hàng phải là hệ thống thông tin mở và tập trung, sẽ ghi lại các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và nếu cần thiết thì vẫn có thể thêm thông tin vào hệ thống một cách dễ dàng. 148 - Chuyển đổi từ mô hình xử lý thông tin phân tán sang mô hình xử lý thông tin tập trung. Trong hệ thống thông tin tập trung, tất cả các thông tin sẵn có về khách hàng sẽ giúp cho việc phân tích trở nên tốt hơn: Từ việc phân tích về khách hàng, đến việc phân tích tài sản bảo đảm, từ đó quản lý được rủi ro. - Phát triển hệ thống lưu trữ dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại danh mục khách hàng. Để phục vụ tốt công tác này, việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các công ty mua bán nợ cần đáp ứng các chuẩn mực sau: + Số lượng dữ liệu cần thu thập: Công ty mua bán nợ phải thu thập, duy trì và phân tích các thông tin quan trọng liên quan đến việc xếp hạng khách hàng và xếp hạng khoản nợ xấu đã mua trong suốt thời gian dự kiến quản lý khoản nợ xấu đã mua của khách hàng. Ngoài các dữ liệu thông tin chung, công ty mua bán nợ còn cần thu thập những dữ liệu định tính và định lượng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng: (i) nhân tố định tính: Chất lượng của luồng tiền, tính hiệu quả và đáng tin cậy của hoạt động quản lý, định hướng chiến lược, tầm nhìn ngành; (ii) nhân tố định lượng như: Quy mô tài sản và doanh thu, các tỷ suất về hiệu quả sử dụng tàì sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền, tính thanh khoản và các nhân tố khác. + Chất lượng dữ liệu: Công ty mua bán nợ cần có chính sách và chương trình quản lý dữ liệu phù hợp, đảm bảo cơ sở dữ liệu đáp ứng được các tiêu chí một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, đồng nhất và dễ truy cập. 3.2.3.5. Xã hội hóa các hoạt động mua bán nợ xấu Toàn hệ thống NHTM hiện có khoảng 20 công ty mua bán nợ nhưng xét về cung cầu, các công ty mua bán nợ của NHTM không đủ lực cả về tài chính, cơ chế hoạt động và kỹ năng xử lý. Cần thiết phải khuyến khích việc thành lập thêm các công ty mua bán nợ khác theo hướng xã hội hóa. Theo đó, không chỉ có DNNN mới được tham gia vào thị trường này mà sẽ mở rộng hơn, tư nhân cũng có thể được tham gia. Theo các chuyên gia kinh tế, các công ty mua bán nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước thành lập sẽ góp phần giúp tăng trưởng tín dụng 149 thông qua việc làm sạch bảng tổng kết tài sản của ngân hàng và của doanh nghiệp, tạo điều kiện để hoạt động vay và cho vay dễ hơn. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có tác dụng là đòn bẩy, không thể giải quyết nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong ngắn hạn cần có biện pháp thúc đẩy phạm vi hoạt động của các công ty mua bán nợ, khuyến khích các công ty mua bán nợ tham gia vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Các công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các ngân hàng thường chỉ co hẹp hoạt động trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng mẹ. Nếu các công ty này không tham gia mua bán các khoản nợ xấu của các ngân hàng khác, thì không thể hình thành thị trường mua bán nợ xấu tập trung. NHNN nên có quy định, các TCTD có nợ xấu trên 3% phải thành lập AMC riêng, phạm vi hoạt động là toàn bộ tài sản và các khoản nợ xấu trên thị trường. Đối với các công ty mua bán nợ trực thuộc Nhà nước, để đạt được sự độc lập trong hoạt động cần luôn phải thể hiện sự minh bạch. Các công ty mua bán nợ phải thường xuyên công bố tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các báo cáo định kỳ, trong đó nêu rõ các quy trình và phương pháp xử lý nợ xấu. Để giảm thiểu tối đa tham nhũng có thể xẩy ra, cần có công ty kiểm toán độc lập thực hiện với nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ cũng cần thành lập các cơ quan chuyên trách theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ trực thuộc Nhà nước và các công ty mua bán nợ thuộc các NHTM thông qua các tiêu chí như: mức độ phục hồi của nợ xấu, số lượng và chất lượng các khoản vay được tái cấu trúc, Chỉ khi hình thành được một thị trường mua bán nợ xấu chuyên nghiệp, dần xã hội hóa hoạt động này, thì bài toán xoá bỏ nợ nần cho khối doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng mới có lời giải trên diện rộng. 3.3. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 3.3.1. Giai đoạn năm 2016- 2018 Mục tiêu quan trọng trong giai đoạn này là tổ chức vận hành thị trường mua bán nợ xấu, nâng cao tính thanh khoản của thị trường, trong đó đẩy mạnh 150 xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường và nợ xấu đã được mua bởi Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Muốn vậy, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu, trọng tâm là bổ sung, hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của VAMC, DATC, AMC; triển khai mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách liên quan đến đất đai, ưu đãi về thuế, đăng ký giao dịch bảo đảm; hoạt động định giá, đấu giá tài sản cho phù hợp với sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật để vận hành thị trường mua bán nợ xấu gồm đưa vào hoạt động trung tâm mua bán nợ xấu (một dạng sàn giao dịch mua bán nợ đặc biệt); tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát, công bố thông tin về nợ xấu; hình thành các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ xấu; nâng cao năng lực hoạt động của các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp. Từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng thương mại do NHNN Việt Nam chỉ định sẽ chính thức bước vào thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II (tiêu chuẩn của Hiệp ước vốn mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thiết lập). Theo lộ trình áp dụng Basel II của NHNN, sau 3 năm thực hiện, đến cuối năm 2018, sau khi 10 ngân hàng đáp ứng tuân thủ các chuẩn mực vốn Basel II, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai áp dụng phương pháp này cho toàn bộ hệ thống các TCTD. Như vậy, nhiều khả năng sau thời gian này, việc giám sát an toàn hoạt động của các TCTD sẽ khắt khe, chặt chẽ hơn, theo đó các khoản nợ xấu sẽ được phân loại chính xác và được công bố công khai, minh bạch hơn. Việc này đòi hỏi thị trường mua bán nợ xấu phải có bước phát triển mới để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường. 3.3.2. Giai đoạn sau năm 2018 Ở giai đoạn này nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu, đa dạng hóa các 151 sản phẩm giao dịch. Tiếp tục mở rộng các chủ thể tham gia mua bán nợ xấu trên thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài), cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở nhà đầu tư, tiến tới xây dựng thị trường mua bán nợ xấu thống nhất, đồng bộ với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh, từ đó góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. 3.4. KIẾN NGHỊ 3.4.1. Đối với Quốc hội - Quốc hội xem xét bổ sung các nội dung liên quan trong Luật Đất đai theo hướng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mua nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Quy định này sẽ hỗ trợ việc mua bán các khoản nợ xấu có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, đồng thời là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài trở thành một trong các đối tác tham gia hiệu quả trên thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. - Quốc hội xem xét bổ sung quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào dự án Luật Đấu giá tài sản để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu, bảo đảm tính minh bạch và bảo đảm quyền sở hữu tài sản của các chủ thể. 3.4.2. Đối với Chính phủ - Chính phủ cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý nợ ngân hàng, củng cố niềm tin vào hoạt động tín dụng thông qua việc tăng cường vai trò của hệ thống bảo hiểm tiền gửi, tăng cường khả năng giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; tích cực đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; nâng cao khả năng cảnh báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt 152 động ngân hàng; chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Ban hành các cơ chế, quy định, hướng dẫn tổ chức tín dụng xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; triển khai các biện pháp bảo đảm tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và DNNN. - Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, các TCTD đặc biệt là các DNNN, Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước; tăng cường hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, quy hoạch và phát triển đô thị. - Đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Hạn chế hình sự hóa các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng; ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng. Phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp chây ỳ cố ý không trả nợ ngân hàng, cố ý làm trái và gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. - Thành lập Hiệp hội các công ty mua bán nợ: Hiệp hội là đại diện cho tiếng nói của các công ty mua bán nợ, bao gồm VAMC, DATC và các AMC của các TCTD cũng như các tổ chức, doanh nghiệp khác có chức năng mua bán nợ và nợ xấu. Việc thành lập Hiệp hội công ty mua bán nợ là nhân tố cần thiết để thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam có điều kiện phát triển. - Chính phủ xem xét, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của AMC thuộc TCTD để khuyến khích các AMC tham gia vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, mở rộng phạm vi hoạt động là toàn bộ tài sản và các khoản nợ xấu 153 trên thị trường thay vì chỉ co hẹp hoạt động trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng mẹ. Từ đó, góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu tập trung. - Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy định theo hướng tăng thêm tiềm lực về tài chính (vốn điều lệ) và quyền hạn đặc biệt để VAMC chủ động xử lý các khoản nợ xấu chuyển giao; xem xét hoặc giao cho NHNN bảo lãnh cho VAMC phát hành trái phiếu, tín phiếu, hoặc cho phép VAMC tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức quốc tế để mua nợ xấu theo giá trị thị trường. - Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng vào cuộc hỗ trợ các AMC, DATC, VAMC xử lý nợ xấu, nhất là trong việc hoàn tất thủ tục pháp lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, thu giữ tài sản, phát mại tài sản, hạn chế hình sự hóa trong vấn đề dân sự, đặc biệt trong việc bán nợ, tài sản thấp hơn giá trị gốc, có như vậy mới đẩy nhanh được tốc độ xử lý nợ xấu được triệt để. 3.4.3. Đối với các Bộ, Ngành - Đề nghị Bộ Tài chính: + Nghiên cứu và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC). + Nghiên cứu và trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. + Nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Thông tư số 209/2013/TT-BTC ngày 27/12/2013 về hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam theo hướng tạo quyền chủ động cho VAMC hoạt động nhằm đảm bảo thu nhập để thu hút cán bộ có trình độ nghiệp vụ tâm huyết với công cuộc xử lý nợ xấu. - Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn về cơ chế tiền lương để đảm bảo quyền lợi người lao động của Công ty VAMC. 154 - Đề nghị Bộ Tư pháp: + Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành để xử lý các bất cập, vướng mắc liên quan đến việc mua bán nợ xấu thông qua đấu giá. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về việc mua bán nợ xấu thông qua đấu giá trong thời gian đợi ban hành Luật Đấu giá tài sản theo hướng tạo quyền cho AMC, DATC, VAMC xử lý nhanh nợ xấu trong việc phát mại tài sản và cho phép AMC, DATC, VAMC tham gia thực hiện thi hành án đối với khoản nợ đã bán mà Tòa án đã tuyên để phát mại tài sản nhanh chóng. + Đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, NHNN ban hành văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản bảo đảm theo hướng rút gọn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu; hỗ trợ các TCTD, các công ty mua bán nợ thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm và hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm, đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động của ngân hàng để tạo điều kiện cho các TCTD thu hồi nợ. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu khả năng cho phép các đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm cả các tổ chức, cá nhân không phải là TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để báo cáo Chính phủ khi Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đất Đai. - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư: + Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh bổ sung thông tư hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình mua bán nợ xấu ở Việt Nam nhằm tận dụng vốn đầu tư nước ngoài. + Kịp thời có hướng dẫn các Sở Kế hoạch và Đầu tư về đăng ký ngành nghề kinh doanh mua bán nợ xấu ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này. 155 - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: + Khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty VAMC; đồng thời tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của VAMC, đảm bảo tính chủ động cho VAMC và tương xứng với yêu cầu, khối lượng công việc cần thực hiện của VAMC; xây dựng Đề án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường đối với VAMC để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. + Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về kinh doanh mua bán nợ xấu, trong đó có quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này. + Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và mô hình tổ chức của các công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại để các công ty này thực sự tham gia hoat động trên thị trường mua bán nợ xấu. + Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, quy định an toàn hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD, từ đó góp phần đánh giá chính xác thực trạng nợ xấu, đề ra các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong dài hạn, nâng cao chất lượng tín dụng của TCTD. - Các Bộ, Ngành, địa phương cần đẩy mạnh hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để có thể thu hồi tài sản và sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. - Các Bộ, Ngành cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán và DNNN giai đoạn tiếp theo, sau Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”, Đề án “Tái cấu trúc DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, Đề án tổng thể “Tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các DNNN, 156 Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính của các DNNN; phối hợp chặt chẽ các giải pháp lành mạnh hóa tài chính của DNNN với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1, thực trạng đã phân tích trong chương 2, dựa vào mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam, trong chương 3 luận án đã đề xuất một hệ thống gồm ba nhóm giải pháp đồng bộ, toàn diện và lộ trình phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, luận án còn đề cập đến một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ Ngành có liên quan. Đây là những điều kiện tiên quyết để thực thi tốt các giải pháp đã đề xuất. 157 KẾT LUẬN Thị trường tài chính nói chung, thị trường nợ xấu nói riêng có vai trò to lớn trong việc phân phối lại nguồn lực tài chính, góp phần quan trọng cung cấp vốn cho Chính phủ, cho các doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý, bên cạnh các thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thì thị trường tài chính cũng được hình thành và từng bước phát triển. Trong bối cảnh, nguồn lực tài chính của nhà nước, của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thì việc huy động vốn trên thị trường nợ xấu đã góp phần quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với nền kinh tế - xã hội, để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường nợ xấu ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô nhỏ, mức độ rủi ro cao, chất lượng thấp. Tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây đang làm cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, các ngân hàng thương mại và cả xã hội đặc biệt lo ngại. Hiện nay, tuy đã được kiềm chế, nhưng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại vẫn là nguyên nhân chính khiến cho thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm thấp do phải trích lập dự phòng rủi ro lớn và cản trở quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam đang dần hình thành như một tất yếu khách quan của phát triển kinh tế. Việc tìm ra các giải pháp để phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách. Qua một thời gian tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, đề tài: “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam” đã đạt được những kết quả như sau: - Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm lý luận về nợ xấu, xây dựng khung lý luận cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ xấu. - Thứ hai: Luận án đã đưa ra hệ thống tiêu chí đo lường sự phát triển thị trường mua bán nợ xấu. - Thứ ba: Luận án đã trình bày khái quát kinh nghiệm nghiên cứu thị trường mua bán nợ xấu ở một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. 158 - Thứ tư: Luận án đã đánh giá khái quát tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động của các công ty mua bán nợ giai đoạn 2011-2015, áp dụng hệ thống các tiêu chí định tính và định lượng để từ đó có những nhận xét, đánh giá sát thực tế việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu cả về chiều rộng và chiều sâu, chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. - Thứ năm: Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam đến năm 2025, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm giải pháp được triển khai một cách hiệu quả nhằm phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam đến năm 2025. Tóm lại, những nội dung được đề cập trong 3 chương của luận án nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra. Mặc dù vậy, thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam hiện nay trong giai đoạn mới hình thành, do đó luận án có thể chưa lường hết được những khó khăn, thách thức của việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, đề tài cần tiếp tục được cập nhật, nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường và các cơ quan quản lý, góp phần vào việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam được an toàn và hiệu quả, từ đó thực hiện thành công các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bằng kiến thức được đào tạo bài bản ở cơ sở đào tạo có uy tín và kinh nghiệm thực tế công tác trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học và cơ sở đào tạo, nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Tuy nhiên do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, luận án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nghiên cứu sinh kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! 159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thu Hương (2015), "Công ty quản lý tài sản: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán (Bộ Tài chính - Học viện Tài chính), số 04 (141). 2. Nguyễn Thu Hương, Trần Vinh Quang (2015), "Xử lý nợ xấu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng: những vấn đề đặt ra", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Trung tâm kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương), số cuối tháng 3. 3. Nguyễn Thu Hương (2016), "Nợ xấu và giải pháp xử lý ", Tạp chí Thanh tra Tài chính (Bộ Tài chính), số 165. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Võ Thị Thúy Anh (2013), “Nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 41. 2. Lê Hà Diễm Chi (2011), “Cần tạo điều kiện để thị trường mua bán nợ phát triển”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 10. 3. Đào Ngọc Chuyền, Phạm Thị Ngát (2010), “Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 18. 4. Công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí (2016), Báo cáo tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. 5. Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Báo cáo tổng kết hoạt động - nhiều năm. 6. Công ty Quản lý tài sản (VAMC), Báo cáo tổng kết hoạt động - nhiều năm 7. Công ty Mua bán nợ Việt Nam, Báo cáo tài chính - nhiều năm. 8. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), “Nợ xấu ngân hàng: Góc nhìn từ ngân hàng Agribank”, Tạp chí Tài chính, số 7. 9. Vũ Sỹ Cường (2011), “Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ đến lạm phát: mô hình lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 05. 10. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học, NXB Giáo dục và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 11. Minh Đức (2012), “Xử lý nợ xấu: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 35-36. 12. Quách Mạnh Hào (2012), “Thực trạng bài toán nợ xấu”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 194. 13. Hoàng Trần Hậu (2014), Phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 14. Bạch Đức Hiển, Đoàn Hương Quỳnh (2010), “Tái cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tài chính, số 2. 161 15. Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam và giải pháp phát triển”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 8 (18). 16. Nguyễn Quốc Hùng (2014), Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC. 17. Nguyễn Phi Lân, Nguyễn Bích Ngà (2009), “Vai trò của thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 4. 18. Châu Đình Linh (2015), Tổng quan tình hình nợ xấu Việt Nam đến tháng 6.2015, tinh-hinh-no-xau-viet-nam-den-thang-6-2015. 19. Ngân hàng Standard Chartered (2013), “Báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam” của khối nghiên cứu toàn cầu. 20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Tình hình nợ xấu và các giải pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, Tài liệu phục vụ Hội nghị Báo cáo viên toàn quốc tháng 04/2015. 21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với nền kinh tế - nhiều năm. 22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết, Báo cáo thường niên - nhiều năm. 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo kết quả điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2010-2015. 24. Ngân hàng TMCP Á Châu (2013, 2014), Báo cáo thường niên. 25. Ngân hàng TMCP Á Châu (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 26. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 27. Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 28. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 29. Ngân hàng TMCP Quân đội (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 162 30. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 31. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 32. Ngân hàng TMCP Vietinbank (2013, 2014), Báo cáo thường niên. 33. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (2013, 2014, Quý 3/2015), Báo cáo tài chính. 34. Lê Xuân Nghĩa (2013), Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng tái cấu trúc hệ thống TCTD Việt Nam. 35. Nguyễn Công Nghiệp, Bạch Đức Hiển (2000), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội. 36. Thảo Nguyên (2005), “Bàn về xử lý nợ tồn đọng tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 8. 37. Dương Thị Nhi (2010), “Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng”, Tạp chí Tài chính, số 2. 38. Võ Văn Nhị, Lê Hoàng Phúc (2011), “Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển”, Tạp chí Kiểm toán, số 12. 39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 41. Nguyễn Trọng Tài (2013), "Về tái cấu trúc ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 417, tr.32-39. 42. Nguyễn Đức Tặng (1999), “Khoán, kinh doanh, cho thuê và bán DNNN - vấn đề mới và khó”, Tạp chí Tài chính, số 2. 43. Phạm Hữu Hồng Thái (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số nước và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 11. 44. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), “Thị trường vốn trong hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp”, Tạp chí Ngân hàng, số 6. 163 45. Nguyễn Ngọc Thao (2010), “Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 3. 46. Nguyễn Thị Sương Thu (2011), “Bảo mật thông tin tiền gửi và quản lý tiền gửi của khách hàng có nợ xấu để thu hồi nợ”, Tạp chí Ngân hàng, số 9. 47. Phạm Mạnh Thường (2005), “Lựa chọn mô hình thích hợp xử lý nợ tồn đọng thúc đẩy cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 8. 48. Phạm Mạnh Thường (2013), Hoàn thiện cơ chế tài chính trong xử lý nợ xấu ngân hàng thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 49. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 50. Trung tâm Thông tin tư liệu (2013), Giải quyết nợ xấu - Vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, số 1. 51. Trường Đại học Tài chính - Marketing và Viện Chiến lược và chính sách tài chính (2013), Phát triển thị trường mua bán nợ: rào cản chính sách và định hướng hoàn thiện, Tài liệu hội thảo khoa học. 52. Lê Thị Thùy Vân, Vương Duy Lâm, VAMC và vấn đề xử lý nợ xấu. 53. Viện Chiến lược ngân hàng (2010), Hệ thống ngân hàng Trung Quốc: Cải cách và phát triển, Hà Nội. 54. World bank group và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Tài liệu tọa đàm chứng khoán hóa nợ xấu. * Tài liệu tiếng Anh 55. Barclay, Michael J and Clifford W Smith (1995), "The Maturity Structure of Corporate Debt", The Journal of Finance, 50(2), 609-31. 56. Basel Committee on Banking Supervision 2002. 57. Brealey, R.A. and Myers SC. (2003), "Principles of Corporate Finance", Tata McGraw-Hill Education. 58. Caprio, G. and D. Klingebiel (1999), "Bank Insolvencies: Cross-Country Experience", Research Working papers, World Bank, 1(1), pp. 1-52. 164 59. Claessens, S.; S. Djankov and D. Klingebiel (1999), "Financial Restructuring in East Asia: Halfway There?", The World Bank, Financial Factor Discussion Paper No 3. 60. De Luna - Martinez, J. (2000), “Management and Resolution of Banking Crises”, World Bank Discussion Paper 413, Washington D.C, pp.52. 61. Dziobek, C.H. and C. Pazarbaşioğlu (1997), "Lessons from Systemic Bank Restructuring: A Survey of 24 Countries", International Monetary Fund. 62. Dziobek, C.H. (1998), "Market-Based Policy Instruments for Systemic Bank Restructuring", International Monetary Fund. 63. George Akerlof (1997), "The Market for 'Lemons': Quality Uncertainty and the Market Mechanism", Quarterly Journal of Economics Magazine. 64. IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004. 65. Ingves, S.; S.A. Seelig and D.He. (2004), “Issues in the Établishment of Asset Management Companies, International Moneytary Fund”. 66. Inwon Song (2002), “Colleteral in loan classification and provisioning”, IMF Working paper. 67. Jonathan Golin, “The bank Credit Analysis Handbook”. 68. Klingebiel, D. (2000), “The Use of Asset Management Companies in the Resolution of Banking Crises: CrossCountry Experience”, World Bank Working Paper 2284. 69. Klingebiel, D. and M. Dado (2002), “Decentralized Creditor-led Corporate Restructuring: Cross-Country Experience”, World Bank Policy Research Working Paper 2901. 70. KPMG (2013), “Global debt sales - Italy”, Report. 71. Merton, R.C. (1974), "On the Pricing of Corporate Debt: The Risk Structure of Interest Rates", The Journal of Finance, 29(2), pp. 449-70. 72. Plummer, Michael G and Reid W Click. (2005), “Bond Market Development and Integration in Asean”, International Journal of Finance & Economics, 10 (2), 133-42. 165 73. School of Public Policy University of Maryland, College Park (2006), “The Asset Management Companies: The Resolution Trust Corporation Model's Application in Resolving China's Banking Problems”. 74. Shinjiro Takagi, Chair, Industrial Revitalization Commission, Japan (2003), “Inauguration and First stage of the Industrial Revitalization Corporation of Japan”, Forum for Asian Insolvency Reform. 75. Vuong Quan Hoang, Tran Tri Dung & Nguyen Thi Chau Ha (2009), “Mergers and Acquisition in Vietnam’s emerging market economy 1990-2009”, CBE Working paper 09/045. 76. Vuong Quan Hoang & Tran Tri Dung (2011), “Vietnam’s Corporate Bond Market 1990-2010: Reflection”, The Journal economic policy and research Vol 6 (1). 77. World Bank (2002), “Bank loan classification and provisioning practices in selected developed and emerging countries”, Report. 78. Yuri Okina (2009), “Activity of IRCJ and Banking Crisis in Japan”, Public Policy Review, Vol 5, No2, November 2009 (Policy Research Institue, Ministry of Finance, Japan).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_luan_an_8183.pdf
Luận văn liên quan