Luận án Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

- Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay sang các nước như kim ngạch, tốc độ151 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong đó có các nước CPTPP, dịch chuyển cơ cấu mặt hàng dệt may và dịch chuyển cơ cấu thị trường, các tiêu chí về lợi thế so sánh thể hiện, chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu, chỉ số thương mại nội ngành. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may với những tác động tích cực và tiêu cực từ môi trường quốc tế, các chính sách của Nhà nước cũng như các yếu tố từ phía doanh nghiệp. Từ đó, luận án đã chỉ ra được 6 thành công, 7 hạn chế và các nguyên nhân từ phía Nhà nước và từ phía doanh nghiệp làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp. - Phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may, trong đó phân tích diễn biến của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đưa ra một số nội dung chính trong CPTPP liên quan đến xuất khẩu dệt may, từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn nếu CPTPP được thực thi. Luận án đã đưa ra được 5 quan điểm, 5 định hướng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp vĩ mô và giải pháp đối với doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, phát triển thương hiệu và thị trường, chuyển đổi từ phương thức sản xuất gia công sang sản xuất trực tiếp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành cũng như trong các doanh nghiệp dệt may nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Kết quả chính trên đây là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận án để phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn.

pdf178 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chóng tới người tiêu dùng và nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hệ thống phân phối. Một số phương pháp như: - Sử dụng đại lý hay chi nhánh bán ở nước trong CPTPP - Liên doanh giữa hai bên bạn hàng sở hữu là một phương pháp rất có hiệu quả trong khai thác các cơ hội xuất khẩu - Sử dụng đại lý độc quyền ở địa phương là phương pháp truyền thống và rất quan trong để tổ chức bán hàng ở các nước CPTPP. Cần lựa chọn những đại lý có kinh nghiệm, chuyên môn và có thể cung cấp thông tin trở lại nước xuất khẩu. Cần quyết định thời điểm thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường khi lựa chọn kênh phân phối hàng dệt may xuất khẩu. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp, đảm bảo giao hàng đúng hạn, chủ động trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, có kế hoạch sản 140 xuất phù hợp khi có đơn đặt hàng là những yêu cầu rất quan trọng đối với hàng dệt may xuất khẩu, giúp hàng dệt may nâng cao sức cạnh tranh khi tham gia CPTPP . 3.4.5. Thu hút vốn đầu tư Để phát triển xuất khẩu ngành dệt may cần thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển dệt may. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu. - Ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng cần được công khai thông tin về hoạt động kinh doanh trong thời điểm hiện tại và dự báo trong tương lai, ngoài ra thông tin về thị trường dệt may xuất khẩu là những yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, lợi nhuận đạt mức cao sẽ tăng tỉ lệ quỹ đầu tư phát triển, giúp tăng nguồn vốn chủ sở hữu. - Hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành dệt may theo chủ trương của Chính phủ. Tỉ lệ các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối sẽ chiếm mức cao. Các doanh nghiệp này được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán cũng là một hình thức thu hút vốn đầu tư hiệu quả, việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ thu hút nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc cổ phần hóa sẽ tác động tích cực tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giúp họ tự chủ trong sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất. Khi đó doanh nghiệp dệt may sẽ lại thu hút được nhiều hơn nữa vốn đầu tư. - Hợp tác liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để hình thành các công ty cổ phần. Hình thức này sẽ phát huy được thế mạnh truyền thống của doanh nghiệp dệt may, vừa thu hút được vốn, trách nhiệm quản lý kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. - Cần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào công nghệ cho ngành dệt may. Khắc phục việc thông tin về công nghệ chưa kịp thời, chưa có các chiến lược phát triển công nghệ cho toàn ngành dệt may. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển xuất khẩu dệt may, nguồn vốn này có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp dệt may phát triển 141 trong giai đoạn đầu. - Ngoài ra, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần phải tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn như chính sách thu hút đầu tư, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải, nguồn lao động có chuyên môn Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may tăng lên nhanh chóng qua các năm. Khi Việt Nam tham gia CPTPP sẽ ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước nhằm sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ trong nước. Để thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện: + Tập trung hình thành các khu công nghiệp dệt may có cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước sạch, xử lý nước thải. + Để đảm bảo các điều kiện về lao động, môi trường chặt chẽ trong TPP, cần bổ sung và điều chỉnh luật lao động cho phù hợp đối với việc sử dụng lao động theo ca; độ tuổi lao động phải được quy định chặt chẽ, phù hợp với quy định quốc tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không được gây ô nhiễm môi trường. + Hoàn thiện khung pháp lý như Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật Hợp đồng, xử lý tranh chấp, mối quan hệ trách nhiệm - quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường. Các văn bản pháp luật phải rõ ràng, cụ thể đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tháo gỡ mọi ách tắc, rào cản đối với hoạt động và sự phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài. + Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, thu hẹp khoảng cách phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan đại diện tại nước ngoài trong việc liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm quảng bá, giới thiệu về sự phát triển của ngành, sản phẩm dệt may trong nước để thu hút đầu tư. 3.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển triển xuất khẩu dệt may phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, trình độ lao động, quản lý. Việt Nam luôn có lợi thế so sánh về nguồn lao động trong công nghiệp dệt may, chi phí lao động của Việt Nam thấp so với khu vực và thế giới. Tuy có nguồn lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ nhưng Việt Nam vẫn thiếu đội ngũ nhân công có tay nghề, được đào tạo chuyên sâu do đó dẫn đến năng suất lao động thấp. Ngoài ra, thực tế là đa số đội ngũ nhân viên quản lý 142 trong các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đều từ các ngành nghề khác chuyển sang, tuy có kinh nghiệm quản lý nhưng lại thiếu kiến thức chuyên ngành, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay, để tận dụng tối đa lợi thế mà CPTPP mang lại, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực đầu tư, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, ngành dệt may cần chú trọng phát triển và quản trị nguồn nhân lực. Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành dệt may, cần phải thực hiện như sau: - Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt may và các trường chuyên ngành dệt may trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cùng với các trường cùng tham gia đào tạo, doanh nghiệp cần đầu tư cho công tác đào tạo, chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào nhân lực có sẵn. - Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may như các trường đại học chuyên ngành về công nghệ dệt may và thời trang, các khoa đào tạo chuyên ngành. Cần có sự cải tiến chương trình đào tạo đáp ứng và theo sát với thực tiễn. Một số nội dung đào tạo bao gồm: đào tạo nghề, đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, các kỹ năng mềm trong lĩnh vực quản trị, phát triển sản phẩm, thiết kế và nghiên cứu thị trường. - Để phát triển và quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa những người lao động, đội ngũ nhân viên, trên cơ sở xây dựng được quan hệ lao động tốt đẹp sẽ tạo sự ổn định, kích thích sự sáng tạo và cống hiến của người lao động. - Hiện nay, để đáp ứng sự dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh từ hình thức gia công sang hình thức sản xuất FOB, ODMsẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu dệt may. ODM là phương thức sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo giá trị cao và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên để thực hiện tốt phương thức sản xuất ODM, ngành dệt may Việt nam cần phát triển đồng bộ ba khâu đó là phát triển sản phẩm, marketing và liên kết chuỗi, trong đó khâu marketing là quan trọng nhất trong việc định hướng sản phẩm cho thị trường. Như vậy, cần đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về marketing, thiết kế sản phẩm để đáp ứng phương thức sản xuất ODM. - Ngoài ra cần tiếp tục triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may bao gồm: + Cần đào tạo đại học và cao đẳng chuyên ngành dệt may, thành lập các trung 143 tâm đào tạo, mở rộng liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài để đào tạo các kỹ sư, công nhân kỹ thuật bậc cao, cán bộ chuyên môn về quản lý, kinh tế có trình độ chuyên sâu về ngành dệt may. + Thông qua tập đoàn dệt may và Hiệp hội dệt may trong việc liên kết đào tạo, triển khai chương trình đào tạo tại nước ngoài các ngành chuyên môn trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và may mặc, thiết kế thời trang, tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động. + Thành lập các trung tâm và các công ty cung ứng lao động dệt may. Như vậy việc cung cấp lao động cho ngành sẽ được chuyên môn hóa, nguồn nhân công cung ứng cho ngành với quy mô lớn, đào tạo tập trung, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. 3.4.7. Nâng cao vai trò của hiệp hội dệt may Hiệp hội dệt may luôn nắm giữ vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước với thị trường nước ngoài. Như vậy, hiệp hội sẽ có vai trò thúc đẩy trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam. Cần tiếp tục nâng cao vai trò của hiệp hội dệt may trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam như sau: - Giữ vai trò thu thập và xử lý thông tin, kết nối với các hiệp hội, cơ quan khác có chức năng liên quan, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác tới các doanh nghiệp. Nếu CPTPP được thực thi ở mức độ nào, hiệp hội dệt may cần có sự tuyên truyền, phổ biến hiệp định tới cộng đồng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nắm vững những quy định, điều khoản trong Hiệp định. Ngoài ra, hiệp hội còn có vai trò cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng tại các nước nhập khẩu trong khối CPTPP. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khi tham gia CPTPP. - Hiệp hội nâng cao vai trò là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, xúc tiến liên kết giữa Nhà nước và các doanh nghiệp để tạo ra tính hệ thống trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may trên cả nước. Để làm tốt vai trò này, cần có sự tăng cường về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về luật pháp và kinh doanh quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội dệt may tham gia vào các tổ chức và Hiệp hội ngành hàng quốc tế như Ủy ban quốc tế về dệt may, đưa ra các ý kiến đề xuất về hoạt động của tổ chức quốc tế nhằm nâng cao vai 144 trò, uy tín của ngành dệt may Việt Nam. Hiệp hội cần phát huy mạnh mẽ vai trò định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu dệt may, tuân thủ chặt chẽ những quy định trong CPTPP mà vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường khác nhau. - Hiệp hội nên thành lập các câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may, vận động các nguồn tài trợ nhằm hỗ trợ về pháp lý, kỹ thuật, đào tạo nhân lực, tiếp cận thị trường thông qua các cuộc hội đàm, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Ngoài ra, cần hợp tác với các tổ chức hiệp hội tại các thị trường nhập khẩu như Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may để cung cấp thông tin kịp thời đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. 3.5. Giải pháp đối với doanh nghiệp 3.5.1. Chủ động về nguồn cung nguyên vật liệu Để chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải phối hợp với các vùng, địa phương trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư vốn, trang bị về kỹ thuật, máy móc cho các địa phương; Mở các lớp hướng dẫn, đào tạo cho người lao động trong việc trồng bông, dâu, nuôi tằm. Từ đó khuyến khích người dân tập trung vào sản xuất, mở rộng sản xuất, tăng năng suất và chất lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Tạo ra sự gắn kết trong việc thu mua nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nơi sản xuất nguyên liệu, có hợp đồng mua bán giữa hai bên để đảm bảo lợi ích cho cả hai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chủ động thu mua được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt, chủ động được về mặt thời gian và số lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Các doanh nghiệp nên có sự chuyên môn hóa trong sản xuất như xây dựng những nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất nguyên phụ liệu tạo ra nguồn xơ, sợi phục vụ cho dệt và may mặc. Như vậy nguyên phụ liệu sẽ được tập trung sản xuất, có sự chuyên sâu vào kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và đảm bảo khối lượng lớn. Khi doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hay thu mua nguyên liệu đầu vào đều cần phải đổi mới phương thức quản lý, đưa ra các chính sách đãi ngộ người lao động nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nguyên liệu đầu vào cho dệt may. Các doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân công có tay nghề cao, am hiểu về kỹ thuật nguồn nguyên vật liệu đầu vào để kiểm tra, kiểm định về chất lượng trước khi 145 thu mua hay đưa vào sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất hàng dệt may. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp sản xuất được rất nhiều sợi và xuất khẩu chủ yếu là sợi (80%) nhưng nguyên liệu sợi lại không đưa được vào sản xuất hàng dệt may vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật do chưa qua những khâu xử lý cần thiết. Do vậy các doanh nghiệp cần đầu tư vào khâu dệt và tẩy nhuộm, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về dệt và sợi. Bên cạnh đó, để tận dụng được nguồn sợi trong nước, đầu tư vào yếu tố kỹ thuật để đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định. Việc phát triển khâu thượng nguồn sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may khi tham gia CPTPP. 3.5.2. Chuyển đổi nhanh từ phương thức sản xuất gia công sang sản xuất trực tiếp Để đáp ứng các yêu cầu trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuyển dịch từ phương thức gia công (CMT) sang các phương thức cao hơn như phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm (OEM/FOB), phương thức sản xuất và thiết kế (ODM) và phương thức cao hơn nữa là phương thức sản xuất có thương hiệu riêng (OBM). Từ đó các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của các nước nhập khẩu trong CPTPP. Chuyển sang các phương thức sản xuất cao hơn, các sản phẩm dệt may cần có thiết kế và thương hiệu riêng sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khi tham gia CPTPP, góp phần phát triển xuất khẩu hàng dệt may. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có năng lực cạnh tranh lớn, đòi hỏi có khả năng cung cấp trọn gói, chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh và thời hạn giao hàng theo nhu cầu của người mua tại các nước nhập khẩu. Do vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện việc dịch chuyển dần từ gia công với tỉ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức xuất khẩu theo FOB và ODM để đáp ứng yêu cầu người mua và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước chưa thực sự đầu tư vào khâu thiết kế mẫu, mẫu mã ít thay đổi, không đa dạng về kiểu mẫu vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Phương pháp OBM yêu cầu các doanh nghiệp phải chú trọng vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Phương thức FOB, ODM đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chủ động với nguồn nguyên phụ liệu là một khâu còn yếu trong toàn ngành dệt may Việt Nam. 146 Do đó sự chuyển dịch từ phương thức CMT sang FOB và ODM, OBM cần xác định những chiến lược phù hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp phải có mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu tại các nước ngoài. Hay nói cách khác, trong chiến lược phát triển thị trường của mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng được chuỗi liên kết với các nhà phân phối tại các nước. Để thực hiện được cần phải: (1) Các doanh nghiệp cần thu thập thông tin về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu và tiếp cận với nhà cung cấp có khả năng cung cấp nguyên liệu mà doanh nghiệp cần và nhà cung cấp phải có sự tin cậy về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng; (2) Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp để nâng cao vị thế của từng doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nhà cung cấp; (3) Tạo ra chuỗi liên kết hoàn chỉnh từ đầu vào nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh. Trong dài hạn, các doanh nghiệp dệt may phải chuyển sang sản xuất các nguyên phụ liệu. Khi đó các doanh nghiệp chủ động hoàn toàn nguồn nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu hàng dệt may. 3.5.3. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại Thiết bị công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình công nghệ, đầu tư mua sắm thiết bị dệt may đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu. Với tính chất đổi mới thường xuyên của hàng dệt may, chu kỳ sản phẩm ngắn trên thị trường đòi hỏi công nghệ phải đổi mới nhanh đáp ứng nhu cầu sản xuất các mặt hàng dệt may đáp ứng được sự thay đổi trên thị trường thế giới. Đối với các phương thức sản xuất trực tiếp như ODM, OBM cần phải có thiết bị, công nghệ hiện đại hơn để có đủ điều kiện sản xuất những sản phẩm thời trang, với nhiều kiểu mẫu, thiết kế đa dạng và phong phú hơn. Các mặt hàng sẽ có chất lượng tốt đảm bảo về số lượng và đơn đặt hàng yêu cầu. Doanh nghiệp luôn phải có các chương trình đào tạo nâng cao năng lực về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ áp dụng vào sản xuất. Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất, đáp ứng được các công đoạn dệt, nhuộm và hoàn tất. Áp dụng khoa học công nghệ vào các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may. Nâng cấp, chú trọng vào các hoạt động giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt may, quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Luôn áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến nhất vào mọi hoạt động trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. 147 Đầu tư công nghệ vào khâu dệt phải tương ứng với khâu may mặc tạo ra sự gắn kết giữa sản xuất sợi, vải và may, nâng cao chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, khi nhập khẩu công nghệ cần phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp, tránh việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, hết tuổi thọ sử dụng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất hàng dệt may. 3.5.4. Định giá phù hợp cho hàng dệt may xuất khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh Giá của hàng dệt may cần phải đáp ứng được sự thay đổi của cung cầu trên thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần đưa ra một chính sách giá phù hợp và phải có sự theo dõi, nghiên cứu chặt chẽ sự biến động của thị trường. Việc định giá sản phẩm dệt may xuất khẩu rất phức tạp, cần phải tính đến hàng loạt các yếu tố như chi phí sản xuất, vận chuyển, bảo quản, điều kiện cạnh tranh, thuế các loại, chi phí bảo hiểm, rủi ro, chi phí nghiên cứu thị trườngThông thường, việc định giá xuất khẩu có thể dựa trên giá bán nội địa cộng thêm cước phí vận chuyển ngoài nước và phí bảo hiểm, chi phí đóng gói hoặc dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh để định giá xuất khẩu sản phẩm. Hiện nay, hàng dệt và may mặc xuất khẩu của Việt Nam có mức giá cạnh tranh so với nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước CPTPP, đây cũng là một trong những lợi thế của xuất khẩu dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các nước. Tuy nhiên, việc định giá còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nguồn đầu vào được sản xuất trong nước sẽ làm giảm chi phí sản xuất, bên cạnh đó cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí, làm giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một yếu tố trong cơ cấu giá là chi phí nhân công, Việt Nam có nguồn lao động rẻ, dồi dào so với các nước trong CPTPP kể cả Malaysia, Mexico, đây là thế mạnh của ngành dệt may, là ưu thế giúp giảm giá thành sản xuất hàng dệt may tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với nhiều nước trong khối. Ngoài những nhân tố trực tiếp còn có các nhân tố gián tiếp tác động tới giá xuất khẩu như sự biến động về tỷ giá, lạm phát và sự ổn định hay suy thoái của nền kinh tế thế giới. Chiến lược định giá cho hàng dệt may xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường cần phải có sự thay đổi phù hợp với thị trường của từng nước xuất khẩu. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên có chiến lược định giá phù hợp với từng loại nhóm hàng, từng thị phần nhất định, mức giá cạnh tranh là điểm mạnh trong thời điểm hiện tại đối với các doanh nghiệp Việt 148 Nam, giúp sản phẩm dễ xâm nhập vào nhiều nhất thị trường các nước, đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau trong thị trường này. Tuy nhiên đối với một số thị trường các nước phát triển cũng nên đưa ra chiến lược định giá cao khi đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ của các thị trường này. 3.5.5. Phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu hàng dệt may Các doanh nghiệp cần mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, duy trì và phát triển các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn trong CPTPP như Nhật Bản, Canada, tiếp tục mở rộng vào các thị trường tiềm năng như Australia, NewZealandĐồng thời thâm nhập vào các thị trường mới mà hiện nay thị phần xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hay chưa xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tại các thị trường này. Từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tránh tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu chủ yếu. Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu riêng, nhằm xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình và nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may thế giới là người mua luôn hướng đến những sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường. Do vậy mục tiêu hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp là cần thiết. Ngoài ra khi xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm dệt may, mặt hàng dệt may của doanh nghiệp cũng dễ xâp nhập và có sức sống lâu bền trên thị trường thế giới nói chung và thị trường CPTPP nói riêng. 3.5.6. Các doanh nghiệp cần tiếp cận đầy đủ các chính sách về dệt may Chính phủ luôn đưa ra các chính sách liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất và xuất khẩu. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ và theo sát các định hướng, mục tiêu từ chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và tìm hiểu về các chính sách liên quan đến ngành dệt may. Doanh nghiệp phổ biến các chính sách tới những nhà quản lý, người lao động. Từ đó các chính sách mới đi vào thực tế, được áp dụng vào thực tiễn và từ đó tạo ra sư gắn kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước, tác động tích cực tới quá trình phát triển xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung. 3.5.7. Nâng cao việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường, lao động 149 CPTPP có những rào cản rất chặt chẽ về môi trường và lao động. Như vậy doanh nghiệp phải nỗ lực cải thiện trong cả quá trình sản xuất ra sản phẩm. Các doanh nghiệp phải trực tiếp xây dựng các khu xử lý chất thải trong quá trình dệt nhuộm, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, đưa ra các giải pháp tiết giảm chất thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động phù hợp với luật pháp và những điều khoản trong các hiệp định. Các nước nhập khẩu luôn chú trọng đến yếu tố trách nhiệm xã hội và môi trường của các doanh nghiệp dệt may tại các nước xuất khẩu nên các doanh nghiệp phải áp dụng các quy chuẩn về môi trường, lao động phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu. Doanh nghiệp cần chủ động nguồn vốn từ nguồn hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước, nguồn vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường, các dự án nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp dêt maytừ đó có sự chuyển đổi kịp thời, đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường, lao động quy định trong CPTPP. 3.5.6. Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tuy có nguồn lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ nhưng vẫn thiếu đội ngũ nhân công có tay nghề, được đào tạo chuyên sâu, do vậy cần có các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả nhất như việc tăng cường vai trò của từng người lao động trong công ty từ cấp quản lý tới công nhân. Khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ công nhân viên, tạo ra sự yêu thích và hăng say trong công việc. Ngoài việc đào tạo, khuyến khích và sử dụng hiệu đội ngũ nhân công, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới công tác tuyển dụng nhân sự, lựa chọn những người có chuyên môn phù hợp, tay nghề tốt để xây dựng một lực lượng lao động có chất lượng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải kết hợp với các cơ sở đào tạo để mở các lớp, các khóa đào tạo về chuyên ngành dệt may như: (1) Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, cán bộ pháp chế, công nhân lành nghề; (2) Đào tạo các khóa về thiết kế, phân tích vải, kỹ năng về quản lý, sản xuất; (3) Kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước và nước ngoài; (4) Mở rộng và củng cố hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may tạo sự phát triển bền vững của công nghiệp dệt may. 150 KẾT LUẬN Hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Phát triển xuất khẩu hàng dệt may luôn là mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia khác nhau. Để phát triển xuất khẩu hàng dệt may cần phải có sự phát triển quy mô xuất khẩu trong đó có gia tăng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo các yếu tố về môi trường và xã hội. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, trình độ sản xuất còn yếu, năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công, đội ngũ nhân công tay nghề chưa cao, thiếu kĩ năng và chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn. Từ đó dẫn đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may chưa thực sự phát triển, nguyên nhân tác động từ cả yếu tố vĩ mô và các yếu tố từ doanh nghiệp. Với xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP sẽ tạo ra môi trường tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may của mỗi quốc gia tham gia, mở ra những thuận lợi cũng như khó khăn đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, NCS đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)” (nay là CPTPP) với mục đích nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng dệt may, thực tiễn phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP. Nội dung luận án bao gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng dệt may của một quốc gia. Trong đó, đưa ra các khái niệm và nội hàm các khái niệm về xuất khẩu, phát triển xuất khẩu, phát triển xuất khẩu hàng dệt may; Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu hàng dệt may trong đó có các phương pháp xác định có thể lượng hóa được. Đồng thời, làm rõ và phân tích các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may bao gồm các yếu tố thuộc môi trường quốc tế, yếu tố vĩ mô và yếu tố thuộc doanh nghiệp. - Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay sang các nước như kim ngạch, tốc độ 151 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong đó có các nước CPTPP, dịch chuyển cơ cấu mặt hàng dệt may và dịch chuyển cơ cấu thị trường, các tiêu chí về lợi thế so sánh thể hiện, chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu, chỉ số thương mại nội ngành. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may với những tác động tích cực và tiêu cực từ môi trường quốc tế, các chính sách của Nhà nước cũng như các yếu tố từ phía doanh nghiệp. Từ đó, luận án đã chỉ ra được 6 thành công, 7 hạn chế và các nguyên nhân từ phía Nhà nước và từ phía doanh nghiệp làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp. - Phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may, trong đó phân tích diễn biến của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đưa ra một số nội dung chính trong CPTPP liên quan đến xuất khẩu dệt may, từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn nếu CPTPP được thực thi. Luận án đã đưa ra được 5 quan điểm, 5 định hướng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp vĩ mô và giải pháp đối với doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, phát triển thương hiệu và thị trường, chuyển đổi từ phương thức sản xuất gia công sang sản xuất trực tiếp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành cũng như trong các doanh nghiệp dệt may nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Kết quả chính trên đây là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận án để phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ [1] (2013), Dự báo tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, Số 6 (12/2013). [2] (2015), Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng dệt của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, Số 17 (10/2015). [3] (2016), Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tạp chí Thương mại, Số 24 (12/2016). [4] (2017), Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng hàng dệt may Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, Số 137 (5/2017). 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Lê Quốc Ân (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2015, Đề tài nghiên cứu của Hiệp hội dệt may Việt Nam. 2. Bộ Công Thương (2014), Quyết định số 3218/QĐ-BCT về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3. Bộ Công Thương - Cục Xúc tiến thương mại (2009), Việt Nam tham gia WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may, Báo cáo thực hiện theo yêu cầu của Dự án “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam – VIE/61/94”. 4. Bộ Công Thương (2010), Nghiên cứu đánh giá tính khả thi của TPP đối với Việt Nam, đề xuất chủ trương và các giải pháp tham gia TPP. 5. Bộ Công Thương (2010), Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO, NXB Công Thương 6. Chỉ thị 47/2004/CTTTg ngày 22 tháng 12 năm 2004 về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu 7. Hoàng Văn Châu (2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vấn đề tham gia của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, mã số: KX.01.10/11-15. 8. Nguyễn Thị Hoài Dung (2010), Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế: 62.31.09.01, mã thư viện Quốc gia: LA.10.0659.3 9. Đại sứ quán Đan Mạch (2011), Giới thiệu về lĩnh vực dệt may tại Việt Nam. 10. Đỗ Thị Đông (2011), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 154 11. Phạm Thu Giang (2007), “Phân tích, tổng hợp các nội dung cụ thể có liên quan đến hiệp định, các điểm phù hợp và không phù hợp của nghị định, thông tư, quyết định của Bộ, Chính phủ, Quốc hội trong phạm vi ngành dệt may”, Báo cáo 12. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (Bản dịch tiếng Việt) 13. Nguyễn Hoàng (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. 14. Phan Thúc Huân (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Thị Dung Huệ (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập KTQT, Luận án Tiến sĩ Kinh tế: 62.31.07.01, Mã thư viện Quốc gia: LA 12.0419.3 16. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), “Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1; tr.30-4 17. Hoàng Thị Thúy Nga (2012), Nghiên cứu tính kinh tế theo quy mô (Economies of scale) của các doanh nghiệp may Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế: 62.31.03.01 18. Luật Thương mại Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 19. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2010), Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, đề tài NCKH Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 20. Nguyễn Hoàng Long (2005), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 21. Phạm Thị Lụa (2014), Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại. 22. Phạm Thị Lụa (2014), Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TPP, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 55, Trường Đại học Ngoại thương. 23. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội. 24. Niên giám Thống kê 2015, Tổng cục Thống kê Việt Nam. 155 25. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng Cộng sản việt Nam về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 26. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. 27. Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường, có quy định ưu đãi về vốn đầu tư đối với các Dư án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường. 28. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. 29. Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2008/ NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực trong đó có môi trường. 30. Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. 31. Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. 32. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. 33. Nguyễn Hồng Nhung, Vũ Đức Cường (2011), ngành dệt may và da giầy Việt Nam sau 20 năm phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 34. Đinh Công Khải, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 35. Thân Danh Phúc (2004), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế. 36. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB Lao động Xã 156 hội. 37. Viện dệt may Việt Nam (2009), Những rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may Việt Nam, Nhà xuất bản Bách Khoa - Hà Nội. 38. Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. 39. Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN ngày 31 tháng 7 năm 2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. 40. Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. 41. Quyết định số 1483/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về Ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. 42. Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 về Phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. 43. Quyết định số 9029/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 44. Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 45. Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2010 phê duyệt chương trình phát triển cây bông Việt Nam. 46. Quyết định số 1255/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 27 tháng 10 năm 2010 về thành lập Hiệp hội bông sợi Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Hiệp hội bông vải Việt Nam và Hiệp hội sợi Việt Nam. 47. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. 48. Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại 157 Quốc gia. 49. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. 50. Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2011), “Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ở Việt Nam”. 51. Thông tư 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu. 52. Hồ Trung Thanh (2012), Nghiên cứu dự báo tác động của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương. 53. Phạm Thị Bích Thu (2009), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công nghiệp dệt may Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế: 62.31.09.01, mã thư viện Quốc gia: LA08.0776.3 54. Hồ Tuấn (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng Công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Nghiên cứu điển hình từ ngành dệt may Việt Nam), Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 55. Nguyễn Anh Tuấn (2015), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2015. 56. Lê Thanh Tùng (2005), Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Luận án Tiến sĩnh Kinh tế: 62.31.07.01, Mã thư viện Quốc gia: LA 05.0423.3 57. Nguyễn Thị Tú (2010), Nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc Gia. 58. Đào Văn Tú (2009), Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 59. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 158 2011-2020, định hướng đến năm 2030. 60. Nguyễn Hoàng Việt (2010), Luận cứ khoa học nhằm phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần ngành may Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại. 61. VCCI (2011), “Báo cáo điều tra cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập - ngành dệt may”, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. 62. Phạm Thị Hồng Yến (2014), “Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TPP”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 55, Trường Đại học Ngoại thương. Tiếng Anh 63. Brock R. Williams, 2013, Trans – Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic Analysis (Các quốc gia tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Lợi thế so sánh trong thương mại và các phân tích kinh tế), Congressional Research Service, Washinton DC. 64. Cathy Sauceda Zimmerman, Quy tắc xuất xứ cho hàng hóa theo FTA, Hội thảo Quy tắc xuất xứ hàng hóa và thủ tục hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA của Hoa Kỳ, 05/12/2012 65. Changzhou, Optimization of Textile and Garment Industrial Chain, Promoting Industries - International Competitiveness, Department of Economy and Trade, Textile Garment Institute, China. 66. Cross Mark (2015), Impact of the Trans – Pacific Partnership on China’s Textiles and Apparel Exports: A Quantitative Analysis (Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương tới xuất khẩu dệt may Trung Quốc: Phân tích định lượng) 67. Deborah Elms and C.L.Lim, 2012, The Trans – Pacific Partnership (TPP) – Negotiations: Overview and Prospects (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng quan và triển vọng), NXB Trường đại học Quốc gia Singapore. 68. Dorothea C. Lazzaro, Erlinda M. Medalla, 2006, Rules of Origin: Evolving best practices for RTAs/FTA (Quy tắc xuất xứ: Tiến trình thực hành tốt nhất cho RTA/FTA), Philippine Institute for Development Studies (Viện Nghiên cứu Phát triển Philippin) 159 69. Embassy of Denmark (2010), “Overview of the Textile and Garment Sector in Vietnam”, B2B Programme November 2010. 70. Hildegunn Kyvik Nordas (2003), The global textile and clothing industry post the Agreement textiles and clothing, World trade Organization. 71. Matt Berdine, Erin Parrish, Nancy L.Cassill (2008), Measuring the Competitive advantage of the US Textile and Apparel Industry (Đo lường lợi thế so sánh của công nghiệp dệt và may mặc Hoa Kỳ),Annual Conference, Boston MA. 72. Michaela D. Platzer (2014), US Textile Manufacturing and the Trans – Pacific Partnership Negotiations (Sản xuất dệt may của Hoa Kỳ và các cuộc đàm phán của Hiệp định TPP), Congressional Research Service. 73. Nasim yousaf (2001), Import and Export of Apparel & Textiles - Part I: Export to USA, Part II: Import from Pakistan. 74. Nigam Ashutosh (2015), Textile Export Marketing Framework: Issues and challenges. 75. Dr Sanchita Banerjee Saxena, Veronique Salze - Lozac’h (2010), Competitiveness in the Garment and Textiles Industry: Creating a supportive environment (Khả năng cạnh tranh trong ngành dệt và may mặc Bangladesh: tạo ra một môi trường hỗ trợ), Occasional Paper No1. 76. Sheng-Yu, Chien, Chin-Jung, Wang, The Impacts of the Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement on Taiwanese Economy, National Cheng Chi University - International Business. 77. Peter A. Petri and Michael G. Plummer, 2012, The trans - Pacific Partnership and Asia - Pacific Integration: Policy Implications (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và gợi ý chính sách hội nhập khu vực Châu Á Thái Bình Dương), Number PB12-16, Peterson Institute for International Economics (Viện Kinh tế Thế giới Peterson). 78. Jodie Keane and Dirk Willem te Velde, The role of textile and clothing industries in growth and development strategies, Investment and Growth 160 Programme, Overseas Development Institute, 7 May 2008. 161 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM Kính thưa Quý vị! Phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam luôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam và trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phiếu điều tra khảo sát này nhằm mục đích thu thập thông tin về thực trạng một số yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, từ đó có thể đề xuất những giải pháp thích hợp đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp dệt may. Những câu trả lời của Quý vị sẽ cung cấp thông tin thiết thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu, vì vậy rất mong nhận được sự phối hợp của Quý vị cho cuộc điều tra khảo sát được diễn ra thuận lợi. Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Quý vị. Phần 1: Thông tin chung về Doanh nghiệp Tên doanh nghiệp:. Địa chỉ:.. Điện thoại: Fax:. Email:.. Website:.. Tên người trả lời: Chức danh: Xin vui lòng đánh dấu (x) hoặc trả lời những thông tin phù hợp về doanh nghiệp: 1. Loại hình doanh nghiệp: □ DN Nhà nước □ DN Liên doanh □ DN tư nhân □ DN có vốn đầu tư nước ngoài 162 2. Năm thành lập doanh nghiệp:. 3. Vốn đầu tư (Vốn đăng ký):.. 4. Tổng số người lao động trong doanh nghiệp:.. 5. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Phần 2: Nhận thức của doanh nghiệp về một số yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may Xin vui lòng khoanh tròn vào những đáp án phù hợp 6. Quý vị cho biết các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Chưa XK XK SL ít Trung bình XK nhiều Tất cả a. Thị trường Hoa Kỳ 1 2 3 4 5 b. Thị trường EU 1 2 3 4 5 c. Thị trường Nhật Bản 1 2 3 4 5 d. Thị trường Hàn Quốc 1 2 3 4 5 e. Thị trường khác (Tên:..) 1 2 3 4 5 7. Quý vị cho biết mức độ doanh nghiệp tìm hiểu về một số yếu tố quốc tế tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may Các yếu tố môi trường quốc tế Chưa biết Biết Ít Trung bình Biết nhiều Biết rất nhiều a. Yếu tố về cung cầu, cạnh tranh 1 2 3 4 5 b. Chính sách của nước nhập khẩu 1 2 3 4 5 c. Các quy định và thông lệ quốc tế 1 2 3 4 5 d. Các yếu tố kinh tế quốc tế 1 2 3 4 5 e. Sự phát triển khoa học công nghệ 1 2 3 4 5 163 8. Quý vị cho biết mức độ nhận biết của doanh nghiệp về các chính sách của Nhà nước tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Tên các chính sách Chưa biết Biết Ít Trung bình Biết nhiều Biết rất nhiều a. Chính sách hội nhập 1 2 3 4 5 b. Chính sách phát triển hạ tầng 1 2 3 4 5 c. Chính sách về môi trường và lao động 1 2 3 4 5 d. Chính sách thị trường và xúc tiến xuất khẩu 1 2 3 4 5 e. Chính sách mặt hàng và thương nhân 1 2 3 4 5 f. Các Chính sách khác 1 2 3 4 5 9. Quý vị cho biết mức độ tự cung về nguyên vật liệu cho hoạt động xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp Không có Có ít Trung bình Có nhiều Hoàn toàn a. Nguồn bông, xơ 1 2 3 4 5 b. Nguồn sợi 1 2 3 4 5 c. Vải 1 2 3 4 5 d. Bán thành phẩm 1 2 3 4 5 e. Nguyên vật liệu khác 1 2 3 4 5 10. Quý vị cho biết doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu theo phương thức nào Tên phương thức sản xuất Không có Có ít Trung bình Có nhiều Tất cả a. CMT (Gia công) 1 2 3 4 5 b. OEM/FOB (Mua nguyên liệu, bán thành phẩm) 1 2 3 4 5 c. ODM (Sản xuất và thiết kế) 1 2 3 4 5 d. OBM (Sản xuất có thương hiệu riêng) 1 2 3 4 5 e. Phương thức sản xuất khác 1 2 3 4 5 164 11. Quý vị cho biết mức độ thương hiệu của hàng dệt may xuất khẩu và của doanh nghiệp Chưa có TH Có chút ít TH Trung bình TH mạnh TH rất mạnh a. Thương hiệu của sản phẩm 1 2 3 4 5 b. Thương hiệu của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 c. Thương hiệu của Quốc gia 1 2 3 4 5 d. Cả 3 cấp thương hiệu trên 1 2 3 4 5 12. Quý vị cho biết trình độ tay nghề lao động trong doanh nghiệp Không có Có ít Trung bình Có nhiều Rất nhiều a. Lao động chưa qua đào tạo nghề 1 2 3 4 5 b. Lao động đào tạo tại chỗ 1 2 3 4 5 c. Công nhân kỹ thuật (Trung cấp, cao đẳng) 1 2 3 4 5 d. Kỹ sư, cử nhân (Đại học) 1 2 3 4 5 e. Sau Đại học 1 2 3 4 5 13. Doanh nghiệp nhận biết mức độ điều chỉnh các chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu dệt may Các chính sách liên quan Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều a. Chính sách hội nhập 1 2 3 4 5 b. Chính sách phát triển hạ tầng 1 2 3 4 5 c. Chính sách về môi trường và lao động 1 2 3 4 5 d. Chính sách thị trường và xúc tiến xuất khẩu 1 2 3 4 5 e. Chính sách mặt hàng và thương nhân 1 2 3 4 5 f. Các Chính sách khác 1 2 3 4 5 165 14. Doanh nghiệp tự đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để phát triển xuất khẩu hàng dệt may Tên các yếu tố Rất thấp Thấp Trung bình Tốt Rất tốt a. Nguồn cung nguyên vật liệu 1 2 3 4 5 b. Chuyển đổi từ gia công sang sản xuất trực tiếp 1 2 3 4 5 c. Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may 1 2 3 4 5 d. Phát triển thị trường và thương hiệu 1 2 3 4 5 e. Trình độ tay nghề của người lao động 1 2 3 4 5 f. Các yếu tố khác 1 2 3 4 5 15. Mức độ hỗ trợ của các tổ chức sau như thế nào trong việc giúp đỡ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu dệt may Rất thấp Thấp Trung bình Tốt Rất tốt a. Các cơ quan Bộ, ngành 1 2 3 4 5 b. Các cơ quan địa phương 1 2 3 4 5 c. Hiệp hội Doanh nghiệp Dệt may Việt Nam 1 2 3 4 5 d. Các tổ chức khác 1 2 3 4 5 ., ngày, thángnăm. Người tham gia khảo sát (Ký tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_xuat_khau_hang_det_may_viet_nam_khi_tham.pdf
Luận văn liên quan