Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân hiểu biết vấn đề DBHB và “tự diễn biến” gắn với tuyên
truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên về nhiệm
vụ của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủnhận con đường đi
lên CNXH của nước ta trong thời kỳmới.
Từng bước đưa vào các cấp học, bậc học các chuyên đề đấu tranh
chống DBHB và tiến đến hình thành môn học trong hệthống giáo dục nước ta
đểnâng cao nhận thức cho toàn xã hội vềâm mưu của các thếlực thù địch đối
với công cuộc xây dựng và bảo vệTổquốc Việt Nam XHCN.
Đổi mới cách đưa thông tin, nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu
thông tin trong xã hội. Nhân dân phải được thông tin nhanh, kịp thời ngay cả
với những vấn đềnhạy cảm như kỷluật cán bộsai phạm vềchính trị. Nhu cầu
thông tin trong thời đại ngày nay là rất lớn, càng bưng bít càng làm cho tính tò
mò trỗi dậy, khi thiếu thông tin nên độc giảphải tìm kiếm thông tin từcác đài,
trang web phi chính thống. Và, hệquảlà xã hội bịmất định hướng thông
tin. Đồng thời, cần tuyên truyền sâu rộng vềchủtrương, biện pháp đấu tranh
chống DBHB, chống quan điểm sai trái để cán bộ, đảng viên và nhân dân
nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của các thếlực và đối sách của ta trong
cuộc đấu tranh này.
155 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh lực lượng trong đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp, vì vậy
nó là sản phẩm của điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Trong
điều kiện nước ta hiện nay không có sự cần thiết khách quan để
lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa
đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu đậy ngay
tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động, phục thù
trong nước và từ nước ngoài trở về hoạt động chống Tổ quốc,
chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt
khoát không chấp nhận. [37 - tr.32]
Vì vậy, nhiệm vụ của công tác tư tưởng, lý luận trước yêu cầu mới là:
Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác
120
các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta,
làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình
thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Như
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói : “tại các nước tư bản phát triển các cuộc
bầu cử được coi là tự do, dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay
đổi các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự
chuyên chế của các tập đoàn tư bản.” [111 - tr.5]. Dĩ nhiên, trong cơ chế nhất
nguyên về chính trị, phải cảnh giác và đề phòng với xu hướng độc đoán,
chuyên quyền vi phạm dân chủ.
Thứ ba, tiếp tục nâng cao nhận thức của cả xã hội về CNXH ở Việt
Nam để chủ động xây dựng “hệ miễn dịch”về tư tưởng.
Trong nhóm giải pháp này cần tập trung những lĩnh vực sau:
Một là, giữ vững và tăng cường để hệ tư tưởng XHCN trở thành
tư tưởng thống trị trong toàn xã hội.
Phát triển lý luận về CNXH, làm rõ con đường đi lên CNXH của Việt
Nam là hết sức cần thiết. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là
điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Điều đó phụ thuộc vào
trình độ tư duy lý luận của Đảng. Đó là sự nhận thức đúng đắn và hành động
phù hợp với hệ thống quy luật khách quan, trong đó các quy luật đặc thù của
chủ nghĩa xã hội ngày càng chi phối mạnh mẽ phương hướng phát triển chung
của xã hội. Theo đó, nhiệm vụ đầu tiên đối với công tác lý luận cần tập trung
nghiên cứu, giải quyết trong thời gian tới là: Nghiên cứu, vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm rõ
những giá trị bền vững; làm rõ những vấn đề cần bổ sung và phát triển cho
phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý
luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, rút
ra những kết luận đúng đắn, khắc phục những quan niệm sai lầm hoặc lỗi
thời. Đồng thời cần tuyên truyền, giải đáp kịp thời, thỏa đáng và có sức thuyết
121
phục những vấn đề lý luận và thực tiễn mà nhân dân quan tâm. Tiếp tục làm
sáng rõ nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước
ta chính là tạo ra cơ sở khoa học cho cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ
nhận, chống phá.
Quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự
bùng nổ ngày càng phổ biến của công nghệ thông tin, đặt lĩnh vực tư tưởng, lý
luận trước những thách thức gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Sự giao lưu, cọ xát,
tư tưởng sẽ diễn ra hàng ngày. Đảng ta xác định:
Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày
càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn. Trong đó, chúng luôn coi
tư tưởng, lý luận là những trận địa tiến công, là khâu đột phá. Tấn
công Đảng cộng sản trước hết tấn công vào tư tưởng, lý luận... Cho
nên, cuộc đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh tư tưởng trong những năm
tới sẽ gay gắt hơn nhiều, khó khăn và phức tạp hơn so với những
năm qua. [36 - tr.38-39]
Vì vậy, cần thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao
sự nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Muốn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân “miễn dịch” trước sự
tấn công của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước theo
con đường XHCN thì một trong những vấn đề cấp bách, có tính cốt yếu nhất
hiện nay là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước thấm nhuần trong quần chúng.
Cần tạo ra được không khí, nhu cầu tìm hiểu đối với chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước. Khi đã nhận thức đúng, hiểu rõ bản chất của hệ tư tưởng
122
XHCN thì dù những thông tin sai trái có thâm độc đến mấy cũng khó có thể
tác động, lay chuyển được nhận thức.
Cần đổi mới phương thức tuyên truyền, phát huy hết lợi thế của mạng
thông tin toàn cầu (internet) tăng cường cung cấp thông tin, quan điểm đúng
đắn của Đảng, Nhà nước trên các báo, đài, trang tin điện tử, nhằm nâng cao
nhận thức, ý thức, bản lĩnh chính trị của quần chúng nhân dân. Tuyên truyền
kịp thời, sâu rộng, có hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc
đổi mới.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc “học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn xã hội để xây dựng nền tảng đạo đức của
toàn xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kiên quyết và có biện
pháp hữu hiệu đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống, sự suy thoái về tư tưởng
chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuyên truyền, biểu
dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Thường xuyên đưa lên báo, đài,
trang tin điện tử những bài viết về thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới trên
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đổi mới phương thức, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo
dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thành tựu của công
cuộc đổi mới một cách phong phú, hấp dẫn. Việc tìm hiểu hệ tư tưởng XHCN
phải ngày càng trở thành nhu cầu trong toàn xã hội, và trở thành một hệ giá trị
xã hội cơ bản ở nước ta.
Hai là, đưa vào nội dung giảng dạy những tri thức cơ bản giúp học
sinh, sinh viên nhận thức rõ con đường đi lên CNXH và góp phần đấu tranh
với các quan điểm sai trái.
Với mưu đồ hình thành lực lượng lâu dài về sau, nên các thế lực thù
địch đã tập trung tác động vào thế hệ trẻ, họ xem đây như chiến lược con
123
người nhằm chuyển hóa tư tưởng của học sinh, sinh viên, phai nhạt dần lý
tưởng cộng sản. Học sinh, sinh viên là những lực lượng trẻ, có tri thức lại
nhanh nhạy với cái mới và là đối tượng của DBHB. Kinh nghiệm thế giới cho
biết, các cuộc biểu tình, đấu tranh, gây sức ép đối với chính quyền đương
nhiệm diễn ra ở các nước thời gian qua, dù được tổ chức, chỉ đạo của lực
lượng nào thì học sinh, sinh viên, thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt.
Trước mắt, các Bộ, Ban ngành hữu quan (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Công
An, Ban Tuyên giáo Trung ương…) cần phối hợp, kết hợp trong xây dựng, triển
khai và áp dụng các nội dung về âm mưu DBHB của lực lượng thù địch, về con
đường đi lên CNXH ở nước ta trong sách giáo khoa ở các cấp học, bậc học, nhất
là cấp phổ thông theo hướng phong phú về nội dung, đa dạng về phương pháp
và phù hợp với đối tượng tác động, giúp họ hiểu được âm mưu, hành động phản
động của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
Tiếp đến, cần giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để lan rộng những
vấn đề phức tạp nảy sinh trong nhà trường phổ thông và đại học, không để các
lực lượng thù địch, phản động lợi dụng vào tuyên truyền phá hoại tư tưởng,
lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập trong học sinh, sinh viên. Hiện nay vấn đề
lối sống, quan niệm sống, cách nhìn nhận về những vấn đề chính trị - xã hội
của đất nước trong học sinh, sinh viên rất đáng báo động: tình trạng xem
nhẹ những vấn đề thuộc chính trị, khoa học xã hội nhân văn, khuynh hướng
thương mại hóa các lĩnh vực nhất là giáo dục, đào tạo, xem đồng tiền là qui
chuẩn để định giá trị đang diễn ra khá phổ biến trong lực lượng trẻ. Cần
có biện pháp giải quyết những khó khăn, bức xúc trong học tập, sinh hoạt đời
sống của học sinh, sinh viên, có chủ trương, phương án giải quyết kịp thời
những vấn đề liên quan như: chính sách về học phí, học bổng, việc làm, nhất
là việc làm đối với những học sinh, sinh viên chọn nghề theo khoa học Mác -
Lênin, khoa học xã hội nhân văn…
124
Phối hợp giữa các cơ quan chức năng với lãnh đạo nhà trường ngăn
chặn và đẩy lùi những biểu hiện thoái hóa về đạo đức, lối sống, tăng cường
giáo dục đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên. Giáo dục lòng yêu nước,
tự hào dân tộc, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay - chủ nhân
tương lai của đất nước trong tiếp bước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con
đường XHCN. Và dĩ nhiên, con đường nhanh nhất đạt được mục đích đó
là tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những nội dung liên quan đến con đường
đi lên CNXH và sự cảnh giác với âm mưu phủ nhận con đường đi lên CNXH
ở nước ta.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với học
sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trên
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó chú ý xem xét đến vấn đề an ninh chính
trị quốc gia trong quá trình hợp tác giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các môn học thuộc
khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối Đảng
cộng sản, pháp luật của Nhà nước, qua đó tăng cường giáo dục chính trị -
tư tưởng trong đội ngũ trí thức trẻ, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao nhận
thức về lập trường, quan điểm chính trị, chống lại mọi biểu hiện sai lệch
về nhận thức và hành động sai trái.
Ba là, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, đề cao cảnh giác trước
các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Thường xuyên tổ chức việc học tập, quán triệt và kiểm tra đốc thúc việc
thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, qui định của Nhà nước liên quan
đến cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên
CNXH của nước ta, tuyên truyền nội bộ kết hợp với công khai trên các
phương tiện truyền thông về âm mưu DBHB của các lực lượng thù địch, về
bản chất các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị, nhằm giúp cho các giai
125
tầng trong xã hội, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng đủ sức “đề kháng”
trước các quan điểm chống CNXH.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân hiểu biết vấn đề DBHB và “tự diễn biến” gắn với tuyên
truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên về nhiệm
vụ của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi
lên CNXH của nước ta trong thời kỳ mới.
Từng bước đưa vào các cấp học, bậc học các chuyên đề đấu tranh
chống DBHB và tiến đến hình thành môn học trong hệ thống giáo dục nước ta
để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về âm mưu của các thế lực thù địch đối
với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đổi mới cách đưa thông tin, nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu
thông tin trong xã hội. Nhân dân phải được thông tin nhanh, kịp thời ngay cả
với những vấn đề nhạy cảm như kỷ luật cán bộ sai phạm về chính trị. Nhu cầu
thông tin trong thời đại ngày nay là rất lớn, càng bưng bít càng làm cho tính tò
mò trỗi dậy, khi thiếu thông tin nên độc giả phải tìm kiếm thông tin từ các đài,
trang web … phi chính thống. Và, hệ quả là xã hội bị mất định hướng thông
tin. Đồng thời, cần tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, biện pháp đấu tranh
chống DBHB, chống quan điểm sai trái để cán bộ, đảng viên và nhân dân
nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của các thế lực và đối sách của ta trong
cuộc đấu tranh này.
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn
4.2.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô tạo cơ sở cho thắng lợi của cuộc đấu
tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam, rất cần tới sự hỗ trợ của các giải pháp ở tầm vĩ mô. Chính
việc giải quyết thành công vấn đề này tạo cơ sở thực tiễn quan trọng nhất cho
việc khẳng định tính đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
126
Một là, phát triển lực lượng sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, tiếp tục hoàn
thiện quan hệ sản xuất XHCN, để khẳng định trên thực tế tính đúng đắn của
việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng CNXH, phải có cơ sở vật chất, kỹ
thuật hiện đại, do vậy, khách quan đặt ra phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, và, trong hoàn cảnh hiện nay muốn phát triển kinh tế theo hướng hiện
đại, phải gắn với kinh tế trí thức, mới tạo ra được năng suất lao động cao -
nhân tố đảm bảo cho CNXH chiến thắng CNTB.
Sản xuất phát triển, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện,
vị thế đất nước được nâng cao... là những chứng minh thực tế cho tính đúng
đắn của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước ta. Theo đó, nội dung
đấu tranh giai cấp về tư tưởng hiện nay cũng phải phục vụ cho mục tiêu đó.
Đảng ta xác định:
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay
là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước
nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội; chống áp bức,
bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và
hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân
tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh,
nhân dân hạnh phúc. [33 - tr.22,23]
Hai là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN.
Các quan điểm sai trái thường lấy những thiếu sót trong quản lý kinh tế
thị trường ở nước ta để phủ nhận CNXH như: tình trạng kinh doanh không
hiệu quả của một số doanh nghiệp nhà nước, cơ chế, chính sách chưa đồng
bộ, thiếu thống nhất, vấn đề sở hữu, quản lý, trong doanh nghiệp nhà nước
127
chưa tốt, các yếu tố thị trường vận hành chưa thông suốt, cạnh tranh không
lành mạnh vẫn còn tồn tại…
Chính vì thế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN là điều kiện
quan trọng với nước ta vừa khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế kinh tế
vừa phản bác các luận điệu xuyên tạc. Hiện nay, nền kinh tế nước ta còn gặp
những trở ngại, khó khăn: tính ổn định, bền vững trong phát triển kinh tế; qui
mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng, tiến bộ xã hội…Đảng ta đã
chỉ rõ cần tập trung nghiên cứu và làm rõ hơn về mặt lý luận vấn đề: hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, một trong ba khâu đột phá
nằm trong chiến lược phát triển đất nước thời gian tới.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực
hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đây là mục tiêu và thể hiện bản chất dân
chủ của chế độ XHCN. Sự thành công của nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng mà còn ở mức sống
thực tế của mọi tầng lớp dân cư về y tế, giáo dục, khoa học…đều phát triển,
phân hóa giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức, truyền thống, bản sắc văn
hoá dân tộc được giữ vững, môi trường sống được bảo vệ.
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN cần đáp
ứng được cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu - quản lý - phân phối, gắn
với công bằng xã hội. Khi đời sống mọi mặt của nhân dân không ngừng được
cải thiện và nâng cao thì sẽ tạo ra rào chắn hiệu quả trước các luận điệu xuyên
tạc của kẻ thù, tăng lòng tin vào con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam, của dân, do dân, vì dân.
Thực hành dân chủ XHCN, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân
dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm thắng lợi của cách mạng, của
công cuộc đổi mới, của cuộc đấu tranh chống DBHB. Chúng ta đã làm được
nhiều việc lớn, có tác dụng tích cực, song phải thấy rằng, trong lĩnh vực rất hệ
128
trọng này, còn nhiều việc cần phải làm để hiện thực hóa với phương châm:
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Thời gian tới, cần kiên quyết chỉ đạo việc thể chế hóa các quan điểm
của Đảng về vấn đề dân chủ, quyền làm chủ, quyền giám sát phản biện của
nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng; làm rõ hơn
nữa, cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ”. Nghiên cứu, kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới mạnh mẽ và nâng cao
chất lượng toàn diện của hệ thống đó, bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc
cao nhất là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân trên cơ sở Đảng lãnh đạo và
Nhà nước quản lý.
Cần thấy rằng việc thiết lập chế độ dân chủ cho đa số là rất khó khăn.
Xây dựng nền dân chủ cho số đông là việc làm chưa có tiền lệ thành công,
nên trong bước đi, cách làm vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết và có cả sai
lầm. Dĩ nhiên, chế độ dân chủ mới đó sẽ bị đem ra đối chiếu so sánh, buộc
phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ và
cả sự tuyệt đối hóa giá trị dân chủ tư sản...
Nhiệm vụ của cách mạng XHCN sau khi giành được chính quyền, phải
biết sử dụng có hiệu quả quyền lực nhà nước đó để xây dựng những
thể chế kinh tế, chính trị, xã hội mới, trong đó nhân dân lao động từng bước
trở thành người làm chủ xã hội, là chủ thể tối cao của quyền lực, đó chính
là bản chất của dân chủ XHCN.
Để có môi trường thực thi dân chủ, bảo vệ lợi ích của nhân dân phải kết
hợp được tập trung và dân chủ. Dân chủ và kỷ cương nằm trong sự thống
nhất, tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện, tiền đề tồn tại và phát triển của
nhau, Đảng ta khẳng định: “Cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều
trái với bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, xét về thực chất,
dân chủ gắn liền với kỷ cương, có khuôn khổ, trong vòng trật tự. Không thể
có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cương.” [32 - tr.12,13]
129
Trong quá trình xây dựng chế độ dân chủ, xây dựng nhà nước thực sự
mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động, thì mọi hoạt động của các
thể chế kinh tế, chính trị, xã hội đều được đặt dưới sự kiểm tra giám sát của
nhân dân, do vậy trong quá trình đó, không thể không phát huy tính chủ động
sáng tạo của nhân dân lao động, và, cũng rất rõ ràng rằng, nhiệm vụ chính trị
trong đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở
nước ta đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các cấp, các ngành và các tầng
lớp nhân dân, việc phát huy được tính chủ động sáng tạo, sự tham gia tự giác,
tích cực của nhân dân là vấn đề mang ý nghĩa sống còn.
Điều này càng quan trọng trong bối cảnh: một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin
vào CNXH, xem việc đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường
đi lên CNXH ở nước ta là việc của cơ quan chuyên môn. Phát huy dân chủ
XHCN, là động lực và là mục tiêu của quá trình xây dựng và bảo vệ CNXH ở
nước ta.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao tính hiệu quả trong đấu
tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Một là, tổng kết thực tiễn để phát triển và hoàn thiện những nội dung lý
luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn, đúc rút những vấn đề lý luận,
giải đáp được những nội dung cơ bản như: kinh tế thị trường định hướng
XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; đảng viên Đảng cộng sản làm kinh
tế tư nhân...chính là nhiệm vụ hữu cơ của cuộc đấu tranh bảo vệ con đường đi
lên CNXH ở nước ta.
Tiếp tục làm sáng rõ nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi
lên CNXH của nước ta, tập trung vào các vấn đề: độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH; giải quyết mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát
130
triển; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân, phân công và giám sát quyền lực trong Nhà nước đó; giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, giữa đổi mới và ổn định; giữa độc
lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế; nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái
về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
vẫn diễn ra nghiêm trọng… Đây là những vấn đề lớn đòi hỏi công sức, trí tuệ
của toàn xã hội trước hết là nhiệm vụ của những người làm công tác lý luận -
tư tưởng.
Hai là, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ làm công tác
trên mặt trận lý luận, tư tưởng.
Để cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam đạt hiệu quả và giành được thắng lợi trong cuộc chiến này
đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ cán bộ lý luận giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng. Họ phải là
đội ngũ tiên phong và tinh nhuệ trong cuộc chiến đấu chống các quan điểm
phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Hiện nay “đội ngũ làm công tác lý luận thiếu về số lượng, đặc biệt thiếu
những chuyên gia đầu đàn có khả năng tổng kết và phát hiện những vấn đề về mặt
lý luận... Muốn đất nước thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, trước hết
Đảng phải thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển về lý luận.” [36 - tr.45]
Thời gian tới cần chú trọng nội dung: tiếp tục thực hiện chủ trương giải
phóng tư tưởng, phát huy dân chủ trong khoa học cho những người làm công
tác nghiên cứu lý luận.
Vấn đề tự do tư tưởng hiện nay vẫn còn rất nhiều điều để bàn, song,
thực tế những năm qua, nếu không có tự do tư tưởng thì không thể đưa ra
những đột phá về các vấn đề: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
131
XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; đảng viên làm kinh tế tư
nhân…Giải phóng tư tưởng, dân chủ hóa đời sống nghiên cứu khoa học thì
mới nâng cao được chất lượng phản biện xã hội, hình thành hệ thống lý luận
bám sát thực tế. Khi phân tích nguyên nhân của sự lạc hậu về lý luận ở nước
ta hiện nay, có ý kiến cho rằng: “Chúng ta chưa dám phát động tư tưởng, giải
phóng tư tưởng, tự do tư tưởng cho nên nghiên cứu theo định hướng có sẵn,
còn nặng nề theo tư duy giáo điều, do vậy ít sáng tạo, ít phát triển.” [36 -
tr.44]
Việc phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong nghiên cứu lý luận là rất
cần thiết và cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhằm khai thác tiềm năng
sáng tạo và trí tuệ phong phú của các cán bộ nghiên cứu lý luận. Cần khuyến
khích tranh luận về những vấn đề thực tiễn đặt ra trên nguyên tắc tập
trung dân chủ. Với những ý kiến khác với quan điểm, chủ trương, chính
sách…cần được xem xét khoa học, có cơ quan chức năng để nghiên cứu, để
có những giải đáp hoặc trả lời thỏa đáng, không nên thành kiến đối với những
người có những ý kiến thiểu số.
“Khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động
lý luận.” [35-tr.49]. Để công tác lý luận ngang tầm với yêu cầu, nhiệm
vụ tình hình mới cần tạo điều kiện mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng,
khai thác tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu lý luận phục vụ sự nghiệp đổi
mới theo định hướng XHCN.
Ba là, tạo ra và liên kết thêm nhiều lực lượng, tăng thêm nhiều
diễn đàn đấu tranh để bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Để chiến thắng trong cuộc đấu tranh phức tạp này, chúng ta phải tổ
chức được nhiều lực lượng chuyên trách động viên cả xã hội tham gia cuộc
chiến này; theo đó, cần phải:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, tổ chức
lực lượng trong các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị, xã hội trong cuộc đấu
132
tranh chống quan điểm sai trái. Hội đồng Lý luận Trung ương, Cấp ủy các
cấp, các ban, ngành liên quan cùng giới lý luận nước ta cần đẩy mạnh cuộc
đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái và góp phần làm thất bại âm mưu
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch xuyên tạc sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước theo con đường XHCN. Tổ chức các lực lượng chuyên
nghiệp kịp thời đấu tranh, ngăn chặn không để các quan điểm sai trái phát tán
trong xã hội hoặc có điều kiện gây ảnh hưởng xấu đến các tầng lớp nhân dân.
Lập ra tổ chức chuyên đấu tranh trực diện đối với những phần tử cơ hội
chính trị, lệch lạc tư tưởng, trong tổ chức đó gồm có đội ngũ cán bộ “vừa
hồng, vừa chuyên” làm công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục chính trị - tư
tưởng, am tường thực tiễn. Xây dựng tổ chức chuyên trách để đấu tranh, phản
bác các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta, với những
chuyên gia “đầu ngành” giỏi về lý luận, những cây bút “luận chiến” sắc bén.
Huy động lực lượng các nhà lý luận “đầu ngành” về lý luận chính trị,
các chính trị gia, những người có uy tín trong cộng đồng tham gia viết bài để
“luận chiến”, vừa lý giải thuyết phục những vấn đề khách quan, khoa học
trong thực tiễn cuộc sống vừa đấu tranh trực diện, vạch trần âm mưu của các
quan điểm sai trái thù địch xuyên tạc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc theo con đường XHCN.
“Chống” phải gắn liền với “xây”, theo đó gắn liền với công tác đấu
tranh chống địch phá hoại về tư tưởng chính trị cần tăng cường công tác quản
lý nội bộ, xây dựng lực lượng, trong sạch về tổ chức, không để kẻ thù lợi
dụng chống phá.
Tạo thêm và sử dụng nhiều diễn đàn, nhiều hình thức đấu tranh phê
phán của xã hội, với các hình thức linh hoạt và rộng mở, bình dân để người
dân có thể tham gia bằng cách của mình, tự giác đấu tranh với những quan
điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
133
Đối với một số người có quan điểm lệch lạc cần có sự đánh giá, phân
hóa và có hình thức thuyết phục hoặc xử lý thích hợp. Với những người có
nhận thức lệch lạc, mơ hồ, “non yếu” về bản lĩnh chính trị, lập trường tư
tưởng cần sử dụng các biện pháp: đối thoại, thuyết phục, giáo dục, cảm hóa để
họ từ bỏ quan niệm sai lệch…
Đối với các lực lượng phản động cần nghiêm khắc xử lý hành vi phạm
pháp. Những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật và ngoan cố chống đối
thì phải kiên quyết xử lý kịp thời tránh tình trạng lây lan gây mất ổn định
về chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thứ hai, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi giai tầng trong xã hội,
phối hợp giữa các cấp, các ngành để nghiên cứu, khảo sát thực tế, tổng kết
thực tiễn, làm sao để có một môi trường cho người nghiên cứu nắm bắt thực
trạng một cách khách quan, tránh được sự che giấu, biến dạng, nhiễu thông
tin. Vấn đề này thường diễn ra ở các địa phương, do vậy, vai trò phối hợp của
các địa phương và Trung ương là rất quan trọng, từ đó mới tiến hành nghiên
cứu có kết quả tốt.
Về nguyên tắc, chúng ta kiên quyết bác bỏ những luận điệu vu khống,
xuyên tạc của các thế lực thù địch. Nhưng, những ý kiến hoài nghi, những
nhận thức chưa đầy đủ về CNXH thì cần được đối thoại.
“Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” nhiều người có lương tâm trong
sáng, trách nhiệm vì dân vì nước, ý kiến của họ tâm đắc với đất nước, với thời
cuộc, nhưng nhiều khi, ý kiến đó bị “chụp mũ”, còn bản thân tác giả có khi
bị “trù dập”. Từ đó, những thiện chí, vì sự đổi mới của dân tộc, những suy tư,
trăn trở với thời cuộc chưa được động viên, khai thác. Vì lẽ đó, cần có cơ chế
tranh luận hiệu quả, để mọi tầng lớp nhân dân, mọi giai tầng trong xã hội góp
ý cho sự nghiệp cách mạng.
134
Vấn đề là, cần tránh cách làm hình thức. Chúng ta nhiều lần đưa ra các
Dự thảo văn kiện chính trị quan trọng để trưng cầu ý dân, nhưng chế tài
cụ thể, quy định cụ thể lại chưa đầy đủ. Vấn đề nào nên lấy ý kiến rộng rãi,
vấn đề nào phải đưa ra yêu cầu bắt buộc lấy ý kiến góp ý, lấy ý kiến xong
phúc đáp ra sao… Đôi khi các ý kiến không được phản hồi nên, người góp ý
không hiểu ý kiến của mình đúng hay sai, được tiếp thu đến đâu. Nếu các cơ
quan chức năng không tiếp thu, phản hồi, nói rõ lý do vì sao chưa chấp
nhận… thì người dân mới thấy mình thực sự được tôn trọng . Do đó, để phát
huy dân chủ, để phản biện xã hội thực sự phát huy hiệu quả, cần có cơ chế
pháp lý rõ ràng. Cần một tinh thần khoa học, cầu thị và công tâm, công lý để
đổi mới, phát triển lý luận, qua đó xây dựng sự đồng thuận xã hội.
Thứ ba, chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần
cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận. Đầu tư phát triển mạnh những cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và những cơ sở trực tiếp phục vụ cho công tác
tư tưởng, lý luận của Đảng theo hướng: hiện đại về cơ sở vật chất - trang thiết
bị; đủ và có chất lượng về nguồn nhân lực, có chính sách trọng dụng và ưu đãi
tương xứng đối với những người làm công tác này.
Cần tổ chức các nghiên cứu để chọn lựa những kinh nghiệm hay của
thế giới vận dụng sáng tạo phù hợp thực tiễn Việt Nam. Trong quan hệ quốc
tế cũng phải chú ý đáp ứng yêu cầu nghiên cứu những vấn đề lý luận phục
vụ xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ta; trước
tiên cần tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận hiện còn cần thêm các giải
đáp như kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự...
Cần quan tâm hơn nữa tới đời sống của đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý
luận không chỉ bằng việc tạo ra môi trường, cơ chế làm việc thuận lợi mà còn
phải chăm lo cụ thể cho cuộc sống hàng ngày của họ.
135
Khi lý tưởng, lý luận XHCN đã thâm nhập vào từng cán bộ, đảng viên
và người dân, sẽ tạo sự đồng thuận xã hội và “hệ miễn dịch” về tư tưởng làm
thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Từ đó, cuộc đấu tranh bảo
vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam sẽ phát huy tác dụng to lớn, chuyển
hóa thành sức mạnh của sự nhất trí chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ chế độ XHCN ở nước ta.
136
KẾT LUẬN
Từ thực tiễn và lý luận, cuộc đấu tranh chống những quan điểm phủ
nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta được thực tế xác nhận là yêu cầu
khách quan của sự nghiệp đổi mới. Kẻ thù tư tưởng của chúng ta biết rõ việc
phủ nhận con đường đi lên CNXH sẽ có tác dụng to lớn đến việc gây mơ hồ,
lung lạc ý chí trong nội bộ ta và toàn xã hội. Chúng cũng rất dày công với
nhiều thủ đoạn thâm độc để xuyên tạc, chống phá. Mục tiêu của chúng là kích
động sự “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”, tạo sự bất ổn, tâm trạng bất an trong
xã hội tiến tới phủ nhận con đường phát triển theo định hướng XHCN. Trên
thực tế chúng cũng đã gây không ít xáo trộn về tâm trạng, tư tưởng trong xã
hội. Nhận thức rõ và đấu tranh phê phán những quan điểm phủ nhận, kiên
quyết đập tan mọi quan điểm phản động sai trái, xuyên tạc qua đó khẳng định
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là nhiệm vụ chiến lược của lĩnh vực tư
tưởng - lý luận hiện nay.
Muốn đấu tranh, phê phán có hiệu quả với các quan điểm sai trái phủ
nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay, trước tiên cần tìm hiểu
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là gì và đấu tranh để bảo vệ con đường
đó cần quán triệt những yêu cầu, tiêu chí cơ bản nào. Theo đó, yêu cầu đầu
tiên của cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH
ở Việt Nam là tính khoa học, được định hướng và có tổ chức; cuộc đấu tranh
đó phải vừa kịp thời vừa thường xuyên; vừa có tính chuyên nghiệp - chuyên
môn, vừa có tính nhân dân - đại chúng; đó là cuộc đấu tranh trên nhiều
phương diện, bằng nhiều phương tiện.
Tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả của cuộc đấu tranh phê phán quan
điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là, bảo vệ tính khoa học
và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, giữ vững định hướng XHCN trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội; khẳng định tính đúng đắn của con đường đi
137
lên CNXH ở Việt Nam, góp phần xây dựng đồng thuận xã hội, thống nhất ý
chí trong toàn Đảng, toàn dân; phân định rõ chủ thể của những tư tưởng sai
trái và chủ thể của những tư tưởng lệch lạc khi phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam; hình thành được đội ngũ cán bộ lý luận vừa hồng, vừa
chuyên trong đấu tranh, thường xuyên đổi mới phương pháp cho phù hợp với
tình hình; công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước không ngừng
được nâng cao.
Trên cơ sở nhận dạng rõ những quan điểm phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam hiện nay, mới nắm bắt được những nội dung cơ bản của
các luận điệu đó. Về đại thể, các luận điệu của chúng là: xuyên tạc, bôi nhọ
nhằm tiến tới phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ
nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản trong sự nghiệp tổ chức và xây dựng xã hội mới; bác bỏ tính định
hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường; xuyên tạc quá trình xây dựng
nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, xuyên tạc động lực phát triển đất nước quá
độ lên CNXH. Nắm bắt được chủ thể, thủ đoạn và tác hại của các quan điểm
phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở nước ta đang diễn ra trong bối cảnh khá phức tạp và đã đặt ra nhiều
thách thức với cuộc đấu tranh này, không ít những hạn chế, sai lầm trong thực
tiễn đổi mới đã tạo cơ hội cho sự chống phá con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam, cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam diễn ra đồng thời với quá trình đổi mới tư duy về CNXH, cho nên
phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ quan trọng này, Đảng ta thường xuyên
quan tâm chỉ đạo cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” và “tự diễn
biến”, chính vì vậy, cuộc đấu tranh này đã thu được những thành tựu quan
trọng: bước đầu đã khẳng định và bảo vệ được chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
138
tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; giữ vững
được định hướng XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó khẳng
định tính đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; nâng cao nhận
thức của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu hoạt động
DBHB của các thế lực thù địch và đã phân định được chủ thể của những
tư tưởng phủ nhận và lệch lạc... Từ đó: âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù được
vạch mặt; niềm tin của nhân dân vào Đảng và sự nghiệp đổi mới ngày càng
được củng cố; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cường
và phát huy.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cuộc đấu tranh chống các
luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH, còn nhiều hạn chế, bất cập: công
tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn
chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt; chưa làm tốt công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh, phản bác các
quan điểm mơ hồ, cơ hội, sai trái, thù địch còn bị động, hiệu quả thấp.
Từ đó, cuộc đấu tranh này đang đặt ra nhiều vấn đề: công tác nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn chưa đáp ứng nhu cầu làm rõ hơn con đường
đi lên CNXH ở nước ta; tính chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên trách và tính
đại chúng của cuộc đấu tranh chưa đạt tới mức cần thiết và có sự gắn bó,
tương hỗ; còn thiếu nhiều yếu tố khuyến khích cho cuộc đấu tranh tư tưởng -
lý luận; các thế lực thù địch chống phá con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
bằng nhiều thủ đoạn, ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Để bảo vệ và giữ vững chế độ XHCN cần tổng kết rút kinh nghiệm và
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh
chống các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Luận án nêu các quan điểm chỉ đạo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả đấu tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái phủ nhận con đường
đi lên CNXH ở nước ta. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, tác
139
động qua lại lẫn nhau, trong đó trọng tâm nhất là: trung thành và sáng tạo với
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng,
vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh chống quan điểm phủ nhận con đường đi
lên CNXH ở nước ta.
Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái và lệch
lạc, bảo vệ và ngày càng làm rõ hơn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam sẽ
là một sự nghiệp lớn cần đến rất nhiều nỗ lực cả về thực tiễn và lý luận của
toàn Đảng, toàn Dân tộc ta. Luận án này mong muốn được là một đóng góp
nhỏ vào sự nghiệp lớn đó ./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN LUẬN ÁN
1. Ngô Hoàng Anh (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội san Nghiên cứu -
trao đổi lý luận và thực tiễn. Trường Chính trị tỉnh Kon Tum.
2. Ngô Hoàng Anh (2011), Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tạp chí lý luận
chính trị và Truyền thông, số tháng 10/2011.
3. Ngô Hoàng Anh (2011), Những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả của
cuôc đấu tranh phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2011.
4. Ngô Hoàng Anh (2012), Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tạp
chí Lý luận chính trị, số 7+8/2012
äc viÖn ChÝnh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Anh (2011), Chiếm phố Wall và mặt trái của chủ nghĩa tư bản, Báo
Nhân nhân hằng tháng số 175/11-2011.
2. Báo Nhân dân ra ngày 28/02/2012
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai
trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam,
Nxb CTQG, Hà Nội.
4. Z. Brzezinski, (1999) Bàn cờ lớn, Nxb CTQG dịch và ấn hành.
5. Hoàng Chí Bảo (2008), Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân
văn, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê (2001) Một số vấn đề về định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nxb CTQG Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Bình (2008), Vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa,
Nxb CTQG, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Bình (2006) Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng quan đề tài KX 01- 01, Hà Nội, 2006.
9. Nguyễn Đức Bình (2009), Phòng và chống nguy cơ “tự diễn biến”. Tạp
chí Tuyên giáo số 10/2009.
10. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003) Góp phần nhận
thức thế giới đương đại, Nxb CTQG, Hà Nội.
11. Nguyễn Tiến Bình (2009) Phòng, chống “diễn biến hòa bình” và “cách
mạng màu” ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
12. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010) Báo chí với công tác tuyên truyền,
đấu tranh chống các luận điệu sai trái, Nxb Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội.
13. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995 tập 3.
14. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 4.
15. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1994, tập 7.
16.C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập Nxb CTQG Hà Nội, 1993, tập 13.
17.C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập,Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 17.
18. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 18.
19. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập19.
20. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội 1994,tập 21.
21. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội 1995,tập 22.
22. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2002, tập 23.
23. C.Mác-Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1994,tập 26.
24. Nguyễn Văn Cư (2002) Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi
mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Triết học - Thư viện Học viện CT - HC
Quốc gia Hồ Chí Minh.
25. Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư ban hành ngày 04/01/2002 về Tăng
cường cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và hoạt động tán phát
tài liệu chống Việt Nam.
26. Nhà xuất bản Hồ Nam, Trung Quốc (1991) Cuộc đọ sức giữa hai chế độ
xã hội- Bàn về chống diễn biến hòa bình, Nxb CTQG xuất bản bằng
Tiếng Việt tháng 6-1994.
27. PGS.TS Đỗ Lộc Diệp, TS. Đào Duy Quát, PGS.TS Lê Văn Sang (2003)
Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, Hà Nội
28. Đảng cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VI,
Nxb ST Hà Nội.
29. Đảng cộng sản Việt Nam, (1991) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VII,
Nxb ST Hà Nội.
30. Đảng cộng sản Việt Nam, (1991) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST Hà Nội.
31. Đảng cộng sản Việt Nam, (1996) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần
thứ VIII, Nxb CTQG Hà Nội.
32. Đảng cộng sản Việt Nam (1997) Văn kiện hội nghị lần thứ ba BCHTW
khóa VIII, Nxb CTQG Hà Nội.
33. Đảng cộng sản Việt Nam, (2001) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ IX ,
Nxb CTQG, Hà Nội.
34. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW
khóa X, Nxb CTQG Hà Nội.
36. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết
hội nghị Trung ương 5 khóa X, Nxb CTQG Hà Nội.
37. Đảng cộng sản Việt Nam (2007) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51. Nxb
CTQG, Hà Nội.
38. Đảng cộng sản Việt Nam (2007) Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 53 Nxb
CTQG Hà Nội.
39. Đảng cộng sản Việt Nam (2005) Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận
thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006) Nxb CTQG Hà Nội.
40. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn Kiện Hội nghị lần thứ sáu/BCHTW
khóa X-Nxb CTQG Hà Nội.
41. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XI,
Nxb CTQG Hà Nội.
42. Đảng cộng sản Việt Nam (2012) Văn kiện hội nghị lần thứ tư BCHTW
khóa XI, Nxb CTQG Hà Nội
43. Nguyễn Văn Giang (2011), Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, Tạp
chí Cộng sản số 823.
44. Kết luận số 38- KL/BCT ngày 02-02-2009 của Bộ Chính trị - Tiếp tục
thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 14-10-2006 của Bộ Chính trị về Tăng
cường lãnh đạo bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới.
45. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia kỷ niệm 140 năm ngày sinh V.I.Lê nin
(2010), Nxb Chính Trị - Hành Chính.
46. Vương Xuân Lai - Kim Chí Hạo (2004), Những bí ẩn của lịch sử thế giới
đương đại, Nxb Hà Nội.
47. Dương Phú Hiệp (2001) Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài KX.01.04 Hà Nội 2001
48. Tân Tử Lăng, (2007) Mao Trạch Đông Ngàn năm công tội Nxb Thư Tác
Phường ấn hành ở Hồng Kông năm 2007. Thông Tấn xã Việt Nam dịch ra
tiếng Việt.
49. Lê Cự Lộc - Trần Khang - Vũ Hoàng Địch...,(2003) Lịch sử chủ nghĩa
Mác tập I, II, III, IV, Nxb CTQG Hà Nội.
50. Lại Ngọc Hải (2008), Bóc lột cách nhìn và ứng xử, Nxb CTQG Hà Nội.
51. Trần Văn Hải - Nguyễn Khắc Thân - Nguyễn Khắc Thanh (2001), Lý luận
của V.I.Lênin về phân chia thị trường thế giới và những biểu hiện mới
trong giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội.
52. Lưu Kim Hâm (2004), Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI (Người
dịch sang tiếng Việt: Đại tá Minh Giang), Nxb Văn hóa - Thông tin.
53. Phạm Ngọc Hiền (2010), Phòng chống “diễn biến hòa bình” và “cách
mạng màu” ở Việt Nam Nxb CTQG Hà Nội.
54. Vũ Văn Hiền - Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình,
thành tựu và kinh nghiệm Nxb CTQG Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2002, tập 2
56. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tập 4
57. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tập 6
58. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1996, tập 7
59. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 8
60. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tập 9
61. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG H, 1995, tập 10
62. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG H, 2000, tập 12.
63. Hội đồng Lý luận Trung ương (2002) Vững bước trên con đường đã chọn,
Nxb CTQG, Hà Nội
64. Hội đồng Lý luận Trung ương (2004) Lẽ phải của chúng ta, Nxb CTQG,
Hà Nội.
65. Hội đồng Lý luận Trung ương (2011) Đảng Cộng sản Việt Nam - Trách
nhiệm trước dân tộc và lịch sử, Nxb CTQG - ST, Hà Nội.
66. Hội đồng Lý luận Trung ương (2011) Dân chủ, nhân quyền - Giá trị toàn
cầu và đặc thù quốc gia, Nxb CTQG - ST, Hà Nội
67. Vũ Hữu Ngoạn (2011), Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là tất yếu
khách quan, Tạp chí Cộng sản số 823 (tháng 5/2011).
68 Lê Hữu Nghĩa (2002), Thời đại chúng ta và sức sống của Chủ nghĩa Mác -
Lênin; Nxb CTQG, Hà Nội.
69. Nguyễn An Ninh (2006), Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb CTQG Hà Nội.
70. Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đến triển vọng của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG Hà Nội.
71. Lý Đại Nguyên (2010), Chính đảng viên cộng sản Việt Nam đòi bỏ Chủ
nghĩa Mác - Lênin, đăng trên trang web-
48205048.html, ngày 06/04/2010.
72. Nguyễn Văn Oánh (1996) Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp
chí Công tác Tư tưởng Văn hóa số 5-1996
73. Nguyễn Văn Oánh (1996) Về khái niệm định hướng XHCN Tạp chí Cộng
sản số 4/tháng 2-1996
74. Nguyễn Văn Oánh (2008) Phê phán những quan điểm lệch lạc, sai trái và
thù địch về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa
học của Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học - Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
75. Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?
76.
ntrung.shtml
77. Hậu quả của chủ nghĩa Mác - Lênin đối
với nhân loại.
78.
79. ngày 21/3/2006 Thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
80. ngày 19/9/2009
81. 2009-11-04, Cần luận thuyết thích hợp cho Việt
Nam phát triển mạnh.
82. Đừng tiếc nuối những gì
mà loài người đã loại bỏ đi.
83.Lữ Phương ày
11/4/2005
84. 17/6/2007
85. Lữ Phương, Xã hội công dân (
studies.info/luphuong/luphuong-xahoicongdan.htm)
86. Hà sỹ Phu, Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí
tuệ. (
343tq83a3q3m3237nvn&cochu)
87. Hà Sỹ Phu Chia tay ý thức hệ,
(
tq83a3q3m3237nvn)
88. www.viet-studies.info/kinhte/DuThaoHienPhap.pdf
89. Nguyễn Quốc Phẩm - Đỗ Thị Thạch (2010), Một số khía cạnh nhận thức
mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb
CTQG Hà Nội.
90. Hoàng Phê (1998) - Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
91. Hoàng Phê (2010) - Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
92. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và nhận thức lý
luận, Nxb CTQG Hà Nội.
93. Nguyễn Trọng Phúc (2009), Chủ nghĩa Mác - Lê nin với quá trình phát
triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam , Tạp chí LLCT 8/2009.
94. Vũ Văn Phúc (2009), Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội.
95. Đào Duy Quát (2002), Phê phán các quan điểm sai trái, Tạp chí Thông
tin công tác tư tưởng, Hà Nội.
96. Phạm Ngọc Quang - Trần Đình Nghiêm (2001) Thời kỳ mới và Sứ mệnh
của Đảng ta, Nxb CTQG Hà Nội.
97. Lê Minh Quân (2010), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện
nay, Nxb CTQG Hà Nội.
98. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2005) Nhìn
lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta 1986-2005, tập 1, Nxb
Lý luận Chính trị.
99. Tô Huy Rứa (2009), Trao đổi lý luận lần thứ hai giữa Đảng cộng sản Việt
Nam và Đảng cộng sản Nhật Bản, Nxb CTQG Hà Nội.
100. Nguyễn Văn Thanh (2008), Vì sao kinh tế thị trường là phương tiện,
kinh tế nhà nước là chủ đạo? Nxb CTQG Hà Nội.
101. Phạm Tất Thắng (2009) Một số vấn đề cần chú trọng trong công tác tư
tưởng hiện nay. Tạp chí Cộng sản số 7/2009
102. Phạm Tất Thắng (2010) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác
tư tưởng lý luận, Nxb CTQG Hà Nội.
103. Dương Thông (1994) Một số vấn đề về “diễn biến hòa bình” và chống
“diễn biến hòa bình” ở nước ta. Nxb CTQG Hà Nội.
104. Thông tấn xã Việt Nam (Số 26 tháng 6/2009), Nhìn lại hiện tượng các
Đảng cộng sản và chính đảng cánh tả lên nắm quyền thông qua bầu cử.
105. Thông Tấn xã Việt Nam, Những vấn đề chính trị xã hội , số 26 (tháng
6/2009)
106. Trần Doãn Tiến “Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên
mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay” (2010) ký hiệu kho tư liệu LA-TS 00001079, Thư viện Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
107. Tổng cục II - Bộ Quốc phòng (1994) dịch và xuất bản Hãy cảnh giác với
cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn
biến hòa bình của tác giả người Trung Quốc - Lưu Đình Á
108. Nguyễn Thanh Tuấn (2009) C.Mác, V.I.Lênin với chủ nghĩa xã hội trong
thời đại ngày nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
109. Nguyễn Phú Trọng (2001) Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
110. Nguyễn Phú Trọng (2008) Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội.
111. Nguyễn Phú Trọng (2012) Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội - nhìn từ thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 835 tháng
5 năm 2012
112. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - Trung tâm nghiên
cứu Trung Quốc (2003), Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI Đảng
cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội Hà nội.
113. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, (1998) Các văn kiện Quốc tế về
quyền con người, Nxb CTQG Hà Nội.
114. Đào Duy Tùng (1994) Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
115. Đỗ Thế Tùng, (5/2011) Quan điểm của C.Mác về sỡ hữu và việc vận
dụng vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Cộng sản số 823.
116. Nguyễn Chí Trung (2010) Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay,
Nxb CTQG Hà Nội.
117. Lê Minh Vụ - Trương Thành Trung - Nguyễn Bá Dương (đồng chủ biên
2010), Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong ý thức người dân Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội.
118. Lê Minh Vụ (2009) Phòng, chống “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG Hà Nội.
119. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1974, tập 4.
120. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 6.
121. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1975, tập 11.
122. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1963, tập 23.
123. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1980, tập 25.
124. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1963, tập 26.
125. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1980, tập 27.
126. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1981, tập 30.
127. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 31.
128. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1976, tập 33.
129. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 35.
130. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 36.
131. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 37.
132. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 38.
133. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 39.
134. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 40.
135. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 41.
136. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1979, tập 42.
137. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1976, tập 43.
138. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 44.
139. V.I.Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ngo_hoai_anh_3066.pdf