Luận án Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006)

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Danh mục chữ viết tắt Mục lục các bảng biểu Mục lục MỞ ĐẦU . . 1-13 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN TPHCM ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (1986 - 2006) 1.1 TPHCM và những vấn đề xã hội cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và hội nhập 1.1.1 Những vấn đề chung . . 14-16 1.1.2 Thực trạng đời sống, việc làm của nhân dân và sự phân hóa giàu nghèo . . 16-18 1.1.3 Tệ nạn xã hội và những bất ổn về trật tự an toàn xã hội . . 18-19 1.1.4 Những phức tạp trên lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật . 19-21 1.2 Chính sách của Đảng bộ và chính quyền TPHCM đối với các vấn đề xã hội 1.2.1 Chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và đời sống . 24-31 1.2.2 Chương trình xóa đói giảm nghèo . . 31-38 1.2.3 Chính sách về an ninh - trật tự an toàn xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội . 39-46 1.2.4 Giải quyết các vấn đề xã hội khác 46-52 CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ TPHCM THAM GIA THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ (1986 - 2006) 2.1 Thực trạng đời sống, điều kiện lao động của phụ nữ TPHCM 2.1.1 Điều kiện lao động và đời sống của lao động nữ TPHCM .54-59 2.1.2 Trình độ lao động nữ . .59-63 2.1.3 Lao động nhập cư . 63-69 2.2 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với các chương trình trợ vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ thành phố 2.2.1 Các chương trình trợ vốn . 70-85 2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống phụ nữ-trẻ em. 86-91 2.3 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm 2.3.1Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ TPHCM . . 91-102 2.3.2 Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM . 102-107 2.4 Phụ nữ TPHCM tham gia phòng chống tệ nạn mại dâm, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu ‘‘ ba giảm’’ của thành phố (2001-2005) 2.4.1 Thực trạng mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh . 108-113 2.4.2 Phụ nữ TPHCM với họat động phòng chống mại dâm . 113-125 CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHỤ NỮ TPHCM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (1986 - 2006) VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO THỜI GIAN TỚI 3.1 Hiệu quả hoạt động của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện chính sách xã hội của thành phố 3.1.1 Hiệu quả của các chương trình trợ vốn, xóa đói giảm nghèo . 126-135 3.1.2 Hiệu quả của chương trình đào tạo nghề, thực hiện các chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ . .135-137 3.1.3 Hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm . 137-148 3.2 Những giải pháp cho thời gian tới 3.2.1 Duy trì, phát triển các mô hình hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo . 151-153 3.2.2 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm . 153-164 3.2.3 Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu “ba giảm”, tăng cường phòng chống tệ nạn mại dâm . . 165-177 KẾT LUẬN . . 178-186 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 187-215 PHỤ LỤC . . 216-281 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do, mục đích chọn đề tài: Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính quyền Nhà nước hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, giới, trong xã hội. Nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục tiêu của chính đảng cầm quyền và của chính quyền Nhà nước. Các nội dung của chính sách xã hội gắn bó mật thiết với đời sống con người như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chương trình nhân đạo - từ thiện Trong đó, xóa đói giảm nghèo không chỉ là chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Sau 20 năm đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986-2006), bên cạnh tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển xã hội nhờ có sự đổi mới tư duy trong việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội. Đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày càng tăng, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã và đang được thực hiện như chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, các quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương đã được thành lập, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước đóng vai trò nòng cốt. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một thành phố lớn của Việt Nam với tổng dân số đến năm 2006 là 6.424.519 người, nếu kể cả dân tạm trú có hơn 8 triệu 2 người (chiếm tỷ lệ 6,6% dân số của cả nước) [9], là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, là đầu mối quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế. Từ vị trí và tầm quan trọng như đã nêu trên, cùng với chủ trương phát triển kinh tế, TPHCM đặc biệt coi trọng việc thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội và đã đạt được những thành quả quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên, các nhu cầu thiết yếu của người dân được cải thiện. Phong trào toàn xã hội chăm lo đồng bào nghèo mang lại kết quả thiết thực, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội rộng lớn: đã làm giảm hộ nghèo; trợ cấp người già yếu neo đơn, mất sức lao động; khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm ngàn người; đem lại “Nụ cười cho trẻ thơ”, “ánh sáng cho người mù nghèo bất hạnh”; mái ấm, lớp học tình thương cho trẻ em lang thang đường phố; “xóa đói thông tin” cho đồng bào nghèo ở vùng nông thôn xa đô thị; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng ở thành phố và một số tỉnh bạn; đỡ đầu chăm sóc hàng ngàn thương binh nặng và người thân của liệt sĩ; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, phong trào “ba giảm” (giảm tội phạm, ma túy và mại dâm) Những việc làm đó cùng với các hoạt động từ thiện, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, hỏa hoạn ở thành phố và các tỉnh bạn, là thành tựu nổi bật về xã hội của Đảng bộ và nhân dân thành phố [47]. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở TPHCM do công sức đóng góp của toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố. Trong bối cảnh chung đó, ý thức được vai trò, trách nhiệm và những điều kiện đặc thù của giới, phụ nữ TPHCM thông qua tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ (sau đây gọi tắt là Hội phụ nữ - Hội) và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác đã tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội, có những cố gắng to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề trực tiếp tác động đến việc phát huy khả năng của phụ nữ chưa được giải quyết tốt đã hạn chế sự đóng góp của phụ nữ đối với công việc chung. Sự bình đẳng về giới, địa vị người phụ nữ trong gia đình và xã hội chưa được nâng cao, chưa tương xứng với công sức và trách nhiệm họ đảm nhận với tư cách người lao động 3 làm ra của cải vật chất, tinh thần và với tư cách người mẹ sản sinh ra bản thân con người. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, cho cả nam giới và nữ giới, tạo điều kiện và cơ hội cho họ tiếp cận bình đẳng với cái mới, những tiến bộ trong việc làm, thu nhập, hưởng thụ văn hóa và các phúc lợi xã hội khác? Nhà nước, cộng đồng xã hội đã có những chính sách gì hỗ trợ cho họ và bản thân họ đã có những cố gắng ra sao nhằm đáp ứng yêu cầu mới để có việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo ấm no, hạnh phúc cho gia đình, con cái? Là người có nhiều năm phụ trách công tác chuyên môn ở Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, có quá trình tiếp xúc và nghiên cứu về phụ nữ ở nhiều góc độ; được TPHCM chọn đào tạo trong Chương trình 300 tiến sĩ, thạc sĩ của thành phố, tác giả chọn đề tài “Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006)” để làm đề tài luận án với mong muốn đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc về mặt xã hội của TPHCM, hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện các chính sách xã hội, những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của phụ nữ TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp thích hợp để phụ nữ TPHCM tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội của thành phố. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Những vấn đề về chính sách xã hội là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, không những trên lĩnh vực xã hội nói chung mà cả trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, Bởi phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với hoạch định chính sách và đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội, Vì vậy, trong thời gian qua nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề xã hội của Việt Nam nói chung đã được công bố. Nhà xuất bản Công an Nhân dân cho ra mắt độc giả nhiều công trình như: Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình 4 Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (xuất bản năm 2003), Tệ nạn mại dâm: thực trạng và các giải pháp của Trần Hải Âu (xuất bản năm 2004), Phòng, chống tội phạm trong giai đọan hiện nay ở nước ta của các tác giả Chử Văn Chí, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Cảnh Yên, (xuất bản năm 2006). Nhiều nhà xuất bản khác cũng công bố hàng lọat các công trình như: Phòng, chống các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan, cờ bạc của Trần Minh Hưởng (nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2004), Một số mô hình, điển hình phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi (Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2005), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội do GS-TS Huỳnh Khái Vinh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005), Những vấn đề xã hội trong công cuộc đổi mới do Mai Quỳnh Nam chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006), Phòng, chống tệ nạn xã hội của Trần Đức Châm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007), Các tác phẩm này đề cập khá toàn diện về những vấn đề xã hội của Việt Nam trong bối cảnh từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nghiên cứu cũng đưa ra những thực trạng về tệ nạn mại dâm, ma túy, tội phạm và một số tệ nạn khác, phân tích những nguyên nhân, đặc điểm của các hiện tượng xã hội, tệ nạn xã hội, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các giải pháp phòng chống ma túy và mại dâm. Bên cạnh đó, hai tác phẩm Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam của Lê Bạch Dương và tập thể tác giả (Nhà xuất bản Thế giới, 2005) đề cập chính sách xã hội và dịch vụ cho người nghèo, những nhóm người yếu thế ở Việt Nam, Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do PGS. TS. Đinh Công Tuấn chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008) cho thấy sự liên hệ so sánh và rút ra những bài học về các chính sách an sinh xã hội cho Việt Nam. Ở góc độ khác, liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo có các công trình như: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Hằng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997), Một số chính sách Quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo của Đức Quyết (Nhà xuất bản Lao động, 2002), Đáng chú ý là kết quả tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng trưởng 5 và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam do Shanks Edwin, Carrie Turk tập hợp trong Ý kiến của cộng đồng về chiến lược giảm nghèo, Các đề xuất của người nghèo về chính sách, Cùng người nghèo hoàn thiện chính sách (Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, 2002). Nhóm tham vấn đã tiến hành các khảo sát đánh giá nghèo và giảm nghèo ở TPHCM. Từ ý kiến người dân, đánh giá sự thay đổi tình trạng sống và khoảng cách giàu nghèo, thị trường lao động, đưa ra các thông điệp chính bảo vệ quyền lợi người lao động, giải pháp hỗ trợ người nghèo, đưa ra những nhận xét chung về các chính sách tổng quan về tăng trưởng và giảm nghèo, đề nghị những bổ sung cho các chính sách đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam có công trình Báo cáo cập nhật nghèo 2006- Nghèo và giảm nghèo ở Việt nam giai đoạn 1993-2004 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007). Trong đó, thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được đề cập rõ nét bằng những số liệu cập nhật trong hơn 10 năm tiến hành chủ trương xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc. Ở khía cạnh lao động và việc làm, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (Nhà xuất bản Sự Thật, 1991) nghiên cứu việc sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở cả nông thôn và thành thị trong bối cảnh đô thị hóa. Trên cơ sở nghiên cứu xã hội học, tác giả cho thấy mối tương quan giữa phát triển kinh tế với giải quyết việc làm và chính sách xã hội, đi đến sự khẳng định việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn có ảnh hưởng lớn đến việc làm của dân cư thành thị. Trong khi đó, theo một hướng tiếp cận khác, Việc làm ở nông thôn - thực trạng và giải pháp của Chu Tiến Quang (Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001) lại đi sâu phân tích đặc điểm lao động và việc làm ở nông thôn. Vấn đề lao động trẻ em của Vũ Ngọc Bình (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) đề cập tới thực trạng việc sử dụng lao động trẻ em, vị thành niên. Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do Th.s Đinh Đăng Định chủ biên (Nhà xuất bản Lao động, 2004), Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt 6 Nam của Phạm Đức Chính (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp do Nguyễn Thị Thơm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006) lại nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường lao động ở Việt Nam, tầm quan trọng của lao động và việc làm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân tích những thực trạng và đời sống người lao động ở Việt Nam, đưa ra những phương hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, việc làm và đời sống người lao động Việt Nam. Dưới góc độ giới, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của chính sách xã hội liên quan đến phụ nữ. Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo khổ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay của Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ (Trung tâm thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1990) đề cập một cách khái quát, toàn diện và mối quan hệ hữu cơ giữa tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo khổ đối với phụ nữ. Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay do Đỗ Thị Bình chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1997) và Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp của GS. Lê Thi (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998) nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn, có liên hệ nhận xét từ nông thôn miền Nam và vùng ngoại ô TPHCM, đưa ra một số quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nông thôn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Riêng tác phẩm Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam của Lê Thi (Nhà xuất bản Phụ nữ, 1998) phân tích khá rõ nét các khía cạnh việc làm, đời sống của phụ nữ Việt Nam trong hơn 10 năm đầu đổi mới trên cơ sở thuyết nam nữ bình quyền. Nữ giới và nam giới ở Việt Nam thập kỷ 90 của Nguyễn Xuân Tường và tập thể tác giả (Nhà xuất bản Thống kê, 2000) đưa ra những số liệu phân tích thống kê về dân số, nữ giới và nam giới trong thập niên 1990. Vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Hoàng Bá Thịnh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) cho thấy vai trò không thể thiếu của người phụ nữ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nông thôn. Đáng chú ý hơn, bằng việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao 7 động nữ trên địa bàn Hà Nội và một số mô hình tạo việc làm cho lao động nữ ở một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Bangladesh, tác giả Trần Thị Thu với Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2003) đã rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những quan điểm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một công trình có thể kế thừa nghiên cứu so sánh vào thực tiễn đối với tạo việc làm cho lao động nữ TP.HCM. Bên cạnh đó, vài năm gần đây đã có nhiều công trình khác được công bố như: Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004), Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới của Lê Thị Quý (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2004), Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay của Lê Thi (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007), Bình đẳng giới ở Việt Nam (phân tích số liệu và điều tra) do Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008), Vị thế nữ công nhân công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) của Bùi Thị Thanh Hà (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009), Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới do Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh đồng chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009). . Ngoài ra, nhiều báo cáo khoa học về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án được đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Khoa học về Phụ nữ, Lao động và Xã hội, Nghiên cứu Gia đình và Giới, Bên cạnh đó, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, của lãnh đạo các Bộ, Cục, ban, ngành, đòan thể như: Cục Cảnh sát Hình sự, Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM, đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương của lãnh đạo TPHCM đối với các vấn đề xã hội, chính sách xã hội của thành phố trong quá trình đổi mới. 8 Một số công trình nghiên cứu khác bằng tiếng Anh như: Vietnam through the lens of gender - an empirical analysis using household survey data của Jaikishan Desai (1995), Expanding choices for the rural poor: human development in Viet Nam. (U.N, 1998) về chính sách lao động và nhân lực Việt Nam, Situation analysis and Policy Recommendations to Promote the Advancement of Women and Gender Quality in Vietnam, của GENDCEN, CFWS, IOS, CEPEW (2000) nghiên cứu về bình đẳng giới ở Việt Nam, Child labor in transition in Vietnam của Eric Edmonds, Carrie Turk. (World Bank, 2002) về tuổi đời và việc làm của trẻ em Việt Nam, Proposed program loan Socialist Republic of Vietnam support the implementation of the poverty reduction program (ADB, 2006) đề cập đến viện trợ kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho Việt Nam trong chương trình giảm nghèo, Occupational segregation and gender discrimination in labor markets : Thailand and Viet Nam của Hyun H. Son. (ADB, 2007) về phân biệt giới tính trong công việc ở thị trường lao động Thái Lan và Việt Nam. Mở rộng phạm vi hơn, Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng xuất bản nhiều công trình nghiên cứu, một số báo cáo về các chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Developing financial institutions for the poor and reducing barriers to access for women của Sharon L. Holt and Helena Ribe (World Bank, 1992) về kinh tế tài chính, tín dụng cho người nghèo, giảm những rào cản cho sự phát triển của phụ nữ. Confronting crisis: a summary of household responses to poverty and vulnerability in four poor urban communities của Caroline O.N. Moser (World Bank, 1996) cung cấp số liệu điều tra mẫu về nhà ở và nghèo nàn ở đô thị, Voices of the poor from many lands của Deepa Narayan, Patti Petesch (World Bank, 2002) về điều kiện kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển và tiếng nói của những người nghèo, Infrastructure and poverty reduction - making markets work for the poor của Xianbin Yao (ADB, 2003) phân tích các khía cạnh xã hội về giảm nghèo, phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, tạo nhiều thị trường lao động cho người nghèo, Making services work for poor people: overview (World Bank, 2004) về cung cấp dịch vụ việc làm cho người nghèo ở các nước đang phát triển, Service 9 provision for the poor: public and private sector cooperation của Gudrun Kochendorfer-Lucius và Boris Pleskovic (World Bank, 2004) về giúp đỡ tài chính cho người nghèo các nước đang phát triển bằng các dự án phát triển kinh tế và y tế công cộng, Financial sector policy and the poor : selected findings and issues của Patrick Honohan (World Bank, 2004) về dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèo ở các nước đang phát triển, Employment and shared growth : rethinking the role of labor mobility for development của Pierella Paci, Pieter serneels. (World Bank, 2007) về chính sách nhân lực và cung ứng lao động ở các nước đang phát triển. Song song đó, về kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, các nước như Bangladesh và Philippines có nhiều kinh nghiệm sử dụng nguồn tài chính vi mô trong các chương trình giảm nghèo mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Vấn đề này có các công trình liên quan như: Technical assistance (Cofinanced by the Governance Cooperation Fund ) to the People's Republic of Bangladesh for supporting good governance initiatives của A. Goswami, V. Velasco và M.K. Ahmad. - Manila (ADB, 2003), Technical assistance (Financed by the Japan Special Fund) to the People's Republic of Bangladesh for preparing the Social Protection for Disadvantaged Women and Children Project (ADB, 2003), Commercialization of microfinance : Bangladesh của Stephanie Charitonenko and S.M. Rahman (ADB, 2002), Bangladesh : country assistance plan 2000-2002 (ADB , 1999), Bangladesh from counting the poor to making the poor count của Shekhar Shah (World Bank , 1999), Bangladesh progress through partnership: country assistance review của Roger J. Robinson (World Bank , 1999), The Role of family planning and targeted credit programs in demographic change in Bangladesh của Shahidur R. Khandler, M. Abdul Latif (World Bank, 1996), Developing the nonfarm sector in Bangladesh : lessons from other Asian countries của Shahid Yusuf, Praveen Kumar (World Bank, 1996), Bangladesh: strategies for enhancing the role of women in economic development.(World Bank, 1990), International labor migration of Southeast Asian women: Filippina and Thai domestic workers in Italy của Angkarb Korsieporn. (Cornell Univ., 1991), Quality 10 of job in the Philippines : comparing self-employment with wage employment của Rana Hasan and Karl Robert L. Jandoc (Asian Development Bank, 2009) Paradox and promise in the Philippines : a joint country gender assessment. (ADB, 2008), Các tác phẩm này đề cập đến điều kiện kinh tế, chính sách kinh tế, vấn đề lập kế hoạch tín dụng và viện trợ tài chính, kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho Bangladesh, chương trình kiểm soát sinh sản và chính sách xã hội đối với phụ nữ và trẻ em ở Bangladesh, tài chính vi mô và các chương trình tín dụng nông thôn, vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển kinh tế của Bangladesh, việc làm của nữ lao động nhập cư, thị trường lao động và việc làm của Philippines, Thái Lan, phụ nữ Philippines trong phát triển bình đẳng, Ngoài những công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan của các tác giả nước ngoài, những đề tài kể trên đề cập đến những vấn đề chung hoặc một số khía cạnh chuyên biệt của chính sách xã hội trên phạm vi cả nước hoặc ở TPHCM, nhưng chưa gắn với họat động và vai trò của lực lượng phụ nữ TPHCM. Nói cách khác, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới (1986-2006) với sự tham gia của phụ nữ thành phố. Việc nghiên cứu về nội dung có liên quan đề tài trên mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ tổng kết họat động của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM trong từng giai đoạn; các nghiên cứu riêng lẻ về thực trạng bất bình đẳng giới, vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội; các thống kê về lực lượng lao động, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn mại dâm, ma túy, của ngành Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố, Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đây là một nguồn tài liệu tham khảo hết sức thiết thực, cung cấp những dữ kiện cho việc họach định chính sách xã hội và những chính sách liên quan đến nữ giới. Nó cũng có tác dụng gợi mở rất hữu ích cho tác giả luận án với những nghiên cứu, nỗ lực tìm tòi mới về việc thực hiện các chính sách xã hội của phụ nữ TPHCM trong 20 năm đổi mới. 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM (các tầng lớp phụ nữ sinh sống ở TPHCM) gắn với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện các chính sách xã hội và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của thành phố. Chính sách xã hội là một nội dung rộng lớn. Đề tài này không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các khía cạnh của chính sách xã hội mà chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện các chính sách xã hội ở TPHCM gắn với hoạt động và vai trò của giới phụ nữ trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1986 đến 2006) trên các lĩnh vực: các chương trình trợ vốn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; thực hiện mục tiêu “ba giảm” (trong đó tập trung chủ yếu là giảm mại dâm) Đây là các lĩnh vực trọng điểm, là các điểm nhấn nổi bật trong quá trình phụ nữ TPHCM tham gia thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn thành phố trong công cuộc đổi mới. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở kết hợp hai phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng các kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan (như xã hội học, kinh tế học, văn hóa học, ) trong quá trình thực hiện đề tài. Các thao tác cơ bản của phương pháp nghiên cứu (như điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, so sánh đối chiếu, thống kê ) được vận dụng phù hợp với nội dung và yêu cầu cụ thể của từng chương, mục trong nội dung đề tài. 5. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án: Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Các văn bản, báo cáo, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Thành ủy, Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động - 12 Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, - Một số tham luận khoa học, sách và báo có liên quan. - Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu và thu thập thêm tư liệu liên quan đến việc thực hiện các chính sách xã hội của phụ nữ TPHCM. 6. Những đóng góp mới của luận án: Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài này có những đóng góp sau: 1. Về mặt khoa học: đề tài cung cấp những tư liệu và luận cứ khoa học có độ tin cậy cao liên quan đến hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện các chính sách xã hội của thành phố, phục dựng bức tranh tổng thể về những đóng góp của phụ nữ TPHCM trong việc giải quyết các vấn đề xã hội qua 20 năm (1986-2006). 2. Ở phương diện thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu khoa học, bên cạnh việc làm rõ những thành tựu đạt được, đề tài nêu ra những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở TPHCM và góp phần đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phát huy vai trò của nữ giới trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở TPHCM nói riêng và trong cả nước nói chung. 3. Từ những kết quả mà luận án đạt được về nội dung và tư liệu, đề tài này cũng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong cũng như ngoài nước trên các lĩnh vực: sử học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học, 7. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Quan điểm và chính sách của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đối với các vấn đề xã hội (1986-2006). Trong chương này, luận án trình bày khái quát những vấn đề chung, thực trạng đời sống, việc làm của nhân 13 dân và sự phân hóa giàu nghèo; tệ nạn xã hội, những phức tạp trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, Từ đó, làm rõ những quan điểm, chủ trương và giải pháp của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đối với một số vấn đề xã hội cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và hội nhập như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, Chương 2: Phụ nữ TPHCM tham gia thực hiện các chính sách xã hội của thành phố (1986-2006). Chương này nghiên cứu thực trạng đời sống, lao động và việc làm của phụ nữ TPHCM, các chương trình trợ vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ thành phố (1986-2006), phụ nữ tham gia phòng chống tệ nạn mại dâm trong thực hiện chương trình mục tiêu ‘‘ ba giảm’’ (2001-2005) thông qua tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM. Chương 3: Hiệu quả hoạt động của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện chính sách xã hội (1986-2006) và những giải pháp cho thời gian tới. Nội dung chương này tập trung đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm và hiệu quả các chương trình trợ vốn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo, từ dó đưa ra một số giải pháp cho thời gian tới.

pdf290 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157. Nguyễn Thị Thơm (2002), “Vị thế của phụ nữ Việt Nam trong đời sống chính trị - xã hội đất nước thời kỳ đổi mới”, Lý luận chính trị, số 10, tr.46-48. 158. Nguyễn Thị Thơm chủ biên (2006), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, Lao động – xã hội, Hà Nội. 160. Thủ tướng Chính phủ (1995), Chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995 về “Tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hĩa và dịch vụ văn hĩa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng” 161. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 về việc phê duyệt chương trình hành động phịng chống ma túy giai đoạn 2001-2005. 162. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 về việc phê duyệt chương trình hành động phịng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005. 163. Thủ tướng Chính phủ (2003), Chỉ thị số 25/2003/CT-TTg ngày 21/11/2003 về việc tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh phịng chống mại dâm. 202 164. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm. 165. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg ngày 08/3/2006 về ban hành Chương trình phối hợp liên ngành phịng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 – 2010. 166. Nguyễn Văn Thục (Trường Kiên ghi) (1991), “Kiểm sốt các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người mại dâm”, Phụ nữ TPHCM, ngày 18/9/1991, tr.7. 167. Nguyễn Thị Kim Thúy (2004), “Một số nhiệm vụ trọng tâm của phụ nữ Việt Nam trong thời gian tới”, Cộng Sản, số 20, tr. 14-17. 168. Hồng Xuân Thưởng (1998), “Đã làm được nhiều việc nhưng tệ nạn xã hội vẫn chưa giảm”, Lao động Xã hội, ngày 25/06/1998, tr.4. 169. Hà Thị Phương Tiến (2002), “Việc làm của nữ thanh niên trong sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước”, Khoa học về Phụ nữ, số 2, tr.34-39. 170. Mạc Văn Tiến (2005), “Phát triển đào tạo nghề Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hĩa và hội nhập kinh tế thế giới”, Lao động xã hội, số 99, ngày 27/7/2005, tr.8. 171. Lê Trọng – Nguyễn Minh Ngọc (2001), “Lao động nữ ra thành phố cư trú tự do tìm việc làm: thực trạng và giải pháp”, Khoa học về Phụ nữ, số 2, tr.44-49. 172. Lê Trọng (2004), “Bảo đảm sự bình đẳng về kinh tế của phụ nữ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Cộng Sản, số 9, tr. 46-50. 173. Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ, Trung tâm Thơng tin Bộ LĐTBXH (1990), “Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo khổ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Hà Nội. 203 174. Nguyễn Trung Trực (2007), Tham luận “Phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của TPHCM năm 2007, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”. 175. Nguyễn Thiện Trưởng (2005), “Dân số và phát triển với vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ”, Cộng Sản, số 16, tr. 69-72. 176. Đinh Cơng Tuấn (chủ biên) (2008), Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội. 177. Vũ Tùng (1991), “Mại dâm – những khía cạnh thực tế” (Tổng thuật theo tạp chí perextroica tháng 12/1990), Phụ nữ TPHCM, ngày 17/07/1991, tr 6. 178. Nguyễn Xuân Tường và tập thể tác giả (2000), Nữ giới và nam giới ở Việt Nam thập kỷ 90, Thống kê, Hà Nội. 179. Đặng Thị Ánh Tuyết (2002), “Vai trị kinh tế của người phụ nữ trong gia đình nơng thơn Việt Nam hiện nay”, Lý luận chính trị, số 3, tr.39-44. 180. Hạnh Uyên (2000), “Cả nước mở đợt cao điểm phịng chống tệ nạn xã hội”, Phụ nữ TPHCM, ngày 29/07/2000, tr. 6. 181. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1992), Chỉ thị số 11/CT-UB ngày 03/4/1992 V/v giải quyết tình hình nghèo đĩi ở nơng thơn ngoại thành. 182. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1992), Chỉ thị số 15/CT-UB ngày 16/4/1992 v/v tăng cường bảo vệ an ninh và trật tự an tồn xã hội ở thành phố. 183. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1993), Chỉ thị số 02/CT-UB ngày 04/01/1993 v/v kiên quyết bài trừ nạn mãi dâm, xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm. 184. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1993), Chỉ thị số 23/CT-UB ngày 11/5/1993 về phịng chống tệ nạn mại dâm – ma túy và ngăn chặn SIDA ở thành phố Hồ Chí Minh. 204 185. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1993), Quyết định số 1196/QĐ-UB ngày 07/8/1993 về Ban hành Quy định V/v quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố. 186. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1993), Chỉ thị số 45/CT-UB ngày 07/09/1993 v/v điều tra tình trạng giàu nghèo. 187. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1994), Quyết định số 02/QĐ-UB-NN, ngày 03/01/1994 v/v ban hành quy chế về quản lý và sử dụng quỹ chương trình xĩa đĩi giảm nghèo thành phố. 188. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1994), Chỉ thị số 06/CT-UB-NC ngày 19/03/1994 v/v phát động phong trào nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người vi phạm trật tự an tồn xã hội tại địa bàn dân cư. 189. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1994), Quyết định số 2165/QĐ-UB-TM ngày 11-07-1994 v/v ban hành quy định quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố. 190. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Chỉ thị số 04/CT-UB-TH, ngày 07/02/1995 v/v quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh - thời kỳ 1996-2010 (Theo đề cương hướng dẫn số 41/UB-TH của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước). 191. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Chỉ thị số 31/CT-UB-NCVX ngày 29/6/1995 v/v ngăn chặn phạm tội, tệ nạn xã hội trong thanh niên và thiếu niên. 192. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Chỉ thị số 36/CT-UB-NCVX ngày 17/7/1995 v/v đấu tranh ngăn chặn băng từ, dĩa văn hĩa phẩm cĩ nội dung độc hại và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. 193. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Chỉ thị số 42/CT-UB-NCVX ngày 11/8/1995 v/v chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lĩnh vực nhà trọ, ăn uống, ca 205 nhạc, karaoke, sản xuất và cung ứng băng nhạc, băng hình trên dịa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 194. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Chỉ thị số 44/CT-UB-NCVX ngày 24/8/1995 v/v triển khai thực hiện pháp lệnh ưu đãi người hoạt động các mạng, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người cĩ cơng giúp đỡ cách mạng. 195. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Chỉ thị số 59/CT-UB-NCVX ngày 4/12/1995 v/v mở đợt cao điểm truy quét sản phẩm văn hĩa độc hại, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm trên lĩnh vực văn hĩa thơng tin. 196. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1995), Quyết định số 8272/QĐ-UB-NCVX ngày 15/12/1995 Ban hành quy định v/v quản lý lao động đối với hoạt động kinh doanh Nhà hàng - Cửa hàng ăn uống - Vũ trường - Massa – Karaoke Khách sạn - Nhà trọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 197. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1996), Chỉ thị số 11/CT-UB-NC ngày 23/4/1996 v/v thực hiện quản lý dân nhập cư thành phố. 198. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1996), Chỉ thị số 12/CT-UB-KT ngày 25/4/1996 v/v tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xĩa đĩi giảm nghèo ở thành phố trong năm 1996 và các năm tiếp theo. 199. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1996), Chỉ thị số 27/CT-UB-NC ngày 10/8/1996 v/v triển khai thực hiện Nghị định số 19/CP ngày 06/4/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật. 200. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1996), Chỉ thị số 34/CT-UB-NCVX ngày 28/10/1996 v/v triển khai đợt 3 cơng tác thực hiện Nghị định 87/CP, 88/CP và Chỉ thị 814/TTg về tăng cường quản lý các hoạt động văn hĩa và dịch vụ văn hĩa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. 206 201. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1997), Chỉ thị số 11/CT-UB-NCVX ngày 08/4/1997 v/v tổ chức đợt cao điểm tổng kiểm tra triển khai thực hiện Nghị định 87/CP, 88/CP và Chỉ thị 814/TTg về tăng cường quản lý các hoạt động văn hĩa và dịch vụ văn hĩa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. 202. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1997), Chỉ thị số 17/CT-UB-NCVX ngày 22/5/1997 v/v đẩy mạnh cơng tác vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Thơng tư 13/BYT. 203. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1997), Chỉ thị số 40/CT-UB-NCVX ngày 03/12/1997 v/v tiếp tục tăng cường quản lý các hoạt động văn hĩa và dịch vụ văn hĩa, đẩy mạnh bài trừ các tệ nạn xã hội nghiêm trọng. 204. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1998), Chỉ thị số 08/1998/CT-UB-NCVX ngày 12/3/1998 v/v tiếp tục tổ chức quản lý dân nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh. 205. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1998), Chỉ thị số 10/1998/CT-UB-NCVX ngày 25/3/1998 v/v tổ chức thực hiện Chỉ thị số 06/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường cơng tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động”. 206. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1998), Quyết định số 3698/QĐ-UB-VX ngày 16/7/1998 về việc thành lập Ban vận động xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thương thành phố. 207. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1998), Chỉ thị số 28/1998/CT-UB-VX ngày 22/8/1998 v/v đẩy mạnh cơng tác phịng-chống tệ nạn xã hội và giữ gìn trật tự vệ sinh đơ thị. 208. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1999), Quyết định số 3496/1999/QĐ-UB-VX ngày 18/6/1999 v/v kiện tồn tổ chức bộ máy, nhân sự của Ủy ban phịng- 207 chống AIDS thành phố và tổ chức làm cơng tác phịng-chống AIDS ở quận- huyện, phường-xã. 209. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1999), Quyết định số 3729/1999/QĐ-UB-VX ngày 28/6/1999 v/v điều chỉnh mức trợ cấp thường xuyên cho đối tượng xã hội do phường - xã quản lý. 210. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1999), Quyết định số 4136/1999/QĐ-UB-VX ngày 20/7/1999 v/v ban hành Quy chế làm việc và quan hệ cơng tác của Ban Chỉ đạo Xây dựng và Điều hành Quỹ đền ơn đáp nghĩa thành phố. 211. Ủy ban Nhân dân TPHCM (1999), Chỉ thị số 33/1999/CT-UB-VX ngày 21/10/1999 về đẩy mạnh cơng tác phịng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố HCM. 212. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2001), Chỉ thị số 02/2001/CT-UB ngày 16/3/2001 về triển khai tổ chức thực hiện 12 Chương trình và Cơng trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001 – 2005 và kế hoạch thực hiện “Năm trật tự đơ thị” trong năm 2001. 213. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 41/2001/QĐ-UB ngày 17/5/2001 v/v ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm: giảm tội phạm, ma túy và tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. 214. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2001), Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm: giảm tội phạm, ma túy và tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 (Kèm theo quyết định số 41/2001/QĐ-UB ngày 17/5/2001 của UBND TP HCM). 215. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 62/2001/QĐ/UB ngày 23/7/2001 v/v triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu “ba giảm” giai đoạn 2001 – 2005. 208 216. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 77/2001/QĐ-UB ngày 11/9/2001 về cho phép thành lập Quỹ Vì người nghèo thành phố và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ. 217. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 99/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 về cho phép tạm thời thực hiện một số chế độ, chính sách xã hội tại các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh của thành phố. 218. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2002), Chỉ thị số 15/2002/CT-UB ngày 12/6/2002 về tiếp tục đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 219. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2002), Quyết định số 105/2002/QĐ-UB ngày 24/9/2002 Ban hành quy định về quản lý tổ chức và họat động khiêu vũ nơi cơng cộng trên địa bàn TP.HCM. 220. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 05/2003/QĐ-UB ngày 06/01/2003 Ban hành quy định về quản lý tổ chức và hoạt động dịch vụ xoa bĩp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 221. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 28/2003/QĐ-UB ngày 06/3/2003 về cho phép thành lập Quỹ Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. 222. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 70/2003/QĐ-UB ngày 09/5/2003 về giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 cho các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch sự nghiệp, kế hoạch đào tạo chuyên mơn, cơng nhân kỹ thuật và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. 223. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 92/2003/QĐ-UB ngày 06/6/2003 về ban hành kế hoạch Phịng chống các tội phạm xâm hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (năm 2003 và năm 2004). 209 224. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 94/2003/QĐ-UB ngày 10/6/2003 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Xĩa đĩi giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh. 225. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 99/2003/QĐ-UB ngày 20/6/2003 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. 226. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Chỉ thị số 13/2003/CT-UB ngày 11/07/2003 v/v triển khai thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi cơng cộng; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, an tồn giao thơng, vệ sinh mơi trường trên địa bàn thành phố. 227. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 230/2003/QĐ-UB ngày 17/10/2003 về cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố. 228. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 286/2003/QĐ-UB ngày 08/12/2003 về thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo thành phố và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ. 229. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 303/2003/QĐ-UB ngày 23/12/2003 về thực hiện chính sách đối với đối tượng ở các Trung tâm xã hội. 230. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 322/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 về phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho cơng nhân tại các khu chế xuất, khu cơng nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 231. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Quyết định số 49/2004/QĐ-UB, ngày 5/3/2004 về phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Hội Dạy nghề thành phố Hồ Chí Minh. 210 232. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Quyết định số 113/2004/QĐ-UB ngày 23/4/2004 về ban hành Quy định về xét duyệt cho hồi gia đối với học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện. 233. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Quyết định số 114/2004/QĐ-UB ngày 23/4/2004 ban hành quy định về quản lý và giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia. 234. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ-UB, ngày 25/5/2004 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Xĩa đĩi giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004-2010. 235. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Chương trình mục tiêu xĩa đĩi giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/5/2004 của UBND TP HCM). 236. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Quyết định số 311/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004 về giao chỉ tiêu điều chỉnh kế hoạch 2004 cho các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đào tạo chuyên mơn, cơng nhân kỹ thuật và bồi dưỡng nghiệp vụ. 237. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2004), Quyết định số 333/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2010. 238. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 17/2005/QĐ-UB ngày 31/01/2005 về ban hành Quy định thực hiện chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư sử dụng lao động là học viên và người sau cai nghiện. 239. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 45/2005/QĐ-UB ngày 21/3/2005 về thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ-cơng chức, người lao động làm việc tại các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh và người sau cai nghiện ma túy. 211 240. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Chỉ thị số 09/2005/CT-UB ngày 07/4/2005 về triển khai thực hiện Chương trình hành động phịng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. 241. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 90/2005/QĐ-UB ngày 30/5/2005 về ban hành Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú cĩ thời hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 242. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-UBND ngày 22/7/2005 về việc giao chỉ tiêu cho vay, thu hồi vốn và giải quyết việc làm từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm năm 2005. 243. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND ngày 23/8/2005 về ban hành Quy định quản lý chăm sĩc chữa trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh. 244. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Báo cáo số 16/BC-UBND ngày 01/3/2006 về tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phịng, chống tệ nạn mại dâm theo quyết định số 151/QĐ-TTg năm 2000 trên địa bàn thành phố. 245. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 201/2005/QĐ-UBND ngày 10/11/2005 về ban hành Quy chế quản lý khu lưu trú cơng nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 246. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND ngày 10/01/2006 về thành lập Hội đồng tư vấn đưa người vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy và giải quyết tái hịa nhập cộng đồng cấp thành phố. 247. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 13/4/2006 về cho phép thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện tại phường - xã, thị trấn thuộc thành phố Hồ Chí Minh. 212 248. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND ngày 17/5/2006 về ban hành Quy chế quản lý nhà cho cơng nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 249. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 80/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 về Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn đưa người vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý và giải quyết tái hồ nhập cộng đồng cấp thành phố. 250. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 118 /2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 về giao chỉ tiêu cho vay giải quyết việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm năm 2006. 251. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 140/2006/QĐ-UBND ngày 22/9/2006 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Xĩa đĩi giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh. 252. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 156/2006/QĐ-UBND ngày 27/10/2006 về thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người cĩ đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. 253. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2007), Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đồn Kiểm tra liên ngành hoạt động văn hĩa và phịng chống tệ nạn xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 254. Ủy ban Nhân dân TPHCM (2007), Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 về phê duyệt phương án quy hoạch hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2006 – 2010. 255. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Phịng chống mại dâm ngày 17/3/2003. 256. B.T.V (1998), “Tạo việc làm, nâng cao trình độ, vai trị vị trí của phụ nữ”, Sài Gịn Giải Phĩng, ngày 13/10/1998, tr.2. 213 257. Văn phịng Chính phủ (2004), Thơng báo số 32/TB-VPCP ngày 13/2/2004 về ý kiến kết luận của Phĩ Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp UBQG phịng, chống AIDS và phịng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. 258. Văn phịng Chính phủ (2007), Thơng báo số 35/TB-VPCP ngày 28/02/2007 về ý kiến kết luận của phĩ Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại Hội nghị tổng kết cơng tác phịng, chống AIDS và phịng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm năm 2006 và triển khai cơng tác năm 2007. 259. Cao Hồng Vân (2004), “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với cơng tác xĩa đĩi giảm nghèo”, Lao động và Xã hội, số 251, tr. 24-25. 260. Phạm Thanh Vân (2007), “Pháp luật về lao động nữ và việc hồn thiện khi Việt Nam là thành viên WTO”, Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, tr.24-35 261. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, (2007), Báo cáo cập nhật nghèo 2006- Nghèo và giảm nghèo ở Việt nam giai đọan 1993-2004, Chính trị quốc gia, Hà Nội . 262. GS-TS Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2005), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 263. Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Cơng an Nhân dân, Hà Nội. Tiếng Anh 264. ADB (2006), “Proposed program loan Socialist Republic of Vietnam support the implementation of the poverty reduction program”, ADB, Manila 265. Barrette, Michael (1980), “Women oppression today”, Verso, London. 266. Boserup, Ester (1989), “Women’s role in economic development”, Earthscan, London. 214 267. O.N. Moser Caroline (1996), “Confronting crisis: a summary of household responses to poverty and vulnerability in four poor urban communitie”, World Bank, Wash., D.C 268. Jaikishan Desai (1995), “Vietnam through the lens of gender – an empirical analysis using household survey data” 269. Deepa Narayan, Patti Petesch (2002), “Voices of the poor from many land”, World Bank, Wash., D.C 270. Eric Edmonds, Carrie Turk (2002), “Child labor in transition in Vietnam”, World Bank, Wash., D.C. 271. GENDCEN, CFWS, IOS, CEPEW (2000), “Recommendations to Promote the Advancement of Women and Gender Quality in Vietnam” 272. Gudrun Kochendorfer-Lucius và Boris Pleskovic (2004), “Service provision for the poor: public and private sector cooperation”, World Bank, Wash., D.C. 273. Hyun H. Son (2008), Has inflation hurt the poor? : regional analysis in the Philippines, ADB, Manila. 274. Hyun H. Son (2007), Occupational segregation and gender discrimination in labor markets : Thailand and Viet Nam, ADB, Manila. 275. Patrick Honohan (2004), “Financial sector policy and the poor : selected findings and issues”, World Bank, Wash., D.C 276. Pierella Paci, Pieter serneels (2007), Employment and shared growth: rethinking the role of labor mobility for development, World Bank, Wash., D.C 277. Ravallion, Martin (2008), Land in transition : reform and poverty in rural Vietnam, World Bank, Wash., D.C. 215 278. Rana Hasan and Karl Robert L. Jandoc (2009), Quality of job in the Philippines:comparing self-employment with wage employment, Asian Development Bank, Mandaluyong City – Philippines. 279. Roger J. Robinson (1999), “Bangladesh progress through partnership: country assistance review”, World Bank, Wash., D.C 280. Sharon L. Holt and Helena Ribe (1992), “Developing financial institutions for the poor and reducing barriers to access for women”, World Bank, Wash., D.C. 281. Shahidur R. Khandler, Zahed Khan, Baqui Khalily (1995), “Sustainability of a government targeted credit program : evidence from Bangladesh” , World Bank, Wash., D.C 282. Shahid Yusuf, Praveen Kumar (1996), “Developing the nonfarm sector in Bangladesh : lessons from other Asian countries”, World Bank, Wash., D.C 283. Shahid Yusuf, Shahidur R. Khandler, M. Abdul Latif (1996), “The Role of family planning and targeted credit programs in demographic change in Bangladesh”, World Bank, Wash., D.C 284. Shekhar Shah (1999), “Bangladesh from counting the poor to making the poor count” , World Bank, Wash., D.C 285. Stephanie Charitonenko and S.M. Rahman (2002), “Commercialization of microfinance : Bangladesh”, ADB, Manila 286. U.N (1998), Expanding choices for the rural poor: human development in Viet Nam - Situation analysis and Policy 287. Xianbin Yao, (2003), “Infrastructure and poverty reduction - making markets work for the poor”, ADB, Manila. 216 PHỤ LỤC 217 Phụ lục 1: Một số văn bản pháp quy và báo cáo về chính sách xã hội và việc thực hiện các chính sách xã hội của phụ nữ TPHCM 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 Phụ lục 2 : Danh sách cá nhân phụ nữ làm kinh tế giỏi (Chương trình hỗ trợ vốn của Hội Liên hiệp phụ nữ TPHCM - Danh sách do Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM cung cấp) 235 DANH SÁCH CÁ NHÂN PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ GIỎI (CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ VỐN CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TPHCM) Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích 1 Van Aminat 1952 TK 25/40 Nguyễn Cảnh Chân, p. Cầu Kho Là phụ nữ dân tộc Chăm, từ kinh tế khĩ khăn đã biết vươn lên bằng nghề may, chấp hành tốt những qui định của Hội và nhiệt tình tham gia nhiều phong trào của Hội. 2 Nguyễn Bích Thủy 1957 54/2B Lương Định Của, p. Thủ Thiêm Từ chổ nhận hàng gia cơng mẫu mã tiếp thị, chị đã tìm tịi, học hỏi những mẫu mã mới lạ, thành lập cơ sở sản xuất vật phẩm quảng cáo, trực tiếp đi chào hàng và làm ăn cĩ uy tín, cơ sở của chị ngày càng phát triển mạnh, tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngồi nước. Cơ sở của chị giải quyết việc làm ổn định cho 36 cơng nhân lao động là con em các chị Hội viên nghèo với mức lương trung bình 2 triệu đồng/1 tháng. 3 Trần Thị Ngọc Đồn 1952 Phường 5 Là thành viên nhĩm chuyên ngành chuyên nghề, tham gia vay vốn từ năm 2002 với mức vay ban đầu là 5 triệu đồng để kinh doanh nghề giặt ủi. Chị sử dụng vốn vay cĩ hiệu quả và giải quyết việc làm cho 12 chị em trong phường. Hiện chị là thành viên Câu lạc bộ nữ 236 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích doanh nghiệp thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 3. Chị tích cực tham gia phong trào họat động từ thiện xã hội, giúp đỡ các gia đình hội viên gặp khĩ khăn trong phường. 4 Võ Thanh Xuân 1958 67-69 Tân Vĩnh, p. 6 Gia đình khĩ khăn, cha mẹ già, đơng anh em, chị là trụ cột trong gia đình. Nhờ cĩ nghề thêu, qua nhiều vịng vay vốn tín dụng – tiết kiệm, chị mua sắm máy mĩc, thành lập cơ sở thêu và dạy thêu miễn phí cho các em nữ thanh nghèo. Cơ sở của chị giải quyết được 20 lao động nữ tại địa phương với mức thu nhập 1,5 triệu đồng/1 tháng. Hiện chị là thành viên Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp. Chị tích cực tham gia phong trào họat động từ thiện xã hội. 5 Bạch Thị Tuyết Nhung 718/3/21 Trần Hưng Đạo, p.2 Chị tham gia nhĩm phụ nữ tín dụng – tiết kiệm năm 2000 với vốn vay ban đầu là 3 triệu đồng để sản xuất baga thồ. Hội Phụ nữ giới thiệu chị tiếp tục vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm 20 triệu đồng, giải quyết 5 lao động tại chỗ cho chị em nghèo. Chị luơn quan tâm dạy nghề cho trẻ em mồ cơi, cĩ hồn cảnh khĩ khăn, giúp đỡ chị em khác cĩ vốn làm ăn, hướng dẫn chị em tham gia chương trình nhĩm phụ nữ tín dụng – tiết kiệm. 237 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích 6 Mai Thị Ngọc Bích 1959 5 lơ H đường 39, p. 10 Chị vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để sản xuất kinh doanh quần áo trẻ em và người lớn, giải quyết việc làm cho 7 lao động nữ ở địa phương, tích cực tham gia các phong trào. 6 Nguyễn Thị Chi 1950 38 lơ J Lý Chiêu Hịang, p. 10 Chồng mất năm 1991, chị bán cà phê nuơi 4 con ăn học, gia đình khĩ khăn, chị vay vốn nặng lãi nên càng khĩ khăn hơn. Năm 1998 chị vay vốn của Hội 6 triệu đồng mua máy mĩc về cho con làm cửa sắt, sau đĩ được Hội giới thiệu chị tiếp tục vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, đến nay kinh tế gia đình ổn định, chị xây lại nhà, tạo dựng gia đình cho con, bản thân chị tích cực tham gia cơng tác Hội. 7 Ngơ Thị Lĩnh 254, KP2, p. Tân Thuận Đơng Năm 1995, được Hội Phụ nữ giúp vay vốn, chị mở cơ sở Hồng Lĩnh sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho 45 lao động với thu nhập bình quân 2,2 triệu đồng/1người/1 tháng. Chị tích cực giúp đỡ những người nghèo khác và tham gia họat động xã hội. 238 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích 8 Nguyễn Thị Lành 1957 2733/2 Phạm Thế Hiển, p.7 Từ nguồn vốn ít ỏi của Hội Phụ nữ giúp, chị cố gắng sáng tạo nhiều mẫu mã phù hợp thị hiếu khách hàng, phát triển sản xuất, trang bị thêm máy may gia cơng để tạo việc làm cho 10 lao động nữ cĩ mức thu nhập 1.500.000 đồng/ 1 người/1tháng, kinh tế gia đình phát triển, lượng hàng may gia cơng ổn định, thường xuyên. 9 Kiên Dược 1958 175 Hịang Hữu Nam, p. Tân Phú Từ một nhân viên kế tĩan, chị đã tự học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn thành lập doanh nghiệp sản xuất tranh ghép gỗ. Cơng việc ổn định, giải quyết cho 12 lao động cĩ việc làm. Hiện chị là thành viên Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp. Chị tích cực tham gia phong trào họat động từ thiện - xã hội. 10 Nguyễn Thị Xuân 1957 51/18 Ngơ Quyền, p.6 Chị là chủ cơ sở may gia cơng giấy, giải quyết việc làm cho 18 phụ nữ tại địa phương. Cơ sở may của chị cịn ra mắt mơ hình ‘‘Phụ nữ trợ giúp việc làm’’. Hiện chị là thành viên Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp. Chị tích cực tham gia phong trào họat động từ thiện - xã hội. 239 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích 11 Nguyễn Thị Lý 7/19 Tân Thành nối dài, p. 16 Cơ sở sản xuất, in bao bì giấy của chị kinh doanh tốt, thu hút 15 lao động nữ tại địa phương. Hiện chị là thành viên Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp. Chị tích cực tham gia phong trào họat động từ thiện - xã hội. 111 Nguyễn Thị Xuân 136/24/13 Lê Thị Bạch Cát Được Hội giới thiệu vay nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, chị đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy mĩc uốn tĩc hiện đại, địa chỉ làm đẹp của chị ngày càng đơng khách. Chị nhận dạy nghề miễn phí cho những trường hợp gia đình khĩ khăn. Chị cịn là mạnh thường quân tích cực tham gia các họat động từ thiện. 12 Văn Thị Lợi 89M tổ 9, KP1, p. Trung Mỹ Tây Từ khi chồng mất, chị một mình nuơi các con ăn học. Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, chị mua sắm 6 máy may, trang thiết bị, vật dụng, nguyên liệu may để nhận hợp đồng may đồng phục học sinh, kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Chị cịn là mạnh thường quân tích cực tham gia các phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Học bổng Nguyễn Thị Minh Khai”, … Chị được chọn là phụ nữ làm kinh tế giỏi. 240 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích Bình Tân Mai Lâm Thục Nữ 1973 KP6, P. An Lạc A Chị là chủ cơ sở Tiệp Hào – chuyên sản xuất mành nhựa. Hàng năm, chị giải quyết việc làm cho hơn 50 lao động tại địa phương, phụ nữ nghèo tại Cần Giờ, Bình Tân và một số lao động từ tỉnh khác. Chị tích cực tham gia phong trào họat động từ thiện - xã hội. Bình Tân Bùi Thị Sáo 1962 KP12, p. Bình Trị Đơng Từ nguồn vốn sẵn cĩ và vốn vay của Hội Phụ nữ, chị mạnh dạn thành lập cơng ty sản xuất và thương mại Minh Trí, chuyên sản xuất điện gia dụng, giải quyết việc làm cho hơn 70 lao động tại địa phương. Chị tích cực tham gia phong trào họat động xã hội. Bình Thạnh Nguyễn Bích Thủy 87/44/19 Đinh Tiên Hồng, p.3 Qua nhiều vịng vay vốn của Hội Phụ nữ với tổng số tiền vay là 46 triệu đồng để may gia cơng và sản xuất hàng mỹ nghệ đồi mồi, gia đình chị vươn lên ổn định cuộc sống, sắm sửa nhiều phương tiện. Chị thường xuyên tham gia cơng tác xã hội, vận động học bổng cho học sinh nghèo, là tổ trưởng tổ dân phố, tổ trưởng phụ nữ, chủ nhiệm Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, chủ nhiệm Câu lạc bộ bảo vệ mơi trường, … 241 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích Gị Vấp Nguyễn Thị Tuyết Nhung 131/44B Lê Lợi, p.3 Được Hội Phụ nữ hỗ trợ vốn 7 triệu đồng, chị phát triển cơ sở chỉ thêu, giải quyết việc làm cho 22 lao động. Là phụ nữ đơn thân, chị nuơi dạy 2 con trưởng thành, tạo dựng gia đình và việc làm. Chị tích cực tham gia các phong trào và là nhĩm trưởng nhĩm vay vốn. Phú Nhuận Nguyễn Thị Lang 1954 221/7/10 Trần Huy Liệu, p.8 Là nhĩm trưởng nhĩm tín dụng – tiết kiệm, chị đạt danh hiệu phụ nữ làm kinh tế giỏi nhiều năm liền và tích cực tham gia các phong trào. Tân Bình Lê Thị Hiền 1958 154D Trần Mai Ninh, p.12 Là tổ trưởng nhĩm Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, thành lập xưởng dệt họat động cĩ hiệu quả, giải quyết việc làm cho 5-10 chị, là cán bộ Hội giỏi. Tân Bình Đặng Thị Tuyết Loan 256/2B/9/4 Lạc Long Quân, p.8 Chị là phụ nữ khuyết tật sống dựa vào gia đình, được Hội giới thiệu học lớp cắt may miễn phí và trợ vốn mua máy may để nhận hàng gia cơng. Sau đĩ chị mua thêm máy, tạo việc làm cho 1 chị đồng cảnh ngộ. Chị tìm hiểu thị trường, sáng tạo mẫu mã mới để cung cấp cho các shop thời trang. Hiện chị đã mở được nhà may riêng. 242 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích Tân Phú Trần Thị Tuyết Anh 1948 23/22 Nguyễn Hữu Tiến, p. Tây Thạnh Qua 4 vịng vay vốn Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, chị đã mở cơ sở may gia cơng tạo việc làm cho 14 lao động. Chị tích cực tham gia các phong trào và là nhĩm trưởng nhĩm tín dụng – tiết kiệm. Củ Chi Nguyễn Thị Lài 1969 Ấp 2, xã Tân Thạnh Tây Từ 1 cơ sở sản xuất bánh tráng nhỏ của gia đình, được Hội Phụ nữ tạo điều kiện, chị đã mở rộng qui mơ sản xuất, liên kết với các cơ sở khác và các hộ gia đình để kinh doanh thêm nhiều mặt hàng đặc sản khác xuất khẩu sang Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, ... Cơ sở của chị giải quyết việc làm cho 40 lao động nữ, cĩ doanh thu 3 tỷ đồng/ năm. Chị cịn tham gia nhiều họat động xã hội từ thiện khác. Bình Chánh Chung Thị Ngọc Anh 1958 C3/24 xã Qui Đức Gia đình chị thuộc diện xĩa đĩi giảm nghèo với 6 nhân khẩu. Được Hội Phụ nữ trợ vốn để chăn nuơi và trồng trọt. Bên cạnh việc trồng rau xanh, chị đã mở rộng chuồng trại. Từ 4 con heo thịt ban đầu năm 2001, đến năm 2006 trang trại của chị đã cĩ 10 heo giống và 70 heo thịt, kinh tế gia đình ổn định. 243 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích Bình Chánh Nguyễn Thị Giỏi 1956 xã Tân Quý Tây Gia đình chị cĩ truyền thống trồng rau. Khi Hội Phụ nữ xã quyết định thành lập Tở trồng rau sạch gồm 24 thành viên, chị được bầu làm tổ trưởng. Được Hội Phụ nữ trợ vốn, tổ của chị đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau. Với diện tích 40.000m2, sản phẩm rau sạch của tổ được kiểm định chất lượng thuốc và vệ sinh trên cây rau, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an tịan thực phẩm cung cấp cho cơng ty Phước An tiêu thụ. Chị tham gia và vận động chị em cùng tham gia nhiều hoạt động của Hội. Cần Giờ Lê Thị Kim Anh 1972 Ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn Gia đình chị thuộc diện xĩa đĩi giảm nghèo, được vay quỹ xĩa đĩi giảm nghèo 5 triệu đồng và 2 triệu đồng từ nguồn vốn của Hội để làm muối. Năm 2004 gia đình chị ra khỏi diện xĩa đĩi giảm nghèo và hiện nay thu nhập bình quân 30-50 triệu đồng/ năm, gia đình chị đã cĩ cuộc sống ổn định. Năm 2006 chị cịn được HỘi Phụ nữ cử làm tổ trưởng tổ gia cơng kết cườm nhằm giải quyết việc làm nhàn rỗi cho nhiều phụ nữ ở xã cĩ thêm thu nhập. 244 Quận, Huyện Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Thành tích Nhà Bè Lê Thị Hỏi 1962 107/5 ấp 3 xã Hiệp Phước Là phụ nữ đơn thân thuộc diện xĩa đĩi giảm nghèo, chị được Hội hỗ trợ vốn vay để buơn bán nhỏ và chăn nuơi heo. Do biết cách làm ăn, tiết kiệm, chị cĩ tiền xây 3 phịng trọ cho thuê, gia đình chị vươn lên thốt nghèo. Hĩc Mơn Lê Thị Khiêm 1945 82/9 ấp Xuân Thới Đơng 3, xã Xuân Thới Đơng Gia đình chị cĩ nghề truyền thống dệt mền. Khi Hội Phụ nữ xã thành lập tổ dệt mền, chị được bầu làm tổ trưởng. Được Hội Phụ nữ giúp sức, chị đã phát triển vốn và số thành viên để tăng gia sản xuất, giải quyết được 30 lao động ở địa phương, đời sống của các hộ trong tổ được nâng lên. 245 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Dân số trung bình (người) Tồn thành 5.248.701 5.449.203 5.658.997 5.867.496 6.062.993 6.239.938 6.424.519 Nội thành 4.259.322 4.372.985 4.480.794 4.605.870 5.094.733 5.240.516 5.387.338 Ngoại thành 989.380 1.076.218 1.178.203 1.261.626 968.260 999.422 1.037.181 2. Tỉ lệ sinh (‰) Tồn thành 17,30 17,00 16,70 15,80 16,00 15,69 14,91 Nội thành 16,80 16,80 16,30 15,54 15,76 15,32 14,53 Ngoại thành 19,00 17,10 17,20 17,15 17,26 17,65 16,88 3. Tỉ lệ chết (‰) Tồn thành 3,90 4,0 4,0 4,0 4,0 4,19 4,16 Nội thành 3,80 3,9 4,0 4,0 4,0 4,15 4,15 Ngoại thành 4,00 4,0 4,0 4,0 4,0 4,40 4,21 4. Tỉ lệ tăng tự nhiên (‰) Tồn thành 13,40 13,00 12,70 11,80 12,00 11,50 10,75 Nội thành 13,00 12,90 12,30 11,54 11,76 11,17 10,38 Ngoại thành 15,00 13,10 13,20 13,15 13,26 13,25 12,67 5. Tỉ lệ tăng cơ học (‰) 26,10 22,54 27,22 20,76 20,97 19,97 19,91 Phụ lục 3: Dân số và biến động dân số TPHCM (2000-2006) Nguồn: Cục Thống kê TPHCM 246 Năm Chỉ tiêu kế hoạch Tổng số giải quyết việc làm Trong đĩ nữ Tỉ lệ nữ (%) CHIA RA Thực hiện so kế hoạch (%) Việc làm ổn định Việc làm tạm thời Tổng số Nữ Tỉ lệ nữ (%) Tổng số Nữ Tỉ lệ nữ (%) 1996 160.000 174.921 91.978 52,58 162.291 85.653 52,78 12.630 6.325 50,08 109,33 1997 165.000 179.198 90.244 50,36 161.649 81.339 50,31 17.549 8.905 50,74 108,60 1998 170.000 181.613 93.330 51,39 163.309 83.965 51,41 18.304 9.365 51,16 106,83 1999 180.000 183.806 94.145 51,22 145.968 75.200 51,52 37.838 18.945 50,07 102,11 2000 185.000 197.699 101.391 51,28 180.146 91.284 50,67 17.553 10.107 57,57 106,86 TC 860.000 917.237 471.088 51,35 813.363 417.441 51,32 103.874 53.647 51,65 106,65 Phụ lục 4: Kết quả giải quyết việc làm của TPHCM (1996-2000) Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và xã hội TPHCM 247 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số người được giới thiệu việc làm 197.699 198.329 208.134 210.988 222.437 234.529 239.63 Việc làm ổn định 173.975 174.26 183.158 185.67 195.745 206.386 210.874 Khu vực Nhà nước 9.306 9.321 5.865 6.274 26.034 30.752 33.318 Khu vực ngồi nhà nước và đầu tư nước ngồi 164.669 164.939 177.293 179.396 169.711 175.634 177.556 Làm việc tạm thời 23.724 24.069 24.976 25.318 26.692 28.143 28.756 Phụ lục 5: Số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động ở TP.HCM (2000 – 2006) Nguồn: Cục Thống kê TPHCM 248 TT Tên dự án Tổ chức tài trợ Tổng kinh phí Nội dung hoạt động Địa bàn thực hiện Số người thụ hưởng 1 Dự án gia cơng đĩng sách Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam 151.228.000 VNĐ Phụ nữ hồn lương và phụ nữ bị chồng bỏ rơi Hội Phụ nữ quận 1 30 2 Chương trình thơng tin giáo dục truyền thơng HIV/AIDS cho gái mại dâm đường sơng Cơ quan phát triển quốc tế Úc 85.000.000 VNĐ Dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ hồn lương và cĩ chồng nước ngồi bị bỏ rơi Hội Phụ nữ các quận, huyện: 2, 4, 7, Nhà Bè 200 3 Dự án phịng khám sức khỏe cho phụ nữ IVS 6.000 USD Chăm sĩc sức khỏe cho phụ nữ TPHCM 1.600 4 Mái ấm Nụ Hồng Christina Noble 18.000 USD Nuơi trẻ nghèo khơng nơi nương tựa Hội Phụ nữ quận Phú Nhuận 20 5 Dự án tín dụng cho người hồi hương Consortium (đã bàn giao cho Hội Phụ nữ) 10.997.900.000 VNĐ Trợ vốn cho người hồi hương và phụ nữ nghèo 15 quận, huyện 2.872 6 Dự án TDTK cho phụ nữ nghèo RAP 2.955.000.000 VNĐ Trợ vốn cho người hồi hương và phụ nữ nghèo 15 quận, huyện 541 7 Dự án TDTK cho phụ nữ nghèo Christina Noble 200.000.000 VNĐ Trợ vốn cho phụ nữ nghèo Quận 2 và huyện Củ Chi 200 8 Dự án TDTK cho phụ nữ nghèo CIDSE 1.528.465.000 VNĐ Trợ vốn cho phụ nữ nghèo Quận 8, 11 và Củ Chi 2.502 9 Dự án TDTK cho phụ nữ nghèo ENDA (đã bàn giao cho Hội Phụ nữ) 58.000.000 VNĐ Trợ vốn cho phụ nữ nghèo Xã Bình Hưng Hịa huyện Bình Chánh 210 10 Dự án TDTK cho phụ nữ nghèo Bánh mì cho thế giới (đã bàn giao cho Hội Phụ nữ) 291.000.000 VNĐ Trợ vốn cho phụ nữ nghèo Phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 51 Phụ lục 6: Các dự án quốc tế (1996-2000) hỗ trợ phụ nữ TPHCM Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM 249 Phụ lục 7 : Điều tra cơ bản gái mại dâm tại TTGDDNPN năm 2001 250 Phụ lục 7 : Điều tra cơ bản gái mại dâm tại TTGDDNPN năm 2001 251 Phụ lục 8: Mẫu phiếu khảo sát thành viên vay vốn 252 Phụ lục 8: Mẫu phiếu khảo sát thành viên vay vốn 253 Đơn vị tính: 1.000đ TÊN NĂM 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” - - - 1.191.400 1.590.940 1.876.296 2.220.877 2.250.450 2.367.299 1.859.107 Vốn gốc 6.285.000 12.252.000 15..903.000 24.851.000 31.352.000 39.407.000 40.407.000 42.084.000 53.946.000 60.096.000 Số nhĩm 328 1.404 2.099 2.532 3.743 4.313 4.732 4.873 4.935 5.972 Số thành viên 2.935 10.735 12.951 14.738 21.240 27.137 27.507 27.577 29.371 33.433 Phụ lục 9: Số liệu tăng trưởng vốn, thành viên chương trình hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo TPHCM (1993-2002) Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM 254 Năm Dự án được duyệt Số phát vay Số dự án Số tiền (triệu đồng) Thu hút lao động Số dự án Số tiền (triệu đồng) Thu hút lao động TP Trung ương TP Trung ương TP Trung ương TP Trung ương TP Trung ương TP Trung ương 1992 4 964,0 395,0 4 946,4 395,0 1993 10 3 1.421,0 200 455,0 195 10 3 1.421,0 200 455,0 195 1994 24 3 3.935,0 200 1.545,0 195 23 3 3.832,0 200 1.519,0 195 1995 29 4 4.443,0 300 1.249,0 290 29 4 4.443,0 300 1.249,0 290 1996 45 5 7.861,1 300 2.065,0 290 45 5 7.766,1 300 1.958,0 290 1997 29 5 5.316,0 300 1.077,0 290 29 5 5.316,0 300 1.077,0 290 1998 42 6 7.425,0 350 1.388,0 381 42 6 7.327,0 350 1.369,0 381 1999 29 6 3.299,0 400 663,0 132 29 6 3.299,0 400 663,0 132 2000 44 6 3.721,0 450 776,0 132 44 6 3.721,0 450 776,0 132 2001 50 6 5.161,0 500 813,0 212 50 6 5.161,0 500 813,0 212 2002 58 5 6.701,0 444 2.366,0 100 58 5 6.701,0 444 2.364,0 100 Tổng cộng 364 49 50.247 3.444 12.792 2.217 363 49 49.934 3.444 12.638 2.217 Phụ lục 10: Kết quả thực hiện dự án Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm của Hội LHPN TPHCM (1992-2002) Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM 255 Nhĩm tệ nạn xã hội Xét xử Phân tích mức án Nhân thân Vụ Bị cáo Treo Dưới 7 năm 7 -10 năm 10-15 năm 15-20 năm Chung thân Tử hình Cải tạo khơng giam giữ Đình chỉ Dân sự Miễn TNHS Nữ 18-30 tuổi Nước ngịai Vị thành niên Chứa mại dâm 452 707 23 562 85 31 2 2 2 281 163 1 Giao cấu với trẻ em 110 120 19 88 6 4 2 1 57 Hiếp dâm 80 117 5 58 45 5 3 1 66 2 Hiếp dâm trẻ em 162 195 3 35 41 67 39 8 1 94 14 Mơi giới mại dâm 144 235 5 209 19 1 114 74 2 1 Mua bán phụ nữ 4 6 2 2 2 5 2 Mua dâm ngườI chưa thành niên 2 2 2 Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đọat trẻ em 8 10 10 3 Đánh bạc 15 38 10 23 3 2 9 9 Tổ chức đánh bạc 117 787 270 490 7 6 3 2 5 156 111 CỘNG 1.094 2.217 335 1.479 205 115 45 8 1 3 6 10 2 570 576 2 18 Phụ lục 11: Tổng hợp báo cáo nhĩm án tệ nạn xã hội (2001-2006) Nguồn: Tịa án Nhân dân TPHCM 256 257 Sửa chữa Buơn bán Chăn nuơi Trồng trọt DV-SX NVS 1. Mục đích vay 405 3180 350 71 736 117 Tỷ lệ/ tổng số phiếu 8.3% 65.4% 7.2% 1.5% 15.1% 2.4% Hội PN NHCSXH LMHTX CEP 2. Nguồn vốn vay 3654 943 147 230 Tỷ lệ/ tổng số phiếu 75.1% 19.4% 3.0% 4.7% 1-2tr 3-5tr 6-10tr 11-15tr trên 15tr 3. Số vốn vay 698 2662 1040 211 251 Tỷ lệ/ tổng số phiếu 14.4% 54.7% 21.4% 4.3% 5.2% 0% 0.5%-0.65% 0.7%-0.8% 0.90% 1% 1.20% 4. Lãi suất vay 39 1207 498 55 1588 519 Tỷ lệ/ tổng số phiếu 0.8% 24.8% 10.2% 1.1% 32.7% 10.7% 3 tháng 6 tháng 10 tháng 12 tháng 24 tháng 5. Thời gian vay 193 1076 685 2063 419 Tỷ lệ/ tổng số phiếu 4.0% 22.1% 14.1% 42.4% 8.6% 1 năm 2-3 năm 3-5 năm 5-8 năm 8-10 năm trên 10 năm 6. Số năm vay vốn 901 2002 1263 4725 212 91 Tỷ lệ/ tổng số phiếu 18.5% 41.2% 26.0% 97.2% 4.4% 1.9% Phụ lục 13 : Thơng tin tín dụng – thành viên vay vốn các chương trình trợ vốn của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM Nguồn : Tổng hợp phiếu khảo sát 258 Phụ lục 14 : Một số hình ảnh học viên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phú Nghĩa Ảnh : Đàm Cơng Hưng (chụp tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phú Nghĩa, năm 2006) 259 Giao ban DAYTOP tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phú Nghĩa (Một giao ban sửa đổi hành vi học viên) 260 Đào tạo nghề may cho nữ học viên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phú Nghĩa 261 Nữ học viên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phú Nghĩa đang lao động 262 Phụ lục 15: Một số hình ảnh Hoạt động trợ vốn của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM (Ảnh : Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM) 263 Chị Trần Thị Tín – Chi hội phĩ Chi Hội Phụ nữ khu phố 1, phường Đơng Hưng Thuận, quận 12. Chị vay vốn 10 triệu đồng từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, mở cơ sở may gia cơng, phát triển thành xưởng may với tổng vốn trên 50 triệu đồng, thường xuyên giải quyết việc làm cho 15 lao động nữ ở địa phương. 264 Chị Giáp Thị Chi – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vượt khĩ của phường 3, quận Gị Vấp. Từ vốn vay 5 triệu đồng của Hội Phụ nữ, chị thành lập cơ sở sản xuất nhang, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/1năm. 265 Chị Lê Thu Hường – tổ trưởng tổ hợp tác chuối sấy, phường Tân Định, quận 1. Từ vốn vay 2 triệu đến 5 triệu đồng, chị đã vươn lên thĩat nghèo và giúp được nhiều chị em trong tổ. 266 Chị Nguyễn Thị Điểu – qua 6 vịng vay vốn của Hội Phụ nữ quận Tân Bình, cơ sở may của chị đã cĩ tổng vốn đầu tư 40 triệu đồng, thu nhập hàng năm 50 triệu đồng và giải quyết việc làm cho một số lao động nữ ở địa phương. 267 Chị Nguyễn Thị Thu Cúc – cán bộ hưu trí – Chủ trang trại heo Hồng Hà – một cơ sở chăn nuơi cĩ hiệu quả ở Xã Phú Hịa Đơng, huyện Củ Chi. Chị đã tích cực hỗ trợ địa phương xây cầu, cấp học bổng cho học sinh nghèo, ủng hộ nhà tình thương, đĩng gĩp ủng hộ “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, … 268 Chị Lý Kim Lợi – phụ nữ đơn thân ở phường 22 quận Bình Thạnh. Chị vay 2 triệu đồng của Hội Phụ nữ để mua xe trả gĩp hành nghề chạy xe ơm đưa rước học sinh đi học hoặc chở hàng. Chị được bình chọn là “Phụ nữ vượt khĩ – làm kinh tế giỏi” cấp quận và tham gia Câu lạc bộ “Lá Chắn” của phường. 269 Chị Lê Thị Quý Nhơn (3/6 Đề Thám, phường Cơ Giang – quận 1) – năm 2003 chị vay 5 triệu đồng từ “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” để làm hoa vải. Chị đã vươn lên thốt nghèo và năm 2004 chị vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác xĩa đĩi giảm nghèo của Hội Phụ nữ để thành lập tổ hợp tác làm hoa vải, hoa voan do chị làm tổ trưởng, chị đã dạy nghề cho 100 chị, giải quyết việc làm cho 80 phụ nữ nghèo trong phường. 270 Chị Hồng Thị Minh Tâm – Giám đốc cơng ty Thành Cát (phường 12, quận 10), chuyên ngành gia cơng thành phẩm bao bì giấy. Từ số vốn vay 5 triệu đồng năm 2003, sau chị vay thêm 15 triệu – 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị đã thành lập cơng ty, giải quyết việc làm cho 25 lao động tại địa phương cĩ thu nhập từ 1,5 triệu – 4 triệu đồng/ 1 tháng, chị cịn tích cực tham gia nhiều cơng tác xã hội khác. 271 Mơ hình tổ trồng rau sạch ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh (từ nguồn vốn vay “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”) 272 Chị Phạm Thị Kim Cúc (4B/3 KP1, phường Tân Kiểng, Quận 7) – từ nguồn vốn vay 10 triệu đến 20 triệu đồng của Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, chị đã phát triển nghề trồng hoa lan, vươn lên làm giàu và chia sẻ, giúp đỡ nhiều phụ nữ nghèo khác. 273 Một buổi lễ phát vốn của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tại phường 9, quận 6 - năm 2005 274 Sinh hoạt định kỳ của “nhĩm Phụ nữ tín dụng – tiết kiệm” tại phường Bình Hưng Hịa, quận Bình Tân (ngày 24/8/2006). 275 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM phát vốn tín dụng – tiết kiệm tại phường Bình Hưng Hịa, quận Bình Tân, ngày 24/8/2006. 276 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM trao học bổng cho con em hội viên cĩ hồn cảnh khĩ khăn – năm 2006 277 Phụ lục 16 : Một số hình ảnh Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tiếp các tổ chức nước ngồi trong hoạt động trợ vốn cho phụ nữ nghèo (Ảnh : TS. Hồ Thị Minh Nguyệt) 278 Ơng Arist (ngồi giữa) – đại diện tổ chức CIDSE (Canada) – tổ chức phi chính phủ đầu tiên của nước ngồi trợ vốn cho Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM để tập huấn kỹ thuật, quản lý vốn, tổ chức nhĩm “phụ nữ tín dụng – tiết kiệm”, … theo mơ hình Grameen Bank – Bangladesh. Từ năm 1993-2002, tổng vốn gốc của tổ chức này là 1 tỷ đồng, vốn quay vịng hơn 7 tỷ đồng cho 4.185 thành viên sinh hoạt tại 855 nhĩm. 279 Đồn phụ nữ Cameroon đến trao đổi, học tập kinh nghiệm các mơ hình trợ vốn của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM năm 1996 280 Nhĩm phụ nữ Mỹ (gồm 65 người từng làm việc ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh trước năm 1975) thăm TPHCM, trồng cây lưu niệm, tặng 12.500 USD ủng hộ chương trình trợ vốn cho phụ nữ nghèo của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM – năm 1998 281 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tiếp đại diện tổ chức ENDA (Pháp) tại xã Bình Hưng Hịa, huyện Bình Chánh, thảo luận về dự án trợ vốn cho phụ nữ nghèo gắn với chương trình làm sạch mơi trường – năm 1995. DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Phong trào đấu tranh của nữ cơng nhân Sài Gịn – Gia Định (1954- 1975), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học KHXH & NV Tp. HCM, 2000. 2. Phong trào nữ cơng nhân Sài Gịn – Gia Định từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954, chuyên đề nghiên cứu năm 2002, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. 3. Tình hình tranh chấp lao động tập thể - đình cơng của nữ cơng nhân lao động Tp.HCM (1992-2002), chuyên đề nghiên cứu năm 2003, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. 4. Tình hình thực hiện chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Tp.HCM (1992-2002), chuyên đề nghiên cứu năm 2003, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. 5. Phụ nữ miền Nam Việt Nam trong vai trị đối ngoại, chuyên đề nghiên cứu năm 2004, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. 6. Vai trị của phụ nữ đối với gia đình và xã hội trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu Con người & Xã hội (Viện nghiên cứu Xã hội Tp.HCM), tập 17, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, 2007, tr. 64-69. 7. Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Tạp chí Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Khu vực II), Số 6/2010, tr.49 – 54.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006).pdf
Luận văn liên quan