Luận án Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc bộ

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những điều cấm trái pháp luật trong luật tục có nguyên nhân chủ yếu từ nhận thức thiếu khoa học, trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển và tư tưởng mê tín dị đoan. Vì vậy, loại bỏ được các luồng tư tưởng này đồng nghĩa với việc loại bỏ được điều cấm trái pháp luật của luật tục. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm đòi hỏi sự cẩn trọng, linh hoạt và khéo léo trong quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên thực tế, những điều cấm của luật tục cho dù là trái pháp luật vẫn được cư dân địa phương tôn trọng và thi hành tự nguyện. Những điều cấm này đã tồn tại trong đời sống, thói quen hành xử, suy nghĩ của họ từ đời này sang đời khác, không dễ dàng bị loại bỏ. Trong chương trình tuyên truyền pháp luật, người tuyên truyền viên phải thận trọng, khéo léo phân tích những điểm thiếu thực tế không phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đồng thời lồng ghép các ví dụ của khoa học hiện đại để chứng minh sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người từng bước thay đổi tư tưởng lạc hậu, thụ động, mê tín dị đoan, dựa vào thần linh trời đất của cư dân địa phương; làm cho họ có niềm tin vào sức mạnh của bản thân, sức mạnh của cộng đồng và tin vào sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người. Khi có được niềm tin này, tầm suy nghĩ của cư dân địa phương được khai sáng, họ sẽ tự mình loại bỏ dần những phong tục tập quán lạc hậu, xoá bỏ mê tín dị đoan và đương nhiên, điều cấm trong luật tục trái pháp luật cũng bị tiêu vong, thay vào đó là tập quán sống mới phù hợp với pháp luật, phù hợp với với xu thế phát triển của xã hội mới.

pdf178 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu tại khu vực Tây Bắc Bộ có thể thấy, trình độ và nhận thức của người cán bộ ở cơ sở ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng pháp luật, luật tục như thế nào. Để phát huy được những điểm tích cực, hạn chế tiêu cực trong quan hệ giữa luật tục và pháp luật tại khu vực Tây Bắc Bộ, cần nâng cao kiến thức chuyên môn, nhận thức về pháp luật và luật tục của cán bộ, công chức cấp cơ sở. Lực lượng cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức xã hội là lực lượng tuyên truyền pháp luật mang tính chất truyền thống. Lực lượng này yêu cầu tối thiểu phải biết tiếng dân tộc bản địa ít nhất là ở vùng mình trực tiếp làm công tác tuyên truyền. Hàng năm, lực lượng này phải đầu tư một thời gian nhất định cùng sống và làm việc với người bản địa, vừa học tập sưu tầm luật tục để vận dụng vào việc tuyên truyền pháp luật, vừa kết hợp tạo ra các mô hình kinh tế mẫu cho đồng bào dân tộc thiểu số như mô hình kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình Đặc biệt, lực lượng tuyên truyền này phải thể hiện được tính tiên phong của công chức nhà nước, phải có sự ảnh hưởng lớn tạo nên quan điểm sống mới của người dân và phải thực sự là chỗ dựa tinh thần cho người dân. Việc đưa pháp luật vào đời sống của người DTTS khu vực Tây Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết nhưng không đơn giản, bởi lẽ hầu hết các thôn bản của người DTTS thường ở cách xa nhau, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều bản làng nằm ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng rừng núi, giao thông đi lại không thuận lợi, đặc biệt vào mùa mưa. Khó khăn về kinh tế và sự cách biệt về địa lý này dẫn đến tình trạng nhiều người dân không biết tiếng Kinh, không quan tâm đến pháp luật của Nhà nước, tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn còn 142 tồn tại, những luật tục tiến bộ không được chọn lọc và phát huy lại tạo điều kiện cho luật tục lạc hậu phát triển. Để có được kết quả tốt, Nhà nước cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ, công chức cơ sở; có chế độ khen thưởng kịp thời cho những người có nhiều sáng kiến trong công tác và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp không kiên quyết, còn nể nang trong bài trừ những luật tục mê tín, lạc hậu ra khỏi đời sống. 4.2.3.5 Giải quyết sinh kế và nâng cao trình độ dân trí cho người dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Bộ Tâm lý chung của người DTTS thường coi trọng luật tục của dân tộc mình, ít quan tâm tới pháp luật. Trong đó rải rác một số nhóm nhỏ dân cư còn có tư tưởng đối phó pháp luật hay nói cách khác, họ chỉ chấp hành pháp luật một cách thụ động khi có sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, họ cho rằng sự hiện diện của pháp luật sẽ là mối đe doạ đến sự tồn tại của luật tục. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ không muốn thay đổi thói quen, nếp nghĩ của bản thân và gia đình. Thói quen này được xây dựng từ lúc một người được sinh ra, biết nhận thức những gì đơn giản nhất của đời sống xã hội và phát triển dần khi người đó lớn lên tiếp xúc với nhiều mối quan hệ trong đời sống hàng ngày. Thói quen này cũng là điểm then chốt tạo nên hiệu quả điều chỉnh xã hội và tạo nên hiệu lực thực tế của luật tục. Vì vậy, cần nâng cao dân trí, ý thức pháp luật cho người DTTS, phải làm cho cư dân địa phương hiểu và nhận thức được pháp luật bảo vệ sự trong sáng của luật tục, bảo đảm cho luật tục tiến bộ không chỉ được cộng đồng sáng tạo ra nó thực thi tự nguyện mà còn được toàn xã hội ghi nhận và cùng tự nguyện tuân theo. Hay nói cách khác, là pháp luật không bài trừ luật tục tiến bộ mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho luật tục tiến bộ tồn tại và phát triển; chấp hành pháp luật cũng là chấp hành luật tục tiến bộ và ngược lại, nhằm hình thành trong cư dân địa phương niềm tin vào pháp luật, xoá dần khoảng cách giữa pháp 143 luật và luật tục. Từ đó, họ có tâm lý yên tâm để tập trung vào việc học hỏi và tiếp thu kiến thức pháp luật, xoá bỏ dần tư tưởng đối phó pháp luật. Để hình thành thói quen chấp hành pháp luật tương tự như thói quen chấp hành luật tục trong cư dân địa phương, không thể thực hiện được ngay trong một sớm một chiều. Cần thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân một cách sáng tạo, kiên trì để thay đổi suy nghĩ và thói quen của họ. Ngoài ra, triển khai thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý đối với người DTTS, góp phần đưa pháp luật vào đời sống nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng không tích cực của luật tục, giải thích pháp luật cho người dân. Thông qua đội ngũ già làng, trưởng bản, hòa giải viên, cán bộ cơ sở làm cộng tác viên cho tổ chức trợ giúp pháp lý. Đây cũng là những đối tượng có uy tín, tiếng nói với cộng đồng, tăng cường nhận thức pháp luật cho họ sẽ đồng thời tác động được tới ý thức pháp luật của người dân được tốt hơn. Vậy nên, cần tổ chức bồi dưỡng, trạng bị những kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện cho họ tiếp cận, cập nhật thông tin pháp luật. Sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ sở một cách hiệu quả. Khi trợ giúp pháp lý cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng, pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao lưu với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất để thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội truyền thống của người DTTS. Chỉ khi kinh tế phát triển, tư duy và nhận thức của người dân mới có điều kiện tiếp cận những cái mới, từ đó chuyển biến theo chiều hướng tích cực, dần loại bỏ những tập quán lạc hậu. 144 Kết luận Chương 4 Trên cơ sở những đánh giá thực trạng quan hệ giữa luật tục và pháp luật tại khu vực Tây Bắc Bộ tại Chương 3, Chương 4 của luận án đã đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở khu vực Tây Bắc Bộ trong thời gian tới. Để đề xuất được những giải pháp mang tính khả thi giải quyết hài hòa quan hệ giữa luật tục và pháp luật, luận án tiếp cận, phân tích một số quan điểm có thể phù hợp như: Quan điểm về đa dạng pháp luật và đa dạng hóa nguồn pháp luật. Quan điểm này phù hợp ở chỗ nó thừa nhận sự tồn tại của nhiều hệ thống luật lệ khác nhau trong một nhà nước, tương ứng với các cộng đồng khác nhau, dưới sự chi phối của nhà nước. Điều này có sự tương đồng nhất định với hình thức quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở khu vực Tây Bắc Bộ hiện nay. Ngoài ra, xu hướng đa dạng hóa nguồn pháp luật cũng là chủ trương cải cách, đổi mới toàn diện hệ thống pháp luật đang được triển khai của Nhà nước. Quan điểm về tự quản cộng đồng cũng là một trong những xu thế phổ biến, được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều địa phương khu vực Tây Bắc Bộ. Hay quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền là định hướng xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay cũng là hai quan điểm được luận án nghiên cứu, vận dụng trong quá trình xây dựng các giải pháp cụ thể. Trên cơ sở tiếp cận đó, luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp, cụ thể là: Nhóm giải pháp hoàn thiện quan hệ giữa luật tục và pháp luật tại khu vực Tây Bắc Bộ: dựa vào thực trạng và nguyên nhân thực trạng quan hệ giữa luật tục và pháp luật tại khu vực Tây Bắc Bộ, luận án đề xuất các giải pháp sau: (i) xác định các nguyên tắc mang tính định hướng xuyên suốt để giải quyết hài hòa quan hệ giữa luật tục và pháp luật; (ii) phát huy giá trị của mô hình tự quản cộng đồng và quy ước thôn bản hiện đang được vận dụng ở khu vực Tây Bắc Bộ; (iii) Xác định phạm vi tác động, vận dụng luật tục và pháp luật trong cộng 145 đồng; (iv) Vận dụng luật tục để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; (v) nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Nhóm giải pháp chung để giải quyết quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở nước ta trong thời gian tới tập trung vào việc lựa chọn mô hình quan hệ giữa luật tục và pháp luật để định hướng hoàn thiện quan hệ này trong thời gian tới; ban hành Luật Tập quán và những giải pháp khác hướng tới cộng đồng các DTTS như: nâng cao trình độ dân trí, giải quyết sinh kế và nâng cao nhận thức về quan hệ giữa luật tục và pháp luật. 146 KẾT LUẬN Trong cộng đồng các DTTS khu vực Tây Bắc Bộ hiện nay, pháp luật và luật tục đều là các công cụ quản lý xã hội quan trọng, đang cùng lúc ảnh hưởng, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống đồng bào. Việc nhìn nhận vai trò của luật tục cũng như pháp luật như thế nào cho đúng đắn, chính là việc xác định quan hệ giữa luật tục và pháp luật về bản chất, vai trò, nội dung của mối quan hệ này, chỉ ra những giá trị tích cực, những điểm hạn chế trong quan hệ giữa chúng. Khi nghiên cứu về phong tục, tập quán của Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính đã viết: “Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi. Đó không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một từng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế. Tuy vậy, cái tục cũ đã truyền nhiễm lâu, không dễ gì một mai đổi ngay được ”[2, tr.6]. Chính vì vậy, giải quyết quan hệ giữa luật tục và pháp luật, một cái thuộc về truyền thống ăn sâu bén rễ vào đời sống với một cái thuộc về hiện đại là một việc khó, cần nghiên cứu cụ thể để có những giải pháp mang tính khả thi, thiết thực. Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã luận giải bản chất, nội dung quan hệ giữa luật tục và pháp luật và cho thấy, quan hệ này thể hiện dưới hai khía cạnh lớn, tích cực và hạn chế. Ở khía cạnh tích cực, pháp luật củng cố những giá trị tốt đẹp của luật tục, phát huy các yếu tố đoàn kết cộng đồng, ý thức tự quản và tự giác tuân thủ của người dân, giữ vững an ninh ở bản làng. Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn, phát huy những luật tục tốt đẹp, loại bỏ những luật tục lạc hậu, phản tiến bộ. Thông qua việc phát huy vai trò của Già làng, Trưởng bản, xây dựng quy ước thôn bản theo nếp sống mới, những luật tục tốt đẹp bảo vệ tài nguyên môi trường, chung thủy, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng, 147 con cái, người thân trong gia đình, dòng họ được phát huy. Những yếu tố nhân văn, nhân đạo trong cách đối xử với những người nghèo, người yếu thế trong cộng đồng cũng được pháp luật tạo điều kiện để phát huy, nhân rộng. Cũng nhờ các quy định của pháp luật, nhiều vùng DTTS đã loại bỏ dần được những luật tục lạc hậu, phản khoa học như kết hôn cận huyết, tảo hôn, trọng nam khinh nữ hay những quan niệm về sở hữu, sản xuất truyền thống không còn phù hợp. Bên cạnh đó, do pháp luật chưa thể và không thể điều chỉnh được hết và kịp thời mọi vấn đề nảy sinh trong đời sống, lúc này luật tục phát huy giá trị như một công cụ hỗ trợ, bổ sung những khiếm khuyết của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Dần dần, nhiều cộng đồng người DTTS đã có sự thay đổi tư duy, quan niệm, thay đổi luật tục để phát triển đi lên trên con đường văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Sự tích cực này trong quan hệ giữa luật tục và pháp luật đã cần một khoảng thời gian rất dài để hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như ý thức của đồng bào, trình độ dân trí, đời sống kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử tộc người. Chính vì vậy, dù có nhiều thay đổi nhưng quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở Tây Bắc Bộ vẫn tồn tại những yếu tố hạn chế, bất cập chưa được giải quyết. Nhiều nơi, đồng bào vẫn áp dụng luật tục của dân tộc mình chứ không áp dụng các quy định của pháp luật, bởi chúng còn quá xa lạ với tư duy và cách sống của họ. Pháp luật cũng chưa thực sự loại bỏ được những luật tục lạc hậu, phản tiến bộ mà chỉ cần một thời gian không quan tâm đúng mức, các luật tục này lại tiếp tục nảy sinh, tiếp tục được áp dụng. Do thiếu cơ chế công nhận, nên những giá trị tốt đẹp của luật tục cũng chưa được pháp luật phát huy, tận dụng trong thực tế. Đây là một điều rất đáng tiếc mà pháp luật chưa phát huy được vai trò ưu thế của mình. Để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những bất cập còn tồn tại trong quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở nước ta, đảm bảo kết hợp hiệu quả pháp luật với luật tục trong quá trình quản lý, xây dựng đất nước, đưa cộng 148 đồng các DTTS phát triển đi lên bền vững, tiếp cận dần với mức phát triển của các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt, đòi hỏi cần thực hiện một số giải pháp sau: Trước hết, cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, giá trị của luật tục và quan hệ giữa luật tục với pháp luật, đó là mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sự điều chỉnh hiệu quả với các quan hệ xã hội trong cộng đồng các DTTS. Phát huy mô hình có sự tham gia của cộng đồng, vận dụng luật tục thông qua Quy ước, Quy chế dân chủ thôn bản. Về lâu dài, cần xem xét xây dựng và ban hành quy định, nguyên tắc xác định tập quán pháp, đây sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc nhất để giải quyết hài hòa quan hệ giữa luật tục và pháp luật. Cần có cơ chế chọn lọc, xác định những luật tục phù hợp, tiến bộ để pháp luật công nhận, xây dựng nguyên tắc áp dụng nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của luật tục bên cạnh giá trị văn hóa như một quyền văn hóa của cộng đồng các DTTS, đồng thời đó cũng là cơ sở kết hợp hai công cụ đó trong quản lý xã hội. Bên cạnh đó, về yếu tố con người, việc nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức về quan hệ giữa luật tục và pháp luật với cán bộ, công chức ở cơ sở là không thể thiếu, cũng như bảo đảm sinh kế, nâng cao dân trí cho cộng đồng các DTTS. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng những hình thức mới linh hoạt, sinh động, thông qua luật tục để phát huy những giá trị tốt đẹp, hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ giữa luật tục và pháp luật. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Ma Thị Thanh Hiếu (2020), Luật tục hôn nhân của người Mông ở Điện Biên – Một số đánh giá và kiến nghị, Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 4(23)/2020. 2. Ma Thị Thanh Hiếu (2021), Từ rừng cộng đồng theo tập quán tới rừng tín ngưỡng trong Luật Lâm nghiệp năm 2017: Một số đánh giá, Tạp chí Giáo dục và xã hội số 121 (182) tháng 4/2021. 3. Ma Thị Thanh Hiếu (2021), Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc, Tạp chí Khoa học Kiểm sát số tháng 4/2021. 4. Ma Thị Thanh Hiếu, Nguyễn Thị Việt Hương (2021), Luật tục và quản lý cộng đồng: Trường hợp các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Bộ, Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ VI. 5. Ma Thị Thanh Hiếu (2021), Đưa Luật tục các dân tộc thiểu số vào giảng dạy chuyên ngành Luật tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số tháng 8/2021. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn An, Ngô Tùng Đức đồng CB, 2016, Sổ tay hướng dẫn phát triển cộng đồng, NXB Thanh Niên, Hà Nội; 2. Đào Duy Anh, (2010), Hán Việt Từ điển, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh; 3. Nguyễn Hoàng Anh. 2014. Chính quyền địa phương tự quản trong pháp luật một số quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19(275), (16/12/2020). 4. Hoàng Thảo Anh, Ý nghĩa của “pháp luật”, Luật văn diễn dịch, https://luatvandiendich.wordpress.com/2019/11/10/y-nghia-cua-phap- luat/ (12/3/2022). 5. Nguyễn Thị Vân Anh .2017. Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật Hôn nhân và gia đình trong các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. 6. Phan Kế Bính. 2005. Việt Nam phong tục, NXB Văn học, Hà Nội. 7. Phạm Thị Thanh Bình .2019., Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển đến năm 2030, Tạp chí Ngân hàng số 24/2019 8. Bộ Tư pháp, Báo cáo số 108/BC-BTP ngày 23/5/2016 về Tình hình xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư giai đoạn 1998-2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2016-2020; 9. Bộ NN và PTNT. 2009. Kỷ yếu Hội thảo Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Hà Nội. 10. Chính phủ - Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc. 2013. Báo cáo nghiên cứu tập quán pháp, thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam, Hà Nội; 151 11. Đinh Thị Vân Chi (Chủ biên 2015), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, môi trường văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 12. G. Condominas. 2000. Một số nhận xét về việc nghiên cứu luật tục, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 13. Nguyễn Văn Cương. 2020. Hệ thống pháp luật Việt Nam qua gần 75 năm xây dựng và hoàn thiện – Những dấu ấn nổi bật, Tạp chí Khoa học pháp lý, https://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=102 (18/11/2020) 14. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Đăng Dung. 2005. Luật tục và vấn đề tự quản cộng đồng, Kỷ yếu hội thảo khoa học về Luật tục, Trường Đại học Đà Lạt. 16. Nguyễn Đăng Dung. 2015. Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11(291), tr.5-16. 17. Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thị Khế .1999. Đại cương về pháp luật, NXB Đồng Nai, Đồng Nai. 18. Vũ Dũng 2008. Báo cáo tổng hợp Đề tài khoa học cấp nhà nước, Mã số: KX.03.02/06-10: “Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc và ảnh hưởng của chúng đến sự ổn định và phát triển ở khu vực này”, Hà Nội 19. Tráng A Dương. 2014. Kết hợp pháp luật với luật tục, hương ước, quy ước trong cam kết tham gia quản lý, bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc, Tạp chí Dân tộc số 167 (11)/2014, tr 6-18. 20. Nguyễn Văn Động .2008. Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, NXB Giáo dục, Hà Nội. 152 21. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2013. Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, mô hình và giải pháp phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chương trình KH-CN trọng điểm cấp Nhà nước; 22. Nguyễn Minh Đoan .2008. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 23. Nguyễn Minh Đoan. 2021. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đỗ Thanh Đô, Nguyễn Văn Hòa. 2009. Ý thức pháp quyền và việc tăng cường giáo dục ý thức pháp quyền ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 51, tr.63-69. 25. Phạm Văn Đức chủ biên. 2019. Giáo trình Triết học Mác Lê nin, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Lê Sĩ Giáo. 2000. Luật tục: sự hình thành của nó trong đời sống của một số cộng đồng dân cư ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2000 tr.9-15. 27. Trần Văn Giàu .1993. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Thị Thu Hà. 2019. Về quyền làm chủ của nhân dân thông qua cơ chế tự quản địa phương ở một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/45444/Ve-quyen-lam-chu-cua- nhan-dan-thong-qua-co-che-tu-quan-dia-phuong-o-mot-so-quoc-gia- tren-the-gioi.html (15/11/2020). 29. Nguyễn Thị Vân Hà, Trần Thị Cẩm Tú. 2020. Các yếu tố tác động đến xây dựng chính sách, pháp luật phát triển vùng đồng bào DTTS Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 7/2020, tr.31-42. 30. Nguyễn Thị Minh Hạnh .2018. Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 153 31. Lương Thị Thu Hằng và cộng sự. 2015. Nghiên cứu về luật tục của các DTTS và chính sách đất rừng ở Việt Nam, Báo cáo cuối cùng, Hà Nội. 32. Phạm Quang Hoan. 2005. Tri thức địa phương (tri thức truyền thống) của các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại, Thông báo Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Thu Hoài .2020. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tộc người vùng Tây bắc hiện nay, kết quả điền dã, Tạp chí Lý luận chính trị 6/2020. 34. Hồ Thanh Hớn, 2018. Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7(359), tháng 4/2018. 35. Nguyễn Thị Hồi. 2008. Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008, Hà Nội; 36. Nguyễn Thị Hồi. 2008. Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (128), Hà Nội; 37. Trương Thị Hiền. 2015. Mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quản lý xã hội (nghiên cứu trường hợp luật tục Ê-đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Luận án tiến sỹ xã hội học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội; 38. Vũ Văn Hiển (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí cộng sản (Communist Review), số tháng 1-2014 39. Trương Tiến Hưng. 2014. Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở Ninh Thuận, NXB Tư pháp, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Việt Hương. 2000. Giá trị của luật tục từ góc nhìn pháp lý, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 41. Hoàng Thị Hương .2010. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, Tạp chí cộng sản số 9/2010 154 42. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 1997, Tác động của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông thuộc Tây Bắc Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội; 43. Nguyễn Văn Khánh. 2016. Phát triển bền vững vùng Tây Bắc: từ Chính sách đến thực tiễn, NXB Thế giới, Hà Nội. 44. Phạm Tuấn Khải. 2010. Quyền văn hóa – Chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, www.chinhphu.vn (12/10/2020) 45. Hoàng Thị Lan. 2019. Những hiện tượng mới trong quan hệ dân tộc – tôn giáo ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, tr26-33; 46. Vũ Trọng Lâm chủ biên .2020. Giá trị xã hội của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 47. Ngô Văn Lệ và cộng sự. 2016, Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số nhìn từ nguồn lực phát triển (trường hợp vùng Đông Nam Bộ), Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, ISBN: 978-604-73-7135-8, Hà Nội. 48. Từ Thị Loan. 2007. Luật tục ở Việt nam và Adat ở Indonesia, một cái nhìn tham chiếu, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tr.56-68. 49. Nguyễn Đình Lộc. 1996. Hội thảo chuyên đề về luật tục, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội; 50. Nguyễn Đình Lộc. 1997. Phát biểu bế mạc hội thảo, sách chuyên đề về luật tục, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội; 51. Hoàng Xuân Lương .2013. Tìm hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Dân tộc học số 8/2018. 52. Tạ Thị Minh Lý. 2000. Luật tục và việc trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 155 53. Nguyễn Văn Năm. 2012. Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật, Hà Nội; 54. Phan Đăng Nhật. 2007. Luật tục với đời sống, tập 1, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; 55. Phan Đăng Nhật. 2009. Văn hóa các dân tộc thiểu số, những giá trị đặc sắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; 56. Phan Đăng Nhật .2007. Luật tục – Một giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, Tạp chí Di sản văn hóa tr 36- 43 57. Nguyễn Thị Thanh Nga. 2011, Một số vấn đề cơ bản của các dân tộc vùng Tây Bắc, Tạp chí KH và XH, Viện Khoa học xã hội. 58. H. Idrus Hakimi Datuak Rajo Panghulu. 2000. Luật tục người Minangkabau Indonesia, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 59. Nguyễn Văn Quân. 2018. Mở rộng nguồn pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17 (369), tr.54-61. 60. Hoàng Thị Kim Quế. 2000. Một số vấn đề về luật tục và pháp luật ở Đăk Lăk hiện nay, Kỷ yếu Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 61. Hoàng Thị Kim Quế. 2006. Quan niệm về pháp luật – một vài suy nghĩ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2006, tr.9-14. 62. Hoàng Thị Kim Quế. 2006. Các mối liên hệ của pháp luật và những vấn đề đặt ra trong đời sống pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 9/2006, tr. 45-60. 63. Hoàng Thị Kim Quế. 2010. Bản chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 1/2010, tr.32-54. 156 64. Hoàng Thị Kim Quế. 2015. Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 65. Quốc hội, Nghị quyết ngày 27/10/1962 về việc đổi tên khu tự trị Thái Mèo và thành lập ba tỉnh trong khu tự trị Thái Mèo; 66. Bùi Hồng Quý. 2018. Luật tục và ảnh hưởng của Luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Ê đê ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử NN và PL, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 67. Oscar Salemink. 2000. Luật tục, quyền sở hữu và vấn đề di cư, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Bùi Ngọc Sơn .2006. Những góc nhìn lập pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr194-195 69. Lê Hồng Sơn. 2000. Kế thừa luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1/2000, tr.50-62. 70. Vi Văn Sơn. 2014. Kinh nghiệm thừa nhận và sử dụng luật tục ở một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr.54-67. 71. Vi Văn Sơn. 2015. Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 72. Nguyễn Quốc Sửu. 2012. Luật tục và pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 07/2012 tr.62-78. 73. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 74. Phan Nhật Thanh. 2017, Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp luật ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 157 75. Phan Nhật Thanh .2011. Recongnising customary law in VietNam: legal pluralism and human rights, Khoa Luật Đại học Wollongong, Australia. 76. Phan Nhật Thanh. 2013. Luật tập quán và quyền con người, Nxb. Hồng Đức, 2013, tr. 89. 77. Phan Nhật Thanh. 2016. Bàn về nguồn gốc pháp luật, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 03(97)/2016. 78. Phạm Nhân Thành .2011. Văn hóa các dân tộc ít người Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội. 79. Cao Việt Thăng, Nguyễn Đình Sơn .2020. Vấn đề văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp ở Việt nam hiện nay, Tạp chí công thương số 27, 11/2020 80. Vũ Quang Thiện, Tô Nguyện. 2005. Một số luật tục và luật tục cổ ở Đông Nam Á, NXB Thanh Niên, Hà Nội; 81. Ngô Đức Thịnh. 2000. Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, a “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Ngô Đức Thịnh. 2019. Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 83. Trần Thị Minh Thi. 2020. Những biến đối của gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 84. Phạm Quang Tiến, Nguyễn Thị Hồi (2010), Tập quán, luật tục bảo vệ môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 5, tr 53-57. 85. Lò Châu Thỏa .2020. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 158 86. Nguyễn Thị Tĩnh .2015. Vận dụng luật tục trong công tác giáo dục việc thực hiện pháp luật cho cư dân người dân tộc thiểu số, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1(281). 87. Vương Xuân Tình chủ biên. 2018. Quan hệ tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB KHXH, Hà Nội, tr8-9. 88. Tổng cục Thống kê. 2010. Báo cáo tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, NXB Thống kê, Hà Nội. 89. Tổng cục Thống kê. 2020. Báo cáo tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê, Hà Nội. 90. Nguyễn Thị Thiện Trí (2014), Tự quản địa phương và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12(268), tháng 6/2014 91. Lừ Văn Tuyên. 2020. Giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện KHXH. 92. Cầm Trọng, Ngô Đức Thịnh. 2003. Luật tục Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 93. Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) .2017. Vai trò và ý nghĩa của làng bản và rừng cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dẫn theo HRC. 94. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2017, Giáo trình Lý luận về pháp luật, NXB Hồng Đức. 95. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2019. Giáo trình Luật Dân sự 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 96. Bùi Xuân Trường. 1999. Tác dụng của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông – Tây Bắc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 159 97. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc. 1998. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 98. Ủy ban dân tộc. 2019. Tổng quan thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số, Hà Nội. 99. Ủy ban dân tộc, Thông báo số 1312/TB-UBDT ngày 07/10/2020 về số lượng người có uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. 100. Ủy ban dân tộc, UNDP .2020. Báo cáo rà soát 5 năm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 – 2025, Hà Nội. 101. Ủy ban dân tộc .2020. Tờ trình Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Hà Nội. 102. Văn kiện Đảng toàn tập. 2015, tập 55, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 103. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp. 1999. Chuyên đề mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội; 104. Viện Khoa học pháp lý .2017. Đặc san Chuyên đề: Áp dụng tập quán trong công tác xét xử án dân sự ở Việt Nam, số 5/2017. 105. Viện Ngôn ngữ học. 1999. Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 106. Phạm Thái Việt. 2006. Toàn cầu hóa – Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 107. Võ Khánh Vinh .2020., Chính sách pháp luật – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 108. Trần Quốc Vượng. 1998. Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 109. Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương. 2019. Bảo đảm quyền văn hóa của người DTTS tại Việt Nam – thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20 (396), tháng 10/2019. 160 110. Muradu Abdo và Gebreyesus Abegaz .2009. Customary Law, System Research Institute. 111. Tariq Ahmad .2013. “Research Guide: Customary Law in India”, The Law Library of Congress, Global Legal Research Directorate. 112. Claude Frederic Bastiat, Phạm Nguyên Trường dịch. 2016. Luật pháp, NXB Tri thức 113. Ambler John. 2000. Luật tục và vấn đề quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên: những gợi ý nhằm hòa hợp luật thành văn và luật tục ở Châu Á, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Denis J. Galligan .2012. “Legal Theory and Empirical Research, “The Oxford Handbooks of Empirical Legal Research”, p 976-1001, https://doi.org/10.1093/oxfordhb/9780199542475.013.0041 115. H. Patrick Glenn .2014. Legal Traditions of the World: Sustainable Diversity in Law, Oxford University Press, https://doi.org/10.1093/he/9780199669837.001.0001 116. Australian Government, Report No. 31: Recognition of Aboriginal Customary Laws, Australian Law Regorm Commission, https://www.alrc.gov.au/publication/recognition-of-aboriginal- customary-laws-alrc-report-31/ (truy cập ngày 12/10/2020). 117. Benda-Beckman K. Von. 2000. Đa dạng luật pháp, Kỷ yếu “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; 118. Jamie S. Davidson .2008.“In the Name of Adat: Regional Perspectives on Reform, Tradition, and Democracy in Indonesia”, Modern Asian Studies , Volume 42 , Issue 4 , July 2008 , pp. 815 – 852. 161 119. Trandafirescu Bogdan Cristian .2017. “The Nature of the General Theory of Law”, “Ovidius” University Annals, Economic Sciences Series Volume XVII, Issue 2 /2017, tr. 338-341 120. James M. Donovan .2008, Legal Anthropology: An Introduction” Rowman & LittleField Publishers, UK. 121. Anthony Diala 2016. Judicial Recognition of Living Customary Law in the Context of Women's Matrimonial Property Rights in South-East Nigeria, University of Cape Town 122. Dundes Alan. 1994. What is folk law, Folk Law: essay in Theory and Practice of Lex Non-Scripta. Madison: The University of Wisconsin Press; 123. Garner Bryan A. 1999. Black’s Law Dictionary. Seventh Edition. Bryan A, Garner. Editor in Chief. ST. PAUL, MINN; 124. Roberth Kurniawan Ruslak Hammar .2018, The Existence of Customary Rights of Customary Law Community and Its Regulation in the Era of Special Autonomy of Papua, Journal of Social Studies Education Research, 2018:9 (1), 201-213 125. Andrew Harding .2022. Malaysia: Religious Pluralism and the Constitution in a Contested Polity”, Middle East Law and Governance 4 (2012) 356–385. 126. Jan Arno Hessbruegge. 2012. Customary Law and Authority in a State under Construction: The Case of South Sudan, African Journal of Legal Studies 5 (2012) 295–311 127. Hans Kelsen .2005. General Theory of Law and State, Vol 1, Published by Routledge. 128. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies: Vision VS Implementation, World Scienctific Book, 2014 129. JosEr L. Kmlz, Professor of Law, University of Toledo. 1946. Review General Theory of Law and State (2oth Century Legal Philosophy Series, 162 Volume I). By Hans Kelsen. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1945. Pp. xxxiii, 516 130. Christa Rautenbach .2019, Case Law as an Authoritative Source of Customary Law: Piecemeal Recording of (Living) Customary Law?, Potchefstroom Electronic Law Journal (PELJ). 131. Peter G. Staubach .2018. The Rule of Unwritten International Law: Customary Law, General Principles, and World Order (Routledge Research in International Law), Routledge Publisher. 132. Geofrey.Swenson .2018. Legal Pluralism in Theory and Practice, International Studies Review, Volume 20, Issue 2, June 2018, Page 342-354. 133. JeanMarie Fenrich et al. 2018. The Future of African Customary Law, Cambridge University Press. 134. Hassan Azman bin Abu 2009. The sources of Law and Legal System of the Malaysia, Azman bin Abu Hassan Head of Prosecution State of Perlis; 135. Kamarusdiana Kamarusdiana, Mustapa Khamal Rokan .2018. Configuration of Costomary Law Related to Economy (Economic Adat Law Study in North Sumatera, Indonesia), Vol 18, No 2 (2018) Kamarusdiana; 136. Aaron X. Fellmeth and Maurice Horwitz, 2009, Guide to Latin in International Law, Oxford University Press 137. Cees Maris và Frans .Jacobs. 2011. Law, Order and Freedom: A Historical Introduction to Legal Philosophy, Law and Philosophy Library (LAPS, volume 94) 138. Mat, Isma'il Bin. 2008. Adat and Islam in Malaysia: a study in legal conflict and resolution, UM Repository - University of Malaya; 163 139. Muna Ndulo .2011. African Customary Law, Customs, and Women's Rights, Indiana Journal of Global Legal Studies,Vol. 18, No. 1 (Winter 2011), pp. 87-120. 140. Martyn Rady 2015.“Customary Law in Hungary: Courts, Texts, and the Tripartitum”, Oxford University Press. 141. Harald Sippel .2022. Customary Law in Colonial East Africa, Oxford University Press 142. Najmu L. Sopian .2015.“Informal Dispute Resolution Based On Adat Law: A case Study of Land Dispute in Florest, East Nusa Tenggara, Indonesia”, Volume 5 Number 2, May - August 2015, Indonesia Law Review. 143. Adam D. Tyson .2010. Decentralization and Adat Revivalism in Indonesia The Politics of Becoming Indigenous, Published April 16, 2012 by Routledge, Malaysia. 144. USA Governement. 2013. Legal Research Guide: Customary Law in Africa 145. Mutaqin. Zeze Zaenal .2008. Indonesian Customary Law and European Colonialism:A Comparative Analysis on Adat Law, Fakultas Syariah dan Hukum, UIN Jakarta, JI. H. Djuanda No. 59 Ciputat. 146. WIPO .2013. Customary Law, Traditional Knowledge and Intellectual Property: An Outline of the Issues. 1 PHỤ LỤC 1 Bảng 3.1: Thống kê số lượng các dân tộc thiểu số và tỷ lệ % dân số khu vực Tây Bắc Bộ Đơn vị: người TT Dân tộc Hòa Bình Sơn La Điện Biên Lai Châu Yên Bái Lào Cai Tổng dân số Tỷ lệ (%) Tổng số dân 854,131 1,248,415 598,856 460,196 821,030 739,420 4,722,048 1 Tày 25,753 1,403 1,683 1,793 150,088 108,326 289,046 6.1212 2 Thái 34,387 669,265 213,714 142,898 61,964 2,859 1,125,087 23.8263 3 Hoa 151 177 2,911 849 544 788 5,420 0.1148 4 Khmer 87 45 30 11 22 24 219 0.0046 5 Mường 549,026 84,676 1,292 1,707 17,401 1,904 656,006 13.8924 6 Nùng 359 245 908 334 16,385 31,150 49,381 1.0458 7 Mông 7,081 200,480 228,279 110,323 107,049 183,172 836,384 17.7123 8 Dao 17,248 21,995 6,659 58,849 101,223 104,045 310,019 6.5654 9 Gia Rai 14 5 2 5 30 10 66 0.0014 10 Ngái 6 9 1 7 10 1 34 0.0007 11 Ê đê 47 24 17 18 18 5 129 0.0027 12 Ba Na 10 10 0 4 15 3 42 0.0009 13 Xơ Đăng 27 1 4 1 14 4 51 0.0011 14 Sán Chay 71 25 182 146 10,084 309 10,817 0.2291 15 Cơ Ho 10 0 2 1 5 3 21 0.0004 16 Chăm 2 7 1 1 10 4 25 0.0005 17 Sán Dìu 82 49 42 80 107 94 454 0.0096 18 Hre 37 6 5 0 2 1 51 0.0011 19 M nông 7 17 2 5 6 4 41 0.0009 20 Raglay 1 2 2 5 0.0001 21 X Tiêng 3 3 0 6 0.0001 22 Bru Vân Kiều 11 1 7 0 1 0 20 0.0004 23 Thổ 99 88 273 45 40 17 562 0.0119 24 Giáy 26 38 86 12,932 2,634 33,119 48,835 1.0342 2 25 Cơ tu 7 1 2 2 6 18 0.0004 26 Gié Triêng 1 2 1 0 1 3 8 0.0002 27 Mạ 4 0 8 1 0 0 13 0.0003 28 Khơ Mú 24 15,783 19,785 7,778 1,539 52 44,961 0.9522 29 Co 4 0 2 0 1 0 7 0.0001 30 Tà Ôi 21 3 3 0 17 12 56 0.0012 31 Chơ Ro 1 3 1 0 0 1 6 0.0001 32 Kháng 18 9,830 5,224 822 15 14 15,923 0.3372 33 Xinh Mun 32 27,031 2,285 4 2 1 29,355 0.6217 34 Hà Nhì 24 9 4,555 15,952 19 4,661 25,220 0.5341 35 Chu Ru 0 0 3 2 0 1 6 0.0001 36 Lào 6 4,134 5,152 6,992 15 22 16,321 0.3456 37 La Chí 1 4 2 1 15 767 790 0.0167 38 La Ha 5 10,015 5 5 7 11 10,048 0.2128 39 Phù Lá 3 0 247 21 968 10,293 11,532 0.2442 40 La Hủ 1 3 11 12,002 1 4 12,022 0.2546 41 Lự 1 0 1 6,693 0 3 6,698 0.1418 42 Lô Lô 0 5 4 124 6 13 152 0.0032 43 Chứt 0 0 0 1 0 1 0.0000 44 Mảng 0 0 9 4,501 18 2 4,530 0.0959 45 Pà Thẻn 4 1 1 41 8 55 0.0012 46 Cơ Lao 8 6 11 0 5 30 0.0006 47 Cống 13 3 1,145 1,513 32 1 2,707 0.0573 48 Bố Y 0 0 1 0 1,925 1,926 0.0408 49 Si La 1 0 243 592 1 0 837 0.0177 50 Pu Péo 1 3 2 6 0.0001 51 B râu 1 0 3 4 0.0001 52 Ơ Đu 0 0 0.0000 53 Rơ Măm 0 0 0.0000 54 Không XĐ 4 9 2 3 18 0.0004 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục Thống kê 3 Bảng 3.2: Tỷ lệ dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Bộ phân loại theo tỉnh Đơn vị: người TT Nội dung Hòa Bình Sơn La Điện Biên Lai Châu Yên Bái Lào Cai Tổng dân số vùng 1 Tổng số dân 854,131 1,248,415 598,856 460,196 821,030 739,420 4,722,048 2 Tổng DTTS 634,725 1,045,404 494,795 387,032 470,358 483,657 3,515,971 3 Tỷ lệ (%) 74.3 83.7 82.6 84.1 57.3 65.4 74.5 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục Thống kê; Thống kê của tác giả 4 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát sơ bộ về hình thức tồn tại của luật tục các DTTS khu vực Tây Bắc TT Hình thức Dân tộc Ghi chú 1 Thành văn Thái Có chữ viết 2 Thành văn không đầy đủ Dao, Mường Ghi chép lại thông qua các bài cúng, một số bài thơ ca dân gian, còn lại dưới dạng truyền miệng, phong tục tập quán 3 Không thành văn Truyền miệng Hà Nhì, Mông, Nùng Thực hành xã hội Xinh Mun, Lô Lô, Pà Thẻn, Lào, Cống, Sán Dìu, Giáy 5 Có luật tục nhưng đã mất Tày Chỉ còn một số hoạt động thực hành xã hội, không phổ biến trong mọi cộng đồng Nguồn: Khảo sát sơ bộ của tác giả 5 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ NỘI DUNG LUẬT TỤC TRONG QUY ƯỚC THÔN BẢN Ở KHU VỰC TÂY BẮC BỘ TT Địa bàn/Dân tộc Nội dung 1 Thôn Dền Sáng, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) Dân tộc Dao Hàng năm vào ngày 2 tháng Giêng, trưởng các dòng tộc trong bản sẽ họp và cử ra một người làm chủ lễ, một người làm chủ rừng và 3 người giúp việc làm nhiệm vụ chế biến đồ lễ. Ngày lễ chính, mỗi gia đình phải cử 1 người đại diện là nam giới tham gia. Trong 3 ngày làng tổ chức lễ cúng rừng, mọi người trong làng tuyệt đối không được đi làm nương, lấy củi, chặt cây rừng. Các gia đình đều phải có nghĩa vụ đóng góp cho làng tổ chức lễ cúng theo từng năm. Người dân không xâm phạm rừng cấm (là rừng nguyên sinh đang được bảo tồn, rừng tại các nơi đầu nguồn, rừng phòng hộ), ai vi phạm thì bị phạt trồng lại rừng đã phá, phải bồi thường bằng thóc, gạo. Rừng được bảo vệ tuyệt đối, mỗi năm qua “chẩu miên chang kiền” sẽ xác định ngày mở cửa rừng để người dân lấy măng, lấy củi. Người nào lấy quá số lượng thì bị phạt, mỗi cây lấy thêm phạt 10.000 đồng, nếu khai thác quá nhiều gỗ, nhiều sản vật khác thì phải họp thôn để quyết định xử lý, người vi phạm cũng chịu phí tổn để tổ chức cúng rừng lại. Cấm hành vi “thuốc cá” (tức lấy cây quả độc giã ra thả vào nước để bắt tôm cá), ai có hành vi này sẽ bị phạt nặng và cấm đánh bắt cá. 6 2 Sơn La, Quy ước bảo vệ rừng Dân tộc Thái Ai muốn phát rừng làm rẫy thì phải xin phép Già làng, Trưởng bản, nếu tự ý làm thì bị phạt. Hàng năm đến mùa măng (cuối tháng 5 âm lịch) mới được vào rừng hái măng, nhưng chỉ được hái lứa đầu và lứa thứ tư để cây còn phát triển, ai làm sai sẽ không được hái măng trong những mùa sau. Cây trong rừng dù lớn hay nhỏ, nếu đã có người đánh dấu thì đó là cây có chủ, không ai được chặt. 3 Thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Dân tộc Mông Tổ chức đám cưới chỉ 1 ngày, 1 bữa chính. Mỗi đám cưới không thách quá 2,6 triệu đồng tiền mặt. Âm thanh, loa đài không được bật sau 22h đêm, để tránh gây ảnh hưởng cuộc sống của người trong thôn, bản. Việc tang cũng quy định không vượt quá 48 tiếng đồng hồ, người mất phải để trong quan tài để bảo đảm vệ sinh. Mỗi gia đình sẽ đóng góp 5kg thóc hoặc ngô hạt, để hỗ trợ gia chủ giảm bớt khó khăn. Cúng rừng vào ngày 30/1 âm lịch hàng năm, sau đó 3 ngày, không ai được vào rừng khai thác. Nhà nào để gia súc phá hoại hoa màu thì phạt 100.000 đồng/con (nộp vào quỹ thôn) và bồi thường theo thiệt hại thực tế cho chủ nhà (chủ vườn). 4 Thôn Tả Van Mông, xã Tả Van, hyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Dân tộc Mông Nnếu các hộ gia đình vào rừng lấy củi mà chưa được phép của tổ bảo vệ rừng thì sẽ bị phạt 35.000 đồng/bó củi khô và 25.000 đồng/bó củi tươi. Với những người vi phạm chặt cây gỗ to trong rừng thì sẽ bị phạt 1 con lợn. Con lợn này sẽ được làm thịt và mời tất cả mọi người trong thôn đến ăn. 7 Những trường hợp người vi phạm không chịu chấp hành thì báo cáo trưởng thôn để gửi lên UBND xã xử lý Mỗi năm mỗi hộ gia đình đóng 10 kg thóc/ năm để làm quỹ hoạt động cho Tổ. 5 Bản Lao Chải - Ý Tý - Bát Xát - Lào Cai Dân tộc Hà Nhì Rừng thiêng không ai được vào, không chặt cây lấy củi, hái măng, săn thú, không nhặt củi khô. Ngày thường người dân có thể vào rừng cấm, rừng thiêng nhưng tuyệt đối không được lấy bất cứ thứ gì của rừng. Chỉ có ngày làm lễ cúng rừng hànng năm, người dân mới được lấy củi đun nấu cỗ cúng thần rừng. Chỉ có người già cô đơn, không nơi nương tựa mới được phép chặt củi khô ở rìa khu rừng thiêng. Nếu cây đổ ra ngoài rìa rừng, hai ông quản lý phải khiêng cây vào trong rừng thiêng, rừng cấm. 6 Bản Gạ Loong (Lo Ma), xã Ka Lăng, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Dân tộc Hà Nhì Người dân không được vào khai thác bừa bãi các khu rừng chung. Hàng năm, tổ chức 3 đến 4 lần mở cửa rừng để dân thôn trại được vào khai thác sản phẩm của rừng. Trước khi mở cửa rừng, thôn trại phải họp toàn thể các chủ hộ gia đình để thống nhất kế hoạch lấy củi. Không ai được chặt cây tươi về làm củi. Riêng khu vực gần mỏ nước, đầu nguồn suối tuyệt đối cấm hái củi, thả trâu bò nhằm bảo vệ nguồn nước. Không săn thú nhỏ, không quây bắt cả bầy, không dùng bẫy săn. Phạt vi phạm: 36 lít rượu, 36 con gà, con lợn nặng 36kg để tổ chức lễ cúng tạ tội ở rừng thiêng. 8 7 Xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Mỗi lần chặt một cây to hơn một vòng tay người ôm, phải đưa cho thần rừng một số tiền (tượng trưng bằng các hòn sỏi, hòn đá cuội nhặt ở ven suối, ven sông). Người chặt cây đặt hòn đá vào giữa thân cây hoặc gốc cây, đọc bài cúng thần rừng rồi mới được mang cây về. 8 Dân tộc Mông, Sơn La “Năm có” gồm: Có đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, làm ra nhiều hàng hóa để dùng và bán; có tinh thần đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang ma, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông; có ý thức xây dựng bản mới phát triển toàn diện, ấm no, hạnh phúc, đảm bảo an ninh trật tự; có nhiều người hiếu học, biết chữ, chăm làm, công tác tốt. “Năm không” gồm: Không du canh du cư, phá rừng làm nương, vượt biên trái phép và làm việc xấu; không truyền đạo trái phép và trái với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; không để người chết nhiều ngày, không để ngoài áo quan và mổ nhiều trâu, bò; không tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy; không tảo hôn, thách cưới khi lấy vợ, gả chồng, sinh nhiều con 9 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC BỘ STT Tên di sản Quyết định Loại hình Tỉnh/ Thành phố 1. Nghi lễ Cấp sắc của người Dao 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tỉnh Lào Cai Tỉnh Yên Bái 2. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy 3820/QĐ-BVHTTDL Ngày 31/10/2013 Lễ hội truyền thống Xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 3. Lễ Pút tồng của người Dao đỏ 3820/QĐ-BVHTTDL Ngày 31/10/2013 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 4. Nghề chạm khắc bạc của người Mông 3820/QĐ-BVHTTDL Ngày 31/10/2013 Nghề thủ công truyền thống Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 5. Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín 3820/QĐ-BVHTTDL Ngày 31/10/2013 Nghề thủ công truyền thống Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 6. Nghệ thuật Xòe Thái 3820/QĐ-BVHTTDL Ngày 31/10/2013 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Điện Biên 7. Kéo co của người Tày, người Giáy 2684/QĐ-BVHTTDL Ngày 25/08/2014 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tỉnh Lào Cai 8. Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen 4205/QĐ-BVHTTDL Ngày 19/12/2014 Lễ hội truyền thống Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 9. Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở Tà Chải 4205/QĐ-BVHTTDL Ngày 19/12/2014 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Lào Cai 10. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Xá Phó 4205/QĐ-BVHTTDL Ngày 19/12/2014 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tỉnh Lào Cai 11. Tết Sử giề pà của người Bố Y 4205/QĐ-BVHTTDL Ngày 19/12/2014 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 12. Lễ Kin pang then của người Thái trắng 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên 10 13. Tết Nào pê chầu của người Mông đen 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên 14. Lễ hội Đền Hoàng Công Chất 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Lễ hội truyền thống Xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 15. Nghệ thuật Xòe Thái 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Lai Châu 16. Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Nghệ thuật trình diễn dân gian Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái 17. Nghệ thuật Xòe Thái 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Sơn La 18. Lễ Hết chá của người Thái 1877/QĐ-BVHTTDL Ngày 8/06/2015 Lễ hội truyền thống Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 19. Kéo co của người Thái 3465/QĐ-BVHTTDL Ngày 13/10/2015 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tỉnh Lai Châu 20. Chữ Nôm của người Dao 3465/QĐ-BVHTTDL Ngày 13/10/2015 Tiếng nói, chữ viết Tỉnh Lào Cai 21. Lễ Gạ ma do (Cúng rừng) của người Hà Nhì 3465/QĐ-BVHTTDL Ngày 13/10/2015 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 22. Lễ Khoi kìm (Cúng rừng) của người Dao đỏ 3465/QĐ-BVHTTDL Ngày 13/10/2015 Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tỉnh Lào Cai 23. Nghệ thuật Khèn của người Mông 3465/QĐ-BVHTTDL Ngày 13/10/2015 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Lào Cai 24. Nghệ thuật Khèn của người Mông 3465/QĐ-BVHTTDL Ngày 13/10/2015 Nghệ thuật trình diễn dân gian Tỉnh Hà Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_he_giua_luat_tuc_va_phap_luat_tu_thuc_tien_cac.pdf
  • pdfQD_MaThiThanhHieu.pdf
  • pdfTrichyeu_MaThiThanhHieu.pdf
  • pdfTT Eng MaThiThanhHieu.pdf
  • pdfTT MaThiThanhHieu.pdf