Luận án Quản lý của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ

g. Tư liệu tiếng Hà Lan (2 tư liệu) Quyển sách Reis van Lord Macartneij naar China xuất bản tại Amsterdam (Hà Lan) năm 1799. Đây là ấn bản tiếng Hà Lan của cuốn hồi ký viết về hành trình đi sang Trung Hoa trong các năm 1792 - 1794 của phái bộ Anh quốc, do bá tước George Macartney (1737 - 1806) làm trưởng đoàn. Phái bộ của Macartney có đến Đàng Trong, ghé thăm cảng Đà Nẵng vào năm 1793. Vì thế, trong sách này có rất nhiều nội dung viết về vương quốc Cochinchina (Đàng Trong) và các địa danh của Cochinchina như đảo Pulo Kambir de Terre (Cù Lao Xanh), Pulo Cecir de Mer (Cù Lao Thu), Quinong (Quy Nhơn), mũi Varella (mũi Đại Lãnh), Pulo Ratan hay Pulo Kanton (Cù Lao Ré), Turon (Đà Nẵng), Donnai (Đồng Nai) và Paracels (quần đảo Hoàng Sa). Trang 223 viết về Paracels và ghi nhận quần đảo này thuộc Cochinchina. Quyển sách Hedendaasgsche historie of het Vervolg van de Algemeene historie, xuất bản tại Amsterdam và Leiden (Hà Lan) năm 1772. Phần XV của cuốn sách này, từ trang 647 đến trang 674, viết về vương quốc Kochinchina. Trong đó, trang 673 có các đoạn ghi chép về các đảo thuộc vương quốc này như: Pullo Sicca, Pullo Secca de Mare, Pullo Cambir, Pullo Canton. Trong đó Pullo Secca de Mare được miêu tả là một chuỗi các đảo đá khô cằn bắt đầu từ những bãi đá ngầm nguy hiểm có tên là Paracels. Như vậy, trong các thế kỷ XIII - XIX, các sử gia, nhà địa lý, thủy thủ viễn dương và các nhà du khảo châu Âu đã đến nghiên cứu, khảo sát hay đi qua vùng212 biển Hoàng Sa đã viết sách, bài báo, bài nghiên cứu, hồi ký. đề cập nhiều mặt đến quần đảo Hoàng Sa, mà họ gọi là Paracel (hay Pracel, Paracels.) và mặc nhiên coi đây là lãnh thổ của vương quốc Cochinchina (hay Annam) tức là xứ Đàng Trong hay Việt Nam lúc đó. Những tư liệu này là minh chứng hùng hồn khẳng định quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa) là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam.

pdf218 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cứ quốc gia nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều đó có thể hiểu cộng đồng quốc tế mặc nhiên công nhận quyền quản lý của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo này. Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý chung cho việc phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa nước ta với các nước xung quanh Biển Đông, như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, góp phần tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông. UNCLOS 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ các vùng biển, thềm lục địa, các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển bên cạnh những những chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đã được xác lập liên tục, hoà bình từ lâu đời. Công ước là công cụ pháp lý để phản bác những yêu sách phi lý, ngang ngược của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” chiếm trên 80% diện tích Biển Đông, vốn là vùng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam. 195 Ngày 04-11-2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 8 tổ chức ở Phnôm Pênh (Campuchia), các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC - Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea). Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và là bước đột phá quan trọng trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, có lợi cho việc giải quyết tranh chấp, ngăn chặn xung đột, bảo đảm hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Ngày 21-7-2011, tại Bali - Indonesia, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao AMM 44, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc Hướng dẫn COC - The Code of Conduct for the South China Sea). Đây được xem là nỗ lực của các bên liên quan trong việc kiềm chế và quản lý các tranh chấp trên Biển Đông, vốn đang căng thẳng và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, nhất là từ nửa đầu năm 2011. Những văn bản pháp lý quốc tế nêu trên cùng với các chứng cứ lịch sử cho thấy Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc tôn trọng các căn cứ pháp lý này là cơ sở cho hoạt động quản lý của nhà nước Việt Nam đối với phần lãnh thổ biển, đảo thuộc chủ quyền của mình; đồng thời cũng là cơ sở giải quyết các tranh chấp, tăng cường hợp tác, quản lý của các quốc gia trong khu vực. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố an ninh hàng hải, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển ở Biển Đông. 2.2. Tư liệu về quần đảo Hoàng Sa trong thư tịch Trung Quốc Trước năm 1909, nhiều tài liệu của Trung Quốc đã gián tiếp và trực tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, người Việt Nam đã phát hiện, sử dụng và xác định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều thế kỷ một cách hòa bình, liên tục, mà không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Chư phiên chí: Đây là cuốn sách của sử gia Triệu Nhữ Quát, thời Tống (960 - 1279). Trong sách này có đoạn chép: Sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận là Châu 196 Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Thế kỷ thứ I trước CN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Cho đến đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ VI - đầu thế kỷ VII) mới đặt lại quyền cai trị. Tài liệu này cũng cho biết: vùng Vạn Lý Trường Sa là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm; đồng thời mô tả rõ Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, tức không thuộc về Trung Hoa, mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam. Hải ngoại kỷ sự: Đây là cuốn ghi chép dưới dạng một hồi ký của Thích Đại Sán, tức Thạch Liêm Hòa Thượng, người đã được Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) mời đến Phú Xuân để chủ trì một trai đàn cầu quốc thái dân an cho toàn xứ Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVII. Trong thời gian ở Đàng Trong, Thích Đại Sán đã viết tác phẩm Hải ngoại kỷ sự vào năm 1696 kể về những điều “mắt thấy tai nghe” ở xứ Đàng Trong. Trong quyển 3 của Hải ngoại kỷ sự có nói đến Vạn Lý Trường Sa và khẳng định chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo này. Đối chiếu với tài liệu của Việt Nam về hoạt động của Đội Hoàng Sa thì những gì Thích Đại Sán viết là hoàn toàn phù hợp, khách quan ghi nhận chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với quần đảo Hoàng Sa. Hải lục: Sách do Việt Đông Tạ Thanh Cao soạn vào năm Đồng Trị Canh Ngọ (1870), thời nhà Thanh. Trong sách có đoạn văn ghi nhận Hoàng Sa là đất phên dậu của An Nam. Đây là bằng chứng từ các tài liệu cổ của Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. 2.3. Tư liệu về quần đảo Hoàng Sa trong thư tịch phương Tây a. Tư liệu tiếng Pháp (46 tư liệu) Quyển sách Leçons de géographie. Cours complet d‟éducation pour les filles của E. Cortambert xuất bản tại Paris năm 1840. Trang 273 liệt kê Paracels trong phần đặc điểm địa lý của Indochine (Đông Dương), thừa nhận Paracels thuộc về Đông Dương. Quyển sách Memento de l'étudiant ou résumés complets của A. Delavigne, xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) năm 1829. Trang 377 nói đến một số đảo phụ thuộc như Andaman và Nicobar trên vịnh Bengale; Condore (Côn Đảo) và Paracels (quần đảo Hoàng Sa) trên bờ biển Cochinchine, thuộc vương quốc này. 197 Quyển từ điển địa lý Dictionnaire géographique universel, contenant la description de tous les lieux du globe, tập I, của các tác giả A.J.Kilian và Picquet, xuất bản tại Paris năm 1823. Các trang 313-319 mô tả về vương quốc Annam trong mục từ Annam, trong đó, trang 317 phản ánh việc hàng năm người Annam vượt biển ra Paracels và không vượt quá biên giới với Trung Quốc ở phía bắc và biên giới với Siam (Thái Lan) ở phía nam. Điều này có nghĩa sách này ghi nhận Paracels thuộc về Annam. Quyển sách Abrégé de la géographie de modern ou description historique, politicque, civile et naturelle des empires, royaunes, états et leurs colonies avec celle des mers et des iles de toutes les parties de monde của các tác giả John Pinkerton, C.A.Walckenaer và J.B. Eyries, xuất bản tại Paris năm 1827. Trang 150 ghi nhận Paracels, hay còn gọi là Pracels là đảo của Cochinchine (Iles qui dépendent de la Cochinchine), nghĩa là Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Quyển sách L‟Univers: histoire et description de tous les peuples của các tác giả Jean Yanoski và Jules David, xuất bản tại Paris năm 1848. Trang 555 ghi nhận Paracels của vương quốc An Nam và được gọi tên là Cát vàng. Quyển sách Géographie des géographies ou nouveau cours de géographie ancienne et de géographie moderne comparées của tác giả J.F. Queyras, xuất bản 1837 tại Paris. Trang 342 phản ánh các đảo Condore (Côn Đảo), Paracels (quần đảo Hoàng Sa), Pirates (nhóm đảo Hải Tặc ở vịnh Bắc Bộ) là các đảo của vương quốc An Nam. Quyển sách Géographie moderne: redigée d‟après les matériaux les plus récents sur le plan de l'ouvrage của Victor Levasseur xuất bản tại Paris năm 1839. Trang 200 có nhắc đến đế chế An Nam được chia thành các vùng: Cochinchine có quần đảo Paracels, Tonkin có nhóm đảo Pirates Quyển sách Tableau de la Cochinchine của E. Cortambert và Léon de Rosny xuất bản tại Paris năm 1862 viết về vương quốc Cochinchine. Ở trang 7 đã liệt kê Paracel trong bảng thông tin về Cochinchina và ghi rõ Paracels tức là Kát Vàng. Đây là một sự khẳng định Paracels chắc chắn thuộc về Việt Nam lúc đó. 198 Quyển sách Souvenirs de Hué (Cochinchine) của Michel Đức Chaigneau xuất bản tại Paris năm 1867. Trang số 13 trong sách này ghi: “Vương quốc An Nam gồm Cochinchine, Tonquin, một phần Cambodge (Campuchia), quần đảo Paracels...” Quyển sách Abrégé de géographie của Adrien Balbi xuất bản năm 1842 tại Paris. Các trang: 1, 75-76, 644-645, 659-660, 669-673, 759-776, 819-821 có nói đến Paracels. Quyển sách Géographie universelle ou description générale de la terre xuất bản tại Bruxelles năm 1839. Trang 325 nói đến các địa danh Condor, Paracels, Pirates là các đảo của Annam. Quyển sách Géographie universelle physique, politique et historian, tập III, của Hyacinthe Langlois, xuất bản lần thứ 11 tại Paris năm 1839. Sách này có nhắc đến Pirates là một quần đảo trong vịnh Tunkin (vịnh Bắc Bộ) và Paracels là một chuỗi đảo ở phía đông của Cochinchine. Quyển sách địa lý Suite de la géographie de busching, tập IX, của Berenger, xuất bản ở Lausanne năm 1781. Từ trang 496 đến trang 502 của sách này là phần mô tả về vương quốc Cochinchine (Đàng Trong). Từ trang 503 đến trang 521 mô tả về vương quốc Tonquin (Đàng Ngoài). Cuối trang 502 mô tả Pracels (Hoàng Sa) là quần đảo của vương quốc Cochinchine. Quyển sách địa lý Abrégé de géographie của Adrien Balbi xuất bản tại Paris năm 1833. Ở trang 745, trong phần Empire d' An-nam ou de Viet-nam (Đế chế An- Nam hay Việt-Nam) có liệt kê các địa danh của đế chế này, trong đó có Pracels. Quyển sách Élémens de géographie générale ou description abrégé de la terre của Adrien Balbi, xuất bản tại Paris năm 1843. Các trang: 221-223, 243, 248, 251, 256, 259, 262, 290-294, 308 có nói đến Pracels. Quyển sách Traité élémentaire de géographie: contenant un abrégé méthodique du précis de la géographie universelle, tập II, của Malter-Brun xuất bản tại Paris năm 1831. Trang 221 có ghi: “nằm cách bờ biển Cochinchina và đảo Hải Nam một khoảng bằng nhau, quần đảo Paracels thuộc vương quốc An Nam”. Quyển sách Cours de cosmographie, de géographie, de chronologie et d'histoire ancienne et moderne, tập III, của C. Mentelle xuất bản tại Paris năm 1801. 199 Từ trang 279 đến trang 286 mô tả về địa lý, chính trị của Cochinchine và Tonquin, có nhắc đến các địa danh Pracels và Condor. Trang 286 có nói đến việc cư dân Annam hàng năm ra một hòn đảo ở cách bờ 20 đến 30 lieues có tên gọi là Pracels. Quyển sách Choix de lectures géographiques et historiques, là tập các bài giảng chọn lọc về địa lý và lịch sử của M. Mentelle xuất bản tại Paris năm 1783. Trang 470 có nói đến việc hàng năm cư dân Annam ra đảo Pracels, nơi được coi như là một đặc trưng địa lý của vương quốc này. Quyển sách Nouveau manuel complet et méthodique des aspirants au baccalauréat ès-lettres, là tập hợp các bức thư và các tóm tắt địa lý của Alexandre Émile Lefranc, xuất bản tại Paris năm 1844. Trang 110 có đoạn tóm tắt về vương quốc Annam; coi Pracels là một đặc trưng địa lý của vương quốc này. Quyển sách Géographie Mathématique, physique et politique, tập XII, của Edme Mettelle và Malte-Brun xuất bản tại Paris năm 1804. Trang 21 có phần viết về các hòn đảo của Cochinchine và Cambodge có kể đến Poulo Condor và Pracels là những hòn đảo nằm ngoài bờ biển Cochinchine. Như vậy là các tác giả của sách này đã khẳng định Pracels thuộc về Cochinchine. Quyển sách Lettres édifiantes et curieuses concernant l‟Asie, l‟Afrique et l‟Amérique của M.L. Aimé-Martin xuất bản tại Paris năm 1843. Đây là tập hợp gồm các bức thư liên quan đến các hoạt động truyền giáo và các ghi chú địa lý, lịch sử ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ của M.L. Aimé-Martin. Ở trang 38 có ghi lại sự kiện con tàu Amphitrite đi ngang qua quần đảo Pracels và chú thích Pracels là một quần đảo của vương quốc An Nam. Quyển sách Histoire moderne des Chinois, des Japonnois, des Indiens, des Persans, des Turcs, des Russiens, tập I, xuất bản tại Paris vào các năm 1755 và 1771, viết về lịch sử của Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga... Trong phần viết về Cochinchine (từ trang 429 đến trang 434) có nhắc đến các hòn đảo Poulo Condore và Pracels (ở trang 432). Quyển từ điển Précis de la géographie universelle, ou description de toutes les parties du monde, tập IV, của Malte-Brun, xuất bản tại Paris năm 1813. Trong phần mô tả về Cochinchine có nói đến các địa danh: Le Tchiampa (Champa), Le 200 Donnai (Đồng Nai), Le Pracel (Hoàng Sa), L’Ile Condor (Côn Đảo). Phần viết về Pracel ở trang 209. Cuốn từ điển Dictionnaire géographique universelle, tập VII, của các tác giả A.J. Kilian và Picquet, xuất bản tại Paris năm 1830. Các trang 672-673 có ghi Pracels là một quần đảo thuộc vương quốc Annam. Cuốn từ điển bách khoa địa lý Dictionnaire géographique universelle, tập VII, của các tác giả A.J. Kilian và Picquet, xuất bản năm 1830 tại Bruxelles (Bỉ). Ở trang 21 ghi “l‟Indochine l‟archipel des Pracels” (quần đảo Hoàng Sa thuộc Indochine). Cuốn từ điển bách khoa địa lý Dictionnaire géographique et statistique của Adrien Guibert, xuất bản năm 1850 tại Paris. Trang 509 có liệt kê các đảo của Cochinchine như: Poulo Condor, Poulo Ubi, Pracels, Poulo Ciecer de Mer. Như vậy cuốn từ điển này cũng đã ghi nhận Pracels thuộc về Cochinchine. Quyển sách Traité élémentaire de géographie: contenant un abrégé méthodique du précis de la géographie universelle, phần I, của Malter-Brun xuất bản tại Bruxelles năm 1832. Trang 505 ghi rằng “nằm cách bờ biển Cochinchine và đảo Hải Nam một khoảng bằng nhau, quần đảo Pracels thuộc vào vương quốc An Nam”. Quyển sách về địa lý thế giới Géographie universelle ou description de toutes les parties du monde sur un plan nouveau, tập V, của Malter-Brun, xuất bản tại Paris năm 1841. Trang 384 có nói đến quần đảo Paracels là một chuỗi các đảo, đá, bãi ngầm. Hàng năm, cư dân Cochinchina đến đó để đánh cá. Trang 386 liệt kê Paracels là một phần của của Royaume de Cochinchine ou An-nam (Vương quốc Cochinchine hay An Nam). Trang 387 cũng liệt kê Pracels là một mục trong bảng liệt kê “des principales position géographiques de l‟Indo-Chine, ou de l‟Inde-Orientale” (các vị trí địa lý chính thuộc xứ Đông Dương hay vùng Ấn Độ phương Đông). Quyển sách Moeur usages et costumes de tous les peuples du monde của Auguste Wahlen viết về phong tục tập quán, trang phục của các dân tộc trên thế giới, xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) năm 1843. Trang 235 viết về An Nam, ghi rằng “Toàn bộ bờ biển của An Nam được bao bọc bởi nhiều đảo đá nhỏ. Những đảo chính nằm dưới sự quản lý của quốc gia này là đảo Phú Quốc trong vịnh Thái Lan, đảo Pirates trong vịnh Bắc Bộ, Côn Đảo và quần đảo Hoàng Sa”. 201 Quyển sách địa lý Abrégé de géographie của Adrien Balbi, xuất bản tại Paris năm 1838. Ở trang 768, trong phần Empire d‟ An-nam ou de Viet-nam (Đế chế An Nam hay Việt Nam) có liệt kê các địa danh của An Nam, trong đó có Pracels. Quyển sách Voyage pittoresque en Asie et en Afrique của Jean Baptiste Benoît Eyriès xuất bản tại Paris năm 1841, viết về các chuyến đi biển đến châu Á và châu Phi. Ở trang 201 có ghi sự kiện hoàng đế An Nam (vua Gia Long) đã chiếm hữu quần đảo Pracels từ năm 1816. Quyển sách L‟univers. Histoire et description de tous les peuples. Japon, Indo-Chine, Ceylan, etc. của Dubois de Jancigny xuất bản tại Paris năm 1801. Trang 555 của sách này cũng nhắc đến sự kiện vua Gia Long đã chiếm hữu quần đảo Pracels, được gọi bằng tên An Nam là Cát Vàng, vào năm 1816. Quyển từ điển địa lý toàn cầu Précis de la géographie universelle ou description de toutes les parties du monde, tập II, của Malte-Brun, xuất bản tại Bruxelles năm 1829. Trong phần mô tả về Cochinchine có nói đến các địa danh: Le Tchiampa (Champa), Le Donnai (Đồng Nai), Le Pracel (Hoàng Sa), L’Ile Condor (Côn Đảo). Phần viết về Pracel ở trang 345. Quyển sách Instructions sur la navigation des Indes Orientales et de la Chine pour servir au Neptune Oriental, dédié au roi, của D’Aprés de Mannevillette xuất bản tại Paris năm 1775. Đây là cuốn sách hướng dẫn cho các chuyến hải hành đến Ấn Độ và Trung Quốc, có nhắc đến các vùng biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Trong phần Des isles qui sont au large de la côte de Campa (Những hòn đảo lớn dọc bờ biển Champa), từ trang 456 đến trang 460, mô tả các đảo dọc bờ biển Champa, gồm: Pulo Cecir der Mer (đảo Phú Quý), Pulo Sapatte (đảo Hòn Hải), Pulo Condor (Côn Đảo) và Le Pracels (quần đảo Hoàng Sa). Pracels được phản ánh trong các trang 459-460, là chuỗi các dải đá ngầm lớn và các đảo chạy từ bắc xuống nam dọc bờ biển Cochinchine. Quyển từ điển bách khoa địa lý Dictionnaire géographique universel, contenant la description de tous les lieux du globe, tập I, xuất bản tại Bruxelles năm 1839. Các trang 300-305 mô tả rất kỹ về vương quốc Annam, trong đó trang 303 có nói đến việc người Annam đi ra Pracels mà không đi quá ranh giới phía bắc với 202 Trung Quốc và phía nam ở vịnh Thái Lan. Cách ghi này đã thể hiện Pracels là phần đất thuộc về Annam. Quyển bách khoa toàn thư Encyclopédie moderne ou dictionnaire abrégé des hommes et des choses xuất bản tại Bruxelles năm 1827. Trang 570 có phản ánh chuyện người dân An Nam đi ra Pracels và ghi chú thêm “Hơn nữa, các chuyến thám hiểm hàng hải chỉ đi dọc bờ biển, những người An Nam không ngại đi từ đó đến quần đảo Paracels trong mùa đánh cá. Họ không vượt quá biên giới phía bắc với Trung Quốc và phía nam vịnh Thái Lan”. Điều này có nghĩa là vào thời điểm này Pracels là thuộc Annam chứ không thuộc Trung Quốc. Quyển sách De la Chine, ou description générale de cet empire, tập II, của L’Abbé Grosier xuất bản tại Paris năm 1818. Ở trang 54 viết về Navigation et commerce des Cochinchinois có nhắc đến Pracels như là cách gián tiếp ghi nhận quần đảo này thuộc Cochinchine. Quyển sách Voyages autour du monde et naufrages célèbres của Gabriel Lafond de Lurcy xuất bản tại Paris năm 1844. Trang 122 có nhắc đến Pracels là một nhóm đảo đá nguy hiểm phía ngoài bờ biển Cochinchine. Quyển sách Oeuvres complètes de Buffon, tập VI, xuất bản tại Paris năm 1822. Trang 220 của sách này có nhắc đến việc cư dân Cochinchine khai thác tổ chim yến ở Pracels. Quyển sách Histoire naturelle, générale et particulière, avec la description du cabinet du roi, tập XII, xuất bản tại Paris năm 1780. Trang 464 có ghi chép việc cư dân Cochinchine ra đảo Pracels khai thác tổ chim yến. Quyển sách L‟Echo du cabinet de lecture paroissial, xuất bản tại Montreal (Canada) năm 1868. Trang 439 có ghi chép việc cư dân Cochinchine khai thác tổ chim yến ở Pracels. Quyển sách Histoire naturelle des oiseaux xuất bản tại Paris năm 1779. Trang 690 có phản ánh việc cư dân Cochinchine ra khai thác tổ chim yến ở đảo Pracels. Quyển sách Le cours complet de cosmographie, de géographie, de chronologie et chronologie, et d‟histoire, ancienne et moderne của Edme Mentelle, xuất bản tại Paris năm 1804. Trang 237 nói đến việc người dân Cochinchine ra đảo Pracels. 203 Quyển sách L‟Univers: histoire et description de tous les peuples của Ferd. Hoefer xuất bản tại Paris năm 1852. Trang 586 có chép việc cư dân Cochinchine ra khai thác tổ chim yến ở quần đảo Pracels. Quyển sách Cosmologie ou description générale de la terre của C.A. Walckenaer xuất bản tại Paris năm 1815. Trang 456 mô tả Pracels là chuỗi đảo đá chạy dọc bờ biển Cochinchine. Quyển sách Description de la Chine et des états tributaires de l‟empereur của Le Marquis de Fortia d’Urban xuất bản tại Paris năm 1840, miêu tả về Trung Hoa và những quốc gia triều cống hoàng đế nước này. Tuy nhiên, từ trang 103 đến trang 396 của sách này lại mô tả rất kỹ về Annam, Cochinchine, Tonkin, trong đó trang 110 đã mô tả Pracels như là quần đảo của Annam. b) Tư liệu tiếng Anh (19 tư liệu) Tạp chí The Oriental Herald and Colonial Review, số 1, xuất bản tại London năm 1824. Tại trang 330 có đề cập sự kiện đại úy Daniel Ross được phái đến Cochinchina (Đàng Trong) để khảo sát quần đảo Paracels (Hoàng Sa) với một bức thư ủy nhiệm rất thân thiện trình lên vua Cochinchina (tức vua Gia Long). Do có sự hiểu nhầm về từ ngữ trong bức thư nên triều đình Gia Long đã không tiếp đãi đại úy Daniel Ross một cách trọng thị. Tuy nhiên, sự kiện đại úy Daniel Ross trình thư ủy nhiệm để xin phép khảo sát Paracels cho thấy nước Anh thời đó thừa nhận Paracels thuộc về vua Cochinchina, tức là đã thuộc chủ quyền của Việt Nam lúc bấy giờ. Quyển sách Modern Geography: A Description of the Empires, Kingdoms, States and Colonies with the Oceans, Seas, and Isles của các tác giả: John Pinkerton, Samuel Vince và Benjamin Smith Barton xuất bản ở Philadenphia năm 1804. Tại trang 178, trong phần mô tả về vương quốc Cochin-China đã thừa nhận Paracels là một phần của vương quốc này. Quyển sách The Modern Part of an Universal History, from the Earliest Account to the Present Time, tập VII, viết về địa lý và lịch sử các vùng trên thế giới, xuất bản tại London năm 1759. Trong phần History of Kochinchina, ở trang 450 có nhắc đến các địa danh: Pullo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay), Pullo Cambir (Cù Lao Xanh, nay thuộc xã đảo Nhơn 204 Châu, thành phố Quy Nhơn), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi ngày nay), Pullo Condore (Côn Đảo) và Paracel (Hoàng Sa) nhưng không nói đến các địa danh nào khác của nước ngoài. Điều này có nghĩa là các tác giả của sách này thừa nhận Paracel (và các hòn đảo nói trên) thuộc về Kochinchina. Quyển sách An Historical Account of the Embassy to the Emperor of China của các tác giả George Leonard Staunton và George Macartney in tại London năm 1797. Trang 152 có đề cập các địa danh của Tsiompa (Champa) và Cochinchina (Đàng Trong) như: Pulo Cambir de Terre (Cù Lao Xanh), Pulo Cecir de Mer (Cù Lao Thu), Quin-nong (Quy Nhơn), Pulo Canton (Cù Lao Ré), Paracels (Hoàng Sa), Turon (Đà Nẵng) Quyển sách The Literary Panorama, a Review of Books, a Register of Events, a Magazine of Varieties Comprising Interesting Intelligence from Various Districts of the United Kingdom; The British Connections in the East Indies, the West Indies, America, Africa, Western Asia and from the Continent of Europe của Charles Taylor, xuất bản tại London năm 1807. Các trang 44 - 51 viết về chuyến hải hành của John Barrow đến Cochinchina vào các năm 1792 - 1793 và mô tả những nét tiêu biểu của vương quốc này. Paracels được mô tả là một chuỗi đảo chạy song song với bờ biển của Cochinchina, người dân xứ Cochinchina thường đến đây khai thác nhiều tổ chim yến. Quyển sách A Voyage to Cochinchina in the Years 1792 and 1793 của John Barrow, được xuất bản tại London năm 1806. John Barrow kể về chuyến hải hành đến Cochinchina (Đàng Trong) và đã xác định quần đảo Hoàng Sa là một phần của Cochinchina. Trang 319 của cuốn hồi ký này có đề cập việc cư dân Cochinchina ra Paracel khai thác tổ chim yến. Quyển sách Reflexions on the Present Difficulties of the Country: and on Relieving Them by Opening New Markets to our Commerce and Removing all Injurious Restrictions của Alexander Robertson xuất bản tại London năm 1820. Trang 77 có nói về việc người dân Cochinchina ra khai thác tổ chim yến ở Paracels. Quyển sách A New Account of the East Indies, tập II, của đại úy Alexander Hamilton, xuất bản tại London năm 1744. Chương 49 của sách này (trang 207-214) mô tả về xứ Couchinchina và Tonkin (Đàng Ngoài), tôn giáo, luật lệ và phong tục 205 của người dân các xứ này. Các trang 208-209 mô tả bờ biển của Couchinchina dài khoảng 700 dặm, từ sông Cambodia (sông Mékong) đến Quảng Bình và có nhiều đảo ở ngoài biển như: Pullo Secca de Terra (Cù Lao Câu), Pullo Secca de Mare (Cù Lao Thu), Paracel (Hoàng Sa), Pullo-Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré), Champello (Cù Lao Chàm). Các trang 209-210 còn nói đến vụ đắm tàu Bồ Đào Nha ở cực Bắc của quần đảo Paracels (Bãi Đá Bắc?).... Quyển bách khoa toàn thư Geography ot First Division of „The English Enclopedia‟, tập II, do Charles Knight chỉ đạo biên soạn, xuất bản tại London năm 1866. Trang 521 trong mục viết về Cochinchina, có mô tả về Paracel là một phần lãnh thổ của vương quốc này. Quyển sách A System of Geography for the Use of Schools của Thomas Keith là sách giảng dạy địa lý trong các trường học ở Anh, xuất bản tại London năm 1826. Các trang 267-268 của sách này có mô tả Paracels là một phần của Cochinchina. Quyển bách khoa địa lý Universal Geography or a Description of all the Parts of the World, tập III, do Malte-Brun biên soạn, xuất bản tại Edinburgh năm 1822. Trang 380 có mô tả các vùng đất của Cochinchina như Donnai (Đồng Nai), Paracels, Condor island (Côn Đảo). Như vậy, sách này ghi nhận Paracels thuộc về Cochinchina. Quyển sách về địa lý A System of Geography của Thomas Ewing xuất bản tại London năm 1839. Các trang 180-181 mô tả về Cochinchina, đề cập các đặc điểm của vương quốc Cochinchina và miêu tả Paracel là một chuỗi đảo, đá, bãi ngầm chạy song song với bờ biển Cochinchina. Quyển sách The Modern Part of an Univerfal History, from the Earlieft Account to the Prefent Time, tập VI, mô tả về địa lý, lịch sử các phần của thế giới, được các tác giả của New Jersey College dịch lại từ các tài liệu gốc. Sách được in tại London năm 1781. Đặc biệt, phần History of Kochinchina viết về lịch sử xứ Đàng Trong ở trang 416 có đề cập các địa danh: Pullo Secca, Poulo Secca de Mare, Pullo Cambir, Pullo Canton, Pullo Condore và Paracel, là những phần lãnh thổ của xứ này. Quyển sách Universal Geography or a Description of all the Parts of the World của Malte-Brun, xuất bản tại Philadenphia (Mỹ) năm 1827, mô tả tất cả các 206 vùng địa lý của thế giới. Trang 286 ở tập II có viết về Cochinchina và nhắc đến nhiều địa danh khác nhau của vương quốc này, trong đó có Paracel. Tạp chí Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the Courts of Siam and Cochinchina, gồm 2 tập xuất bản tại London năm 1830. Ở các trang 243-244 trong tập II của tạp chí này có ghi việc vua Cochin-China (vua Gia Long) đã chiếm hữu Paracel từ năm 1816 mà không có tranh chấp với ai. Tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal, xuất bản tại Calcuta năm 1837. Trang 745 ở tập VI, phần II của tạp chí này có in bài báo của Giám mục Jean Louis Taberd khẳng định Paracels hay Pracel tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng thuộc về Cochinchina. Từ điển bách khoa Encyclopedia Metropolitana or Universal Dictionary of Knowledege, tập 16, xuất bản tại London năm 1845. Trang số 778 có mục từ giải thích Cochin-China là tên gọi châu Âu dùng cho phần lãnh thổ phía nam của vương quốc Annam. Phần này giải thích rất chi tiết về quốc gia Cochin China này. Đặc biệt, ở trang 780, trong phần nói về Cochinchina, có nhắc đến về Paracel như là một lãnh thổ của Cochinchina. Quyển sách The view of India extra Gangem, China, and Japan, tập 3, xuất bản năm 1800 tại London. Trang số 71 mô tả Paracels ở phía ngoài bờ biển Cochinchina như là một phần của Cochinchina Cuốn hồi ký History of a Voyage to the China Sea của thủy thủ người Anh là John White xuất bản tại Boston năm 1823. Các trang 112-113 miêu tả hành trình của John White đi ngang qua vùng biển ngoài khơi xứ Cochin China, có một chuỗi gồm đảo, đá ngầm, bãi ngầm hình tựa bàn chân người, gọi là Paracels thuộc Cochin China. c. Tư liệu tiếng Đức (15 tư liệu) Quyển sách Reife nach Cochinchina in den Jahren 1792 und 1973, xuất bản tại Weimar (Đức) năm 1808. Đây là bản dịch tiếng Đức cuốn hồi ký A Voyage to Cochinchina in the Years 1792 and 1793 của John Barrow đã được xuất bản tại London năm 1806. Trong bản tiếng Đức này, ở trang 501 đề cập việc cư dân Cochinchina ra Paracells khai thác tổ chim yến và ghi nhận Paracels là quần đảo của Annam. 207 Quyển sách địa lý Vollständige und Neueste Erdberschreibungh do Georg Hassel chủ biên, xuất bản tại Weimar năm 1822. Trang 736 có đề cập quần đảo Paracells cùng với các tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên là các vùng địa lý đặc thù của vương quốc An Nam. Sách còn liệt kê rõ tên các đảo trong quần đảo Paracels thuộc Annam như: Tree islands (đảo Cây), Woody islands (đảo Phú Lâm), Rocky island (đảo Hòn Đá), Amphitrite (nhóm đảo An Vĩnh), Lincoln (đảo Lin Côn), Pattles (đảo Hoàng Sa), Roberts (đảo Hữu Nhật), Money (đảo Quang Ảnh), Duncan (đảo Quang Hòa), Passoo Keah (đảo Rùa Trắng), Drummond (đảo Duy Mộng), Triton (đảo Tri Tôn). Quyển từ điển địa lý Geographisch-Statistisches Handwörterbuch của J.H. Möller xuất bản tại Gotha (Đức) năm 1840. Các trang 46-47 đề cập nhóm đảo Amfitrite (nhóm đảo An Vĩnh) là nhóm đảo cực bắc của quần đảo Paracels thuộc Annam. Quyển sách Das Ausland (không rõ tác giả) xuất bản tại Stuttgard và Tübingen (Đức) năm 1850. Trang 397, phần mô tả địa lý xứ Cochinchina và ghi rõ quần đảo Paracels nằm trong khoảng từ 13o đến 17o vĩ độ Bắc, ở ngoài khơi bờ biển Annam và còn được gọi tên là Katvang. Đây là sự khẳng định chắc chắn Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Quyển sách Neues Konversations-Lexikon: ein Wörterbuch des allgemeinen Wissens, tập XII, của Hernamm J. Meger, xuất bản năm 1866. Trang 575 có nói đến quần đảo Paracels nằm trong tỉnh Cochinchina của vương quốc Annam. Quyển sách Pierer‟s Universal-Lexikon xuất bản tại Altenburg năm 1861. Trang 659 ghi nhận Paracels là quần đảo của Annam. Quyển sách Neues Konversations-Lexikon für alle Stände, tập XII, của H.J. Meger, xuất bản năm 1859. Trang 153 ghi nhận Paracells là quần đảo của vương quốc Annam, thuộc địa phận tỉnh Nam Annam. Quyển sách địa lý Allgemeine Geographische Ephemeriden của F.J. Bertuch in tại Weimar năm 1815. Trang 116 giới thiệu tóm tắt về Paracels và Condor (Côn Đảo), là những hòn đảo đặc trưng của Annam. Quyển từ điển tổng quan về lịch sử và thống kê địa lý Allgemeines Historisch Statistsch Geografisches Handlungs Post und Zeitungs-Lexikon của các tác giả 208 Theophit Friedrech Ehrnamm và Heinrich Schorch, xuất bản tại Erfurt và Gotha năm 1830. Trang 242 nói đến Roberts island (đảo Hữu Nhật) là một hòn đảo của Annam nằm trong nhóm Hoàng Sa (Paracels). Trang 255 đề cập Rocky island (đảo Hòn Đá) là một hòn đảo của Annam nằm trong nhóm Paracels. Như vậy, quyển sách này đã ghi nhận các đảo trong quần đảo Hoàng Sa thuộc về Annam. Quyển sách Namen und Sach Derzeichnik zu Carl Ritter‟s Erdkunde von Asien, tập II, của Julius Ludwig Ideler, xuất bản tại Berlin năm 1841. Ở trang 252 có chú thích Paracels thuộc về Cochinchina. Quyển sách Die Erdkunde von Asien, tập III, của Carl Ritter xuất bản tại Berlin năm 1834. Trang 922 có dẫn lời của John Crawfurd, một sĩ quan hải quân người Anh từng đến Đàng Trong vào đầu thế kỷ XIX, nói rằng quần đảo Paracels ở phía nam của đảo Hải Nam gồm các bãi đá ngầm và đảo thuộc về Cochinchina từ năm 1816. Quyển sách Allgemeine Erdbeschreibung của học giả người Ý Adriano Balbi xuất bản năm 1842 ở Persth (Đức). Các trang: 8, 19-20, 27-32, 123-127, 133-136, 185-187 có đề cập địa danh Paracels. Quyển sách Universal-Lexikon der gegenwart und Vergangenheit, tập 7, của H.A. Pierer, xuất bản tại Altenburg năm 1841. Ở trang 133, phần mục từ Cochinchina có liệt kê các tỉnh thuộc vương quốc này như: Hue (Huế), Quanguan (Quảng Nam), Nhatrang (Nha Trang), Binhtuam (Bình Thuận). Quần đảo Paracels (Inseln Paracels) được liệt kê trong tỉnh Quanguan thuộc Cochinchina. Quyển sách Aus der Natur in tại Leipzig (Đức) năm 1867. Trang 696 có đoạn nói đến vương quốc An Nam bao gồm các xứ: Cochinchina, Tonkin, một phần Campuchia và quần đảo Paracels. Quyển sách Taschenbuch zur Verbreitung Geographischer Kenntnisse của Johann Gottfried Sommer xuất bản năm 1839 tại Praha (Séc). Trang 296 đề cập việc vương quốc Cochinchina đã sở hữu quần đảo Paracels từ năm 1816. d. Tư liệu tiếng Ý (11 tư liệu) Quyển từ điển địa lý Nuovo dizionario geografico universale statistico - storico - commerciale, tập IV, phần I, của các tác giả: Arrowsmith, Buesching, 209 Balbi và Cannabich, xuất bản tại Venezia (Ý) năm 1831. Trang 680 mô tả quần đảo Paracels nằm cách đảo Hải Nam của Trung Hoa và cách Cochinchina một khoảng cách đều nhau và quần đảo này thuộc chủ quyền vương quốc An Nam. Quyển sách Del vario grado d‟importanza degli stati odierni của Cristoforo Negri, xuất bản tại Milano (Ý) năm 1841. Trang 421 ghi nhận sự kiện năm 1816, vua của vương quốc Cochinchina (vua Gia Long) đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa. Quyển sách Geografia moderna universale, tập III, của G.R. Pagnozzi, xuất bản tại Firenze (Ý) năm 1823. Tập này dành rất nhiều trang viết về vương quốc Annam (các trang 182-212). Đặc biệt, trong phần Isole dell‟Annam ở các trang 207- 208 có đề cập các hòn đảo: Pulo Condor (Côn Đảo), Bientson (đảo Biện Sơn, nay là bán đảo Nghi Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa), Pracel (Hoàng Sa), Cham Callao (Cù Lao Chàm). Quyển sách Compendio di geografia của Adriano Balbi, xuất bản tại Milano năm 1865. Các trang 642-643 (trong file pdf đính kèm báo này là các trang 667- 668) có nói đến Paracels, là quần đảo của vương quốc Annam. Quyển sách La cosmografia istorica astronomica e fisica của Biagio Soria, xuất bản tại Napoli năm 1828. Các trang: 117, 121, 125-126, 128-136 có viết về Paracels. Quyển sách Geografia fisica e politica, tập III của Galanti, xuất bản tại Napoli năm 1834. Các trang 197-198 có đề cập Paracel là lãnh thổ của vương quốc An-nam. Quyển sách Compendio di geografia universale của Adriano Balbi xuất bản tại Livorno (Ý) năm 1824. Các trang 305-306, trong phần Dell‟empero d‟ An Nam (Vương quốc An Nam) có ghi rõ quần đảo Paracels nằm đối diện bờ biển Cochinchina, thuộc sự quản lý của vương quốc này. Quyển sách Elementi di geografia generale ossia descrizione compendiata della terra của Adriano Balbi, xuất bản tại Torino năm 1844. Các trang: 227, 240, 283 có đề cập địa danh Paracels. Quyển sách Storia delle Indie Orientali, tập I, của Felice Ripamonti, xuất bản tại Milano năm 1825. Các trang: 21-23, 75, 124-143 có đề cập địa danh Paracels. Quyển sách Geografia elementare của Luigi Galanti xuất bản tại Lugano năm năm 1846. Các trang 120-122 có đề cập địa danh Paracels. 210 Quyển sách giảng dạy về địa lý thương mại Corso di geografia commerciale, tập II, xuất bản tại Genova (Ý) năm 1857. Trang 152 có trích dẫn một đoạn tiếng Pháp viết rằng Pracells là nhóm đảo đá nguy hiểm nằm phía ngoài bờ biển Cochinchine. e. Tư liệu tiếng Tây Ban Nha (9 tư liệu) Quyển sách Prinipos generales de geografia xuất bản tại Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1832. Trang 57 của cuốn này (trong file PDF đính kèm báo cáo này là trang 204) có ghi nhận Paracel thuộc về vương quốc Annam. Quyển sách El Atlas Abreviado là bảng chỉ dẫn các chữ viết tắt trong bộ Atlas bằng tiếng Tây Ban Nha của Francisco Giutisniani. Ở tập II, phần I, xuất bản năm 1739, trang 139 có tóm tắt các địa danh của Cochinchina (Đàng Trong) gồm: Sinoe (Thuận Hóa), Quehao (Quy Nhơn?), Faifo (Hội An) và Paracelso (quần đảo Hoàng Sa). Quyển sách Viaje Pintoresco a las dos Américas, Asia y Africa của P.R. Francisco Giutisniani, xuất bản tại Barcelona năm 1842. Trang 233 có chú thích Paracelso là các đảo đá ở bờ biển Annam. Quyển sách La Geografia Universal, tập I, của Malte-Brun, xuất bản tại Madrid và Barcelona năm 1853. Từ trang 791 đến trang 802 mô tả khá kỹ về vương quốc Annam. Quần đảo Paracelso được nhắc đến ở trang 799 như là một phần của vương quốc Annam vì nó được nói kỹ trong phần mô tả các đặc trưng của vương quốc An Nam. Quyển sách Curso completo de geografia universal antigúa y moderna của M.A Letronne xuất bản tại Gerona (Tây Ban Nha) năm 1854. Trang 245 có ghi Paracelso thuộc vương quốc Annam. Quyển sách Curso completo de geografia universal antigúa y moderna của M.A. Letronne xuất bản tại Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1846. Trang 215 khi viết về Annam đã đề cập đến Paracel, như là cách gián tiếp công nhận Paracel thuộc Annam. Quyển sách Viaje pintoresco al rededor del mundo của Dumont d’Urville, xuất bản tại Barcelona năm 1842, có đề cập các địa danh Cochinchina và Paracel. Ở chương XXVII, trang 222, có viết về Cochinchina (Đàng Trong), Touranne (Đà Nẵng), Hué (Huế) và mô tả các hòn đảo: Paracel, Poulo Canton hay Callao Ray (Cù Lao Ré), Cham Callao (Cù Lao Chàm) trong phần miêu tả về xứ Cochinchina. 211 Quyển sách La geografia descriptiva, tập II, của các tác giả: Malte-Brun, Adriano Balbi và Minano, xuất bản tại Madrid và Barcelona năm 1860. Quần đảo Paracelso được đề cập ở trang 74, nằm ngoài phần viết về Imperio Chino (Đế chế Trung Hoa), nhưng lại thuộc phần viết về Reino de Camboge (Vương quốc Campuchia). Cách phân mục này cho thấy có thể các tác giả xếp Paracelso, cũng như Hué, Dongnai, Saigon đều thuộc về vùng đất bao gồm cả một phần lãnh thổ Campuchia trước đây, tức là xứ Đàng Trong. Từ điển địa lý Nuevo Diccionario Geografico Manual, tập II, của Malte, xuất bản tại Madrid năm 1832. Trang 307 có đề cập Paracelso là chuỗi đảo đá nằm phía ngoài bờ biển Cochinchina. g. Tư liệu tiếng Hà Lan (2 tư liệu) Quyển sách Reis van Lord Macartneij naar China xuất bản tại Amsterdam (Hà Lan) năm 1799. Đây là ấn bản tiếng Hà Lan của cuốn hồi ký viết về hành trình đi sang Trung Hoa trong các năm 1792 - 1794 của phái bộ Anh quốc, do bá tước George Macartney (1737 - 1806) làm trưởng đoàn. Phái bộ của Macartney có đến Đàng Trong, ghé thăm cảng Đà Nẵng vào năm 1793. Vì thế, trong sách này có rất nhiều nội dung viết về vương quốc Cochinchina (Đàng Trong) và các địa danh của Cochinchina như đảo Pulo Kambir de Terre (Cù Lao Xanh), Pulo Cecir de Mer (Cù Lao Thu), Quinong (Quy Nhơn), mũi Varella (mũi Đại Lãnh), Pulo Ratan hay Pulo Kanton (Cù Lao Ré), Turon (Đà Nẵng), Donnai (Đồng Nai) và Paracels (quần đảo Hoàng Sa). Trang 223 viết về Paracels và ghi nhận quần đảo này thuộc Cochinchina. Quyển sách Hedendaasgsche historie of het Vervolg van de Algemeene historie, xuất bản tại Amsterdam và Leiden (Hà Lan) năm 1772. Phần XV của cuốn sách này, từ trang 647 đến trang 674, viết về vương quốc Kochinchina. Trong đó, trang 673 có các đoạn ghi chép về các đảo thuộc vương quốc này như: Pullo Sicca, Pullo Secca de Mare, Pullo Cambir, Pullo Canton. Trong đó Pullo Secca de Mare được miêu tả là một chuỗi các đảo đá khô cằn bắt đầu từ những bãi đá ngầm nguy hiểm có tên là Paracels. Như vậy, trong các thế kỷ XIII - XIX, các sử gia, nhà địa lý, thủy thủ viễn dương và các nhà du khảo châu Âu đã đến nghiên cứu, khảo sát hay đi qua vùng 212 biển Hoàng Sa đã viết sách, bài báo, bài nghiên cứu, hồi ký... đề cập nhiều mặt đến quần đảo Hoàng Sa, mà họ gọi là Paracel (hay Pracel, Paracels...) và mặc nhiên coi đây là lãnh thổ của vương quốc Cochinchina (hay Annam) tức là xứ Đàng Trong hay Việt Nam lúc đó. Những tư liệu này là minh chứng hùng hồn khẳng định quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa) là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. 213 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC V N BẢN QU PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGU ÊN BIỂN 1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam các năm 1946, 1980, 1992 sửa đổi 2001. 2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 3. Luật Thủy sản năm 2003. 4. Luật Khoa học công nghệ năm 2000. 5. Luật Công nghệ cao năm 2008. 6. Luật Đê điều năm 2006. 7. Luật Du lịch năm 2005. 8. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11. 9. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990, 2005. 10. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009. 11. Luật Khoáng sản năm 2010. 12. Luật Đầu tư năm 2005. 13. Luật Tài nguyên nước năm 1998. 14. Luật Thuế tài nguyên năm 2009. 15. Luật Sử dụng tiết kiệm năng lượng năm 2010. 16. Luật Hải quan năm 2001. 17. Luật Dầu khí ngày 06/7/1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 và 2006, 2008. 18. Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008. 19. Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. 20. Tuyên bố ngày 12/11/1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. 21. Nghị định số 30/CP ngày 29/01/1980 của Chính phủ về quy chế pháp lý cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển nước CHXHCN Việt Nam. 22. Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chỉnh phủ quy định về việc thi hành Luật Tài nguyên nước. 214 23. Nghị định số 115/2009/NĐ-CP ngày 24/12/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP. 24. Nghị định số 145/2006/NĐ-CP ngày 30/11/2006 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí. 25. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. 26. Nghị định số 149/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về việc quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. 27. Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học. 28. Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về việc quản lý cảng biển và luồng hàng hải. 29. Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. 30. Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế tài nguyên. 31. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. 32. Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. 33. Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. 34. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 về quỹ bảo vệ và phát triển rừng. 215 35. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng. 36. Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. 37. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng. 38. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 39. Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định các loại rừng. 40. Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. 41. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. 42. Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. 43. Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 44. Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 vể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 45. Nghị định số 25/2008/NĐ-CP về quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 46. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước. 47. Nghị định số 121/2004-NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 48. Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam. 49. Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản. 216 50. Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21/6/2006 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải. 51. Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 5/7/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải viển và văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. 52. Nghị định số 102/2008/NĐ-CP về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường. 53. Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. 54. Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. 55. Nghị định số 113/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều. 56. Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 57. Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính về đê điều. 58. Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. 59. Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, bảo vệ, nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. 60. Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010. 61. Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. 62. Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 02/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007-2010. 217 63. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 64. Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. 65. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. 66. Quyết định số 258/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006-2010 (Chu kỳ IV). 67. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 68. Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. 69. Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ NN và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 70. Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 71. Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010. 72. Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử 218 dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt, phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng. 73. Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. 74. Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23/8/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. 75. Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày 06/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hướng dẫn phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng. 76. Thông tư số 38/2010/TT-BTC ngày 19/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. 77. Thông tư số 25/2010/TT-BTNMT ngày 27/10/2010 quy định kỹ thuật cho 11 công tác điều tra địa chất khoáng sản biển và hải đảo. 78. Thông tư số 155/2010/TT-BTC ngày 11/10/2010 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản. 79. Thông tư số 33/2010/TT-BTNMT ngày 09/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên mỏ quặng sắt. 80. Thông tư số 105/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_cua_nha_nuoc_viet_nam_doi_voi_quan_dao_hoang.pdf
Luận văn liên quan