Luận án Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam

Đó là cần đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quản lý từ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư, đến xiết chặt việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, tăng cường giám sát mở rộng các hình thức đấu thầu, công tác thanh toán quyết toán vốn đầu tư đảm bảo chặt chẽ. Xuyên suốt các quá trình đầu tư là cần xác định rõ danh mục dự án đặc thù được quản lý đảm bảo bí mật nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tác giả đề xuất các dự án đầu tư hình thành nên tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng là các danh mục dự án đặc thù bí mật của ngành công an. Mặt khác cần cải tổ, tinh gọn bộ máy quản lý đầu tư XDCB, tăng cường thanh tra, giám sát đầu tư, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý đầu tư và cơ sở vật chất cho bộ máy này để đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Một yếu tố nữa không thể thiếu là sự đổi mới của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong quản lý đầu tư cũng cần có tư duy mới để thay đổi cách nhìn nhận, quản lý về đầu tư đảm bảo giải quyết nhanh gọn hơn các thủ tục hành chính bằng cách sửa đổi các luật pháp, chính sách theo xu hướng của Chính phủ kiến tạo và chính phủ phục vụ chứ không phải chính phủ hành chính. Thực hiện thống nhất và đồng bộ các giải pháp nêu trên, tác giả tin tưởng rằng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an sẽ được hoàn thiện phục vụ tốt cho công tác xây dựng cơ sở vật chất kịp thời cho lực lưọng giữ gìn an ninh trật tự, mang lại bình yên cho đất nước và mỗi gia đình.

pdf175 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định phân cấp và ủy quyền cụ thể và rõ ràng hơn cũng như mở rộng phân cấp và ủy quyền. Để có thể mở rộng sự phân cấp và ủy quyền đối với các dự án đầu tư XDCB trong ngành công an được hiệu quả, cần có các công trình nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của Thông tư số 03/2012/TT-BCA để chỉnh sửa, bổ sung chính sách cho phù hợp với mô hình tổ chức mới và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Thứ hai, có sự phối hợp và tham gia ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan xây dựng và cơ quan kế hoạch khi thẩm tra, phê duyệt dự án và khi phân bổ và điều chỉnh kế hoạch để công tác thẩm tra, phê duyệt, phân bổ và điều chỉnh sát với thực tế. Để đạt được sự phối hợp này, cần có sự chỉ đạo và thống nhất chung từ ban lãnh đạo BCA tới các đơn vị quản lý. Mặt khác cần có cơ chế trao đổi thông tin hợp lý giữa các bên liên quan. Thứ ba, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa BCA, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ tài chính. Cần có cơ chế trao đổi thông tin linh hoạt và kịp thời để hạn chế thực trạng như thẩm định kế hoạch chậm, chưa thông báo kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, xử lý tình huống còn chậm. Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp nhịp nhành và kịp thời giữa Chính Phủ và Quốc hội trong vấn đề phân bổ NSNN cho BCA để rút ngắn thời gian xét duyệt cũng như giải quyết kịp thời các khó khăn và vướng mắc về vốn. 4.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là một nhiệm vụ rất khó khăn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ban ngành trong khi vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật về thông tin của một số dự án an ninh quốc gia. Để hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an cần có những chính sách quản lý đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước, những chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo BCA cũng như sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cá nhân và đơn vị có liên quan. Từ thực tế đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau: 4.4.1. Kiến nghị đối với Quốc hội Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, cơ quan ban hành các luật, trong đó có luật liên quan trực tiếp đến đầu tư XDCB như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật 136 Đầu tư công, Luật NSNN,...Tuy nhiên việc ban hành các Luật hiện nay không phải do các cơ quan thuộc Quốc hội nghiên cứu, đề xuất mà nội dung các Luật đều do các Bộ thuộc Chính phủ dự thảo, đề xuất nên luôn có tư tưởng bảo vệ cho quyền lợi của Bộ chủ trì soạn thảo, các Luật được thông qua thường chưa tính hết những ảnh hưởng của đối tượng tác động. Do đó Quốc hội cần được bổ sung các thành viên chuyên trách có chuyên môn sâu về luật pháp và các lĩnh vực cụ thể để xây dựng được các bộ Luật khách quan, hướng tới phục vụ các đối tượng chịu tác động nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của QLNN. Có như vậy các Luật mới có tính ổn định, lâu dài; Luật mới đi vào cuộc sống và góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền. Đối với Luật Đầu tư công cần xem xét các ý kiến trái chiều để sửa đổi, tạo hành lang thông thoáng, giảm bớt các thủ tục hành chính cho các Bộ ngành.Việc bố trí vốn đến từng Dự án nhóm C như hiện nay là rất cứng nhắc và cũng không quản lý được chặt chẽ do các dự án nằm ở nhiều Bộ ngành, các dự án này chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan như quy hoạch, sự thay đổi của tổ chức, thiên tai,..nên luôn cần được theo dõi, điều chỉnh kịp thời trong khi việc điều chỉnh kế hoạch với nhiều tầng nấc như hiện nay là không đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi nêu trên. Đối với các nội dung trong Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật NSNN cần có quy định chi tiết cho các công trình đặc thù bí mật cho ngành công an, quốc phòng để đảm bảo tính đặc thù của lực lượng vũ trang. Hiện nay việc quy định các dự án nhóm B, nhóm C thuộc diện bí mật vẫn phải qua các Bộ ngành, thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là chưa đảm bảo tính bảo mật và tính kịp thời của các dự án. 4.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ. Đối với Chính phủ, cần thiết đổi mới các chính sách liên quan đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong ngành công an như sau sau: Thứ nhất, đầu tư XDCB trong ngành công an gắn liền với quy hoạch và kế hoạch của Chính phủ. Chính vì vậy, Chính phủ cần phải hoàn thiện và cải tiến công tác quy hoạch và lập kế hoạch. Cụ thể công tác quy hoạch cần được phát triển theo các hướng sau: - Uu tiên một tỷ lệ thích đáng dành cho đầu tư XDCB cho ngành công an để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở của lực lượng thường trực chiến đấu bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Gắn sát với thực tế vừa cần có tính mềm dẻo, linh hoạt có tầm nhìn dài hạn. Quy hoạch cần được triển khai từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể và phải được tiến hành xây dựng cũng như điều chỉnh kịp thời. - Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, tăng cường công tác quản 137 lý toàn bộ công tác quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, thông báo kết quả lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch kịp thời cho các địa phương, bộ, ngành. - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án quy hoạch. Cần hoàn thiện quy trình, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm định các dự án quy hoạch nói chung và quy hoạch đầu tư XDCB nói riêng. - Xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn tốt chuyên trách phụ trách công tác quy hoạch. Tăng cường đầu tư cho công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ quy hoạch để quy hoạch gắn với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu phát triển chung của đất nước, có tính đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn. Thứ hai, để hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an trong điều kiện nguồn lực hạn chế, Chính phủ cần thiết xác định đúng danh mục dự án đầu tư trọng điểm. Vì việc ưu tiên đầu tư vào các danh mục đầu tư trọng điểm đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội. Ngược lại, nếu đầu tư tràn lan sẽ gây ra tình trạng lãng phí và thất thoát vốn. Thứ ba, đề xuất các cơ quan nhà nước ban hành ra các chính sách và pháp luật liên quan đến XDCB theo các hướng sau: - Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành kịp thời đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật trong lĩnh vực đầu tư công theo hướng ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như : luật đấu thầu, luật đầu tư công, luật xây dựng. Chỉ đạo các bộ ngành tổng hợp, xây dựng quy định các danh mục công trình đặc thù bí mật trong ngành công an được áp dụng các cơ chế bảo mật từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn, ghi kế hoạch, phê duyệt dự án, thi công và thanh quyết toán. - Chính phủ sớm sửa đổi quy định về xây dựng công trình đặc thù, không nên để từng công trình bí mật nhà nước nhóm B, nhóm C đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng.Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định về danh mục các dự án tuyệt mật, tối mật, giao Bộ công an quy định các công trình mật. Đối với các dự án nhóm B và nhóm C thuộc danh mục bí mật nhà nước, nên sửa đổi giao Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ trương đầu tư để rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả đầu tư đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ an toàn xã hội trong mọi tình huống. - Hoàn thiện các quy định về đấu thầu để đảm bảo mục tiêu đơn giản, lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực và chi phí bỏ ra thấp nhất. Cho phép thực hiện hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế đối với các dự án đặc thù bí mật của ngành công an. 138 - Tổ chức lại bộ máy QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả. QLNN chỉ đảm nhiệm chức năng hoạch định chính sách, chế độ và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, không bao biện làm thay hay can thiệp quá sâu và công việc của cơ sở. - Ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư và chương trình đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Bộ kinh tế tổng hợp, có chức năng QLNN về kế hoạch, ĐTPT nên có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển của nền kinh tế. Với vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và đầu tư hàng năm, nếu các kế hoạch này phù hợp với các nhu cầu của các ngành và điều kiện của đất nước sẽ góp phần kích thích sự tăng trưởng. Luật Đầu tư Công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 được coi là có nhiều kỳ vọng cho đổi mới công tác kế hoạch, tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn còn nhiều vướng mắc. Việc tất cả các dự án nói chung và ngành công an nói riêng sử dụng NSNN khi phê duyệt đều phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn, khi bố trí kế hoạch trung hạn và hàng năm đều qua Bộ này thẩm định bố trí chi tiết cho từng dự án nhỏ gây kéo dài thời gian thẩm định, khi điều chỉnh cũng mất tới một vài tháng mới có kết quả đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công và giải ngân của các dự án. Do đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư Công theo hướng tăng quyền tự chủ cho các bộ ngành, Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ tham gia phân bổ chi tiết đối với các dự án nhóm A trở lên, còn các dự án nhóm B, nhóm C sẽ ủy quyền cho các bộ ngành thẩm định khả năng nguồn vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư và phân bổ vốn trên cơ sở tổng mức kế hoạch đầu tư hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định báo cáo Chính phủ. Bộ Tài chính cần có thông tư quy định cụ thể cho việc quản lý, cấp phát cho các dự án đặc thù bí mật thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Các quy định về danh mục các dự án bí mật cần được thống nhất với BCA để có căn cứ cấp phát và quản lý theo chế độ mật. KBNN cần có một cơ chế phù hợp trong khâu cấp phát, tránh những thủ tục cứng nhắc không cần thiết, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây khó khăn cho nhà thầu thi công và CĐT. KBNN cần có một bộ phận thẩm định chuyên trách một cách khách quan trước khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu thi công theo đề nghị của CĐT. 139 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, nghiên cứu kinh nghiệm của ngành quân đội, ngành xây dựng, và xuất phát từ bối cảnh trong nước cũng như quốc tế ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, dự báo tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, chương 4 đã đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Luận án đề xuất 4 phương hướng hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là: (i) quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; (ii) hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng NSNN trong ngành công an trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, phù hợp với luật pháp và phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong từng thời kỳ; (iii) hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an phải phù hợp với quy hoạch phát triển và đặc thù của ngành công an Việt Nam; (iv) trong điều kiện hội nhập, quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an phải hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm tận dụng được cơ hội đầu tư từ khâu bố trí dự án đến sử dụng nguồn lực. Để thực hiện các phương hướng đó, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Đó là, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB; tổ chức thực hiện; tăng cường kiểm tra, thanh tra; hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB; tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến quản lý đầu tư XDCB. Tác giả cũng đã nêu lên các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ về ban hành các luật và chính sách đảm bảo kiểm soát chặt chẽ đầu tư XDCB bằng vốn NSNN. 140 KẾT LUẬN 1. Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Từ đó luận án cho rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an, nhất là chỉ ra việc quản lý đối với các dự án đầu tư XDCB đặc thù bí mật trong ngành công an. Đây là khoảng trống để đề tài nghiên cứu. 2. Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là quá trình Nhà nước bỏ vốn từ ngân sách để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tạo ra TSCĐ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo hoạt động và phát triển của ngành công an. Quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào quá trình đầu tư XDCB bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức - kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng XDCB và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn NSNN dành cho XDCB trong ngành công an. Luận án luận giải nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Đó là. (i) xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB; (ii) tổ chức thực hiện đầu tư XDCB; (iii) kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB. Luận án cũng chỉ ra, ở các nội dung này, bên cạnh những quy định chung, trong ngành công an có các đặc điểm đặc thù, như phê duyệt được dự án phải đảm bảo yếu tố bí mật cần thiết, lựa chọn nhà thầu không công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thi công và nghiệm thu được giám sát đặc biệt, thanh toán không qua kiểm soát của hệ thống kho bạc, quyết toán yêu cầu có xác nhận khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành của cơ quan chuyên môn trong ngành. Từ phân tích các nội dung của quản lý đầu tư XDCB, tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. 3. Ngành công an Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã có sự phát triển vượt bậc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Để có sự phát triển và hoàn thành các nhiệm vụ được giao đó là do Nhà nước quan tâm đến phát triển cơ sở vật chất của ngành. Điều này được thể hiện đầu tư XDCB từ vốn NSNN cho ngành công an trong thời gian qua có chiều hướng phát triển. Tuy nhiên, quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an còn nhiều bất cập. Trên cơ sở phân tích thực trạng về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam, luận án đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 141 4. Để khắc phục những hạn chế đó, luận án đã đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Đó là cần đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quản lý từ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư, đến xiết chặt việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, tăng cường giám sát mở rộng các hình thức đấu thầu, công tác thanh toán quyết toán vốn đầu tư đảm bảo chặt chẽ. Xuyên suốt các quá trình đầu tư là cần xác định rõ danh mục dự án đặc thù được quản lý đảm bảo bí mật nhà nước theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tác giả đề xuất các dự án đầu tư hình thành nên tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng là các danh mục dự án đặc thù bí mật của ngành công an. Mặt khác cần cải tổ, tinh gọn bộ máy quản lý đầu tư XDCB, tăng cường thanh tra, giám sát đầu tư, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý đầu tư và cơ sở vật chất cho bộ máy này để đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Một yếu tố nữa không thể thiếu là sự đổi mới của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong quản lý đầu tư cũng cần có tư duy mới để thay đổi cách nhìn nhận, quản lý về đầu tư đảm bảo giải quyết nhanh gọn hơn các thủ tục hành chính bằng cách sửa đổi các luật pháp, chính sách theo xu hướng của Chính phủ kiến tạo và chính phủ phục vụ chứ không phải chính phủ hành chính. Thực hiện thống nhất và đồng bộ các giải pháp nêu trên, tác giả tin tưởng rằng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an sẽ được hoàn thiện phục vụ tốt cho công tác xây dựng cơ sở vật chất kịp thời cho lực lưọng giữ gìn an ninh trật tự, mang lại bình yên cho đất nước và mỗi gia đình. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Thập, Trần Việt Tiến (2014), “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN ở một số quốc gia và bài học cho Việt nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 199(II), 40-44. 2. Nguyễn Văn Thập, Hoàng Thị Xuân (2014), “Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 201(II), 50-56. 3. Nguyễn Văn Thập (2016), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong lực lượng CAND”, Kỷ yếu hội thảo Đại học Ngoại thương: Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đáp ứng yêu cầu xã hội, 136-140. 4. Nguyễn Văn Thập (2018), “Đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội, số 5, 96-104. 5. Nguyễn Văn Thập (2018), “Hoàn thiện công tác phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam”, Tạp chí châu Á - Thái Bình Dương, số cuối tháng 6, 31-33. 6. Nguyễn Văn Thập, Nguyễn Văn Phượng (2018), “Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong lực lượng công an CAND”, Kỷ yếu hội thảo Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý về kế toán, tài chính và tài sản trong lực lượng CAND, 155-168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aschauer, D. (1989a), “Is Public Expenditure Productive?”, Journal of Monetary Economics, Vol. 23, p.177-200. 2. Aschauer, D. (1989b), “Does Public Capital Crowd out Private Capital?”, Journal of Monetary Economics, Vol. 24, p.171-188. 3. Barnard Myers, Thomas Laursen, (2008), Public investment management in the EU 4. Benedict Clements, Rina Bhattacharya, Toan Quoc Nguyen, (2003), External Debt, Public Investment, and Growth in Low- Income Countries, IMF Working Paper 5. Bộ Công an (2009), Thông tư số 21/2009/TT-BCA-V22 hướng dẫn quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong CAND. 6. Bộ Công an (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BCA-V22 ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện việc quản lý, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư trong CAND. 7. Bộ Công an (2010), Báo cáo tổng kết công tác quản lý đầu tư XDCB và nhà đất 10 năm (2001-2010). 8. Bộ Công an (2010), Thông tư số 60/2010/TT-BCA ngày 16/12/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/1009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân. 9. Bộ Công an (2011), Thông tư số 65/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 9 năm 2011 quy định về quản lý dự án đầu tư, đấu thầu xây dựng công trình trong CAND. 10. Bộ Công an (2012), Thông tư số 03/2012/TT-BCA ngày 16/01/2012 quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong CAND. 11. Bộ Công an (2012), Thông tư số 60/2012/TT-BCA ngày 16/10/2012 quy định về quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong CAND. 12. Bộ Công an (2013), Thông tư số 58/2013/TT-BCA ngày 14/11/2013 quy định về quản lý, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong CAND. 13. Bộ Công an (2015), Báo cáo tổng kết công tác quản lý đầu tư XDCB và nhà đất 5 năm (2010-2015) 14. Bộ Công an (2015), Bộ Công an 70 năm một chặng đường, Nhà xuất bản CAND, Hà nội 15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Quyết định giao chỉ tiết chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN. 16. Bộ Quốc phòng (2017), Thông tư số 268/2017/TT-BQP ngày 20/10/2017 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong Bộ Quốc phòng. 17. Bộ Quốc phòng(2017),Thông tư số 223/2017/TT-BQP ngày 12/9/2017 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc các nguồn vốn đầu tư trong Bộ Quốc phòng. 18. Bộ Tài chính (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Thông báo tình hình quyết toán dự án hoàn thành của các bộ, ngành. 19. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. 20. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính –NSNN 03 năm. 21. Bộ Tài chính(2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. 22. Bộ Tài chính(2017), Thông tư số 55/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 quy định chi tiết về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội. 23. Bộ Xây dựng (2015), Quyết đinh số 1161/2015/TT-BXD ngày 15/10/2015 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kế cấu công trình năm 2014. 24. Bộ Xây dựng(2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 25. Bộ Xây dựng(2016), Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình. 26. Bộ Xây dựng(2017), Quyết đinh số 79/2017/TT-BXD ngày 15/02/2017 công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. 27. Bùi Tất Thắng (2013), “Luật phải thể chế hóa được đổi mới công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 3 (539) 28. Bùi Xuân Sơn (2012), Hoàn thiện chính sách tài chính đối với ngành công an Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc dân. 29. Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 30. Chakraborty, S. and Dabla-Norris, E. (2011), “The quality of public investment”, The B.E. Journal of Macroeconomics (Contributions), 11: Article 27. 31. Chau Ping Yan (2007), “Factors affecting the performance of public project in Taiwan”, Journal of construction research, Vol. 17. 32. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. 33. Chính phủ (2014), Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 8/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 34. Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. 35. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 36. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. 37. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. 38. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng. 39. Chính phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm. 40. Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư. 41. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN. 42. Chính phủ (2016), Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. 43. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của Luật Kế toán. 44. Chính phủ (2018), Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 6/8/2018 quy định cơ cấu, tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Bộ Công an. 45. Collier, P. and Venables, A. (2008), “Managing resource revenues: Lessons for low income countries”, In Paper for the Africa Economic Research Consortium 2008 Annual Conference, Nairobi, September, 15-17. 46. Cục Kế hoạch và Đầu tư - Bộ công an (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu. 47. Cục Quản lý xây dựng cơ bản và doanh trại- Bộ công an (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết công tác. 48. Cục Tài chính- Bộ công an (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành. 49. Dabla‐Norris, et.al (2011), Investing in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiency, IMF Working Paper, WP 11/37. 50. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi NSNN, NXB Tài chính. 51. Devarajan, S., Swaroop, V., and Zou, H. (1996), “The composition of public expenditure and economic growth”, Journal of Monetary Economics, 37, 313–44. 52. Easterly, W. and Rebelo, S. (1993), “Fiscal policy and economic growth: An empirical Investigation”, Journal of Monetary Economics, 32, pp.417-458. 53. Eastly, W. & Rebelo, S. (1993), “Fiscal Policy and Economic Growth: An Empirical investigation”, Journal of Monetary Economics, 32, 417-458 54. Edward Anderson, Paolo de Renzio, Stephanie Levy, (2006), The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidence and Methods, Overseas Development Institute, 111 wesminster bridge road London SE1, 7JD, UK 55. Esfahani, H., and Ramirez, M. (2003). “Institutions, infrastructure, and economic growth”, Journal of Devel- opment Economics, 70, 443–477. 56. Greene, J., & Villanueva, D. (1991), “Private investment in developing countries: an empirical analysis”, IMF Staff Papers, 38(1), 33-58. 57. Hadjimichael, M. T., and Ghura, D. (1995), “Public policies and private savings and investment in Sub- Saharan Africa: an empirical investigation”, IMF Working Paper, 19, Washington, D.C. 58. Hiroshi Isohata, (2002) Research the history of development for construction management of procurement system in Japan, JSCE vol.9 59. Hirschman, A. (1958), The strategy of economic development. New Haven, Conn, Yale University Press. 60. Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thủy (2010), “Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 61. Isabella L.P (1987), Construction industry in France, Thesis of Masterly. 62. Khan, M. S. and Kumar, M. S. (1997), “Public and Private Investment and The Growth Process in Developing Countries”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 59, 69–88. 63. Khan, Mohsin S. and Carmen M. R. (1990), "Private investment and economic growth in developing countries", World development, 18.1, 19-27. 64. Lê Mạnh Tường (2010), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại TP Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải 65. Lê Xuân Bá (2009), “Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế. 66. M. Fg. Scott (1976) “Investment and Growth”, Oxford Economic Papers, 28(3), 317-363. 67. Mabel L. Walker, (1930), Municipal Expenditures, The Johns Hopkins Press, National Municipal review, Volume 20, issue 9 68. Mankiw, N. A., Romer, D., and Weil, D. N. (1992), “A Contribution to the Empirics of Economic Growth”. Quarterly Journal of Economics, 107, 407–37. 69. Martin, Lawrence L, etc, (2010), Measuring the performance of human service programs, Sage Publications 70. Munnell, A. (1992), “Infrastructure Investment and Economic Growth.” Journal of Economic Perspectives.Vol. 6, 189-198. 71. Nghiêm Văn Dĩnh (2001), Giáo trình Luật Đầu tư và Xây dựng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 72. Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Kiểm toán đầu tư công”, Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế, 107-113. 73. Nguyễn Đình Cung (2010), “Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước- một yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế, 181-192. 74. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình Lý luận hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia. 75. Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Minh (2008), Tăng trưởng chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, p.41-70. 76. Nguyễn Minh Phong (2010), “Phối hợp chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư công”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế. 77. Nguyễn Thị Bình (2012), Hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 78. Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 79. Nguyễn Thị Thu Hương (2009), Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa DNNN, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 80. Nguyễn Trọng Thản (2011) “Một số ý kiến về đổi mới cơ chế đầu tư công ở Việt nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, 3(92), 9-11 81. Nguyễn Văn Bình (2010), Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 82. Nguyễn Văn Thập (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB trong lĩnh vực an ninh ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. 83. Nguyễn Xuân Hiệp (2014), Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành công an, Luận án Tiến sỹ, Học Viện Tài chính. 84. P.E.D. Love (2002), “Auditing the indirect consequences of rework in construction: a case based approach”, Managerial auditing journal, 17, pp. 138-146. 85. P.E.D. Love, H. Li, P. Mandal, Rework, (1999), “A symptom of a dysfunctional supply chain”, European Journal of Purchasing and Supply Management, 5, p. 1-11, 86. Peter E.D. Love, Zahir Irani, (2002), “A project management quality cost information system for the construction industry”, Infomation & Management, 40, p.649-661. 87. Phạm Thế Anh (2008), Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, bài nghiên cứu NC-03/2008, bài nghiên cứu của CEPR, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 88. Phan Công Nghĩa (2012), Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 89. Phan Thanh Mão (2003), Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. 90. Pritchett, L. (2000). “The tyranny of concepts: CUDIE (cumulated, depreciated, investment effort) is not capita”, Journal of Economic Growth, 5, 361-384. 91. Quốc hội (2013), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. 92. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13. 93. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13. 94. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. 95. Quốc hội (2015), Luật công an nhân dân số 73/2014//QH13. 96. Quốc hội (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13. 97. Quốc hội (2017), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14. 98. Quốc hội (2018), Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14. 99. Rajaram, A. (2012), “Improving Public Investment Efficiency”, Transforming Natural Resource Revenues into Development Assets, Kinshasa Conference, World Bank. 100. Rajaram, A., T. M. Le, N. Biletska, and J. Brumby (2010), “A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management,” World Bank Policy Research Working Paper No.5397, Washington, DC. 101. Rui, C. and Gallo, G. (1991), Do Public and Private Investment Stand in Each Other’s Way, 1991 WDR Background Paper, World Bank. 102. Seidman, L. S. (2009), Public Finance, McGraw-Hill 103. Stern, N. (1991), “The Determinants of Growth”, Economic Journal, Royal Economic Society, 101(404), 122-33. 104. Sử Đình Thành (2006), Lý thuyết Tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 105. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý dự án đầu tư xây dựng từ NSNN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 106. Tatom, J.A. (1991) “Public Capital and Private Sector performance”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 7, 3-15. 107. Thịnh Văn Vinh (2001), Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội. 108. Tô Trung Thành (2011), “Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân? góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM”, Tạp chí Tài Chính, 6 (560), 12-26. 109. Tổng cục thống kê (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. 2017), Niên giám Thống kê. 110. Tony Y.F.MA, (2003), Role - Responsibility of management in industrial construction, University of South Australia, Adelaide, SA, Australia 111. Trần Trung Dũng (2017), Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại BCA, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 112. Trần Văn Hồng (2002), Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 113. Trần Văn Tấn (2014), Nâng cao chất lượng QLNN về đầu tư Xây dựng trong ngành công an. Luận văn thạc sỹ, Đại học Xây Dựng. 114. Trịnh Thị Thúy Hồng, (2012), Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 115. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 116. V.O. Key, (1940), “The Lack of a Budgetary Theory”, American Political Science Review, Vol. 34, p.1137-1144 117. Võ Minh Phương (2015), Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trên địa bàn Thành phố Vinh Tỉnh Nghệ An, Luận Án Tiến sĩ, Đại học Vinh 118. Vũ Cương (2014), ‘Tăng cường hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tư công theo tinh thần luật Đầu tư công tại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 206, 2-10. 119. Vũ Tuấn Anh (2010), “Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong mười năm qua”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế. 120. Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái (2011), Đầu tư công - Thực trạng và tái cơ cấu, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 121. Wang, Z. & O’Brien, R. (2003), The Coastal - Inland Income Gap in China during the 1990s: The Role of Geography and Policy, Department of Economics University of Southampton. 122. Weil, David N. (2005), Economic growth, Pearson Education. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng trong ngành công an PHỤ LỤC 2: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng trong ngành công an PHỤ LỤC 3: Quản lý chất lượng thi công xây dựng trong ngành công an PHỤ LỤC 4: Mẫu phiếu điều tra khảo sát Sơ đồ 3.1: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng trong ngành công an Tự giám sát L ậ p Giám sát Thường xuyên Kiểm tra Tư vấn TK Nhà Thầu KSXD Nhiệm vụ khảo sát XD Nhà thầu KS Quá trình TH KS CĐT quyết định BS nhiệm vụ KS Nhà thầu thi công Ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thi công Nhà thầu thiết kế Tài liệu, khảo sát không đáp ứng H oặc Báo cáo kết quả khảo sát XD (≤ 6 bộ) CĐT TVKS Lập Lập Duyệt Nghiệm thu Quá trình thực hiện Khảo sát Lập Chịu trách nhiệm trước CĐT và Pháp luật Theo luật dân sự và thông qua hợp đồng D u y ệ t CHỦ ĐẦU TƯ Phương án kỹ thuật khảo sát XD Sơ đồ 3.2: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng trong ngành công an K i ể m t r a Cấp quyết định đầu tư CHỦ ĐẦU TƯ Nhiệm vụ thiết kế Thiết kế cơ sở Thiết kế kỹ thuật Bản vẽ thi công Dự toán CTXD Thiết kế 1 bước áp dụng BCKTKT Thiết kế 3 bước Thiết kế 2 bước D u y ệ t K i ể m t r a D u y ệ t D u y ệ t D u y ệ t Cơ quan QLNN về XD Điều 21, NĐ15/2013/NĐ-CP K i ể m t r a T h ẩ m t r a T h ẩ m t r a Sơ đồ 3.3: Quản lý chất lượng thi công xây dựng trong ngành công an Nhà thầu thi công Hoạt động QLCL (Đ25-NĐ15/2013/NĐ-CP) Chủ đầu tư Hoạt động QLCL (Đ24-NĐ15/2013/NĐ-CP) Tư vấn giám sát Hoạt động QLCL (Đ27-NĐ15/2013/NĐ-CP) Tư vấn thiết kế Hoạt động QLCL (Đ28-NĐ15/2013/NĐ-CP) Qu ản lý ch ất lư ợn g th i c ôn g x ây dự n g PHỤ LỤC 4 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN 1. Giới thiệu Để nâng cao hiệu quả quản lý và đánh giá thực trạng đối với đầu tư xây dựng cơ (XDCB) bản bằng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trong ngành công an Việt Nam, xin Đồng chí trả lời một số câu hỏi sau đây. Tất cả thông tin trong phiếu này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Đồng chí! 2. Nội dung bảng khảo sát Đồng chí vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn vào các mức độ đồng ý tương ứng với từng nội dung (mức độ đồng ý càng cao thì điểm đánh giá càng cao). Trong đó: 1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Tạm chấp nhận được; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý; 2.1. Một số đánh giá chung STT Nội dung Điểm số 1 2 3 4 5 Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đầu tư đối với ngành công an CC1 Phù hợp với thực tế ngành công an hiện nay 1 2 3 4 5 CC2 Có sự đồng thuận cao trong lực lượng Công an 1 2 3 4 5 CC3 Có tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển 1 2 3 4 5 CC4 Đồng bộ, phù hợp, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả 1 2 3 4 5 Hiệu lực của bộ máy và năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý về ĐTXCDB trong ngành công an HL1 Bộ máy quản lý đồng bộ, hiệu quả 1 2 3 4 5 HL2 Bộ máy quản lý về ĐTXDCB trong ngành công an thường xuyên được cải cách mang lại hiệu quả quản lý ngành công an thường xuyên được cải cách mang lại hiệu quả quản lý 1 2 3 4 5 HL3 Cán bộ thực hiện đầu tư tại các đơn vị có trình độ nhận thức và năng lực chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 HL4 Cán bộ quản lý đầu tư của BCA có trình độ nhận thức và năng lực chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 HL5 Cán bộ thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn 1 2 3 4 5 Công cụ quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an CC1 Kế hoạch và Quy hoạch đồng bộ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 1 2 3 4 5 CC2 Lực lượng vật chất trong ngành công an đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 1 2 3 4 5 CC3 Hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng 1 2 3 4 5 CC4 Hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, không bị chồng chéo 1 2 3 4 5 CC5 Chính sách hỗ trợ về tháo gỡ vướng mắc liên quan tới đầu tư XDCB tốt 1 2 3 4 5 CC6 Công cụ quản lý nói chung đảm bảo cho quá trình triển khai các dự án dễ dàng thực hiện 1 2 3 4 5 Thanh tra, kiểm tra giám sát của đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an TT1 Thanh tra, kiểm tra của nhà nước giúp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an 1 2 3 4 5 TT2 Tất cả các sai phạm được phát hiện và xử lý nghiêm (thể hiện tính minh bạch) 1 2 3 4 5 TT3 Việc thực hiện kiểm toán dự án được tiến hành đúng nguyên tắc 1 2 3 4 5 TT4 Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên 1 2 3 4 5 TT5 Việc thanh tra kiểm tra được thực hiện theo đúng quy định hiện hành 1 2 3 4 5 Phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an PH1 Có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các Bộ, ngành 1 2 3 4 5 PH2 Sự phối hợp giữa các đơn vị không có sự chồng chéo 1 2 3 4 5 PH3 Sự phối với giữa các đơn vị trong BCA mang lại hiệu quả 1 2 3 4 5 PH4 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý của BCA và các đơn vị chủ đầu tư tốt 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất VC1 Hạ tầng kĩ thuật hỗ trợ triển khai dự án đầu tư tốt 1 2 3 4 5 VC2 Các thiết bị áp dụng phục vụ công tác quản lý các dự án hiện đại 1 2 3 4 5 VC3 Các phần mềm phục vụ công tác quản lý dễ sử dụng 1 2 3 4 5 Hiệu quả Quản lýđầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành CAND HQ1 Dự án đầu tư XDCB đảm bảo đúng tiến độ 1 2 3 4 5 HQ2 Dự án đầu tư XCDB đạt chất lượng tốt 1 2 3 4 5 HQ3 Chí phí thực hiện dự án đầu tư XDCB hiệu quả 1 2 3 4 5 HQ3 Nhìn chung Quản lý đầu tư XDCB trong ngành CAND luôn đạt mục tiêu đề ra 1 2 3 4 5 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Đánh giá về quy hoạch, kế hoạch, chủ trương 1 Quy hoạch đầu tư được quán triệt thực hiện đồng bộ và thống nhất trong toàn lực lượng 1 2 3 4 5 2 Chủ đầu tư có chú trọng và tập trung rà soát, nghiên cứu, xây dựng đề án quy hoạch cơ sở doanh trại cho đơn vị mình để đạt hiệu quả tối ưu trong đầu tư 1 2 3 4 5 3 Thẩm định phê duyệt quy hoạch sắp xếp các cơ sở làm việc, ở doanh trại trong Bộ Công an không bị kéo dài, chất lượng thẩm định tốt 1 2 3 4 5 4 Đã xây dựng được tiêu chí và thứ tự ưu tiên khi bố trí vốn kế hoạch 1 2 3 4 5 5 Cơ quan chủ quản của CĐT quan tâm, theo dõi, đôn đốc các CĐT trong công tác lập kế hoạch sát với thực tế 1 2 3 4 5 6 Đã xây dựng được tiêu chí và thứ tự ưu tiên khi bố trí vốn kế hoạch 1 2 3 4 5 7 Có quy định ràng buộc trách nhiệm giữa các cá nhân, tổ chức tham gia công tác kế hoạch 1 2 3 4 5 8 Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kế hoạch thống nhất, không gây chồng chéo, rườm rà, chậm chễ 1 2 3 4 5 9 Chủ đầu tư lập các chủ trương đầu tư sát với nhu cầu thực tế về nhu cầu diện tích làm việc, ăn, ở doanh trại, trang thiết bị 1 2 3 4 5 10 Cơ quan thẩm định đánh giá đầy đủ được tính hiệu quả, sự cần thiết phải đầu tư, khả năng cân đối vồn của các chủ trương đầu tư 1 2 3 4 5 11 Hệ thống công cụ quản lý dùng trong công tác quy hoạch, kế hoạch được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện đầy đủ 1 2 3 4 5 12 Chủ đầu tư nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của công tác xây dựng chủ trương đầu tư 1 2 3 4 5 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế - dự toán Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án 1 Công tác lập dự án được các CĐT quan tâm và nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định 1 2 3 4 5 2 Hồ sơ dự án trình phê duyệt đầy đủ các nội dung theo quy định 1 2 3 4 5 3 Chủ đầu tư có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu trong công tác lập dự án 1 2 3 4 5 4 Chất lượng lập hồ sơ dự án đảm bảo, đưa ra được nhiều phương án so sánh và đánh giá đến hiệu quả kinh tế, thuyết minh rõ ràng 1 2 3 4 5 5 Tổng mức đầu tư được xác định đúng và đầy đủ, chính xác 1 2 3 4 5 6 Chủ đầu tư thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ về kiểm soát chi phí trong khi lập tổng mức đầu tư không gây tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư 1 2 3 4 5 7 Công tác thẩm định đã đánh giá được hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án. 1 2 3 4 5 8 Năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định đảm bảo 1 2 3 4 5 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán 1 Nhà thầu tư vấn thiết kế nghiêm túc và có trách nhiệm trong công tác lập hồ sơ thiết kế, không có tình trạng thiết kế kết cấu với hệ số an toàn cao, kiến trúc không phù hợp, công năng sử dụng không hiệu quả 1 2 3 4 5 2 Nhà thầu tư vấn lập dự toán sử dụng đơn giá, định mức, áp giá vật liệu khách quan, sát với mặt bằng giá thực tế, có ít nhiều sai sót 1 2 3 4 5 3 Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu tư vấn lập thiết kế, dự toán có năng lực tốt nên chất lượng tư vấn thiết kế, lập dự toán đảm bảo 1 2 3 4 5 4 Năng lực chuyên môn của CĐT đảm bảo nên kiểm tra được chất lượng hồ sơ thiết kế, dự toán do tư vấn lập 1 2 3 4 5 5 Chủ đầu tư kiểm soát tốt về chi phí trong khi lập dự toán nên không gây tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư 1 2 3 4 5 Công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu và lựa chọn nhà thầu 1 Công tác thẩm định, phê duyệt KHĐT đúng với Luật đấu thầu về hình thức đấu thầu và hình thức hợp đồng 1 2 3 4 5 2 Việc xác định thời gian thực hiện gói thầu có cơ sở, đảm bảo tính hợp lý giữa các gói thầu với nhau 1 2 3 4 5 3 Chủ đầu tư có năng lực và trách nhiệm khi kiểm tra, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu 1 2 3 4 5 4 Chủ đầu tư đã thực hiện hết trách nhiệm trong công tác kiểm soát giá gói thầu, giá dự thầu 1 2 3 4 5 Công tác quản lý tiến độ thi công, lắp đặt thiết bị 1 Nhà thầu lập tiến độ thi công khi dự thầu chính xác , không gây chậm tiến độ và phải xin gia hạn 1 2 3 4 5 2 Chủ đầu tư theo dõi sát sao nhà thầu trong việc thực hiện tiến độ dự thầu để đôn đốc kịp thời. 1 2 3 4 5 3 Hợp đồng thi công ký kết đã quy định cụ thể điều khoản phạt chậm tiến độ 1 2 3 4 5 4 Cơ quan quản lý đã có chế tài đủ mạnh để yêu cầu CĐT và nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ thi công 1 2 3 4 5 Công tác quản lý khối lượng thi công 1 2 3 4 5 1 Chủ đầu tư đã sát sao trong công tác quản lý khối lượng thi công thực tế không giao hoàn toàn cho tư vấn giám sát (TVGS 1 2 3 4 5 2 Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu TVGS có năng lực đảm bảo nên khi giám sát đã phát hiện ra các sai sót của nhà thầu, xác định chính xác được khối lượng thi công thực 1 2 3 4 5 3 Khi quyết toán khối lượng thi công đã phát hiện khối lượng do CĐT nghiệm thu sai lệnh 1 2 3 4 5 Công tác quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng 1 Công tác quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đã được các CĐT quan tâm và nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định 1 2 3 4 5 2 Chủ đầu tư nghiêm túc trong việc nghiệm thu vật liệu, thiết bị đầu vào nên không có hiện tượng giá thành vật tư, thiết bị chênh lệch nhiều so với chất lượng sản phẩm 1 2 3 4 5 3 Việc lập các hợp đồng giao nhận thầu có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm pháp lý về chất lượng công trình 1 2 3 4 5 4 Đã có các qui định ràng buộc trách nhiệm các cá nhân, tổ chức tư vấn, nhà thầu liên quan trong công tác chất lượng, nghiệm thu 1 2 3 4 5 Công tác quyết toán công trình 1 2 3 4 5 1 Công tác quyết toán đã được các CĐT quan tâm và nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định 1 2 3 4 5 2 Đã có chế tài đủ mạnh để xử lý việc quyết toán sai khối lượng, chi phí đầu tư của CĐT và nhà thầu 1 2 3 4 5 3 Năng lực của CĐT trong việc kiểm tra, kiểm soát khối lượng và đơn giá nhà thầu đề nghị quyết toán đảm bảo 1 2 3 4 5 4 Công tác kiểm toán độc lập giá trị quyết toán A+B đảm bảo phù hợp với đặc thù công an 1 2 3 4 5 5 Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán đảm bảo chặt chẽ 1 2 3 4 5 6 Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán đảm bảo thời gian quy định 1 2 3 4 5 2.3 Đánh giá về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Công tác kế hoạch, quy hoạch 1 2 3 4 5 1 Cần sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến kế hoạch, quy hoạch và chủ trương đầu tư 2 Hoàn thiện công tác quy hoạch 3 Hoàn thiện các tiêu chí ưu tiên phân bổ vốn đầu tư 4 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định kế hoach, các dự án quy hoạch 5 Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác kế hoạch, quy hoạch Công tác lập, thẩm định dự án đầu tư 1 2 3 4 5 1 Sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt Dự án 2 Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định dự án đầu tư XDCB 3 Thuê các đơn vị có uy tín thẩm định các dự án trước khi cơ quản QLNN thẩm định lại Tính công khai minh bạch trong đấu thầu, chống thông thầu, móc nối trong các dự án sử dụng vốn NSNN trong CAND 1 2 3 4 5 1 Yêu cầu tất cả các dự án đều phải Đấu thầu rộng rãi (trừ các dự án tình báo và an ninh có yêu cầu bí mật đặc biệt) 2 Đăng tải đầy đủ các thông tin mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng(trừ các dự án tình báo và an ninh có yêu cầu bí mật đặc biệt) 3 Bán hồ sơ mời thầu tại nhiều địa điểm trong thời gian dài hơn 4 Không tiết lộ thông tin về danh sách nhà thầu tham dự. Kiểm soát chặt chẽ chi phí khi thực hiện dự án đầu tư 1 2 3 4 5 1 Sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chi phí đầu tư 2 Tăng cường vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ Ban quản lý dự án và CĐT (thực hiện chế độ thưởng, phạt nghiêm minh) 3 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án đầu tư 1 2 3 4 5 1 Chỉ cho phép những dự án đã giải phóng xong mặt bằng và có kế hoạch vốn thực hiện mới được khởi công 2 Phải lập kế hoạch tiến độ thật chi tiết, cụ thể, khả thi cho các bước triển khai dự án 3 Thực hiện nghiêm các chế tài trong hợp đồng về tiến độ thi công như xử phạt chậm trễ hợp ñồng 4 Không giải quyết các chế độ chính sách và giải quyết biến động giá do kéo dài thời gian thi công Quản lý hợp đồng thi công xây dựng công trình có hiệu quả 1 2 3 4 5 1 Sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về Hợp đông thi công 2 Thực hiện các quy định về hình thức Hợp đồng thi công theo các quy định của Nhà nước 3 Tăng cường các điều khoản thưởng, phạt trong hợp đồng thi công xây dựng 4 Nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý dự án Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong bộ công an được kịp thời, chính xác 1 2 3 4 5 1 Xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh và quán triệt thực hiện 2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện lập hồ sơ quyết toán của các CĐT 3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định quyết toán của cơ quan có thẩm quyền 4 Tăng thêm biên chế cho đội ngũ thẩm định quyết toán 3. Thông tin bổ sung - Tên đơn vị: . - Công việc đảm nhận - Giới tính: .. - Tuổi:.. - Trình độ chuyên môn: . Để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an , theo Đồng chí cần cải thiện điều gì? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Đồng chí!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_dau_tu_xay_dung_co_ban_bang_von_ngan_sach_nh.pdf
Luận văn liên quan