1. Lưu niệm danh nhân là truyền thống tốt đẹp trọng lịch sử phát triển của
dân tộc, từ xa xưa trải qua các triều đại phong kiến, ở bất cứ nơi nào, những người
lập được công lao to lớn cho đất nước, dân tộc đều được người đời sau ghi nhớ tôn
vinh, lưu niệm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam -
Danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam, Người đã cống hiến trọn đời mình cho
sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của Người là tấm gương sáng về sự hy sinh, cống hiến quên
mình cho tổ quốc, cho đồng bào, về đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Sau khi Người qua đời, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã trân trọng giữ
gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể khẳng
định rằng, mỗi DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trường học thực tiễn, sinh
động, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh đối với các tâng lớp nhân dân. Mỗi di tích là một thiết chế
văn hoá đặc thù, mang lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động văn hoá, xã hội,
góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống yêu nước, đạo
đức cách mạng, phong cách, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam. Với những giá trị về
lịch sử văn hóa, tâm linh. mỗi DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang trở thành
những địa danh du lịch có sức hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Những
di tích như Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội); Khu di tích Kim
Liên (Nghệ An); Pác Bó (Cao Bằng); Tân Trào (Tuyên Quang); ATK Định Hóa
(Thái Nguyên), Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế; Trường Dục Thanh,
Phan Thiết (Bình Thuận); Bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh) đã trở thành những
điểm đến quan trọng không thể thiếu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
2. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung,
các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chịu sự tác động từ quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa và công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước. Trước thực trạng đó, không
khó để nhận ra, ở một số địa phương, các BQL DTLN về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở
những phạm vi và mức độ khác nhau bộc lộ không ít sự lúng túng trong các khâu145
bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Một số di
tích thực hiện chưa đúng các quy trình khoa học và nguyên tắc bảo tồn trong quá
trình triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo. đã dẫn đến tình trạng gây tổn hại, sai lệch
các yếu tố nguyên gốc vốn có, ảnh hưởng tới công tác phát huy giá trị ở mỗi di tích
v.v. Đây là một thực tế đã và đang diễn ra trong quá trình quản lý hoạt động của
mỗi di tích nói riêng và cả hệ thống nói chung. Và do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải
nghiên cứu để có những cách thức quản lý các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh một
cách khoa học phù hợp với thực tiễn.
Các nghiên cứu về DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đây chưa đặt vấn đề
quản lý trong quá trình phát triển với những tác động đối với các di tích cũng như
tâm lý của cộng đồng người dân địa phương, chưa đặt di tích trong mối quan hệ với
sự phát triển của địa phương. Trong thực tiễn phát triển hiện nay, các DTLN Chủ
tịch Hồ Chí Minh với những giá trị và ý nghĩa đặc biệt cần phải được khai thác
nhằm đem lại những lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Việc khai thác phải mang
tính hợp lý, phải hài hòa với quá trình phát triển, đảm bảo tính bền vững. Giải quyết
được nội dung này bằng những biện luận cụ thể sẽ là định hướng để đưa ra các giải
pháp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Với đối tượng quản lý là các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam
(một bộ phận của di tích Lịch sử - Văn hóa nói riêng và DSVH nói chung) nên luận
án áp dụng lý thuyết quản lý DSVH làm cơ sở cho việc tiếp cận các nội dung
nghiên cứu. Lý thuyết quản lý DSVH đã được nhiều nhà học giả trong và ngoài
nước quan tâm. Trong đó, nhiều nghiên cứu tập trung vào hai nội dung là bảo tồn,
gìn giữ các di sản và phát huy khai thác các giá trị của di sản để phục vụ cho sự phát
triển chung của xã hội, của cộng đồng. Mục đích bảo tồn, gìn giữ các DSVH là
dành cho cộng đồng và coi cộng đồng là một phần không thiếu trong quản lý di sản.
Hiện nay, việc bảo tồn, gìn giữ DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm
đến bản thân các di tích (các giá trị vật thể) mà còn coi trọng đến những giá trị phi
vật thể hàm chứa trong các di tích đó nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu hưởng thụ của
cộng đồng khi đến với di tích.4. Bằng những nguồn số liệu điền dã thực tiễn, trên cơ sở sở khảo sát 3 Khu
di tích tiêu biểu là Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội); Khu di tích
Kim Liên (Nghệ An); Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) những năm gần
đây, luận án đã đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về thực trạng
quản lý các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam, trong đó đi sâu vào hai nội
dung cơ bản đó là thực trạng hoạt động bảo tồn các di tích nhằm gìn giữ, bảo vệ di
tích chống lại sự xâm hại của con người và thiên nhiên.Và thực trạng hoạt động
khai thác, phát huy giá trị để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng.
Luận án bước đầu đưa ra những đánh giá về hiệu quả, cũng như những hạn chế của
các hoạt động này. Việc đánh giá không chỉ dựa trên các con số thống kê của các cơ
quan quản lý mà còn dựa trên những đánh giá, phản hồi của cộng đồng. Một di tích
được tu bổ, tôn tạo được coi là thành công phải được cộng đồng công nhận/chấp
nhận. Bởi lẽ, mục tiêu bảo tồn, gìn giữ các di tích là nhằm để đáp ứng đúng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của người dân.
221 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh. Từ thực tiễn hoạt động có thể rút ra một số kinh nghiệm tốt như
sau:
Một là, xác định trách nhiệm giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, ngành văn hóa địa phương và Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đối với các di tích lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hai là, xác lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa Bảo tàng Hồ Chí
Minh với cấp ủy Đảng, Chính quyền và ngành văn hóa các tỉnh, thành phố trong
việc chỉ đạo hoạt động của các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ba là, phát huy vai trò đầu hệ của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc hướng
dẫn khoa học, nghiệp vụ đối với các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thông
qua nhiều hình thức và biện pháp hoạt động
Bốn là, gắn kết hoạt động của hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh với ngành Di sản văn hóa của đất nước
Hỏi: Đâu là những vấn đề bất cập trong việc quản lý các khu di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay?
Trả lời: Có 4 vấn đề đề nghị cần nghiên cứu thêm:
Một là, phân định rõ ràng trách nhiệm của Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong việc hướng dẫn về chuyên môn,
196
nghiệp vụ đối với các di tích lưu niệm chu tịch Hồ Chí Minh, nhằm tránh sự chồng
chéo, không thống nhất.
Hai là, cần nghiên cứu để có một mô hình tổ chức thống nhất đối với các di
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh di tích quốc gia đặc biệt.
Ba là, hàng năm, cần có một khoản kinh phí nhất định dành cho việc thực
hiện nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn khoa học, nghiệp vụ đối với các di tích lưu
nệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bốn là, việc điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các di tích quốc gia đặc biệt, thẩm
quyền là của cấp ủy và chính quyền địa phương, nhưng cần vcos sự trao đổi với Bảo
tàng Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo yêu cầu cán bộ.
Hỏi: Cơ cấu quản lý các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay có
phù hợp không? Vì sao?
Trả lời: về cơ bản là phù hợp, chỉ đề nghị cân nhắc thêm một vài đề xuất,
như đã trình bày ở các câu trả lời trên.
Hỏi: Ông nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa bảo vệ di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh và phát triển du lịch ở các khu di tích này?
Trả lời: các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là các di tích là
di tích quốc gia đặc biệt, như: Khu Di tích Kim Liên, Khu Di tích Pác Bó, Khu Di
tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Khu Di tích Tân tTrào, Khu Di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịchTrên thực tế lâu nay đã trở thành các điểm đến,
thu hút khác trong nước và quốc tế. Điều đó cho thấy rằng, các di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội
và du lịch của địa phương và đất nước.
Hỏi: Xây dựng sản phẩm cho khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thì
chúng ta nên nhấn mạnh vào các sản phẩm gì để tôn vinh những giá trị?
Trả lời: Bên cạnh các sản phẩm văn hóa chung, các sản phẩm văn hóa mang
sắc thái của địa phươngmỗi khu di tích cần tìm ra những sản phẩm phù hợp với
đặc điểm của mình: các sản phẩm văn hóa mang tính lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, về di tích đó, địa phương đó.
197
5. Người trả lời phỏng vấn: TS. Nguyễn Thị Tình
Chức vụ: Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngày phỏng vấn: 6/6/2017
Hỏi: Theo Bà, những giá trị văn hóa, lịch sử chính của di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh hiện nay là gì?
Trả lời: Giá trị văn hóa, lịch sử chính của các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh? Mỗi di tích đều có nội dung lịch sử riêng về từng thời kỳ hoạt động cách
mạng của Bác. Giá trị văn hóa của các di tích này chính là văn hóa Hồ Chí Minh.
Dó là tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua phong cách của Người. Tư tưởng
nào thì phong cách ấy, như Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi sinh thời đã viết: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với phong cách Hồ Chí Minh làm nên ngọn cờ hiệu triệu
các tầng lớp nhân dân Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi trong cuộc
cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam mới”
Hỏi: Để tôn vinh các giá trị lưu niệm Hồ Chí Minh chúng ta cần làm gì?
Chúng ta cần nghiên cứu để bảo tồn nguyên trạng di tích;
Trả lời: Cần tổ chức tìm hiểu nội dung lịch sử văn hóa và đưa sự hiểu biết
của chúng ta tới công chúng, góp phần thiết thực vào học tư tưởng , phong cách Hồ
Chí Minh.
Hỏi: Có mô hình quản lý nào phù hợp cho việc quản lý các Khu di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không? Đâu là bất cập trong quản lý di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiện nay có phù hợp không?
Trả lời: Tôi nghĩ theo mô hình hiện nay chúng ta nên tập trung chỉ đạo các
đơn vị, nhất là các di tích quốc gia đặc biệt thực hiện đúng các nguyên tắc bảo tồn
bảo tàng, từ đó hãy rút kinh nghiệm và nghiên cứu tìm ra mô hình mới.
Hỏi: Chúng ta có bài học gì từ quá khứ, trong lịch sử để quản lý tốt hơn di
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Trả lời: Nói trong quá khứ, trong lích sử thì chung quá. Riêng đối với các di
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài học về cải tạo nâng cấp. Một
198
số nơi đã làm thay đổi di tích khiến cho những người đã được biết về di tích cách
đây vài chục năm nay khó nhận ra tính nguyên trạng của di tích nữa.
Hỏi: Nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa bảo vệ di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh và phát triển du lịch ở các di tích này?
Trả lời: Cần gắn bó chặt chẽ với du lịch nhưng không làm mất cảnh quan và
ý nghĩa của mỗi di tích lịch sử lưu niệm.
6. Người trả lời phỏng vấn: TS. Chu Đức Tính
Chức vụ: Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngày phỏng vấn: 2/6/2017
Hỏi: Theo ông, những giá trị văn hóa - lịch sử chính của di tích lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay là gì?
Trả lời: Có mọi giá trị như các di tích lịch sử khác, và có đặc thù riêng di
tích lưu niệm Hồ Chí Minh, đó là: Giá trị lịch sử: Phản ánh lịch sử dân tộc , một
phần lịch sử thế giới; Phản ánh lịch sử một số tổ chức, ngành nghề. Giá trị văn hóa:
Văn hóa Hồ Chí Minh;Văn hóa Đảng Cộng sản VN. Giá trị giáo dục: Giáo dục tri
thức; Giáo dục phẩm chất con người trong giai đoạn mới. Giá trị lưu niệm: Lưu
niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lưu niệm về tình cảm của nhân dân trong nước và
người nước dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Hỏi: Để tôn vinh các giá trị của khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh , chúng
ta cần phải làm gì?
Trả lời: Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp: Thực hiện tốt 6 khâu công tác
bảo tang (Nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, phát huy tác dụng); Đẩy mạnh
truyền thông, marketing và quan hệ công chúng ; Xây dựng Thương hiệu cho hệ
thống bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng
cường hợp tác trong và ngoài nước.
Hỏi: Có mô hình quản lí di tích nào phù hợp cho việc quản lí các khu di tích
lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không?
Trả lời: Hiện nay các di tích/ khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
đều là các đơn vị sự nghiệp, có các mô hình quản lí sau: Đơn vị sự nghiệp độc lập,
có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ VHTT&DL (Phủ Chủ tịch). Đơn vị sự nghiệp
199
độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc UBND Tỉnh (ATK Định Hóa, Thái
Nguyên)... Đơn vị sự nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Sở Văn hóa
(nhiều, phổ biến)... Nằm trong Ban quản lí di tích, thuộc Sở Văn hóa, không có tư
cách pháp nhân (48 Hàng Ngang, Vạn Phúc... Nằm trong Phòng Văn hóa huyện,
không có tư cách pháp nhân (Cần Kiệm...), Do UBND xã quản lí (Xuân Dương, Sài
Sơn...)
Theo tôi, trừ KDT Phủ Chủ tịch có đặc thù riêng, các di tích Hồ Chí Minh đã
xếp hạng quốc gia đặc biệt nên trực thuộc UBND Tỉnh; Các di tích Hồ Chí Minh đã
xếp hạng quốc gia nói chung nên trực thuộc Sở Văn hóa; Các di tích Hồ Chí Minh
đã xếp hạng quốc gia, nhưng nhỏ về qui mô, diện tích, nên theo mô hình thuộc Sở
Văn hóa, không có tư cách pháp nhân, hoặc nằm trong Phòng Văn hóa huyện,
không có tư cách pháp nhân. Không nên giao cấp xã quản lí.
Hỏi: Đâu là bất cập trong việc quản lí các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiện nay?
Trả lời: Hiện có nhiều hạn chế trong việc quản lí các khu di tích lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quản lí thông tin về hệ thống hóa di sản văn hóa còn hạn
chế; Đầu tư tài chính cho việc duy trì hoạt động, phát huy có hiệu quả di sản văn
hóa còn chưa đáp ứng yêu cầu; Năng lực cán bộ, viên chức, người lao động còn hạn
chế. Ngoại ngữ kém; Việc giao lưu, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế rất
khó khăn, do rào cản ngôn ngữ, kinh phí, thủ tục xuất nhập cảnh...Hoạt động thanh
tra, giám sát chưa thường xuyên; Văn bản dưới Luật Di sản thiếu (ví dụ các đơn giá
cho các khâu công tác nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng không hề có...)
Hỏi: Cơ cấu quản lí các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện
nay có phù hợp không? Vì sao?
Trả lời: Sáu mô hình quản lí đã nêu ở mục 3 là hiện thực và phù hợp với
hoàn cảnh kinh tế, xã hội, lượng khách tham quan hàng ngày hiện nay. Tuy nhiên,
để khả thi và tạo điều kiện cho các khu di tích Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò,
nhiệm vụ, thì nên theo 3 mô hình tôi nêu ở trên.
Hỏi: Mối quan hệ giữa bảo vệ di tích lưu niệm Hồ Chí Minh và phát triển du
lịch ở các khu di tích này?
200
Trả lời: là mối quan hệ tương hỗ, dựa vào nhau cùng phát triển. Càng nhiều
khách tham quan, khu di tích Hồ Chí Minh càng được đầu tư nhiều và hoạt động
càng hiệu quả. do ý thức của khách tham quan đến các khu di tích Hồ Chí Minh
nhìn chung tốt, nên hầu như chưa xuất hiện mâu thuẫn giữa bảo tồn và khai thác du
lịch,
Hỏi: Xây dựng sản phẩm lưu niệm cho khách tham quan khu di tích Hồ Chí
Minh?
Trả lời: Về lí thuyết ai cũng biết cần nhấn mạnh vào các sản phẩm để tôn
vinh các giá trị lịch sử - văn hóa - giáo dục - lưu niệm của di sản văn hóa Hồ Chí
Minh. Song đó là sản phẩm gì? riêng có của di tích Hồ Chí Minh? Thì cho đến nay
chưa sản phẩm nào thực sự tạo được “thương hiệu”. Tuy vậy, cũng đã có một vài
sản phẩm, như: Các bản sao ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu giấy,
gốm, sứ, thủy tinh...Phù điêu nghệ thuật về Nhà sàn; Bản sao hiện vật (di sản) của
Bác Hồ như: mũ cát; Huy hiệu Bác Hồ; các xuất bản phẩm gồm sách của Bác Hồ và
sách viết về Bác Hồ.
5. Người trả lời phỏng vấn: PGS.TS. Phạm Mai Hùng
Chức vụ: Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam
Ngày phỏng vấn: 5/5/2017
Hỏi: Để tôn vinh các giá trị của khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
chúng ta cần phải làm gì ?
Trả lời: Tôi cho rằng: Để tôn vinh các giá trị của các khu di tích lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ Chủ tịch chúng ta cần:
Một là, nghiên cứu một cách toàn diện và thật sự đầy đủ và lịch sử hình
thành các khu di tích lưu niệm và cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người. Trên
cơ sở đó lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích ở cả ba cấp độ: Di tích câp tỉnh, thành
phố, di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Câu hỏi đặt ra là: Từ kết quả xếp
hạng nói trên, liệu có còn đặc điểm bào trong số các di tích, điểm di tích còn lại có
đủ điều kiện để xếp hạng là di tích lưu niệm về Chủ tịch ở ba cấp độ: Di tích cấp
tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt hay không? Sự nghiệp của Chủ
201
tịch Hồ Chí Minh là hết sức vĩ đại, những di sản Người để lại cho Đảng ta, cho Nhà
nước ta, cho quân đội nhân dân của chúng ta, cho toàn dân chúng ta là cực kỳ to
lớn, cực kỳ giàu có. Thời gian không chờ đợi, những dấu vết của di tích sẽ dần biến
đổi bởi tác động của biến đổi khí hậu, môi trường; tác động vô thức và hữu thức của
con người. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, sưu tầm, đã được thẩm định, nghiệm
thu chặt chẽ, nếu xét thấy đã hội đủ các tiêu chí cần và đủ, tiến hành lập hồ sơ đề
nghị xếp hạng di tích. Ví dụ: Bắc Bộ phủ - nay là nhà khách của Chính phủ, tu sửa,
phát huy giá trị phải luôn chú ý, không được phép sao nhãng công tác nghiên cứu,
sưu tầm, cập nhật thông tin, cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt
là về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học kỹ thuật, khoa học bảo tàng, cập nhật
những văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm bổ sung thông tin cho hỗ trợ di tích,
bổ sung hiện vật có giá trị nguồn gốc cho việc tái tạo không gtian nội thất của di
tích, cũng như nội dung trưng bày ở các khu di tích có phòng trưng bày như: Khu di
tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), Pác Bó (tỉnh Cao Bằng),
Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), Cảng Nhà Rồng (TP. Hồ
Chí Minh), Phủ Chủ tịch, 48 Hàng Ngang, nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở thành phố
Hà Nội.
Hai là, Ứng dụng sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là khoa học thông tin xúc
tiến thường xuyên kế hoạch quảng bá, giới thiệu về di tích, giới thiệu về nội dung di
tích, các sản phẩm di tích từ di tích gắn việc tham quan, học tập ở các di tích với các
trường học, các tổ chức chính trị xã hội, nơi các di tích tọa lạc, đảm bảo cho di tích
luôn gắn với đời sống xã hội và đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội.
Ba là: Trong hệ thống các di tích lưu niệm về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở các thành phố như Hà Nội, về cơ bản được bảo tồn, tôn tạo,
phát huy giá trị. Riêng các di tích ở các tỉnh chiến khu xưa, do tác động trực tiếp,
thường xuyên của môi trường, khí hậu (nắng, mưa, lụt, bão...), di tích lại được tạo
dựng từ các chất liệu, vật liệu hữu cơ có độ bền vững yếu như lá cọ, tre, nứa, gỗ
tạp... nên làm trong trạng thái bị rêu phong, nấm mốc, tuổi thọ thấp. Những di tích
thuộc loại này cần lập kế hoạch bảo quản, tu sửa hàng năm.
202
Bốn là: Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Chúng ta nên và thực sự phải có những giải
pháp tối ưu đã phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn di tích. Di tích 48
Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân sau khi từ căn cứ địa Việt Bắc
về Hà Nội. Chuẩn bị ra mắt Chính phủ lâm thời, nơi Người viết bản tuyên ngôn độc
lập nổi tiếng, đã được gia đình hiến tặng đó là một nghĩa cử cực kỳ quý giá, quý giá
hơn nữa là gia đình đã chỉ dẫn cho chúng ta cách bài trí nội thất của di tích. Tuy
nhiên vẫn còn đó những việc nói mãi nhưng chưa làm được ấy là việc phục hồi các
giá, tủ đựng vải lụa... một cửa hàng tơ lụa nổi tiếng nhất Hà Thành. Hoặc gia đình
cụ Nguyễn Văn Dương (Vạn Phúc, quận Hà Đông) nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở,
chủ trì họp ban thường vụ Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định kháng chiến
toàn quốc và đó cũng là nơi Người viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Chúng ta
vẫn còn thấy trống vắng những hiện vật, di tich liên quan trực tiếp đến sinh hoạt,
đời sống của gia đình trong nội thất ngôi nhà trước, trong, cũng như sau khi Chủ
tịch rời nơi đây trở lại ATK Việt Bắc, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Có thể nói thêm rằng, tất cả các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở
Cao Bằng như: Hang Cốc Bó, Lán Khuổi Nậm, ở tuyên Quang như lán Nà Lừa, lán
Trung Yên, Hang Bòng... nội thất đều trống trơ, trống trọi khiến người nghiên cứu,
người tham quan hẫng hụt. Vậy thì có bổ sung di vật cho nội thất các di tích này hay
không ? Câu hỏi này hỏi nữa thì kỳ này vẫn chưa được giải đáp, vẫn còn chờ đợi kết
quả nghiên cứu và cũng chưa biết chờ đến bao giờ ?
Hỏi: Có mô hình quản lý di tích nào phù hợp cho việc quản lý các di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không?
Trả lời: Tôi nghĩ rằng: Quản lý là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ
thuật. Để có một mô hình quản lý phù hợp trước hết cần phải tuân thủ nghiêm các
quy định hiện hành về mặt pháp lý, nói cách khác là tuân thủ các văn bản quy phạm
pháp luật bao gồm luật, các văn bản dưới luật và phải vận dụng sáng tạo các văn
bản ấy vào đối tượng quản lý sao cho phù hợp. Theo nhận biết của cá nhân tôi, cho
đến thời điểm này mô hình quản lý các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về
203
cơ bản là mô hình quản lý theo ngành dọc, trực thuộc Bộ văn hóa, thể thao và Du
lịch ở các quận, huyện. Chỉ có duy nhất Ban quản lý di tích lịch sử, sinh thái ATK
Định Hóa – Thái Nguyên tách khỏi văn hóa, trực thuộc trực tiếp UBND tỉnh Thái
Nguyên. Theo tôi đây chưa hẳn là một mô hình tốt. Trước đây, khu di tích lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã có một thời gian khu di
tích này cũng trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, người ta lấy làm lạ sao lại đặt mộc
đơn vị quản lý sự nghiệp trong bộ máy của một cơ quan công quyền, vậy là sau đó
UBND tỉnh ra quyết định đưa Ban quản lý di tích Kim Liên về Sở văn hóa và trực
thuộc Sở văn hóa. Nay là Sở văn hóa – Thông tin và thể thao.
Hỏi: Đâu là những bất cập trong việc quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh hiện nay.
Trả lời: Tự thấy mình cũng đã từng làm công tác quản lý, nhưng không phải
là một chuyên gia quản lý nên với tôi câu hỏi trên là khó. Tuy nhiên tôi cho rằng để
khâu yếu nhất trong quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện
nay là ban quản lý, người đứng đầu quản lý di tích chưa hiểu hết giá trị, nội dung,
đặc trưng của đối tượng quản lý và do đó chưa đưa ra được hệ thống các giải pháp,
biện pháp tối ưu đảm bảo cho việc điều hành, tạo ra những kết quả, những sản phẩm
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của những người được quyền hưởng thụ di sản
văn hóa.
Hỏi: Cơ cấu quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay
có phù hợp hay không? Vì sao?
Trả lời: Tôi cho rằng cơ cấu quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiện nay về cơ bản là phù hợp với luật Di sản văn hóa. Phù hợp với các
văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện hành. Tuy nhiên việc
phân cấp quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn đó những
bất cập – bất cập về tổ chức, về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy. Do đó cần cụ
thể hóa hơn nữa các văn bản dưới luật, trong đó có việc hoạch định cơ chế chính
sách, đào tạo nguồn nhân lực, nguồn vốn... Nghĩa là phải tạo được một hệ thống các
điều kiện cần và đủ đảm bảo cho việc vận hành nhiệm vụ quản lý, phát huy giá trị di
tích.
204
Trở lại vấn đề mô hình quản lý, xét cả ở góc độ khoa học, cũng như góc độ
pháp lý, tôi cho rằng không nên xây dựng các ban quản lý khu di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh như một đơn vị quản lý Nhà nước, tách khỏi, tránh khỏ ngành văn
hóa kiểu như Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa hiện tại, hay
như Ban quản lý di tích Kim Liên trước đây. Tất cả các khu di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước mà Bộ văn hóa, thể thao và
Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bảo tàng Hồ Chí Minh là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ VHTTDL, giúp bộ chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ và bảo
tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, khu di tích lưu niệm như những năm 1980,
họ đã làm tốt nhiệm vụ này.
Trong việc bảo tồn, tôn tạo các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tôi nhận thấy các yếu tố gốc của di tích chỉ còn ở di tích nhà 54, nhà 67... trong khu
di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch, di tích 48 hàng Ngang, di
tích nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở Vạn Phúc, quận Hà Đông, nhà bà Hai Vẽ ở thôn
Phú Thượng, quận Từ Liêm, Hà Nội... còn lại đều là các di tích đã được phục hồi
như: Di tích Hoàng Trù – Kim Liên, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào
đời, di tíc quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Người sống với cha, với anh chị từ
năm 1901 đến 1905, đặc biệt là tất cả các di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt
Bắc khi Người về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam thời tiền khởi nghĩa
trong cách mạng Tháng 8 năm 1945 (từ tháng 2 năm 1941 đến tháng 5/1945) như
Lán Khuổi Nậm (Pác Bó – Cao Bằng), lán Nà Lừa, lán Điềm Mạc, Khuôn Tát, Tín
Keo (Thái Nguyên) thời kỳ kháng chiến chống Pháp (từ tháng 5/1947 đến tháng 10
năm 1954 đều làm lại theo trí nhớ của các nhân chứng, nhưng cho đến nay, chưa có
một bộ phận hồ sơ kỹ thuật nào về cá di tích này, đảm bảo cho việc môi lần chúng
ta sửa di tích làm căn cứ. Một vấn đề đã nữa tôi cũng rất quản ngại, ấy là trong các
khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở Phủ Chủ tịch nằm chung trong một khuôn viên với các cơ quan công quyền
cao của Nhà nước đó là Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước, là Thủ tướng,
các phó Thủ tướng, văn phòng Chính phủ, làm việc thường xuyên ở đây. Thuận lợi
có nhiều, nhưng khó khăn bảo tồn nguyên vẹn cảnh quan, bảo tồn tổng thể các di
205
tích kiến trúc trong di tích là rất lớn. Từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tới
nay, do nhu cầu công việc, chúng ta thấy tổng thể khu Phủ Chủ tịch đã có nhiều
thay đổi. Cứ như những gì đã, đang diễn ra trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, chắc
chắn sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn toàn vẹn khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh, quan trọng bậc nhất về Người giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là một vấn
đề không hề nhỏ đặt lên vai những người có trọng trách bảo tồn trực tiếp di sản văn
hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, liệu có rơi vào tình cảnh “lực bất tòng tâm”
hay không ?
Hỏi: Về mối quan hệ giữa bảo vệ khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
và phát huy di tích ở các khu di tích này và sản phẩm để tôn vinh những giá trị di
tích?
Trả lời: Tôi nghĩ rằng bản thân di tích đã là một sản phẩm của di tích, bảo
tồn, tồn tại di tích là để phục vụ cho tham quan du lịch. Bảo tồn, tôn tạo di tích mà
tách rời tham quan di tích thì việc bảo tồn di tích không còn mang giá trị. Do đó
quan hệ giữa bảo vệ khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với phát triển du
lịch bền vững là quan hệ hữu cơ, bản chất.
Mỗi khu di tích hoặc di tích lưu niệm riêng biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh
đều gắn với từng môi trường, cảnh quan tự nhiên cụ thể, căn cứ các điều kiện cụ thể
ấy có thể chủ động tạo ra các tua, tuyến du lịch thích hợp, chẳng hạn các di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các tỉnh Việt Bắc, có thể kết hợp du lịch thăm quan
di tích với các tua du lịch khác như du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch
mạo hiểm, với các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Hà Nội..
hoàn toàn có thể kết hợp với du lịch thăm quan, trải nghiệm ở các phố cổ, phố cũ,
gắn kết với tham quan các di tích lịch sử, văn hóa đậm dặc ở quận Ba Đình, quận
Tây Hồ...
Tham quan trải nghiệm ở các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở
Hà Nội, ở Cao Bằng, ở Thái Nguyên, ở Tuyên Quang, ở Nghệ An, ở bến cảng nhà
Rồng, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi nhận thấy rằng ở các địa điểm đó đều có nơi bán
đồ lưu niệm, nước giải khát... Tuy nhiên tôi có cảm giác các quầy bán hàng ấy nó
như một quầy tạp hóa, rất trống vắng sản phẩm đặc trưng mang tính văn hóa hoặc
206
biểu tượng văn hóa của vùng miền, đặc biệt là biểu tượng đặc trưng văn hóa của di
tích, không hấp dẫn du khách và do đó không tận thu được hầu bao của du khách.
Để có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mua nên phải mua để làm kỷ niệm của du
khách sau khi tham quan di tích là hết sức khó khăn, nhưng như thế không có nghĩa
không làm được. Nếu chúng ta biết tổ chức, biết động viên các nhà thiết kế, các
nghệ nhân... chúng ta vẫn co thể tạo nên những sản phảm tôn vinh di tích. Ví dụ:
Mũ cát rông vàng Người hay dùng khi đi công tác, đôi dép lốp, kiểu dáng dép Chủ
tịch Hồ Chí Minh hay dùng, chiếc gậy Người dùng khi đi chiến dịch Biên giới năm
1950, va ly mây sinh sinh nhỏ nhỏ Người mang theo hành trang về nước năm 1941,
Nhật ký trong tù, bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, lịch sử nước ta...
Đều có thể trở thành sản phẩm mà người xem muốn mua, cần mua ở di tích.
6. Người trả lời phỏng vấn: Ông Đỗ Đức Hinh
Chức vụ: Nguyên Phó Giám đốc Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Ngày phỏng vấn: 07/6/2017
Hỏi: Xin Ông cho biết những thuận lợi trong việc quản lý Khu di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch?
Trả lời: Có 3 thuận lợi cơ bản là:
- Là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng được Đảng Nhà nước rất quan tâm và
Bộ luôn chỉ đạo sát sao.
- Đây là một trong số ít di tích được gìn giữ tương đối nguyên vẹn. Giá trị gốc
cao và luôn đặt vấn đề bảo vệ, bảo quản lên hàng đầu. Do vậy sức hấp dẫn và sự lôi
cuốn tốt đối với khách tham quan cả trong và ngoài nước.
- Đội ngũ cán bộ được lựa chọn đào tạo đúng chuyên môn và không những
được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng được những yêu cầu của
công việc ngày càng cao.
Hỏi: Xin Ông cho biết những khó khăn trong việc quản lý Khu di tích?
Trả lời: Có 3 khó khăn lớn là:
- Tốc độ đô thị hóa và những đòi hỏi của cuộc sống “phương tiện” và “hiện
đại” quá nhanh chóng và ngày càng cao. Cụ thể là việc phát triển của Văn phòng
207
Chủ tịch Nước và Văn phòng Chính phủ trở thành thách thức với việc bảo vệ bảo
quản và giữ nguyên tính hiện trạng của khu di tích.
- Lượng khách ngày càng đông, nhu cầu của khách hàng càng cao, để đáp ứng
được những yêu cầu của khách kể cả yêu cầu tìm hiểu nghiên cứu và thưởng ngoạn
là khó khăn.
- Công tác ngành khoa học mặc dù đã được chú ý quan tâm nhưng vẫn còn
những hạn chế đặc biệt là công tác nghiên cứu để lập hồ sơ khoa học cho từng di
tích, từng TLHV để phục vụ cho công tác bảo quản và khai thác phục vụ công tác
tuyên truyền giáo dục.
Hỏi: Xin Ông cho biết những kinh nghiệm quản lý mà Khu di tích mong
muốn giới thiệu với các Khu di tích khác?
Trả lời: Xin được nêu những kinh nghiệm thực tiễn là: Đối với bất cứ một
di tích nào việc bảo tồn phải luôn luôn được coi trọng, tính nguyên trạng càng tốt thì
giá trị gốc càng cao. Đồng thời mới phục vụ đắc lực và hiệu quả cho công tác
nghiên cứu khoa học và phát huy tác dụng.
Hoạt động di tích là hoạt động đa ngành đa lĩnh vực, vì vậy muốn hoạt động
tốt càng phải thực hiện tốt việc phối hợp với các ngành các lĩnh vực khoa học khác
kể cả xã hội và tự nhiên để đưa ra được những kết quả khoa học tích ứng với những
yêu cầu bảo tồn bảo quản và phát huy giá trị tổng hợp của khu di tích.
Muốn có lượng khách vào ngày càng đông thì càng phải đảm bảo 4 yếu tố cho
một di tích hoạt động:
+ Giá trị lịch sử thuyết phục (hay cũng có thể hiểu rằng nguyên gốc của di tích
và TLHV cao, hoặc chuẩn tỷ lệ thuyết phục).
+ Tổ chức trưng bày phải hấp dẫn, trung thực nhưng phải lôi cuốn người xem,
đảm bảo tính hợp lý và tính logic từ môi trường chung đến công trình kiến trúc.
Trang trí nội thất đến việc đặt các TLHV vào đúng vị trí của nó.
+ Thuyết minh phải hay (kể cả thuyết minh có người hướng dẫn và thuyết
minh bằng hệ thống biển báo, các bài tex hay hệ thống ê tê-két. Việc giới thiệu các
di tích các tài liệu hiện vật phải trở thành những câu chuyện có nội dung và để lại ấn
tượng tốt đẹp cho khách tham quan.
208
+ Phải có một hệ thống hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan ngày càng
hoàn hảo. Từ việc chăm lo đến cảnh quan môi trường, hệ thống giao thông nội bộ,
nơi dừng chân nghỉ ngơi và quầy phục vụ sách báo, đồ lưu niệm, nước uống và đồ
ăn nhẹ...
Hỏi: Những kinh nghiệm của các Khu di tích khác ở trong và ngoài nước mà
Ông thấy thú vị?
Trả lời: Trong nước: Di tích Thánh địa Mỹ Sơn: Đây là một quần thể các di
tích mà tính nguyên gốc còn khá nguyên vẹn. Sự bí ẩn của các di tích khiến người ta
bị cuốn hút và say mê khám phá. Những di tích này tạo ra nhiều hướng tiếp cận
khác nhau, ví dụ như về kiến trúc công trình, về mỹ thuật, về nguyên vật liệu, về kỹ
thuật xây dựng...
Ngoài nước: Di tích Kinh đô Tràng An của Trung Quốc. Đây là di tích tuy chỉ
còn lại bức thành là gốc. Nhưng sự phục dựng lại một cách tài tình các di tích chính
cộng với việc phục dựng một số sinh hoạt lễ hội ở chốn Kinh đô Nhà Đường, và với
một nhà trưng bày các di vật được khai quật tại di tích khiến cho người ta có được
cảm giác vừa hoàn chỉnh lại vừa hấp dẫn.
Hỏi: Giải pháp nào để quản lý Khu di tích Hồ Chí Minh tai Phủ Chủ tịch
Ông thấy tốt hơn?
Trả lời: Giải pháp để quản lý Khu di tích Hồ Chí Minh tai Phủ Chủ tịch
ngày càng tốt hơn chính là chú trọng công tác nghiệp vụ đặc biệt là công tác bảo
quản và nghiên cứu khoa học. Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ khoa học,
khuyến khích một cán bộ có thể làm tốt nhiều công việc khác nhau mà vẫn đạt hiệu
quả tốt.
Hỏi: Theo Ông trong thời gian sắp tới, Khu di tích cần phải có những kế
hoạch phát triển gì?
Trả lời: Trong thời gian tới khu di tích đang chuẩn bị một số chương trình
để đảm bảo cho hoạt động hiệu quả hơn và phát huy tác dụng tốt hơn đó là:
- Xây dựng: Dự án nâng cấp hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào
phục vụ việc phát huy giá trị tổng thể của khu di tích.
209
- Xây dựng chương trình bảo tồn và khôi phục cảnh quan môi trường khu di
tích PCT nhằm gìn giữ và chống xuống cấp cảnh quan môi trường theo bản đồ 69.
- Đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu khoa học, chú ý những hoạt động liên
ngành nhằm đẩy nhanh công tác nghiên cứu TLHV. Xây dựng các bộ hồ sơ khoa
học cho các di tích và các TLHV gắn liền với các di tích.
Hỏi: Khu di tích cần cơ chế quản lý gì để làm tốt hơn hoạt động của mình?
Trả lời: Khu di tích cần cơ chế quản lý Nhà nước như hiện nay là phù hợp.
Đó là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Bởi vì hoạt động của di tích là hoạt động
chính trị văn hóa; không phải là doanh nghiệp, không có chức năng kinh doanh
cũng không thể phù hợp với cơ chế tự chủ kinh tế được. Việc đẩy mạnh và không
ngừng tạo ra các sản phẩm văn hóa phục vụ cho hoạt động của khu di tích và khách
tham quan không thể đơn thuần là việc tạo ra các sản phẩm mang tính vật phẩm
thông thường để kinh doanh lấy lãi được. Các sản phẩm văn hóa do di tích làm ra
phải là những công trình khoa học, những kết quả nghiên cứu ... có giá trị khoa học,
giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Nhằm đảm bảo tính thu hút và sức lan tỏa của di
tích với hoạt động cộng đồng của di tích.
Hỏi: Khu di tích cần chính sách gì để thúc đẩy hoạt động của mình?
Trả lời: Khu di tích cần được thực hiện chính sách xã hội hóa một cách
thường xuyên và bài bản dựa trên luật di sản và các quy định của Chính phủ nhằm
ngày càng làm tốt hơn công tác bảo tồn, bảo quản và ứng dụng khoa học công nghệ
vào việc phục vụ khách tham quan ngày càng tốt hơn.
Hỏi: Khu di tích cần nguồn nhân lực như thế nào?
Trả lời: Khu di tích cần nguồn nhân lực đầy đủ và chất lượng để đảm bảo
hoạt động và thúc đẩy khu di tích ngày càng tốt hơn. Như ỏ câu hỏi trên chúng tôi
đã trình bày hoạt động bảo tàng di tích là hoạt động đa ngành đa lĩnh vực không chỉ
đơn thuần là chính trị hay là văn hóa, ngoài nguồn nhân lực chính là những người
được đào tạo theo chuyên ngành lịch sử, chính trị, bảo tàng, Hồ Chí Minh học còn
cần đến những chuyên gia trong các lĩnh vực khác như môi trường, xây dựng, điện
nước, công nghiệp, thủy sản, tin học, kỹ sư hóa học, họa sĩ, an ninh... nguồn nhân
210
lực này phải không ngừng nâng cao chất lượng bằng hai hình thức đào tạo nâng cấp
thường xuyên và đặc biệt là tự học.
Hỏi: Để phát triển du lịch tại Khu di tích, theo Ông cần phải làm gì?
Trả lời: Để phát triển du lịch tại khu di tích chúng tôi cho rằng cần phải thực
hiện đồng thời cả 2 biện pháp:
Thứ nhất là: Cần phải làm cho khu di tích trở thành một di sản quý giá theo
đúng nghĩa đó là tính qui hiến, tính đặc biệt và khả năng lan tỏa của di tích. Đồng
thời phải làm cho khu di tích trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, không thể thiếu
được trong bản đồ di tích của nước ta với những ưu thế không thể có được như:
- Tính nguyên trạng (nguyên gốc) của di tích rất cao.
- Trưng bày trong các di tích hấp dẫn dựa trên nguyên trạng và nguyên tắc
khoa học.
- Hệ thống thuyết minh giới thiệu, logic dễ hiểu và thuyết phục.
- Hạ tầng kỹ thuật đảm bảo và hoạt động dịch vụ thích hợp và hiệu quả.
Thứ hai là: Giữa di tích và du lịch phải có sự hợp tác thống nhất cả về khai
thác và đầu tư. Trước hết phải nhận thức được sự hợp tác giữa di tích và du lịch và
sự hợp tác trách nhiệm và lâu dài. Di tích phải cung cấp cho du lịch hàng phải tốt
nhất cả về nội dung đến hình thức. Điều này được đánh giá bằng sự hài lòng của
khách tham quan. Ngược lại du lịch phải đón nhận sản phẩm này một cách trân
trọng và khai thác tốt nhất. Điều này được thể hiện ở sự tổ chức đến tham quan của
du lịch với sự nghiêm túc, trang nghiêm và có nhu cầu, khách du lịch phải được đón
tiếp chu đáo, được nghe thuyết minh, được thụ hưởng các dịch vụ tốt và thoải mái
nhất. Trong thực tế sự hợp tác về lý thuyết hay kể cả những ký kết những hội thảo
đã được tổ chức, nhưng nhìn chung không hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp, nguyên
nhân của nó chính là: Việc đầu tư không rõ ràng. Trách nhiệm đầu tư của du lịch là
không thỏa đáng. Do đó rất cần một cơ chế hiệu quả ở vấn đề này.
Hỏi: Những bài học kinh ngjhiệm rút ra trong quản lý Khu di tích Hồ Chí
Minh tai Phủ Chủ tịch?
Trả lời: Nói về bài học cần rút ra trong phần 50 hoạt động của khu di tích
PCT, đó chính là bài học chưa chủ động xây dựng các chương trình kế hoạch: từ các
211
dự án quy hoạch đến việc đầu tư cho các chương trình bảo tồn, nâng cấp và nghiên
cứu khoa học, cùng với việc chuẩn bị nguồn nhân lực bao gồm cả cán bộ lãnh đạo,
cán bộ quản lý và các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn. Chính bài học
thiếu sót này đã làm di tích nhiều lúc bị động, lúng túng và thiếu sẵn sàng trước
những yêu cầu mới của đất nước và xã hội, ít nhất là 10 đến 15 năm tiếp theo.
Hỏi: Việc phân cấp quản lý hiện nay của Khu di tích đã phù hợp chưa?
Những khó khăn và thuật lợi của việc phân cấp hiện nay, Ông có dề xuất gì trong
việc phân cấp quản lý hiên nay.
Trả lời: Theo tôi không có một mô hình quản lý nào phù hợp cho việc quản
lý tất cả các di tích luôn muốn về Chủ tịch Hồ Chí Minh cả. Bởi vì mỗi di tích được
hình thành trong một điều kiện lịch sử khác biệt, ở trong một môi trường cụ thể
khác nhau và có nội dung lịch sử không giống nhau. Đồng thời cách tiếp cận và
khai thác cũng không giống nhau... Do đó mỗi một di tích cần có một mô hình quản
lý thích hợp mới có thể khai thác và phát huy tác dụng tốt nhất được.
Điều bất cập trong việc quản lý các khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh hiện nay chính là cơ chế quản lý không thống nhất. Bảo tàng HCM được cho
là bảo tàng Trung ương đầy đủ quản lý và nghiệp vụ các chi nhánh và di tích lưu
niệm trong cả nước. Trong khi đó khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo PCT lại
không phụ thuộc gì và đều là 2 cơ quan trực thuộc Bộ VHTT & DL, ấy là chưa nói
đến trong thực tế bảo tàng HCM có quản lý được gì không? Trong khi ngân sách, tổ
chức bộ máy và nhân sự lại không được tham gia gì. Do đó chúng tôi thấy cần phải
có một sự chỉ đạo thống nhất toàn bộ hệ thống chi nhánh di tích trong cả nước. Chỉ
có như vậy việc quản lý hệ thống chi nhánh di tích mới hiệu quả, việc bảo tồn và
các hoạt động nghiệp vụ khác mới có sự thống nhất đồng đều và phát triển, việc bồi
dưỡng cán bộ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên mới thường xuyên, nề nếp và có chất
lượng được. Việc đầu tư kinh phí mới tập trung và hiệu quả được. Chính sự liên kết
ấy mới tạo ra sức mạnh mới được.
212
Phụ lục 7
DANH SÁCH NHỮNG DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA
(Không kể các di tích nằm chung trong các di tích lịch sử - văn hóa khác)
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp
1. Tỉnh Bắc Kạn
1. Địa điểm di tích Bản Ca, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn - nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 1460 QĐ/BT, ngày 28 tháng 6 năm 1996.
2. Địa điểm di tích Pù Cọ, xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn - nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
1460 QĐ/BT, ngày 28 tháng 6 năm 1996.
3. Địa điểm di tích Nà Pậu, bản Thít, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn - nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
1460 QĐ/BT, ngày 28 tháng 6 năm 1996.
4. Địa điểm di tích Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông - nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh thăm và nói chuyện với đơn vị thanh niên xung phong 312 ngày 28 tháng 3 năm
1951.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
460 QĐ/BT, ngày 18 tháng 3 năm 1996.
5. Địa điểm lưu niệm thôn Hoàng Phài, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn - nơi Bác Hồ
dừng chân trên đường từ Pác Bó về Tân Trào tháng 5 năm 1945.
Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận số 3503/QĐ-BVHTTDL,
ngày 31 tháng 10 năm 2011.
2. Tỉnh Bắc Giang
6. Khán đài B sân Vận động Bắc Giang – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với
nhân dân Bắc Giang ngày 6 tháng 4 năm 1961.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 774-QĐ/BT ngày 21 tháng 6 năm 1993.
213
7. Địa điểm di tích Hợp tác xã Tân An, huyện Yên Dũng - nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói chuyện với cán bộ nhân dân ngày 6 tháng 4 năm 1961.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 295 QĐ/BT, ngày 12 tháng 2 năm 1994.
3. Tỉnh Bình Thuận
8. Khu di tích Dục Thanh, 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Thành phố Phan
Thiết - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy học năm 1910 (gồm 6 điểm di tích).
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
235 QĐ/BT, ngày 12 tháng 4 năm 1986.
4. Tỉnh Cao Bằng
9. Khu di tích Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
ở và làm việc trong nhiều năm tháng của thời kỳ 1941 - 1945 và Người về thăm lại năm
1961 (gồm 38 điểm di tích).
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
09 VH/QĐ, ngày 21 tháng 2 năm 1975
10. Địa điểm di tích hang Bó Tháy, xã Hồng Việt, huyện Hòa An - nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh trực tiếp chỉ đạo in báo Việt Nam độc lập và mở lớp huấn luyện cho cán bộ năm
1942.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 188 QĐ/BT, ngày 13 tháng 2 năm 1995.
11. Địa điểm di tích nhà ông Mã Văn Hản, xã Hồng Việt, huyện Hòa An - nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc đầu năm 1942.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 188 QĐ/BT, ngày 13 tháng 2 năm 1995.
12. Địa điểm di tích hang Kéo Quảng, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình - nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ chủ chốt tỉnh Cao Bằng, tháng 5
năm 1942.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 188 QĐ/BT, ngày 13 tháng 2 năm 1995.
13. Nhà ông Lã Văn Ho, xóm Kéo Khảng, làng Tả Phẩy Tẩu, xã Quốc Phong,
huyện Quảng Uyên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới ở và
làm việc năm 1950.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 05-QĐ/BT, ngày 12 tháng 2 năm 1999.
214
14. Địa điểm di tích cơ quan Tỉnh ủy Cao Bằng, phố Vườn Cam, thị xã Cao Bằng -
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc tháng 2 năm 1961.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
566 QĐ/BT, ngày 7 tháng 6 năm 1988.
15. Địa điểm di tích hang Ngườm Bốc, xã Hồng Việt, huyện Hòa An- nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ đạo Hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới Cao Lạng tháng 10 năm
1950.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 02/2004-BVHTT ngày 19/1/2004.
16. Địa điểm di tích đỉnh núi Báo Đông – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo mặt
trận Động Khê trong chiến dịch Biên Giới năm 1950.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 02/2004-BVHTT ngày 19/1/2004.
5. Tỉnh Đồng Tháp
17. Khu di tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Cao Lãnh.
Bộ Văn hóa,Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có
quyết định công nhận số 420 QĐ/BT, ngày 9 tháng 4 năm 1992.
6. Tỉnh Hà Giang
18. Kỳ đài sân vận động thị xã Hà Giang - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm
và nói chuyện với cán bộ và nhân dân ngày 26 tháng 3 năm 1961.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 2015 QĐ/BT, ngày 16 tháng 12 năm 1993.
7. Thành phố Hà Nội
19. Nhà số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở,
làm việc và viết “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 54 VH/QĐ, ngày 29 tháng 4 năm 1979.
20. Khu di tích Phủ Chủ Tịch, quận Ba Đình - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và
làm việc từ năm 1954 đến năm 1969.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số công nhận số 38b VH/QĐ, ngày 15 tháng 5 năm 1975.
21. Nhà ông Nguyễn Thông Phúc, làng Hậu Ái, xã Thọ Nam, huyện Hoài Đức (xã
Vân Canh, huyện Hoài Đức) – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc năm 1946.
215
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 15/2003-QĐ/BVHTT, ngày 14 tháng 4 năm 2003.
22. Nhà cụ Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, quận Hà Đông – nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
số 54/QĐ/BT, ngày 21 tháng 5 năm 1975.
23. Nhà ông Nguyễn Văn Chúc, thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, huyện Thanh
Oai – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc năm 1946.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 3699/QĐ/BT, ngày 18 tháng 12 năm 1996.
24. Nhà cụ Nguyễn Đình Khuê, xóm Lai Cài, thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, huyện
Thạch Thất – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc năm 1947.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 281-QĐ/BT, ngày 24 tháng 3 năm 1993.
9. Thành phố Hồ Chí Minh
25. Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, phường 3, quận 5 - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ở một thời gian trước khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
1288 VH/QĐ, ngày 16 tháng 11 năm 1988.
10. Tỉnh Nghệ An
26. Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn - Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
(gồm 10 điểm di tích).
Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam có quyết định công nhận số 54 VH/QĐ, ngày 29
tháng 4 năm 1979.
27. Trường cấp I xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thăm và nói chuyện ngày 10 tháng 12 năm 1961.
Quyết định công nhận số 2233 QĐ/BT, ngày 26 tháng 6 năm 1995.
11. Tỉnh Phú Thọ
28. Nhà ông Hoàng Văn Nguyện, xóm Đồi, xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông - nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kỳ đầu của kháng chiến (04/03/1947 đến
18/03/1947).
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 65 QĐ/BT, ngày 16 tháng 1 năm 1995.
216
29. Nhà ông Nguyễn Văn Sĩ, xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì – nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 18/03/1947 đến 29/03/1947.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 05/1999-QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 2 năm 1999.
12. Tỉnh Quảng Bình
30. Sân vận động thị xã Đồng Hới - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói
chuyện với cán bộ và nhân dân ngày 16 tháng 6 năm 1957.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 983 VH/QĐ, ngày 4 tháng 8 năm 1992.
13. Tỉnh Sơn La
31. Kỳ đài sân vận động Thuận Châu, thị xã Sơn La - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
đến thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân ngày 7 tháng 5 năm 1959.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 1568 QĐ/BT. ngày 20 tháng 4 năm 1995.
14. Tỉnh Thái Bình
32. Di tích cơ quan tỉnh ủy Thái Bình, thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư -
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm ngày 31 tháng 12 năm 1966.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
235 VH/QĐ, ngày 12 tháng 12 năm 1986.
33. Đình Nho Lâm, xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thăm ngày 23 tháng 3 năm 1962.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
235 VH/QĐ, ngày 12 tháng 12 năm 1986.
15. Tỉnh Thái Nguyên
34. Đồi Tỉn Keo, xóm Nà Lọm, xã Phú Đình, huyện Định Hóa - nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kháng chiến (khoảng từ năm 1951 - 1953).
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
10 VHTT/QĐ, ngày 5 tháng 2 năm 1981.
35. Đồi Khau Tý, xóm Bản Quyên, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa – nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ở, làm việc trong kháng chiến chống Pháp (từ ngày 20 tháng 5 đến ngày
10 tháng 11 năm 1947).
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 92/2006/QĐ-BVHTT, ngày 15 tháng 11 năm 2006.
36. Trại thiếu nhi xóm Nà Lọm, xã Phú Đình, huyện Định Hóa - nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ở, làm việc, viết “Lời kêu gọi thi đua yêu nước” năm 1948.
Quyết định công nhận số 1949/QĐ-BVHTTDL, ngày 26 tháng 5 năm 2009.
217
37. Địa điểm di tích xã Hợp Thành, huyện Phú Lương – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trì Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất ngày 30 tháng
4 năm 1952.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 98/2004/QĐ-BVHTT.
38. Đồi Thành Trúc, thôn Vai Cày, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ - nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ở và làm việc năm 1954.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 72/2006/QĐ/BVHTT, ngày 28 tháng 9 năm 2006.
16. Tỉnh Thanh Hóa
38. Di tích Rừng Thông, xã Đồng Xuân, huyện Đông Sơn - nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã về thăm và nói chuyện ngày 20 tháng 2 năm 1947.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
1821 VH/QĐ, ngày 6 tháng 11 năm 1989.
39. Địa điểm di tích xã Yên Trường, huyện Yên Định - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
đến thăm và nói chuyện ngày 11 tháng 12 năm 1961.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 534 VH/QĐ, ngày 11 tháng 5 năm 1993.
17. Tỉnh Thừa Thiên - Huế
40. Nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, thôn Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang - nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và học tập trong những năm 1898 - 1900.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết công nhận số 298
VH/QĐ, ngày 26 tháng 3 năm 1990
41. Nhà số 112 đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, thành phố Huế - nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và học tập trong những năm 1906 - 1908.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định
công nhận số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993.
42. Trường Quốc học Huế, số 10 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế - nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng học tập năm 1908.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
298 VH/QĐ, ngày 26 tháng 3 năm 1990.
18. Tỉnh Tuyên Quang
43. Khu di tích Tân Trào, huyện Sơn Dương - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và
lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945.
218
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận số
09 VH/QĐ, ngày 21 tháng 2 năm 1975.
44. Địa điểm di tích Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn - nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định
công nhận số 937 BT/QĐ, ngày 23 tháng 7 năm 1993.
45. Văn phòng Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ, thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện
Sơn Dương – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc năm 1948 – 1953.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định
công nhận số 32/2000/QĐ-BVHTT, ngày 4 tháng 12 năm 2000.
46. Khu di tích làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương – nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ở và làm việc năm 1947.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định
công nhận số 06/QĐ-BVHTT, ngày 13 tháng 4 năm 2000.
47. Di tích cách mạng Lào, thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn – nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh hội đàm với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Lào năm 1950.
Bộ Văn hóa-Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có
Quyết định công nhận số 1057/QĐ-BVHTT, ngày 14 tháng 6 năm 1991.
48. Khu di tích Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và
làm việc năm 1951 -1952.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định
công nhận số 04/2001/QĐ-BVHTT, ngày 19 tháng 1 năm 2001.
49. Thôn Phú An, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ở và làm việc năm 1951 – 1952.
Bộ Văn hóa-Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có
Quyết định công nhận số 1057/QĐ-BVHTT, ngày 14 tháng 6 năm 1991.
19. Tỉnh Trà Vinh
50. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, Thành phố Trà
Vinh.
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định công nhận số
1570 QĐ/BT, ngày 5 tháng 9 năm 1989.
20. Tỉnh Yên Bái
51. Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm
và nói chuyện với cán bộ và nhân dân ngày 25 tháng 9 năm 1958.
219
Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định công nhận số
1288 VH/QĐ, ngày 16 tháng 11 năm 1988.
21. Tỉnh Vĩnh Phúc
52. Trụ sở Hợp tác xã Lạc Trung, thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh
Tường - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân ngày
25 tháng 01 năm 1961.
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có Quyết định
công nhận số 65 QĐ/BT, ngày 16 tháng 01 năm 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_di_tich_luu_niem_chu_tich_ho_chi_minh_o_viet.pdf