Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng trong khuôn khổ một luận văn cao học, đề
tài đã đạt được một số kết quả sau:
- Đã xác định và làm rõ được những cơ sở lý luận trong công tác quản lý đội
ngũ TTCM: những nội dung cơ bản của việc quản lý đội ngũ TTCM, những nhiệm
vụ cơ bản mà người TTCM phải hoàn thành, những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ
TTCM trong giai đoạn mới.
- Đối chiếu với tình hình thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, luận văn đã phân tích tình hình thực trạng của đội ngũ TTCM, thực trạng
quản lý đội ngũ TTCM trong thời gian qua, đưa ra được những ưu điểm và đặc biệt
là chỉ ra được những hạn chế cơ bản cần khắc phục để có thể đáp ứng được yêu cầu
phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ TTCM nhằm thực hiện được mục tiêu
iáo dục ngày càng cao của nhà trường, của ngành Giáo dục và của xã hội
145 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học quận hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra..
Xây dựng các tiêu chí và quy trình hợp lý để đánh giá đúng phẩm chất, năng
lực, hiệu quả công tác quản lý của TTCM. Từng bước hoàn thiện quy định về đánh
giá TTCM; hàng năng xếp loại TTCM theo các tiêu chí
104
+) Phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống
+ Chấp hành quy chế, nội quy của ngành, của trường
+) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý
+) Chất lượng, hiệu quả của nhiệm vụ
+)
Ngoài ra cũng cần phải rà soát các cơ chế quản lý, định mức lao động, chính
sách chế độ đối với TTCM; cải tiến chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, thực hiện
chính sách thù lao theo năng lực và kết quả thực hiện công việc đối với TTCM, đảm
bảo TTCM được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ
kết quả lao động sáng tạo và đóng góp của mình nhằm động viên đội ngũ TTCM
hăng say làm việc toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ được giao.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện.
Chức năng kiểm tra, đánh giá, thanh tra là những chức năng quan trọng của
quản lý giáo dục. Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, Hiệu trưởng cần phải
bám sát vào những nội dung đánh giá, đối tượng đánh giá và sử dụng các hình thức
đánh giá phù hợp và tuân theo một qui trình đánh giá khoa học dựa trên các nguyên
tắc quan trọng của công tác đánh giá.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phân công trách nhiệm, phân quyền cho các
tổ trưởng chuyên môn.
3.2.6. Xây dựng môi trường quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn hoạt động
hiệu quả
3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa
Để mỗi TTCM tận lực, tận tâm cống hiến hết khả năng của mình vì nhà
trường thì người Hiệu trưởng phải tạo ra môi trường quản lý thuận lợi cho đội ngũ
quản lý này. Người Hiệu trưởng phải biết phân quyền quản lý và cổ vũ các TTCM
tham gia thực hiện các nhiệm vụ quan trọng; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hiệu quả quản lý cho đội ngũ TTCM.
3.2.6.2. Nội dung
TTCM là xương sống của nhà trường tiểu học. Do vậy, tạo môi trường thuận
lợi cho TTCM quản lý, thực hiện nhiệm vụ thì ngôi trường đó sẽ có những trụ cột vững
chắc, chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường nâng cao.
105
Người cán bộ quản lý phải căn cứ vào đặc điểm của TTCM để đánh giá
chính xác, khách quan, từ đó tạo điều kiện môi trường tối ưu nhất trong điều kiện có
thể động viên khích lệ họ vươn lên, phát huy được tối đa năng lực, sở trường và có
vị trí, vai trò nhất định trong tập thể, được xã hội tin cậy, yêu mến và kính trọng.
Để phát huy năng lực, đồng thời tạo điều kiện cho TTCM hoàn thành nhiệm
vụ, hoàn thành các mục tiêu năm học của tổ, nhà trường, của ngành đã đề ra, trong
công tác quản lý giáo dục, cấp ủy Đảng, Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện và cơ hội tốt,
đặt họ vào môi trường thuận lợi, khuyến khích động viên.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
a) Tăng cường phân quyền quản lý cho tổ trưởng chuyên môn
TTCM cũng là nhà QLGD; là nhà quản lý cao nhất của tổ chuyên môn trong
trường tiểu học. Do vậy họ cũng có những uy quyền nhất định trong nhà trường.
Nếu Hiệu trưởng xây dựng qui chế, tăng cường phân quyền quản lý khoa học, hợp
lý, rõ ràng, tạo điều kiện cho TTCM được chủ động trong việc điều hành quản lý tổ
chuyên môn thì hiệu quả quản lý và chất lượng dạy học sẽ đạt được kết quả cao.
Xây dựng qui chế phân quyền quản lý cho đội ngũ TTCM căn cứ vào:
Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước mắt
dựa vào quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Luật
giáo dục và Điều lệ trường tiểu học. Cần phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học và thực
tế của địa phương, của nhà trường và của ngành.
Sau đó, Hiệu trưởng thông qua Chi bộ Đảng, Liên tịch, Thanh tra nhân dân, hội
đồng nhà trường.... Khi đã nhận được sự đồng tình của tất cả các lực lượng, tổ chức
trong nhà trường, thì qui chế đó chính thức có hiệu lực và mọi thành viên trong nhà
trường sẽ phải tuân thủ theo qui chế đã đặt ra. Qui chế phải đảm bảo rõ ràng, cụ thể,
khoa học, phù hợp với kế hoạch phát triển của các cấp và thực tế của nhà trường, phải
đúng với qui định về quyền hạn, trách nhiệm của TTCM trong điều lệ trường tiểu học.
Việc phân quyền quản lý rõ ràng sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao trong nhà
trường. Hiệu trưởng cần phải tôn trọng và tạo hành lang cho TTCM:
106
Được chủ động trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của tổ như: lập kế
hoạch, phân công nhiệm vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ
Có quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch, theo
dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của các thành
viên trong tổ, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá giáo viên một cách chính xác.
Được quyền tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đến
chương trình của các môn của tổ khi cấp trên tổ chức.
Có quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường và là
một trong những thành viên chính thức của hội đồng.
Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý do Sở,
Phòng tổ chức.
Được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn
bản pháp luật hiện hành.
Tôn trọng ý kiến tư vấn, đề xuất của TTCM cho HT về những vấn đề chuyên môn.
Việc tăng cường phân quyền quản lý cho TTCM còn thể hiện ở việc Hiệu
trưởng tôn trọng ý kiến của TTCM về phân công chuyên môn, phân công nhiệm vụ
cho GV trong tổ của họ.
HT là người kiểm tra, giám sát và chỉ quyết định lại khi thấy không hợp lý và
nên có sự trao đổi trước với TTCM.
Việc phân quyền quản lý rõ ràng, hợp lý này thể hiện sự tôn trọng và tạo nên
uy quyền cho TTCM và sẽ khuyến khích được TTCM tận tâm, tận lực, gắn bó với
tập thể và phát huy được hết năng lực của mình trong hoạt động quản lý tổ chuyên
môn cũng như trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và chất lượng
quản lý trong nhà trường.
b) Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị
Hiệu trưởng cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho tổ chuyên
môn. Hiện nay, đa phần phòng học, phòng chức năng, phòng thể chất của các
trường trên địa bàn quận còn thiếu và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Trang thiết bị
vừa thiếu lại không đồng bộ. Chỉ có 9/24 trường đạt chuẩn.
107
Cần tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu của từng tổ chuyên môn
và TTCM; lên kế hoạch đầu tư CSVC trước mắt và lâu dài trong từng học kỳ, năm
học, 5 năm, 10 năm. Ưu tiên đầu tư CSVC cho những nhu cầu cấp bách trước mắt.
Cần tăng cường đầu tư xây dựng mới phòng chức năng, thể chất, đầu tư trang
thiết bị đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu thông qua ngân sách và thông qua hình
thức xã hội hóa.
Đầu tư cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn những thiết bị cần thiết cho hoạt
động quản lý hiệu quả như: máy tính, máy invà các thiết bị hiện đại khác phục vụ
cho hoạt động giảng dạy và quản lý của TTCM. Điều kiện trong trường tiểu học
khó có thể đảm bảo được mỗi tổ trưởng chuyên môn có được những thiết bị hiện đại
như vậy song mỗi nhà trường nên đầu tư các thiết bị hiện đại trên cho đội ngũ
TTCM và GV, nhân viên có được một bộ thiết bị hiện đại như vậy để dùng chung.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức do vậy hoạt động quản lý
trong nhà trường sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu không ứng dụng các thiết bị
hiện đại vào trong quản lý đội ngũ, quản lý nhà trường.
Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường trong việc đầu tư CSVC
theo nhiều hình thức: ngân sách nhà nước, xã hội hóa
Bên cạnh việc đầu tư CSVC cho đội ngũ TTCM hoạt động hiệu quả thì cần phải
thường xuyên đánh giá hiện trạng sử dụng CSVC đã được đầu tư trong từng tháng, học
kỳ và năm học để qui trách nhiệm và sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
c) Thực hiện dân chủ trong nhà trường
Mỗi trường học đều phải xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường. Thực
hiện dân chủ trong nhà trường cũng chính là tạo cho TTCM quản lý hiệu quả.Ở đây
chúng ta đề cập và đi sâu vào việc thực hiện dân chủ trong công tác đánh giá, tuyển
chọn, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ TTCM.
Thực hiện đầy đủ quy trình tuyển chọn, đánh giá TTCM. Cần xây dựng chuẩn
để đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả công việc làm thước đo.
Nhận xét, đánh giá TTCM cần tiến hành công khai, tổng hợp ý kiến của tổ kết
hợp với đánh giá của Hội đồng nhà trường. Phải dân chủ, công bằng trong tuyển chọn.
Trong từng khâu quản lý HT phải xác định được mục đích, tiêu chí và lập kế
hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, đánh giá. Bên cạnh đó, trước khi tuyển chọn
108
TTCM cần gặp TTCM nói rõ nhiệm vụ, xem xét ý kiến rồi mới làm thủ tục theo
quy định. Lắng nghe ý kiến của TTCM, giáo viên, nhân viên và học sinh, tạo điều
kiện để đội ngũ TTCM phát huy hết năng lực của bản thân.
Dân chủ còn thể hiện: hàng năm có phiếu đánh giá xếp loại cán bộ, công
chức, giáo viên theo quy định. Việc làm này phải nghiêm túc, thẳng thắn từ dưới
lên. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng có nhận xét xếp loại từng TTCM một cách công
khai, công bằng.
Kết quả đánh giá, nhận xét hàng năm phải được công khai trong toàn trường.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức có quyền góp ý, khiếu nại nếu kết quả phản ánh
không đúng theo thực tế về bản thân.
Dân chủ trong trường tiểu học trên địa bàn quận còn thể hiện ở việc công
khai trong khen thưởng, kỷ luật hàng năm, đảm bảo đúng người, đúng sự việc đem
lại uy tín cho đội ngũ cán bộ trong nhà trường.
d) Xây dựng môi trường văn hóa quản lý
Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng trong việc đem lại hiệu quả quản lý
cho TTCM trong trường tiểu học.
Người Hiệu trưởng phải luôn cởi mở, không ngại đổi mới, phải thực sự công
khai, dân chủ. Tôn trọng, khích lệ những TTCM có ý tưởng và quyết định cách tân phù
hợp với thực tế trong nhà trường. Trọng tâm của quản lý là kích thích động lực bên
trong, tạo thành công cho tập thể. Do đó, trong quản lý cần có sự mềm dẻo, linh hoạt
nhằm nâng cao hiệu quả công việc và mục tiêu của nó. Cần quan tâm tới hiệu quả hơn
là địa điểm và thời gian thực hiện, khuyến khích TTCM tìm ra những cách thức mới để
hoàn thành công việc quản lý của mình tốt hơn.
Tạo bầu không khí làm việc ngày càng được cải thiện, tạo nên văn hóa quản
lý mà trong đó HT, TTCM và mọi thành viên trong tổ và nhà trường đoàn kết gắn
bó, thực sự tin yêu, tôn trọng lẫn nhau, yên tâm công tác.
Sự cân bằng cuộc sống và công việc luôn là vấn đề quan trọng bởi hàng ngày
áp lực công việc, áp lực tâm lý làm cho TTCM mệt mỏi. Vì vậy, tạo điều kiện cho
việc điều chỉnh môi trường tâm lý công sở, phát triển văn hóa quản lý không những giảm
bớt căng thẳng mà còn tạo nên hiệu quả công tác tốt.
109
e) Tạo cơ chế khuyến khích đội ngũ tổ trưởng chuyên môn cả về vật chất và
tinh thần
Để khuyến khích được những người TTCM có năng lực nhiệt tình, tâm huyết
và có ý thức trách nhiệm, Hiệu trưởng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp như:
Có chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích những TTCM có phẩm chất tốt, có
trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và năng lực quản lý tốt đảm nhiệm và gắn bó
chức vụ quản lý tổ chuyên môn. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ TTCM của
các trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng ngày một vững mạnh, góp phần thực hiện
tốt yêu cầu phát triển giáo dục, phát triển nhà trường tiên tiến, hiện đại trong giai
đoạn mới. Hiệu trưởng cần có chế độ thưởng tương xứng với sức lao động của
TTCM. Cần có chế độ trợ cấp đi học, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ quản lý; Kịp thời động viên đội ngũ TTCM học tập, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, đặc biệt là trình độ quản lý và yên tâm công tác. Có chế độ riêng đối với
TTCM giỏi, không câu nệ vào các quy định về mức lương và phụ cấp hiện nay.
Có chế độ đãi ngộ xứng đáng, kịp thời cho đội ngũ TTCM trong các công
việc và hoạt động đột xuất, ngoài giờ và thành tích quản lý tốt.
* BGH kết hợp với phòng hành chính – kế toán xây dựng tốt kế hoạch tài
chính cho việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định, chính sách ưu đãi,
khuyến khích của nhà trường đối với TTCM.
* Để thu hút đội ngũ TTCM giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực
quản lý tốt. Hiệu trưởng cần quan tâm đổi mới chính sách đãi ngộ.
- Đề xuất chính sách ưu đãi:
+) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với TTCM trong việc học tập, nghiên
cứu khoa học, viết SKKN (chế độ thưởng và đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua). Tạo
điều kiện về thời gian và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ TTCM, nên thanh
toán 100% tiền tài liệu, học phí, đi thực tế trong khóa học.
Tổ chức cho đội ngũ TTCM đi tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm tại
các cơ sở giáo dục có chức năng nhiệm vụ tương đương ở trong quận, thành phố và
trong nước.
110
+) Chính sách sử dụng
Thường xuyên quan tâm đến cơ cấu, chất lượng đội ngũ TTCM để đảm bảo cân
đối về độ tuổi, giới tính, xây dựng chính sách ưu tiên cho những TTCM nữ. Tăng cường
đội ngũ trẻ, nhưng đảm bảo tính kế thừa liên tục trong đội ngũ TTCM.
Giao nhiệm vụ phù hợp, tạo cơ hội cho TTCM phát huy được năng lực quản lý, lãnh
đạo và chuyên môn của mình.
+ Chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần
Cần phải rà soát các cơ chế quản lý, định mức lao động, chính sách chế độ
đối với TTCM; cải tiến chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, thực hiện chính sách thù
lao theo năng lực và kết quả thực hiện công việc đối với TTCM, đảm bảo chế độ bồi
dưỡng xứng đáng cho các công việc đột xuất, làm ngoài giờ; chế độ hội họp; đảm
bảo TTCM được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết
quả lao động sáng tạo và đóng góp của mình; tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp đối
với những TTCM có năng lực nhằm động viên đội ngũ TTCM hăng say làm việc toàn
tâm toàn ý với nhiệm vụ quản lý được giao.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng Xây dựng qui chế phân quyền quản lý cho đội ngũ TTCM căn
cứ vào Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều
chỉnh môi trường tâm lý công sở, phát triển văn hóa quản lý.
Nhà trường cần có nguồn tài chính làm mới và tăng cường cơ sở vật chất
thiết bị dạy học, có chính sách đãi ngộ TTCM phù hợp.
* Để đạt tính khả thi cao, ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đã đề ra thì các
biện pháp trên phải được triển khai thực hiện theo đúng các chức năng của quản lý
(lập kế hoạch – tổ chức – lãnh đạo, chỉ đạo – đánh giá) và phù hợp với mục tiêu nhiệm
vụ năm học và thực tiễn của nhà trường, địa phương và của ngành giáo dục.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Luận văn đã đề cập đến 6 biện pháp, mỗi biện pháp đều được xác định rõ
mục tiêu, nội dung và cách tổ chức thực hiện. Sáu biện pháp nêu trên đều là những
biện pháp cơ bản, quan trọng và có giá trị thực tiễn cao đối với công tác quản lý đội
ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học hiện nay.
111
Mỗi biện pháp có vị trí, vai trò và mục tiêu khác nhau, trong đó biện biện
pháp 4, 5 mang tính cấp bách, biện pháp 1, 2, 3, 6 là quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, quá trình quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ trưởng tại các
trường tiểu học không thể tiến hành độc lập hoặc tách rời các biện pháp, mà phải
thực hiện đúng các yêu cầu đã xác định.
Các biện pháp này có tác động lẫn nhau, biện pháp này sẽ thúc đẩy biện pháp
kia và ngược lại. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể khi triển khai các biện
pháp mà có thể ưu tiên biện pháp này hay biện pháp kia. Nếu thực hiện đồng bộ,
linh hoạt các nhóm biện pháp trên sẽ nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ TTCM nhằm
góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cùng nhà trường hoàn thành tốt
nhiệm vụ năm học (theo mục tiêu giáo dục của địa phương và của ngành).
Sơ đồ mối quan hệ của các biện pháp
1
5 2
34
6
Ghi chú:
1. Biện pháp Chỉ đạo nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
2. Biện pháp Tổ chức qui hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn
3. Biện pháp Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ trưởng
chuyên môn
4. Biện pháp Nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ
TTCM.
5. Biện pháp Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội
ngũ TTCM.
6. Biện pháp Xây dựng môi trường quản lý cho đội ngũ TTCM.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Mục đích khảo nghiệm: Thông qua việc trưng cầu ý kiến và trao đổi với
một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên nhằm khẳng định sự cần thiết, khả
thi của các giải pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tại các trường tiểu
học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã được đề xuất trong luận văn.
112
Nội dung khảo nghiệm: Tác giả luận văn chỉ khảo nghiệm về sự cần thiết, tính
khả thi của sáu giải pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tại các trường tiểu
học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hiện nay:
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và đội
ngũ giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong
nhà trường.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nói
chung và tổ trưởng chuyên môn nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hoạt
động giáo dục.
Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới – Nghiên cứu
bài học do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai
Tăng cường đầu tư và khai thác có hiệu quả trang thiết bị, phương tiện kỹ
thuật nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường.
Phương pháp khảo nghiệm: Lập phiếu trưng cầu ý kiến về giải pháp quản lý
sinh đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội. Khách thể điều tra là 12 cán bộ quản lý 18 tổ trưởng chuyên môn
và 120 giáo viên ở 3 trường trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Tổng số 150 người.
Chủ thể khảo nghiệm. Tác giả và các cộng tác viên.
Đối tượng khảo nghiệm: Cán bộ, giáo viên ở các trường trường tiểu học quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và một số các
nhà khoa học.
* Kết quả khảo sát được mô tả trong Bảng 3.1
Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 nhóm biện pháp đề ra với 3 mức độ:
- Rất cấp thiết, (RCT); - Cấp thiết, (CT) - Không cấp thiết;(KCT)
Nhận thức về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra với 3 mức độ:
- Rất khả thi, (RKT) - Khả thi, (KT) - Không khả thi (KKT)
113
Bảng 3.1. Kết quả lấy ý kiến của HT; TTCM; GV về mức độ cấp thiết
và khả thi của 6 nhóm biện pháp đề xuất.
T
T
Biện
pháp
Đối
tƣợng
Tính cấp thiết Tính khả thi
RCT CT KCT RKT KT KKT
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Biện
pháp 1
HT 12 100 0 0 0 0 12 100 0 0 0 0
TTCM 18 100 0 0 0 0 18 100 0 0 0 0
GV 120 100 0 0 0 0 129 100 0 0 0 0
2
Biện
pháp 2
HT 8 66,7 4 33,3 0 0 8 66,7 4 33,3 0 0
TTCM 16 88,8 2 11,2 0 0 16 88,8 2 11,2 0 0
GV 112 93,3 8 6,7 0 0 114 95 6 5 0 0
3
Biện
pháp 3
HT 12 100 0 0 0 0 12 100 0 0 0 0
TTCM 18 100 0 0 0 0 18 100 0 0 0 0
GV 120 100 0 0 0 0 120 100 0 0 0 0
4
Biện
pháp 4
HT 12 100 0 0 0 0 3 100 0 0 0 0
TTCM 18 100 0 0 0 0 18 100 0 0 0 0
GV 116 96,7 4 3,3 0 0 118 98,3 2 1,7 0 0
5
Biện
pháp 5
HT 12 100 0 0 0 0 12 100 0 0 0 0
TTCM 18 100 0 0 0 0 18 100 0 0 0 0
GV 120 100 0 0 0 0 120 100 0 0 0 0
6
Biện
pháp 6
HT 9 75 3 25 0 0 12 100 0 0 0 0
TTCM 18 100 0 0 0 0 16 88,8 2 11,2 0 0
GV 116 96,7 4 3,3 0 0 118 98,3 2 1,7 0 0
Ghi chú:
1. Biện pháp Chỉ đạo nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ TTCM.
2. Biện pháp Tổ chức qui hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ TTCM.
3. Biện pháp Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ TTCM.
4. Biện pháp Nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ TTCM.
5. Biện pháp Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM.
6. Biện pháp Xây dựng môi trường quản lý cho đội ngũ TTCM hoạt động hiệu quả.
114
Kết quả khảo sát 3.1 cho thấy: 100% Hiệu trưởng, TTCM và GV đã đánh giá 6
biện pháp trên là rất cấp thiết và cấp thiết; rất khả thi và khả thi. Như vậy có thể thấy ý
kiến của HT; TTCM và GV có sự thống nhất cao. Điều này cho thấy các biện pháp trên
là có tính cấp thiết và tính khả thi. Nếu được thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp thì chất
lượng quản lý đội ngũ TTCM, chất lượng giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn
quận sẽ có sự đồng đều và phát triển đáp ứng được yêu cầu của giáo dục phổ thông.
* Để xét sự tương quan giữa tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp
cơ bản đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổ trưởng chuyên môn trong
trường tiểu học. Tác giả quy định thang điểm đánh giá như sau :
Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp :
-Rất cấp thiết: 3 điểm; - Cấp thiết: 2 điểm; - Ít cấp thiết: 1 điểm
Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp :
- Rất khả thi: 3 điểm; - Khả thi: 2 điểm; - Không khả thi: 1 điểm
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp cơ
bản đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TTCM trong trường tiểu học
T
T
Các biện pháp đề xuất
Mức độ đánh giá
Tính cấp thiết Tính khả thi
D D2
X
Thứ
bậc
Y
Thứ
bậc
1
Nâng cao nhận thức tầm quan trọng
của đội ngũ TTCM
3.00 2 3.00 2 0 0
2
Qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm
đội ngũ TTCM
2.85 6 2.90 6 0 0
3 Bồi dưỡng năng lực đội ngũ TTCM. 3.00 2 3.00 2 0 0
4
Nâng cao chất lượng thực hiện
nhiệm vụ của TTCM
2.94 5 2.96 4,5 0,5 2,25
5
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, đánh giá đội ngũ TTCM.
3.00 2 3.00 2 0 0
6
Xây dựng môi trường quản lý cho
đội ngũ TTCM hoạt động hiệu quả
2.96 4 2.96 4,5 -0,5 2,25
Tổng 4,5
115
Dựa vào bảng 3.2 có thể kết luận mối tương quan là chặt chẽ. Hay tác giả kết
luận, giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi các biện pháp cơ bản đã đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TTCM là tương quan thuận và tương quan chặt
chẽ, sự đánh giá rất phù hợp của các đối tượng điều tra về mức độ cấp thiết và mức
độ khả thi của các biện pháp.
Biểu đồ 3.1. Xét thứ bậc và mối tương quan giữa tính cấp
thiết và tính khả thi của các biện pháp tăng cường quản lý
đội ngũ TTCM
3 3 33
2.9
3
2.96
3
2.85
2.94
2.962.96
2.75
2.8
2.85
2.9
2.95
3
3.05
1 2 3 4 5 6 Biện pháp
Mức độ
Mức cấp thiết
Mức khả thi
Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất
Để đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tại các
trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội chúng tôi cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước
- Căn cứ vào quy chế của Bộ GD&ĐT
- Căn cứ vào chiến lược phát triển văn hóa, xã hội của Đảng bộ Thành phố
Hà Nội
- Phù hợp tình hình thực tế của quận Hai Bà Trưng
116
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cũng như tuân thủ những nguyên
tắc chung, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp đồng bộ để quản lý đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Từ khảo
nghiệm tính cần thiết và tính khả thi, các biện pháp trên có thể áp dụng vào thực
tiễn quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn tại các trường tiểu học quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội để nâng cao chất lượng và hiệu quả đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn tại các trường tiểu học trong thời gian tới.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận và xuất phát từ thực tiễn; dựa trên các nguyên tắc để đảm
bảo tính khả thi của các biện pháp, tác giả đề xuất 6 biện pháp:
1. Biện pháp Chỉ đạo nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ TTCM.
2. Biện pháp Tổ chức qui hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ TTCM.
3. Biện pháp Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ TTCM.
4. Biện pháp Nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ TTCM.
5. Biện pháp Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM.
6. Biện pháp Xây dựng môi trường quản lý cho đội ngũ TTCM hoạt động hiệu quả.
Kết quả thu được qua khảo sát của các đối tượng cũng có những điểm khác
nhau, song cũng đều có sự thống nhất cao sự cấp thiết và khả thi của các biện pháp
trên. Bởi các biện pháp trên đảm bảo các nguyên tắc, phù hợp với mục tiêu, vai trò
và nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục phổ
thông trong bối cảnh hiện nay, đồng thời phù hợp với mục tiêu xây dựng và phát
triển đội ngũ TTCM trong từng giai đoạn cũng như xuất phát từ cơ sở khoa học và
giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn tại các trường tiểu học trên địa bàn quận
Hai Bà Trưng đặt ra, đồng thời căn cứ vào những định hướng phát triển của Thành
phố Hà Nội, của quận Hai Bà Trưng và của nhà trường trong giai đoạn trước mắt và
lâu dài. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi là mối tương
quan chặt chẽ làm tăng tính khả thi và cấp thiết của 7 nhóm biện pháp được đề xuất
ở trên.
117
Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp trên thì sẽ đạt được hiệu
quả và chất lượng cao trong việc quản lý đội ngũ TTCM tại các trường tiểu học trên
địa bàn quận Hai Bà Trưng.
118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng trong khuôn khổ một luận văn cao học, đề
tài đã đạt được một số kết quả sau:
- Đã xác định và làm rõ được những cơ sở lý luận trong công tác quản lý đội
ngũ TTCM: những nội dung cơ bản của việc quản lý đội ngũ TTCM, những nhiệm
vụ cơ bản mà người TTCM phải hoàn thành, những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ
TTCM trong giai đoạn mới.
- Đối chiếu với tình hình thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, luận văn đã phân tích tình hình thực trạng của đội ngũ TTCM, thực trạng
quản lý đội ngũ TTCM trong thời gian qua, đưa ra được những ưu điểm và đặc biệt
là chỉ ra được những hạn chế cơ bản cần khắc phục để có thể đáp ứng được yêu cầu
phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ TTCM nhằm thực hiện được mục tiêu
giáo dục ngày càng cao của nhà trường, của ngành Giáo dục và của xã hội.
Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã đưa ra một số biện pháp quản lý đội ngũ
TTCM trong trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng với tinh thần cố gắng
khắc phục những bất cập hiện tại; quản lý tốt đội ngũ TTCM của các trường tiểu
học trong quận Hai Bà Trưng đảm bảo về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng, cơ cấu, trình độ, giới tính, lứa tuổi. Đưa ra được tiêu chuẩn TTCM trường
tiểu học để thuận tiện cho việc đánh giá.
Các biện pháp của luận văn:
1. Biện pháp Chỉ đạo nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ TTCM.
2. Biện pháp Tổ chức qui hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ TTCM.
3. Biện pháp Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ TTCM.
4. Biện pháp Nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ TTCM.
5. Biện pháp Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM.
6. Biện pháp Xây dựng môi trường quản lý cho đội ngũ TTCM hoạt động hiệu quả.
119
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hóa giáo dục.
Tăng cường đầu tư, trang bị đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đai cho
các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa giáo dục.
\2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Tổ chức tập huấn: Tăng cường, kiểm tra kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ của
TTCM ở các trường TH.
Xây dựng chuẩn TTCM và tiêu chí đánh giá phân quyền TTCM ở trường TH.
Xuất bản sách bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ QLGD và TTCM.
Cải tiến chế độ chính sách đãi ngộ, khuyến khích cho đội ngũ TTCM.
2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng
Tổ chức các lớp tập huấn
Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm quản lý tổ của đội ngũ
TTCM trong toàn quận.
Tham mưu với UBND quận về việc cấp kinh phí cho việc đi học tập kinh
nghiệm thực tế của các trường
Khuyến khích phong trào viết SKKN về biện pháp mới, hiệu quả trong công
tác quản lý tổ chuyên môn của TTCM.
Thiết kế hồ sơ, sổ sách cho tổ chuyên môn
2.4. Đối với Ban giám hiệu các trường tiểu học
Tổ chức các buổi học tập nâng cao nhận thức, năng lực cho TTCM.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
thường xuyên góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.
Tạo điều kiện thuận lợi cho TTCM chủ động điều hành, quản lý tổ của mình.
Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ TTCM kịp thời
Xây dựng kế hoạch và tiêu chí thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM hợp lý.
Tăng cường tổ chức giao lưu với các trường về kinh nghiệm quản lý đội ngũ
TTCM và tổ chuyên môn.
120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT (2015), Công văn số 816/NGCBQLGD-VP, Ngày 28 tháng 8
năm 2015, về việc một số chú ý trong công tác phát triển đội ngũ NG, CBQL
và nhân viên các cơ sở giáo dục năm học 2015-2016 Cục Nhà giáo và Cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục.
2. Bộ GD & ĐT(2008), Thông tư liên tịch số 50/2008/TTTL-BGDĐT-BTC
ngày 09 tháng 9 năm 2008, Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm
giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục, Bộ Tài chính.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), quyết định số14/2007/QĐ-BGDĐT ngày04
tháng 05năm 2007 về Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ GD & ĐT (2010), Điều lệ trường tiểu học, Hà Nội.
5. Bộ GD & ĐT (2014), Công văn 4119/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn nhiệm
vụ giáo dục tiểu học năm học 2014 - 2015, Hà Nội.
6. Bộ GD & ĐT (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về ban hành quy
định đánh giá học sinh tiểu học, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày
21/10/2009 ban hành quy định, chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 67/2011/TT-BGDĐT ngày
30/12/2011 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường tiểu học.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế công nhận trường tiểu học chuẩn
quốc gia ban hành kèm theo thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT ngày
28/12/2012.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu
học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/QĐ - BGDĐT ngày 28/8/20014.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Ban
hành kèm theo quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày04 tháng 05năm
2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
121
12. Bộ trưởng Bộ GD & ĐT(2006), Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, Hướng
dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt
động sư phạm của nhà giáo, .
13. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 về ban hành Quy định về đạo đức nhà
giáo.
14. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo(2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT
ngày 21 tháng 10 năm 2009, Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên
phổ thông.
15. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học quản lý và tổ chức, NXB Thống kê Hà
Nội.
16. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán
bộ quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
17. Chính phủ(2003,2006), Nghị định 121/2006/NĐ-CP của về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của
Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
18. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược
giáo dục từ 2010 đến 2020, Hà Nội.
19. Nguyễn Minh Cường, Bồi dưỡng và đào tạo nhân lực trong điều kiện mới
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết TW 2 khóa VIII, về phát triển giáo
dục và đào tạo – khoa học công nghệ.
21. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
22. Nguyễn Công Giáp, Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục.
23. Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh(2011), Chuyên đề những vấn
đề chung về quản lý tổ trưởng chuyên môn.
24. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học
sư phạm, Hà Nội.
122
25. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
26. Phan Văn Kha (2002), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
27. Phạm Thị Thu Khuê, Quản lý và phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
trong trường tiểu học, Tạp chí giáo dục thủ đô số 18;19 – 5,6/ 2015.
28. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (1993), t23, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Phước Minh, Tập bài giảng Quản lý sự phát triển, Học viện QLGD
30. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,
học viện Quản lý giáo dục.
31. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI (2005), Luật
Giáo dục (Luật số 38/2005/QH11), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XII (2009), Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ,
công chức ngày 13/11/2008, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên
chức hàng năm.
34. Nguyễn Hữu Thân(1996), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
35. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa.
36. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 11/01/2001,
một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo
dục quốc dân.
37. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày
11/01/2005, Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục.
38. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg ngày
05/8/2011, Bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động
làm công tác quản lý giáo dục.
123
39. Thủ tướng Chính phủ(2010), Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6
năm 2010, Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên
giai đoạn 2010 – 2020.
40. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày
24/9/2009, về việc Ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế,
tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng
trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội.
41. Full Report (2003), The Role and Purpose of Middle Leaders in Schools.
42. The Singapore School and the School Excellence Model, Educational
Research for Policy and Practice 2 (2003), Kluwer Academic Publishers.
Printed in the Netherlands.
43. Volume 14, Number 3 (2010) European Journal of Social Sciences
124
BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Nguyễn Thị Lệ Thủy, Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tạp chí Giáo dục, số 383 (kì 1-6/2016)
PL.1
PHỤ LỤC
PHIẾU HỎI LÃNH ĐẠO NHÀ TRƢỜNG,
TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN VÀ GIÁO VIÊN
Để có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý tổ trưởng chuyên môn
trong trường THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng một cách có hiệu quả, xin
Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây
(điền vào chỗ trống hoặc tích dấu vào ô phù hợp).
Mọi thông tin trong phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và không tiết lộ
với bên thứ 3.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà.
1. Tên trƣờng Thầy/Cô: ........................................
2. Chức vụ của Thầy/Cô:
3. Giới tính:
4. Số năm làm quản lý
5. Số năm giảng dạy
6 Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến về vị trí, vai trò của TTCM trong nhà trường
(với Đ là đúng và KĐ là không đúng)
TT Vị trí, vai trò của TTCM Đ KĐ
1 Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu tổ chuyên môn do Hiệu
trưởng bổ nhiệm.
2
Nhiệm kỳ của TTCM theo từng năm học, hết một năm học có thể bổ
nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng
trường
Nam Nữ
Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Từ 11 đến 15 năm
Từ 16 đến 20 năm Trên 20 năm
Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Từ 11 đến 15 năm
Từ 16 đến 20 năm Trên 20 năm
PL.2
3 TTCM là người trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt
động dạy và học
4
TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng lao động sư
phạm của giáo viên trong phạm vi môn học của tổ chuyên môn được
phân công đảm trách
5
TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy
của giáo viên trong nhà trường.
6 TTCM là một cán bộ quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ theo các
phân hạng loại trường và các văn bản hiện hành
7. Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến về công tác qui hoạch đội ngũ TTCM trong nhà trường
(với 1 là không tốt; 2 là bình thường; 3 là tốt và 4 là rất tốt)
T
T
Nội dung công tác
qui hoạch đội ngũ TTCM
Mức độ thực hiện
1 2 3 4
1
Công tác dự báo nhu cầu TTCM
1.1. Thời gian rà soát TTCM: được thực hiện vào cuối năm
học để dự báo nhu cầu của năm học tới
1.2. Đã chú trọng tới xu hướng cơ cấu bộ môn, qui mô
trường (về mặt môn học) và cơ cấu quản lý trường học trong
tương lai
2
Xây dựng tiêu chí qui hoạch nguồn TTCM
2.1. Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng
2.2. Đảm bảo được dân chủ
2.3. Đảm bảo tính khoa học
2.4. Đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn TTCM được qui định
trong điều lệ trường THCS về phẩm chất; năng lực
2.5. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiến của nhà trường
PL.3
3
Công tác đề cử nguồn qui hoạch
3.1. Đảm bảo các thành phần, tổ chức được đề cử một cách
công khai dân chủ: Tổ chuyên môn- Liên tịch – Chi bộ Đảng
3.2. Số lượng đề cử: đảm bảo nhiều hơn số lượng nhu cầu
3.3. Đối tượng được đề cử: đảm bảo được tiêu chí đề ra
4
Lấy ý kiến tín nhiệm nguồn qui hoạch TTCM
4.1. Hình thức tín nhiệm:
- Bỏ phiếu
-Giơ tay biểu quyết
4.2. Thành phần biểu quyết:
- Hội đồng nhà trường.
4.3. Nguồn TTCM phải đảm bảo được sự tín nhiệm quá bán
4.4. Thành phần kiểm phiếu tín nhiệm: ban thanh tra nhân dân
5
Công tác qui hoạch
5.1. Hợp lý về mặt cơ cấu với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài.
5.2. Hợp lý về số lượng đáp ứng cho việc tuyển chọn TTCM
5.3. Đảm bảo đào tạo nguồn qui hoạch TTCM phù hợp với
thực tiễn nhà trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài
6
Công tác tạo nguồn TTCM
6.1. Giao nhiệm vụ phù hợp để nguồn TTCM thể hiện được
năng lực, tố chất lãnh đạo của mình
6.2. Đảm bảo bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho nguồn
TTCM
6.3. Đảm bảo bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ quản lý
cho nguồn qui hoạch TTCM
6.4. Đảm bảo sử dụng nguồn TTCM hợp lý và hiệu quả
6.5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên
thực hiện nhiệm vụ của nguồn qui hoạch TTCM
PL.4
8. Xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến về Công tác, tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm đội
ngũ TTCM trong nhà trường
(với 1 là không tốt; 2 là bình thường; 3 là tốt và 4 là rất tốt)
T
T
Nội dung công tác
tuyển chọn, bổ nhiệm TTCM
Mức độ thực hiện
1 2 3 4
I. Công tác tuyển chọn TTCM
1
Kế hoạch tuyển chọn và bổ nhiệm TTCM khoa học, hợp lý
phù hợp với yêu cầu thực tiễn trước mắt và lâu dài của nhà
trường
2
Xây dựng tiêu chí tuyển chọn TTCM
2.1. Đảm bảo cụ thể, chính xác, khoa học
2.2. Đảm bảo đúng với qui định trong điều lệ trường tiểu học
2.3. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nhà trường
3
Đảm bảo việc lựa chọn TTCM theo đúng qui trình
3.1. Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra đánh giá việc
thực hiện nhiệm vụ.
3.2. Căn cứ vào ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, bản
lĩnh chính trị
3.3. Căn cứ vào tiêu chí tuyển chọn
3.4. Lấy ý kiến tín nhiệm
4 Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm TTCM đảm bảo công khai,
dân chủ và công bằng
5 Công tác lựa chọn TTCM phải đảm bảo được chất lượng
5.1. Lựa chọn được đúng người
5.2. Đảm bảo được cơ cấu bộ môn
5.3. Đảm bảo được cơ cấu về độ tuổi
PL.5
5.4. Đảm bảo được cơ cấu về giới tính
5.5. Đảm bảo được tính kế thừa không bị hẫng hụt về trình độ
giữa các TTCM
II Công tác bổ nhiệm
1 Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm TTCM kịp thời.
2 Việc bổ nhiệm đội ngũ TTCM trong nhà trường được tiến
hành hàng năm với hình thức bổ nhiệm mới hay bổ nhiệm lại
tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường
3 Bổ nhiệm TTCM đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn
trước mắt và lâu dài của nhà trường
4 Bổ nhiệm TTCM theo đúng tiến trình.
5 Bổ nhiệm TTCM theo đúng qui chế và nội qui của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, của Sở GD & ĐT, của Phòng GD & ĐT và
của nhà trường
9. Xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các đội ngũ
TTCM
(với 1 là không tốt; 2 là bình thường; 3 là tốt và 4 là rất tốt)
T
T
Nội dung
thực hiện nhiệm vụ của TTCM
Mức độ thực hiện
1 2 3 4
I Nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy của giáo viên
1
Có đủ kế hoạch hoạt động chung cho tổ theo tuần, tháng,
học kỳ và cả năm học căn cứ vào kế hoạch giáo dục, phân
phối chương trình môn học của Bộ GD & ĐT, Sở GD &
ĐT, Phòng GD & ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường
2
Có kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn tập kiểm tra
định kì, dạy bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học
sinh yếu kém.
PL.6
3
Có kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy
học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.
4
Có tổ chức hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện
kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân
dạy tự chọn, ôn tập kiểm tra định kì, dạy bồi dưỡng học sinh
có năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng ĐDDH,
soạn giáo án chuẩn kiến thức, kỹ năng và SGK, viết
SKKN)
5
Có tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp
dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học theo chuẩn kiến
thức kĩ năng, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng
dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá..)
6
Điều hành hoạt động của tổ chuyên môn (tổ chức các cuộc
họp tổ theo định kỳ qui định về hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của
tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo qui định)
7
Quản lý, kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của
giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo
kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến
thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo
qui định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ)
8 Có dự giờ giáo viên trong tổ theo qui định (4 tiết/giáo viên/ năm
học)
9 Có đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ
luật giáo viên...
PL.7
II Nhiệm vụ quản lý hoạt động học tập của học sinh
1
Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản
lý để có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
2 Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
3 Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội,
ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục
III Nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất
1
Lập sổ theo dõi việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học và
các phòng thí nghiệm, chức năng cho các môn học thuộc tổ
chuyên môn phụ trách.
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng CSVC trong dạy và học
Phân quyền quản lý CSVC cho các nhóm trưởng chuyên
môn
10. Xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội
ngũ TTCM
(với 1 là không tốt; 2 là bình thường; 3 là tốt và 4 là rất tốt)
T
T
Nội dung nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra, đánh giá TTCM
Mức độ thực hiện
1 2 3 4
1
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá TTCM
1.1. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá TTCM được xây
dựng ngay từ đầu năm học.
1.2. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá TTCM đảm bảo
cụ thể, khoa học, chính xác và lâu dài.
1.3. Kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá TTCM đúng qui
chế của Bộ GD & ĐT, bám sát kế hoạch và nhiệm vụ năm
học của Bộ, Sở, Phòng GD & ĐT cũng như của nhà trường
PL.8
2
Tiêu chí thanh tra, kiểm tra, đánh giá TTCM
2.1. Xây dựng được tiêu chí rõ ràng, cụ thể, khoa học, hợp
lý
2.2. Đảm bảo đúng qui chế của Điều lệ trường Trung học,
hướng dẫn của Bộ GD & ĐT; Sở GD & ĐT, Phòng GD &
ĐT
2.3. Tiêu chí thanh tra, kiểm tra, đánh giá phù hợp với thực
tiễn của nhà trường
3
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của
TTCM
3.1. Được tiến hành thường xuyên.
3.2. Đảm bảo công bằng
3.2. Đảm bảo công khai
3.2. Đảm bảo dân chủ
4
Phối hợp cùng với các bộ phận, tô chức trong nhà trường
cùng tham gia công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá đội ngũ
TTCM trong nhà trường
4.1. Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân
4.2. Phối hợp với Liên tịch
4.3. Phối hợp với chi bộ Đảng
4.4. Phối hợp với đội ngũ cộng tác viên thanh tra
PL.9
11. Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến công tác bồi dƣỡng đội ngũ TTCM
(với 1 là không tốt; 2 là bình thường; 3 là tốt và 4 là rất tốt)
T
T
Nội dung thực hiện
công tác bồi dƣỡng đội ngũ TTCM
Mức độ thực hiện
1 2 3 4
I Công tác bồi dƣỡng chuyên môn
1
Tổ chức những buổi bồi dưỡng dưỡng thường xuyên theo
định kỳ mỗi năm/ lần về chuyên môn nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn cho TTCM
2
Tạo cơ hội, điều kiện cho TTCM tham gia các buổi tập
huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do Sở GD & ĐT Hà Nội và
Phòng GD & ĐT quận Hai Bà Trưng tổ chức
3
Tổ chức thực hiện các tiết chuyên đề về những nội dung cần
đổi mới, những nội dung khó, những nội dung giảm tải để
trao đổi, rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn
4
Tổ chức các buổi tham quan, đi thực tế cho TTCM, GV và
học sinh nhằm nâng cao kiến thức về thực tế.
5
Tạo cơ hội thuận lợi cho TTCM tham gia các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nâng cao trình độ với các hình thức học tập
trung, chuyển đổi bằng cấp trên chuẩn trong trường ĐH Sư
phạm
6
Khuyến khích phong trào tự học tập, nghiên cứu nâng cao
trình độ chuyên môn cho TTCM trong nhà trường
II Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ QLGD
1
Tổ chức những buổi bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ
mỗi năm/ lần về nghiệp vụ QLGD cho TTCM
Tạo cơ hội, điều kiện cho TTCM tham gia các buổi tập
huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ QLGD do Sở GD & ĐT Hà
PL.10
2 Nội và Phòng GD & ĐT quận Hai Bà Trưng tổ chức
3
Tổ chức các buổi hội thảo cho đội ngũ TTCM trong nhà
trường trao đổi những kinh nghiệm quản lý tổ như: hoạt
động quản lý giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh; hoạt động quản lý cơ sở vật chất; quản lý hồ sơ sổ sách
của tổ chuyên môn cũng như các hoạt động khác của nhà
trường được Hiệu trưởng giao.
4
Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các
chuyên gia QLGD giỏi trong các trường tiêu biểu.
5 Tổ chức các buổi học nâng cao nghiệp vụ, trình độ quản lý
bằng việc mời các giảng viên giỏi, có kinh nghiệm tiên tiến
về QLGD trong các trường ĐH đến giảng dạy và nói chuyện
6
Tổ chức các buổi học tập nâng cao kỹ năng xây dựng kế
hoạch và xây dựng tiêu chí đánh giá và kỹ năng kiểm tra,
thanh tra, đánh giá GV, học sinh cho TTCM
6
Khuyến khích, tạo cơ hội cho các TTCM tham gia các lớp
ĐH QLGD; Thạc sĩ QLGD nhằm nâng cao đội ngũ TTCM
có kiến thức cơ bản, hệ thống về lý luận khoa học QLGD
nhằm nâng cao trình độ về QLGD giúp nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục tạo kết quả giáo dục tốt trong nhà trường
7
Khuyến khích tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên
môn và quản lý tổ chuyên môn trong đội ngũ TTCM
PL.11
12. Xin Ông/ Bà cho biết ý kiến về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM
(với 1 là không tốt; 2 là bình thường; 3 là tốt và 4 là rất tốt)
T
T
Nội dung thực hiện
chính sách, chế độ đãi ngộ đối với TTCM
Mức độ thực hiện
1 2 3 4
1
Thực hiện chế độ chính sách phụ cấp cho TTCM theo đúng chế độ
phụ cấp quản lý chức vụ được qui định trong Điều lệ trường Trung
học
2
Tạo hành lang pháp lý đúng với qui chế và phù hợp với thực tiễn nhà
trường để đội ngũ TTCM có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ của
mình
3
Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường tạo nên một nhà
trường có kết cấu chặt chẽ, thống nhất; mọi thành viên trong
nhà trường tin cậy, chia sẻ lẫn nhau, cùng hợp tác để đạt được
mục tiêu đề ra.
4
Hoàn thiện công tác quản lý TTCM
4.1. Tăng cường phân quyền quản lý
4.2. Tăng quyền tự chủ
4.3. Nâng cao trách nhiệm trong quản lý đội ngũ TTCM
5
Tạo điều kiện cho TTCM được đào tạo và nâng cao năng lực
chuyên môn và năng lực quản lý giáo dục
6
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học
tập, nghiên cứu và quản lý
7
Đánh giá khen thưởng
7.1. Có chế độ đánh giá khen thưởng kịp thời
7.2. Khen thưởng xứng đáng
7.3. Tạo điều kiện cho TTCM được thăng tiến trong nghề
nghiệp
PL.12
13. Xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến đáng giá về mức độ cấp thiết và khả thi của
các giải pháp sau
TT Các biện pháp quản lý đội ngũ
TTCM
Cấp thiết Khả thi
Rất
cấp
thiết
Cấp
thiết
Ít
cấp
thiết
Rất
khả
thi
Khả
thi
Ít
khả
thi
1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của đội ngũ TTCM
2
Qui hoạch, tạo nguồn, bổ nhiệm đội
ngũ TTCM.
3 Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ TTCM.
4
Nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm
vụ của TTCM
5
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, đánh giá đội ngũ TTCM.
6
Xây dựng môi trường quản lý cho
TTCM hoạt động hiệu quả.
14. Thầy/ Cô có biện pháp gì khác đề nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ
TTCM trong trƣờng THCS?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Thầy/ Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_cac_bien_phap_quan_ly_doi_ngu_to_truong_chuyen_mon_cho_hieu_truong_o_cac_truong_tieu_hoc_qua.pdf