Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 08/11/2012. Sau 01 năm thực hiện, đến nay, nhiều nhà máy điện, trạm biến áp 500 kV, 220 kV và 110 kV đã được kết nối SCADA về Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia; Hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa cũng đã được kết nối với hầu hết các nhà máy điện và nhiều trạm biến áp truyền tải Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số hạn chế như: Còn nhiều nhà máy điện, trạm biến áp truyền tải chưa kết nối SCADA và hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa; nhiều trạm biến áp, nhà máy thiếu tín hiệu hoặc mất kết nối chưa được khắc phục Các hạn chế trên, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm an ninh, an toàn cung cấp điện. Để khắc phục các hạn chế nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Hoàn thiện hành lang pháp lý áp dụng cho các công trình điện áp dụng công nghệ mới (hệ thống tự động hóa, điều khiển từ xa đối với trạm biến áp và nhà máy điện; vận hành và xử lý sự cố đối với trạm biến áp và nhà máy điện điều khiển từ xa, trạm biến áp không người trực,.), tạo cơ sở pháp lý khi đưa các công trình này vào vận hành;
+ Phát triển hệ thống đường truyền và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác điều độ, vận hành và bảo vệ hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu vận hành tin cậy, linh hoạt, bảo đảm an ninh, an toàn cung cấp điện. Đẩy nhanh kết nối SCADA giữa các nhà máy điện, các công ty điện lực với Trung tâm điều độ hệ thống điện, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ được phê duyệt phát triển lưới điện thông minh
213 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý giá đối với hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam – Phân tích qua điện và xăng dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu dùng có nhu cầu, sắp xếp, bố trí trụ bơm xăng E5 RON92 ở vị trí thuận tiện cho người tiêu dùng mua hàng, giáo dục ý thức bán hàng của nhân viên bán hàng để mỗi nhiên viên bán hàng là một tuyên truyền viên cho người tiêu dùng về lợi ích bảo vệ môi trường khi sử dụng xăng E5 cũng như cam kết bảo đảm chất lượng xăng E5 của doanh nghiệp.
+ Thuế bảo vệ môi trường: Qua tổng hợp thông tin cho thấy, xăng sinh học có tác dụng làm giảm phát thải HC, CO so với sử dụng xăng khoáng đến 20%. Vì vậy, để khuyến khích sử dụng xăng sinh học; đồng thời, để thuế bảo vệ môi trường phản ánh được mức độ, tác dụng tốt của nhiên liệu này đối với môi trường, thì thuế bảo vệ môi trường không nên căn cứ vào nguồn gốc hóa thạch cấu thành trong xăng sinh học như hiện nay (ví dụ hiện nay 95% là xăng khoáng nên mức thuế bảo vệ môi trường được tính tương đương với mức thu áp dụng cho xăng khoáng x tỷ lệ xăng khoáng trong xăng E5).
Để khuyến khích sản xuất sử dụng xăng sinh học cần tiếp tục nghiên cứu, cân đối việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng E5 (trên cơ sở xem xét như một mặt hàng góp phần giảm ô nhiễm môi trường chứ không xem xét trên tỷ lệ % xăng khoáng trong cấu thành nhiên liệu sinh học) để phù hợp với tính chất của hàng hóa, đồng thời nhằm góp phần tạo chênh lệch giá giữa xăng khoáng và nhiên liệu sinh học để khuyến khích sử dụng xăng E5 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Trong trường hợp cần ổn định nguồn thu của nhà nước, có thể nghiên cứu giải pháp tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng khoáng.
+ Thuế nhập khẩu: Đối với các mặt hàng xăng sinh học (E5, E10) và điêzen sinh học (B5, B10), từ 14/4/2015 đến nay, mức thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng xăng sinh học là 20%, bằng với xăng khoáng; đối với dầu DO sinh học là 7%, bằng với dầu điêzen. Việc quy định thống nhất thuế nhập khẩu giữa xăng khoáng và xăng sinh học nhằm khuyến khích sử dụng xăng dầu sinh học sản xuất trong nước. Hiện nay, do xăng sinh học theo quy định bao gồm 90 – 95% thể tích là xăng khoáng. Vì vậy, dù xăng sinh học được phối trộn trong nước, nhưng về cơ bản là chịu thuế nhập khẩu từ xăng khoáng. Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần chuyển thu thuế từ khâu đầu vào (thuế nhập khẩu) sang thu thuế ở khâu nội địa. Riêng đối với dầu điêzen sinh học cần tiếp tục quy định như hiện này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế gian lận thương mại, phù hợp với cam kết quốc tế theo đúng các nguyên tắc ban hành thuế suất tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Đối với nguồn nguyên liệu: Cần có chính sách liên kết đặt hàng và sản xuất; trong đó cần tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp đầu tư kinh phí mua giống, phân bón cho vùng sản xuất tập trung; đồng thời có hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định, tránh tình trạng người dân bị tư tương ép giá gây thiệt hai về kinh tế. Gắn kết nhà máy chế biến với vùng sắn nguyên liệu; các nhà máy cần có chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến đầu tư cần nâng cao năng lực chế biến, đầu tư thiết bị máy móc theo hướng hiện đại.
Đối với đất để phát triền nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học đề nghị miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên nhân do nước ta chủ yếu sử dụng cây sắn trong sản xuất E100, trong khi đó đất trồng sắn lại tập trung chủ yếu tại các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
+ Đối với cơ chế ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường: Trên thực tế, các dự án đầu tư phát triển nhiên liệu sinh học cũng như các dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn nguyên liệu truyền thống hoặc sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn rác thải, phế phẩm, là nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của Quỹ bảo vệ môi trường để nhận hỗ trợ từ Quỹ này. Vì vậy, cần đưa các dự án hoạt động trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học được nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo vệ môi trường thông qua các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, tài trợ kinh phí. Cách thức này cũng phù hợp với cách thức triển khai tại một số quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc thông qua quỹ năng lượng tái tạo để hỗ trợ phát triển ngành nhiên liệu sinh học tại các quốc gia này.
+ Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế ưu đãi đối với sản xuất kinh doanh nhiên liệu sinh học hiện nay. Theo đó, các địa phương, tổ chức tín dụng cần rà soát tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ; mở rộng cho vay đối với hộ nông dân không phải thế chấp tài sản. Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, phát triển các dịch vụ phục vụ các khâu trong chuối liên kết giữa nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp, không chỉ tập trung tín dụng dành cho nhà nông hay doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nhân lực; khuyến khích các chương trình hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quốc tế: Cần có các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhân tài, trực tiếp tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất tiêu thụ nhiên liệu sinh học theo hướng bền vững. Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu lai tạo các chủng vi sinh vật, các giống cây công nghiệp mới, hoàn thiện quy trình canh tác quy mô công nghiệp để sản xuất được nguyên liệu có sản lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nhiên liệu sinh học. Thông qua các kênh hợp tác quốc tế, xây dựng các chương trình hợp tác song phương, đa phương với các nước có kinh nghiệm trong phát triển nhiên liệu sinh học dưới hình thức các đề tài/dự án hợp tác nhằm tiếp cận và tiếp thu công nghệ mới cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng chương trình hợp tác cụ thể với các quốc gia có kinh nghiệm trong phát triển nhiên liệu sinh học như: Brazil, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.
e). Một số giải pháp ngắn hạn khác
- Để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tránh gian lận trong kinh doanh xăng dầu, đề nghị bổ sung quy định sau trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu có trách nhiệm thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử và gửi dữ liệu hóa đơn về cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế theo lộ trình của Bộ Tài chính.
- Bổ sung yêu cầu đảm bảo khả năng kết nối dữ liệu hóa đơn bán hàng với cơ quan thuế; đảm bảo khả năng kết nối dữ liệu xăng dầu nhập khẩu, xuất khẩu bơm vào kho và ngược lại với cơ quan hải quan như là các điều kiện bắt buộc của thương nhân kinh doanh xăng dầu để phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tế phát sinh.
- Bổ sung quy định về chuyển loại xăng dầu trong kho ngoại quan làm cơ sở để triển khai thực hiện để thống nhất quy định giữa Nghị định số 84/2014/NĐ-CP và Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
- Điều chỉnh quy định về tỷ giá tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP để thống nhất với quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan: “Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá trị tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần”.
- Đối với dự trữ lưu thông xăng dầu: hiện nay, nước ta đã có Nhà máy lọc dầu Dung Quất, lượng xăng dầu sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu; trong thời gian tới sẽ có thêm một vài nhà máy nữa (Nghi Sơn, Long Sơn); số lượng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã tăng lên rõ rệt... Từ thực tế trên, đề xuất rút ngắn tần suất điều chỉnh giá và chu kỳ tính giá bình quân cho phù hợp với diễn biến giá thế giới (khoảng 15 ngày).
3.2.2.2.2. Về mặt dài hạn
a) Hướng dẫn phương pháp, trình tự, thủ tục để thực hiện kê khai giá đối với mặt hàng xăng dầu trong điều kiện không còn giá cơ sở:
Tương tự như trên, trong điều kiện nhà nước không quy định giá cơ sở, các doanh nghiệp tự định giá bán xăng dầu trong hệ thống của mình, cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục kê khai giá như các mặt hàng khác. Các mức giá kê khai đối với xăng dầu cần cụ thể đối với mức giá giá bán buôn (cho thương nhân phân phối, thương nhân đầu mối khác, cho Tổng đại lý và đại lý); giá bán lẻ trong hệ thống. Cơ quan tiếp nhận đăng ký/kê khai giá thuộc hệ thống ngành công thương. Một số đề xuất về trình tự, thủ tục kê khai giá đối với mặt hàng xăng dầu cụ thể như sau:
- Đối tượng thực hiện kê khai giá xăng dầu: Các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối (là những đơn vị có quyền được quy định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống).
- Cơ quan tiếp nhận kê khai giá: Các cơ quan nhà nước thuộc ngành công thương (gồm Sở Công Thương, Bộ Công Thương).
- Các mức giá kê khai: Giá bán buôn (giá bán dầu madut cho khách hàng công nghiệp; giá bán cho thương nhân đầu mối khác, giá bán cho các thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý), giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống.
- Thời điểm kê khai: Do tính chất đặc thù của mặt hàng xăng dầu, nên việc kê khai trong vòng 3 ngày như hiện nay là không thực hiện được. Vì vậy, kiến nghị thực hiện kê khai và gửi Quyết định giá trong thời gian 1 ngày; cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát sơ bộ; đồng thời thực hiện hậu kiểm.
- Nội dung kê khai giá: Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp kê khai không phải kê khai chi tiết các yếu tố hình thành giá. Tuy nhiên, đối với xăng dầu, cần thiết phải kê khai các yếu tố hình thành giá theo mẫu riêng để phục vụ cho công tác rà soát và hậu kiểm. Các nội dung kê khai bao gồm chi phí mua xăng dầu (trong nước và/hoặc nhập khẩu); chi phí liên quan để đưa xăng dầu về kho của doanh nghiệp (vận chuyển, bảo hiểm, hao hụt, premium,....), chi phí kinh doanh thực tế, các khoản thuế phí phải nộp và lợi nhuận trong phương án giá. Phương án giá được lập cho một đơn vị hàng hóa kê khai; đồng thời phải có phân tích nguyên nhân tăng/giảm giá bán.
- Trách nhiệm của các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá: Thực hiện giải trình (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; chấp hành việc kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá kê khai; có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin về mức giá đã kê khai; thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nếu thay đổi thời gian bắt đầu áp dụng mức giá đã kê khai; công khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện đúng giá niêm yết; chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Về Quỹ BOG:
Quy định tại Điều 37 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về Quỹ BOG xăng dầu cho đến nay vẫn đang được triển khai thực hiện; cơ bản không có ý kiến vướng mắc. Tuy nhiên, khi người dân, xã hội đã dần quen với việc điều chỉnh tăng/giảm giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới; tác động về mặt tâm lý thị trường mỗi lần điều hành giá xăng dầu không còn tiêu cực như trước thì về lâu dài, khi cơ chế giá được vận hành hoàn toàn theo thị trường có thể dỡ bỏ dần Quỹ BOG khi đáp ứng đủ điều kiện.
Với cơ chế dự kiến này, do doanh nghiệp tự quyết định mức giá và thời gian điều chỉnh giá của mình nên áp dụng biện pháp bình ổn giá bằng sử dụng Quỹ BOG là rất khó xác định đối tưởng cũng như mức sử dụng. Trong trường hợp này, sẽ nghiên cứu để chuyển đổi mô hình và cơ chế sang hình thức Quỹ phát triển năng lượng bền vững. Trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp bình ổn giá, có thể xem xét biện pháp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá trần hoặc áp dụng biện pháp đăng ký giá (theo quy định của Luật Giá) hoặc hỗ trợ tài chính từ nguồn Quỹ Phát triển năng lượng bền vững.
Khi thực hiện được các giải pháp nêu trên sẽ mang lại hiệu quả cho công tác QLNN về giá đối với xăng dầu tại Việt Nam, cụ thể:
- Do giá cơ sở được quy định thống nhất trên cả nước; nên khó có thể phản ánh hết giá vốn cụ thể tại từng doanh nghiệp. Nếu theo phương thức trên, các doanh nghiệp thực hiện kê khai mức giá trên cơ sở giá thành sản xuất thực tế, hợp lý và lợi nhuận dự kiến của đơn vị; thay vì điều chỉnh giá bán tương ứng giá cơ sở như hiện nay. Các đơn vị sản xuất kinh doanh không hiệu quả, giá thành cao sẽ phải tự điều chỉnh để có giá bán cạnh tranh trên thị trường.
- Khắc phục được bất cập trong công thức tính giá cơ sở trong điều kiện các hiệp định thương mại tự do như AKFTA, ATIGA, ACFTA,... đã có hiệu lực và do vậy hiện nay đang tồn tại nhiều mức thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường khác nhau. Mức thuế suất thuế nhập khẩu bình quân gia quyền để tính giá cơ sở cũng chỉ là giải pháp tạm thời và chưa triệt để.
- Khắc phục được bất cập trong công thức tính giá cơ sở khi sản lượng cung ứng trong nước tăng lên, nhất là khi dỡ bỏ cơ chế thu điều tiết đối với sản phẩm của nhà máy lọc dầu Bình Sơn.
- Khắc phục được vấn đề chênh lệch giá nếu trong quá trình điều hành giá cơ sở phải sử dụng công cụ ngoài thuế như trích/sử dụng quỹ bình ổn giá, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, dẫn đến giá bán xăng dầu trong nước có khi có chênh lệch thấp hơn với giá xăng dầu của các nước láng giềng, dễ gây hiện tượng buôn lậu xăng dầu.
Cơ chế mới trao quyền chủ động quy định giá xăng dầu cho doanh nghiệp; khuyến khích cạnh tranh trên thị trường kinh doanh xăng dầu (các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý để tồn tại và phát triển); người tiêu dùng được hưởng lợi nhờ được thụ hưởng một mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, cơ chế này cũng đảm bảo vai trò điều tiết của cơ quan nhà nước thông qua hướng dẫn phương pháp xác định giá và công tác hậu kiểm, phù hợp với nguyên tắc giá xăng dầu trong nước thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện việc kiểm tra, thanh tra về giá đối với xăng dầu tại Việt Nam
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giá; thực hiện tốt công tác QLNN về giá và thẩm định giá. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý, điều hành, thực hiện quy định pháp luật về giá để tạo sự đồng thuận và giám sát của người dân và xã hội đối với lĩnh vực này.
- Tăng cường hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát việc quy định giá xăng dầu của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối: Theo quy định tại Luật Giá, “Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá”. Do vậy, đây thực chất là một hình thức thông báo về mức giá. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền thực hiện hậu kiểm thông qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết để kiểm soát tình hình thực hiện các chi phí, lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THIẾT YẾU LÀ ĐIỆN VÀ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM
3.3.1. Giải pháp điều kiện để hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đối với điện tại Việt Nam
a). Đồng bộ cơ chế quản lý giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất điện
Do than và khí là đầu vào quan trọng đối với phát điện, trong điều kiện giá bán điện còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ, việc điều chỉnh giá điện còn gắn với nhiều mục tiêu kinh tế- xã hội, thì khi thực hiện cơ chế thị trường đối với giá than, giá khí bán cho điện cần có những cơ chế hỗ trợ khác đảm bảo lợi ích đồng đều của các bên. Thay bằng việc nhà nước đứng ra hiệp thương quyết định một mức giá áp dụng tạm thời, thì cần xử lý áp lực của giá than, giá khí lên giá điện thông qua một số giải pháp sau:
- Cho phép các đơn vị sản xuất điện nhập khẩu than, khí phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh với các mức giá cạnh tranh hơn giảm tiết giảm chi phí;
- Kiểm soát yếu tố cấu thành giá thành than, khí, đảm bảo sự điều chỉnh giá bán phù hợp với sự thay đổi của yếu tố cấu thành giá và có mức lợi nhuận hợp lý;
- Cho phép các đơn vị sản xuất điện nhập khẩu than, khí phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh với các mức giá cạnh tranh hơn giảm tiết giảm chi phí;
- Kiểm soát yếu tố cấu thành giá thành than, khí, đảm bảo sự điều chỉnh giá bán phù hợp với sự thay đổi của yếu tố cấu thành giá và có mức lợi nhuận hợp lý.
b). Đẩy mạnh việc phát triển năng lượng tái tạo
Nhu cầu điện năng ngày càng tăng, ước tính mỗi năm tăng 10-12%, tuy nhiên, cung điện năng hạn chế. Cơ cấu sản lượng phụ thuộc vào thủy điện, là nguồn điện ít ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, tình hình thủy văn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao, cần phát triển nhiều nguồn điện bổ sung. Việc huy động điện từ các nguồn ngoài thủy điện làm cho chi phí sản xuất điện tăng cao.
Hiện nay, năng lượng tái tạo đang hội đủ các yếu tố từ chủ trương, chính sách, suất đầu tư... để phát triển. Tuy nhiên, để năng lượng tái tạo thực sự phát triển, hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh thì vẫn còn nhiều rào cản cần tháo gỡ, để phát triển thuận lợi hơn nguồn năng lượng này, Nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp sau:
- Phần lớn các nguồn điện gió, điện mặt trời chưa nằm trong quy hoạch của địa phương, chủ đầu tư phải mất nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục xin bổ sung vào quy hoạch. Vì vậy, cần sớm ban hành quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia và từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nguồn năng lượng này.
- Rác thải nước ta hầu hết chưa được phân loại, cần có chính sách khuyến khích người dân tự phân loại rác thải tại nguồn để giảm thiểu công đoạn phân loại khi đưa nguồn nguyên liệu này vào các nhà máy đốt rác phát điện.
- Do chi phí đầu tư công trình điện tái tạo cao hơn so với các nguồn điện như thủy điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than nên các nhà đầu tư thường hướng tới các công nghệ giá rẻ. Để phát triển năng lượng tái tạo đạt mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế ràng buộc đối với nhà đầu tư sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Mỗi nhà đầu tư muốn phát triển nhiệt điện than ở mức công suất nào đó cần phải sở hữu một tỷ lệ nguồn điện tái tạo hợp lý.
Chú ý đẩy mạnh phát triển mô hình điện mặt trời trên mái nhà: với lợi thế nước nhiệt đới hai mùa mưa, nắng rõ rệt, thì mô hình tự cung tự cấp điện bằng các tấm pin mặt trời là một mô hình rất tiềm năng. Tuy nhiên, rào cản của mô hình này là chi phí đầu tư ban đầu lớn. Vì vậy, để có thể triển khai hiệu quả, Nghiên cứu sinh đề xuất:
- Hiện nay, hệ thống điện mặt trời do các đơn vị kinh doanh nhiều thành phần cung cấp, các đơn vị điện lực không cung cấp sản phẩm này. Để giải quyết vấn đề chi phí đầu tư, Nghiên cứu sinh đề xuất thay cho việc phải đầu tư xây dựng nguồn điện bổ sung nhu cầu điện ngày càng tăng, thì quy định các đơn vị điện lực đầu tư cung cấp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. Tiền đầu tư, lắp đặt sẽ thu hồi từ khách hàng theo hình thức trả góp hàng tháng.
- Quy định các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thí điểm lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.
- Đánh giá hiệu quả sau 01 năm sử dụng để tuyên truyền, phổ biến, đúc kết kinh nghiệm.
- Có cơ chế mua điện đơn giản, tiện lợi để khuyến khích hộ dân sử dụng và nối lưới điện đối với sản lượng điện dư thừa.
c). Hài hòa giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích
Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích Ban hành kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì dịch vụ cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đặt hàng; trường hợp không đáp ứng các điều kiện đặt hàng thì thực hiện theo phương thức giao kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, giá điện được áp dụng thống nhất toàn quốc, EVN được tính các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh điện bao gồm chi phí điện tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhà nước không bù giá. Cơ chế này là hoàn toàn phù hợp bởi những hoạt động mang tính nhiệm vụ công ích xã hội, tư nhân không làm được thì chính phủ phải làm. EVN là đơn vị nhà nước, EVN phải thay mặt nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, trong khi EVN vẫn điều hòa được chi phí, đặc biệt trong bối cảnh EVN vẫn là doanh nghiệp nhà nước có vị thế độc quyền trong ngành điện thì việc tách bạch hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích chỉ mang lại lợi ích cho EVN. Do vậy, để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước, người tiêu dùng, nên không tách khâu công ích và kinh doanh điện. Ví dụ, chi phí đưa điện lưới ra đảo là rất lớn bởi do điều kiện thi công rất phức tạp, thời tiết biển khắc nghiệt; việc vận chuyển vật tư, thiết bị ra đảo cũng khó khăn; vì vậy, cần cân nhắc ưu tiên những đảo có vị trí quan trọng chiến lược về an ninh, quốc phòng, những đảo gần, dân cư tập trung đông đúc; đối với những đảo xa, dân cư phân tán và thưa thớt tăng cường thêm nguồn điện bằng việc sử dụng các nguồn hiện có và nghiên cứu thêm các nguồn mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, Thực hiện các chương trình hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân sử dụng thiết bị điện tiết kiệm hiệu quả như sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời, đèn tiết kiệm điện, các thiết bị gia dụng tiết kiệm điện,
3.3.2. Giải pháp điều kiện để hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đối với xăng dầu tại Việt Nam
a). Kết hợp chính sách giá với bảo đảm an sinh xã hội:
Chủ trương tính đúng tính đủ chi phí, xóa bù lỗ trong kinh doanh xăng dầu là một chủ trương đúng và hết sức cần thiết để thực hiện đồng bộ cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do duy trì quá lâu cơ chế bao cấp về giá xăng dầu, chậm điều chỉnh theo thị trường; chưa coi trọng đúng mức việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã làm cho mặt trái của kinh tế thị trường dễ phát huy tác dụng, nhất là trong một nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta. Vì vậy, cùng với việc nhất quán chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá thị trường với xăng dầu, phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, trước hết là kiểm soát giá, ngăn chặn tình trạng đầu cơ xăng dầu và các hành vi kinh doanh trái pháp luật; sử dụng tiềm lực kinh tế của Nhà nước để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải đặc biệt quan tâm bảo đảm an ninh xã hội, trợ giúp những đối tượng dễ bị tổn thương do tăng giá xăng dầu.
Để có thể can thiệp vào thị trường khắc phục mặt trái của thị trường, cần phải thường xuyên chăm lo tăng cường tiềm lực kinh tế Nhà nước. Trong giai đoạn đầu hiện nay, các đơn vị kinh doanh của Nhà nước có thị phần lớn phải đủ mạnh, thực sự là công cụ hữu hiệu để cầm trịch và điều tiết thị trường. Đây cũng là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
b). Quản lý và phát triển thị trường xăng dầu theo hướng khuyến khích cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh:
Hiện nay, ở nước ta có 29 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, tuy nhiên như đã nói ở trên, riêng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã chiếm tới gần 40% thị phần. Do đó khi doanh nghiệp này điều chỉnh giá bán trong nước mà các doanh nghiệp còn lại không điều chỉnh với mức giá tương ứng sẽ rất khó có thể cạnh tranh trên thị trường; hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói trên là doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện mục tiêu điều hành cơ chế kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, cần thiết phải đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu; có thể thêm các đối tượng mới như: doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần như một số ngành đã làm (tiêu biểu như viễn thông). Tuy nhiên, do đây là ngành kinh doanh có điều kiện, nên cần xem xét kỹ trước khi cấp phép thành lập công ty mới.
Đồng thời cần phải tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Trên thực tế, thị trường xăng dầu Việt Nam chịu áp lực bởi cam kết quốc tế và của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã cam kết. Tính đến 2017, mức tiêu thụ xăng dầu vào khoảng 16 triệu m3, sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 40- 50% tùy từng thời điểm, còn lại 60% phải nhập khẩu. Nếu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại thì khả năng cân đối đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên thị trường xăng dầu Việt Nam đã hội nhập sâu với thị trường xăng dầu khu vực và thế giới, vì vậy yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước là yêu cầu hàng đầu, quyết định sự tồn tại, phát triển công nghiệp hóa dầu Việt Nam và thị trường xăng dầu Việt Nam.
Hiện nay ta đã ký kết nhiều FTA đa phương và song phương, tuy không có cam kết mở cửa thị trường về cơ chế chính sách nhưng các dòng thuế nhập khẩu đã giảm sâu và mức độ giảm khác nhau giữa các đối tác, đặc biệt nhất là Asean xăng giảm thuế nhập khẩu xuống 20%, dầu 0% trong khi đó FTA Việt Nam – Hàn Quốc thuế nhập khẩu xăng xuống 10%, dầu 5%, đi đến loại trừ các dòng thuế nhập khẩu là nội dung cơ bản của mở cửa thị trường. Thực tế thì hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tham gia phân phối xăng dầu trên thị trường, Tập đoàn Xăng dầu đã bán 8,9% cổ phần cho FDI, liên doanh đầu tư nhà máy lọc dầu nghi Sơn với số vốn đến 75% là vốn nước ngoài. Hiện nay hầu hết các đầu mối xăng dầu đang tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, đây là điều kiện để các doanh nghiệp FDI thông qua đầu tư cổ phần để tham gia thị trường hợp pháp như lĩnh vực bán buôn, bán lẻ thời gian vừa qua.
Xét về ngắn hạn, tác động đến hoạt động kinh doanh trong nước có thể chưa rõ ràng. Nguyên nhân do ở khâu bán lẻ, các doanh nghiệp nước ngoài khó cạnh tranh để chiếm được các địa điểm kinh doanh tốt. Ở khâu bán buôn, việc phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sẽ không được nhiều. Còn để tiếp cận các đơn vị sản xuất trực tiếp khác, doanh nghiệp nước ngoài sẽ gặp khó khăn do các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam đã có những mối quan hệ kinh doanh lâu năm và quen thuộc với cách làm việc linh hoạt tại thị trường của mình.
Tuy nhiên về dài hạn, đứng trước sức ép mở cửa thị trường xăng dầu, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để xây dựng thị trường xăng dầu trở thành một thị trường hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh; tăng cường hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Nước ta cần có chiến lược phát triển thị trường xăng dầu dài hạn (trong đó cần có những quyết sách quan trọng như có mở cửa thị trường xăng dầu sớm hơn cam kết không (WTO, các FTA). Đồng thời, cần thực hiện từng bước lộ trình mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường bán buôn, thị trường bán lẻ trên cơ sở các tiêu chí công khai, minh bạch kết hợp với việc tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước đủ điều kiện.
Đi đôi với mở cửa thị trường là các biện pháp cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước thông qua những rào cản kỹ thuật hoặc những rào cản WTO không cấm để bảo vệ thị trường, các doanh nghiệp trong nước.
c). Tiếp tục kiện toàn hệ thống phân phối:
Những quy định hiện hành đã tiếp cận tốt hơn về các thành phần kinh tế được tham gia, các đầu mối xuất nhập khẩu đến nay đã có 29 đầu mối, có 176 thương nhân phân phối với lực lượng đông đảo các tổng đại lý, đại lý với hơn 13.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước. Hệ thống phân phối xăng dầu này kịp thời đưa loại nhiên liệu quan trọng này tới người tiêu dùng ở khắp nơi trên đất nước. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá hệ thống phân phối này còn nhiều cồng kềnh, hoạt động chưa thật hiệu quả nhất là hệ thống trạm bán lẻ xăng (gian lận trong cân đong đo, gian lận về chất lượng) điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả mạng lưới, đến việc hình thành mức giá tiêu dùng. Đáng lo ngại, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh dưới hình thức xâm phạm nhãn hiệu và bán xăng dầu kém chất lượng ngày càng tinh vi, phức tạp. Do vậy, cần có quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu; đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế gian lận thương mại và lạm dụng thị trường. Bên cạnh những giải pháp kiểm soát chất lượng, các hệ thống cửa hàng, đại lý cũng cần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới (ví dụ như cửa hàng bán xăng dầu tự động, thanh toán bằng thẻ).
d). Tăng cường các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và đấu tranh đẩy lùi hoạt động buôn lậu xăng dầu
Cần tiếp tục tăng cường hiệu quả trong việc triển khai các giải pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, đấu tranh đẩy lùi hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu. Đồng thời, cần làm tốt công tác tuyên truyền; tổ chức tuyên truyền ngay tại cửa khẩu, cảng biển để người dân, doanh nghiệp thấy rõ tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép xăng dầu, đồng thời không tham gia, tiếp tay, bao che cho hoạt động này; kịp thời tổ giác tội phạm đến cơ quan Hải quan và các lực lượng chức năng có liên quan.
đ). Nâng cao yêu cầu chất lượng xăng dầu; quản lý nhà nước về xăng dầu phải gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó các nước đang phát triển, nước nghèo là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước những thách thức đó đòi hỏi con người phải điều chỉnh cách sống để phù hợp với sự biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với những hình thái thời tiết hoặc khí hậu thay đổi bất thường xảy ra.
Khi thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường, giá thị trường thì vấn đề quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường cũng là nhiệm vụ trọng tâm cơ quan QLNN. Vì vậy, đi đôi với hoàn thiện cơ chế thị trường đối với xăng dầu, phải xây dựng hệ thông tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu môi trường ở mức cao giúp thị trường xăng dầu vận hành theo đúng xu thế tiến bộ của thị trường thế giới, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng ở mức cao hơn.
Hiện nay trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đã loại bỏ các loại xăng dầu có chất lượng thấp ra khỏi thị trường, bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn khí thải ở mức cao như Euro 5, Euro 6. Ngay trong khu vực, Singapore hiện áp dụng tiêu chuẩn nhiên liệu mức Euro 5, Malaysia áp dụng Euro 4 từ năm 2016, Thái Lan áp dụng Euro 4 từ năm 2015, Campuchia và Indonesia cũng áp dụng Euro 4 từ năm 2017. Đối với phương tiện cơ giới, hiện Hàn Quốc, Hồng Kông đã áp dụng tiêu chuẩn Euro 5, Trung Quốc áp dụng Euro 4 trên toàn quốc và Euro 5 tại một số thành phố lớn. Ấn Độ áp dụng Euro 3 trên toàn quốc, Euro 4 tại một số thành phố lớn, còn Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines đều đã áp dụng Euro 4...
Ở nước ta, theo quy định tại Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới quy định: “1. Các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5 như sau: a) Tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 01 tháng 01 năm 2017; b) Tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. 2. Các loại xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 từ ngày từ ngày 01 tháng 01 năm 2017”
Thời gian gần đây, hai dự án lọc dầu trong nước (trong đó Nghi Sơn có sản phẩm thương mại vào tháng 5/2018), thì khả năng và tiềm năng sản phẩm xăng dầu được cung ứng từ nguồn trong nước tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, khi thực hiện lộ trình khí thải theo yêu cầu tại Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg nói trên, các nhà máy lọc dầu lại gặp khó khăn do liên quan đến tiêu chuẩn xăng dầu theo thiết kế.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được phê duyệt đầu tư ban đầu vào năm 1997 và phê duyệt điều chỉnh lại vào năm 2005. Tại thời điểm phê duyệt thiết kế để triển khai xây dựng, các chỉ tiêu chất lượng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đều đạt và vượt so với quy định hiện hành. Cụ thể, đối với xăng là chỉ số RON 92, 95, hàm lượng lưu huỳnh 500 ppm; đối với dầu điêzen là hàm lượng lưu huỳnh 500 ppm. Nhà máy cũng đã có sản phẩm đầu tiên vào tháng 2/2009 và được bàn giao thương mại vào tháng 5/2010 với chất lượng sản phẩm tuân thủ theo quy định về chất lượng sản phẩm của Việt Nam.
Tại dự án đầu tư của NSRP được phê duyệt vào tháng 4/2008, thiết kế tổng thể FEED được phê duyệt vào tháng 12/2009, công tác đấu thầu được thực hiện vào tháng 3/2011. Như vậy, tất cả các mốc quan trọng để triển khai xây dựng dự án đều được thực hiện trước thời điểm Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ban hành. Khi triển khai xây dựng, các tiêu chuẩn chất lượng của Dự án theo thiết kế FEED đều đạt hoặc vượt so với quy định hiện hành tại thời điểm đó. Cụ thể, xăng có Ron 92, 95, hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn mức 50ppm; mặt hàng điêzen có hàm lượng lưu huỳnh 50 ppm với dieslel cao cấp và 350 ppm với điêzen thông dụng. Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, theo kế hoạch, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ sản xuất 1,47 triệu tấn điêzen thông thường và 2,2 triệu tấn điêzen cao cấp/năm.
Thực tế trên thị trường cung ứng xăng dầu trong nước của nước ta hiện nay, các đơn vị tiên phong đi đầu cũng đã cho lưu thông xăng khoáng (RON95) tiêu chuẩn khi thải III, IV. Đối với dầu DO đã có mặt hàng tiêu chuẩn khí thải đạt mức IV, V (Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam). Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ vẫn chưa phải là phổ biến. Trong số tổng sản lượng xăng RON95 tiêu thụ trong hai tháng đầu năm 2014, sản lượng xăng RON95 tiêu chuẩn khí thải Euro III chiếm 79%, còn lại là EURO IV. Đối với xăng E5 RON92 thì 100% đơn vị cung ứng hiện nay đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II.
Như vậy, đối với các quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu, cần thiết phải bổ sung thêm chế tài và trách nhiệm liên quan đến tiêu chuẩn khí thải. Đồng thời, cần có biện pháp tháo gỡ vướng mắc cơ chế cho nhà máy lọc dầu Bình Sơn, Nghi Sơn để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dung Quất, Nghi Sơn cho những năm trước mắt và lâu dài, nhất là trong điều kiện yêu cầu về giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận tại Chương 1 và những đánh giá thực trạng QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu, Chương 3 tập trung vào luận giải và đề xuất các nội dung sau:
- Luận án đã phân tích, dự báo về bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn đến năm 2030, trong đó đánh giá rõ về những thuận lợi và khó khăn mà bối cảnh đó mang lại đối với việc hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam
- Đưa ra các quan điểm, định hướng cụ thể trong QLNN về giá đối với điện và xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới phù hợp với định hướng chung của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
- Phân tích và luận giải các giải pháp cụ thể theo từng nội dung của QLNN về giá đối với hai nhóm hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu nhằm hướng đến việc hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu nói chung, đối với điện và xăng dầu nói riêng. Việc đề xuất các giải pháp được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với những đặc trưng cơ bản của hai hàng hóa này, cũng như phù hợp với xu hướng quản lý thị trường nói chung.
- Luận án cũng đưa ra các nhóm giải pháp điều kiện để hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đối với điện tại Việt Nam và các giải pháp điều kiện để hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đối với xăng dầu tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Luận án đã tập trung vào tổng hợp và hoàn thiện các lý luận liên quan đến QLNN về giá đối với hai nhóm mặt hàng hóa đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, đó là điện và xăng dầu, một số kết quả cụ thể sau:
- Trong Chương 1, Luận án đã đi vào xây dựng khung lý thuyết cho QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu, cụ thể gồm các nội dung:
+ Khái quát chung về hàng hóa thiết yếu, trong đó đưa ra khái niệm về hàng hóa thiết yếu, các loại hàng hóa thiết yếu phổ biến hiện nay, đặc biệt phân tích rõ các đặc điểm mang tính đặc trưng của hàng hóa thiết yếu, trong đó gắn cụ thể với hai nhóm mặt hàng là điện và xăng dầu; đồng thời cũng làm rõ sự ảnh hưởng của giá hàng hóa thiết yếu tới chỉ số giá tiêu dùng.
+ Tập trung phân tích về QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu (điện và xăng dầu) theo một hệ thống logic từ khái niệm, mục tiêu quản lý QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu, đến các hình thức quản lý, nguyên tắc quản lý, các nội dung quản lý, các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu;
+ Tổng hợp và hệ thống các kinh nghiệm trong QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Nội dung thực trạng quản lý về giá đối với hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam đã tập trung vào phân tích thực trạng QLNN về giá đối với hai nhóm mặt hàng hóa đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội, đó là điện và xăng dầu, một số kết quả cụ thể sau:
+ Khái quát được các nội dung chung về hai nhóm mặt hàng đặc biệt quan trọng, thiết yếu tại Việt Nam là điện và xăng dầu; phân tích mức độ tác động của giá điện và xăng dầu đối với chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay;
+ Tập trung phân tích thực trạng QLNN về giá đối với điện và xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua theo các nhóm nội dung phù hợp với đặc trưng của từng mặt hàng, từ đó để thấy được bức tranh toàn cảnh về QLNN về giá đối với điện và xăng dầu hiện nay ở Việt Nam;
+ Đánh giá những mặt được và tồn tại, cũng như nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại đó, đây chính là cơ sở quan trọng để Chương 3 tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện QLNN về giá đối với điện và xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
- Trên cơ sở những đánh giá thực trạng QLNN về giá hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam, trong đó cụ thể là hai nhóm hàng hóa: điện và xăng dầu, cũng như dựa vào những định hướng lý luận cơ bản trong Chương 1, Nghiên cứu sinh triển khai chương 3 với các nội dung cụ thể sau:
+ Khái quát về bối cảnh kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến QLNN về giá đối với hai nhóm mặt hàng thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam hiện nay, cũng như trong giai đoạn tới. Trên cơ sở đó phân tích làm rõ các quan điểm và các định hướng cụ thể trong QLNN về giá đối với điện và xăng dầu trong thời gian tới;
+ Tập trung phân tích và luận giải các giải pháp cụ thể theo từng nội dung của QLNN về giá đối với hai nhóm hàng hóa là điện và xăng dầu nhằm hướng đến việc hoàn thiện công tác QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu nói chung, đặc biệt là đối với điện và xăng dầu nói riêng. Việc đề xuất các giải pháp được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với những đặc trưng cơ bản của hai nhóm hàng hóa này, cũng như phù hợp với xu hướng quản lý thị trường nói chung.
+ Luận án cũng phân tích các giải pháp điều kiện để thực hiện thành công việc hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu, trong đó chi tiết cho từng nhóm mặt hàng là điện và xăng dầu tại Việt Nam.
DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Anh Tuấn, (2019), “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá đối với xăng dầu ở nước ta trong thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam, (số 2, tháng 4/2019), năm 2019.
2. Nguyễn Anh Tuấn, (2019), “Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giá điện ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (số 702, tháng 4/2019), năm 2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Đình Ánh (2012), Điều hành giá cả trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 184, tháng 10/2012, Hà Nội, năm 2012.
2. Vũ Đình Ánh (2013), Bàn về QLNN về giá đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, Tọa đàm khoa học Hoàn thiện cơ chế QLNN về giá đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do các doanh nghiệp có vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường sản xuất- kinh doanh, năm 2013.
3. Lê Thanh Bình (2009), Một số vấn đề Quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009.
4. Phạm Văn Bình (2013), Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam, năm 2013.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013, Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, mã số 58G/2011/HĐ-ĐTĐL “Hoàn thiện chính sách và cơ chế điều tiết cung cầu bình ổn thị trường một số hàng hoá thiết yếu” năm 2013.
6. Bộ Tài chính, Các báo cáo của Bộ Tài chính về đánh giá Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu các năm từ năm 2012 đến năm 2018.
7. Bộ Tài chính, Đề tài NCKH cấp Bộ “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá đối với điện ở Việt Nam”- 2018.
8. Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC).
9. Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
10. Chính phủ, 2012, Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về giá năm 2012.
11. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/1/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
12. Chính phủ, Nghị định số Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 Hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP.
13. Chính phủ, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
14. Cục Quản lý giá (2017), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá (tập 1 và Tập 2), NXB Tài chính, Hà Nội năm 2017.
15. Cục Điều tiết Điện lực, 2018, Báo cáo đánh giá tác động của cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành năm 2018.
16. PGS.TS. Nguyễn Văn Dần và PGS.TS. Trần Xuân Hải đồng chủ biên (2012), Giáo trình Cơ sở hình thành giá cả, NXB Tài chính, Hà Nội năm 2012.
17. Đào Viết Hiền (2005), Nâng cao hiệu lực QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2005.
18. Nguyễn Thị Phương Hiền, Trần Anh Tấn, Phạm Bích Ngân, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Hoàng Anh, Vũ Đình Dũng, Trần Đình Thức (2012), đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu đổi mới quản lý giá cước viễn thông nhằm phát triển bền vững thị trường viễn thông”, Hà Nội năm 2012.
19. Nguyễn Thanh Hương, 2013, nghiên cứu chuyên đề với chủ đề “Hoàn thiện cơ chế quản lý giá xăng dầu ở nước ta” năm 2013.
20. Học viện Tài chính (2017), Giáo trình Định giá tài sản, NXB Tài chính, Hà Nội năm 2017.
21. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, 2012, Các yếu tố ảnh hưởng đến giá điện ở Việt Nam trong hội nhập và sự lựa chọn; trong: Hội thảo khoa học quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường ở Việt Nam năm 2012.
23. Nguyễn Thị Vịnh Long (2002), đề tài cấp Bộ “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống giá bán điện ở Việt Nam theo hướng sử dụng điện hợp lý, hiệu quả trong xu thế hội nhập” năm 2002.
24. PGS.TS. Ngô Trí Long, 2013, Quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do các doanh nghiệp có vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường sản xuất kinh doanh năm 2013.
25. Đặng Ngọc Lợi (1995), Chức năng QLNN về kinh tế trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2008.
26. Trần Thị Hồng Mai (2001), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giá xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế năm 2001.
27. Lưu Húc Minh, Mậu Đại Văn, Đỗ Ngọc Toàn, 1994, sách dịch: Quản lý giá cả trong kinh tế thị trường, NXB Chính trị quốc gia năm 1994.
28. Ngô Quang Minh, Trần Thị Minh Châu, Đặng Ngọc Lợi, 2008, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị (khối kiến thức thứ ba) “Các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008.
29. Nhóm tác giả nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002), sách “Một số quy định của Nhà nước về quản lý giá”, NXB Chính trị quốc gia năm 2002.
30. Ngô Quang Minh, Trần Thị Minh Châu, Đặng Ngọc Lợi, 2008, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị (khối kiến thức thứ ba) “Các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008.
31. Nguyễn Minh Phong, 2009, bài viết “Quản lý giá trong suy giảm kinh tế toàn cầu”, số 8 Tạp chí Ngân hàng năm 2009.
32. Phòng Nghiên cứu và Phân tích VCBS - Tổng quan ngành điện năm 2016.
33. Quốc hội, Luật Giá, Pháp lệnh giá và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giá. Các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh Giá và Luật Giá.
34. Quốc hội, Luật Cạnh tranh và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Các văn bản hướng dẫn.
35. Quốc hội, Luật Điện lực (2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực (2013).
36. GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, 2006, QLNN trong nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị quốc gia năm 2006.
37. Mai Công Quyền (2015), Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2015.
38. Nguyễn Tiến Thỏa, 2010, Con đường cải cách giá ở Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội, năm 2010.
39. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
40. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 24/2017/QĐ-TTg cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
41. Trần Hậu Thự, 1994, sách Vai trò quản lý của nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia năm 1994.
42. Phạm Minh Thụy, 2012, Tổng quan về cơ chế quản lý, điều hành giá điện ở Việt Nam; trong Hội thảo khoa học quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường ở Việt Nam năm 2012.
43. Phạm Minh Thụy, 2013, Một số vấn đề nguyên tắc trong quản lý nhà nước về giá hàng hóa dịch vụ do các doanh nghiệp có vị trí độc quyền sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam năm 2013.
44. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình chính sách kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2010.
45. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2009), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
46. Đào Anh Tuấn (2013), QLNN về thương mại điện tử, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2013.
47. Nguyễn Anh Tuấn (2012), đề tài cấp Bộ “Xây dựng lộ trình giá trị trường đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2013- 2018” năm 2012.
48. Nguyễn Anh Tuấn (2014), đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QLNN trong lĩnh vực quản lý giá và thẩm định giá” năm 2014.
49. Nguyễn Anh Tuấn (2014), đề tài cấp Bộ Hoàn thiện cơ chế QLNN về giá đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do các doanh nghiệp có vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường sản xuất- kinh doanh, năm 2014.
50. Nguyễn Anh Tuấn (2019), đề tài cấp Bộ “Hoàn thiện cơ chế QLNN về giá đối với xăng dầu ở Việt Nam” năm 2019.
51. Đỗ Thanh Tùng (2008), Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2008.
II- TÀI LIỆU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI VÀ WEB
52. ADB, 2009, Status and potential for the development of biofuels and rural renewable energy: Cambodia.
53. Anastasia Kharina, Chris Malins, and Stephanie Searle, 2016, Biofuels policy in Indonesia: Overview and status report.
54. Nguyen Tuan Anh, 2011, Luận án tiến sỹ: Medicine prices and pricing policies, University of New South Wales, Sydney năm 2011.
55. Blocher, 1999, Cost management: A strategic emphasis, McGraw-Hill companies 1999.
56. Nguyen Thien Hao, 2012, Luận án tiễn sỹ: Urbanization of water: Entitlements and local institutions in the provision of potable water in peri-urban Hanoi, Vietnam, University of Hawaii 2012.
57. IISD, 2018, Energy subsidies and state budget revision 2017 and state budget 2018.
58. Liane Thykeo, 2001, Luận án tiến sỹ kinh tế: Quản lý nhà nước về giá cả hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2001.
59. Prederic S. Lee, 1998, Post Keynesian price theory, Cambridge 1998.
60. N.Gregory Mankiw, 1999, Kinh tế học vĩ mô/Macroeconomics, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê năm 1999.
61. Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld, 1999, Kinh tế học vi mô/ Microeconomics, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê năm 1999.
62.www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=12405,Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê).
63.www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/chinhsachphattrienkinhtexahoi, (Trang thông tin điện tử của Chính phủ).
64. www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/1370581 (Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính).
65. www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/nctd, (Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
66. https://www.eia.gov/
67.
68.
69.
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ GIÁ ĐỐI VỚI ĐIỆN
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ GIÁ ĐỐI VỚI XĂNG DẦU