Về công nghệ: khi các nhà đầu tư FDI góp vốn dưới hình thức
chuyển giao công nghệ, nhà đầu tư có thể tính giá cao so với thị trường các
danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, chi phí thiết kế gây ảnh hưởng đến tỷ lệ
góp vốn trong liên doanh hoặc cổ phần; dẫn đến việc phân chia tỷ lệ không
đồng đều trong lợi nhuận suốt đời dự án và cũng như quyền tham gia quản lý
trong hội đồng quản trị/thành viên của Công ty.
+ Về thị trường tiêu thụ: các công ty mẹ ở nước ngoài có thể áp dụng
chiến lược tài chính cho các công ty con tại Việt Nam đối với các hàng hóa,
dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong cùng tập đoàn
qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các
công ty đa quốc gia trên toàn cầu.
- Dưới góc độ quản lý nhà nước, cần nâng cao năng lực của các doanh
nghiệp nội địa trong nước. Trước hết, cần quán triệt quan điểm các doanh
nghiệp Việt Nam chỉ có được sức mạnh cạnh tranh khi được phát triển trong
một môi trường cạnh tranh bình đẳng sơ với các doanh nghiệp FDI trong thị
trường nội địa và tiến tới thị trường quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia
trong khuôn khổ AFTA, Việt Mỹ, và các hiệp định khi gia nhập WTO. Chính
quá trình cạnh tranh mới tạo ra động lực cho các doanh nghiệp trong nước tự
nâng cao khả năng gia nhập thị trường, hợp tác đầu tư, khai thác thế mạnh về
công nghệ của FDI, đủ khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, năng lực
quản lý và thị trường qua đó từng bước chuyển thế mạnh FDI thành sức
mạnh của các doanh nghiệp trong nước.
218 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giúp Chính phủ QLNN về TN&MT, Bộ
TN&MT tích cực tham mưu cho Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật về BVMT theo hướng quy định chặt chẽ hơn việc kiểm
soát xả thải, xử lý chất thải tạo hành lang pháp lý để kiểm soát có hiệu quả
việc thực hiện công tác BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
yêu cầu phải có hệ thống quan trắc tự động 24/24h (đối với cơ sở có lượng xả
nước thải, khí thải lớn), tăng khung và mức phạt lên 2 tỷ đồng đối với một
hành vi vi phạm
(2) Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật BVMT, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tập trung xử lý
dứt điểm những điểm nóng về môi trường, công khai thông tin vi phạm theo
quy định của pháp luật để tạo áp lực buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm
các quy định về BVMT. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm
tra trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp tỉnh để tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương;
(3) Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BVMT, trước mắt khẩn trương ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2014, sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực BVMT nhằm tăng cường hơn nữa tính răn đe của các chế tài xử
lý vi phạm; (4) Hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tăng
cường năng lực hệ thống thanh tra về BVMT từ Trung ương đến địa phương.
Thứ tư, hoạt động của doanh nghiệp FDI trong KCN được thực hiện
kiểm tra theo 3 hình thức: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra
chuyên ngành tùy theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Theo đó, việc kiểm tra
định kỳ phải có kế hoạch và được xây dựng thành văn bản riêng hoặc đưa vào
168
nội dung của chương trình công tác của cơ quan có thẩm quyền quy định. Tùy
theo nội dung và tình hình thực tế, đồng thời, căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một
cuộc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền có thể được thực hiện theo một
hoặc kết hợp các cách thức kiểm tra sau: Thông qua Hệ thống thông tin quốc
gia về đầu tư nước ngoài; Thông qua báo cáo bằng văn bản; Thông qua sơ kết,
tổng kết; Họp, giao ban; Làm việc với cơ quan, đơn vị được kiểm tra và Tổ
chức đoàn kiểm tra, đoàn công tác. Kinh phí cho công tác kiểm tra của các cơ
quan QLNN được cân đối, bố trí trong Ngân sách nhà nước cấp hằng năm và
được thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư
và quy định của pháp luật về quản lý tài chính.
Thứ năm, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
tổng hợp kế hoạch kiểm tra hằng năm đối với các tổ chức kinh tế, dự án có
vốn đầu tư nước ngoài của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh trên phạm vi cả
nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp kế hoạch kiểm tra hằng
năm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kế hoạch kiểm tra
được công bố và thông báo công khai trên trang tin điện tử của Cơ quan tổng
hợp, Cơ quan chủ trì kiểm tra và trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước
ngoài. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn
kiểm tra hoặc đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả
kiểm tra và dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các
cơ quan tham gia kiểm tra (trong trường hợp kiểm tra liên ngành) hoặc của
các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra (trong trường hợp thành lập Đoàn
kiểm tra), trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4.2.5. Đổi mới/kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ Việt Nam
Giải pháp về tổ chức bộ máy QLNN được thực hiện theo hai hướng cụ
thể như sau:
169
4.2.5.1. Đổi mới tổ chức bộ máy QLNN
Đổi mới tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN
thì cần cải cách cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy QLNN về đầu
tư, bên cạnh đó phải cải cách cả đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong
lĩnh vực nói trên.
Mô hình tương lai để Chính phủ cân nhắc:
Thành lập cơ quan “Quản lý FDI thế hệ mới” có đầy đủ chức năng để
chỉ đạo và quyền lực để quản lý đối với doanh nghiệp FDI trong KCN:
- Cơ quan “Quản lý FDI thế hệ mới” tốt nhất nên có một Ban Quản trị
uy tín có sự hiện diện đáng kể của khối kinh tế tư nhân (có thể bổ sung một
ban cố vấn đại diện cho khối kinh tế tư nhân);
- Lồng ghép một số chức năng để khắc phục các yếu điểm về điều phối
và thực hiện chính sách hiện hành, đảm bảo tận dụng được các cơ hội và khả
năng hiệp đồng giữa các chương trình quan trọng có liên quan như chính sách
hạ tầng công nghiệp, và/hoặc đổi mới, sáng tạo trong quản lý;
- Xây dựng và thực hiện gói giải pháp cho các nhà đầu tư chiến lược;
- Khả năng thu hút cán bộ công chức có kinh nghiệm và kỹ năng về
kinh tế, quản lý, quản trị trong đó có kinh nghiệm làm việc ở các ngành và
lĩnh vực ưu tiên;
- Có đủ thẩm quyền, ảnh hưởng, nguồn kinh phí tự chủ để thực hiện
hoạt động quản lý đầu tư toàn diện và hiện đại, đủ khả năng để quản lý các
nhà đầu tư FDI thế hệ mới.
4.2.5.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN hiện nay:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN gọn nhẹ, hợp lý, chức trách
rõ ràng, làm việc khoa học chuyên nghiệp theo phương châm đa chuyên môn
một người có thể đảm nhiệm nhiều công việc. Cán bộ quản lý, chuyên viên
thông thạo một việc và am tường nhiều việc khác nhau, khi cần có thể thay
thế, hỗ trợ đồng nghiệp khác trong đơn vị;
170
- Phân công, phân cấp QLNN một cách rõ ràng từ trung ương đến địa
phương trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế phối
hợp giữa các cơ quan, bộ ngành có liên quan. Mỗi việc chỉ nên do một cơ quan
chịu trách nhiệm làm đầu mối giải quyết, giảm thiểu tình trạng cơ quan nào
cũng cho rằng mình có quyền cao nhất, hoặc theo cơ chế thỏa thuận tham gia
quyết định. Đối với các doanh nghiệp FDI trong KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc
bộ Việt Nam, nếu việc thu hút cũng như quản lý chỉ được coi là nhiệm vụ của
riêng Ban Quản lý các KCN các tỉnh thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện
được, mặt khác sẽ xảy ra hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong công việc. Vì
vậy, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các Sở, ban ngành,
UBND các cấp trong quá trình giải quyết các công việc có liên quan đến FDI
theo hướng Ban Quản lý các KCN tham mưu chính và có sự phối hợp giữa các
Sở, ban, ngành khác để vừa trải đều công việc, vừa có tính thống nhất cũng như
kiểm soát công việc được tốt hơn. Các Sở, ban, ngành liên quan cần thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm về tình
hình, tiến độ thực hiện cho Ban Quản lý các KCN để theo dõi, tổng hợp và báo
cáo trực tiếp với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động QLNN mà cụ thể là tự
động hóa các quá trình xử lý thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản
lý, hệ thống mạng thông tin nội bộ trong các cơ quan nhà nước như các thông
tin liên quan đến việc triển khai hoạt động của doanh nghiệp được cập nhật
thường xuyên giúp cho các cán bộ công chức có thể khai thác, tra cứu, luân
chuyển thông tin qua mạng máy tính một cách chính xác, nhanh chóng. Từ
đó, giảm bớt các công việc sự vụ cho cán bộ công chức để dành nhiều thời
gian hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình phát triển...; cơ quan đầu mối có thể dễ dàng kiểm soát được tiến độ giải
quyết công việc của các cơ quan chức năng khác. Thông tin được mở rộng
giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành được kịp thời và phù hợp với tình hình
171
thực tế cũng như sự phối hợp công tác giữa các Sở, ban, ngành liên quan được
nhịp nhàng và nhanh chóng đem lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp.
Kiện toàn ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ theo hướng gọn
nhẹ, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và đội ngũ cán bộ trong Ban
phải là các chuyên gia giỏi của các ngành, am hiểu tình hình thực tế của các
địa phương trong vùng mình phụ trách. Nếu không hoạt động của Ban chỉ đạo
điều phối phát triển vùng KTTĐ sẽ chỉ là hình thức, mang tính chất mặt trận,
ít tác dụng thiết thực.
Hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp FDI vào các ngành, lĩnh vực
kinh tế được quyết định rất lớn bởi chính tổ chức bộ máy đảm nhiệm chức
năng quản lý này. Vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác QLNN, một trong
những giải pháp quan trọng là tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ, tạo nên một cơ chế hoạt động thông
suốt, nhịp nhàng.
Ban Quản lý các KCN và Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ quản
trong quản lý các doanh nghiệp FDI trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ
Bắc bộ. Nên trước tiên, cần đẩy mạnh việc cải cách, đổi mới cơ cấu tổ chức và
hoạt động phối hợp giữa hai đơn vị theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả.
Xác định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban Quản lý và Sở Kế hoạch -
Đầu tư. Mỗi công việc cụ thể cần giao cho cán bộ công chức chuyên trách, hạn
chế sự kiêm nhiệm, làm việc thiếu tính chuyên nghiệp. Xây dựng một cơ chế
phối hợp chặt chẽ, rõ ràng nhằm tạo nên sự phối hợp hoạt động một cách nhịp
nhàng, thông suốt để có thể giải quyết công việc kịp thời. Chính quyền tại các
địa phương thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp FDI theo góc độ quản lý
vùng lãnh thổ. Chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và hạ tầng xã hội
thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hình thành và hoạt động.
172
Trên cơ sở phân công phân cấp hiện nay của chính quyền các tỉnh về
quản lý doanh nghiệp FDI trong KCN việc đổi mới tổ chức bộ máy QLNN
cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư - Ban
Quản lý các KCN với các Sở Ban ngành một cách linh hoạt, gọn nhẹ để thực
hiện tốt cơ chế một cửa trong việc cấp doanh nghiệp,.. cho các doanh nghiệp
FDI trong KCN, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan khác tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, phối hợp nhịp nhàng giữa các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ
Việt Nam. Có thể dự án đang hoạt động tại một trong số các tỉnh thuộc Vùng
nhưng có nguyên nhân nào đó, họ muốn chuyển tới một trong số những tỉnh,
thành phố khác thuộc Vùng. Cơ quan quản lý cũng cần tạo điều kiện và hỗ trợ
doanh nghiệp FDI trong KCN trong công tác dịch chuyển dự án đầu tư theo
đúng quy định của pháp luật Việt Nam đảm bảo nhanh gọn, tránh thủ tục rườm
rà gây ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp FDI trong KCN.
Thứ ba, theo tinh thần cải cách hành chính bộ máy QLNN từ Trung
Ương đến các địa phương phải gọn nhẹ, đơn giản, xóa bỏ khâu trung gian
không cần thiết theo cơ chế một đầu mối. Vấn đề này, không chỉ trong vùng
KTTĐ Bắc bộ mà cả nước cần phải làm một cách liên tục thường xuyên,
nhằm xóa bỏ sự nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài,
tạo nên sự minh bạch của hệ thống tổ chức bộ máy QLNN.
Thứ tư, xây dựng mạng lưới thông tin thông suốt giữa các tỉnh, thành
phố thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động QLNN nói
chung và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong KCN nói riêng.
Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về FDI nhằm chuẩn hóa và tin
học hóa các nghiệp vụ quản lý hoạt động FDI; đồng thời thiết lập một kho dữ
liệu quốc gia về doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI và dự án đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài; thiết lập hệ thống thu thập, cập nhật thông tin về hoạt
173
động FDI trên phạm vi từng vùng KTTĐ và trên toàn quốc. Hệ thống được
vận hành 24h/ngày, 7 ngày/tuần tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet,
đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn của thông tin. Các chức năng của hệ
thống gồm:
- Đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp FDI: Bằng việc sử dụng hệ
thống với một số thao tác đơn giản, nhà đầu tư FDI có thể kê khai online toàn
bộ các thông tin về dự án đầu tư của mình trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy
chứng nhận đầu tư. Việc này sẽ hỗ trợ rất tích cực cho các cơ quan quản lý
trong việc xem xét hồ sơ một cách nhanh tróng và hiệu quả. Ngoài ra, một
tính năng nổi bật của hệ thống là tính năng báo cáo doanh nghiệp. Với tính
năng này, doanh nghiệp FDI sẽ sử dụng hệ thống để thực hiện công tác báo
cáo trực tuyến cho các cơ quan quản lý.
- Đối với các cơ quan quản lý FDI cấp địa phương: hệ thống cho phép
cập nhật dữ liệu về đăng ký, cấp/điều chỉnh/thu hồi GCNĐT hoặc các giấy
phép/văn bản pháp lý có giá trị tương đương thuận tiện; cho phép nhận, quản lý
các loại báo cáo và cập nhật dữ liệu từ các loại Báo cáo vào CSDL một cách
thuận tiện và tra cứu mọi thông tin có trong CSDL đối với doanh nghiệp đầu tư
thuộc phạm vi quản lý của mình. Đồng thời, cho phép các cơ quan quản lý FDI
tổng hợp, phân tích và lập các loại báo cáo theo yêu, gồm các loại báo cáo theo
mẫu chung hoặc riêng về các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan quản lý cấp Trung
ương: Hệ thống sẽ cung cấp một kho cơ sở dữ liệu về tất cả các doanh nghiệp
FDI trên cả nước, thông qua kho cơ sở dữ liệu này, công tác quản lý điều
hành của Bộ KHĐT sẽ được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo quản lý
thống nhất từ trung ương đến địa phương, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với
công tác báo cáo thống kê, dự báo phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều
hành kinh tế vĩ mô cũng như xây dựng chính sách về đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, các người dùng có thể tra cứu thông tin có trong cơ sở dữ liệu được
174
phép công khai hóa theo quy định, thông qua Cổng thông tin điện tử đầu tư
nước ngoài; đảm bảo các dữ liệu này được để ở dạng chuẩn cho phép trao đổi
dữ liệu như webservice, xml, với các hệ thống ứng dụng khác.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đưa ra các định
hướng nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia như phân quyền cho người sử
dụng; chức năng tìm kiếm, tra cứu, truy xuất dữ liệu; chức năng báo cáo tổng
hợp; kết nối với các hệ thống khác Để hệ thống đi vào hoạt động hiệu quả
hơn, Cục Đầu tư nước ngoài và các cơ quan địa phương cần kết hợp với nhau
trong việc nâng cấp hệ thống. Theo sát hơn trong việc cấp tài khoản và hướng
dẫn các doanh nghiệp đi vào sử dụng hệ thống sao cho có hiệu quả nhằm mục
đích đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Ngoài ra, chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham
nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần
trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên
giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư để xử lý kịp thời
các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách
pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả,
nhằm tiếp tục cúng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư
kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng loan tỏa và tác động tích cực tới nhà
đầu tư mới.
4.3. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ, ngành có liên quan
4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội
Giảm tình trạng thay đổi của các chính sách, luật gây ra sự mất an tâm
cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý của Việt Nam. Tiếp tục xem xét sửa
đổi bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, Luật Môi trường và
các văn bản liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo phù hợp với
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
175
4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ,ngành có liên quan
- Đề xuất Chính phủ, các Bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện một số cơ
chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, giám sát hiệu
quả thực hiện dự án sau cấp phép. Cụ thể như sau:
+ Chính phủ điều tiết và định hướng đầu tư nước ngoài vào ngành,
vùng đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương, các vùng
kinh tế trọng điểm.
+ Bổ sung các quy định về tỷ lệ vốn góp thực hiện dự án trên tổng vốn
đầu tư đăng ký để đảm bảo tính khả thi của dự án. Bổ sung quy định về tỷ lệ
mức vốn góp tối thiểu phải đáp ứng của nhà đầu tư nước ngoài đối với mỗi
lĩnh vực đầu tư để phát huy thế mạnh, tiềm năng khai thác vốn đầu tư.
+ Bổ sung quy định, tiêu chí và yêu cầu cụ thể đối với việc xem xét về
năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính của nhà đầu tư trong các lĩnh vực
pháp luật có yêu cầu để đảm bảo tính minh bạch và thu hút được các dự án
hoạt động hiệu quả.
+ Bổ sung cơ chế phối hợp quản lý, giám sát sau cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư. Cụ thể, phải quy định rõ và hướng dẫn thực hiện cụ thể chức
năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương
đến địa phương trong quản lý, giám sát sau cấp phép; tráchnhiệm, nghĩa vụ
của nhà đầu tư, doanh nghiệp và đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm cụ thể, đủ
mạnh (thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự
án, giải thể tổ chức kinh tế thực hiện) để giúp giảm tải công việc cho cơ quan
quản lý nhà nước và tăng hiệu quả, minh bạch môi trường đầu tư.
+ Việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu chung về đầu tư nước
ngoài, có thể chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, hải
quan, đầu tư, doanh nghiệp, lao động) nhằm tăng cường, kịp thời trong
công tác kiểm tra, giám sát dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số
84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư và Thông tư số 22/2015/TT-
176
BKHĐT ngày 18/12/2015. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất
trong việc tăng cường quản lý sau cấp phép. Các Bộ ngành nên thực hiện tốt
cơ chế phối hợp, hỗ trợ trong công tác cung cấp thông tin, thẩm định đối với
các nhà đầu tư FDI nhằm hỗ trợ địa phương trong công tác thẩm định dự án
cũng như tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn kinh tế của quốc gia.
+ Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, rà soát, đánh giá các quy định có
liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư là doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp
trong các khu phi thuế quan tại các Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày
12/11/2015, Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 22/5/2018, Báo cáo Chính phủ
sửa đổi, bổ sung điều khoản phù hợp quy định cụ thể về hoạt động thuê kho
bên ngoài các KCN, KCX, KCNC, KKT của doanh nghiệp chế xuất để lưu giữ
hàng hóa phục vụ sản xuất để đồng bộ với pháp luật hải quan và phù hợp với
quy định tại Luật Đầu tư (doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không
cấm). Giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng điều
kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan tại địa điểm
lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất tại kho thuê ngoài.
+ Giao Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định số
82/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ các trường hợp cụ thể để cấp phép là
doanh nghiệp chế xuất là:
(-) Đối với dự án thành lập mới, chưa hình thành nhà xưởng, chưa có
hoạt động sản xuất: chưa được cấp phép doanh nghiệp chế xuất, cho đến khi
nhà đầu tư hoàn thành dự án, nhà xưởng đi vào hoạt động thi cơ quan cấp
phép đầu tư lấy ý kiến của cơ quan hải quan về khả năng đáp ứng điều kiện
kiểm tra, giám sát hải quan và cơ quan hải quan có xác nhận đáp ứng điều
kiện này thì nhà đầu tư được cấp phép là doanh nghiệp chế xuất để hưởng
chính sách thuế theo quy định của pháp luật;
(-) Đối với dự án đầu tư đã được thành lập theo loại hình doanh nghiệp
FDI, đăng ký điều chỉnh thành doanh nghiệp chế xuất thì cơ quan cấp phép
177
đầu tư lấy ý kiến của cơ quan hải quan về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm
tra, giám sát hải quan và cơ quan hải quan xác nhận đáp ứng điều kiện này thì
nhà đầu tư được cấp phép là doanh nghiệp chế xuất để hướng chính sách thuế.
(-) Trường hợp các doanh nghiệp đã được thành lập là doanh nghiệp
chế xuất trước thời điểm Nghị định số 82/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì quy
định rõ về thời gian để các doanh nghiệp chuẩn bị, nâng cấp cơ sở vật chất
đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan.
178
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở các phân tích, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của cả
nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và phương hướng về hoàn
thiện QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ
Việt Nam, luận án đã đề xuất 5 nhóm giải pháp chính năm trong các nội dung
cơ bản của QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN, như sau:
(1) Đổi mới/Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước;
(2) Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch;
(3) Hoàn thiện khung khổ pháp lý;
(4) Xây dựng cơ chế, chính sách;
(5) Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra và giám sát.
Nhằm hoàn thiện những giải pháp nêu trên; Quốc hội, Chính phủ và các
bộ ngành liên quan cần có sự vận động, biến đổi nhằm cải thiện nhanh nhất
những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI trong khu công nghiệp tại Việt Nam nói chung, thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ nói riêng.
179
KẾT LUẬN
1. Việc nghiên cứu QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trong KCN là
vấn đề quan trọng, cần thiết, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.
2. Trên cơ sở tổng quan các ý kiến của các học giả trong và ngoài nước
kết hợp với quá trình quan sát thực tiễn QLNN đối với doanh nghiệp FDI
trong KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ Việt Nam, NCS đã làm rõ các khái
niệm, phân loại, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp FDI trong KCN; khái
niệm, vai trò, mục tiêu, nội dung của QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong
KCN, phân tích các nhân tố chủ quan/khách quan ảnh hưởng đến QLNN đối
với doanh nghiệp FDI trong KCN.
3. Luận án đã khẳng định rằng, vùng KTTĐ Bắc bộ là một trong 4 vùng
kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế trong thu hút doanh nghiệp FDI trong
KCN. Vùng có số lượng các KCN lớn, tiêu biểu so với các vùng khác trên cả
nước. Tuy nhiên, thực trạng phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng của
vùng. Các doanh nghiệp FDI trong KCN chủ yếu tập trung vào hoạt động gia
công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập ngoại nên giá trị gia tăng chưa
cao; chuyển giao công nghệ thấp; vẫn còn tồn tại hiện tượng chuyển giá, trốn
thuế; gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, tuy
nhiên, luận án đã khẳng định những nguyên nhân cơ bản nhất do những hạn
chế, bất cập còn tồn tại trong hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp FDI
trong KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ Việt Nam.
4. Luận án đã đề xuất phương hướng và 5 nhóm giải pháp hoàn thiện
QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ Việt
Nam đến năm 2030. Đồng thời, luận án cùng đã kiến nghị đối với Quốc hội;
Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan cần sửa đổi, bổ sung một số Luật và
ban hành tiêu chí đánh giá về công nghệ và môi trường các nội dung liên quan
đến việc QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN. Hoàn thiện hệ thống
180
pháp luật theo hướng đơn giản dễ thực thi và kiểm tra, giám sát.
Nâng cao hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN thuộc
vùng KTTĐ Bắc bộ Việt Nam là vấn đề lớn, thường xuyên có sự vận động,
biến đổi không ngừng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu và những đề xuất kiến nghị
mà NCS đã đưa ra trong luận án không tránh khỏi những hạn chế, khiếm
khuyết. Tuy nhiên, NCS mong rằng công trình nghiên cứu của mình cũng
phần nào giúp hoàn thiện hơn về nội dung nghiên cứu, NCS mong rằng trong
tương lai khi điều khiện cho phép, trong quá trình nghiên cứu sẽ nghiên cứu
sâu hơn những hạn chế của vấn đề này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TT Tên công trình
Loại tài
liệu
Nơi công bố
Năm
công bố
Ghi chú
1
Việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) trong
các khu công nghiệp tại
tỉnh Hải Dương
Tạp Chí
QLNN, Số
221; ISSN
2354-0761
Học viện
Hành chính
Quốc gia
6/2014 Tác giả
2
Đổi mới Quản lý Nhà
nước đối với đầu tư
nước ngoài khu vực
đồng bằng sông Hồng
Tạp Chí
QLNN, Số
237; ISSN
2354-0761
Học viện
Hành chính
Quốc gia
10/2015 Tác giả
3
Các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đầu tư
và định hướng thu hút
nguồn vốn FDI tại Việt
Nam
Tạp Chí
QLNN, Số
242; ISSN
2354-0761
Học viện
Hành chính
quốc gia
3/2016 Tác giả
4
Các giải pháp quản lý
nhà nước đối với dự án
vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Tạp Chí
QLNN, Số
250; ISSN
2354-0761
Học viện
Hành chính
quốc gia
11/2016
Tác giả
5
Thu hút đầu tư FDI phải
dựa trên lợi ích căn bản
phát triển kinh tế - văn
hóa và môi trường
Tạp Chí
QLNN, Số
258; ISSN
2354-0761
Học viện
Hành chính
quốc gia
7/2017 Tác giả
6
Kinh nghiệm của một số
quốc gia về quản lý nhà
nước đối với doanh
nghiệp FDI trong khu
công nghiệp
Tạp Chí
QLNN, Số
258; ISSN
2354-0761
Học viện
Hành chính
quốc gia
5/2018 Tác giả
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Anh Nguyễn Thị Tuệ, Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, viết cho Đề tài “Hiệu quả điều chỉnh chính
sách FDI ở Việt Nam” do Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Anh Nguyễn Tuấn (2016), Tổng hợp thông tin về các dự án đầu tư
theo khu công nghiệp đến hết năm 2015, Tạp chí Con số và Sự kiện (Tổng
Cục Thống kê).
3. Anh Trần Tuấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng Ban Kinh
tế Trung ương - VOV.VN, Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
trong giai đoạn mới, ngày 07/04/2016.
4. Bá Trương (2009), Liên kết kinh tế miền Trung và Tây Nguyên – Từ lý
luận đến thực tiễn, tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số
03/2009.
5. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (2012), Thu hút đầu
tư vào các khu công nghiệp của Hà Nội cao nhất trong 4 năm gần đây.
6. Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) (từ năm 1979).
7. Báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế (IEF) của tổ chức Heritage Foundation
(từ năm 1995).
8. Báo cáo môi trường kinh doanh (DB) được WB và tập đoàn tài chính
IFC (từ năm 2004).
9. Báo cáo Tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
10. Báo cáo: Môi trường Quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp
Việt Nam (2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường.
11. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu
hóa: Vấn đề và giải pháp, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Câu lạc bộ các BQL các KCN, KKT các tỉnh, thành phố phía Bắc
(2017), Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối với khu công
nghiệp, khu kinh tế hướng tới phát triển bền vững, Hội nghị CLB lần thứ
XV tại Lào Cai.
13. Châu Trần Thị Minh (2007), Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn
thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam, Học viện Chính trị-hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh.
14. Cường Mai Ngọc (1999), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
15. David O. Dapice, Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn
(2004), Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng
trưởng nhanh hơn, chương trình giảng dạy chính sách công Fullbright tại
Việt Nam.
16. Đề tài cấp Bộ (1995), Những giải pháp chính trị-kinh tế nhằm thu hút
có hiệu quả FDI vào Việt Nam, Bản báo cáo tóm tắc kết quả nghiên cứu
khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
17. E.M Hufei (1992), Lý luận về kinh tế vùng, Nxb Viến Đông, Mỹ.
18. FIAS (Bộ phận dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài),(2004), Thảo luận
chính về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, của Tài liệu: Tổng kết 17 năm thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, của Ban biên tập Luật Đầu tư.
19. Giang Nguyễn Bình (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công
nghiệp ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
20. Hải Nguyễn Thị Thanh (2012), Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
FDI tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ.
21. Hoa Kim (2001), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thách thức, trở ngại
và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2001, tr. 3-4.
22. Hoa Lê Thu (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực
tiễn, Nxb. Lao động – Xã hội.
23. Hoa Phạm Thị An (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải
Dương, tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Hùng Nguyễn Văn (2007), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, Luận án tiến sỹ.
25. Hùng Phạm Văn (2008), Tác động của minh bạch hóa hoạt động kinh tế
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
26. Hương Nguyễn Thị Mai (2017), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 3, trang 148-157, 2017.
27. Kiêm Cao Sỹ (2003), Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu
hút mạnh hơn và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn FDI theo tinh thần Nghị
quyết đại hội IX, một số KHBĐ (2001-2002), thực hiện tại Ban Kinh tế
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
28. Kim Trần Hoàng (1995), Tiềm năng kinh tế Đồng bằng sông Hồng,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
29. Lâm Trần Quang và Hải TS. An Như (2006), Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
30. Lan Trần Thị Tuyết (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch
không gian kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ n hằm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, số 384.
31. Lan Trần Thị Tuyết (2009), Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền
vững, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 264-265, tr.38-45.
32. Lan Trần Thị Tuyết (2012), Vấn đề môi trường trong các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN ở tỉnh Vĩnh Phúc - Định hướng khắc phục, Tạp chí
Quản lý Nhà nước, số 203.
33. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
34. Minh Phạm Đức (2013), Thu hút FDI vào Bắc bộ trong mối tương
quan với các vùng kinh tế trọng điểm khác, Tạp chí kinh tế và dự báo số
9/2013.
35. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
36. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
37. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình
thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao; hợp đồng xây dựng-
chuyển giao-kinh doanh; hợp đồng xây dựng-chuyển giao.
38. Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 sửa đổi, bổ sung Điều
21 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
39. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 hướng dẫn một số
điều của Luật Đầu tư 2014.
40. Nghị định số 133/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư.
41. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
42. Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011 sửa đổi một số điều của
Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức
hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao; hợp đồng xây dựng-chuyển
giao-kinh doanh; hợp đồng xây dựng-chuyển giao.
43. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt
Nam, Báo Quân đội nhân dân, ngày 20-01-2011, tr. 3.
44. Nhã Nguyễn Thị Kim (2005), Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
45. Nhạ Phùng Xuân (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
46. Nhung Phùng (2016), Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư vào khu
công nghiệp, Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc.
47. Nhượng Bùi Huy (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai
thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tại Trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
48. Phương Trần Anh (2004), FDI và quá trình phát triển kinh tế-xã hội
Việt Nam, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 18+19 tháng 1+2/2004,
trang 60-63.
49. Quang Bùi Nhật (2006), Chính sách phát triển vùng của Italia, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Quang Chu Tiến, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013-2020, (
51. Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/11/2010
về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
52. Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam;
53. Stoyan Tenev, Amanda Carlier, Omar Chaudry, và Nguyễn Quỳnh
Trang (2003), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở
Việt Nam, Nxb Thông Tấn.
54. Thái Nguyễn Duy (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
55. Thái Phiên Trương (2000), Chiến lược đổi mới chính sách huy động
các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội giai
đoạn 2001-2010, Bộ Tài Chính chủ trì.
56. Thám Nguyễn Huy (1997), Đào tạo nguồn nhân lực thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài – kinh nghiệm ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (Viện
kinh tế học), số 12(235) tháng 12/1997, tr51-54.
57. Thám Nguyễn Huy (1997), Mấy vấn đề về khu chế xuất và khu công
nghiệp Việt Nam hiện nay, T/c Nghiên cứu kinh tế (Viện Kinh tế học) số 8
(231) tháng 8/1997, trang 19-24.
58. Thanh Nguyễn Văn (2000), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
sự phát triển bền vững của các nước Đông Á và bài học đối với Việt Nam.
59. Thuý Đỗ Thị (2001): Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 1988-2005, luận án Tiến sỹ, Đại
học Kinh tế Quốc dân.
60. Toàn Lê Công (2001), Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút
và quản lý FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010, tại Học viện Tài chính.
61. Tổng cục Thống kê, (gso.gov.vn).
62. Top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất ở
Việt Nam, (
63. Trụ Phạm Quốc (1996), Chủ nghĩa khu vực như là một chiến lược an
ninh quốc gia: Chế độ an ninh hợp tác của ASEAN 1957-1996 (tiếng
Pháp), Luận văn tiến sỹ, Đại học Laval, Québec, (Canada).
64. Tuấn Phạm Khắc (2015), Báo cáo tổng kết về tăng cường hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp, Ban
quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
65. Acharya Amitav (1991), The Association of Southeast Asian Nations:
Security Community or Defense Community?”, Pacific Affairs, vol. 64, no 2.
66. Acharya Amitav (1992), Regionalism and Regime Security in the
Third World: Comparing the Origins of ASEAN and the GCC trong Brian
L. Job (ed.), The Insecurity Dilemma: National Security of Third World
States, Boulder, Lynne Rienner.
67. Balassa Bela (1961), The Theory of Economic Integration, Richard D.
Irwin Inc., Homewood, Illinois.
68. Buzan Barry (1988), The Southeast Asian Security
Complex, Contemporary Southeast Asia, tập 10, số 1.
69. Carl J. Friedrich (1968), Trends of Federalism in Theory and Practice,
New York, Praeger.
70. Colin Wren, Jonathan Jones (2016), Foreign direct investment and the
regional economy, published 2016 by Routledge. (First published 2006 by
Ashgate publishing).
71. Couloumbis Theodore A. & James H. Wolfe (1986), Introduction to
International Relations: Power & Justice, Englewood Cliffs, New Jersey,
Prentice-Hall.
72. Chalongphob Sussangkam, Yung Chul Park, Sung Jin Kang (2013),
Foreign Direct investment in Asia, published by Abingdon, Oxon; New
York: Routledge.
73. Deutsch Karl W. & all (1957), Political Community and the North
Atlantic Area, Princeton, N.J., Princeton University Press.
74. Deutsch Karl W. & all (1967), France, Germany, and the Western
Alliance: A Study of Elite Attitudes on European Integration and World
Politics, New York, Scribner’s.
75. Dr. Norbert Lang (2013), German Investment Code: An extensive
recognization of the entries investment sectors with many familiar
features, InvestorNews Real Estate.
76. Jacob Philip E. & Toscano (ed.) (1964), The Integration of Political
Communities, Philadelphia, Lippincott.
77. Karl P. Sauvant, Wolfgang A. Maschek and Geraldine A. McAllister
(2010), Foreign direct investment from Emerging markets.
78. M.Hoover và Frank Giarratani (1999), An Introduction to Regional
Economics, 3rd edition, Regional Research Institute, Đại học West Virginia
79. Mustafa Dinc (2002), Regional and local economic của tác giả, trên
tạp chí của The World Bank, WDC.
80. Mustafa Dinc (2002), Regional and local economic, tạp chí của The
World Bank, WDC.
81. Peter Muchlinski (2007), Regulating Multinationals: Foreign
Investment, Development and the Balance of Corporate and Home
Country Rights and Responsibilities in a Globalizing World, Second
Columbia International Investment Conference What’s Next in
International Investment Law and Policy?, Columbia University, Lerner
Hall, Room 555, New York.
82. Phạm Hoàng Mai (2004), FDI and Development in Vietnam: Policy
Implications. Institute of Southeast Asian Studies, Business & Economics
- 171 pages.
83. Scott Loveridge (2000), Introduction to Reginal Science, Regional
Research Institute, Đại học West Virginia.
84. Srijaanee Bhattacharyya, Slaughter and May (2012), Legal Regimes
governing foreign direct investment (FDI) in host countries, Advocates for
International Development.
85. Tian Xu, Amanuel Schiwow (2009), Foreign investment vehicle in
China – overview of the legal Framework, Initial Publication GesKR,
Dike Publishing House, Switzerland.
86. The World Bank (2005), Vietnam Economic report on Industrilization
and Industry Policy, Report made by the World Bank.
87. Theodore H.Moran (1998), Foreign direct investment and
development: The new policy agenda for developing countries and
economies in transition, in Peterson Institute Press: All
Books from Peterson Institute for International Economics.
88. Thomas Anderson (2009), Foreign Direct Investment in the United
States, SURVEY OFCURRENTBUSINESS.
89. UNCTAD (2013), World Investment Report 2013, Global value
chains: Investment and Trade for development, United nation publican.
90. UNDP (2004), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư nước ngoài ở
một số nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
91. Yingqi Wei, V.N Balasubramanyam (2004), Foreign direct
investment: Six country case studies, Edward Elgar Publishing, 1 janv.
2004 - 218 pages.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Vĩnh Phúc
Phụ lục 1.2 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Bắc Ninh
Phụ lục 1.3 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hà Nội
Phụ lục 1.4 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hưng Yên
Phụ lục 1.5 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hải Dương
Phụ lục 1.6 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hải Phòng
Phụ lục 1.7 Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Quảng Ninh
Phụ lục 2
Phiếu điều tra khảo sát lấy ý kiến của doanh nghiệp về
công tác QLNN của Ban Quản lý các KCN thuộc vùng
KTTĐ Bắc bộ Việt Nam
Phụ lục 3
Báo cáo kết quả điều tra khảo sát về việc lấy ý kiến của
doanh nghiệp đánh giá công tác QLNN
Phụ lục 1.1: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Vĩnh Phúc
STT Khu công nghiệp
Số doanh nghiệp
FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 KCN Phúc Yên 0 0
2 KCN Kim Hoa 0 0
3 KCN Bình Xuyên 51 457
4 KCN Bình Xuyên II 18 170
5 KCN Bá Thiện 19 846
6 KCN Bá Thiện II 17 316
7 KCN Sơn Lôi 0 0
8 KCN Nam Bình Xuyên 0 0
9 KCN Thăng Long Vĩnh
Phúc
0 0
10 KCN Khai Quang 69 793
11 KCN Chấn Hưng 0 0
12 KCN Tam Dương I 0 0
13 KCN Tam Dương II-Khu A 0 0
14 KCN Tam Dương II-Khu B 0 0
15 KCN Lập Thạch I 0 0
16 KCN Lập Thạch II 0 0
17 KCN Thái Hòa-Liễn Sơn-
Liễn Hòa
0 0
18 KCN Sông Lô I 0 0
19 KCN Sông Lô II 0 0
Tổng 174 2.582
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, 2018
Phụ lục 1.2: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Bắc Ninh
STT Khu công nghiệp Số dự án FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 KCN Yên Phong 86 10.000
2 KCN Yên Phong II 0 0
3 KCN Gia Bình 0 0
4 KCN Gia Bình II 0 0
5 KCN Quế Võ I 234 1.300
6 KCN Quế Võ II 15 100
7 KCN Quế Võ III 0 0
8 KCN Thuận Thành I 0 0
9 KCN Thuận Thành II
54 250
10 KCN Thuận Thành III
11 KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn 119 600
12 KCN Nam Sơn-Hạp Linh 0 0
13 KCN VN-Singapore 45 950
14 KCN Tiên Sơn 216 1.250
15 KCN Hanaka 6 50
Tổng 775 14.500
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh,2018
Phụ lục 1.3: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hà Nội
STT Khu công nghiệp Số dự án FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 KCN Nội Bài 45 663
2 KCN Hà Nội Đài Tư 47 85
3 KCN Sài Đồng B 17 415
4 KCN Bắc Thăng Long 60 2474,5
5 KCN Nam Thăng Long 2 3,68
6 KCN Thạch Thất-Quốc Oai 45 774,37
7 KCN Phú Nghĩa 40 410,45
8 KCN Quang Minh I 69 1.064
Tổng 325 5.890
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hà Nội,2018
Phụ lục 1.4: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hưng Yên
STT Khu công nghiệp Số dự án FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 KCN Phố Nối A 73 815
2 KCN Dệt may Phố Nối 17 129
3 KCN Thăng Long II 77 1.847
4 KCN Minh Đức 5 8,2
5 KCN Minh Quang 0 0
6 KCN Vĩnh Khúc 0 0
7 KCN Ngọc Long 0 0
8 KCN Yên Mỹ II 0 0
9 KCN sạch Kim Động 0 0
10 KCN Tân Dân 0 0
11 KCN Lý Thường Kiệt 0 0
Tổng 172 2.800
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên, 2018
Phụ lục 1.5: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hải Dương
STT Khu công nghiệp Số dự án FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 KCN Nam Sách 14 340
2
KCN Đại An
65 1.048
KCN Đại An mở rộng
3
KCN Phúc Điền 26 313
KCN Phúc Điền mở rộng 0 0
4
KCN Tân Trường 37 735
KCN Tân Trường mở rộng 0 0
5 KCN Việt Hòa-Kenmark 3 740
6 KCN Lai Vu 3 577
7 KCN Cộng Hòa 0 0
8 KCN Lai Cách 5 38
9 KCN Cẩm Điền-Lương Điền 4 256
10 KCN Phú Thái 36 93
11 KCN Kim Thành 0 0
Tổng 193 4.140
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, 2018
Phụ lục 1.6: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Hải Phòng
STT Khu công nghiệp
Số doanh nghiệp
FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
1 KCN Numora 58 1.100
2 KCN Đình Vũ 30 1.935
3 KCN Tràng Duệ 24 1.805
4 KCN Nam Cầu Kiền 05 2,36
5 KCN Đồ Sơn 26 252
6 KCN VSIP Hải Phòng 27 1.283
7 KCN An Dương 1 175
8 KCN Nam Đình Vũ I 0 0
9 KCN Nam Đình Vũ 2 1 116,8
10 KCN MP Đình Vũ 0 0
Tổng 172 6.669,16
Nguồn: Ban Quản lý các KCN, KKT Hải Phòng, 2018
Phụ lục 1.7: Tổng hợp doanh nghiệp FDI trong KCN tại Quảng Ninh
STT Khu công nghiệp
Số doanh
nghiệp FDI
Vốn đầu tư
(Triệu USD)
I KCN đã có hạ tầng
1 KCN Cái Lân 36 1.600
2 KCN Việt Hưng 6 350
3 KCN Hải Yến 3 50
4 KCN Đông Mai 4 150
5 KCN Cảng biển – Hải Hà 8 180
II KCN đang xây dựng hạ tầng
1 KCN Dịch vụ - Đầm nhà Mạc
III KCN kêu gọi đầu tư
1 KCN Hoành Bồ
2 KCN Đông Triều
3 KCN phụ trợ ngành than
4 KCN Tiên Yên
5 KCN Sông Khoai
Tổng 57 2.330
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Quảng Ninh, 2018
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Ý KIẾN DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KCN THUỘC VÙNG KTTĐ BẮC BỘ
A. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT
Để đồng hành cùng các doanh nghiệp nhằm hướng tới đơn giản hóa thủ
tục hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ các cá nhân, doanh nghiệp.
Kính đề nghị quý Doanh nghiệp/ cá nhân vui lòng cho biết ý kiến của mình
theo nội dung các câu hỏi dưới đây.
Chúng tôi cam kết rằng những thông tin cá nhân mà quý Doanh nghiệp/
Cá nhân cung cấp được hoàn toàn giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của quý Doanh nghiệp/Cá nhân!
LỰA CHỌN ĐỊA PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ
(Doanh nghiệp chỉ lựa chọn một trong số tỉnh/thành phố dưới đây-là
nơi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo)
BQL Hà Nội
BQL Vĩnh Phúc
BQL Bắc Ninh
BQL Hải Dương
BQL Hưng Yên
BQL Hải Phòng
BQL Quảng Ninh
B. THÔNG TIN CHUNG
1. Loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH MTV Công ty Cổ phần Công ty TNHH
2TV trở lên
2. Lĩnh vực hoạt động chính
Điện tử (lắp ráp, chế tạo, gia công...)
May mặc
Dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thương mại)
Chế biến (dược phẩm, thực phẩm..)
3. Nguồn vốn chi phối hoạt động doanh nghiệp
Cá nhân Tổ chức kinh tế
C. KHẢO SÁT Ý KIẾN DOANH NGHIỆP
Câu hỏi 1: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về nơi đón
tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ban Quản lý
các KCN (Đánh dấu X vào 1 ô trống)
1. Tốt 3. Trung bình
2. Khá 4. Kém
Câu hỏi 2: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về thái độ
phục vụ của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa của Ban Quản lý các KCN (Đánh dấu X vào 1 ô trống)
1. Tốt 3. Trung bình
2. Khá 4. Kém
Câu hỏi 3: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về năng lực
chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Quản lý các KCN?
(Đánh dấu X vào 1 ô trống)
1. Tốt 3. Trung bình
2. Khá 4. Kém
Câu hỏi 4: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Quản lý các KCN? (Đánh
dấu X vào 1 ô trống)
1. Tốt 3. Trung bình
2. Khá 4. Kém
Câu hỏi 5: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về thái độ
phục vụ của cán bộ, công chức làm việc tại các bộ phận chuyên môn khác
(phòng QLĐT, QHXD, TNMT,) của Ban Quản lý các KCN (Đánh dấu X
vào 1 ô trống)
1. Tốt 3. Trung bình
2. Khá 4. Kém
Câu hỏi 6: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng
giải quyết thủ tục hành chính tại Ban Quản lý các KCN (Đánh dấu X vào 1 ô
trống)
1. Tốt 3. Trung bình
2. Khá 4. Kém
Câu hỏi 7: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về thời gian
giải quyết thủ tục hành chính tại Ban Quản lý các KCN (Đánh dấu X vào 1 ô
trống)
1. Tất cả TTHC giải quyết đúng
thời gian quy định
3. Một số TTHC giải quyết đúng
thời gian quy định
2. Hầu hết TTHC giải quyết đúng
thời gian quy định
4. Tất cả TTHC giải quyết không
đúng thời gian quy định
Câu hỏi 8: Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng
của trang thông tin điện tử của địa phương (Đánh dấu X vào 1 ô trống)
1. Dễ dàng tìm được thông tin 3. Đáp ứng nhu cầu thông tin của
doanh nghiệp
2. Mất nhiều thời gian để tìm được
thông tin
4. Thông tin trên website chưa
được cập nhật thường xuyên
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ CÔNG TY ĐÃ THAM GIA
KHẢO SÁT!
A. ĐỊA PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ
STT ĐỊA PHƯƠNG
SỐ LƯỢNG
GỬI
SỐ LƯỢNG
NHẬN
TỶ LỆ
1 BQL HÀ NỘI 55 38 69%
2 BQL BÁC NINH 60 45 75%
3 BQL HƯNG YÊN 35 25 71%
4 BQL VĨNH PHÚC 30 27 90%
5 BQL HẢI DƯƠNG 40 32 80%
6 BQL HẢI PHÒNG 35 22 63%
7 BQL QUẢNG NINH 15 11 73%
Tổng 270 200 74%
B. THÔNG TIN CHUNG
STT NỘI DUNG
SỐ
LƯỢNG
PHIẾU
TỶ LỆ
1. Loại hình doanh nghiệp
1 Công ty TNHH MTV 100 50%
2 Công ty TNHH 2TV trở lên 60 30%
3 Công ty Cổ phần 40 20%
Tổng 200 100%
2. Lĩnh vực hoạt động chính
1 Điện tử (lắp ráp, chế tạo, gia công...) 115 57,5%
2 May mặc 25 12,5%
3 Dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thương 35 17,5%
mại)
4 Chế biến (dược phẩm, thực phẩm..) 25 12,5%
Tổng 200 100%
3. Nguồn vốn chi phối
1 Cá nhân 85 42,5%
2 Tổ chức kinh tế 115 57,5%
Tổng 200 100%
C. KHẢO SÁT Ý KIẾN DOANH NGHIỆP
STT Tốt Khá
Trung
bình
Kém
Câu1:
Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết
đánh giá của mình về nơi đón tiếp tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa của Ban Quản lý
các KCN?
85 105 10 0
Tỷ lệ % 42,5% 52,5% 5% 0%
Câu2:
Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết
đánh giá của mình về thái độ phục
vụ của cán bộ, công chức làm việc tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế một cửa của Ban Quản lý
các KCN?
67 125 8 0
Tỷ lệ % 33,5% 62,5% 4% 0
Câu3:
Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết
đánh giá của mình về năng lực
chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công
chức của Ban Quản lý các KCN?
25 120 55 0
Tỷ lệ % 12,5% 60% 27,5% 0
Câu4:
Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết
đánh giá của mình về tinh thần trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức
của Ban Quản lý các KCN?
40 98 62 0
Tỷ lệ % 20% 49% 31% 0
Câu5:
Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết
đánh giá của mình về thái độ phục
vụ của cán bộ, công chức làm việc tại
các bộ phận chuyên môn khác
(phòng QLĐT, QHXD, TNMT,)
của Ban Quản lý các KCN?
51 65 84 0
Tỷ lệ % 25,5% 32,5% 42% 0
Câu6:
Xin Quý đơn vị vui lòng cho biết
đánh giá của mình về chất lượng giải
quyết thủ tục hành chính tại Ban
Quản lý các KCN?
45 89 66 0
Tỷ lệ % 22,5% 44,5% 33% 0
Tất cả
TTHC giải
quyết đúng
thời gian
quy định
Hầu hết
TTHC
giải quyết
đúng thời
gian quy
định
Một số
TTHC
giải quyết
đúng thời
gian quy
định
Tất cả
TTHC
giải quyết
không
đúng thời
gian quy
định
Câu7:
Xin Quý đơn vị vui
lòng cho biết đánh giá
của mình về thời gian
giải quyết thủ tục
hành chính tại Ban
Quản lý các KCN?
20 165 15 0
Tỷ lệ % 10% 82,5% 7,5% 0
Dễ dàng tìm
được thông
tin
Mất
nhiều
thời gian
để tìm
được
thông tin
Đáp ứng
nhu cầu
thông tin
của
doanh
nghiệp
Thông tin
trên
website
chưa
được cập
nhật
thường
xuyên
Câu8:
Xin Quý đơn vị vui
lòng cho biết đánh giá
của mình về chất
12 90 25 73
lượng của trang
thông tin điện tử của
địa phương?
Tỷ lệ % 6% 45% 12,5% 36,5%