Trên thực tế, phần lớn các AMC vẫn chỉ làm cách truyền thống là xử lý tài
sản đảm bảo; không thu hồi đƣợc thì khởi kiện mặc dù thủ tục từ lúc khởi kiện đến
lúc cƣỡng chế ít nhất 2 năm. Nguyên nhân là do mặc dù các AMC đƣợc thành lập
nhƣng thiếu cơ chế hoạt động, chỉ chịu điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp, nên
không đủ cơ sở pháp lý để hoạt động. Môi trƣờng pháp lý của Việt Nam chƣa hỗ
trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can
thiệp của toà án.
Để giải quyết vấn đề này, NHNN phải chỉ đạo và kết hợp với Chính phủ tạo
khung pháp lý riêng cho các AMC cũng nhƣ cơ chế mua, bán nợ rõ ràng, minh
bạch, đồng thời không chồng chéo với nhiệm vụ mua, bán nợ của DATC. Hoạt
động của AMC trong việc giải quyết nợ xấu là khả thi, xuất phát từ điểm mạnh
của AMC nhƣ: là công ty của NHTM nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vốn vay
đối với khách hàng, đặc biệt là các điều kiện liên quan đến tài sản thế chấp trong
mỗi khoản vay đó, khi chuyển nợ xấu cho AMC của ngân hàng, công ty có thể chủ
động, nhanh chóng tìm khách hàng để bán tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng.
199 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do quản trị không hiệu quả. Ngoài ra, các công ty mua,
bán nợ chỉ tập trung mua những khoản nợ không quan trọng, có tác động thúc đẩy
kinh tế, tạo sức lan toả. Theo kinh nghiệm của hầu hết các công ty quản lý tài sản
ở các nƣớc Châu Á nhƣ Inđônesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan, loại hình
công ty này cần đƣợc trao cho một số quyền đặc biệt để hoạt động một cách dễ
dàng nhƣ: đƣợc cắt giảm một số thủ tục pháp lý khi xử lý tài sản đảm bảo, không
cần xin ý kiến của bên đi vay trƣớc khi ký kiểm nghiệm mua, bán khoản vay...
Hoạt động của công ty mua, bán nợ quốc gia chỉ thực sự hiệu quả, nghĩa là nợ
đƣợc xử lý triệt để, tránh hiện tƣợng chỉ “đảo nợ” giữa ngân hàng và công ty mua,
bán nợ, khi có các cơ chế pháp lý để tài sản đảm bảo dễ dàng thanh khoản.
Do tính phức tạp của các khoản nợ xấu trong ngân hàng, trong bối cảnh áp
lực xã hội rất lớn về vấn đề giải trình thì vấn đề đặt ra là thành lập công ty mua,
bán nợ trực thuộc NHNN hay Công ty mua, bán nợ quốc gia (AMC) phải đủ
quyền lực, đƣợc hỗ trợ bởi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này, với những bƣớc đi
hợp lý, với sự phát triển của thị trƣờng mua, bán nợ Việt Nam.
168
Để VAMC hoạt động thực sự hiệu quả, cần chú trọng vào một số giải pháp sau:
- VAMC cần đƣợc giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực của VAMC cần
đƣợc giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời hạn cụ thể để
giúp xử lý các khoản nợ xấu đang ở mức cao. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng VAMC
là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lƣu giữ nợ xấu của hệ thống
tài chính.
- Phát triển khung pháp lý cho thị trƣờng mua - bán và xử lý tài sản xấu. Để
VAMC dễ dàng thu hồi các khoản nợ đã mua, cần xây dựng và phát triển khung
pháp lý sẵn sàng cho một thị trƣờng mua - bán và xử lý tài sản xấu. Điều này giúp
tránh trƣờng hợp khi cần áp dụng một chính sách xử lý nợ nào đó thì lại gặp phải
những cản trở về pháp lý trong thực thi.
- Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN.
Do nợ xấu của ngân hàng và nợ xấu của doanh nghiệp là hai mặt của đồng tiền.
Do vậy, VAMC ra đời để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, thì đồng thời
cũng có thể giải quyết đƣợc vấn đề nợ xấu của các DNNN.
4.4.1.2. Xây dựng cơ chế xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế
Nhằm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu một cách triệt để, hiệu quả, các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền cần xây dựng các cơ chế, chính sách mới nhằm tạo ra
hành lang pháp lý thông thoáng.
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế với tài sản đảm bảo tiền vay.
Do quá trình xử lý tài sản đảm bảo rất dễ xảy ra các tranh chấp, bất đồng về
lợi ích giữa các bên liên quan đến tài sản đảm bảo nên cần phải thiết lập một hệ
thống pháp luật về giao dịch bảo đảm, trong đó có qui định về xử lý tài sản bảo
đảm thực sự đồng bộ, hoàn thiện.
Hoàn thiện các qui định về các giao dịch đảm bảo tiền vay, trong đó có qui
định rõ ràng về định giá tài sản đảm bảo là BĐS theo hƣớng tự thỏa thuận theo giá
thị trƣờng.
Xây dựng tiền đề chuẩn bị cho bƣớc phát triển tiếp theo là tài chính hóa các
giao dịch trên thị trƣờng, phát triển thị trƣờng tài chính BĐS. Để làm đƣợc điều
này cần phải coi hoạt động thế chấp của ngân hàng là một bộ phận của thị trƣờng
tài chính chứ không chỉ đơn thuần là của hoạt động cho vay tín dụng.
169
Một loại tài sản đảm bảo đang khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là bất
động sản. Vƣớng mắc nằm ở chỗ thủ tục phát mại BĐS thế chấp hiện lên đến 3- 4
năm, quá chậm trễ để xử lý nợ xấu. Thủ tục về phát mại cũng nhƣ chuyển nhƣợng
quyền sử dụng đất cần đƣợc rút ngắn theo cơ chế một cửa để giúp đỡ ngân hàng
và công ty mua, bán nợ thanh lý tài sản, thu hồi vốn. Để đồng bộ trong việc xử lý
tài sản đảm bảo là BĐS cần sự hỗ trợ chế định trên nhiều khía cạnh. Luật Đất đai
thiết yếu phải đƣợc sửa đổi nhằm quản lý và qui hoạch hiệu quả. Quyền sở hữu và
sử dụng đối với đối tƣợng đảm bảo là đất đai chƣa đủ giấy tờ cần có văn bản qui
định rõ ràng, tạo điều kiện cho ngân hàng nhận đảm bảo, đồng thời phải tránh hiện
tƣợng lợi dụng kẽ hở dùng đất không chính chủ để vay nợ.
Chồng chéo trong xử lý tài sản đảm bảo cũng làm chậm tiến độ xử lý nợ
xấu của NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Nhƣ trƣờng hợp
tài sản đảm bảo bị đƣa ra tranh chấp ở Toà án, thủ tục giải quyết kéo dài làm cho
ngân hàngkhó thu lại đƣợc tài sản đảm bảo hoặc khi thu đƣợc thì giá trị bị giảm đi
đáng kể. Cần sửa đổi các qui định cụ thể giảm trong trƣờng hợp này, đồng thời
giải quyết tài sản đảm bảo cần linh hoạt, tránh hình sự hoá.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phân loại nợ xấu.
Do có sự khác nhau trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS) nên việc phân loại nợ xấu và công bố các thông tin và
nợ xấu của các NHTM còn chƣa chính xác và thống nhất. Gần đây nhất, NHNN
đã ban hành Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 qui định về phân loại
tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nƣớc ngoài. Do vậy, cần nhanh chóng hơn nữa trong việc xây dựng các bộ
qui chế mới về phân loại nợ xấu theo chuẩn quốc tế. Làm đƣợc điều này thì nợ xấu
NHTM mới đƣợc nhận định một cách cụ thể, rõ ràng, trung thực nhất để có hƣớng
giải quyết phù hợp.
Thứ ba, hoàn thiện, cơ chế chính sách cho doanh nghiệp.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, NHNN cần có chính sách lãi suất phù hợp. Lãi
suất cơ bản do NHNN công bố tháng 1/2013 là 9%/năm. Đây là nỗ lực của NHNN
trong việc giảm trần lãi suất. Tuy nhiên, hiện tại doanh nghiệp vẫn đang phải đi
170
vay với lãi suất thực lớn hơn rất nhiều. Việc khống chế hai đầu lãi suất nhƣ hiện
nay đang hƣớng vào các ngân hàng lớn thông qua cho vay tái cấp vốn ƣu đãi để tái
cơ cấu lại. Đây là giải pháp nhằm giúp cho hệ thống NHTM ngăn ngừa nợ xấu, từ
đó phát triển bền vững. NHNN nên tiến tới thả nổi lãi suất, để cạnh tranh các ngân
hàng buộc phải giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Có thể việc tự do hoá
lãi suất theo sự điều chỉnh của thị trƣờng sẽ làm cho lãi suất tăng lên trong ngắn
hạn nhằm điều chỉnh lại mức kiềm chế trƣớc đây nhƣng sau đó sẽ tự động điều
chỉnh về mức cân bằng cung cấu. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc vay
vốn cũng nhƣ trả nợ, nhằm tránh hình thành các khoản vay mất thanh khoản.
Tiến độ tái cấu trúc và sắp xếp lại DNNN cần đƣợc đẩy mạnh để giải quyết
các khoản nợ xấu tồn đọng tại các NHTM. Trƣớc hết, Ban chỉ đạo đổi mới và phát
triển DNNN cần chỉnh sửa, bổ sung các qui định cụ thể buộc quá trình cổ phần
hoá nhanh chóng tiến hành triệt để, phê duyệt các phƣơng án tái cấu trúc và sắp
xếp lại do các DNNN soạn thảo.
Thứ tư, tái cấu trúc hệ thống NHTM.
Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa để thực hiện Đề án tái cấu trúc các tổ
chức tín dụng, trong đó thúc đẩy các NHTM và NHNN cổ phần hoá, tăng cƣờng
năng lực quản trị, nghiệp vụ hiện tại và năng lực tài chính của các NHTM để trở
thành nòng cốt cho toàn hệ thống. Các NHTM cổ phần yếu kém cần đƣợc thúc đẩy
giải thể, sáp nhập, hợp nhất với nhau.
Để nâng cao năng lực tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam cũng nhƣ các
NHTM nhà nƣớc khác giảm bớt nợ xấu, nhà nƣớc cần cung cấp vốn cho các
NHTM này để đảm bảo mức an toàn vốn tối thiểu là 8% - tƣơng đƣơng với các
NHTM trong khu vực. Những năm gần đây, nhà nƣớc đã cung cấp thêm vốn chủ
yếu thông qua hình thức cấp trái phiếu chính phủ không chuyển đổi - một công cụ
thanh khoản rất kém, do đó không tăng khả năng thanh khoản cho NH. Chính phủ
nên tăng vốn cho NHNo&PTNT Việt Nam bằng nguồn tái cấp vốn hoặc cho phép
NHNo&PTNT Việt Nam phát hành trái phiếu đặc biệt và phƣơng thức bán cổ
phần ƣu đãi. Trong tất cả các phƣơng thức để tăng cƣờng năng lực tài chính này,
việc cơ cấu và xử lý cần đƣợc đặt vào nhiệm vụ trọng tâm.
171
NHNN nên có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập
làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của
nhiều nƣớc trong khu vực cho thấy, có thể cho phép thành lập các tổ chức định
mức tín dụng không do nhà nƣớc quản lý, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả
xếp hạng.
Hiện tại mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) thuộc
NHNN là tổ chức công duy nhất đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp thƣờng niên.
Mặc dù CIC là tổ chức thuộc NHNN, thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín
dụng cho các NHTM, TCTD khác và doanh nghiệp có thu phí. Tuy nhiên, thông
tin mà CIC cung cấp thƣờng chƣa đƣợc cập nhật và mức độ chuẩn xác chƣa cao,
chủ yếu là các thông tin tài chính. Do đó, để hỗ trợ CIC phải có một cơ chế phân
định trách nhiệm rõ ràng, cũng với chế tài xử phạt cả về mặt hành chính và tài
chính để đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Hoạt động của thị trƣờng tiền tệ cần đƣợc đẩy mạnh, phát triển thị trƣờng
chứng khoán và các tài sản có tính thanh khoản cao khác nhằm tạo ra sự linh hoạt
cho toàn thị trƣờng, từ đó giảm bớt khối lƣợng nợ xấu trong tƣơng lai.
Cải cách ngân hàng cần đƣợc gắn với cải cách toàn diện nền kinh tế. Tái
cấu trúc hệ thống NHTM cần đƣợc thực hiện song song với đổi mới cơ chế quản
lý vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý nhà nƣớc và tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm tạo
ra hiệu ứng đổi mới đồng bộ cho toàn bộ nền kinh tế.
Thứ năm, hạn chế sở hữu chéo, góp phần giảm thiểu nợ xấu của NHTM.
Một là, khống chế tỷ lệ sở hữu chéo. Giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong
hệ thống ngân hàng là một trong những vấn đề chính mà quá trình tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng hƣớng tới. Mặc dù, Chính phủ và NHNN đã đƣa ra qui định hạn
chế tỷ lệ sở hữu giữa các ngân hàng với nhau cũng nhƣ yếu cầu các tập đoàn nhà
nƣớc phải thoát vốn khỏi các tổ chức tài chính. Luật các tổ chức tín dụng hiện
hành có qui định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần (cổ đông cá nhân không quá 5%
vốn điều lệ tổ chức tín dụng, cổ đông tổ chức không quá 15%). Tuy nhiên, mối
quan hệ giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp tƣ nhân vẫn còn nhiều khoảng
trống cần đƣợc xem xét. Một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể ảnh hƣởng rất
172
lớn đến các hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thông qua các công ty con của
mình. Việc khống chế tỷ lệ sở hữu chéo tại các tổ chức tài chính, tín dụng bởi cá
nhân cũng nhƣ doanh nghiệp cần phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp này.
Trƣớc mắt, thách thức của Việt Nam trong thời gian tới vẫn là tìm lời giải cho bài
toán giải quyết vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn trong hệ thống các tổ chức tín dụng để
ổn định thanh khoản toàn hệ thống. Theo đó, để thực hiện việc làm sạch các khoản
nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống các tổ chức tín dụng, rõ ràng Việt Nam cần
phải có một dòng vốn “sạch” tƣơng đối lớn từ bên ngoài bơm vào. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để “thu hút” đƣợc dòng vốn ấy.
Hai là, xem xét tăng room cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các NH Việt
Nam. Chúng ta có thể cân nhắc tới việc tăng room cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
vào các ngân hàng Việt Nam, bởi các ngân hàng bao gồm các ngân hàng trên thế
giới đều có nhu cầu vốn lớn hơn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel III. Với tiềm lực
tài chính tăng thêm, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cũng vì thế tăng lên
đáng kể nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã và đang và sẽ còn tiếp tục trong
tình trạng suy thoái, khủng hoảng.
Ngoài ra, sự tham gia của một ngân hàng nƣớc ngoài vào ngân hàng Việt
Nam và tăng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng nƣớc ngoài có thể giúp giảm tỷ lệ sở hữu
chéo giữa các ngân hàng trong nƣớc. Hơn nữa, khi tỷ lệ sở hữu tăng lên, đạt tới
một mức độ đủ lớn nhất định, ngân hàng ngoại có vai trò lớn hơn, có thể đóng góp
nhiều hơn trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển và kể cả xử lý nợ xấu của
ngân hàng nội. Các ngân hàng ngoại vừa có kinh nghiệm, kỹ năng đánh giá nợ xấu
của ngân hàng, vừa có nguồn vốn để có thể tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu.
Ba là, tăng cƣờng vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng cũng tạo điều kiện để cho các doanh
nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay đƣợc vốn từ ngân hàng kia. Từ
đó, rất có thể dẫn đến việc các ngân hàng thƣơng mại sẽ tiến hành thẩm định vốn
vay thiếu thận trọng. Nếu điều này xảy ra, đây có thể coi là một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt
Nam hiện nay đang ở mức cao. Cần phải thừa nhận rằng, có sở hữu chéo vì trƣớc
đây pháp luật không cấm một ngân hàng hoặc một cổ đông sở hữu cổ phần của
173
nhiều ngân hàng khác nhau. Do đó, có hiện tƣợng cổ đông của các ngân hàng lập
ra công ty con vay tiền của chính ngân hàng đó để đầu tƣ sang ngân hàng khác, tạo
thành một chuỗi sở hữu nhằng nhịt, tạo ra mạng lƣới sở hữu chéo giữa các ngân
hàng, làm tăng nguy cơ rủi ro hệ thống.
Vì thế, NHNN cần tăng cƣờng vai trò thanh tra giám sát, đánh giá sát thực
trạng tài chính cũng nhƣ thực trạng cổ đông ngân hàng để làm rõ việc sở hữu chéo
ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN nên sớm ban hành các qui định pháp luật liên
quan đến vấn đề sở hữu chéo để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, minh
bạch hơn.
Thứ sáu, phát triển thị trường mua, bán nợ.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua, bán nợ chính là một trong
những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý đƣợc nợ xấu sẽ
ổn định tài chính trong nƣớc và nâng cao sức cạnh tranh cho các định chế tài
chính. Nhiều nhà quản lý cho rằng nếu không có thị trƣờng mua - bán nợ thì Công
ty quản lý nợ và khai thác tài sản quốc gia sẽ trở thành độc quyền. Do đó, sẽ dẫn
đến hàng loạt các vấn đề về tính minh bạch, về lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động,
tiêu cực...
Việc phát triển thị trƣờng mua - bán nợ là hƣớng đi tích cực vì nợ xấu cũng
là một “hàng hoá”, đây là cách thức để tạo ra một hạ tầng trong xã hội để có điều
kiện ứng phó với khủng hoảng nợ xấu trong tƣơng lai. Để phát triển thị trƣờng
mua - bán nợ, có hai cấp độ thị trƣờng, sơ cấp và thứ cấp: Sơ cấp là trực tiếp giao
dịch giữa một bên là NHTM với các tổ chức xử lý nợ; thứ cấp là mua - bán giữa
các nhà đầu tƣ với nhau trên thị trƣờng thứ cấp. Hai phạm trù khác nhau và cơ chế
chính sách để thúc đẩy thị trƣờng đó cũng khác nhau.
Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam nên kết hợp mô hình xử lý nợ xấu tập trung
và phát triển thị trƣờng mua - bán nợ để làm sao xã hội hoá nguồn cầu trong đầu
tƣ nợ xấu của Việt Nam. Nhà nƣớc cũng cần có cơ chế “cây gậy và củ cà rốt” để
phát triển thị trƣờng mua - bán nợ sơ cấp. Bởi nếu không có chế tài của NHNN để
ép các TCTD phải có trách nhiệm hơn trong xử lý nợ xấu, họ vẫn để nợ xấu từ từ
xử lý. NHNN có thể đƣa ra qui định trong vòng bao nhiêu năm đó, nếu NHTM
không giảm đƣợc tỷ lệ nợ xấu thì không đƣợc mở rộng hoạt động, yêu cầu trích
174
lập dự phòng trên 100%.Thực tế có những quốc gia trên thế giới yêu cầu trích lập
dự phòng 150% - 250%.
Để thị trƣờng mua - bán nợ hình thành tại tại Việt Nam, cần phát triển các
công ty chuyên mua - bán nợ và tài sản tồn đọng của các thành phần kinh tế. Tiếp
đó, phải có hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách vĩ mô tạo hành lang cho thị
trƣờng vận hành trôi chảy nhƣ những thị trƣờng khác.
Thứ bảy, tìm sự an toàn cho tăng trưởng tín dụng.
Về nguyên tắc để xử lý nợ xấu có hai cách: (i) tăng dƣ nợ tín dụng mới sẽ
giúp giảm tỷ lệ nợ xấu; (ii) giảm qui mô nợ xấu. Vì vậy, song song với các biện
pháp nhằm giảm qui mô nợ xấu thì NHNo&PTNT Việt Nam nên áp dụng các giải
pháp nhằm tăng trƣởng tín dụng.
- Cần có bƣớc đột phá cho tăng trƣởng tín dụng nông nghiệp nông thôn.
Thực tế cho thấy, tiềm năng và vai trò của nông nghiệp là rất to lớn, cả hiện tại và
tƣơng lai. Mở rộng qui mô, đa dạng hóa các kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho
nông nghiệp và điều kiện và là cơ hội mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, doanh nghiệp và ngân hàng, cũng nhƣ cho phát triển kinh tế - xã hội đất
nƣớc theo yêu cầu phát triển bền vững.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và xây dựng, quản lý ổn định các qui hoạch kinh
doanh vùng nông nghiệp chuyên canh theo mô hình công nghiệp. Với các qui
hoạch có chất lƣợng khoa học và cơ sở pháp lý cao, cần tiếp tục rà soát và hoàn
thiện các luật chuyên ngành có liên quan nhƣ Luật Đất đai nhằm tạo cơ sở pháp lý
cần thiết hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dồn điền - đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu kinh
doanh, hình thành những cánh đồng mẫu lớn, giá trị gia tăng cao theo mô hình
kinh doanh tiên tiến, có sự kết hợp từ đầu vào chặt chẽ, trong đó có NHTM. Đây
là điều kiện hàng đầu để mở rộng đối tƣợng cho vay không chỉ sản xuất, mà còn
cả đối tƣợng chế biến, tiêu thụ, phát triển cho vay theo các chuỗi cung ứng và liên
kết sản xuất - tiêu thụ trọn gói; đồng thời, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp và kinh
tế nông thôn, cũng nhƣ kinh tế cả nƣớc.
Chính quyền địa phƣơng các cấp, các ngành thực hiện công tác qui hoạch
phát triển các vùng, tiểu vùng chuyên canh, thâm canh nông nghiệp; tăng cƣờng
các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, khuyến nông,
175
khuyến lâm, về kinh tế nông thôn, về thông tin thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, hàng hóa làm ra. Thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; lựa chọn những sản phẩm
chủ lực của Việt Nam, có thị trƣờng tiêu thụ và có thể tổ chức theo chuỗi giá trị;
cho vay tín dụng phải bám sát với tổ chức lại sản xuất thì mới hiệu quả. Trong
chính sách tín dụng, ngoài các chính sách chung thì nên có những chƣơng trình
riêng cho những sản phẩm chủ lực. Ví dụ nhƣ cá tra, lúa, gạo, cà phê, với mỗi
đối tƣợng nhƣ vậy có cách khác nhau trong quá trình sản xuất cũng nhƣ thị
trƣờng thì cần phải có chính sách riêng về tín dụng cho phù hợp. Trong thời gian
tới, NHNo&PTNT Việt Nam nên gia tăng vốn đầu tƣ cho các dự án phát triển
kinh doanh có sự cộng tác và điều phối đa ngành trong các hợp tác xã hoặc cụm
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng. Song song đó các địa phƣơng cũng
có thể nghiên cứu phát triển mô hình hợp tác xã với các tập đoàn, tổng công ty
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để cung ứng vốn, các dịch vụ
ngân hàng cho nông dân, cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hƣớng khép kín, gia tăng đồng bộ chuỗi giá trị trong nông nghiệp từ khâu sản
xuất, gieo trồng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm tín
dụng và bảo hiểm nông nghiệp.
Trƣớc hết, cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn để ngƣời dân không phải mất
thời gian đi làm lại các thủ tục tín dụng. Nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt điều kiện
cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp; cải thiện điều kiện tiếp cận
vốn, kể cả điều kiện về tài sản thế chấp.
Đặc biệt, cần đa dạng hóa đối tƣợng và gói dịch vụ tín dụng nông nghiệp
theo hƣớng mở rộng cho vay theo niên vụ cây trồng, cho vay theo hạn mức tín
dụng, cho vay tiêu dùng đối với hộ nông dân; chủ động điều chỉnh qui định để cơ
chế tín dụng nông nghiệp lan tỏa đến hộ nông dân ở khu vực giáp ranh ven đô thị.
NHNN phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tƣ pháp
cần nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi những bất cập trong chính sách tín
dụng nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và lãi suất hợp lý với các tổ
chức tín dụng nhƣ NHNo&PTNT Việt Nam để giúp hộ nông dân, các thành phần
176
kinh tế hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận đƣợc nguồn vốn
với chi phí hợp lý.
- Phát triển mạnh hệ thống thông tin đăng ký giao dịch và mở rộng cho vay
thông qua các hội.
Để giảm bớt rủi ro cho vay tín dụng, NHNN cần phát triển mạnh hệ thống
thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm toàn quốc, tránh việc nhiều tổ chức tín dụng
cho vay cùng một hộ vƣợt quá khả năng trả nợ, gây rủi ro cho hộ đó và cho ngân
hàng; đồng thời tăng kiểm soát đối với việc sử dụng vốn vay sai mục đích.
Mở rộng cho vay thông qua các cấp hội nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ...vì
ngân hàng không thể bao quát đƣợc hết địa bàn. Hội các cấp trên địa bàn cần xây
dựng kế hoạch thực hiện các công đoạn ủy thác vốn vay và giám sát sử dụng
nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, có cán bộ chuyên trách hoạt động
ủy thác, mở sổ sách để quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn.
4.4.2. Nhóm giải pháp từ Ngân hàng Nhà nƣớc
4.4.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thể chế tài
chính nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng.
Trƣớc hết, NHNN cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết
hệ thống ngân hàng hiện tại. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam, cần có các điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn
đang khuyết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý để các NHTM có thể
chủ động, linh hoạt hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, song vẫn
đảm bảo các yêu cầu cẩn trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn
định vĩ mô và hỗ trợ phát triển kinh tế. Vấn đề nới lỏng, điều tiết cần phải đi đôi
với phát triển các tiêu chí an toàn, hệ thống giám sát hiệu quả và các chế tài xử lý
phù hợp. Hoàn thiện các chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết đƣợc lợi ích với
rủi ro ở mức nhất định, trong khi vẫn duy trì đƣợc sự ổn định của hệ thống ở mức
cho phép.
(i) NHNN sớm nghiên cứu ban hành văn bản bổ sung, sửa đổi và thay thế các
qui định hiện hành về trích lập dự phòng và quản lý rủi ro tín dụng theo hƣớng:
- Áp dụng tính dự phòng rủi ro theo phƣơng pháp chiết khấu đồng tiền. Cần có
qui định khuyến khích các TCTD áp dụng tính dự phòng rủi ro theo phƣơng pháp
177
chiết khấu dòng tiền cho mục đích quản trị nội bộ và theo dõi song song với phƣơng
pháp tính tỷ lệ cố định nhƣ hiện nay. Đồng thời, về lâu dài, nên áp dụng phƣơng pháp
chiết khấu dòng tiền theo thông lệ quốc tế đƣợc qui định tại chuẩn mực kế toán quốc
tế 39 (IAS 39). Theo đó, mức trích lập dự phòng đƣợc tính nhƣ sau:
Giá trị dự phòng = Giá trị khoản đầu tƣ ban đầu - Giá trị có thể thu hồi
ƣớc tính.
Trong đó: Giá trị có thể thu hồi ƣớc tính là giá trị thu hồi đƣợc qui đổi về
hiện giá tại thời điểm trích lập dự phòng theo công thức:
Giá trị thu hồi có thể ƣớc tính (hiện tại) = Giá trị thu hồi ở năm thứ n x
[1/1+lãi suất năm n].
- Qui định lại tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với nhóm 1 và nhóm 5.
Cần phải qui định một mức dự phòng lớn hơn 0% đối với các khoản nợ
nhóm 1 và hơn mức 100% đối với các khoản nợ nhóm 5, có nhƣ vậy mới đảm bảo
xử lý các tổn thất có thể xảy ra.
(ii) Bỏ qui định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo để xác định giá
trị khấu trừ.
Việc qui định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo để xác định giá
trị khấu trừ là không cần thiết. Thiết nghĩ, thay vì qui định tỷ lệ khấu trừ tối đa,
NHNN nên qui định các qui tắc xác định giá thị trƣờng của tài sản đảm bảo nhằm
đảm bảo việc định giá đƣợc chính xác và thuận tiện.
4.4.2.2. Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm
thông tin tín dụng (CIC)
Một trong những bộ phận đƣợc các NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin
tín dụng (CIC). Một trong những điều kiện cần thiết để quản trị rủi ro tốt là hệ
thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Thông tin kinh tế không chỉ là
một yếu tố cần thiết mà còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động và sự an toàn
của hệ thống ngân hàng. Thông tin không chính xác hay bị “bóp méo” sẽ gây khó
khăn rất nhiều cho hoạt động quản lý, điều tiết và giám sát của NHNN cũng nhƣ
hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chất lƣợng thông tin càng cao thì rủi ro
trong kinh doanh tín dụng của các NHTM càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt
động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết nhƣ thông tin tín dụng phải
178
bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các tổ chức,
phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lƣu ý các NHTM. Bên
cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị, thiết lập hệ
thống sao cho việc thu thập cũng nhƣ cung cấp thông tin tín dụng đƣợc thông suốt,
kịp thời.
Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm
công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin nhƣ khai
thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu
thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đƣa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp
thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các NHTM tham khảo.
Hiện nay, các ngân hàng chƣa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do
muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có
những biện pháp thích hợp để các NHTM nhận thức đúng đắn về quyền lợi và
nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có các biện pháp khuyến
khích và đi dần đến các quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin
đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông
tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với
những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng nhƣ: báo cáo thiếu,
báo cáo thông tin sai lệch. NHNN có các biện pháp khuyến khích ngân hàng sử
dụng thông tin tín dụng từ CIC nhƣ là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình
thẩm định cho vay.
4.4.2.3. Ngân hàng Nhà nước phải nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
Nâng cao vai trò định hƣớng trong quản lý và tƣ vấn cho các NHTM thông
qua việc thƣờng xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trƣờng, đƣa ra các nhận
định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt
động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hƣớng trong việc hoạch
định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa
phòng ngừa đƣợc rủi ro.
4.4.2.4. Ngân hàng nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát
Thanh tra NHNN, NHNN các chi nhánh tỉnh, thành phố, Trung tâm thông
tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các tổ
179
chức tín dụng, đồng thời có biện pháp xử lý kięn quyết, kịp thời đối với những
đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.
Chƣơng trình thanh tra cần đƣợc xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin
đƣợc thu thập cần phân tích kỹ lƣỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh
tra nên đƣợc cải tiến sao cho chƣơng trình thanh tra đảm bảo kiểm soát đƣợc
NHTM, thể hiện đƣợc vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa nợ xấu và
không gây ảnh hƣởng đến hoạt động của NHTM.
Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra giám sát có trình độ cao về nghiệp vụ
ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, đƣợc cập nhật thông tin
về chính sách, pháp luật, thị trƣờng để thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt
động của các NHTM. Mặt khác, có thể đƣa ra nhận định, kết luận giúp NHTM
nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng phƣơng án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ
thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi
trƣờng hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.
Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội
dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến
tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng
thông tin trực tuyến với các ngân hàng thƣơng mại.
180
KẾT LUẬN
Nợ xấu tồn tại trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại là tất
yếu. Tuy nhiên, khi nợ xấu ở mức cao sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với các
ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động quản lý nợ xấu
đối với ngân hàng thƣơng mại nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam nói riêng là vấn đề thời sự và không kém phần phức tạp.
Qua nghiên cứu đề tài về quản lý nợ xấu đối với NHNo&PTNT Việt Nam, luận
án đã đạt đƣợc các kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nợ
xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại. Luận án đã chỉ ra nội dung quản lý
nợ xấu bao gồm: nhận diện, đo lƣờng, ngừa ngừa và xử lý nợ xấu. Đó là cơ sở lý luận
cho việc đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nợ xấu ở chƣơng 3.
Thứ hai, luận án đã tham khảo kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng
thƣơng mại ở các nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra bài học quí báu cho NHNo&PTNT Việt
Nam nhƣ: cần áp dụng những biện pháp tổng thể xử lý nợ xấu trong khuôn khổ chung về
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và rộng hơn là tái cấu trúc nền kinh tế; Xây dựng các qui
chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị tài
sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Thứ ba, luận án đã đánh giá thực trạng nợ xấu, quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2014, trên có sở đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế
và nguyên nhân. Việc đánh giá đƣợc xem xét dựa trên nghiên cứu thực trạng về nhận biết và
phân loại nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam; đo lƣờng nợ xấu của NHNo&PTNT Việt
Nam; thực trạng ngăn ngừa và xử lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam
Thứ tư, luận án đã đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu của
NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020, bao gồm: Hoàn thiện việc nhận diện,
đánh giá, phân loại nợ xấu; Hoàn thiện chiến lƣợc và mô hình quản trị rủi ro tín dụng,tổ chức
lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng; Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân
hàng; Nâng cao sức mạnh tài chính; Đổi mới công nghệ ngân hàng; Nâng cao chất lƣợng đội
ngũ cán bộ; Chú trọng tăng trƣởng tín dụng bền vững và các giải pháp điều kiện và hỗ trợ...
Với những đóng góp trên, luận án mong muốn đƣợc góp phần vào việc thực
hiện thành công quá trình quản lý nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và
NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, rộng và
nhạy cảm. Vì vậy, mặc dù tác giả đã rất cố gắng song do luận án không tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các
nhà khoa học, các chuyên gia và bạn đọc để luận án đƣợc hoàn thiện hơn.
181
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Cúc (2013), "Nợ xấu đƣợc giấu kỹ", Tạp chí Tài chính và đầu
tư, (98), tr.19-20.
2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), "Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động quản lý
nợ xấu ở các Ngân hàng Thƣơng mại", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán,
(11), tr.48-49.
3. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc và Thái
Lan trong khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997", Tạp chí Kinh tế và dự báo,
(02), tr.42-45.
4. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), "Xử lý nợ xấu năm 2015: thách thức từ con số 3%",
Tạp chí Thuế nhà nước, số 5 (519), tr.18-19.
5. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015),Nợ xấu ngân hàng: Góc nhìn từ Ngân hàng
Agribank", Tạp chí Tài chính, Kỳ 2(613), tr.32-34.
182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải An (2013), "Điều hành tỷ giá đồng Việt Nam đáp ứng yêu cầu ổn định
và tăng trƣởng kinh tế", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (419), tháng 4.
2. Hà Thị Mai Anh (2012), "Chất lƣợng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam", Tạp chí NCTCKT, số 9 (110), tr.15-19.
3. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Quản lý nợ xấu trong tái cấu trúc
doanh nghiệp nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2012.
5. Đào Ngọc Chuyền, Phạm Thị Ngát (2010), "Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của
ngân hàng thƣơng mại", Tạp chí Ngân hàng, (18), tháng 9, tr.49-52.
6. Hạ Thị Thiều Dao, "Quản trị công ty trong các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt
Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
7. Hạ Thị Thiều Dao (2011), "Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng", Tạp chí Tài
chính, (6), tr.48-50.
8. Hạ Thị Thiều Dao (2013), "Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế
vĩ mô Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (7), tháng 4.
9. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín
dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Hà Nội.
10. Tô Ánh Dƣơng (2013), "Hệ thống ngân hàng Việt Nam: những vấn đề đặt ra trong
bối cảnh tái cơ cấu", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (418), tháng 3.
11. Đỗ Văn Độ, Đặng Ngọc Đức, "Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thƣơng mại góp phần phát triển bền vững thị trƣờng tiền tệ liên
ngân hàng Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
12. Đặng Ngọc Đức, "Tiếp tục đổi mới hoạt động của ngân hàng nhà nƣớc nhằm phát
triển bền vững các ngân hàng thƣơng mại", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
13. Trần Việt Hà (2011), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.
14. Đinh Xuân Hạng (2012), "Hoàn thiện chính sách tài chính - tiền tệ nhằm phát
triển bền vững các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu
Tài chính kế toán, số 10 (111), tr.5-9.
183
15. Đỗ Thị Kim Hảo (2012), "Tín dụng cho bất động sản ở Việt Nam - khái quát và
một số đề xuất chính sách", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (409), tháng 6.
16. Đỗ Thị Kim Hảo (2013), "Đánh giá nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả tín dụng ngân
hàng đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh
tế, (421), tháng 6.
17. Quách Mạnh Hào (2013), "Thực trạng bài toán nợ xấu", Tạp chí Kinh tế Phát
triển, (194), tháng 8, tr.17-21.
18. Hội Luật gia ngành thƣơng mại quốc tế (AJAI), Nợ xấu: tình trạng và triển vọng
pháp lý, Kỷ yếu hội thảo khoa học tháng 5/2015.
19. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng.
20. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế
và các chiến lược tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng, Kỷ yếu hội thảo khoa
học năm 2011.
21. Nguyễn Văn Hiệu (2012), "Bàn về chính sách lãi suất thực dƣơng trong điều kiện
hiện nay", Tạp chí Ngân hàng, (4), tháng 2, tr.16-20.
22. Ngô Xuân Hoàng (2013), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập", Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, (420), tháng 5.
23. Phạm Hữu Hùng (2012), "Giải quyết hàng tồn kho - Nợ xấu, vấn đề cấp bách của
nền kinh tế", Thị trường Tài chính tiền tệ, (18), tháng 9, tr.26-28.
24. Nguyễn Đắc Hƣng (2012), "Phân tích nguyên nhân để có giải pháp phù hợp cơ
cấu lại hệ thống ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay",
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (405), tháng 2.
25. Nguyễn Việt Hƣng, Lê Thị Thúy (2013), "Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay nhằm
giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại", Tạp chí Ngân hàng, (1),
tháng 1.
26. Đinh Thu Hƣơng, Vũ Thị Thanh Thuỷ (2014), "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam", Tạp
chí Ngân hàng, (7), tháng 4, tr.26-30.
184
27. Đinh Thu Hƣơng, Phạm Đăng Lƣu (2014), "Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín
dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
hội nhập quốc tế", Tạp chí ngân hàng, (5), tháng 3, tr.24-26.
28. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, "Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
29. Trịnh Thanh Huyền (2011), "Cuộc đua lãi suất ngân hàng năm 2011 và những hệ
luỵ", Tạp chí Tài chính, (6), tr.45-47.
30. Lã Thị Lâm (2013), "Kiểm soát nội bộ tăng cƣờng độ an toàn tại các Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 02 (115),
tr.46-47.
31. Nguyễn Văn Lâm (2012), "Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất ở nƣớc ta trong
giai đoạn hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (412), tháng 9.
32. Nguyễn Thị Phƣơng Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
33. Trịnh Thị Phan Lan (2013), "Ảnh hƣởng của rủi ro tới báo cáo tài chính: Bài học
từ các doanh nghiệp thủy sản", Tạp chí Ngân hàng, (7), tháng 4.
34. Đặng Hoàng Linh (2013), "Hội nhập quốc tế và các rủi ro hệ thống trong lĩnh vực
ngân hàng - Kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (15), tháng 8.
35. Nguyễn Đình Luận, "Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nƣớc", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
36. Nguyễn Hữu Mạnh (2013), "Nợ xấu và mục tiêu tăng trƣởng tín dụng trong nƣớc
của hệ thống ngân hàng thƣơng mại năm 2013: Xem xét lối qua kênh trái
phiếu Chính phủ", Tạp chí Ngân hàng, (7), tháng 4, tr.19-24.
37. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo kết quả kinh
doanh năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
38. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên
năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
39. Ngân hàng VPBS (2014), Báo cáo đánh giá ngành ngân hàng Việt Nam VPBS.
40. Nguyễn Hữu Nghĩa (2014, "Nâng cao qui định an toàn đối với tổ chức tín dụng
và lộ trình thực hiện chuẩn mực Basel II tại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng,
(1 + 2), tháng 1, tr.36-39.
185
41. Nguyễn Khánh Ngọc, Vũ Quốc Toàn (2011), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tín dụng nông
thôn", Tạp chí Ngân hàng, (11), tháng 6.
42. Cao Thị Ý Nhi (2012), "Sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ:
Một năm nhìn lại", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10 (111), tr.3-5.
43. Cao Thị Ý Nhi, "Một vài nghịch lý trong điều hành chính sách lãi suất của ngân
hàng nhà nƣớc Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
44. Mai Thị Quỳnh Nhƣ (2013), "Qui trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay tại các chi
nhánh ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Tồn
tại và giải pháp khắc phục", Tạp chí Ngân hàng, (8), tháng 4.
45. Lê Khƣơng Ninh, Cao Văn Hơn (2013), "Thực trạng hạn chế tín dụng đối với
nông hộ ở An Giang", Tạp chí Ngân hàng, (15), tháng 8.
46. Lê Du Phong (2012), "Cần coi giải quyết vấn đề tam nông là một trong những vấn
đề then chốt của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020",
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (185), tháng 11.
47. Nguyễn Minh Phong (2013), "Những đột phá cần có về tín dụng cho nông
nghiệp", Tạp chí Ngân hàng, (19), tháng 10, tr.40-43.
48. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2011), "Áp dụng những nguyên tắc của Basel trong
quản lý nợ xấu ngân hàng thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí ngân hàng, (10),
tháng 5, tr.25-31.
49. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Việt
Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Thanh Phƣơng (2011), Phát triển bền vững ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
51. Nguyễn Trọng Tài (2012), "Khủng hoảng và quản lý rủi ro thanh khoản ở ngân
hàng thƣơng mại", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (406), tháng 3.
52. Nguyễn Trọng Tài (2013), "Về tái cấu trúc ngân hàng thƣơng mại Việt Nam",
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (417), tháng 2, tr.32-39.
53. Lê Thanh Tâm, "Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam: Bài học từ những thất
bại", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
186
54. Lê Thanh Tâm (2012), "Kinh nghiệm từ thất bại của các ngân hàng thƣơng mại
trên thế giới và bài học cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (411),
tháng 8.
55. Phạm Thị Hồng Thái (2013), "Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của
Ngân hàng thƣơng mại", Tạp chí Ngân hàng, (18), tháng 9, tr.17-20.
56. Đoàn Văn Thắng (2003), Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Kim Thanh (2014), "Tín dụng ngân hàng phục vụ cho lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn", Tạp chí Ngân hàng, (1+2), tháng 1, tr.111-114.
58. Tô Trung Thành, "Nhận diện rủi ro hệ thống ngân hàng và những khuyến nghị
cho quá trình tái cấu trúc", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
59. Đinh Thị Thu Thảo (2010), "Bàn thêm về giải pháp xử lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng thƣơng mại", Thị trường tài chính tiền tệ, sô 12 (309), ngày 16/6,
tr.28-31.
60. Ngô Thị Phƣơng Thảo, "Định giá bất động sản thế chấp ở Việt Nam - Vƣớng mắc
và hƣớng tháo gỡ", Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
61. Phan Thị Hồng Thảo (2014), "Nợ xấu nhìn từ khía cạnh thông tin không cân
xứng", Thị trường tài chính tiền tệ, số 8 (401), tháng 4, tr.20-22; 32.
62. Trần Đình Thiên (2009), "Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các vấn đề đặt ra
cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (375), tháng 8.
63. Kiều Hữu Thiện (2012), "Lạm phát ở Việt Nam: Thực trạng và vấn đề đặt ra", Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, (407), tháng 4.
64. Kiều Hữu Thiện (2013), "Góp thêm một số ý kiến về tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (1), tháng 1.
65. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2014), "Xử lý nợ xấu bằng biện pháp
chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị", Tạp chí
Ngân hàng, (7), tháng 4, tr.8-11.
66. Nguyễn Hữu Thủy (1996), Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân
hàng thương mại giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
187
67. Nguyễn Mạnh Tiến (2002), Giải pháp huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ
Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
68. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb
Thống kê.
69. Trần Lê Minh Tin (2011), "Một số bất cập trong qui định về trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng", Tạp chí Tài chính, số 11 (565), tr.51-52.
70. Nguyễn Trần Trọng (2011), "Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế
thị trƣờng hội nhập giai đoạn 2011- 2020", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,
(395), tháng 4, tr.38-46.
71. Nhật Trung, Nguyễn Hồng Nga (2013), "Tăng cƣờng vai trò của các tổ chức tài
chính nhà nƣớc trong tăng trƣởng tín dụng nhằm đối phó với khủng hoảng tài
chính toàn cầu: Kinh nghiệm quốc tế và bài học với Việt Nam", Tạp chí
Ngân hàng, (7), tháng 4.
72. Nguyễn Quốc Trung (2004), Giải pháp phát triển và hoàn thiện hoạt động thuê
mua ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án
tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
73. Trung tâm thông tin tín dụng - NHNN Việt Nam, Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi
ro đối với các khoản nợ.
74. Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CICB) - Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG)
(2014), Quản trị rủi ro 2014, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
75. Tống Xuân Trƣờng (2013), Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Đô,
Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.
76. Âu Văn Trƣờng (1999), Vận dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại và hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
77. Đào Thị Thanh Tú (2014), "Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam", Tạp chí Tài chính, số 6 (596), tr.40-42.
188
78. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
79. Phạm Minh Tú (2009), Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Luận án tiến sỹ Kinh
tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
80. Tô Văn Tuấn (2013), "Nợ xấu với vấn đề phát triển bền vững của Ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 02 (115), tr.39-42.
81. Đinh Thị Thanh Vân (2012), "So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế", Tạp chí Ngân hàng, (19),
tháng 10, tr.5-12.
82. Đinh Thị Thanh Vân (2012), "Đánh giá nợ xấu theo qui định Việt Nam và tiêu
chuẩn quốc tế", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (186), tháng 12.
83. Nguyễn Ngọc Vinh (2013), "Xây dựng qui trình thẩm định giá trị bất động sản tại
Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (7), tháng 4.
84. Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính - Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng
(DATC), Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam, Kỷ yếu
hội thảo khoa học năm 2012.
189
PHỤ LỤC
Các văn bản đƣợc các NHTM Việt Nam sử dụng trong hoạt động quản lý nợ
xấu gồm:
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN
ban hành qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ
sung có liên quan.
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều trong qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế
cho vay đối với khách hàng. Các nội dung đƣợc sửa đổi qui định về cơ cấu lại thời hạn
trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của chính
mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 qui định về các tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN qui định về
phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh của TCTD.
- Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN ban
hành qui chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan.
- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
- Quyết định số 03/2007QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN.
- Quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN.
- Thông tƣ số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị
định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007.
- Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về việc ban hành các qui
định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
- Thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm
của Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN.
- Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo
hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.
- Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ
đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
190
- Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 về các giải pháp điều hành chính sách tiền
tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013.
- Văn bản 7789/NHNN-TTGSNH ngày 27/11/2012 về trích lập dự phòng và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
- Thông tƣ số 02/2012/TT-NHNN ngày 21/1/2013 thay thế Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
- Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013 về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo
hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013.
- Thông tƣ 12/2013/TT-NHNN ngày 27/5/2013 sửa đổi một số điểm của Thông
tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013.
- Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 18/7/2013 về các giải pháp điều hành CSTT, tín
dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013.
- Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 24/9/2013 về việc phân loại nợ đối với nợ đƣợc cơ
cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu.
- Văn bản 8421/NHNN-TTGSNH ngày 12/11/2013 về việc triển khai thực hiện
Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Đề
án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty
quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam”
- Văn bản 8986/NHNN-TTGSNH ngày 29/11/2013 về việc phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng.
Các văn bản pháp lý nói trên đều qui định về việc các NHTM phải xây dựng
chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên
quan. Bao gồm:
- Các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan.
- Các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách
hàng có liên quan.
- Hạn mức, tỷ lệ cho vay tối đa trong tổng dƣ nợ tín dụng đối với một số ngành
hay một lĩnh vực kinh tế.
- Chiến lƣợc tối đa hóa tài sản có và cách thức theo dõi đối với các khoản cho vay.
- Qui định về tiêu thức phân loại nợ thành 5 nhóm khác nhau.
- Xây dựng chính sách quản lý RRTD, mô hình giám sát RRTD, phƣơng pháp
xác định và đo lƣờng RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả
năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, TSĐB, khả năng thu hồi nợ và quản lý
nợ của ngân hàng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phù hợp với hoạt động kinh doanh,
đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ tính chất rủi ro của các khoản nợ ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_no_xau_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_tri.pdf