Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng có thể đƣợc mở rộng để tính toán
hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh theo mức độ rủi ro và do đó đóng góp vào
việc phân bổ vốn hiệu quả hơn giữa các hoạt động của NHTM.
Về mặt lý luận nhƣ chƣơng 2 của luận án đã chỉ ra, có rất nhiều mô hình định
lƣợng để đo lƣờng và dự báo rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, nhƣng các
mô hình đƣợc sử dụng nhiều nhất là nhóm mô hình đo lƣờng dựa trên khung
VaR (Joe Nocera, 2009). Hơn nữa, Basel II cũng khuyến khích các NHTM sử
dụng theo khung VaR để đo lƣờng rủi ro tín dụng (Basel, 2008). Trong các mô
hình đo lƣờng rủi ro cho danh mục tín dụng dựa trên khung VaR thì không thể
đƣa ra kết luận mô hình nào là tối ƣu cho tất cả các NHTM bởi mỗi mô hình có
những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Cụ thể, mô hình KMV gặp khó khăn trong định
giá trị thị trƣờng tài sản của khách hàng vay; mô hình CreditRisk+ có thiếu sót
khi bỏ qua việc thay đổi hạng tín dụng của khách hàng trong suốt quá trình vay
và chỉ đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng là cố định một lần duy nhất; mô
hình Credit Portfolio View chỉ thích hợp với những khách hàng có mức độ nhạy
cảm với những thay đổi của chu kỳ kinh tế, tình hình kinh tế vĩ mô; mô hình
Credit Metrics yêu cầu xem xét rủi ro tín dụng toàn diện không chỉ xác suất vỡ
nợ mà còn xác suất thay đổi hạng tín nhiệm.
246 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bố của ngân hàng về các đối tƣợng đƣợc ƣu tiên cấp tín dụng nhƣ
lĩnh vực (ví dụ: thƣơng mại, tiêu dùng, bất động sản), khu vực kinh tế, khu vực
địa lý, loại tiền tệ, kì hạn
- Mức lợi nhuận dự tính và tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng dự tính
- Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng
- Thị trƣờng mục tiêu
- Các đặc tính chung bao quát nhất mà ngân hàng muốn có trong danh mục
tín dụng (bao gồm mức ƣa rủi ro và mức độ đa dạng hoá)
- Mức độ đánh đổi rủi ro-lợi nhuận
Nguyên tắc số 2: Các nhà quản lý cấp cao trong ngân hàng phải có trách nhiệm
thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro đã được chấp thuận bởi hội đồng quản
trị, phát triển các chính sách và các quy trình để nhận diện, đo lường, giám sát
và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro tín
ii
dụng này cần bao hàm rủi ro tín dụng ở tất cả các hoạt động ngân hàng trên cả
cấp độ từng khoản vay và cả danh mục tín dụng.
Các nhà quản lý cấp cao trong ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện các chiến
lƣợc quản lý rủi ro tín dụng đã đƣợc hội đồng quản trị phê duyệt. Ban điều hành
dƣới quyền của Hội đồng quản trị sẽ phải chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng
tuân theo chiến lƣợc quản lý rủi ro đã đƣợc thiết lập, soạn thảo ra các quy trình
và thực thi chúng, với điểm đáng chú ý là cần có các đánh giá độc lập, định kì về
chức năng cấp tín dụng của ngân hàng. Theo Basel, một hệ thống ngân hàng an
toàn, lành mạnh khi hoạt động theo các chính sách đã đƣợc soạn thảo và có quy
trình quản lý rủi ro bao gồm: Nhận diện, đo lƣờng, giám sát và quản lý rủi ro tín
dụng. Các chính sách tín dụng là nhằm thiết lập khuôn mẫu cho công tác cho
vay và hƣớng dẫn thực hiện hoạt động cấp tín dụng. Một chính sách tín dụng
nên chỉ ra các nội dung sau:
- Các thị trƣờng mục tiêu
- Việc thiết lập danh mục tín dụng
- Chính sách giá và các điều khoản phi giá cả
- Các giới hạn tín dụng
- Các cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng
- Các trƣờng hợp báo cáo ngoại lệ
-
Xét trên khía cạnh quản lý danh mục tín dụng, việc phát triển và thực hiện các
chính sách và thủ tục này sẽ giúp danh mục tín dụng đạt đƣợc sự đa dạng hoá
dựa trên thị trƣờng mục tiêu và chiến lƣợc trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Cụ thể, chính sách tín dụng sẽ đƣa ra các hƣớng dẫn về việc kết hợp các
khoản mục tín dụng, cũng nhƣ thiết lập các giới hạn rủi ro cho từng khách hàng
vay và cho một nhóm các khách hàng có liên quan, phân theo lĩnh vực và ngành
kinh tế, khu vực địa lý và sản phẩm tín dụng. Ngân hàng cần đảm bảo rằng các
giới hạn tín dụng của mình tuân theo các giới hạn an toàn và theo quy định của
các cơ quan giám sát.
iii
Nguyên tắc số 3: Các ngân hàng cần nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng trong
tất cả các sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cần đảm bảo các sản phẩm
và dịch vụ mới đều được kiểm soát bằng các quy trình hiện tại trước khi chúng
được giới thiệu và cần được chấp thuận trước bởi ban điều hành hoặc các uỷ
ban có trách nhiệm.
Cơ sở cho một quy trình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là sự nhận diện và phân
tích những rủi ro hiện có và tiềm tàng trong bất kì sản phẩm hay hoạt động nào.
Những nhận diện này xuất phát từ nguyên tắc thận trọng trong quản lý rủi ro tín
dụng. NHTM còn cần phát triển những hiểu biết về các loại rủi ro tín dụng liên
quan tới những hoạt động cấp tín dụng phức tạp (ví dụ nhƣ khoản vay của từng
lĩnh vực cụ thể, chứng khoán hoá, quyền chọn, phái sinh tín dụng, trái phiếu liên
kết tín dụng). Bởi rủi ro tín dụng trong những sản phẩm này thƣờng không dễ
dàng để nhận biết và yêu cầu sự phân tích tỉ mỉ, khó khăn hơn những hoạt động
cấp tín dụng truyền thống. Ngoài ra, NHTM cần phải đảm bảo rằng rủi ro liên
quan tới những sản phẩm, dịch vụ, hoạt động mới phù hợp với quy trình và giám
sát hiện tại trƣớc khi chúng đƣợc công bố và vận hành. Đặc biệt, những sản
phẩm dịch vụ mới đều phải đƣợc chấp thuận bởi ban điều hành hoặc tỷ lệ hợp lý
của một nhóm nhà quản lý.
1.1.2.2. Nhóm nguyên tắc về thiết lập quy trình cấp tín dụng có hiệu quả
Nguyên tắc số 4: Ngân hàng cần có hệ thống phân loại khách hàng vay một
cách có chất lượng. Những tiêu chuẩn phân loại nợ cần được xây dựng thông
qua việc am hiểu khách hàng vay hoặc bên đối tác, cũng như mục tiêu, cấu trúc
và nguồn trả nợ của hợp đồng tín dụng.
Việc thiết lập các tiêu chuẩn cấp tín dụng là cần thiết để có hoạt động tín dụng
an toàn và hiệu quả. Các tiêu chuẩn cần chỉ ra những đối tƣợng sẽ đƣợc cấp tín
dụng, cấp bao nhiêu, hình thức cấp tín dụng là gì, các điều kiện và điều khoản để
cấp tín dụng đƣợc. Tuỳ thuộc vào hình thức và bản chất của quan hệ tín dụng,
các yếu tố nên đƣợc cân nhắc khi chấp thuận cấp tín dụng bao gồm:
-Mục đích vay vốn và nguồn trả nợ
iv
-Mức độ rủi ro hiện tại (bao gồm các loại rủi ro và tổng mức rủi ro) của khách
hàng hoặc bên đối tác và tài sản bảo đảm, độ nhạy cảm của chúng với các điều
kiện kinh tế, thị trƣờng bên ngoài
- Lịch sử trả nợ của khách hàng và năng lực trả nợ hiện tại, dựa theo xu hƣớng
tài chính trong quá khứ và kế hoạch dòng tiền theo các kịch bản khác nhau của
khách hàng
- Kì hạn dự tính và những điều kiện để cấp tín dụng, bao gồm những điều khoản
đƣợc thiết kế để giới hạn những thay đổi trong mức độ rủi ro của khách hàng
- Trong trƣờng hợp cần thiết là tính tƣơng xứng và năng lực của tài sản bảo đảm
Tất cả những thông tin trên là căn cứ để NHTM ra quyết định cấp tín dụng cũng
nhƣ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình. Ngoài ra, khi cân
nhắc rủi ro của khách hàng, NHTM phải tính tới cả những nhóm khách hàng có
liên quan về tài chính, quan hệ thƣơng mại, sở hữu, quản lý, nhân thân
Nguyên tắc số 5: Ngân hàng nên thiết lập giới hạn tín dụng cho các cấp độ: cá
nhân, đối tác, nhóm khách hàng có liên quan cho tất cả các giao dịch tại sổ kinh
doanh và sổ ngân hàng, nội bảng và ngoại bảng.
Một nhân tố quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng là thiết lập các hạn mức tổn
thất cho từng khách hàng riêng lẻ và nhóm khách hàng có liên quan. Các hạn
mức này thông thƣờng đƣợc đƣa ra dựa theo kết quả xếp hạng tín dụng của
khách hàng, theo đó khách hàng có hạng tín dụng càng cao sẽ có hạn mức rủi ro
tín dụng càng cao.Việc thiết lập hạn mức rủi ro còn giúp cho việc cấp tín dụng
của ngân hàng tránh phải rủi ro tập trung tín dụng. Công cụ hữu hiệu để tính
toán các hạn mức là đi đo lƣờng các tổn thất tiềm tàng của khách hàng, có tính
tới tất cả các hoạt động của khách hàng với ngân hàng, từ đó thiết lập các giới
hạn tối đa cho từng khách hàng. Ngoài ra, NHTM có thể cân nhắc kĩ thuật kiểm
tra sức chịu đựng (stress test) để đƣa ra các giới hạn và thiết lập quy trình giám
sát.
Nguyên tắc số 6: Ngân hàng nên có quy trình rõ ràng về việc cấp tín dụng mới
cũng như mở rộng các giới hạn tín dụng hiện tại.
v
Rất nhiều cán bộ của NHTM sẽ tham gia vào quy trình cấp tín dụng, từ khởi tạo
tín dụng, phân tích tín dụng, phê duyệt tín dụng cho tới quản lý rủi ro Do vậy
NHTM cần có phƣơng thức gán trách nhiệm cho các nhân viên của mình hiệu
quả và cần có cơ chế khuyến khích nỗ lực của các nhân viên sao cho ra đƣợc
quyết định cấp tín dụng đúng đắn cuối cùng.Với mục đích duy trì một danh mục
tín dụng hiệu quả, NHTM phải thiết lập khuôn mẫu đánh giá và quy trình phê
duyệt cho việc cấp tín dụng. Việc phê duyệt nên song hành với hƣớng dẫn của
ngân hàng và đƣợc chấp thuận bởi những cấp quản lý phù hợp. Các NHTM
thông thƣờng sẽ lập ra một nhóm chuyên gia để ra phân tích và phê duyệt với
các khoản tín dụng thuộc các loại sản phẩm dịch vụ, ngành nghề, khu vực địa lý
riêng biệt. Uỷ ban Basel cũng khuyến nghị các NHTM nên đầu tƣ tƣơng xứng
vào khâu ra quyết định cấp tín dụng, đặc biệt là trình độ nhận sự, để đảm bảo
các quyết định cấp tín dụng đƣợc đƣa ra kịp thời về mặt thời điểm, mức giá, cơ
cấu danh mục và chiến lƣợc hoạt động tín dụng của NHTM, góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Nguyên tắc số 7: Việc mở rộng các giới hạn tín dụng cần phải được xây dựng
cẩn trọng. Đặc biệt, cần có những bước đi cần thiết để giám sát và giảm thiểu
rủi ro cho những khoản tín dụng có liên quan.
Việc mở rộng tín dụng nên phù hợp với các nguyên tắc đã đƣợc nêu phía trên.
Điều này sẽ giúp tạo ra một hệ thống ra quyết định cấp tín dụng đƣợc cân bằng
và có sự giám sát chặt chẽ. Điều này còn giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong
ngân hàng và những bên có liên quan (đặc biệt là các cổ đông của ngân hàng)
không mất quá nhiều công sức để giám sát hoạt động cấp tín dụng.
1.1.2.3. Nhóm nguyên tắc về duy trì hệ thống quản lý tín dụng, đo lường và quy
trình giám sát thích hợp
Nguyên tắc số 8: Ngân hàng nên duy trì hệ thống quản lý cho những danh mục
tín dụng có rủi ro ngày một đa dạng.
Quản lý tín dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì một hệ thống ngân
hàng an toàn và hiệu quả. Với những ngân hàng quy mô lớn, nhiệm vụ quản lý
vi
tín dụng thƣờng đƣợc giao cho nhiều bộ phận khác nhau, nhƣng với ngân hàng
quy mô nhỏ hơn, một vài cá nhân hoặc bộ phận có thể đảm nhiệm tất cả các
chức năng của quản lý tín dụng. Để làm tốt chức năng quản lý tín dụng, NHTM
nên đảm bảo:
- Có các hoạt động quản lý tín dụng hiệu quả và hiệu lực, bao gồm các tài
liệu giám sát, các yêu cầu về hợp đồng, các điều khoản pháp lý, tài sản bảo
đảm
- Sự chính xác và kịp thời của các thông tin đƣợc nhập vào hệ thống thông
tin quản lý (MIS)
- Có sự phân quyền hợp lý
- Có các kiểm soát thích hợp với tất cả các quy trình “back office”
- Tuân thủ với các chính sách và quy trình quản lý cũng nhƣ luật pháp và
quy định
Nguyên tắc số 9: Ngân hàng nên duy trì hệ thống giám sát các điều kiện về các
khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm xác định tính phù hợp của các khoản dự phòng
và dự trữ.
NHTM nên phát triển và thực thi các thủ tục và hệ thống thông tin thích hợp để
giám sát các điều kiện của các khách hàng vay riêng lẻ cũng nhƣ từng khoản tín
dụng riêng lẻ trong số rất nhiều các danh mục tín dụng của mình, từ đó đƣa ra
các hành động thích hợp, phân loại nợ và dự phòng.
Hệ thống giám sát tín dụng hiệu quả sẽ bao gồm các phƣơng tiện để:
- Đảm bảo NHTM thấu hiểu điều kiện tài chính hiện tại của khách hàng vay
hoặc bên đối tác
- Giám sát tính tuân thủ với các điều khoản hiện tại
- Đánh giá khi cần thiết tính thích hợp của tài sản thế chấp với các điều kiện
hiện tại của ngƣời vay
- Xác định các vấn đề về nợ khó đòi và phân loại các vấn đề tín dụng tiềm tàng
kịp thời
vii
Nguyên tắc số 10: Ngân hàng nên phát triển và tận dụng tối đa hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng nên phù
hợp với bản chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng.
Một công cụ quan trọng để giám sát chất lƣợng của các khoản tín dụng riêng lẻ
cũng nhƣ toàn bộ danh mục tín dụng là sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ. Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc cấu trúc tốt sẽ là công cụ hữu
hiệu để phân loại các mức độ rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Hơn nữa, công cụ
này còn giúp nhận diện chính xác hơn các đặc tính tổng thể của danh mục tín
dụng nhƣ mức độ tập trung hoá, các vấn đề tín dụng hay sự đầy đủ của các
khoản dự phòng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ phân loại tín dụng thành các mức độ rủi ro
khác nhau. Các hệ thống đơn giản hơn sẽ có các hạng tín dụng dựa theo các tiêu
chí khác nhau từ mức độ thoả mãn tới không thoả mãn (đây là “phƣơng pháp
tiêu chuẩn”- Standardized Approach). Với các hệ thống phát triển hơn, NHTM
phải tự quyết định mức độ rủi ro của khách hàng vay hoặc bên đối tác dựa theo
các đặc tính riêng có của từng giao dịch (“phƣơng pháp dựa theo xếp hạng nội
bộ” - Internal Rating Based).
Nguyên tắc số 11: Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kĩ thuật phân
tích để đảm bảo đo lường tất cả các loại rủi ro cả nội và ngoại bảng. Hệ thống
thông tin quản lý nên cung cấp các thông tin tương xứng về cấu trúc của danh
mục tín dụng, bao gồm nhận diện rủi ro tập trung danh mục.
Ngoài việc có các phƣơng pháp để lƣợng hoá mức độ rủi ro với từng khoản tín
dụng riêng lẻ, NHTM nên có các kĩ thuật phân tích tín dụng trên cấp độ toàn
danh mục để nhận diện mức độ nhạy cảm hoặc tính đa dạng hoá. Công cụ để đo
lƣờng rủi ro tín dụng nên cân nhắc tới các vấn đề sau:
- Bản chất cụ thể của các hình thức cấp tín dụng (cho vay, phái sinh, cho thuê
tài chính)
- Các điều khoản và điều kiện tài chính (kì hạn, lãi suất tham chiếu)
- Mức độ rủi ro khi tới hạn nếu thị trƣờng có sự thay đổi
viii
- Tính chắc chắn của tài sản bảo đảm
- Các tổn thất tín dụng tiềm tàng dựa theo kết quả xếp hạng tín dụng
Nguyên tắc số 12: Ngân hàng phải có tại chỗ hệ thống để giám sát toàn bộ cơ
cấu và chất lượng của danh mục tín dụng
Thông thƣờng, các NHTM quan tâm tới giám sát một khoản tín dụng riêng lẻ
hơn là toàn bộ danh mục. Mặc dù việc tập trung này là quan trọng, nhƣng
NHTM vẫn cần có hệ thống để quản lý toàn bộ các cấu phần và chất lƣợng của
các danh mục tín dụng khác nhau. Hệ thống này tuỳ thuộc vào quy mô, bản chất,
mức độ phức tạp của các danh mục của ngân hàng.
Một vấn đề rủi ro tín dụng thƣờng xuyên phải đối mặt là tập trung danh mục tín
dụng. Việc tập trung này biểu hiện dƣới nhiều hình thức và sẽ gia tăng khi gia
tăng số lƣợng của các khoản tín dụng riêng lẻ có cùng đặc tính (tƣơng quan rủi
ro tín dụng cùng chiều). Rủi ro tập trung danh mục xảy ra khi danh mục bao
gồm số lƣợng lớn các khoản cấp tín dụng trực tiếp hoặc gián tiếp (i) cho từng
đối tƣợng khách hàng riêng lẻ, (ii) cho một nhóm khách hàng có liên quan, (iii)
cho cùng một ngành công nghiệp hoặc một lĩnh vực, (iv) cho một khu vực địa
lý, (v) cho một quốc gia hay một nhóm quốc gia có liên hệ mật thiết về lợi ích,
(vi) cho một hình thức cấp tín dụng, (vii) cấp tín dụng với cùng một loại tài sản
bảo đảm, (viii) cùng một kì hạn trả nợMức độ tập trung tín dụng càng lớn thì
NHTM sẽ càng gặp rủi ro lớn nếu có các bất lợi từ bên ngoài.
Trong rất nhiều trƣờng hợp, do chiến lƣợc kinh doanh, khu vực địa lý mà việc
giảm thiểu mức độ tập trung hoá danh mục tín dụng của NHTM là rất khó khăn.
Thêm vào đó các NHTM thƣờng chỉ muốn chuyên môn hoá vào một số ngành
nghề, lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Trong những tình huống nhƣ vậy, NHTM
sẵn sàng chấp nhận các rủi ro liên quan tới tập trung danh mục và có các kĩ thuật
để giảm thiểu, ví dụ nhƣ chính sách giá để bù đắp rủi ro, tăng vốn dự trữ, cho
vay hợp vốn hoặc các công cụ hiện đại hơn nhƣ mua bán nợ, phái sinh tín dụng,
chứng khoán hoá các khoản vayDù vậy, rủi ro tập trung hoá vẫn luôn cần
ix
đƣợc nhận diện và quản lý và nếu NHTM muốn sử dụng các công cụ nhƣ trên để
quản lý thì cần có hệ thống kiểm soát tƣơng xứng.
Nguyên tắc số 13: Các ngân hàng luôn cần phải lưu tâm tới các thay đổi tiềm
năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng
riêng lẻ và danh mục tín dụng, ngoài ra nên đánh giá rủi ro tín dụng với các
điều kiện tiêu cực được giả định (stress-test)
Một yếu tố quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là thƣờng xuyên phải
xem xét các sự kiện xấu có thể xảy ra với các khoản tín dụng riêng lẻ và với cả
danh mục, sau đó đƣa các thông tin này vào phân tích để có các kế hoạch dự
phòng và dự trữ vốn thích hợp. Công việc này sẽ giúp nhận diện các rủi ro tín
dụng tiềm tàng cho ngân hàng. Kĩ thuật phân tích tình huống (scenario analysis)
và kiểm tra sức chịu đựng (stress test) đƣợc xem là hai công cụ hữu ích để đánh
giá các khu vực có rủi ro tiềm tàng.
1.1.2.4. Nhóm nguyên tắc về đảm bảo hệ thống kiểm soát tương thích cho tất cả
rủi ro tín dụng
Nguyên tắc số 14: Các ngân hàng nên thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng liên
tục và độc lập, đặc biệt kết quả của những đánh giá này nên được thông báo
trực tiếp tới ban điều hành và những nhà quản lý cấp cao.
Tại NHTM có thể có nhiều cá nhân đƣợc cấp thẩm quyền khi xem xét cấp tín
dụng cho khách hàng, do vậy NHTM nên có hệ thống đánh giá lại về quy trình
cấp tín dụng và đƣa ra các báo cáo. Hệ thống đánh giá nên cung cấp cho các nhà
quản lý cấp cao đầy đủ thông tin để đánh giá chất lƣợng làm việc của các cán bộ
phụ trách khoản vay và chất lƣợng của danh mục tín dụng. Hệ thống đánh giá lại
tín dụng sẽ đƣợc điều hành bởi những cá nhân độc lập với chức năng kinh
doanh, giúp đƣa ra các đánh giá về quy trình quản lý danh mục tín dụng, tính
chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và cán bộ tín dụng có làm tốt
vai trò giám sát tín dụng hay không. Chức năng giám sát tín dụng này sẽ đƣợc
báo cáo trực tiếp lên hội đồng quản trị, uỷ ban kiểm soát và những nhà quản lý
độc lập với quản lý tín dụng (thƣờng là bộ phận quản lý rủi ro).
x
Nguyên tắc số 15: Ngân hàng nên đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được
quản lý chính xác và rủi ro tín dụng chỉ nằm trong giới hạn cho phép của ngân
hàng và tại mức phù hợp với những tiêu chuẩn về an toàn. Ngân hàng nên thành
lập và đẩy mạnh kiểm soát nội bộ cũng như các hành động khác để đảm bảo các
chính sách, quy trình, giới hạn được báo cáo kịp thời tới những cấp quản lý
thích hợp.
Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là duy trì mức độ rủi ro tín dụng của ngân
hàng trong các giới hạn đƣợc thiết lập bởi ban điều hành. Việc thành lập và duy
trì các kiểm soát nội bộ, các giới hạn và các quy định khác sẽ giúp đảm bảo rủi
ro tín dụng không vƣợt quá các ngƣỡng có thể chấp nhận đƣợc. Các giới hạn này
sẽ giúp nhà quản lý giám sát đƣợc rủi ro tín dụng, nhận biết đƣợc các cơ hội và
rủi ro và giám sát đƣợc các rủi ro thực tế trong tƣơng quan với khẩu vị rủi ro cho
phép. Kiểm soát nội bộ cũng nên đƣợc tiến hành định kì để xác định các hoạt
động tín dụng nào tuân thủ các quy định và thủ tục của ngân hàng và đƣợc chấp
thuận bởi các cấp quản lý thích hợp; việc định giá, chất lƣợng và sự tồn tại của
các khoản tín dụng có đúng nhƣ báo cáo của các nhà quản lý hay không. Ngoài
ra, kiểm toán nội bộ còn giúp xác định các khu vực yếu điểm trong quy trình
quản lý rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc số 16: Ngân hàng nên có hệ thống tại chỗ để xử lý các vấn đề trong
cấp tín dụng và những phát sinh rất đa dạng của hoạt động này.
Chính sách tín dụng của ngân hàng nên chỉ rõ cách thức ngân hàng phải thực
hiện để giải quyết các vấn đề tín dụng. Phƣơng pháp và cách thức tổ chức bộ
máy để thực hiện công việc này là khác nhau giữa các ngân hàng tuỳ thuộc quy
mô, bản chất của hoạt động tín dụng và nguyên nhân tạo ra vấn đề phát sinh; tuy
nhiên thông thƣờng trách nhiệm sẽ đƣợc quy cho bộ phận chịu trách nhiệm khởi
tạo khoản vay và/hoặc bộ phận tác nghiệp. Trong những tình huống xấu, cách
thức giải quyết vấn đề nên là đầu tƣ thêm nguồn lực, chuyên gia và tập trung
quản lý vào bộ phận tác nghiệp để tối đa hoá số nợ thu hồi đƣợc và cho ra các
gợi ý để thay đổi chính sách, chiến lƣợc tín dụng nếu cần thiết.
xi
1.1.2.5. Nhóm nguyên tắc về vai trò của các nhà giám sát
Nguyên tắc số 17: Các cơ quan giám sát nên yêu cầu các ngân hàng phải có
một hệ thống hiệu quả tại chỗ để nhận diện, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi
ro tín dụng như một phần trong quy trình quản lý rủi ro nói chung. Các nhà
giám sát nên đưa ra các đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, thủ tục và
quy trình của ngân hàng liên quan tới việc cấp tín dụng và quản lý rủi ro danh
mục tín dụng. Các nhà quản lý nên cân nhắc thiết lập các giới hạn đáng tin cậy
để hạn chế các ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng từ một hay một nhóm các
khách hàng có liên quan.
Mặc dù ban điều hành và các nhà quản lý cấp cao chịu phần lớn trách nhiệm về
một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, thì các cơ quan giám sát lại thực
hiện chức năng đánh giá hệ thống này để nhận diện, đo lƣờng, giám sát và quản
lý rủi ro tín dụng; đánh giá ban điều hành đã thực hiện hiệu quả quy trình quản
lý rủi ro và tuân thủ các chính sách hay không.
Về nội dung giám sát, ở cấp độ hẹp, cơ quan giám sát sẽ đánh giá chất lƣợng của
từng khoản tín dụng riêng lẻ trong một mẫu nhất định, phân tích việc ra quyết
định cấp tín dụng của NHTM, sau đó đánh giá rộng hơn về chất lƣợng danh
mục, hệ thống xếp hạng tín dụng, sự phù hợp của các khoản dự trữ, dự phòng,
việc kiểm tra đánh giá lại của bộ phận kiểm toán nội bộ... Ngoài ra, cơ quan
giám sát sẽ đƣa ra các cảnh báo sớm nếu họ nhận ra các vấn đề về tín dụng của
NHTM, đƣa ra nhận xét về xu hƣớng thay đổi trong danh mục tín dụng và sẽ
chú ý với nhà quản trị nếu có xu hƣớng không tốt. Thêm vào đó, họ cũng đánh
giá về mức vốn, các khoản dự phòng và dự trữ có tƣơng xứng với mức độ rủi ro
của ngân hàng hay không.
xii
Phụ lục 2: Mô hình “Ba tuyến phòng vệ” trong quản lý rủi ro tín dụng tại
NHTM
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, rất nhiều nghiên cứu tập trung
vào đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tại các NHTM, và các
nghiên cứu này đã chỉ ra phần lớn các NHTM có năng lực yếu kém về cách đối
mặt với các rủi ro và thiếu vắng một môi trƣởng kiểm soát rủi ro chặt chẽ (PwC,
2017). Trƣớc thực trạng này, các cơ quan quản lý NHTM trên thế giới đã xây
dựng mô hình “Ba tuyến phòng vệ” (Three lines of defense) và lần đầu tiên
đƣợc đƣa ra tại hiệp ƣớc Basel II. Ƣu điểm của mô hình này là tính đơn giản và
hiệu quả trong việc quản lý rủi ro bởi giúp ban lãnh đạo ngân hàng phân định rất
rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình này. Ngoài ra, mô
hình này còn có ƣu điểm là phù hợp cho mọi tổ chức tín dụng không kể tới quy
mô và tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh. Ngay cả tại các tổ chức tín
dụng mà các mô hình hay hệ thống quản lý rủi ro chƣa tồn tại thì mô hình “Ba
tuyến phòng vệ” vẫn có tác dụng nhận diện các rủi ro mà tổ chức phải đối mặt
và giúp cải thiện hiệu quả của công tác quản lý rủi ro (The Institute of Internal
Auditors, 2013).
Sơ đồ: Mô hình “Ba tuyến phòng vệ”
Nguồn: Basel (2015)
Uỷ ban giám sát/Ban điều hành/Ban kiểm soát nội bộ
Quản lý cấp cao
Tuyến phòng vệ số 1:
Quản lý kinh doanh
Tuyến phòng vệ số 2:
Quản lỷ rủi ro
Quản lý tài chính
Bộ phận đảm bảo
chất lƣợng
Thanh tra
Bộ phận tuân thủ
Tuyến phòng vệ số 3:
Kiểm toán nội bộ
Kiểm soát nội bộ
Cơ
quan
quản
lý
xiii
Trong mô hình “Ba tuyến phòng vệ”, chức năng quản lý rủi ro (own risk,
manage risk) là lớp phòng thủ đầu tiên trong quy trình quản lý rủi ro, chức năng
giám sát tuân thủ trong quản lý rủi ro đƣợc thiết kế là lớp phòng vệ thứ hai
(oversee risk), và chức năng đảm bảo tính độc lập trong quản lý rủi ro là lớp thứ
ba (independent assurance). Mỗi một lớp phòng vệ đóng vai trò khác nhau trong
mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại NHTM và đƣợc gắn kết trách nhiệm cho các
bộ phận chuyên trách trong NHTM nhƣ sau:
- Lớp phòng vệ số 1: giám đốc và những ngƣời chịu trách nhiệm kinh
doanh sẽ tiếp nhận và quản lý rủi ro, họ cũng là những ngƣời chịu trách nhiệm
về việc đƣa ra các hành động thích hợp về quy trình và giám sát để ứng phó với
rủi ro hàng ngày. Bộ phận quản lý kinh doanh này nhận diện, đánh giá, kiểm
soát và giảm thiểu rủi ro, định hƣớng phát triển và thực hiện các chính sách và
quy trình nội bộ và đảm bảo các hoạt động kinh doanh hang ngày tuân thủ chặt
chẽ các mục tiêu và chiến lƣợc quản lý rủi ro của NHTM.
Bộ phận kinh doanh về bản chất sẽ thực hiện chức năng của lớp phòng vệ đầu
tiên bởi chức năng giám sát đƣợc thiết kế và thực hiện trong hoạt động của
NHTM dƣới sự hƣớng dẫn của các giám đốc quản lý kinh doanh. Do vậy về mặt
quản lý và giám sát thì bộ phận kinh doanh là phù hợp để nhận diện những
trƣờng hợp vi phạm các giới hạn kinh doanh, thực hiện sai quy trình hay những
tình huống ngoài dự tính.
- Lớp phòng vệ số 2: trong tình huống lý tƣởng, chỉ cần lớp phòng vệ số 1
là đủ để đảm bảo chức năng quản lý rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, một
lớp phòng vệ nhƣ trên là chƣa đủ. Do vậy xuất hiện thêm lớp phòng vệ thứ hai là
bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro và tuân thủ. Bộ phận này quản lý tất cả
các loại rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng và giám sát lớp phòng vệ số 1. Chức
năng cụ thể của bộ phận này là đa dạng tuỳ thuộc từng ngân hang nhƣng các
chức năng tiêu biểu của lớp phòng vệ số 2 này nhƣ sau:
xiv
Chức năng quản lý rủi ro: để trợ giúp và giám sát việc thực hiện quản lý
rủi ro hiệu quả cho bộ phận kinh doanh và giúp họ trong việc nhận diện các loại
rủi ro trọng yếu, cũng nhƣ thông báo các thông tin về rủi ro tới toàn NHTM
Chức năng tuân thủ: để giám sát việc quản lý tất cả các loại rủi ro trong
NHTM có theo các nguyên tắc và luật lệ hay không. Trong phạm vi quyền lực
và chức năng độc lập của mình, họ sẽ báo cáo trực tiếp lên các cấp quản lý cao
nhất (trong một số cơ cấu tổ chức NHTM thì có thể lên th ng tới hội đồng quản
trị).
Chức năng kiểm soát: cho phép bộ phận này đƣợc giám sát các vấn đề về
rủi ro và có thể can thiệp để xử lý.
Mục đích của việc thiết lập lớp phòng vệ số 2 để đảm bảo lớp phòng vệ số 1
thực hiện đúng nhƣ chức năng đƣợc thiết kế, dù họ có tính độc lập nhất định với
nhau. Với bản chất là chức năng quản lý, giám sát, bộ phận quản lý rủi roc ó thể
can thiệp trực tiếp vào việc thay đổi và phát triển hệ thống kiểm soát rủi ro hiện
tại của NHTM. Do vậy, dù quyền lực đƣợc trao rất lớn nhƣng thực sự họ vẫn
chƣa hoàn toàn độc lập trong việc đƣa ra các phân tích, đánh giá về rủi ro để báo
cáo lên hội đồng quản trị.
- Lớp phòng vệ số 3: bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ là những
ngƣời thực hiện chức năng này. Họ sẽ đƣa ra các đánh giá mang tính độc lập cao
nhất trong NHTM về tính hiệu quả của các chức năng quản trị công ty, quản lý
rủi ro, kiểm soát nội bộ, bao gồm cả hoạt động của lớp phòng vệ số 1 và số 2.
Những báo cáo lên Hội đồng quản trị của bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ
bao gồm:
Tính hiệu quả và hiệu lực của các mảng hoạt động, tính an toàn của tài
sản, độ tin cậy và hợp lý của quy trình báo cáo, tính tuân thủ về luật pháp và các
quy định, thủ tục, cam kết
Tất cả các yếu tố của quản lý rủi ro và khung kiểm soát nội bộ, luồng
thông tin và báo cáo trong NHTM
xv
Các chức năng hoạt động của các chi nhánh, đơn vị thành viên nhƣ kinh
doanh, marketing, dịch vụ khách hàng và các chức năng hỗ trợ khác
Việc thiết lập bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ chuyên nghiệp là cần thiết
với bất kì NHTM nào, không chỉ với các NHTM quy mô trung bình và lớn mà
còn cả các NHTM nhỏ, bởi NHTM luôn đối mặt với các hoạt động và môi
trƣờng kinh doanh phức tạp, nhiều rủi ro trong khi đó cơ cấu tổ chức lại không
đủ an toàn, chức chắn để đảm bảo chức năng quản trị và quản lỷ rủi ro hiệu quả.
Hình: Các yếu tố cần kiểm tra về tính hiệu lực của ba tuyến phòng vệ
Nguồn: Oliver Wyman (2015)
xvi
Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
Về việc triển khai quản lý rủi ro danh mục cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại
I/ Phần giới thiệu
Tôi là Nguyễn Bích Ngân, giảng viên hiện đang công tác tại Học viện Ngân hàng.
Hiện nay tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu bậc tiến sỹ của mình với chủ đề: “Quản lý rủi
ro danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Để có cơ sở đánh giá thực
trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay nhằm phục vụ cho việc đƣa ra các giải pháp để xây
dựng, hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng và quản lý rủi ro tín dụng nói
chung tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian tới, kính mong Anh/Chị phối
hợp cung cấp thông tin thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát dƣới đây.
Câu trả lời của Anh/Chị sẽ đƣợc lƣu giữ bảo mật, phục vụ duy nhất cho mục tiêu
nghiên cứu và sẽ không đƣợc chia sẻ cho bên thứ ba. Rất mong sự hợp tác của Anh/Chị./.
Hướng dẫn trả lời: Người trả lời lựa
chọn đáp án bằng cách highlight đáp án
được chọn, hoặc viết phần trả lời vào
phần để trống.
Ngày thực hiện:
II/ Phần câu hỏi
Câu 1: Bộ phận anh/chị đang làm việc tại ngân hàng hiện nay là gì?
a. Quản lý cấp cao (Hội đồng quản trị/Ban điều hành/Ban kiểm soát)
b. Uỷ ban /Khối quản lý rủi ro
c. Bộ phận tín dụng
d. Bộ phận kế toán
e. Bộ phận kiểm soát/kiểm toán nội bộ
f. Khác (Cụ thể: ......)
Câu 2: Chức danh nghề nghiệp anh/chị đang đảm nhận tại bộ phận làm việc hiện tại là gì?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
xvii
Câu 3: Thời gian anh/chị đã công tác tại vị trí hiện tại là bao lâu (năm)?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 4: Ngân hàng anh/chị đã áp dụng chuẩn mực Basel (hoặc các chuẩn mực quốc tế khác)
trong quản lý rủi ro danh mục cho vay chƣa?
a. Đã áp dụng (Cụ thể tên chuẩn mực: ...........................)
b. Chƣa áp dụng chuẩn mực quốc tế nào
Câu 5: Mức độ áp dụng các chuẩn mực Basel (hoặc các chuẩn mực quốc tế khác) trong quản
lý rủi ro danh mục cho vay nhƣ thế nào? (Lựa chọn theo đánh giá chủ quan của anh/chị)
a. Rất cao
b. Cao
c. Bình thƣờng
d. Chƣa cao
e. Rất thấp
Câu 6: Hiện nay ngân hàng anh/chị đang quản lý rủi ro danh mục cho vay theo cơ cấu tổ chức
nào?
a. Mô hình quản lý rủi ro tập trung
b. Mô hình quản lý rủi ro phân tán
c. Khác (Cụ thể: .........)
Câu 7: Quy trình quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng anh/chị hiện nay đƣợc thực
hiện theo các bƣớc nhƣ thế nào? (Anh/chị làm rõ về nội dung từng bước)
- Bƣớc 1: ...............................................................................................................................
- Bƣớc 2: ...............................................................................................................................
- Bƣớc 3: ...............................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 8: Hiện nay ngân hàng anh/chị đang sử dụng (các) phƣơng pháp nào để nhận biết rủi ro
danh mục cho vay? (Anh/chị làm rõ về nội dung thực hiện của phương pháp)
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
xviii
Câu 9: Các nhóm thông tin nào đƣợc ngân hàng anh/chị sử dụng để nhận biết rủi ro danh mục
cho vay?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 10: Đánh giá của anh/chị về tính hiệu quả của các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nhận
biết rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng của anh/chị?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 11: Những hạn chế trong sử dụng các phƣơng pháp nhận biết rủi ro danh mục cho vay tại
ngân hàng của anh/chị là gì?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 12: Hiện nay ngân hàng anh/chị đang sử dụng (các) phƣơng pháp nào để đo lƣờng rủi ro
danh mục cho vay?
a.Phƣơng pháp chỉ số rủi ro
b. Phƣơng pháp tiêu chuẩn theo Basel II
c.Phƣơng pháp FIRB theo Basel II
d.Phƣơng pháp AIRB theo Basel II
e.Phƣơng pháp dự báo chất lƣợng danh mục cho vay trong tƣơng lai (Cụ thể: ......)
f. Phƣơng pháp khác (Cụ thể: .......)
Câu 13: Anh/chị làm rõ nội dung thực hiện phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro danh mục cho vay
đã sử dụng (Câu 12)?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 14: Kết quả đo lƣờng rủi ro theo phƣơng pháp trên (Câu 12) đƣợc ngân hàng anh/chị áp
dụng trên thực tiễn quản lý rủi ro danh mục cho vay ở mức độ nào? (Lựa chọn theo đánh giá
chủ quan của anh/chị)
a. Mức điểm 1: Chƣa áp dụng hoặc mới áp dụng từ 10% trở xuống
b. Mức điểm 2: Áp dụng trên 10% đến 50%
xix
c. Mức điểm 3: Áp dụng trên 50% đến dƣới 100%
d. Mức điểm 4: Áp dụng đầy đủ 100%
Câu 15: Hiện nay ngân hàng anh/chị đang sử dụng (các) công cụ quản lý rủi ro danh mục cho
vay nào? (Anh/chị làm rõ về nội dung thực hiện đối với từng công cụ)
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 16: Các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay (trình bày ở Câu 15) đã đạt kết quả trên
thực tế tại ngân hàng anh/chị nhƣ thế nào?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 17: Vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay đƣợc
ngân hàng anh/chị quy định (về mặt văn bản) nhƣ thế nào?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 18: Vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng anh/chị trong quản lý rủi ro danh
mục cho vay trên thực tế đã phát huy hiệu quả so với lý thuyết nhƣ thế nào? (Lựa chọn theo
đánh giá chủ quan của anh/chị)
e. Mức điểm 1: Chƣa áp dụng hoặc mới áp dụng từ 10% trở xuống
f. Mức điểm 2: Áp dụng trên 10% đến 50%
g. Mức điểm 3: Áp dụng trên 50% đến dƣới 100%
h. Mức điểm 4: Áp dụng đầy đủ 100%
Câu 19: Quy trình báo cáo trong quản lý rủi ro danh mục cho vay giữa các bộ phận, các cấp
quản lý tại ngân hàng anh/chị nhƣ thế nào?
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Câu 20: Quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện nay ở ngân hàng anh/chị đang gặp những khó
khăn gì? (Anh/chị làm rõ theo từng nội dung)
- Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro: .......................................................................................
xx
- Về nhận diện rủi ro: ............................................................................................................
- Về đo lƣờng rủi ro: ..............................................................................................................
- Về sử dụng các công cụ cụ quản lý rủi ro: ..........................................................................
Câu 21: Kết quả đạt đƣợc trong quản lý rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng anh/chị trong
giai đoạn 2017-2019 là gì? (Anh/chị làm rõ theo từng nội dung)
- Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro: .......................................................................................
- Về nhận diện rủi ro: ............................................................................................................
- Về đo lƣờng rủi ro: ..............................................................................................................
- Về sử dụng các công cụ cụ quản lý rủi ro: ..........................................................................
Câu 22: Các kiến nghị (nếu có) của anh/chị với Ngân hàng Nhà nƣớc liên quan tới hoạt động
quản lý rủi ro danh mục cho vay của NHTM là gì? (Anh/chị làm rõ theo từng nội dung)
- Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro: .......................................................................................
- Về nhận diện rủi ro: ............................................................................................................
- Về đo lƣờng rủi ro: ..............................................................................................................
- Về sử dụng các công cụ cụ quản lý rủi ro: ..........................................................................
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị./.
xxi
Phụ lục 4: Thực hiện mô phỏng đo lƣờng rủi ro danh mục cho vay theo
phƣơng pháp FIRB bằng phần mềm R
set.seed(777) # Set random number generator, to make sure the reproducity
N <- 100 # Number of firms in the portfolio
ID <- seq(from=1, to=N, by = 1)
rc <- c("AAA", "AA", "A", "BBB", "BB", "B", "CCC") # Potential ratings
pd_rc <- c(0,0.01,0.04,0.13,0.57,3.04,18.36)/100 # PD corresponds to each rating
PD <- sample(x = pd_rc,size = N,replace = TRUE) # Randomly generate N firms, with which the PD of
each firm is randomly assigned
LGD <- rep(.5, N)
EAD <- rep(10, N)
# LGD and EAD is assumed to be the same for all firms. Can be set for each firm invidually
Portfolio <- data.frame(ID, PD, LGD, EAD)
N <- dim(Portfolio)[1] ## gives us the number of loans in the dataset
rho <- 0.15 ## sets the portfolio correlation to be used in the simulation. Assume to be the same for each
firm and set by Supervisory.
# In IRB, it is computed based on a fomular applied to different type of loans but normally between 12%
and 24%, adjustable for firm size
M <- 100000 ## number of simulation
x <-numeric(M) ## initializes loss vector
rate <- numeric(M) ## initializes rate vector
# Use parallel computation to speed up the simulation process
library(doParallel)
library(foreach) # Require to load the package foreach and doParallel
maxCore <- detectCores()
cl <- makeCluster(maxCore - 1)
doParallel::registerDoParallel(cl = cl)
#for (m in 1:M) {
test <- foreach(i = 1:M,.combine = "rbind")%dopar%{
Loss <- 0
DefaultCount <- 0
DefaultRate <- 0
Z <- rnorm(1, mean=0, sd=1) ## generating common risk factor
Zvar <- rnorm(N, mean=0, sd=1) ## generating N idiosyncratic risk factors
for (i in 1:N) {
X <- sqrt(rho)*Z + sqrt(1-rho)*Zvar[i] ## evaluating X for each loan i
threshold <- qnorm(Portfolio$PD[i], mean=0, sd=1) ## setting loan i's default threshold
if (X < threshold) {
Loss <- Loss + Portfolio$LGD[i]*Portfolio$EAD[i] ## maintaining a running total of Losses
DefaultCount <- DefaultCount + 1 ## counting +1 for a defaulted loan
}
xxii
DefaultRate <- DefaultCount/N
}
#x[m] <- Loss ## capturing total portfolio loss per iteration
#rate[m] <- DefaultRate ## capturing total default rate per iteration
ans <- c(Loss,DefaultRate)
}
hist(test[,1]) #loss distribution histogram
xxiii
Phụ lục 5: Mô phỏng đo lƣờng rủi ro danh mục cho vay theo phƣơng pháp
Credit Metrics
Bảng 1: Xác suất chuyển hạng tín dụng của các khách hàng ngành nông, lâm,
ngƣ nghiệp giữa hai năm 2016 và 2017
Đơn vị: %
Hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C
AAA 100 0 0 0 0 0 0 0 0
AA 0 100 0 0 0 0 0 0 0
A 0 0 50 25 25 0 0 0 0
BBB 0 0 0 75 0 12,5 12,5 0 0
BB 0 0 0 28,57 28,57 28,57 14,28 0 0
B 0 0 0 0 0 55,56 33,33 0 11,11
CCC 0 0 0 14,28 14,28 28,57 14,28 14,28 14,28
CC 0 0 0 0 0 0 50 50 0
C 0 0 0 0 0 25 0 25 50
Bảng 2: Xác suất chuyển hạng tín dụng của các khách hàng ngành nông, lâm,
ngƣ nghiệp giữa hai năm 2017 và 2018
Đơn vị: %
Hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C
AAA 75 25 0 0 0 0 0 0 0
AA 50 0 50 0 0 0 0 0 0
A 50 0 12,5 12,5 25 0 0 0 0
BBB 0 16,67 16,67 50 0 0 16,67 0 0
BB 0 0 20 20 40 20 0 0 0
B 0 0 10 10 20 30 10 10 10
CCC 0 0 0 16,67 16,67 16,67 33,33 16,67 0
CC 0 0 0 0 0 0 0 33,33 66,67
C 0 0 0 0 0 0 33,33 0 66,67
Bảng 3: Xác suất chuyển hạng tín dụng của các khách hàng ngành nông, lâm,
ngƣ nghiệp giữa hai năm 2018 và 2019
Đơn vị: %
Hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C
AAA 50 25 25 0 0 0 0 0 0
AA 0 75 12,5 12,5 0 0 0 0 0
xxiv
A 0 0 66,67 33,33 0 0 0 0 0
BBB 0 0 0 50 50 0 0 0 0
BB 0 0 0 11,11 55,56 11,11 22,22 0 0
B 0 0 0 16,67 16,67 66,67 0 0 0
CCC 0 0 0 0 0 20 60 20 0
CC 0 0 12,5 12,5 0 25 0 50 0
C 0 0 10 0 10 20 0 0 60
Bảng 4: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành công nghiệp
Đơn vị: %
Hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C
AAA 68,75 14,58 16,67 0 0 0 0 0 0
AA 10 63,75 11,25 5 5 0 5 0 0
A 3,57 7,14 39,39 30,46 6,97 8,62 3,85 0 0
BBB 0 9,38 16,2 35,73 24,76 8,98 1,79 2,71 0
BB 0 0 2,01 18,4 49,06 19,65 6,71 2,5 1,67
B 0 0,76 0,93 2 14,62 49,53 24,92 6,5 0,74
CCC 0 0 3,32 6,86 8,12 15,04 48,8 14,66 3,2
CC 0 0 1,52 1,14 2,65 5,41 21,79 62,9 4,59
C 0 0 2,68 6,25 3,45 9,51 5,94 22,64 49,53
Bảng 5: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành xây dựng
Đơn vị: %
Hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C
AAA 63,58 22,15 14,27 0 0 0 0 0 0
AA 12,50 49,78 23,45 2,5 11,77 0 0 0 0
A 0 16,25 56,25 16,29 6,45 4,58 0 0 0
BBB 0 3,25 6,35 69,58 8,79 6,79 0 2,15 3,09
BB 1,25 4,55 5,48 9,45 69,56 4,25 3,56 1,12 0,78
B 1,89 0 2,36 4,58 10,25 58,6 12,55 5,25 4,52
CCC 0 0 3,56 4,78 9,12 12,25 70,12 0,17 0
CC 0 1,23 5,96 7,85 7,89 5,46 3,65 65 2,96
C 0 0 1,53 3,65 8,45 1,89 9,78 11,9 62,8
xxv
Bảng 6: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành thƣơng mại,
dịch vụ
Đơn vị: %
Hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C
AAA 100 0 0 0 0 0 0 0 0
AA 12,25 79,45 0 8,3 0 0 0 0 0
A 0 17,56 67,15 7,22 4,56 0 1,25 0 2,26
BBB 0 0 10,85 72,69 10,52 3,56 1,12 1,26 0
BB 0 0 3,65 24,89 46,28 11,25 2,68 0 11,25
B 0 0 3,21 11,12 6,45 55,23 11,32 2,78 9,89
CCC 0 0 0 4,56 7,69 15,57 62,35 6,79 3,04
CC 0 0 0 11,02 5,21 12,25 63,87 1,32 6,33
C 0 0 0 2,36 8,96 4,58 9,47 11,65 62,98
Bảng 7: Phân phối giá trị khoản vay B
Bảng 8: Phân phối giá trị khoản vay C
Hạng cuối năm 2019 (đầu năm
2020)
Giá trị (triệu VNĐ) Xác suất (%)
AAA 1063,52 0
AA 1025,3 0
A 1000,79 3,32
BBB 976,52 6,86
BB 965,21 8,12
B 946,28 15,04
CCC 935,68 48,8
CC 926,52 14,66
C 899,26 3,2
Hạng cuối năm 2019 (đầu
năm 2020)
Giá trị (triệu VNĐ) Xác suất (%)
AAA 1156,84 1,25
AA 1136,37 4,55
A 1106,15 5,48
xxvi
Bảng 9: Phân phối giá trị khoản vay D
Bảng 10: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khoản vay B
Hạng Xác suất (%)
AAA 0
AA 0
A 3,32
BBB 6,86
BB 8,12
B 15,04
CCC 48,8
CC 14,66
C 3,2
BBB 1084,13 9,45
BB 1058,56 69,56
B 1022,07 4,25
CCC 1006,43 3,56
CC 998,65 1,12
C 976,80 0,78
Hạng cuối năm 2019 (đầu
năm 2020)
Giá trị (triệu VNĐ) Xác suất (%)
AAA 1139,23 0
AA 1125,31 0
A 1101,03 10,85
BBB 1071,62 72,69
BB 1053,64 10,52
B 1035,43 3,56
CCC 1012,08 1,12
CC 1005,18 1,26
C 990,57 0
xxvii
Bảng 11: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khoản vay C
Hạng Xác suất (%)
AAA 1,25
AA 4,55
A 5,48
BBB 9,45
BB 69,56
B 4,25
CCC 3,56
CC 1,12
C 0,78
Bảng 12: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khoản vay D
Hạng Xác suất (%)
AAA 0
AA 0
A 10,85
BBB 72,69
BB 10,52
B 3,56
CCC 1,12
CC 1,26
C 0
Bảng 13: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay A và C
Đơn vị: %
KV A
AAA 1,25
AAA AA A BBB BB B CCC CC C
0 0 6,76 19,89 41,38 19,89 12,17 0 0
0 0 0 0 0 0 0,05 0 0
xxviii
KV
C
AA 4,55
A 5,48
BBB 9,45
BB 69,56
B 4,25
CCC 3,56
CC 1,12
C 0,78
0 0 0,24 1,42 2,06 1,03 0 0 0
0 0 1,01 1,62 2,48 1,32 0,01 0 0
0 0 0,96 2,62 4,21 2,34 0 0 0
0 0 2,6 16,99 31,49 20,25 8,12 0 0
0 0 0,31 0,86 1,87 1,4 0 0 0
0 0 0,03 0,69 1,57 1,23 0,40 0 0
0 0 0,41 0,21 0,5 0,41 0,45 0 0
0 0 0,01 0,04 0 0 0 0 0
Bảng 14: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay A và D
Đơn vị: %
KV A
KV
D
AAA 0
AA 0
A 10,85
BBB 72,69
BB 10,52
B 3,56
CCC 1,12
CC 1,26
C 0
AAA AA A BBB BB B CCC CC C
0 0 6,76 19,89 41,38 19,89 12,17 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 2,5 3,45 1,2 2,3 1,2 0 0
0 0 0,6 18,3 32,92 20,49 2,3 0 0
0 0 0 2,34 5,08 3,81 0,2 0 0
0 0 0 0,67 1,56 1,25 0,1 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 15: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay B và C
Đơn vị: %
KV B
AAA AA A BBB BB B CCC CC C
0 0 3,32 6,86 8,12 15,04 48,8 14,66 3,2
xxix
KV
C
AAA 1,25
AA 4,55
A 5,48
BBB 9,45
BB 69,56
B 4,25
CCC 3.56
CC 1.12
C 0.78
0 0 0,01 0,03 0 0,11 1,02 0 0
0 0 0 0,43 0,48 0,29 2,03 0,45 0,1
0 0 0 0,48 0,54 1,92 2,5 0,59 0,45
0 0 1,02 1,75 0,88 5,2 4,31 1,08 2,98
0 0 3,1 4,46 5,57 10,3 33,58 10 12
0 0 0,04 0,2 0,27 0,54 2,06 1,73 0,04
0 0 0,1 0,15 0,21 0,44 1,75 0,65 0,01
0 0 0 0,04 0,06 0,13 0,56 0,22 0
0 0 0 0 0 0,01 0,13 0,02 0
Bảng 16: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay B và D
Đơn vị: %
KV B
KV
D
AAA 0
AA 0
A 10,85
BBB 72,69
BB 10,52
B 3,56
CCC 1,12
CC 1,26
C 0
AAA AA A BBB BB B CCC CC C
0 0 3,32 6,86 8,12 15,04 48,8 14,66 3,2
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0,11 0,02 0,2 2,54 6,79 3,12 0
0 0 1,1 4,9 6,02 10,96 34,73 10,05 5,12
0 0 0,05 0,56 0,74 1,42 5,08 1,69 1,12
0 0 0,2 0,18 0,23 0,46 1,74 0,61 0,05
0 0 0 0 0 0,08 0,06 0,05 0,02
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 17: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay C và D
Đơn vị: %
KV C
AAA 0
AA 0
AAA AA A BBB BB B CCC CC C
1,25 4,55 5,48 9,45 69,56 4,25 3,56 1,12 0,78
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
xxx
KV
D
A 10,85
BBB 72,69
BB 10,52
B 3,56
CCC 1,12
CC 1,26
C 0
0 0 0 0,13 0,54 0,13 0 0 0
5,12 3,32 4,04 6,86 50,91 2,95 2,46 0,77 1,3
2,13 0,29 0,4 0,75 7,48 0,58 0,53 0,18 0
0 0,12 0,23 2,55 1,22 1,21 0,11 0,75 0
0 0,05 0,23 0,34 1,35 0,8 0,17 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
xxxi
Phụ lục 6: Thực hiện mô phỏng phân phối giá trị tổn thất của danh mục
cho vay theo phƣơng pháp Credit Metrics bằng phần mềm R
library(CreditMetrics)
#-----------------
# Specify loan portfolio information
#-----------------
N <- 4
n <- 100000
r <- 0.05
ead <- c(500, 900, 1000,1006)
lgd <- 0.5
rating <- c("BB", "CCC", "BB","BBB")
firmnames <- c("firm 1", "firm 2", "firm 3","firm 4")
# correlation matrix
rho <- matrix(c( 1, 0.15,0.104,0.117,
0.15, 1, 0.14,0.105,
0.104, 0.14, 1,0.18,
0.117,0.105,0.18,1), 4, 4, dimnames = list(firmnames, firmnames),
byrow = TRUE)
# one year empirical migration matrix from standard&poors website, not rated companies are assumed to
have the same rating
rc <- c("AAA", "AA", "A", "BBB", "BB", "B", "CCC", "D")
M <- matrix(c(90.48, 9.52, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
1.13, 90.48, 8.16, 0.23, 0, 0, 0, 0,
0.00, 1.71, 92.97, 4.68, 0.30,0.30, 0.00, 0.04,
0.00, 0.02, 2.40, 92.26, 4.63, 0.38, 0.18, 0.13,
0.00, 0.00, 0.00, 4.36, 89.58, 4.83, 0.66, 0.57,
0.00, 0.00, 0.00, 0.02, 6.08, 87.24, 3.62, 3.04,
0.00, 0.00, 0.00, 0.00, 0.46, 18.52, 62.66, 18.36,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 100
)/100, 8, 8, dimnames = list(rc, rc), byrow = TRUE)
portfolio_loss <- cm.gain(M, lgd, ead, N, n, r, rho, rating)
hist(portfolio_loss,breaks = 100) # Plot a histogram for loss distribution