Rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng là không thể tránh khỏi, vấn đề là phải
làm sao để quản trị tốt, giảm thiểu những rủi ro này? Hơn bao giờ hết, ngành
ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng
đầu trong quá trình tái cơ cấu, tạo nền tảng cho sự phát triển lành mạnh và bền
vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa mang lại cho hệ thống
ngân hàng nhiều lợi ích, nhưng cũng không ít những thách thức. Thách thức
rõ nhất là cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, với nhiều đối thủ
hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải không
ngừng tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và đứng vững trên thị
trường. Thêm vào đó, rủi ro đối với các hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, bởi
mối quan hệ nhạy cảm của thị trường trong nước với những cú sốc ngoài ý muốn
của thị trường quốc tế ngày càng tăng.
Xét trên giác độ toàn hệ thống, nhiều nghiên cứu có kết luận rằng rủi ro đạo
đức là một nguyên nhân cốt lõi gây nên khủng hoảng ngân hàng. Trong bối cảnh
thực tiễn các cuộc khủng hoảng xảy ra tại thị trường tài chính lớn trong khu vực
và trên thế giới, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam luôn phải đáp
ứng các yêu cầu và giám sát và an toàn hệ thống. Tuy vậy, trong quá trình hội
nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng tự do hóa
tài chính, mức độ cạnh tranh gay gắt và một xu thế tất yếu khó tránh khỏi là rủi ro
đạo đức gia tăng trong hoạt động của ngân hàng đòi hỏi có những nghiên cứu tìm
ra các giải pháp quản lý hữu hiệu và luận án này đã góp phần thực hiện mục tiêu
trên. Cụ thể:
Thứ nhất: Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề
rủi ro đạo đức và quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Thứ hai: Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế
giới quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng và rút ra bài học có thể áp
dụng tại Việt Nam.
Thứ ba: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro đạo đức và mức độ ảnh hưởng
của nó tới sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua190
nguồn số liệu từ NHNN và các NHTM cung cấp nhằm chỉ ra những mặt được
cũng như những hạn chế trong công tác quản lý vấn đề rủi ro đạo đức của các
NHTM Việt Nam, qua đó thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý rủi ro đạo
đức tại các NHTM Việt Nam.
Thứ tư: Luận án đưa ra hệ thống giải pháp nhằm quản lý rủi ro đạo đức
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của
hệ thống, đảm bảo tính khoa học, khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng và không kém phần phức tạp. Bởi vậy
luận án sẽ không tránh khỏi cỏ những khiếm khuyết. Nghiên cứu sinh rất hy vọng
nhận được nhiều những góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong hội
đồng để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
224 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam - Trần Trung Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của thị trường tín
dụng và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tài trợ. Người cho vay thường lựa
chọn các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân vì các trung tâm thông tin tín dụng
này cung ứng các thông tin chính xác và nhanh chóng. Trung tâm thông tin tín dụng
tư nhân sẽ cung ứng thông tin tín dụng về các doanh nghiệp và các cá nhân cho các
ngân hàng, người cho vay, tạo thêm một kênh cung cấp thông tin một cách khách
187
quan, qua đó giúp hạn chế sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của
NHTM, hạn chế hành vi rủi ro đạo đức của khách hàng vay, đảm bảo an toàn hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Việc thành lập một trang tâm thông tin tín dụng áp
dụng những thực tiễn tốt nhất của quốc tế phục vụ cho việc cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp và cá nhân của các NHTM Việt nam là một bước tiến rất quan
trọng đối với ngành ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh, định hướng triển
khai quản lý rủi ro đạo đức tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, chương 3
của luận án, nghiên cứu sinh đã đề xuất một hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở
các lập luận khoa học, bám sát khả năng thực hiện tại các NHTM Việt Nam và chủ
trương của NHNN. Đồng thời nghiên cứu sinh đã đề xuất các kiến nghị với Chính
Phủ, NHNN nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng
như hỗ trợ các NHTM Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo
tính khả thi của giải pháp.
188
KẾT LUẬN
Việc quản lý của cơ quan quản lý vĩ mô đối với các NHTM thông qua hệ
thống chính sách, pháp luật, quy định, quy chế và cơ quan thanh tra, giám sát
ngân hàng giúp các NHTM trên cơ sở đó xây dựng, ban hành các chính sách,
quy định, quy trình phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức
tín dụng; việc thực hiện tốt các quy định trên giúp các NHTM hạn chế được các
rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, để hạn
chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro đạo đức là vấn đề cần được
quan tâm hàng đầu đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay, do vậy chính
các NHTM cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với mục tiêu
và chiến lược của ngân hàng và hoạt động có hiệu quả từ việc Hội đồng quản trị
phê duyệt chiến lược, chính sách quản trị rủi ro và các hạn mức rủi ro, đảm bảo
đầy đủ các nguồn lực và phương pháp thích hợp để kiểm soát các rủi ro, thiết lập
bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro đảm bảo các chính sách và quy trình kiểm
soát đối với các rủi ro được thực hiện và tuân thủ; phải xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công
tác huy động vốn và cho vay; giám sát trực tiếp ban điều hành, giám sát gián tiếp
đối với toàn bộ nhân viên; mọi hoạt động giao dịch đều phải có người thực hiện
và người giám sát, thậm chí giám sát chéo, thiết lập các chính sách phù hợp để
tuyển chọn cán bộ có năng lực, trình độ Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh
bạch và chuyên nghiệp cao, trong đó mọi hoạt động kinh doanh đều gắn với yếu
tố con người mà rủi ro đạo đức đều xuất phát từ ý chí chủ quan của con người.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức
quan trọng; việc tuyển chọn, đào tạo lãnh đạo, nhân viên có đạo đức tốt, bố trí
công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ của cán bộ sẽ góp phần hạn chế các rủi
ro. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân
hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn.
Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn.
189
Rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng là không thể tránh khỏi, vấn đề là phải
làm sao để quản trị tốt, giảm thiểu những rủi ro này? Hơn bao giờ hết, ngành
ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng
đầu trong quá trình tái cơ cấu, tạo nền tảng cho sự phát triển lành mạnh và bền
vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa mang lại cho hệ thống
ngân hàng nhiều lợi ích, nhưng cũng không ít những thách thức. Thách thức
rõ nhất là cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, với nhiều đối thủ
hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải không
ngừng tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và đứng vững trên thị
trường. Thêm vào đó, rủi ro đối với các hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, bởi
mối quan hệ nhạy cảm của thị trường trong nước với những cú sốc ngoài ý muốn
của thị trường quốc tế ngày càng tăng.
Xét trên giác độ toàn hệ thống, nhiều nghiên cứu có kết luận rằng rủi ro đạo
đức là một nguyên nhân cốt lõi gây nên khủng hoảng ngân hàng. Trong bối cảnh
thực tiễn các cuộc khủng hoảng xảy ra tại thị trường tài chính lớn trong khu vực
và trên thế giới, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam luôn phải đáp
ứng các yêu cầu và giám sát và an toàn hệ thống. Tuy vậy, trong quá trình hội
nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng tự do hóa
tài chính, mức độ cạnh tranh gay gắt và một xu thế tất yếu khó tránh khỏi là rủi ro
đạo đức gia tăng trong hoạt động của ngân hàng đòi hỏi có những nghiên cứu tìm
ra các giải pháp quản lý hữu hiệu và luận án này đã góp phần thực hiện mục tiêu
trên. Cụ thể:
Thứ nhất: Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề
rủi ro đạo đức và quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Thứ hai: Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế
giới quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng và rút ra bài học có thể áp
dụng tại Việt Nam.
Thứ ba: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro đạo đức và mức độ ảnh hưởng
của nó tới sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua
190
nguồn số liệu từ NHNN và các NHTM cung cấp nhằm chỉ ra những mặt được
cũng như những hạn chế trong công tác quản lý vấn đề rủi ro đạo đức của các
NHTM Việt Nam, qua đó thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý rủi ro đạo
đức tại các NHTM Việt Nam.
Thứ tư: Luận án đưa ra hệ thống giải pháp nhằm quản lý rủi ro đạo đức
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của
hệ thống, đảm bảo tính khoa học, khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng và không kém phần phức tạp. Bởi vậy
luận án sẽ không tránh khỏi cỏ những khiếm khuyết. Nghiên cứu sinh rất hy vọng
nhận được nhiều những góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong hội
đồng để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
191
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Trung Dũng (2017), "Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay
của các Ngân hàng thương mại", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán,
(170), tr.70-72.
2. Trần Trung Dũng (2017), "Đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân
hàng", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (173), tr.28-30.
192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị RRTD của Agribank, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân Anh, Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp
dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường Tài chính
Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39
3. Xuân Anh (2015), Cảnh báo rủi ro đạo đức cán bộ ngân hàng, Báo Sài gòn
đầu tư, ngày 09/07/2015
4. TS Nghiêm Văn Bảy (2017), Tổng hợp những bài học quản trị rủi ro trong
hoạt động ngân hàng thương mại qua một số vụ án hình sự đã được xét xử,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính, Hà Nội
5. Bộ Công an (2018) Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ
khủng bố, Hà Nội 6/2018
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn
pháp định của tổ chức tín dụng
7. Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng giai đoạn
2011- 2015.
8. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 03/01/2012 Về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
9. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý
rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến
sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng
10. TS. Tô Ánh Dương (2004), Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam
tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp
ước Basel, đề tài NCKH của Viện Hàn lâm Khoa học Việt nam
193
11. TS Tô Ánh Dương (2008), Áp dụng chuẩn mực Basel - Xu thế tất yếu của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam khi gia nhập WTO” Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
12. Trần Trung Dũng (2017), Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay
của các NHTM, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 9 (170) - 2017
13. Trần Trung Dũng (2017), Đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng,
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 12 (173) - 2017
14. Vân Giang (2016), Rủi ro đạo đức: dễ mắc, khó gỡ, Báo việt ngày
11/11/2016
15. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông
vận tải, Hà Nội
16. ThS Vũ Thị Thanh Hà (2012), Mối quan hệ giữa rủi ro đạo đức trong hoạt
động ngân hàng và tự do hóa tài chính, Tạp chí ngân hàng số 12 tháng
6/2012
17. PGS. TS. Đinh Xuân Hạng, ThS Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (2012), “Giáo
trình Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính. 2012
18. PGS.TS Đinh Xuân Hạng (2012), Hoàn thiện chính sách tài chính - tiền tệ
nhằm phát triển bền vững các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10 (2012), trang 5 - 9
19. Ths. Lê Văn Hinh, TS Đào Minh Phúc (2012), Hệ thống kiểm soát nội bộ
gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp
chí Ngân hàng số 24 - tháng 12/2012, trang 20-26)
20. TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh (2012), Xử lý rủi ro bằng biện
pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần - đôi điều bàn luận
và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 24- tháng 12/2012 trang 31-35
21. Tiến Hùng (2004), Nguy cơ đạo đức gắn liền rủi ro tín dụng, Báo
Vietnamnet ngày 11/11/2004
22. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt nam, NXB
Tài chính, 2011
194
23. TS Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB
Thống Kê, năm 2006
24. TS. Nguyễn Thị Hoài Lê và ThS. Trần Thị Xuân Anh (2010) “Sử dụng công
cụ chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng Australia”
tạp chí ngân hàng
25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011-2017), Báo cáo thường niên
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006), Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN
29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2007), Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN
30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN
31. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2010), Thông tư 19/2010/TT-NHNN
32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN
33. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2010), Thông tư số 04/2010/TT-NHNN
34. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN
35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Thông tư 10/2014/TT-NHNN
36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Thông tư 9/2014/TT-NHNN
37. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2011 - 2017), Báo cáo thường niên,
Hà Nội
38. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011 -
2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
39. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, (2011 - 2017) Báo cáo thường
niên, Hà Nội.
40. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (2011 - 2017), Báo cáo
thường niên, Hà Nội.
41. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (2011- 2017), Báo cáo thường
niên, Hà Nội.
42. Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (2011 - 2017), Báo cáo thường
niên, Hà Nội.
195
43. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - Hà Nội (2011 - 2017), Báo cáo
thường niên, Hà Nội.
44. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011 - 2017), Báo
cáo thường niên, Hà Nội.
45. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2011 - 2017), Báo
cáo thường niên, Hà Nội.
46. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2011 - 2017), Báo cáo
thường niên, Hà Nội.
47. Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (2011 - 2017), Báo cáo
thường niên, Hà Nội
48. Cao Thị Ý Nhi (2007), Tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại Nhà nước ở
Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
49. TS Nguyễn Minh Phong (2016), Ngăn chặn rủi ro đạo đức trong ngân hàng,
Báo nhân dân ngày 11/11/2016
50. Hồng Phúc (2012), Rủi ro đạo đức ngân hàng, Thời báo kinh tế Sài gòn
19/3/2012
51. Peter Rose, Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính,
năm 2004
52. TS Nguyễn Thanh Phương (2015), Ngân hàng thương mại hạn chế rủi ro
đạo đức trong hoạt động kinh doanh thẻ, Tạp chí Công thương số 10/2015,
trang 80 -81
53. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ
chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06.
54. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân
hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06
55. Nguyễn Hồng Sơn (2005), Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián
tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, NXB Chính trị Quốc gia
56. PGS.TS Hà Minh Sơn (2014), Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng -
Thực trạng và khuyến nghị, Đề tài NCKH cấp Học viện
196
57. PGS.TS Hà Minh Sơn và nhóm nghiên cứu (2014), An toàn tài chính của
các định chế tài chính trung gian tại Việt Nam sau khủng hoảng, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính, Hà Nội
58. PGS.TS Hà Minh Sơn (2013), Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động
của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Học viện Tài chính, Hà Nội
59. Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
60. TS Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Những định hướng cơ bản phát triển hệ
thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài cấp ngành ngân
hàng nhà nước.
61. TS. Phạm Tiến Thành (2009) “Quản lý rủi ro dưới góc độ ngân hàng” Tạp
chí Ngân hàng
62. Nguyễn Đức Thành (2008) Chính sách ngăn chặn rủi ro kinh tế vĩ mô trong
bối cảnh mới ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
63. PGS.TS Kiều Hữu Thiện (2013), Góp thêm một số ý kiến về tái cấu trúc hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, tháng 1/2013
64. ThS Lê Nam Thắng (2011), Vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân
hàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp quản lý, Đề tài cấp ngành Ngân
hàng Nhà nước 2011
65. ThS Nguyễn Thùy Trang (2016), Rủi ro trong hoạt động ngân hàng - nhìn từ
góc độ đạo đức. Thời báo kinh tế Sài gòn 19/3/2012
66. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế basel,
Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
67. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2009), Đảo nợ: Rủi ro đạo đức và hàm ý chính sách,
Thời báo kinh tế Sài gòn 29/3/2009
197
68. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
69. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
70. Viện nhân lực Ngân hàng - Tài chính BTCI (2011), Báo cáo tại Diễn đàn
Ngân hàng thế giới, London, Vương quốc Anh
71. Phan Thị Hoàng Yến (2015), Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học
viện Ngân hàng, Hà Nội.
* Tài liệu tiếng Anh
72. ALAN D. MORRISON AND LUCY WHITE (2001), “Crisis and capital
requirement in banking”
73. Beim&Calomiris, 2002 - David Beim and Charles Calomiris, Emerging
Financial Markets, McGraw Hill Custom Publishing.
74. Berger, Allen, N. (1991): “Market Discipline in Banking”, Proceedings of a
Conference on BankStructure and Competition, Federal Reserve Bank of
Chicago.
75. Bliss, Robert R. and Flannery, Mark J. (2002): “Market Discipline in the
Governance of U.S. Bank Holding Companies: Monitoring versus Infuence”
Eropean Finance Review, Vol.6, pp. 419-437
76. Blum, Jurg (2002): “The Limits of Market Discipline in Reducing Bank’s
Risk Taking”, forthcoming Journal of Banking and Finance
77. Buchs, 1999 - Thierry D. Buchs, Financial crisis in the Russian Federation:
Are the Russians learning to tango?, Economics of Transition, Vol.7, No 3,
687 - 715.
78. Corsetti et al, 1998 - Giancarlo Corsetti, Paolo Pesenti and NourielRoubini,
What Caused the Asian Currency and Finacial Crisis?, Bank of Italy, Temi
di discussion, Number 343
198
79. Delhaise, 1998 - Philippe Delhaise. Asia in Crisis - The Implosion of the
Banking and Finace Systems, John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd
80. Dembe, Allard E. and Boden, Leslie I. (2000). “Moral Hazard: A Question
of Moraliity?” New Solutions, Vol. 10 (3)
81. Edward P Lazear (2001), “Moral Hazard and Performance incentives”
82. ErlendNier and Ursel Baumann 1, (2003), “Market discipline, disclosure and
moral hazard in banking” Cordella, Tito and Eduardo Levy Yeyati, (1998):
“Public Disclosure and Bank Failures”, CEPR Discussion Paper No. 1886
83. Fannie Mae (1992), “Housing Finance in Developed Countries An
International Comparison of Efficiency, United Staes” (PDF).
84. FilemonAmanuel, Naim Khan, MichailSjatkus (2009), “The savings and
Loans crisis”, Financial development and Crisis 7.5 hp, Stockholm
University.
85. Frederic S. Mishkin (2001), “What works and what doesn’t?”, University of
Chicago Press
86. Gart, 1994 - Alan Gart. Regulation, Deregulation, Reregulation - the Future
of the Banking, Insurance, and Securities Industries.John Wiley & Sons. Inc.
87. Ha In-Bong, Lee Bong-Soo, and Cheong Chongcheul (2007), “What Caused
the Korean Currency Crisis in 1997?”
88. Hamalainen, Paul, Maximilian J.B. Hall and Barry Howcroft (2001); “A
Framework for Implementing Market Discipline in Financial Regulatory
Design”, Loughborough University Banking Center Research Paper No.
147/01
89. Holmes, Steven A. (1999-09-03). “Fannie Mae Eases Credit To Aid
Mortgage Lending”
90. International Monetary Fund, Washington DC, Occasional paper 188
91. J.P.Niinimaki (2007), “Does collateral fuel moral hazard in banking?”
Discussion Paper, No 181, Helsinki center of economic research, August
2007, ISSn 1795-0562.
199
92. James R. Barth,a,b Gerard CaprioJr.,c and Ross Levine (2004) “Bank
regulation and supervision: what works best?”, Journal of Financial
Intermediation 13
93. Krugman, Paul (2009). The Return of Depression Economics and the Crisis
of 2008. W. W. Norton Company Limited. ISBN 978-0-393-07101-6.
94. Lewis, Holden (18 April 2007). “Moral hazard’ helps shape
mortagemortages/20070418_subprime_mortage_morality_a1.
Asp?caret=3c). Bankrate.com.
95. Lindgren et al, 1999 - Carl-Johan Lindgren, Tomas J.T. Balino, Charles
Enoch, Anne-Marie Gulde, Marc Quintyn and Leslie Teo, Financial Sector
Crisis and Restructuring: Lessons from Asia,
96. Robert, Whaples (2003) “Savings and Loan Industry, US”. EH.Net
Encyclopedia
97. Thomas F. Hellmann, Kevin C. Murdock and Joseph E.Stiglitz (2002),
“Liberalization, Moral Hazard in Banking, and Prudential Regulation: Are
Capital Requirements Enough?”, American Economic Review
98. WB (2010), Rethinking market discipline in banking. Lesson from financial
crisis.Policy research working paper 5227.
200
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 2.1
THỰC TRẠNG RỦI RO ĐẠO ĐỨC
1. Cuối năm 2008, chi nhánh AgriBank Tuy Phước triển khai phương
thức giao dịch một cửa IPCAS (khách hàng chỉ cần làm việc với một giao dịch
viên để hoàn tất giao dịch theo yêu cầu). Huỳnh Chí Trung (36 tuổi, nguyên cán
bộ tín dụng của ngân hàng này) đã lợi dụng danh nghĩa của 20 khách hàng lập
khống 115 hồ sơ vay với tống số tiền hơn 41,3 tỷ đồng. Trung đã sử dụng hơn
22,3 tỷ đồng để giải ngân đáo hạn cho 69 hồ sơ vay trước đó, còn 46 hồ sơ chưa
tất toán, Trung treo nợ khống cho 16 khách hàng, với số tiền trên 19 tỷ đồng và
chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.
Ngày 17/7/2012, TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt bị cáo Trung mức án
tù chung thân về tội: “Tham ô tài sản” và buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi
thường số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt cho ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện
Tuy Phước.
2. Tại Chi nhánh AgriBank Chi Lăng, Chau Sara Vông (SN 1977), cán bộ
chi nhánh AgriBank Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã cấu kết với
Huỳnh Bửu Lộc (nguyên giám đốc chi nhánh), Mai Văn Tạo (nguyên phó giám đốc
chi nhánh), Phan Ngọc Chuông (nguyên trưởng phòng tín dụng), Trần Trung Hậu
(nguyên phó trưởng phòng kế hoạch kinh doanh), Nguyễn Kiên Bình và Lê Văn
Tươi, cùng là cán bộ chi nhánh AgriBank Chi Lăng, lập 97 hồ sơ vay vốn, chứng từ
giả cho vay vượt xa giá trị tài sản thế chấp. Thủ đoạn này nhằm chiếm đoạt trên 40
tỷ đồng chia nhau tiêu xài cá nhân, gây thiệt hại trên 76 tỷ đồng cho AgriBank,
trung bình mỗi đối tượng thu lãi từ 1 tỷ đến 11 tỷ đồng.
Ngoài ra, các đối tượng này còn công khai cho người dân vay “đáo hạn”.
Đến cuối năm 2008, do không thu hồi được vốn, lãi vay đáo hạn và thua lỗ trong
kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng... Chau Sara Vông mắc nợ của nhiều
người khoảng 2 tỷ đồng.
Để có tiền trả nợ, Chau Sara Vông bất chấp mọi thủ đoạn cấu kết với ban
giám đốc và cán bộ chi nhánh AgriBank Chi Lăng làm giả 40 hồ sơ vay và ghi
201
khống tài sản thế chấp của khách hàng, người thân để cấn trừ nợ vay, chiếm đoạt
gần 6 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, từ tháng 8-2010 đến tháng 7-2011, lợi dụng việc
lãnh đạo phòng giao mật khẩu máy tính cho cán bộ tín dụng quản lý và thiếu kiểm
tra khi ký duyệt hồ sơ vay trên máy tính, Chau Sara Vông đã đánh cắp mật khẩu,
làm giả 20 hồ sơ vay vốn với số tiền trên 9 tỷ đồng, để chiếm đoạt 1,050 tỷ đồng.
Tòa đã tuyên phạt bị cáo Chau Sara Vông mức án 26 năm tù; Trần Trung
Hậu 15 năm tù; Huỳnh Bửu Lộc 17 năm tù; Phan Ngọc Chuông 13 năm tù; Mai
Văn Tạo 9 năm tù; Nguyễn Kiên Bình 8 năm tù; Lê Văn Tươi 7 năm tù. Các bị
cáo còn phải bồi thường thiệt hại cho AgriBank tỉnh An Giang theo quy định của
pháp luật.
3. Tại Chi nhánh AgriBank Bà Rịa - Vũng Tàu: 12 cán bộ, đứng đầu là bà
Nguyễn Thị Cẩm, nguyên giám đốc phòng giao dịch số 2; ông Hồ Văn Hoàng,
nguyên giám đốc phòng giao dịch Long Sơn và ông Nguyễn Ngọc Khải, nguyên
quyền giám đốc chi nhánh Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các trưởng, phó
phòng tín dụng, nhân viên tín dụng, kế toán, đã lập khống 110 quyển sổ tiết kiệm có
kỳ hạn 12 tháng trả lãi trước với tổng mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm là hơn 137 tỷ
đồng, từ đó được nhận trước số tiền lãi hơn 18 tỷ đồng. Ngoài ra, số bị can này còn
chiếm hơn 4,4 tỷ đồng từ việc sử dụng tên và thông tin giấy chứng minh nhân dân
của người khác để nhận tiền hoa hồng môi giới.
Cơ quan chức năng xác định, ông Khải đã triển khai việc chi hoa hồng môi
giới cho người gửi tiền khi hoàn toàn không có việc môi giới, không điều chỉnh lãi
suất cho vay cầm cố phù hợp với lãi suất huy động thực tế dẫn đến các nhân viên lợi
dụng chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Cá nhân ông Khải còn trực tiếp ký mở sổ và
chi hoa hồng môi giới cho 3 hồ sơ với số tiền hơn 72 triệu đồng; cho vay cầm cố sổ
tiết kiệm “khống” 13 hồ sơ với số tiền hơn 9 tỷ đồng.
4. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, lợi dụng chế độ một cửa không hậu
kiểm đối chiếu chứng từ hằng ngày, giao toàn quyền cho Giám đốc chi nhánh và
các Trưởng phòng giao dịch của Ngân hàng Seabank trong việc huy động, chi trả
tiền gửi tiết kiệm, Nguyễn Hữu Giang - Trưởng phòng Giao dịch Kiến An - Ngân
hàng Seabank Chi nhánh Hải Phòng đã chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Huyền và Phạm
Thị Đức làm thủ tục rút tiền trên sổ tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt hơn 7
202
tỷ đồng. Ngoài ra, Giang còn tự ý rút quỹ của Phòng Giao dịch Kiến An chiếm đoạt
hơn 1 tỷ đồng.
5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Nguyễn Đức Hải, nguyên là Trưởng phòng Giao dịch Hải Đình -
VietinBank chi nhánh Quảng Bình, đã được Giám đốc Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình ủy quyền thực hiện việc giải ngân, theo
dõi quản lý kiểm tra giám sát cho vay và hoàn tất món vay của Công ty TNHH
Đại Lộc Phát. Lợi dụng sơ hở, thiếu sót của các cán bộ ngân hàng trong việc quản
lý hồ sơ tài sản bảo đảm để lấy hồ sơ và làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp khi
chưa làm thủ tục tất toán, Hải đã lập hồ sơ khống về vay vốn để chiếm đoạt với số
tiền 2,6 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Sau đó, mất khả
năng thanh toán và bỏ trốn.
Tại phiên toà xét xử sơ thẩm ngày 30/8/2012, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt
bị cáo Nguyễn Đức Hải 15 năm tù giam, đồng thời buộc bị cáo phải có trách nhiệm
hoàn trả lại số tiền 2,6 tỉ đồng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi
nhánh Quảng Bình. Liên quan đến vụ việc, Tổng Giám đốc Ngân hàng này cũng đã
quyết định sa thải, kỷ luật 9 cán bộ, nhân viên.
6. Ngân hàng TMCP Đại Dương
Lê Minh Hằng, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Nguyễn Khánh Toàn, chi
nhánh OceanBank Thăng Long đã lợi dụng việc được giao quản lý, điều hành công
tác tại Phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn để gian dối, rút tiền của ngân hàng.
Quá trình điều tra kết luận: Trong thời gian từ 28.11.2009 đến 24.2.2011, lợi dụng
được phân công là Trưởng phòng Giao dịch Nguyễn Khánh Toàn, Hằng đã chỉ đạo
Danh, Thủy và Sơn lập 39 hợp đồng cho vay khống, trái quy định của ngân hàng.
Tài sản cầm cố là những sổ tiết kiệm khống, được lấy từ thẻ lưu sổ tiết kiệm
của ngân hàng. Sau khi cùng kế toán và thủ quỹ ký vào hồ sơ cho vay, Hằng đã tự
ký tên của khách hàng vay tiền vào hồ sơ xin vay rồi trực tiếp nhận tiền từ thủ quỹ.
Tổng số tiền Hằng chiếm đoạt bằng hình thức này lên tới hơn 11 tỉ đồng. Sau khi bị
lãnh đạo Chi nhánh Thăng Long phát hiện, Hằng bỏ trốn ra nước ngoài; đến ngày
3.1.2012 thì tới cơ quan công an đầu thú.
203
Cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã xác minh, 9 người đứng tên trong các hồ sơ
vay tiền do Hằng tự lập trái quy định thì những người này không biết việc Hằng sử
dụng trái phép tên tuổi của họ để thực hiện hành vi phạm pháp nêu trên. Đáng lưu ý,
trường hợp bị can Phan Hồng Danh - dù có 1 tiền án về tội đánh bạc nhưng vẫn
được sử dụng làm kế toán Phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 27/7/2011, công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Tấn Đô - giám đốc phòng giao dịch Bình
Chánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV) để điều tra,
xử lý về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo điều tra, ông Nguyễn Văn Hồng (54 tuổi, ngụ quận 8, TP HCM) đã
làm hồ sơ tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Tạo thế chấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng lô đất trên đường Nguyễn Ngọc Cung (phường 16, quận 8) để
vay số tiền 50 tỷ đồng. Đến hạn, người vay không có khả năng chi trả nên đã bàn
với giám đốc phòng giao dịch mượn lại giấy nhà đất để cầm cố vay tiền chỗ khác.
Với sự giúp sức của ông Đô, ngân hàng BIDV thiệt hại 50 tỷ đồng đã cho
ông Hồng vay.
8. Ngân hàng TMCP Việt Á
Quá trình làm Giám đốc Phòng giao dịch An Nghiệp, Ngân hàng TMCP
Việt Á, Chi nhánh Cần Thơ, Nguyễn Phương Giang (nguyên Giám đốc Phòng giao
dịch An Nghiệp, Ngân hàng TMCP Việt Á, Chi nhánh Cần đã cho Trần Thị Bạch
Huệ (ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) vay 110 hồ sơ, với số tiền hơn 82 tỷ
đồng; cho Nguyễn Minh Bảo (nguyên Trưởng phòng giao dịch Phú An Ngân hàng
TMCP Việt Á) vay năm hồ sơ, với số tiền 3,8 tỷ đồng, chủ yếu thế chấp tài sản hình
thành từ vốn vay là quyền sử dụng đất. Sau khi vay được tiền, Trần Thị Bạch Huệ
mượn tài sản thế chấp từ cán bộ tín dụng đưa đi chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp...
dẫn đến mất tài sản thế chấp của 39 hồ sơ vay, với số tiền hơn 27 tỷ đồng và 300 chỉ
vàng SJC.
Công an làm rõ, quá trình giải quyết cho Trần Thị Bạch Huệ và Nguyễn
Minh Bảo vay tiền, Nguyễn Phương Giang đã cố ý làm trái các quy định, quy trình
của Ngân hàng TMCP Việt Á về tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 15 tỷ
204
đồng. Trần Thị Kim Luyến (em ruột Trần Thị Bạch Huệ) dùng tài sản không phải
của mình thế chấp vay tiền, một tài sản chuyển nhượng cho nhiều người... giúp
Trần Thị Bạch Huệ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác số tiền gần 3 tỷ đồng.
9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng TMCP Phương
Đông, Ngân hàng TMCP Nam Á.
Vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) và các ngân hàng
TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Nam Á vừa được đưa ra xét xử ngày
11/03/2014. Đây được xem là một trong 10 "đại án" về tham nhũng.
Trong vụ án này, ngoài việc các đối tượng cấu kết với nhau lừa đảo chiếm
đoạt hơn 1.000 tỷ đồng thì Công an Đắk Nông còn làm rõ hành vi đưa nhận hối lộ
với người nhận là ông Vũ Việt Hùng, nguyên Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Việt Nam (VDB) khu vực Đăk Lăk - Đăk Nông, quà hối lộ là chiếc xe hơi
BMW trị giá 3,2 tỷ đồng.
Ông Hùng biết công ty Minh Nhật của bà Cao Bạch Mai làm ăn thua lỗ
nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới sửa báo cáo tài chính thành có lãi để cho vay.
Khi bà Mai làm giả 6 hợp đồng kinh tế xuất khẩu, cựu giám đốc chi nhánh
ngân hàng tiếp tục duyệt cho vay 50 tỷ đồng. Sau đó, ông Hùng nhận quà biếu là 1
chiếc ôtô BMW trị giá hơn 3,2 tỷ đồng để giải quyết cho bà này và giúp bị cáo Trần
Thị Xuân (giám đốc công ty Nhật Tân) vay cả nghìn tỷ.
Để che giấu trách nhiệm của mình, ông Hùng tích cực giúp sức cho các bị
cáo lừa đảo chiếm đoạt tiền lên đến 530 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông
- OCB TP.HCM và 50 tỉ đồng tại Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội.
b. Rủi ro đạo đức liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền
10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SHB)
Trong quá trình làm việc tại Chi nhánh SHB Đà Nẵng, Lê Nữ Dạ Thảo được
lãnh đạo chi nhánh giao sử dụng tư cách cá nhân để gửi 22 tỉ đồng của đơn vị vào
Ngân hàng TMCP Nam Việt, sau đó mang hợp đồng gửi tiền về giao cho Chi nhánh
SHB Đà Nẵng để hưởng chênh lệch lãi suất.
Tuy nhiên sau đó, Thảo đã giả vờ làm đơn báo mất bản hợp đồng tiền gửi để
xin cấp hợp đồng mới, rồi lại dùng hợp đồng mới này thế chấp lại cho Ngân hàng
TMCP Nam Việt tiếp tục vay 15 tỉ đồng.
205
Khi vụ việc bị phát hiện, Thảo đã mang nộp lại cho Chi nhánh SHB Đà
Nẵng 1 tỉ đồng, còn lại 14 tỉ đồng gần mất khả năng thu hồi. Ngày 15/12/2011, nữ
cán bộ ngân hàng này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ
Công an TP Đà Nẵng ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm và đề nghị Viện KSND
TP Đà Nẵng truy tố hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt với số tiền là 14 tỷ đồng.
11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Lê Thái Phong (SN 1988, ngụ huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long) là giao dịch
viên của chi nhánh Sacombank Điện Biên Phủ. Đang lúc gia đình thiếu nợ rất
nhiều, bị chủ nợ đến tạo áp lực liên tục, Phong nảy sinh ý định “ẵm” tiền ngân hàng
để trả nợ.
Vào ngày 9/01/2012, lợi dụng giờ nghỉ trưa của Sacombank - chi nhánh Điện
Biên Phủ, Lê Thái Phong làm giả chứng từ chuyển tiền của ngân hàng với nội dung:
khách hàng N.T.P.A. chuyển 3 tỷ đồng cho N.T.A.L. (bạn gái Lê Thái Phong). Sau
đó, Phong giả chữ ký của một giao dịch viên khác và thủ quỹ để ký trên chứng từ,
lấy con dấu tên để trên bàn hai người này đóng lên chứng từ, rồi dùng user (tài
khoản sử dụng để vào hệ thống mạng máy tính) của họ nhập số liệu, duyệt chứng từ
trên hệ thống mạng quản lý nội bộ của ngân hàng Sacombank. Đến 14h cùng ngày,
thấy các chứng từ trên đã được kiểm soát viên của Sacombank - chi nhánh Điện
Biên Phủ duyệt, Lê Thái Phong gọi điện thoại nhờ bạn gái là chị N.T.A.L. ra
Sacombank - chi nhánh quận 4 rút 3 tỷ đồng. Theo lời dặn của Phong, chị L. mua
40 lượng vàng rồi mang qua Ngân hàng ACB ở quận 4 bán lại và mở 3 sổ tiết kiệm
với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng, số còn lại chị L. mang về nhà cất giữ. Cuối giờ
chiều, ngân hàng kết quỹ thì phát hiện thất thoát tiền nên trình báo cơ quan công an.
Bị gọi lên làm việc, Phong thừa nhận hành vi phạm tội của mình và trả lại
3 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho ngân hàng. Theo nhận định của cơ quan điều tra,
tuy Phong đã khắc phục hậu quả nhưng tội phạm đã hoàn thành nên cần phải bị
xử lý nghiêm.
12. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Nhận tiền của mẹ đẻ và yêu cầu nhờ chuyển tiền gửi tiết kiệm của một khách
hàng quen nhưng Phạm Thị Thu Hà, nguyên Kiểm soát viên Phòng Giao dịch
Techcombank Đống Đa, đã không làm theo đề nghị trên mà sử dụng tiền cho mục
đích cá nhân. Để tránh bị phát hiện, lợi dụng giao dịch viên không có mặt tại vị trí
206
làm việc, Hà đã tự hạch toán trên máy bằng user của giao dịch viên 4 sổ tiết kiệm
trong đó có 03 sổ có số dư 3 triệu đồng và 01 sổ có số dư 2 triệu đồng, khi in sổ che
phần dành cho khách hàng, tách phần thẻ lưu đưa giao dịch viên để lưu tại ngân
hàng 4 phôi tiết kiệm này được Hà làm giả thành sổ tiết kiểm có số dư lần lượt là
21.000USD, 1 tỷ đồng, hơn 4,7 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.
Mặt khác, do được giao quản lý mảng công việc kế toán, theo dõi và báo cáo
số dư trên các tài khoản trung gian cho bộ phận kế toán, Hà biết rõ không được
hạch toán giao dịch nộp tiền mặt vào các tài khoản trung gian vì nếu hạch toán tại
các tài khoản này thì tùy từng tài khoản trung gian sẽ hiển thị hoặc không hiển thị
trên nhật ký quỹ. Từ đó Hà chủ động tạo dựng các chứng cứ, tài liệu giả để che giấu
việc kiểm tra của ngân hàng đối với khoản tiền 375 triệu đồng đã chỉ đạo nhân viên
thực hiện các giao dịch giả mạo từ tài khoản khách hàng.
Ngày 15/4/2013, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử Phạm Thị
Thu Hà về tội: Sử dụng trái phép tài sản và tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 142
và điều 278 Bộ Luật hình sự.
13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Sáng 23/9/2010, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án
liên quan đến bốn tội danh: tham ô tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Trần Lệ Thủy được cơ quan công tố xác định giữ vai
trò chủ mưu và trực tiếp cùng các đối tượng khác thực hiện tội phạm.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Trần Lệ
Thủy với chức trách là thủ quỹ Quỹ tiết kiệm số 1, Ngân hàng Đầu tư phát triển
Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thái Bình, và giao dịch viên Phòng dịch vụ khách
hàng BIDV Đông Đô đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cấu kết với
người thân, bạn bè và một số cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương chi nhánh Thành Công (Hà Nội) sửa chữa, xác nhận khống số tiền dư trên
giấy chứng nhận gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Thái Bình và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi
nhánh Thành Công, sau đó đem thế chấp tại BIDV Thái Bình và BIDV chi nhánh
Đông Đô để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng trên.
207
Tại BIDV Thái Bình: Trần Lệ Thủy, Trần Thị Huyền (em gái Thủy) và Trần
Chí Dân đã làm giả, sửa chữa và tráo đổi 14 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn có
số dư tiền gửi thật là 1.400 USD thành 2.540.428 USD. Sau đó Trần Thị Huyền đã
ký 115 khế ước vay tiền của ngân hàng với số tiền gần 256 tỷ đồng. Trước khi sự vụ
bị phát giác, ba đối tượng đã thanh toán và trả nợ tiền gốc được một phần.
Cơ quan công tố xác định, Thủy, Huyền và Dân đã có hành vi tham ô tài sản
số tiền 29 tỷ 430 triệu đồng. Tại BIDV Đông Đô: số tiền chiếm đoạt được từ Thái
Bình, Thủy chỉ đạo Huyền chuyển vào tài khoản do Thủy mở tại BIDV Thái Bình,
sau đó chuyển lên Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Thành
Công và mở sổ gửi tiền tiết kiệm đứng tên Trần Chí Dân, Ngô Thị Thanh Huyền
(vợ Dân), Mai Thị Hằng (cháu Thủy) và Thái Thị Yên (bạn Thủy). Có sổ tiết kiệm,
Dân đem thế chấp tại BIDV Đông Đô.
Cơ quan điều tra xác định: Trần Lệ Thủy, Trần Chí Dân, Nguyễn Thị Thu,
Ngô Thị Thanh Huyền, Thái Thị Yên và Trần Thị Huyền đã thực hiện hành vi lừa
đảo để chiếm đoạt của BIDV Đông Đô số tiền gần 175 tỷ đồng.
c. Rủi ro đạo đức liên quan đến làm giả hồ sơ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Gần đây, hàng loạt các vụ việc cán bộ Ngân hàng đã vi phạm quy định về
cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng. Bằng các thủ đoạn lập hồ sơ giả, cố tình làm trái quy định cho vay
khi hồ sơ chưa đủ điều kiện, giải ngân khi không có tài sản bảo đảm
14. Quỹ tín dụng nhân dân
Dùng “mác” Chủ tịch HĐQT Quỹ Tín dụng nhân dân phường Đồng Nguyên
(TX Từ Sơn - Bắc Ninh), Nguyễn Nhật Vinh (SN 1978) đã lợi dụng lòng tin và mối
quan hệ quen biết để lừa vay mượn và chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng với lý do dùng tiền
vay để đáo nợ cho khách hàng vay tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân phường Đồng
Nguyên do Vinh quản lý và hứa trả lãi suất cao ngất trời.Tuy nhiên, khi đã huy
động được một số tiền lớn, Vinh dùng toàn bộ số tiền vay được tiêu xài. Đến khi vỡ
nợ, hoàn toàn không có khả năng trả nợ, Vinh xin nghỉ việc và bỏ trốn vào thành
phố Hồ Chí Minh.
15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank)
Ngày 02/08/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 4 bị can liên quan
đến vụ án tại Công ty cho thuê tài chính II-Agribank (ALCII) giai đoạn 2. Năm
208
2008, Công ty TNHH vận tải biển Thanh Hải do Trần Thị Phương Liên là Giám
đốc đã ký một số hợp đồng thuê tài chính tàu biển với Công ty ALC II, có tổng trị
giá trị hơn 83,8 tỉ đồng. Hoàng Thanh Sơn cán bộ Phòng Kinh doanh ALCII cùng
với khách hàng đã lập khống bộ hồ sơ sửa chữa tàu Thanh Hải 28 cho Công ty vận
tải biển Thanh Hải thuê. Sau đó, các đối tượng đã rút hàng chục tỷ đồng để trả nợ
xấu cho các hợp đồng cho thuê tài chính. Tính đến tháng 3/2013, Công ty vận tải
biển Thanh Hải còn nợ công ty ALCII gần 180 tỉ đồng, cả gốc lẫn lãi. Theo cáo
trạng, các đồng phạm bị xác định đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 390 tỉ đồng.
16. Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
Lợi dụng chức vụ và mối quan hệ quen biết với khách hàng, Nguyễn Hữu
Quang nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Lấp Vò, Ngân hàng phát triển nhà Đồng
bằng sông Cửu Long Chi nhánh Đồng Tháp, đã vay 67,2 tỷ đồng của 37 người với
lãi suất cao (từ 3-12%/tháng) với lý do để đáo hạn các khoản vay của khách hàng.
Với thủ đoạn vay tiền của người sau để trả cho người trước đồng thời trả một phần
vốn và lãi sòng phẳng nên trong thời gian dài nhiều người cho vay đã tin tưởng và
không phát hiện ra hành vi lừa đảo của Quang, bị chiếm đoạt tổng cộng 47 tỷ đồng.
Đồng thời, Quang chỉ đạo nhân viên làm thủ tục cho mượn tài sản thế chấp của 10
hồ sơ khách hàng vay vốn, tự ý xóa thế chấp và trả thế chấp cho khách hàng trái
quy định. Để có tiền trả nợ, Quang đã chỉ đạo cán bộ lập khống 04 hồ sơ vay vốn và
lập 03 hồ sơ vay mà không cần tiếp xúc với khách hàng. Sau khi ký duyệt cho vay,
Quang nói dối bộ phận thủ quỹ là nhận tiền hộ khách quen, bằng thủ đoạn này, đối
tượng đã chiếm đoạt gần 5,1 tỷ đồng.
d. Rủi ro đạo đức liên quan đến nghiệp vụ kế toán, chi tiêu nội bộ, nghiệp vụ
ngân quỹ
17. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)
Từ năm 2010-2011, giám đốc Vietinbank Trà Vinh, Ngô Công Bình cùng 2
cấp phó Ngô Thị Thanh Vân, Lâm Hoàng Phong và 21 cán bộ ở các đơn vị trực
thuộc lập 658 phiếu chi hoa hồng môi giới khống để tham ô tài sản, gây thiệt hại
ngân quỹ trên 2,1 tỷ đồng. Ông Bình đã chỉ đạo lập khống hồ sơ chi khen thưởng để
rút 171 triệu đồng; lập hợp đồng, nâng giá hóa đơn mua hàng, thuê phòng nghỉ khi
tổ chức bàn giao 1.000 căn nhà cho người nghèo và mua quà Tết năm 2011 để
chiếm đoạt gần 120 triệu đồng; lập hồ sơ khống mua 50 chiếc nhẫn khen thưởng
209
cho các đơn vị để lấy trên 94 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngoài việc trích 10% quỹ
lương để khen thưởng cho cán bộ có thành tích huy động vốn gây thiệt hại trên 115
triệu đồng, ông Bình còn bị cáo buộc liên quan đến việc nâng khống giá trị hóa đơn
mua bánh trung thu (21,7 triệu đồng) và rút lãi 60 thẻ tiết kiệm của khách hàng trị
giá gần nửa tỷ đồng để lập thẻ tiết kiệm mới gây thiệt hại hàng chục triệu đồng cho
ngân sách Nhà nước.
18. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
Lâm Nguyễn Minh Tâm (28 tuổi) làm việc tại bộ phận kế toán giao dịch
Phòng giao dịch Hải Thượng Lãn Ông (MHB), với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ làm
thẻ và trả thẻ ATM cho khách hàng. Làm việc gần một năm, người này đã âm thầm
cài đặt trái phép phần mềm điều khiển máy tính từ xa qua mạng Internet vào máy
chủ của Phòng giao dịch này. Sau khi nắm rõ những thông tin cần thiết, đầu tháng
11/2010, Tâm bàn giao công việc cho ngân hàng nhưng vẫn giữ lại 5 thẻ ATM của
những khách hàng khuyến mãi thẻ nhưng không đến nhận. Sau khi nghỉ việc, Tâm
dùng những phần mềm quản lý máy tính từ xa để cài đặt nhiều chương trình vào
máy chủ tại phòng giao dịch. Từ đây, anh này biết được tên và mật khẩu của kế
toán và kiểm soát viên.
Có 2 tài khoản trong tay, Tâm dễ dàng đăng nhập chương trình quản lý thẻ
của hệ thống ngân hàng và ghi 5 tỷ đồng vào một tài khoản thẻ ATM. Với quyền
truy cập của kế toán, Tâm thực hiện lệnh duyệt cho số tiền này vào tài khoản. Sau
nhiều lần rút được > 500 triệu đồng, Tâm đã bị cảnh sát bắt và phải nhận 7 năm tù.
19. Ngân hàng TMCP Kiên Long
Ngày 21/02/2013, Cơ quan Cản sát Điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hoàn tất
kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đề nghị truy tố Lê
Anh Duy nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Kiên Long huyện
Hồng Dân (Bạc Liêu) và 06 bị can khác tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
Theo hồ sơ, Duy đã đưa cho các bị can 255 triệu đồng tiền thật để lên chợ Đồng
Đăng mua 500 triệu đồng tiền giả. Sau đó, Duy mua 735 m2 đất của một hộ dân tại
Hòa Bình với giá 900 triệu đồng. Khi trả 300 triệu đồng, Duy đã trộn 41 tờ tiền giả
mệnh giá 200.000 đồng/tờ (tương đương 8,2 triệu đồng) vào tiền thật để trả.
210
20. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (TechcomBank)
Tại Chi nhánh TechcomBank Gò Vấp, Lý Chi Nguyên (SN 1981, ngụ
phường 14, quận 11, TP.HCM) là nhân viên trong tổ quản lý tiếp quỹ ATM đã
nhiều lần thực hiện rút ruột từ 05 máy ATM do mình quản lý. Với nhiệm vụ kiểm
tra số tiền còn dư hàng ngày và đề xuất thủ quỹ xuất tiền để tiếp quỹ máy ATM, sau
khi cùng với các nhân viên khác phân loại tiền, xếp vào khay và dán niêm phong,
trong lúc chờ xe đưa đi tiếp quỹ ATM, bằng thủ đoạn tự ý mở khóa khay tiền, lấy
nhiều tờ mệnh giá 500.000đ giấu đi và đánh dấu trên điện thoại nhằm đối phó các
đợt kiểm tra của ngân hàng. Vụ việc chỉ được phát hiện khi tổ kiểm tra ngân hàng
bất ngờ kiểm tra đột xuất các máy ATM do Nguyên quản lý thì phát hiện bị mất
900 triệu đồng.
Theo điều tra, tính từ tháng 12/2012 đến khi bị bắt Nguyên đã thực hiện
nhiều vụ trộm cắp tại các trụ máy ATM với số tiền lên đến gần 3,7 tỷ đồng. Điều
đặc biệt là, mỗi lần “ăn hàng” thành công, Nguyên đều ghi lại ký hiệu vào ĐTDĐ
Iphone 4 để sau này có cách đối phó với các đợt kiểm tra từ phía ngân hàng
Techcombank.
21. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Từ tháng 01/2009 đến ngày 27/07/2012, Nguyễn Thị Lệ Đông (nguyên
trưởng phòng quản lý & dịch vụ kho quỹ, chi nhánh BIDV Phú Yên) đã không tuân
thủ các nguyên tắc về quản lý tài chính và an toàn kho quỹ; lợi dụng nhiệm vụ được
giao, sự buông lỏng của Ban quản lý kho quỹ chiếm đoạt 6,7 tỉ đồng của ngân hàng
BIDV Phú Yên, để sử dụng vào mục đích cá nhân. Sau đó, ngân hàng BIDV Phú
Yên kiểm tra, phát hiện kho quỹ bị “thụt két” nên báo cáo với cơ quan chức năng.
Đến ngày 10/08/2012, bị cáo Đông bị bắt giam.
Liên quan đến vụ án này còn có các ông Nguyễn Duy Sinh, nguyên Phó
Giám đốc ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên; Lê Đình Hiệp, nguyên Trưởng
phòng Tài chính - kế toán (ngân hàng BIDV Phú Yên) được giao trách nhiệm kiểm
tra, giám sát kho quỹ nhưng không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao để cho
bị cáo Đông lợi dụng chiếm đoạt tiền quỹ.
211
PHỤ LỤC 2.2
MẤU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐẠO ĐỨC
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Quí Ông/Bà
NCS Trần Trung Dũng xin gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về quản lý
rủi ro đạo đức tại các các NHTM Việt Nam. Mục đích khảo sát để đánh giá
thực trạng quản lý rủi ro đạo đức, phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất việc hoàn
thiện các chính sách và giải pháp quản lý rủi ro đạo đức.
Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng
cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo rằng các
thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
1. Đánh giá của Ông/Bà về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại
NHTM Việt Nam hiện nay?
Rất hợp lý
Hợp lý
Chưa hợp lý
Rất không hợp lý
Không quan tâm
2. Nhiệm vụ của bộ phận cán bộ, nhân viên tại NHTM Ông/Bà là:
Tìm kiếm khách hàng
Giao dịch, hướng dẫn khách hàng
Hoàn thiện hồ sơ hoạt động kinh doanh
Thẩm định hoạt động kinh doanh
Thu nợ
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn
Xử lý nợ quá hạn
Tất cả các nhiệm vụ kể trên
Ý kiến khác
212
3. Ông/Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của quản lý rủi ro đạo đức tại NHTM?
Rất không quan trọng
Không quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Đặc biệt quan trọng
4. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng hoạt động kinh doanh tại NHTM hiện nay?
Không quan tâm
Rất tốt
Tốt
Thấp
Rất thấp
5. Đánh giá của Ông/Bà về qui trình quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức
hiện nay tại NHTM Ông/Bà?
Rất không hợp lý
Không hợp lý
Tương đối hợp lý
Hợp lý
Rất hợp lý
6. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ
tại NHTM Ông/Bà?
Rất không tuân thủ
Không tuân thủ
Tương đối tuân thủ
Tuân thủ
Rất tuân thủ
7. Kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng là:
Giao tiếp, thuyết trình
Phân tích, dự báo
Kiểm tra, giám sát
213
Làm việc nhóm
Tất cả các kỹ năng trên
Ý kiến khác..
8. Tại NHTM Ông/Bà, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay dựa
vào các báo cáo:
Báo cáo tài chính đã kiểm toán
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán
Báo cáo của cơ quan Thuế
Báo cáo các cơ quan thanh tra
Ý kiến khác (ghi rõ các báo cáo khác NHTM có sử dụng)
9. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của bộ phận quản trị rủi ro trong việc quản
lý rủi ro đạo đức?
Rất không quan trọng
Không quan trọng
Quan trọng
Khá quan trọng
Rất quan trọng
10. Tại NHTM Ông/Bà, Cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ chủ yếu bằng cách nào?
Đào tạo tập trung
Đào tạo online
Tự đào tạo
Kèm cặp tại NHTM (huấn luyện và học hỏi từ người đồng cấp)
Ý kiến khác..
11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên
tại NHTM Ông/Bà?
Không quan tâm
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
Đáng báo động
214
12. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, nhân
viên tại NHTM Ông/Bà:
Rất kém
Kém
Trung bình
Tốt
Rất tốt
13. Khi thiết lập quan hệ (đặc biệt trong cho vay), yếu tố “tư cách đạo đức”
của khách hàng được đánh giá là:
Rất không quan trọng
Không quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Đặc biệt quan trọng
14. Ông/Bà đánh giá hiệu quả kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại NHTM Ông/Bà?
Không quan tâm
Rất không hiệu quả
Không hiệu quả
Hiệu quả
Rất hiệu quả
15. Kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại NHTM Ông/Bà được thực hiện như thế nào?
Kiểm tra trực tiếp hàng ngày
Giám sát từ xa hàng ngày
Giám sát từ xa định kỳ
Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ
Kết hợp các hình thức trên
Ý kiến khác ..
215
16. Nội dung kiểm tra - kiểm soát nội bộ hoạt động hoạt động kinh doanh tại
NHTM Ông/Bà là:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức được phê duyệt
Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro
Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ
Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát
hiện sớm rủi ro
Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
17. Ông/Bà đánh giá điều kiện cần thiết của cán bộ kiểm tra - kiểm soát nội bộ là:
Có chuyên môn ở vị trí kiểm tra - kiểm soát nội bộ
Có đạo đức nghề nghiệp
Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí kiểm tra - kiểm soát nội bộ
Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí kiểm tra -
kiểm soát nội bộ
Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí kiểm tra -
kiểm soát nội bộ, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao.
18. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại NHTM Ông/Bà?
Quá ít
Ít
Đủ
Nhiều
Quá nhiều
19. Theo Ông/Bà khó khăn, thách thức của NHTM Ông/Bà khi triển khai quản
lý rủi ro đạo đức tiệm cận thông lệ quốc tế
Không có thách thức
Thách thức rất nhỏ
Bình thường
Có thách thức
Thách thức rất lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_rui_ro_dao_duc_trong_hoat_dong_kinh_doanh_cu.pdf