QLRRTN là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có tầm nhìn,
chiến lược dài hạn cũng như các mục tiêu, quyết tâm cụ thể, rõ ràng. Để không
ngừng hoàn thiện và nâng cao công tác QLRRTN, trước hết ban lãnh đạo cấp cao
của ngân hàng phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu những vấn đề lý luận cũng như
nắm được thực tiễn tình hình hoạt động của ngân hàng và sự vận động của nền kinh
tế trong nước cũng như thông lệ trên thế giới. Điều này đòi hỏi trình độ cao và bề
dày kinh nghiệm của nhà quản lý trong công tác QLRRTN.
Thực tế tại Vietinbank cho thấy, lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là lãnh đạo phụ
trách công tác QLRRTN hầu hết được đào tạo từ trong nước, số lượng lãnh đạo
từng được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức tài chính,
ngân hàng uy tín lớn trên thế giới tại bộ phận quản lý rủi ro còn khiêm tốn
226 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổi hợp đánh giá sau đào tạo đề xuất
các biện pháp giảm thiểu RRTN thông qua đào tạo.
Bước 5: Bộ phận quản lý rủi ro hoạt động: Tổng hợp tác chuyên đề cần
đào tạo định kỳ theo các hình thức và phát triển các chương trình phù hợp.
Ngoài ra, VietinBank cần phát triển tăng cường đào tạo để nhân viên
thấm nhuần về văn hóa doanh nghiệp, áp dụng các chế độ đãi ngộ, chính sách
nhân sự nhằm giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu kinh doanh, khai
thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng của lao động, phát huy truyền thống văn
hóa doanh nghiệp, tinh thần gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, quản lý nguồn
nhân lực theo thông lệ quốc tế hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam. VietinBank nên xây dựng bộ giá trị văn hóa của ngân hàng, trong đó quy
định các quy tắc ứng xử của lãnh đạo, cán bộ và người lao động và các chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, để các giá trị văn hóa doanh nghiệp đồng
hành cùng với sự phát triển của ngân hàng, ban lãnh đạo Ngân hàng cần hỗ trợ
tối đa các nguồn lực, xây dựng môi trường văn hóa, tạo sự gắn kết giữa các cán
bộ, người lao động.
Bên cạnh việc xây dựng bộ giá trị văn hóa của ngân hàng, Vietinbank
cũng cần trú trọng việc thiết lập và tăng cường văn hóa quản lý rủi ro nói
chung và văn hóa quản lý rủi ro tác nghiệp nói riêng trong toàn ngân hàng. Văn
hóa quản lý rủi ro được định hướng bởi chiến lược quản lý rủi ro, hướng tới
những cách hành xử chuyên nghiệp, thận trọng và có trách nhiệm. Kết quả này là
sự kết hợp của nhiều biện pháp nâng cao nhận thức và tương tác qua nhiều kênh
khác nhau như đào tạo nội bộ, hội thảo, truyền thông, cung cấp các công cụ hỗ
trợ tác nghiệp như cẩm nang nghề nghiệp, thẻ ghi nhớ,... Văn hóa này chính là
điều kiện tiên quyết để tất cả các cán bộ nhân viên trong ngân hàng, dù thuộc
183
hàng rào bảo vệ nào cũng nhận thức được trách nhiệm quản lý rủi ro của mình.
Đồng thời, đây cũng là nền tảng để triển khai các công việc khác của quản lý rủi
ro hoạt động ở tầm rộng hơn và sâu hơn. Đây cũng chính là yêu cầu theo nguyên
tắc đầu tiên trong số các nguyên tắc quản lý rủi ro tác nghiệp theo Hiệp ước
Basel II.
Bên cạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thiết lập văn hóa quản
trị rủi ro, VietinBank cần thực hiện chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, bố
trí nhân lực phù hợp, khoa học, chuyên môn hóa. Thực tế chứng minh, cơ chế
chính sách đãi ngộ luôn là vấn đề quan trọng có tính nền tảng trong việc tạo
động lực khuyến khích người lao động gắn bó và làm việc hiệu quả hơn, hạn
chế hành vi rủi ro đạo đức. Một chính sách đãi ngộ tốt ngoài tác dụng làm đòn
bẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc, còn góp phần tạo nên
những bước tiến trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó nâng cao
năng lực quản lý cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức.
Một chính sách đãi ngộ hiệu quả phải đảm bảo ba mục tiêu chính:
(i) Thúc đẩy nhân viên làm việc và một cách tự giác và chủ động thông
qua việc tạo ra một môi trường làm việc có quy định trách nhiệm quyền hạn rõ
ràng và công khai;
(ii) Hỗ trợ việc đạt được mục tiêu chung của toàn công ty bao gồm cả
mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn;
(iii) Thu hút và giữ được những nhân viên làm việc hiệu quả nhất.
VietinBank nên hoàn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ với hai hình
thức: đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chỉnh.
Đãi ngộ tài chính: bao gồm các hình thức như lương, thưởng và các đãi
ngộ khác như phương tiện di chuyển, phụ cấp điện thoại hàng tháng... Các đãi
ngộ này cần minh bạch, công bằng, có tính cạnh tranh và hợp lý.
Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên (KPI) cụ thể
cho từng vị trí với những tiêu chuẩn và thang điểm rõ ràng để đánh giá đúng
184
năng lực làm việc của từng cá nhân, từ đó có cơ chế lương thưởng phù họp,
cũng như xác định được những nhân viên có năng lực để có chính sách đãi ngộ
thích hợp, tạo môi trường làm việc tốt để họ có cơ hội phát triển và gắn bó lâu
dài. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để có thể dễ dàng tính toán một
cách chính xác và tự động các chỉ tiêu KPI;
Hệ thống lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác nên phù hợp với mặt
bằng tiền lương chung trong ngành Ngân hàng. Bậc lương cần rõ ràng và có
quy định cụ thể cho các tiêu chí tăng lương hay đãi ngộ đặc biệt khác. Bên cạnh
đó hệ thống này cũng phải đảm bảo tính công bằng, phù hợp với tiêu chí đánh
giá nhân viên chính là công cụ hữu hiệu để giữ nhân viên giúp họ sẵn sàng làm
việc với tinh thần gắn kết, trung thành cao;
Ngoài các chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế; nên có thêm các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm tai nạn cho người lao động và chương trình tiết kiệm tích luỹ dành cho
nhân viên làm việc lâu năm.
Đãi ngộ phi tài chính: Người lao động trong ngân hàng không phải chỉ
có động lực duy nhất làm việc là kiếm tiền mà còn có những yêu cầu không thể
thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác là họ còn
có các giá trị khác để theo đuổi. Chính vì vậy, để khai thác đầy đủ động cơ thúc
đẩy cá nhân làm việc thì cần có những đãi ngộ phi tài chính kết hợp với đãi ngộ
tài chính để tạo ra sự đồng bộ trong công tác đãi ngộ của ngân hàng. Để phát
triển chế độ đãi ngộ phi tài chính hợp lý, nhằm thu hút và giữ chân người lao
động, ban lãnh đạo ngân hàng cần có những chính sách chăm lo cuộc sống tinh
thần của người lao động, cải thiện môi trường làm việc, giúp họ duy trì được
niềm tin trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng,
được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp.
185
3.2.7. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro tác
nghiệp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
Các quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát, các chế tài xử lý trong trường
hợp phát sinh các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu
quả của QLRRTN tại VietinBank. Không chỉ có tác dụng phát hiện, xử lý kịp
thời các RRTN, việc kiểm tra giám sát còn giúp làm tăng ý thức của các cá
nhân, bộ phận liên quan trong công tác QLRRTN.
Để làm được điều đó, VietinBank cần xây dựng điều lệ hoạt động kiểm
toán nội bộ với đầy đủ, rõ ràng các nội dung như mục đích và phạm vi kiểm
toán nội bộ; các yêu cầu đối với kiểm toán nội bộ phải tuân thủ, quy trình làm
việc của kiểm toán nội bộ với các đơn vị bên trong và bên ngoài ngân hàng, với
cơ quan quản lý Nhà nước, Hệ thống kiểm soát nội bộ của VietinBank cần
đưa ra sự đảm bảo hợp lý (nhưng không tuyệt đối) về việc bảo toàn tài sản, duy
trì mức độ tin cậy của các thông tin tài chính và đảm bảo tính tuân thủ với các
đặc điểm chủ yếu: (i) Có khả năng nhận diện những rủi ro có thể tác động đến
mục tiêu kinh doanh (risk based) thông qua công tác kiểm toán nội bộ; (ii) Đan
xen vào mọi hoạt động của doanh nghiệp và góp phần hình thành và duy trì văn
hóa ngân hàng (corporate culture); (iii) Là một phần của hoạt động quản trị ngân
hàng, chịu trách nhiệm và đảm bảo với hội đồng quản trị về tính độc lập, khách
quan và thường xuyên của hoạt động giám sát trong ngân hàng.
Kiểm toán nội bộ phải là công việc của tất cả mọi người, ở mọi khâu
công việc: tăng cường kiểm soát nội bộ thông qua cơ chế kiểm tra chéo và
giám sát lẫn nhau. Đồng thời, VietinBank cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp,
thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của
ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự tránh
tình trạng đưa ra hệ thống kiểm soát một cách hình thức. Đặt hòm thư góp ý tại
các điểm giao dịch; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin tố
186
giác gian lận; sử dụng phần mềm hiện đại để kiểm tra logic trong mọi nghiệp
vụ để đưa ra những trường hợp nghi vấn sớm...
Phạm vi kiểm toán nội bộ cần đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan
quản lý (QLRR, an toàn vốn và thanh khoản, tuân thủ, tài chính) và yêu cầu
nội bộ ngân hàng (bảo đảm kiểm tra, đánh giá được hiệu quả của hệ thống và
quy trình thực hiện kiểm soát nội bộ, QLRR của toàn ngân hàng). Đội ngũ nhân
sự kiểm toán nội bộ phải đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập khách quan, yêu
cầu về năng lực và kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp.
VietinBank cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua các
đoàn kiểm tra, đánh giá đột xuất, các đợt đánh giá công tác duy trì hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; đánh giá khách hàng bí mật của ban
QLRR. Bên cạnh đó, công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát QLRRTN tại các chi
nhánh có thể được thực hiện bởi bộ phận QLRRTN vùng và báo cáo trực tiếp
lên bộ phận đầu mối QLRRTN tại trụ sở chính. Trong trường hợp này, bộ phận
QLRRTN vùng không chịu sự giám sát của giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo
được tính khách quan của thông tin. Việc kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện
thường xuyên, chủ động để kịp thời có tư vấn về giải pháp khắc phục RRTN
cho đơn vị.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm soát RRTN,
VietinBank cần thực hiện luân chuyển cán bộ nhân viên chủ chốt: Việc giữ
nhân viên tại một vị trí nghiệp vụ quá lâu sẽ tạo điều kiện cho họ có cơ hội tìm
ra kẽ hở của quy trình và thực hiện hành vi gian lận. Do đó, để hạn chế sai
phạm nội bộ, VietinBank cần định kỳ luân chuyển công tác đối với những
CBNV chủ chốt tại mỗi mắt xích trong quy trình nghiệp vụ. Việc luân chuyển
cần được văn bản hóa cụ thể, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của
người được luân chuyển, thời gian luân chuyển và chính sách đãi ngộ phù hợp
nhằm tránh phản ứng không tốt từ người lao động.
187
- Định kỳ bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra hoạt động của tất cả các
phòng ban và cuối cùng là nhóm làm việc về rủi ro nhóm họp hàng tháng nhằm
thảo luận và đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng
yếu của ngân hàng.
3.2.8. Nâng cao hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ trong
quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
Thƣơng Việt Nam
Cơ sở dữ liệu là điều kiện tiên quyết cho các giải pháp công nghệ của
mọi nghiệp vụ. Từ thông tin xếp hạng khách hàng, xếp hạng tài sản bảo đảm,
dòng tiền tính toán thanh khoản hàng ngày, giao dịch thanh toán chuyển tiền,
kinh doanh mua bán hàng hóa phái sinh, ngoại tệ đến các công cụ quản lý hạn
mức, khẩu vị rủi ro, giá trị chịu rủi ro, các hệ số an toàn hoạt động theo quy
định của NHNN đều được kết nối trực tiếp với hệ thống cơ sở dữ liệu. Do
vậy, một cơ sở dữ liệu đầy đủ, có tính lịch sử, độ tin cậy cao, có khả năng tích
hợp là tiền đề tốt cho phát triển các giải pháp công nghệ phục vụ đắc lực cho
kinh doanh và quản trị có hiệu quả. Để chuẩn hóa và nâng cao khả năng khai
thác các cơ sở dữ liệu, VietinBank có thể thực hiện:
Thứ nhất, nghiên cứu làm giàu và chuẩn hóa môi trường dữ liệu, bao
gồm các công việc: tích hợp dữ liệu từ các phân hệ, phần mềm chuyên biệt trên
hệ thống, thiết kế kho dữ liệu tập trung có khả năng truy xuất đến toàn bộ dữ
liệu của ngân hàng, số hóa dữ liệu, giảm thời gian luân chuyển hồ sơ giấy giữa
các cá nhân, bộ phận; chuẩn hóa môi trường dữ liệu theo một định dạng thống
nhất trên toàn hệ thống; làm giàu môi trường dữ liệu hiện có
Thứ hai, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, phần mềm sử dụng trong
QLRRTN để nâng cao hiệu quả QLRRTN, tiết kiệm tiền bạc, thời gian, nhân
lực, giảm tính thủ công trong việc tổng hợp, thống kê dữ liệu.
Hệ thống công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong QLRRTN, do
đó VietinBank cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến phục vụ
188
cho quản lý RRTN. Tại đó mọi CBNV có thể truy cập để tìm hiểu thông tin về
RRTN, báo cáo kịp thời sai phạm khi phát hiện. Các cán bộ kiêm nhiệm
QLRRTN có thể báo cáo trực tiếp trên phần mềm, CBNV phòng quản lý tác
nghiệp kiểm soát từ xa, có thể phát hiện lỗi và báo cáo với cấp lãnh đạo ngay
thời điểm phát hiện để tiến hành khắc phục sớm, giảm tác hại của RRTN. Hệ
thống phân quyền người truy cập, có thể xuất báo cáo tự động theo nhiều dạng
dữ liệu, giúp tiết kiệm thời gian, an toàn lưu trữ và bảo mật. Hoàn thiện danh
mục RRTN, đưa lên hệ thống công nghệ thông tin, trên cơ sở dữ liệu gốc và cập
nhật liên tục, hệ thống hỗ trợ bổ sung thường xuyên các RRTN vào danh mục.
Việc xây dựng danh mục RRTN trên hệ thống cần đảm bảo sự phân loại
tương đương với Basel II và phù hợp với yêu cầu của NHNN, tạo điều kiện cho
việc xuất, sử dụng dữ liệu để áp dụng các phương pháp tính vốn cho RRTN.
Xây dựng phân hệ tương tác giữa đơn vị tiếp nhận rủi ro, khối quản lý rủi ro và
kiểm toán nội bộ trên hệ thống công nghệ thông tin. Tại đó, ba tuyến phòng thủ
có thể trao đổi, sử dụng thông tin lẫn nhau, phối hợp tốt hơn cho công tác quản
lý RRTN, như theo dõi tiến độ khắc phục sai sót, giải đáp thắc mắc trong quá
trình hoạt động...
Ngoài các chương trình, phần mềm sử dụng trong thống kê, đo lường
RRTN, VietinBank cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu các chương trình cảnh
báo sớm rủi ro tác nghiệp để ngăn ngừa và xử lý kịp thời RRTN xảy ra. Cụ thể,
các chương trình này cần được tích hợp với cơ sở dữ liệu sẵn có của ngân hàng
và đưa ra các cảnh báo dựa trên các kịch bản RRTN có sẵn. Ví dụ như khi
khách hàng phát sinh giao dịch rút tiền tại máy ATM ở nước ngoài với giá trị
cao bất thường, chương trình sẽ tạo ra các cảnh báo, ngân hàng dựa vào đó để
thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo như trì hoãn giao dịch, liên hệ và yêu
cầu xác nhận của khách hàng, khóa giao dịch, khóa tài khoản Việc phát hiện
và cảnh báo sớm các dấu hiệu RRTN sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu tối đa tổn
thất do RRTN gây ra.
189
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực thi các giải pháp đề xuất
Hệ thống QLRRTN có vai trò quan trọng trong việc QLRRTN các
NHTM Việt Nam để đảm bảo hệ thống QLRRTN phát huy được vai trò đó tại
các NHTM, bên canh việc xây dựng và thực hiện thật tốt các nhân tố đã được
nghiên cứu trong hệ thống QLRRTN tại VietinBank, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cũng cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp cần thiết tạo hành lang
pháp lý cũng như môi trường phù hợp để hệ thống QLRRTN tại các NHTM
ngày càng phát triển và hữu ích. Một số kiến nghị dưới đây của tác giả đối với
NHNN và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam xuất phát từ các nguồn tham khảo học
hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn cũng như tìm hiểu, học hỏi từ các
nước trong công tác QLRRTN đối với các NHTM. Cụ thể như sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
3.3.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về quản lý
rủi ro tác nghiệp
Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN về việc Quy
định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
Thông tư số 13/2018/TTNHNN đã tiệm cận các thông lệ quốc tế, tạo nên các
chuẩn mực mới cao hơn, chặt chẽ hơn trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng.
Tuy nhiên, sau khi đã ban hành những chính sách, chủ trương lớn, việc NHNN
ban hành thêm những tài liệu hướng dẫn chi tiết cấp dưới là hết sức cần thiết.
Nếu không có sự định hướng về cách thức tiếp cận và hướng dẫn thực hiện,
nhiều ngân hàng sẽ triển khai sai hướng, có thể dẫn tới những tác động trái
chiều như cản trở kinh doanh, tiêu tốn nguồn lực của ngân hàng. Các văn bản
hướng dẫn của NHNN về quản lý rủi ro tác nghiệp càng cụ thể, chi tiết thì các
ngân hàng càng thuận lợi và dễ dàng trong việc triển khai và tuân thủ.
Nghiên cứu và đưa ra các quy định thống nhất về ghi nhận tổn thất
RRTN. Tập hợp và duy trì cơ sở dữ liệu tổn thất về RRTN bao gồm các sự kiện
RRTN bao gồm các sự kiện RRTN của các NHTM Việt Nam và các NHTM
190
trên thế giới nhằm tạo ra thư viện dữ liệu tổn thất RRTN được sắp xếp và phân
loại theo các tiêu chí khác nhau để các NHTM có thể áp dụng để nhận diện, đo
lường và rút kinh nghiệm trong quá trình QLRRTN.
3.3.1.2. Tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ triển khai quản lý rủi ro tác
nghiệp tại các NHTM và nâng cao kiến thức quản lý rủi ro tác nghiệp cho
các NHTM
NHNN và các đơn vị thành viên như cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng cần nâng cao vai trò hỗ trợ với tư cách là đơn vị chủ quản trực tiếp của
các ngân hàng tại Việt Nam thông qua việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ
triển khai quản lý rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng. Sự hỗ trợ của các cơ
quan này đối với các ngân hàng có thể được thực hiện thông qua các hình thức
chủ yếu như: đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn; thành lập tiểu ban chuyên
trách về quản lý rủi ro để tiếp nhận và xử lý những kiến nghị từ phía các ngân
hàng một cách tập trung; thiết lập mối quan hệ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Chính
phủ các quốc gia có ngành ngân hàng phát triển và chú trọng quản lý rủi ro,...
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các NHTM triển khai Basel II thành công theo các
thông lệ tốt nhất của quốc tế, NHNN cần tăng cường công tác truyền thông, hộ i
thảo để chuyển giao kinh nghiệm triển khai quản lý rủi ro tác nghiệp cho các
NHTM.
3.3.1.3. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
Sau khi xây dựng được hành lang pháp lý dành cho lĩnh vực quản lý rủi
ro tác nghiệp, để đảm bảo tính tuân thủ của các ngân hàng, NHNN và các cơ
quan thanh tra, giám sát như cần chú trọng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát ở cả chiều rộng và chiều sâu. Về chiều sâu, NHNN cần hoàn thiện
công tác thanh tra, cụ thể bằng việc tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh
tra, giám sát ngân hàng, nắm bắt và cập nhật kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh,
dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các
NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Về chiều rộng,
trong giai đoạn đầu triển khai Basel II, các cơ quan hữu quan cần ưu tiên nguồn
lực tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và điều chỉnh những
191
hoạt động chưa phù hợp, tránh việc phát triển sai định hướng hoặc quản lý rủi
ro tác nghiệp sai phương pháp.
NHNN cần yêu cầu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các nội dung liên
quan đến QLRRTN bao gồm nhưng không giới hạn (i) Nhân sự cấp cao về
QLRRTN (ii) Cơ cấu tổ chức và tình hình thực hiện QLRRTN (iii) Các báo cáo
về QLRRTN.
Thực hiện kiểm tra định kỳ việc triển khai hệ thống QLRRTN tại các
NHTM nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các sự kiện RRTN có thể
xảy ra liên Ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng (VNBA)
3.3.2.1. Phối hợp với NHNN trong việc ban hành những văn bản có
tính chất hƣớng dẫn chi tiết trong hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp, tƣ
vấn về hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp đối với các TCTD
Để nâng cao vai trò làm cầu nối giữa các hội viên với cơ quan quản lý
nhà nước; đồng thời, hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách,
sao cho các cơ chế chính sách quản lý rủi ro của các cơ quan quản lý đi vào
thực tiễn, phát huy được tính hiệu quả của nó, VNBA cần tăng cường tham gia
góp ý, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến các quản lý rủi ro nói
chung và quản lý rủi ro tác nghiệp nói riêng của các tổ chức tín dụng. Đồng
thời, VNBA cũng cần thực hiện việc đề xuất các vấn đề mới có tính tham khảo
cho các TCTD, đồng thời phát triển và đồng bộ hệ thống cũng như nghiên cứu
các phương thức, quy định và các công nghệ tiên tiến áp dụng về quản lý rủi ro
tác nghiệp đối với các NHTM nhằm giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, nghiên cứu
những vấn đề mang tính dự báo rất có ý nghĩa với hiệu quả của công tác quản
lý rủi ro tác nghiệp.
VNBA cũng cần thành lập hội đồng tư vấn, đồng thời có chính sách thu
hút nhân tài; tuyển dụng những chuyên gia có sự hiểu biết sâu sắc trong lĩnh
vực quản trị rủi ro, đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hoặc tạo
các diễn đàn trao đổi, chia sẻ những quan điểm nhận định về hoạt động quản lý
192
rủi ro giữa các tổ chức hội viên, các chuyên gia đầu Ngành và các tổ chức tài
chính quốc tế.
3.3.2.2. Tăng cƣờng vai trò bảo vệ các quan điểm về quản lý rủi ro
cũng nhƣ là đơn vị có ý kiến độc lập đối với hệ thống QLRRTN của từng
Ngân hàng thƣơng mại
Hiệp hội ngân hàng cần củng cố vai trò bảo vệ các quan điểm về quản lý
rủi ro tác nghiệp của các NHTM, đồng thời, với vai trò là tổ chức hiệp hội
ngành ngân hàng duy nhất ở Việt Nam hiện nay, VNBA cần đưa ra ý kiến độc
lập đối với hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp của các NHTM nhằm phục vụ
cho các công việc như đánh giá về hệ thống QLRR trước khi các NHTM hợp
tác với đối tác chiến lược hay tham gia các thị trường lớn trên thế giới mà
QLRR là nhân tố bắt buộc cần thẩm định trước khi thực hiện. Để thực hiện tốt
được vai trò đó, VNBA cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng
nâng cao hơn nữa vị thế của mình như một tổ chức đại diện uy tín của ngành
Ngân hàng, có tiếng nói ảnh hưởng tới các cơ quan quản lý và các tổ chức hội
viên, cũng như với các tổ chức, hiệp hội trên thế giới.
3.3.2.3. Kịp thời phản ánh khó khăn vƣớng mắc của các tổ chức hội
viên liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro.
Trước hết, VNBA phải sát sao nắm bắt tình hình hoạt động cho vay, lãi
suất, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, các vấn đề liên quan đến hợp đồng
vay tài sản, công tác quản trị rủi ro, cả các hội viên nhằm thực trạng công tác
quản lý rủi ro cũng như đề xuất các hướng giải quyết những khó khăn, vướng
mắc mà các tổ chức hội viên gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Để tiếp cận được một cách kịp thời các thông tin về hoạt động của các tổ chức
hội viên, VNBA cần mở rộng phạm vi và nội dung hoạt động, thành lập hội
đồng tư vấn chính sách của hiệp hội, bao gồm các chuyên gia có uy tín tuyển
chọn từ các tổ chức hội viên, các chuyên gia ngoài ngành, các nhà khoa học
hiểu biết sâu sắc lĩnh vực tài chính ngân hàng.
193
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở khung lý luận của Chương 1, thực trạng rủi ro tác nghiệp và
quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam, nhất là đi sâu phân tích những điểm hạn chế, đồng thời chỉ ra những
nguyên nhân của những hạn chế ở Chương 2, Chương 3 luận án đã mạnh dạn đề
xuất một hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Hệ thống các giải pháp
được đề xuất trên cơ sở khung lý luận, tình hình công tác quản lý RRTN của
Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và thực trạng quản lý RRTN của
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng. Các giải pháp
được trình bày nhằm cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét phù hợp
với định hướng quản trị rủi ro tín dụng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Ngoài ra, Chương 3 luận án còn đề cập một số kiến nghị với cơ quan quản
lý Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhằm hỗ trợ các ngân hàng
thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
nói riêng, thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất.
194
KẾT LUẬN
Với mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp, hướng tới mục tiêu
tăng trưởng đi đôi với ổn định, bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam, bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:
Một là, hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tác nghiệp, quản lý rủi
ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại, có bổ sung những thay đổi mới khi các
ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II, hệ
thống hóa các bài học kinh nghiệm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của một
số Ngân hàng thương mại trên thế giới từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm
có giá trị tham khảo để tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Hai là, sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về rủi ro tác nghiệp và
quản lý rủi ro tác nghiệp tiệm cận với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành ở
Việt Nam để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực
trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019. Với nguồn số liệu phong phú, cập nhật, có
nguồn gốc rõ ràng, luận án đã chỉ ra mức độ thành công, những hạn chế và
nguyên nhân của các hạn chế một cách sát thực. Từ những nghiên cứu đó, luận
án đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tiễn đáng tin cậy.
Ba là, luận án đã đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại
nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam và đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành
nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam
Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Ngọc Ánh và TS. Nguyễn
Thị Việt Nga, sự hỗ trợ về mọi mặt của Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng, Khoa
195
Sau Đại học Học viện Tài chính, NCS đã hoàn thiện luận án này một cách đầy
đủ và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu chưa
nhiều, luận án không tránh khỏi những hạn chế nhất định, NCS kính mong nhận
được sự đóng góp, xây dựng của các nhà khoa học, quý các thầy, cô và người
đọc quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
196
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý
rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến
sỹ, Học viện Ngân hàng.
2. Nghiêm Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng
thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính.
3. Nguyễn Như Dương (2018), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài
chính.
4. Trần Khánh Dương (2019), Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sỹ,
Học viện Tài chính.
5. Trần Bình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo
chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư
Pháp, Hà Nội.
6. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân.
7. Phan Thị Thu Hà và Lê Vân Khanh (2015), Thực trạng và giải pháp về cơ
cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại các NHTM Việt Nam,
Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 22/2015.
8. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng
Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
9. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại Cổ phần Quân đội, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.
10. Hội đồng Basel (2005), Hiệp định Basel II, Ngân hàng thanh toán quốc tế.
11. Phạm Huy Hùng (2007), quản lý rủi ro hoạt động tại các NHVN. Đề án
nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
12. Lê Vân Khanh (2016), Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt
Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học KTQD.
197
13. Trần Thị Lan (2018), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.
14. Nguyễn Thị Mùi (2015), Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Những vấn
đề đặt ra và một số khuyến nghị chính sách, nghiên cứu khoa học.
15. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
16. Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ
thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài và Thông tư 40/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 13, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về Quy
chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.
18. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về việc
quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
19. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 35/2018/TT-NHNN ngày 24/12/2018 sửa đổi
bổ sung một số điều của Thông tư 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 quy
định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet.
20. Ngân hàng nhà nước, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi
thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016) quy định các giới hạn, tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
21. Phạm Thị Thanh Ngọc (2016), Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Hành chính Quốc gia.
22. Võ Thị Hoàng Nhi (2014), “Xây dựng mô hình 3 lớp bảo vệ trong cấu trúc
quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, 14 (16),.
23. PwC (2013), Báo cáo phân tích chênh lệch theo chuẩn mức BIS tại
VietinBank.
198
24. Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN; Quyết định số 37/QĐ-NHNN về việc
Quy chế kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tài chính.
25. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Hoạt động ngoại
bảng và quy trình QTRR trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí
Phát triển & Hội nhập, 9 (19), tr. 40-47.
26. TCVN ISO 9000: 2007 “Hệ thống Quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng”.
27. TCVN ISO 9001: 2008 “Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu”.
28. Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II
tại Agribank, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
29. Phạm Tiến Thành (2012) “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại
các NHVN”, Tạp chí Ngân hàng, (8)2012: tr. 25-28.
30. Thống đốc NHNN, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về
việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
Tổ chức Tín dụng”.
31. Thống đốc NHNN, Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 về việc
“Quy định các nguyên tắc QLRR trong hoạt động Ngân hàng Điện tử”.
32. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà
xuất bản thống kê, Hà Nội.
33. Tổng cục Thống kê và tổng hợp các dự báo (2019), World Economic
Outlook.
34. Trần Thị Minh Trang (2014), “Xây dựng khuôn khổ Quản trị rủi ro hoạt
động hiệu quả tại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng
(3/2014): 25 -29.
35. Đào Thị Thanh Tú (2014), “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại
các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (6)/2014.
36. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt
Nam theo Hiệp ước Basel, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đaị học Ngoại
Thương.
199
37. Hoàng Tùng (2011), “Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình
Logistic”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2(43), 193-
199.
38. VietinBank, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (2015 – 2019).
39. VietinBank, Báo cáo nội bộ tổn thất của rủi ro tác nghiệp theo năm (2015 –
2019).
40. VietinBank, Báo cáo nội bộ tổng hợp rủi ro tác nghiệp theo năm (2015 –
2019).
41. VietinBank, Quyết định 1913/2013/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 06/06/2013 về
việc ban hành “Quy trình Tự đánh giá rủi ro tác nghiệp và biện pháp kiểm
soát trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
42. VietinBank, Quyết định 3108/2015/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 29/12/2015 về
việc ban hành “Quy định tạm thời về quản lý kinh doanh liên tục trong hệ
thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
43. VietinBank, Quyết định 773/2018/QĐ-HĐQT-NHCT64 ngày 30/11/2018 về
việc ban hành “Quy định Khung Quản lý rủi ro trong hệ thống Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam”.
44. VietinBank, Quyết định 804/2018/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 25/12/2018 về
việc ban hành “Quy định quản lý rủi ro tác nghiệp trong hệ thống Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
45. VietinBank, Quyết định 2222/2018/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 18/12/2018 về
việc ban hành “Quy trình tính toán tỷ lệ an toàn vốn”.
46. VietinBank, Quyết định 1368/2019/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 25/10/2019 về
việc ban hành Quy định quản lý sự kiện rủi ro tác nghiệp trong hệ thống
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
47. VietinBank, Tài liệu tự đào đạo (2018)
48. VietinBank, Quyết định số 2648/QĐ-HĐQT-NHCT7, 2014 về Xây dựng và
thiết lập chỉ số rủi ro chính.
200
49. VietinBank, Quyết định số 1031/2014/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 18/7/2014
về Tuyên bố khẩu vị rủi ro.
Tài liệu nƣớc ngoài
50. Anderson et al. (1994), “Customer satifaction, marketshare and profitability:
findings from Sweden”, Journal of Marketing, vol 35.
51. AON (2014), Consulting Document of Competancy framework project.
52. AS/NZS 4360 (2014) Risk Management Regulations in Autralia.
53. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principles for the
management of Credit Risk, BIS, Basel, Switzerland.
54. Basel Committee on Banking Supervision (2004), Bassel II
55. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Internatinal Convergence of
Capital Measurement and Capital Standards - Revised Framework -
Comprehensive Version, BIS, Basel, Switzerland.
56. Basel Committee on Banking Supervision (2006), The IRB Use Test:
Background and Implementation, Basel Committee Newsletter No.9.
57. Bayrakdaroğlu A. (2013), “Opearational Risk Management Policy”, Journal of
Marketing, vol 175.
58. Capgemini and Efma (2012), The 2012 World Retail Banking Report.
59. Carey A. (2001), Effective risk management in financial institutions: the
Turnbull approach. Balance Sheet
60. Cherrington D.J, (1995), The management of human resources. Prentice Hall,
New Jersey, USA.
61. Clup C.L, (2002), The Art of Risk management, John Wiley & Sons, New York,
USA.
62. Cooke M., (2004) The dynamics and control of Operational Risk, PhD Thesis,
Oxford University, New York.
63. Deming W.E, (1986), Out of the crisis: Quality. Productivity and Competitive
Position, Massachusetts, USA.
64. Distribution Channels: Where Are BanksHeaded.
201
65. Dubrin A.J, (1995), Leadership: Research Findings, Practice, and Skills,
Houghton Mifflin, Massachusetts, USA.
66. Frame J.D, (2002), The new project management: tools for an age of rapid
change, complexity, and other business realities, John Wiley & Sons, New
York, USA.
67. Frost C., Allen D., Potter J.& Bloodworth P., (2001) Operational Risk and
Resilience: Understanding and Minimizing Operational Risk to Secure
Shareholder Value, Boston, Butterworth-Heinemann.
68. Grabovvski & Roberts, (1999), Risk Migation in virtual organisations, 704 –
722.
69. Horcher K.A, (2011), Essentials of financial risk management, John Wiley &
Sons, New Jersey, USA.
70. Juran J.M and Gryna F (1993), Quality analysis and planning, McGraw-Hill
Education, New York, USA.
71. Karen A. Horcher (2008), Essentials of Financial Risk Management,
72. Klassen R.D & McLaughlin C.P (1996), The impact of environmental
management on firm performance, Management science, 42(8), 1199-1214.
73. Kleffner A.E, Lee, R.B & McGannon, B. (2003), The effect of corporate
governance on the use of enterprise risk management: Evidence from Canada,
Risk Management and Insurance Review, 6(1), 53-73.
74. Lorsch J.W (1979), Making behavioral science more useful, Harvard Business
Review, 57(2), 171-180.
75. McAleer M, Jimenez-Martin J. A, & Perez Amaral T (2010), Has the Basel II
Accord encouraged risk management during the 2008-09 financial crisis?
SSRN 139-239.
76. Pitinanondha T (2010), Operational Risk Management Systems: A Framework
for systematic management of operational risks, VDM Publishing, Riga, Latvia.
77. Poledna S, Thurner S, Farmer J.D & Geanakoplos J (2014), “Leverage-induced
systemic risk under Basle II and other credit risk policies”, Journal of Banking
202
& Finance, 42, 199-212.
78. Powell T.C (1995), “Total quality management as competitive advantage: a
review and empirical study”, Strategic management journal, 16(1), 15-37.
79. PwC August (2013), Let’s make a difference: Managing compliance and
operational risk in the new environment (Bank).
80. Raz T & Hillson D (2005), “A comparative review of risk management”
standards, Risk Management, 7(4), 53-66.
81. Rolland H., (2008), Using IT to drive effective risk management, The Risk and
Insurance Management Society, Inc. (RIMS)
82. Rose P., (2012), Bank management and Financial Service, Sylvia C. Hudgins,
Old Dominion University.
83. Sadgrove K (2016), The complete guide to business risk management,
Routledge, New York, USA.
84. SAS (2007) Operational risk Framework in Bank Presentation.
85. Sohal AS., RamSay L., & Samson D., (1992), “Quality management practice in
Australia industry”, Total Quality Management: 283 – 299.
86. Stank T.P, Daugherty P.J, & Gustin C.M (1994), Organizational structure:
influence on logistics integration, costs, and information system performance,
The International Journal of Logistics Management.
87. Waring (2001), Risk Ready, Autralian CPA:75.
88. Wong K.Y (2005), Critical success factors for implementing knowledge
management in small and medium enterprises, Industrial management & Data
systems.
89. Zhang (2000), “Developing a model of quality management methods and
evaluating their effects on bussiness performance”, Total Quality Management,
129 – 137
203
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Một số SKRRTN điển hình xảy ra tại VietinBank
Phụ lục 02: Một số SKRRTN diễn ra do hành vi đe dọa, khủng bố, bạo động tại
VietinBank
Phụ lục 03: Bảng tuyên bố Khẩu vị RRTN của VietinBank
Phụ lục 04: Ví dụ báo cáo sự kiện RRTN
Phụ lục 05: Ví dụ báo cáo liên quan rủi ro TSHH
Phụ lục 06: Quy trình báo cáo SKRRTN
204
PHỤ LỤC 01: MỘT SỐ SKRRTN ĐIỂN HÌNH XẢY RA TẠI VIETINBANK
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam)
STT Mô tả sự kiện Loại sự
kiện
Thời gian
phát sinh
Tổn thất
tài chính
I Huy động vốn
1 Huỳnh Thị Huyền Như và đồng
bọn đã trực tiếp dùng các hợp đồng
giả và chữ ký giả huy động vốn từ
các ngân hàng, doanh nghiệp, công
ty chứng khoán để vay vốn với
những lời mời hết sức hấp dẫn
như: Ngoài lãi suất 14% theo quy
định còn trả thêm ngoài hợp đồng
8 - 10%/năm.
Như làm giả chữ ký chủ tài khoản
ngay từ khi mở tài khoản. Tiền cho
vay gửi vào tài khoản thanh toán
của doanh nghiệp cho phép Như tự
trích. Sau khi tất toán hợp đồng thì
tự hủy; hợp đồng tiền gửi có kỳ
hạn được thế chấp vay vốn ở ngân
hàng khác trừ VietinBank và
chuyển tiền về những "địa chỉ" do
Như sắp đặt.
Gian lận
nội bộ
2007 1.600 tỷ
VNĐ
2 Huyền Như đã lập hồ sơ mở tài
khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để
đánh tráo hồ sơ mở tài khoản do
khách hàng lập. Sau khi khách
Gian lận
nội bộ
2007 1.598 tỷ
VNĐ
205
hàng chuyển tiền vào tài khoản của
khách hàng tại VietinBank, Huyền
Như lập lệnh chi giả, lệnh chuyển
tiền giả để chiếm đoạt tiền trên tài
khoản tiền gửi của khách hàng tại
VietinBank. Với thủ đoạn như vậy,
Huyền Như đã làm giả 127 lệnh
chi
3 Huyền Như tự ý chuyển đi trên hệ
thống máy tính, huy động rất nhiều
tiền của các môi giới, nhà đầu tư
cổ phiếu OTC (thị trường cổ phiếu
chưa niêm yết), bất động sản với
lãi suất 5%/tháng để thực hiện các
dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng
thực chất để lừa đảo, quỵt nợ.
Gian lận
nội bộ
2010 125 tỷ
VNĐ
II Quản lý kho quỹ và tài sản
1 Chuyên viên Lê Thị Trang –
VietinBank CN Yên Bái đã không
phát hành các chứng từ nộp tiền
cho khách hàng Tô Thị Cảnh, sau
đó cho tiền vào két sắt mà chối bỏ
trách nhiệm với khách hàng. Ngân
hàng không thực hiện đối chiếu
quỹ tiền mặt với các giao dịch tiền
mặt đã thực hiện.
Gian lận
nội bộ;
Thực hiện
và quản lý
quy trình
Tháng
11/2018
400 triệu
VNĐ
2 Trần Thị Thùy Dung nguyên là
giao dịch viên PGD Long Thành,
VietinBank chi nhánh Đồng Nai,
Gian lận
nội bộ
Từ 2010 -
2017
27,5 tỷ
VNĐ
206
đã lợi dụng sự tin tưởng và thiếu
hiểu biết về quy trình giao dịch
tiền gửi, dùng các thủ đoạn nghiệp
vụ để yêu cầu khách hàng ký giấy
mở tài khoản thanh toán, ký khống
trên mẫu phiếu chi tiền, bảng kê
giao nhận tiền mặt hoặc bảng kê
các loại tiền, lệnh chi và một số
loại chứng từ khác. Sau đó, Dung
giữ số giấy tờ này lại sử dụng.
Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch
đổi thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền
gửi hoặc ký phiếu cho khách hàng
thì Dung thường giao 1 thẻ tiết
kiệm cho khách hàng mang về và
giữ lại một thẻ tiết kiệm để sử
dụng mà không nộp để hủy theo
quy định. Sau khi khách hàng thực
hiện xong giao dịch và rời khỏi
ngân hàng hoặc đang thực hiện
một giao dịch khác thì Dung lại
dùng thẻ tiết kiệm đã giữ lại trước
đó và các biểu mẫu có sẵn chữ ký
của khách hàng để lập chứng từ
rút, chiếm đoạt tiền của ngân hàng
từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng.
III Tín dụng
1 Lợi dụng sơ hở của ngân hàng và Gian lận Tháng 16 tỷ
207
lòng tin của khách hàng, Doãn
Thanh Bình - nhân viên
VietinBank CN Nam Định - đã lừa
người vay ký trước vào các thủ tục
hồ sơ vay vốn còn để trống nội
dung. Sau đó, Bình tự soạn thảo
nội dung lên các mặt còn trống và
đề nghị ngân hàng VietinBank chi
nhánh tại Nam Định giải ngân
nhằm chiếm đoạt.Với thủ đoạn
này, Bình đã lừa trót lọt được 20
hồ sơ của khách hàng.
nội bộ 8/2019 VNĐ
IV Nghiệp vụ thẻ
1 Một số đối tượng sử dụng số điện
thoại giả mạo gọi đến khách hàng
thông báo khách hàng được chuyển
một số tiền và yêu cầu khách hàng
cung cấp thông tin đăng nhập
VietinBank iPay và mã xác thực
OTP. Khi khách hàng cung cấp mã
OTP và thông tin truy cập thì lập
tức bị các đối tượng chiếm đoạt
tiền có trong tài khoản tại
VietinBank. Khi khách hàng gọi
lại số điện thoại trên thì các đối
tượng đã sử dụng chức năng
chuyển cuộc gọi (Call Divert) để
chuyển cuộc gọi vào Tổng đài của
VietinBank để tiếp tục đánh lừa
khách hàng.
Gian lận
bên ngoài
Tháng
10/2018
208
2 Thời điểm tháng 5 và 6/2018, tình
trạng cắt điện thường xuyên xảy ra
trên phạm vi diện rộng trong cả
nước dẫn tới việc mất điện đột
ngột trong khi hoạt động, dẫn đến
lỗi đường truyền, do chuyển đổi
máy chủ dự phòng, lỗi đầu đọc thẻ,
mất điện, hỏng CPU, lỗi khay
tiền
Rủi ro
CNTT
Tháng 5 –
6/2018
209
PHỤ LỤC 02: MỘT SỐ SKRR DIỄN RA DO HÀNH VI ĐE DỌA,
KHỦNG BỐ, BẠO ĐỘNG
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam)
Thời
gian diễn
ra SKRR
Địa điểm diễn
ra SKRR
Mô tả SKRR Tổn thất do SKRR gây ra
27/9/2017 VietinBank
KCN Hòa phú –
Tân Phú – T.p
Hồ Chí Minh
Nam thanh niên dương tính
ma túy, rút dao uy hiếp các
khách hàng đang giao dịch tại
quầy để xin tiền.
Không có thiệt hại về người.
Thiệt hại tài chính 700 nghìn
đồng, đã được khắc phục
13/9/2018 VietinBank
Tiền Giang –
PGD Châu
Thành
Nam thanh niên dùng súng uy
hiếp cán bộ, nhân viên ngân
hàng để cướp tiền khi ngân
hàng hết giờ giao dịch.
Không có thiệt hại về người.
Thiệt hại tài chính 945 triệu
đồng, đã được khắc phục
27/8/2019 VietinBank Lào
Cai
Nam thanh niên dùng dao
kiếm khống chế cán bộ ngân
hàng để cướp tiền và bị bắt
giữ ngay tại chỗ.
Không có thiệt hại về người và
thiệt hại về tài chính.
6/9/2019 VietinBank
Đông Hà Nội –
PGD Thanh Am
Nam thanh niên dùng súng
giả uy hiếp cán bộ ngân hàng
và khách hàng đang giao dịch
tại quầy để cướp tiền, song đã
bị bắt giữ tại chỗ.
Không có thiệt hại về người và
thiệt hại về tài chính.
210
PHỤ LỤC 03: BẢNG TUYÊN BỐ KHẨU VỊ RRTN CỦA VIETINBANK
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam)
TT Loại
RRTN
Nội dung
Mức độ chấp
nhận RR
Phạm vi áp
dụng
1
Rủi ro
nguồn nhân
lực
Số lượng và chất lượng nhân viên
không đáp ứng yêu cầu
Trung bình Toàn hàng
2
Rủi ro gian
lận nội bộ
Cán bộ ngân hàng cố ý lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản, cố ý vi phạm các quy định,
chính sách của Ngân hàng
Không chấp
nhận
Toàn hàng
3
Rủi ro công
nghệ thông
tin
Lỗi CNTT gây gián đoạn hoạt động
kinh doanh như: Lỗi phần cứng, lỗi
phần mềm, sự cố truyền tải thông tin
Thấp Toàn hàng
4
Rủi ro gian
lận bên
ngoài
Hành vi cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản, cố ý vi phạm các chính sách của
Ngân hàng gây ra bởi các đối tượng
bên ngoài
Không chấp
nhận
Toàn hàng
5
Rủi ro tác
nghiệp
Sai sót trong quá trình tác nghiệp theo
quy trình nghiệp vụ, phản ánh không
đầy đủ, cập nhật không kịp thời
Rất thấp Toàn hàng
211
PHỤ LỤC 04: VÍ DỤ BÁO CÁO SỰ KIỆN RRTN
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam)
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I – Thông tin chung về SKRRTN
Mô tả SKRRTN Ngày 18/09/201X, tại PGD X thuộc CN Y, do bất cẩn từ công nhân của
công ty QM mà Chi nhánh thuê để làm mất mái che nhà cho khách hàng,
đã hàn khung sắt cạnh máy phát điện và một số xe máy. Tia hàn bắn và
bắt lửa gây hỏa hoạn thiệt hại đến tài sản của PGD và khách hàng. Bao
gồm:
- Máy ATM và tiền trong máy ATM
- ATM Box
- Bảng hiệu lớn bị cháy một nửa
- 5 xe máy của khách hàng và 3 xe máy của CBNV
Ngày phát hiện 18/09/20xx
Ngày phát sinh
Đơn vị phát sinh Chi nhánh Y
Nghiệp vụ Hành chính quản trị
Tình trạng
SKRRTN
SKRRTN đã đóng
PHẦN II - Ảnh hƣởng và Nguyên nhân
Nguyên nhân Con người
Mô tả nguyên
nhân
Công nhân của cty QM đã hàn khung bất cẩn, tia hàn bắn ra bắt lửa gây
hỏa hoạn
Tài sản 1: Máy ATM
Tổn thất trực tiếp
GTSS còn lại của TS 609,200,958.00
Chi phí phát sinh -
Tài sản thay thế -
Thuê tài sản thay thế -
Giá trị giảm giá do SKRRTN -
Nghĩa vụ trả nợ của bên bảo hiểm 474,274,546.00
Nghĩa vụ trả nợ của bên khác -
212
Ảnh hưởng tài
chính
Tổn thất gián tiếp
Chi phí nhân sự -
Chi phí liên quan khác 87,729,908.00
Số tiền khôi phục
Bảo hiểm -
Bồi thường từ bên khác 1,080,000.00
Tổn thất trƣớc khôi
phục
Tài sản 1: Máy ATM 696,930,866.00
Tổng số tiền khôi phục Tài sản 1: Máy ATM 475,354,546.00
Tổn thất ròng Tài sản 1: Máy ATM 221,576,320.00
Tài sản 2: ATM Box
Tổn thất trực tiếp
GTSS còn lại của TS -
Chi phí phát sinh -
Tài sản thay thế -
Thuê tài sản thay thế -
Giá trị giảm giá do
SKRRTN
-
Nghĩa vụ trả nợ của bên
bảo hiểm
-
Nghĩa vụ trả nợ của bên
khác
40,000,000.00
Tổn thất gián tiếp
Chi phí nhân sự -
Chi phí liên quan khác -
Số tiền khôi phục
Bảo hiểm -
Bồi thường từ bên khác -
Tổn thất trƣớc khôi
phục
Tài sản 2: ATM Box
Tổng số tiền khôi phục Tài sản 2: ATM Box 40,000,000.00
Tổn thất ròng Tài sản 2: ATM Box (40,000,000.00)
Tài sản 3: Biển hiệu
Tổn thất trực tiếp
GTSS còn lại của TS -
Chi phí phát sinh -
Tài sản thay thế -
213
Thuê tài sản thay thế -
Giá trị giảm giá do
SKRRTN
-
Nghĩa vụ trả nợ của bên
bảo hiểm
-
Nghĩa vụ trả nợ của bên
khác
150,000,000.00
Tổn thất gián tiếp
Chi phí nhân sự -
Chi phí liên quan khác -
Số tiền khôi phục
Bảo hiểm -
Bồi thường từ bên khác -
Tổn thất trƣớc khôi
phục
Tài sản 3: Biển hiệu
Tổng số tiền khôi phục Tài sản 3: Biển hiệu 150,000,000.00
Tổn thất ròng Tài sản 3: Biển hiệu (150,000,000.00)
Tổn thất trƣớc khôi
phục
696,930,866.00
Tổng số tiền khôi phục 665,354,546.00
Tổng tổn thất ròng 31,576,320.00
Ảnh hưởng phi tài
chính
Danh tiếng
Mô tả ảnh hưởng
phi tài chính
Phát sinh cháy tại thời điểm giao dịch có nhiều khách hàng, điều này có
thể dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Ngân hàng
Phần III – Biện pháp khắc phục
Biện pháp khắc
phục
1. Tiến hành dập tắt đám cháy, đánh giá và bảo vệ hiện trường vụ cháy,
phối hợp với công an địa phương và PCCC đã tiến hành lập biên bản, lấy
lời khai
2. Phối hợp Phòng QLRRTN đánh giá, xác minh SKRRTN để truy đòi
bảo hiểm
3. Thỏa thuận với công ty QM trong việc xử lý khắc phục và bồi thường
sau hỏa hoạn
214
4. Tiến hành hạch toán các tổn thất phát sinh tại PGD
5. Kiểm tra đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy được đảm bảo
đầy đủ.
6. Thanh lý, bán phế liệu tài sản tổn thất.
Thời gian khắc phục từ ngày 18/09/20xx đến ngày 24/03/20xx
215
PHỤ LỤC 05: VÍ DỤ BÁO CÁO LIÊN QUAN RỦI RO TSHH
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam)
SKRRTN có liên quan
đến TSHH là sự kiện bất
khả kháng từ bên ngoài?
Trong quá trình sử dụng,
vận chuyển, TSCĐHH và
CCDC không được sử dụng
theo quy định
Có phát sinh chi phí
thay thế tài sản
và/hoặc chi phí khác
liên quan?
Không cần
thực hiện
báo cáo
Có
Có
Có
Không
Không
Không
C
ó
Thực hiện
báo cáo
SKRRTN có liên quan
đến TSHH xảy ra do yếu
tố thiên nhiên?
216
PHỤ LỤC 06: QUY TRÌNH BÁO CÁO SKRRTN
H
Đ
Q
T
/T
G
Đ
P
h
ó
T
G
Đ
p
h
ụ
t
rá
ch
/
G
iá
m
đ
ố
c
k
h
ố
i
Q
L
R
R
P
h
ò
n
g
Q
L
R
R
T
N
/
P
h
ò
n
g
Q
L
T
T
Đ
ơ
n
v
ị
T
S
C
đ
ầu
m
ố
i
Đ
ơ
n
v
ị
li
ên
q
u
an
Đ
ơ
n
v
ị
p
h
át
h
iệ
n
S
K
R
R
T
N
tạ
i
T
S
C
Đ
ơ
n
v
ị
p
h
át
si
n
h
S
K
R
R
T
N
tạ
i
C
N
Đ
ơ
n
v
ị
p
h
át
h
iệ
n
S
K
R
R
T
N
tạ
i
C
N
B1a. Phát hiện
SKRR, thông báo
trên hệ thống Hồ
sơ rủi ro - RP
B1b. Phát hiện tiếp
nhận thông tin về
SKRRTN, báo cáo
trên hệ thống RP
B1c. Thông báo
SKRRTN trên hệ
thống RP
B2. Đánh giá,phân tích
SKRRTN
Hướng dẫn/hỗ trợ xử lý
Phối hợp với tuyến bảo vệ
2(nếu cần)
B2b. Phối hợp thực
hiện (nếu cần)
B2a. Phối hợp
thực hiện (nếu
cần)
B3. Tiếp nhận thông tin
Cung cấp thông tin
theo yêu cầu
Xử lý, khắc phục
SKRR
B4a. Tiếp nhận
báo cáo và chỉ đạo
xử lý (nếu cần)
B4b. Tiếp nhận báo
cáo và chỉ đạo xử lý
(nếu cần)
B5. Cập nhật tình trạng
triển khai các hành
động giảm thiểu RR
Đóng sự kiện
B6b. Rà soát và
quản lý danh mục
SKRRTN theo
nghiệp vụ phụ
trách
B6a. Rà soát và
quản lý danh
mục SKRRTN
theo lĩnh vực
phụ trách