Luận án Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ

Vấn đề QLTC trong các trường ĐHCL nói chung, 4 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM nói riêng là một vấn đề phức tạp, hàm chứa nhiều nội dung không chỉ liên quan đến vấn đề hoạt động tài chính chính đơn thuần mà liên quan đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Giữa đổi mới công tác QLTC với đổi mới công tác tổ chức nhân sự, đổi mới hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đổi mới công tác đào tạo và NCKH có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Không thể thực hiện được đổi mới công tác QLTC nếu như công tác tổ chức nhân sự, công tác chuyên môn, nghiệp vụ không được đổi mới và ngược lại. Với cách đặt vấn đề như vậy, việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tại 4 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM đặt trong mối tương quan với vấn đề tổ chức nhân sự, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong bối cảnh mở rộng tự chủ ĐH, cung cấp QLTC trong các trường ĐHCL lại càng phức tạp chứa đựng nhiều nội dung hơn. Nếu như trong cơ chế bao cấp, việc QLTC trong các trường ĐHCL được vạch sản với những quy định khá chi tiết, các trường ĐHCL cứ rập khuôn thực hiện. Tuy nhiên, khi quyền tự chủ của các trường ĐHCL được mở rộng, Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ kể cả hoạt động tài chính mà chỉ thực hiện chức năng tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự QLTC của các trường. Dựa trên khuôn khổ pháp lý của Nhà nước, các trường đưa ra các quyết định quản lý hoạt động tài chính của nhà trường và chịu trách nhiệm trước xã hội và nhà nước về những quyết định đó. Chính điểm khác biệt này, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách bài bản từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn công tác QLTC ở các trường ĐHCL trong bối cảnh quyền tự chủ của các trường ngày càng mở rộng. Với cách đặt vấn đề như vậy, luận án đã tập trung nghiên cứu, đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLTC tại bốn trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM bao gồm trường Đạị học Sư phạm, trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Luật và trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật. Mỗi một trường do ngành nghề đào tạo khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau trong hoạt động và QLTC của nhà186 trường. Tuy vậy, trong QLTC của các trường đều có những nét chung là hoạt động QLTC diễn ra trong điều kiện TCTC của các trường ngày càng mở rộng, QLTC của các trường đều hướng tới mục tiêu bảo đảm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đâò tạo và NCKH thỏa mản yêu cầu của xã hội và của Nhà nước. Tìm ra những nét chung đó để đi sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLTC chung của bốn trường. Đó cách tiếp cận nghiên cứu của luận án. Luận án không đi sâu nghiên cứu công tác QLTC của từng trường, có chăng chỉ nêu ra những dẫn chứng để minh họa. Toàn bộ ý tương triển khai nội dung nghiên cứu được thể hiện rõ nét trong 3 chương của luận án. Chương 1 luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ tài chính; chương 2 trên cơ sỏ tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại 4 trường ĐHCL thuộc Bộ GD&ĐT thuộc TP Hồ Chí Minh, rút ra những hạn chế nguyên nhân; chương 3 luận án tập trung đưa ra những giải pháp về huy động nguồn lực tài chính và quản lý sử dụng tài chính tại 4 trường luận án nghiên cứu. Các giải pháp tập chủ yếu vào các dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với cơ chế hoạt động mới để thực hiện tốt tự chủ tài chính, làm cơ sở cho việc quản lý tài chính thống nhất trong toàn trường. Quy chế chi tiêu nội bộ cần phải thực hiện trên nguyên tắc chi trả theo năng lực và hiệu quả công tác để khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ viên chức và người lao động.

pdf216 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan hệ với doanh nghiệp: Các trường ĐHCL cần tới gần với doanh nghiệp bằng những chiến lược cụ thể như: tuyển dụng, gửi SV thực tập, hợp tác về nghiên cứu, chuyển giao, hợp tác về đào tạo đội ngũ cho doanh nghiệp.... Từ các mối quan hệ này các trường sẽ định hướng đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp cần. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập ngày càng cao, các doanh nghiệp sử dụng lao động có trình độ ĐH trở lên ngoài kiến thức truyền thống thì những kỹ năng mềm, những hiểu biết về các mối quan hệ, khả năng giao tiếp... cũng rất quan trọng. Do vậy; các trường ĐH ngoài các chiến lược như trên, cũng nên nghĩ đến vấn đề đưa giảng viên của họ đến học hỏi tại các doanh nghiệp để nắm bắt các yêu cầu từ đó xây dựng được các định hướng đào tạo phù hợp. Các trường ĐH khi có mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp thì sẽ đem lại sự hậu thuẫn cho nhà trường về mọi mặt từ CSVC, nguồn nhân lực đến tài chính. Về CSVC có thể hiểu rằng; các trường không cần đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho SV thực hành mà có thể để SV thực tập tại các dây chuyển thiết bị mới của doanh nghiệp giúp nhà trường giải quyết được vấn đề khó khăn về tài chính. Về nguồn nhân lực; khi GV tiếp cận, học hỏi tại doanh nghiệp thì sẽ nâng cao được khả năng giảng dạy đáp ứng 178 nhu cầu xã hội hơn. Về tài chính, các doanh nghiệp sẽ tài trợ trở lại có thể bằng trang thiết bị, học bổng, và các quỹ hỗ trợ khác. Nhiệm vụ chủ đạo của các trường đại học là mang lại giá trị phi tài chính, những giá trị về trí tuệ, về sự đóng góp vô hình cho xã hội.. Khi áp dụng mô hình BSC thì các trường ĐHCL phải xây dựng mục tiêu gắn với lợi ích của khách hàng là SV, phụ huynh và doanh nghiệp. Những giá tài chính cần đạt được đánh giá dưới các góc độ: sự hài lòng của SV và gia đình, sự đóng góp công sức của đội ngũ GV, hình ảnh của nhà trường trước các doanh nghiệp. BSC không chỉ cung cấp cho nhà lãnh đạo các thông tin về tài chính đạt được trong hiện tại mà còn dự đoán được giá trị lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, các trường ĐHCL phải tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng hoạt động để áp dụng hiệu quả, bởi lẽ không phải bất cứ hoạt động nào của trường đại học cũng đánh giá và điều chỉnh đầy đủ bốn khía cạnh mô hình này. Làm được như vậy, các trường đã tự tạo cho mình thương hiệu thu hút SV, GV giỏi và các nguồn tài trợ của doanh nghiệp và từ đó nguồn tài chính của các trường ĐH sẽ tăng lêm theo quy mô và bắt buộc hoạt động tài chính theo đó quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. 3.3. Kiến nghị với nhà nước Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý QLTC tại các trường ĐHCL Hiểu một cách ngắn gọn môi trường pháp lý QLTC ở các trường ĐHCL thực chất là những quy định và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác QLTC trong các trường ĐHCL. Trong mô hình nền kinh tế hổn hợp mọi hoạt động kinh tế, xã hội diễn có hiệu quả hay không sự thuộc rất nhiều vào sự kết hợp giữa hai bàn tay hữu hình (Nhà nước) bàn tay vô hình (sự vận hành của các quy luật kinh tế thị trường). Trong mô hình đó, các hoạt động tài chính và QLTC trong các trường ĐHCL không chỉ phụ thuộc vào sự vận hành của các quy luật của thị trường, mà phụ thuộc rất nhiều vào những quy định của Nhà nước (môi trường pháp lý). Những quy định của Nhà nước về hoạt động tài chính và QLTC trong các trường ĐHCL được thể hiện trong các văn bản pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư. Có thể nói cho đến nay trong lĩnh vực hoạt động và QLTC ở các trường ĐHCL có hàng hoạt các văn bản pháp lý quản lý, hướng dẫn, điều chỉnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi ở các trường ĐHCL nói chung, bốn trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM 179 nói riêng có nhiều loại hoạt động phát sinh vấn đề tài chính song chưa có những văn bản pháp luật hướng dẫn, điều chính. Chẳng hạn như hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo, NCKH. Những hoạt động này không chỉ hao phí kinh phí mà còn tạo ra kinh phí. Song cho đến mức thu, mức phân chia kết quả tài chính như thế nào để bảo đảm hợp lý, sự hài hòa lợi ích của đôi bên chưa được các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định. Điều này ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến hoạt động và QLTC trong các trường ĐHCL nói chung, bốn trường ĐHCL thuộc Bộ GD&ĐT tạo nói riêng. Một vấn đề khác liên quan đến vấn đề QLTC ở các trường ĐHCL là vấn đề tự chủ. Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017, đến nay đã có 13 trường ĐHCL trực thuộc Bộ ngành trung ương được Thủ tướng phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Thực hiện đề án đó các trường đã thực hiện quyền tự chủ về mở rộng ngành nghề, chuyên ngành tạo tạo, NCKH, thu học phí. Tuy nhiên, theo ý kiến của các trường thực hiện thí điểm tự chủ thì: - Một số quy định chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nên việc triển khai trong thực tế còn nhiều lúng túng, đặc biệt là chưa quy định rõ thẩm quyền được tự chủ của các trường dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau giữa nhà trường với cơ quan quản lý nhà nước gây không ít khó khăn cho quá trình thực hiện. Chẳng hạn như trong NQ 77/NQ-CP của chính phủ quy định Ban giám hiệu các trường ĐHCL là công chức do cơ quan Nhà nước quản lý, bổ nhiệm và quy định tuổi về hưu như hiện nay làm mất đi khả năng đóng góp của những người có năng lực, có kinh nghiệm, có khả năng cống hiến hiệu quả cho nhà trường. - Thủ tục hành chính trong việc xin giấy phép lao động khi ký hợp động lao động làm việc dài hạn đối với chuyên gia nước ngoài còn khó khăn phức tạp. - Chưa có môi trường thuận lợi để công bố các kết quả nghiên cứu, các bài báo khoa học ra thế giới vì chưa hình thành được tạp chí khoa học hoạt động theo thông lệ quốc tế nằm trong danh mục ISI và Scopus để tạo điều kiện cho công bố quốc tế. - Mặc dù Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ chỉ áp dụng cho 13 trường nằm trong quyết định thí điểm của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nếu áp dụng thành công sẽ nhân rộng áp dụng đại trà cho tất cả các trường ĐHCL trong cả nước. Chính 180 vì vậy, những vướng mắc kể trên trong quá trình thi hành nghị quiyết cần được nghiên cứu tháo gỡ. Những vướng mắc tồn tại kể trên chính là những vướng mắc, tồn tại về mặt pháp lý tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp, song có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của các trường ĐHCL, cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Ngoài ra Bộ GD&ĐT cần sớm chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ để các trường ĐHCL có cơ sở lập đề án về tự chủ phù hợp với các hướng dẫn. Thứ hai, cần đổi mới các tiêu chí để phân loại trường ĐHCL để có cơ chế trao quyền tự chủ một cách triệt để. Theo Nghị định 73/2015/NĐ-CP, các trường ĐH được phân thành ba tầng: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành; và mỗi tầng có ba hạng từ cao xuống thấp: hạng 1 (30% điểm cao nhất), hạng 3 (30% điểm thấp nhất) và hạng 2 (40% còn lại). Việc phân loại các trường ĐH không thể rạch ròi theo ba hướng như vậy được; bởi lẽ các trường ĐH nghiên cứu vẫn cần có các nhiệm vụ đào tạo theo hướng ứng dụng, các trường ĐH đào tạo theo hướng ứng dụng theo hướng kỹ thuật cần có các yếu tố thực hành thì ứng dụng mới hiệu quả. Do vậy, Nhà nước cần mạnh dạn đổi mới các tiêu chí phân loại các trường ĐH. Việc phân loại các trường ĐH cần dựa trên tính chất, mục tiêu và cách thức vận hành của từng trường chứ không nhất thiết là dựa vào thành tích của họ. Nhân tố quan trọng trong việc phân loại các trường ĐH không phải là đầu vào, đầu ra mà chính là bản chất của cả quá trình nằm trong sứ mạng của từng trường. Các trường ĐHCL khác nhau có các sứ mạng, mục tiêu và hoạt động khác nhau từ đó cũng có rất nhiều tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động là khác nhau, có thể kể đến các tiêu chí định hướng trong phân loại trường ĐHCL như sau: - Vị trí, vai trò của trường ĐHCL trong hệ thống GDĐT - Quy mô, ngành nghề đào tạo - Cơ cấu (số lượng, trình độ) đội ngũ GV - Tỷ lệ GV/SV, chất lượng giảng dạy - Kiểm định chương trình đào tạo 181 - Đánh giá, phản hồi về SV sau tốt nghiệp, cơ hội việc làm của SV - Việc làm sau tốt nghiệp của SV - Điểm đầu vào của SV - Mức đầu tư/ SV Các tiêu chí phân loại các trường ĐH có thể mang tính định tính cũng có thể mang tính định lượng, mỗi một tiêu chí nên quy đổi thành một điểm nhất định và việc phân loại trường ĐH dựa vào tổng số điểm mà mỗi trường được tổng hợp. Ngoài ra để việc phân loại đúng thực chất của từng trường thì cần thiết phải có cơ quan kiểm định giáo dục tổng hợp, cơ quan kiểm định này phần là một đơn vị độc lập chứ không trực thuộc Bộ GD&ĐT hay Đại học Quốc Gia như hiện nay nhằm tạo sự công bằng trong phân loại các trường. Thứ ba, trước khi giao tự chủ cho các trường ĐHCL tại TP.HCM cần có một quãng thời gian ưu tiên đầu tư CSVC cho các trường này nhằm đảm bảo sau khi tự chủ các trường có đủ điều kiện về CSVC để hoạt động. Kể từ khi thực công cuộc đổi mới đất hiện nay, nhìn chung CSVC của các trường ĐHCL ở Việt Nam đã có những cải thiện nhất định, nhiều trường đã có CSVC (CSVC) khang trang, đẹp hơn, có hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống máy tính kết nối Internet, từng bước đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, NCKH, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường đáp ứng được yêu cầu đó mới ở mức rất thấp. Hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu đào tạo; hệ thống CSVC đáp ứng được 50% nhu cầu; hệ thống thư viện, CSVC thông tin còn yếu, nhiều trường chưa có quy hoạch các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam còn tồn tại một khoảng cách khá lớn, khả năng tụt hậu lâu dài so với các trường trong khu vực và trên thế giới. Do đó, trong giai đoạn phát triển 2016-2020, các trường phái có diện tích đủ lớn, không thuộc diện phải di dời cần đầu tư có trọng điểm với tầm nhìn hiện đại, bám sát nhu cầu đào tạo và không gây lãng phí. Còn những trường có khuôn viên chật hẹp, đặc biệt trong nội thành TP.HCM cần có phương án di dời ra khỏi khu vực nội thị, đầu tư XDCB lớn. Bên cạnh đầu tư XDCB, các trường tập trung xây dựng ngành đào tạo mũi nhọn, chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới; có chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp để đảm bảo chất lượng đào tạo; tăng cường đào tạo đội ngũ GV. Mặc dù chủ trương 182 chung của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT là đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút mạnh nguồn lực tài chính của xã hội đầu tư cho xây dựng CSVC của trường. Tuy nhiên, trong những năm qua mặc dù các trường đã cố gắng thực hiện theo hướng này, song nhìn chung nguồn lực tài chính của bản thân các trường không đủ khả năng để đầu tư đổi mới cơ sở vật để phục cho hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Để có thể đổi mới CSVC, nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH đòi hỏi phải có sự gia tăng nguồn tài chính đầu tư từ NSNN. Vẫn biết quy mô NSNN của chúng ta còn nhỏ bé, lại phải gánh vác nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, song trong điều kiện tài chính của các trước trong điều kiện hiện nay vẫn phải trông cậy vào nguồn NSNN. Vấn đề ở đây là để đảm bảo sử dụng nguồn NSNN một cách tiết kiệm đối với vấn đề xây dựng CSVC cần thiết các trường phải rà soát kỹ hiện trạng CSVC của từng trường, trên cơ sở đó xác định rõ quy hoạch, kế hoạch xây dựng CSVC một cách thiết thực, cụ thể xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, bảo đảm đúng quy trình XDCB, thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát ngay từ khi xác lập dự án xây dựng đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Thứ tư, hoàn thiện phương thức giao NSNN Nghiên cứu Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ cho thấy việc giao NSNN cho các đơn vị SNCL, trong đó có các trường ĐHCL đã có những thay đổi so với trước. Cụ thể theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì việc giao NSNN cho các đơn vị SNCL được quy định như sau: Đối với các đơn vị SNCL tự trang trải toàn bộ các khoản kinh phí hoạt động thường xuyên và đầu tư và đơn vị tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên việc giao NSNN cho các đơn vị SNCL thực hiện cơ chế theo đơn đặt hàng hoặc giao nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước không cấp kinh phí tràn lan như trước đây. Các đơn vị SNCL cung ứng dịch vụ công theo đơn đặt hàng đước Nhà nước mua theo giá tính đủ chi phí. Giá tính đủ chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Như vậy, giá mua các dịch vụ công theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước có nhu cầu là giá do Nhà nước quyết định. Về mặt nguyên tắc, giá đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các cơ quan nhà nước có nhu cầu với các đơn vị SNCL cung ứng dịch vụ công theo đơn đặt hàng. 183 Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là việc xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phải tránh tình trạng củ quan duy ý chí mang tính độc quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phí cần phải bảo đảm tính khách quan sát với các chi phí phát sinh hợp tình, hợp lý trong việc cung ứng các dịch vụ công theo đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu. Thứ năm, xây dựng quỹ cho vay học tập riêng đối với các trường TCTC. Hiện nay, Nhà nước đã cho SV vay tiền để trang trải học tập thông qua địa phương và gia đình SV. Tuy nhiên trong điều kiện TCTC, nên đổi mới quy trình cho vay vốn để học tập. Nhà nước nên có gói tín dụng cho SV vay ưu đã không lãi suất và trả dần sau khi tốt nghiệp. Việc làm này có thể gây khó khăn cho đơn vị đứng ra cho vay và thu nợ nhưng là việc nên làm vì nó mang tính cộng đồng cao, hỗ trợ cho SV được tham gia học ĐH tạo ra sự bình đẳng giữa SV có điều kiện và không có điều kiện khi thực hiện TCTC. Quỹ này nên đáp ứng được hai vấn đề sau: - Mức hỗ trợ cho vay mỗi SV: tối đa bằng học phí và sinh hoạt phí của SV. - Thu nợ: Sau khi tốt nghiệp SV có việc làm SV đăng ký chu kỳ trả nợ và trả dần thông qua một tài khoản ngân hàng mở riêng phục vụ cho việc thu nợ của bên cho vay. Trường hợp SV không xin được việc sau 3 năm Nhà nước nên xóa nợ 100% bằng nguồn hỗ trợ của NSNN hoặc yêu cầu trường ĐHCL bù đắp một phần do đào tạo nhưng SV không xin được việc. Do SV thuộc diện xét được vay là SV khó khan do vậy việc làm này là cần thiết để tránh tình trạng gia đình SV đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để quản lý tốt quá trình cho vay và thu nợ, Nhà nước giao Bộ GD&ĐT thành lập một đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện chức năng quản lý việc cho vay và thu nợ cũng như xét xóa nợ của từng đối tượng SV. Thứ sáu, miễn các loại thuế cho trường ĐHCL. Hiện nay, ngoài nguồn thu học phí, lệ phí của hoạt động đào tạo không phải nộp thuế, còn các hoạt động khác mang lại nguồn thu sự nghiệp như: thu đào tạo ngắn hạn, thu liên kết đào tạo, thu dịch vụ, thu lãi ngân hàng; các khoản thu này của các trường ĐHCL phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2% tổng thu. Nhà nước cần có chính 184 sách miễn thuế cho các khoản thu này nhằm bù đắp chi phí cho các trường ĐHCL tăng cường CSVC phục vụ đào tạo và NCKH. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở phân tích cơ sở khoa học về QLTC cũng như cơ chế TCTC tại các trường ĐHCL; phân tích thực trạng về QLTC trong điều kiện tự chủ tại 04 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT tại TP.HCM; từ định hướng hoàn thiện công tác QLTC; bằng những hạn chế và nguyên nhân đã phân tích kỹ ở Chương 2 tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ: - Nhóm giải pháp về huy động lực tài chính - Nhóm giải pháp quản lý sử dụng tài chính có hiệu quả và tiết kiệm - Nhóm giải pháp về phân phối kết quả tài chính - Nhóm giải pháp đổi mới việc áp dụng các công cụ quản lý tài chính. Ngoài ra, tại chương 3 luận án cũng đề xuất các kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tao điều kiện cho các trường ĐHCL trực thuộc BGD&ĐT trên địa bàn TP.HCM nâng cao hiệu quả QLTC của từng trường. Nếu được triển khai và thực hiện nghiêm túc các nhóm giải pháp nêu trên, QLTC tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&DĐT trên địa bàn TP.HCM sẽ hoàn thiện và đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác QLTC cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của trường ĐHCL là nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường. 185 KẾT LUẬN CHUNG Vấn đề QLTC trong các trường ĐHCL nói chung, 4 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM nói riêng là một vấn đề phức tạp, hàm chứa nhiều nội dung không chỉ liên quan đến vấn đề hoạt động tài chính chính đơn thuần mà liên quan đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Giữa đổi mới công tác QLTC với đổi mới công tác tổ chức nhân sự, đổi mới hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đổi mới công tác đào tạo và NCKH có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Không thể thực hiện được đổi mới công tác QLTC nếu như công tác tổ chức nhân sự, công tác chuyên môn, nghiệp vụ không được đổi mới và ngược lại. Với cách đặt vấn đề như vậy, việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tại 4 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM đặt trong mối tương quan với vấn đề tổ chức nhân sự, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong bối cảnh mở rộng tự chủ ĐH, cung cấp QLTC trong các trường ĐHCL lại càng phức tạp chứa đựng nhiều nội dung hơn. Nếu như trong cơ chế bao cấp, việc QLTC trong các trường ĐHCL được vạch sản với những quy định khá chi tiết, các trường ĐHCL cứ rập khuôn thực hiện. Tuy nhiên, khi quyền tự chủ của các trường ĐHCL được mở rộng, Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ kể cả hoạt động tài chính mà chỉ thực hiện chức năng tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự QLTC của các trường. Dựa trên khuôn khổ pháp lý của Nhà nước, các trường đưa ra các quyết định quản lý hoạt động tài chính của nhà trường và chịu trách nhiệm trước xã hội và nhà nước về những quyết định đó. Chính điểm khác biệt này, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách bài bản từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn công tác QLTC ở các trường ĐHCL trong bối cảnh quyền tự chủ của các trường ngày càng mở rộng. Với cách đặt vấn đề như vậy, luận án đã tập trung nghiên cứu, đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLTC tại bốn trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM bao gồm trường Đạị học Sư phạm, trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Luật và trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật. Mỗi một trường do ngành nghề đào tạo khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau trong hoạt động và QLTC của nhà 186 trường. Tuy vậy, trong QLTC của các trường đều có những nét chung là hoạt động QLTC diễn ra trong điều kiện TCTC của các trường ngày càng mở rộng, QLTC của các trường đều hướng tới mục tiêu bảo đảm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đâò tạo và NCKH thỏa mản yêu cầu của xã hội và của Nhà nước. Tìm ra những nét chung đó để đi sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLTC chung của bốn trường. Đó cách tiếp cận nghiên cứu của luận án. Luận án không đi sâu nghiên cứu công tác QLTC của từng trường, có chăng chỉ nêu ra những dẫn chứng để minh họa. Toàn bộ ý tương triển khai nội dung nghiên cứu được thể hiện rõ nét trong 3 chương của luận án. Chương 1 luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ tài chính; chương 2 trên cơ sỏ tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại 4 trường ĐHCL thuộc Bộ GD&ĐT thuộc TP Hồ Chí Minh, rút ra những hạn chế nguyên nhân; chương 3 luận án tập trung đưa ra những giải pháp về huy động nguồn lực tài chính và quản lý sử dụng tài chính tại 4 trường luận án nghiên cứu. Các giải pháp tập chủ yếu vào các dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với cơ chế hoạt động mới để thực hiện tốt tự chủ tài chính, làm cơ sở cho việc quản lý tài chính thống nhất trong toàn trường. Quy chế chi tiêu nội bộ cần phải thực hiện trên nguyên tắc chi trả theo năng lực và hiệu quả công tác để khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ viên chức và người lao động. Thứ hai, hoàn thiện bộ quy định quản lý nguồn thu. Quy định quản lý nguồn thu cần được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực, điều kiện hiện có của nhà trường và các hoạt động liên doanh liên kết. Đồng thời, nhà trường cần có cơ chế khuyến khích trong việc đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn đào tạo và sản xuất kinh doanh. Thứ ba, phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc trong trường. Trước hết, nhà trường mở rộng cơ chế khoán chi thường xuyên, nhất là đối với chi cho hoạt động chuyên môn, để các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao và nâng cao ý thức tiết kiệm, quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị có hiệu quả. Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu - chi tài chính. Cùng với việc phân cấp và mở rộng khoán chi cho các đơn vị trực thuộc, nhà trường cần củng cố và 187 hoàn thiện các quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính. Đây là cơ sở, để đảm bảo cho công tác quản lý tài chính đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch. Thứ năm, đào tạo nâng cao năng lực QLTC cho các đơn vị trong trường. Khi thực hiện cơ chế khoán chi cho các đơn vị, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính và tập huấn hướng dẫn công tác kế toán - tài chính là điều kiện cần thiết, để đảm bảo thu - chi tài chính của các đơn vị trong toàn trường đúng chế độ của Nhà nước và quy định của nhà trường, gắn với trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong toàn trường. Trong quá trình triển khai thực hiện luận án, mặc dù nghiên cứu sinh đã giành nhiều thời gian công sức thu thập tài liệu, tư liệu lý luận cũng như thực tiễn, nhất là nguồn tư liệu, số liệu thực của các trường để tổng hợp phân tích, song do điều kiện cung cấp tư liệu của các trường còn hạn chế nên việc nhận định, đánh giá thực trạng QLTC của 4 trường trong thời gian qua chưa thực đầy đủ, xác đáng và cũng từ đó việc đề xuất các giải pháp quản lý cũng có phần chưa được sâu sắc, cụ thể. Tác giả của bản luận án mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thành viên hội đồng và những người có sự quan tâm đến đề tài luận án. 188 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Định hướng sửa đổi nghị định 43/2006/NĐ-CP và thông tư 71/2006/TT-BTC, tạp chí Nghiên cứu tài chính- kế toán, số 01(126)-2014. 2. Quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục Đại học Công lập , tạp chí Nghiên cứu tài chính- kế toán, số 02(151)-2016. 3. Kinh nghiệm Quản lý tài chính theo hướng tự chủ của các trường Đại học ở một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu tài chính- kế toán, số 03(152)-2016. 189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa IX (2006), “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH 5 năm 2006÷2010”, 2006. 2. Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá X (2011), “Chiến lược phát triển KT - XH 2011 - 2020”, đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ X, 2011. 3. Bộ GD&ĐT (2011), “Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014”. 4. Bộ GD&ĐT (2011), “Thống kê GD&ĐT năm học 2010-2011”. 5. Bộ GD&ĐT (2012), “Thống kê GD&ĐT năm học 2011-2012”. 6. Bộ GD&ĐT (2013), “Thống kê GD&ĐT năm học 2012-2013”. 7. Bộ GD&ĐT (2014), “Thống kê GD&ĐT năm học 2013-2014”. 8. Bộ GD&ĐT (2015), “Thống kê GD&ĐT năm học 2014-2015”. 9. Chính phủ (2002), “Nghị định Quy định chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị SNCL”, số 10/2002/NĐ-CP, 2002. 10. Chính phủ (2003) “Chỉ thị về đẩy mạnh công tác thực hiện quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp”, số 18/2003/CT-TTg. 11. Chính phủ (2005), “Nghị quyết về đ ổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”, số 14/2005/NQ-CP. 12. Chính phủ (2006), “Nghị định Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị SNCL”, số 43/2006/NĐ-CP. 13. Chính phủ (2014) “Quyết định về việc ban hành Điều lệ trường Đại học” Số 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10/12/2014. 14. Chính phủ (2014), “Nghị quyết số 77 NQ- CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 -2017”. 15. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/ 2015 NĐ-CP “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”. 16. Chu Văn Thành (2004), “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hồ Chí Minh. 190 17. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT (2011), “Chỉ số thực hiện đảm bảo chất lượng GDĐH và tăng cường năng lực cho hệ thống đảm bảo chất lượng nhà trường”. 18. Đặng Chung Kiên “Tự chủ đại học - quan điểm và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tự chủ Đại học và trách nhiệm xã hội của cơ sở Giáo dục Đại học", Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam 2016 19. Đặng Văn Du (2011), “Đổi mới cơ chế tài chính phải dựa trên cái nhìn toàn diện về vai trò của GDĐH”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL", Bộ Tài chính 2011. 20. Đặng Văn Huấn (2011), “Giao ĐH quyền tự chủ: kinh nghiệm từ Hàn Quốc” Quoc 21. Đề án thí điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, năm 2012. 22. Đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, năm 2012. 23. Đề án thí tự chủ tài chính tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân giai đoạn 2013-2015, năm 2013. 24. Đinh Thành Ngân “Báo cáo khảo sát sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM” T9/2016. 25. Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hàn Thị Lan “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường ĐHCL Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 194(II), 2013. 26. Đỗ Đức Minh “Tự chủ đại học – khái niệm và những thành tố cơ bản”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tự chủ Đại học và trách nhiệm xã hội của cơ sở Giáo dục Đại học", Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam 2016 27. Đỗ Văn Dũng “Giải pháp nâng cao tỷ lệ việc làm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM” 28. Giáo trình Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997 29. Giáo trình Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001 30. Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 2- NXB KHKT-2001 191 31. Hersey paul & Blanchard Ken “Quản lý nguồn nhân lực”. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. 32. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2011), “TCTC các trường ĐH-CĐ theo xu hướng quản lý ngân sách dựa trên kết quả”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL", Bộ Tài chính, tr 150-156. 33. Hồ Thanh Phong (2011), “Công tác triển khai TCTC theo nghị định 43/2006/ NĐ- CP tại trường ĐH quốc tế TP. HCM”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục ĐHCL", Bộ Tài chính, tr 77-88. 34. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa (1995), “Từ điển bách khoa Việt Nam”, NXB Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Hà Nội, 1995. 35. H. Koontz và các tác giả, “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, NXB KHKT, Hà Nội, 1994. 36. Lê Đức Ngọc(2011), “Đổi mới công tác QLTC trong các trường đại học để làm đòn bẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo”, Kỉ yếu Hội thảo “Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học” tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2001. 37. Lê Văn Ái, Lâm Bá Hòa (2010), “Chất lượng GDĐH nhân tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, tr 69-75. 38. Lê Văn Ái (2011), “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 11 (100). 39. Lê Trường Tùng (2010), “Dịch vụ giáo dục sẽ là lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng”, ttp://wto.nciec.gov.vn 40. Mai Ngọc Cường (2008), “TCTC ở các trường ĐHCL Việt Nam hiện nay”, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. 41. Mai Ngọc Cường, Trần Thị Thanh Nga (2015), “Một số gợi ý chính sách đa dạng hóa các nguồn tài chính đối với phát triển đào tạo ở các trường ĐHCL hiện nay” . Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 221, T11/ 2015. 192 42. Ngân hàng thế giới – Viện Ngân hàng thế giới (2002) “Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, công cụ phân tích và ứng dụng thực tế”, Nhà xuất bản văn hóa – thông tin Hà Nội, 2002. 43. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ “Về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2020”. 44. Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013) của Ban chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 45. Nguyễn Danh Nguyên, Nguyễn Đại Thắng (2009) “Thực thi cơ chế tự chủ cho các trường ĐHCL: cơ sở để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập”. Hội thảo Tự chủ đại học. Tây Nguyên, T10-2009. 46. Nguyễn Đông Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhật (2007), “Tác động của toàn cầu hóa đối với giáo dục đại học”, Tạp chí phát triển kinh tế TP. HCM, tháng 1/2007. 47. Nguyễn Huy Tranh (2011), Luận án “Quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội” mã số: 62.34.01.01, trường ĐH Kinh tế quốc dân, tháng 06/2011. 48. Nguyễn Hữu Quý (2010), “Quản lý trường Đại học theo mô hình Balanced Scorecard”, Tạp chí KH&CN Đại học Đà Nẵng, số 2 (37) 2010. 49. Nguyễn Minh Tuấn (2015), Luận án Tiến sỹ “Tác động của công tác QLTC đến chất lượng GDĐH – Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ CÔng thương” mã số: 62.34.02.01, trường ĐH Kinh tế quốc dân. 50. Nguyễn Thanh Tuyền (2009), “Tự chủ tài chính: yếu tố quan trong trong việc rộng quyền tự chủ toán diện đối với các trường đại học” Kỷ yếu Hội thảo Vấn đề tự chủ tự chịu trách nhiệm tại các trường ĐHCL- Hà nội 2012. 51. Nguyễn Thị Doan và các tác giả “Các học thuyết về quản lý”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1995. 52. Nguyễn Thị Yến Nam, “Bước đầu tìm hiểu về QLTC trong GDĐH hướng tự chủ”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Số 54 (2013) 155 53. Nguyễn Thiện Nhân (2010), “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam theo đúng quy luật phát triển”, theo-dung-quy-luat-phat-trien. 193 54. Nguyễn Thu Hương (2014), Luận án Tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường ĐHCL ở Việt Nam” mã số: 62.34.02.01, trường ĐH Kinh tế quốc dân. 55. Nguyễn Trọng Hoài Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới mô hình quản trị các trường ĐH khối kinh tế Việt Nam- Hà nội 2012 56. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Thị Ly (2011), “Vai trò của đại học trong nền kinh tế tri thức của Việt Nam”, Kỷ yếu Humboldt, NXB Tri thức, 2011 57. Nguyễn Văn Nội (2011), “Đào tạo các ngành khoa học cơ bản tại trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc Gia Hà Nội - những cơ hội và thách thức”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL ", Bộ Tài chính, tr 102- 111. 58. Nguyễn Trường Giang (2011), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập gắn với nâng cao chất lượng Đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL", Bộ Tài chính, tr43-55. 59. Nhóm tư vấn và nghiên cứu chính sách, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính (2011), “Đánh giá tình hình thực hiện TCTC và định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với ĐHCL giai đoạn 2012-2020”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL ". 60. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993 61. Paul Bryant (Eastern Connecticut State University–USA) & TS. Phạm Thị Ly (CIECER-VN) (2009), “Một vài nhận xét so sánh về quản lý trường đại học ở Hoa kỳ và Việt Nam”, tài liệu tham khảo hội thảo Vun“Vấn đề tự chủ tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”, NXB trường ĐH Sư phạm TP. HCM, tr. 202-210. 62. Phạm Phụ, “Trên thế giới có nước nào bao cấp cho đại học không” dai-hoc-khong. 63. Phạm Phụ, “Cái khó của tự chủ đại học”, kho-cua-tu-chu-dai-hoc-136072. 194 64. Phạm Ngọc Dũng (2011), “Bàn về đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở GD ĐHCL ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục ĐHCL", Bộ Tài chính, tr 143-149. 65. Phạm Văn Trường, “Cơ chế QLTC giáo dục ĐHCL, Tạp chí Tài chính, Số 07, 2013 66. Phan Đăng Sơn (2014), Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam, 67. Phương Thùy (2008), “Mô hình giáo dục đại học ở một số nước”, http:// www.tapchicongsan.org.vn/Mo-hinh-giao-duc-dai-hoc-o-mot-so-nuoc. 68. Quốc hội khóa XII (2009), “Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014- 2016”, số 35/2009/QH12 ngày 18/6/2009 69. Quốc hội khóa XIII (2012), “Luật giáo dục đại học”, “Số 08/2012/QH13. 70. Quốc hội khóa XI (2002), “Luật Ngân sách Nhà nước”, “Số 01/2002/QH11. 71. Trần Quốc Thành (2003)- Đề cương bài giảng môn khoa học quản lý đại cương (dành cho học viên cao học). 72. Trần Đức Cân (2012), Luận án Tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế TCTC các trường ĐHCL ở Việt Nam” mã số: 62.31.12.01, trường ĐH Kinh tế quốc dân. 73. Trần Kiểm (2004), “Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB giáo dục. 74. Trần Xuân Hải (2011), “Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 những bất cập và hướng giải quyết”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL ", Bộ Tài chính, tr 130-137. 75. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Báo cáo tài chính. 76. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Báo cáo tài chính. 77. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Báo cáo tài chính. 78. Trường Đại học Luật TP.HCM (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Báo cáo tài chính. 79. Viện ngôn ngữ học (2010), “Từ điển tiếng Việt”, NXB Phương Đông, tháng 01/2010. 80. Viện Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân (2011), “Khoa học không có khả năng hấp thụ?”, doanh. 81. Võ Hiền (2010), “Học phí Đại học không ngừng tăng”, quoc-hoc-phi-dai-hoc-khong-ngung-tang.htm. 195 82. Vũ Thị Phương Anh (2009), “Tự chủ tài chính bản dịch phần lý luận” 83. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Luận án Tiến sỹ “Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL ở Việt Nam” mã số: 62.31.12.01, trường ĐH Kinh tế quốc dân. 84. Vũ Trường Giang (2011), “Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam” 85. Vương Đình Huệ (2011), “Một số vấn đề trong xây dựng, hoàn thiện dự án luật GDĐH”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở GD ĐHCL", Bộ Tài chính, tr 9-14. 86. Website Trường Đại học Luật TP.HCM, 87. Website Trường Sư phạm TP.HCM, 88. Website Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 89. Website Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 90. www.dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-chu-giao-duc-dh-viet-nam-va-kinh- nghiem-quoc-te 91. www.nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc-te- mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien. 92. www.cleveroffice.info/vn/Tin-tuc/Ly-thuyet-quan-ly/34-Quan-ly-la-gi-Su-thong- nhat-hoan-hao-giua-li-luan-va-thuc-tien. 93. P. Hersey và Ken Blanc Hard, “Quản lý nguồn nhân lực” NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995 94. James H. Donnelley và các tác giả, Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004 Tiếng Anh 95. Asian Development Bank, Education in developing Asia, volume 3, The Costs and Financing of Education: Trends and Policy Implications, 2002. 96. Arthur M. Hauptman (2006), Higher Education Finance: Trends and Issues, International Handbook of Higher Education, Spinger, p83-106. 97. Bryan Cheung, Higher Education Finance Policy: Management and Planning in Higher Education institutions, Brunel University. 98. John Fielden, Global trends in university governance, Working Paper Series, No.9, World Bank, Washington, D.C. - USA, 2008 99. Higher Education Finance and Cost – Sharing in ThaiLan, Online Sources 196 100. Kalan, R.S &Norton,D.P (2001), The Strategy -Focused Organiation: How Balanced Scorcard Companies Thrive in The New Business Environment, Boston, MA.Harvard Business School Press. 101. Tony Holloway (2006), Financical Management and Planning in Higher Education institutions, Brunel University. 102. UNICEF (2000), Defining Quality in Education, New York, USA . 197 PHỤ LỤC: BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM NĂM 2016 Nội dung báo cáo: Đề mục Nội dung đề mục Mục I Mục đích khảo sát Mục II Quá trình thực hiện Mục III Kết quả khảo sát A. Khảo sát về chất lượng đào tạo (phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ) B. Tình hình việc làm của SVTN I. Mục đích khảo sát 1. Tìm hiểu thông tin tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 2. Thu thập ý kiến sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo, công tác quản lý và phục vụ đào tạo của nhà trường nhằm đề ra giải pháp cải tiến kịp thời, phù hợp. II. Quá trình thực hiện 1. Thời gian: Từ ngày 28/10/2016  30/11/2016 2. Đối tượng: Sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 9/2016 (Có 1078 sinh viên tốt nghiệp tham gia khảo sát). 3. Phương pháp: Sinh viên tốt nghiệp trả lời Phiếu khảo sát online trên trang web III. Thống kê kết quả Mô tả phiếu khảo sát Phiếu khảo sát ý kiến sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 9/2016 bao gồm 3 mục lớn: Mục A. Khảo sát sinh viên về chất lượng đào tạo của Nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp nhận xét chương trình đào tạo đã học và đánh giá mức độ đáp ứng với thực tế công việc. Sinh viên tốt nghiệp chọn một trong 5 mức: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4-Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý. Ngoài ra, ở mục này còn khảo sát ý kiến sinh viên về kỹ năng mềm, hoạt động đoàn hội, cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khoá. Mục B. Thông tin việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 198 Mục B bao gồm các câu hỏi về tình hình nghề nghiệp, thu nhập của sinh viên sau khi đi làm và đào tạo thêm từ doanh nghiệp và những thông tin khác. Sinh viên trả lời bằng cách chọn vào các phương án đã được liệt kê sẵn hoặc viết vào các ô trống. Mục C. Các thông tin khác của sinh viên tốt nghiệp. Kết quả khảo sát Mục A. Khảo sát về chất lượng đào tạo 1. Sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp về nội dung và phương pháp giảng dạy: Bảng 1: Sự hài lòng của sinh viên về nội dung và phương pháp giảng dạy Nội dung câu hỏi Không đồng ý (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) 1. Chương trình đào tạo được phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 9,7 20,1 70,2 2. Nội dung thực hành/thí nghiệm đáp ứng yêu cầu về công nghệ 11,4 24,3 64,3 3. GV thường xuyên kết nối nội dung bài học với thực tiễn 7,7 23 69,3 4. Phương pháp giảng dạy đa dạng và giúp anh/chị tích cực hơn trong việc học 8,5 25,2 66,2 5. Phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 6,5 17,2 76,4 6. Chương trình đào tạo đã giúp anh/chị chủ động lựa chọn học phần, thiết kế lộ trình học tập linh hoạt 6,8 17,4 75,8 Từ số liệu bảng 1 cho thấy hầu hết sinh viên hài lòng về nội dung và phương pháp giảng dạy của Nhà trường. Riêng mục 2, 3, 4 cần cải thiện để nâng cao sự hài lòng của sinh viên. 2. Chương trình đào tạo giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng học tập và kỹ năng làm việc: Bảng 2: Chương trình đào tạo giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng học tập và kỹ năng làm việc Nội dung câu hỏi Không đồng ý (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) 199 1. Chương trình đào tạo đã giúp anh/chị xây dựng phương pháp học tập hiệu quả 6,6 22 71,4 2. Chương trình đào tạo đã giúp anh/chị phát triển năng lực thu thập, xử lý thông tin 5,2 17,6 77,1 3. Chương trình đào tạo đã giúp anh/chị phát triển năng lực giải quyết vấn đề 5,8 20,2 73,9 4. Chương trình đào tạo đã giúp anh/chị phát triển năng lực giao tiếp, thuyết trình 7 17,2 75,8 5. Chương trình đào tạo đã giúp anh/chị phát triển khả năng nghiên cứu 7,1 21,1 71,8 Có 71,4% sinh viên cho rằng chương trình đào tạo giúp xây dựng phương pháp học tập hiệu quả, ngoài ra có trên 70% sinh viên cho rằng chương trình đào tạo giúp hoàn thiện các kỹ năng như: kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp thuyết trình. 3. Sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng phục vụ của Nhà trường Bảng 3: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng phục vụ của Nhà trường Nội dung câu hỏi Không đồng ý (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) 1. Anh/Chị hài lòng về trang thiết bị thực hành/thí nghiệm 15,3 23,5 61,2 2. Anh/Chị hài lòng với tài liệu do Thư viện, GV cung cấp 8 17,7 74,3 3. Anh/Chị hài lòng với chính sách hỗ trợ và đội ngũ tư vấn của trường 9,1 21,8 69,1 4.Anh/Chị hài lòng về chất lượng phục vụ nói chung của Nhà trường như: hoạt động do ĐTN, HSV tổ chức; hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, xưởng thực hành/thí nghiệm, thực tập, sân bãi); chăm sóc sức khỏe v..v 9,2 16,2 74,6 200 Tỉ lệ sinh viên hài lòng về trang thiết bị là 61,2%. Nhà trường, Khoa nên có sự phối hợp chặt chẽ trong việc cập nhật, cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập. Nhìn chung sinh viên khá hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập cũng như chất lượng cơ sở vật chất (sân bãi thể thao, phòng học..), các hoạt động đoàn hội, phong trào văn nghệ. Đây là tín hiệu tốt, đề nghị Nhà trường giữ vững và tiếp tục không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng phục vụ giúp sinh viên có môi trường tốt để học tập và rèn luyện bản thân. 4. Sự hài lòng chung của sinh viên về chất lượng chương trình đào tạo Từ biểu đồ hình 1, có 81% sinh viên tốt nghiệp hài lòng về chất lượng đào tạo của Nhà trường. 5. Cựu sinh viên tự đánh giá về khả năng tìm việc và học tập cao hơn Bảng 4: Cựu sinh viên tự đánh giá về khả năng tìm việc và học tập cao hơn: Nội dung câu hỏi Không đồng ý (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) 1. Anh/Chị đủ khả năng để tiếp tục học cao hơn. 5,1 20,1 74,8 2. Anh/Chị đủ khả năng kiếm việc làm 4 11,2 84,8 Mục B. Khảo sát về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp 1. Tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Hoàn toàn Không đồng ý + KĐY 6% Phân vân 13% Hoàn toàn đồng ý + ĐY 81% Hình 1: Sự hài lòng chung của sinh viên về chất lượng đào tạo 201 Biểu đồ như sau: - - Biểu đồ hình 2 thể hiện thông tin tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp đợt 9/2016: Tỷ lệ sinh viên có việc trước tốt nghiệp đợt tháng 9/2016 chiếm 42% và sau 1 tháng 27% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. - Từ biểu đồ so sánh số liệu qua các đợt khảo sát cho thấy tỉ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của đợt tháng 9 luôn cao hơn so với đợt tháng 3 và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm của đợt tháng 9/2016 đạt tỉ lệ cao nhất 77%. 2. Tình hình việc làm của sinh viên so với chuyên ngành đã học Biểu đồ Hình 4 cho thấy trong số sinh viên đã có việc làm có 80% sinh viên làm đúng với chuyên ngành đã học, 20% sinh viên làm việc trái ngành. 3. Thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên tốt nghiệp Đúng ngành 80% Không đúng ngành 20% Hình 2: Tình hình việc làm của SVTN Hình 3: Việc làm của sinh viên qua các đợt tốt nghiệp Hình 4: Sinh viên làm việc đúng chuyên ngành Có việc trước tốt nghiệp 42% Trong vòng 1 tháng sau tốt nghi Trong vòng 3 tháng sau tốt nghi Còn đang tìm việc 23% 48% 64% 54% 77% 44% 29% 34% 23% 3/2015 9/2015 3/2016 9/2016 Đã tìm được việc Còn đang tìm việc 202 Biểu đồ Hình 5 thể hiện thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên sau tốt nghiệp 3 tháng: Có 32% sinh viên tốt nghiệp có mức thu nhập từ 4-6 triệu/tháng và có 44% sinh viên có mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu/tháng. Một số sinh viên có thu nhập tương đối hơn, 15% sinh viên có mức lương từ 8 đến 10 triệu/tháng. 4. Nhà tuyển dụng đào tạo thêm khi đi làm Từ biểu đồ trên cho thấy hầu hết sinh viên tốt nghiệp ra trường đi làm đều được Nhà tuyển dụng đào tạo thêm. Nội dung đào tạo thêm chủ yếu liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, chiếm 53,4%, ngoài ra nhà tuyển dụng cũng đào tạo thêm cho sinh viên tốt nghiệp một số kỹ năng mềm quan trọng khác. Dưới 4 triệu 5% Từ 4 đến 6 triệu 32% Từ 6 đến 8 triệu 44% Từ 8 đến 10 triệu 15% Trên 10 triệu 4% Hình 5: Thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp Hình 7: Lĩnh vực đào tạo thêm cho SV Hình 6: Tình hình đào tạo thêm cho SV 21% 40.9% 16.2% 16.3% 5.6% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Đào tạo liên tục dưới 1 tháng Đào tạo liên tục dưới 3 tháng Đào tạo liên tục từ 3 đến 6 tháng Đào tạo ngắn hạn không liên tục Hoàn toàn đáp ứng công việc, không cần đào tạo thêm 53.4% 12.6% 17.6% 14.7% 1.8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Chuyên môn nghiệp vụ Ngoại ngữ, tin học Kỹ năng mềm Kỹ năng quản lý, lãnh đạo Khác 203 5. Trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu công việc Nhìn vào biểu đồ hình 8 có thể thấy được tỉ lệ trình độ tiếng Anh của sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc là chưa cao, 18% sinh viên hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc, 38% sinh viên đáp ứng được tương đối và 29% sinh viên trả lời đáp ứng được một phần. 6. Sự hài lòng của sinh viên về công việc hiện tại Bên cạnh khảo sát về chất lượng chương trình đào tạo, tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, Nhà trường đã khảo sát thêm thông tin về mức độ tín nhiệm của sinh viên về trường. Hoàn toàn đáp ứng được 18% Đáp ứng được tương đối 38% Chỉ đáp ứng được một phần 29% Công việc không cần kiến thức tiếng Anh 12% Không đáp ứng được yêu cầu công việc 3% 81% 85% 81% 84% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 3/2015 9/2015 3/2016 9/2016 Hình 8: Trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu cô g việc Hình 10: Tỉ lệ sinh viên hài lòng với công việc hiện tại qua các đợt Có 84% Không 16% Hình 9: Tỉ lệ sinh viên hài lòng với công việc hiện tại đợt tháng 9/2016 204 Bảng 5: Mức độ tín nhiệm của sinh viên tốt nghiệp về trường Nội dung câu hỏi Không có ý kiến (%) Không đồng ý (%) Đồng ý (%) Nếu có cơ hội khuyên hoặc tư vấn người thân, bạn bè chọn trường đại học Anh/Chị có khuyên họ thi vào trường ĐHSPKT TP.HCM không? 12% 3% 85% Số liệu bảng 5 cho thấy sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng giáo dục của trường ĐH SPKT TP.HCM, có đến 85% sinh viên sẵn sàng tư vấn, giới thiệu về trường cho thế hệ sau theo học. Với kết quả khảo trong 2 năm 2015 và 2016 so sánh tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm hiện nay của nhà trường được thống kê như sau. Hình 11. Tỷ lệ sinh viên có việc làm khảo sát theo thời điểm tốt nghiệp Tỉ lệ sinh viên trường có việc làm trước tốt nghiệp năm 2016 tăng 27% so với dữ liệu khảo sát năm 2015 và kết quả khảo sát của năm 2016 sau 6 tháng tốt nghiệp tỉ lệ sinh viên đã có việc làm là 91%, sau 12 tháng còn 2% cựu sinh viên đang tìm việc, 3% có dự định học tiếp hoặc kinh doanh riêng. Trong số sinh viên có việc làm, tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề cũng tăng dần từng năm và đạt gần 80%. 22% 63% 9% 1% 3% 2% 49% 42% 4% 1% 3% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Trước khi tốt nghiệp Dưới 6 tháng 6 đến 12 tháng Sau 12 tháng Không có việc vì dự định khác Đang tìm việc Tỷ lệ Theo thời điểm tốt nghiệp 2015 2016 205 Hình 12. Tỷ lệ sinh viên làm việc đúng chuyên ngành Thu nhập bình quân mỗi tháng của các sinh viên có việc làm cũng được phân bổ lại theo năm. So sánh dữ liệu khảo sát về thu nhập của hai năm 2015 và năm 2016 cho thấy mức thu nhập của cựu sinh viên đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2015 tỉ lệ cựu sinh viên có thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu đồng là 8% thì năm 2016 tăng lên 12% đạt 20%, tỉ lệ cựu sinh viên có mức thu nhập trên 15 triệu và trên 20 triệu cũng tăng so với năm trước. Hình 13. Tỷ lệ sinh viên có việc làm theo mức thu nhập bình quân/tháng Tỷ lệ sinh viên ra trường đáp ứng công việc ngay của nhà tuyển dụng cũng khá cao. 73.35% 78.00% 78.50% 79.60% 26.65% 22.00% 21.50% 20.40% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 2013 2014 2015 2016 Đúng ngành Không đúng 30% 58% 8% 2% 2% 15% 54% 20% 3% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Dưới 6 Từ 6 - 10 Từ 10 - 15 Từ 15 - 20 Trên 20 Tỷ lệ Thu nhập bình quân (triệu đồng) 2015 2016 206 Hình 14. Mức độ đáp ứng ngay công việc của sinh viên ra trường có việc làm Để đạt được tỷ lệ sinh viên có việc làm cao như trên, nhà trường đã triển khai rất nhiều các giải pháp đồng bộ việc thu hút thí sinh giỏi ở đầu vào, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, dịch vụ, phục vụ sinh viên, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp... Từ những kết quả thu thập được chứng minh rằng Nhà trường đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người học. Nhà trường sẽ không ngừng nỗ lực cải tiến về chất lượng giảng dạy, chất lượng phục vụ nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người học về Nhà trường. 26.00% 55.60% 10.60% 7.80% 19.00% 58.00% 15.10% 7.30% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Không đào tạo thêm Dưới 3 tháng Từ 3 - 6 tháng Trên 6 tháng Tỷ lệ Thời gian đào tạo 2015 2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_lap_tr.pdf
Luận văn liên quan