Quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con
trong Tập đoàn kinh tế là một vấn đề lớn, khó khăn và phức tạp. Trong thời gian
nghiên cứu, NCS đã cố gắng để xem xét giải quyết các vấn đề liên quan đặt ra theo
phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong
quá trình nghiên cứu nhưng do đối tượng, nội dung nghiên cứu là một vấn đề mới,
phức tạp, vì vậy luận án khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. NCS mong muốn
nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô và đồng
nghiệp để có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình.
216 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng khoa học, dưới các hình thức phù hợp như toạ
đàm, hội thảo. Tích cực hợp tác nghiên cứu trong và ngoài viễn thông - công
nghệ thông tin, với các đối tác nước ngoài nhất là các hoạt động nghiên cứu
ứng dụng.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu khoa học ứng dụng, hoàn thiện
cơ chế tài chính về hoạt động nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện và động lực mạnh
mẽ phát triển hoạt động nghiên cứu phát triển trong cả hệ thống VNPT.
3.3. CÁC TIỀN ĐỀ, ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC
GIẢI PHÁP
Để đảm bảo tính khả thi của hệ thống giải pháp về tăng cường quản lý vốn đầu
tư của công ty mẹ VNPT vào các công ty con trong Tập đoàn, từ phía các cơ quan
quản lý Nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong đó có Tập
đoàn VNPT một số điều kiện cơ bản sau:
169
3.3.1. Đổi mới quan điểm về vốn nhà nƣớc tại công ty mẹ của Tập đoàn
và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của công ty mẹ Tập đoàn
Trong mô hình hiện tại Công ty mẹ VNPT là công ty TNHH một thành viên
do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và
theo điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì thế, toàn bộ vốn điều lệ của
công ty mẹ Tập đoàn VNPT là thuộc sở hữu của Nhà nước.
Theo quy chế quản lý tài chính hiện hành thì vốn nhà nước tại doanh
nghiệp bao gồm toàn bộ vốn nhà nước có tại các công ty mẹ của các Tập đoàn,
Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập và vốn của các công ty mẹ tại các công
ty con, công ty liên kết và các công ty có vốn của công ty mẹ. Quan niệm như
trên có 2 nhược điểm là:
Thứ nhất, là xác định trùng lặp về số vốn nhà nước, có thể làm cho số vốn nhà
nước tại doanh nghiệp tăng lên nhiều. Theo chuẩn mực kế toán hiện nay (cũng phù
hợp với thông lệ quốc tế) toàn bộ số vốn nhà nước đầu tư cho công ty mẹ đã được
hạch toán vào tài khoản vốn chủ sở hữu của công ty mẹ. Phần vốn của công ty mẹ
đầu tư vào các công ty khác được xác định là tài sản của công ty mẹ. Nếu tính cả
vốn của công ty mẹ đầu tư các doanh nghiệp khác là vốn nhà nước tại doanh nghiệp
tức là cộng tài sản vào vốn của công ty mẹ làm cho số vốn của công ty mẹ tăng lên
không đúng thực tế.
Thứ hai, là theo Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dùng vốn, tài sản
do doanh nghiệp quản lý, sử dụng hợp pháp để đầu tư vào doanh nghiệp khác. Như
thế ngoài vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay, vốn chiếm dụng và
các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư vào các doanh nghiệp khác nên không thể
coi toàn bộ vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác là vốn chủ sở hữu. Hơn nữa mọi
nguồn vốn khi đã vào trong doanh nghiệp thì không thể phân biệt đâu là vốn chủ sở
hữu, đâu là vốn vay hay nguồn vốn khác. Vậy nên quan niệm vốn của công ty mẹ
đầu tư vào các doanh nghiệp khác là vốn nhà nước là một quan điểm cứng nhắc.
Khi xác định vốn của công ty mẹ đầu tư vào các doanh nghiệp khác là vốn nhà
nước sẽ dẫn đến sai lầm về khái niệm doanh nghiệp nhà nước vì sẽ coi những doanh
nghiệp có 100% vốn của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước, làm cho phạm vi
170
quản lý doanh nghiệp nhà nước rộng thêm. Cứng nhắc hơn là sẽ dẫn đến hệ quả
đem toàn bộ cơ chế áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước áp dụng cho doanh nghiệp
này. Điều đó vừa làm hạn chế quyền của chủ sở hữu là công ty mẹ đối với các
doanh nghiệp này, vừa không rõ ràng trách nhiệm của chủ sở hữu.
Để đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trước hết
phải đổi mới khái niệm về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Khái niệm về
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn do Ngân sách nhà nước đầu tư cho
doanh nghiệp, lợi nhuận và các khoản phải nộp ngân sách để lại cho doanh
nghiệp đầu tư bao gồm cả quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp; giá trị các tài
sản, quà tặng, biếu và các khoản khác được coi như của ngân sách mà doanh
nghiệp nhận được.
Doanh nghiệp ở đây bao gồm các công ty TNHH một thành viên là công ty
độc lập, công ty mẹ trong các Tập đoàn, Tổng công ty. Đối với số vốn nhà nước còn
lại trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên được cổ
phần hóa, chuyển đổi từ các tổng công ty, công ty độc lập hiện vẫn do các Bộ,
ngành, địa phương là đại diện chủ sở hữu cũng được xác định là vốn nhà nước đầu
tư vào kinh doanh. Thời gian tới không nên để cho các cơ quan này là đại diện chủ
sở hữu đối với số vốn này. Với khái niệm này không chỉ số lượng doanh nghiệp nhà
nước được thu hẹp, phạm vi quản lý doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể mà nhiều
vấn đề khác sẽ được đơn giản, dễ dàng hơn. Chẳng hạn như vấn đề đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, phạm vi được đầu tư thành lập doanh
nghiệp nhà nước; vấn đề người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến hoạt động
của các doanh nghiệp, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi và đòi hỏi hiệu quả
cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
Trong thời gian qua hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp nhà nước,
quản lý doanh nghiệp nhà nước đã được xây dựng tương đối đầy đủ, không ngừng
được bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật này còn nhiều
điểm chưa rõ ràng, chưa nhất quán, chưa đầy đủ. Điển hình và cũng là điểm lớn
nhất, quan trọng nhất là chưa chuẩn xác, chưa rõ ràng trong khái niệm “doanh
171
nghiệp nhà nước” và khái niệm “vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. Từ sự chưa chuẩn
xác hai khái niệm này dẫn đến nhiều hệ quả khác như: sai trong định hướng xây
dựng cơ chế chính sách, xác định sai chủ sở hữu, sai đối tượng, pham vi quản lý, sai
trong xác định vị trí vai trò của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước,...
Điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước cần đổi mới quan hệ vốn với VNPT, chuyển mối quan hệ từ giao
vốn thành mối quan hệ đầu tư tài chính giữa nhà đầu tư (Nhà nước) và doanh
nghiệp (VNPT); giảm thiểu các biện pháp hành chính trong quản lý, công tác kiểm
soát cần gắn liền với hiệu quả kinh tế mang lại. Về quản lý khi đã có công ty mẹ thì
cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước nên tập trung vào công ty mẹ, không nên
quản lý “sự vụ” đối với các thành viên của tập đoàn. Nhà nước chỉ cần kiểm soát
công ty mẹ thông qua một số chỉ tiêu chính như: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn CSH, nộp NSNN không nên kiểm soát nhiều lĩnh vực và
quá chi tiết đối với các hoạt động của tập đoàn. Nghiên cứu ban hành Luật Sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh và các văn bản dưới Luật để xác định rõ
quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ cho phép
doanh nghiệp nhà nước được chào bán ra công chúng số cổ phần đã đầu tư tại các
công ty đại chúng có kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ trên cơ sở phương án
thoái đã được chủ sở hữu (Chính phủ, Bộ quản lý ngành) xem xét nhằm thực hiện
đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 85/TB-VPCP ngày
28/02/2014 tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014 - 2015. Tiếp
tục sửa đổi Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ, Thông tư
220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 v/v Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào
doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ, Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân
công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà
172
nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Một số nội dung:
- Khái niệm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp như đã nêu ở trên.
- Các quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Bộ
quản lý ngành, Hội đồng thành viên trong quản lý doanh nghiệp. Bộ quản lý ngành
là cơ quan quản lý Nhà nước nhưng lại được quy định là cấp trên trực tiếp của Hội
đồng thành viên, được giao và thực hiện nhiều nhiệm vụ quyết định trong điều hành
kinh doanh thuộc doanh nghiệp.
- Các quy định về quản lý tài sản, vốn, doanh thu, chi phí của công ty. Việc
phân cấp giữa chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong việc quản lý
này. Trong nội dung phần này cần đặc biệt lưu ý là không nên quy định Hội đồng
thành viên là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp như quy định đối với
Hội đồng quản trị DNNN trước đây.
- Quy định về chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ doanh
nghiệp. Trong quy định này cần khẳng định lợi nhuận sau thuế là của chủ sở hữu.
Chủ sở hữu quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế, việc trích lập các quỹ
doanh nghiệp gồm cả quỹ khen thưởng, phúc lợi, việc thu lợi nhuận còn lại để đầu
tư vào doanh nghiệp, lĩnh vực khác.
- Chính sách hỗ trợ thu nhập đối với người đại diện kiêm nhiệm áp dụng có
nhiều điểm chưa được qui định rõ ràng. Với những trường hợp chuyên trách
thường giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và được doanh
nghiệp trả lương trực tiếp. Trong khi đó, lương thưởng cho người đại diện kiêm
nhiệm (là cán bộ tại Trụ sở chính, các đơn vị thành viên) theo qui định hiện nay
chưa hợp lý, không gắn được quyền lợi của người đại diện với kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Quy định về quy chế quản lý vốn của công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp
khác theo hướng việc quản lý này là thẩm quyền và trách nhiệm của công ty mẹ,
Công ty mẹ cần trực tiếp thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với số vốn đầu tư
vào doanh nghiệp, bỏ quy chế người đại diện.
173
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống tổ chức, bổ nhiệm cán bộ, công chức,
viên chức theo hướng: không đưa cán bộ của tổ chức chủ sở hữu vào hệ thống công
chức, mà xác định đây chỉ là những viên chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý
doanh nghiệp. Xúc tiến xây dựng cơ chế chính sách cho lọai viên chức này để có
thể thu hút được nhân tài trong lĩnh vực này vào cơ quan chủ sở hữu. Đồng thời có
cơ chế giám sát chặt chẽ các cán bộ này để ngăn chặn các tiêu cực có thể phát sinh.
Không đưa cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp vào hệ thống công chức, viên
chức nhà nước mà xác định công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp là một nghề,
người làm nghề này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động như những người
cùng nghề ở khu vực tư nhân. Từ đó thay thế dần cơ chế bổ nhiệm các chức danh
quản lý, điều hành doanh nghiệp bằng cơ chế ký hợp đồng lao động với những
người làm công việc này.
Khung khổ pháp lý của người đại diện chưa được qui định rõ ràng (VNPT là
công ty TNHH 100% vốn nhà nước): địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ
đãi ngộ (thù lao, phụ cấp, chế độ hưu trí...) của người đại diện phần vốn chưa được
xác định rõ, chưa gắn quyền lợi và nghĩa vụ người đại diện với sự phát triển của
doanh nghiệp; Người đại diện đồng thời là lãnh đạo doanh nghiệp nên trong nhiều
trường hợp không tách bạch được đâu là người đại diện CSH, đâu là người quản lý
điều hành doanh nghiệp. Trường hợp có sự khác biệt giữa ý kiến chỉ đạo của VNPT
với người đại diện là lãnh đạo doanh nghiệp thì không có chế tài xử lý. Khi đó lợi
ích của đại diện CSH dễ bị bỏ qua hơn là lợi ích của doanh nghiệp, hoặc gây nên
tình huống khó xử cho người đại diện CSH tại doanh nghiệp. Việc bố trí công tác
phù hợp hoặc giải quyết chế độ chính sách cho người đại diện theo quy định sau khi
không cử lại hoặc không còn lại đại diện vốn (do chủ sở hữu thực hiện thoái vốn tại
các doanh nghiệp mà không cần nắm giữ vốn, hoặc không cần nắm giữ cổ phần chi
phối theo chỉ đạo của Chính phủ; cũng như hàng năm theo yêu cầu, tính chất của
doanh nghiệp, Người đại diện không đáp ứng được, hoặc người đại diện không thực
hiện tốt quy chế người đại diện của...).
Sửa đổi các văn bản luật, dưới luật khác liên quan như Luật Đầu tư, Luật Công
chức, viên chức,.. các nghị định về cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp
174
nhà nước, quyết định về giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tiêu
chí phân loại doanh nghiệp nhà nước.
Tổ chức tuyên truyền, học tập quan điểm, nhận thức mới về doanh nghiệp nhà
nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh tạo ra sự thống nhất trong nhận
thức và thực hiện của các cấp, các ngành trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp nhà nước.
3.3.3. Phân định rõ nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích
trong hoạt động của các doanh nghiệp và Tập đoàn
Việc chưa tách bạch rõ giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích
không chỉ gây khó khăn cho việc xác định đúng đắn kết quả kinh doanh mà còn gây
nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp trong hoạt động quản trị điều hành hoạt
động kinh doanh theo mục tiêu tối đa hóa giá trị và lợi ích cho chủ sở hữu. Đối với
cơ quan quản lý nhà nước điều này cũng gây nên tình trạng không rõ giữa thực hiện
chức năng quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu và quản trị của các doanh
nghiệp. Vì thế phân định rõ ràng 2 nhiệm vụ này trong hoạt động của các doanh
nghiệp là rất cần thiết, cấp bách.
Hiện tại VNPT có những đơn vị vừa hoạt động kinh doanh vừa thực hiện
nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao. Do vậy, để chủ động khắc phục các hạn chế
đã nêu trên, Nhà nước cần có những quy định rõ ràng về hoạt động kinh doanh và
hoạt động phục vụ công ích trong lĩnh vực viễn thông. Trên cơ sở đó, các hoạt động
mang tính công ích VNPT sẽ có phương án đầu tư hợp lý và các hình thức này phải
được hỗ trợ về kinh phí hoặc các điều kiện ưu đãi của Nhà nước. Sự phân định sẽ
giúp VNPT xác định rõ mục tiêu để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh chính,
vừa thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phục vụ xã hội và nền kinh tế.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở xem xét những hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân khách
quan và chủ quan của những hạn chế, tồn tại trong quản lý và nâng cao hiệu quả
quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con trong Tập đoàn VNPT,
175
đồng thời căn cứ vào những mục tiêu, yêu cầu đổi mới phát triển VNPT trong Đề
án tái cơ cấu lại Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong chương
3 tác giả luận án đã:
- Một là, đề xuất một hệ thống các mục tiêu, yêu cầu và 9 giải pháp cần thực
hiện để tăng cường hoạt động quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty
con thuộc Tập đoàn VNPT. Trong đó những giải pháp quan trọng nhất là: đẩy mạnh
các hoạt động tái cơ cấu Tập đoàn và các doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ
VNPT; khẩn trương hoàn thiện quy chế quản lý và hoạt động của người đại diện
phần vốn của công ty mẹ tại các công ty con; có biện pháp gắn kết hiệu quả hoạt
động quản trị với thu nhập cao và cơ hội thăng tiến của cán bộ quản trị điều hành
doanh nghiệp; tăng cường hoạt động tự kiểm tra, giám sát; nâng cao năng lực quản
trị và hiệu quả quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
- Hai là, đề xuất hệ thống các giải pháp mang tính chất tiền đề, điều kiện đề
thực hiện các giải pháp nêu trên. Trong đó vấn đề hoàn thiện khung khổ pháp lý, thể
chế quản lý các doanh nghiệp, TĐKT, TCT; tách bạch các chức năng quản lý nhà
nước, quản lý của chủ sở hữu với hoạt động quản trị điều hành của doanh nghiệp;
phân định rõ nhiệm vụ kinh doanh, nhiệm vụ công ích trong hoạt động của các
doanh nghiệp là những vấn đề đặc biệt quan trọng.
176
KẾT LUẬN
Các TĐKT nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là một
bộ phận quan trọng, giữ vị trí nòng cốt của kinh tế nhà nước trong nền KTTT.
Trong những năm qua đã bước đầu phát huy vai trò của mình trong việc đảm bảo
các cân đối lớn của nền kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng và có hiệu
quả của Nhà nước trong phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các TĐKT hiện
cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Hiệu quả hoạt động của các TĐKT còn thấp,
chưa tương xứng với nguồn lực được Nhà nước đầu tư và mong đợi của xã hội. Một
trong các nguyên nhân là khung khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động của các TĐKT
còn chưa đầy đủ; mối liên kết giữa các thành viên trong Tập đoàn còn lỏng lẻo,
hành chính, chưa thực sự dựa trên nền tảng đầu tư tài chính. Chính sách và cơ chế
quản lý phần vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết cũng
chưa được xây dựng đầy đủ, rõ ràng. Trong điều kiện đó việc nghiên cứu các biện
pháp quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết trong
TĐKT là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Đề tài NCS đã lựa chọn nghiên cứu là: “Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ
vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam”. Mục
đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
việc đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT
nhà nước ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, khả thi
nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu trong luận án được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, luận án đã khái quát và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ
bản về TĐKT và mô hình công ty mẹ - công ty con trong TĐKT; nội dung quản lý
vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT. Làm rõ thêm những
vấn đề lý luận về vốn đầu tư, nội dung quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các
công ty con và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các
công ty con trong TĐKT.
177
Thứ hai, trình bày một cách có hệ thống, cụ thể thực trạng vốn đầu tư, quản lý
vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập
đoàn VNPT giai đoạn 2008 - 2013. Đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế tồn
tại trong quản lý vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty
con trong Tập đoàn VNPT; chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để
có các giải pháp khắc phục có hiệu quả.
Thứ ba, đề xuất hệ thống các mục tiêu, yêu cầu và giải pháp để tăng cường và
nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư vốn và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào
các công ty con trong Tập đoàn VNPT. Các giải pháp không chỉ hướng tới việc
khắc phục tình trạng đầu tư vốn dàn trải và hoàn thiện quy chế hoạt động của người
diện phần vốn của công ty mẹ tại các công ty con trong Tập đoàn, mà còn nhằm đề
cao hơn nữa trách nhiệm, quyền hạn của các cán bộ quản lý tại các công ty con;
tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, minh bạch thông tin trong quản trị
doanh nghiệp; nâng cao chất lượng, năng lực cán bộ quản trị doanh nghiệp. Đồng
thời luận án cũng đề xuất một số giải pháp có tính điều kiện, tạo thuận lợi cho việc
thực hiện các giải pháp trên.
Quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con
trong Tập đoàn kinh tế là một vấn đề lớn, khó khăn và phức tạp. Trong thời gian
nghiên cứu, NCS đã cố gắng để xem xét giải quyết các vấn đề liên quan đặt ra theo
phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong
quá trình nghiên cứu nhưng do đối tượng, nội dung nghiên cứu là một vấn đề mới,
phức tạp, vì vậy luận án khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. NCS mong muốn
nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô và đồng
nghiệp để có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Minh Dũng (2013), “Các chỉ tiêu giám sát hiệu quả quản lý, sử dụng
vốn của công ty mẹ đầu tư vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế”,
Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 10 (123), tr.45-48.
2. Nguyễn Minh Dũng (2013), “Nguyên tắc đầu tư và hiệu quả kinh doanh vốn
nhà nước tại doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, 10 (588), tr.50-52.
3. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Minh Dũng (2013), “Thực trạng và giải pháp phát
triển thị trường vốn ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, 11 (589), tr.09-12.
4. Nguyễn Minh Dũng (2014), “Hiệu quả đầu tư và định hướng tái cơ cấu đầu tư
vốn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tại các công ty thành viên trong Tập
đoàn”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, 05 (398), tr.30-32.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2012), Báo cáo kết quả sắp
xếp, đổi mới, phát triển DNNN và phương hướng nhiệm vụ 2006 - 2010.
2. Báo cáo Quốc hội (2010), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách
pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn kinh tế và
tổng công ty nhà nước.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Diễn đàn tái cơ cấu và đổi mới thể chế quản lý
doanh nghiệp nhà nước hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu.
4. Bộ Luật dân sự (2005).
5. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 33/2005/TT-BTC, Hướng dẫn một số điều tại
Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp khác.
6. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 115/2007/TT-BTC, Hướng dẫn một số nội dung
về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
7. Bộ Tài chính (2009), Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp giai đoạn đến 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ.
8. Bộ Tài chính (2010), Báo cáo đánh giá về mô hình quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp thông qua Tổng công ty quản lý kinh doanh vốn nhà
nước (SCIC).
9. Bộ Tài chính (2010), Hội thảo về cải cách chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
và một số vấn đề liên quan.
10. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 117/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính
của Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
11. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 158/2013/TT-BTC, Hướng dẫn về giám sát tài
chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước
làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
12. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 220/2013/TT-BTC, Hướng dẫn một số điều của
Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và
quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ.
13. Bộ Tài chính (2013), Tờ trình về dự án luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp (dự thảo tháng 5/2013).
14. Chính phủ (2004), Nghị định 199/2004/NĐ-CP về việc Ban hành Quy chế quản
lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp khác.
15. Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công
ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc
lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
16. Chính phủ (2005), Nghị định 132/2005/NĐ-CP về thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước.
17. Chính phủ (2009), Nghị định 101/2009/NĐ-CP về Thí điểm thành lập, tổ chức,
hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.
18. Chính phủ (2009), Nghị định số 09/2009/NĐ-CP về Ban hành quy chế quản lý
tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp khác.
19. Chính phủ (2011), Nghị định số 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật
cán bộ công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người đại diện được cử làm
đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của
nhà nước.
20. Chính phủ (2012), Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện
quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
21. Chính phủ (2013), Nghị định 61/2013/NĐ-CP v/v ban hành Quy chế Giám sát tài
chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính đối với doanh
nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
22. Chính phủ (2013), Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ.
23. Diễn đàn kinh tế mùa xuân - Kinh tế Việt Nam, tái cơ cấu kinh tế - một năm nhìn
lại (ngày 5-6/4/2013).
24. Hoàng Thị Tuyết (2010), “Kiểm soát tài chính trong Tập đoàn bưu chính Viễn
thông Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
25. Hội đồng quản trị VNPT (2002), Quyết định số 22/QĐ-KHCN-HĐQT v/v Quy
chế quản lý phần vốn của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại
doanh nghiệp khác.
26. Hội đồng quản trị VNPT (2007), Quyết định số 427/QĐ-TCCB-HĐQT v/v
ban hành Quy chế quản lý cán bộ đại diện của Tập đoàn tại doanh
nghiệp khác.
27. Hội đồng quản trị VNPT (2009), Quyết định số 183/QĐ-VNPT-HĐQT-
KTTKTC v/v ban hành Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam.
28. Hội đồng thành viên VNPT (2011), Quyết định số 33/QĐ-VNPT-HĐQT-
ĐTQLV v/v ban hành Quy chế quản lý phần vốn của Tập đoàn tại doanh
nghiệp khác.
29. Hội đồng thành viên VNPT (2012), Quyết định số 09/QĐ-VNPT-HĐQT-
ĐTQLV v/v Chế độ phụ cấp người đại diện vốn của Tập đoàn tại doanh
nghiệp khác.
30. Hội đồng thành viên VNPT (2013), Quyết định số 05/QĐ-VNPT-HĐQT-
ĐTQLV v/v Quy định thẩm định dự án đầu tư tài chính của Tập đoàn tại
doanh nghiệp khác.
31. Hướng dẫn về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp nhà nước của OECD năm 2005.
32. Luật chứng khoán (2006) và sửa đổi năm 2010.
33. Luật đầu tư (2005).
34. Luật doanh nghiệp (2005).
35. Luật doanh nghiệp nhà nước (2003).
36. Nguyễn Thị Luyến (2012), Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với
Công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.
37. Nguyễn Thị Mai Hương (2006), Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
quốc dân.
38. Nguyễn Thị Thu Hương (2006), Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện
Tài chính.
39. Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
40. Thủ tướng Chính phủ (1994), Quyết định số 91-TTg v/v Thí điểm thành lập một
số tập đoàn kinh doanh.
41. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 265/2006/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT.
42. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 180/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT.
43. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg về việc ban hành
quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do
nhà nước nắm giữ 100% vốn.
44. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2009), Hội nghị cán bộ đại diện
vốn góp của VNPT tại các doanh nghiệp khác.
45. Tổng Giám đốc VNPT (2010), Quyết định số 28/QĐ-VNPT-TCCB v/v Quy định
chức năng nhiệm vụ của Ban Đầu tư và quản lý vốn ngoài doanh nghiệp.
46. Trần Duy Hải (2009), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
viễn thông ở Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát
triển và hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
47. Trần Tiến Cường, và đồng tác giả (2005), Tập đoàn kinh tế: lý luận và kinh
nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải.
48. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp,
Nxb Tài chính.
49. Viện nghiên cứu Tài chính (2007), Báo cáo Tổng quan về Tập đoàn kinh tế trên
thế giới.
50. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (2008), Đổi mới nội dung và
phương thức quản lý, giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO.
51. VNPT, Báo cáo của Ban Tài chính Kế toán, Ban đầu tư và quản lý vốn ngoài
doanh nghiệp các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
52. VNPT, Báo cáo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam các
năm 2011, 2012, 2013.
53. VNPT, Báo cáo tài chính kiểm toán Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
54. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 888/2014/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn
2014 - 2015.
55. Một số trang điện tử:
www.chinhphu.vn
www.mof.gov.vn
www.moha.gov.vn
www.mpi.gov.vn
www.oecd.org
www.moj.gov.vn
www.vcci.com.vn
www.vnpt.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1
VỐN ĐẦU TƢ VÀ CỔ TỨC (LỢI NHUẬN) ĐƢỢC CHIA GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
TT Đơn vị / chỉ tiêu
31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Vốn
đầu tƣ
(Tỷ
đồng)
Cổ
tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
cổ tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia /
Vốn
đầu tƣ
Vốn
đầu tƣ
(Tỷ
đồng)
Cổ
tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
cổ tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia /
Vốn
đầu tƣ
Vốn
đầu tƣ
(Tỷ
đồng)
Cổ
tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
cổ tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia /
Vốn
đầu tƣ
Vốn
đầu tƣ
(Tỷ
đồng)
Cổ
tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
cổ tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia /
Vốn
đầu tƣ
Vốn
đầu tƣ
(Tỷ
đồng)
Cổ
tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
cổ tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia /
Vốn
đầu tƣ
Vốn
đầu tƣ
(Tỷ
đồng)
Cổ
tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
cổ tức,
lợi
nhuận
đƣợc
chia /
Vốn
đầu tƣ
A Khối liên doanh 225 60,0 26,7% 190 11,4 6,0% 190 256,9 135,2% 190 0,0 0,0% 190 0,0 0,0% 232 16,9 7,3%
B Khối công ty cổ phần 1.633 99,8 6,1% 2.259 273,7 12,1% 2.348 266,8 11,4% 2.688 308,5 11,5% 2.833 249,3 8,8% 2.820 106,7 3,8%
1 Nhóm SX công nghiệp BCVT 722 30,2 4,2% 744 81,6 11,0% 767 68,4 8,9% 845 203,8 24,1% 845 150,0 17,7% 1.101 9,0 0,8%
2 Nhóm xây lắp 93 8,2 8,8% 98 8,3 8,4% 98 0,5 0,5% 75 0,0 0,0% 75 0,0 0,0% 71 2,2 3,1%
3 Nhóm tư vấn thiết kế 20 2,6 12,9% 20 2,3 11,4% 20 2,3 11,4% 17 0,0 0,0% 16 0,0 0,0% 16 0,3 2,1%
4 Nhóm thương mại BCVT 40 1,7 4,2% 39 2,0 5,1% 39 2,9 7,5% 29 0,0 0,0% 29 0,0 0,0% 29 3,1 10,6%
5 Nhóm hạ tầng viễn thông 103 0,0 0,0% 259 2,1 0,8% 275 5,5 2,0% 271 0,2 0,1% 216 0,0 0,0% 216 2,7 1,3%
6 Nhóm dịch vụ viễn thông, tin học 109 0,1 0,1% 129 20,3 15,8% 129 7,5 5,8% 163 0,3 0,2% 164 5,1 3,1% 163 5,2 3,2%
7 Nhóm truyền thông 70 16,2 23,2% 70 46,6 66,7% 70 44,1 63,1% 89 23,3 26,2% 118 34,4 29,2% 118 18,6 15,8%
8 Nhóm dịch vụ giải trí 15 0,0 0,0% 15 0,0 0,0% 29 0,0 0,0% 29 0,0 0,0% 29 0,0 0,0% 29 1,5 5,0%
9 Nhóm ngân hàng, bảo hiểm 309 38,9 12,6% 590 109,2 18,5% 590 127,5 21,6% 633 79,3 12,5% 722 57,8 8,0% 722 50,8 7,0%
10 Nhóm DV du lịch, KS 7,6 0,3 3,9% 7,7 0,2 2,6% 7,7 0,1 1,3% 7,7 0,0 0,0% 7,7 0,0 0,0% 8 0,0 0,0%
11 Các CTCP khác 144 1,6 1,1% 287 1,1 0,4% 323 8,0 2,5% 529 1,6 0,3% 612 2,0 0,3% 346 13,2 3,8%
C Khối quỹ đầu tƣ 165 0,0 0,0% 135 0,0 0,0% 135 0,0 0,0% 135 0,0 0,0% 75 0,0 0,0% 57 10,1 17,7%
Tổng cộng (A+B+C) 2.023 159,8 7,9% 2.584 285,1 11,0% 2.673 523,7 19,6% 3.013 308,5 10,2% 3.098 249,3 8,0% 3.108 133,7 4,3%
Nguồn: Báo cáo đầu tư vốn VNPT
Phụ lục 2.2
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐẠI DIỆN VỐN CỦA VNPT TẠI 31/12/2013
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
1
Công ty CP Thanh toán điện tử VNPT EPAY Nguyễn Văn Hải CT HĐQT GĐ VASC
Công ty CP Thanh toán điện tử VNPT EPAY Trần Việt Hưng UV HĐQT PGĐ VDC
2
Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng VINACAP Nguyễn Mạnh Thắng CT HĐQT Chánh VP TĐ
Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng VINACAP Ngô Hồng Quân TGĐ
3
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Truyền thông NEO Nguyễn Văn Nhiễn CT HĐQT PTGĐ TĐ
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Truyền thông NEO Hoàng Minh UV HĐQT GĐ học viện CNBCVT
4 Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia VN BANKNET Vũ Hoàng Liên UV HĐQT Trưởng Ban 4G
5
Công ty CP NGĐT&NTV 1 Việt Nam (VIETRAVA1) VNYP Lương Cao Chí CT HĐQT
Trưởng phòng Phát triển thị
trường VNTP Hà Nội
Công ty CP NGĐT&NTV 1 Việt Nam (VIETRAVA1) VNYP Nguyễn Thu Giang UV HĐQT - TGĐ
Công ty CP NGĐT&NTV 1 Việt Nam (VIETRAVA1) VNYP Nguyễn Tài Trung Trưởng BKS
Phó phòng TCCB VNPT
Hà Nội
6
Công ty CP NGĐT&NTV 2 Việt Nam (VIETRAVA2) VYP Võ Hòa Bình CT HĐQT PGĐ BĐ TP.HCM
Công ty CP NGĐT&NTV 2 Việt Nam (VIETRAVA2) VYP Phạm thị Kim Tuyết Loan UV HĐQT - GĐ
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
7 Công ty CP Tin học Viễn thông Petrolimex PIACOM Vũ Hoàng Liên UV HĐQT Trưởng Ban 4G
8
Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ Học tập và Giải trí trực tuyến VDC VDC-NET2E \Nguyễn Văn Hải CTHĐQT
Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ Học tập và Giải trí trực tuyến VDC VDC-NET2E Nguyễn Minh Quang GD
9
Công ty CP Dịch vụ Du lịch trực tuyến ETRAVEL Hoàng Minh Cường CT HĐQT PTGĐ VDC
Công ty CP Dịch vụ Du lịch trực tuyến ETRAVEL Lã Hoàng Hà UV HĐQT
Phó phòng phát triển DV
trực tuyến
10 Công ty CP Tin học Viễn thông Hàng không AITS Vũ Hoàng Liên UV HĐQT Trưởng Ban 4G
11
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB Lê Thị Liên CT HĐQT Trưởng ban ĐTQLV
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB Hoàng Văn Hải TV HĐTV TĐ
12 Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh BMI Nguyễn Minh Dũng TV BKS TV BKS TĐ
13
Công ty CP dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện PTP Huỳnh Quang Vinh CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện PTP Lê Thanh Bình UV HĐQT Phó Ban KH
Công ty CP dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện PTP Ngô Mạnh Hùng UV HĐQT - PTGĐ
14
Công ty CP phát triển công trình viễn thông TELCOM Đoàn Hữu Thạch CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP phát triển công trình viễn thông TELCOM Vũ Tiến Hoàng PTGĐ
Công ty CP phát triển công trình viễn thông TELCOM Vũ Đức Quang KTT
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
15
Công ty CP vật liệu Bưu Điện PMC Đinh Minh Sơn CT HĐQT Phó Ban KHCNCN
Công ty CP vật liệu Bưu Điện PMC Nguyễn Ngọc Minh UV HĐQT - TGĐ
Công ty CP vật liệu Bưu Điện PMC Bùi Hồng Ánh UV HĐQT - PTGĐ
16
Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bưu Điện PCM Hoàng Thị Minh UV HĐQT - PTGĐ
Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bưu Điện PCM Cao Sơn Bắc UV HĐQT - PTGĐ
Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bưu Điện PCM Bùi Văn Xã CT HĐQT - TGĐ
17
Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT Technology Hoàng Văn Hải CT HĐQT TV HĐTV TĐ
Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT Technology Ngô Hùng Tín UV HĐQT - TGĐ
Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT Technology Đỗ Vũ Anh UV HĐQT Trưởng Ban Viễn Thông
18
Công ty CP Bất động sản Bưu chính Viễn thông VNPT LAND Tô Mạnh Cường CT HĐQT PTGĐ TĐ
Công ty CP Bất động sản Bưu chính Viễn thông VNPT LAND Trần Đức Phú TGĐ TGĐ VNPT LAND
19
Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu Điện CT-IN Nguyễn Trí Dũng CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu Điện CT-IN Tô Hoài Văn PTGĐ
20 Công ty CP Truyền thông VMG VMG Nguyễn Văn Hải CT HĐQT GĐ VASC
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
21
Công ty CP Khách sạn Bưu Điện P&T HOTEL Lê Đức CT HĐQT GĐ VNPT Khánh Hòa
Công ty CP Khách sạn Bưu Điện P&T HOTEL Nguyễn Minh Phương TGĐ
22
Công ty CP Quản lý Toà nhà VNPT PMC Hoàng Văn Hải CT HĐQT TV HĐTV TĐ
Công ty CP Quản lý Toà nhà VNPT PMC Nguyễn Hồng Minh TGĐ Giám đốc
23
Công ty CP Phát triển Công nghệ và Truyền thông VNTT Phạm Đức Long UV HĐQT PGĐ VNPT TP.HCM
Công ty CP Phát triển Công nghệ và Truyền thông VNTT Nguyễn Văn Hiệu PCT HĐQT PGĐ VNPT Bình Dương
Công ty CP Phát triển Công nghệ và Truyền thông VNTT Nguyễn Thanh Khiết UV HĐQT PGĐ TTVT KVII
24
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng BĐ PTIC Nguyễn Văn Xuân UV HĐQT Phó Ban ĐTQLV
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng BĐ PTIC Nguyễn Lê Văn UV HĐQT - PTGĐ
25
Công ty CP Thiết bị Bưu Điện POSTEF Vương Xuân Hoà UV HĐQT
Công ty CP Thiết bị Bưu Điện POSTEF Phạm Hồng Thúy UV HĐQT CV Ban ĐTQLV
Công ty CP Thiết bị Bưu Điện POSTEF Trần Hải Vân UV HĐQT
26
Công ty TNHH VKX VXK Nguyễn Châu Sơn CT HĐQT Phó Ban Viễn thông
Công ty TNHH VKX VXK Cao Thị Thiên Thu UV HĐQT Phó Ban Kế hoạch
Công ty TNHH VKX VXK Lê Ngọc Hưng PTGĐ
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
27 Công ty TNHH sản xuất thiết bị viễn thông - TELEQ TELEQ Vũ Ngọc Tiến TV HĐQT Phó Ban HTQT
28
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJISU VFT Trần Vĩnh Phúc CT HĐQT Phó Ban Viễn thông
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJISU VFT Nguyễn Tiến Sơn UV HĐQT - PTGĐ
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJISU VFT Vũ Tuấn Linh UV HĐQT - GĐ xưởng
29
Công ty CP Công nghệ Viễn thông VITECO VITECO Nguyễn Tuấn Hoà CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Công nghệ Viễn thông VITECO VITECO Phạm Văn Tuấn UV HĐQT - PTGĐ
Công ty CP Công nghệ Viễn thông VITECO VITECO Phạm Quốc Sỹ UV HĐQT - PTGĐ
30
Công ty CP sắt Thạch Khê TIC Nguyễn Văn Nhiễn PTGĐ TĐ
Công ty CP sắt Thạch Khê TIC Nguyễn Văn Xuân TV BKS Phó Ban ĐTQLV
31
Công ty CP Dịch vụ Số liệu toàn cầu GDS Nguyễn Quốc Cường CT HĐQT PGĐ VNPT Hà Nội
Công ty CP Dịch vụ Số liệu toàn cầu GDS Nguyễn Trọng Nghĩa PTGĐ
Công ty CP Dịch vụ Số liệu toàn cầu GDS Nguyễn Nam Long UV HĐQT PGĐ VTN
Công ty CP Dịch vụ Số liệu toàn cầu GDS Nguyễn Anh Thư TV BKS CV Ban ĐTQLV
32
Công ty CP Quảng cáo Truyền thông đa phương tiện SMART MEDIA Nguyễn Mạnh Thắng CT HĐQT Chánh VP TĐ
Công ty CP Quảng cáo Truyền thông đa phương tiện SMART MEDIA Nguyễn Tuấn Anh TGĐ
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
33
Công ty VNPT GLOBAL - Hồng Kông VNPT-G-HK Phạm Lê Việt UV HĐQT Trưởng phòng KD VTI
Công ty VNPT GLOBAL - Hồng Kông VNPT-G-HK Hoàng Minh Cường UV HĐQT PGĐ VDC
34 Intersputnik INTERSPUTNIK
35 Công ty ATH-Malaysia ATH Lâm Hoàng Vinh UV HĐQT PTGĐ TĐ - GĐ Vinaphone
36 Công ty ACASIA-Malaysia ACASIA Hoàng Minh Cường UV HĐQT PGĐ VDC
37
Công ty CP Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng Đô thị ITC Dương Tuấn Anh CT HĐQT GĐ VNPT TT Huế
Công ty CP Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng Đô thị ITC Lê Thị Liên UV HĐQT Trưởng ban ĐTQLV
Công ty CP Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng Đô thị ITC Trần Quốc Việt UV HĐQT Phó Ban ĐTPT
38
Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng VINA OFC Lê Đắc Kiên CTHĐTQ Trưởng Ban ĐTPT
Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng VINA OFC Nguyễn Thanh Hải Tổng giám đốc Giám đốc
39 Công ty CP điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 NT2 Nguyễn Văn Hên
Trưởng VP đại diện tại
TP.HCM
40
Công ty Cổ phần
Viễn thông Tin học Điện tử
KASATI Lương Ngọc Hương CT HĐQT - TGĐ
Công ty Cổ phần
Viễn thông Tin học Điện tử
KASATI Lê Minh Trí PTGĐ
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
41
Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Miền Trung (Cty CP Phát triển
Viễn thông - Tin học Đà Nẵng)
CTC Nguyễn Thị Phương Thảo
Phó phòng KTTC VNPT
Đà Nẵng
Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Viễn thông Cần Thơ CTC Nguyễn Trọng Quảng CT HĐQT
GĐ VNPT Cần Thơ Hậu
Giang
Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Viễn thông Cần Thơ CTC Nguyễn Thanh Nghề UV HĐQT - TGĐ
42 Công ty CP CADICO CADICO Lê Thanh Tiệp CT HĐQT - TGĐ
43 Công ty CP Sonadezi Long Thành SZL Nguyễn Văn Thắng UV HĐQT GĐ VNPT Đồng Nai
44 Quỹ thành viên Vietcombank 3 VPF3 Nguyễn Văn Nhiễn TV Ban Đại diện PTGĐ TĐ
45 Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 SFA2 Ủy thác qua PTF GĐ PTF
46 Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam VF2 Ủy thác qua PTF GĐ PTF
47 Quỹ đầu tư Việt Nam BVIM Trần Quang Thưởng Phó Ban TCKT
48 Công ty CP Thiết bị và Xây lắp Bưu điện Nghệ AN EB JSC Lê Sỹ Mùi CT HĐQT
CT Công đoàn VNPT
Nghệ An
49 Công ty CP Xây lắp Bưu Điện CPT Trần Đức Phú CT HĐQT
50
Công ty CP Phát triển Viễn thông Bắc Miền Trung (CTCP Phát
triển Viễn thông Quảng Trị)
CTD Nguyễn Văn Nghị CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Phát triển Viễn thông Bắc Miền Trung (CTCP Phát
triển Viễn thông Quảng Trị)
CTD CT HĐQT - TGĐ
51
Công ty CP Đầu tư Xây dựng BCVT Vũng Tàu VPC Nguyễn Đình Tiến CT HĐQT - TGĐ
PGĐ VNPT Bà Rịa
Vũng Tàu
Công ty CP Đầu tư Xây dựng BCVT Vũng Tàu VPC Phạm Hoàng Phong UV HĐQT
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
52
Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Quảng Ninh QPC Lê Văn Hải
Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Quảng Ninh QPC Trần Minh Tâm
53 Công ty CP Điện tử Viễn thông Tin học BĐ Quảng Nam ETIC Trần Đoàn Đức CT HĐQT PGĐ VNPT Quảng Nam
54
Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ BĐ Khánh Hoà KPC Phạm Văn Thân CT HĐQT - GĐ
Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ BĐ Khánh Hoà KPC Đỗ Tám UV HĐQT PGĐ VNPT Khánh Hòa
55
Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ BĐ Kiên Giang KAS Võ Minh Trung CT HĐQT PGĐ VNPT Kiên Giang
Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ BĐ Kiên Giang KAS Nguyễn Minh Đang UV HĐQT UV HĐQT - GĐ
56
Công ty CP Dịch vụ Thương mại và Xây lắp Viễn thông Đà Lạt DTC Nguyễn Đức Thuận CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Dịch vụ Thương mại và Xây lắp Viễn thông Đà Lạt DTC Hoàng Văn Thành Nguyên GĐ Cty - cố vấn Ban GĐ
57
Công ty CP Xây lắp và Phát triển BĐ Gia Lai GPT Phạm Văn Xuân CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Xây lắp và Phát triển BĐ Gia Lai GPT Nguyễn Văn Tân UV HĐQT PGĐ VNPT Gia Lai
58
Công ty CP Xây lắp và Phát triển BĐ Trà Vinh TRICO Phan Văn Phong CT HĐQT
Công ty CP Xây lắp và Phát triển BĐ Trà Vinh TRICO Trần Thành Đức UV HĐQT Trưởng phòng TCLĐ
59 Công ty CP Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu Điện Quảng Nam QTC Nguyễn Viết Hà CT HĐQT PGĐ VNPT Quảng Nam
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
60
Công ty CP Cáp và Vật liệu viễn thông SACOM Lý Kiệt CT HĐQT UV HĐTV TĐ - PTGĐ TĐ
Công ty CP Cáp và Vật liệu viễn thông SACOM Vũ Thị Xuyến Trưởng Ban KH
61
Công ty CP Viễn thông VTC VTC Lê Văn Giảng CT HĐQT
Công ty CP Viễn thông VTC VTC Trần Viết Tống UV HĐQT - TGĐ
Công ty CP Viễn thông VTC VTC Nguyễn Văn Xuân TV BKS Phó Ban ĐTQLV
62 Công ty CP Dịch vụ BCVT Sài Gòn SPT Võ Hoà Bình UV HĐQT GĐ VNPT TP.HCM
63
Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật viễn thông TST Nguyễn Đức Đồng CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật viễn thông TST Nguyễn Đình Tuấn UV HĐQT
64
Công ty CP Xây lắp BĐ TP. Hà Nội HACISCO Nguyễn Quốc Cường CT HĐQT PGĐ VNPT Hà Nội
Công ty CP Xây lắp BĐ TP. Hà Nội HACISCO Đinh Tiến Vịnh UV HĐQT - TGĐ
Công ty CP Xây lắp BĐ TP. Hà Nội HACISCO Phạm Đăng Minh Trưởng BKS
Phó phòng KTTKTC
VNPT Hà Nội
65 Công ty CP Điện nhẹ Kỹ thuật viễn thông LTC Nguyễn Quốc Khánh CT HĐQT - TGĐ
66 Công ty CP đầu tư xây dựng BC-VT SAICOM Trần Cuội VNPT TP.HCM
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
67
Công ty CP Vật tư Bưu Điện POTMASCO Huỳnh Quang Liêm PGĐ VNPT TP.HCM
Công ty CP Vật tư Bưu Điện POTMASCO Đặng Trung Hà UV HĐQT - TGĐ
Công ty CP Vật tư Bưu Điện POTMASCO Phan Hòa Bình
68
Công Ty CP Thương mại Bưu chính Viễn thông COKYVINA Phạm Ngọc Ninh UV HĐQT - TGĐ
Công Ty CP Thương mại Bưu chính Viễn thông COKYVINA Đặng Đình Thụ UV HĐQT - PGĐ
Công Ty CP Thương mại Bưu chính Viễn thông COKYVINA Nguyễn Minh Châu UV HĐQT - PGĐ CV Ban ĐTQLV
69
Công ty CP Dịch vụ Xây dựng Công trình BĐ PTCO Nguyễn Giang Đô CT HĐQT
GĐ Cty Điện thoại Tây
TP.HCM
Công ty CP Dịch vụ Xây dựng Công trình BĐ PTCO Lê Văn Dinh UV HĐQT
70 Công ty liên doanh thiết bị viễn thông - ANSV ANSV Ngô Hùng Tín CT HĐVT
71
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC VINECO Nghiêm Phú Hoàn CT HĐQT PTGĐ TĐ
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC VINECO Đỗ Thị Mai Liên Phó trưởng Ban ĐTQLV
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC VINECO Dương Minh Tuân PTGĐ
72
Công ty CP Thiết kế Viễn thông - Tin học Đà Nẵng DNTD Hồ Xuân Phượng CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Thiết kế Viễn thông - Tin học Đà Nẵng DNTD Nguyễn Đăng Tiệp UV HĐQT KTT VNPT Đà Nẵng
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
73
Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện PTICC Hoàng Ứng Huyền CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện PTICC Nguyễn Hải Yến UV HĐQT - PGĐ
Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện PTICC Nhâm Văn Hải PCT HĐQT - PGĐ
74 Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Viễn thông Đồng Tháp DTC Phạm Văn Triếu UV HĐQT
Trưởng phòng TCCB
VNPT Đồng Tháp
75
Công ty CP Tư vấn - Đầu tư và Phát triển Bưu điện Hà Nội HADIC Đặng Đức Khôi PTGĐ
Công ty CP Tư vấn - Đầu tư và Phát triển Bưu điện Hà Nội HADIC Nguyễn Bá Đức CT HĐQT Phó GĐ Viễn thông Hà Nội
Công ty CP Tư vấn - Đầu tư và Phát triển Bưu điện Hà Nội HADIC Lê Thị Như Mai
Chuyên viên phòng tài
chính kế toán VNPT hà nội
76
Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Hải Phòng HPPC Nguyễn Văn Hải UV HĐQT
Phó phòng Kế hoạch Kinh
doanh VNPT Hải Phòng
Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Hải Phòng HPPC Đặng Quốc Toàn UV HĐQT Trưởng phòng Đầu tư XD
Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Hải Phòng HPPC Nguyễn Văn Lương UV HĐQT
77
Công ty CP Tư vấn Thiết kế Viễn thông tin học Hải Phòng HPTD Nguyễn Văn Tuấn CT HĐQT
PGĐ TTVT3 VNPT
Hải Phòng
Công ty CP Tư vấn Thiết kế Viễn thông tin học Hải Phòng HPTD Đặng Quốc Toàn UV HĐQT
Trưởng phòng KH ĐT
VNPT Hải Phòng
78
Công ty CP Xây lắp BĐ Huế HUTIC Lê Minh Châu CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Xây lắp BĐ Huế HUTIC Dương Tuấn Anh GĐ VNPT TT Huế
Công ty CP Xây lắp BĐ Huế HUTIC Lê Quang Ánh UV HĐQT PGĐ VNPT TT Huế
TT Tên Công ty Tên viết tắt Ngƣời đại diện vốn Chức danh ngƣời đại diện Chức danh khác
79
Công ty CP Tư vấn Thiết kế Xây dựng BCVT DESCO Đặng Nam Tuấn CT HĐQT Chánh VP VNPT TP.HCM
Công ty CP Tư vấn Thiết kế Xây dựng BCVT DESCO Ngô Xuân Trường TGĐ
80
Công ty CP Đầu tư - Xây lắp Bạc Liêu TIC Phạm Văn Thuận GĐ VNPT Bạc Liêu
Công ty CP Đầu tư - Xây lắp Bạc Liêu TIC Nguyễn Trí Dũng CT HĐQT PGĐ VNPT Bạc Liêu
81
Công ty CP Xây lắp và dịch vụ Bưu Điện Cà Mau CTAS JSC Nguyễn Hoàng Sáng CT HĐQT - TGĐ
Công ty CP Xây lắp và dịch vụ Bưu Điện Cà Mau CTAS JSC Lâm Hoàng Dẳng UV HĐQT Phó phòng Tin học
82 RusVietTelecom (LTE)
83
Liên doanh cáp đồng Việt Lào LVCC Vũ Trường Giang CT HĐQT Phó Ban ĐTPT
Liên doanh cáp đồng Việt Lào LVCC Đỗ Mai Lan UV HĐQT Phó Ban HTQT
Nguồn: Báo cáo người đại diện phần vốn VNPT
Phụ lục 3.1
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THOÁI VỐN
(Theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển SACOM (SACOM)
2. Công ty cổ phần Bất động sản Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT Land)
3. Công ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2)
4. Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
5. Công ty cổ phần Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng đô thị (ITC)
6. Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (PTP)
7. Công ty cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP (VINACAP)
8. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Viễn thông ANSV (ANSV)
9. Công ty cổ phần cáp quang Việt Nam (VINA-OFC)
10. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTIC)
11. Công ty cổ phần Hacisco (HACISCO)
12. Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thiết bị viễn thông (TELEQ)
13. Công ty cổ phần Vật liệu Bưu điện (PMC)
14. Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông (TST)
15. Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY)
16. Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Bưu Điện (PCM)
17. Công ty cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông (TELCOM)
18. Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất cáp đồng Lào Việt (LVCC)
19. Công ty cổ phần viễn thông VTC (VTC)
20. Công ty cổ phần điện nhẹ kỹ thuật viễn thông (LTC)
21. Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (BANKNETVN)
22. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện (CPT)
23. Công ty trách nhiệm hữu hạn VNPT Global Hồng Kông (VNPT G HK)
24. Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTICC)
25. Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Hàng không (AITS)
26. Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL)
27. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (BMI)
28. Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông (VITECO)
29. Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam (QTC)
30. Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch trực tuyến (E-TRAVEL)
31. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Viễn thông Đồng Tháp (DTC)
32. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bưu chính Viễn thông (SAICOM)
33. Công ty cổ phần Quản lý tòa nhà VNPT (VNPT-PMC)
34. Công ty cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex (PIACOM)
35. Công ty cổ phần Cadico (CADICO)
36. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Hải Phòng (HPPC)
37. Công ty cổ phần Khách sạn Bưu điện (P&T Hotel)
38. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Cà Mau (CTAS)
39. Công ty cổ phần Những trang vàng Việt Nam (VNYP)
40. Công ty cổ phần Truyền thông Những Trang Vàng Việt Nam (YPM)
41. Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Xây lắp Viễn thông Đà Lạt (DTC)
42. Công ty cổ phần Thiết bị và Xây lắp Bưu điện Nghệ An (EB)
43. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bưu chính Viễn thông Vũng Tàu (VPC)
44. Công ty cổ phần Xây lắp và Dịch vụ Bưu điện Kiên Giang (KAS)
45. Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Bưu điện Gia Lai (GPT)
46. Công ty cổ phần Xây lắp và Dịch vụ Bưu điện Khánh Hòa (KPC)
47. Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp Viễn thông Bạc Liêu (TIC)
48. Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Miền Trung (CTC)
49. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng viễn thông Cần Thơ (CTC)
50. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Huế (HUTIC)
51. Công ty cổ phần Phát triển Viễn thông Bắc Miền Trung (CTD)
52. Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Quảng Ninh (QPC)
53. Công ty cổ phần Điện tử Viễn thông Tin học Bưu điện Quảng Nam (ETIC)
54. Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Phát triển Bưu điện Hà Nội (HADIC)
55. Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Bưu điện Trà Vinh (TRICO)
56. Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Bưu chính Viễn thông (DESCO)
57. Công ty cổ phần Thiết kế Viễn thông Tin học Đà Nẵng (DNTD)
58. Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Viễn thông Tin học Hải Phòng (HPTD)
59. Quỹ đầu tư Việt Nam (BVIM)
60. Quỹ thành viên Vietcombank 3 (VPF3)
61. Quỹ Đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (SFA2)
62. Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2).
63. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dung_nop_qdhv_5616.pdf