Luận án Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm

Chúng ta biết rằng, hoạt động sống của con người bao gồm hai mặt là hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Xét về cả phương diện lịch sử và lôgic thì hoạt động thực tiễn luôn cao hơn hoạt động nhận thức. Bởi vì xét về mặt lịch sử, để có thể tồn tại, con người phải tác động vào thế giới bằng hoạt động thực tiễn trước khi nhận thức thế giới. Xét về mặt lôgic, có thể có những vấn đề nhận thức bất lực, nhưng trong thực tiễn lại giải quyết được. Điều này hoàn toàn được thể hiện rõ nét trong triết học phê phán của I. Kant. Với tư cách là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu con người dưới cả hai góc độ triết học lý luận và triết học thực tiễn hay con người với tư cách là chủ thể của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, có thể thấy rằng, chủ thể tiên nghiệm chính là đối tượng nghiên cứu trong triết học duy tâm tiên nghiệm của I. Kant nhằm trả lời cho câu hỏi lớn nhất: Con người là gì? Trong các nghiên cứu của mình, khi nghiên cứu chủ thể tiên nghiệm (tức con người vừa với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm, vừa là chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm) ở mỗi một khía cạnh I. Kant lại có những luận giải rất khác biệt. Khác với chủ thể nhận thức tiên nghiệm - chủ thể sử dụng những năng lực tiên nghiệm vốn có của mình: cảm tính, giác tính và lý tính để nhận thức hay điều khiển lý tính với tư cách là nhân tố tích cực trong phương diện lý luận, còn chủ thể đạo đức tiên nghiệm chính là chủ thể sử dụng các năng lực tiên nghiệm của lý tính để điều khiển lý tính trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn. Nói cách khác, chủ thể đạo đức tiên nghiệm được khảo cứu trong mối quan hệ của nó với đối tượng với tư cách là một cái gì đó ở bên ngoài nó và tạo ra nó, được xem là một cái gì đó bên trong và nội tại.

pdf181 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó giá trị. Ph. Ăngghen còn cho rằng I. Kant thuộc về những nhà tư tưởng vĩ đại của Đức mà những xã hội chủ nghĩa Đức như ông lấy làm tự hào được xuất thân từ họ. Trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” Ph. Ăngghen viết: Chủ nghĩa xã hội khoa học về cơ bản là một sản phẩm Đức và nó chỉ có thể phát sinh trong một dân tộc mà nền triết học cổ điển đã gìn giữ được một cách sinh động truyền thống biện chứng có ý thức Nếu các thầy giáo của giai cấp tư sản dìm cái ký ức về các triết gia Đức vĩ đại và về phép biện chứng do họ sáng tạo ra, vào vũng lầy của một chủ nghĩa chiết chung buồn thảm, - đến mức mà chúng tôi phải kêu gọi khoa học tự nhiên hiện đại làm chứng cho rằng phép biện chứng tồn tại thực tế, - thì chúng tôi, những người xã hội chủ nghĩa Đức, lấy làm tự 155 hào rằng chúng tôi xuất thân không những từ Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen, mà cả từ Can-tơ, Phích-tơ và Hê-ghen nữa [71, tr.460 - 461]. Nhìn chung, khó có thể tìm thấy sự ảnh hưởng trực tiếp mang tính kế thừa từ quna niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm đối với triết học Mác, bởi lập luận của các ông về những vấn đề trên xuất phát từ thế giới quan và phương pháp luận và lập trường triết học hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, trong quan niệm của I. Kant về con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm, đặc biệt là trong cách tiếp cận của ông về vấn đề bản chất con người, xem con người như là một sinh vật lý tính, cũng như việc xem xét con người như là một chủ thể hoạt động tích cực nhằm hướng con người sống và hành động vì con người và tương lai của loài người, đã có những tác động nhất định đến C. Mác và Ph. Ăngghen. 4.3.3. Những ảnh hưởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant đối với triết học phương Tây sau ông Sinh thời, I. Kant đã được xem là một triết gia xuất sắc cho nên vào những năm 90 của thế kỉ XVIII đã có một “chủ nghĩa Kant” (Kantianismus). Trong đó, những học giả được xem là tiên phong, quan trọng của “chủ nghĩa Kant” (Kantianismus) chẳng hạn như: Johann Schulz, Karl Leonhard Reinhold và Friedrich Schiller. Tuy nhiên, không lâu sau, họ cũng đã đi ngược lại tư tưởng của I. Kant khi đưa ra những bài viết nhằm mục đích phê phán triết học của I. Kant. Chẳng hạn như Moses Mendelssohn gọi I. Kant là một người “nghiền nát” tất cả, hay là August Eberhard, người đã phát hành một tờ báo để phê phán I. Kant, và I. Kant cũng đã hồi đáp một cách minh xác trong một bài viết nhan đề “Về một sự phát hiện mà theo nó, toàn bộ phê phán lý tính thuần tuý mới được một cái cũ hơn làm cho thừa” (Über eine Entdeckung, nach der alle neue Kritik der reinen Vernunft durch eine ältere entbehrlich gemacht werden soll) [Xem: 136, tr.35 -36]. Hai học giả Johann Georg Hamann và Johann Gottfried Herder lại phê phán I. Kant ở góc độ nhận thức luận khi các ông cho rằng I. Kant đã không chú ý đến việc xem ngôn ngữ như một nguồn gốc nhận thức nguyên thuỷ. Thêm vào đó, trong phân tích của mình, Herder còn đưa ra nhận định cho thấy rằng con người trong quá trình nhận thức cảm tính đã "sơ đồ hoá một cách siêu việt" (“metaschematisiert”). Đây chính là nhận định nhằm hình thành các giai đoạn nhận thức sau này của ngành Tâm lý học hình thái (Gestaltpsychologie). Friedrich Heinrich Jacobi lại phê phán I. Kant theo một cách tiếp cận khác trong việc tách rời hai dòng nhận thức (Trennung der zwei Erkenntnisstämme) và bác bỏ “vật tự nó”. Bên cạnh đó, trong thời kỳ triết học phân tích, sự tiếp thu và ảnh hưởng của triết học của I. Kant còn được thể hiện trong quan niệm của một số nhà triết học thuộc chủ 156 nghĩa duy tâm (Idealismus) Đức sau ông mà người khởi đầu là Fichte. Fichte cũng không thừa nhận trực quan là nguồn gốc nhận thức và qua đó, bước đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan (subjektiver Idealismus). Tuy nhiên, ông lại lên tiếng bình luận và phủ nhận tư tưởng của I. Kant một cách miệt thị. Tương tự như vậy, Schelling và Hegel cũng muốn vượt qua và hoàn tất tư tưởng của I. Kant bằng hệ thống triết học tuyệt đối của họ. Mặc dù, chủ nghĩa duy tâm Đức bị chấm dứt một cách đột ngột ngay sau khi Hegel qua đời nhưng nó không chấm dứt những yếu tố được tiếp thu và ảnh hưởng từ I. Kant. Sau này, Arthur Schopenhauer, Max Stirner và Friedrich Nietzsche là những ứng đáp dành cho Hegel - họ phản đối chủ nghĩa tuyệt đối của ông - nhưng cũng ảnh hưởng từ I. Kant những tư tưởng nhất định khi họ tìm một con đường vượt khỏi nhận thức của tính chất hạn lượng của con người mà không nương tựa vào một Thượng đế, thậm chí cũng chẳng có chính xác của tự do. Bên cạnh đó, còn một xu hướng triết học khác chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng triết học của I. Kant trong đó có quan niệm của ông về chủ thể tiên nghiệm được các học giả Jakob Friedrich Fries, Johann Friedrich Herbart và Hermann von Helmholtz khai mở khi họ tiếp thu từ I. Kant qua khía cạnh khoa học, đặc biệt là tâm lý học. Sang thế kỷ XIX dường như các trường phái triết học đối xử khá tệ với đạo đức học của I. Kant - học thuyết về một ý thức đạo đức tuyệt đối bẩm sinh, tiên nghiệm. Nền triết học tiến hoá nhất định cho rằng ý thức bổn phận là một ý thức mà xã hội đã đặt vào cho cá nhân mặc dù cũng có sự mơ hồ cho rằng việc tuân theo đạo đức xã hội là một khuynh hướng bẩm sinh. Họ cho rằng không có hành vi nào tự nó là thiện như quan niệm của I. Kant. Nhiều nhà triết học thời kỳ này còn nhận định điều kỳ lạ trong của “Phê phán lý tính thực hành” (hay còn gọi là “Phê phán lý tính thực tiễn”), là I. Kant đã mạnh mẽ phục hồi những ý tưởng tôn giáo về Thượng đế, tự do và bất tử, mà cuốn “Phê phán lý tính thuần túy” rõ ràng đã phá huỷ. Schopenhauer đã nhận xét như sau về thuyết bất tử và nhu cầu ban thưởng: “Đức hạnh của I. Kant, ban đầu sử sự khá oanh liệt đối với vấn đề hạnh phúc, nhưng sau lại mất tự chủ và chìa tay xin một khoản tiền nước” [144, tr.317]. Tuy nhiên, không cần phải quá chú trọng đến những thay đổi này trong tâm hồn I. Kant. Tính chất hăng hái của bài tiểu luận về “Tôn giáo trong giới hạn của lý trí” cho thấy một sự chân thành nồng nhiệt quá hiển nhiên; và nỗ lực để thay đổi nền tảng của tôn giáo từ thần học ra đạo đức, từ tín điều ra đức hạnh, một nỗ lực như thế chỉ có thể xuất phát từ một tâm thức có thái độ tôn giáo rất sâu xa. I. Kant viết cho Moses Mendelssohn vào năm 1766: “Quả thế, tôi suy nghĩ nhiều điều với niềm xác tín rõ rệt nhất mà tôi chưa bao giờ có can đảm nói ra, nhưng tôi sẽ không bao giờ nói lên một điều gì mà tôi không suy nghĩ kỹ” [144, tr.53]. 157 Cuốn “Phê phán lý tính thuần tuý” đã được các nhà giáo điều cho rằng đấy là nỗ lực của một người hoài nghi để phá vỡ tính cách xác định của mọi tri thức; những nhà hoài nghi thì cho đấy là một tác phẩm đầy kiêu căng tự phụ muốn dựng lại một hình thức giáo điều mới trên những đổ nát của các hệ thống trước đấy; những nhà siêu nhiên luận thì cho đấy là một ngón mưu mô để dẹp những nền tảng lịch sử của tôn giáo và để thiết lập tự nhiên luận; những nhà tự nhiên học thì bảo đấy là một vật chống đỡ cho triết học đức tin đang độ suy tàn; những nhà duy vật thì cho đấy là một duy tâm luận mâu thuẫn với thực tại của vật chất; những nhà duy tâm thì cho rằng I. Kant đã giới hạn một cách vô căn cứ mọi thực tại vào thế giới vật chất, được che dấu dưới danh từ “lĩnh vực kinh nghiệm”. Thật ra sự vinh quang của tác phẩm nằm ở chỗ nó thưởng ngoạn tất cả những quan điểm trên; và đối với một trí thông minh sắc bén như của I. Kant thì rất có thể ông đã dung hoà tất cả những dị biệt kia trong một nhất thể chân lý phức tạp chưa từng thấy trong lịch sử triết học. Về phương diện ảnh hưởng của I. Kant, toàn thể tư tưởng triết học thế kỷ XIX đều xoay quanh những tư duy của ông. Sau I. Kant, toàn thể Đức quốc bắt đầu nói chuyện siêu hình: Schiller và Goethe nghiên cứu I. Kant, Beethoven đầy thán phục trích dẫn câu nói thời danh của I. Kant về hai điều kỳ diệu của cuộc đạo đời: “Bầu trời đầy sao ở trên đầu, luật đạo đức ở trong tôi”; và Fichte, Hegel, Schelling, Schopenhauer liên tiếp sản xuất những tư tưởng hệ vĩ đại được nuôi dưỡng từ thuyết danh từ của vị hiền nhân già thành Koenigsberg. Chính vào những ngày tốt đẹp này của siêu hình học Đức quốc, Jean Paul Richter đã viết: “Thượng đế đã cho người Pháp đất đai, người Anh biển cả, và người Đức đế quốc của không khí”. Nền triết học phê phán của I. Kant về lý tính và ca ngợi cảm thức đã sửa soạn cho thuyết Ý chí của Schopenhauer và Nietzsche, thuyết Trực giác của Bergson và thuyết Thực dụng của William James. Sự đồng nhất theo I. Kant giữa luật của tư tưởng với luật của thực tại đã đem lại cho Hegel một hệ thống triết học toàn vẹn và vật-tự-thân bất-khả-tri của ông đã ảnh hưởng đến Spencer nhiều hơn Spencer tưởng. Phần lớn sự tối nghĩa của Carlyle có thể truy tầm nguyên do ở chỗ ông cố diễn tả theo lối ẩn dụ, tư tưởng vốn đã tối nghĩa của Goethe và I. Kant, theo đó những nền tôn giáo và triết học khác nhau chỉ là những bộ áo thay đổi của một chân lý bất diệt. Caird, Green, Wallace, Watson, Bradley và nhiều người khác ở Anh quốc đã khởi hứng từ tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy. Sau một thế kỷ tranh đấu giữa duy tâm luận của I. Kant, được cải tạo theo nhiều lối khác nhau, và duy vật luận của phái Tôn sùng lý trí, cũng được biến cải nhiều cách, sự chiến thắng dường như về phía I. Kant. Ngay nhà duy vật vĩ đại Helvetius cũng đã nhận 158 định khá mâu thuẫn khi ông cho rằng, con người chỉ là những kẻ sáng tạo ra vật chất. Triết học sẽ không bao giờ rơi lại vào tình trạng ngây ngô như vào những ngày đơn sơ về trước; và từ nay về sau nó cũng phải luôn luôn đổi mới, sâu sắc hơn, chính bởi vì I. Kant đã ra đời. Đối với các triết gia thuộc phái Tân chủ nghĩa Kant lại bắt đầu thể hiện sự phê phán và tranh luận kéo dài từ nửa sau thế kỉ XIX cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tiêu biểu cho phái này là các đại biểu chính của trường phái Marburg - Hermann Cohen và Paul Natorp với một phương pháp tiếp cận nặng tính khoa học cũng như Heinrich Rickert và Wilhelm Windelband - những nhà triết học thuộc trường phái Baden (Badischen Schule) với trọng tâm triết học giá trị (wertphilosophisch) và lịch sử. Điểm chung của tất cả các đại biểu này là sự phê phán cái "tiên nghiệm" (a priori) - cái được họ hiểu là nhân tố siêu hình trong quan niệm của I. Kant. Lập trường của họ có nhiều điểm giống chủ nghĩa duy tâm nhưng cách tiếp cận của họ lại hoàn toàn khác với chủ nghĩa phê phán (Kritizismus) của Alois Riehl và môn đệ là Richard Hönigswald - người đã đi sát học thuyết của I. Kant và chỉ tiếp nối tư tưởng này bằng cách quan tâm đến những nhận thức của khoa học hiện đại. Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư biện của I. Kant đã được giai cấp tư sản dùng để đối phó với giai cấp vô sản. Nhà triết học Hans Vaihinger lại chịu ảnh hưởng của I. Kant khi ông chọn một đường riêng với triết học "dường như" (Als Ob) của mình, cũng như những đại biểu trường phái Marburg trước đây là Nicolai Hartmann với bản thể luận theo chủ nghĩa duy lý phê phán, Ernst Cassirer với triết học hình tượng biểu trưng và cũng chính Cassirer cho thấy rằng, những lý thuyết toán học và khoa học tự nhiên hiện đại như Thuyết tương đối có thể được dung hoà với chủ nghĩa phê phán. Đối với triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, các nhà triết học đã đặc biệt đánh giá cao tư tưởng triết học của I. Kant mà theo đó thế giới mà chúng ta đang cảm nhận chỉ là thế giới được nhìn nhận qua lăng kính của ý thức con người. Còn các sự vật, hiện tượng trong thế giới cũng như chính bản thân thế giới tự nó – thế giới mà hoàn toàn độc lập với ý thức của chúng ta, lại không xuất hiện trong chúng ta; một khi nó xuất hiện thì sự tự ý thức về chúng không tách rời con người với tư cách là chủ thể. Quan niệm này của I. Kant đã mở đường cho nhiều trào lưu triết học mới mặc dù khác với I. Kant, trung tâm của tâm của triết học phương Tây thế kỷ XX không phải là học thuyết về lý tính, không phải nhận thức luận và lôgic học, mà là bản thể luận. Có thể thấy rằng trong thế kỷ XX, mặc dù không còn trường phái triết học I. Kant nào tồn tại nhưng gần như các trào lưu triết học thời kỳ này cũng bắt đầu từ sự phân tích hoặc một cuộc đối thoại về I. Kant, bắt đầu từ 159 Charles S. Peirce qua Georg Simmel, Edmund Husserl, Karl Jaspers, Max Scheler, Martin Heidegger, Ernst Bloch cho đến Theodor Adorno và Karl Popper. Cũng như những trào lưu triết học nói trên, trong triết học phân tích của Quyne đã có những bài giảng về I. Kant và một số bài viết luận giải nổi tiếng về Phê phán lý tính thuần tuý và Phê phán lý tính thực hành. Trường phái Erlangen (Erlanger Konstruktivismus) lại ảnh hưởng và theo sát học thuyết của I. Kant, cũng như giữ một vai trò điểm tựa nơi Karl-Otto Apel với cách tiếp cận chuyển hoá Triết học tiên nghiệm nghiệm (Transformation der Transzendentalphilosophie). Trong thời gian từ năm 1950 đến nay, một nhóm triết gia khác lại tiếp nối học thuyết của I. Kant về mặt duy lý phê phán (Kritische Rationalität), như Helmut Holzhey, Dieter Henrich, Gerold Prauss, Norbert Hinske, Herbert Schnädelbach, Rainer Brandt hoặc Otfried Höffe. Cũng có những đại biểu tại Mỹ như Paul Guyer và Henry E. Allison cũng tiếp nối những tư tưởng của học thuyết này. Tuy nhiên, có một điểm cần phải nhấn mạnh ở đây là chính là sự tiếp nối trong nghiên cứu của các triết gia này chính là việc nhấn mạnh sự phục hưng luân lý, trách nhiệm (deontologische Ethik), cũng trong quan niệm của I. Kant về chủ thể đạo đức tiên nghiệm được thể hiện mạnh mẽ trong học thuyết công bằng của John Rawls. Các trào lưu triết học này cũng phân tích và đánh giá nhiều về các quan niệm trong lĩnh vực mỹ học và triết học tôn giáo của I. Kant. Bên cạnh đó, tư tưởng đề cao tính đặc thù của con người, coi con người là một thực thể bí ẩn, độc nhất vô nhị, vượt ra ngoài khả năng khám phá của các công cụ nhận thức truyền thống, kể cả bản thể luận và nhận thức luận, kể cả lôgic học, đạo đức học và thẩm mỹ học, kể cả triết học tự nhiên, triết học xã hội và triết học lịch sử của I. Kant còn là một tư tưởng rất độc đáo, trước ông chưa từng được phát biểu một cách tường minh trong kho tàng tri thức nhân loại (Socrate tuy dường như cũng có nói đến sự bí ẩn của đời sống con người, song ông hướng tới khám phá sự bí ẩn đó bằng các công cụ duy lý của tư duy trừu tượng). Với I. Kant, tính bí ẩn và độc nhất vô nhị của sự tồn tại người được khẳng định là vượt ra ngoài khuôn khổ của nhận thức duy lý; bởi vậy, nhận thức con người là nhằm luận giải những hiện tượng cá nhân đầy bản sắc, những hành vi và hoạt động phức tạp của con người trong các thiết chế xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử. Tư tưởng này về sau được S. Kierkegaard, F. Dostoievski, M. Heidegger, H. Rickert, M. Scheler, J. Sartre cùng một số nhà triết học hiện sinh khác khai thác và phát triển thêm làm lộ ra rõ hơn tính hợp lý của nó. Với sự ứng dụng ngày càng sâu hơn của thông diễn học (heurmernetics), tư tưởng này càng được thể hiện và được chứng minh là một hướng đi rất chủ yếu trong nhận thức con người với tất cả tính phức tạp của đối 160 tượng này - con người, một thực thể vừa sinh học vừa xã hội, vừa cá nhân vừa tộc loại, vừa vật chất trần tục vừa tinh thần thiêng liêng Như vậy có thể khẳng định rằng cho đến nay I. Kant vẫn là triết gia được các trào lưu triết học phương Tây hiện đại nghiên cứu và luận giải nhiều nhất. Điều này được thể hiện qua hàng nghìn công trình được phát hành trong năm 2004 nhân kỉ niệm 200 ngày mất của ông. Với việc đặt vị trí ưu tiên của thực tiễn, của ý thức đạo đức vươn lên bên trên cái ý thức lý luận trừu tượng của I. Kant, chúng ta thấy rằng theo I. Kant tất cả mọi hoạt động suy tư, lý luận của con người, kể cả trong lĩnh vực nhận thức lý luận đều được thực hiện và định hướng bởi nhu cầu thực tiễn của con người, tức là phụ thuộc vào việc con người theo đuổi mục đích đạt tới lợi ích đời sống thực tiễn và mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xung quanh. Như C. Mác đã khẳng định phát hiện ra tính tích cực của con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động là công lao của các nhà triết học duy tâm, trong đó có I. Kant. Khả năng nhận thức của con người là vô hạn, con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới này, mọi bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ nếu còn đóng kín với thế hệ trước thì sẽ được làm sáng tỏ ở thế hệ sau. Tuy nhiên, để làm được điều đó ở mỗi thời đại cụ thể cần không ngừng phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của con người với tư cách là chủ thể trong mọi hoạt động. Với quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, chúng ta thấy rằng để phát triển con người một cách toàn diện chúng ta cần tiếp cận con người với tư cách là chủ thể với đầy đủ các năng lực trí tuệ thông qua ba lĩnh vực: nhận thức luận, đạo đức học và thẩm mỹ. Có thể nói đây là cách tiếp cận hết sức độc đáo của I. Kant đồng thời cũng là cách làm rất thuyết phục, bởi lẽ đây là ba năng lực chỉ có ở con người, đồng thời có ba năng lực này con người mới trở nên hoàn thiện và sống đúng với giá trị “Người” nhất. Con người cần phải tin vào chân lý, làm điều thiện và tin tưởng vào cái đẹp, đó là điều I. Kant muốn nhắn gửi tới nhân loại. Trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, ông đã không tách rời chủ thể nhận thức tiên nghiệm với chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm nhằm mục đích hướng con người tới sự phát triển toàn diện để đạt được giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Có thể thấy rằng, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm - hướng con người tới sự phát triển toàn diện để đạt được giá trị Chân - Thiện - Mỹ có giá trị thời đại sâu sắc, bởi lẽ ngày nay chiến lược phát triển con người ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn không nằm ngoài những định hướng của ông. Phát triển con người toàn diện ở những thập niên đầu thế kỷ XXI, trước hết phải nói đến sự phát triển về trí tuệ, tri thức, hiểu biết, phát triển con người về mặt trí lực. Từ góc độ cá nhân, trí tuệ, tri thức là một trong những yếu tố không thể thiếu làm nên vẻ đẹp và sức mạnh con người trong xã hội 161 hiện đại, là yếu tố không thể thiếu để con người phát huy năng lực chủ động, tích cực, sáng tạo; từ góc độ xã hội, đó là yếu tố không thể thiếu trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với những công lao to lớn như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa khi nhận định rằng I. Kant là một trong số những triết gia vĩ đại nhất trong nền triết học cổ điển Đức. Tiểu kết chƣơng 4 Quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm vừa có cả những giá trị và hạn chế. Những giá trị to lớn mà ông mang lại đó là: chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I. Kant là những gợi mở không thể thiếu cho lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin. Mặc dù chủ thể nhận thức của I. Kant còn đứng trên lập trường duy tâm song không thể phủ nhận rằng nó đã mở đầu cho việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữ tư duy và tồn tại một cách trọn vẹn. Hơn thế, chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I. Kant chứa đựng những yếu tố biện chứng và thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, đối với I. Kant chủ thể nhận thức được tự do trong nhận thức và sáng tạo. Chủ thể ấy còn gắn bó chặt chẽ với chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn các giá trị Chân - Thiện - Mỹ ở con người nhằm trả lời cho câu hỏi thứ tư trong hệ thống triết học đồ sộ của I. Kant: Con người là gì? Tuy nhiên chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant cũng không tránh khỏi những hạn chế. Đó là chủ thể tiên nghiệm trên nền tảng thế giới quan của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm, không phải là chủ thể hoạt động thực tiễn, vì thế cuộc cách mạng mà ông tạo ra trong lý luận nhận thức cũng chỉ trên lĩnh vực tinh thần mà thôi. Mặt khác, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm vẫn chưa thoát khỏi phương pháp siêu hình. Vượt lên tất cả những hạn chế đó, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm có những ảnh hưởng không nhỏ đối với triết học Mác đặc biệt là việc xây dựng quan niệm quan người và bản chất con người trong triết học Mác đồng thời quan niệm này của ông còn có ảnh hưởng không nhỏ đối với các nhà triết học phương Tây sau ông. 162 KẾT LUẬN Như vậy có thể thấy rằng, từ khi bộ ba tác phẩm Phê phán của I. Kant ra đời, nó đã như tiếng nổ Big bang trong giới triết học. Mọi thứ bắt đầu được làm lại hoàn hảo hơn dựa trên chất liệu là những mảnh vỡ của những gì đã bị phá hủy trước đó và những chất liệu mới do I. Kant sáng tạo ra. I. Kant đưa ra quan niệm về chủ thể tiên nghiệm có những đóng góp vô cùng quan trọng trong lịch sử nhận thức nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử, I. Kant đã tạo bước đột phá khi ông là người dám đặt ra cho triết học của mình nhiệm vụ phê phán cả chủ nghĩa duy kinh nghiệm lẫn chủ nghĩa duy lý cực đoan để từ đó mở ra một hướng giải quyết mới cho nhận thức luận với phương châm “tư tưởng thiếu nội dung thì trống rỗng, trực quan thiếu khái niệm thì mù quáng”. Bằng lối lập luận đó, I. Kant đã chỉ ra được cấu trúc và những năng lực cơ bản của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, đó là năng lực cảm tính, năng lực giác tính, thông giác và lý tính, đồng thời, ông cũng chỉ rõ giới hạn nhận thức mà con người không thể vượt qua khi ông khẳng định “vật tự nó” không thể nhận thức được. Bên cạnh đó, với sức sáng tạo mới, I. Kant đã thiết lập nên nền Siêu hình học mà trước đó nó chỉ ở dạng tiềm ẩn trong những định đề chưa một ai phát biểu. Và hiển nhiên, không điều gì được tạo ra mới hoàn toàn mà không phải dựa trên những gì đã có trước. Nhờ học thuyết duy nghiệm, duy lý, duy vật, duy tâm, rồi xem xét nó qua công cụ là lăng kính tiên nghiệm, I. Kant đã thiết lập nên một học thuyết mới - học thuyết phê phán, mà đối tượng của nó là lý tính của con người. Bởi, lý tính, một đặc ân, một khả năng vốn có luôn tồn tại hiện hữu trong mỗi con người. Nó chính là công cụ xây dựng hạnh phúc cho con người; và chính nó, chứ không phải là một đấng toàn năng nào có thể mang lại hạnh phúc thực sự cho con người. Xét cho cùng, dù con người có làm gì, có đề ra bao nhiêu ý tưởng cũng cùng hướng đến mục tiêu này. Nhưng hạnh phúc, con người - với vị thế cao nhất trong muôn loài phải làm gì để thành tựu đúng nghĩa? Những nội dung trình bày ở trên cũng đủ nói lên ý nghĩa này. Như đã nói ở trên, đối tượng mà I. Kant hướng đến để xem xét đó là lý tính. Ông đã thực hiện một bước đột phá mới trong lối tư duy cho cả khoa học nhân bản và vũ trụ. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là đạo đức học. một môn cần thiết và cấp bách nhất trong xã hội. Có thể nói, khoa học và đạo đức là hai vấn đề lớn mà ông quan tâm nhất, qua câu nói mang tính nghệ thuật hoá sau đây: “Hai điều tràn ngập trong tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý [đạo đức] ở trong tôi” [51, 163 tr.278]. “Bầu trời đầy sao” là đối tượng mà I. Kant ngưỡng mộ, và là mục tiêu của khoa học hướng đến. Nhưng chính “quy luật đạo đức ở trong tôi” chính là điều khiến ông kính sợ, vì nó đưa đến hạnh phúc và sự Thiện toàn hảo. Nghiên cứu về chủ thể tiên nghiệm của I. Kant là chúng ta đang thừa hưởng gia tài phương pháp luận chặt chẽ nhất. I. Kant đã thiết lập một nền tảng mà từ đó có thể xây dựng một thế giới hoà bình và vĩnh cửu. Tuy rằng, con người, với giới hạn tri thức không thể nào đạt được sự toàn hảo nhưng có quyền hi vọng về việc ấy. Mỗi cá nhân hãy tự đặt ra châm ngôn cho chính mình, đồng thời hãy hành động sao cho nó biến thành một quy luật thực hành phổ biến. Đây là trách nhiệm không của riêng một cá nhân nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Khoa học có thể mang lại tiện nghi vật chất cho đời sống nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ để con người sống hạnh phúc; chỉ có đạo đức mới giúp con người làm được điều ấy. Tóm lại, có thể khẳng định rằng, nếu bỏ qua những hạn chế có tính chất lịch sử chúng ta không thể phủ nhận được những điểm tích cực trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm khi ông nhấn mạnh đến tích cực của chủ thể tiên nghiệm nói chung và chủ thể nhận thức tiên nghiệm nói riêng, thông qua việc nhấn mạnh tư tưởng về tính tích cực của các phạm trù, tính quy định phạm trù của ý thức con người. Và I. Kant cũng là người đầu tiên đột phá và phá vỡ quan niệm siêu hình và phương pháp tư duy siêu hình. I. Kant đã coi bản chất của ý thức không phải như sự phản ánh thụ động khách thể, do vậy, ông nhấn mạnh đến tính tích cực, đến sự hoạt động và sức mạnh của ý thức con người. 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Thị Hồng Nhung (2013), Cấu trúc và những năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I.Cantơ, Tạp chí Triết học, số 2, tr.79-88. 2. Vũ Thị Hồng Nhung (2017), Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm trong triết học I. Kant, Tạp chí Triết học, số 2, tr.66 - 72. 3. Vũ Thị Hồng Nhung (2020), Về khái niệm chủ thể tiên nghiệm trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 6, tr.61- 65. 4. Vũ Thị Hồng Nhung (2021), Phạm trù “tự do” trong đạo đức học của I.Kant - giá trị và hạn chế của nó, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 4, tr.45 - 50. 5. Vũ Thị Hồng Nhung (2019), Giá trị của triết học cổ điển Đức trong thế giới đương đại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu tiếng Việt 1. Vĩnh An (2008), Hỏi đáp siêu hình học, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 2. Lý Anh và Vương Tiểu Lý (2005), Tinh hoa trí tuệ nhân loại, Người dịch: Nguyễn Tuấn Minh, Nxb Lao động. 3. E. Forrest Braid (2006), Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida, Người dịch: Lưu Văn Hy và Đỗ Văn Thuấn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 4. Các triết gia lớn (1999) (Les grandes Philosophies), Nxb Thế giới. 5. Howard Caygill (2013), Từ điển triết học I. Kant, Chủ trương và hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Tri thức. 6. Quang Chiến (Chủ biên - 2000), Chân dung Triết gia Đức, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây. 7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), “Quan niệm của I. Kant về tính tích cực của chủ thể nhận thức” trong I. Cantơ - Người sáng lập nền Triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.75 - 82. 8. Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp (2001), Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), Triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII R. Đềcáctơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Đạo đức học của I. Kant và ý nghĩa hiện thời của nó” trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.433 - 440. 11. David Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Người dịch: Lưu Văn Hy và nhóm Trí tri, Nxb Văn hóa Thông tin. 12. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2006), Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Edward Craig (2010), Triết học, Người dịch: Phạm Kiều Tùng, Nxb Tri thức. 14. Ngô Thị Mỹ Dung (2006), “Triết học đạo đức của Cantơ (I. Kant) và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây”, trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 441 - 457. 15. Ngô Thị Mỹ Dung (2018), Triết học đạo đức của I. Kant và ảnh hưởng đối với triết học Đức thế kỷ XIX, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 166 16. Khuất Duy Dũng (2005), “Lý tính triết học Tây Âu cận hiện đại và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm”, Tạp chí Triết học, số 9. 17. Khuất Duy Dũng (2006), Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức luận I. Cantơ (I. Kant), Luận văn Thạc sỹ Triết học, Hà Nội. 18. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 19. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học I. Kant, Nxb Văn hóa Thông tin. 20. Trần Thái Đỉnh (2006), Triết học Descartes, Nxb Văn học. 21. JR S.E Frost (2008), Những vấn đề cơ bản của triết học, Biên dịch: Đông Hương và Kiến Văn, Nxb Từ điển Bách Khoa. 22. Vũ Thị Hải (2013), Một số quan điểm đạo đức cơ bản của Aristotle và I. Kant, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 23. Nguyễn Vân Hạnh (2017), Chủ thể nhận thức trong triết học I. Kant và ý nghĩa hiện thời của nó, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 24. Nguyễn Vũ Hảo (2006), “Tư tưởng của I. Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức trong nhân học”, trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.155-169. 25. Nguyễn Vũ Hảo (2007), “Quan niệm về cấu trúc của cái tôi: Sự chuyển biến từ I. Kant và Schopenhauer đến Wittgenstein”, trong Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.88 - 103. 26. Nguyễn Vũ Hảo (2016), Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội. 27. Nguyễn Vũ Hảo (Chủ biên, 2016), Đạo đức học phương Tây hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội. 28. Nguyễn Vũ Hảo (Chủ biên, 2016), Giáo trình triết học phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 29. Nguyễn Thị Hảo (2010), Quan điểm triết học lịch sử của I. Kant, Luận án Tiến sĩ triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 30. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên, 2006), Triết học: Phần 1 - Lịch sử triết học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 31. Heisenberg, Werner (2009), Vật lý và triết học - cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại, Người dịch: Phạm Văn Thiều và Trần Quốc Túy, Nxb Tri thức, Hà Nội. 167 32. Nguyễn Chí Hiếu (2005), Triết học Cantơ dưới nhãn quan của G.W.F. Hêghen, Tạp chí Triết học, (4), tr.55 - 60. 33. Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, Phạm Quỳnh Trang (2008), Hiện tượng học Husserl, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 34. Nguyễn Chí Hiếu (2010), Vấn đề bản thể luận trong Triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Luận án Tiến sỹ triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 35. Nguyễn Chí Hiếu (2014), Bản thể luận triết học cổ điển Đức, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 36. Nguyễn Chí Hiếu (2015), Về khái niệm “siêu nghiệm” trong triết học I. Kant, Tạp chí Triết học, (2), tr.63 -71. 37. Ted Honderich (2002), Hành trình cùng Triết học, Biên dịch: Lưu Văn Hy, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 38. Đỗ Minh Hợp (1997), “Vai trò của triết học I. Kant đối với sự phát triển của triết học”, trong (Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Cantơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Đỗ Minh Hợp (2006), Bản thể luận Huxéc với chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của Cantơ (I. Kant), trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.224 - 239. 40. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 41. Đỗ Minh Hợp (2010), Đại cương lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Đỗ Minh Hợp (2011), Nhập môn triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Yu, Huang - Chieh (2007), “Luận thuyết về cảm nhận cái đẹp dựa trên sự phân tích ý thức: từ phán đoán nhận thức đến phán đoán thẩm mỹ” trong Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 44. Đỗ Huy (1997), “Vị trí của mỹ học Cantơ (I. Kant) trong lịch sử mý học trước Mác”, trong I. Cantơ - Người sáng lập nền Triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.158 - 171. 45. Đỗ Huy, Nguyễn Trọng Dung (Đồng chủ biên, 2011), Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-XIV - Triết học Imanuin Cantơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 168 47. Bùi Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Đại (2011), Khái lược lịch sử triết học, Nxb Lý luận Chính trị. 48. Bùi Thị Thanh Hương và Nguyễn Đình Trình (2014), Lịch sử triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội. 49. E.V. Ilencôv (2003), Lôgic học biện chứng, Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nxb Văn hóa Thông tin. 50. Karl Jaspers (2003), Triết học nhập môn, Người dịch: Lê Tôn Nghiêm, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Huế. 51. I. Kant (2004), Phê phán lý tính thuần túy, Dịch và chú giải: Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Văn học. 52. I. Kant (2007), Phê phán lý tính thực hành, Dịch và chú giải: Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Văn học. 53. I. Kant (2008), Phê phán năng lực phán đoán, Dịch và chú giải: Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Văn học. 54. Âu Dương Khang (2006), “Phương thức tư duy chủ thể tính của I. Cantơ về những gợi mở của nó đối với đương đại,” trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 45 - 69. 55. Đỗ Văn Khang (2006), “Immanuen Cantơ (I. Kant) và nhận thức luận hiện đại” trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.264 - 270. 56. Đỗ Văn Khang (2008), Lịch sử Mỹ học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Đỗ Văn Khang (2010), Mỹ học Mác - Lênin, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 58. Vũ Thị Thu Lan (2003), “Tự do và đạo đức của chủ thể trong đạo đức học Cantơ (I. Kant)”, Tạp chí Triết học, số 9. 59. Vũ Thị Thu Lan (2004), Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Cantơ (I. Kant), Luận văn Thạc sĩ triết học. 60. Vũ Thị Thu Lan (2006), “Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học Cantơ (I. Kant)”, Tạp chí Triết học, số 5. 61. Vũ Thị Thu Lan (2010), Đạo đức học của I. Kant và những giá trị, hạn chế của nó, Luận án Tiến sĩ triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 62. Phạm Minh Lăng (1996), “Cái tiên nghiệm trong triết học Cantơ (I. Kant)”, Tạp chí Triết học, số 2. 63. Phạm Minh Lăng (2005), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb Văn hóa Thông tin. 169 64. V.I. Lênin (1980), “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,” trong Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ Mátxcơva. 65. V.I. Lênin (1981), “Bút ký triết học,” trong Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva. 66. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. Lịch sử triết học, gồm 3 tập, (1991), Nxb Văn hóa - Tư tưởng, Hà Nội. 68. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen và “Lời nói đầu; Tình cảnh nước Anh. Thế kỷ mười tám,” trong Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán; Tình hình nước Đức,” trong Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 70. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Luận cương về Phoiơbắc; Hệ tư tưởng Đức,” trong Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 71. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Phê phán cương lĩnh Gôta; Sự phát triển của xã hội từ không tưởng đến khoa học; Sự khốn cùng của triết học,” trong Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Chống Đuyrinh; Biện chứng của tự nhiên”, trong Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 73. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,” trong Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 74. C.Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75. Bryan Magee (2003), Câu chuyện Triết học, Người dịch: Huỳnh Phan Anh và Mai Sơn, Hiệu đính: Phạm Viên Phương, Nxb Thống kê. 76. Bernerd Morichere và nhóm giáo sư triết học các trường đại học Pháp (2010), Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại, Biên dịch: Phan Quang Định, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 77. Trần Văn Hiến Minh (1966), Từ điển và danh từ triết học, Tủ sách Ra Khơi, Nxb Sài Gòn. 78. Hữu Ngọc, Dương Phú Hiệp và Lê Hữu Tầng (1987), Từ điển triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 79. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), “Vấn đề tự do và tất yếu trong triết học Cantơ” trong I. Cantơ - Người sáng lập nền Triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.121 - 126. 80. Nguyễn Thế Nghĩa (Chủ biên, 2004), Tuyển tập Tạp chí Khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội. 170 81. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên đề triết học, Nxb Khoa học Xã hội. 82. Lê Tôn Nghiêm (2004), Lịch sử triết học Tây phương, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 83. Lê Tôn Nghiêm (2007), Đâu là căn nguyên tư tưởng? Hay con đường triết lý từ I. Kant đến Heidegger, Nxb Văn học. 84. Nguyễn Thu Phong (2002), Minh triết trong tư tưởng phương Tây, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 85. Vương Đức Phong và Ngô Đình Hiếu (2003), Thập đại tùng thư -10 nhà tư tưởng lớn thế giới, Người dịch: Phong Đảo, Nxb Văn hóa thông tin. 86. Trần Văn Phòng (2006), “Lý luận nhận thức của I. Kant thời kỳ “phê phán” - giá trị và hạn chế” trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.271 - 280. 87. Trần Văn Phòng (2016), Bản thể luận và nhận thức luận trong triết học phương Tây trước Mác, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 88. Hồ Sỹ Quý (2006), “Từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người” trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.293 - 310. 89. Stanley Rosen (2004), Triết học Nhân sinh, Biên dịch: Nguyễn Minh Sơn, Lưu Văn Hy và Nguyễn Đức Phú; hiệu đính: Hoàng Thị Thơ, Nxb Lao động, Hà Nội. 90. Dagobert D. Runes (2009), Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại, Người dịch: Phạm Văn Liễn, Nxb Văn hóa Thông tin. 91. William.S SahaKan và Mabel.L SahaKan (2001), Tư tưởng của các Triết gia vĩ đại, Người dịch: Lâm Thiện Thanh và Lâm Duy Chân, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 92. Nguyễn Văn Sanh (2003), Vấn đề tự ý thức trong lịch sử triết học phương Tây (từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học Mác), Luận án Tiến sỹ Triết học, Viện Triết học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội. 93. Hà Thiên Sơn (1998), Lịch sử triết học, Nxb Trẻ. 94. Mai Sơn (2007), 101 triết gia, Hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Tri thức. 95. Phương Kỳ Sơn (2000), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 96. Enoch Samuel Stumpf và Donald. C Abel (2003), Nhập môn triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp TPHCM. 97. Enoch Samuel Stumpf (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Biên dịch: Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy, hiệu đính: Nguyễn Việt Long, Nxb Lao động, Hà Nội. 98. Lê Công Sự (2003), “Mối quan hệ giữa các phạm trù và hệ thống các luận đề giác tính thuần túy trong triết học I. Kant”, Tạp chí Triết học, số 8, tr.48. 171 99. Lê Công Sự (1996), “Quan niệm về vật tự nó của I. Kant và sự đánh giá của một số nhà triết học tiêu biểu về quan niệm đó”, Tạp chí Triết học, số 1, tr.42. 100. Lê Công Sự (2007), Học thuyết phạm trù trong triết học I. Kant, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 101. Lê Công Sự (2006), Triết học cổ điển Đức, Nxb Thế giới. 102. Taranốp, P.S. (2000), 106 nhà thông thái, Dịch và Hiệu đính: Đỗ Minh Hợp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. Tarnas, Rchard (2008), Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây, Người dịch: Lưu Văn Hy, Nxb Văn hóa Thông tin. 104. Vũ Minh Tâm (Chủ biên, 2006), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 105. Trần Đức Thảo (1995), Lịch sử tư tưởng trước Mác, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 106. Đặng Hữu Toàn (2004), “Quan niệm của I. Cantơ về vị trí và vai trò của “lý tính thực tiễn””, Tạp chí Triết học, số 5, tr.22 - 29. 107. Đặng Hữu Toàn (2004), “Phép biện chứng tiên nghiệm của I. Kant - học thuyết về lý tính con người”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 5, tr.35. 108. Đặng Hữu Toàn (2004), “Siêu hình học tiên nghiệm của I. Kant - “bước ngoặt Côpécníc” trong lịch sử Triết học”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 12, tr.29. 109. Trịnh Trí Thức và Nguyễn Vũ Hảo (Chủ biên, 2006), “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 110. Hà Huy Tuấn (2005), Quan niệm của I. Kant về bản chất của nhận thức trong tác phẩm phê phán lý tính thuần túy, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Hà Nội. 111. Nguyễn Anh Tuấn (2005), “Lôgíc học siêu nghiệm của I. Cantơ”, Tạp chí Triết học, số 5, tr.44 - 50. 112. Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Chất thể và mô thức của tư duy (Góp thêm lời bàn cho vấn đề nội dung và hình thức của tư duy)” trong Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.344 - 373. 113. Từ điển triết học (do một tập thể các nhà triết học Liên Xô biên soạn, Chủ biên M. Rô-den-tan và P.I-u-din) (1976), Nxb Sự Thật, Hà Nội. 114. Nguyễn Ước (2009), Các chủ đề triết học, Nxb Tri thức. 115. Nguyễn Ước (2009), Đại cương triết học Tây phương, Nxb Tri thức. 116. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1962), Lịch sử triết học: Triết học cổ điển Đức, Nxb Sự thật, Hà Nội. 172 117. Viện Triết học (1997), I. Cantơ - Người sáng lập nền Triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 118. Viện Triết học - Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (1998), Lịch sử phép biện chứng cổ điển Đức, Dịch và Hiệu đính: Đỗ Minh Hợp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 119. Nguyễn Trọng Viễn (1996), Lịch sử triết học phương Tây, tập I, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 120. Nguyễn Trọng Viễn (1998), Lịch sử triết học phương Tây, tập IV, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 121. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 122. Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Quan niệm của I. Kant về “vật tự nó”, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.  Tài liệu tiếng Anh 123. Henry E. Allison (1996), Idealism and freedom, Cambridge University Press. 124. Karl Ameriks, (Edited, 2000), The Cambridge Companion to Germann Idealism, Cambridge University Press. 125. Robert Audi (General editor, 1996), The Cambridge Dictionnary of Philosophy, Cambridge University Press. 126. Cambridge University Press (2008), Kant’s Moral and Legal Philosophy, Edited by Karl Ameriks and Otfried Hoffe, Translated by Nicholas Walker. 127. Ruth F. Chadwik, (Edited, 1992), Immanuel Kant. Critical Assesments, Volume I. Routlege, London and New York 128. Ruth F. Chadwik, and Clive Cazeaux, (Edited, 1992), I. Kant. Critical Assesments, Volume II. Routlege, London and New York 129. Ruth F. Chadwik, and Clive Cazeaux, (Edited, 1992), I. Kant. Critical Assesments, Volume III, Routlege, London and New York 130. Ruth F. Chadwik, and Clive Cazeaux, (Edited, 1992), I. Kant. Critical Assesments, Volume IV. Routlege, London and New York. 131. Sebastian Gradner (1999), I. Kant and The Critique of Pure Reason, Routledge, London. 132. Otfried Hoffe, I. Kant’s Critique of pure reason the foundation of modern philosophy, for other titles published in this series, go to www.springer.com /series/6545. 173 133. Christopher Insole (Nov,2006), I. Kant’s Transcendental Idealism and Newton’s Divine Sensoriu, Journal of the History of Ideas, Volume 72, Number 3 (July 2011). 134. I. Kant (1996, first edn 1783), Prolegomena to any future metaphysics that can qualify as a science, Translated by P. Carus, La Salle: Open Court. 135. I. Kant (1996), The Metaphysics of Morals, Edited and translated by Mary Gregro, Introduction by Roger Sullivan, Cambridge University Press. 136. I. Kant (1997), Prolegomena to any future metaphysics, Edited by Gary Hatfiel, Cambridge University Press. 137. I. Kant (1998), The Critique of Pure Reason, Translated and ed by Paul Guyer and Allen W. Wood, Cambridge University Press. 138. I. Kant (1999), The Critique of Practical Reason, Translated and edited by Pau Guyer and Allen W. Wood, Cambridge University Press. 139. I. Kant (1999), The Critique of Judgement, Translated and edited by Paul Guyer and Allen W. Wood, Cambridge University Press. 140. I. Kant (2002), Groundwork for the Metaphysics of Morals, Edited and translated by Allen W. Wood, Yale University Press. 141. I. Kant (2003), The Metaphysical Elements of Ethics, Translated by Thomas Kingsmill Abbott. 142. I. Kant (2006), Anthropology from a Pragmatic Point of View, Transanlated by Robert B. Louden, Cambridge University Press. 143. Michael J. Olson (May 2013.), I. Kant’s Transcendental and Metaphysical Idealism, Under the Direction of Julie R. Klein ii. 144. Paulsen (1910), I. Kant, New York. 145. Derk Pereboom “Philosophy and Phenomenological Research” - I. Kant on Transcendental Freedom, Vol. 73, No. 3 pp. 537-567. 146. Untermann (1995), Science and Revolution, Chicago. 174 PHỤ LỤC: CÁC THUẬT NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Tiếng Việt Tiếng Đức Tiếng Anh Cái tôi kinh nghiệm empirisches Ich empirical ego Cái tôi tiên nghiệm transzendentales Ich transcendental ego Cảm năng/cảm tính Sinnlichkeit sensibility Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm transzendenteler Idealismus Transcendental idealism Chủ thể tiên nghiệm transzendentales Subjekt transcendental subject Chủ thể nhận thức kinh nghiệm empirisches erkennendes Subjekt Empirical cognitive subject Chủ thể nhận thức tiên nghiệm transzendentales erkennendes Subjekt transcendental cognitive subject Chủ thể đạo đức tiên nghiệm transzendentales moralisches Subjekt transcendental moral subject Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm transzendentales ästhetisches Subjekt transcendental aesthetic subject Giác tính Verstand understanding Lý tính Vernunft reason Mô thức (Hình thức) Form form Nghịch lý (Mâu thuẫn) Antinomie antinomy Siêu nghiệm transzendent Transzendenz transcendent transcendence Thế giới hiện tượng Phaenomenale Welt phenomenal world Thông giác Apperzeption apperception Thông giác kinh nghiệm empirische Apperzeption empirical apperception Thông giác tiên nghiệm transzendentale Apperzeption transcendental apperception Tiên nghiệm transzendental Transcendental Tính thụ nhận Rezeptivität receptivity Trực quan Anschauung Intuition Vật tự thân (Vật tự nó) Ding an sich Thing in itself 175 PHỤ LỤC: BẢN CHỈ DẪN TÊN NGƢỜI ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Aristotles (Arixtốt, 384 -322 tr.CN): 10, 42, 44, 107, 121 Bacon, Francis (Phranxis Bêcơn, 1561-1626): 42, 43, 50,84 Berkeley, George (Gioóc Béccơly, 1685-1753): 46, 47, 48, 61, 81 Bruno, Giordano (G. Brunô, 1548 - 1600): 38 Copernicus, Nicolaus (Nicôlai Côpécnic, 1473 - 1543): 13, 38, 63, 64, 71, 73, 74, 76, 78, 137, 136, 146 Democritos (Đêmôcrít, 460 - 370 tr.CN): 42 Descartes, Rene (Rêne Đềcáctơ, 1596 - 1650): 13, 14, 29, 38, 39, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 60, 61, 68, 71, 84, 145 Diderot, Denis (Đêni Điđơrô, 1713 - 1784): 35 Euclid (Ơcơlít, 330-275.tr.CN): 12, 54 Engels, Friedrich (Ph. Ăngghen, 1820 - 1895): 1, 26, 33, 36, 96, 144, 150, 152, 153, 154, 155 Ilencôv, Evand Vaxilevich (I lencốp): 18 Epiquya (Êpiquya, 341 - 270 tr.CN):10, 107 Feuerbach, Ludwig Andreas (Lútvíc Anđờrây Phoi ơ bắc, 1804 - 1872): 14, 140 Fichte, Johann Gottlieb (Phíchtơ, 1762 - 1814): 1, 21, 26, 61, 155 Galenus (Galen, 129 - 210): 42 Galilei, Galileo (Galilê ô Galilê, 1564 - 1642): 38 Hegel, Georg Wilhelm Friedrich (Hêghen, 1770 - 1831): 1, 14, 27, 28, 61, 96, 137, 139, 141, 155 Heidegger, Martin (Haiđơgơ, 1889 - 1976):18, 26, 29,159 Hipporates (Hipôcrat, 460 - 380 tr.CN): 42 Holbach, Baron d' (B. Hônbách, 1723 - 1789): 35, 36 Howard Caygill (Haoguốc Câygin,1958): 25 Hume, David (Đavít Hume,1711-1776): 14, 47, 48, 49, 57, 58, 61, 65, 68, 76, 80, 121, 129, 135 Huserl, l Edmund (Huxéc, 1859 - 1938): 1, 29, 159 I.Kant, Immanuel (Immanuin Cantơ, 1724 -1804):1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 176 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, , 163. Kepler, Johann (Giôhan Képlơ, 1571 - 1630): 38, 39 Lavoisier, Antoine Laurent de (Antôni Lauren đờ La voa rê, 1743 - 1794): 12, 13 Leeuwenhoek, Philips van (Philíp van Lavenhúc, 1632 - 1723): 12 Leibniz, Gofritt Wilhem (Gophrít Vinhem Lépnít, 1646 - 1716): 13, 14, 50, 52, 54, 55, 56, 60, 61, 65, 145 Lenin, Vladimir Ilitsch (V.I. Lênin, 1870 - 1924):3, 26, 96, 105, 143, 144, 161 Locke, John (Giôn Lốccơ, 1632 - 1704): 44, 45, 46, 55, 61 Lomonosov, Mikhail Vasilyevich (Mikhiin, Vasylyích, Lômônôxốp, 1711 - 1765): 13 Marx, Karl Heinrich (C. Mác, 1818 -1883): 1, 2, 16, 21, 26, 34, 64, 96, 105, 134, 138, 139, 140, 141, 142, 146, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 161 Michael J. Olson (Maicơn Âusăn, 1960): 11 Montesquieu (Sáclơ Đờ Môngtexkiơ, 1689 - 1775): 35 Newton, Isaac (Isắc Niutơn, 1643 - 1727): 13, 38, 39, 60 Plato (Platôn, 427 - 347 tr.CN): 56, 92, 120, 121, 145 Protagoras (Prôtago, 490-420.tr.CN): 135 Pythagoras (Pitago, 580 -572. tr.CN): 12 Rousseau, Jean Jacques (Gian Giắc Rútxô, 1712 - 1778): 14, 35, 57, 63 Sebastian, Gradner (Sêbáttừn Gờrannơ,1960):11 Schopenhauer (Sôpenhauơ, 1788 - 1860): 28, 29, 156, 157 Socrates (Xôcrát, 470 - 399.tr.CN): 135 Spinoza, Baruch de (Bêkênít Xpinôza, 1632 -1677): 50, 52, 53, 54, 55, 56 Wilhelm, Friedrich II (Phờriđrích Vinhem II, 1740 - 1786):10, 60 Voltaire (Phrăngxoa Mari Vônte, 1694 - 1778): 35 Wittgenstein (Quýtcanhxtanh, 1889 - 1951): 28, 29 Wolff, Christian (Vônphơ, 1679 - 1754): 14, 45, 56, 58, 60, 65, 127

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_niem_cua_i_kant_ve_chu_the_tien_nghiem.pdf
  • pdfTrichyeu_VuThiHongNhung.pdf
Luận văn liên quan