Nghiên cứu quan niệm của triết học thực dụng về chân lý giúp chúng ta
có cơ sở để so sánh, đối chiếu với quan niệm về chân lý của các trào lƣu triết
học phƣơng Tây hiện đại và các trào lƣu triết học khác. Qua nghiên cứu vấn
đề chân lý trong triết học thực dụng Mỹ, tác giả luận án đã cố gắng đƣa ra một
cách nhìn khách quan, với mong muốn tìm thấy những giá trị tích cực vốn có
của nó trong những điều kiện nhất định. Từ quan điểm khách quan đó, tác giả
cũng thấy rõ những hạn chế cơ bản của trƣờng phái triết học này khi bàn về
vấn đề chân lý. Quan điểm khách quan đó càng khẳng định tính đúng đắn của
quan niệm về chân lý trong triết học Mác - Lênin nói riêng và lý luận nhận
thức nói chung.
165 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày
càng sâu rộng. Chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hƣởng to lớn về mọi mặt
của nƣớc Mỹ đối với thế giới, trong đó có ảnh hƣởng về văn hóa và lối sống
Mỹ đến các nƣớc phƣơng Tây nói riêng và các nƣớc trên thế giới nói chung. Để
lý giải nguyên nhân và sự ảnh hƣởng to lớn này, chúng ta có thể tìm thấy từ
những tác động tích cực của quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ
136
đến sự hình thành và phát triển của đời sống xã hội, văn hóa, lối sống Mỹ.
4.2. Hạn chế của quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ
4.2.1. Thể hiện lập trường duy tâm chủ quan
Triết học thực dụng Mỹ là một trƣờng phái triết học duy tâm chủ quan,
trong lý luận nhận thức nói chung và quan niệm về chân lý nói riêng, triết học
thực dụng Mỹ thể hiện rõ quan điểm duy tâm chủ quan. Lập trƣờng duy tâm chủ
quan của trƣờng phái triết học này đƣợc thể hiện ở sự phủ nhận hiện thực khách
quan, cũng nhƣ các quy luật của thế giới khách quan, phủ nhận vấn đề cơ bản
của triết học. Biểu hiện trong quan niệm về chân lý, triết học thực dụng bác bỏ
chân lý khách quan, khẳng định chân lý là cụ thể. Tiền đề của triết học thực dụng
lấy con ngƣời - một thực thể phi lý tính, dƣới ảnh hƣởng của những tiềm thức
làm điểm xuất phát.
C. Peirce thể hiện rõ quan điểm chủ quan trong lý luận về niềm tin, theo
ông vấn đề quan trọng không phải là nhận thức đúng hay sai mà là tin hay không
tin, chỉ cần có niềm tin chắc chắn là có thể sẵn sàng hành động. Chân lý không
còn là khách quan mà chỉ còn thuần túy là niềm tin vững chắc. Theo nguyên tắc
thực dụng của Peirce thì những khái niệm chỉ có nghĩa khi nó đem lại những
hiệu quả thực tế; Nội dung của tƣ tƣởng, khái niệm về sự vật chẳng qua cũng chỉ
là quan niệm về những hiệu quả thực tế mà nó đem lại cho con ngƣời. Quan
niệm này rất gần với Berkeley: Tồn tại là đƣợc tri giác.
Lập trƣờng duy tâm chủ quan của C. Peirce đƣợc thể hiện ngay từ đầu ông
luôn trăn trở bởi vấn đề: “Thiên Chúa giáo sẽ ra sao, nếu chúng ta nhìn nhận nó
từ lập trƣờng duy vật?” [135, T.V, đoạn 12]. Ở giai đoạn đầu trong quá trình
nghiên cứu của mình, ông chƣa thể hiện thái độ thù địch sâu sắc đối với chủ
nghĩa duy vật và còn thừa nhận ý nghĩa tích cực của nó ở một chừng mực nhất
định, ông còn cho rằng, chúng ta sẽ hành động đúng, “nếu giải thích sự vĩ đại
của thời đại chúng ta theo cách phù hợp với xu hƣớng duy vật này” [135, T.V,
đoạn 12]. Đồng thời, dựa trên lời nói nổi tiếng của Kant, ông cũng tuyên bố,
“nếu chủ nghĩa duy vật thiếu chủ nghĩa duy tâm là mù quáng, thì chủ nghĩa duy
tâm thiếu chủ nghĩa duy vật là trống rỗng” [135, T.V, đoạn 11]. Mục đích của
ông muốn tổng hợp chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, để loại bỏ các hạn
137
chế và giữ lại các ƣu điểm của cả chủ nghĩa duy tâm lẫn của cả chủ nghĩa duy
vật: “sẽ đem lại cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ hơn nhiều niềm tin trƣớc kia”
[135, T.V, đoạn 13]. Song, trên thực tế, Peirce ngày càng thiên về lập trƣờng
triết học duy tâm: “Lập trƣờng của tôi là lập trƣờng duy tâm” [135, T.V, đoạn
20]. Ông đã bắt đầu cảm thấy rằng chủ nghĩa duy vật “tất yếu phiến diện”, nó
dƣờng nhƣ không thừa nhận ý nghĩa của các tƣ tƣởng mà sự hiểu biết về chúng
cho phép hiểu biết về các sự vật. Nguyên nhân ở đây là Peirce luôn chỉ biết tới
một thứ chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy vật máy móc. Trong khi đó, Peirce
nhận thấy ƣu điểm của chủ nghĩa duy tâm là hiểu biết về vai trò của các tƣ tƣởng
trong quá trình nhận thức và trong cuộc sống con ngƣời nói chung. Ông khẳng
định rằng: “chỉ chủ nghĩa duy tâm làm cho chân lý trong khoa học trở nên có
thể” [135, T.V, đoạn 11].
Triết học thực dụng đồng nhất chân lý với hiệu quả, xem tính hữu dụng là
cái tạo nên nội dung của chân lý. Một trong những thuộc tính của chân lý là tính
hiệu quả của hành động, nhƣng đồng nhất chân lý với tính hiệu quả lại là một
quan điểm sai lầm. Chƣa bàn đến tính hiệu quả đó cho ai? Vì ai? Đƣơng nhiên,
ban đầu triết học thực dụng nói đến tính hiệu quả chung chung, đó là hiệu quả
cho số ít ngƣời trong xã hội, nhất là những ngƣời hữu sản. Về sau, các nhà thực
dụng có bổ sung tính hiệu quả cho cộng đồng. Tuy nhiên, điều đó không làm
thay đổi bản chất chân lý của triết học thực dụng, bởi trong nền kinh tế thị
trƣờng, trong đó, những quy luật kinh tế thể hiện mặt trái của nó, không có sự
bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi ngƣời; ở đó, quyền lực thuộc về số ít
những ngƣời giàu có trong xã hội thì sự thỏa mãn lợi ích của ngƣời này nhiều
khi là sự xâm hại lợi ích của ngƣời khác, thành công cho ngƣời này là sự thất bại
của ngƣời khác, không có hiệu quả, sự thỏa mãn, lợi ích và thành công cho tất cả
mọi ngƣời. Lênin đã nhận xét về quan niệm chân lý của triết học thực dụng: “Chỉ
có những quan niệm dẫn đến thành công mới có tính chất chân lý. Nhƣng còn
cần phải biết rằng chúng có tính chân lý vì chúng dẫn đến thành công hay chúng
dẫn đến thành công vì chúng có tính chân lý. Chủ nghĩa thực dụng bao giờ cũng
có khuynh hƣớng giải quyết hai cách nói này theo hƣớng thứ nhất. Lẽ phải thông
thƣờng hình nhƣ chỉ có thể giải quyết điều đó theo hƣớng thứ hai” [83, tr.617].
138
Về điểm này, triết học thực dụng thể hiện quan điểm chủ quan và đứng trên lập
trƣờng giai cấp, phần nào nhằm bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tƣ sản. Triết học
thực dụng nhấn mạnh lợi ích, coi tính hữu ích là tiêu chuẩn của chân lý, điều đó
không sai, bởi suy cho cùng lợi ích là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy xã hội phát triển. C. Mác cũng khẳng định: “...Tất cả những gì mà con ngƣời
đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” [85, tr. 109]. Sai lầm
trong quan niệm về chân lý của triết học thực dụng là đã tuyệt đối hóa lợi ích cá
nhân, lợi ích trƣớc mắt, thậm chí coi đó là mục đích của cá nhân theo đuổi, từ đó
không thể giải quyết triệt để mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng
đồng, thành công của cá nhân với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Tác giả Phạm Minh Lăng chủ yếu đề cập tới vấn đề chân lý trong triết học
thực dụng dựa trên cơ sở khái quát quan niệm về chân lý, tiêu chuẩn của chân lý,
từ đó phân tích quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng trên hai nội dung:
khái niệm về chân lý và tiêu chuẩn của chân lý. Phê phán quan niệm về chân lý
của chủ nghĩa thực dụng, tác giả viết: “Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng coi
chân lý và tiêu chuẩn của chân lý là không thỏa đáng bởi vì chân lý phải được
kiểm chứng bằng cái gì đó không phải là nó chứ không phải bằng chính nó hay
những công cụ giúp nó đạt được. Chân lý có thể là cái có giá trị từ hiệu quả
nhưng chân lý không thể chính là hiệu quả. Cần nhớ rằng việc tìm kiếm chân lý
là một công việc phải vượt qua hành vi, vượt qua thực tiễn cũng như tiến bộ về
xã hội và về khoa học” [79, tr. 490 - 491].
Tác giả Nguyễn Ngọc Ba cho rằng: “Chủ nghĩa thực dụng về bản chất là
triết học duy tâm siêu hình, coi kinh nghiệm, hiệu quả, cái có lợi là tiêu chuẩn
chân lý” [4, tr. 11]. Tác giả cũng đã nhận định: Mặc dù lối sống thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân tuy không đồng nhất với chủ nghĩa thực dụng nhƣng từ khi có lý
luận của chủ nghĩa thực dụng, lối sống đó có thể đƣợc xem là phạm trù “thực
dụng”, chủ nghĩa thực dụng đã cổ vũ cho lối sống đó “trên thực tế chủ nghĩa cá
nhân và chủ nghĩa thực dụng gắn bó với nhau” [4, tr.15].
Tác giả Melvil khẳng định rằng, chủ nghĩa thực dụng là triết học của chủ
nghĩa duy tâm chủ quan: “Dù người ta có dán những nhãn hiệu như thế nào vào
các hình thức của chủ nghĩa thực dụng, như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa
139
tự nhiên, chủ nghĩa công cụ, v.v. thì chủ nghĩa thực dụng trước hết vẫn là chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, giống như chủ nghĩa Makhơ, chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán và bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa thực chứng hiện đại” [91, tr. 8].
Tiếp đến, một số tƣ tƣởng cơ bản của chủ nghĩa thực dụng cũng đƣợc Melvil đề
cập đến nhƣ vấn đề kinh nghiệm, thực tiễn, chân lý, v.v.. Trong vấn đề kinh
nghiệm, ông chỉ rõ: “Phái thực dụng hiểu kinh nghiệm theo tinh thần duy tâm
chủ quan, theo tinh thần duy ý chí luận” [91, tr. 51] và có tính chất duy ngã luận.
Mặc dù vậy, Melvil đã đƣa ra một gợi ý để chúng ta có thể nghiên cứu, làm rõ
bản chất của chủ nghĩa thực dụng: “Nếu không chú ý đến những đặc điểm riêng
nào đó của chủ nghĩa thực dụng đã được hình thành trong điều kiện phát triển
cụ thể của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, mà chú ý đến thái độ của chủ nghĩa thực dụng
đối với những vấn đề triết học chủ yếu, nếu nhìn chủ nghĩa thực dụng theo khía
cạnh đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thì sẽ thấy rằng
chủ nghĩa thực dụng là một hiện tượng đặc sắc trong sinh hoạt tinh thần của
giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa ở các nước, là một hình thức điển hình của
triết học duy tâm chủ quan trong thời đại đế quốc chủ nghĩa” [91, tr. 7].
C. Peirce là ngƣời đầu tiên bàn đến khái niệm “hiệu quả thực tế”, khi khẳng
định tổng số những hiệu quả thực tế là khái niệm hoàn chỉnh về đối tƣợng. Nhƣng
những hiệu quả thực tế không phải mang tính khách quan, mà là những thói quen
và những cảm giác do khái niệm sinh ra. Ông xem những hiệu quả có thể cảm
giác đƣợc là tiêu chuẩn để xác định nghĩa của khái niệm. Quan niệm của Peirce về
chân lý là những hiệu quả cảm giác, thể hiện tính chủ quan mà không thấy đƣợc
tính khách quan của đối tƣợng. Thậm chí, ông còn cho rằng tiêu chuẩn của chân lý
là sự nhất trí chung của những ngƣời cùng nghiên cứu một vấn đề. Sai lầm của
Peirce là xem chân lý chẳng qua cũng chỉ là đối tƣợng của ý kiến tập thể, cho dù
ông nhấn mạnh vai trò của phƣơng pháp khoa học, nhƣng nó không làm thay đổi
tính chủ quan trong quan niệm về tiêu chuẩn chân lý.
Theo C. Peirce, không có chân lý tuyệt đối, chân lý luôn là tƣơng đối.
Mặc dù ông cố gắng đƣa ra phƣơng pháp khoa học để loại bỏ hoài nghi, nhận
thức chân lý, nhƣng hạn chế của ông là đã tuyệt đối hóa tính tương đối, phủ
nhận tính tuyệt đối của các kết luận khoa học. Còn W. James thì phủ nhận
140
tính khách quan của chân lý. Tiếp tục triển khai vấn đề, ông đồng nhất chân lý
với tính hữu dụng và xem hiệu quả, lợi ích, sự thành công là tiêu chuẩn của
chân lý. Mặc dù ông cho rằng, chân lý là vấn đề liên quan đến con ngƣời, vì
nhu cầu, lợi ích và sự thỏa mãn của con ngƣời, tính nhân bản của chủ nghĩa
thực dụng đƣợc thể hiện và tất nhiên hiệu quả, lợi ích ở đây là đối với cá
nhân. Hình nhƣ biết trƣớc ngày càng lún sâu vào lập trƣờng chủ quan trong
quan niệm về chân lý, ông đã đƣa ra sự chứng thực chân lý bằng “thực tại”.
Sự kiểm nghiệm chân lý bằng “thực tại”, nghe qua có vẻ nhƣ ông đang đem
tính thực tiễn vào tiêu chuẩn của chân lý. Nhƣng kỳ thực, cái “thực tại” và sự
“phù hợp với thực tại” theo cách hiểu và cách triển khai của ông không phải
là thực tại mang tính khách quan, mà mang tính chủ quan trong quan hệ với
đời sống tình cảm của con ngƣời, quan hệ với cái có ích cho con ngƣời. Đồng
thời, trong khi lý giải tiêu chuẩn của chân lý, ông còn khẳng định chân lý
sống dựa vào niềm tin của con ngƣời, chân lý là niềm tin đƣợc củng cố vững
chắc. Quan niệm đó của ông khẳng định chân lý mang tính chủ quan.
W. James cho rằng chân lý là thuộc tính của ý niệm chứ không phải là
thuộc tính của sự vật. Với quan điểm này, ông đã phủ nhận cơ sở khách quan của
chân lý; chân lý chỉ thuần túy lấy bản thân quan niệm làm căn cứ chứ không phải
là thế giới khách quan. Ông đồng nhất chân lý với tính hữu dụng, một quan điểm
có ích vì nó là chân lý, hoặc nó là chân lý vì nó có ích. Tính hiệu quả, có ích, sự
thành công trở thành tiêu chuẩn căn bản của chân lý. Sai lầm của ông là đã phủ
nhận tính khách quan của chân lý. Tiếp tục triển khai vấn đề, ông cho rằng tôn
giáo thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời, giúp con ngƣời đạt đƣợc thành công;
Chúa là một loại giả thiết có ích, giống nhƣ các giả thiết với tính cách là quan
niệm của chân lý; Chúa tồn tại dựa trên hiệu quả đối với con ngƣời. Do đó, bản
thân tôn giáo cũng tồn tại chân lý, vì tồn tại cái có ích. Đây thực chất là luận điệu
bảo vệ cho sự tồn tại của tôn giáo. Vì vậy, có ý kiến cho rằng triết học thực dụng
là công cụ bảo vệ sự tồn tại hợp lý của tôn giáo.
Khi khẳng định chân lý là quá trình, nên quá trình nhận thức chân lý
không phải cố định. Do đó, không có chân lý tuyệt đối, chân lý chỉ là tƣơng đối.
Chân lý là cụ thể, xác định, thậm chí W. James còn cho rằng một số khía cạnh có
141
ích cho con ngƣời, ngay cả tín ngƣỡng, tôn giáo đều có ý nghĩa chân lý. Tính cụ
thể, tính xác định của chân lý là cụ thể trong quan hệ lợi ích, với tính hiệu quả
cho con ngƣời. Tuy nhiên, tuyệt đối hóa tính cụ thể, tính tƣơng đối khi cho rằng,
chân lý là thuộc về mỗi con ngƣời dựa trên lợi ích, nhu cầu của mình, đồng thời
phủ nhận tiêu chuẩn khách quan của chân lý lại là một sai lầm.
Còn J. Dewey, khi phê phán quan điểm của chủ nghĩa siêu hình về tính cố
định, bất biến của chân lý, ông đi đến kết luận về tính tƣơng đối của chân lý.
Nhận thức tính tƣơng đối của chân lý là nhiệm vụ của nhận thức khoa học. Khi
bàn về nhận thức khoa học, ông thấy đƣợc tính năng động, chủ quan của con
ngƣời. Điều đó không sai, sai lầm của ông là ở chỗ tuyệt đối hóa tính chủ quan,
từ đó xem nhẹ đối tƣợng khách quan; coi thực tại cũng chỉ đáng xem là đối
tƣợng của nghiên cứu khoa học.
4.2.2. Phủ nhận tính khách quan và tiêu chuẩn khách quan của chân lý
Là một trƣờng phái triết học duy tâm chủ quan, các nhà triết học thực
dụng đều cố gắng bằng cách này hay cách khác để phủ nhận hiện thực khách
quan, cũng nhƣ tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Niềm tin giữ vai trò quyết
định, thực tại chỉ là cái do con ngƣời ta tin. Hiện thực là hiện thực mà chủ thể đã
trải qua bằng kinh nghiệm để cảm nhận và xử lý, chứ không phải là hiện thực
khách quan. Hành động thực tiễn cũng chỉ là bất kỳ hành động nào của chủ thể,
kể cả là ý thức chủ quan thuần túy. Phù hợp với thế giới khách quan chỉ là sự
phù hợp với lợi ích, hiệu quả, sự thành công, thỏa mãn mục đích của chủ thể.
Khi bàn về tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở hiệu quả thực tế của chúng đối với
con ngƣời, C. Peirce cho rằng những hiệu quả thực tế đó, thực chất đó là những
thói quen hành vi và những cảm giác trong kinh nghiệm của con ngƣời. Quan
điểm chủ quan này về tiêu chuẩn của chân lý xuất phát từ chính châm ngôn thực
dụng của ông. Hơn nữa, ông còn cho rằng tiêu chuẩn của chân lý chính là sự nhất
trí chung của tất cả mọi ngƣời cùng nghiên cứu một vấn đề. Ở đây, tiêu chuẩn
khách quan của chân lý đã bị phủ định, thay bằng ý kiến chủ quan của số đông.
Vì vậy, đối với Peirce, hiện thực chỉ đƣợc coi là đối tƣợng của ý kiến tập thể.
W. James cho rằng, không có hiện thực khách quan nào cả, chỉ có những
cái ngƣời ta tin mới tồn tại thực. Cái thực tại theo quan điểm của ông chẳng qua
142
cũng chỉ là cái mà con ngƣời cho đó là thực tại, thừa nhận nó là thực tại trong
một lúc nào đó. Do đó, thực tại chỉ tồn tại vì một lẽ duy nhất là vì ngƣời ta tin nó
tồn tại. Ông nhấn mạnh tính hữu dụng là tiêu chuẩn của chân lý. Chân lý không
phải là quan niệm phù hợp với đối tƣợng, mà là quan niệm đem lại hiệu quả cho
con ngƣời. Từ việc phủ nhận tính khách quan của chân lý, lý luận của James biện
hộ cho sự tồn tại của tôn giáo và khẳng định sự tồn tại đó là có ích cho con
ngƣời, tức nó có tính chân lý.
J. Dewey phát triển quan điểm về tính hữu dụng mang đậm màu sắc chủ
quan, khi ông đồng nhất chân lý với chủ nghĩa công cụ, đã là công cụ thì không
cần phân biệt thật giả, mà chỉ cần quan tâm đến việc nó có tác dụng, có hiệu quả
hay không. Ông đã phủ nhận hoàn toàn tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Với
ông, chân lý chỉ thuần túy mang tính chủ quan.
Triết học Mác - Lênin khẳng định tiêu chuẩn khách quan của chân lý, thì triết
học thực dụng lại phủ nhận tiêu chuẩn khách quan, đồng thời nhấn mạnh tính chủ
quan, nhân tạo của chân lý. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, chân lý là
khách quan vì đối tƣợng, nội dung phản ánh là thế giới khách quan, tồn tại độc lập
với ý thức con ngƣời, đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm: “Nhƣng khái niệm của con
ngƣời hẳn lấy cái chân lý khách quan ấy để nhận thức, nó chỉ nhận thức và chiếm
lấy chân lý khách quan ấy khi khái niệm trở thành “tồn tại vì nó”, theo nghĩa thực
tiễn. Nghĩa là thực tiễn của con ngƣời và của loài ngƣời là sự kiểm nghiệm, là tiêu
chuẩn của tính khách quan của nhận thức” [83, tr. 236]. Trong mối quan hệ giữa lý
luận và nhận thức, triết học Mác - Lênin khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về
thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức [81, tr.
167]. Triết học Mác - Lênin đề cao thực tiễn, coi thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra
chân lý: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ƣu điểm không những của
tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [83, tr. 230]. Thực tiễn là phạm trù
triết học, thực tiễn vừa là cơ sở vừa là động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm
tra chân lý. Khác với hoạt động sinh tồn của loài vật, hoạt động thực tiễn có tính
mục đích, có tính cách mạng, tính cộng đồng, tính xã hội, là hoạt động vật chất, cảm
tính. Thực tiễn có tính tƣơng đối, tính cụ thể, không có thực tiễn trừu tƣợng, chung
chung. Đối với triết học thực dụng, nhận thức không quan trọng là đúng hay sai,
143
nhận thức giống nhƣ công cụ chỉ cần quan tâm đến hiệu quả hay không hiệu quả.
Do đó, nhiệm vụ của nhận thức là đảm bảo cho tính hiệu quả tối đa cho hành động,
nếu nó mang lại giá trị thực tiễn tức là có hiệu quả thì nó đƣợc coi là chân lý. Đây là
khác biệt cơ bản của triết học Mác - Lênin và triết học thực dụng Mỹ về lý luận
nhận thức nói chung và quan niệm về chân lý nói riêng.
4.2.3. Tuyệt đối hóa tính chủ quan, tính tương đối và phủ nhận tính tuyệt đối
của chân lý
Trong quan niệm về chân lý, triết học thực dụng Mỹ thể hiện lập trƣờng
duy tâm chủ quan. Các nhà triết học thực dụng Mỹ đã tuyệt đối hóa tính chủ
quan, cho rằng chân lý là cụ thể, là tƣơng đối và không có chân lý tuyệt đối. Có
thể nói, chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức của con ngƣời về thế giới
khách quan, do đó nó mang tính chủ quan, là cụ thể, tƣơng đối. Nhƣng việc tuyệt
đối hóa tính chủ quan, tính cụ thể, tính tƣơng đối mà phủ nhận chân lý tuyệt đối
lại là hạn chế của quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ.
C. Peirce luôn đòi hỏi chân lý phải có sự chứng thực, mọi quan niệm, giả
thuyết đƣợc xem là chân lý đều cần phải thƣờng xuyên hiệu chỉnh. Do đó, chân
lý tuyệt đối, phổ biến là không thể đạt đến đƣợc, chân lý chỉ mang tính tƣơng đối.
Với quan niệm chân lý là sự “phù hợp” với thực tại, W. James cho rằng, chân
lý là sự phù hợp với thực tại, nhƣng thực tại theo cách hiểu của ông không phải là thế
giới khách quan, mà liên quan đến đời sống tình cảm, tính chủ quan của con ngƣời.
Sự phù hợp với thực tại chẳng qua chỉ là sự phù hợp của quan niệm này với quan
niệm khác, sự phù hợp năng động của chủ thể với khách thể. Sự phù hợp của quan
niệm với thực tại chỉ trong phạm vi đƣợc kiểm chứng. Sở hữu một chân lý là phƣơng
tiện để hƣớng tới sự thỏa mãn khác của con ngƣời. Rõ ràng, theo quan niệm này,
chân lý phụ thuộc vào tính chủ quan của mỗi ngƣời. Vì vậy, theo đuổi mục đích, lợi
ích, tính hiệu quả của mỗi ngƣời là tiêu chuẩn của chân lý. Quan điểm này là sự cổ vũ
cho chủ nghĩa cá nhân; mỗi ngƣời hãy theo đuổi mục đích, lợi ích của mình; mỗi
ngƣời đều có thể tạo ra chân lý riêng của mình, vì chân lý là cụ thể.
Quan điểm của W. James về sự chứng thực gián tiếp của chân lý cũng thể
hiện rõ tính chủ quan. Ông cho rằng chân lý là một quá trình, không phải tĩnh tại mà
luôn biến đổi. Việc chứng thực trực tiếp chân lý là một việc làm rất khó khăn.
144
Chúng ta chƣa kiểm nghiệm xong một chân lý thì đã có hàng triệu chân lý phát sinh
trong đời sống rồi. Do vậy, chân lý tồn tại chủ yếu dựa vào sự tin tƣởng.
Trên cơ sở phê phán những ngƣời theo quan điểm duy lý đã tuyệt đối hóa
chân lý, W. James khẳng định chân lý là một quá trình, không có tính ổn định
tuyệt đối mà chỉ mang tính tƣơng đối. Bởi nội dung của chân lý liên quan chặt
chẽ với kinh nghiệm của con ngƣời, tính chân lý phụ thuộc vào yếu tố niềm tin
của cá nhân, do đó chân lý luôn biến đổi, không có chân lý tuyệt đối, nó chỉ
mang tính tƣơng đối. Ông ủng hộ quan điểm cho rằng mỗi ngƣời tùy thuộc vào
kinh nghiệm, vào hiệu quả, sự thỏa mãn nhu cầu, mục đích của mình mà xác
định tính chân lý của riêng mình. Quan điểm này là cơ sở lý luận để giai cấp tƣ
sản biện hộ cho việc theo đuổi mục đích lợi ích, hiệu quả của mình bất chấp mọi
thủ đoạn miễn là đạt đƣợc mục đích lợi nhuận.
J. Dewey phủ nhận tính khách quan của chân lý, đồng thời cũng phủ nhận
tính tuyệt đối của chân lý. Ông có khuynh hƣớng chủ nghĩa tƣơng đối trong quan
niệm về chân lý. Trên cơ sở chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa siêu hình, khi
cho rằng, chân lý là khái niệm lý tính tiên nghiệm, mang tính tĩnh tại, bất biến,
đồng thời cũng phản đối thuyết phản ánh của chủ nghĩa duy vật. Ông cho rằng
mọi tƣ tƣởng, khái niệm không thể là sự mô tả hiện thực khách quan, chỉ có thể
là những giả thiết ứng dụng, mà giả thiết là do con ngƣời đề xuất theo ý muốn
chủ quan của mình; nó nhƣ những công cụ đƣợc con ngƣời sử dụng khi cảm thấy
tiện lợi. Từ đó, ông phủ định tính khách quan, tính tuyệt đối của chân lý, đồng
thời cũng nhấn mạnh tính tƣơng đối, chủ quan của chân lý.
Theo J. Dewey, thực tại “đi trƣớc” nhận thức; nhận thức là sự can thiệp
mang tính tích cực, sáng tạo của chủ thể vào đối tƣợng, làm biến đổi đối tƣợng.
Khách thể tồn tại khách quan bị tan biến vào “quá trình nghiên cứu”. Tuyệt đối hóa
vai trò chủ quan của chủ thể trong quá trình nhận thức, biến tồn tại tự thân của sự
vật thành tồn tại của nhận thức là đặc trƣng trong phƣơng pháp nhận thức khoa học
của ông. Thực tại cũng chỉ đƣợc ông xem là kết quả của quá trình nhận thức: “Sự
thay đổi các quan niệm của chúng ta về đối tƣợng đã tạo nên đối tƣợng phù hợp với
trạng thái ý thức, nói cách khác, quá trình nhận thức là quá trình “xác lập thực tại”.
Tồn tại - nghĩa là trở thành đối tƣợng của nghiên cứu khoa học” [92, tr. 41].
145
J. Dewey lý giải quá trình nghiên cứu theo tinh thần của C. Peirce. Cuộc
sống đặt con ngƣời vào những tình huống nan giải, những trạng thái hoài nghi.
Bị rơi vào tình huống ấy, con ngƣời cần đến phƣơng pháp để giải quyết vấn đề.
Chức năng duy nhất của tƣ duy là cải tạo tình huống chƣa xác định thành tình
huống xác định. Khoa học là một loại hộp đựng công cụ, từ đó ngƣời ta lựa chọn
những gì tiện lợi, có hiệu quả trong những điều kiện nhất định.
Nếu nhƣ triết học Mác - Lênin khẳng định chân lý vừa có tính tƣơng đối,
vừa có tính tuyệt đối, thì triết học thực dụng phủ nhận tính tuyệt đối của chân lý
và xem chân lý chỉ thuần túy tƣơng đối với hiệu quả, lợi ích cho con ngƣời.
Ngay cả việc triết học thực dụng thừa nhận tính tƣơng đối của chân lý, thì quan
niệm đó cũng khác cơ bản so với quan niệm của triết học Mác - Lênin. Triết học
Mác - Lênin xuất phát từ việc coi chân lý là một quá trình con ngƣời nhận thức
về thế giới trên cơ sở thực tiễn, là sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể, trong
đó chủ thể phản ánh khách thể thông qua thực tiễn; thực tiễn luôn vận động, biến
đổi. Vì vậy, quá trình phản ánh của chủ thể về thế giới khách quan trong những
trƣờng hợp cụ thể là đúng đắn nhƣng chỉ là tƣơng đối đầy đủ - khi đó xuất hiện
chân lý tƣơng đối; đồng thời triết học Mác - Lênin cũng khẳng định con ngƣời
có khả năng nhận thức đƣợc đúng đắn bản chất của thế giới. Nhận thức là một
quá trình phản ánh thế giới khách quan, là sự thống nhất giữa chủ thể và khách
thể. Theo đó chân lý tƣơng đối không ngừng đƣợc bổ sung, khi đó xuất hiện
chân lý tuyệt đối. Chân lý tƣơng đối và chân lý tuyệt đối có quan hệ thống nhất
với nhau, trong đó, tổng số chân lý tƣơng đối chính là chân lý tuyệt đối: “Chân
lý tuyệt đối đƣợc cấu thành từ tổng số những chân lý tƣơng đối đang phát triển;
chân lý tƣơng đối là sự phản ánh tƣơng đối đúng của một khách thể tồn tại độc
lập với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân
lý khoa học, dù là có tính tƣơng đối, vẫn chứa đựng một yếu tố tuyệt đối” [81, tr.
383]. Vì vậy, chân lý vừa có tính tương đối, vừa có tính tuyệt đối.
Còn đối với triết học thực dụng, chân lý đƣợc xem là công cụ, phƣơng
tiện, phƣơng pháp tƣ duy để đạt hiệu quả, lợi ích, sự thành công trong hành
động. Chân lý gắn liền với tính hữu dụng của hành động; mà hành động để đem
lại hiệu quả lại gắn với hoàn cảnh hay tình huống cá biệt, của từng cá nhân con
146
ngƣời riêng biệt, cụ thể. Do đó, chân lý chỉ là tƣơng đối. Có bao nhiêu công cụ,
giải pháp đem lại hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra cho từng
con ngƣời, từng hoàn cảnh cụ thể thì sẽ có bấy nhiêu chân lý. Cho nên, tính
tƣơng đối của chân lý đƣợc hiểu là tính tƣơng đối trong việc đem lại hiệu quả
của hành động khi con ngƣời lựa chọn một giải pháp này, một phƣơng pháp này
mà không phải là cái khác. Các nhà triết học thực dụng chỉ thừa nhận và khẳng
định sự tồn tại của chân lý tƣơng đối, đồng thời kiên quyết phủ nhận sự tồn tại
của chân lý tuyệt đối, không thấy đƣợc mối quan hệ giữa chúng.
Tóm lại, quan niệm về chân lý của triết học thực dụng có một số giá trị
nhất định. Đó là sự cố gắng đi tìm những kiến giải mới trong nhận thực triết học.
Đề cập đến thực tiễn và giải quyết những vấn đề thực tiễn, phục vụ cho con
ngƣời là đích hƣớng tới của triết học thực dụng. Ở đây, trƣờng phái triết học thực
dụng khẳng định quan điểm thực tiễn, khẳng định triết học không xa rời thực
tiễn, mà luôn xuất phát và phục vụ cho thực tiễn; qua đó cũng thể hiện tinh thần
nhân văn, vì con ngƣời và phục vụ con ngƣời. Vì thế, không phải ngẫu nhiên,
triết học thực dụng trở thành một nét đặc trƣng trong văn hóa Mỹ, có tác động
không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội nƣớc Mỹ. Đây là đóng góp cơ bản của
quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ. Đồng thời, trong quan niệm
về chân lý, triết học thực dụng Mỹ cũng bộc lộ một số hạn chế. Xuất phát từ lập
trƣờng duy tâm chủ quan, trong quan niệm về chân lý, các nhà triết học thực
dụng nhấn mạnh tính chủ quan, tính cá thể, tính cụ thể, tính tƣơng đối của chân
lý, phủ nhận tính khách quan, tính tuyệt đối và tiêu chuẩn khách quan của chân
lý. Ở một góc độ nào đó, chúng ta thấy quan niệm về chân lý của triết học thực
dụng Mỹ thể hiện lập trƣờng giai cấp và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tƣ sản.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Đồng nhất chân lý với hiệu quả thực tế là đặc trƣng cơ bản của quan niệm
về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ. Nó cũng là nền tảng của triết học thực
dụng và khi nhắc đến triết học thực dụng là nhắc đến hiệu quả của hành động. Vì
vậy, có ý kiến còn nhấn mạnh đây là trƣờng phái triết học hành động, thể hiện
triết lý hành động. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, triết học thực dụng trở
thành nét đặc trƣng của văn hóa Mỹ. Sở dĩ nó có ảnh hƣởng lớn nhƣ vậy đối với
147
ngƣời Mỹ, xã hội Mỹ bởi quan niệm về chân lý đã đi sâu vào những vấn đề thực
tế đời sống, nhằm cải tạo thực tiễn của con ngƣời. Nó quan tâm trả lời câu hỏi
làm thế nào để suy nghĩ và hành động đạt đƣợc hiệu quả, ích lợi và thành công.
Điều đáng nói ở đây là triết học thực dụng nói chung và quan niệm về chân lý
của triết học thực dụng nói riêng đã có sự phù hợp với văn hóa và lối sống của
ngƣời Mỹ; cũng bởi sự phù hợp này, triết học thực dụng đƣợc ngƣời Mỹ, xã hội
Mỹ dễ dàng chấp nhận nhƣ một triết lý nội sinh thấm sâu vào huyết mạch và khí
quản con ngƣời. Nó không chỉ ảnh hƣởng đến nƣớc Mỹ, mà còn ảnh hƣởng đến
nhiều nƣớc trên thế giới. Điều đó là minh chứng sống cho những giá trị của quan
niệm về chân lý nói riêng và của triết học thực dụng nói chung.
Những giá trị cơ bản của quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng
Mỹ có thể khái quát ở những nội dung coi trọng thực tiễn, nhấn mạnh hiệu quả
trong hành động, phê phán quan niệm tƣ biện về chân lý, khẳng định tính năng
động chủ quan trong quá trình nhận thức chân lý. Giá trị đó không dừng lại ở
mặt lý luận, nó còn là sự khẳng định về mặt thực tiễn. Thực tiễn nƣớc Mỹ là một
mảnh đất chứng minh rằng, một trƣờng phái triết học nếu biết giải quyết những
vấn đề của thực tiễn cuộc sống đặt ra sẽ có sức mạnh và tầm ảnh hƣởng to lớn.
Trƣờng hợp đó rất đúng với quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ.
Có thể khẳng định, đặc trƣng chủ yếu của quan niệm về chân lý trong triết
học thực dụng là sự nhấn mạnh hiệu quả hành động; điều này có những yếu tố
hợp lý nhất định, đáp ứng đƣợc nhu cầu, khát vọng, ham muốn tự do, sáng tạo và
ƣớc muốn thay đổi; đặc biệt là sự coi trọng thành quả sáng tạo của cá nhân đƣợc
thể hiện ở tính hữu dụng, sự thành công. Chính nó đã đem lại những giá trị nhất
định cho con ngƣời và xã hội. Tuy nhiên, cũng từ quan niệm quá chú trọng, tuyệt
đối hóa hiệu quả, cái có ích của hành động đã làm xuất hiện những hạn chế nhất
định. Triết học thực dụng nói chung, quan niệm về chân lý của triết học thực
dụng nói riêng, không thể giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, giữa hiệu quả của cá nhân và hiệu quả cho cộng đồng xã hội. Tất nhiên,
trong tƣơng quan so sánh với quan niệm về chân lý của triết học Mác - Lênin nói
chung và phạm trù thực tiễn nói riêng, chúng ta càng thấy rõ hơn những giá trị
và hạn chế của quan niệm về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ.
148
KẾT LUẬN
Chân lý là một vấn đề cơ bản trong lý luận nhận thức. Nghiên cứu về
vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau, trong đó có quan niệm về chân lý
của triết học thực dụng. Quan niệm về chân lý của trƣờng phái triết học này là
một sự cố gắng đi tìm cách lý giải mới, khác với các quan niệm truyền thống về
bản chất của chân lý. Quan niệm độc đáo, mới mẻ của triết học thực dụng về
vấn đề chân lý đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, đồng tình có, phản đối có,
khen có, chê có. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận ảnh hƣởng của triết
học thực dụng tới xã hội Mỹ nói riêng và tới các nƣớc trên thế giới nói chung.
Ảnh hƣởng đó theo hai hƣớng, cả theo chiều hƣớng tích cực lẫn theo chiều
hƣớng tiêu cực; thậm chí đã có lúc, ngƣời ta còn đồng nhất chủ nghĩa thực
dụng với lối sống thực dụng. Sở dĩ có sự ảnh hƣởng to lớn nhƣ vậy chính là do
vấn đề chân giá trị mà triết học thực dụng theo đuổi, hay chính là việc lý giải
quan niệm về chân lý của trƣờng phái triết học này. Lý giải vấn đề này, luận án
đã góp phần làm rõ hơn nguyên nhân của sự ảnh hƣởng đó.
Nói tới nƣớc Mỹ, ngƣời Mỹ và sự hùng mạnh của nƣớc Mỹ trong thế
giới hiện đại là chúng ta nhắc đến triết học thực dụng - thứ triết học đƣợc xem
nhƣ “đặc sản tinh thần của ngƣời Mỹ”, đƣợc coi là công cụ hữu hiệu bậc nhất
giúp nƣớc Mỹ khẳng định sự hùng mạnh của mình. Ngƣời Mỹ tôn thờ triết học
thực dụng nhƣ tôn thờ chân lý của sự sống còn trong một quốc gia đa sắc tộc,
đa văn hóa. Từ châm ngôn thực dụng của C.Peirce, chân lý ở tính hữu dụng
tƣơng lai với những mục tiêu của con ngƣời, W.James đã phát triển thành quan
niệm chân lý là hiệu quả, cái gì hữu ích cái đó là chân lý. Đến J.Dewey, chân lý
là sự khẳng định có cơ sở, sự khẳng định đó dựa trên tính hiệu quả, có tác dụng
giúp con ngƣời thỏa mãn, thành công trong việc giải quyết những tình huống
có vấn đề. Trong ba nhà triết học thực dụng Mỹ, thì quan điểm của C.Peirce
nhấn mạnh lý luận về nghĩa hơn cả học thuyết về chân lý. Ông là ngƣời đặt cơ
sở, nền móng cho toàn bộ lý luận của triết học thực dụng về chân lý. Quan
điểm của W.James về vấn đề chân lý thể hiện đầy đủ, hoàn chỉnh nhất.
149
J.Dewey là ngƣời phát triển lý luận chân lý trong lý luận về chủ nghĩa công
cụ. Đồng nhất chân lý với tính hữu dụng trở thành quan điểm nền tảng của lý
luận thực dụng về chân lý.
Quan niệm về chân lý của triết học thực dụng có những hạn chế, bên
cạnh đó cũng có một số giá trị nhất định. Giá trị của triết học thực dụng khi bàn
về vấn đề chân lý ở sự phê phán những hạn chế, sai lầm của triết học tƣ biện,
coi chân lý là những giá trị vĩnh hằng, bất biến. Ở khía cạnh này, triết học thực
dụng tỏ ra có lý khi cho rằng, chân lý chỉ mang tính tƣơng đối và thƣờng xuyên
phải hiệu chỉnh khi những căn cứ cho sự tồn tại của nó đã thay đổi. Tuy nhiên,
phủ định tính tuyệt đối của chân lý lại là quan điểm sai lầm. Triết học thực
dụng bàn đến vấn đề thực tiễn, sự phù hợp của khái niệm với “thực tại”. Về
điểm này, các nhà triết học thực dụng đã trung thành với quan điểm nền tảng
của mình khi cho rằng, sự phù hợp với thực tại không phải là sự phù hợp với
thế giới khách quan, mà là sự phù hợp của một bộ phận thế giới với lợi ích của
con ngƣời. Có thể nói, quan điểm này của triết học thực dụng đã phủ nhận tiêu
chuẩn khách quan của chân lý; coi chân lý chỉ thuần túy chủ quan, là sự thỏa
mãn lợi ích của con ngƣời. Việc nhấn mạnh nhận thức chân lý là quá trình đƣợc
chứng thực và có hiệu quả trong đời sống thực tiễn, đã cho thấy triết học thực
dụng coi trọng vấn đề thực tiễn trong nhận thức; xem nhận thức là một quá
trình biện chứng có sự chứng thực bằng hiệu quả thực tế. Các nhà triết học thực
dụng Mỹ đề cao vai trò năng động, sáng tạo của chủ thể trong quá trình nhận
thức chân lý, bởi suy cho cùng, con ngƣời với tƣ cách là chủ thể đƣợc coi là cội
nguồn của sự sáng tạo và sức mạnh trong nhận thức, cải tạo thế giới, hay con
người là thước đo chính mình và của vạn vật. Đƣơng nhiên, sai lầm của họ là
cách hiểu thực tiễn chẳng qua chỉ là hoạt động kinh nghiệm thuần túy mang
tính chủ quan của con ngƣời vì mục đích có ích cho con ngƣời. Thậm chí, các
nhà triết học thực dụng còn ủng hộ và luận chứng cho sự tồn tại mang tính hợp
lý của tôn giáo, vì tôn giáo giúp thỏa mãn nhu cầu, là có ích đối với con ngƣời.
Có thể nói, triết học thực dụng ra đời, tồn tại và phát triển đƣợc coi là hệ thống
150
lý luận có sự phù hợp với xã hội Mỹ nói riêng và đặc điểm xã hội phƣơng Tây
hiện nay nói chung.
Nghiên cứu quan niệm của triết học thực dụng về chân lý giúp chúng ta
có cơ sở để so sánh, đối chiếu với quan niệm về chân lý của các trào lƣu triết
học phƣơng Tây hiện đại và các trào lƣu triết học khác. Qua nghiên cứu vấn
đề chân lý trong triết học thực dụng Mỹ, tác giả luận án đã cố gắng đƣa ra một
cách nhìn khách quan, với mong muốn tìm thấy những giá trị tích cực vốn có
của nó trong những điều kiện nhất định. Từ quan điểm khách quan đó, tác giả
cũng thấy rõ những hạn chế cơ bản của trƣờng phái triết học này khi bàn về
vấn đề chân lý. Quan điểm khách quan đó càng khẳng định tính đúng đắn của
quan niệm về chân lý trong triết học Mác - Lênin nói riêng và lý luận nhận
thức nói chung.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một đề tài luận án, tác giả đã cố gắng, nỗ
lực hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra, nhƣng cũng không tránh khỏi hạn
chế chủ quan, chƣa thật toàn diện về vấn đề nghiên cứu, đặc biệt đây là một
vấn đề khó. Tác giả mong rằng trong tƣơng lai sẽ có sự phát triển và hoàn thiện
thêm ở cấp độ cao hơn, với chất lƣợng tốt hơn, nhằm đáp ứng đƣợc một phần
nào đó về lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về vấn đề chân lý nói riêng và lý
luận nhận thức nói chung hiện nay.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Thỏa, C.S.Peirce với quan niệm về chân lý (2012), Tạp chí Triết
học, số 12 (259). Trang: 74 - 83.
2. Nguyễn Văn Thỏa, Quan niệm của John Dewey về chân lý (2013), Tạp chí
Khoa học, Volume 58, Number 6B. Trang: 121 - 128.
3. Nguyễn Văn Thỏa, Quan niệm của William James về chân lý (2014), Tạp chí
Khoa học, Volume 59, Number 6BC, tr.72-tr.78.
4. Nguyễn Văn Thỏa, Phạm trù “niềm tin” trong triết học thực dụng của C.S.
Peirce (2015), Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 10 (29). Trang: 53 - 60.
5. Nguyễn Văn Thỏa, Tiêu chuẩn chân lý trong triết học thực dụng Mỹ (2015),
Tạp chí Triết học, số 12 (295). Trang: 80 - 86.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Mortimer J. Adler (2004), Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Nxb
Văn hóa thông tin.
2. C.L.Albanse (2012), Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ, Nxb Thời đại, Hà Nội.
3. Vĩnh An (2006), Hỏi đáp triết học, tập 3, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Ngọc Ba (2004), Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách
người cán bộ hậu cần quân đội, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị
Quân sự, Hà Nội.
5. Lƣu Bành (2009), Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
6. Trịnh Đình Bảy (2003), Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
7. Baubérot J. (2006), Lịch sử đạo Tin lành, Nxb Thế giới.
8. Bellah R. (1990), Văn hóa và tính cách người Mỹ, Nxb Khoa học xã hội và
Viện thông tin khoa học xã hội.
9. Vƣơng Ngọc Bình (2004), Uyliam Giêmxơ, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ
Đông Tây, Hà Nội.
10. Bochenski (1969), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Ca Dao, Sài Gòn.
11. Bodei R. (2011), Triết học thế kỷ XX, Nxb Thời đại
12. Brinton C., Wolff R.L., Chrisropher J.B. (2004), Văn minh phương Tây, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
13. Brinton C. (2007), Con người và tư tưởng phương Tây, Nxb Từ điển bách
khoa, Hà Nội.
14. Caygill H. (2013), Từ điển triết học Kant, Nxb Tri thức, Hà Nội.
15. Vƣơng Kính Chi (2000), Lược sử nước Mỹ, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Khắc Chƣơng (2004), Vấn đề tiêu chuẩn của chân lý, Luận án Tiến
sĩ Triết học, Viện Triết học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
153
17. Cooper D.E. (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb Văn hóa
thông tin.
18. Cuvillier A. (1962), Các vấn đề triết học, (Nguyễn Hữu Trọng dịch), Viện
Đại học Huế.
19. Descartes R. (1973), Phương pháp luận, Nxb Nam chi tùng thƣ, Sài Gòn.
20. Dewey J. (2008), Dân chủ và giáo dục, Nxb Tri thức, Hà Nội.
21. Dewey J. (2012), Kinh nghiệm và giáo dục, (Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Trẻ
- DT Books.
22. Dewey J. (2014), Cách ta nghĩ, Nxb Tri thức, Hà Nội.
23. Phạm Tất Dong (1997), Vấn đề con người trong triết học thực dụng, Nxb
Khoa học xã hội.
24. Nguyễn Tiến Dũng (1997), Chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, số 1.
25. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong
triết học phương Tây hiện đại, Tạp chí Triết học, số 1.
26. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Triết học Mỹ với việc thiết lập nền tảng Triết học
cho khoa học, Tạp chí Triết học, số 2.
27. Nguyễn Văn Dũng (1999), William James với quan niệm về đạo đức, Tạp chí
Triết học, số 3.
28. Durant W. (2014), Câu chuyện triết học, Công ty sách Thời đại & Nxb Hồng
đức, Hà Nội.
29. Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương
Tây hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây
hiện đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
31. Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết học Mỹ, Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh.
32. Phan Thị Thùy Dƣơng (2009), Quan niệm của Wiliam James về chân chân
lý, Luận văn Thạc sĩ triết học.
154
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 01 -
NQ/TW “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, ngày 28 tháng 3
năm 1992.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa thông tin.
37. Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học Hiện sinh, Nxb Văn học.
38. Phan Quang Định (2008), Toàn cảnh triết học Âu Mỹ thế kỷ XX, Nxb Văn học.
39. Lƣu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, tập 2, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Lƣu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ 21: Triết học phương
Tây hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
41. Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin.
42. Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa (2009), Triết học Mác
và thời đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
43. Fich J.P. (2003), Văn minh Hoa Kỳ, Nxb Trẻ, Hà Nội.
44. Foner E. (chủ biên) (2003), Lịch sử nước Mỹ mới, (Diệu Hƣơng dịch), Nxb
Chính trị Quốc gia.
45. Nguyễn Hào Hải (1997), Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của
nó, Tạp chí triết học, số 4.
46. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
47. Cao Hằng (2004), Francois Jullien, bàn về hiệu quả, Tạp chí Triết học, số 10.
48. Hegel G.W.F (2010), Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb Tri thức,
Hà Nội.
49. Phong Hiền (1972), Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và một số biểu hiện của nó,
Thông báo triết học, số 23.
155
50. Trần Thị Hoa (2006), Chủ nghĩa thực dụng của John Dewey, Luận văn thạc
sĩ triết học.
51. Trịnh Sơn Hoan (2008), Vài nét về chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Some features
of American pragmatism), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, số 5 (28).
52. Trịnh Sơn Hoan (2011), Nước Mỹ và sự hình thành tính cách Mỹ, Tạp chí
Triết học (238/3), tr. 82-88.
53. Trịnh Sơn Hoan (2012), Những đánh giá bước đầu về chủ nghĩa thực dụng
Mỹ, Tạp chí Triết học, số 6 (253).
54. Trịnh Sơn Hoan (2012), Triết học William James và chủ nghĩa thực dụng
Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia.
55. Trịnh Sơn Hoan (2015), Vấn đề nhân sinh trong triết học Mỹ, Luận án tiến sĩ
triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội.
56. Nguyễn Hải Hoàng (2015), Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce,
Luận án tiến sĩ triết học, Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
57. Honderich T. (2006), Hành trình cùng triết học, Nxb Văn hóa thông tin.
58. Đỗ Minh Hợp (1996), Vấn đề tính chủ quan trong triết học phương Tây hiện
đại, Tạp chí Triết học, số 1.
59. Đỗ Minh Hợp (1997), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
60. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo của triết học phương Tây hiện đại, Nxb Hà Nội.
61. Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch
sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
62. Đỗ Minh Hợp (2011), Nhập môn triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
63. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 1, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
156
64. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 2, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
65. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 3, Nxb Chính trị
Quốc gia.
66. Nguyễn Thái Yên Hƣng (2005), Liên bang Mỹ, đặc điểm xã hội - văn hóa,
Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin.
67. Nguyễn Thái Yên Hƣơng - Tạ Minh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên cứu về
Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam.
68. Inwood M. (2015), Từ điển triết học Hegel, Nxb Tri thức, Hà Nội.
69. Jenning P., Brewster T. (2010), Nghiên cứu về nước Mỹ, (Nguyễn Kim Dân
dịch), Nxb Thời đại, Hà Nội.
70. Jullien F. (2002), Bàn về tính hiệu quả, Nxb Đà Nẵng.
71. Kant I. (2015), Phê phán lý tính thực hành, Nxb Tri thức, Hà Nội.
72. Lƣơng Văn Kế (2011), Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa, Nxb Giáo dục
Việt Nam.
73. Khái quát về lịch sử nước Mỹ (2000), Nxb Chính trị Quốc gia.
74. Gia Khang, Kiến Văn biên dịch (2011), Trí tuệ dân tộc Mỹ, Nxb Thời đại,
Hà Nội.
75. Vũ Khiêu (1986), Triết học tư sản phương Tây hôm nay, Nxb Thông tin lý
luận, Hà Nội.
76. Krishnamurti (2010), Chân lý và thực tại, (Đào Hữu Nghĩa dịch), Công ty
sách Thời đại & Nxb Thời đại, Hà Nội.
77. Lawhead W.F. (2012), Hành trình khám phá thế giới triết học phương Tây,
Nxb Từ điển Bách khoa.
78. Phạm Minh Lăng (1984), Mấy trào lưu triết học phương Tây, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
79. Phạm Minh Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
157
80. Lennkh A., Toinet M.F. (1995), Thực trạng nước Mỹ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
81. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
82. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
83. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
84. Nguyễn Ngọc Long (1998), Triết học phương Tây ngoài mác xít và ảnh hưởng
của nó đến Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
85. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học, Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn
(dịch), Nxb Thống kê, Hà Nội.
90. Đặng Thai Mai (1956 - dịch), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Xây dựng,
Hà Nội.
91. Melvil J.K. (1959), Phê phán chủ nghĩa thực dụng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
92. Melvil J.K. (1997), Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, (Đinh
Ngọc Thạch và Phạm Đình Nghiệm dịch), Nxb Giáo dục.
93. Mill J.S. (2005), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội.
94. Đặng Nguyên Minh (2007), Triết học thế giới nên biết, tập 2, Nxb Lao động
Xã hội.
95. Lê Tôn Nghiêm (2001), Lịch sử triết học phƣơng Tây, Tập 1, 2, 3, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
96. Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới.
97. Trần Thảo Nguyên (2006), Triết học kinh tế trong “Lý thuyết về công lý”
của John Rawls, Nxb Thế giới.
98. Văn Sinh Nguyễn (2004), Văn minh phương Đông và phương Tây, Nxb Lao
động Xã hội.
158
99. Trần Sĩ Phán (2012), Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống sinh
viên Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị (3), tr. 64-70.
100. Nguyễn Thu Phong (2002), Minh triết trong tư tưởng phương Tây, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
101. Trần Tuấn Phong (1996), Về khái niệm “kinh nghiệm” trong hệ thống triết
học William James, Tạp chí Triết học (90/2), tr. 49-52.
102. Robert và cộng sự (1999), Văn hóa và tính cách người Mỹ, Nxb khoa học
xã hội & Viện Thông tin khoa học xã hội.
103. Rius (2006), Nhập môn Marx, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
104. Sahakan W.S. - Sahakan M.L. (2001), Tư tưởng của các triết gia vĩ đại,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
105. Mai Sơn biên soạn (2007), 101 triết gia, Nxb Tri thức, Hà Nội.
106. Stumpf S.E. (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Nxb Lao động, Hà Nội.
107. Stumpf S.E., Abel D.C. (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Nxb Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
108. Vũ Minh Tâm (2012), “Triết lý thiết thực của ngƣời Việt xƣa”, Tạp chí
Triết học (250/3), tr.33-37.
109. Trần Quang Thái (2011), Chủ nghĩa hậu hiện đại các vấn đề nhận thức
luận, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
110. Phan Văn Thám (2011), Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng
Mỹ, Luận văn Thạc sĩ.
111. Võ Minh Thanh (2006), Trích văn triết học, Nxb Văn học.
112. Thomson M. (2004), Triết học tôn giáo (Đỗ Minh Hợp dịch), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
113. Thƣ viện Quân đội (1972), Chủ nghĩa thực dụng, Tập 13, Từ điển Bách
khoa Pháp.
114. Nguyễn Tài Thƣ chủ biên (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo
đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
159
115. Đặng Ngọc Dũng Tiến (2001), Hoa Kỳ phong tục và tập quán, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
116. Tocqueville A.D. (2008), Nền dân trị Mỹ, (Phạm Toàn dịch), Nxb Tri thức,
Hà Nội.
117. Triết học phương Tây hiện đại - Từ điển (1996), (Đỗ Minh Hợp - Đặng Hữu
Toàn dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
118. Đỗ Kiên Trung (2010), Triết học tân thực dụng Neopramatism, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
119. Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
(2007), Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
120. Từ điển triết học (Bản dịch tiếng Việt năm 1960), Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
121. Nguyễn Văn Út biên soạn (2006), 9 bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
122. Nguyễn Ƣớc (2009), Đại cương triết học tây phương, Nxb Tri thức, Hà Nội.
123. Nguyễn Ƣớc (2009), Các chủ đề triết học, Nxb Tri thức, Hà Nội.
124. Văn hóa và tính cách người Mỹ (1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
125. Tuệ Văn (1994), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
126. Tuệ Văn (2005), Tài liệu tham khảo triết học phương Tây, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
127. Triệu Vân (1946), Quan niệm mác xít về chân lý, Nxb Đại Đồng, Đà Nẵng.
128. Viện Mác - Lênin, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (1982), Triết học và
cuộc đấu tranh ý thức hệ, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
129. Hoàng Xuân Việt (2004), Lược sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.
130. Wall J. (2006), Lược sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
160
131. Weber M. (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Nxb
Tri thức, Hà Nội.
132. Zinn H. (2010), Lịch sử dân tộc Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
TIẾNG ANH:
133. James W. (1914), The meaning of truth a sequel to “Paragmatis”
H.O.Houghton & co Cambridge, Mass, press, New York.
134. Konvitz M.R., Kennedy G. (1960), The Amercan Pragmatists, The
Publishing Company perss, New York.
135. Peirce C.S. (1931 - 1960), Collected Papers of Charles Sanders Peirce,
Volume I - VIII, Harvard University Press.
136. Peirce C.S. (1958), Values in a Univers of Chance, New York.
137. Peirce C.S. (1997), Pragmaitsm as a Principle and Method of Right
Thinking, Published State University of New York press.
138. Thayer H.S. (1968), Meaning and Action A Critical History of Pragmatism,
The Bobbs - Merrill Company press, New York .
139. Thayer H.S. (1982), Pragmatism the classic writing, Hackett Publishing
Company press, New York.
140. White M. (1978), The Philosophy of the American Revolution, Oxford
University press, New York.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_niem_ve_chan_ly_trong_triet_hoc_thuc_dung_my_949.pdf