Luận án Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

doc242 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác liệu các hạn mức này có chuyển thành hạn mức thu nhập chịu rủi ro không. - Xác định liệu ban lãnh đạo có thiết lập hạn mức đối với rủi ro dài hạn hay định giá lại Gap. f. Đánh giá các cán bộ trong Ban lãnh đạo và HĐQT - Đánh giá trình độ và năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ trong ban lãnh đạo, HĐQT (Có/không) đáp ứng các kỹ năng cần thiết và kiến thức để QTRRLS một cách hiệu quả không. - Đánh giá trình độ, năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ phụ trách công tác QTRRLS. g. Đánh giá mức độ RRLS qua các tiêu chí kiểm toán Dự kiến kết quả mang lại của giải pháp: Khi thực hiện giải pháp này sẽ giúp ngân hàng nâng cao được hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho ngân hằng. Áp dụng mô hình dự báo lãi suất hiện đại và phù hợp Căn cứ đề xuất giải pháp Theo kết quả hồi quy trong chương 2 cho thấy yếu tố dự báo rủi ro có tác động tích cực đến công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng với mức tác động khá lớn, cụ thể khi dự báo tốt sẽ giúp hoạt động quản trị rủi ro tăng lên 0,262 lần. Bên cạnh đó qua phân tích thực trạng cho thấy tại ngân hàng chỉ dự báo rủi ro lãi suất trên kinh nghiệm thực tiễn chưa áp dụng mô hình dự báo lãi suất thị trường do vậy tác giả đề xuất ngân hàng cần phải áp dụng mô hình dự báo lãi suất thích hợp. Nội dung giải pháp Thứ nhất: Xây dựng bộ dữ liệu phục vụ dự báo, để có thể dự báo được thì cần phải có bộ dữ liệu liên quan đến công tác dự báo, do vậy việc thu thập dữ liệu ngân hàng cần phải quan tâm, cụ thể các dữ liệu như: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các nước trên thế giới, tỷ lệ lạm phát, cung tiền M1 và M2, độ mở nền kinh tế, cơ hội đầu tư, nhu cầu vốn của nền kinh tế, Đồng thời cần nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác phân tích dự báo lãi suất. Để có thể dự báo được chính xác chiều hướng biến động của lãi suất, Vietinbank phải xây dựng một hệ thống thông tin cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng và phải thiết lập một bộ phận nhân sự có chuyên môn cao để đáp ứng được yêu cầu của công tác này. Các thông tin bên ngoài như: thông tin các văn bản pháp lý, quy định do nhà nước và NHNN ban hành, thông tin từ cơ quan nghiên cứu, thông tin từ đối tác kinh doanh của ngân hàng, từ khách hàng, từ các tổ chức tín dụng khác Bên cạnh việc thu thập thông tin có hiệu quả, Vietinbank cần quan tâm đến việc đảm bảo hiệu quả cao của hoạt động phân tích, xử lý thông tin. Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được, bộ phận quản trị rủi ro phải lập báo cáo rủi ro lãi suất một cách thường xuyên hay định kỳ để gửi lên ban lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng là những người chịu trách nhiệm về các quyết định trong quản lý. Thứ hai: Áp dụng các công cụ dự báo, cảnh báo và chấm điểm rủi ro theo chuẩn mực của Basel II và vận hành hiệu quả như: Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ CSR: là công cụ hiệu quả, khoa học và tự động để Vietinbank quản lý rủi ro lãi suất. Hệ thống thực hiện chấm điểm khách hàng dựa trên các thông tin về định tính và định lượng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng cụ thể. Căn cứ trên kết quả từ hệ thống CSR, các cấp phán quyết cấp tín dụng làm cơ sở cho phán quyết và thực hiện chính sách khách hàng. Về khía cạnh quản lý rủi ro tín dụng thì Hệ thống XHTD đáp ứng được yêu cầu hạn chế rủi ro ngay từ đầu. Từ khi tiếp cận khách hàng, Hệ thống có thể tính toán và định lượng được mức độ rủi ro mà khách hàng này có thể gây ra cho Ngân hàng, từ đó định hướng cho các cá nhân, đơn vị có liên quan đến thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng nên xét trang bị phần mềm cao cấp SAS (Statistical Analysis System) - là phần mềm được phát triển bởi Viện SAS để phân tích nâng cao, phân tích đa biến, kinh doanh thông minh, quản lý dữ liệu và phân tích dự đoán. SAS là bộ phần mềm có thể khai thác, thay đổi, quản lý và truy xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và thực hiện phân tích thống kê về nó. Thứ ba: Áp dụng mô hình Var để dự báo rủi ro lãi suất kết hợp đường cong lãi suất để dự báo được chính xác hơn. Người sử dụng mô hình phải đánh giá được các yếu tố này là các yếu tố có tính chất liên hệ về mặt kinh tế (có thể test từng yếu tố có liên quan). Dự kiến kết quả mang lại của giải pháp: khi thực hiện giải pháp này, sẽ giúp ngân hàng dự báo được mức độ rủi ro lãi suất chính xác và căn cứ trên mức dự báo ngân hàng sẽ xây dựng chính sách lãi suất phù hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tăng độ chính xác trong đo lường rủi ro lãi suất Căn cứ đề xuất giải pháp Dựa vào thực trạng đã phân tích cho thấy việc đo lường rủi ro lãi suất chưa thực hiện tốt mà như chúng ta cũng biết đo lường rủi ro lãi suất là mấu chốt quan trọng để ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng, từ đó có các giải pháp phòng ngừa và hạn chế cho phù hợp với đặc điểm, nội lực của ngân hàng. Nội dung của giải pháp Để đo lường chính xác rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải: Thứ nhất, hoàn thiện mô hình định giá lại mà ngân hàng đang áp dụng Trên cơ sở các hạn chế của mô hình định giá lại đã được phân tích ở chương 2, luận án đưa ra các giải pháp để khắc phục nhược điểm của mô hình định giá lại như sau: (i) Trong việc phân loại nhóm tài sản nhạy cảm hay không nhạy cảm với lãi suất: Đối với các tài sản không có kỳ hạn, không nên đưa hết vào nhóm tài sản không nhạy cảm với lãi suất, mà ngân hàng cần tính một tỷ lệ phù hợp có nhạy cảm với lãi suất, còn lại là không nhạy cảm với lãi suất (Ví dụ: đối với tiền gửi không kỳ hạn: 40% của tiền gửi không kỳ hạn là TSN nhạy cảm với lãi suất và 60% còn lại là không nhạy cảm với lãi suất). (ii) Ngân hàng cần phải theo dõi độ dài của khoảng thời gian mà mỗi sự thay đổi lãi suất có ảnh hưởng vì thực tế mỗi kỳ hạn đến hạn khác nhau thì sự thay đổi của lãi suất là khác nhau. Khi đo lường và đánh giá RRLS, ngân hàng cần nhìn vào từng khung kỳ hạn hơn là nhìn vào kỳ hạn tích lũy, vì từng khung kỳ hạn thì tác động lớn hơn. Thậm chí khi GAP tích lũy năm bằng 0, nhưng thu nhập lãi ròng của một năm của ngân hàng có thể biến động bởi vì mọi sự thay đổi lãi suất đều có sự ảnh hưởng vào những khoảng thời gian khác nhau với một chênh lệch Tài sản-Nợ biên khác nhau. (iii) Ngân hàng cần xác định kỳ định giá lại với khoảng thời gian ngắn, vì kỳ định giá lại càng ngắn thì hạn chế của mô hình càng nhỏ. Với công nghệ ngân hàng hiện đại, hoạt động của ngân hàng được nối mạng nội bộ online thì ngân hàng có thể có được dữ liệu để định giá lại tài sản và nợ tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn RRLS cho ngân hàng (iv) Về vấn đề rủi ro cơ bản, có hai hướng giải quyết sau: Một là, với mạng dữ liệu nội bộ được nối mạng online, ngân hàng có thể biết được tại một thời điểm nào đó: giá trị của TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất là bao nhiêu; kỳ hạn thực tế cụ thể của từng TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất; mức thay đổi lãi suất của từng loại Tài sản và từng loại Nợ. Điều này giúp cho ngân hàng có thể tính được tại một thời điểm nào đó, khi lãi suất thị trường thay đổi thì mức thay đổi trung bình trong lãi suất của TSC và TSN, dựa trên sự thay đổi lãi suất của từng TSC và TSN, tính theo bình quân gia quyền trên cơ sở tỷ trọng của từng Tài sản, Nợ và mức thay đổi lãi suất của từng Tài sản, Nợ. Như vậy, ngân hàng sẽ tính được chính xác hơn về biến động thu nhập lãi ròng thông qua công thức: ∆ NII = RSA * ∆ RA - RSL* ∆ RL (1) Trong đó: ∆ RA là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với Tài sản nhạy cảm lãi suất ∆ RL là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với Nợ nhạy cảm lãi suất. ∆ RA = RACK - RAĐK = ∑ni=1 (WAi * RAi)CK - ∑ni=1 (WAi * RAi)ĐK (2) ∆ RL = RLCK - RLĐK = ∑mj=1 (WLj * RLj)CK - ∑mj=1 (WLj * RLj)ĐK (3) Với: RACK, RAĐK là lãi suất trung bình của Tài sản nhạy cảm các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ RLCK, RLĐK là lãi suất trung bình của Nợ nhạy cảm lãi suất ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ. WAi là tỷ trọng Tài sản nhạy cảm với lãi suất i trong tổng danh mục Tài sản nhạy cảm WLj là tỷ trọng Nợ nhạy cảm với lãi suất j trong tổng danh mục Nợ nhạy cảm RAi là mức lãi suất của Tài sản nhạy cảm lãi suất i RLj là mức lãi suất của Nợ nhạy cảm lãi suất j. Hai là: Áp dụng GAP được chuẩn hóa đã điều chỉnh kỳ hạn. GAP được chuẩn hóa là GAP giữa TSC và TSN đã điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm của từng loại Tài sản, từng loại Nợ. Chẳng hạn nếu mức độ nhạy cảm của Tài sản là 0,6 và số dư tổng Tài sản là 1000 thì Tài sản điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm là 600. Ví dụ: Một NH có Tài sản nhạy cảm với lãi suất là 1000 với mức độ nhạy cảm là 0,6; Nợ nhạy cảm với lãi suất là 750 với mức độ nhạy cảm là 0,85. Ta có: GAP đơn giản bằng: 1000 - 750 = +250 GAP được chuẩn hóa bằng: (1000*0,6) - (750*0,85) = -37,5 Như vậy, nếu xét theo GAP đơn giản thì giá trị GAP là một số dương, nên nếu lãi suất thị trường tăng thì ngân hàng có lợi. Tuy nhiên, do mức độ nhạy cảm lãi suất của TSC và TSN khác nhau nên thực tế GAP chuẩn hóa lại là số âm, nên việc lãi suất thị trường tăng, NH lại gặp bất lợi chứ không phải có lợi. Để áp dụng GAP được chuẩn hóa thì phải xác định được mức độ nhạy cảm của TSC và TSN. Việc xác định chúng có thể được thực hiện với mô hình hồi quy, có dạng như sau: Tỷ lệ thu nhập (chi phí) = a0 + a1 Mức lãi thị trường + Sai số Trong đó: - Tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân được xác định bằng thu nhập (chi phí) từ tãi chia cho tổng TSC (TSN). - Hệ số a1 là mức độ nhạy cảm của tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân trước những thay đổi mức lãi suất thị trường. - Sai số là độ lệch ngẫu nhiên giữa số liệu thực tế và mô hình Như vậy, theo mô hình trên, khi lãi suất thị trường biến động 1% sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập (chi phí) lãi bình quân thay đổi a1%. Vì TSC và TSN của ngân hàng có liên quan đến nhiều mức lãi thị trường khác nhau (lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn,) nên mô hình này có thể được mở rộng thành mô hình hồi quy bội với các biến độc lập là các mức lãi thị trường khác nhau. Tỷ lệ thu nhập (chi phí) = a0 + a1Mức lãi thị trường 1 + a2Mức lãi thị trường 2 + Sai số Thứ hai, ngân hàng nên xem xét áp dụng mô hình thời lượng để đo lường rủi ro giảm giá trị tài sản, đo lường mức độ biến động của giá trị ròng khi lãi suất thị trường biến động. Tiến tới áp dụng mô hình giá trị chịu rủi ro (VAR) và thu nhập chịu rủi ro (EAR) trong đo lường rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng. Mô hình thời lượng được áp dụng để lượng hóa thiệt hại của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường. Mô hình này đo lường mức độ rủi ro giảm giá trị tài sản của NH trước sự thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất thị trường thay đổi, làm cho giá trị thị trường của Tài sản và Nợ thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất. Nếu sự thay đổi đó dẫn đến giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm thì đó là rủi ro giảm giá trị tài sản. Muốn áp dụng được mô hình thời lượng, điều kiện mà Vietinbank phải đáp ứng được để áp dụng có hiệu quả mô hình thời lượng là: Điều kiện thứ 1, để áp dụng mô hình thời lượng trong đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải có số liệu thực tế về số dư hiện thời của các TSN và TSC; kỳ hạn thực tế của các Tài sản, Nợ; số liệu cụ thể về lãi suất đã cam kết gắn liền với các công cụ tài chính và các tài sản, các khoản thanh toán nợ gốc, chỉ số lãi suất của từng giao dịch... Bên cạnh đó, do yêu cầu phức tạp của mô hình thời lượng nên bảng cân đối kế toán của ngân hàng phải thường xuyên được cơ cấu để sự bất cân xứng thời lượng của TSN và TSC trong hạn mức cho phép của ngân hàng. Do chất lượng và độ tin cậy của hệ thống đo lường phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của dữ liệu và những giả thuyết được sử dụng trong mô hình, ban quản lý cần quan tâm đặc biệt đến những yếu tố đó. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo phải thường xuyên cập nhật để đảm bảo đủ dữ liệu cho việc tính toán thời lượng (thời gian tồn tại thực tế của từng luồng tiền của Tài sản và Nợ). Muốn tính toán được thời lượng thì việc theo dõi, ghi nhận các Tài sản và Nợ phải theo nguyên tắc giá trị thị trường. Ngân hàng luôn phải có thông tin về thời gian tồn tại thực tế của các luồng tiền của Tài sản và Nợ, không thể thực hiện nếu việc ghi nhận thời hạn của Tài sản và Nợ theo thời hạn danh nghĩa. Điều kiện thứ 2, đào tạo cán bộ ngân hàng để có những am hiểu sâu về mô hình nhằm vận dụng tốt mô hình vào đo lường RRLS. Ngân hàng cần phải thường xuyên tổ chức huấn luyện, cập nhật kiến thức về quản trị rủi ro lãi suất cho các nhân viên phụ trách công việc này, hoặc tổ chức các buổi học bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn. Điều kiện thứ 3, khi áp dụng mô hình thời lượng trong đo lường RRLS, bản thân mô hình còn có một số hạn chế. Vì vậy, ngân hàng cũng cần phải nghiên cứu các hạn chế và có giải pháp khắc phục các hạn chế này, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong đo lường rủi ro giảm giá trị tài sản. Các hạn chế của mô hình thời lượng: hạn chế về tính lồi của mô hình; hạn chế về tuyến lãi suất nằm ngang; vấn đề trì hoãn thanh toán Điều kiện thứ 4, hệ thống thông tin, báo cáo phải thường xuyên cập nhật từ các chi nhánh các vấn đề liên quan đến sự thay đổi của các dòng tiền mà ngân hàng sẽ nhận hoặc chi trả trong tương lai như các khoản cho vay phải cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ các khoản cho vay cho khách hàng Nếu các thông tin này được cập nhật liên tục hàng ngày thì ngân hàng sẽ có được đầy đủ thông tin để tính toán được thời gian tồn tại thực tế của các dòng tiền của Tài sản và Nợ. Muốn vậy, ngân hàng phải đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại, đặc biệt là sử dụng các phần mềm hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất... Đối với việc áp dụng mô hình giá trị chịu rủi ro (VAR), điều kiện trước tiên là ngân hàng phải áp dụng mô hình thời lượng. Thông qua mô hình thời lượng, ngân hàng sẽ áp dụng được mô hình VAR để dự tính được khi lãi suất thị trường thay đổi, với một mức độ tin cậy nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định thì tổn thất tiềm tàng tối đa đối với vốn chủ sở hữu của ngân hàng là bao nhiêu? Đây cũng là cơ sở để ngân hàng tính toán vốn kinh tế trong hoạt động quản trị vốn của mình. Còn với mô hình thu nhập chịu rủi ro (EAR), hiện nay ngân hàng đã áp dụng mô hình định giá lại để đo lường rủi ro thu nhập. Vì vậy, ngân hàng có thể ứng dụng mô hình thu nhập chịu rủi ro (EAR) để đo lường rủi ro lãi suất. Việc áp dụng mô hình này cho phép các nhà quản trị ngân hàng dự tính được khi lãi suất thị trường biến động, với một mức độ tin cậy nhất định, trong một khoảng thời gian xác định, tổn thất tiềm tàng tối đa thu nhập lãi ròng của ngân hàng là bao nhiêu, để từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro phù hợp. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại: Khi thực hiện giải pháp này sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác mức độ rủi ro lãi suất để từ đó nhà quản lý có các phương án xử lý phù hợp giúp ngân hàng chủ động trong các phương án kinh doanh của mình. Một số kiến nghị Kiến nghị đối với Chính phủ: Cần đảm bảo sự ổn định môi trường vĩ mô Theo kết quả hồi quy thì yếu tố vĩ mô có tác động đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng chính vì vậy về phía nhà nước cần tạo môi trường vĩ mô tốt để tạo điều kiện nền kinh tế ổn định, tăng trưởng đều, hệ thống ngân hàng cũng an toàn hơn. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng thế giới, cho tới nay nền kinh tế của Việt Nam chưa hồi phục hoàn toàn. Môi trường vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất cập khiến cho các nhà đầu tư còn dè dặt. Đây là yếu tố bất lợi với các ngân hàng, nhất là trong điều kiện các ngân hàng Việt Nam đang rất cần các nguồn cung vốn ổn định. Như vậy, việc ổn định môi trường vĩ mô là một vấn đề cấp thiết mà Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần phối hợp để đưa ra những biện pháp để bảo đảm tính ổn định của nền kinh tế như: (1) Kiểm soát chặt chẽ để phát hiện, dự đoán được những yếu tố tiềm ẩn, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. (2)Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách. (3) Chính phủ kết hợp với Ủy ban chứng khoán tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động của TTCK: Ở nước ngoài, TTCK là một trong những kênh dẫn vốn dài hạn tốt đối với các NHTM. Tuy nhiên ở Việt Nam, kênh dẫn vốn này chưa phát huy được tác dụng của nó. Chính phủ cần có những biện pháp tích cực tác động vào TTCK để tạo điều kiện cho các NHTM vừa có một kênh dẫn vốn, một kênh đầu tư hiệu vừa làm tăng được khả năng thanh khoản của NHTM. (4) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính: Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch. Vì vậy, để phát triển thị trường các công cụ phái sinh thì cần phải phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Vì các hợp đồng phái sinh lãi suất đều có liên quan đến các chứng khoán có giá trị thị trường biến động phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất thị trường, đó là các chứng khoán nợ ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện phát triển thị trường trái phiếu bằng việc phát hành nhiều loại trái phiếu trên thị trường với nhiều kỳ hạn khác nhau, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của nhà đầu tư và của các NHTM trong phòng ngừa RRLS. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường bằng việc nâng cao các chuẩn mực về công bố thông tin; thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm Thành lập các công ty chuyên xếp hạng định mức tín nhiệm, nâng tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư nước ngoài (5) Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thực hiện trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC): Phần lớn các giao dịch phái sinh về lãi suất đều được thực hiện trên thị trường OTC nhưng điều kiện về cơ sở hạ tầng của thị trường phi tập trung còn chưa tốt, các giao dịch được thực hiện và thanh toán song phương nên các bên tham gia gặp nhiều rủi ro liên quan đến các đối tác có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy, cần phải có các quy chế pháp lý nhằm ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường, nhằm khắc phục những bất lợi nói trên. Ngoài ra về phía ngân hàng cũng cần có các phướng án hoạt động kinh doanh chủ động để đảm bảo vẫn hoạt động tốt khi môi trường vĩ mô có thay đổi. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: NHNN cần có cơ chế điều hành lãi suất phù hợp Theo kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất thì yếu tố cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương co tác động rất lớn đến việc xây dựng chính sách lãi suất của ngân hàng vì vậy NHNN cần kiểm soát các hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng các chuẩn mực phù hợp, từng bước đưa ra các quy định hợp lý cho thị trường hiện tại. Để che chắn các RRLS thì sản phẩm phát sinh là một công cụ rất hữu hiệu nhưng các NHTM vẫn cần phải xin phép NHNN để sử dụng nó. NHNN quản lý toàn bộ hệ thống các NHTM bằng các văn bản pháp qui mà có lẽ là can thiệp hơi sâu vào hoạt động của NHTM. (1) NHNN nên can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách tài chính, các công cụ gián tiếp của NHNN như tỉ lệ DTBB, thị trường mở OMO, thay đổi lãi suất tái chiết khấu, không nên can thiệp vào thị trường bằng các công cụ mang tính chất hành chính. - Cho phép các NHTM từng bước được sử dụng các sản phẩm phát sinh, các công cụ hiện đại trên thị trường để che chắn RRLS. - Ủng hộ việc hiện đại hoá ngân hàng vì nó sẽ giúp các nhà quản trị quản lý RRLS dễ dàng hơn. - Mở rộng các hình thức cho vay cũng như việc dùng lãi suất thả nổi tương xứng với sự thay đổi của thị trường. (2) Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt nam, vận hành theo cơ chế thị trường NHNN cần lắng nghe phản ứng của thị trường và cần thu thập những phản ứng, ảnh hưởng từ phía thị trường mỗi khi có những thay đổi về chính sách tiền tệ để có cơ sở đánh giá chính xác tác động của những thay đổi chính sách này đến những thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến RRLS. Minh bạch chính sách tiền tệ, tạo niềm tin chính sách: các chính sách tiền tệ của NHNN phải nhất quán, minh bạch. Các phát ngôn của NHNN phải phản ánh đúng chính sách của ngân hàng cũng như các chính sách của Chính phủ quản lý nền kinh tế vĩ mô. Tăng cường hiệu quả của chế độ tự do hóa lãi suất, mặc dù hiện nay lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các NHTM, trong một số giai đoạn vẫn có trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh giữa các NHTM. NHNN cũng nên tránh sự điều chỉnh vào lãi suất bằng những mệnh lệnh hành chính. NHNN nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi suất phản ánh chính xác cung cầu trên thị trường tiền tệ. Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu: Phát triển mạnh đối tượng tham gia thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, đảm bảo lãi suất trên thị trường này phản ánh đủ thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô. Từ đó mới có thể xây dựng đường lợi tức (yield curve) thị trường, phục vụ cho công tác QTRRLS. Hoạt động trên thị trường tiền tệ (money market) còn hạn chế và lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ không thể là chuẩn mực (benchmark) cho các NHTM để dự đoán lãi suất trên thị trường cũng như lãi suất của trái phiếu và của các công cụ phái sinh. Thị trường tài chính chưa phát triển gây khó khăn cho các NHTM trong việc dung các công cụ phái sinh để che chắn RRLS. NHNN và Chính phủ cần phát triển hơn nữa thị trường tài chính, hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động trên thị trường tài chính để hỗ trợ các NHTM và nền kinh tế. (3) Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm soát lãi suất có hiệu quả (i) NHNN cần phải lượng hóa các loại lãi suất để xác định tính hợp lý và dự báo chiều hướng biến động của lãi suất trên thị trường, từ đó có tác động thích hợp thông qua việc điều hành CSTT, bởi vì việc tăng lên hay giảm xuống lãi suất của NHNN sẽ tác động ngay tới lãi suất của các NHTM đối với khách hàng. (ii) Các NHTM cho khách hàng vay vốn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn và qua đó tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng. (iii) Tách bách cho vay thương mại và cho vay chính sách. Các NHTM cho vay thương mại thì áp dụng lãi suất thị trường, còn cho vay đối tượng chính sách và cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì khi gặp rủi ro NHNN có trách nhiệm xử lý. (iiii) Chống sự cạnh tranh thiếu bình đẳng của các NHTM, của các NHTM lớn và nhỏ, điều này đòi hỏi phải phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng, theo dõi biến động thị trường tiền tệ để tổ chức dung hòa các sự cạnh tranh về lãi suất giữa các thành viên. (4) Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và QTRRLS của các NHTM Hiện nay, từ phía NHNN chưa có văn bản pháp lý nào qui định việc đo lường và QTRRLS tại các NHTM Việt nam. Nếu các qui định chi tiết về QTRRLS chưa đưa ra, các NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng đắn để QTRRLS. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh cũng còn thiếu (mới chỉ dừng lại ở hoạt động mua bán kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất). NHNN nên ra thêm các văn bản và hướng dẫn các NHTM trong việc QTRRLS cũng như các qui định về các sản phẩm phái sinh lãi suất. Đó là nền tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRLS hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động của lãi suất. Về việc báo cáo, NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về QTRRLS cho các NHTM, tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng thêm các mẫu báo cáo mới chuẩn cho các NHTM theo các phương pháp định lượng RRLS đã nêu ở phần lý luận để các NHTM có thể có các mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay. (5) Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực QTRRLS, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các qui định về QTRRLS. NHNN cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM Việt nam các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về QTRRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ quản trị rủi ro. Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác QTRRLS. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRLS. RRLS cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau. Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ: • Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm quản trị rủi ro và mô hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới • Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM. Kết luận chương 3: Bằng nguồn số liệu phong phú, cập nhật có nguồn gốc rõ ràng với những phân tích dự báo và đề xuất, chương 3 của luận án tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến giải pháp quản trị RRLS tại Vietinbank giai đoạn 2020-2025, cụ thể: - Khái quát bối cảnh kinh tế vĩ mô 2020 - 2025 với những dự báo về tăng trưởng kinh tế, lạm phát thế giới và Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025; Phân tích sâu sắc, toàn diện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 - 2025. Đây là cơ sở khá vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp - Phân tích sâu định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và định hướng QTRRLS tại Vietinbank giai đoạn 2020 - 2025 làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp - Đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện, lập luận chặt chẽ nhằm QTRRLS. - Để thực thi tốt các giải pháp quản trị RRLS tại Vietinbank giai đoạn 2020 -2025, chương 3 còn đề cập đến các phương pháp triển khai giải pháp. KẾT LUẬN Rủi ro lãi suất tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là tất yếu. Tuy nhiên, khi rủi ro lãi suất xảy ra thu nhập lãi của ngân hàng sẽ bị tổn thất, sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với các ngân hàng thương mại cũng như đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng là vấn đề thời sự và không kém phần phức tạp. Qua nghiên cứu luận án về quản trị rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, luận án đã đạt được các kết quả chủ yếu sau: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại. Luận án đã chỉ ra nội dung quản trị rủi ro lãi suất bao gồm: nhận diện, đo lường, ngừa ngừa và xử lý rủi ro lãi suất. Đó là cơ sở lý luận cho việc đánh giá và phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở chương 2. Thứ hai, luận án đã tham khảo kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số ngân hàng thương mại ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học quí báu cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam như: cần áp dụng những biện pháp tổng thể xử lý rủi ro lãi suất trong khuôn khổ chung về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và rộng hơn là tái cấu trúc nền kinh tế; Xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thứ ba, luận án đã đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2019, trên có sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Việc đánh giá được xem xét dựa trên nghiên cứu thực trạng về nhận biết rủi ro lãi suất; đo lường rủi ro lãi suất; ngăn ngừa và xử lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Thứ tư: Luận án đã xây dưng được bộ thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất, từ bộ thang đo được xây dựng luận án đã đi kiểm định EFA và kiểm định nhân tố khẳng định CFA, cuối cùng phân tích mức độ thích hợp của mô hình theo cấu trúc SEM. Kết quả cho thấy có 6 yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng Vietinbank, cụ thể là (1) Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương; (2) Mức độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế vi mô; (3) Xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi suất; (4) công tác kiểm tra giám sát quy trình quản trị rủi ro lãi suất; (5) công tác dự báo rủi ro lãi suất và (6) Đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ năm, luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2020-2015 Với những đóng góp trên, luận án mong muốn được góp phần vào việc thực hiện thành công quá trình quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, rộng và nhạy cảm. Vì vậy, mặc dù tác giả đã rất cố gắng song do luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và bạn đọc để luận án được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Chính phủ. (2012). Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Đặng Vũ Hùng. (2013). Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính Đinh Xuân Hạng & Nguyễn Văn Lộc. (2012). Giáo trình quản trị tín dụng NHTM. Nhà xuất bản tài chính Đinh Xuân Hạng. (2012). Hoàn thiện chính sách tài chính - tiền tệ nhằm phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10 (2012), trang 5 – 9 Đỗ Kim Hảo (2005), Giải pháp quản lý rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương Mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Bộ Giáo dục Hà Minh Sơn. (2013). Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính, Hà Nội. Joel Bessis. (2011). Quản trị rủi ro trong ngân hàng (bản dịch tiếng việt). Nhà xuất bản lao động xã hội Lê Hoàng Nga (2004), Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Lê Thanh Tùng. (2014). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị RRTD theo Basel 2. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 15- năm 2014, trang 18-21 Lê Thị Huyền Diệu. (2010). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. Lê Văn Hinh & Đào Minh Phúc. (2012). Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 24 - tháng 12/2012, trang 20-26) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2005). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2011-2019). Báo cáo thường niên năm, Hà Nội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. (2011-2019). Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn. (2012). Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội Nguyễn Cảnh Hiệp. (2013). Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính Nguyễn Đăng Dờn. (2009). Quản trị NHTM hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông. Nguyễn Đức Trung. (2012). Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội. Nguyễn Đức Tú. (2012). Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Nguyễn Hồng Yến (2012), “Rủi ro gắn với sai lệch kép của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập Kinh tế Quốc tế”, Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh. (2012). Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội Nguyễn Thị Mùi. (2010). Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính. Nguyễn Thị Phương Lan (1995), Một số vấn đề về rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sỹ kinh tế, đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Thị Vân Anh. (2014). Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39 Nguyễn Văn Tiến. (2010). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê Peters. Rose. (1998). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. Phan Thị Hoàng Yến (2015). Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình: Ngân hàng thương mại, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Phan Thị Thu Hà. (2009). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2010). Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2010). Luật Ngân hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Tạ Ngọc Sơn. (2007). Đo lường và quản lý rủi ro lãi suất bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất (VaR). Tạp chí Ngân hàng, số 24 tháng 12/2007 Tạ Ngọc Sơn. (2007). Phương pháp đo lường và quản lý rủi ro lãi suất bằng biểu đồ lệch tại các ngân hàng thương mại. Tạp chí Ngân hàng, số 21 tháng 11/2007 Tạ Ngọc Sơn. (2011). Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Tô Ánh Dương . (2004). Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước Basel. Đề tài NCKH của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Tô Kim Ngoc (2008), Hoàn thiện điều kiện xây dựng đường cong lãi suất chuẩn của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trần Công Hòa & Đỗ Thị Trà Linh. (2012). Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng, số 24- tháng 12/2012, trang 31-35 Trần Đình Định (2008). Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. Vũ Ngọc Điệp (2019), “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Thương mại. Tiếng Anh Bernd E. & Robert R. (2010). The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer. Capgemini and Efma (2012). the 2012 World Retail Banking Report. Choudhry, Moorad (2011): An introduction to banking: liquidity risk and asset-liability management, John Wiley & Sons Inc Fredic S.Mishkin (1992), The Economics of Money, Banking and Financial Markets Helen K Simon (1994) Managing interest rate risk Hennie Van Greuing and Sonia Brajovic Bratanovic(2003) Analyzing and managing banking risk Peter S.Rose (1999): Commercial bank management, Irwin. Peters. Rose. (1998). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. PwC’ Report (2012). Lessons from the U.S. Retail Banking industry. Svetlana Saksonova, Latvian Academy of Science, (2013), Approaches to Improving Asset Structure Management in Commercial Banks World Bank (2006-2010). Taking Stock, An Update on VietNam’s economic developments and reforms, Report for Consultative Group meeting for VietNam. https://www.imf.org/external/np/fin/tad/exfin1.aspx https://www.bis.org/list/bcbs/spp_12/from_01012006/index.htm https://www.hsbc.com.vn/ www.calyon.com PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Xin Anh(Chị) vui lòng cho biết ý kiến của Anh(Chị) về các vấn đề trong Phiếu hỏi này. Ý kiến của Anh(Chị) sẽ giúp nhóm nghiên cứu có cơ sở để đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng VietinBank, từ đó nhóm nghiên cứu có căn cứ để đề xuất giải pháp nâng cao quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công thương Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn. A. THÔNG TIN CHUNG Xin Anh(Chị) cho biết: Họ và tên: Giới tính Vị trí công tác:. Số điện thoại liên lạc: Cố định Di động: B. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT. Xin vui lòng cho biết ý kiến của Anh(Chị) bằng cách khoanh tròn vào số mà Anh(Chị) cho là đúng nhất với các nhận định dưới đây theo quy ước: 1 = Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 = Không ý kiến 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý I. Cơ chế điều hành lãi suất của NHTW 1. Quy định về lãi suất cơ bản của NHNN có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của ngân hàng. 1 2 3 4 5 2. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN có ảnh hưởng đến đến quản trị rủi ro của ngân hàng. 1 2 3 4 5 3. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN có ảnh hưởng đến quản trị tài sản có của ngân hàng. 1 2 3 4 5 4. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN có ảnh hưởng đến quản trị tài sản Nợ của ngân hàng. 1 2 3 4 5 II. Mức độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô 5. Thể chế chính trị của quốc gia có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 6. Lạm phát của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất. 1 2 3 4 5 7. Tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất. 1 2 3 4 5 8. Thị trường tài chính của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất. 1 2 3 4 5 9. Chính sách tài khóa của nhà nước có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 III. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro 10. Xây dựng quy trình để quản trị tài sản có nhạy cảm lãi suất. 1 2 3 4 5 11. Xây dựng quy trình để quản trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. 1 2 3 4 5 12. Xây dựng quy trình để quản trị rủi ro lãi suất. 1 2 3 4 5 13. Đánh giá quy trình quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 14. Điều chỉnh quy trình quản trị rủi ro lãi suất. 1 2 3 4 5 IV. Công tác kiểm tra giám sát quy trình quản trị rủi ro lãi suất 15. Thường xuyên kiểm tra quy trình quản trị rủi ro sẽ hạn chế rủi ro lãi suất trong quá trình kinh doanh 1 2 3 4 5 16. Thường xuyên kiểm tra quy trình quản trị rủi ro sẽ có các điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng 1 2 3 4 5 17. Giám sát sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 18. Giám sát sẽ giúp bộ máy hoạt động hiệu quả hơn 1 2 3 4 5 V. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng 19. Công nghệ thông tin tốt sẽ giúp quản trị rủi ro tốt 1 2 3 4 5 20. Công nghệ sẽ giúp đo lường tốt rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 21. Công nghệ sẽ giúp quá trình giám sát rủi lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 22. Công nghệ sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả 1 2 3 4 5 VI. Dự báo rủi ro lãi suất 23. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác dự báo rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 24. Sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện dự báo rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 25. Sử dụng công cụ để phân tích độ nhạy của lãi suất 1 2 3 4 5 26. Dự báo rủi ro lãi suất cho tài sản nợ 1 2 3 4 5 27. Dự báo rủi ro lãi suất cho tài sản có 1 2 3 4 5 28. Thực hiện dự báo thường xuyên sẽ hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng 1 2 3 4 5 29. Dự báo chính xác sẽ hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng 1 2 3 4 5 VII. Đặc thù hoạt động kinh doanh của các NHTM 30. Danh mục đầu tư của ngân hàng có hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 31. Chính sách cho vay có hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 32. Các phương thức huy động có có hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 33. Quy mô hoạt động của ngân hàng có hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 34. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng có hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 VIII. Nhân lực của ngân hàng 35. Nhân viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ 1 2 3 4 5 36. Nhân viên phải làm chủ các công nghệ 1 2 3 4 5 37. Nhân viên phải có am hiểu sâu về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 IX. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT 38. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN phù hợp sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 39. Mức độ phát triển của kinh tế ổn định sẽ sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 40. Có quy trình quản trị rủi ro sẽ sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn. 1 2 3 4 5 41. Kiểm tra, giám sát sẽ sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 42. Hoạt động kinh doanh tốt sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 43. Dự báo rủi ro tốt sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn. 1 2 3 4 5 44. Nhân lực tốt sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn 1 2 3 4 5 45. Công nghệ hiện đại sẽ giúp quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn. 1 2 3 4 5 Ý kiến khác Cảm ơn sự hợp tác của Anh(Chị) ! PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .830 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted LS1 10.18 11.706 .680 .775 LS2 10.19 11.717 .615 .808 LS3 9.99 12.659 .662 .785 LS4 10.13 12.169 .681 .775 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .870 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted VM1 14.23 16.508 .741 .831 VM2 14.19 16.746 .734 .833 VM3 13.99 16.551 .666 .850 VM4 14.02 16.575 .757 .828 VM5 13.90 17.099 .592 .869 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .833 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted QTRR1 13.10 22.442 .658 .793 QTRR2 13.11 22.022 .678 .787 QTRR3 13.08 23.000 .630 .801 QTRR4 13.01 23.251 .572 .817 QTRR5 12.98 22.990 .627 .802 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .875 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KTGS1 11.08 11.238 .738 .836 KTGS2 11.18 11.584 .719 .844 KTGS3 11.13 11.238 .729 .840 KTGS4 11.15 11.212 .736 .837 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .868 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CNTT1 9.54 9.066 .745 .821 CNTT2 8.85 8.870 .654 .864 CNTT3 9.58 9.513 .753 .821 CNTT4 9.53 9.166 .745 .822 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .818 7 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DBRR1 21.73 23.288 .690 .771 DBRR2 21.65 23.738 .626 .782 DBRR3 21.80 23.238 .646 .778 DBRR4 21.77 23.697 .659 .776 DBRR5 21.74 23.652 .628 .782 DBRR6 21.68 23.179 .660 .775 DBRR7 21.52 32.535 -.057 .867 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .867 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DBRR1 17.94 22.959 .708 .836 DBRR2 17.86 23.414 .643 .848 DBRR3 18.01 23.145 .640 .848 DBRR4 17.97 23.296 .684 .841 DBRR5 17.95 23.416 .637 .849 DBRR6 17.88 22.946 .668 .843 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .867 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KD1 10.14 12.444 .687 .844 KD2 10.09 12.314 .705 .836 KD3 9.98 12.130 .768 .811 KD4 9.86 12.285 .715 .832 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .795 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NLNH1 7.26 4.894 .688 .666 NLNH2 7.15 5.598 .590 .769 NLNH3 7.27 5.211 .638 .721 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .870 9 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HQ1 29.78 25.449 .634 .854 HQ2 29.68 25.811 .627 .855 HQ3 29.86 25.488 .544 .863 HQ4 29.71 25.917 .587 .858 KD5 29.25 27.007 .437 .871 HQ5 29.56 24.569 .667 .850 HQ6 29.85 24.958 .650 .852 HQ7 29.69 25.491 .680 .850 HQ8 29.86 25.839 .648 .853 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .786 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KD1 14.29 13.347 .668 .708 KD2 14.24 13.141 .695 .698 KD3 14.13 13.125 .735 .685 KD4 14.02 13.235 .689 .701 KD5 13.36 20.930 .018 .867 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .867 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .822 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 6672.677 df 903 Sig. .000 Total Variance Explained Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadingsa Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total 1 6.399 14.882 14.882 5.974 13.894 13.894 3.822 2 4.383 10.192 25.075 3.880 9.023 22.917 4.930 3 3.225 7.501 32.576 2.852 6.632 29.549 3.719 4 2.783 6.472 39.048 2.402 5.585 35.134 3.291 5 2.756 6.410 45.458 2.367 5.504 40.638 3.041 6 2.605 6.057 51.515 2.239 5.206 45.845 2.991 7 2.505 5.824 57.340 2.066 4.805 50.650 2.732 8 1.992 4.633 61.973 1.584 3.685 54.334 2.800 9 1.557 3.621 65.594 1.117 2.597 56.931 2.236 10 .890 2.070 67.664 11 .779 1.812 69.476 12 .745 1.732 71.209 13 .669 1.556 72.764 14 .653 1.519 74.283 15 .623 1.450 75.732 16 .598 1.390 77.122 17 .579 1.347 78.469 18 .532 1.236 79.705 19 .525 1.222 80.927 20 .520 1.209 82.137 21 .506 1.177 83.313 22 .486 1.129 84.443 23 .472 1.097 85.540 24 .444 1.032 86.572 25 .432 1.004 87.575 26 .418 .971 88.546 27 .405 .942 89.488 28 .399 .927 90.415 29 .381 .885 91.300 30 .350 .815 92.115 31 .348 .808 92.923 32 .327 .760 93.683 33 .320 .744 94.428 34 .309 .718 95.146 35 .289 .672 95.818 36 .266 .619 96.436 37 .257 .598 97.034 38 .252 .586 97.621 39 .235 .547 98.168 40 .218 .506 98.674 41 .211 .492 99.165 42 .186 .433 99.599 43 .173 .401 100.000 Extraction Method: Principal Axis Factoring. a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance. Pattern Matrixa Factor 1 2 3 4 5 6 7 8 9 HQ7 .739 HQ6 .712 HQ8 .700 HQ1 .700 HQ5 .700 HQ2 .693 HQ4 .623 HQ3 .587 DBRR4 .792 DBRR1 .777 DBRR6 .761 DBRR2 .707 DBRR5 .607 DBRR3 .587 VM1 .863 VM4 .821 VM2 .803 VM3 .704 VM5 .617 QTRR2 .773 QTRR3 .721 QTRR5 .698 QTRR1 .693 QTRR4 .642 KTGS4 .808 KTGS3 .798 KTGS1 .791 KTGS2 .784 CNTT3 .825 CNTT1 .809 CNTT4 .807 CNTT2 .735 KD3 .860 KD2 .782 KD4 .767 KD1 .758 LS4 .784 LS1 .765 LS3 .750 LS2 .686 NLNH1 .823 NLNH3 .764 NLNH2 .682 Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Factor Correlation Matrix Factor 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1.000 .045 -.047 .016 -.071 -.021 .038 -.104 .063 2 .045 1.000 .390 .408 .290 .298 .137 .283 .276 3 -.047 .390 1.000 .127 .150 .088 .116 .169 .043 4 .016 .408 .127 1.000 .086 .110 .038 .115 .134 5 -.071 .290 .150 .086 1.000 .043 .060 .070 .103 6 -.021 .298 .088 .110 .043 1.000 -.023 .038 .110 7 .038 .137 .116 .038 .060 -.023 1.000 .105 -.008 8 -.104 .283 .169 .115 .070 .038 .105 1.000 .123 9 .063 .276 .043 .134 .103 .110 -.008 .123 1.000 Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. CFA SEM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_tri_rui_ro_lai_suat_tai_ngan_hang_thuong_mai_co.doc
  • docx3. thong tin tom tat diem mới LA_Hoang Thai Hưng.docx
  • doc4. tóm tât LA_Hoang Thai Hung 22-3-2021.doc
Luận văn liên quan