Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm:Xếp hạng tín nhiệm
được thực hiện trên trọng số rủi ro quốc gia và trọng số rủi ro công ty. Tuy vậy, việc đánh
giá và xếp hạng rủi ro của nước ta vẫn còn những điểm chưa đồng nhất dựa trên những
tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro khác nhau căn cứ vào các mô hình xếp hạng rủi ro như: mô
hình ICRG (International country risk guide, mô hình Beta quốc gia, ). Điều này có thể
xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong đánh giá rủi ro nhưng nguyên nhân quan
trọng hơn hết là tính minh bạch và sự thống nhất trong các thông tin được công bố. Vấn
đề này cũng tồn tại trong các xếp hạng tín nhiệm đối với các công ty, vì vậy để đảm bảo
độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp của
các NHTM, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm
về các thông tin do mình công bố. Đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài
thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định về công bố thông tin, tránh tình
trạng “nói nghiêm, làm không nghiêm”. Chúng ta cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc các
mô hình, quy định pháp lý, quy tắc hoạt động, các biện pháp chế tài để phát triển lĩnh vực
xếp hạng tín nhiệm làm cơ sở dữ liệu chung dựa trên những kinh nghiệm rút kết từ các
nước trên thế giới và đặc biệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
229 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị rủi ro cho chính NHTM và gửi
bản đề xuất ấy về NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó
là một bản hợp đồng mà NHTM phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo,
kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy. Mặt khác, chính NHTM phải gia tăng
tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” rõ hơn về những rủi ro mà
mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro,
Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng
tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Áp dụng theo Basel II, chỉ cần yêu cầu các ngân
hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản các ngân hàng (bao gồm các
khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị
rủi ro phù hợp (mà Basel II đã đề xuất). Bên cạnh đó, NHNN trên cơ sở nghiên cứu
194
cập nhật số liệu báo cáo thống kê từ các ngành, để đưa ra dự báo về xu hướng phát
triển, rủi ro có thể gặp của các ngành kinh tế từ đó các NHTM có định hướng đầu tư
một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.
- Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm:Xếp hạng tín nhiệm
được thực hiện trên trọng số rủi ro quốc gia và trọng số rủi ro công ty. Tuy vậy, việc đánh
giá và xếp hạng rủi ro của nước ta vẫn còn những điểm chưa đồng nhất dựa trên những
tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro khác nhau căn cứ vào các mô hình xếp hạng rủi ro như: mô
hình ICRG (International country risk guide, mô hình Beta quốc gia, ). Điều này có thể
xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong đánh giá rủi ro nhưng nguyên nhân quan
trọng hơn hết là tính minh bạch và sự thống nhất trong các thông tin được công bố. Vấn
đề này cũng tồn tại trong các xếp hạng tín nhiệm đối với các công ty, vì vậy để đảm bảo
độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp của
các NHTM, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm
về các thông tin do mình công bố. Đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài
thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định về công bố thông tin, tránh tình
trạng “nói nghiêm, làm không nghiêm”. Chúng ta cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc các
mô hình, quy định pháp lý, quy tắc hoạt động, các biện pháp chế tài để phát triển lĩnh vực
xếp hạng tín nhiệm làm cơ sở dữ liệu chung dựa trên những kinh nghiệm rút kết từ các
nước trên thế giới và đặc biệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên
tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan
quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm tra kiểm soát
nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám
sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài
chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh
nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các NHTM, đảm
bảo thị trường phát triển bền vững.
- Kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ
nới lỏng trong thời gian quá dài, dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và thực hiện các
biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất.
- NHNN cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động hoặc chỉ áp dụng trần lãi suất
với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dưới 1 tháng) để thị trường có thể linh hoạt tự điều
chỉnh, cân đối cung cầu về vốn.
- NHNN nên thận trọng trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt
chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bởi tăng trưởng tín
dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới
nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.
195
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4 Luận án đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh nói
chung và định hướng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng. Theo đó,
mở rộng tín dụng phải đi đối với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi
ro tín dụng. Để thực hiện định hướng kinh doanh và định hướng quản trị rủi ro tín
dụng, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong chương
2, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế, những nguyên nhân chủ quan nêu tại
chương 3.
Hệ thống giải pháp đề xuất có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra kiểm soát
đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ. Hệ thống giải
pháp được phân làm 4 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp vĩ mô, Nhóm giải pháp
cụ thể, nhóm giải pháp xử lý nợ xấu và nhóm giải pháp hỗ trợ.
Trong đó (i) nhóm giải pháp vĩ mô là những giải pháp vĩ mô có tác động và ảnh
hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, xu hướng nợ xấu
đã bán cho Công ty quản lý tài sản VAMC, áp dụng chuẩn mực quốc tế vào giám sát
hoạt động NHTM Việt Nam; (ii) nhóm giải pháp cụ thể là nhóm giải pháp thuộc về
các NHTM Việt Nam và Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thực hiện,
từ việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, mô hình
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp đến bộ máy kiểm soát nội bộ, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là
doanh nghiệp. (iii) nhóm giải pháp xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tín dụng, đó là
tiếp tục phân loại nợ xấu và tăng cường trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử
lý nợ xấu; chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi; minh bạch hóa hệ thống thông tin;
hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hệ thống
kiểm soát nội bộ; tập trung xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Ngoài ra
Luận án còn đưa ra (iv) nhóm giải pháp hỗ trợ để làm cho các giải pháp cụ thể hiệu
quả và bền vững hơn.
Một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN tập trung vào hoàn thiện môi trường
pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ và giảm
các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN
196
KẾT LUẬN
Các NHTM Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và là kênh cung cấp nguồn vốn
đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế, nó được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Là
thước đo“sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế thông qua “sức khỏe” của ngành ngân
hàng. Bởi lẽ hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh là tiền đề các nguồn
lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng
trưởng kinh tế một cách bền vững.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng vừa đem lại lợi nhuận lại vừa tiềm ẩn những
rủi ro. Tuy nhiên, việc loại trừ hoàn toàn các rủi ro trong đầu tư tín dụng là việc làm
phi thực tế. Trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức
độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, vì thế vấn đề phòng ngừa và hạn
chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết.
Quản lý nợ xấu nhằm từng bước lành mạnh hóa tài chính của các NHTM là
hoạt động trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu NHTM hiện nay. Bởi nợ xấu cao làm
hạn chế khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ xấu tác động trực tiếp
đến khả năng tài chính của ngân hàng, làm suy giảm khả năng cạnh tranh và vị thế của
ngân hàng trong quá trình phát triển và hội nhập
Thời gian qua, tuy các ngân hàng đã coi vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong công tác quản trị của mình, đồng thời có
nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Song, kết quả đạt được vẫn chưa thực
sự như mong muốn. Do vậy, việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa
quan trọng lâu dài. Vì vậy, không ngừng tăng cường và hoàn thiện quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp càng có tính cấp bách.
Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, Luận án đã hoàn thành
các vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng, quản
trị rủi ro tín dụng;
Thứ hai:Nghiên cứu đã phát triển hệ thống lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể: (i) Hệ thống
hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp; (ii) Nghiên cứu tìm hiểu thực nghiệm các yếu tố vĩ mô
197
và vi mô ảnh hưởng đếnrủi ro tín dụng tạo thành các nhân tố tác động đến quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam;
Thứ ba: Phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp tại một số ngân hàng trên Thế giới (Mỹ, Thái Lan và Hàn Quốc) từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Thứ tư: Kiểm định và kết luận các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu khẳng định các yếu tố vi mô và vĩ mô đề xuất
có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là: Quy mô ngân hàng; tốc độ
tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ dư nợ ngắn hạn; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; tỷ lệ lợi nhuận/vốn
chủ sở hữu; tỷ lệ dư nợ/vốn huy động; tốc độ tăng trưởng GDP. Trong đó quy mô ngân
hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác
động cùng chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; Còn tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động, tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Yếu tố tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê, do trong giai đoạn nghiên cứu
mối quan hệ giữa yếu tố này với rủi ro tín dụng chưa thể hiện rõ.
Thứ năm: Khái quát hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp của các NHTM
Thứ sáu: Tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng; quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệpcủa các NHTM qua 4 bước nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
nhận biết rủi ro tín dụng, đo lường và phân tích rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Thứ bảy: Đánh giá những ưu điểm, Luận án cho rằng, quản trị rủi ro tín
dụng đã làm cho nợ xấu của các NHTM được kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm
cho lợi nhuận tăng bền vững, hoạt động kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó còn một
số hạn chế như chất lượng cán bộ còn hạn chế, công nghệ ngân hàng chưa đáp
ứng được yêu cầu Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía ngân
hàng và các nguyên nhân khác từ môi trường của nền kinh tế cũng như các cơ
quan quản lý, điều hành có liên quan.
Thứ tám: Sau khi đưa ra định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng quản
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp 04 nhóm giải pháp được đề xuất có tính logic,
sát thực tiễn và có tính khả thi bởi nó xuất phát từ việc phân tích định lượng các yếu tố
ảnh hưởng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ở trên và khắc phục những hạn chế,
nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.
198
Thứ chín: Các kiến nghị được đề xuất chủ yếu dựa trên những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, có thể kể đến: NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM tuân
thủ các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn quy định. Các NHTM dựa vào đó để xây dựng hệ
thống phân loại nợ theo các tiêu chí cụ thể. NHNN cũng cần nhanh chóng thông qua
những bộ chỉ tiêu mà các ngân hàng đã xây dựng đồng thời hỗ trợ các ngân hàng chưa
thực hiện các chỉ tiêu này
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là một vấn đề rộng và phức tạp,
trong quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo nhiều đề tài và công trình nghiên cứu
có liên quan, bám sát thực tiễn và phân tích thực tiễn trên nhiều góc cạnh khác nhau,
với sự giúp đỡ của các Thầy hướng dẫn, các nhà khoa học. Tuy nhiên Luận án cũng
không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Một lần nữa, tác giả xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà khoa học, cơ sở đào tạo, gia đình, bạn bè, cơ quan
cùng những ý kiến đóng góp chân thành để hoàn thiện Luận án này.
Luận án đã hoàn thành và đạt được kết quả theo phạm vi và bối cảnh nghiên
cứu. Hạn chế của nghiên cứu chỉ tiếp cận rủi ro tín dụng tổng thể đối với doanh
nghiệp của các NHTM Các biến độc lập chưa phản ảnh toàn diện các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Đây chính là những hạn chế tính đại diện và tính
tổng quát của kết quả nghiên cứu.
Để tăng giá trị khoa học của nghiên cứu trong tương lai, các công trình nghiên
cứu có thể thực hiện theo: (1) Bổ sung số lượng quan sát, kéo dài chuỗi thời gian để có
được bộ dữ liệu đầy đủ và tin cậy hơn; (2) phân tích các yếu tố dựa trên việc phân loại
các khoản vay khác nhau; (3) lựa chọn cách thức khác để đo lường rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp thay cho biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu; (4) thực hiện nghiên cứu
chuyên sâu hơn về các nhân tố đã đề xuất trong mô hình nghiên cứu được thiết lập; (5)
mở rộng thêm một số biến vĩ mô, vi mô khác vào mô hình để làm rõ thêm các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.
199
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Gấm (2012), “Tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam -
Kinh nghiệm một số nước Chấu Á”, Tạp chí Ngân hàng, Số 5,3/2012
2. Nguyễn Thị Gấm (2012), “Phát triển sản phẩm cho vay trả góp đối với tiểu
thương tại các chợ truyền thống”, Tạp chí Ngân hàng, Số 6, 3/2012
3. Nguyễn Thị Gấm (2014), “Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn kinh
doanh tại Agribank”, Tạp chí Thông tin Agribank, Số 10/2014
4. Nguyễn Thị Gấm (2016), “Xử lý tài sản bảo đảm trong tranh chấp hợp đồng tín dụng
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, 7/2016
5. Nguyễn Thị Gấm, Thiều Quang Hiệp (2016), “Xu hướng ngân hàng số - Những
vấn đề đặt ra đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân
hàng, Số 15, 8/2016
6. Nguyễn Thị Gấm (2012), “Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công
nghệ trong quá trình tái cơ cấu Agribank”, Hội thảo khoa học, Trường Đào tạo
cán bộ Agribank
7. Nguyễn Thị Gấm (2013), “Đào tạo Elearning - Phương pháp đào tạo cần thiết
ngành tài chính ngân hàng”, Hội thảo khoa học, Trường Bồi dưỡng cán bộ,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
8. Nguyễn Thị Gấm (2015), “Xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng tại
các Ngân hàng thương mại”, Hội thảo khoa học, Agribank phối hợp Vụ Tín
dụng các ngành kinh tế NHNN
9. Nguyễn Thị Gấm (2016), “Bàn về mối quan hệ tam giác lợi ích tiết kiệm, tiêu
dùng và đầu tư”, Hội thảo khoa học, NHNN Việt Nam, Ủy ban trung ương mặt
trận tổ quốc Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp
10. Nguyễn Thị Gấm (2017), “Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt
Nam”, Hội thảo khoa học, NHNN trong khuôn khổ Vietnam Banking 2017
11. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017), “Quản trị rủi
ro tín dụng doanh nghiệp ở một số ngân hàng thương mại trên thế giới”, Kinh tế
và Dự báo, 7/2017
12. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017), “Quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp
chí Tài chính, Kỳ 2-7/2017 (661)
13. Nguyễn Thị Gấm (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 17, 9/2017
200
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agarwal, R.&Gort, M. (1996), “The evolution of market and entry, exit and
survial of firn’, “The Review of economics and statistics”
2. Ahmad, N.H vaf Ariff, M. (2007), Multi-country study of bank credit risk
determinants, “International Journal of Banking and Finance”, 1(5)
3. Ahmad, N.H. (2003), “Credit Risk Determinants: By Institutional Type”, Báo
cáo hội nghị Malaysian Finance Associtation
4. Akiko Terada-Hagiwara, Gloria Passadilla (2004), “Experience of Asian Asset
Management Companies (AMCs): Do they increase Moral Hazard? - Evidence
from Thailand”
5. Alicia Garcia Herrero and Diniel Santabarbara (2004), “Where is the Chinese
Banking System going with the ongoing Reform?”
6. Angbazo, lazarus (1997), “Commercial bank net interest margins, default risks,
interest rate risks and off-balance sheet banking”, Journal of Banking and
Finance, 2
7. Arellano, M.& Bover, O. (1995), “Another look at the instrucmental-variable
estimation of error-componment”, Journal of Econometrics, 68(1)
8. Arellano, M., Bond, S.(1991), “Some tests of specification for panel data: Monte
Carlo evidence and an application to employment equations. Review of
Economic Studies” 58(2)
9. Arrow, K.J (1962), The Economic implications of learning by doing, “The review
of Economic studies”
10. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principles for the Management
and Applications, “Principles for the Management of Credit Risk”
11. Basel Committee on Banking Supervision (2006) “Sound credit risk assenment
and valuation for loans”. BIS Press and Communication, Basel, Switzerland
12. BCBS Working Papers (May 2009): “Findings on the interaction of market and
credit risk”
13. Berger, N.&DeYong, R. (1997), Problem loans and cost efficiency in
commercial banks, “Journal of Banking and Finance”, 21(6)
14. Blundell, R.&Bond, S (1998) Initial conditions and moment restrictions in
dynamic panel data models, “Journal of Econometrics”, 87(1)
201
15. Boyd.J., &Genrtler, M.(1994) The role of large banks in the recent US banking
crisis. “Federal Reserve bank of Minneapolis Quarterly Review” 18(1)
16. Carey, M.(1998). Credit risk in private debt portfolios. Journal of Finance 53(4)
17. Castro V.(2012) “macroeconomic determinants of the credit risk in the banking
system: The case of the GIPSI”
18. Chang, R. (2001), “Understanding Recent Crises in Emerging Market”,
Economic Review, Federal Reserve Bank of Atlanta
19. Chrinko R.S Guill (2000), “Advanced credit risk analysis”
20. Cifter, A., Yilmazer, S., & Cifter, E.(2009). Analysis of sectoral credit default
cycle dependency with wavelet networks: Evidence from Turkey, “Economic
Modelling”
21. Credit risk, (2014) Wikipedia
22. Đầu tư chứng khoán (2013), “Chỉ số an toàn vốn, tín hiệu mất an toàn”
23. Đinh Thị Thanh Vân (2012), “Đánh giá nợ xấu theo quy định Việt Nam và tiêu
chuẩn Quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 186
24. Enniss, H.&Malek, H.(2005) “Bank risk of failure and the too big to fail policy”,
“Federal Reserve Bank of Richmond Enonomic Quarterly, 91(2)
25. Fofack, H.(2005) “Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal analysis
and macroeconomic implications”. World Bank Policy Research Working Paper,
No.3769
26. Frederic S.Mishkin, (2007), “The Economics of Money, Banking and Financial
markets”, 8th Ed, Pearson Education, Inc
27. International Accouting Standard (IAS) (2011). IAS 39. “Financial Instruments:
Recognition and Measurement”
28. International Monetary Fund (IMF). (2004). “Financial soundness indiator
(FSls): Compilation Guide”
29. Jiménez, G., Saurina, J. (2004), “Collateral, type of lender and relationship
banking as determinants of credit risk. Journal of Banking and Finance” 2(2)
30. Keeton, R.&Morris, S (1987). Why do bank’s loan losses? “Fedral Reserve Bank
of Kansas City Econmic Review”, 72(5)
31. Klein, N.(2013). Non-performing loans in CESSEE: Determinants and impact on
macroeconmic performance, “IMF Country Report”, No.13/86
202
32. Lê Tấn Phước (2007), “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các
NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ kinh tế
33. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi
ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Hà Nội
34. Lê Thị Kim Nga (2001), “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi
ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp viện
35. Linette Lopez (2011), “China’s non performing loan problem is getting bigger”
36. Louzis, D., Vouldis, A., Metaxas, V. (2012), “Macroeconomic and bank-specific
determinants of nonperforming loans in Greece: a comparative study of mortgage,
business and consumer loan portfolios. Journal of Banking and Finance”
37. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (2010)
38. Lucas, A.vaf Koopman, J.s (2005), Business and default cycles for credit risk,
“Journal of Applied Econometrics”, Jonh Wiley and sOns, Ltd, 2(20)
39. Michael Pettis (2011), “The real cost of Chinese NPLs”
40. Min Xu (2005), “Resolution of Non-Performing Loans in China”.
41. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), “Kỷ yếu Hội thảo khoa học về quản trị rủi ro
và kỷ yếu khoa học về các thành tựu công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại”
42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”
43. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), “Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy
định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng”
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), “Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy
định cho vay tín dụng của công ty tài chính”
45. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014
quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RỦI RO TÍN
DỤNG trong hoạt động ngân hàng của TCTD”
46. Nguyễn Đức Cường (2006), “Ứng dụng những nguyên tắc của Basel trong hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, Hà Nội
47. Nguyễn Đức Hiển, Mai Công Quyền, Đào Lê Trang Anh, Võ Thế Vinh (2014),
“Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý vốn tại
tổng công ty xây dựng nhà nước”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 204, 6/2014
203
48. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
49. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
50. Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), “Quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
51. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2005), “Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 5/2005
52. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2005), “Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 5/2005
53. Nguyễn Thị Thu Đông (2012).“Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” , Luận án tiến sĩ kinh tế
54. Nguyễn Tuấn Anh (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
55. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB
Thống kê
56. Nguyễn Viết Tiến (2010), “Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống
kê, Hà Nội
57. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính, Hà Nội
58. Phạm Hoài Bắc (2014), “Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số
9, 5/2014
59. Phan Thị Cúc (2010), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội
60. Phan Thị Thu Hà (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
61. Phan Thị Thu Hà (2010), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Giao thông
vận tải, Hà Nội
62. Polodoo, V., Seetanah, B., Sannassee, R., Seetah, K., & Padachi, K.(2015). An
enonometric anlysis regarding the path of non performing loans-a panel data
analysis from Mauritian banks and implications for the banking industry. “The
Journal of Developing Areas”, 49 (1)
63. Quagliarello, M.(2007), Banks’ riskiness over the business cycle “A panel anlysis
on Italian intermediaries”, 109(2)
204
64. Rajan, R.&Dahl, S.(2003). Non-performing loans and terms of credit of public
sector banks in India: An empirical assessment. “Occasional Papers”, Reserve
Bank of India
65. Roodman, D.(2009). How to do xtabond2: An Introduction to “Difference” and
“System” GMM in Stata. Stata Journal. 9(1)
66. Salas và Saurina (2002), “Credit risk in two institutional regimes: Spanish
Commerical and savings banks. Journal of Financial Services Research” 22(3)
67. Stern, G.&Feldman, R.(2004). Too big to fail: The hazards of bank bailouts.
“The Brookings Institution Press”
68. Tô Ngọc Hưng (2013), “Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các NHTM
Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Học viện ngân hàng
69. Trần Thị Kỳ (2008), “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh
nghiệp vay vốn tại NHTM Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
70. Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR (2015) “Báo cáo thường
niên kinh tế Việt Nam năm 2015”
Các trang Web:
www.abbank.vn
www.agribank.com.vn
www.bbc.co.uk
www.bidv.com.vn
www.bis.org
www.eximbank.com.vn
www.gso.gov.vn
www.lienvietpostbank.com.vn
www.mbbank.com.vn
www.mof.gov.vn
www.msb.com.vn
www.ocb.com.vn
www.sacombank.com.vn
www.saigonbank.com.vn
www.sbv.gov.vn
www.taichinh24h.com
www.vneconomy.vn
www.vntrades.com
www.vib.com.vn
www.vietabank.com.vn
www.vietcombank.com.vn
www.vietnamnet.vn
www.vietinbank.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1a
DANH SÁCH 35 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
STT Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Tên giao dịch Trang chủ
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
1
Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam
Vietnam Bank for
Agriculture and
Rural
Development
Agribank agribank.com.vn
2 Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
JSC Bank for
Foreign Trade of
Vietnam
Ngoại Thương
Việt Nam,VCB vietcombank.com.vn
3 Ngân hàng Công Thương Việt Nam
JSC Commercial
Bank for Industry
and Trade of
Vietnam
VietinBank,
CTG vietinbank.vn
4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
JSC Bank for
Investment and
Development of
Vietnam
BIDV, BID bidv.com.vn
5 Ngân hàng Dầu khi
toàn cầu
Global Petro
Bank GPBank gpbank.com.vn
6 Ngân hàng Đại dương Ocean Bank Oceanbank oceanbank.vn
7 Ngân hàng Xây dựng Construction Bank CB cbank.vn
II. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
8 Ngân hàng Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank ACB acb.com.vn
9 Ngân hàng Tiên Phong Tien Phong Bank TPBank tpb.vn
10 Ngân hàng Đông Á DongA Bank DAF dongabank.com.vn
11 Ngân hàng Đông Nam Á
South East Asia
Bank SeABank seabank.com.vn
12 Ngân hàng An Bình An Binh Bank ABBANK abbank.vn
13 Ngân hàng Bắc Á Bac A Bank BacABank baca-bank.vn
STT Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Tên giao dịch Trang chủ
14 Ngân hàng Bản Việt Viet Capital Bank VietCapitalBank
vietcapitalbank.com.
vn
15 Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank
Maritime Bank,
MSB msb.com.vn
16 Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
VietNam
Technological and
Commercial Joint
Stock Bank
Techcombank techcombank.com.vn
17 Ngân hàng Kiên Long
Kien Long Comm
ercial Joint
Stock Bank
KienLongBank kienlongbank.com
18 Ngân hàng Nam Á Nam A Bank Nam A Bank namabank.com.vn
19 Ngân hàng Quốc Dân National Citizen Bank
National Citizen
Bank, NCB ncb-bank.vn
20 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Vietnam
Prosperity Bank VPBank vpbank.com.vn
21
Ngân hàng Phát triển
Thành phố Hồ Chí
Minh
Ho Chi Minh
Housing
Development
Bank
HDBank hdbank.com.vn
22 Ngân hàng Phương
Đông
Orient Commerci
al Joint Stock Ban
k
Orient
Commercial
Bank, OCB
ocb.com.vn
23 Ngân hàng Quân đội
Military
Commercial Joint
Stock Bank
Military Bank,
MBB mbbank.com.vn
24 Ngân hàng Đại chúng
Vietnam Public
Joint Stock
Commercial Bank
PVcom Bank pvcombank.com.vn
25 Ngân hàng Quốc tế
Vietnam Internati
onal and
Commercial Joint
Stock Bank
VIBBank, VIB vib.com.vn
26 Ngân hàng Sài Gòn Sai Gon Commercial Bank Sài Gòn, SCB scb.com.vn
STT Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Tên giao dịch Trang chủ
27 Ngân hàng Sài Gòn Công Thương
Sai Gon Thuong
Tin Bank
Saigonbank,
SGB saigonbank.com.vn
28 Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội
Saigon - Hanoi
Commercial Joint
Stock Bank
SHBank, SHB shb.com.vn
29 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Sai Gon Thuong
Tin Commercial
Joint Stock Bank
Sacombank,
STB sacombank.com.vn
30 Ngân hàng Việt Á Viet A Bank VietABank, VAB vietabank.com.vn
31 Ngân hàng Bảo Việt Bao Viet Bank BaoVietBank, BVB baovietbank.vn
32 Ngân hàng Việt Nam Thương Tín
Vietnam Thuong
Tin Commercial
Joint Stock Bank
VietBank vietbank.com.vn
33 Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex
Joint Stock
CommerciaPetroli
mex Bank
Petrolimex
Group Bank,
PG Bank
pgbank.com.vn
34 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Vietnam Joint
Stock Commercia
lVietnam Export
Import Bank
Eximbank, EIB eximbank.com.vn
35 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Joint stock
commercial Lien
Viet postal bank
LienVietPostBa
nk, LPB
lienvietpostbank.com
.vn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
PHỤ LỤC 01b
DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
THUỘC MẪU NGHIÊN CỨU
STT Tên ngân hàng Tên giao dịch
1 Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank, CTG
2 Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank
4 Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB
5 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín STB
6 Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank
7 Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội MBB
8 Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong TPBank
9 Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB
10 Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Á VietA Bank
11 Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu ACB
12 Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam Maritime Bank
13 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB
14 Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
15 Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank
16 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương SGB
17 Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông OCB
18 Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM HDBank
19 NHTM Cổ phần An Bình ABBank
20 NHTM Cổ phần Bưu điện Liên Việt Lienvietpostbank
PHỤ LỤC 02
THỐNG KÊ CÁC BIẾN SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRONG MẪU
Đơn vị: %
Biến
Số
quan
sát
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
RRTD (CreditRisk) (Nợ xấu
doanh nghiệp/Tổng dư nợ
doanh nghiệp)
100 2,63 2,147 0,38 12,37
Quy mô (Banksize) 100 8,14 0,461 7,167 9,003
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
(Creditgr)
100 18,957 25,052 -21,808 147,369
Vốn chủ sở hữu (EQUITY) 100 9,100 3,863 4,386 23,838
Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh
nghiệp/vốn hoạt động (LTD)
100 45,658 19,191 16,477 136,740
Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở
hữu (ROE)
100 7,868 4,831 0,304 22,908
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (STL) 100 52,396 14,544 14,629 81,339
Tỷ lệ lạm phát (Inf) 100 3,952 2,378 0,6 6,81
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP (GDP)
100 5,864 0,581 5,03 6,68
Thống kê các biến số của các NHTM trong mẫu giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Dựa trên số liệu NHNN, báo cáo thường niên của các NHTM và IFS 2012-2017
PHỤ LỤC 03
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA 20 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2012-2017
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2012 Vietin 0.014268173 8.702025574 0.199032689 0.066777578 0.749281538 0.183487437 0.558848089 6.81% 5.03%
2013 Vietin 0.009516432 8.760700174 0.103551127 0.09381962 0.717153659 0.107406637 0.55131452 6.04% 5.42%
2014 Vietin 0.011588609 8.820360251 0.141584892 0.08322801 0.690000589 0.104079249 0.568507403 1.84% 5.98%
2015 Vietin 0.009020427 8.891806919 0.177515296 0.071672743 0.724424502 0.102328822 0.528721211 0.60% 6.68%
2016 Vietin 0.008731258 8.977128453 0.178099853 0.063602261 0.682709018 0.113654588 0.554248381 4.47% 6.21%
2017 Vietin 0.011831202 9.039422979 0.16139494 0.058429008 0.569077122 0.133982014 0.555248382 2.50% 6.81%
2012 Bidv 0.023760902 8.685548779 0.151635461 0.054652 0.846348298 0.097074798 0.534218897 6.81% 5.03%
2013 Bidv 0.020021035 8.739086425 0.103630804 0.058425959 0.827556505 0.126436022 0.549063882 6.04% 5.42%
2014 Bidv 0.018019077 8.813140716 0.197121754 0.051159775 0.727415277 0.149849027 0.519025227 1.84% 5.98%
2015 Bidv 0.014648638 8.929760938 0.240433134 0.049767216 0.737384965 0.150624465 0.516682156 0.60% 6.68%
2016 Bidv 0.014982871 9.002772419 0.146884718 0.043863342 0.665846741 0.141102321 0.499176833 4.47% 6.21%
2017 Bidv 0.01339067 9.079782199 0.088759393 0.043154981 0.516074233 0.156148752 0.499276902 2.50% 6.81%
2012 Vietcom 0.031632345 8.617498417 0.137591529 0.100254673 0.681909541 0.106543433 0.632219706 6.81% 5.03%
2013 Vietcom 0.029993356 8.671167316 0.116299074 0.090376555 0.623392697 0.103278802 0.652059873 6.04% 5.42%
2014 Vietcom 0.024942468 8.761167411 0.146901624 0.075132684 0.580012435 0.106376988 0.659284973 1.84% 5.98%
2015 Vietcom 0.01998729 8.82891411 0.150821762 0.066736951 0.542513977 0.118471838 0.618743782 0.60% 6.68%
2016 Vietcom 0.018200853 8.896474899 0.096263455 0.060867584 0.528364129 0.142854218 0.597591792 4.47% 6.21%
2017 Vietcom 0.015260603 9.015081056 0.071426225 0.052307717 0.371877428 0.158131075 0.601234999 2.50% 6.81%
2012 Agribank 0.123661644 8.790434755 0.022570359 0.058808667 0.484884726 0.026329537 0.578346545 6.81% 5.03%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2013 Agribank 0.107440979 8.843255699 -0.032615685 0.052927983 0.403925729 0.044754212 0.620052431 6.04% 5.42%
2014 Agribank 0.103194591 8.882860117 -0.062985733 0.053930997 0.328597717 0.043393509 0.641900838 1.84% 5.98%
2015 Agribank 0.053823575 8.941912412 0.023826519 0.048591348 0.295492635 0.05581884 0.674001197 0.60% 6.68%
2016 Agribank 0.049580891 9.000522903 0.104114717 0.049171462 0.286766357 0.068815473 0.694985044 4.47% 6.21%
2017 Agribank 0.044483659 9.076069864 0.090818593 0.047857468 0.260675061 0.089123822 0.695112346 2.50% 6.81%
2012 Maritime 0.020394848 8.041090058 -0.206720911 0.090144893 0.306546907 0.022849257 0.346799904 6.81% 5.03%
2013 Maritime 0.030540988 8.029849814 -0.20422239 0.087873373 0.243484548 0.035045991 0.27006024 6.04% 5.42%
2014 Maritime 0.048031845 8.018570445 0.031414417 0.090502989 0.254745395 0.015113359 0.146290568 1.84% 5.98%
2015 Maritime 0.029969825 8.018331258 -0.078871407 0.130534776 0.260166054 0.008539356 0.230826905 0.60% 6.68%
2016 Maritime 0.018472586 7.966638479 0.168034854 0.146858803 0.356930944 0.010294422 0.350738165 4.47% 6.21%
2017 Maritime 0.01810224 7.997176964 0.092875405 0.141805889 0.311663813 0.039820963 0.352346788 2.50% 6.81%
2012 STB 0.017932373 8.182182106 0.223106385 0.090053062 0.706813246 0.073172428 0.704353973 6.81% 5.03%
2013 STB 0.013646782 8.207843287 0.018965308 0.105737826 0.71967187 0.13063425 0.606507803 6.04% 5.42%
2014 STB 0.016736547 8.278302219 0.11221039 0.095168319 0.81102738 0.122150913 0.505274309 1.84% 5.98%
2015 STB 0.036153319 8.466188618 0.362299348 0.075477966 1.224988718 0.051912695 0.349228064 0.60% 6.68%
2016 STB 0.07010586 8.521168226 -0.049645932 0.066838536 1.367399121 0.003992847 0.380272854 4.47% 6.21%
2017 STB 0.070424808 8.566650049 -0.029708597 0.063002216 0.261639245 0.017286658 0.383456990 2.50% 6.81%
2012 Exim 0.012057709 8.230847293 -0.125345481 0.09292769 0.378393883 0.135253432 0.702588067 6.81% 5.03%
2013 Exim 0.016181234 8.230028372 0.115359304 0.086438468 0.373417691 0.044870012 0.691753924 6.04% 5.42%
2014 Exim 0.024890943 8.207078923 0.064615248 0.087329828 0.405428518 0.003986552 0.577476246 1.84% 5.98%
2015 Exim 0.018766697 8.096387416 -0.154461959 0.105284383 0.458996932 0.00304259 0.455961259 0.60% 6.68%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2016 Exim 0.017326852 8.109920948 -0.042283245 0.104411969 0.42960474 0.022971622 0.503756385 4.47% 6.21%
2017 Exim 0.012918239 8.173086713 0.112121941 0.095667438 0.377583638 0.03141908 0.538233444 2.50% 6.81%
2012 ACB 0.030759624 8.246271051 -0.0986451 0.071604693 0.433417297 0.062104874 0.574868204 6.81% 5.03%
2013 ACB 0.037261685 8.221672362 0.035266793 0.07505569 0.427414543 0.066097221 0.612953728 6.04% 5.42%
2014 ACB 0.021430602 8.254329959 0.046640062 0.069023544 0.406013845 0.076774924 0.591835838 1.84% 5.98%
2015 ACB 0.01003556 8.30418233 0.063081531 0.063475297 0.391241892 0.080408885 0.565736199 0.60% 6.68%
2016 ACB 0.007139691 8.368623174 0.110015801 0.060179148 0.368019159 0.094233148 0.572250655 4.47% 6.21%
2017 ACB 0.006490118 8.453801488 0.137671688 0.056383883 0.326611532 0.103330005 0.572252224 2.50% 6.81%
2012 SGB 0.030761906 7.171800087 -0.065588998 0.238307403 0.528913289 0.083980489 0.670569599 6.81% 5.03%
2013 SGB 0.05302934 7.166866232 0.001483855 0.238381424 0.534478996 0.049355405 0.631378138 6.04% 5.42%
2014 SGB 0.025319222 7.19929805 -0.072045404 0.220296782 0.427945554 0.051891515 0.679476272 1.84% 5.98%
2015 SGB 0.023383102 7.24916765 -0.080871248 0.191052607 0.350229032 0.012714454 0.674089385 0.60% 6.68%
2016 SGB 0.035214133 7.279846874 -0.047545716 0.184526738 0.309107733 0.039660355 0.676770134 4.47% 6.21%
2017 SGB 0.033078001 7.306820174 0.014019813 0.17498521 0.284967722 0.051843473 0.677333344 2.50% 6.81%
2012 VP 0.026420286 8.011046924 0.274523939 0.064703237 0.226076472 0.096940237 0.636412776 6.81% 5.03%
2013 VP 0.018267187 8.083733215 0.53509104 0.063717785 0.304791573 0.131701813 0.536567259 6.04% 5.42%
2014 VP 0.010724581 8.212830252 0.431888483 0.055012339 0.314483542 0.139593822 0.426109406 1.84% 5.98%
2015 VP 0.013732838 8.28752501 0.29084588 0.06905905 0.369057737 0.178944055 0.402235412 0.60% 6.68%
2016 VP 0.007647647 8.359400815 -0.01195188 0.075086152 0.353684306 0.229080983 0.367412592 4.47% 6.21%
2017 VP 0.016509597 8.443654211 0.210817953 0.106906445 0.2634904 0.152401571 0.375444566 2.50% 6.81%
2012 Techcom 0.02946956 8.255112264 0.00255477 0.073858224 0.294369062 0.057615533 0.610755938 6.81% 5.03%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2013 Techcom 0.059635287 8.201114777 0.218900111 0.08760454 0.36299324 0.04734682 0.623192964 6.04% 5.42%
2014 Techcom 0.008648116 8.245270269 0.123136971 0.08519555 0.364650555 0.072191004 0.504292065 1.84% 5.98%
2015 Techcom 0.004158371 8.283286757 0.145154221 0.085719346 0.387286336 0.092917021 0.399642337 0.60% 6.68%
2016 Techcom 0.00426566 8.371738442 0.288202695 0.083218113 0.409983107 0.160766337 0.309451647 4.47% 6.21%
2017 Techcom 0.00557202 8.430385307 0.187055377 0.099968473 0.398101114 0.146154794 0.312345555 2.50% 6.81%
2012 MB 0.037837214 8.244549154 0.306127509 0.073252711 0.455775991 0.180352375 0.781653332 6.81% 5.03%
2013 MB 0.024154628 8.256190944 0.097329869 0.083940374 0.470758435 0.150959491 0.797236818 6.04% 5.42%
2014 MB 0.026271028 8.302090924 0.055129375 0.082603388 0.454309514 0.151136716 0.716193474 1.84% 5.98%
2015 MB 0.013653062 8.344474788 0.109225969 0.102212927 0.458989949 0.111189094 0.655581348 0.60% 6.68%
2016 MB 0.013534142 8.40867828 0.161627805 0.103756348 0.459218379 0.10845128 0.633418952 4.47% 6.21%
2017 MB 0.008852726 8.496760639 0.167349327 0.098868427 0.413964997 0.120796048 0.633423456 2.50% 6.81%
2012 VIB 0.009115392 7.813069715 -0.218088402 0.128745378 0.412977332 0.062162253 0.667871886 6.81% 5.03%
2013 VIB 0.032586547 7.885783264 0.041681831 0.103839483 0.347505117 0.00629467 0.673189429 6.04% 5.42%
2014 VIB 0.022586427 7.906663381 0.010308977 0.105382618 0.31773393 0.061488686 0.593758337 1.84% 5.98%
2015 VIB 0.020054876 7.925873073 0.319677014 0.102134128 0.437153699 0.060513013 0.488398259 0.60% 6.68%
2016 VIB 0.026202346 8.019186757 0.167777262 0.083649335 0.408307977 0.064251003 0.480997044 4.47% 6.21%
2017 VIB 0.0261593 8.090895412 -0.033223919 0.071320681 0.284529109 0.071190576 0.481234444 2.50% 6.81%
2012 HD 0.039045998 7.722492672 0.110221277 0.102187511 0.20843265 0.060520091 0.813389162 6.81% 5.03%
2013 HD 0.030799912 7.935641468 0.381484621 0.099731903 0.164768461 0.025303193 0.655423976 6.04% 5.42%
2014 HD 0.018127582 7.99793045 0.815918045 0.089164356 0.259584617 0.05373839 0.477725931 1.84% 5.98%
2015 HD 0.010559943 8.027292249 0.325533899 0.088203339 0.360121103 0.067087219 0.414185893 0.60% 6.68%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2016 HD 0.004916066 8.176942432 0.515360114 0.061991803 0.360028345 0.098153561 0.409657912 4.47% 6.21%
2017 HD 0.008295754 8.277229204 0.267064146 0.081562841 0.32136826 0.074023774 0.414556666 2.50% 6.81%
2012 ABB 0.02486782 7.662887025 -0.090603235 0.106495381 0.377253004 0.081483681 0.685304339 6.81% 5.03%
2013 ABB 0.046351539 7.760631362 0.160266743 0.099682531 0.329153182 0.024469073 0.605927265 6.04% 5.42%
2014 ABB 0.028760065 7.829077559 0.126581332 0.084716352 0.289264832 0.02046637 0.538823122 1.84% 5.98%
2015 ABB 0.01705017 7.808715124 0.115469556 0.089946241 0.347084809 0.015764229 0.549022349 0.60% 6.68%
2016 ABB 0.022058847 7.871757145 0.277505111 0.077962623 0.386679236 0.042033266 0.522873941 4.47% 6.21%
2017 ABB 0.025866065 7.909045074 0.133030831 0.074645603 0.379056023 0.050361359 0.523222256 2.50% 6.81%
2012 OCB 0.018015294 7.438132986 0.457948507 0.139277924 0.519932467 0.060188602 0.631302398 6.81% 5.03%
2013 OCB 0.031571302 7.51581039 0.183372728 0.12089501 0.47949558 0.060889427 0.663425362 6.04% 5.42%
2014 OCB 0.022787254 7.592120229 0.087778235 0.102768337 0.426531241 0.054894083 0.537770516 1.84% 5.98%
2015 OCB 0.018459385 7.694141608 0.176584882 0.085451147 0.397926265 0.049575902 0.374482610 0.60% 6.68%
2016 OCB 0.014254178 7.804923366 0.378415126 0.073895958 0.429568888 0.082048664 0.373771236 4.47% 6.21%
2017 OCB 0.013027765 7.850063933 0.269611448 0.072561668 0.453516083 0.094135707 0.373771367 2.50% 6.81%
2012 SHB 0.08821669 8.066466122 0.995288234 0.081570659 0.404149539 0.177494227 0.443799506 6.81% 5.03%
2013 SHB 0.039308656 8.15723247 0.383766872 0.072101926 0.498677176 0.086403648 0.470799337 6.04% 5.42%
2014 SHB 0.014476946 8.227978041 0.514587624 0.061999173 0.556081769 0.075452497 0.373800052 1.84% 5.98%
2015 SHB 0.014210065 8.311126626 0.239491669 0.05498199 0.58953889 0.070648876 0.351558106 0.60% 6.68%
2016 SHB 0.014977814 8.369118854 0.22463172 0.056557815 0.6392157 0.069006232 0.414015171 4.47% 6.21%
2017 SHB 0.014779381 8.444035216 0.221600955 0.053482155 0.593190775 0.070624197 0.414123667 2.50% 6.81%
2012 Việt Á 0.039063591 7.391087772 -0.04600009 0.143569564 0.412290049 0.046441987 0.370519682 6.81% 5.03%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2013 Việt Á 0.025187697 7.431888332 0.316201019 0.132745602 0.396656212 0.016752298 0.257326324 6.04% 5.42%
2014 Việt Á 0.01821448 7.551334236 0.284363682 0.102160851 0.374637429 0.013063136 0.306696975 1.84% 5.98%
2015 Việt Á 0.012025427 7.621987789 0.508615936 0.09359428 0.475965268 0.020912307 0.242337446 0.60% 6.68%
2016 Việt Á 0.018675602 7.788629243 0.546727972 0.065364654 0.490273371 0.024748292 0.153517305 4.47% 6.21%
2017 Việt Á 0.011413005 7.809307791 0.100960543 0.064211221 0.501238285 0.027624636 0.154222347 2.50% 6.81%
2012 LVPost 0.031198202 7.822251117 0.637923054 0.111288975 0.280373518 0.117461762 0.633657727 6.81% 5.03%
2013 LVPost 0.023130755 7.900881498 0.540465541 0.091354316 0.350049664 0.077878226 0.409851382 6.04% 5.42%
2014 LVPost 0.010568395 8.00346808 0.263569852 0.073323101 0.346803175 0.06311147 0.292879735 1.84% 5.98%
2015 LVPost 0.008183147 8.031761352 0.288545085 0.070645085 0.456139901 0.046029614 0.227225111 0.60% 6.68%
2016 LVPost 0.010011913 8.151876043 0.315510109 0.058730977 0.423431117 0.127556489 0.266387323 4.47% 6.21%
2017 LVPost 0.008248363 8.213341451 0.173972622 0.05741326 0.406200404 0.025813422 0.266387322 2.50% 6.81%
2012 TP 0.083330567 7.179562964 0.090141192 0.219505332 0.303535145 0.03505658 0.576511204 6.81% 5.03%
2013 TP 0.02655661 7.506343163 1.473692376 0.115328647 0.292535663 0.103058365 0.647620413 6.04% 5.42%
2014 TP 0.013831017 7.711617911 0.509472146 0.082298916 0.243120783 0.126489096 0.599497233 1.84% 5.98%
2015 TP 0.003821094 7.882073696 0.531182333 0.062957393 0.25244854 0.117149249 0.547536615 0.60% 6.68%
2016 TP 0.004357026 8.024411811 0.499512274 0.053709379 0.270769343 0.099482952 0.432716675 4.47% 6.21%
2017 TP 0.004929876 8.093562374 0.463447427 0.053827052 0.325231791 0.11428294 0.432716675 2.50% 6.81%
Nguồn: Dựa trên số liệu NHNN, báo cáo thường niên của các NHTM và IFS 2012-2017
PHỤ LỤC 04
KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG (CHƯA CÓ YẾU TỐ VĨ MÔ)
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Pooled Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:16
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.140257 0.013388 -10.47618 0.0000
BANKSIZE 0.018711 0.001575 11.87656 0.0000
CREDITGR 0.009807 0.001965 4.991495 0.0000
ROE -0.206411 0.009836 -20.98601 0.0000
STL 0.035100 0.002928 11.98653 0.0000
LTD -0.005374 0.002340 -2.296189 0.0218
EQUITY 0.128152 0.017406 7.362743 0.0000
R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984
Adjusted R-squared 0.217658 S.D. dependent var 0.020782
S.E. of regression 0.018382 Akaike info criterion -5.151833
Sum squared resid 0.768035 Schwarz criterion -5.134235
Log likelihood 5880.090 Hannan-Quinn criter. -5.145414
F-statistic 106.6745 Durbin-Watson stat 1.128627
Prob(F-statistic) 0.000000
PHỤ LỤC 05
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED OLS HAY MÔ
HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH FEM
Redundant Fixed Effects Tests
Pool: Untitled
Test cross-section fixed effects
Effects Test Statistic d.f. Prob.
Cross-section F -0.000000 (18,2255) 1.0000
Cross-section Chi-square 0.000000 18 0.0000
Cross-section fixed effects test equation:
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Panel Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:22
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.140257 0.013388 -10.47618 0.0000
BANKSIZE 0.018711 0.001575 11.87656 0.0000
CREDITGR 0.009807 0.001965 4.991495 0.0000
ROE -0.206411 0.009836 -20.98601 0.0000
STL 0.035100 0.002928 11.98653 0.0000
LTD -0.005374 0.002340 -2.296189 0.0218
EQUITY 0.128152 0.017406 7.362743 0.0000
R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984
Adjusted R-squared 0.217658 S.D. dependent var 0.020782
S.E. of regression 0.018382 Akaike info criterion -5.151833
Sum squared resid 0.768035 Schwarz criterion -5.134235
Log likelihood 5880.090 Hannan-Quinn criter. -5.145414
F-statistic 106.6745 Durbin-Watson stat 1.128627
Prob(F-statistic) 0.000000
PHỤ LỤC 06
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED OLS HAY MÔ
HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN REM
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU BẢNG
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Panel Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:33
Sample: 2012 2017
Periods included: 6
Cross-sections included: 20
Total panel (balanced) observations: 120
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.140257 0.060046 -2.335836 0.0213
BANKSIZE 0.018711 0.007066 2.648075 0.0093
CREDITGR 0.009807 0.008812 1.112936 0.2681
ROE -0.206411 0.044113 -4.679177 0.0000
STL 0.035100 0.013133 2.672593 0.0086
LTD -0.005374 0.010496 -0.511973 0.6097
EQUITY 0.128152 0.078063 1.641645 0.1034
R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984
Adjusted R-squared 0.178286 S.D. dependent var 0.020865
S.E. of regression 0.018914 Akaike info criterion -5.041307
Sum squared resid 0.040423 Schwarz criterion -4.878703
Log likelihood 309.4784 Hannan-Quinn criter. -4.975273
F-statistic 5.303221 Durbin-Watson stat 0.647292
Prob(F-statistic) 0.000075
KIỂM ĐỊNH Breusch Pragan (BP test) để LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED HAY
MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN REM
Lagrange multiplier (LM) test for panel data
Date: 02/27/18 Time: 18:02
Sample: 2012 2017
Total panel observations: 120
Probability in ()
Null (no rand. effect) Cross-section Period Both
Alternative One-sided One-sided
Breusch-Pagan 17.95305 6.564186 24.51724
(0.0000) (0.0104) (0.0000)
Honda 4.237104 2.562067 4.807740
(0.0000) (0.0052) (0.0000)
PHỤ LỤC 07
KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG (CÓ YẾU TỐ VĨ MÔ)
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Pooled Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:41
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.111306 0.013721 -8.111857 0.0000
BANKSIZE 0.025695 0.001499 17.14704 0.0000
CREDITGR 0.009309 0.001811 5.140030 0.0000
ROE -0.215176 0.009100 -23.64613 0.0000
STL 0.010853 0.002969 3.655360 0.0003
LTD -0.013460 0.002202 -6.112826 0.0000
EQUITY 0.147361 0.016090 9.158446 0.0000
GDPGR -1.195691 0.111908 -10.68454 0.0000
INF 0.029334 0.029890 0.981394 0.3265
R-squared 0.338089 Mean dependent var 0.024984
Adjusted R-squared 0.335757 S.D. dependent var 0.020782
S.E. of regression 0.016938 Akaike info criterion -5.314604
Sum squared resid 0.651521 Schwarz criterion -5.291978
Log likelihood 6067.648 Hannan-Quinn criter. -5.306351
F-statistic 144.9969 Durbin-Watson stat 1.081804
Prob(F-statistic) 0.000000