Xác định cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản trị vốn
hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến quản trị tài
chính và rủi ro trong ngân hàng. Cấu phần này nêu cụ thể chức năng và nhiệm
vụ chi tiết cho các cá nhân, đơn vị liên quan đến quản trị vốn của ngân hàng,
quy định trách nhiệm cũng như cách thức và quy trình liên quan đến vốn, từ
việc lập kế hoạch vốn đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. MB
cân nhắc việc tổ chức và quản trị vốn tại M được thông qua an lãnh đạo
cao cấp của ngân hàng cùng với một số cơ quan giúp việc (Khối TCKT, Ủy
ban ALCO, an kế hoạch).
173 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại cố phàn quân đôi (MB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h linh hoạt. Hai cấp độ chủ yếu được nêu trong chương trình
bao gồm:
Cấp độ 1: Đáp ứng được yêu cầu tuân thủ về quản trị vốn, cụ thể đối
với hiện tại và tương lai (các quy định của NHNN về vốn, các yêu cầu của
Basel II và III tại Việt Nam trong tương lai);
Cấp độ 2: Đáp ứng/thỏa mãn và đánh giá đầy đủ về vốn từ góc nhìn
quản trị ngân hàng theo những thông lệ tốt nhất..
3.2.6 Hoàn thiện nội dung công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
3.2.6.1 Chiến lược quản trị vốn chủ sở hữu tại B
Các nội dung quản trị vốn chủ sở hữu tại M xuất phát từ chiến lược vốn
chủ sở hữu. Chiến lược về vốn ao hàm xác định vốn chủ sở hữu ngân hàng
cần được bảo tồn và phát triển hỗ trợ cho kinh doanh đồng thời bảo tồn được
giá trị cho các cổ đông. Những thay đổi về vốn chủ sở hữu cần được tính toán
cân nhắc kỹ lưỡng một mặt đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật
trong từng thời kỳ, đồng thời phát triển và áp dụng các khái niệm, thông lệ và
tập quán tốt trên thế giới về vốn kinh tế, mặt khác duy trì và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, hiệu quả và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Quản trị vốn chủ sở hữu tại M đóng vai tr như cơ quan điều tiết chung
nhằm phát triển kinh doanh, điều chỉnh và đưa ra các mô hình kinh doanh đối
với mỗi mảng nghiệp vụ, phân khúc theo từng giai đoạn khác nhau theo các
khẩu vị rủi ro, theo năng lực cũng như theo các ưu tiên chiến lược của ngân
hàng trong từng giai đoạn, thời điểm khác nhau.
129
Trong giai đoạn 2016-2020, các nhóm nội dung cần ưu tiên của MB liên
quan đến công tác quản trị vốn chủ sở hữu của MB bao gồm:
- Xác định và đo lường chính xác những rủi ro thực tế liên quan đến
hoạt động kinh doanh và quản trị ngân hàng. Với hiện trạng từ chỗ các quy
trình an đầu đã có nhưng cần có dữ liệu (đầy đủ và sạch) và phương pháp đo.
MB sẽ tiến tới có phương pháp đáng tin cậy để ước lượng nhu cầu về vốn,
tích hợp toàn bộ các rủi ro, bao gồm cả rủi ro pháp lý và rủi ro chiến lược, và
tích hợp mối tương tác, tổng hòa của tất cả các loại rủi ro nhằm đo lường nhu
cầu về vốn (EC), kiểm tra sức chịu đựng tổng thể, dựa trên việc thiết lập
những phương pháp và dữ liệu vững chắc và hợp lý.
- Đặt ra và đánh giá đầy đủ những mục tiêu, thích hợp về vốn chủ sở
hữu nhằm đạt tới việc các quy trình lập kế hoạch về vốn chủ sở hữu trở thành
một quy trình được tiêu chuẩn hóa thực thi mạnh mẽ, bao gồm cả các kế
hoạch dự phòng cần thiết.
- Đảm bảo tính nhất quán và tích hợp toàn bộ nội dung quản trị vốn
chủ sở hữu, đảm bảo việc xác lập và kiểm toán các quy trình tiến tới việc
thiết lập các quy trình vững chắc định hướng và làm cơ sở cho việc cải tiến
không ngừng.
- Tích hợp các năng lực quản trị vốn chủ sở hữu vào trong các quy trình
kinh doanh của MB. Với việc tích hợp này, MB sẽ không chỉ dừng ở chỗ việc
quản trị vốn chủ sở hữu chỉ được dùng để đánh giá tính an toàn và đầy đủ của
vốn chủ sở hữu, làm tham chiếu cho những mục đích kinh doanh mà c n áp
dụng rộng rãi EC và RAROC cho việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn và xác định
sự đầy đủ của vốn, làm cơ sở cho các quyết định chiến lược của các khối kinh
doanh và của ngân hàng, quản trị thành tích, định giá và hỗ trợ xác định phân
khúc khách hàng.
130
Từ những ưu tiên này, các chương trình được triển khai tại MB bao gồm:
- Quy trình phân bổ vốn
- Các chỉ số vốn chủ sở hữu
- Tính sẵn có của vốn
- Tổ chức và quản trị
Các chương trình này được chi tiết hóa như sau
3.2.6.2 Chương trình quy trình phân bổ vốn
Cơ sở cho quy trình này là quy chế quản lý vốn chủ sở hữu của MB.
Trong quy chế này, những nguyên tắc cơ sở cho việc phân bổ vốn đã được
nêu và những quy trình có liên quan đến việc phân bổ vốn. Một thực tiễn của
MB là quy mô của tài sản rủi ro theo 1 số loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi
ro hoạt động, rủi ro thị trường đã được đo nhưng các chỉ số đo lường hiệu quả
hoạt động chưa được gắn với lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro hoặc với vốn
yêu cầu.
Xuất phát từ nội dung này, M phải tiến hành rà soát và chỉnh sửa quy
chế quản lý vốn chủ sở hữu, trong đó liên quan đến phân bổ vốn bổ sung quy
trình phân bổ vốn trước và sau với các vai trò và trách nhiệm được phân định
rõ ràng và tiến hành chạy thử sớm để có thể hiệu chỉnh và triển khai trên toàn
hệ thống MB.
Việc phân bổ vốn của M được mô tả qua mô hình tổng quan như sau:
Xác định kế hoạch
Xác định bảng cân Xây dựng các chỉ Đối thoại chiến
cấp vốn, kế hoạch
đối tài sản mục tiêu tiêu từ trên xuống lược xung quanh kế
thanh khoản và các
của NH theo khối KD hoạch của khối KD
năng lực
Biểu đồ 3.1. Mô hình phân bổ vốn của MB
131
Nguồn: Nghiên cứu, đề xuất của NCS
Các ước này nằm trong quy trình tổng thể lập kế hoạch hàng năm của
M , qua đó đạt được yêu cầu về tích hợp các quy trình và trao đổi chiến lược
với các đơn vị kinh doanh trong MB.
3.2.6.3 Chương trình xây dựng và hoàn thiện các chỉ số và đo lường
vốn chủ sở hữu
Một trong những hạn chế hiện tại trong quản trị vốn tại MB là nhiều chỉ
số liên quan đến đo lường rủi ro không có được các dữ liệu đầy đủ, chính xác.
Hiện tại M đã có phương pháp để đo lường các rủi ro theo trụ cột 1 của
asel 2 (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường). Tuy nhiên M
vẫn đang thiếu các công cụ và mô hình đo lường đầy đủ các rủi ro và mức độ
chi tiết các rủi ro theo các mảng đơn vị kinh doanh, sản phẩm. Do vậy việc đo
lường vốn kinh tế toàn diện và chi tiết đều chưa được thực hiện.
Từ những lý do này, đồng thời tính đến sự phát triển trong các mô hình
tính toán vốn kinh tế, ví dụ như khái niệm quản lý vốn hoạt động liên tục
(Going Concern Capital Management-GCC), MB cần bổ sung và hoàn thiện
hệ thống chỉ tiêu về vốn trên cơ sở của chính sách tài chính đồng thời áp dụng
các chỉ tiêu bổ sung theo thông lệ và theo sự phát triển của nền kinh tế và của
ngành ngân hàng. Các tiêu chí đánh giá về quản trị vốn chủ sở hữu theo thông
lệ và thực tiễn tốt nêu trong Chương I (1.2.4.1 Tiêu chí định tính và định
lượng) được sử dụng thông qua đầu tư cơ sở dữ liệu và phương pháp, tận
dụng việc triển khai asel II đang được tiến hành. Những khái niệm và chỉ số
mới như vốn kinh tế (EC), giá trị rủi ro (VaR), thu nhập sau điều chỉnh rủi ro
(R ROC), tỷ lệ cấp vốn ổn định r ng (NSFR) sẽ tiếp tục được cân nhắc đưa
vào để phục vụ cho mục đích quản trị trong nội bộ trước khi được công bố
rộng rãi cho cộng đồng. Những hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá vốn chủ sở
hữu hiện có cũng phải được thường xuyên rà soát, phân tích và cập nhật, đồng
132
thời quy trình hoá các hành động cần thiết khi những chỉ tiêu này tiệm cận
gần đến các ngưỡng kiểm soát.
Việc xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ số liên quan đến quản trị vốn chủ sở
hữu, MB nên tiến hành qua cách tiếp cận từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình vốn pháp định cụ thể.
Giai đoạn 2: Mở rộng thành một mô hình vốn kinh tế.
Giai đoạn 3: Áp dụng kiểm tra thử nghiệm khả năng ứng phó và các chỉ
số đo lường sự biến động khác nhau.
Giai đoạn 4: Trao đổi và đạt được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý
nhà nước, NHNN thông qua việc xây dựng và triển khai quy trình ICAAP.
3.2.6.4 Chương trình liên quan đến tính sẵn có của vốn
MB tiến hành xây dựng quy trình cụ thể và được phê duyệt bởi HĐQT
ngân hàng về các phương án vốn. Việc đánh giá tính sẵn có của vốn dựa vào
đó đưa ra những phương án vốn hợp lý tại M được tiến hành trong tương lai
bao gồm các ước sau và sẽ được quy trình, thể chế hóa:
Bước một, tính toán lượng vốn gia tăng cần thiết thông qua việc lập kế
hoạch về vốn gắn liền với kế hoạch kinh doanh;
Bước hai, tính toán chi phí vốn chủ sở hữu nội tại và so sánh chi phí này
với các ngân hàng khác trên thị trường để xác định mức lợi nhuận kỳ vọng
đối với vốn chủ sở hữu của MB. Bên cạnh đó, chi phí này cũng được so sánh
với chi phí trả lãi khi phát hành các công cụ nợ dài hạn được tính vào vốn chủ
sở hữu khi tính toán các chỉ số có liên quan. M đánh giá, xác định cung cầu
về vốn trên thị trường sơ cấp để lựa chọn thời điểm và thị trường (trong và
ngoài nước) thích hợp;
133
Bước ba, xác định cấu trúc vốn chủ sở hữu mục tiêu qua đó xác định các
nhà đầu tư tiềm năng cho phần vốn cần gia tăng, ao gồm các nhà đầu tư cổ
phiếu và các nhà đầu tư công cụ nợ khác, các cổ đông hiện hữu và các nhà
đầu tư trong tương lai đối với cổ phiếu và/ hoặc công cụ nợ dài hạn. Từ đây,
MB sẽ quyết định lựa chọn hình thức, phương thức phát hành và các chi tiết
của đợt phát hành đối với phần vốn yêu cầu gia tăng;
Bước bốn, M thuê nhà tư vấn phát hành, ngân hàng đầu tư hoặc tự phát
hành theo kế hoạch, chi tiết đã lựa chọn.
Đối với việc xác định tính sẵn có của vốn và thực hiện tăng vốn chủ sở
hữu, MB xây dựng một quy trình cụ thể nhằm nâng cao tính minh bạch cũng
như xác lập trách nhiệm của các bên trong nội bộ đảm bảo thực hiện tốt quy
trình này.
3.2.6.5 Tổ chức và quản trị
Xác định cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản trị vốn
hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến quản trị tài
chính và rủi ro trong ngân hàng. Cấu phần này nêu cụ thể chức năng và nhiệm
vụ chi tiết cho các cá nhân, đơn vị liên quan đến quản trị vốn của ngân hàng,
quy định trách nhiệm cũng như cách thức và quy trình liên quan đến vốn, từ
việc lập kế hoạch vốn đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. MB
cân nhắc việc tổ chức và quản trị vốn tại M được thông qua an lãnh đạo
cao cấp của ngân hàng cùng với một số cơ quan giúp việc (Khối TCKT, Ủy
ban ALCO, an kế hoạch).
3.2.7 Lập kế hoạch dự án quản trị vốn chủ sở hữu một cách khoa
học và hợp lý
Nhằm thực hiện các chương trình quản trị vốn tại ngân hàng, những giai
đoạn triển khai dự án bao gồm:
134
1. Lập kế hoạch dự án và chuẩn bị các nguồn lực.
2. Triển khai dự án theo từng ước tổng thể.
3. Kiểm tra định kỳ tiến độ dự án.
4. Kết thúc dự án.
Với phạm vi của luận án này, dự án tổng thể sẽ được phân tích kỹ với
những cấu phần của dự án:
Biểu đồ 3.2: Lƣợc đồ triển khai dự án quản trị vốn chủ sở hữu tại MB
Nguồn: Nghiên cứu, đề xuất của NCS
Phần 1: nh gi rà so t hiện trạng công tác quản tr vốn chủ sở hữu
gắn liền với quản tr rủi ro.
Các ước tiến hành gồm:
135
Thu thập thông tin từ các văn ản, tài liệu có tại ngân hàng bao gồm các
chính sách, thủ tục, quy trình liên quan đến tài chính, vốn, lập kế hoạch ngân sách;
Tiến hành phỏng vấn các bên liên quan chủ yếu trong quá trình quản trị
vốn;
Tiến hành lập phát và thu mẫu điều tra đối với các bên liên quan, nếu
có thể bao gồm cả các cổ đông và cơ quan quản lý nhà nước.
Phần 2: Xác định các khoảng cách và đưa ra những nhận xét
khuyến nghị
Xác định khoảng cách giữa thực trạng và trình độ quản trị mong muốn
trong tương lai đối với tất cả các cấu phần quản trị vốn;
Thực hiện phân tích sâu để đưa ra các chương trình hành động cụ thể
như khung quản trị chung, phương pháp luận, các công việc cần thực hiện
triển khai;
Tiến hành trao đổi, tuyên truyền nhằm đảm bảo các bên liên quan thấu
hiểu và sẵn sàng cho việc triển khai.
Phần 3: Xâ d ng và thống nhất lộ trình triển khai.
Đưa ra lộ trình triển khai dự kiến và trao đổi với các bên, phòng ban, bộ
phận liên quan
Tính toán các nguồn lực và chi phí dự kiến cần thiết
Phần 4: Triển khai th c tiễn toàn diện nhằm thu hẹp và triệt tiêu các
khoảng cách giữa th c tại và mong muốn trong tương ai.
Phần 5: Hoàn thiện cải tiến liên tục trong tương ai.
Hoạch định, phân bổ vốn và đo lường, đánh giá hoạt động dựa trên điều
chỉnh rủi ro.Một trong những mảng cần đề cập trong việc đánh giá hoạt động
136
dựa trên rủi ro của các ngân hàng Việt Nam chính là 2 việc quan trọng: Phân
bổ chi phí và phân ổ vốn chủ sở hữu.
Đối với các NHTM, các thông tin chi phí chính xác là nền tảng để thực
hiện các quyết định kinh doanh và quản trị khoa học và hiệu quả. Tuy nhiên,
do chi phí quản lý, chi phí gián tiếp của các NHTM, các phương pháp phân
bổ chi phí truyền thống không thể phân bổ hợp lý, do vậy rất khó khăn để đưa
ra quyết định khoa học. Mô hình chi phí dựa trên hoạt động (ABC: Activity
Based Costing) của NHTM dựa trên quá trình kinh doanh, mô hình phân tích
các mối quan hệ của các khâu hoạt động khác nhau trong các trung tâm hoạt
động tương tự (các khâu trong chuỗi giá trị hay trong ma trận chi phí).
Phân bổ chi phí trong hoạt động ngân hàng rất quan trọng, là một trong
những công cụ chủ yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của toàn ngân
hàng, cũng như đối với mỗi đơn vị kinh doanh, sản phẩm dịch vụ hay đối với,
nhóm khách hàng. Trong kế toán quản trị, đối với ngân hàng, việc phân bổ chi
phí giữa các đơn vị chịu chi phí hay cho sản phẩm dịch vụ tại Việt Nam vẫn
c n là điều mới mẻ và mới chỉ có rất ít ngân hàng thực hiện việc này, hay
chính xác hơn vẫn chỉ tính toán cho mỗi đơn vị kinh doanh một cách tương
đối mà chưa tiến đến được phân bổ toàn bộ chi phí tính đến mỗi công đoạn,
hành động cụ thể, đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ hay đối với nhóm. Tại MB
đã triển khai dự án phân bổ chi phí dựa trên hoạt động ( C) và phương pháp
này đã tạo tiền đề cho phân bổ vốn và đo lường kết quả đơn vị kinh doanh,
sản phẩm.
Trong tính toán khả năng sinh lời của phân khúc khách hàng, sản phẩm,
đơn vị hay kênh bán hàng, việc xác định giá vốn nội bộ (FTP) và phân bổ chi
phí là những cơ sở chủ yếu. Nhìn chung, phân tích về lợi nhuận chủ yếu liên
quan đến mảng bán lẻ, doanh nghiệp, sản phẩm, phân khúc. Với nhiều ngân
137
hàng Việt Nam, những khái niệm, triển khai áp dụng FTP đã có từ lâu mặc
dầu những thực tiễn áp dụng có thể chưa thực sự phù hợp và/hoặc mới chỉ ở
mức sơ lược đơn giản. Đối với việc áp dụng phân bổ chi phí, các ngân hàng
có thể nói đã triển khai ở các mức độ khác nhau, nhưng chưa thực sự được coi
trọng và quan tâm đúng mức với ý nghĩa là công cụ cơ ản không chỉ để đánh
giá khả năng sinh lời mà còn là công cụ hỗ trợ ra các quyết định kinh doanh
kịp thời chính xác. Tại M đã triển khai dự án FTP trong quá trình triển khai
chiến lược và đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng cho công tác
quản trị, phân bổ vốn.
Phân bổ vốn về bản chất chính là việc xác định vốn kinh tế cần thiết cho
mỗi hoạt động của ngân hàng. Việc xác định giá trị rủi ro để xác định vốn cần
được tiến hành đối với mỗi loại rủi ro bao gồm: Rủi ro thị trường, Rủi ro tín
dụng, Rủi ro thanh khoản và lãi suất, rủi ro hoạt động, Các rủi ro này đ i
hỏi việc phát triển mô hình và đo lường giá trị rủi ro tương ứng theo các yêu
cầu pháp luật cũng như những quy định và mong muốn nội bộ về quản trị vốn
chủ sở hữu.
Khi các giới hạn về giá trị rủi ro được định nghĩa lần đầu cho các đơn vị
kinh doanh khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc vốn đã được phân bổ cho
các đơn vị kinh doanh lần đầu. Đối với một số ngân hàng, giới hạn giá trị rủi
ro an đầu được xác định thông qua việc đo lường giá trị rủi ro cộng thêm
một mức đệm nào đó, ví dụ đặt mức giới hạn là 120 tỷ cho mảng kinh doanh
có giá trị rủi ro trung bình là 105 tỷ. Vấn đề trọng yếu chính là làm thế nào và
thông qua quy trình nào để mức giới hạn an đầu này có thể được điều chỉnh
sau này. Việc tái phân bổ có thể là kết quả của một lựa chọn chiến lược thiết
yếu theo quyết định của HĐQT hay của các nhà quản lý cao cấp thông qua
một quy trình đột xuất, nhưng cũng có thể là kết quả của việc lập kế hoạch và
ngân sách chiến lược định kỳ trong ngân hàng. Mặc dầu về cơ ản quyết định
138
chuyển đổi chiến lược trong tái phân bổ đột xuất khó có thể đánh giá được
bằng lý luận chung chung, nhưng thông thường, phân tích các mối liên hệ
giữa lập kế hoạch chiến lược với phân bổ vốn là có thể thực hiện được. Việc
tái phân bổ vốn nên được cân nhắc và thực hiện. Đối với các ngân hàng tương
đối nhỏ, có ít mảng hoạt động không phức tạp thì quy trình lập kế hoạch chiến
lược và phân bổ vốn sẽ nhanh hơn nhiều so với một ngân hàng có nhiều mảng
hoạt động phức tạp, các ngân hàng đa năng và cách thức phân bổ vốn có thể
khác hoàn toàn.
Nói chung việc tái phân bổ vốn có thể gây ra những tranh cãi nhất định
trong nội bộ một ngân hàng. Ví dụ việc tăng phần vốn phân bổ cho rủi ro tín
dụng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với tăng vốn phân bổ cho rủi ro thị trường.
Do vậy phần lớn các quyết định tái phân bổ vốn thường tiến hành từ từ từng
ước hướng tới mục tiêu mong muốn dài hạn hơn là việc tối ưu nhanh chóng
về vốn.
Trong quản trị vốn và đặc biệt trong phân bổ vốn hiện đại, vẫn còn có
quan điểm khác nhau xung quanh việc có nên gắn quá trình phân bổ vốn vào
quá trình lập kế hoạch ngân sách hay không. Thực tế là quy trình lập kế hoạch
và ngân sách có thể đóng vai tr quan trọng có ý nghĩa trong quá trình phân
bổ vốn theo cách:
Việc phân bổ vốn phải được thực hiện ngay cả khi độc lập với quy trình
lập kế hoạch năm (trong một số trường hợp, những tái phân bổ vốn lớn được
dẫn đến từ các lựa chọn chiến lược thực hiện ngoài quá trình lập kế hoạch
năm và do vậy ảnh hưởng mạnh đến những điều chỉnh kế hoạch);
Quy trình lập kế hoạch cần được thiết kế và kiểm tra rà soát định kỳ
nhằm tránh việc thực hiện phân bổ vốn một cách thiếu cơ sở. Khi đó, quy
139
trình lập kế hoạch và ngân sách vẫn có thể duy trì vai trò quan trọng trong
việc phối hợp các quyết định quản trị vốn.
Đối với những đơn vị kinh doanh có thể nhanh chóng tái phân bổ vốn
trong nội bộ (như các khối kinh doanh trên thị trường vốn, ngoại hối, ) việc
tái phân bổ có thể được thực hiện trong năm mà không cần phải gắn chặt chẽ
với quy trình lập kế hoạch do đặc thù kinh doanh của hoạt động này.
3.2.8 Công tác triển khai, lộ trình và các công việc tổng thể
Thành lập Ban Đề án
an đề án về quản trị vốn có thể thành lập riêng rẽ hoặc kết hợp với Ban
đề án Basel nếu Ban đề án asel đã đang hoạt động.
Thành viên Ban đề án phải là cán bộ cấp cao về Tài chính, Rủi ro và một
số thành viên từ các khối KD.
an Đề án phải có quy chế hoạt động rõ ràng, với cấp báo cáo trực tiếp
là HĐQT và CEO.
Thành viên Ban đề án phải toàn thời gian.
Tiến hành đánh giá thực trạng
Đối với việc quản trị vốn, việc đánh giá hiện trạng bao gồm những công
việc sau:
- Đánh giá về chiến lược vốn và các chỉ tiêu vốn
- Đánh giá về các rủi ro trong quản trị rủi ro theo yêu cầu Basel, bao gồm
nhưng không giới hạn trong:
o Rủi ro tín dụng
o Rủi ro hoạt động
o Rủi ro thị trường
o Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng
140
Những rủi ro này được xem là những rủi ro trọng yếu và có nhiều ý
nghĩa trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay. Đối với các rủi ro này,
những nội dung cần được đánh giá rà soát kỹ lưỡng bao gồm: (i) Tổ chức
quản trị vốn và rủi ro, (ii) Chính sách và các quy định, quy trình kèm theo,
(iii) phát triển mô hình và đo lường rủi ro, (iv) giám sát và báo cáo, (v) Các
quyết định kinh doanh dựa trên rủi ro.
- Đánh giá về dữ liệu: quản lý và quản trị dữ liệu trong ngân hàng
- Đánh giá quản trị vốn và các quy trình xác định vốn theo ICAAP
Những đánh giá này phải dựa trên những chuẩn mực thông lệ tốt ngành
ngân hàng cũng như yêu cầu của Basel, các khoảng cách được phân loại thành
3 nhóm lớn:
+Phương pháp luận: việc đánh giá này xác định liệu ngân hàng có được
phương pháp luận hợp lý và được tổ chức tốt đối với việc quản trị vốn và rủi
ro hay không, bao gồm phương pháp luận hiện có đang thực hiện hay cần
được cập nhật, nâng cấp;
+ Các quy trình & thủ tục được đánh giá nhằm xác định liệu ngân hàng
có được quy trình có cấu trúc nhằm xác định, đánh giá, đo lường, giám sát và
kiểm soát các rủi ro liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu nói riêng và quản
trị rủi ro nói chung hay không. Việc rà soát đánh giá các quy trình thủ tục này
bao gồm cả các quy trình được an hành nhưng chưa tuân thủ theo và các quy
trình cần được tái thiết kế và củng cố.
+Văn ản hóa các thủ tục cũng như phương pháp luận: đánh giá xem
liệu các thủ tục quy trình cũng như phương pháp luận của ngân hàng có được
văn ản hóa đầy đủ để thực thi hay không, có văn ản nào đã có nhưng cần
điều chỉnh thay đổi, các chính sách nào cần ban hành mới,
141
Đánh giá về các hệ thống, chương trình ổ trợ cho quản trị vốn. Các
chương trình, hệ thống này được mô tả một phần ở trên, trong đó những điểm
lớn bao gồm:
+ Các chính sách, quy trình liên quan đến ban hành, kiểm soát, giải pháp
đối với các chỉ số tài chính và hoạt động chủ yếu, nguồn nhân lực chất lượng
cao trong phân tích và triển khai các giải pháp có liên quan, các hệ thống công
nghệ hỗ trợ;
+ Năng lực phân tích tài chính và phân tích kết quả tài chính bao gồm
những điểm lớn như: phân ổ chi phí nhằm tính toán hiệu quả tuyệt đối của
từng mảng kinh doanh (Bán lẻ, bán buôn, chi nhánh, sản phẩm, phân khúc
khách hàng), cơ chế về giá vốn nội bộ (FTP) đang áp dụng.
Dựa trên những đánh giá này, các khuyến nghị cũng như các chương
trình thu hẹp khoảng cách sẽ được đưa ra. Thường những khoảng cách này
trong các ngân hàng Việt Nam so với thông lệ tốt c n lớn, dẫn đến chi phí và
các nguồn lực cần thiết để thu hẹp khoảng cách là rất tốn kém đối với các
ngân hàng.
Triển khai các công việc cần thiết
Các nhóm công việc lớn bao gồm:
i) Hoạch định về chiến lược vốn.
Việc hoạch định chiến lược vốn dài hạn của ngân hàng cần sớm được
tiến hành và trao đổi với các cổ đông nhằm đi đến thống nhất
ii) Chuẩn bị các chương trình cần thiết liên quan bổ trợ cho quản trị vốn.
Các chương trình cần thiết bao gồm:
-Phân bổ chi phí;
142
-Phương pháp định giá vốn nội bộ FTP;
-Phương pháp tính giá vốn chủ sở hữu theo các mô hình tiên tiến.
iii) Triển khai khung, chính sách và quy trình thủ tục liên quan đến rủi
ro và tính toán giá trị rủi ro.Việc triển khai được tập trung trong các mảng
sau:
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro thị trường
- Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sổ ngân hàng
- Rủi ro hoạt động
- Khung rủi ro và ICAAP
- Dữ liệu và các hệ thống CNTT
iv) Triển khai xây dựng mô hình rủi ro đối với các nhóm rủi ro
chính yếu.
- Xây dựng phương pháp luận và công cụ đo lường đối với giá trị rủi ro
đơn lẻ;
- Xây dựng phương pháp luận và phương pháp tiến hành tổng hợp vốn.
v) Phát triển và hoàn thiện phương pháp luận & công cụ đánh giá hiệu
quả vốn.
- Hiệu quả vốn tổng thể ;
- Hiệu quả vốn đối với mỗi đơn vị được đánh giá;
- Tác động bổ trợ giữa các đơn vị tiêu thụ vốn.
vi) Xây dựng các phương pháp xác định mức sẵn có về vốn.
143
vii) Các chiến lược và giải pháp giảm lãng phí vốn, mô hình kinh doanh
hiệu quả về vốn.
viii) Hoàn thiện về tổ chức và quản trị vốn liên tục.
ix) Rà soát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu về vốn.
Lộ trình triển khai tổng thể khung quản trị vốn chủ sở hữu được nêu trên
đây là quan sát và đề xuất của tác giả, đặc biệt về nguồn lực, khung thời gian
và đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với mỗi luồng/phân khúc công việc chủ
yếu. MB có thể lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với khả năng và năng lực và
điều chỉnh lộ trình cũng như luồng công việc tương ứng, cân nhắc tính kế
thừa những gì hiện có.
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn chủ sở hữu của các NHTM phù hợp với
định hướng của NHNN trong quản trị và giám sát hoạt động của ngành ngân
hàng, đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, đưa ngành ngân hàng Việt
Nam đi theo các thông lệ và thực tiễn tốt đồng thời tuân thủ những cam kết
của một ngân hàng trung ương trong việc triển khai các hiệp ước Basel.
Triển khai các công việc đảm bảo tuân thủ theo Basel II ở Việt Nam là
một quá trình lâu dài và tốn kém rất nhiều nguồn lực từ phía NHNN và các
NHTM. Việc đầu tư cho tuân thủ đối với một số ngân hàng đ i hỏi những
đầu tư tương đối lớn với các ngân hàng xét về quy mô của các ngân hàng.
Những sự chưa đầy đủ và sạch của dữ liệu, khả năng đầu tư công nghệ chưa
cao, những khái niệm và phương pháp luận còn mới mẻ với các ngân hàng
đều là những thách thức lớn. Những hỗ trợ của NHNN với tư cách là cơ
quan quản lý nhà nước đến nay đóng vai tr rất quan trọng trong triển khai
144
tuân thủ theo Basel II và làm nền tảng cho các ngân hàng tận dụng cơ hội để
xây dựng cho mình một hệ thống quản trị vốn chủ sở hữu hiệu quả.
3.3.1.1 Hướng dẫn, định hướng
NHNN cần có những hướng dẫn rất cụ thể liên quan đến triển khai Basel
II và các ngân hàng có thể tận dụng những hướng dẫn này trong triển khai và
qua đó là triển khai những chương trình quản trị vốn của mình. Các NHTM
cần NHNN đưa ra các văn ản hướng dẫn chi tiết về mặt yêu cầu nội dung để
các ngân hàng có đầy đủ căn cứ triển khai thích hợp, vừa phù hợp với thực
tiễn, vừa đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn Basel cho ngân hàng
Việt Nam.
NHNN có thể tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các NHTM trong
việc xây dựng, triển khai quy định hướng dẫn Basel II nhằm tạo sự thống nhất
về nhận thức, hành động cùng với những hỗ trợ và phê duyệt cần thiết trong
triển khai Basel II.
3.3.1.2 Tư vấn
Đến nay, NHNN đã phối hợp với các tổ chức quốc tế và tổ chức tư vấn
tổ chức nhiều các cuộc hội thảo liên quan đến asel II và đưa ra các khuyến
nghị triển khai tại Việt Nam. Một trong những quan sát có được từ những
cuộc hội thảo này là nội dung rất rộng và bao trùm toàn bộ các phần có liên
quan đến lý luận, phương pháp luận chung cũng như tiến trình và phương
thức triển khai.
Trước đây và hiện nay, NHNN có nhận được sự hỗ trợ của các Tổ chức
quốc tế, các cơ quan hỗ trợ phát triển và các tổ chức phi lợi nhuận trong triển
khai các chương trình lớn của NHNN. Với việc triển khai Basel II, NHNN có
thể tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tương tự nhằm cung cấp tư vấn hữu ích cho
NHNN và đồng thời chia sẻ với các NHTM.
145
3.3.1.3 Mô hình
Các nguyên tắc và cơ sở xây dựng các mô hình có liên quan trong triển
khai asel đều sẵn có thông qua tài liệu, các nghiên cứu của các tổ chức quốc
tế và một số nghiên cứu trong nước. NHNN có rất nhiều thông tin và nghiên
cứu hữu ích có thể giúp ích cho các NHTM. Tuy nhiên việc xây dựng và hoàn
thiện các mô hình này trong hệ thống các NHTM, đưa các mô hình thực sự
đáp ứng cả yêu cầu tuân thủ lẫn việc phát triển quản trị vốn của các ngân hàng
là một thách thức vô cùng lớn đối với mỗi ngân hàng. Việc các NHTM tự
mình phát triển những mô hình này đ i hỏi hoặc rất mất thời gian và nguồn
lực bên trong về kiến thức và kinh nghiệm có thể chưa sẵn sàng; hoặc rất tốn
kém trong đầu tư cho việc thuê chuyên gia tư vấn và mua các phần mềm
CNTT.
Với những nguồn lực của mình, NHNN và các cơ quan có thể hỗ trợ
trong việc xây dựng các mô hình, hoặc phối hợp với các ngân hàng đàm phán
chung để đầu tư những mô hình tổng quan, sau đó mỗi ngân hàng từ đó phát
triển thêm theo quan điểm và khẩu vị, cũng như tùy thuộc vào nguồn lực của
mình. Về khía cạnh quản lý nhà nước, NHNN có thể nắm bắt được những mô
hình này từ ước đi đầu tiên và sẽ thuận tiện hơn cho giai đoạn phê duyệt
thông qua mô hình của các ngân hàng thương mại.
3.3.1.4 Dữ liệu
Các NHTM đã có gần 30 năm phát triển. Những hệ thống trung tâm dữ
liệu đã và đang được các ngân hàng đầu tư và phát triển trong những năm gần
đây cùng với việc đầu tư triển khai các giải pháp công nghệ ngân hàng lõi,
một số ngân hàng còn tiến xa hơn nữa bằng cách đầu tư vào các kho dữ liệu
và hệ thống báo cáo quản trị thông minh. Tuy nhiên, những thách thức về tính
sẵn có và đầy đủ của dữ liệu đ i hỏi sự hợp lực rất cao của toàn hệ thống ngân
146
hàng để có thể vượt qua nhưng cần phải có sự hỗ trợ của NHNN cùng các cơ
quan của mình có thể thực hiện được vai trò này. Các dữ liệu về khách hàng
cần thiết để xây dựng, kiểm chứng các mô hình liên quan đến rủi ro tín dụng,
các con số thống kê liên quan đến các sự kiện rủi ro hoạt động, những thống
kê về tình trạng thanh khoản, cũng như iến động về lãi suất và ngoại hối đều
có thể được cung cấp từ các cơ quan nghiên cứu hoặc nghiệp vụ của NHNN,
các dữ liệu này có thể được tập trung, cung cấp cho các ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng nguồn dữ liệu này theo cách
thức của mình và đảm bảo các quan điểm và khẩu vị rủi ro là riêng của mỗi
ngân hàng, kết quả chạy dữ liệu từ các mô hình chỉ nên mang tính tham khảo.
Điểm cần lưu ý ở đây là đảm bảo tính bảo mật riêng trong các dữ liệu
của mỗi ngân hàng, có nghĩa là những thông tin liên quan đến đặc điểm nhận
dạng của các khách hàng sẽ không được chia sẻ, chỉ chia sẻ các thông tin về
giao dịch, tài chính.
Các cơ quan thuộc NHNN liên quan đến quản trị các nguồn dữ liệu này
cần sớm xây dựng cơ chế chia sẻ các thông tin cho các ngân hàng trong toàn
ngành, qua đó hỗ trợ các ngân hàng có những quan sát hữu ích nhằm nhìn
nhận và đánh giá rõ ràng hơn về những rủi ro của mỗi ngân hàng dựa trên
khẩu vị rủi ro của mình và của toàn ngành, qua đó giảm thiểu rủi ro và đảm
bảo tính lành mạnh, ổn định và an toàn của hệ thống.
3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý
Các chương trình hỗ trợ đặc biệt đ i hỏi những nguồn lực nhất định và
sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Ví dụ, đối với các
ngân hàng đang trong quá trình triển khai, NHNN có thể hợp tác với bộ tài
chinh, cơ quan thuế (Tổng cục thuế) đưa ra những chương trình khuyến khích
như ưu đãi về thuế đối với việc đầu tư mua sắm hạ tầng, thuê tư vấn cho quản
147
trị vốn, cụ thể cho chương trình triển khai Basel nhằm giảm bớt gánh nặng chi
phí cho các ngân hàng, đồng thời khuyến khích các ngân hàng đầu tư hơn nữa
cho các chương trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Các cơ quan quản lý nhà nước sở hữu một nguồn lực khổng lồ về tri thức
có liên quan đến kinh doanh và quản trị ngân hàng. Vốn chủ sở hữu và quản
trị vốn chủ sở hữu, cùng với quản trị rủi ro, các hiệp ước Basel về giám sát
ngân hàng là những chủ đề mà các các cơ quan này đã và đang được quan tâm
trong suốt thời gian qua. Một trong những hạn chế của những nghiên cứu
được nêu là tính thực tiễn và khả năng áp dụng trong thực tế c n thấp. Một số
các tổ chức chỉ có được các dữ liệu và thông tin ở tầm vĩ mô mà không có
được thông tin nội bộ các ngân hàng, hoặc các thông tin không được đầy đủ
và hệ thống nên ảnh hưởng đến đánh giá và phân tích để ra những nhận định
và kết luận hữu ích, thực tiễn. Những nghiên cứu và khuyến nghị của các tổ
chức này hoặc không được đưa ra áp dụng do không có sự kết nối cần thiết
giữa ngân hàng, các cơ quan quản lý khác nhau hoặc không được các ngân
hàng đánh giá cao.
Để thúc đẩy sự liên kết, đồng thời tận dụng các nguồn lực này cần có
một cơ chế thích hợp, quan trọng hơn là cần sự chủ động vươn ra của các cơ
quan quản lý, các viện nghiên cứu. Các tổ chức này có những lợi thế nhất
định trong việc cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng khi vừa có được những
thông tin, dữ liệu hữu ích bên cạnh những nghiên cứu của mình, vừa nắm bắt
được các chuyển động kinh tế trong nước với những khuôn khổ pháp lý đặc
thù của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, các tổ chức này sẽ nhận được những
thông tin thực tiễn hơn phục vụ cho công tác nghiên cứu và triển khai các
chương trình nhằm quản lý giám sát chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện cho các
NHTM phát huy được thế mạnh, thực thi đúng chức năng của mình, các
NHTM sẽ phối kết hợp để có được tính tuân thủ và thực tiễn.
148
Kết luận chương 3
Chương 3 sau khi đã khái quát định hướng phát triển của MB trong giai
đoạn tới. Luận án đã đề xuất hệ thống cá giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại M cho giai đoạn tới, các giải pháp có
cơ sở khoa học và tính thực tiễn cao, có thể là tham khảo tốt cho hệ thống
NHTM Việt nam. Luận án cũng có những kiến nghị đối với cơ quan quản lý
Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt nam nhằm hoàn nâng cao năng lực
quản trị vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt nam tiệm cận thông lệ quốc tế
nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai của các
Ngân hàng trong đó có M .
149
KẾT LUẬN
Quản trị vốn chủ sở hữu là nội dung vô cùng quan trọng đối với M và
các NHTM, đặc biệt trong giai đoạn Việt nam và ngành ngân hàng đang trong
xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Do vậy, quản trị vốn chủ sở hữu tiệm cận
thông lệ quốc tế là thật sự cần thiết để giúp các NHTM hoạt động kinh doanh
và phát triển bền vững. Luận án đã đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học về quản
trị vốn chủ sở hữu, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu
tại M đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản trị vốn chủ
sở hữu tại MB trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, luận án đã trình ày có hệ thống để góp phần làm sáng tỏ thêm
lý luận về nguồn vốn của NHTM nói chung, nguồn vốn chủ sở hữu của
NHTM nói riêng: Khái niệm vốn chủ sở hữu, các bộ phận cấu thành vốn chủ
sở hữu, vai trò vốn chủ sở hữu ngân hàng. Luận án đã luận giải để làm rõ
thêm cơ sở lý luận về quản trị vốn chủ sở hữu NHTM: khái niệm, mục đích,
nội dung công tác quản trị, các tiêu chí đo lường năng lực quản trị, các nhân
tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn chủ sở hữu NHTM.
Thứ hai, luận án đã trình ày khái quát quá trình hình thành và phát triển,
tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của M . Luận án
trình bày thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại M trong giai đoạn 2010-
2015 trên các mặt: quy mô và hiệu quả sử dụng vốn, quản trị tài chính hiện
đại, hệ số an toàn vốn. Trên cơ sở thực trạng, luận án đã có một số đánh giá
khách quan về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn
chế trong công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại MB trong những năm qua.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở
hữu tại M đến 2020, luận án đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại MB trong những năm tới. Các
150
giải pháp và kiến nghị là đồng bộ, có cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn, có
tính khả thi. Các giải pháp nêu trong luận án không chỉ đề xuất cho MB mà
các NHTM có thể được lựa chọn áp dụng sẽ góp phần nâng cao năng lực quản
trị vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt nam trong năm tới.
Bằng những kiến thức đã được đào tạo cơ ản từ các cơ sở đào tạo có uy
tín của Việt nam và kinh nghiệm thực tế nhiều năm công tác tại MB ở các vị
trí quản lý lãnh đạo khác nhau, với sự hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ
hướng dẫn khoa học và cơ sở đào tạo. Tác giả đã nỗ lực hết sức để hoàn thành
luận án đúng kế hoạch với chất lượng cao nhất có thể. Tuy nhiên, do thời gian
có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều, luận án không thể
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được và chân thành
cảm ơn sự đóng góp ý kiến của ạn đọc.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị
vốn, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3 năm 2013.
2. Vốn kinh tế trong quản trị vốn của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân
hàng số 4 tháng 2/2014
3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Tài chính
kế toán số 12(149)2015.
4. Qui trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) và những áp dụng tại
ngành Ngân hàng Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 1 tháng 1/2016.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát tri n Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ inh
tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân Anh, Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông
qua áp dụng Basel 2 – Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường
tài chính tiền tệ, số 20, tháng 10/2014 trang 36 – 39
3. Nguyễn Thị An Bình (2004), Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định
dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Luận văn
Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Các văn ản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan
đến vốn, các chỉ số an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng Việt Nam;
5. Chính phủ, Quyết định số 254 QĐ- TTg ngày 01/03/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng giai đoạn
2011- 2015.
6. Đào Ngọc Chuyên (2012), Chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng thương mại nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.
7. Lê Công (2013), Giải pháp phát tri n dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân Đội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài
chính, Hà nội.
8. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát tri n Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học
viện Tài chính, Hà nội.
153
9. Hạ Thị Thiều Dao, Quản trị công ty trong các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam, Tạp chí inh tế và Phát triển
10. Hạ Thị Thiều Dao (2013), Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đến kinh tế vĩ mô Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 7, tháng 4 2013
11. Tô Ánh Dương (2013), Hệ thống ngân hàng Việt Nam: những vấn đề đặt
ra trong bối cảnh tái cơ cấu, Tạp chí Nghiên cứu inh tế, số 418), tháng
3/2013
12. TS.Tô Ánh Dương (2012), Những giải pháp đ hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an
toàn ngân hàng theo hiệp ước Basel, đề tài nghiên cứu khoa học của
Viện Hàn lâm Khoa học Việt nam.
13. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,
Nhà xuất bản Phương Đông, Hà nội.
14. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và quy định của Việt nam, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà nội.
15. TS. Đặng Ngọc Đức (2014), Tiếp tục đổi mới hoạt động của ngân hàng
nhà nước nhằm phát tri n bền vững các ngân hàng thương mại, Tạp chí
inh tế và Phát triển.
16. Chu Thị Hương Giang (2012), Ứng dụng hiệp ước Basel 2 vào hệ thống
quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt nam, Luận văn thạc
sỹ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
17. Joel Bessis (2011), Quản trị rủi ro ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động
xã hội (bản dịch tiếng việt)
18. Phạm Thị Trung Hà (2008), Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
154
19. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản Giao thông vận tải, Hà nội.
20. Lê Hải (2004), Đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân Đội – thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Học viện Tài chính.
21. PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình
quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
nội.
22. PGS.TS Đinh Xuân Hạng (2012), Hoàn thiện chính sách tài chính - tiền tệ
nhằm phát tri n bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10 (2012), trang 5 – 9
23. ThS Đặng Thị Thu Hằng (2013), Vai trò sở hữu của ngân hàng nhà
nước đối với các ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước nắm giữ
cổ phần chi phối tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
ngân hàng, Hà nội.
24. TS Trần Công H a, ThS Đỗ Thị Trà Linh, Xử lý rủi ro bằng biện pháp
chuy n vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần-đôi điều bàn luận và
khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng số 24, tháng 12/2012 trang 31 - 35
25. Lê Thị Diệu Huyền (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình
quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam,
Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.
26. Nguyễn Thị Minh Huệ (2010), Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà
nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại, Luận án Tiến sĩ inh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
27. PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng (2012), Phân tích nguyên nhân đ có giải
pháp ph hợp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu inh tế, số 405, tháng 2 2012
155
28. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí inh tế và Phát triển.
29. ThS. Lã Thị Lâm (2013), Ki m soát nội bộ tăng cường độ an toàn tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính ế toán,
số 02 (115), trang 46 - 47.
30. ThS. Lê Thị Lợi (2013), Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt
Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3 năm 2013.
31. ThS. Lê Thị Lợi (2014), Vốn kinh tế trong quản trị vốn của Ngân hàng
thương mại, Tạp chí Ngân hàng số 4 tháng 2/2014
32. ThS. Lê Thị Lợi và Th.s Trần Trung Dũng (2015) Kinh nghiệm quản lý
nợ xấu tại Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số
12(149)2015.
33. ThS. Lê Thị Lợi (2016) Qui trình đánh giá an toàn vốn nợi bộ (ICAAP)
và những áp dụng tại ngành Ngân hàng Việt nam, Tạp chí Ngân hàng
số 1 tháng 1/2016.
34. Nguyễn Đình Luận (2014), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đ đáp ứng
yêu cầu phát tri n đất nước, Tạp chí inh tế và Phát triển.
35. Mc Kinsey (2010), Tài liệu tư vấn Chiến lược Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
36. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà nội.
37. Phan Thị Hằng Nga (2013), “Năng lực tài chính các Ngân hàng
Thương mại tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
38. Ngô Bích Ngọc (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị chi phí
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Đại học Nantes – CH Pháp.
156
39. Phạm Thu Ngọc (2011), Nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân Đội khu vực Hà Nội theo đánh giá của
người tiêu dùng Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nantes –
CH Pháp.
40. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát tri n dịch vụ
ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học, NX Phương Đông, Hà Nội.
41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN
Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 20/11/2014
42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN
ngày 20/5/2010 về việc ban hành các qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của TCTD.
43. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày
13/2/2012 về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động ngân hàng
an toàn, hiệu quả năm 2012.
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN
ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số đi m của Thông tư số 13/2010/TT-
NHNN.
45. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2015), Báo cáo tài chính và
báo cáo thường niên, Hà Nội.
46. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2015), Báo
cáo tài chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
47. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015),
Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
48. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2010 -2015), Báo cáo tài
chính hợp nhất đã được ki m toán, Hà Nội.
157
49. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2010 -2015), Báo cáo
thường niên, Hà Nội.
50. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2010 -2015), Các công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán
51. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2010-2015), Các bản cáo
bạch phát hành cổ phần
52. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, (2010 -2015) Tài liệu họp
Đại hội đồng cổ đông năm 2010-2014
53. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (2015), Báo cáo tài chính và
báo cáo thường niên, Hà Nội.
54. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài g n Thương tín (2015), Báo cáo tài
chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
55. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - Hà nội (2015), Báo cáo tài
chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
56. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015), Báo
cáo tài chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
57. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2015), Báo cáo
tài chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
58. Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (2015), Báo cáo tài
chính và báo cáo thường niên, Hà Nội.
59. Nguyễn Hữu Nghĩa (2014), Nâng cao qui định an toàn đối với tổ chức tín
dụng và lộ trình thực hiện chuẩn mực Basel II tại Việt Nam, Tạp chí Ngân
hàng, (1 + 2), tháng 1, tr.36-39.
60. Cao Thị Ý Nhi (2007), Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước
ở Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
158
61. Đàm Hồng Phương (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập
quốc tế, Luận án Tiến sĩ inh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
62. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các
Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
63. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật
Ngân hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
64. PGS.TS Hà Minh Sơn, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê và nhóm nghiên
cứu (2014), An toàn tài chính của các định chế tài chính trung gian tại
Việt Nam sau khủng hoảng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài
chính, Hà nội.
65. PGS.TS Hà Minh Sơn (2013), Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt
động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính, Hà nội.
66. Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ inh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
67. PGS.TS iều Hữu Thiện (2013), Góp thêm một số ý kiến về tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, (1), tháng
1/2013
68. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.
69. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng
thương mại Việt nam trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc
tế basel, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.
159
70. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ inh tế, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
71. Phan Thị Hoàng Yến (2015), Quản trị Tài sản - Nợ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ inh
tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
72. Babel, Gius and other partners (2012), Capital Management, McKinsey
- Working Papers on Risks, Number 38, November 2012
73. Baer, Mehta, Samandari (2011), The use of Economic Capital in
Performance Management for Banks: A perspective, McKinsey -
Working Papers on Risks, Number 24, January 2011
74. Banco Santander, Annual Reports, 2012 - 2015
75. Barclays Bank, Annual Reports, 2012 - 2014
76. Basel Committee on Banking Supervision (2004), International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - A
Revised Framework Comprehensive Version, BCBS 2004
77. Basel Committee on Banking Supervision (2009), Range of practices
and issues in economic capital frameworks, BCBS 2009
78. Basel Committee on Banking Supervision (2011), Basel III: A global
regulatory framework for more resilient banks and banking systems,
BCBS 2011
79. Basel Committee on Banking Supervision (2011),Basel III definition of
capital - Frequently asked questions, BCBS 2011
80. Basel Committee on Banking Supervision (2013), Basel III: The
Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools, BCBS
2013
160
81. Basel Committee on Banking Supervision (2014), Basel III: the net
stable funding ratio, BCBS 2014
82. Deutsche Bank, Annual Reports, 2012 - 2016
83. Dimitris Chorafas (2004), Economic Capital Allocation with Basel II,
1st Edition from. ISBN-9780750661829, Printbook, Release
Date: 2004
84. Francesco Saita, Value at Risk and Capital Management, Elsevier
Publishing House 2007
85. Hubert Mueller, José Siberón, (2004), Economic capital in the
limelight, Journal of Financial Regulation and Compliance, Vol. 12 Iss:
4, pp.351 - 358
86. Iman van Lelyveld (2006), Economic Capital Modelling: Concepts,
Measurement and Implementation, Risks Book 2006
87. JP Morgan Chase, Annual Reports, 2012 - 2017
88. KPMG on Basel II – A closer look – Managing Economic Capital;
89. Pfetsch, Poppensieker, Schneider, Serova (2011), Mastering ICAAP,
McKinsey - Working Papers on Risks, Number 27, May 2011
90. R. Brealey, S. Myers & F. Allen, Principles of Corporate Finance, 11
Ed, McGraw-Hill 2013
91. Spaltro, Marco (2013), The Impact of Quantitative Easing and Capital
Requirements on Bank Lending: an Econometric Analysis, PhD Thesis,
Birkbeck, University of London, UK (“Tác động của nới lỏng định
lượng và các yêu cầu về vốn đối với tín dụng ngân hàng: Phân tích
Kinh tế lượng”
92. Zhou Yunxia (2007), Bank Loan Loss Provisions and Capital
Management under Basel Accord, PhD Thesis, National University of
161
Singapore, Singapore (“Dự phòng cho vay và quản trị vốn theo hiệp
ước Basel”
TRANG WEB
93. Cổng thông tin điện tử chính phủ:
94. Cổng thông tin điện tử của các ngân hàng thương mại trong và ngoài
nước
95. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam:
96. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
97. Ngân hàng Thanh toán quốc tế:
98. Ngân hàng Thế giới:
99. Quỹ Tiền tệ quốc tế:
100. Thời báo Kinh tế Sài Gòn:
101. Thời báo Kinh tế Việt Nam:
102. Tổng cục Thống kê:
103. Trang điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư
104. Trang điện tử VNExpress:
105. Trang bách khoa thông tin Wikipedia:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_tri_von_chu_so_huu_tai_ngan_hang_thuong_mai_co.pdf