Luận án Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế Asean

Để có thể tận dụng tốt những lợi ích do AEC đem lại, vận dụng tốt những quy định về xuất xứ đặc biệt là các quy định xuất xứ cụ thể với hàng hoá có mức độ yêu cầu về hàm lượng giá trị RVC hay chuyển đổi mã số hàng hoá CTC thì Việt Nam cần phải có sự gia tăng về mức độ giá trị tăng thêm của hàng hoá xuất khẩu tại Việt Nam. Vì vậy, chính phủ cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện các ngành hàng để xác định được những lợi thế của từng ngành hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp đồng bộ tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng phát triển sản xuất xuất khẩu với mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Cụ thể: Thứ nhất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nguyên liệu đầu vào, từ đó giảm nhập khẩu; đồng thời tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, cung ứng173 sản phẩm. Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp phụ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn nhất là đối với các đối tác chủ yếu trong AEC khi giai đoạn hội nhập sâu sẽ bắt đầu trong những năm tới. Thứ hai, tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước, hoặc nhập khẩu nguyên liệu của các nước thành viên AEC để thay thế các nước ngoài AEC nhằm đáp ứng tốt nhất các quy định về xuất xứ hàng hoá tận dụng được lợi ích ưu đãi của AEC để tăng kim ngạch xuất khẩu đối với những ngành gia công, chế biến, lắp ráp, như: dệt may, da giày, điện tử, gỗ. .Trong những năm qua có sự tăng trưởng cao, tuy nhiên giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp với tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các nước ngoài AEC là chủ yếu vì vậy việc đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá của AEC là rất khó khăn.

pdf224 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n pháp cử chuyên gia tham gia đoàn kiển tra trực tiếp doanh nghiệp nước ngoài có hàng xuất khẩu vào Việt Nam bị tình nghi gian lận xuất xứ. Điều này sẽ giúp cơ quan Hải quan chủ động trong công tác nghiệp vụ, phát hiện và ngăn chặn sự gian lận, vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng hoá nhưng vẫn đảm bảo thông quan hàng hoá nhanh chóng, thủ tục đơn giản và thống nhất giảm bớt khiếu kiện và tăng cường tính tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu, đạt trình độ quốc tế về xuất xứ hàng hóa để đảm nhận tốt những vị trí, khâu quan trọng trong hoạt động kiểm tra xuất xứ cũng như tham gia tốt vào việc xây dựng chính sách, tham gia đàm phán, thực thi các cam kết quốc tế liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tới. Tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của WTO, WCO và các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xuất xứ hàng hoá, trợ giúp về mặt kỹ thuật trong việc xác định, kiểm tra và phát hiện các gian lận về xuất xứ hàng hoá. Thứ năm, Xây dựng và đẩy mạnh chương trình hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hải quan và Bộ công thương) về xuất xứ với các hiệp hội ngành hàng, các phòng thí nghiệm và tổ chức giám định. Bởi xuất xứ hàng hoá là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có hiểu biết về mặt hàng, công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất, giá thành sản phẩm, 180 giá cả thị trường (thế giới, khu vực, nội địa), giám định và phân tích hàng hoá,. . . nên các cơ quan quản lý nhà nước thường gặp khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện những vi phạm về xác định xuất xứ hàng hóa. Trong khi đây là những lĩnh vực mà các Hiệp hội ngành hàng, các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định có nhiều lợi thế. Vì vậy rất cần tranh thủ có được sự giúp đỡ từ phía các Hiệp hội ngành hàng, các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định qua việc đẩy mạnh thực hiện ký kết thoả thuận cung cấp thông tin với các hiệp hội ngành hàng trong nước để tố giác những đối tượng giả mạo xuất xứ trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, những mặt hàng nước xuất khẩu không có năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu nhưng vẫn cấp C/O, thoả thuận hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật phân tích giám định xuất xứ với các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định, v. v .để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời kiểm tra, ngăn chặn và xử lý những hành vi gian lận xuất xứ hàng hoá, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Thứ sáu, Xây dựng cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp tuận thủ tự nguyện và cơ chế quản lý chặt chẽ, xử phạt thật nghiêm đối với các doanh nghiệp cố tình gian lận về xuất xứ hàng hoá. Vận động doanh nghiệp hướng tới sự tuân thủ tự nguyện trong công tác khai báo xuất xứ hàng hoá cũng như tuân thủ tự nguyện về pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu. 4.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP. 4.3.1. Chủ động, tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hoá, thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh. AEC ra đời tiếp nối phát triển những kết quả đạt được của khu vực tự do hoá thương mại ASEAN lên một mức mới và đây được xem là một trong những cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm vươn ra thị trường ASEAN đầy tiềm năng. Cơ hội này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt, thông qua việc một mặt tích cực tìm hiểu thông tin về AEC, tận dụng 181 một cách tốt nhất các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa thông qua nghiên cứu, vận dụng một cách tốt nhất những ưu đãi do AEC đem lại để tăng cường nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thích nghi được trong bối cảnh tự do hóa toàn diện như hiện nay. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần:  Chủ động trong hội nhập, tìm kiếm và tiếp cận thông tin về xuất xứ hàng hoá, ưu đãi thuế quan và các quy định có liên quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu giữa các nước thành viên AEC. Để có thể tận dụng một cách hiệu quả những ưu đãi trong AEC, doanh nghiệp phải nhận thức rõ lợi ích và yêu cầu vận dụng các ưu đãi theo quy định của AEC. Trước hết, cần phải hiểu nội dung từng điều khoản đối với lĩnh vực mình quan tâm, nắm được những ưu đãi trong AEC, lộ trình giảm thuế của các nước thành viên đối với từng nhóm hàng và những yêu cầu để được hưởng ưu đãi có liên quan đến mặt hàng và ngành hàng mà mình kinh doanh. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về AEC, cũng như các thông tư, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng liên quan đến việc thực thi gia nhập AEC. Tham gia và hình thành các hiệp hội, câu lạc bộ ngành hàng để từ đó có những trao đổi thông tin với doanh nghiệp cùng ngành hàng, giúp đỡ nhau cũng như chia sẻ những bài học và kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng hoá.  Chủ động học hỏi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh dựa trên những lợi thế so sánh và năng lực của bản thân; phải học cách kết nối để cùng chấp nhận cạnh tranh; học cách huy động vốn và tận dụng hợp lý các công cụ huy động vốn, cách quản trị doanh nghiệp, cách đối thoại pháp lý cũng như phải đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện cải cách. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập và đối mặt với xu thế tự do hóa đầu tư, thương mại, giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính Từ đó, điều chỉnh chiến lược sản phẩm, chiến lược kinh 182 doanh thích ứng với những thay đổi trong chính sách sản xuất toàn cầu, đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ nhằm tận dụng được các ưu đãi về thuế quan. AEC tạo ra một thị trường khu vực rộng lớn, sẽ đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp mạnh đủ sức cạnh tranh vươn xa nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô (sản xuất và phân phối quy mô càng lớn thì giá thành sản phẩm càng giảm), đồng thời các doanh nghiệp cũng có cơ hội phát triển thị trường ngách (phục vụ nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp và người dân ASEAN với danh mục sản phẩm và dịch vụ ngày càng mở rộng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thông tin và đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tiễn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khối ASEAN. 4.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất xứ hàng hoá. Thực tế hiện nay, đã chỉ ra rằng việc nhận thức và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa tại cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua chưa cao một phần chủ yếu do nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và am hiểu về về xuất xứ hàng hoá tại các doanh nghiệp còn yếu. Xét tổng thể, nền kinh tế Việt Nam có đặc trưng là có một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm khoảng 90% với vốn ít, lượng lao động ít được đào tạo chuyên môn sâu và phần còn lại là các doanh nghiệp nhà nước (SOE), doanh nghiệp FDI chiểm tỷ trọng nhỏ nhưng lại nắm giữ phần lớn lượng vốn và nhân lực có trình độ. Với đặc thù như vậy cho thấy sự hạn chế của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận các nội dung mới và phức tạp liên quan đến xuất xứ và các cam kết, quy định phức tạp có liên quan áp dụng trong AEC khi thiếu đội ngũ cán bộ am hiểu cũng như nguồn thông tin phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá, xây dựng chiến lực phù hợp, chủ động trong cạnh tranh khi hội nhập. Chỉ khi áp dụng đúng, chính xác quy tắc xuất 183 xứ ưu đãi, nhà sản xuất, xuất khẩu mới có được C/O (hoặc Tự chứng nhận xuất xứ) ưu đãi để được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu tới các nước thành viên AEC. Do vậy, đội ngũ cán bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vốn chưa quen với việc áp dụng các quy trình, hệ thống quản trị sản xuất, không tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nên không thực hiện đầy đủ các công đoạn gia công, chế biến cần thiết đối với các đầu vào nhập khẩu, chưa đưa ra được các biện pháp kiểm soát, phân bổ các nguồn nguyên liệu đầu vào từ đó có thể đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hoá trong AEC. Bên cạnh đó, việc quản trị, quản lý các hồ sơ, chứng từ minh chứng đáp ứng yêu cầu xác minh thường xuyên và đột xuất, xây dựng bộ phận chuyên trách về xuất xứ hàng hóa để phục vụ các yêu cầu xác minh khi cần thiết...để đáp ứng các thủ tục liên quan đến cấp C/O, áp dụng C/O còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu vì vậy thường xuyên gặp sai sót, mất nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Thậm chí bị từ chối cấp C/O hay cho hưởng C/O và dẫn đến bỏ lỡ những ưu đãi đáng ra được hưởng để tăng khả năng cạnh tranh. Do vậy, việc tuyển dụng và thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu và liên quan đến xuất xứ hàng hoá tại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Điều này có thể được tiến hành qua việc các doanh nghiệp tăng cường liên kết chặt chẽ với các cơ quan chính phủ, hiệp hội, các cơ sở đào tạo để cử các cán bộ của mình tham gia các hội thảo, toạ đàm, lớp tập huấn chuyên sâu cập nhật các thông tin, kiến thức về xuất xứ hàng hoá cũng như có những phản hồi đến các cơ quan chính phủ về các tác động của việc áp dụng xuất xứ hàng hoá đến doanh nghiệp của mình. Qua đó, Chính phủ sẽ nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp và có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời khi thực hiện. Cụ thể như đưa ra các biện pháp cải cách tạo thuận lợi hơn việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ thông qua các hướng dẫn cụ thể và đơn giản hóa quy 184 trình thực hiện. Cùng với đó, khi trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp được nâng lên thì cùng với đó các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về xuất xứ hàng hoá. Đặc biệt, với xu hướng đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và xu hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá thì điều này càng trở lên rất quan trọng. Đối với những doanh nghiệp được xếp vào có mức độ tuân thủ cao sẽ được hưởng nhiều ưu tiên và cơ chế ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng C/O trong hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó có thể tận dụng được nhiều lợi thế, ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác để tăng cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, có thể nói rằng chỉ khi doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ nhận thức và áp dụng các quy định trong AEC, đặc biệt về quy tắc xuất xứ hàng hoá thì tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ AEC mới được cải thiện, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và hàm lượng chế biến sâu trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, góp phần tạo nên sự tăng trưởng xuất khẩu bền vững cho nền kinh tế đất nước. 4.3.3. Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC. Một trong những vấn đề cốt lõi của việc áp dụng C/O cho hàng hoá xuất khẩu vào AEC là hàng hoá phải đáp ứng được các tiêu chí về xuất xứ hàng hoá, đặc biệt là các tiêu chí xuất xứ cụ thể hàng hoá gắn liền với tiêu chí RVC và CTC. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá. Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, trình độ người lao động, trình độ quản lý và đặc biệt là khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. v.v . Trong đó, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc tăng cường đầu tư, đổi 185 mới hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Cần đánh giá đúng những máy móc, thiết bị phải nâng cấp, đổi mới, tránh mua phải những máy móc đã lạc hậu về công nghệ. chủ động trong việc nâng cấp trang thiết bị, máy móc phụ vụ cho hoạt động sản xuất. Đối với những doanh nghiệp có nguồn tài chính thì sắm mới; đối với những doanh nghiệp eo hẹp về nguồn tài chính có thể thông qua các hoạt động như thuê máy móc, thiết bị từ đó tiến hành chuyển giao công nghệ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó đẩy nhanh việc tăng năng lực sản xuất, mức độ chuyển đổi của hàng hoá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong nước cũng như nguồn nguyên liệu từ các nước thành viên AEC để thay thế cho nguồn nguyên vật liệu có nguồn cung ứng từ các nước ngoài AEC. Với việc sử dụng các loại nguyên vật liệu như vậy sẽ tăng tính chủ động cho các doanh nghiệp cũng như tăng giá trị hàm lượng chế biến RVC trong hàng hoá xuất khẩu từ đó đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hoá để được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu vào các nước AEC. Để có thể làm được điều này thì đối với các nguồn phụ liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, hoá chất,... các doanh nghiệp chủ động tiến hành việc lập đề án xây dưṇg các trung tâm nguyên phụ liệu. Từ các đề án này, doanh nghiệp có thể đươc̣ vay vốn ưu đãi từ ngân hàng để xây dưṇg trung tâm, theo kinh nghiệm của doanh nghiệp Thái Lan. Tích cưc̣ phối hơp̣ với các cơ quan chức năng trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trơ ̣ 186 giai đoạn tới. Kết hơp̣ chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước có chất lươṇg để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào ổn định cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động tham gia liên kết với mạng lưới các doanh nghiệp cung ứng đầu vào ở các nước ASEAN, để có thể cung ứng những nguyên phụ liệu trong nước chưa sản xuất đươc̣, hoặc sản xuất nhưng chất lươṇg chưa tốt. Từ đó có thêm hàm lượng giá trị khu vực và đáp ứng yêu cầu xuất xứ cộng gộp khi xuất khẩu vào một nước ASEAN khác. Đối với các nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu hàng nông, thủy sản cần thiết lập mối quan hệ mật thiết với các nhà sản xuất như người nông dân, người nuôi trồng thủy sản nâng cao về kỹ thuật nuôi, trồng, thu hoạch, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn chất lươṇg, vệ sinh an toàn thưc̣ phẩm thı̀ đầu vào nguyên liệu của doanh nghiệp mới ổn định, từ đó đảm bảo về đầu ra là thành phẩm xuất khẩu. Thêm vào đó, để tăng năng lực sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải tăng cường tham gia vào trong chuỗi liên kết trong sản xuất xuất khẩu thông qua việc xây dựng và áp dụng mô hình liên kết trong xuất khẩu với những quy mô và mức độ khác nhau. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài của bản thân mỗi doanh nghiệp và từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất của đất nước. 187 Kết luận chương 4 1. Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do trên thế giới như hiện nay đang có sự tác động rất lớn đến hoạt động giao thương và áp dụng quy tắc xuất xứ của Việt Nam. Chương 4 đã đánh giá những điểm chính về các xu hướng phát triển của các FTA trên thế giới và tác động đến Việt Nam, cũng như chỉ ra xu hướng xây dựng và áp dụng các quy định xuất xứ hàng hóa mới trên thế giới. 2. Nội dung chương 4 cũng đã đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện tốt quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi trong AEC xét trên hai khía cạnh đó là: • Về phía nhà nước cần: Tạo dựng khuôn khổ pháp lý xuất xứ hàng hoá hoàn chỉnh dựa trên cơ sở nền tảng các quy định về xuất xứ trong AEC; Đẩy mạnh việc hỗ trợ, phối hợp trao đổi thông tin và kiến thức về thuế quan và xuất xứ hàng hoá giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề sản xuất nhằm đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hoá trong AEC; Tăng cường nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về xuất xứ hàng hoá trong AEC của các cơ quan quản lý nhà nước.. • Về phía các doanh nghiệp Việt Nam cần: Chủ động, tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hoá, thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất xứ hàng hoá; Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC. 188 KẾT LUẬN Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là việc tham gia vào hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Với AEC, nền kinh tế của Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi phải mở rộng cách cửa cho hàng hóa từ các nước thành viên AEC vào Việt Nam, đặc biệt thông qua việc cắt giảm, loại bỏ thuế quan mạnh mẽ từ sau 2015. Vì vậy, việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá càng đóng một vai trò quan trọng trong hội nhập của Việt Nam vào AEC. Luận án đã hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa và thuế quan ưu đãi áp dụng trên thế giới cũng như trong AEC. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhìn nhận, phân tích về việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AEC liên quan đến lộ trình cắt giảm thuế quan, cũng như tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và những kết quả đạt được, hạn chế trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC của Việt Nam cũng như những nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các giải pháp, các kiến nghị chính sách liên quan trực tiếp đến quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi và các giải pháp có liên quan để thực hiện tốt các quy định xuất xứ hàng hoá trong thời gian tới nhằm gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu và hạn chế nhập siêu trên hai giác độ là về phía nhà nước và về phía các doanh nghiệp. Các chính sách và giải pháp thúc đẩy tăng cường thực hiện tốt các quy định xuất xứ hàng hóa trong áp dụng thuế quan ưu đãi liên quan đến nhiều bộ, ngành, các cấp, cũng như cả cộng đồng doanh nghiệp. Vì thế để có thể thực hiện được cần có sự chung sức, nỗ lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp. thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của quá trình hội nhập vào AEC. 189 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. PGS.,TS.Nguyễn Thị Thương Huyền, Ths.Nguyễn Hoàng Tuấn (2010), Giáo trình phân loại và xuất xứ hàng hóa, Học viện Tài chính. 2. Nguyễn Hoàng Tuấn (2013), “Thống nhất về cách hiểu khi sử dụng hóa đơn thương mại trong áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa theo các FTA của Việt Nam’’, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 12(125), tr. 43-46. 3. Nguyễn Hoàng Tuấn, Thái Bùi Hải An (2014), Áp dụng hiệu quả các quy định về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính. 4. Nguyễn Hoàng Tuấn (2014), “Thực hiện cơ chế hải quan một cửa và hải quan điện tử: những chuyển biến mạnh mẽ”, Tạp chí tài chính, số 8(598), tr.31-33. 5. Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Lan Hương (2016), Cải cách và hiện đại hoá quản lý nhà nước về hải quan khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính. 6. Nguyễn Hoàng Tuấn (2017), “Vấn đề thuế quan và áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá trong thương mại Việt Nam- ASEAN”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 – tháng 4/2017(654), tr 83-84. 7. Nguyễn Hoàng Tuấn (2017), “Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong AEC”,Tạp chí Tài chính, kỳ 2– tháng 4/2017(655), tr 11-12. 8. Nguyễn Hoàng Tuấn (2017), “Tận dụng các ưu đãi thuế khi áp dụng tiêu chí xuất xứ hàng hoá xuất khẩu trong AEC”, Tạp chí Thanh tra Tài chính, số 179 (5-2017), tr 43-44. 9. Nguyễn Hoàng Tuấn, Vũ Duy Nguyên (2017), Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: kinh nghiệm các nước và giải pháp áp dụng tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính năm 2017. 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3, Trung tâm nghiên cứu và chính sách-trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 2. Barry Larking (2006), Thuật ngữ thuế quốc tế, NXB Hà Nội. 3. Bộ công Thương (2010), Thông tư 21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010 thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN. 4. Bộ công Thương (2010), Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng, NXB Công thương. 5. Bộ công Thương (2014), Thông tư 42/214/TT-BCT ngày 18/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN. 6. Bộ công Thương (2014), Tài liệu hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” tại Hà nội ngày 17/06/2014, Hà Nội. 7. Bộ công Thương (2015), Thông tư 28/2015/TT-BTC Quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. 8. Bộ Công Thương, Dự án EU – MUTRAP (2015), Tài liệu hội thảo “Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ - kinh nghiệm của các nước và khuyến nghị cho Việt Nam”, Hà nội 9. Bộ công Thương (2016), Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do ASEAN- Úc- Niu Di Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, NXB công thương, Hà Nội 2015. 10. Bộ công Thương (2016), Tài liệu về cộng đồng kinh tế ASEAN, Hà Nội. 191 11. Bộ công Thương (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. 12. Bộ công Thương (2016), Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015- kết quả hội nhập và cơ hội cho doanh nghiệp, người dân Việt Nam, NXB thế giới 13. Bộ công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Hà Nội 14. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/07/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. 15. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 09/2006/QĐ-BTC ngày 28/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành danh mục hàng hoá và mức thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2006-2013. 16. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 182/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. 17. Brian Staples (2015), Báo cáo Hỗ trợ Bộ Công Thương về Sáng kiến tự chứng nhận xuất xứ, MUTRAP. 18. TS.Phạm Văn Chất (2013), Tài liệu tập huấn về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế dành cho đối tượng doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 19. Chính phủ (2006), Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, Hà Nội. 20. Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương (2014), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2013, Hà Nội. 21. Nguyêñ Cương (2015), “Cơ chế chứng nhâṇ xuất xứ hàng hoá trong các FTA và vấn đề đăṭ ra với Viêṭ Nam”, Tap̣ chı́ Nghiên cứu Thương maị số 13& 14 tháng 04/2015. 192 22. Nguyễn Tiến Dũng (2011), “Tác động của Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam”, tạp chí kinh tế và kinh doanh, đại học quốc gia Hà Nội, 27(2011),219. 23. Khương Duy (2014), “Vai trò bảo hộ của quy tắc xuất xứ trong thương mại quốc tế”, tạp chí kinh tế đối ngoại số 56, trường đại học Ngoại thương Hà Nội. 24. Khương Duy (2015), “Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Kỳ I-tháng 12/2015(622), Tr.54-56. 25. Hà Văn Hội (2013), “Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, tập 29, số 4(2013) tr.44-53. 26. Stefano Inama, Hồ Quang Trung, Trần Bá Cường, Phan Sinh (2011), “Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam”, MUTRAP. 27. Nguyễn Phúc Khanh (2005), Nghiên cứu việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ giáo dục và đào tạo, trường Đại học Ngoại thương. 28. Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), hoa-asean-atiga. 29. Phan Thị Thu Hiền (2014), “Hoàn thiện chính sách kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu của Tổng cục hải quan Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế đối ngoại Đại học Kinh tế quốc dân. 30. PGS.,TS.Nguyễn Thị Thương Huyền, Ths.Nguyễn Hoàng Tuấn (2010), Giáo trình phân loại và xuất xứ hàng hóa, Học viện Tài chính. 193 31. TS.Nguyễn Thị Thương Huyền (2010), “Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu lý thuyết và tình huống ứng dụng”, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 32. Lê Thị Hồng Lan (2008), “Phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương. 33. Nguyễn Thị Liên (2009), Giáo trình thuế, NXB Tài chính. 34. Ngọc Linh (2014), “Quản lý xuất xứ hàng hóa trước yêu cầu mới”, báo hải quan Online 29/11/2014. xu-hang-hoa-truoc-yeu-cau-moi.aspx. 35. MUTRAP (2010), Báo cáo đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 36. MUTRAP III (2012), Hiệp định Thương mại tự do: Một số khái niệm cơ bản, Hà Nội. 37. Quốc hội (2005), Luật Thương mại Việt Nam, Hà Nội. 38. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh Thu (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. 39. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), “Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế & Chính trị Thế giới, tháng 7/2014. 40. Trần Thị Thanh Tâm (2015), “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia AEC”, Tạp chí Tài chính/ 2015, Số 606 (Tháng 4), tr. 8 – 11.. 41. Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân (2015), “Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN-kinh tế và kinh doanh, tập 31, số 4(2015) 39-50. 194 42. Nguyễn Anh Tuấn (2015), “Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Triển vọng và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí cộng sản số tháng 6/2015. 43. Nguyễn Hoàng Tuấn, Thái Bùi Hải An (2014), Áp dụng hiệu quả các quy định về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính. 44. Nguyễn Hoàng Tuấn (2012), “Gian lận thuế nhập khẩu qua mã số và xuất xứ hàng hoá”, Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa Thuế và hải quan tháng 09/2012: “Chống gian lận thuế ở Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. 45. Nguyễn Hoàng Tuấn (2013), “Thống nhất về cách hiểu khi sử dụng hóa đơn thương mại trong áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa theo các FTA của Việt Nam’’, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 12(125), tr. 43-46. 46. Nguyễn Ngọc Túc (2008), Hoàn thiện các biện pháp kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu của hải quan Việt Nam, đề tài NCKH cấp Bộ Tài chính. 47. Nguyễn Hoàng Tuấn (2017), “Vấn đề thuế quan và áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá trong thương mại Việt Nam- ASEAN”, tạp chí Tài chính, kỳ 1 – tháng 4/2017(654), tr 83-84. 48. Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4 (2005), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 49. Từ điển Luật học, 50. VCCI (2015), Báo cáo nghiên cứu Tự do thương mại quốc tế ở Việt Nam, Hà Nội. 51. VCCI (2013), Báo cáo nghiên cứu hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do, Hà Nội. 195 52. Viện nghiên cứu thương mại (2016), Kỷ yếu hội thảo phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2025, Hà Nội. 53. WCO (1999), Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan (sửa đổi năm 1999). 54. WTO (1994), Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Tiếng Anh 55. Aigner, D., Lovell, C., & Schmidt P. (1977), “Formulation and estimation of stochastic frontier production function models”, Journal of Econometrics, 6(1), 21-37. 56. Armstrong, S. (2007), “Measuring Trade and Trade Potential: A Survey”,. Asia Pacific Economic Papers, No. 368, 1-19. 57. Anne van de Heetkamp and Ruud Tusveld (2011), Origin Management: Rules of Origin in Free Trade Agreements, Springer Heidelberg Dordrecht 58. Antoni Estevadeordal và Kati Suominen (2003), “Rules of Origin in the World Trading System”, WTO. 59. Antoni Estevadeordal and Kati Suomien (2005), what are the effects of origin on trade?, World bank. 60. Antoni Estevadeordal, Jeremy Harris, Kati Suominen (2009), “Multilateralising Preferential Rules of Origin around the World”, IDB WORKING PAPER SERIES # IDB-WP-137. 61. Atsushi Tanaka (2011), World Trends in Preferential Origin Certification and Verification, WCO. 62. Archanun Kohpaiboon and Juthathip Jongwanich (2015), Use of FTAs from Thai Experience, ERIA Discussion Paper Series 2015-02 196 63. Baldwin, R. & Taglioni, D. (2006). Gravity for Dummies and Dummies for Gravity Equations. NBER Working Papers 12516, National Bureau of Economic Research, Inc. 64. Biswajit Nag and Debdeep De (2011), “Rules of origin and development of regional production network in Asia : case studies of selected industries’’, Working Papers 10111, Asia-Pacific Research and Training Network on Trade (ARTNeT) 65. Carolina Bjuggren and Elenor Hanson Lundström (2012), The Impact of Rules of Origin on Trade, National Board of Trade, March 2012. 66. Colleen Carroll, Dylan Geraets, Arnoud R. Willems, (2014), “Reconciling rules of origin and global value chains: the case for reform”, Leuven Centre for Global Governance Studies – Institute for International Law, KU Leuven. 67. Christopher Findlay & Shujiro Urata (2010), Free Trade Agreeents In The Asia Pacific,World Scientific Studies in International Economics - Vol.11. 68. Cheewatrakoolpong, Kornkarun, Sabhasri, Bunditwattanawong, Nath, Chayodom (2013): “Impact of the ASEAN economic community on ASEAN production networks”, ADBI Working Paper Series, No. 409. 69. Duttagupta và Panagariya (2003), Free Trade Areas and Rules of Origin Economics and Politics, MF Working Paper No. 03/229. 70. Erlinda M. Medalla, Jenny Balboa (2009), ASEAN Rules of Origin: Lessons and Recommendations for Best Practice, Philippine Institute for Development Studies (PIDS), Philippines. 71. Erlinda M. Medalla and Josef T. Yap (2008), “Policy Issues for the ASEAN Economic Community: the Rules of Origin”, Philippine Institute for Development Studies. 197 72. Estevadeordal, A. and K. Suominen (2003), Rules of Origin in FTAs in Europe and in the Americas: Issues and Implications for the EU-Mercosur Inter-Regional Association Agreement, in: Valladão, A. G. A. and R. Bouzas, eds., Market Access for Goods & Services in the EU-Mercosur Negotiations (Chaire Mercosur de Sciences Po, Paris). 73. Hiratsuka, D., K. Hayakawa, K. Shino and S. Sukegawa (2009), Maximizing Benefits from FTAs in ASEAN, Deepening East AsianEconomic Integration, ERIA Research Project Report 2008-1 74. Hiro Lee, Michael G.Plummer (2011), “Assessing the Impact of the ASEAN Economic Community”, OSIPP Discussion Paper: DP-2011-E-002 75. Jayant Menon and Anna Cassandra Melendez (2015), “Realizing an ASEAN Economic Community: Progress and Remaining Challenges”, ADB Economics Working Paper Series 76. Kala Krishna (2004), Understanding rules of origin, Pennsylvania State University and NBER . 77. Kazunobu Hayakawa (2013), Impacts of common rules of origin on FTA Utilization, IDE discussion paper No.429 78. Lili Yan Ing, Shujiro Urata (2015), The Use of FTAs in ASEAN: Survey- based Analysis, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, 2015 79. Lili Yan Ing, Olivier Cadot (2014), “How Restrictive Are ASEAN’s RoO?”, ERIA-DP-2014-18 80. Lili Yan Ing, Olivier Cadot (2016), “Facilitating ASEAN trade in goods”, ERIA Discussion Paper Series 81. Maria Donner Abreu (2013), Preferential rules of origin in regional trade agreements, Economic Research and Statistics Division March, WTO. 198 82. Meeusen, W., & Van den Broeck, J. (1977), “Efficiency Estimation from Cobb-Douglas Production Function with Composed Errors”, International Economic Review,18(2):435-444. 83. Michael F. Martin (2012), International Trade: Rules of Origin, Congressional Research Service. 84. Mina Mashayekhi (2011), “Rules of origin and origin procedures applicable to exports from least developed countries”, UNCTAD 85. Misa OKABE, Shujiro URATA (2013), “The Impact of AFTA on Intra- AFTA Trade”, ERIA Discussion Paper Series -2013-05, Indonesia. 86. Normaz Wana Ismail and Collin Wong Koh King (2013), “The Effects of ASEAN Free Trade Agreement (AFTA) on Intra ASEAN Trade: 1986- 2010”, Pertanika J. Soc. Sci. & Hum. 21 (S): 115 - 124 (2013). 87. Olivier Cadot, Antoni Estevadeordal, Akiko Suwa-Eisenmann và Thiery Verdier (2006), The Origin of Goods, Oxford University Press 88. Olivier Cadot, Jaime de Melo, Alberto Portugal-Perez (2006), Rules of Origin for Preferential trading arrangements : implications for the ASEAN free trade area of EU and US experience , Washington, DC,World bank 89. Patricia Augier, Michael Gasiorek và Charles Lai-Tong (2005), “The impact of rules of origin on trade flows”, Econ Policy (2005) 20 (43): 568- 624 90. Peter A.Petri, Michael G.Plummer and Fan Zhai (2012), “ASEAN Economic Community: A General Equilibrium Analysis”, Asian Economic Journal, 26(2), 93–118 91. Peter Clark (2013), “Free Trade Areas and Rules of Origin : Economics and Politics”, IMF 92. Ponciano Intal, Jr., Yoshifumi Fukunaga, Fukunari Kimura, Phoumin Han, Philippa Dee, Dionisius Narjoko, Sothea Oum (2014), ASEAN RISING: 199 ASEAN and AEC Beyond 2015, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA), Indonesia. 93. Sangkyom Kim, Innwon Park, and Soonchan Park (2012), “Trade-creating Regime-wide Rules of Origin: A Quantitative Analysis”, the Marine Economy, Innovation and International Trade, China, October 30–31, 2012 94. Stefano Inama (2009), Rules of origin on international trade, Cambridge University Press 95. Doan Ngoc Thang (2016 ), Free trade agreements, rules of origin and trade efficiency- a stochastic frontier gravity model approach, thesis Macroeconomic Policy Program, Japan National Graduate Institute for Policy Studies 96. Nguyen Anh Thu, “Assessing the Impact of Vietnam’s Integration under AFTA and VJEPA on Vietnam’s Trade Flows, Gravity Model Approach”, Yokohama Journal of Sciences, 17 (2012) 2, 137. 97. Teruo UJIIE (2006), Rules of origin: conceptual explorations and lessons from the generalized system of preferences, ADB. 98. Teruo Ujiie (2006), “Rules of Origin: Conceptual Explorations and Lessons from the Generalized System of Preferences”, ERD Working Paper No. 89 99. The ASEAN Secretariat (2015), ASEAN Statistical Yearbook 2015 100. Uwe Kaufmann (2014), Determinants and Impacts of rules of origin in Australia’s free trade agreements, thesis in the University of Adelaide 101. Verdeja, Luis F. (2012), “Empirical assessment of the impact on trade of product specific preferential rules of origin”, PhD thesis, University of Nottingham 102. WCO (1999), Revised Kyoto Convention 200 103. WCO (2014), Comparative study on certification of origin, Belgium. 104. WCO (2013), Glossary of International Customs Terms, Belgium. 105. World economic forum (2015), Global Competitiveness report 2015. 106. Luc De Wulf and Jose B. Sokol (2005 ), Customs modernization handbook, Washington, DC,World bank 107. Xinxuan Cheng (2010), “The Development of FTA Rules of Origin Functions”, Asian Social Science, Vol. 6, No. 12; December 2010. 201 PHỤ LỤC 1 (Trích điều 27 chương 3 của hiệp định ATIGA) Điều 27. Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ Trong phạm vi Điều 26 (a), những hàng hoá sau đây phải được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu: (a) Thực vật và các sản phẩm từ thực vật, bao gồm trái cây, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm và các thực vật sống, được trồng và thu hoạch, hái và thu lượm tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; (b) Động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, loài không xương sống, loài bò sát, vi khuẩn và vi rút, sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; (c) Hàng hoá thu được từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu; (d) Hàng hoá thu được từ săn bắn, bẫy, câu, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, thu gom và đánh bắt được tiến hành tại Quốc gia Xuất khẩu thành viên; (e) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, chưa được liệt kê từ khoản (a) đến (d) của Điều này và được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển; (f) Sản phẩm đánh bằng tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và có treo cờ của Quốc gia Thành viên đó và các sản phẩm khác24 được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải25 của Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện Quốc gia Thành viên đó có quyền 24 “Các sản phẩm khác” chỉ các khoáng sản và các chất hình thành tự nhiên khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải. 25 Đối với các sản phẩm đánh bắt ngoài vùng lãnh hải (ví dụ Vùng đặc quyền kinh tế), sản phẩm được coi là có xuất xứ của Quốc gia Thành viên nếu tàu khai thác sản phẩm đó được đăng ký tại Quốc gia Thành viên và treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện là Quốc gia Thành viên đó có quyền khai thác vùng đó theo luật quốc tế; 202 khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế26; (g) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác được đánh bắt từ vùng biển cả bằng được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia Thành viên đó; (h) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, trừ các sản phẩm được quy định trong khoản (g) của Điều này; (i) Các vật phẩm được thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế; (j) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ: i. quá trình sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; hoặc ii. hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; với điều kiện những hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô; và (k) Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu từ các sản phẩm được quy định từ khoản (a) đến (j) của Điều này.[27] 26 Theo luật quốc tế, việc đăng ký tàu chỉ có thể được thực hiện tại một Quốc gia Thành viên. 203 PHỤ LỤC 2: MẪU C/O MẪU D Original (Duplicate/Triplicate) Reference No. 1. Goods consigned from (Exporter's business name, ASEAN TRADE IN GOODS AGREEMENT/ address, country) ASEAN INDUSTRIAL COOPERATION SCHEME CERTIFICATE OF ORIGIN (Combined Declaration and Certif icate) 2. Goods consigned to (Consignee's name, address, FORM D country) Issued in ______________ (Country) See Overleaf Notes 3. Means of transport and route (as far as know n) 4. For Official Use Departure date Preferential Treatment Given Under ASEAN Trade in Goods Agreement Vessel's name/Aircraft etc. Preferential Treatment Given Under ASEAN Industrial Cooperation Scheme Preferential Treatment Not Given (Please Port of Discharge state reason/s) .................................................................................. Signature of Authorised Signatory of the Importing Country 5. Item 6. Marks and 7. Number and type of 8. Origin criterion 9. Gross w eight 10. Number and number numbers on packages, description of (see Overleaf or other date of packages goods (including quantity Notes) quantity and invoices w here appropriate and HS value (FOB) number of the importing w here RVC is country) applied 11. Declaration by the exporter 12. Certif ication The undersigned hereby declares that the above It is hereby certif ied, on the basis of control details and statement are correct; that all the goods carried out, that the declaration by the w ere produced in exporter is correct. ............................................................. (Country) and that they comply w ith the origin requirements specif ied for these goods in the ASEAN Trade in Goods Agreement for the goods exported to ............................................................. (Importing Country) ............................................................. ................................................................................ Place and date, signature of Place and date, signature and stamp of authorised signatory certifying authority 13 □ Third Country Invoicing □ Exhibition □ Accumulation □ De Minimis □ Back-to-Back CO □ Issued Retroactively □ Partial Cumulation 204 PHỤ LỤC 3: Tổng hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ hàng hoá của hiệp định ATIGA theo các phần của danh mục HS STT Phần Tiêu chí xuất xứ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI 1 WO 50 131 12 3 6 18 1 2 RVC(40) hoặc CTSH + x 2 1 1 4 3 RVC(40) hoặc CTH hoặc x 8 15 4 RVC(40) hoặc CTH + x 52 5 RVC(40) hoặc CC + x 77 6 RVC(40) 6 50 30 61 7 RVC(40) hoặc CC hoặc x 35 8 RVC(40) hoặc CC 85 96 12 124 12 28 4 39 1 9 RVC(40) hoặc CTH hoặc CTSH+RVC(35) 109 33 10 RVC(40) hoặc CTSH 32 22 6 5 23 5 75 5 15 61 431 56 46 11 RVC(40) hoặc CC hoặc Quy tắc hàng dệt may 167 12 RVC (40) hoặc CTH hoặc Quy tắc hàng dệt may 1 330 1 1 13 RCV(40) hoặc Quy tắc hàng dệt may hoặc CC + x 265 14 RVC(40) hoặc Quy tắc hàng dệt may hoặc CTH + x 1 15 RVC hoặc CTH 169 49 1 81 129 762 211 51 19 136 2 47 142 28 266 188 67 107 18 71 7 Tổng 336 304 48 211 148 787 211 69 94 141 796 47 142 53 563 771 130 211 18 118 7 (Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục quy tắc xuất xứ hàng hoá của hiệp định ATIGA) 205 PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU THU THẬP ĐỀ TÀI Quốc gia Năm Xuất khẩu EX (triệu USD) GDP (triệu USD) Chênh lệch thu nhập INCOMEGAP (USD) Dân số POP (nghìn người) Tvnjt Tjvnt ER (đồng) Nhập khẩu IM (triệu USD) Brunei 2006 11464,00 30654,00 365,00 4,56 1,18 10066,03 Campuchia 2006 780,60 7258,00 -283,00 14081,00 4,56 8,82 3,90 169,50 Indonesia 2006 957,90 364371,00 838,00 222747,00 4,56 1,93 1,75 1012,80 Laos 2006 95,00 3309,00 -222,00 5747,00 4,56 3,05 1,57 166,60 Malaysia 2006 1254,00 163550,00 5362,00 26550,00 4,56 2,30 4360,27 1482,00 Myanmar 2006 16,50 13187,00 -530,00 48983,00 4,56 4,20 2737,36 64,60 Philippines 2006 782,80 122419,00 610,00 86973,00 4,56 2,37 311,69 342,60 Singapore 2006 1811,70 147797,00 32782,00 4401,00 4,56 0,00 10066,03 6273,90 Thailand 2006 930,20 207328,00 2587,00 65574,00 4,56 2,47 422,21 3034,40 Brunei 2007 12281,00 32371,00 370,00 4,53 0,73 10686,16 Campuchia 2007 1041,10 8636,00 -317,00 14364,00 4,53 8,23 3,97 205,50 Indonesia 2007 1153,20 431024,00 992,00 225642,00 4,53 1,66 1,76 1353,90 Laos 2007 109,70 4224,00 -199,00 5873,00 4,53 1,80 1,68 211,30 Malaysia 2007 1555,00 193901,00 6248,00 27058,00 4,53 1,04 4685,03 2289,90 Myanmar 2007 21,80 19132,00 -549,00 49334,00 4,53 3,47 2867,27 75,40 Philippines 2007 965,10 152126,00 800,00 88546,00 4,53 2,42 348,99 414,20 Singapore 2007 2234,40 179981,00 38306,00 4589,00 4,53 0,00 10686,16 7613,70 Thailand 2007 1030,00 247178,00 3066,00 66041,00 4,53 2,29 466,57 3744,20 Brunei 2008 14483,00 37370,00 375,00 2,86 0,73 11503,41 Campuchia 2008 1531,60 11073,00 -338,00 13396,00 2,86 7,13 4,02 214,30 Indonesia 2008 751,20 512753,00 1079,00 228523,00 2,86 0,99 1,68 1728,90 Laos 2008 160,30 5291,00 -283,00 6000,00 2,86 1,28 1,86 278,70 206 Malaysia 2008 2030,40 231382,00 7228,00 27568,00 2,86 0,95 4887,01 2596,10 Myanmar 2008 32,60 25435,00 -674,00 49708,00 2,86 2,83 2995,94 75,60 Philippines 2008 1824,70 173427,00 752,00 90457,00 2,86 0,96 367,80 389,10 Singapore 2008 2713,80 192240,00 38559,00 4839,00 2,86 0,00 11522,16 9378,00 Thailand 2008 1288,50 272946,00 3224,00 66482,00 2,86 1,03 489,36 4905,60 Brunei 2009 7,70 10815,36 27221,56 380,00 2,97 0,61 11732,05 Campuchia 2009 1166,50 10353,66 -497,36 14085,00 2,97 5,83 4,12 197,10 Indonesia 2009 754,10 545854,46 1126,81 231370,00 2,97 1,05 1,64 1452,70 Laos 2009 172,20 5594,91 -319,41 6128,00 2,97 1,54 2,00 254,20 Malaysia 2009 1775,20 202627,38 5983,26 28082,00 2,97 0,94 4841,84 2561,30 Myanmar 2009 33,90 26961,51 -694,38 50110,00 2,97 1,11 3060,25 59,10 Philippines 2009 1461,90 168643,86 596,15 92227,00 2,97 1,01 357,91 450,70 Singapore 2009 2075,60 192408,39 37344,92 4988,00 2,97 0,00 11732,49 7015,20 Thailand 2009 1314,20 281916,46 2981,38 66903,00 2,97 1,01 497,73 4471,10 Brunei 2010 14,20 12401,94 30725,11 387,00 2,90 0,00 13650,74 10,00 Campuchia 2010 1563,80 11229,31 -552,71 14303,00 2,90 4,62 4,45 276,60 Indonesia 2010 1433,40 710068,34 1639,16 238519,00 2,90 0,06 2,05 1909,20 Laos 2010 200,00 6752,02 -258,57 6256,00 2,90 1,53 2,25 291,70 Malaysia 2010 2093,10 250772,87 7433,95 28589,00 2,90 0,04 5778,46 3413,40 Myanmar 2010 49,50 41003,63 -526,47 50537,00 2,90 1,10 3303,16 102,80 Philippines 2010 1706,40 199975,94 809,33 93135,00 2,90 0,19 412,61 700,30 Singapore 2010 2121,30 236421,80 45232,15 5077,00 2,90 0,00 13650,75 4101,10 Thailand 2010 1182,80 341338,45 3733,09 67313,00 2,90 0,01 587,42 5602,30 Brunei 2011 15,40 16691,36 40888,80 393,00 2,76 2,66 16304,59 189,20 Campuchia 2011 2519,00 12803,91 -660,95 14521,00 2,76 4,83 5,05 429,60 Indonesia 2011 2358,90 846522,62 1955,47 241991,00 2,76 0,06 2,34 2247,60 Laos 2011 286,60 8060,60 -280,27 6385,00 2,76 1,31 2,55 460,00 Malaysia 2011 2770,80 298141,84 8716,13 29062,00 2,76 0,04 6702,53 3919,70 Myanmar 2011 82,50 56501,99 -416,01 50149,00 2,76 1,10 3767,33 84,80 207 Philippines 2011 1535,30 224107,80 820,72 94824,00 2,76 0,18 473,52 805,10 Singapore 2011 2149,30 275198,90 51546,59 5184,00 2,76 0,00 16306,36 6390,60 Thailand 2011 1938,30 370721,98 3941,61 67597,00 2,76 0,01 672,63 6383,60 Brunei 2012 16,90 16969,71 40690,95 400,00 2,05 0,00 16668,17 610,60 Campuchia 2012 2929,90 14027,02 -803,01 14741,00 2,05 3,31 5,16 542,60 Indonesia 2012 2357,70 874638,92 1809,22 245425,00 2,05 0,05 2,22 2247,40 Laos 2012 432,60 9398,30 -311,86 6514,00 2,05 0,95 2,60 450,90 Malaysia 2012 4500,30 314895,05 8916,24 29510,00 2,05 0,04 6743,07 3412,00 Myanmar 2012 117,80 60281,66 -564,79 50667,00 2,05 0,56 32,51 109,50 Philippines 2012 1871,50 250602,99 842,08 96511,00 2,05 0,16 493,22 964,50 Singapore 2012 2367,70 289274,17 52698,09 5312,00 2,05 0,00 16666,72 6691,00 Thailand 2012 2832,20 397494,83 4098,62 67911,00 2,05 0,01 670,07 5791,90 Brunei 2013 17,50 18100,39 42652,76 406,00 1,96 0,00 16731,13 607,00 Campuchia 2013 2934,00 15221,39 -890,24 14963,00 1,96 2,31 5,20 503,60 Indonesia 2013 2502,20 904691,89 1728,42 248818,00 1,96 0,05 2,00 2367,40 Laos 2013 423,20 10771,30 -294,80 6679,00 1,96 0,85 2,66 668,70 Malaysia 2013 4984,50 322224,51 8863,69 29915,00 1,96 0,05 6643,61 4095,90 Myanmar 2013 229,70 61863,82 -698,88 51184,00 1,96 0,55 22,42 123,50 Philippines 2013 1732,30 268883,06 830,68 98197,00 1,96 0,14 493,18 952,30 Singapore 2013 2691,50 300288,50 53709,69 5399,00 1,96 0,00 16729,33 5685,20 Thailand 2013 3069,60 420156,83 4248,52 68251,00 1,96 0,01 681,29 6283,40 Brunei 2014 49,60 17096,04 39452,78 412,00 1,90 0,00 16690,87 102,30 Campuchia 2014 2685,40 16771,44 -947,99 15184,00 1,90 2,31 5,24 623,40 Indonesia 2014 2890,40 889057,79 1473,17 252165,00 1,90 0,04 1,78 2488,50 Laos 2014 484,00 11853,15 -311,72 6809,00 1,90 0,78 2,63 802,10 Malaysia 2014 3926,40 337497,11 9100,09 30262,00 1,90 0,05 6461,63 4203,60 Myanmar 2014 345,00 65750,41 -775,47 51486,00 1,90 0,55 21,48 134,60 Philippines 2014 2310,30 285108,30 801,97 99880,00 1,90 0,13 476,36 674,90 Singapore 2014 2942,00 305777,54 53851,37 5470,00 1,90 0,00 16690,74 6834,70 208 Thailand 2014 3473,50 404280,26 3839,91 68610,00 1,90 0,01 651,11 7053,30 Brunei 2015 25,59 12909,03 28833,25 417,00 1,04 0,00 15781,07 52,40 Campuchia 2015 2421,70 18462,98 -910,32 15405,00 1,04 0,72 5,33 968,50 Indonesia 2015 2854,75 857603,30 1248,25 255462,00 1,04 0,03 1,62 2754,76 Laos 2015 542,92 12639,34 -277,66 6902,00 1,04 0,47 2,66 583,62 Malaysia 2015 3517,07 294389,63 7547,96 30485,00 1,04 0,05 5555,64 4159,06 Myanmar 2015 383,34 65391,77 -862,69 52476,00 1,04 0,20 18,66 56,47 Philippines 2015 2031,12 289502,82 741,68 101562,00 1,04 0,11 476,84 907,50 Singapore 2015 3090,09 291937,62 50635,09 5535,00 1,04 0,00 15782,06 6071,18 Thailand 2015 3177,02 395726,32 3628,09 68979,00 1,04 0,01 633,55 8327,68 Vietnam 2006 66244,00 83311,00 Vietnam 2007 77429,00 84218,00 Vietnam 2008 97452,00 85118,00 Vietnam 2009 106018,28 86024,00 Vietnam 2010 116299,91 86932,00 Vietnam 2011 135541,10 87860,00 Vietnam 2012 155820,01 88809,00 Vietnam 2013 171219,28 89760,00 Vietnam 2014 186223,56 90729,00 Vietnam 2015 193406,66 91713,00 *EX: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước theo năm. Nguồn tại IM: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ các nước của Việt Nam theo năm. Nguồn tại GDP: của các nước theo năm. Nguồn tại POP: dân số cuả các nước theo năm. Nguồn tại ER :Tỷ giá giữa đồng tiền các nước và Việt Nam theo năm. Nguồn tại INCOMEGAP chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các nước và Việt Nam theo năm. Nguồn tại Tjvnt Thuế nhập khẩu nước j áp dụng đối với hàng hoá từ Việt Nam theo năm t. Nguồn tại Tvnjt Thuế nhập khẩu Việt Nam áp dụng cho hàng hoá nước j theo năm t. Nguồn tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quy_tac_xuat_xu_hang_hoa_voi_viec_ap_dung_thue_quan.pdf
Luận văn liên quan