Chương 4 cũng đã chỉ ra những điểm mới trong quy định của BLDS 2015 về
quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài phát sinh ngoài hợp đồng; đồng thời nêu bật những bất cập, thiếu sót của
BLDS 2015 cũng như các giới hạn của quyền thoả thuận lựa chọn pháp luật không
rõ ràng. Qua nghiên cứu so sánh cho thấy các quy định của BLDS 2015 về quyền
lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
phát sinh ngoài hợp đồng không tạo ra căn cứ pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các
chủ thể thực hiện quyền lựa chọn pháp luật. Tư duy chọn luật và áp dụng pháp luật
Việt Nam của các chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan xét xử là không thể
tránh khỏi khi mà nội hàm của quyền lựa chọn pháp luật chưa được làm rõ, và các
quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp. Điều này làm chậm quá trình hội
nhập pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng.
Từ những nghiên cứu, đánh giá so sánh và kinh nghiệm thực tế trong nước
và nước ngoài, NCS đề xuất xu hướng tất yếu khách quan của tư pháp quốc tế Việt
Nam đó là xây dựng Luật tư pháp quốc tế Việt Nam với hướng đi cụ thể, và mô166
hình mà các nhà lập pháp Việt Nam nên lựa chọn trong thời gian tới. Xu hướng tất
yếu của quá trình hội nhập vào đời sống quốc tế, đặc biệt là hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển, sẽ phát sinh những vấn đề
pháp lý thực tiễn cần giải quyết. Ban hành Luật tư pháp quốc tế Việt Nam điều
chỉnh các vấn đề về tư pháp quốc tế nói chung và quyền tự do lựa chọn pháp luật
của các chủ thể kinh doanh một cách đầy đủ trong hoạt động kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài là việc cấp bách hiện nay.
Dưới đây là hai kết quả mà NCS đã làm được:
- Luận giải các quy định trong BLDS 2015 và pháp luật chuyên ngành quy
định về quyền lựa chọn pháp luật nói chung và quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt
động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng và ngoài
hợp đồng. Nội dung này được NCS trình bày trong Luận án cho thấy các giả thiết
nghiên cứu được trình bày ở chương 1 hoàn toàn chính xác. Các quy định hiện nay
thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý vững chắc,
cho các chủ thể thực hiện quyền lựa chọn pháp luật và cơ quan xét xử vận dụng
trong quá trình áp dụng pháp luật. Các chủ thể chưa nắm chắc nội hàm quyền lựa
chọn pháp luật, tư duy chọn luật Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp vẫn
là một hiện tượng phố biến.
- Luận án đã luận giải cho các đề xuất hoàn thiện các quy định quyền lựa
chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát
sinh từ hợp đồng và ngoài hợp đồng đã được trình bày trong Luận án. Qua đó thực
hiện được mục đích nghiên cứu của Luận án đề ra.
166 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Trong khi đó, Pháp luật của Tunisia217 cho phép bên
bị thiệt hại được lựa chọn một trong các hệ thuộc sau: Luật của nước nơi người sản
xuất có cơ sở hoạt động hoặc cư trú; Luật của nước nơi mua sản phẩm, trừ trường
hợp người sản xuất chứng minh được rằng sản phẩm đã được bán trên thị trường mà
không được sự đồng ý của mình; Luật của nước nơi xảy ra sự kiện gây thiệt hại;
Luật của nước nơi người bị thiệt hại thường trú.
4.1.5. Luật áp dụng đối với điều khoản hiệu lực của thoả thuận lựa chọn luật
áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng
Quy tắc Rome II không làm rõ pháp luật nào điều chỉnh sự tồn tại và hiệu lực
của điều khoản lựa chọn luật áp dụng. Vấn đề này sẽ rất cần thiết nếu, một bên cho
rằng có sự nhầm lẫn hoặc bị cưỡng ép về việc thoả thuận điều khoản lựa chọn luật
áp dụng.
Áp dụng điều 8 của Công ước Rome 1980 hoặc điều 10 của Quy tắc Rome I
cho vấn đề luật áp dụng đối với điều khoản chọn luật áp dụng, hoặc bằng cách áp
dụng trực tiếp hoặc bằng cách loại suy. Do vậy, sự tồn tại và tính hợp lệ của điều
khoản chọn luật áp dụng nên được xác định theo luật do các bên lựa chọn tại điều
khoản này. Chính vì vậy, điều khoản chọn luật áp dụng phải được tôn trọng bất kể
nó hợp lệ hay không218.
Cũng như theo Công ước Rome 1980 và Quy tắc Rome I “một bên, để chứng
minh rằng mình không đồng ý, có thể dựa vào luật pháp của nước nơi mình thường
trú nếu có những tình tiết theo đó sẽ không xác định được hậu quả của các hành vi
của mình theo quy định của pháp luật”219 được chỉ định trong điều khoản chọn luật.
217 Xem Điều 52 Luật tư pháp quốc tế Tunisia năm 1998, Xem bản dịch do Ngô Quốc Chiến thực hiện, từ
bản tiếng Pháp, Tlđd.
218 Rushworth / Scott, [2008] LMCLQ, 274, 292.
https://books.google.com.vn/books?id=XZtfCF_g44UC&pg=PA258&dq=Rushworth+/+Scott,+%5B2008%5
D+LMCLQ,+274,+292.&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwjwyIXc64zQAhWIV7wKHXweBqwQ6AEIGjAA#v
=onepage&q=Rushworth%20%2F%20Scott%2C%20%5B2008%5D%20LMCLQ%2C%20274%2C%20292.
&f=false
219 Khoản 2 Điều 8 công ước Rome 1980 và điều 10 Quy tắc Rome I.
146
Trong pháp luật về nghĩa vụ ngoài hợp đồng, NCS cho rằng việc áp dụng các
quy tắc này là một sự hợp lý để đảm bảo quyền của các bên.
4.2. Các quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt
Nam
Tại Việt Nam, trước khi BLDS 2015 được ban hành thì không có bất kỳ văn
bản nào điều chỉnh vấn đề về quyền lựa chọn pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát
sinh ngoài hợp đồng, kể cả trong hoạt động dân sự có yếu tố nước ngoài và trong
hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Nói cách khác, trước khi
BLDS 2015 ra đời, pháp luật Việt Nam, kể cả BLDS là các luật chuyên ngành,
không ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật của các bên nhằm điều chỉnh quan hệ
ngoài hợp đồng. Và đây chính là bất cập rõ nhất của pháp luật nước ta liên quan đến
quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài phát sinh ngoài hợp đồng.
Để loại bỏ bất cập này, BLDS năm 2015 đã có bước tiến đáng kể, tuy nhiên
quy định về quyền lựa chọn pháp luật của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng, BLDS 2015 chỉ mới quy định về quyền lựa
chọn pháp luật của các bên trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
trong việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Trong khi đó, liên quan đến
nghĩa vụ ngoài hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài có nội
hàm rất rộng. NCS sẽ phân tích các quy định hiện nay của BLDS 2015 và một số
hạn chế cần tiếp tục bổ sung.
4.2.1. Quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến bồi thường thiệt hại phát sinh
ngoài hợp đồng
4.2.1.1. Những điểm tích cực
Liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 1 Điều 687 BLDS
2015 quy định “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của
sự kiện gây thiệt hại được áp dụng”.
147
Có thể khẳng định quy định này đã ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật của chủ
thể tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như các bên
trong một quan hệ kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài có quyền lựa chọn
pháp luật áp dụng cho bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách công khai và
minh thị. Vì là luật chung và Việt Nam chưa có Luật tư pháp quốc tế, do đó các
quan hệ kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào quy định của
luật chung. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận tự do ý chí của các bên trong
việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan
hệ kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
Không chỉ ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật của các bên mà khoản 1 Điều
687 BLDS 2015 còn đưa ra hướng dẫn cụ thể về pháp luật của nước nào sẽ được áp
dụng khi các bên không có, hoặc không thể thỏa thuận được với nhau về luật áp
dụng cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. So với trước đây, vấn đề bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 773
BLDS 2005, theo đó chỉ đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật chung trong xung đột
pháp luật. Đó là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát
sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Hoặc tại Điều 773 BLDS 2005 cũng
không chỉ ra nguyên tắc, thứ tự ưu tiên trong việc chọn luật nào trước và ai có
quyền chọn (các bên lựa chọn luật hay đương nhiên toà án trong quá trình giải quyết
vụ án có quyền chọn và ấn định luật nào mà toà án cho là phù hợp nhất) giữa luật
“nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại”; hay luật “nơi phát sinh hậu quả”. Quy định này
đã gây khó khăn và phức tạp liên quan đến thứ tự ưu tiên áp dụng. Trong ví dụ số 2
vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo bản án sơ thẩm số 1164/2006/KDTM-ST của
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/10/2006 mà NCS phân tích ở
mục 4.2.1.2 dưới đây cho thấy điều đó, toà án vận dụng điều 773 BLDS 2005 để
buộc bị đơn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách chung, toà án không xác
định rõ là theo luật “nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại”; hay luật “nơi phát sinh hậu
quả”. Để loại bỏ sự phức tạp này, BLDS 2015 chỉ quy định áp dụng pháp luật của
một nước, đó là pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại,
148
và chỉ rõ “Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh
hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng”.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 687 BLDS 2015 đưa ra giới hạn của quyền tự do
thỏa thuận về luật áp dụng, theo đó nhấn mạnh rằng “Trường hợp bên gây thiệt hại
và bên bị thiệt hại có nơi cư trú (đối với cá nhân) hoặc nới thành lập (đối với pháp
nhân) tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”. NCS cho rằng,
xét từ góc độ của quyền tự do lựa chọn pháp luật thì đây chính là một sự giới hạn.
Một số nhà nghiên cứu khác cũng quan niệm như vậy220. Tuy nhiên, nếu xét về sự
tiện lợi và trong thực tiễn xét xử của Việt Nam hiện nay thì sự hạn chế này lại chính
là một ưu điểm vì nếu các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại đều ở cùng (hoặc
cùng được thành lập) tại một nước thì việc áp dụng pháp luật của nước đó sẽ thuận
lợi cho cả hai bên trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung của pháp luật tại nơi
đó. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí đáng kể cho các bên trong việc tìm hiểu về luật
áp dụng. Trong Ví dụ số 2 vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài liên quan đến “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo bản án sơ thẩm số
1164/2006/KDTM-ST của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày
31/10/2006 mà NCS phân tích ở mục 4.2.1.2 dưới đây cho thấy điều đó, các bên
nguyên đơn và bị đơn đều có quốc tịch Việt Nam, sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra ở nước ngoài, nhưng các bên chọn toà án
thành phố Hồ Chí Minh để khởi kiện và toà án áp dụng pháp luật Việt Nam để xác
định thẩm quyền là luật áp dụng. Điều này đã giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi
phí, thuận lợi trong hoạt động tố tụng, phán quyết của toà án có thuận lợi trong việc
thi hành án.
Liên quan đến nguồn luật mà các bên được quyền lựa chọn trong quan hệ
ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong hoạt động
kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng, theo Điều 687 BLDS 2015
mặc dù không trực tiếp quy định nhưng nếu nghiên cứu các quy định tại các Điều
665 và Điều 666 BLDS 2015 thì cho thấy các bên trong quan hệ phát sinh ngoài
hợp đồng có quyền thỏa thuận lựa chọn điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
220 Vũ Thị Hương (2016), Tlđd tr.361.
149
Một điểm mới, tiến bộ rất đáng ghi nhận liên quan đến quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài nói chung và vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là
BLDS 2015 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể, tại Điều 667 BLDS 2015 về cách thức áp
dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp khi mà pháp luật nước ngoài được áp
dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của
cơ quan có thẩm quyền tại nước đó. Quy định này sẽ giúp cho các bên và đặc biệt là
các cơ quan giải quyết tranh chấp có sự dễ dàng và có được cách hiểu thống nhất
nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau về cùng một
quy định của pháp luật.
4.2.1.2. Những bất cập và thực tiễn áp dụng
Ngoài những điểm mới nói ở mục trên, liên quan đến sự ghi nhận và mở rộng
quyền tự do lựa chọn pháp luật của các bên trong hoạt động kinh doanh, thương mại
có yếu tố nước ngoài liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nghiên
cứu so sách với quy định của một số nước và các quy định của Quy tắc Rome II cho
thấy, các quy định của BLDS 2015 có nội hàm rất hẹp về quyền lựa chọn pháp luật
liên quan đến nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Các quy định về nghĩa vụ ngoài hợp đồng
trong BLDS 2015 chưa đầy đủ, thiếu hệ thống với khá nhiều những bất cập trong
thực tiễn áp dụng.
BLDS 2015 chỉ mới quy định vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
thực hiện công việc không có uỷ quyền, trong khi liên quan đến lĩnh vực ngoài hợp
đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài có rất nhiều
lĩnh vực còn khoảng trống của quy định pháp luật, như hưởng lợi không có căn cứ
pháp luật, trách nhiệm tiền hợp đồng Có thể điểm qua một số hạn chế sau:
Thứ nhất, Pháp luật dân sự cũng như các luật chuyên ngành chưa quy định
(i). Về cách thức và giới hạn cụ thể về quyền lựa chọn pháp luật của các bên trong
hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài đối với nghĩa vụ ngoài hợp
đồng; (ii). Chưa quy định về thời điểm lựa chọn pháp luật, các bên trong quan hệ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài có quyền lựa chọn pháp
luật trước khi có hành vi gây thiệt hại hay chỉ được quyền lựa chọn pháp luật sau
khi có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại. Một thực tế ở Việt Nam, qua tìm hiểu một
số vụ án NCS thấy hầu như các vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp
150
đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài các bên không quan tâm
đến quyền thoả thuận lựa chọn pháp luật, do BLDS 2005 quy định chưa rõ ràng,
thời điểm chọn luật thường sau khi xảy ra hành vi vi phạm, chọn toà án Việt Nam
có thẩm quyền xét xử là các bên lựa chọn luật Việt Nam là luật nơi có xảy ra hành
vi vi phạm hay luật nơi phát sinh hậu quả của hành vị vi phạm. Ví dụ như vụ án
“Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo bản án sơ thẩm số 1164/2006/KDTM-
ST của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/10/2006, hay vụ án
“Tranh chấp bồi thường thiệt hại” theo bản án sơ thẩm số 901/2014/DS-ST của Toà
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được phân tích dưới đây cho thấy điều đó;
(iii). Chưa quy định về luật được chọn có mối quan hệ như thế nào giữa các bên
trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Những
bất cập này sẽ gây khó khăn cho các bên khi họ muốn thực hiện quyền lựa chọn
pháp luật của mình trong thực tế, cũng như gây phức tạp cho cơ quan xét xử khi áp
dụng các quy định của pháp luật về quyền lựa chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong hoạt động kinh
doanh, thương mại.
Vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài sau cho thấy
một số hạn chế đã nêu.
Ví dụ số 1: Tóm tắc vụ án kinh doanh, thương mại liên quan đến bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan đến một hợp đồng trước đó giữa các bên221:
Công ty A là nguyên đơn có trụ sở tại Tây Ninh và Công ty B bị đơn có trụ sở tại
Bình Dương liên quan đến hợp đồng gia công, bên thứ ba là Công ty có trụ sở tại
Hàn Quốc. Theo đó, bị đơn là đơn vị nhận gia công lại từ hợp đồng gia công giữa
nguyên đơn và Công ty Hàn Quốc. Trong quá trình chuyển giao nguyên vật liệu
trực tiếp từ Công ty Hàn Quốc là đối tác của nguyên đơn cho bị đơn, bị đơn đã
không thực hiện việc kê khai đầy đủ tờ khai hải quan để nhận hàng theo quy định
của pháp luật. Phía nguyên đơn đã bị Cục Hải quan Khu công nghiệp Trảng Bằng
xử phạt vi phạm hành chính và bị yêu cầu nộp các khoản thuế xuất nhập khẩu cho
việc thanh khoản hợp đồng gia công trước đó. Phía nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi
221 Bản án phúc thẩm số 36/2006/KDTM-PT của Toà án nhân dân tối cao - Toà phúc thẩm tại thành phố Hồ
Chí Minh ngày 02/12/2006 phúc thẩm vụ án tranh chấp về “Tranh chấp do vi phạm hợp đồng”.
151
thường số tiền phạt mà mình đã nộp. Đã phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong hoạt động giữa nguyên đơn và bị đơn đang trong quá trình
thực hiện một hợp đồng. Toà án dựa trên pháp luật Việt Nam để xác định trách
nhiệm của bị đơn, không xem xét mối quan hệ hợp đồng, luật áp dụng cho hợp đồng
giữa nguyên đơn và công ty Hàn Quốc có mối liên hệ gì với quan hệ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng với bị đơn. Như vậy, vấn đề đặt ra là luật áp dụng cho hợp
đồng giữa nguyên đơn và phía Công ty Hàn Quốc có được xem là luật có liên quan
mật thiết với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn và bị
đơn không? nếu giữa bên nguyên đơn và bị đơn thoả thuận chọn luật áp dụng trong
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là luật áp dụng cho hợp đồng gia công
giữa nguyên đơn và công ty Hàn Quốc thì có được toà án xem xét không? Các quy
định của BLDS 2015 chưa có quy định để có cách giải quyết vấn đề này một cách
thoả đáng. Nếu trong thời gian tới có các tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu
tố nước ngoài liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tương tự, các bên
có thoả thuận chọn luật liên quan mật thiết đến vấn đề như đã nêu, toà án sẽ căn cứ
vào quy định nào của BLDS 2015 đề xem xét chấp nhận yêu cầu của các bên?
Trong khi, vấn đề trên các bên có thể lựa chọn pháp luật để giải quyết các theo quy
định của Quy tắc Rome II.
Ví dụ số 2. Tóm tắc vụ án liên quan về “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”222: Nguyên đơn số 1 là Công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) –là đơn
vị thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PVN) ký hợp đồng Cung cấp đầu giếng
và phụ tùng với công ty Koastal In dustries. Hợp đồng số PVEP-DH-03/008/-
Koastal ký 10/2/2004. Thực hiện hợp đồng Koastal đã thuê vận chuyển lô hàng từ
Singapore về Vũng Tàu theo vận đơn số S/PTSC-07 thông qua đại lý của người vận
chuyển là Công ty Im Kov Shipping tại Singapore. Người vận chuyển đứng tên
trong vận đơn là Công ty Vận tải Biển Sài Gòn (SSC) song chủ tàu Thanh Đa là
Công ty Đức Thành. Ngày 30/3/2004 lô hàng trên bị tổn thất do tàu Thanh Đa bị lật
chìm tại cảng Singapore, trị giá tổn thất là 157.994 USD cho PVEP. Ngay sau đó
Công ty PVEP yêu cầu Công ty SSC và Công ty Đức Thành bồi thường tổn thất, tuy
nhiên hai công ty trên đùn đẩy, chưa bồi thường. Công ty PVN đề nghị tòa án buộc
222 Bản án sơ thẩm số 1164/2006/KDTM-ST của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/10/2006.
152
Công ty SSC và Công ty Đức Thành phải bồi thường số tiền là 157.994 USD;
Nguyên đơn số 2 là Công ty Bảo hiểm Dầu Khí, là doanh nghiệp thế quyền Xí
nghiệp Liên doanh Vietsopetro cho biết: Vietsopetro có ký 03 hợp đồng với FUJI
Industry pte.LTD Singapore và PT CITRA Tubindo Singapore về việc mua hàng
hóa máy móc, bao gồm thiết bị người bán thuê tàu vận chuyển về Việt Nam
thông qua đại lý của người vận chuyển là Công ty Im Kov Shipping là đại lý tàu của
công ty SSC và Công ty Đức Thành. Ngày 28-30/03/2004 đại lý Im Kov Shipping
đã thay mặt phát hành các vận đơn. Ngày 30/3/2004 lô hàng bị tổn thất do tàu
Thanh Đa bị lật chìm tại cảng Singapore, trị giá tổn thất 345.158.33 USD cho
Vietsopetro. Công ty Bảo hiểm Dầu Khí là người bảo hiểm cho lô hàng của
Vietsopetro đã bồi thường cho Vietsopetro tổng số tiền là 345.158.33 USD. Nay
Công ty Bảo hiểm Dầu Khí kiện, đòi Công ty SSC và công ty Đức Thành bồi
thường số tiền trên là 345.158.33 USD; Nguyên đơn số 3 Công ty Hải Ninh ký hợp
đồng với LSK Steel Traders Singapore về việc mua ống thép và người bán thuê tàu
vận chuyển về Việt Nam thông qua đại lý là Công ty Im Kov Shipping. Ngày
29/3/2004 Công ty Im Kov Shipping đã phát hành vận đơn. Ngày 30/3/2004 tàu
Thanh Đa bị lật chìm tại cảng Singapore, gía trị tổn thất 30.000 USD. Công ty Bảo
hiểm Dầu Khí đã bồi thường 30.000 USD cho công ty Hải Ninh. Công ty Hải Ninh
lập văn bản thế quyền cho Công ty Bảo hiểm Dầu Khí đòi Công ty SSC và công ty
Đức Thành bồi thường số tiền trên. Công ty Đức Thành thừa nhận sự việc trên,
nhưng cho rằng vận đơn đứng tên Công ty SSC nên không chịu trách nhiệm. Trên
tinh thần hòa giải công ty Đức Thành bồi thường cho mỗi nguyên đơn 50% giá trị
số tiền. Phía Công ty SSC cho rằng không phải chịu trách nhiệm, vì tàu Thanh Đa
đã bán cho công ty Đức Thành, biên bản giao tàu ghi rõ từ 10 giờ 30 phút ngày
15/12/2003 quyền và trách nhiệm tàu Thanh Đa thuộc về Công ty Đức Thành. Công
ty Đức Thành khai thác con tàu, thu cước phí, và yêu cầu công ty Im Kov Shipping
phát hành vận đơn, do đó công ty Đức Thành phải bồi thường. Công ty Bảo hiểm
Việt Nam xác nhận tàu Thanh Đa bị chìm, và đã bồi thường về thân tàu, về trách
nhiệm dân sự thì còn chờ giải quyết tranh chấp chung. Công ty Im Kov Shipping
Singapore cho biết, Công ty Đức Thành yêu cầu cấp vận đơn dưới tên Công ty SSC
cho cnguyên đơn, vì tàu Thanh Đa chưa sang tên, công ty SSC biết công ty Im Kov
153
Shipping cấp vận đơn và không phản đối, cước vận chuyển đã chuyển cho công ty
Đức Thành. Công ty Im Kov Shipping không có trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào
trong việc tố tụng tại Tòa án Việt Nam.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện của các nguyên đơn, toà án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh nhận định: Tại thời điểm ký vận đơn, hàng xếp lên tàu và tàu bị
chìm ,thì tàu Thanh Đa không thuộc quyền sở hữu của Công ty SSC mà thuộc
quyền sơ hữu của công ty Đức Thành. Vận đơn đứng tên Công ty SSC do đó
nguyên đơn khởi kiện Công ty SSC và công ty Đức Thành là có cơ sở. Căn cứ vào
khoản 9 của các vận đơn, và từ điểm a đến điểm f khoản 2 Điều 108 BLHH Việt
Nam, nếu công ty Đức Thành không chứng minh được việc miễn trách nhiệm theo
các điều này, người vận chuyển phải bồi thường. Căn cứ khoản 2 Điều 108, Điều
110, Điều 187,192 BLHH; Căn cứ điều 604, 605 608, điều 773 BLDS 2005 Toà án
buộc Công ty Đức Thành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho các
nguyên đơn.
Qua thực tế xét vụ án nêu trên cho thấy, việc xét xử trong điều kiện áp dụng
BLDS 2005 nên nhiều vấn đề pháp lý chưa được xem xét toàn diện: Các bên trong
quá trình giải quyết vụ án quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không được
tạo điều kiện thực hiện quyền lựa chọn pháp luật; Cách thức, thời điểm thoả thuận
chọn luật áp dụng. Toà án không xem xét mối liên hệ giữa điều khoản chọn luật
trong các hợp đồng mà các bên đang thực hiện với vụ tranh chấp đòi bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng đang diễn ra, theo nguyên tắc luật có mối quan hệ mật
thiết. Toà án chỉ xem xét nguyên đơn và bị đơn có trụ sở tại Việt Nam và hậu quả
của hành vi vi phạm, làm căn cứ xác định luật áp dụng là luật Việt Nam. Các yếu tố
nước ngoài trong vụ án chưa được xem xét một cách đầy đủ: Công ty Im Kov
Shipping trụ sở Singapre, vận đơn được phát hành ở nước ngoài, sự kiện tàu chìm
xảy ra ở nước ngoàiVậy luật của Singapore có được xem xét đến chưa? Luật áp
dụng cho hợp đồng đại lý giữa Công ty Im Kov Shipping và Công ty SSC, Công ty
Đức Thành có được lựa chọn cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
không? Toà án căn cứ Điều 773 BLDS 2005 xác định Luật của nước nơi phát sinh
hậu quả là luật Việt Nam là thoả đáng chưa trong khi hành vi gây thiệt hại diễn ra ở
Singapore. Như vậy các bên có thể lựa chọn luật Singapore là luật áp dụng cho quan
154
hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không? Bên bán trong quan hệ hợp đồng
mua bán với Công ty PVEP theo hợp đồng mua bán là bên thuê tàu và hàng hoá
chưa chuyển giao quyền sở hữu cho PVEP có quyền khởi kiện chủ tàu Thanh Đa là
Công ty Đức Thành và Công ty SSC và thực hiện quyền thoả thuận chọn luật
không? So sánh với các quy định của BLDS 2015 cho thấy nếu trong thời gian tới,
phát sinh những tranh chấp tương tự các bên có quyền lựa chọn luật có mối liên hệ
mật thiết, với tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có được toà án Việt
Nam chấp nhận không? Cách thức của việc thoả thuận đó như thế nào? Những vấn
đề nêu trên cho thấy trong thực tế các chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam, Toà án
Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ nội hàm của quyền lựa chọn pháp luật dẫn đến
hậu quả là pháp Việt Nam được áp dụng rất phổ biến thay cho việc áp dụng pháp
luật nước ngoài lẽ ra có thể được áp dụng.
Thứ hai, Thực tế quan hệ ngoài hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài không chỉ liên quan đến nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng mà còn bao gồm cả những vấn đề khác, như những ảnh hưởng hay
thiệt hại đối với môi trường, đối với hệ sinh thái, đến hoạt động sống của người dân,
quản lý của Nhà nước, và các hoạt động kinh doanh, thương mại của các chủ thể
kinh doanh khác vì những vấn đề này thường phát sinh gắn liền với việc bên thiệt
hại đòi bồi thường thiệt hại Vậy một khi những vấn đề này đặt ra thì các bên có
quyền lựa chọn pháp luật hay không? Mức độ tự do lựa chọn? Hình thức và thời
điểm lựa chọn pháp luật áp dụng trong quan hệ này như thế nào?... Các vụ án liên
quan đến nghĩa vụ ngoài hợp đồng diễn ra trong thời gian vừa qua đặt ra những vấn
đề gì khi Việt Nam đã có BLDS 2015? Qua phân tích ví dụ dưới đây cho thấy: quy
định của pháp luật Việt Nam nói chung và của BLDS 2015 nói riêng về quyền lựa
chọn pháp luật của các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu
tố nước ngoài về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực ảnh hưởng và
thiệt hại đối với môi trường, đối với hệ sinh thái.. còn sơ sài, chưa đầy đủ, còn nhiều
điểm khuyết.
Ví dụ số 3: Vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài “Tranh chấp
bồi thường thiệt hại” 223 ngoài hợp đồng được tóm tắc như sau: Nguyên đơn là Uỷ
223 Bản án sơ thẩm số 901/2014/DS-ST của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/08/2014.
155
ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, khởi
kiện bị đơn là Công ty Starfish Enterprises INC là chủ Tàu Kasco có quốc tịch
Liberia ra toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, về việc ngày 21/01/2005 Tàu
Kasco trong quá trình cập cảng đã va vào cầu Cảng Sài Gòn Petro làm thất thoát 01
lượng dầu DO ra khu vực sông Đồng Nai gây thiệt hại đến nguồn lợi thủy sản kinh
tế, ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực. Theo kết luận của cơ quan giám định,
lỗi đâm va thuộc về tàu Kasco. Do đó, nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại các
khoản sau: Thiệt hại đối với đánh bắt thủy sản cho khoảng 20 hộ dân làm nghề là
675.000.000 đồng; Thiệt hại nguồn lợi tự nhiên là 9.875.000.000 đồng; Chi phí thực
hiện công tác ứng cứu sự cố là 77.030.000 đồng; các chi phí khác nữa., tổng số
tiền là: 12.283.841.000 đồng. Kết quả Toà án chấp nhận một phần yêu cầu của
nguyên đơn, căn cứ Điều 25, 34, 35, 131, 239, 245 của BLTTDS sửa đổi, bổ sung
năm 2011; Căn cứ Điều 604, 605, 624 của BLDS 2005; Căn cứ Điều 32, 33, 34
Luật bảo vệ môi trường năm 1993, buộc bị đơn phải bồi thường một phần là:
10.265.502.500 đồng. Phần thiệt hại đối với đánh bắt thủy sản cho khoảng 20 hộ
dân là 675.000.000 đồng không được toà chấp nhận vì người bị thiệt hại trực tiếp
không có đơn khởi kiện và không có uỷ quyền cho nguyên đơn.
Từ vụ án trên đặt ra vấn đề với các chủ thể phía Việt Nam (cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và người dân Việt Nam, doanh nghiệp có liên quan) với 01 bên là
chủ tàu Kasco (quốc tịch Liberia): Có quyền tự do thoả thuận lựa chọn luật áp dụng,
các hệ thuộc luật điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ ngoài hợp đồng trong thiệt hại về môi
trường quy định như thế nào?
Mặt khác, trong vụ án trên toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không
xem đây là vụ án có yếu tố nước ngoài, toà án chỉ căn cứ Điều 604, 605, 624 của
BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại để tuyên bị đơn phải bồi thường thiệt hại là
chưa đủ cơ sơ pháp lý vững chắc.
Trong ví dụ vụ tranh chấp Bire v. Mines de Potasse d’Alsace được nêu tại
mục 4.1.2.1 như đã phân tích ở trên cho thấy các quy định của BLDS 2015 còn hạn
chế. Từ đó cho thấy các quy định về cách thức lựa chọn pháp luật, quyền lựa chọn
pháp luật của các bên liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong kinh
156
doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài sau khi có thiệt hại xảy ra trong ví dụ số 3
trên chưa được xem xét một cách đầy đủ, toàn diện từ nhiều góc độ.
Thứ ba, đối với quan hệ ngoài hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài phát sinh trong một số lĩnh vực chuyên ngành như vi
phạm về nhãn hiệu hàng hoá thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, BLDS năm 2005
quy định theo hướng các quan hệ đó giải quyết theo pháp luật Việt Nam224 (quy
định theo hướng một bên) và đây là điểm bất cập của BLDS 2005. BLDS năm 2015
quy định vấn đề quyền sở hữu trí tuệ áp dụng “pháp luật của nước nơi đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo vệ”225. Quy định này có sự tiến bộ hơn so với
BLDS năm 2005 nhưng thật sự chưa thoả đáng, bởi vì trong một số trường hợp cụ
thể, ví dụ khi bên bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có trụ sở ở quốc gia A, chủ thể có
hành vi vi phạm đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia B, có hành vi vi
phạm diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau và đối tượng đó được bảo hộ ở các quốc
gia. Như vậy, khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ thể bị vi phạm
có thể: (i). khởi kiện chủ thể vi phạm ở những quốc gia khác nhau và áp dụng luật ở
nước đó; hay (ii). khởi kiện một trong các nước được bảo hộ để áp dụng cho tất cả
các hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng nêu trên, hay ngược lại phải áp dụng
pháp luật từng nước có hành vi bị vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Từ đó cho thấy
vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục phải được sửa đổi, bổ sung trong quy định
của BLDS 2015 về quyền lựa chọn pháp luật trong quan hệ kinh doanh, thương mại
có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng.
Ngoài ra, do mới được quy định trong BLDS 2015 và BLDS 2015 mới có
hiệu lực từ ngày 01/01/2017, do đó với thời gian quá ngắn như vậy nên trong thực
tế cũng chưa có vụ tranh chấp cụ thể nào về hoạt động kinh doanh, thương mại có
yếu tố nước ngoài liên quan đến bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng do
tòa án hay trọng tài Việt Nam xét xử liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, NCS cũng
chưa có đủ căn cứ để đánh giá đầy đủ hay bình luận về thực tiễn áp dụng pháp luật
liên quan. Tuy nhiên nghiên cứu vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố
224 Điều 775 BLDS năm 2005
225 Điều 769 BLDS năm 2015
157
nước ngoài đã xét xử cho thấy một số vấn đề nêu trên đã diễn ra trên thực tế và
những vấn đề NCS đề cập ở trên là hoàn toàn có cơ sở:
Ví dụ số 4: Vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan
đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về “Quyền sở hữu trí tuệ”226. Tóm tắc vụ
án như sau: Nguyên đơn là Công ty Thuận Phong có trụ sở tại Tiền Giang khỏi kiện
bị đơn là Công ty Lương thực Tiền Giang có trụ sở tại Tiền Giang vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu độc quyền đã được đăng ký và bảo vệ bởi Cục sở
hữu trí tuệ cấp cho nhãn hiệu sản phẩm bánh tráng, bánh phở “BamBom Tree, hiệu
ba cây tre và hình” do bị đơn bán sản phẩm cùng loại trên với tên và hình ảnh tương
tự tại Hoa Kỳ, trong khi nguyên đơn đã đăng ký bảo hộ độc quyền tại thị trường
Hoa Kỳ và được Cục Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp xác nhận. Phía
nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn phải chấm dứt ngay vi phạm, thu hồi hàng, xin lỗi
công khai và bồi thường chi phí hạn chế thiệt hại, chi phí thuê luật sư, tổng cộng
được quy đổi thành tiền Việt Nam là 153.143.060 đồng.
Như vậy, phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, các
bên chọn toà án Việt Nam và áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, từ vụ án và những vấn đề đã được phân tích nêu trên đặt ra khi phát sinh
tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ có yếu tố nước ngoài như bản án này, nêu các bên có yêu cầu đòi bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng và thoả thuận chọn luật của Hoa Kỳ để áp dụng vì hành vi
vi phạm diễn ra ở Hoa Kỳ và quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn đã đăng ký bảo
hộ ở Hoa Kỳ có được Toà án xem xét không. Đây là điểm hạn chế vì BLDS 2015
không thấy quy định, hay các bên có thể thoả thuận luật của Hoa Kỳ giải quyết
tranh chấp, hay cơ quan giải quyết tranh chấp là Hoa kỳ không? Mặc khác khi xét
xử toà án tỉnh Tiền Giang cũng không xem xét đây là vụ án có yếu tố nước ngoài,
toà án căn cứ khoản 2 Điều 9, điểm b khoản 3 Điều 751, khoản 2 điều 305 BLDS
226 Bản án sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST của Toà án nhân dân Tỉnh Tiền Giang ngày 05/5/2010 và Bản án
phúc thẩm số 173/2010/KDTM-PT của Toà án nhân dân tối cao - Toà phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
ngày 28/9/2010 phúc thẩm vụ án tranh chấp về “Quyền sở hữu trí tuệ”.
158
2005 để buộc bị đơn bồi thường thiệt hại là chưa thoả đáng, chưa xem xét yếu tố
nước ngoài trong vụ án.
Ngoài ra trong vụ án còn cho thấy, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải chấm dứt
ngay vi phạm, thu hồi hàng, xin lỗi công khai và bồi thường chi phí hạn chế thiệt
hại và được toà án chấp nhận cho thấy các yêu cầu trên hoàn toàn thuộc phạm vi
áp dụng của nghĩa vụ ngoài hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, là một đối
tượng của nghĩa vụ ngoài hợp đồng đã xuất hiện trong thực tiễn được toà án chấp
nhận. Như vậy, trong thực tế xét xử toà án đã xem đó là các nghĩa vụ ngoài hợp
đồng, tuy nhiên chưa được BLDS 2015 quy định mà chỉ mới dừng lại ở việc ghi
nhận bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thực hiện công việc không có uỷ
quyền.
Từ những phân tích trên, cho thấy còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ trong BLDS năm
2015. Khi thực tế xảy ra, các bên trong tranh chấp sẽ không thể thực hiện đầy đủ
quyền lựa chọn pháp luật. Trong khi có thể vận dụng Quy tắc Rome II để giải quyết
vấn đề này.
Thứ tư, về loại trừ sự thoả thuận của các bên trong việc lựa chọn luật áp dụng
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài quy định có hai trường hợp theo điểm a khoản 1 Điều 670 và khoản 2 Điều
687 BLDS 2015 nếu so với Quy tắc Rome II cho thấy, Quy tắc Rome II quy định
mang tính cụ thể hơn: Tại điều 4, điều 5 và điều 9, các quan hệ đặc biệt này bao
gồm, các quan hệ về trách nhiệm sản phẩm, về cạnh tranh không lành mạnh và hạn
chế cạnh tranh tự do, về thiệt hại môi trường, về xâm hại quyền sở hữu trí tuệ và
vấn đề đình công227. Quy tắc Rome II cũng loại trừ việc áp dụng thoả thuận chọn
luật đối với tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi liên quan đến hạn chế cạnh tranh tự do gây
thiệt hại cho một đối tượng cụ thể và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ228.
227 Đây là cách phân chia theo Quy tắc Rome II của EU
228 khoản 4 Điều 6 và khoản 3 Điều 8 Quy tắc Rome II; Paolo Bertoli (2009), “Choice of Law by the Parties
in the Rome II Regulation”, Rivista di Diritto Internazionale, tr.697-716; Peter Hubber (ed.) (2011), Rome II
Regulation, Poket Commentary, European Law Publisher, tr.326.
159
Với quy định theo hướng giao cho cơ quan xét xử toàn quyền nhận định về
các yếu tố “trái nguyên tắc cơ bản pháp luật Việt Nam” theo điểm a khoản 1 Điều
670 BLDS 2015 và không giải thích cụ thể minh bạch là một hạn chế, làm cho cơ
quan xét xử trong các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong kinh
doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ viện dẫn quy định này, để loại bỏ luật
do các bên lựa chọn. Mặt khác, với quy định giới hạn thoả thuận lựa chọn pháp luật
của các chủ thể theo khoản 2 Điều 687 BLDS 2015 ngoài những điểm tích cực cho
các doanh nghiệp Việt Nam được NCS phân tích ở mục trên thì nó cũng là hạn chế
nhất định trong quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay, khi mà rất nhiều
các doanh nghiệp theo LDN 2014 là doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên theo quan
niệm của các nước theo hệ thống Common law thì đó vẫn là doanh nghiệp đó có
quốc tịch nước ngoài. Ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài như vậy là chủ thể kinh doanh, trong quá trình kinh doanh sẽ không chọn
pháp luật Việt Nam hay cơ quan tài phán Việt Nam là luật áp dụng cho quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì quy định hạn chế đó, khi doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tranh chấp với các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài, điều khoản chọn luật nước ngoài sẽ bị loại trừ
theo khoản 2 Điều 687 BLDS 2015 “pháp nhân có nơi thành lập cùng một nước”
điều này dẫn đến việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể kinh doanh gặp rủi rõ trong hoạt
động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
4.2.2. Quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc thực hiện công việc không
có ủy quyền
Tương tự như quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp
đồng, quy định về quyền lựa chọn pháp luật liên quan đến việc thực hiện công việc
không có ủy quyền cũng là điểm mới và tiến bộ của BLDS 2015. Điều 686 BLDS
2015 ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật của các bên, theo đó “Các bên được thỏa
thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi
thực hiện công việc không có ủy quyền”.
160
Mặc dù quy định này không giải thích công việc không có ủy quyền này phát
sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại hay ngoài lĩnh vực kinh doanh, thương
mại và cũng không giải thích cụ thể về nội dung của công việc không có ủy quyền
này là gì nhưng, NCS cho rằng vì BLDS là luật chung cho nên quy định tại Điều
686 nói trên cũng được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động
kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài không có ủy quyền. Ngoài ra, việc
thực hiện công việc không có ủy quyền trong hoạt động kinh doanh, thương mại
cũng là các hoạt động phát sinh ngoài hợp đồng. Vì vậy, có thể khẳng định là quy
định tại Điều 686 của BLDS 2015 đã ghi nhận một cách minh thị về quyền tự do
lựa chọn pháp luật của các bên để điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ việc thực
hiện công việc không có ủy quyền.
Tuy nhiên tương tự như vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng,
quy định của BLDS 2015 về quyền tự do lựa chọn pháp luật của các bên để điều
chỉnh những vấn đề phát sinh từ việc thực hiện công việc không có ủy quyền cũng
chỉ dừng lại ở một quy định chung và có rất nhiều vấn đề chưa được đề cập, xem
xét, nên có nhiều khiếm khuyết. Đó là thiếu quy định về cách thức và giới hạn cụ
thể của quyền lựa chọn pháp luật của các bên; thiếu quy định về thời điểm lựa chọn
và mối quan hệ giữa luật được lựa chọn với các bên trong việc thực hiện công việc
không có ủy quyền Và thực tiễn xét xử về vấn đề này cũng chưa có để có thể
đánh giá về tình hình áp dụng pháp luật trong thực tế.
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố
nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng
Trên cơ sở phân tích các quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam và đối
chiếu, so sánh với tư pháp quốc tế của một số quốc gia trên thế giới cũng như với
một số văn kiện quốc tế có liên quan, NCS đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, xét về tổng thể, việc tập hợp các quy định về quyền lựa chọn pháp
luật áp dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh
ngoài hợp đồng vào một văn bản pháp luật duy nhất, ví dụ như ban hành Luật tư
pháp quốc tế Việt Nam sẽ tạo ra ưu điểm (i). Giúp cho mọi chủ thể nói chung tiếp
cận một cách đầy đủ, dể hiểu, vì hiện nay các quy định nằm rải rác, khó tiếp cận;
161
(ii). Đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự quốc tế nói chung nhờ quá
trình pháp điển hoá cao, cụ thể, đầy đủ hạn chế chồng chéo; (iii). Khả năng thích
ứng trong trường hợp có sự thay đổi, phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng vì nằm
rải rác trong các đạo luật chuyên ngành nên rất chậm thay đổi khi thực tiễn Việt
Nam có sự thay đổi về kinh tế xã hội.
Hai là, các quy định tư pháp quốc tế mới dừng lại ở nguyên tắc chung, được
thể hiện tại Phần thứ năm của BLDS năm 2015 với chỉ 25 điều khoản, từ Điều 663
đến Điều 687 quy định các vấn đề chung và quy định về quyền lựa chọn pháp luật
ngoài hợp đồng rất hạn chế. Do vậy, các nội dung về nội hàm quyền lựa chọn pháp
luật trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ngoài hợp đồng cần được
mở rộng hơn, cụ thể hoá, chứ không chỉ hạn chế quy định hai lĩnh vực bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng và thực hiệc công việc không có uỷ quyền. NCS đề xuất,
bổ sung nghĩa vụ ngoài hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài theo hướng tiếp cận phạm vi rộng như Quy tắc Rome II đã quy định mà NCS
đã nêu, phân tích và luận giải trong mục 4.1 có so sánh đối chiếu với pháp luật một
số quốc gia.
Ba là, bổ sung các quy định cụ thể về cách thức và thời điểm thực hiện
quyền lựa chọn pháp luật áp dụng trong hoạt động kinh doanh, thương mại phát
sinh ngoài hợp đồng theo quy định của Quy tắc Rome II, đã được NCS phân tích ở
mục 4.1.2. Qua phân tích và luận giải tại mục 4.1.2 cho thấy, quy định cho phép các
bên lựa chọn pháp luật theo cách thức trên không xâm pháp đến các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật, và tạo điều kiện cho các bên tự định đoạt trong từng trường hợp
cụ thể là hợp lý.
Bốn là, cần có các quy định cụ thể cho phép các bên được tự do thoả thuận
lựa chọn các hệ thuộc pháp luật tư pháp quốc tế trong những lĩnh vực chuyên biệt
đòi hỏi phải pháp điển hóa về nội dung như lĩnh vực đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh
tranh, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phá sản, hành vi pháp lý đơn phương, ủy
thác
Năm là, quy định về giới hạn quyền lựa chọn pháp luật nói chung và giới hạn
về quyền lựa chọn pháp luật áp dụng trong hoạt động kinh doanh, thương mại phát
sinh ngoài hợp đồng nói riêng, NCS đề xuất cần bổ sung quy định “quy phạm mệnh
162
lệnh” ưu tiên áp dụng trong tư pháp quốc tế Việt Nam bên cạnh việc áp dụng quy
định “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” về hạn chế áp dụng pháp luật
nước ngoài, hạn chế quyền lựa chọn pháp luật của các bên. Bổ sung quy định “quy
phạm mệnh lệnh” bắt buộc, giúp các giới hạn quyền chọn luật được rõ ràng hơn,
giúp các bên biết được những vấn đề cụ thể nào quyền lựa chọn pháp luật bị giới
hạn và hạn chế việc các cơ quan xét từ chối việc áp dụng pháp luật do các bên lựa
chọn, giúp cho thẩm phán dễ dàng đưa ra phán quyết từ chối áp dụng pháp luật
nước ngoài chính xác. Đồng thời, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của các chủ thể
kinh doanh là doanh nghiệp Việt Nam kịp thời.
Tóm lại, mặc dù Quy tắc Rome II chưa phải một văn bản pháp luật hoàn hảo,
nhưng nó đã phát triển được nguyên tắc “quyền tự quyết của các bên” trong việc
thỏa thuận chọn luật áp dụng cho các nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng. Qua phân
tích và luận giải ở các phần nêu trên cho thấy, Quy tắc Rome II có sự tiến bộ vượt
bậc của pháp luật Châu Âu về xác định luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh
ngoài hợp đồng, giúp tăng tính minh bạch, bảo đảm tính dự đoán pháp luật cho các
chủ thể trong kinh doanh, thương mại và không xâm phạm “trật tự công” hay các
“nguyên tắc cơ bản của pháp luật” khi các chủ thể thực hiện quyền chọn pháp luật
áp dụng cho các quan hệ ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Việc xem xét vận
dụng học hỏi, các quy định của Quy tắc Rome II để bổ sung các khiếm khuyết của
tư pháp quốc tế Việt Nam về vấn đề này là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
163
Kết luận Chương 4.
Nội dung Chương 4 phân tích vấn đề về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt
động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng. Do
trước khi ban hành BLDS 2015 pháp luật Việt Nam chưa quy định về vấn đề này,
BLDS 2015 các quy định về lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng được quy định sơ sài, tản mạn
và thiếu cụ thể.Vì vậy, trong chương này NCS đã nghiên cứu pháp luật một số
nước, Quy tắc Rome II làm cơ sở so sánh và phân tích và luận giải về thực trạng các
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, liên quan đến quyền lựa chọn pháp luật
trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp
đồng.
Chương 4 đã chỉ ra những điểm mới trong quy định của BLDS 2015 về quyền
lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
phát sinh ngoài hợp đồng. Đồng thời, nêu bật những bất cập thiếu sót của BLDS
2015 cũng như các giới hạn của quyền thoả thuận lựa chọn pháp luật không rõ ràng.
Qua nghiên cứu so sánh cho thấy, các quy định của BLDS 2015 về quyền lựa chọn
pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh
ngoài hợp đồng không tạo ra căn cứ pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các chủ thể
thực hiện quyền lựa chọn pháp luật. Tư duy chọn luật và áp dụng pháp luật Việt
Nam của các chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan xét xử Việt Nam là
không thể tránh khỏi khi mà nội hàm của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động
kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng chưa được
làm rõ. Điều này làm chậm quá trình hội nhập pháp luật kinh tế của Việt Nam nói
chúng và tư pháp quốc tế nói riêng.
Nghiên cứu trong chương 4 đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể
về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố
nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng trên cơ sở tiếp cận các quy định của Quy tắc
Rome II và pháp luật một số quốc gia EU là hết sức cần thiết hiện nay tại Việt Nam.
164
KẾT LUẬN
Quyền lựa chọn pháp luật đã được thừa nhận trong BLDS Việt Nam và các
đạo luật chuyên ngành, trong đó quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho nghĩa vụ
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã phát huy được những điểm tích
cực trong quá trình thực thi ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng về quyền lựa chọn
pháp luật nói chung và quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế:
Chưa có nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới về khái niệm, đặc
điểm hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; Khái niệm, bản chất
pháp lý và đặc điểm của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài; Về khái niệm, vai trò, vị trí của pháp luật về
quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài. Qua nghiên cứu, NCS đã đưa ra luận điểm của mình về khái niệm quyền lựa
chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Qua
đó, góp phần bổ sung vào lý thuyết khoa học pháp lý về vấn đề này.
Qua phân tích cho thấy, các quy định quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt
động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam còn mâu thuẫn giữa pháp luật chung là BLDS 2015 và pháp
luật chuyên ngành, còn thiếu vắng các quy định cụ thể về cách thức thể hiện quyền
lựa chọn pháp luật và nghĩa vụ chứng minh thoả thuận lựa chọn pháp luật của các
bên; Thời điểm của thỏa thuận lựa chọn pháp luật; Hình thức của thoả thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng; Hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật; Tính độc lập
của thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng; Quyền lựa chọn pháp luật điều chỉnh
một phần hay toàn bộ hợp đồng .... Các quy định về giới hạn của quyền chọn luật
trong BLDS 2015 chưa thật sự rõ ràng, cách tiếp cận của BLDS 2015 vừa hạn chế
vừa bỏ sót, gây khó khăn cho cơ quan xét xử khi vận dụng quy định này trong việc
loại bỏ việc áp dụng pháp luật nước ngoài do các bên lựa chọn. Nghiên cứu cho
thấy, cách quy định của Quy tắc Rome I loại bỏ được vấn đề này, giúp cho các chủ
thể nhận thức rõ những giới hạn; các quy định bắt buộc và trật tự công (nguyên tắc
cơ bản của pháp luật).
165
Từ nghiên cứu cho thấy, quy định hiện nay về quyền lựa chọn pháp luật
trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài chưa tạo ra cơ sở
pháp lý vững chắc đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh, thương mại quyền tự định
đoạt trong việc lựa chọn luật áp dụng. Từ thực tiễn các vụ việc cho thấy các chủ thể
kinh doanh là doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan xét xử Việt Nam vẫn còn tư duy
chọn luật Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trên cơ sở phân tích, đối chiếu với quy định pháp luật của một số quốc gia,
Quy tắc Rome I, Bộ nguyên tắc La Hay 2015 để so sánh với các quy định của pháp
luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật, Chương 3 đã luận giải cho những vấn
đề phù hợp và chưa hoàn thiện của pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật
và từ đó đề xuất giải pháp sửa đổi và bổ sung vào BLDS 2015 các quy định cụ thể
về hình thức và thời điểm thực hiện thỏa thuận lựa chọn pháp luật Luận án cũng
luận giải cho giải pháp về việc cần sớm ban hành đạo luật riêng về tư pháp quốc tế
Việt Nam nhằm loại bỏ sự thiếu hệ thống, sự tản mạn trong pháp luật Việt Nam về
quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng kinh doanh, thương mại có yếu tố
nước ngoài.
Chương 4 cũng đã chỉ ra những điểm mới trong quy định của BLDS 2015 về
quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài phát sinh ngoài hợp đồng; đồng thời nêu bật những bất cập, thiếu sót của
BLDS 2015 cũng như các giới hạn của quyền thoả thuận lựa chọn pháp luật không
rõ ràng. Qua nghiên cứu so sánh cho thấy các quy định của BLDS 2015 về quyền
lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
phát sinh ngoài hợp đồng không tạo ra căn cứ pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các
chủ thể thực hiện quyền lựa chọn pháp luật. Tư duy chọn luật và áp dụng pháp luật
Việt Nam của các chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan xét xử là không thể
tránh khỏi khi mà nội hàm của quyền lựa chọn pháp luật chưa được làm rõ, và các
quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp. Điều này làm chậm quá trình hội
nhập pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng.
Từ những nghiên cứu, đánh giá so sánh và kinh nghiệm thực tế trong nước
và nước ngoài, NCS đề xuất xu hướng tất yếu khách quan của tư pháp quốc tế Việt
Nam đó là xây dựng Luật tư pháp quốc tế Việt Nam với hướng đi cụ thể, và mô
166
hình mà các nhà lập pháp Việt Nam nên lựa chọn trong thời gian tới. Xu hướng tất
yếu của quá trình hội nhập vào đời sống quốc tế, đặc biệt là hoạt động kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển, sẽ phát sinh những vấn đề
pháp lý thực tiễn cần giải quyết. Ban hành Luật tư pháp quốc tế Việt Nam điều
chỉnh các vấn đề về tư pháp quốc tế nói chung và quyền tự do lựa chọn pháp luật
của các chủ thể kinh doanh một cách đầy đủ trong hoạt động kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài là việc cấp bách hiện nay.
Dưới đây là hai kết quả mà NCS đã làm được:
- Luận giải các quy định trong BLDS 2015 và pháp luật chuyên ngành quy
định về quyền lựa chọn pháp luật nói chung và quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt
động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng và ngoài
hợp đồng. Nội dung này được NCS trình bày trong Luận án cho thấy các giả thiết
nghiên cứu được trình bày ở chương 1 hoàn toàn chính xác. Các quy định hiện nay
thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý vững chắc,
cho các chủ thể thực hiện quyền lựa chọn pháp luật và cơ quan xét xử vận dụng
trong quá trình áp dụng pháp luật. Các chủ thể chưa nắm chắc nội hàm quyền lựa
chọn pháp luật, tư duy chọn luật Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp vẫn
là một hiện tượng phố biến.
- Luận án đã luận giải cho các đề xuất hoàn thiện các quy định quyền lựa
chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát
sinh từ hợp đồng và ngoài hợp đồng đã được trình bày trong Luận án. Qua đó thực
hiện được mục đích nghiên cứu của Luận án đề ra.
*** Hết ***
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quyen_lua_chon_phap_luat_trong_hoat_dong_kinh_doanh.pdf