Cùng với đó, sự thay đổi trong quan điểm quản lý, ban hành chính sách
pháp luật hỗ trợ lao động di trú (người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam) thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, một số
vấn đề về quyền được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm sức khoẻ của lao động
di trú trong quá trình làm việc vẫn còn đang bỏ ngỏ ở câu chuyện chưa có văn
bản hướng dẫn thực hiện.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động là người nước ngoài làm việc
tại Việt Nam sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đầu năm 2018. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết nên quy định này vẫn
chưa được áp dụng.
283 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí cộng sản 2016.
* Luật, Công ước quốc tế
1 Quốc hội (2013) Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
2. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự 2015.
3. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động 2012.
4. Quốc hội (2016), Luật trẻ em 2016.
5. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân gia đình 2014.
6. Quốc hội (2009), Luật người cao tuổi 2009.
7. Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật 2010.
8. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.
9. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người.
10. Liên hợp Quốc (2006), Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật
248
* Đề tài nghiên cứu, Luận án, Luận văn
1. Đinh Thị Cẩm Hà, Một số vấn đề pháp lý và thực tế trong việc đảm bảo
quyền về việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
2010.
2. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), “Hình phạt tù có thời hạn, áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc
sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Tạ Thị Nhàn (2013), Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận
và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. PGS. TS Nguyễn Thanh Tuấn, Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp nhà nước
“Quyền con người trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế - lý luận và thực tiễn”, mã số KX.04.27/11-15, Hà
Nội, 2015.
5. Phạm Thị Phương Thảo, Pháp luật vệ quyền được chăm sóc sức khỏe
của trẻ em tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học 2011.
6. Lê Thị Minh Trâm, Vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc
đẩy việc thực hiện quyền con người, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2013.
7. Nguyễn Thị Thanh (2008), Bảo vệ quyền của người chưa thành niên
trong tư pháp hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh.
* Trang web:
1.
thegioi-bi-mu-chu/c/16351361.epi -
con-so-biet-noi/Binh-danggioi-qua-so-lieu-thong-ke/183405.vgp
249
2.
ketquoc-te-ve-quyen-con-nguoi/c/18235658.epi
3.
4.
49&cn_id=115880 -
hoi-chinh-danhcho-nhung-nguoi-de-bi-ton-thuong-446522
5. 46
gia-dinh-la-nguyen-nhan-cua-gan-80-cac-vu-ly-hon
6.
_nhom_nguoi_de_bi_ton_thuong-15022011.pdf
7.
Nguoi/View_Detail.aspx?ItemID=77
8.
taitrong-phong-chong-bao-luc-gia-dinh.html -
em/hoi-dap-ve-cong-uoc-quyen-treem_t114c77n477#.V6lWcNR97Gg
9.
88&mcid=17
10.https://ntdtam.files.wordpress.com/2010/12/af10_0212ntla.pdf
11.
12. https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-lao-dong/phap-luat-la-
phuongtien-quan-trong-bao-ve-quyen-con-nguoi.aspx
13.
giaiphap-cham-soc-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-o-viet-nam-5125/
14. www.who.int/disabilities/en
15. ILO: www.ilo.org/public/english/employment/skills/disability
16. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2014), Quyền con người trong
Hiến pháp năm 2013 - Quan 17. điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định
250
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Xem thêm tại:
- _ftn17.
18.
thuong-gop-y-sua-doi-hien-phap
19. Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam, tr.6 (tại
20.
viet-nam.html)
21. vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=1910
22.
ao_ve_cham_soc_tre_em_o_Viet_Nam_hien_nayall.html
23.
iew_Detail.aspx?ItemID=24
24.
trien-vong-2018-tang-truong-tren-nen-tang-vung-chac-421275.html
25.https://vov.vn/xa-hoi/viet-nam-co-8-trieu-nguoi-khuyet-tat-702022.vov
26.
thach-thuc-trong-phong-chong-hiv-aids-64199.aspx
27.https://baomoi.com/viet-nam-chu-trong-dam-bao-quyen-duoc-cham-
soc-cua-nguoi-co-hiv-aids/c/24591717.epi
28.Báo Việt:
ga-ban-thit-lon-xam-hai-be-gai-9-tuoi-trong-vuon-chuoi/170386255/218/
29.VTC NOW: https://vtc.vn/bi-chuyen-toi-danh-ke-hiep-dam-be-gai-9-
tuoi-trong-vuon-chuoi-doi-mat-voi-muc-an-nao-d464957.html
30.
basic-html/page12.html
31.Báo dân sinh:
cha-duong-nhieu-lan-xam-hai-tinh-duc-d89278.html
251
32.
viec-can-chi-dao-va-hanh-dong/324129.vgp
33.https://kiemsat.vn/bao-hanh-tre-em-khong-con-la-chuyen-cua-mot-gia-
dinh-49533.html
34.https://kiemsat.vn/bao-hanh-tre-em-khong-con-la-chuyen-cua-mot-gia-
dinh-49533.html
35.
viec-can-chi-dao-va-hanh-dong/324129.vgp
36.Báo mới: https://baomoi.com/bao-luc-gia-dinh-voi-nhung-ton-thuong-
tinh-than/c/22547390.epi
37.
gia-dinh-nhung-con-so-nhuc-nhoi
38.https://vov.vn/xa-hoi/tai-viet-nam-cu-3-phu-nu-thi-co-1-nguoi-bi-
chong-bao-hanh-509301.vov
39.https://vnexpress.net/kinh-doanh/doanh-nghiep-phan-biet-gioi-tinh-
khi-tuyen-dung-3154498.html
40.https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/su-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-
nguoi-khuyet-tat-the-hien-qua-nhan-thuc-quan-diem-229523.html
252
PHỤ LỤC
Một số bản án, quyết định của Tòa án về quyền nhân thân của nhóm người
dễ bị tổn thương trong xã hội
1. Bản án hình sự thẩm số 33/2017/HSST ngày 28/11/2017 của Tòa án
nhân dân tỉnh Sóc Trăng về tội hiếp dâm trẻ em
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
BẢN ÁN 01/2018/HS-ST NGÀY 05/01/2018 VỀ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM
Trong ngày 05 tháng 01 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng tiến hành xét xử công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:
33/2017/HSST ngày 28/11/2017 đối với bị cáo:
1. Họ và tên bị cáo: Nguyễn Thanh B (tên gọi khác N), sinh năm 1992;
Nơi cư trú: ấp P, xã A, huyện K, tỉnh Sóc Trăng; Nghề nghiệp: Làm thuê; Trình
độ học vấn: 01/12; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Cha:
Nguyễn Phi H, sinh năm 1967 (s); Mẹ: Lê Thị N, sinh năm 1966 (s); bị cáo là
con duy nhất trong gia đình; Vợ, con: không; Tiền án, Tiền sự: không; Nhân
thân: Vào năm 2009 bị cáo có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 966.000 đồng.
Tòa án nhân nhân dân huyện K, tỉnh Sóc Trăng căn cứ nghị quyết số 33 của
Quốc Hội ra quyết định đình chỉ vụ án; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 07/8/2017
(có mặt tại phiên tòa).
Người đại diện hợp pháp của bị cáo:
- Bà Lê Thị N, sinh năm 1966 (có mặt)
- Ông Nguyễn Phi H, sinh năm 1967 (vắng mặt) Cùng địa chỉ: ấp P, xã A,
huyện K, tỉnh Sóc Trăng
Người bào chữa cho bị cáo: Ông Trần Quốc Dũng – luật sư văn phòng
luật sư Quốc Dũng, đoàn luật sư tỉnh Sóc Trăng. (có mặt)
2. Người bị hại: Ngô Thị Huyền T, sinh ngày 18/3/2012 (có mặt)
Người đại diện hợp pháp của bị hại:
- Bà Lê Nhật P, sinh năm 1994 (có mặt)
- Ông Ngô E, sinh năm 1986 (có mặt)
Cùng địa chỉ: ấp A, thị trấn K, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.
253
Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị hại: Ông Nguyễn Thanh Dân
– Luật sư văn phòng luật sư Việt Út, đoàn luật sư tỉnh Sóc Trăng. (có mặt)
3. Người làm chứng
3.1 NLC1, sinh năm 1955 (vắng mặt)
3.2 NLC2, sinh năm 2000 (vắng mặt)
3.3 NLC3, sinh năm 1958 (vắng mặt)
3.4 NLC4, sinh năm 1974 (vắng mặt)
Cùng địa chỉ: ấp N, thị trấn K, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.
3.5 NLC5, sinh năm 1984; Địa chỉ: ấp T, xã A, huyện K, tỉnh Sóc Trăng
(có mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội
dung vụ án được tóm tắt như sau:
Vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 07/8/2017 Nguyễn Thanh B, sinh
năm 1992, cư trú ấp P, xã A, huyện K, tỉnh Sóc Trăng đến nhà của Ngô E, cư trú
ấp A, thị trấn K, huyện K để xin cơm ăn. Sau khi ăn xong B ra về, trên đường đi
thì gặp Ngô Thị Huyền T, sinh ngày 18/3/2012 là con của Ngô E đang đi mua
nước đá về theo hướng ngược lại, B nảy sinh ý định giao cấu với T nên B chặn
đường và bế T vào nhà vệ sinh gần đó (đã bỏ hoang), T vùng vẫy kêu la thì bị B
dùng tay bịt miệng, bóp cổ, tát vào mặt và đánh vào miệng T gây chảy máu, T
vẫn tiếp tục la thì B lấy miếng gạch tàu lót nền đánh vào vùng đầu của T 01 cái.
Thấy không còn la nữa nên B cởi hết quần áo của T rồi kéo dây kéo của B ra,
cầm dương vật đã cương cứng đút vào âm đạo của T giao cấu khoảng 05 phút.
Nghe tiếng la nên ông NLC1 nhà ở gần đó đi lại xem thì phát hiện B nằm đè lên
người T đang thực hiện hành vi giao cấu. Thấy có người phát hiện, B bỏ chạy thì
bị ông NLC1 rượt đuổi, cùng mọi người bắt giữ B giao cho Công an thị trấn K.
Quá trình làm việc, B đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên.
Tại bản kết luận giám định pháp y về tình dục số 29/TD-PY ngày
11/8/2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Sóc Trăng kết luận: Tổng tỉ lệ tổn thương
cơ thể do thương tích gây nên là 04%; tỉ lệ tổn thương bộ phận sinh dục là 00%;
254
tổn thương vùng đầu, mặt, cổ và ngực là vùng gây nguy hiểm đến tính mạng;
màng trinh có vết rách ở vị trí 3 giờ và 10 giờ, vết rách mới; không tìm thấy tinh
trùng trong dịch âm đạo; các tổn thương do vật tày gây nên.
Tại bản kết luận giám định số 2856/C54-B ngày 04/10/2017 của Phân
viện khoa học hình sự tại Thành Phố Hồ Chí Minh, kết luận: Các dấu vết màu
nâu đỏ và tóc thu tại hiện trường là máu người và tóc người. Phân tích ADN có
kiểu gen hoàn chỉnh nữ giới trùng với kiểu gen của Ngô Thị Huyền T.
Kết luận giám định pháp y tâm thần 136/2017/KLGĐTC ngày 13/10/2017
của Trung tâm pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam bộ: Về y học: trước, trong,
sau khi phạm tội và hiện tại, đương sự có bệnh lý tâm thần: chậm phát triển tâm
thần mức độ nhẹ có rối loạn hành vi (F70.1 – ICD 10). Về năng lực: Tại thời
điểm phạm tội và hiện tại: Đương sự hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi do bệnh lý tâm thần.
Tại bản Cáo trạng số 30/QĐ-KSĐT ngày 27/11/2017 của Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh Sóc Trăng truy tố bị cáo Nguyễn Thanh B về tội “Hiếp dâm trẻ
em” theo quy định tại khoản 4 điều 112 và tội “Cố ý gây thương tích” theo quy
định tại điểm a, d khoản 1 điểu 104 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ quyền công tố Nhà nước đề nghị Hội
đồng xét xử chấp nhận Cáo trạng số 30/QĐ-KSĐT ngày 27/11/2017 của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng và tuyên bố bị cáo Nguyễn Thanh B về tội
“Hiếp dâm trẻ em” và tội “Cố ý gây thương tích”. Đồng thời đề nghị Hội đồng
xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ: Bị cáo thành khẩn khai báo; bị cáo bị hạn
chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh lý tâm thần; Bị cáo
không tiền án, tiền sự. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Khoản 4 Điều 112;
điểm a, d khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999; Các Điểm n, p Khoản 1,
Khoản 2 Điều 46; Điều 33 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thanh B; và
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh B từ 12 năm tù đến 14 năm tù về tội “ Hiếp
dâm trẻ em” và từ 06 tháng tù đến 09 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”
tổng hợp hình phạt bị cáo phải chịu hình phạt của 02 tội từ 12 năm 06 tháng tù
đến 14 năm 09 tháng tù; Về phần trách nhiệm dân sự:
255
Tại phiên tòa đại diện hợp pháp bị hại không yêu cầu bồi thường nên đề
nghị Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét.
Người bào chữa cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết
giảm nhẹ như Kiểm Sát viên đề nghị và áp dụng thêm cho bị cáo tình tiết giảm
nhẹ tại điểm b khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự vì bị cáo cũng có ý chí khắc phục
hậu quả cho bị hại. Nên áp dụng điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt bị
cáo dưới khung hình phạt cũng đủ răn đe cho bị cáo.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại đề nghị hội đồng xét
xử không chấp nhận sự đề nghị của người bào chữa về tình tiết giảm nhẹ tại
điểm b khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự và xử nghiêm đối với bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã
được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Sóc
Trăng, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Kiểm sát viên
trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, không có người nào có
ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng.
Về hành vi phạm tội của bị cáo: Tại phiên tòa bị cáo khai nhận: Vào
khoảng 14 giờ 30 phút ngày 07/8/2017 tại nhà vệ sinh đã bỏ hoang thuộc ấp A,
thị trấn K, huyện K bị cáo B thực hiện hành vi giao cấu với bị hại T, khi bị hại
vùng vẫy kêu la thì bị cáo dùng tay bịt miệng, bóp cổ, tát vào mặt và đánh vào
miệng bị hại gây chảy máu, T vẫn tiếp tục la thì bị cáo lấy miếng gạch tàu lót
nền đánh vào vùng đầu của bị hại 01 cái. Thấy không còn la nữa nên bị cáo giao
cấu với T khoảng 05 phút thì thấy có người phát hiện, bị cáo bỏ chạy thì bị
NLC1 rượt đuổi, cùng mọi người bắt giữ bị cáo và giao cho Công an thị trấn K.
Lời thừa nhận tội của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị cáo trong
quá trình điều tra lời khai bị hại, lời khai người làm chứng, biên bản khám
nghiệm hiện trường, biên bản kết luận giám định pháp y về tình dục và các tài
256
liệu chứng cứ khác thể hiện trong hồ sơ vụ án. Thời điểm bị cáo thực hiện hành
vi phạm tội với Ngô Thị Huyền T thì T mới được 05 năm 04 tháng 19 ngày tuổi,
trong khi quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy
định “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, và theo quy định của bộ luật
hình sự năm 1999 thì “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là
phạm tội hiếp dâm trẻ em”. Mặt khác bị cáo dùng tay bịt miệng, bóp cổ, tát vào
mặt và đánh vào miệng bị hại gây chảy máu, và dùng miếng gạch tàu lót nền
đánh vào vùng đầu của bị hại 01 cái làm bị hại T bị thương tích là 04%. Như
vậy, hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành các tội “Cố ý gây thương tích”
với tình tiết định khung là dùng hung khí nguy hiểm và đối với trẻ em, và liền
ngay sau đó bị cáo thực hiện hành vi giao cấu với T là phạm tội “Hiếp dâm trẻ
em” theo quy định tại điểm a, d Khoản 1 Điều 104 và Khoản 4 Điều 112 Bộ luật
hình sự năm 1999. Do đó, cáo trạng số 30/QĐ-KSĐT ngày 27/11/2017 của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng truy tố bị cáo Nguyễn Thanh B về tội danh và
khung hình phạt là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không
oan cho bị cáo. Hội đồng xét xử chấp nhận cáo trạng.
Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiệm trọng, Bị cáo không
những đã trực tiếp xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của cháu
Ngô Thị Huyền T và xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của cháu T, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của cháu T, mà còn gây
thương tích đến sức khỏe của bị hại T và gây mất an ninh trật tự xã hội tại địa
phương. Do đó, đối với bị cáo cần phải xử lý thật nghiêm khắc, cách ly bị cáo ra
khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để có đủ thời gian răn đe, giáo dục
bị cáo trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội sau này.
Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sư cho bị cáo như thành khẩn khai báo; Bị cáo thành khẩn khai
báo; bị cáo bị hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh lý
tâm thần; Bị cáo không tiền án, tiền sự theo quy định tại các Điểm n, p Khoản 1,
Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 để giảm nhẹ một phần hình phạt
cho bị cáo cũng là đúng pháp luật.
257
Tại phiên tòa người bào chữa cho bị cáo đề nghị hội đồng xét xử áp dụng
cho bị cáo tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 điều 46 bộ luật hình sự vì bị cáo
cũng có ý chí khắc phục hậu quả. Xét thấy, sự đề nghị của người bào chữa chưa
có căn cứ chấp nhận vì trong quá trình điều tra, truy tố, gia đình bị cáo cũng
không có đến gia đình bị hại để xin lỗi hoặc thỏa thuận để khắc phục hậu quả
cho bị hại. Do vậy, hội đồng xét xử chấp nhận sự đề nghị của kiểm sát viên và
người bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bị hại là không áp dụng điểm b khoản 1 điều
46 Bộ luật hình sự năm 1999 cho bị cáo là phù hợp với pháp luật.
Trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa đại diện hợp pháp bị hại không yêu cầu
bồi thường. Nên không đặt ra xem xét.
Về xử lý vật chứng vụ án: Cơ quan điều tra có thu giữ
- 01 miếng gạch (loại gạch tàu) màu đỏ, kích thước 29 x 15cm, có dính
chất dịch màu đỏ.
- 01 cục bê tông kích thước 12 x 8cm, có dính chất dịch màu đỏ.
- 01 cục đá kích thước 6 x 3,5cm có dính chất dịch màu đỏ.
- 03 sợi tóc.
Là phương tiện phạm tội nên tịch thu tiêu hủy.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn thu giữ một số tài sản có liên quan như:
- 01 cái áo thun ngắn tay màu đỏ, dính bùn đất.
- 01 cái quần dài kaki, màu xám – đen, dính bùn đất.
- 01 dây thắt lưng màu đen, đầu bằng kim loại.
Là của bị cáo và tại phiên tòa bị cáo xin lại. Nên hội đồng xét xử trả lại
cho bị cáo.
- 01 cái quần thun ngắn màu trắng có nhiều hoa văn màu vàng – cam,
dính nhiều bùn đất;
- 01 cái áo thun ngắn màu trắng có nhiều hoa văn màu vàng – cam,
dín nhiều bùn đất
Là của bị hại và tại phiên tòa bị hại không nhận lại. Xét thấy, tài sản trên
không giá trị sử dụng, nên tịch thu tiêu hủy.
258
Về án phí: bị cáo là người bị kết án nên phải chịu án phí hình sự sơ
thẩm theo quy định pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Tuyên bố:
Bị cáo Nguyễn Thanh B phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” và tội “Cố ý gây
thương tích”;
Áp dụng Khoản 4 Điều 112; Điểm a, d khoản 1 Điều 104; các Điểm n,
p Khoản 1 và Khoản 2 Điều 46; Điều 33; Điều 41 và Điều 50 Bộ luật Hình sự
năm 1999.
Tuyên xử
Phạt bị cáo Nguyễn Thanh B (Tên khác N): 15 năm tù (Mười lăm năm tù)
về tội Hiếp dâm trẻ em; 06 tháng tù (Sáu tháng tù) về tội cố ý gây thương tích.
Tổng hợp hình phạt của 02 tội bị cáo phải chấp hành chung là: 15 năm 6 tháng
tù (Mười lăm năm sáu tháng tù). Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày:
07/8/2017;
Trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa đại diện hợp pháp của bị hại không yều
cầu nên không đặt ra xem xét.
Về xử lý vật chứng: áp dụng Điểm a Khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều
106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- 01 miếng gạch (loại gạch tàu) màu đỏ, kích thước 29 x 15cm, có dính
chất dịch màu đỏ.
- 01 cục bê tông kích thước 12 x 8cm, có dính chất dịch màu đỏ.
- 01 cục đá kích thước 6 x 3,5cm có dính chất dịch màu đỏ.
- 03 sợi tóc.
Là phương tiện, công cụ phạm tội nên tịch thu tiêu hủy.
+ Trả lại bị cáo các tài sản sau:
- 01 cái áo thun ngắn tay màu đỏ, dính bùn đất.
- 01 cái quần dài kaki, màu xám – đen, dính bùn đất.
- 01 dây thắt lưng màu đen, đầu bằng kim loại.
259
+ Cơ quan điều tra có thu giữ của bị hại:
- 01 cái quần thun ngắn màu trắng có nhiều hoa văn màu vàng – cam,
dính nhiều bùn đất;
- 01 cái áo thun ngắn màu trắng có nhiều hoa văn màu vàng – cam,
dính nhiều bùn đất;
Xét thấy, các tài sản trên không giá trị sử dụng nên tịch thu tiêu hủy.
Về án phí:
*Án phí hình sự sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thanh B phải nộp là 200.000đ
(hai trăm ngàn đồng);
Báo cho bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, người đại diện hợp pháp cho
bị cáo, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị hại, bị hại, người đại diện
hợp cho bị hại được quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày tuyên án để yêu cầu Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
xét xử theo trình tự phúc thẩm.
2. Bản án hình sự sơ thẩm số 40/2019/HSPT ngày 16/04/2019 của Tòa
án nhân thân tỉnh Hải Duong về hành vi cố ý gây thương tích đối với người
khuyết tật
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
BẢN ÁN 40/2019/HSPT NGÀY 16/04/2019 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG
TÍCH
Từ ngày 12 đến ngày 16/4/2019, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hải
Dương xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 68/2019/TLPT-HS ngày 08
tháng 3 năm 2019 đối với bị cáo Nguyễn Thị L, do có kháng cáo của bị cáo đối
với bản án hình sự sơ thẩm số 02/2019/HSST ngày 17/01/2019 của Tòa án nhân
dân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
* Bị cáo kháng cáo:
Nguyễn Thị L, sinh năm 1985; nơi sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi cư
trú: Thôn B, xã CD, huyện KT, tỉnh Hải Dương; nghề nghiệp: Lao động tự do;
trình độ văn hoá: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch:
Việt Nam; con ông Nguyễn Khắc N và bà Nguyễn Thị Q; có chồng là Nguyễn
260
Danh T và hai con, con lớn sinh năm 2007, con nhỏ sinh năm 2008; tiền án, tiền
sự: Không; bị cáo được tại ngoại, có mặt.
- Người bào chữa cho bị cáo: Ông Nguyễn Trọng Q - Luật sư Văn phòng
luật sư An Phước thuộc Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương; có mặt.
- Bị hại: Bà Đào Thị M, sinh năm 1948; nơi cư trú: Thôn B, xã CD, huyện
KT, tỉnh Hải Dương; có mặt.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại: Ông Phạm
Ngọc Q - Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh
Hải Dương; có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung
vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 16 giờ ngày 17/7/2018, Nguyễn Thị L cầm theo chiếc ví bằng
nhựa màu xanh kích thước dài 22,5 cm, rộng 11cm, dày 3cm, phần miệng mở ví
và hai thành bên được bọc viền kim loại cứng màu vàng, đi bộ ra chợ CD (chợ
cũ) thuộc thôn B, xã CD, huyện KT, tỉnh Hải Dương để mua thức ăn. Khi đến ki
ốt bán hàng quần áo của chị Trần Thị H thì gặp bà Đào Thị M (là đối tượng
người khuyết tật nặng, được hưởng trợ cấp xã hội). Do có mâu thuẫn về việc bà
M cho rằng L vận động các tiểu thương từ chợ cũ chuyển đến chợ G mới xây
dựng tại xã CD để kinh doanh, nên giữa L và bà M xảy ra cãi nhau, xô xát. L
cầm chiếc ví bằng tay phải đánh nhiều nhát vào vùng đầu, mặt bà M. Hậu quả,
bà M bị rách da, chảy máu tại vùng gò má bên phải. Trong lúc xô xát, bà M cầm
chiếc ghế nhựa màu đỏ ở ki ốt của chị H đập một cái về phía L nhưng không gây
thương tích. Bà M được đưa đi sơ cứu tại Trạm y tế xã CD, sau đó được chuyển
điều trị tại Bệnh viện E - Hà Nội từ ngày 17/7/2018 đến ngày 23/7/2018.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Kim Thành đã quản lý chiếc
ví nêu trên do Nguyễn Thị L giao nộp và trưng cầu giám định. Tại Kết luận
giám định vật gây thương số: 56/KLGĐ ngày 02/8/2018, Phòng kỹ thuật hình sự
- Công an tỉnh Hải Dương kết luận: Vật gửi đến giám định là chiếc ví thường
261
dùng cho phụ nữ, có phần bọc kim loại cứng xung quanh, khi sử dụng làm vật
gây thương có khả năng gây thương tích nên được coi là hung khí nguy hiểm.
Tại Giấy chứng nhận thương tích của Trạm y tế xã CD, Bản tóm tắt bệnh
án điều trị nội trú của Bệnh viện E (Khoa răng hàm mặt), Kết luận giám định
pháp y về thương tích số: 161/TgT ngày 28/8/2018. Phòng giám định pháp y -
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương kết luận đối với bà Đào Thị M: Vùng gò má
phải có sẹo vết thương kích thước 2,7x0,15cm, phẳng, mềm, không ảnh hưởng
thẩm mỹ, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 03%. Tổn
thương có đặc điểm do vật tày có cạnh gây nên. Chiếc ví Công an huyện Kim
Thành gửi giám định khi dùng để đánh, phần cạnh kim loại gây ra tổn thương
cho bà M là phù hợp, không xác định được vị trí cụ thể nào gây nên.
Bà Đào Thị M có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với L.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2019/HSST ngày 17/01/2019, Tòa án
nhân dân (TAND) huyện Kim Thành đã căn cứ vào điểm a, c khoản 1 Điều 134,
điểm h, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 47, Điều 48
của Bộ luật Hình sự; Điều 357, 584, 590 của Bộ luật dân sự, điểm a khoản 2
Điều 106, khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà
án; Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị L 07 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích; Về
trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo L có trách nhiệm bồi thường cho bà M
2.000.000đ tiền thuê xe; 500.000 đồng tiền bồi dưỡng sức khoẻ; 1.390.000 đồng
tiền tổn thất về tinh thần. Tổng là 3.890.000đ. Ngoài ra, bản án còn quyết định
xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của bị cáo, bị hại.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 21/01/2019, bị hại bà Đào Thị M kháng cáo
phần hình phạt và bồi thường. Ngày 28/01/2019, bị cáo Nguyễn Thị L kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Bị cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo.
262
- Bị hại giữ nguyên kháng cáo đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo
và tăng mức bồi thường cho bị hại. Cụ thể: Yêu cầu tiền viện phí, tiền thuốc
50.000.000đ, tiền công người chăm sóc 2.400.000đ, tiền thuê xe 3.000.000đ,
tiền bồi dưỡng sức khỏe và tổn thất tinh thần theo quy định của pháp luật.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh tham gia phiên tòa sau
khi phân tích các tình tiết trong vụ án xác định cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo
Nguyễn Thị L về tội Cố ý gây thương tích là có căn cứ. Tại cấp phúc thẩm, bị
cáo có tình tiết giảm nhẹ mới bồi thường thiệt hại, nên áp dụng thêm tình tiết
giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, mức hình phạt
của bản án sơ thẩm phù hợp với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo.
Nên đề nghị HĐXX: Căn cứ Điều 355, Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự; Không
chấp nhận kháng cáo của bị cáo, bị hại về phần hình phạt; giữ nguyên hình phạt
tại bản án sơ thẩm số 02/2019/HSST ngày 17/01/2019 của Tòa án nhân dân
huyện Kim Thành. Chấp nhận một phần kháng cáo của bị hại về phần bồi
thường, buộc bị cáo bồi thường tiền viện phí theo hóa đơn bị hại cung cấp tại
phiên tòa phúc thẩm, tiền công người chăm sóc, và tiền tổn thất tinh thần, tổng
cộng 8.295.000đ, trừ đi số tiền bị cáo đã bồi thường 3.890.000đ, bị cáo còn phải
bồi thường 4.405.000đ. Buộc bị cáo L phải chịu án phí hình sự phúc thẩm và
dân sự sơ thẩm.
Người bào chữa cho bị cáo, ông Nguyễn Trọng Q trình bày: Nhất trí với
tội danh và mức bồi thường dân sự tại án sơ thẩm. Mức hình phạt 7 tháng tù đối
với bị cáo L là quá nặng, nên bị cáo L kháng cáo giảm nhẹ hình phạt, xin được
hưởng án treo. Căn cứ kháng cáo: Bị cáo có 4 tình tiết giảm nhẹ, trong đó có 3
tình tiết theo khoản 1 Điều 51 BLHS. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo tự nguyện
bồi thường cho người bị hại tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Kim Thành,
nên đề nghị áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS.
Đề nghị HĐXX xem xét điều kiện hoàn cảnh của bị cáo phải nuôi hai con nhỏ,
và chăm sóc bố mẹ già. Ghi nhận sự tự nguyện bồi thường thêm 2 triệu đồng tại
phiên tòa phúc thẩm của bị cáo. Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư
trú rõ ràng, gây thiệt hại hậu quả không lớn, đề nghị HĐXX áp dụng điểm b
263
khoản 1 Điều 355, điểm e khoản 1 Điều 357, điểm a, c khoản 1 Điều 134, điểm
b, h, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, khoản 1, 2 Điều 65 của Bộ luật Hình sự :
Chấp nhận kháng cáo của bị cáo, cho bị cáo hưởng án treo. Đề nghị xem xét
Đơn tố cáo của bà M đề ngày 23/7/2018, được đánh máy, có phải do bà M ký và
có thể hiện đúng ý chí của bà M hay không để làm căn cứ khởi tố vụ án.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại ông Phạm Ngọc Q
trình bày: Nhất trí quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị. Về mức hình phạt 7
tháng tù đối với bị cáo là nhẹ, đề nghị tăng hình phạt, đảm bảo tính răn đe, giáo
dục bị cáo. Về bồi thường dân sự: Đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu tiền viện
phí, tiền thuốc, tiền ngày công người chăm sóc 2.400.000đ, do bị hại là người
khuyết tật; bà M bị đánh tại chợ đông người nên bị tổn thất lớn về tinh thần, nên
đề nghị tăng mức bồi thường.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã
được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với các lời khai của bị cáo trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phù hợp với các tài liệu có trong hồ sơ
vụ án nên có đủ cơ sở kết luận: Do mâu thuẫn cá nhân, khoảng 16 giờ ngày
17/7/2018, tại chợ CD thuộc thôn B, xã CD, huyện KT, tỉnh Hải Dương, bị cáo
L có hành vi dùng chiếc ví bằng nhựa màu xanh, kích thước dài 22,5 cm, rộng
11 cm, dày 3 cm, phần miệng mở ví và hai thành bên được bọc viền kim loại
cứng màu vàng là hung khí nguy hiểm đánh nhiều nhát vào vùng đầu, mặt bà
Đào Thị M. Hậu quả, bà Mếch bị tổn thương rách da vùng gò má phải, tổn hại
3% sức khỏe. Bà M là người già và đang hưởng chế độ khuyết tật nặng nên
được xác định là người già yếu. Với hành vi nêu trên, cấp sơ thẩm đã xét xử bị
cáo Nguyễn Thị L về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm a, c khoản
1 điều 134 của Bộ luật Hình sự là đúng quy định của pháp luật. Bị cáo, bị hại
không kháng cáo và VKSND không kháng nghị về tội danh.
Người bào chữa cho bị cáo đề nghị xem xét đơn của bà M đề ngày
23/7/2018, có thể hiện đúng ý chí của bà M hay không để làm căn cứ khởi tố vụ
264
án. Tại giai đoạn sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, bà M đều xác định đơn tố
cáo là do bà ký thể hiện đúng ý chí của bà và đề nghị xử bị cáo nghiêm theo
pháp luật. Nên không có căn cứ xem xét đề nghị này của người bào chữa.
Xét kháng cáo của bị cáo, bị hại, HĐXX nhận thấy:
Về phần hình phạt của bị cáo:
Cấp sơ thẩm đã áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ: Bị cáo thành khẩn
khai báo, phạm tội lần đầu phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm
tội nhưng gây thiệt hại không lớn, bị cáo có bố đẻ được Bộ trưởng Bộ quốc
phòng tặng bằng khen nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại
điểm h, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Tại cấp phúc thẩm
bị cáo xuất trình thêm biên lai về việc bồi thường cho bị hại tại thi hành án dân
sự huyện Kim Thành, nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản
1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thấy rằng: bị cáo L dùng ví đánh vào mặt,
vào đầu bà M là người già, lại bị khuyết tật nặng. Hành vi này không chỉ vi
phạm pháp luật hình sự mà còn vi phạm về mặt đạo đức xã hội, dư luận lên án.
Do đó, cấp sơ thẩm đã xử bị cáo 07 tháng tù giam là tương xứng với tính chất,
mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, nên không chấp nhận kháng cáo của bị cáo
và bị hại về phần hình phạt của bị cáo L, giữ nguyên hình phạt tại bản án sơ
thẩm, mới đảm bảo mục đích răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung với
xã hội.
Đối với kháng cáo của bị hại về phần bồi thường dân sự:
Người bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại các khoản: Tiền thuốc và viện
phí là 50.000.000đ; tiền thuê xe đi ba lần bằng 3.000.000 đồng; tiền thuê người
chăm sóc 7 ngày bằng 2.400.000 đồng; tiền phục hồi sức khỏe và tiền tổn thất
tinh thần theo quy định. Xét yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe của bị hại
là có căn cứ theo các Điều 584, 585, 586, 587, 590 Bộ luật dân sự. Cấp sơ thẩm
đã xem xét phần bồi thường, không chấp nhận khoản viện phí và tiền thuốc và
tiền mất thu nhập của người chăm sóc. Tuy nhiên, căn cứ vào bệnh án điều trị
265
thương tích của bà M tại Bệnh viện E (BL 37,39) thấy rằng bà M điều trị tại
Viện E từ ngày 17/7/2018 đến ngày 23/7/2018. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị hại
yêu cầu bồi thường tiền viện phí, tiền thuốc 50.000.000đ, nhưng chỉ cung cấp 02
hóa đơn viện phí ngày 23/7/2018 với tổng số tiền 2.071.201đ, nên chỉ chấp nhận
chi phí theo hóa 02 đơn trên. Đối với mất thu nhập của người chăm sóc, xét bà
M là người già, lại bị khuyết tật, cần có người chăm sóc. Đây là chi phí thực tế,
hợp lý khi điều trị thương tích nên cần chấp nhận theo đề nghị của bị hại. Đối
với tiền bồi dưỡng sức khỏe cần tăng mức 2.000.000đ mới đảm bảo. Tiền thuê
xe và tiền tổn thất tinh thần tại bản án sơ thẩm là phù hợp. Như vậy, cần chấp
nhận một phần yêu cầu của bị hại, cải sửa án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt
hại: Buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại tiền viện phí, thuốc là 2.071.201đ;
tiền mất thu nhập của người chăm sóc 2.400.000đ; tiền bồi dưỡng sức khỏe
2.000.000đ; tiền thuê xe 2.000.000đ; tiền tổn thất tinh thần 1.390.000đ. Như
vậy, tổng cộng số tiền bị cáo phải bồi thường cho bị hại là 9.861.000đ (làm
tròn). Đối trừ với số tiền bị cáo đã nộp tiền bồi thường tại Chi cục thi hành án
huyện Kim thành là 3.890.000đ. Bị cáo còn phải bồi thường 5.971.000đ
Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị,
HĐXX không xét và đã có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo
kháng nghị.
Về án phí: Kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị L không được chấp nhận
nên bị cáo phải chịu án phí phúc thẩm hình sự và án phí dân sự sơ thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 355, Điều 356, khoản 2 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự;
Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị L; chấp nhận một
phần kháng cáo của bị hại, giữ nguyên phần hình phạt của bị cáo Nguyễn Thị L,
sửa phần dân sự của bản án hình sự sơ thẩm số 02/2019/HSST ngày 17/01/2019
của Tòa án nhân dân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Điều luật áp dụng và hình phạt: Căn cứ vào điểm a, c khoản 1 Điều 134,
điểm b, h, i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; Điều 357, Điều
266
584, 585, 586, 587, 590 của Bộ luật dân sự ; khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố
tụng hình sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí Toà án.
Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị L phạm tội Cố ý gây thương tích.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị L 07 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù
tính từ ngày bắt thi hành án.
Về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo Nguyễn Thị L có trách nhiệm bồi
thường cho bà Đào Thị M các khoản : tiền viện phí, thuốc là 2.071.201đ; tiền
công người chăm sóc 2.400.000đ; tiền bồi dưỡng sức khỏe 2.000.000đ, tiền thuê
xe 2.000.000đ, tiền tổn thất tinh thần 1.390.000đ. Tổng cộng số tiền bị cáo phải
bồi thường cho bị hại là 9.861.000đ (làm tròn). Đối trừ với số tiền 3.890.000đ bị
cáo đã nộp tiền bồi thường tại Chi cục thi hành án huyện Kim thành theo biên lai
thu tiền số AA/2011/07980 ngày 21/3/2019. Bị cáo còn phải bồi thường
5.971.000đ (Năm triệu, chín trăm bảy mươi mốt nghìn đồng) Kể từ ngày người
được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì
còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Về án phí: Bị cáo Nguyễn Thị L phải chịu 200.000đ án phí hình sự phúc
thẩm và 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị,
có hiệu lực pháp luật kể từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án phúc thẩm
(Ngày 16/4/2019).
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án
hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi
hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều
30 Luật Thi hành án dân sự./.
267
3. Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 27/2018/HNGĐ-ST ngày
11/07/2018 của Tòa án nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương về
tranh chấp ly hôn, quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con chung.
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG
BẢN ÁN 27/2018/HNGĐ-ST NGÀY 11/07/2018 VỀ TRANH CHẤP LY
HÔN, QUYỀN NUÔI CON VÀ CẤP DƯỠNG NUÔI CON CHUNG
Ngày 11 tháng 7 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hôn nhân gia
đình thụ lý số: 263/2018/TLST-HNGĐ ngày 04 tháng 5 năm 2018 về việc: tranh
chấp ly hôn, quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con chung, theo Quyết định đưa
vụ án ra xét xử số 28/2018/QĐXXST-HNGĐ ngày 06 tháng 6 năm 2018 giữa
các đương sự:
1. Nguyên đơn: Bà Bùi Thị P, sinh năm 1979; HKTT: Tổ 3, ấp X, xã
T, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
2. Bị đơn: Ông Hồ Đình H, sinh năm 1979; HKTT: Tổ 3, ấp X, xã T,
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Nguyên đơn bà P có mặt tại phiên tòa. Bị đơn ông H đã được triệu tập đến
lần thứ hai H vắng mặt không lý do.
NỘI DUNG VỤ ÁN
* Theo đơn xin ly hôn ngày 02/5/2018, bản tự khai, biên bản làm việc,
biên bản kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản hòa
giải cũng như tại phiên tòa nguyên đơn bà Bùi Thị P trình bày:
- Về quan hệ hôn nhân: Bà P và ông H chung sống với nhau từ năm 1999.
Hôn nhân tự nguyện, có tổ chức lễ cưới, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Q,
huyện Q1, tỉnh Nghệ An vào ngày 21/01/1999. Trong quá trình chung sống, vợ
chồng thường xuyên phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do ông H có tính côn
đồ, thường xuyên uống rượu, chửi mắng, sỉ nhục bà P với những lời rất thô tục,
thường dùng bạo lực đánh bà P và các con gây thương tích. Ngoài ra, ông H còn
có người phụ nữ khác bên ngoài. Bà P biết được và có khuyên ngăn H ông H
không thay đổi mà còn đe dọa bà P. Hiện nay, bà P thấy tình trạng hôn nhân đã
268
ở mức trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được nên yêu cầu được ly hôn
với ông H.
- Về con chung: Quá trình chung sống, bà P với ông H có 03 con chung
tên Hồ Thị P1, sinh năm 1999; Hồ Thị A, sinh ngày 16/8/2001 và Hồ Thị Quỳnh
D, sinh ngày 17/12/2012. Khi ly hôn, bà P yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng 02
con chung Hồ Thị A và Hồ Thị Quỳnh D. Theo đơn xin ly hôn, bà P yêu cầu
ông H cấp dưỡng nuôi 02 con mỗi tháng 8.000.000 đồng (mỗi con 4.000.000
đồng/tháng) cho đến khi con chung đủ 18 tuổi. Tại phiên tòa, bà P xác định chỉ
yêu cầu ông H cấp dưỡng nuôi con chung tên Hồ Thị Quỳnh D mỗi
tháng 700.000 đồng cho đến khi con chung trưởng thành đủ 18 tuổi, không yêu
cầu ông H cấp dưỡng đối với con chung Hồ Thị A. Đối với con chung Hồ Thị
P1 đã đủ tuổi trưởng thành nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bà P xác định hiện nay bà P đang làm công nhân cho Công ty GREAT
PROCESS(VN) có địa chỉ tại đường 3/2, xã A, thị xã B, tỉnh Bình Dương với
mức lương khoảng 6.500.000 đồng/tháng.
- Về tài sản chung, nợ chung: Không tranh chấp, không yêu cầu Tòa án
giải quyết.
Chứng cứ nguyên đơn bà P cung cấp: Đơn khởi kiện ngày 02/5/2018 của
bà P; bản sao giấy CMND và Sô hô khâu của bà P; bản chính giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn; bản sao giấy khai sinh của Hồ Thị A, sinh ngày 16/8/2001 và
Hồ Thị Quỳnh D, sinh ngày 17/12/2012, bản tự khai ngày 11/5/2018 bà P. Ngoài
ra, bà P không cung cấp chứng cứ hay ý kiến gì khác.
* Tại bản tự khai ngày 11/5/2018, biên bản làm việc, biên bản kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản hòa giải bị đơn ông
Hồ Đình H trình bày:
- Về quan hệ hôn nhân: Ông H thống nhất ý kiến với bà P về quá trình
chung sống với nhau từ năm 1999. Hôn nhân tự nguyện, có tổ chức lễ cưới, có
đăng ký kết hôn tại UBND xã Q, huyện Q1, tỉnh Nghệ An vào ngày 20/01/1999.
Trong quá trình chung sống, vợ chồng không có mâu thuẫn gì. Ông H vẫn còn
269
thương yêu vợ thương con, sợ ly hôn sau này con cái sẽ khổ nên không đồng ý
ly hôn.
- Về con chung: Ông H thống nhất với bà P về quá trình chung sống,
ông H với bà P có 03 con chung tên Hồ Thị P, sinh năm 1999; Hồ Thị A, sinh
ngày 16/8/2001 và Hồ Thị Quỳnh D, sinh ngày 17/12/2012. Trương hợp Tòa án
giải quyết cho vợ chồng ly hôn thì ông H yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng 02
con tên Hồ Thị A, Hồ Thị Quỳnh D và không yêu cầu bà P cấp dưỡng nuôi con.
Hiện nay, ông H đang làm thợ hồ với mức thu nhập khoảng 6.300.000
đồng/tháng.
- Về tài sản chung, nợ chung: Không tranh chấp, nên không yêu cầu Tòa
án giải quyết.
Chứng cứ bị đơn ông H cung cấp: Bản tự khai ngày 11/5/2018. Ngoài ra,
ông H không cung cấp chứng cứ hay ý kiến gì khác.
* Tại bản tự khai, biên bản kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và biên bản hòa giải cũng như tại phiên tòa con chung Hồ Thị A
trình bày:
Trường hợp ông H và bà P ly hôn thì cháu An có nguyện vọng được
sống cùng với mẹ là bà Bùi Thị P.
* Xác minh và làm việc của Tòa án:
TAND huyên Dầu Tiếng đã tiến hành xác minh mâu thuẫn vợ chồng giữa
bà P với ông H, đã xác định được: Trong cuộc sống vợ chồng, ông H là người
không chung thủy, ông H có người phụ nữ khác, bà P vì muốn giữ hạnh phúc gia
đình nên cố níu kéo ông H không được. Ngoài ra, ông H còn có hành vi bạo lực
gia đình, ngược đãi bà P và các con. Hiện, bà P và các con chung đã không còn
ở chung với ông H.
* Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng
(ông Thịnh) có ý kiến:
Quá trình tố tụng cũng như diễn biến tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội
đồng xét xử đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, đã thực
hiện đầy đủ việc tống đạt các văn bản tố tụng cho các bên đương sự. Tại phiên
270
tòa, đã có mặt nguyên đơn bà P và con chung Hồ Thị A. Bị đơn ông H được Tòa
án triệu tập hợp lệ đên lân thư hai H cố tình vắng măt không ly do. Việc vắng
mặt của bị đơn ông H là cố tình nên đề nghị xét xử vắng mặt đương sự theo các
Điều 227, 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Không kiến nghị
khắc phục, bổ sung các thủ tục tố tụng . Quan hê phap luât tranh châp là ly hôn,
nuôi con và cấp dưỡng nuôi con chung. Đê nghi, Hội đồng xét xử châp nhân yêu
câu khơi kiên của nguyên đơn về l y hôn, giao 02 con cung tên Hồ Thị A và Hồ
Thị Quỳnh D cho bà P trực tiếp nuôi dưỡng và buộc ông H cấp dưỡng nuôi con
chung tên Hồ Thị Quỳnh D mức 700.000 đồng/tháng cho đến khi con chung
đủ 18 tuổi.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Từ những tài liệu chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ. Sau khi nghe lời
trình bày của các đương sự tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định,
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nguyên đơn bà P có mặt, bị đơn ông H đã
được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai H vắng mặt không lý do. Quá trình tiến
hành tố tụng, Tòa án đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng đối với bị đơn ông
H để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giải quyết vụ án.
Việc vắng mặt của bi đơn ông H tại phiên tòa là cố tình nên Hội đồng xét xử tiến
hành xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 227, 228 của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015.
Nguyên đơn bà P khởi kiện bị đơn ông H về việc ly hôn và yêu cầu được
trực tiếp nuôi dưỡng 02 con chung Hồ Thị A, sinh ngày 16/8/2001 và Hồ Thị
Quỳnh D, sinh ngày 17/12/2012, đồng thời yêu cầu ông H cấp dưỡng nuôi cháu
Hồ Thị Quỳnh D mỗi tháng 700.000 đồng cho đến khi con chung trưởng thành
đủ 18 tuổi. Bị đơn ông H có hộ khẩu thường trú tại ấp X, xã T, huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương nên vụ án thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết của
TAND huyện Dầu Tiếng theo quy định tại các Điều 28, 35, 39 của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 và quan hệ pháp luật tranh chấp là ly hôn, tranh chấp về
nuôi con và cấp dưỡng nuôi con.
271
Theo đơn khởi kiện ly hôn ngày 02/5/2018, bà P yêu cầu được trực tiếp
nuôi dưỡng 02 con chung Hồ Thị A và Hồ Thị Quỳnh D, đồng thời yêu cầu ông
H cấp dưỡng nuôi 02 con mỗi tháng 8.000.000 đồng (mỗi con 4.000.000
đồng/tháng) cho đến khi con chung đủ 18 tuổi. Tại phiên tòa, bà P xác định chỉ
yêu cầu ông H cấp dưỡng nuôi con chung tên Hồ Thị Quỳnh D mỗi
tháng 700.000 đồng cho đến khi con chung trưởng thành đủ 18 tuổi, không yêu
cầu ông H cấp dưỡng đối với con chung Hồ Thị A. Việc thay đổi một phần yêu
cầu khởi kiện về cấp dưỡng nuôi con chung là tự nguyện và phù hợp pháp luật
nên Hội đồng xét xử ghi nhận ý kiến của bà P.
Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà P:
Về quan hệ hôn nhân: Bà P với ông H chung sống với nhau từ năm 1999.
Hôn nhân tự nguyện, có tổ chức lễ cưới, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Q,
huyện Q1, tỉnh Nghệ An vào ngày 21/01/1999. Hôn nhân giữa bà P và ông H là
sự tự nguyện giữa hai bên và thực hiện đúng thủ tục quy định nên đươc phap
luât thưa nhân là vợ chồng . Quá trình chung sống, bà P và ông H thường xảy ra
mâu thuẫn nguyên nhân do ông H có người phụ nữ khác, ông H có hành vi
ngược đãi, bạo hành gia đình. Bà P xác định vợ chồng đã có quá nhiều mâu
thuẫn nên không còn tình cảm vợ chồng, không thể chung sống với nhau được
nữa và yêu cầu ly hôn để không làm khổ cho cả hai. Ngược lại, ông H xác định
vợ chồng không có mâu thuẫn gì nên không đồng ý ly hôn. Kết quả xác minh,
thu thập chứng cứ xác định lời trình bày của bà P là phù hợp. Theo quy định tại
Điều 19 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ
thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Hội đồng xét xử thấy
mâu thuẫn vợ chồng giữa bà P với ông H đã trầm trọng, mục đích hôn nhân
không đạt được, nếu kéo dài tình trạng hôn nhân thì không có lợi gì cho cả hai.
Do đó, cần áp dụng các quy định tại Điều 56 của Luật Hôn nhân gia đình năm
2014 để giải quyết việc xin ly hôn của bà P với ông H là phù hợp quy định pháp
luật.
272
Về nuôi con chung: Quá trình chung sống, giữa bà P với ông H có 03 con
chung tên Hồ Thị P1, sinh năm 1999; Hồ Thị A, sinh ngày 16/8/2001 và Hồ Thị
Quỳnh D, sinh ngày 17/12/2012. Bà P yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng 02 con
chung tên Hồ Thị A và Hồ Thị Quỳnh D, đồng thời yêu cầu ông H cấp dưỡng
nuôi con chung tên Hồ Thị Quỳnh D với số tiền 700.000 đồng/tháng cho đến khi
con chung trưởng thành đủ 18 tuổi. Tại bản tự khai, ông H có ý kiến trường hợp
Tòa án giải quyết ly hôn thì ông H yêu cầu được nuôi dưỡng 02 con chung tên
Hồ Thị A và Hồ Thị Quỳnh D và không yêu cầu bà P cấp dưỡng nuôi con
chung. Ông H yêu cầu được nuôi con chung H theo kết quả xác minh thu thập
chứng cứ thì ông H thường có hành vi bạo lực đối với các con. Mặc khác cháu
Hồ Thị A đã trên 7 tuổi và có nguyên vọng ở với mẹ là bà P. Đối với con chung
là Hồ Thị Quỳnh D, hiện cháu chỉ 06 tuổi, là con gái nên mẹ sẽ dễ dàng chăm
sóc cho con hơn cha. Theo quy định tại Điều 81, 82, 82 của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 thì việc nuôi con sau khi ly hôn là trách nhiệm, nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con chưa thành niên. Do đó, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà P, bà P được trực tiếp nuôi dưỡng 02 con chung.
Về cấp dưỡng nuôi con: Bà P yêu cầu ông H phải cấp dưỡng nuôi con
chung Hồ Thị Quỳnh D, sinh ngày 17/12/2012 mỗi tháng 700.000 đồng cho đến
khi con chung đủ 18 tuổi. Quá trình giải quyết vụ án, ông H thừa nhận bản thân
làm thợ hồ với thu nhập mỗi tháng 6.300.000 đồng. Theo quy định tại các Điều
82, 107, 110, 116, 117 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ông H phải
có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung. Với mức thu nhập như ông H thừa nhận
thì mức yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của bà P đưa ra là phù hợp nên được chấp
nhận.
Về tài sản chung, nợ chung: Bà P không tranh chấp về tài sản chung, nợ
chung nên Hôi đông xet xư không xem xét giải quyết.
Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát về qu á trình tiến hành tố tụng , diên
biên tai phiên toa cũng như đề xuất hướng giải quyết đối với vụ án là có căn cứ,
phù hợp quy định của pháp luật.
273
Bà P phải chịu án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm, ông H phải chịu án phí
cấp dưỡng sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ vào các Điều 5, 28, 35, 39, 71, 147, 227, 228, 266, 271, 273
của Bộ luật Tố tụng dân năm 2015;
- Căn cứ vào các Điều 9, 19, 53, 56, 81, 82, 83, 84, 107, 110, 116, 117
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội Khoa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp,
quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc ly hôn, tranh chấp về nuôi con và
cấp dưỡng nuôi con của bà Bùi Thị P đối với ông Hồ Đình H, xử lý cụ thể như
sau:
Về quan hệ hôn nhân: Bà Bùi Thị P được ly hôn đối với ông Hồ Đình H.
Về con chung: Bà Bùi Thị P được quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc
02 con chung tên Hồ Thị A, sinh ngày 16/8/2001 và Hồ Thị Quỳnh D, sinh ngày
17/12/2012. Ông Hồ Đình H có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung tên Hồ Thị
Quỳnh D với số tiền 700.000 đồng (bảy trăm đồng)/tháng cho đến khi con chung
trưởng thành đủ 18 tuổi.
Hai bên được quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung theo quy
định pháp luật. Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom
con mà không ai được cản trở. Trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm
dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu
cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Vì lợi ích của con, Tòa
án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi
con khi có đơn yêu cầu.
Sau khi án có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày bà P có đơn yêu cầu thi hành
án, nếu ông H không thực hiện việc cấp dưỡng nêu trên, thì hàng tháng ông H
274
còn phải chịu tiền lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự
năm 2015 tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Về tài sản chung và nợ chung: Bà P không tranh chấp, không yêu cầu giải
quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét.
Về án phí:
Bà Bùi Thị P phải chịu số tiền 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) tiền án
phí hôn nhân gia đình sơ thẩm, được khấu trừ vào số tiền 300.000 đồng (ba trăm
nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm đã nộp theo biên lai
thu số AA/2016/0011757 ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Chi cục Thi hành án
dân sự huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Ông Hồ Đình H phải chịu số tiền 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) tiền
án phí cấp dưỡng sơ thẩm.
Nguyên đơn có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo Bản án trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án (ngày 11.7.2018).
Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo Bản án trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày Bản án được tống đạt hợp lệ theo quy định.
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự , người phải thi hành án dân sự có
quyền thỏa thuận thi hành án, yêu cầu cơ quan thi hành án , tự nguyện thi hành
án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điêu 9 của
Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu khởi kiện thi hành án được thực hiện theo
quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự./.