Luận án Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông

TNSP đƣợc tiến hành nhƣ nhóm TNSP 1 với việc áp dụng đồng bộ các BP đã chỉnh sửa trên mẫu thực nghiệm là các SV thuộc khóa tuyển sinh năm 2011 tại Trƣờng Đại học Đồng Tháp thông qua các hoạt động học tập trên các học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, PPDH môn Toán, Rèn luyện NVSP, Kiến tập và TTSP. Mục đích của TNSP này nhằm giúp thử nghiệm bƣớc đầu tính khả thi của BP 1 và trên cơ sở đó tác giả chỉnh sửa hoàn thiện lại các BP trƣớc khi TNSP đối với nhóm SV thuộc khóa tuyển sinh năm 2012.

pdf173 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy học Toán, PPDH môn Toán, Rèn luyện NVSP, Kiến tập và TTSP. Mục đích của TNSP này nhằm giúp kiểm nghiệm các nội dung đã đƣợc nêu ra trong mục đích TNSP. 3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.1.3.1. Phương pháp điều tra Phát phiếu điều tra cho giảng viên của các trƣờng Đại học có tổ chức TNSP, phát phiếu điều tra cho GV ở một số trƣờng THPT có SV đến kiến tập và TTSP. Qua đó nhằm thu thập các thông tin về tính khả thi của việc áp dụng các BP nhằm rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán. 134 3.1.3.2. Phương pháp quan sát - Quan sát hoạt động của các SV trong các giờ học chính khóa có tổ chức thực nghiệm đối với các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán”, “Rèn luyện NVSP”. - Quan sát và trao đổi với GV phổ thông về các hoạt động của SV trong các đợt kiến tập và TTSP ở trƣờng THPT. - Quan sát các giờ tự rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trên hệ thống E-learning. - Quan sát các biểu hiện, hoạt động tự học của SV về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về biểu hiện, thái độ, hoạt động của SV trong thời gian TNSP để phân tích tác động của các BP đã đề xuất đến các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán, đồng thời đánh giá các KN này của SV trƣớc và sau khi TNSP. 3.1.3.3. Phương pháp thống kê Toán học Thống kê và xử lí số liệu về việc đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán. So sánh kết quả trƣớc và sau khi TNSP để rút ra kết luận về việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán với sự tác động của các BP đã đề xuất tại chƣơng 2. 3.1.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case - study) Lựa chọn một số trƣờng hợp SV ngành Sƣ phạm Toán học để theo dõi những diễn biến về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đánh giá tính khả thi của một số BP sƣ phạm đã đề xuất tại chƣơng 2. 3.1.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá (i). Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính Chúng tôi thu thập kết quả thông qua quan sát, trao đổi ý kiến với các giảng viên ở trƣờng Đại học và GV Toán ở trƣờng THPT về các biểu hiện của SV trong các hoạt động có tổ chức TNSP. 135 (ii). Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng Chúng tôi xử lí các phiếu đánh giá thu đƣợc từ việc giảng viên đánh giá SV (Phụ lục 13), GV Toán ở trƣờng THPT đánh giá SV (Phụ lục 14), nhóm SV đánh giá SV (Phụ lục 15). Chúng tôi đánh giá sự phát triển về KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán dựa vào một số KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở trƣờng THPT ở mục 1.3.2 trong chƣơng 1. Đồng thời, để thuận lợi cho việc đánh giá, chúng tôi đã tổng hợp thành bảng về các tiêu chí đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học trong Phụ lục 16 để sử dụng kèm theo các phiếu đánh giá. 3.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 3.2.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 1 3.2.1.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Việc chọn mẫu TNSP đối với nhóm TNSP 1, chúng tôi dựa trên nguyên tắc: SV cùng khóa học, cùng tiến độ tích lũy học phần trong chƣơng trình đào tạo. Mẫu SV đƣợc chọn cho TNSP là các SV ĐHSP ngành Toán thuộc khóa tuyển sinh năm 2010 của Trƣờng Đại học Đồng Tháp. Chúng tôi tích hợp việc TNSP trong quá trình dạy học các học phần chính khóa trong năm học 2013-2014 và lựa chọn chính các giảng viên dạy chính khóa tổ chức TNSP, gồm: TT Giảng viên Học phần giảng dạy 1 TS. Lê Xuân Trƣờng PPDH môn Toán 2 TS. Nguyễn Dƣơng Hoàng Rèn luyện NVSP Đối với học phần TTSP, để quan sát đƣợc các hoạt động của SV, tác giả cùng với giảng viên (giảng viên phụ trách thực tập) của Khoa Sƣ phạm Toán-Tin - Trƣờng Đại học Đồng Tháp tổ chức theo dõi, ghi chép, phỏng vấn SV, GV hƣớng dẫn thực tập tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để thu thập thông tin đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán. 3.2.1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm * Phân tích về mặt định tính 136 Chúng tôi quan sát quá trình TNSP, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: - Về phía giảng viên: Nhìn chung các giảng viên đều nắm bắt đƣợc quy trình và cách thức thực hiện các hoạt động rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán. Các hoạt động rèn luyện này đƣợc thực hiện xen kẽ cho phù hợp với các hoạt động dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu về mục tiêu dạy học của học phần. - Về phía SV: Nhìn chung SV tích cực trong học tập, chịu khó tìm tòi kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua trao đổi ý kiến với giảng viên cho thấy, tất cả SV đều tích cực theo dõi giảng viên minh họa việc ứng dụng CNTT trong dạy học một số nội dung cụ thể trong dạy học Toán. - Vấn đề quan sát và đánh giá KN của SV trong đợt TTSP: Do SV chƣa có nhiều kinh nghiệm dạy học trên đối tƣợng HS tại trƣờng THPT nên SV vẫn còn lúng túng trong việc kết hợp các thao tác trên các phần mềm hỗ trợ dạy học trong các giờ dạy. * Phân tích về mặt định lượng Dựa trên kết quả quan sát, phỏng vấn, phiếu đánh giá về SV ĐHSP ngành Toán trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc thực hành xây dựng một số kịch bản dạy học có ứng dụng CNTT trong các học phần PPDH môn Toán và Rèn luyện NVSP, đồng thời quan sát và thu thập thông tin đánh giá từ những buổi hoạt động nhóm của SV trong quá trình tự rèn luyện. Dựa vào các tiêu chí đánh giá về KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16), chúng tôi thu đƣợc kết quả phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 65 SV thuộc nhóm TNSP 1 nhƣ sau: Bảng 3.1: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm TNSP 1 KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 6 20 39 3 11 51 KN 2 20 17 28 8 21 36 KN 3 28 12 25 15 19 31 137 KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 4 63 2 0 25 29 11 KN 5 58 7 0 11 39 15 Nhìn vào bảng số liệu cho thấy qua quá trình TNSP, việc rèn luyện các KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV đã đƣợc tăng lên. Trƣớc TNSP, các KN của SV đều đạt từ cấp độ 1 trở lên do đã đƣợc học học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán” ở năm thứ ba. Đối với KN 4 và KN 5, số SV trƣớc TNSP đa số ở cấp độ 1 nhƣng sau TNSP đã tăng lên cấp độ 2 và cấp độ 3. 3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 2 3.2.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Việc chọn mẫu TNSP đối với nhóm TNSP 2, chúng tôi cũng dựa trên nguyên tắc: SV cùng khóa học, cùng tiến độ tích lũy học phần trong chƣơng trình đào tạo. Mẫu SV đƣợc chọn cho TNSP là SV ĐHSP ngành Toán thuộc khóa tuyển sinh năm 2011 của Trƣờng Đại học Đồng Tháp. Chúng tôi tích hợp việc TNSP trong quá trình dạy học các học phần chính khóa và lựa chọn chính các giảng viên dạy chính khóa tổ chức TNSP, gồm: TT Giảng viên Học phần giảng dạy 1 ThS. Lê Minh Cƣờng Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán 2 TS. Lê Xuân Trƣờng PPDH môn Toán 3 ThS. Võ Xuân Mai Rèn luyện NVSP Riêng học phần Kiến tập sƣ phạm và TTSP, để quan sát đƣợc các hoạt động của SV, tác giả cùng với giảng viên (giảng viên phụ trách thực tập) của Khoa Sƣ phạm Toán-Tin - Trƣờng Đại học Đồng Tháp tổ chức theo dõi, ghi chép, phỏng vấn SV, giảng viên và GV hƣớng dẫn thực tập tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để thu thập thông tin đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán. 3.2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm * Phân tích về mặt định tính Chúng tôi quan sát quá trình TNSP, thu đƣợc kết quả sau: 138 - Về phía giảng viên: Tất cả các giảng viên đều nắm bắt đƣợc quy trình và cách thức thực hiện các nội dung rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV; các giảng viên đã tổ chức tốt cho SV các hoạt động trong đó có lồng ghép nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học. - Về phía SV: Nhìn chung SV tích cực trong học tập, SV chịu khó tìm tòi kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học, có một số SV có khả năng tự học, tự nghiên cứu thêm các phần mềm Toán học khác. * Phân tích về mặt định lượng Dựa trên kết quả quan sát và phỏng vấn SV ĐHSP ngành Toán trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc thực hành xây dựng các kịch bản dạy học có ứng dụng CNTT trong các học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, PPDH môn Toán, Rèn luyện NVSP, đồng thời quan sát và thu thập thông tin từ những buổi hoạt động nhóm của SV trong quá trình tự rèn luyện. Căn cứ bảng tiêu chí đánh giá về KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16), chúng tôi thu đƣợc kết quả phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 39 SV thuộc nhóm TNSP 2 nhƣ sau: Bảng 3.2: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm TNSP 2 KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 14 6 1 0 4 35 KN 2 14 4 2 1 9 29 KN 3 7 2 1 3 11 25 KN 4 6 2 1 6 18 15 KN 5 3 2 0 5 15 19 Từ kết quả đánh giá các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của nhóm TNSP 2 cho thấy KN 1, KN 2, KN 3 tăng lên sau TNSP là do SV đƣợc học học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán. Bên cạnh đó, các KN 4 và KN 5 của SV có tăng từ cấp độ 1 lên các cấp độ 2 và cấp độ 3. 139 3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 3 3.2.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Việc chọn mẫu TNSP đối với nhóm TNSP 3, chúng tôi cũng dựa trên nguyên tắc: SV cùng khóa học, cùng tiến độ tích lũy học phần trong chƣơng trình đào tạo. Mẫu SV đƣợc chọn cho TNSP là SV ĐHSP ngành Toán thuộc khóa tuyển sinh năm 2012 của Trƣờng Đại học Đồng Tháp. Chúng tôi tích hợp việc TNSP trong quá trình dạy học các học phần chính khóa và cũng lựa chọn chính các giảng viên dạy chính khóa tổ chức TNSP, gồm: TT Giảng viên Học phần giảng dạy 1 ThS. Lê Minh Cƣờng Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán 2 TS. Lê Xuân Trƣờng PPDH môn Toán 3 ThS. Võ Xuân Mai Rèn luyện NVSP Riêng học phần Kiến tập sƣ phạm và TTSP, để quan sát đƣợc các hoạt động của SV, tác giả cùng với giảng viên (giảng viên phụ trách thực tập) của Khoa Sƣ phạm Toán-Tin - Trƣờng Đại học Đồng Tháp tổ chức theo dõi, ghi chép, phỏng vấn SV, giảng viên và GV hƣớng dẫn thực tập tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để thu thập thông tin đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán. 3.2.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm * Phân tích về mặt định tính Chúng tôi quan sát quá trình TNSP, thu đƣợc kết quả sau: - Về phía giảng viên: Tất cả các giảng viên đều nắm bắt tốt quy trình và cách thức thực hiện các nội dung rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV; các giảng viên đã tổ chức tốt cho SV các hoạt động trong đó có lồng ghép nội dung ứng dụng CNTT. Các hoạt động rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học đƣợc xen kẽ cho phù hợp với các hoạt động dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu về mục tiêu dạy học của học phần. - Về phía SV: Nhìn chung SV tích cực trong học tập, SV chịu khó tìm tòi kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua theo dõi kết quả học tập cho thấy, 140 tất cả SV đều tích cực theo dõi giảng viên minh họa việc ứng dụng CNTT trong dạy học một số nội dung cụ thể trong dạy học Toán. Bên cạnh đó, SV còn thực hiện đƣợc một số dự án học tập có lồng ghép các nội dung ứng dụng CNTT. * Phân tích về mặt định lượng Dựa trên kết quả quan sát và phỏng vấn SV ĐHSP ngành Toán trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc thực hành xây dựng các kịch bản dạy học có ứng dụng CNTT trong các học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, PPDH môn Toán, Rèn luyện NVSP, đồng thời quan sát và thu thập thông tin từ những buổi hoạt động nhóm của SV trong quá trình tự rèn luyện. Chúng tôi cũng căn cứ các tiêu chí đánh giá về KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16), chúng tôi thu đƣợc kết quả phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 28 SV thuộc nhóm TNSP 3 nhƣ sau: Bảng 3.3: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm TNSP 3 KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 2 1 0 0 2 26 KN 2 2 0 0 0 7 21 KN 3 1 0 0 1 9 18 KN 4 1 0 0 3 14 11 KN 5 1 0 0 2 14 12 Qua bảng kết quả trên cho thấy, SV trƣớc TNSP đang là SV năm thứ hai nên chƣa đƣợc học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán”, “Rèn luyện NVSP”. Vì vậy, chỉ có vài SV đạt đƣợc cấp độ 1 của các KN. Sau TNSP, các KN của SV có bƣớc phát triển tăng vọt. Đặc biệt, với KN 1 và KN 2 thì tất cả SV đều đạt cấp độ 2 và cấp độ 3. 3.2.3.3. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán thông qua kết quả theo dõi một số trường hợp điển hình a. Lựa chọn mẫu - Quan điểm lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các trƣờng hợp điển hình của SV 141 để theo dõi sự tiến bộ trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán đƣợc dựa vào các tiêu chí đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16). Để có đƣợc các thông tin, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giảng viên (trong đó có giảng viên là cố vấn học tập) và GV phổ thông hƣớng dẫn TTSP cho các SV trong nhóm thực nghiệm. Tiến hành quan sát thái độ, hoạt động và kết quả thực hiện KN ứng dụng CNTT dạy học Toán của SV trƣớc khi tham gia vào quá trình TNSP. Kết quả xử lý toàn bộ các thông tin trên sẽ là căn cứ để đề tài lựa chọn đối tƣợng điển hình. - Kết quả chọn mẫu: Với cách tiếp cận nhƣ trên đề tài đã chọn ra 3 SV ngành Sƣ phạm Toán học của trƣờng Đại học Đồng Tháp để tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin nhằm đƣa ra những nhận định về quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của mỗi SV. Chúng tôi theo dõi 3 SV ngành Sƣ phạm Toán học thuộc nhóm TNSP 3, thời gian theo dõi từ học kỳ 2 năm học 2013-2014 đến kết thúc năm học 2015-2016. Bảng 3.4: Thông tin của 3 SV trong nghiên cứu trường hợp TT Họ và tên Mã số SV Lớp Kết quả học tập (tính đến hết học kỳ 1 năm học 2013- 2014) 1 Nguyễn Vĩnh Lộc 0012410169 ĐHSTOAN12 Trung bình 2 Đỗ Thanh Duy 0012410687 ĐHSTOAN12 Khá 3 Đoàn Thị Kiều Ngân 0012411004 ĐHSTOAN12 Giỏi b) Kết quả theo dõi, quan sát và phân tích quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của các SV Chúng tôi tiến hành theo dõi quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 3 SV trên trong suốt đợt TNSP tại trƣờng Đại học Đồng Tháp và một số trƣờng THPT mà SV đến TTSP thông qua quan sát và phân tích các phiếu đánh 142 giá (Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15) để nhận xét việc phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong quá trình TNSP, kết quả nhƣ sau: - Hoạt động 1: Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong giờ học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP”. Ở hoạt động này, chúng tôi tổ chức theo nhóm, yêu cầu SV thảo luận và cùng thực hiện nhiệm vụ giảng viên đƣa ra và cố ý bố trí 3 SV đã đƣợc chọn vào 3 nhóm khác nhau. Kết quả quan sát ở nhóm 1 cho thấy, SV Nguyễn Vĩnh Lộc gần nhƣ ngồi im, thờ ơ trƣớc thảo luận của nhóm. Khi đƣợc hỏi nguyên nhân về việc không tham gia hoạt động nhóm, SV Lộc trả lời do chƣa tiếp cận nhiều với máy tính nên việc sử dụng các phần mềm Toán học gặp nhiều khó khăn. Giảng viên đã trao đổi với các thành viên trong nhóm 1 đề nghị các thành viên trao đổi lại với SV Lộc về một số thao tác thực hiện thì SV Lộc hào hứng hơn và bắt đầu tham gia vào quá trình làm việc nhóm, tuy nhiên thái độ vẫn miễn cƣỡng và tham gia theo sự chỉ dẫn của nhóm. Đối với SV Đỗ Thanh Duy thuộc nhóm 2, trong quá trình sử dụng phần mềm Toán học, ở bƣớc đầu tiên là sử dụng phần mềm Toán học để tính toán, sử dụng phần mềm Toán học để vẽ hình minh họa cho bài toán trên máy tính, SV Duy tỏ ra khá dè dặt để đƣa ra ý kiến cá nhân và thể hiện rõ vẻ không tự tin. Tuy nhiên, sau khi quan sát và nhận thấy biểu hiện hành vi của SV Duy chƣa tốt, giảng viên đã chủ động hƣớng dẫn cho SV này về các thao tác thực hiện thì đến các hoạt động tiếp theo SV Duy đã khá sôi nổi thảo luận cùng bạn bè trong nhóm và đƣa ra quan điểm cá nhân về sử dụng phần mềm Toán học trong việc tƣơng tác với mô hình bài toán trên máy tính và SV này đã thực hiện đƣợc yêu cầu giảng viên đƣa ra. Riêng cũng với hoạt động này ở nhóm 3, SV Đoàn Thị Kiều Ngân là ngƣời chủ động học hỏi, ham học tập nên ngay từ những hoạt động đầu tiên SV Ngân đã rất chú ý và tập trung cùng với nhóm thực hiện các yêu cầu của giảng viên đƣa ra,... Trong quá trình làm việc SV Ngân tỏ ra rất tự tin để chia sẻ với các bạn trong nhóm về sử dụng phần mềm để tính toán, mô tả bài toán và thực hiện tƣơng tác với mô 143 hình bài toán. Tuy nhiên ở hoạt động sử dụng phần mềm để đánh giá kết quả học tập của HS thì SV Ngân cùng cả nhóm tỏ ra lúng túng vì khó khăn trong việc phân tích các kết quả đánh giá HS. Với sự trợ giúp của giảng viên, SV Ngân đã thảo luận tích cực cùng bạn trong nhóm và chủ động sử dụng đƣợc phần mềm hỗ trợ kiểm tra - đánh giá kết quả học tậo của HS. Vì vậy, có thể thấy các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV Ngân đƣợc nâng lên ở mức cao hơn (đặc biệt các KN đạt ở mức 2 và mức 3). - Hoạt động 2: Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong đợt TTSP tại một số trường THPT Chúng tôi quan sát quá trình TTSP của SV Nguyễn Vĩnh Lộc tại trƣờng THPT Lấp Vò 2 (Địa chỉ: xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp); SV Đỗ Thanh Duy tại trƣờng THPT Trần Quốc Toản (Địa chỉ: Phƣờng 11, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và SV Đoàn Thị Kiều Ngân tại trƣờng THPT Thiên Hộ Dƣơng (Địa chỉ: Phƣờng 6, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Tại trƣờng THPT Lấp Vò 2, chúng tôi trao đổi và phỏng vấn với GV hƣớng dẫn của SV Nguyễn Vĩnh Lộc đƣợc biết SV này cũng tỏ ra tích cực sử dụng phần mềm vào hỗ trợ trình chiếu cho bài giảng, nhƣng chƣa khai thác sử dụng phần mềm Toán học vào các tình huống dạy học điển hình. Do đó, GV phổ thông đã góp ý và hƣớng dẫn SV Lộc sử dụng thêm phần mềm Toán học trong các tình huống điển hình. Tại trƣờng THPT Trần Quốc Toản, chúng tôi cũng trao đổi và phỏng vấn GV hƣớng dẫn của SV Đỗ Thanh Duy cho biết SV này cũng tỏ ra tích cực sử dụng phần mềm vào hỗ trợ trình chiếu cho bài giảng, đồng thời còn khai thác sử dụng phần mềm hỗ trợ cho các tình huống dạy học điển hình, nhƣng SV Duy còn lúng túng trong việc phân tích một số kết quả kiểm tra đánh giá HS. Do đó, GV phổ thông đã góp ý và hƣớng dẫn SV Duy phân tích một số kết quả bài làm kiểm tra của HS và có một số điều chỉnh nội dung của đề kiểm tra phù hợp với trình độ HS. 144 Tại trƣờng THPT Thiên Hộ Dƣơng, chúng tôi trực tiếp quan sát và kết hợp phỏng vấn GV hƣớng dẫn của SV Đoàn Thị Kiều Ngân. Do SV Ngân đã có ý thức và có KN sử dụng phần mềm Toán học vào dạy học Toán khi học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP” ở trƣờng Đại học. Chính vì vậy, SV Ngân tỏ ra rất tự tin khi thực hiện hoạt động giảng dạy ở trƣờng phổ thông. SV Ngân tích cực sử dụng phần mềm vào hỗ trợ trình chiếu cho bài giảng, khai thác sử dụng phần mềm hỗ trợ cho các tình huống dạy học điển hình một cách hiệu quả, nhƣng SV Ngân còn lúng túng trong việc phân tích một số kết quả kiểm tra đánh giá HS, em đã chủ động trao đổi xin ý kiến GV hƣớng dẫn để có một số điều chỉnh trong việc ra đề kiểm tra cho HS. Sau quá trình TTSP, chúng tôi đã phát phiếu điều tra phỏng vấn 3 SV trên về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học (được tách ra để phân tích từ kết quả khảo sát chung của cả nhóm thực nghiệm tại trường Đại học Đồng Tháp). Bảng 3.5: Kết quả điều tra SV về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Hoạt động Nội dung điều tra Trả lời của các SV SV Lộc SV Duy SV Ngân Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong giờ học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP” Đây là hoạt động cần thiết đối với SV. Không Bình thƣờng Có SV khá hứng thú với hoạt động này. Không Có Có SV có thể thực hiện hoạt động này dễ dàng. Không Không Không Hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho mỗi SV. Có Có Có Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của Đây là hình thức học khá thú vị. Có Có Có Đây là hình thức quan trọng đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học. Có Có Có 145 SV trong đợt TTSP tại một số trƣờng THPT Đây là hoạt động quan trọng cần tập dƣợt cho SV trƣớc khi tốt nghiệp. Có Có Có Thông qua kết quả thu đƣợc ở bảng 3.5, có thể thấy SV đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo GV ngành Toán và tất cả đều cho đây là hoạt động khá thú vị nhằm tăng thêm KN dạy học của SV sau khi tốt nghiệp tại các trƣờng Đại học. c) Kết quả phân tích sự phát triển các cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học của các SV tham gia quá trình nghiên cứu trường hợp Qua phân tích các sản phẩm của 3 SV nộp cho giảng viên, GV hƣớng dẫn TTSP ở trƣờng phổ thông (tách ra từ sản phẩm chung của cả nhóm) gồm các bài giảng có ứng dụng CNTT. Chúng tôi kết hợp kết quả này và kết quả quan sát trực tiếp SV trong các giờ thực hành và thời gian thực tập, thu đƣợc kết quả về sự phát triển các cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 3 SV Lộc, Duy, Ngân ở các bảng 3.6, bảng 3.7 và bảng 3.8. Bảng 3.6: Kết quả theo dõi đối với SV Nguyễn Vĩnh Lộc KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 x x KN 2 x KN 3 x KN 4 x KN 5 x Bảng 3.7: Kết quả theo dõi đối với SV Đỗ Thanh Duy KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 x x KN 2 x x KN 3 x KN 4 x KN 5 x 146 Bảng 3.8: Kết quả theo dõi đối với SV Đoàn Thị Kiều Ngân KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 x x KN 2 x x KN 3 x KN 4 x KN 5 x x Qua việc theo dõi này chúng ta thấy sau đợt TNSP, cả 3 SV đều có sự tiến bộ rõ rệt, KN ứng dụng CNTT trong dạy học của các SV này đều đƣợc phát triển lên các mức cao hơn. Quá trình TNSP đã giúp cho việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy đối với SV ngành Toán đƣợc tốt hơn. 3.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 4 3.2.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Việc chọn mẫu TNSP đối với nhóm TNSP 4, chúng tôi cũng dựa trên nguyên tắc: SV cùng khóa học, cùng tiến độ tích lũy học phần trong chƣơng trình đào tạo. Mẫu SV đƣợc chọn cho TNSP là SV ĐHSP ngành Toán thuộc khóa tuyển sinh năm 2012 của Trƣờng ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. Chúng tôi tích hợp việc TNSP trong quá trình dạy học các học phần chính khóa và lựa chọn chính các giảng viên dạy chính khóa tổ chức TNSP, gồm: TT Giảng viên Học phần giảng dạy 1 TS. Trần Việt Cƣờng Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán 2 TS. Đỗ Thị Trinh PPDH môn Toán 3 TS. Trịnh Thị Phƣơng Thảo Rèn luyện NVSP Riêng học phần Kiến tập và TTSP, để quan sát đƣợc các hoạt động của SV, tác giả cùng với giảng viên (giảng viên phụ trách thực tập) của Khoa Toán - Trƣờng ĐHSP - Đại học Thái Nguyên tổ chức theo dõi, ghi chép, phỏng vấn SV, giảng viên và GV hƣớng dẫn thực tập tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để thu thập thông tin đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán. 3.2.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm * Phân tích về mặt định tính 147 Chúng tôi quan sát quá trình TNSP, thu đƣợc kết quả sau: - Về phía giảng viên: Nhìn chung các giảng viên đều nắm bắt đƣợc quy trình và cách thức thực hiện các nội dung rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV. Các hoạt động rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học đƣợc xen kẽ cho phù hợp với các hoạt động dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu về mục tiêu dạy học của học phần. - Về phía SV: Nhìn chung SV tích cực trong học tập, SV chịu khó tìm tòi, tự học và tự nghiên cứu khai thác các ứng dụng của phần mềm Toán học. Hiện nay, SV khi đi TTSP ở trƣờng THPT đã ứng dụng CNTT trong việc soạn bài giảng cụ thể ít nhất mỗi em đều có giảng 1 tiết có ứng dụng CNTT trong dạy học. * Phân tích về mặt định lượng Chúng tôi cũng dựa trên kết quả quan sát và phỏng vấn SV ĐHSP ngành Toán trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc thực hành xây dựng các kịch bản dạy học có ứng dụng CNTT trong các học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, PPDH môn Toán, Rèn luyện NVSP, đồng thời quan sát và thu thập thông tin từ những buổi hoạt động nhóm của SV trong quá trình tự rèn luyện. Căn cứ bảng tiêu chí đánh giá về KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16), chúng tôi thu đƣợc kết quả phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 31 SV thuộc nhóm TNSP 4 nhƣ sau: Bảng 3.9: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm TNSP 4 KN Các cấp độ KN trƣớc TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 KN 1 5 2 0 0 1 30 KN 2 4 1 0 0 4 27 KN 3 3 0 0 0 6 25 KN 4 3 0 0 2 11 18 KN 5 2 1 0 1 12 18 Qua bảng kết quả trên cho thấy SV trƣớc TNSP vừa học xong năm thứ hai nên chƣa đƣợc học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán”, “Rèn luyện NVSP”. Vì vậy, chỉ có vài SV đạt đƣợc cấp độ 1 của các KN. Sau 148 TNSP, các KN của SV có bƣớc phát triển tăng vọt. Đặc biệt, với KN 1, KN 2 và KN 3 thì tất cả SV đều đạt cấp độ 2 và cấp độ 3. Đặc biệt cũng có một số SV có KN vƣợt trội đạt đến giai đoạn 5, giai đoạn 6 của KN, có KN nhƣ một GV phổ thông. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số SV ở trƣờng Sƣ phạm chỉ đạt đến cấp độ 3. Nhƣ vậy, qua phân tích định tính và định lƣợng kết quả TNSP, có thể thấy đƣợc sau quá trình áp dụng đồng bộ 4 BP đã đề xuất đã giúp các SV ĐHSP ngành Toán phát triển đƣợc 5 KN ứng dụng CNTT trong dạy học, thông qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GV ngành Toán tại các trƣờng Đại học. 3.3. Phân tích kết quả kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất về rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán Song song với việc rèn luyện các KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán, chúng tôi đã phát phiếu điều tra và phỏng vấn đối 9 giảng viên tham gia giảng dạy các học phần có rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học và các giảng viên có tham gia vào quá trình quản lí, theo dõi các SV trong quá trình TNSP về nội dung các BP có phù hợp với mục tiêu đào tạo GV ngành Toán, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 3.10: Ý kiến của giảng viên về nội dung các BP đã đề xuất trong chương 2 của luận án TT Nội dung Đánh giá (%) Đồng ý Không đồng ý 1 Nội dung của các BP có phù hợp với mục tiêu đào tạo của Trƣờng không? 9 0 2 Nội dung các BP có phù hợp với định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay không? 9 0 3 Các BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học có dễ triển khai trong quá trình đào tạo không? 7 2 4 Các BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học có góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của các trƣờng Đại học có đào tạo SV sƣ phạm? 9 0 Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy các BP đƣa ra là phù hợp với định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay, phù hợp với mục tiêu đào tạo GV ngành Toán tại 149 các trƣờng Đại học. 100% giảng viên các trƣờng TNSP cho rằng các BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học có góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo GV của các trƣờng Đại học. Riêng có một vài ý kiến không đồng tình về các BP có thể dễ dàng triển khai trong thực tiễn đào tạo GV ngành Toán, khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân thì đƣợc biết đây là những giảng viên đã thuộc những ngƣời cao tuổi, ngại đổi mới và cập nhật về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học. Nhìn chung, các BP là phù hợp và có thể triển khai trong đào tạo tại các trƣờng Đại học. 3.4. Tiểu kết chƣơng 3 Đặc thù của việc TNSP không làm theo mô hình thực nghiệm và đối chứng mà triển khai TNSP nhiều tầng, nhiều lớp theo dọc quá trình đào tạo của trƣờng Đại học (có đào tạo SV sƣ phạm). Từ việc TNSP, cho thấy: Các BP do luận án đề xuất đảm bảo tính hệ thống gắn với quá trình đào tạo của các trƣờng Đại học và đặc thù dạy học Toán. Không gian, địa điểm tổ chức thực hiện các BP không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ giảng đƣờng các trƣờng Đại học mà nó bao gồm cả môi trƣờng thực ở các trƣờng phổ thông và môi trƣờng ảo (trên mạng Internet). SV không chỉ nhận đƣợc sự hỗ trợ của giảng viên các trƣờng Đại học mà còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, kiểm tra đánh giá của các GV phổ thông nơi SV kiến tập, thực tập. Các BP đã đề cao vai trò tự học, tự rèn luyện của SV. Từ quá trình TNSP cũng cho thấy: - Phải coi trọng việc trang bị kiến thức ban đầu cho SV nhƣ: dạy học phần ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, tích hợp nội dung rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong một số học phần khác, nhờ đó mà SV có đủ năng lực sử dụng CNTT để vận dụng vào hỗ trợ dạy học Toán. - Việc cho SV tiếp cận các ví dụ cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong các tình huống của dạy học Toán trong quá trình giảng dạy PPDH ở trƣờng Đại học sẽ giúp SV vƣợt qua những bở ngỡ ban đầu hiểu rõ mối liên hệ giữa công cụ CNTT với dạy học Toán. - Việc tạo ra môi trƣờng cho SV rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Kết quả TNSP cho thấy các BP sƣ phạm đề ra là khả thi và hiệu quả. 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Với mục đích nghiên cứu, xác định các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở trƣờng THPT và đề xuất các BP sƣ phạm nhằm rèn luyện những KN này cho SV ĐHSP ngành Toán góp phần nâng cao KN dạy học cho SV. Luận án đã có những kết quả chủ yếu sau đây: (1). Trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn trong và ngoài nƣớc về ứng dụng CNTT trong dạy học Toán. Từ kết quả nghiên cứu này một lần nữa cho thấy sự cần thiết của việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán cho SV các trƣờng Sƣ phạm. (2). Xác định 5 KN về ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở trƣờng THPT gồm: KN sử dụng phần mềm Toán học để tính toán, KN sử dụng phần mềm Toán học để mô tả bài toán, KN tƣơng tác với mô hình bài toán trên máy tính, KN ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc vận dụng lí luận dạy học vào dạy học Toán, KN ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Các KN này phù hợp với Chuẩn nghề nghiệp GV trung học đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. (3). Làm rõ các cấp độ đối với mỗi KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán thông qua các ví dụ hoạt động cụ thể trong dạy học Toán ở trƣờng phổ thông. Đây vừa là mục tiêu để rèn luyện KN cho SV, vừa là tiêu chí để đánh giá mức độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán của SV. (4). Trên cơ sở lí luận, thực tiễn của việc hình thành, phát triển, rèn luyện và đánh giá KN dạy học, luận án đã đề xuất đƣợc 4 BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán phù hợp với mô hình đào tạo của các trƣờng Đại học (có đào tạo SV sƣ phạm) và thực tiễn giảng dạy Toán ở các trƣờng phổ thông. (5). Việc TNSP đƣợc triển khai “nhiều tầng, nhiều lớp” theo dọc quá trình đào tạo của trƣờng Đại học đã cho thấy các kiến thức trang bị cho SV và các BP sƣ phạm do luận án đề xuất là phù hợp, mang lại hiệu quả rõ ràng. Chất lƣợng các giờ 151 dạy Toán có ứng dụng CNTT của SV thực tập đƣợc GV phổ thông đánh giá cao. Nhƣ vậy từ kết quả nghiên cứu và TNSP, theo ý chủ quan của chúng tôi có thể khẳng định: mục đích nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận đƣợc. Kiến nghị (1). Trong chƣơng trình đào tạo của các trƣờng Đại học (có đào tạo SV sƣ phạm) cần có chƣơng trình để rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV và việc bồi dƣỡng KN ứng dụng CNTT trong dạy học là một quá trình xuyên suốt quá trình đào tạo. (2). Do CNTT phát triển nhanh, ở trƣờng Đại học chỉ mới rèn luyện một số KN cơ bản về ứng dụng CNTT trong dạy học. Sau đó, SV phải tiếp tục tự học và tự rèn luyện, vì vậy nên rèn luyện cho SV năng lực tự nghiên cứu và khám phá các phần mềm Toán học để ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. (3). Các trƣờng Đại học với vai trò là cái máy cái trong việc đào tạo GV cho các trƣờng phổ thông. Vì vậy, bản thân việc ứng dụng CNTT của giảng viên ở trƣờng Đại học có tác động tích cực đến việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ I. Bài báo khoa học 1. Lê Minh Cƣờng, Trần Trung (2011), “KN ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên THPT”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt - Tháng 12), tr. 119-120. 2. Lê Minh Cƣờng (2012), “Quy trình hình thành KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV sƣ phạm”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt - Tháng 12), tr. 81-82. 3. Lê Minh Cƣờng (2013), “Yêu cầu sƣ phạm của việc dạy học trong môi trƣờng CNTT”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt - Tháng 8), tr. 112-113. 4. Lê Minh Cƣờng, Đỗ Đức Thông (2013), “Thiết kế và sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học môn Toán ở trƣờng THPT”, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội (Volume 58), tr. 57-64. 5. Lê Minh Cƣờng (2015), “Biện pháp rèn luyện cho SV Đại học Sƣ phạm ngành Toán KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng phổ thông”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (Số 118 - Tháng 6), tr. 34-37,64. 6. Lê Minh Cƣờng (2016), “Rèn luyện KN sử dụng phần mềm GeoGebra cho SV Đại học Sƣ phạm toán trong dạy học chủ đề phép biến hình trên mặt phẳng”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (Số 134 - Tháng 10), tr. 37-40. 7. Trịnh Thị Phƣơng Thảo, Lê Minh Cƣờng (2016), “Bồi dƣỡng KN ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trƣờng THPT cho SV sƣ phạm”, Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt - Tháng 10), tr. 108-111,107. II. Hội nghị, hội thảo 8. Lê Minh Cƣờng, Đặng Thanh Hùng (2012), “Sử dụng phần mềm GeoGebra làm phƣơng tiện trực quan trong tình huống dạy học định lí phần phép biến hình”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ hai - Năm 2012, NXB Đại học Huế, tr. 624-632. 9. Lê Minh Cƣờng, Nguyễn Thị Hải Hậu (2014), “Tổng quan các nghiên cứu về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở trƣờng phổ thông cho SV Đại học Sƣ phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu giáo dục Toán học theo hướng phát triển năng lực người học, giai đoạn 2014-2020, NXB 153 Đại học Sƣ phạm, tr. 103-111. 10. Trịnh Thanh Hải, Lê Minh Cƣờng, Đỗ Đức Thông (2015), “Bồi dƣỡng năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Toán phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sƣ phạm, tr. 60-63. 11. Lê Minh Cƣờng (2015), “Hệ thống KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở trƣờng phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Toán phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sƣ phạm, tr. 72-81. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Nhƣ An (1991), “Về qui trình rèn luyện KN dạy học cho SV sƣ phạm”, Nghiên cứu giáo dục, (2), tr.11 và 28. 2. Nguyễn Nhƣ An (1993), Hệ thống KN giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống KN đó cho SV khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án Tiến sĩ khoa học Sƣ phạm – Tâm lý, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 3. Hoàng Ngọc Anh (2011), Sử dụng đa phương tiện trong môn Phương pháp dạy học Toán ở trường Đại học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 4. Hoàng Thị Anh (1992), KN giao tiếp sư phạm của SV, Luận án Phó tiến sĩ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 5. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT (22/10/2009) về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT. 6. Bộ GD&ĐT (2015), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 7. Bộ nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (16/09/2015) về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THPT công lập. 8. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT (11/3/2014) về việc Quy định Chuẩn KN sử dụng CNTT. 9. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. 10. Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, Phan Thị Luyến (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp GV - Tăng cường năng lực dạy học của GV (Module THPT 18. PPDH tích cực), NXB Giáo dục Việt Nam và NXB ĐHSP. 11. A.G. Côvaliov (1994), Tâm lí học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Đại học Thái Nguyên (2013), Quyết định số 766/QĐ-ĐHTN (15/7/2013) về việc phê duyệt Đề án “Chuẩn trình độ CNTT cho cán bộ công chức, giảng 155 viên và SV Đại học Thái Nguyên (Giai đoạn 2013-2015)”. 13. Nguyễn Sỹ Đức (2001), Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán ở tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 14. Nguyễn Anh Dũng (2013), Biên soạn chương trình và chuẩn kiến thức, KN về CNTT cho SV sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội. 15. Vũ Dũng (Chủ biên) (2000), Tâm lí học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho SV KN dạy học Sinh học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 17. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng CNTT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 18. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học môn Toán, NXB Hà Nội. 19. Trịnh Thanh Hải (2010), Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Toán, NXB Đại học Quốc gia. 20. Trịnh Thanh Hải, Trần Việt Cƣờng, Trịnh Thị Phƣơng Thảo (2013), Ứng dụng tin học trong dạy học Toán (Giáo trình đại học), NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) , Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2012), Hình học 10, NXB Giáo dục Việt Nam. 22. Nguyễn Văn Hiền (2009), Hình thành cho SV KN sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy Sinh học, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 23. Ngô Văn Hoan (2003), “KN và hình thành KN nghề điện tử dân dụng”, Tạp chí Khoa học trƣờng ĐHSP Hà Nội, (3), tr.39-44. 24. Nguyễn Dƣơng Hoàng (2009), Tổ chức hoạt động dạy học bộ môn PPDH Toán theo định hướng tăng cường rèn luyện KN dạy học cho SV, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Vinh. 156 25. Nguyễn Văn Hồng (2012), Ứng dụng E-learning trong dạy học môn Toán lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 26. Đặng Thành Hƣng (2004), “Hệ thống KN học tập hiện đại”, Tạp chí Giáo dục, tr.25-27. 27. Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng CNTT – truyền thông trong giáo dục”, Tạp chí giáo dục, (161), tr.14-15 và 10. 28. I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực của HS như thế nào (tập 1,2), NXB Giáo dục, Hà Nội. 29. Nguyễn Bá Kim (2015), PPDH môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội. 30. X.I. Kixengof (1976), Hình thành KN sư phạm cho SV trong điều kiện của nền giáo dục đại học, Tƣ liệu ĐHSP Hà Nội. 31. V.A. Kruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lí học lứa tuổi, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Đào Thái Lai (2002), Ứng dụng CNTT và những vấn đề cần xem xét đổi mới trong hệ thống PPDH môn Toán, Tạp chí Giáo dục, số 9. 33. Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Mã số B2003-49-42TĐ, Viện Chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục. 34. Nguyễn Thị Chim Lang (2009), Rèn luyện KN sử dụng CNTT - truyền thông nhằm phát triển KN học tập của HS cuối cấp tiểu học, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 35. Nguyễn Tích Lăng (2000), “World-wide web và vai trò của nó trong giáo dục”, Nghiên cứu giáo dục, (2), tr.30-32. 36. Hoàng Mai Lê (2005), “Về thực trạng ứng dụng CNTT&TT vào dạy học ở tiểu học và đào tạo bồi dƣỡng GV tiểu học”, Tạp chí giáo dục, (181), tr.34- 35 và 15. 37. N.D. Levitov (1971), Tâm lí học trẻ em và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 157 38. B.Ph. Lomov (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lí học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 39. Phan Thanh Long (2004), Các biện pháp rèn luyện KN dạy học cho SV cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 40. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Trần Hữu Luyến (2008), Cơ sở tâm lí học dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 42. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình PPDH một số nội dung cụ thể môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội. 43. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội. 44. A.V. Pêtrôpxki (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 45. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 46. Nguyễn Minh Phƣơng (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài NCKH của Viện KHGD Việt Nam. 47. Phạm Xuân Quế (2007), Giáo trình Tin học trong dạy học Vật lí, NXB ĐHSP, Hà Nội. 48. Quốc Hội (2006), Luật CNTT nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006. 49. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2012), Đại số và Giải tích 11 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam. 50. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông (2012), Đại số 10 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam. 51. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị (2012), Hình học 10 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam. 158 52. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Tạ Mẫn (2012), Hình học 11 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam. 53. Xavier Roegiers (1996), Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội (Bản dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị). 54. P.A. Rudich (1980), Tâm lí học thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 55. Lê Hồng Sơn (2002), “CNTT&TT với giáo dục đào tạo ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, (32), tr. 5-6,23. 56. Ngô Quang Sơn, Nguyễn Thị Kim Thành (2005), “Định hƣớng nội dung đào tạo, bồi dƣỡng năng lực sử dụng, ứng dụng CNTT – truyền thông vào dạy học cho GV tiểu học”, Tạp chí giáo dục, (118), tr.34-35 và 15. 57. Hoàng Trọng Thái, Trần Thị Ngọc Diệp, Lê Quang Phan, Nguyễn Văn Tuấn (2008), Giáo trình Sử dụng phần mềm Toán học, NXB ĐHSP. 58. Nguyễn Chiến Thắng (2012), Các biện pháp rèn luyện KN nghề nghiệp cho SV ngành Sư phạm Toán học thông qua việc dạy học các môn Toán sơ cấp và PPDH Toán ở trường Đại học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Vinh. 59. Thái Văn Thành (1999), Phương pháp sử dụng PMDH theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức trong dạy học ở bậc tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục. 60. Trần Quốc Thành (1992), KN tổ chức trò chơi của chi đội trưởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa Sƣ phạm-Tâm lý, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 61. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng Tin học trong giảng dạy Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 62. Trần Trọng Thủy (1992), Một số lý thuyết về hoạt động học tập, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2/1992. 63. Dƣơng Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội. 159 64. Lê Công Triêm (2004), “Bài giảng điện tử và quy trình thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới PPDH với sự tham gia của thiết bị kỹ thuật, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế, tr.47- 55. 65. Đỗ Thị Trinh (2013), Phát triển năng lực dạy học Toán cho SV các trường Sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 66. Mai Văn Trinh (2003), “Ứng dụng CNTT đổi mới PPDH và đào tạo GV Vật lí”, Tạp chí giáo dục, (66), tr.34-35 và 33. 67. Trần Trung (2009), Ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dự bị đại học dân tộc, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Vinh. 68. Trần Trung (2013), Phương tiện dạy học môn Toán, NXB ĐHSP. 69. Trần Trung (chủ biên), Đặng Xuân Cƣơng, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Danh Nam (2011), Ứng dụng CNTT vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 70. Trần Trung (Chủ biên), Đỗ Văn Cƣờng, Lê Minh Cƣờng (2012), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, KN Toán 11, NXB Giáo dục Việt Nam. 71. Trần Trung, Trần Việt Cƣờng (2013), Tiếp cận hiện đại trong rèn luyện năng lực sư phạm cho SV ngành Toán ở trường Đại học, NXB ĐHSP. 72. Trần Anh Tuấn (1996), Xây dựng quy trình tập luyện các KN giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành, TTSP, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 73. Thái Duy Tuyên (1992), Một số vấn đề hiện đại lí luận dạy học, Viện Khoa học Giáo dục. 74. Thái Duy Tuyên (2012), Những vấn đề chung của giáo dục học, NXB ĐHSP, Hà Nội, tr.117-124. 75. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội. 160 76. Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam (trực tuyến): (Website: 77. Trần Vui (Chủ biên), Lê Quang Hùng (2006), Khám phá Hình học 10 với The Geometer’s Sketchpad, NXB Giáo dục, Hà Nội. 78. Trần Vui (Chủ biên), Lê Quang Hùng (2007), Khám phá Hình học 11 với The Geometer’s Sketchpad, NXB Giáo dục, Hà Nội. 79. Trần Vui (Chủ biên), Lê Quang Hùng (2007), Thiết kế các mô hình dạy học Toán THPT với The Geometer’s Sketchpad, NXB Giáo dục, Hà Nội. 80. Trần Vui (Chủ biên), Lê Quang Hùng, Nguyễn Đăng Minh Phúc (2009), Khám phá Giải tích 12 với The Geometer’s Sketchpad, NXB Giáo dục Việt Nam. 81. Trần Vui (Chủ biên), Lê Quang Hùng, Nguyễn Đình Hoàng Nhân (2009), Khám phá Hình học 12 với The Geometer’s Sketchpad, NXB Giáo dục Việt Nam. 82. A.A. Xmiecnop, A.N. Leonchep, X.I. Rubinxten, B.M. Chieplop (1975), Tâm lí học, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh 83. Cher Ping Lim (2006), The Science and Art of Intergrating ICT in Singapore Schools, iT21 (Singapore) Pte Ltd, Singapore. 84. Cuckle, P., Clarke, S & Jenkins, I. (2000), “Students” information and communications technology skills and their use during teacher training”, Journal of Information Technology for Teacher Education, 9(1), tr.9-22. 85. Dexter, S., et al. (2002), “Contributions of professional community to exemplary use of ICT”, Journal of Computer Assisted Learning, 18(4), tr.489-497. 86. Engin Kursun, Sysegul Bakar, Melih Derya Gurer (2006), “Modeling technology use in teacher training programs: a case of a faculty of education”, The 2nd International Open and Distance Learning (IODL) Conference, Ataturk University, Turkey. 161 87. Ertmer, P.A., Addison. P., Lane. M., Ross E.&Woods. D (1999), “Examining teachers’ beliefs about the role of technology in the elementary classroom”, Journal of Research on Computing in Education, 32(1), tr.54-71. 88. Fabry. D. & Higgs, J.(1997), “Barries to the effective use of technology in education: Current Status”, Journal of Education Computing, 17(4), tr.385- 395. 89. Granger, C.A. et al. (2002), “Factors contributing to teachers’ successful implementation of IT”, Journal of Computer Assited Learning, 18(4), tr.480- 488. 90. Guha. S. (2003), “Are we all technically prepared? Teachers’ perspective on the cause of comfor or discomfor in using computer at elementary grade teaching”, Information Technology in Childhood Education Annual, tr.317- 349. 91. Guillermo E. Pedroni (1996), The Importance of The World Wide Web in Education K-12, Submitted as final requirement for the MSE at Southern Illinois University at Edwardsville. 92. Hargie O.D.W. (1986), A handbook of communication skills, London: Routledge. 93. ISTE (2000), National Educational Technology Standards (NETS) and Performance Indicators for Teachers, Internatinonal Society for Technology in education, www.iste.org, USA. 94. John. J.Hirschbuhl (1996), Computers in Education (eighth edition), Dushkin/McDraw-Hill, USA. 95. Murphy, C.& Greenwood, L. (1998), “Effective intergration of information and communications technology in teacher education”, Journal of Information Technology for Teacher Education, 7(3), tr.413-429. 96. Ofsted (2002), ICT in schools: effect of goverment initiatives, Progress report April 2002. www.ofsted.gov.uk/publications/docs/19.pdf. 97. Pelgrum, W.J.(2001), “Obstacles to the integration of ICT in education: 162 Results from a world wide educational assessment”, Computers & Education, (37), tr.163-178. 98. Selinger, M. (1998), INSERT for IT: a review of the literature relating to preparation for and use of IT in schools. NFER, tr.14. 99. Simpson et al. (1999), “Using information and communications technology as a pedagogical tool: who educates the educators?, Journal of Education for Teaching, 25 (3), tr.247-262. 100. Snoeyink. R. & Ertmer. P. (2001), “Thrust into technology: how veteran teachers respond”, Journal of Educational Technology Systems, 30(1), tr.85- 111. 101. Tomei, L.A. (2005), The taxonomy for the technology domain, Information Science Publishing, USA. 102. UNESCO (2002), Information and communication technologies in teacher education, a planning guide, UNESCO Bangkok, Thailand. 103. Vanfossen P.(1999), “Teachers would have to be crazy not to use the Internet!: secondary social studies teachers in Indiana”, The Annual Meeting of the National Council for the Social Studies, Orlando. 104. Website: 105. Yuen. A. & Ma, W. (2002), “Gender differences in teacher computer acceptance”, Journal of Technology and Teacher Education, 10 (3), tr.365- 382.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ren_luyen_cho_sinh_vien_dai_hoc_su_pham_nganh_toan_k.pdf
  • pdfNhung ket luan moi cua luan an NCS Le Minh Cuong - tieng Anh.pdf
  • pdfNhung ket luan moi cua luan an NCS Le Minh Cuong - tieng Viet.pdf
  • pdfPhu luc 1.pdf
  • pdfPhu luc 2.pdf
  • pdfPhu luc 3.pdf
  • pdfPhu luc 4.pdf
  • pdfPhu luc 5.pdf
  • pdfTom tat (English) - Bia.pdf
  • pdfTom tat (TV) - Bia.pdf
  • pdfTom tat Luan an LeMinhCuong (English).pdf
  • pdfTom tat Luan an LeMinhCuong (TV).pdf
Luận văn liên quan