Luận án Rủi ro và lợi nhuận của các NHTM: Trường hợp Việt Nam và các nước châu Á - Thái Bình Dương

Phương pháp đo lường lợi nhuận bằng đo lường biên lợi nhuận và đo lường lợi nhuận bằng chênh lệch giá cổ phiếu được thực hiện khá công phu so với phương pháp tỉ số. - Phương pháp đo lường lợi nhuận biên yêu cầu khắt khe về giả định yếu tố và dạng hàm phân tích. - Phương pháp đo lường lợi nhuận bằng chêch lệch giá cổ phiếu khá chính xác nhưng trong bối cảnh nghiên cứu của luận án này, chêch lệch giá cổ phiếu đã được sử dụng trong mô hình ước lượng beta rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, nên không thể thực hiện cho mô hình lợi nhuận ở mục tiêu nghiên cứu thứ hai.

pdf134 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rủi ro và lợi nhuận của các NHTM: Trường hợp Việt Nam và các nước châu Á - Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDP , M2 - cung tiền, IFR – lạm phát, y2008 – biến giả khủng hoảng tài chính, developed – biến giả nước phát triển. Giai đoạn nghiên cứu 2000-2013, phương pháp ước lượng OSL, FEM và REM. Mô hình hồi quy: 110 beta Risktotal_m ROE=F(X) OLS FEM REM OLS FEM REM beta_RM 0,04625 0,10777 0,04896 (0,036) (0,068) (0,041) beta_RI 0,01675 0,07536 0,02610 (0,063) (0,085) (0,078) res_local 2,59848 2,10443 2,43543 (2,469) (3,304) (2,247) risktotal_m -0,06961 0,09314 -0,06172 (0,188) (0,152) (0,106) size 0,01573** -0,03022 0,01412 0,00797* 0,06310 0,00817 (0,008) (0,054) (0,010) (0,005) (0,048) (0,012) GDP 0,89632*** 0,66935* 0,86769** 0,03027 0,20134 0,03627 (0,156) (0,363) (0,344) (0,603) (0,503) (0,472) M2 0,00543 0,03326 0,00477 -0,02226 -0,13863* -0,02300 (0,016) (0,078) (0,016) (0,018) (0,074) (0,017) IFR 0,00489 -0,01611** 0,00275 0,01273 0,00941** 0,01258*** (0,006) (0,007) (0,005) (0,011) (0,004) (0,003) y2008 0,03018 0,05228 0,03301 0,03543 0,07274 0,03570 (0,020) (0,037) (0,026) (0,045) (0,050) (0,034) developed -0,03896 -0,04873 0,03569 0,03766 (0,064) (0,064) (0,061) (0,075) Constant -1,11185*** -0,65144 -1,05391*** 0,03681 0,10646 0,03193 (0,197) (0,488) (0,358) (0,570) (0,579) (0,501) Observations 1,284 1,284 1,284 2,492 2,492 2,492 Model test F( 9, 1274) = 30,11 F(8,1113) = 1,85 Wald chi2(9) = 26,41 F( 7, 2484) = 9,92 F(6,2308) = 2,07 Wald chi2(7) = 34,53 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0646 Prob > chi2 = 0,0018 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0539 Prob > chi2 = 0,0000 F test F test that all u_i=0: F test that all u_i=0: F(162, 1113) = 1,44 F(177, 2308) = 1,10 Prob > F = 0,0007 Prob > F = 0,1827 LM test Test: Var(u) = 0 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 4,38 chibar2(01) = 0,41 Prob > chibar2 = 0,0182 Prob > chibar2 = 0,2605 Hausman test Ho: difference in coefficients not systematic Ho: difference in coefficients not systematic chi2(8) = 24,66 chi2(6) = 5,68 Prob>chi2 = 0,0018 Prob>chi2 = 0,4596 Wooldridge test H0: no first-order autocorrelation H0: no first-order autocorrelation F( 1, 136) = 1,213 F( 1, 177) = 3,144 Prob > F = 0,2728 Prob > F = 0,0779 VIF 2,45 1,32 2,31 2,39 1,32 2,22 R-squared 0,024 0,013 0,005 0,015 0,005 0,004 Number of idbank 163 163 163 178 178 178 *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,10 111 Bảng 4.9: Tác động rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng trường hợp châu Á - Thái Bình Dương (Phụ lục: C.1, C.2) (tiếp theo) Biến phụ thuộc: (ROE) – chỉ số lợi nhuận ngân hàng. Biến độc lập: (Risk_debt , Risk_credit) – rủi ro tín dụng, size - quy mô, GDP - tăng trưởng GDP , M2 - cung tiền, IFR – lạm phát, y2008 – biến giả khủng hoảng tài chính, developed – biến giả nước phát triển. Giai đoạn nghiên cứu 2000-2013, phương pháp ước lượng OSL, FEM và REM. Mô hình hồi quy: Risk_debt Risk_credit ROE=F(X) OLS FEM REM OLS FEM REM risk_deb -0,00537*** -0,00500* -0,00532** (0,002) (0,003) (0,002) risk_credit -0,03632*** -0,03435*** -0,03615*** (0,013) (0,008) (0,007) size 0,00769 0,06390 0,00784 0,00971* 0,05866 0,00978 (0,005) (0,048) (0,012) (0,005) (0,048) (0,011) GDP -0,06250 0,11339 -0,05538 -0,19152 -0,04252 -0,18774 (0,634) (0,502) (0,473) (0,619) (0,502) (0,471) M2 -0,02598 -0,15671** -0,02662 -0,02290 -0,14859** -0,02348 (0,019) (0,075) (0,017) (0,019) (0,074) (0,016) IFR 0,01222 0,00952** 0,01211*** 0,01584 0,01262*** 0,01571*** (0,011) (0,004) (0,003) (0,011) (0,004) (0,003) y2008 0,01876 0,07063 0,01937 0,01631 0,06968 0,01681 (0,043) (0,050) (0,035) (0,042) (0,050) (0,034) developed 0,03517 0,03718 0,02376 0,02534 (0,060) (0,075) (0,060) (0,074) Constant 0,18969 0,35983 0,18431 0,27464 0,50390 0,27348 (0,627) (0,583) (0,504) (0,608) (0,575) (0,500) Observations 2,492 2,492 2,492 2,492 2,492 2,492 Model test F( 7, 2484) = 13,11 F(6,2308) = 2,53 Wald chi2(7) = 39,77 F( 7, 2484) = 10,07 F(6,2308) = 5,16 Wald chi2(7) = 58,85 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0193 Prob > chi2 = 0,0000 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 Prob > chi2 = 0,0000 F test F test that all u_i=0: F test that all u_i=0: F(177, 2308) = 1,09 F(177, 2308) = 1,08 Prob > F = 0,2133 Prob > F = 0,2400 LM test Test: Var(u) = 0 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 0,31 chibar2(01) = 0,23 Prob > chibar2 = 0,2883 Prob > chibar2 = 0,3171 Hausman test Ho: difference in coefficients not systematic Ho: difference in coefficients not systematic chi2(6) = 4,17 chi2(6) = 4,17 Prob>chi2 = 0,6531 Prob>chi2 = 0,6531 Wooldridge test H0: no first-order autocorrelation H0: no first-order autocorrelation F( 1, 177) = 3,155 F( 1, 177) = 3,065 Prob > F = 0,0774 Prob > F = 0,0817 VIF 2,40 1,34 2,23 2,40 1,35 2,23 R-squared 0,017 0,007 0,005 0,024 0,013 0,012 Number of idbank 178 178 178 178 178 178 *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,10 112 Để có thêm cơ sở khẳng định kết quả nghiên cứu rủi ro tác động đến chỉ số lợi nhuận ROA, luận án tiến hành kiểm định trên các hồi quy tác động rủi ro đến chỉ số lợi nhuận ROE. Tuy nhiên, kết quả kiểm định của mô hình rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận ROE có F test, LM test, Hausman test đều >0,05 nên không có bằng chứng cho rằng mô hình FEM và REM tốt hơn OLS. Vì thế, mô hình OLS được sử dụng để phân tích. Kết quả mô hình đều cho thấy rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu hoặc tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro) đều có tác động nghịch biến đến lợi nhuận ROE. Kết quả nghiên cứu của mô hình rủi ro tác động lợi nhuận có thể được tóm tắt thông qua bảng sau: Bảng 4.10: Trình bày tóm tắt tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Tên biến Kỳ vọng Thực tế Rủi ro ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE totalrisk (-) (-) credit risk (-) (-) Debt -risk (-) (-) beta_RM (+) (+) beta_RI (+) res (+) (+) SIZE (+) (+) (-) GDP (+) (+) (+) (+) (+) (+) IFR (+) (-) (-) (+) (-) M2 (-) (+) Y2008 (-) (+) DEVELOP (+) Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu trên, luận án nhận thấy: + Rủi ro tín dụng là yếu tố tác động mạnh lên lợi nhuận: Rủi ro tín dụng dù được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu hay tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đều cho thấy có tác động đến lợi nhuận với mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng có ảnh hưởng quan trọng đến lợi nhuận. Thật vậy, do chức năng chủ yếu ngân hàng là huy động để cho vay nên rủi ro này luôn hiện hữu và có ảnh hưởng trực tiếp 113 đến hiệu quả kinh doanh. Dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng NHTM phải đặt trọng tâm hàng đầu lên công tác quản lý chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tình hình khách hàng, phòng ngừa rủi ro đạo đức trong nội bộ ngân hàng. + Lợi nhuận ngân hàng cũng nhạy cảm với các biến động thị trường: Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Lợi nhuận ngân hàng không chỉ có được từ hoạt danh tiếng, cơ hội kinh doanh, mà một phần lớn sinh lợi từ tài sản. Khi thị trường biến động, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế biến động tốt, khả năng thanh khoản và giá trị tài sản của ngân hàng sẽ tăng giá, các khoản đầu tư thu hồi nhanh hơn, sẽ góp phần tăng hiệu quả lợi nhuận ngân hàng. + Ngân hàng chú ý đến thị trường mang tính đặc thù: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng mang tính đặc thù, thậm chí càng đặc thù càng lợi nhuận cao. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chiến lược đầu tư của các ngân hàng Việc ngân hàng có thông tin, có tiềm lực vốn, hoặc lợi thế đầu tư vào sản phẩm mang tính đặc thù, mặc dù có rủi ro cao do thị trường khó chấp nhận hoặc tài sản có thể bị giảm giá nhưng lợi nhuận kỳ vọng cao. + Rủi ro tổng thể cung cấp nhiều thông tin cho cấp quản lý ngân hàng: Trong khi ngân hàng có nhiều công cụ kiểm soát rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, nhưng thông tin về rủi ro tổng thể giúp ngân hàng đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của ngân hàng một cách thường xuyên, mặc khác giúp ngân hàng dự báo được dòng tiền trong tương lai phục vụ kinh doanh. 4.2.2. Phân tích tác động của rủi ro đến lợi nhuận trường hợp Việt Nam Tương tự như trường hợp phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro, dựa trên bộ số liệu của 16 NHTM Việt Nam, luận án sẽ đi sâu phân tích tác động rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng trong trường hợp Việt Nam. Tương tự như mục tiêu nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trong trường hợp Việt Nam, luận án tiếp tục bổ sung hình thức sở hữu vào mô hình rủi ro tác động lợi nhuận nhằm phân tích tác động rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng. Tương tự các phân tích trước, bằng chứng kiểm định cho thấy mô hình FEM thích hợp hơn trong việc phân tích tác động rủi ro tín dụng đến lợi nhuận. 114 Bảng 4.11: Rủi ro tác động tín dụng đến lợi nhuận NHTM Việt Nam (ROA) (Phụ lục: E.1, E.2) Biến phụ thuộc: (ROA) – chỉ số lợi nhuận ngân hàng. Biến độc lập: (Risk_debt , Risk_credit) – rủi ro tín dụng, size - quy mô, GDP - tăng trưởng GDP , M2 - cung tiền, IFR – lạm phát, y2008 – biến giả khủng hoảng tài chính, listed– biến giả ngân hàng có niêm yết, sto-biến giả NHTM nhà nước. Giai đoạn nghiên cứu 2000-2013, phương pháp ước lượng OSL, FEM và REM. Mô hình hồi quy: Risk_credit risk_debt ROA=F(X) OLS FEM_credit REM_credit OLS FEM_debt REM_debt risk_credit -0,24026*** -0,27594*** -0,26504*** (0,063) (0,047) (0,046) risk_deb -0,02456* -0,01267 -0,01831 (0,013) (0,013) (0,014) size -0,17753 -0,49398 -0,22411 -0,59887*** -2,40112*** -0,60458** (0,207) (0,505) (0,304) (0,214) (0,889) (0,235) GDP -0,01730 -0,00278 -0,00360 0,04756 0,10355 0,05622 (0,087) (0,084) (0,084) (0,096) (0,105) (0,109) IFR 0,02290** 0,02413*** 0,02361*** 0,01994** 0,02195** 0,02090** (0,009) (0,007) (0,007) (0,009) (0,008) (0,009) M2 0,22326** 0,31876*** 0,27464*** 0,29755*** 0,55678*** 0,31476*** (0,095) (0,100) (0,085) (0,108) (0,141) (0,102) sto -0,66060*** -0,62400*** -0,75137*** -0,78098*** (0,090) (0,199) (0,114) (0,143) listed 0,16237** 0,15739 0,24195** 0,26477** (0,077) (0,178) (0,115) (0,122) y2008 -0,38493* -0,41076** -0,40582** -0,30862 -0,24804 -0,31739 (0,199) (0,204) (0,205) (0,229) (0,252) (0,262) Constant 0,82163 0,97506 0,62805 0,93866 3,48726** 0,77950 (0,709) (1,028) (0,728) (0,732) (1,617) (0,784) Observations 196 196 196 154 154 154 Model test F( 8, 187) = 20.30 F(6,174) =11.49 Wald chi2(8) =89.25 F( 8, 145) = 12.78 F(6,132) = 4.99 Wald chi2(8) = 87.80 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 Prob > chi2 = 0,0000 Prob > F =0,0000 Prob > F = 0,0001 Prob > chi2 = 0,00 0 F test F test that all u_i=0: F test that all u_i=0: F(15, 174) = 12,04 F(15, 132) = 7,76 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 LM test Test: Var(u) = 0 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 92,21 chibar2(01) = 19,11 Prob > chibar2 = 0,0000 Prob > chibar2 = 0,0000 Hausman test Ho: difference in coefficients not systematic Ho: difference in coefficients not systematic hi2(6) = 15,65 chi2(6) = -5,95 Prob>chi2 = 0,0158 chi2<0 Wooldridge test H0: no first-order autocorrelation H0: no first-order autocorrelation F( 1, 15) = 28,773 F( 1, 14) = 11,331 Prob > F = 0,0001 Prob > F = 0,0046 VIF 3,63 3,98 3,54 3,53 3,80 3,46 R-squared 0,476 0,284 0,283 0,463 0,185 0,158 Number of idbanknew 16 16 16 16 16 16 *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.10 115 Bảng 4.12: rủi ro tác động đến lợi nhuận NHTM Việt Nam (ROE) (Phụ lục: E.3, E.4) Biến phụ thuộc: (ROE) – chỉ số lợi nhuận ngân hàng. Biến độc lập: (Risk_debt , Risk_credit) – rủi ro tín dụng, size - quy mô, GDP - tăng trưởng GDP , M2 - cung tiền, IFR – lạm phát, y2008 – biến giả khủng hoảng tài chính, listed– biến giả ngân hàng có niêm yết, sto-biến giả NHTM nhà nước. Giai đoạn nghiên cứu 2000-2013, phương pháp ước lượng OSL, FEM và REM. Mô hình hồi quy: Risk_credit Risk_debt ROE=F(X) OLS_credit FEM_credit REM_credit OLS_debt FEM_debt REM_debt risk_credit -2,60347* -2,71489** -2,53422** (1,415) (1,310) (1,168) risk_deb 0,37658 0,89578** 0,37658 (0,538) (0,370) (0,357) size 5,26749 -15,34967 4,62596 1,18889 -33,55726 1,18889 (3,720) (14,026) (4,583) (5,458) (24,484) (4,851) GDP -2,11829 -1,97943 -2,05172 -2,22998 3,86226 -2,22998 (2,056) (2,336) (2,349) (2,666) (3,944) (2,961) IFR 0,29257* 0,33882* 0,29836 0,25275 0,66089** 0,25275 (0,149) (0,193) (0,194) (0,164) (0,277) (0,241) M2 2,93578 6,68665** 3,31818 3,51463 9,76052** 3,51463 (2,219) (2,789) (2,178) (2,439) (4,694) (2,711) sto -5,48057*** -5,22465** -8,26667* -8,26667*** (1,856) (2,588) (4,293) (2,970) listed 3,78993 3,69318 5,16127 5,16127** (2,395) (2,267) (4,163) (2,505) y2008 -9,29476* -9,75525* -9,42256* -8,64944* -8,64944 (4,929) (5,676) (5,721) (5,198) (7,100) Constant 3,46093 33,92087 2,70098 8,22917 10,11944 8,22917 (14,411) (28,581) (16,562) (19,858) (54,424) (20,127) Observations 196 196 196 154 154 154 Model test F( 8, 187) = 5,15 F(6,174) = 2,08 Wald chi2(8) = 22,71 F( 8, 145) = 2,65 F(15,123) = 2,66 Wald chi2(8) = 15,78 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0577 Prob > chi2 = 0,0038 Prob > F = 0,0097 Prob > F = 0,0016 Prob > chi2 = 0,0457 F test F test that all u_i=0: F test that all u_i=0: F(15, 174) = 2,26 F(15, 123) = 2,84 Prob > F = 0,0063 Prob > F = 0,0008 LM test Test: Var(u) = 0 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 0,28 chibar2(01) = 0,00 Prob > chibar2 = 0,2974 Prob > chibar2 = 1,0000 Hausman test Ho: difference in coefficients not systematic Ho: difference in coefficients not systematic chi2(6) = 11,68 chi2(6) = 37,56 Prob>chi2 = 0,0696 Prob>chi2 = 0,0000 Wooldridge test H0: no first-order autocorrelation H0: no first-order autocorrelation F( 1, 15) = 2770,265 F( 1, 14) = 53,433 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 VIF 3,63 1,39 3,40 3,53 1,31 3,29 R-squared 0,134 0,067 0,055 0,098 0,245 Number of idbanknew 16 16 16 16 16 16 *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,10 116 Kết quả nghiên cứu theo Bảng 4.8 cho thấy: - Rủi ro tín dụng: hầu hết các mô hình (thang đo tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu) đều có dấu kỳ vọng nghịch biến với lợi nhuận và có ý nghĩa thống kê cho thấy tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận là khá rõ nét và phù hợp với giả thuyết cũng như thực tiển. Kết quả này một lần nữa khẳng định tác động bất lợi của rủi ro tín dụng đến sự ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, trong giai đoạn tái cơ cấu, xử lý nợ xấu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu của mô hình rủi ro tác động lợi nhuận trường hợp Việt Nam có thể được tóm tắt thông qua bảng sau: Bảng 4.13: Tác động của rủi ro đến lợi nhuận NHTM Việt Nam Tên biến Kỳ vọng châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam Rủi ro ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE credit risk (-) (-) (-) (-) Debt -risk (-) (-) (+) SIZE (+) (+) (-) (-) GDP (+) (+) (+) IFR (+) (-) (+) (+) (+) (+) M2 (-) (+) (+) (+) (+) Y2008 (+) (-) (-) Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu trên, luận án nhận thấy: + Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng là yếu tố tác động mạnh lên lợi nhuận, phù hợp với giả thuyết và kết quả nghiên cứu trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt đối với Việt Nam, thang đo để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Thật vậy, kết quả phân tích tương quan trong chương 3 cho thấy tỷ lệ nợ xấu không có mối tương quan với lợi nhuận có ý nghĩa thống kê. + Yếu tố quy mô được phát hiện có mối tương quan nghịch biến với lợi nhuận trong trường hợp Việt Nam, trong khi có tương quan đồng biến trong trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Điều này cho thấy các ngân hàng Việt Nam càng tăng trưởng quy mô thì càng hiệu quả. Phát hiện này gợi ý nghiên cứu sâu hơn về yếu tố quy mô trong các nghiên cứu tiếp theo vì có thể quy mô các ngân hàng Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng châu Á - Thái Bình Dương. 117 + Lợi nhuận ngân hàng Việt Nam cũng nhạy cảm với các biến động thị trường. Việc Chính phủ tăng cung tiền và lạm phát tăng sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng. + Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước có tỷ lệ sinh lời thấp hơn ngân hàng ngoài nhà nước. Điều này có thể được lý giải là do ngân hàng nhà nước rủi ro tín dụng cao hơn ngân hàng ngoài nhà nước (theo kết quả nghiên cứu của mô hình I). Điều này cũng có nhiều hàm ý cho các nhà làm chính sách Việt Nam. 4.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu 4.3.1. Kết luận về nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng Đối với trường hợp châu Á - Thái Bình Dương Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 về yếu tố nào tác động đến rủi ro NHTM châu Á - Thái Bình Dương, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy nhiều yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng. + Ngân hàng có vốn càng lớn thì có xu hướng hạn chế được rủi ro tín dụng. Nhưng ngân hàng tăng vốn lớn đến một mức nào đó sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng do vấn đề rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, luận án tìm thấy ngân hàng càng tăng vốn thì hệ số beta rủi ro thị trường và rủi ro đặc thù càng tăng. Xu hướng này cho biết ngân hàng càng tăng vốn thì hệ số beta rủi ro thị trường càng tăng. Nếu hệ số beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là mức độ rủi ro của ngành ngân hàng nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trường và ngược lại. Vậy nên, khi ngân hàng tăng vốn quá lớn, hệ số beta lớn hơn 1 sẽ không phải là phương án tốt cho ngân hàng. + Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi ngân hàng có Chater value và giá trị hoạt động ngoại bảng càng lớn có tác động làm tăng rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tổng thể). + Trong khi đó, kết quả nghiên cứu tìm thấy ngân hàng có tăng trưởng tín dụng, giá trị tài sản cố định, huy động vốn càng lớn thì rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù càng càng lớn. Trong khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì rủi ro tổng thể và rủi ro tín dụng càng nhỏ nhưng làm gia tăng beta rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất. 118 + Môi trường kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro ngân hàng thông qua các kênh tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền. Đồng thời, lưu ý rằng trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng tốt hoặc lạm phát thấp thì ngân hàng hoạt động an toàn hơn. Đối với trường hợp Việt Nam Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2 về yếu tố nào tác động đến rủi ro NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy yếu tố vốn, hoạt động ngoại bảng, quy mô, giá trị tài sản cố định, tăng trưởng kinh tế GDP, cung tiền có tác động đến rủi ro tín dụng và hầu hết biến số đều có mối tương quan với rủi ro tín dụng tương đồng so với trường hợp nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng các NHTM Việt Nam lưu ý nhiều đến việc tăng vốn chủ sở hữu, đẩy mạnh các sản phẩm ngoại bảng như tín dụng thư, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Đồng thời các nhà quản lý cũng cần lưu ý ngân hàng nhỏ thường có rủi ro tín dụng hơn ngân hàng lớn. 4.3.2. Kết luận về nghiên cứu tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng Đối với trường hợp châu Á - Thái Bình Dương Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 3, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy bằng chứng rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng có xu hướng tăng đối với ngân hàng kiểm soát tốt rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể. Trong khi, hệ số beta rủi ro thị trường và rủi ro đặc thù càng cao thì cho thấy mức độ rủi ro ngành càng cao nhưng rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng cho thấy nền kinh tế càng tăng trưởng tốt thì hiệu quả ngành ngân hàng càng cao, điều này phù hợp với mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động rủi ro khi cho rằng tăng trưởng kinh tế giúp ngân hàng hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương càng tăng cung tiền thì xu hướng lợi nhuận ngân hàng càng giảm. Điều này hàm ý rằng lượng tiền cung ứng vào lưu thông vào nền kinh tế quá lớn mà chủ yếu qua kênh tín dụng sẽ thúc đẩy cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng đồng thời dẫn đến tâm lý cấp tín dụng không an toàn nên hiệu quả ngân hàng sẽ giảm. 119 Đối với trường hợp Việt Nam Đối với trường hợp Việt Nam, để trả lời câu hỏi nghiên cứu số 4, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy rằng rủi ro tín dụng tác động nghịch biến đến lợi nhuận, phù hợp với kết quả nghiên cứu trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Ngân hàng có quy mô càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ, hay nói cách khác ngân hàng không tận dụng được lợi thế theo quy mô. Ngoài ra, yếu tố tăng trưởng kinh tế không phải là biến mạnh trong mô hình trường hợp Việt Nam. Đối với yếu tố kinh tế vĩ mô, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam càng tăng cung tiền hoặc trong giai đoạn lạm tăng cao thì các ngân hàng có xu hướng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, ngân hàng nhà nước có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn ngân hàng cổ phần và ngân hàng khác. 4.3.3. So sánh kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu trước Các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng Kết quả nghiên cứu của luận án đạt được đều có nét tương đồng với các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Bảng 4.14: So sánh kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro với các nghiên cứu trên thế giới Tác giả Quốc gia, cỡ mẫu, phương pháp ước lượng Vốn Chater value Thu nhập ngoài lãi Hoạt động ngoại bảng Quy mô Tăng trưởng tín dụng GDP Cung tiền Lạm phát Kết quả luận án châu Á - Thái Bình Dương I - - - - - + II - - + - - + - + + III + - + + - IV - + + - V + - - Việt Nam I - +/- - +/- + (Konish i và Yasuda, 2004) II - - III + - IV + - V - - (Haq và Heaney, 2012) Châu Âu 1996-2010 117 ngân hàng I - - + - - II - + + + + III - + + + + IV + V - + + - (Willia châu Á I - + + + 120 ms, 2014) 1998-2012 1.091 ngân hàng II - + + - + - zscore - + + (Niu, 2012) Mỹ 1990-2006 322 ngân hàng I - II - + - III - - + zscore + V - + - I: rủi ro tín dụng, II: rủi ro tổng thể, III: rủi ro thị trường, IV: rủi ro lãi suất, V: rủi ro đặc thù Tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng Đối với mô hình tác động rủi ro lợi nhuận, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có nhiều điểm giống các nghiên cứu trên thế giới. Bảng 4.15: So sánh kết quả nghiên cứu tác động rủi ro đến lợi nhuận so với các nghiên cứu trên thế giới Tác giả Quốc gia, cỡ mẩu, phương pháp ước lượng Rủi ro tín dụng Rủi ro tổng thể Rủi ro thị trường Rủi ro lãi suất Rủi ro đặc thù Quy mô GDP Cung tiền Lạm phát Luận án châu Á - Thái Bình Dương - - + + + + - +/- Việt Nam - - + + (Miller, 1990) 1978-1982 1983-1987 493 doanh nghiệp - (Flannery, 1984) Mỹ 1976-1971 67 ngân hàng + + (Choi và cộng sự, 1992) Mỹ 1975-1987 48 định chế tài chính + - (Wetmore và Brick, 1998) Danh sách ngân hàng của Moody 1986-1995 66 ngân hàng + + (Miralles- Marcelo và cộng sự, 2012) Tây ban nha 1987-2007 207 doanh nghiệp + (Dietrich và Wanzenrie d, 2014) 118 nước trên thế giới 1998-2012 10.165 NHTM - - + 121 (Sun, 2011) châu Á 1998-2008 178 ngân hàng + - (Petria và cộng sự, 2015) Châu Âu 2004-2011 1.098 ngân hàng - + + Tuy nhiên, luận án không tìm thấy tác động của rủi ro lãi suất đến lợi nhuận ngân hàng. Và do hạn chế về dữ liệu, nghiên cứu trường hợp Việt Nam không được thực hiện cho rủi ro tổng thể, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù. 122 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Các nghiên cứu của Haq và Heaney (2012) tập trung xem xét tác động của yếu tố vốn, Chater value, hoạt động ngoại bảng, tỷ lệ thu nhập lãi đến rủi ro NHTM Châu Âu. Trong khi đó, luận án này mở rộng nghiên cứu của Haq và Heaney (2012) trên cơ sở bổ sung thêm yếu tố quy mô, tăng trưởng tín dụng để đánh giá tác động đến rủi ro NHTM châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một điểm khác biệt đáng lưu ý. Bên cạnh đó, Sun(2011) nghiên cứu tác động rủi ro đến hiệu quả ngân hàng với trọng tâm tập trung vào rủi ro đo lường theo thông tin báo cáo thị trường. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án đã kiểm chứng lại nhận định của các nghiên cứu trước, mở rộng nghiên cứu với nhiều loại rủi ro được đo lường từ dữ liệu thị trường và các yếu tố tác động rủi ro cũng được bổ sung thêm yếu tố tăng trưởng tín dụng, hình thức sở hữu và quy mô ngân hàng. Với bộ dữ liệu của 178 NHTM châu Á - Thái Bình Dương được niêm yết và 16 NHTM của Việt Nam, luận án đã đạt được những kết quả cụ thể bao gồm: (i) Luận án tìm thấy tác động của yếu tố vốn, Chater value, thu nhập ngoài lãi, hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng tín dụng, quy mô, tác động đến rủi ro ngân hàng. Đặc biệt trường hợp Việt Nam có nhấn mạnh đến các yếu tố bổ sung thêm như tác động của yếu tố hình thức sở hữu nhà nước, thị phần ngân hàng, ngân hàng được niêm yết; (ii) luận án cũng tìm thấy vai trò quan trọng của rủi ro tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu trong trường hợp Việt Nam lại tìm thấy rủi ro tổng thể tác động đồng biến đến lợi nhuận trong khi rủi ro tín dụng có tác động nghịch biến đến rủi ro. So với các nghiên cứu cùng chủ đề, kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp mới: + Luận án lần đầu tiên áp dụng phương pháp đo lường rủi ro từ dữ liệu thị trường theo mô hình định giá hai nhân tố rủi ro của Flannery (1984) cho trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Cách tính này tỏ ra hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, đồng thời thỏa mãn các kiểm định thống kê, từ đó mang lại kết quả hồi quy có độ tin cậy cao. + Lần đầu tiên trong một phân tích tác động của rủi ro đến lợi nhuận, luận án này có sự kết hợp của nhóm rủi ro đo lường từ thông tin thị trường và nhóm rủi ro 123 được đo lường từ thông tin báo cáo tài chính cho trường hợp châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam. + Luận án lần đầu tiên phân tích song song và có sự so sánh kết quả kiểm định của trường hợp của châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam từ đó đưa ra nhận xét và gợi ý chính sách cho trường hợp Việt Nam. + Bên cạnh phân tích rủi ro và lợi nhuận, luận án còn xem xét thêm ảnh hưởng của yếu tố hình thức sở hữu đến lợi nhuận của rủi ro và lợi nhuận trường hợp NHTM Việt Nam. Các kết quả trên là căn cứ để luận án đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương nói chung. 124 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1. Kết luận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao vốn chủ sở hữu, mở rộng kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, trong đó, lý thuyết nền tảng cũng đã xem xét đến tác động rủi ro đến lợi nhuận. Các nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng, tuy nhiên còn khá ít nghiên cứu về tác động rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù đến lợi nhuận ngân hàng. Do đó, với phần lý thuyết nền và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm, cùng với hồi quy trên dữ liệu của Việt Nam và dữ liệu 18 nước châu Á - Thái Bình Dương, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo đối với những người có quan tâm đến lĩnh vực này ở Việt Nam. Trong quá trình phân tích rủi ro và lợi nhuận, thông qua kết quả nghiên cứu, luận án còn liên hệ và so sánh giữa kết quả hồi quy với dữ liệu Việt Nam và dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương để cho thấy những điểm thống nhất và những điểm khác biệt về khu vực địa lý. Bên cạnh việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng và tác động rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng, thông qua các định nghĩa và phương pháp đo lường, luận án còn trình bày đã cho thấy sự khác biệt các loại rủi ro ngân hàng gồm nhiều loại rủi ro gồm: rủi ro tổng thể, tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù. Luận án trình bày chi tiết phương pháp đo lường rủi ro có nguồn gốc từ bảng cân đối kế toán và rủi ro có nguồn gốc từ dữ liệu thị trường. Việc ước lượng hệ số beta rủi ro bằng hồi quy mang lại kết quả đáng tin cậy hơn. Từ việc thu thập số liệu từ 4.090 NHTM của 54 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, luận án đã thực hiện nhiều bước thu thập và xử lý số liệu trên bộ dữ liệu Bankcope, Datastream, dữ liệu IMF trong giai đoạn năm 2000 đến năm 2013. Kết quả xử lý cuối cùng còn lại 178 ngân hàng trường châu Á - Thái Bình 125 Dương và 16 ngân hàng trường hợp Việt Nam. Trước khi bắt đầu hồi quy các mô hình, luận án đã ước lượng hệ số beta rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù với dữ liệu ngày, tương ứng mỗi năm là một phương trình hồi quy cho kết quả các beta của từng năm. Sau khi có hệ số beta rủi ro cùng với dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu, luận án đã thực hiện một số thống kê mô tả trên toàn bộ số liệu đã có để tóm lượt về cấu trúc của bộ số liệu có được. Các biến đưa vào luận án, đặc biệt là các biến rủi ro tín dụng và lợi nhuận được đo lường với 2 thang đo để kiểm định thêm kết quả nghiên cứu. Qua kết quả thống kê mô tả, các giá trị trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu đều cho thấy sự hợp lý so với thực tiễn, công thức tính toán và đơn vị tính. Vì vậy, bộ số liệu trường hợp châu Á - Thái Bình Dương và bộ số liệu trường hợp Việt Nam đều đáng tin cậy để thực hiện hồi quy. Khi tiến hành hồi quy để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện hai nội dung. Một là, phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng cho trường hợp dữ liệu châu Á - Thái Bình Dương và dữ liệu Việt Nam. Hai là, luận án phân tích tác động của các loại rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng để kiểm định giả thuyết trên từng thang đo khác nhau. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS, REM, FEM cho bộ số liệu bảng cân bằng gồm 178 ngân hàng châu Á - Thái Bình Dương và 16 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn năm 2000 và năm 2013. Kết quả nghiên cứu đã vượt qua các kiểm định cho thấy kết quả nghiên cứu đáng tin cậy. Luận án đã đạt được các kết quả quan trọng sau: Đối với nội dung các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng: Một là, luận án đã hồi quy các yếu tố vốn, bình phương vốn, Chater value, giá trị hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi, quy mô, dư nợ tín dụng, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định, tỷ trọng tiền gửi khách hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù theo phương pháp hồi quy nêu trên. Kết quả ước lượng cho thấy hầu hết các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê trong tác động đến lợi nhuận qua các mô hình rủi ro khác nhau, tuy nhiên biến vốn, Chater value, hoạt động ngoại bảng, quy mô, tăng trưởng GDP, lạm phát, cung tiền có ý nghĩa trên mô hình phân tích rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể. 126 Hai là, luận án đã hồi quy các yếu tố vốn, bình phương vốn, Chater value, giá trị hoạt động hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi, quy mô, dư nợ tín dụng, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định, tỷ trọng tiền gửi khách hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô, biến giả ngân hàng được niêm yết, biến giả hình thức sở hữu tác động đến rủi ro tín dụng theo phương pháp hồi quy nêu trên. Kết quả cho thấy biến vốn, bình phương vốn, giá trị hoạt động ngoại bảng, tăng trưởng GDP là biến mạnh trong mô hình. Ba là, dựa trên kết quả hồi quy đạt được, luận án khẳng định kết quả nghiên cứu tác động của yếu tố vốn, bình phương vốn, Chater value, tăng trưởng GDP, lạm phát, cung tiền phù hợp với nhiều nghiên cứu trước. Ngoại trừ một số yếu tố như quy mô ngân hàng, hoạt động ngoại bảng có dấu tác động khác biệt với giả thuyết nghiên cứu trong trường hợp Việt nam và châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, yếu tố thu nhập phi lãi không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động hầu hết các loại rủi ro trên cả bộ dữ liệu Việt nam và châu Á - Thái Bình Dương. Đối với nội dung phân tích tác động rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng: Với việc áp dụng phương pháp hồi quy tương tự nội dung phân tích các yếu tố tác động rủi ro, luận án đã hồi quy 03 mô hình: rủi ro tín dụng tác động lợi nhuận; rủi ro tổng thể tác động lợi nhuận; rủi ro thị trường rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù tác động đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cũng đã vượt qua các kiểm định về tính vững, sự phù hợp nên kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu đạt được một số nội dung quan trọng sau: + Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động của rủi ro tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong trường hợp châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu trong trường hợp Việt Nam lại tìm thấy rủi ro tín dụng có tác động nghịch biến đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu trên trường hợp biến phụ thuộc là chỉ số lợi nhuận ROA có nhiều rủi ro có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến lợi nhuận so với biến ROE. + So sánh giữa trường hợp Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương, rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận Việt Nam. 127 Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết trong việc cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận đối với các NHTM châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam. Trên góc độ nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan giám sát, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần định hướng điều hành, thực hiện chính sách lĩnh vực đầu tư, qua đó góp phần hạn chế rủi ro, gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Nếu xét trong dài hạn, nền tảng cho sự tăng trưởng và ổn định của hệ thống ngân hàng là dựa trên hiệu quả, khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro của các ngân hàng. Vì thế, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà đầu tư trong việc tăng cường hiệu quả NHTM và ổn định hệ thống tài chính. 5.2. Đề xuất gợi ý một số chính sách về rủi ro và lợi nhuận ở Việt Nam Quản lý NHTM là tối ưu hóa hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trong đó sự bền vững và tăng trưởng lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả NHTM. Rủi ro là một nhân tố quan trọng tác động đến lợi nhuận NHTM, có thể tác động trực tiếp như rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận hoặc những tác động đến cấu trúc tài sản, giá trị thị trường, hoặc là nguyên nhân cho nhiều loại rủi ro khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Vì thế, vấn đề hạn chế rủi ro là vô cùng cần thiết cho sự bền vững và khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Luận án này đã cho thấy mối tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro ngân hàng có nhiều hàm ý quan trọng. Rủi ro là không tránh khỏi trong mọi hoạt động kinh doanh nên để tăng hiệu quả quản lý NHTM không ngoài mục đích tối ưu hóa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Kết quả phân tích định lượng có những hàm ý quan trọng: Sau cuộc khủng hoảng 2008, cùng với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tăng cường tính kỷ luật thị trường tại các quốc gia thì rủi ro NHTM phần nào được kiểm soát, song nhiều yếu tố tác động đến sự ổn định và bền vững của ngân hàng vẫn chưa được giải quyết. Kết quả mô hình nghiên cứu tại 178 ngân hàng thuộc 18 quốc gia của châu Á - Thái Bình Dương đã nhấn mạnh đến tác động yếu tố vốn, giá trị thị phần, giá trị hoạt động ngoại bảng, tài sản cố định, dư nợ tín dụng, tăng trưởng GDP, cung tiền, lạm phát tác động đến rủi ro ngân hàng trong giai đoạn 2000-2013. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa yếu tố vốn và rủi ro tín dụng. Bên cạnh 128 đó, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng sẽ yếu dần sau giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008. Các phát hiện này cho thấy để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng, trong bối cảnh các NHTM đều đồng loạt tăng vốn, kéo theo tình trạng sở hữu chéo gia tăng giữa các NHTM thì việc tăng vốn cần có lộ trình phù hợp cho từng ngân hàng vì mỗi ngân hàng sẽ có một ngưỡng riêng về vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn. Thêm vào đó, các cấp quản lý cần quan tâm ngân hàng có giá trị thị phần thấp vì những ngân hàng này có động cơ đầu tư rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng cũng cân nhắc chiến lược đầu tư tài sản cố định sao cho việc đầu tư tài sản cố định vừa đảm an toàn và cân bằng được hiệu quả chi phí cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù, rủi ro tổng thể tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Điều này có cơ sở đề xuất các NHTM cần có những đổi mới mạnh mẽ trong quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, nâng cao năng lực tài chính, từ đó giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững. Vì vậy, luận án có một số khuyến nghị sau: - Định hướng chính sách liên quan đến thị trường: + Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thị trường có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng. Vì thế, khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô, sự điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lý. Để hạn chế tác động bất lợi của thị trường đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, ngân hàng cần chú trọng hệ thống thông tin để hoạt động ngân hàng ăn khớp với thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường ngoại hối, từ đó thúc đẩy hoạt động ngân hàng theo hướng an toàn, cạnh tranh và hiệu quả. Hệ thống thông tin cần được thông suốt đảm bảo việc thực thi chặt chẽ hơn để nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường, giảm sự chênh lệch thông tin giữa cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô và NHTM. + Kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng được niêm yết thì rủi ro thấp hơn ngân hàng không niêm yết. Điều này có thể là do ngân hàng được niêm yết thì tính tuân thủ thị trường sẽ cao hơn. Vì thế, các NHTM chủ động cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. 129 + Đối với trường hợp Việt Nam, luận án chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê về ngân hàng được niêm yết và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thật vậy, điều này có thể hiểu rằng việc cổ phần hóa ngân hàng vẫn chưa thật sự tạo sự khác biệt về mặt lợi nhuận cho các ngân hàng. Hay nói cách khác, các cấp quản lý nhà nước nên có những cải cách nhằm hướng đến tự do hóa tài chính để tăng cường sức mạnh thị trường, qua đó thúc đẩy phân phối tín dụng và các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. Những cải cách đó trên thị trường chứng khoán là cần thiết đối với ngành ngân hàng để giá trị thị trường một ngân hàng được phản ánh gần hơn với tiềm năng và giá trị nội tại của một ngân hàng. Với một kỷ luật thị trường hiệu quả sẽ thúc đẩy quản lý ngân hàng ngày càng năng động và trở lại tác động làm tăng hiệu quả chung của các NHTM. - Định hướng liên quan đến cấu trúc hoạt động ngân hàng: + Các ngân hàng cần tăng cường năng lực về vốn, bên cạnh đó không ngừng cải thiện năng lực quản trị rủi ro và năng lực điều hành của các ngân hàng. Theo đó, các NHTM, cần có những đổi mới mạnh mẽ, trong quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính và xây dựng điều kiện tín dụng tạo điều kiện phân bổ tín dụng hiệu quả. Và quan trọng các NHTM phải nhận thức được rằng việc tăng cường cạnh tranh thông qua cung cấp tín dụng dễ dãi sẽ chỉ làm giảm chất lượng tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động an toàn trong dài hạn của ngân hàng. Thêm vào đó, các NHTM tăng cường năng lực về vốn nhưng phải hạn chế tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau nhằm tăng hiệu quả hoạt động và an toàn hệ thống. Cụ thể:  Một là, cần tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân trong các ngân hàng, kể cả tại các NHTM nhà nước đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu tư nhân chỉ chiếm rất nhỏ - khoảng 10%. Do vậy, việc khuyến khích tư nhân nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng này sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng.  Hai là, cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng theo hướng chuẩn quốc tế sẽ giúp ngân hàng Việt Nam tiệm cận dần với thông lệ quốc tế và quy định của quốc tế về tính minh bạch và công khai hóa thông tin, tăng cường vai trò độc lập của ban kiểm soát, tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở 130 hữu. do đó việc cải thiện năng lực quản trị công ty giúp ngân hàng phát triển một cách lành mạnh và sinh lợi. + Tăng cường đề án xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Điều này không chỉ giúp NHTM nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, tăng cường áp lực cạnh tranh, mà tái cơ cấu hệ thống NHTM. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu chưa được tính toán lại một cách chính xác và đầy đủ song nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò của xử lý nợ đến lành mạnh hóa hoạt động NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay. Rõ ràng, xu hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng, thông qua việc gia tăng chi phí trích lập dự phòng và xóa nợ. Vấn đề đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam lúc này không chỉ là xác định chính xác nợ xấu là bao nhiêu mà chính là giải quyết nợ xấu như thế nào. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, đa dạng các kinh nghiệm giải quyết nợ xấu của các nước thuộc khu vực trong quá trình tái cơ cấu để tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu Việt Nam. Bên cạnh những hàm ý đối với cấp giám sát và quản lý ngân hàng, kết quả nghiên cứu cũng có những gợi ý cho các nhà đầu tư, và cổ đông của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng không đơn thuần chỉ là mục tiêu lợi nhuận vì hệ thống ngân hàng còn là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Cổ đông ngân hàng cần cân nhắc thận trọng trong các chiến lược đầu tư nhằm cân bằng giữa mục tiêu rủi ro và lợi nhuận. Việc cân bằng này phải được thể hiện cụ thể trong từng chính sách quản lý, hệ thống thanh kiểm tra giám sát nội bộ nhằm tăng cường hay nới lỏng rủi ro nào trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thị trường. Đối với các nhà đầu tư, việc hiểu được vai trò của rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù giúp các nhà đầu tư nâng cao khả năng dự đoán về cơ chế tác động rủi ro đến khả năng sinh lợi của danh mục đầu tư, góp phần tăng tính minh bạch của thị trường vốn, thị trường ngân hàng. 5.3. Những đóng góp chính của luận án Với những kết quả phân tích trong những phần trước, luận án có những đóng góp quan trọng về mặt thực tiễn và lý thuyết. 131 5.3.1. Về mặt lý thuyết Về mặt lý thuyết, luận án sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Cụ thể với những lý do sau: Thứ nhất, về phương diện phương pháp nghiên cứu, luận án đã tóm tắt cơ sở lý thuyết về đo lường các loại rủi ro ngân hàng, trong đó nhiều rủi ro được đo lường từ bảng cân đối kế toán và rủi ro được đo lường từ dữ liệu thị trường. Các phương pháp đo lường rủi ro được hệ thống lý thuyết, trình bày chi tiết định nghĩa, phương pháp đo lường, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo phù hợp cho các đối tượng quan tâm đến rủi ro ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên cứu lý thuyết với dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, khung lý thuyết này có thể áp dụng cho việc đo lường rủi ro từ dữ liệu thị trường cho các NHTM Việt Nam. Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết nền về mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận. Trong đó, luận án đã phân tích sự phát triển của lý thuyết trong suốt giai đoạn vừa qua. Thứ ba, luận án đã tóm tắt các kết quả nghiên cứu quan trọng về các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng và tác động rủi ro đến lợi nhuận trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, xây dựng được khung lý thuyết để phân tích rủi ro và lợi nhuận của NHTM. Thứ tư, Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tác động rủi ro đến lợi nhuận, trong đó nhấn mạnh đến tác động của rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù, rủi ro tín dụng đến lợi nhuận thị trường. Ngành ngân hàng có đặc điểm là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với kết quả nghiên cứu này đóng góp cho các nhà quản lý, các NHTM về tác động của các rủi ro này đến lợi nhuận. Từ đó thấy được việc đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết. Thứ năm, Trên cơ sở lý thuyết nền là mô hình CAMP, mô hình đa nhân tố thị trường (lý thuyết chênh lệch giá APT của Ross), luận án khẳng định bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro đến lợi nhuận ngân hàng. Điều này cũng khẳng định kết quả nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro đến lợi nhuận. 132 5.3.2. Về mặt thực tiễn Bên cạnh những đóng góp về mặt lý thuyết, ý nghĩa luận án chủ yếu thể hiện ở các kết quả thực nghiệm. Luận án được kỳ vọng có đóng góp thiết thực cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, các lực lượng tham gia thị trường tài chính trong lựa chọn chiến lược đầu tư khôn ngoan, đa dạng hóa đầu tư, đồng thời giúp các NHTM có chiến lược quản lý rủi ro một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường tài chính. Thứ nhất, luận án đã phân tích được những yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng trường hợp Việt Nam và các nước châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời luận án kiểm định tác động rủi ro tín dụng, rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc thù đến lợi nhuận ngân hàng. Thứ hai, từ kết quả phân tích số liệu thực nghiệm, luận án đưa ra một số gợi ý về giải pháp để góp phần hạn chế rủi ro ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó thúc đẩy sự phát triển an toàn và bền vững cho hệ thống NHTM Việt Nam. Thứ ba, trong điều kiện vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp so các nước trong khu vực19, cùng với sự khác biệt về yếu tố chính trị, cấu trúc thị trường tài chính, thì Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về rủi ro và lợi nhuận cho các NHTM. Trên cơ sở này, kết quả nghiên cứu sẽ cho biết rủi ro nào là quan trọng trong việc định giá lợi nhuận các NHTM. Thứ bốn, nghiên cứu được thực hiện cho toàn bộ NHTM tại các nước châu Á - Thái Bình Dương, và đặc biệt phân tích sâu thị trường ngân hàng tại Việt Nam trong 2000-2013, là giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, vì vậy nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ cung cấp những phân tích toàn diện và sâu sắc hơn về rủi ro ngân hàng, qua đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách. Thứ năm, theo lý thuyết các nhà đầu tư riêng lẻ cũng như các quỹ đầu tư có thể dựa vào beta ngành để đánh giá lợi nhuận cổ phiếu. Qua kết quả nghiên cứu này, các nhà đầu tư có thêm cơ sở tham khảo trong việc đánh giá khả năng khi lời của ngân hàng không chỉ dựa vào hệ số beta mà dựa vào nhiều rủi ro như rủi ro tổng thể, rủi ro tín dụng, rủi ro đặc thù, rủi ro lãi suất. 19 20150530040141788p4c146.news 133 5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai Bên cạnh những đóng góp của luận án vào việc phân tích và trình bày bằng chứng thực nghiệm về rủi ro và lợi nhuận cho trường hợp châu Á - Thái Bình Dương và trường hợp Việt Nam, về mặt phương pháp và thực tiễn, vấn đề nghiên cứu của luận án cần phải được bổ sung và hoàn thiện ở những điểm sau đây: + Khi phân tích lợi nhuận ngân hàng, luận án chỉ mới sử dụng thang đo tỉ số lợi nhuận là ROA, ROE được thu thập từ báo cáo tài chính. Nguồn thông tin này là thông tin thời điểm và ít nhiều được cho rằng thông tin lợi nhuận đã được điều chỉnh theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Thế nên, sẽ tốt hơn nếu đưa vào nghiên cứu các thang đo lợi nhuận từ dữ liệu + Nghiên cứu định lượng này mới chỉ đo lường rủi ro và phân tích tác động của rủi ro đến lợi nhuận. Nhưng chưa tìm kiếm được công cụ và phương tiện để chuyển hoặc hoán đổi rủi ro, chưa đề ra quy trình quản lý rủi ro. Để thực hiện được điều này, một nghiên cứu trong tương lai cần phải kết hợp nghiên cứu định tính để có cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp kiểm soát và quản lý rủi ro ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. + Nghiên cứu định lượng này mới chỉ đưa ra bằng chứng thực nghiệm về việc giảm thiểu rủi ro sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, luận án này vẫn có thể mở rộng thêm theo hướng việc quản lý rủi ro có tạo ra giá trị cho cổ đông. Chẳng hạn, quản lý rủi ro sẽ làm giảm chi phí phá sản, tiết kiệm thuế, phê duyệt các dự án đầu tư sinh lợi. + Một hạn chế khác của luận án, luận án cũng chưa xem xét đến các thông tin liên quan đến các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng do tác giả chưa tìm thấy nghiên thực nghiệm nào dẫn dắt để thiết kế một nghiên cứu định lượng về cơ chế tác động của rủi ro trên đến lợi nhuận. + Thêm vào đó, luận án cũng chưa kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro và lợi nhuận mà chủ yếu nghiên cứu tác động một chiều của rủi ro đến lợi nhuận. Sau những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được và phân tích, vẫn còn những câu hỏi có thể đặt ra như sau: - Khả năng chịu đựng rủi ro của một ngân hàng là bao nhiêu? Hay mức độ rủi ro dao động ở mức nào thì ngân hàng có thể chấp nhận được? 134 - Làm giảm rủi ro không phải là lý do duy nhất quản lý rủi ro. Bởi vì một ngân hàng sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thị trường, rủi ro đặc thù để thu được mức lợi nhuận cao hơn. Từ đây một câu hỏi đặt ra là một ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro nào để đạt mục tiêu lợi nhuận, đạt mục tiêu cạnh tranh?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_rui_ro_va_loi_nhuan_cua_cac_nhtm_truong_hop_viet_nam.pdf
  • pdfMoi-V.pdf
  • pdfTomTat-E.pdf
  • pdfTomTat-V.pdf
Luận văn liên quan