Luận án So sánh kết quả phẫu thuật của lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ với đường hầm tiêu chuẩn trong sỏi thận đơn giản

Kết quả bảng 3.30 cho thấy từng vị trí sỏi ở trong thận không làm thay đổi tỉ lệ sạch sỏi khi so sánh 2 PT và đồng thời không khác biệt trong từng PT. Với tỉ lệ sạch sỏi ở bể thận ở nhóm sPCNL là 96,09% và nhóm mPCNL 94,74% cao hơn tỉ lệ sạch sỏi ở các vị trí khác như đài thận sPCNL là 88,24% và mPCNL là 86,67%, ở đài-bể thận của sPCNL là 90,48% và mPCNL là 86,11%. Tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, có thể do sỏi đơn giản nên dễ tiếp cận, dễ tìm sỏi vụn. Do sỏi không nằm ở nhiều vị trí nên khi có đường hầm chính xác thì hiệu quả sạch sỏi ở 2 PT này không khác biệt. Trên thực tế các TH tiếp cận sỏi cực trên tương đối khó hơn có thể phải chọc dò trực tiếp vào đài trên hay sỏi đài giữa với lựa chọn tối ưu là trực tiếp vào đài giữa với kỹ thuật chọc mắt bò “bull’s eye”. Bảng 3.31 cho thấy kết quả kích thước nhóm sỏi lớn trong nghiên cứu không làm giảm tỉ lệ sạch sỏi. Mặc dù nhóm kích thước sỏi lớn (nhóm 25 - 35mm có tỉ lệ sạch sỏi của sPCNL là 81.25% và mPCNL là 85%) trong mỗi PT đều có tỉ lệ sạch sỏi thấp hơn nhóm sỏi kích thước nhỏ hơn (nhóm 15 - 24mm có tỉ lệ sạch sỏi của sPCNL là 93,15% và mPCNL là 91,30%) tuy nhiên các khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Do mẫu nghiên cứu là sỏi thận đơn giản và tập trung ở vùng 19 - 22mm nên sự khác biệt kích thước này chưa đủ gây khó khăn khi tán và tìm sỏi do đó không làm thay đổi kết quả điều trị. Đồng thời trong cùng 1 phẫu thuật thì tỉ lệ sạch sỏi giữa 2 nhóm kích thước sỏi khác nhau (15 - 24mm và 25 - 35mm) cũng không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong lúc phân tích số liệu cũng thử lấy mốc chia 2 nhóm ở vị trí 20mm và 30mm để đánh giá nhưng kết quả chênh lệch vẫn không đạt ý nghĩa thống kê. Nhiều nghiên cứu cũng kết luận hiệu quả tương đương với sỏi đơn giản kích thước khoảng 15 - 40mm: - Kukreja72 (2018) với kích thước sỏi từ 15 - 30mm: thời gian PT thang điểm đau VAS và hiệu quả sạch sỏi tương đương. Kết luận: “Kích thước đường hầm 16,5Fr là chọn lựa lý tưởng cho sỏi thận từ 15 - 30mm”. - Zeng G.84 (2021) với 1980 TH sỏi từ 20 - 40mm: nhóm mPCNL tỉ lệ sạch sỏi tương đương, giảm đau, thời gian hậu phẫu thấp hơn. Khuyến cáo “mPCNL có thể là chọn lựa thay thế sPCNL hiệu quả với sỏi kích thước 20 - 40mm”. - Güler A.73 (2019) sỏi thận ≥ 20 mm, mPCNL (n = 46) và sPCNL (n = 51). Thời gian hậu phẫu ngắn hơn đáng kể ở nhóm mPCNL (p = 0,017). Kết luận: “Không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công; mPCNL có thời gian hậu phẫu ngắn, tỉ lệ chảy máu và truyền máu giảm”. - Qin60 trong phân tích gộp 7 RCT sỏi > 20mm: mPCNL sạch sỏi tương tự, thời gian PT dài hơn và thời gian hậu phẫu ngắn hơn. Kết luận: “Sỏi > 20mm thì mPCNL là một sự lựa chọn thay thế an toàn và hiệu quả so với sPCNL”.

pdf168 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án So sánh kết quả phẫu thuật của lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ với đường hầm tiêu chuẩn trong sỏi thận đơn giản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phrolithotomy: extraction of renal and ureteral calculi from 100 patients. J Urol. 1984;131(5):868-871. 71.Desai M, De Lisa A, Turna B, et al. The clinical research office of the endourological society percutaneous nephrolithotomy global study: staghorn versus nonstaghorn stones. J Endourol. Aug 2011;25(8):1263-1268. doi:10.1089/end.2011.0055 72.Kukreja RA. Should mini percutaneous nephrolithotomy (MiniPNL/Miniperc) be the ideal tract for medium-sized renal calculi (15–30 mm)? World J Urol. 2018;36(2):285-291. 73.Güler A, Erbin A, Ucpinar B, Savun M, Sarilar O, Akbulut MF. Comparison of miniaturized percutaneous nephrolithotomy and standard percutaneous nephrolithotomy for the treatment of large kidney stones: a randomized prospective study. Urolithiasis. 2019;47:289-295. 74.El-Sheemy MS, Elmarakbi AA, Hytham M, Ibrahim H, Khadgi S, Al-Kandari AM. Mini vs standard percutaneous nephrolithotomy for renal stones: a comparative study. Urolithiasis. 2019;47:207-214. 75.Giusti G, Piccinelli A, Taverna G, et al. Miniperc? No, thank you! Eur Urol. 2007;51(3):810-815. 76.Seitz C, Desai M, Häcker A, al e. Incidence, prevention, and management of complications following percutaneous nephrolitholapaxy. Eur Urol. 2012;61(1):146-158. 77.Nguyễn Đình Xướng. Phân tích hiệu quả và các biến chứng của phương pháp lấy sỏi thận qua da. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2008. 78.Abdelhafez MF, Amend B, Bedke J, Kruck S, Nagele U, Stenzl A, Schilling D. Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy: a comparative study of the management of small and large renal stones. Urology. Feb 2013;81(2):241-245. doi:10.1016/j.urology.2012.09.030 79.Zeng G, Mai Z, Zhao Z, et al. Treatment of upper urinary calculi with Chinese minimally invasive percutaneous nephrolithotomy: a single-center experience with 12,482 consecutive patients over 20 years. Urolithiasis. 2013;41(3):225-229. 80.Deng J, Li J, Wang L, Hong Y, Zheng L, Hu J, Kuang R. Standard versus mini- percutaneous nephrolithotomy for renal stones: a meta-analysis. Scand J Surg. 2021;110(3):301-311. 81.Wan C, Wang D, Xiang J, et al. Comparison of postoperative outcomes of mini percutaneous nephrolithotomy and standard percutaneous nephrolithotomy: a meta-analysis. Urolithiasis. 2022;50(5):523-533. 82.Wu C, Hua LX, Zhang JZ, Zhou XR, Zhong W, Ni HD. Comparison of renal pelvic pressure and postoperative fever incidence between standard-and mini-tract percutaneous nephrolithotomy. Kaohsiung J Med Sci. 2017;33(1):36-43. 83.Sakr A, Salem E, Kamel M, al e. Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy vs standard PCNL for management of renal stones in the flank-free modified supine position: single-center experience. Urolithiasis. 2017;45(6):585-589. 84.Zeng G, Cai C, Duan X, et al. Mini percutaneous nephrolithotomy is a noninferior modality to standard percutaneous nephrolithotomy for the management of 20–40 mm renal calculi: a multicenter randomized controlled trial. Eur Urol. 2021;79(1):114-121. 85.Consultation WE. Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet. 2004;363(9403):157-163. 86.Figueiredo S, Taconet C, Harrois A, Hamada S, Gauss T, Raux M, Duranteau J. How useful are hemoglobin concentration and its variations to predict significant hemorrhage in the early phase of trauma? A multicentric cohort study. Ann Intensive Care. 2018;8(1):76. 87.Matlaga BR, Shah OD, Assimos DG. Complications of percutaneous approaches, including incisions. Advanced Endourology Current Clinical Urology. 2006:283-297. 88.Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). Jama. 2016;315(8):801-810. 89.Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Trần Thanh Nhân, Lê Anh Tuấn, Chung Tuấn Khiêm, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Việt Cường. Tán sỏi thận qua da trong sỏi thận san hô. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2011;15(3):86-93. 90.Võ Phước Khương. Đánh giá hiệu quả của phương pháp lấy sỏi thận phức tạp qua da. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2018. 91.Sakr A, Salem E, Kamel M, et al. Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy vs standard PCNL for management of renal stones in the flank-free modified supine position: single-center experience. Urolithiasis. Dec 2017;45(6):585-589. doi:10.1007/s00240-017-0966-1 92.Romero V, Akpinar H, Assimos DG. Kidney stones: a global picture of prevalence, incidence, and associated risk factors. Rev Urol. 2010;12(2- 3):e86-96. 93.Littlejohns TJ, Neal NL, Bradbury KE, Heers H, Allen NE, Turney BW. Fluid intake and dietary factors and the risk of incident kidney stones in UK Biobank: a population-based prospective cohort study. Eur Urol focus. 2020;6(4):752-761. 94.Wang W, Fan J, Huang G, Li J, Zhu X, Tian Y, Su L. Prevalence of kidney stones in mainland China: a systematic review. Sci Rep. 2017;7(1):41630. 95.Khan A. Prevalence, pathophysiological mechanisms and factors affecting urolithiasis. Int Urol Nephrol. 2018;50(5):799-806. 96.Abufaraj M, Xu T, Cao C, et al. Prevalence and trends in kidney stone among adults in the USA: analyses of national health and nutrition examination survey 2007–2018 data. Eur Urol Focus. 2021;7(6):1468-1475. 97.Aune D, Mahamat-Saleh Y, Norat T, Riboli E. Body fatness, diabetes, physical activity and risk of kidney stones: a systematic review and meta-analysis of cohort studies. European journal of epidemiology. 2018;33:1033-1047. 98.Zhou X, Sun X, Chen X, Gong X, Yang Y, Chen C, Yao Q. Effect of Obesity on Outcomes of Percutaneous Nephrolithotomy in Renal Stone Management: A Systematic Review and Meta-Analysis. Urol Int. 2017;98(4):382-390. doi:10.1159/000455162 99.Labate G, Modi P, Timoney A, et al. The percutaneous nephrolithotomy global study: classification of complications. J Endourol. 2011;25(8):1275-1280. 100.Soriano LL, Jurado DO, Ardavín JP, Alba AB, Mateu PB, Villa MT, Acón DL. Factores predictores de complicaciones infecciosas en el postoperatorio de la nefrolitotomía percutánea. Actas Urológicas Españolas. 2019;43(3):131-136. 101.Falahatkar R, Falahatkar S, Gaskarei MAK, et al. The global, prevalence, and risk factors of postoperative fever after percutaneous nephrolithotomy: A systematic review and meta-analysis. Asian J Urol. 2022; 102.Budak S, Yucel C. Can the Hounsfield unit value predict the success of percutaneous nephrolithotomy. KMJ. 2019;51(3):249-252. 103.Gucuk A, Yilmaz B, Gucuk S, Uyeturk U. Are stone density and location useful parameters that can determine the endourological surgical technique for kidney stones that are smaller than 2 cm? A prospective randomized controlled trial. J Urol. 2019;16(3):236-241. 104.Moon HW, Taeyb M, Park YH, et al. The impact of Hounsfield unit-related variables on percutaneous nephrolithotomy outcomes. Sci Res. 2022;12(1):18451. doi:10.1038/s41598-022-23383-7. 105.Nguyễn Tiến Đạt. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu qua mẫu nước tiểu bể thận trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da. Luận văn Bác sĩ Nội trú. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2021. 106.Trần Quang Sinh. Đánh giá kết quả ban đầu giải pháp chủ động chuyển đổi đường hầm nhỏ sang đường hầm tiêu chuẩn trong lấy sỏi thận qua da điều trị sỏi san hô. Luận văn Bác sĩ Nội trú. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2022. 107.Khadgi S, El-Nahas AR, El-Shazly M, Al-Terki A. Comparison of standard-and mini-percutaneous nephrolithotomy for staghorn stones. Arab J Urol. 2021;19(2):147-151. 108.Kimberly L. Cooper MD GMBM, Matthew P. Rutman MD. Infections of the Urinary Tract. In: Partin AW, ed. Campbell - Walsh - Wein Urology. 12 ed. Elsevier; 2020:1129-1202:chap 55. 109.Derisavifard S, Smith AD. Percutaneous Nephrolithotomy: Stone Extraction and Lithotripsy. Smith's Textbook of Endourology. 2019:322-331:chap 26. 110.Andreeva V, Vinarov A, Yaroslavsky I, et al. Preclinical comparison of superpulse thulium fiber laser and a holmium: YAG laser for lithotripsy. World J Urol. 2020;38(2):497-503. 111.Karakan T, Kilinc MF, Doluoglu OG, et al. The modified ultra-mini percutaneous nephrolithotomy technique and comparison with standard nephrolithotomy: a randomized prospective study. Urolithiasis. 2017;45(2):209-213. 112.Haghighi R, Zeraati H, Ghorban Zade M. Ultra-mini-percutaneous nephrolithotomy (PCNL) versus standard PCNL: A randomised clinical trial. Arab J Urol. 2017;15(4):294-298. 113.Karsiyakali N, Yucetas U, Karatas A, Karabay E, Okucu E, Erkan E. Renal pelvis urine Gram stain as a traditional, but new marker in predicting postoperative fever and stone culture positivity in percutaneous nephrolithotomy: an observational, prospective, non-randomized cohort study. World J Urol. 2021;39:2135-2146. 114.Liu J, Zhou C, Gao W, Huang H, Jiang X, Zhang D. Does preoperative urine culture still play a role in predicting post-PCNL SIRS? A retrospective cohort study. Urolithiasis. 2020;48(3):251-256. 115.Zhong W, Zeng G, Wu W, Chen W, Wu K. Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy with multiple mini tracts in a single session in treating staghorn calculi. Urol Res. 2011;39(2):117-122. 116.Tefekli A, Karadag MA, Tepeler K, et al. Classification of percutaneous nephrolithotomy complications using the modified clavien grading system: looking for a standard. European urology. 2008;53(1):184-190. 117.De La Rosette JJ, Opondo D, Daels FP, et al. Categorisation of complications and validation of the Clavien score for percutaneous nephrolithotomy. European urology. 2012;62(2):246-255. 118.Large T, Assmus MA, Valadon C, et al. A Multi-institutional Review of Single- access Percutaneous Nephrolithotomy for Complex Staghorn Stones. Eur Urol Focus. 2021;7(5):1170-1175. 119.Singh AK, Shukla PK, Khan SW, Rathee VS, Dwivedi US, Trivedi S. Using the modified Clavien grading system to classify complications of percutaneous nephrolithotomy. Curr Urol. 2017;11(2):79-84. 120.Zhang XJ, Zhu Z, Wu JJ. Application of Clavien–Dindo Classification System for Complications of Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy. J Healthc Eng. 2021;5361415. 121.Ngô Xuân Thái, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Hoàng Thiên Phúc, Trần Thanh Hải. Ứng dụng thang điểm Clavien-Dindo cải biên trong đánh giá tai biến, biến chứng của các kỹ thuật lấy sỏi thận qua da trong 5 năm từ năm 2014- 2019. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2020;20(4):66-72. 122.Bhandari BB, Thapa BB, Ayer D, Thapa S, Bista S. Comparison between Mini PCNL and Standard PCNL in management of nephrolithiasis. Med J Shree Birendra Hosp. 2020;19(2):80-83. 123.Gok A, Polat H, Cift A, et al. The hounsfield unit value calculated with the aid of non-contrast computed tomography and its effect on the outcome of percutaneous nephrolithotomy. Urolithiasis. 2015;43(3):277-281. 124.Anastasiadis A, Onal B, Modi P, et al. Impact of stone density on outcomes in percutaneous nephrolithotomy (PCNL): an analysis of the clinical research office of the endourological society (CROES) pcnl global study database. Scand J Urol. 2013;47(6):509-514. 125.Ortiz CT, Martínez AIM, Morton AJV, Reyes HV, Feixas SC, Novo JFS, Miranda EF. Obesity in percutaneous nephrolithotomy. Is body mass index really important? J Urol. 2014;84(3):538-543. 126. Kallidonis P, Panagopoulos V, Kyriazis I, Liatsikos E. Complications of percutaneous nephrolithotomy: classification, management, and prevention. Curr Opin Urol. 2016;26(1):88-94. 127.El-Nahas AR, Shokeir AA, El-Assmy AM, et al. Post-percutaneous nephrolithotomy extensive hemorrhage: a study of risk factors. J Urol. 2007;177(2):576-579. 128.Poudyal S. Current insights on haemorrhagic complications in percutaneous nephrolithotomy. Asian J Urol. 2022;9(1):81-93. 129.Sharma GR, Maheshwari PN, Sharma AG, Maheshwari RP, Heda RS, Maheshwari SP. Fluoroscopy guided percutaneous renal access in prone position. World J Clin Cases. 2015;3(3):245-264. 130.Ganpule AP, Reddy MNK, Sudharsan S, Shah SB, Sabnis RB, Desai MR. Multitract percutaneous nephrolithotomy in staghorn calculus. Asian J Urol. 2020;7(2):94-101. 131.Yamaguchi A, Skolarikos A, Buchholz N-PN, et al. Operating times and bleeding complications in percutaneous nephrolithotomy: a comparison of tract dilation methods in 5537 patients in the Clinical Research Office of the Endourological Society Percutaneous Nephrolithotomy Global Study. J Endourol. 2011;25(6):933-939. 132.Zeng G, Zhao Z, Wan S, et al. Failure of initial renal arterial embolization for severe post-percutaneous nephrolithotomy hemorrhage: a multicenter study of risk factors. J Urol. 2013;190(6):2133-2138. 133.Đỗ Anh Toàn. Nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động mạch thận. Luận án Tiến Sĩ Y học. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2018. 134.Liu C, Zhang X, Liu Y, Wang P. Prevention and treatment of septic shock following mini-percutaneous nephrolithotomy: a single-center retrospective study of 834 cases. World J Urol. 2013;31(6):1593-1597. 135.Gutierrez J, Smith A, Geavlete P, et al. Urinary tract infections and post- operative fever in percutaneous nephrolithotomy. World J Urol. 2013;31(5):1135-1140. 136.Abedali ZA, Large T, Heiman JM, Bandali E, Anderson BB, Lingeman JE, Krambeck AE. Percutaneous nephrolithotomy in the 80 years of age and older population. J Urol. 2019;134:62-65. 137.Schulz AE, Green BW, Gupta K, et al. Management of large kidney stones in the geriatric population. World J Urol. 2023;41(4):981-992. 138.Haider R, Regnier P, Roustan F, et al. Percutaneous nephrolithotomy for kidney stones in elderly patients: Meta-analysis of results and complications. Prog Urol. 2017;27(2):58-67. 139.Zhou G, Zhou Y, Chen R, et al. The influencing factors of infectious complications after percutaneous nephrolithotomy: a systematic review and meta-analysis. Urolithiasis. 2022;51(1):17. 140.Jung C, Brubaker L. The etiology and management of recurrent urinary tract infections in postmenopausal women. Climacteric. 2019;22(3):242-249. 141.Traxer O. Management of injury to the bowel during percutaneous stone removal. J Endourol. 2009;23(10):1777-1780. PHỤ LỤC 1 PHIẾU THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Mã số BN trong nghiên cứu:... 1.Họ tên .,Tuổi Giới: nam  nữ  Ngày nhập viện:.Số nhập viện/ Số lưu trữ:................../............... Số điện thoại: ... Địa chỉ: 2.Lý do nhập viện: ................ 3.Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng toàn thân : Sốt  Rối loạn đi tiểu : Tiều gắt  ,Tiểu máu  , Tiểu đục  Rung thận đau: Trái  , Phải  , Không đau  BMI: . 4.Tiền căn đã mổ mở sỏi thận: Trái  ,Phải  , Số lần mổ Nội soi tán sỏi: bên. Số lần mổ.. Tán sỏi ngoải cơ thể: bên .Số lần tán.. Lấy sỏi thận qua da: bên. .Số lần mổ.. Nội khoa:.. 5.Các xét nghiệm: Hồng cầu BC/Neu Hct Hb Ure Creatinin GFR Trước mổ Sau mổ Tổng phân tích nước tiểu: HC, BC., Nitrite Kết quả cấy nước tiểu/ Kháng sinh đồ .. Ion đồ : Na . Cl K Ca .. 6.Siêu âm / MSCT ( mức độ ứ nước ) Thận (T) : ..... Thận (P) : .. 7.Chụp X-quang hệ niệu không sửa soạn (KUB) và MSCT : Sỏi đài thận (T) : trên  , giữa  , dưới  ; kích thước lớn nhất:.mm (P): trên  , giữa  , dưới  ; kích thước lớn nhất:.mm Sỏi bể thận : Trái  Phải  ; kích thước lớn nhất:.mm Số lượng sỏi: . Thận không bài tiết : Trái  Phải  Bất thường khác của hệ niệu:... HU:. 8.Chẩn đoán : .. 9.Điều trị : ngày mổ :... Kháng sinh trước mổ:, số ngày ..................................................... Kháng sinh sau mổ, số ngày ..... Phân độ ASA : Gắp sỏi  Dẫn lưu  Không dẫn lưu thận  Thông NQ  Thông JJ .. Thời gian mổ (phút):..Thời gian tán sỏi, Thời gian chọc dò: . Thời gian sử dụng C-arm (phút): ... Ước lượng máu mất : Ít  .. ,Truyền máu  , Số đơn vị máu: Biến chứng : Chảy máu  Thủng đại tràng  Rách đài bể thận  , Tràn khí/dịch màng phổi  , Sỏi xuống NQ  Cách xử trí biến chứng: 10.Hậu phẫu (ghi chú ngày thứ mấy, tính chất ) Ngay sau mổ : HC...BCHct...% Hb .......g/dL Creatinin. Ure GFR. Hậu phẫu ngày: HC...BCHct...% Hb .......g/dL Thang điểm đau VAS: .. Sốt : Đau hông lưng : Dịch qua thông dẫn lưu thận:....ngày rút... Dịch qua thông niệu quản:ngày rút... Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ: .ngày Thời gian dùng kháng sinh điều trị: ...ngày Biến chứng hậu phẫu: Mảnh sỏi sót di chuyển xuống  Chảu máu hậu phẫu  Đái máu thứ phát  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu  Sốc nhiễm khuẩn  Tổn thương cơ quan lân cận . Xừ trí biến chứng: Đặt JJ sau mổ  số ngày :,Lý do:. Sạch sỏi trên X-quang ngay sau mổ:.. Chụp KUB/ siêu âm sau mổ : Sạch sỏi  ,Sót sỏi :.. Lấy sỏi thận qua da lần 2 : Sạch sỏi  ,Sót sỏi:. Cấy nước tiểu/ KSĐ trong lúc mổ: .. Số ngày hậu phẫu :. 11. Tái khám : ..ngày Ure..CreatininGFR.. TPTNT: HCBC.. Chụp KUB và siêu âm :Sạch sỏi  ,Sót sỏi : mảnh.mm Điều trị bổ sung:.. 12. Tái khám : ..ngày Ure..CreatininGFR. TPTNT: HCBC.. Chụp KUB và siêu âm :Sạch sỏi  ,Sót sỏi : mảnh.mm Điều trị bổ sung:.. PHỤ LỤC 2 BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tên nghiên cứu: “SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT, ĐỘ AN TOÀN CỦA LẤY SỎI THẬN QUA DA TIÊU CHUẨN VỚI LẤY SỎI THẬN QUA DA DÙNG ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN ĐƠN GIẢN” Nhà tài trợ: không Nghiên cứu sinh: ThS.BS. Lê Trọng Khôi Đơn vị chủ trì: Trường Đaị Học Y Dược TP. HCM 1. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu thực hiện trong thời gian từ tháng 12/2016 - 12/2022 tại Bệnh viện Bình Dân.  Mục đích và tiến hành nghiên cứu: Sỏi thận là bệnh khá phổ biến tại Việt nam, trước đây phương pháp điều trị chủ yếu là mổ hở. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp điều trị ít xâm lấn được áp dụng thay thể dần cho phẫu thuật mổ hở. Trong đó phẫu thuật lấy sỏi qua da (PCNL) là phương pháp ít xâm lấn khi tạo một lổ trên da đường hầm nội soi vào thận, qua đó kênh đó dùng thiết bị tán vỡ viên sỏi và lấy các mảnh sỏi ra. Phẫu thuật này đã được áp dụng thành công từ hơn 1 thập kỷ tại các trung tâm Niệu khoa lớn trong cả nước, bên cạnh đó còn tồn tại khó khăn thách thức đáng kể. Do đó những năm gần đây phẫu thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ (mPCNL) là thay đổi từ phẫu thuật lấy sỏi qua da đường hầm tiêu chuẩn (sPCNL). Với mục tiêu thay đổi để giảm đi tỉ lệ các biên chứng trong và sau phẫu thuật tuy nhiên còn ỡ trong giai đoạn đầu áp dụng. Tại Việt Nam hiên nay, vai trò và so sánh kết quả trước và sau cải tiến của 2 phẫu thuật này vẫn chưa được nghiên cứu thống kê đầy đủ. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu ứng dụng đánh giá 2 phẫu thuật trên trong điều trị sỏi thận đơn giản là hợp lý và cần thiết.  Câu hỏi nghiên cứu: Khi áp dụng phương pháp lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ an toàn hơn so với lấy sỏi qua da tiêu chuẩn và có hiệu quả tương đương không? Đặc điểm nào của bệnh nhân và yếu tố nào trong phương pháp ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của phâu thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ qua đó để rút kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật?  Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp lấy sỏi thận qua da dùng đường hầm nhỏ so sánh với lấy sỏi thận qua da tiêu chuẩn. 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả và độ an toàn của phương pháp lấy sỏi thận qua da dùng đường hầm nhỏ.  Cỡ mẫu: Dự kiến có hơn 114 bệnh nhân tham gia nghiên cứu này (cần hơn 57 bệnh nhân mỗi ở nhóm phẫu thuật). Bệnh nhân chủ động lựa chọn phương pháp phẫu thuật sau khi nghe tư vấn về phương pháp điều trị cũng như trình bày Bảng thông tin về nghiên cứu.  Tiêu chuẩn chọn mẫu: - Sỏi thận đơn giản được định nghĩa trong nghiên cứu: là 1 sỏi đơn độc nằm ở 1 đài, bể thận hoặc ở 1 đài - bể thận có đường kính từ 15 - 35mm, không có phân nhánh. - Chỉ định phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tuân thủ theo “Hướng dẫn điều trị sỏi tiết niệu của Hội tiết niệu Châu Âu 2016”: cho sỏi thận lớn > 20mm và sỏi nằm ở đài dưới > 10mm không thuận lợi cho tán sỏi ngoài cơ thể.  Tiêu chuẩn loại trừ: - Các TH sỏi trên thận có bất thường về giải phẫu như thận xoay bất toàn, thận móng ngựa, thận lạc chỗ, thận sa, thận ghép. - Bệnh lý bế tắc đường tiết niệu như hẹp niệu quản, bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, hẹp niệu đạo. - Có tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa điều trị triệt để. - BN đang sử dụng thuốc kháng đông hoặc đang có rối loạn đông máu. - Các BN không tiếp tục tham gia nghiên cứu.  Những lợi ích cho bệnh nhân: Lấy sỏi thận qua da hiệu quả tốt, an toàn cao với mức độ xâm hại tối thiểu so với mổ mở. Đồng thời, phương pháp này giúp bảo tồn nhu mô thận tối đa nhằm duy trì chức năng thận cho người bệnh, người bệnh sẽ phục hồi tốt nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống bình thường.  Việc theo dõi kết quả phẫu thuật được thực hiện: - Theo dõi sát sau can thiệp trong thời gian nằm viện - Tái khám lại trong thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau can thiệp Người tham gia nghiên cứu không phải trả thêm bất cứ chi phí nào so với điều trị không tham gia nghiên cứu.  Bồi thường/điều trị khi có tổn thương liên quan đến nghiên cứu: Trong trường hợp có xảy ra biến chứng do phẫu thuật đòi hỏi phải phẫu thuật lại, theo quy định của bệnh viện được miễn giảm chi phí phẫu thuật lần 2.  Người liên hệ: LÊ TRỌNG KHÔI Số điện thoại: 0936886879  Sự tự nguyện tham gia: Các bệnh nhân được hội chẩn phẫu thuật lấy sỏi thận qua da và đồng ý các nguy cơ có thể xảy ra trong lúc can thiệp.  Tính bảo mật: Mọi thông tin cá nhân về tình trạng sức khỏe cũng như kết quả điều trị được bảo mật. Công bố rõ việc mô tả các biện pháp để giữ và đảm bảo tính bảo mật của các bản ghi liên quan đến người tham gia. 2. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Họ và tên: Mã số trong nghiên cứu. Tuổi: Năm sinh: Điện thoại. Địa chỉ: Nghề nghiệp: .. Thông tin nghiên cứu viên: Bác sĩ Lê Trọng Khôi – Bệnh viện Bình Dân. Số điện thoai liên hệ 0936886879 . Email drletrongkhoi@gmail.com. Thông tin Hội Đồng Y Đức của Bệnh Viện Bình Dân: 371 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP HCM. Điện thoại (08) 38394747. Fax: 84.8.38391315. Website: bvbinhdan.com.vn - Sau khi được các bác sỹ giải thích, tôi đã hiểu về lý do và mục đích đề tài nghiên cứu và lợi ích của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da trong điều trị bệnh lý sỏi thận của tôi. Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. - Tôi biết rằng sự tham gia của tôi là hoàn toàn tự nguyện và tôi có thể rút lui bất cứ lúc nào mà không cần nêu lý do. Tôi biết rõ việc rút lui hay tham gia nghiên cứu không ảnh hưởng đến việc tiếp tục được chăm sóc y tế hay trách nhiệm pháp lý. - Tôi hiểu rằng hồ sơ bệnh án của tôi được những cá nhân có trách nhiệm liên quan đến việc tham gia nghiên cứu của tôi xem xét. Tôi đồng ý cho những cá nhân đó truy cập ghi chép và sử dụng dữ liệu trong hồ sơ bệnh án của tôi. Thông tin cá nhân của tôi phải được giữ bí mật và thông tin liên quan danh tính sẽ đươc đảm bảo không xuất hiện trong kết quả và báo cáo. - Tôi đồng ý tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Tôi có quyền thông báo với Hội đồng y đức khi Nghiên cứu viên không thực hiện đúng với nội dung đã thống nhất trên. Tôi hiểu rõ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đồng thuận tham gia nghiên cứu không khiếu nại về sau. Chữ kí của người tham gia: Ngày tháng năm _____ Họ tên ________________________ Chữ ký_______________ Chữ ký của người làm chứng hoặc người đại diện hợp pháp : Ngày tháng năm ____ Họ tên ________________________ Chữ ký_______________ Chữ ký của nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất , các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này. Ngày tháng năm _________________ Họ tên BS Lê Trọng Khôi Chữ ký_______________ PHỤ LỤC 3 Hệ thống phân độ biến chứng Clavien-Dindo Độ Định nghĩa I Trong quá trình hậu phẫu bình thường có bất kỳ sự sai lệch mà không cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, can thiệp qua nội soi và chụp phóng xạ. Phác đồ điều trị cho phép là: các loại thuốc như thuốc chống nôn, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, các chất điện giải và vật lý trị liệu. Phân độ này cũng bao gồm nhiễm khuẩn vết mổ được rạch rộng tại giường bệnh. II Cần điều trị bằng thuốc với các thuốc khác những thuốc được cho phép ở độ I, bao gồm truyền máu và dinh dưỡng tĩnh mạch. III Yêu cần can thiệp bằng phẫu thuật, nội soi hoặc chụp phóng xạ. a Can thiệp không cần gây mê. b Can thiệp cần gây mê. IV Biến chứng đe dọa tính mạng (bao gồm các biến chứng thần kinh trung ương: xuất huyết não, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xuất huyết dưới nhện, nhưng không bao gồm cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua) được theo dõi và điều trị ở đơn vị chăm sóc tích cực. a Suy chức năng một cơ quan (bao gồm chạy thận nhân tạo). b Suy chức năng nhiều cơ quan. V Bệnh nhân tử vong. Ghi chú: nếu bệnh nhân có biến chứng trong thời gian ra viện, tiếp đầu ngữ “d” được thêm vào phân độ. Tạm dịch từ nguồn: “Clavien A., Barkun J., de Oliveira, Michelle L. et al. The Clavien-Dindo Classification of Surgical Complications: Five-Year Experience. Annals of Surgery. 2009;250(2):187-196” Thang điểm VAS Đây là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất trên lâm sàng. Thước đo VAS được cấu tạo gồm hai mặt. Mặt giành cho BN đánh giá ở phía trái ghi chữ “không đau” và phía phải ghi chữ “đau không thể chịu nổi”. Để BN có thể xác nhận dễ hơn mức độ đau, người ta đã gắn thêm hình ảnh thể hiện nét mặt tương ứng với các mức độ đau khác nhau. BN tự đánh giá bằng cách di chuyển con trỏ đến vị trí tương ứng với mức độ đau của mình. Mặt giành cho người đánh giá được chia thành 11 vạch đánh số từ 0 đến 10 (hoặc chia vạch từ 0 đến 100 mm). Sau khi BN chọn vị trí con trỏ trên thước tương ứng với mức độ đau thì người đánh giá xác nhận điểm đau VAS là khoảng cách từ điểm 0 đến vị trí con trỏ. PHỤ LỤC 4 BỆNH ÁN MINH HỌA Bệnh án 1: Can thiệp nút mạch cầm máu/DSA sau phẫu thuật PCNL ngày 2. - Bệnh nhân Huỳnh Thị H. (số thứ tự 3 trong danh sách BN của nhóm lấy sỏi qua da đường hầm tiêu chuẩn), nữ 68 tuổi, nhập viện vì đau hông lưng (T). - Phẫu thuật sPCNL với chẩn đoán sỏi thận T (kích thước sỏi 33mm) ngày 23/06/2022. - Vào ngày hậu phẫu thứ 2, để chuẩn bị xuất viện, sau khi kiểm tra trên KUB bệnh nhân được rút thông dẫn lưu thận ra da. Ngay lập tức, máu đỏ tươi chảy ra từ đường hầm dẫn lưu. Tiến hành đè ép cầm máu thì hình thành khối máu tụ vùng hông lưng (T) lớn dần. Sinh hiệu bệnh nhân lúc này: mạch 110 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2 96%/khí trời, Hb 7g/dL, Hct 24%. Tiến hành can thiệp DSA khẩn và truyền hồng cầu lắng. - Sau nút mạch cầm máu/DSA, động mạch cực dưới thận (T) không còn xuất huyết. Bệnh nhân được xuất viện 2 ngày sau trong tình trạng sinh hiệu ổn định: nước tiểu trong với Hb 10,2g/dL, Hct 31,3%. Hình MSCT trước và KUB sau phẫu thuật của BN Huỳnh Thị H. (Số hồ sơ 202213607) Hình DSA trước và sau can thiệp của BN Huỳnh Thị H. (Số hồ sơ 202213607) Bệnh án 2: Trường hợp can thiệp sửa lại JJ tụt. - Bệnh nhân Nguyễn Duy T. (số thứ tự 71 trong danh sách bệnh nhân nhóm lấy sỏi qua da đường hầm tiêu chuẩn), nam 32 tuổi. - Phẫu thuật sPCNL với chẩn đoán sỏi thận T ngày 24/02/2020. - Vào ngày hậu phẫu thứ 2 chụp KUB kiểm tra thấy thông JJ tụt thấp (khi kết thúc cuộc mổ đặt thông JJ kiểm tra trên C-arm thông nằm ở vị trí khúc nối), Quyết định xử lý đặt lại thông JJ cho BN dưới C-arm. Ngày hôm sau dự định kẹp và rút thông dẫn lưu thận thì bệnh nhân tự tụt thông dẫn lưu thận ra da. Siêu âm tụ dịch hốc thận không đáng kể, theo dõi ổn cho xuất viện. Hình trước và sau can thiệp đặt lại JJ của BN Nguyễn Duy T. (Số hồ sơ 202203359) Bệnh án 3: Trường hợp can thiệp sửa lại JJ tụt. - Bệnh nhân Doãn Văn C. (số thứ tự 24 trong danh sách bệnh nhân nhóm lấy sỏi qua da đường hầm tiêu chuẩn), nam 45 tuổi. - Phẫu thuật sPCNL với chẩn đoán sỏi thận P ngày 05/03/2021. - Vào ngày hậu phẫu thứ 2 rút thông tiểu, chụp KUB kiểm tra thấy thông JJ tụt thấp. Quyết định xử lý đặt lại thông JJ cho BN dưới hướng dẫn C-arm. - Lâm sàng ổn BN được xuất viện vào ngày thứ 5 sau khi rút thông dẫn lưu thận ra da. - Thông JJ được rút sau 1 tháng vào thời điểm tái khám. Hình KUB trước và màn hình C-arm sau can thiệp đặt lại JJ của BN Doãn Văn C. (Số hồ sơ 202103956) PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH BỆNH NHÂN VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_so_sanh_ket_qua_phau_thuat_cua_lay_soi_qua_da_duong.pdf
  • doc2_ Mẫu Thông tin luận án đưa lên mạng (2022).doc
  • pdf4_Tóm tắt luận án.pdf
  • pdf20240708113453.pdf
  • pdf20240709111019.pdf
Luận văn liên quan