Luận án Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

Cùng với gia đình và nhà trường, xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo hiếu. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo trong việc đưa ra đường lối, chính sách, lề luật, lễ nghi. sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đạo hiếu cho mọi công dân nói chung và cho hội viên của mỗi tổ chức nói riêng. Trong đường lối của Đảng, tiếp tục đưa các nội dung về văn hóa, đạo đức vào Văn kiện và Nghị quyết của Đảng, định hướng cho Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp triển khai trong thực tiễn. Các cán bộ, đảng viên từ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao đến đảng viên trong các tổ chức cơ sở Đảng phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc xây dựng đạo đức gia đình, có hành vi chuẩn mực trong ứng xử với cha mẹ và những người lớn tuổi trong xã hội, tạo ra hiệu ứng tốt cho việc xây dựng phong trào hiếu trong xã hội. Nhà nước cần tiếp tục chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, ký kết và cam kết thực hiện các văn bản luật pháp quốc tế liên quan đến gia đình; ban hành những nghị định liên quan đến vấn đề gia đình và đạo đức gia đình, tạo động lực cho sự thực hành đạo hiếu ở Việt Nam.

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển kinh tế là cơ sở vững chắc để mỗi gia đình ấm no, hạnh phúc và thực hiện tốt đạo lý trong gia đình: “khi gia đình có điều kiện kinh tế, các thành viên có cơ hội mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết, gắn kết cùng gìn giữ, phát huy những giá trị của đạo hiếu” [129, tr.308]. Tuy nhiên, không phải cứ kinh tế gia đình phát triển là đạo hiếu tốt lên. Thực tế cho thấy, không ít gia đình khi trở nên giàu có lại nảy sinh mâu thuẫn, bất hòa, con cái hư hỏng, anh em tranh giành tài sản, bất hiếu với mẹ cha. Do đó, cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, việc xây dựng văn hóa gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho sự biến đổi của đạo hiếu theo chiều hướng tích cực cũng là một yêu cầu đặt ra trong xã hội hiện nay. Mỗi gia đình cần phải tạo ra môi trường sống lành mạnh, không gian văn hóa ấm cúng, ở đó ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Nền tảng “hiếu, nghĩa, tình” trong gia đình cần tiếp tục được duy trì và phát triển. Những quan niệm hà khắc, khắt khe trong quan hệ gia đình cần phải loại bỏ, nhưng 138 những “hạt nhân hợp lý” của gia đình truyền thống cần được kế thừa trong xây dựng văn hóa gia đình hiện nay. Trong xu thế hội nhập quốc tế về văn hóa, việc tiếp thu lối sống và văn hóa phương Tây phải được thực hiện một cách có chọn lọc. Nên nhớ rằng không phải mọi cái mới đều là tiến bộ, mọi cái cũ đều là lạc hậu. Việc xây dựng văn hóa gia đình hiện nay phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa những giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình Việt Nam truyền thống đồng thời tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, tích cực của văn minh nhân loại nhằm tạo một môi trường văn hóa hài hòa, có ý nghĩa tích cực trong phát triển, hoàn thiện đạo đức, nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Toàn xã hội phải tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, ở đó, Đảng và Nhà nước có sự quan tâm hơn nữa trong việc cụ thể hóa đường lối, chính sách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những hủ tục rườm rà, lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi của đạo hiếu theo chiều hướng tích cực; các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, viên chức nhà nước và những người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể phải là những người đầu tầu, gương mẫu trong việc giáo dục và thực hiện bổn phận hiếu thảo. Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng khấm khá, dẫn đến tình trạng “phú quý sinh lễ nghĩa”. Một số phong tục truyền thống như mừng thọ, tổ chức ma chay, xây lăng mộ, nhà thờ dòng họ... đang bị biến tướng, đi sai mục đích văn hóa ban đầu. Đáng chú ý, hiện tượng này lại chủ yếu được thực hiện bởi những cán bộ lãnh đạo, những người có chức, có quyền muốn lợi dụng việc mừng thọ hay tổ chức tang ma cho cha mẹ để thu “phong bao”, “phong bì” từ cộng đồng, cơ quan - những người dưới quyền. Việc xây lăng mộ, xây dựng nhà thờ dòng họ cũng đang là một xu hướng thái quá, gây lãng phí tiền của và xâm hại đất nông nghiệp. Nên chăng, lăng mộ, nhà thờ và cả những quần thể, khu tưởng niệm nên thu nhỏ lại, dành đất để xây dựng trường học, bệnh viện, công viên và phục vụ sản xuất. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan cần có những văn bản hướng dẫn người 139 dân thực hiện và cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu, đi đầu trong việc khắc phục những phong tục cực đoan nêu trên. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên đã được đề cập nhiều lần trong các văn bản, nghị quyết, quy định của Đảng. Hàng loạt những quy định của Đảng về vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên đã được ban hành: Quy định 101/QĐ/TW ngày 7-6-2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55/QĐ/TW ngày 19- 12-2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25-10-2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ cấp cao. Đảng ta xác định, nêu gương là một phương thức lãnh đạo của Đảng. Nếu cán bộ, đảng viên làm tốt việc nêu gương thì hiệu quả sẽ vô cùng to lớn, bởi nó có sức lan tỏa sâu rộng, có khả năng hiệu triệu quần chúng nhân dân bằng sức mạnh của niềm tin và tình cảm yêu mến từ trái tim. Ngược lại, nếu người cán bộ, đảng viên không giữ được mình mực thước trong đạo đức, lối sống; nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít hoặc nói một đằng, làm một nẻo thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hại. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh, muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước. Do vậy, trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên phải nói đúng, làm đúng; thực hiện tốt những nguyên tắc, quy định, điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Gương mẫu, đi đầu trong xây dựng đạo đức gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, thực hiện nếp sống văn minh, việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, mừng thọ phải thực hiện theo hướng đơn giản, trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Như vậy, cùng với phát triển kinh tế gia đình, việc xóa bỏ những quan niệm khắt khe, hà khắc trong đạo đức gia đình, khắc phục một số phong tục cực đoan như mừng 140 thọ, ma chay, xây lăng mộ, nhà thờ dòng họ sẽ tạo môi tường văn hóa làn mạnh cho sự phát triển của đạo hiếu theo chiều hướng tích cực. 4.4. Hoàn thiện và nâng cao vai trò của pháp luật, cải tạo những phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Ý thức pháp luật, ý thức đạo đức là những hình thái ý thức xã hội, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Nhưng nếu đạo đức điều chỉnh hành vi của con người một cách tự giác, tự nguyện bằng sự giác ngộ, thôi thúc từ bên trong và thông qua dư luận xã hội thì pháp luật điều chỉnh hành vi con người một cách áp đặt bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài và thông qua khung hình phạt có tính răn đe. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh hành vi của con người, bảo vệ các giá trị chân chính trong xã hội. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người đồng thời tạo điều kiện cho con người khẳng định và phát huy năng lực thực tiễn của mình. “Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội” [5, tr.3]. Do vậy, ở một khía cạnh nào đó, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức xã hội. “Pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội” [5, tr.177]. Trên thế giới, Trung Quốc năm 2013 đã công bố một luật mới yêu cầu con cái phải đến thăm và chăm sóc bố mẹ già của mình. Xuất phát từ thực tế ở Trung Quốc, có đến “11.9% những đứa con trưởng thành đã không đến thăm bố mẹ họ lần nào trong năm và 33.4% chỉ thăm một lần mỗi năm” [158]. Luật yêu cầu: “Các thành viên trong 141 gia đình phải đến thăm bố mẹ già thường xuyên hơn nữa và nghiêm cấm bất kỳ hình thức bạo lực gia đình nào đối với người cao tuổi, như dùng ngôn ngữ xúc phạm hoặc phân biệt đối xử, tra tấn về mặt thể xác, bỏ rơi”[158]. Luật ra đời đã dấy lên một cuộc tranh luận nóng về việc liệu có phù hợp khi chính phủ can thiệp vào công việc của các gia đình và giải quyết các vấn đề đạo đức bằng biện pháp pháp lý. Và dù rằng luật không xác định mức độ thường xuyên đến thăm cha mẹ của một người như thế nào thì được coi là phù hợp, cũng không xác định rõ hình phạt mà một người phải đối mặt nếu không đến thăm cha mẹ mình, nhưng rõ ràng việc ra đời luật yêu cầu con cái phải có hiếu với cha mẹ phản ánh một thực tế đạo hiếu hiện nay cần có sự can thiệp của pháp luật. Trong lịch sử nước ta, triều đình Lê - Nguyễn đã từng pháp luật hóa những quan niệm hiếu nghĩa. Trong pháp luật hiện hành, chúng ta cũng có thể tìm thấy các quy định trong các văn bản luật có liên quan đến chữ hiếu như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người cao tuổi, Bộ luật dân sự và Bộ luật Hình sự, v.v... Các văn bản pháp luật này đều có những quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của con cháu trong việc chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Khoản 2, điều 70, luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình” [78, tr.34]; khoản 2, điều 71 quy định: “con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật...” [78, tr.35]. Điều 111, luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” [78, tr.51]. Về đạo lý, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm bẵm, nuôi dạy con khôn lớn và có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến thành công hay thất bại trong cuộc đời của con. Do vậy, khi đã khôn lớn trưởng thành, kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ không chỉ là bổn phận mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người con. 142 Ngoài những quy định mang tính bắt buộc con cháu phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ thì pháp luật cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi của cha mẹ cũng là sự luật hóa chữ hiếu ở Việt Nam. Trong quan niệm của người Việt Nam, “nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, lo lắng cho ta; đến lượt mình, ta lại sinh con, chăm bẵm, nuôi dưỡng và dồn mọi tâm lực cho con cái. Trước khi từ giã cõi đời, nếu có tài sản thì ta cũng thường viết di chúc để lại, phân chia tài sản thừa kế cho con cái chứ mấy ai để lại tài sản thừa kế cho bố mẹ. Ấy là “cái nợ đồng lần”, nó tồn tại trong nếp nghĩ, trong thói quen của biết bao thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. Nhưng trong quy định của pháp luật Việt Nam thì bố mẹ là một trong những người được thừa kế tài sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. [Xem 10, điều 664]. Ở một khía cạnh nào đó, đây chính là việc luật hóa chữ hiếu, thể hiện đạo làm cha mẹ và đạo làm con trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, đặc biệt là trách nhiệm, bổn phận của con cái. Trách nhiệm của cha mẹ là phải chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nhưng chỉ trong điều kiện con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Còn trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là vô điều kiện, là trách nhiệm suốt đời, không phân biệt tuổi tác, sức khỏe hay tình trạng kinh tế của cha mẹ. Rõ ràng ở đây pháp luật đã bảo vệ quyền lợi của cha mẹ cũng là phản ánh trách nhiệm của con cái phải hiếu dưỡng đối với cha mẹ trong đạo hiếu Việt Nam. Trong việc xử lý các hành vi bất hiếu, nếu pháp luật đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm mà con cháu không thực hiện thì căn cứ vào hành vi cụ thể mà có mức xử lý thích hợp. Trong trường hợp con cháu có hành vi bất hiếu đối với ông bà, cha mẹ mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một số tội danh như: Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, tội hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ. Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” [11, Điều 140], nhưng cũng hành vi này, nếu được thực hiện đối với ông bà, cha mẹ hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì áp dụng khung 143 hình phạt tối đa là 5 năm tù [11, Điều 185]. Với những tội danh như: Cố ý gây thương tích [11, Điều 134], Giết người [11, Điều123], nếu hành vi này là của con cháu đối với ông bà, cha mẹ cũng sẽ áp dụng tình tiết tăng nặng với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Như vậy, trong thời đại nào chữ hiếu cũng luôn được coi trọng. Những kẻ bất hiếu sẽ bị xử lý nghiêm khắc bởi những quy định của pháp luật. Có thể nói, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ là bổn phận, trách nhiệm của con cháu mà pháp luật thời đại nào cũng có những quy định cụ thể. Nếu con cái không tuân thủ những quy định đó sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc, đảm bảo tính giáo dục, răn đe đối với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc trừng phạt những hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ trong các bộ luật ở Việt Nam hiện nay còn chưa đủ sức răn đe. Theo đánh giá của tác giả Cao Thu Hằng, Quốc triều Hình luật có mức xử phạt rõ ràng và có tính răn đe mạnh hơn so với hình thức xử phạt ở luật Việt Nam hiện nay, trong một số tội danh. Nhiều hành vi vi phạm chỉ xử phạt hành chính, chỉ trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hay cấu thành tội phạm mới bị xử lý hình sự [39, tr.365]. Bên cạnh đó, trong việc thực thi pháp luật, vẫn có quan điểm cho rằng những vấn đề trong phạm vi gia đình, của gia đình thì nên để gia đình tự giải quyết. Nhiều trường hợp cha mẹ già bị con cái bạc đãi nhưng chưa có sự trợ giúp phù hợp của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính trị - xã hội. Có thể thấy, việc vi phạm đạo hiếu và sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chưa đầy đủ hoặc thiếu chặt chẽ và việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm minh. Do vậy, hoàn thiện quy phạm pháp luật, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc tuyên truyền giáo dục đạo hiếu và xử lý những hành vi bất hiếu ở nước ta hiện nay vẫn là một trong những yêu cầu cấp thiết không chỉ nhằm lập lại trật tự, giữ gìn đạo lý Việt Nam mà còn tạo môi trường để hình thành và phát triển đạo hiếu. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, đó là: 144 Thứ nhất, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường các quy phạm pháp luật liên quan tới đạo đức và đạo hiếu. Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong vấn đề này là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật” [26, tr.125]. Do vậy, các nhà làm luật phải căn cứ vào thực tiễn đời sống xã hội kết hợp với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống, từ đó có thể lựa chọn các chuẩn mực, giá trị phù hợp để pháp luật hóa, biến thành những quy phạm chung của xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng những chế tài cụ thể. Trong điều kiện xã hội hiện nay, “nếu đạo lý không đủ mạnh để thuyết phục thì pháp luật phải ra tay; nếu dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì pháp luật phải kết án” [73, tr.55]. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường vai trò của pháp luật trong giáo dục đạo hiếu và xử lý các hành vi bất hiếu là yêu cầu cấp thiết trong điều kiện xã hội hiện nay. Thứ hai, cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu trong việc xây dựng đạo hiếu tốt đẹp. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với đầy đủ những quy phạm pháp luật rõ ràng, chặt chẽ, có tính thực thi nhưng chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao nếu quy định của nó không được mọi người nhận thức và biến thành hành động trong thực tế. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện tốt được. Đặc biệt, giáo dục pháp luật là một trong những “công đoạn” hết sức quan trọng không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm và những chuẩn mực mới. Giáo dục pháp luật cũng đồng thời góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức; khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý. Việc giáo dục pháp luật cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục và tùy từng đối tượng mà có nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp. Chẳng hạn, đối với học sinh trong các nhà trường, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thường được tổ 145 chức thông qua các bài giảng của môn học Giáo dục công dân, môn học Pháp luật. Đối với các hội viên trong các tổ chức chính trị - xã hội có thể mời báo cáo đến viên tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để nâng cao kiến thức pháp luật. Phong tục là “thói quen” đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo [153, tr.772], còn tập quán là “thói quen” đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo [147, tr.886]. Phong tục, tập quán là những phạm trù lịch sử, có những phong tục, tập quán tốt đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, có tác động định hướng, điều chỉnh hành vi con người, thúc đẩy sự phát triển xã hội; nhưng cũng có những phong tục tập quán lạc hậu, tiêu cực, cản trở đến sự phát triển xã hội. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và phát triển những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, cải tạo các phog tục tập quán lạc hậu là một trong những giải pháp quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục, xây dựng đạo hiếu tiến bộ, văn minh, tiết kiệm. Ở nước ta, những phong tục, tập quán lạc hậu do ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo cần được chú ý cải tạo và xóa bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các chuẩn mực giá trị đạo hiếu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới, như quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “gia trưởng”, trọng nam “khinh nữ”, hiếu danh v.v.. Mặt khác, trong đời sống xã hội nhất là đời sống tình cảm, đạo đức vẫn còn tư tưởng “phép vua thua lệ làng”, nhiều phong tục và thói quen vẫn chi phối suy nghĩ và hành vi của con người. Do vậy, giáo dục pháp luật còn phải chú ý tới giáo dục tinh thần “thượng tôn pháp luật” ngay trong nếp nghĩ và hành động để mỗi người luôn sống và làm việc theo pháp luật. Công tác tuyên truyền pháp luật cũng cần tập trung vào việc cải tạo những phong tục tập quán, những hương ước của làng xã liên quan đến đạo hiếu không còn phù hợp với xã hội hiện nay nhằm định hướng dư luận xã hội. Thứ ba, để tăng cường vai trò của pháp luật thì việc thực thi pháp luật phải kịp thời, nghiêm minh, công bằng. Đứng trước pháp luật mọi công dân đều bình đẳng cả 146 về quyền và nghĩa vụ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm khắc, kịp thời. Đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành pháp luật phải có năng lực và công tâm. Tuy nhiên, “thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm, mà còn thiếu cả cái tâm của con người. Đã có không ít trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm pháp luật” [5, tr.3]. Do vậy, tăng cường hiệu quả trong thực thi pháp luật và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật cũng là một yêu cầu để nâng cao vai trò của pháp luật trong xã hội hiện nay. Như vậy, để phát huy biến đổi tích cực, khắc phục biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chúng ta phải thực hiện kết hợp nhiều giải pháp. Cùng với việc nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình trên cơ sở sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo hiếu thì phát triển kinh tế gia đình, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh; phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định và xử lý hành vi bất hiếu là những giải pháp chủ yếu trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay, xã hội đang có nhiều biến đổi, cùng với sự chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang tạo ra những thay đổi lớn trong việc thực hiện chức năng và sinh hoạt của nhiều gia đình. Do yêu cầu công việc, học tập, con cháu phải đi làm, đi học cả ngày, không có nhiều thời gian để cận kề chăm sóc, phụng dưỡng hay trò chuyện với ông bà, cha mẹ. Mô hình thuê người giúp việc chăm sóc cha mẹ tại nhà hay gửi cha mẹ vào các trung tâm dưỡng lão đang là những giải pháp được nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả áp dụng. Ưu thế của mô hình này là cha mẹ được chăm sóc chu đáo, luôn có người bên cạnh để tâm giao, trò chuyện; con cái yên tâm học tập, công tác, phát triển kinh tế gia đình mà vẫn làm tròn 147 bổn phận phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là chi phí để thuê người giúp việc hay gửi cha mẹ vào các trung tâm dưỡng lão không hề ít nên ở những gia đình chưa có điều kiện kinh tế, con cái khó thực hiện được. Hơn nữa, với tâm lí của người Việt Nam, khi về già luôn muốn được vui vầy, quây quần bên con cháu hơn là sống tách biệt gia đình tại các trung tâm dưỡng lão. Vì vậy, nên chăng, xã hội hiện nay nên xây dựng những mô hình chăm sóc “bán trú” hay “trường mẫu giáo” cho người già. Buổi sáng, con cái đi làm có thể gửi cha mẹ vào đó, buổi chiều tan làm sẽ đón cha mẹ về nhà. Thiết nghĩ, mô hình này vừa giảm thiểu chi phí về kinh tế, vừa tạo môi trường để cha mẹ già được có người tâm giao trò chuyện, được chăm sóc chu đáo về sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ lại vẫn có thời gian gần gũi, vui vầy cùng con cháu vào buổi tối và các ngày nghỉ cuối tuần. Nó vừa phù hợp với điều kiện và xu thế của xã hội hiện đại, vừa phù hợp với truyền thống, tâm lí của người Việt Nam - khi về già muốn được sống quây quần bên con cháu. 148 Kết luận chương 4 Đạo hiếu là một giá trị đạo đức cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trải qua thời gian, cùng với sự biến đổi của xã hội, đạo hiếu ở Việt Nam cũng đã có những biến đổi nhất định cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Nhưng dù có biến đổi như thế nào thì trong mọi thời đại, hiếu thảo với cha mẹ vẫn là một chuẩn mực được mọi người coi trọng và gìn giữ. Trong xã hội hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đạo hiếu trong gia đình hiện nay đang có sự biến đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do vậy, làm thế nào để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay là vấn đề rất đáng suy ngẫm. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, luận án tập trung vào một số giải pháp sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay. Thứ hai, kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo hiếu. Thứ ba, phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh tạo điều kiện cho đạo hiếu ở Việt Nam biến đổi theo chiều hướng tích cực. Thứ tư, phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử lý các hành vi bất hiếu. Trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, mỗi giải pháp có những ưu điểm nhất định, do vậy, việc thực thi các giải pháp này cần có sự kết hợp đồng bộ thì mới tạo ra hiệu quả cao. Chúng ta không thể truyền thụ đạo hiếu một cách có hiệu quả nếu như trước đó không xem xét, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu của nó; không xem xét đạo hiếu trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam hiện nay. Việc hạn chế những biến đổi tiêu cực, phát huy những biến đổi tích cực của đạo hiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay chỉ có tác dụng và hiệu quả khi các yếu tố liên quan đến đạo hiếu cũng được lành mạnh hóa, khi có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ mạnh mẽ của pháp luật. 149 KẾT LUẬN Đạo hiếu là giá trị hàng đầu của đạo làm người, là nền tảng của đạo đức gia đình và đạo đức xã hội. Nói về đạo hiếu không phải nói về một điều xưa cũ mà nói về một giá trị vĩnh hằng. Bởi, trên thế giới này, ở đâu có gia đình, có cha mẹ và con cái thì ở đó có đạo hiếu. Có một thực tế là, trong lịch sử tư tưởng nhân loại, nhiều tư tưởng, truyền thống văn hóa, đạo đức đã bị chôn vùi cùng với những biến thiên và thăng trầm của lịch sử, nhưng đạo hiếu vẫn còn đó, nó trường tồn và tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của mình trong đời sống xã hội. Tất nhiên, ở những quốc gia, khu vực khác nhau thì sự hình thành, nội dung của đạo hiếu cũng có những nét đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa, truyền thống dân tộc ở đó. Đạo hiếu Việt Nam được hình thành trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam và các tiền đề văn hóa, tư tưởng. Đó là, nền nông nghiệp lúa nước, kết cấu làng xã và văn hóa bản địa có sự tiếp biến của văn hóa ngoại nhập. Có thể thấy, đạo hiếu truyền thống của người Việt là sự dung hòa giữa những yếu tố dân gian (thể hiện trong ca dao, tục ngữ, truyện khuyết danh...) với các quy tắc, chuẩn mực trong Nho giáo và những ảnh hưởng nhất định của Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nội dung căn bản của đạo hiếu Việt Nam là tôn kính, vâng lời cha mẹ, biết kế thừa và phát huy ý chí của tổ tiên làm rạng danh gia đình, dòng họ; chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính thuận, nhất là khi cha mẹ già cả, đau ốm; lo tang lễ chu đáo và thờ cúng khi cha mẹ qua đời. Xã hội luôn vận động và phát triển, vì vậy, những giá trị đạo đức của con người tuy là cái tĩnh, nhưng không “nhất thành bất biến”. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường; quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự biến đổi về quy mô, cấu trúc và chức năng của gia đình; chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác giáo dục đạo hiếu, đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang được các thế hệ con cháu nhận thức và thực hiện chu đáo, văn minh hơn, từ việc chăm sóc, 150 phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống đến việc tang ma và thờ cúng sau khi cha mẹ qua đời. Không chỉ thực hiện tốt đạo hiếu trong gia đình, phần lớn con cháu hiện nay còn đồng thời đảm bảo nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, Tổ quốc, nhân dân. Tuy nhiên, ở chiều hướng tiêu cực, hiện tượng một bộ phận con cái không kính trọng, vâng lời cha mẹ; lơ là việc chăm sóc, phụng dưỡng, thậm chí có hành vi bạo hành, ngược đãi, vô ơn làm cha mẹ đau lòng; không chỉ lúc cha mẹ còn sống mà cả khi cha mẹ đã qua đời, hành vi giả tạo, vụ lợi trong tổ chức tang ma, thờ cúng cha mẹ cũng đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận để tìm ra giải pháp phù hợp trong quá trình xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay được luận án nêu ra là phải nâng cao nhận thức, tự giác học tập rèn luyện theo các chuẩn mực giá trị đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình; công tác giáo dục đạo hiếu đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh; phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử lý các hành vi bất hiếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đạo hiếu cũng như xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đạo hiếu là một giá trị đạo đức quý báu của dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của đạo hiếu gắn liền với đặc điểm, truyền thống và những biến động trong lịch sử dân tộc. Việc phân tích thực trạng, nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm phát huy biến đổi tích cực, khắc phục biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay sẽ góp phần bảo tồn, phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo dựng bức tranh hiếu đạo nhân văn trong đời sống tinh thần con người Việt Nam. 151 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Lên (2016),“Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ” - Tạp chí Giáo dục Lý luận số 242. 2. Nguyễn Thị Lên (2017), “Giáo dục chữ “Hiếu” - nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức gia đình” - Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 2 tháng 10. 3. Nguyễn Thị Lên (2018), “Đạo hiếu và giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay” - Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 1 tháng 5. 4. Nguyễn Thị Lên (2018), “Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” - Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, tháng 9. 5. Nguyen Thi Tho, Nguyen Thanh Binh, Pham Thi Khanh, Nguyen Thi Len (2018),“Vietnamese Family – Change from Tradition to Modernity” - Research on Humanities and Social Sciences, ISSN 2224-5766 (Paper) ISSN 2225-0484 (Online) Vol.8, No.14. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2006), Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Ngô Thị Lan Anh (2014), Chữ Tâm nhà Phật và ảnh hưởng của “Tâm” đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Dương Tuấn Anh, Vũ Huy Vĩ (2016), “Một số giá trị quan trọng của đạo Hiếu trong bối cảnh xã hội hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 4. Lê Thị Tuyết Ba (2002), “Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học (5). 5. Lê Thị Tuyết Ba (2006), “Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (10). 6. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục. 7. Phan Kế Bính (2016), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học. 8. Roland Blum (2000), Toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia. 9. Bộ Kế hoạch đầu tư - Tổng cục thống kê (2015), Điều tra dân số và nhà ở giữa thời điểm 1/4/2014: các kết quả chủ yếu, Hà Nội. 10. Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 11. Bộ luật Hình sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 12. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch - Tổng cụ thống kê - Viện Gia đình và giới, UNICEP (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, Hà Nội. 13. Cao Văn Cang (Phạm Côn Sơn tựa đề, chỉnh lý) (2006), Hiếu hạnh – xưa và nay, Nxb Văn hóa dân tộc. 14. Đoàn Trung Còn – Huyền Mặc Đạo Nhơn (đồng dịch) (2006), Hiếu kinh, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 15. Cao Vọng Chi (2014), Đạo hiếu trong Nho gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 153 16. Nguyễn Đình Chiểu (1980), Toàn tập, tập 2, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 17. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập IV, Nxb Sử học. 18. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Nghĩa Dân (2005), Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Hồng Dương (2017), Công giáo Việt Nam đối với sự phát triển bền vững đất nước, Nxb Công an nhân dân. 23. Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, Kinh thi, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Quang Đạm (1994), Nho giáo - xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 25. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia. 28. Thích Nhuận Đạt (2012), Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 154 29. Lê Văn Đoán (2016), “Vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 30. Ngô Văn Giá (2006), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô thuộc địa bàn Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 31. Nguyễn Sĩ Giác (phiên âm và dịch) (1961), Lê triều lệnh thiện chính, Đại học Luật khoa xuất bản. 32. Nguyễn Sĩ Giác dịch (1962), Sách Đại Nam điển lệ. 33. Trần Thị Hà Giang (2016), “Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo Hiếu trong điều kiện hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 34. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2007), Kinh Báo ân cha mẹ, Nxb Sen vàng. 35. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2014), Mục kiền Liên sám pháp, Nxb Hồng Đức. 36. Trần Văn Giàu (1998), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 37. Đặng Nguyên Hà (2016), “Quan điểm của Nho giáo tiên tần về đạo hiếu”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 38. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (chủ biên) (2015), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 39. Cao Thu Hằng (2016), “Một số giải pháp nâng cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 40. Cao Thu Hằng, Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ biên), Hoàng Phương Thảo (2017), “Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb Giáo dục Việt Nam. 155 41. Thích Giác Hành (2006), Chữ hiếu và nếp sống dân tộc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Lê Thị Hồng Hạnh (2016), “Đạo hiếu trong văn hóa truyền thống và xã hội Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 43. Đỗ Lan Hiền (2002), "Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (4). 44. Nguyễn Thị Kim Hoa (2016), “Tác động của kinh tế thị trường tới đời sống đạo đức của người Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo Hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 45. Hội người cao tuổi Việt Nam (2007), Người cao tuổi và bạo lực gia đình, Nxb Tư pháp. 46. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), "Thờ cúng tổ tiên biểu hiện của lòng hiếu nghĩa", Tạp chí Xưa & nay, (323 – 324, tháng 1). 47. Lê Văn Hùng (2013), "Tư tưởng đạo hiếu trong Nho giáo và sự biến đổi của nó trong gia đình Việt Nam hiện nay", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Luân thường Nho giáo dưới góc nhìn xuyên văn hóa, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 48. Lê Văn Hùng (2013), "Sự biến đổi đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (191). 49. Hạnh Hương (2005), Chữ Hiếu, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 50. Trần Thị Lan Hương, Triệu Quang Minh (2009), “Một số nội dung cơ bản của phạm trù “hiếu” trong Nho giáo sơ kỳ”, Tạp chí Triết học (7). 51. Nguyễn Thị Thúy Hương (2016), “Đạo hiếu thời xưa và thời nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 52. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại trừ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 156 53. Khang Hi tự điển (2003), Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã. 54. Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em, và sự kế thừa các giá trị truyền thống, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Thanh niên. 56. Phạm Thị Khánh (2016), “Đạo hiếu và nghi thức thờ cúng tổ tiên của người theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 57. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, đề tài KX .06.10, Hà Nội. 58. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và đạo đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Thế Kiệt (1996), "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay", Tạp chí Triết học, (6). 62. Nguyễn Thế Kiệt (2012), “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 63. Trần Trọng Kim (2017), Nho giáo, Nxb Văn học. 64. Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận (2017), Luân lý giáo khoa thư, Nxb Trẻ. 65. Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước (2002), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 66. Lê Ngọc Lân (2012), Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình: thực trạng và những vấn đề quan tâm. Báo cáo đề tài cấp Bộ - Viện Gia đình và giới. 67. Mã Giang Lân (1995), Tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Hoàng Thúc Lân (2014), "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (10). 157 69. Hoàng Thúc Lân (2015), "Từ đạo hiếu trong Phật giáo, suy ngẫm về đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (3). 70. Hoàng Thúc Lân (2016), “Xu hướng biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 71. Nguyễn Hiến Lê (dịch) (1995), Luận ngữ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 72. Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Việt Nam, Đề tài KX 02-07,Hà Nội. 73. Nhị Lê (1999), “Đạo lý”, Tạp chí Cộng sản, số 13. 74. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi. 75. Nguyễn Thế Long (2012), Gia đình – Những giá trị truyền thống, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 76. Nguyễn Hưng Lợi (2009), Chữ hiếu, Nxb TP Hồ Chí Minh. 77. Luật giáo dục (2005), Nxb Giáo dục. 78. Luật Hôn nhân và gia đình (2017), Nxb Chính trị Quốc gia. 79. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập 3. 80. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập 4. 81. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập 20. 82. Nguyễn Thị Phương Mai (2016), “Vị trí, vai trò của đạo hiếu đối với quốc gia và dân tộc trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 83. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 84. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 85. Hà Thúc Minh (2001), Đạo Nho và văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 158 86. Hà Thúc Minh (2005), “Chữ “hiếu” từ tín ngưỡng phồn thực cổ xưa đến đạo đức văn minh hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (4). 87. Hà Thúc Minh (2005), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Nho giáo về hoà mục và trung - hiếu, Tạp chí Khoa học xã hội, (5). 88. Hà Thúc Minh (2008), “Đầu xuân bàn về gia đình và chữ hiếu”, Tạp chí Xưa và nay, (301-302). 89. Hà Thúc Minh (2008), Biến thiên của gia đình và chữ hiếu, Tạp chí Khoa học xã hội, (3). 90. Nguyễn Thu Nghĩa (2016), “Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 91. Quách Cư Nghiệp (Lý Văn Phức dịch Nôm) (1990), Nhị thập tứ hiếu, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 92. Hữu Ngọc (chủ biên) – Dương Phú Hiệp – Lê Hữu Tầng (1987), Từ điển Triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 93. Trần Thị Minh Ngọc (2010), “Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh, thiếu niên”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (1+2). 94. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 95. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 96. Nguyễn Hữu Phiếm (1990), Nghề làm cha mẹ, Nxb Khoa học xã hội. 97. Trần Văn Phòng, Ngô Thị Nụ (2016), “Quan niệm về hiếu trong triết lý Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 98. Nguyễn Ngọc Phú (2006), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb, Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 159 99. Nguyễn Văn Phúc (2007), “Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới” , Tạp chí Triết học (3). 100. Lê Thị Quý (2007), Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 101. Trần Lê Sáng (2004), Ngữ văn Hán Nôm, tập 1, Tứ thư. Viện nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội. 102. Trần Trọng Sâm (2002), Luận ngữ viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa phương Đông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 103. Trần Đăng Sinh, (2009), Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ. 104. Trần Đăng Sinh (2012), "Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống”, Tạp chí Tuyên giáo, (12). 105. Trần Đăng Sinh (2014), "Đạo Hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (10). 106. Trần Đăng Sinh (2016), “Đạo Hiếu – giá trị hàng đầu của đạo làm người”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo Hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 107. Cao Thị Sính (2016), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo Hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 108. Phạm Côn Sơn (1999) Đạo nghĩa trong gia đình, Nxb Đồng Nai. 109. Phạm Côn Sơn (2008) Nền nếp gia phong, Nxb Thanh niên. 110. Lê Công Sự (2016), “Đạo hiếu trong quan niệm Phật giáo”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 160 111. Nhất Thanh - Vũ Văn Khiếu (1992), Đất lề quê thói, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 112. Phan Thị Tâm Thanh (2016), “Chữ Hiếu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam”, Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 113. Nguyễn Văn Thanh (2003), Những mảng tối của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Nguyễn Văn Thanh (2003), Bình minh của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Lê Thảo (2009), "Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Cộng sản, (796). 116. Hoàng Phương Thảo (2016), “Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong Kinh Thiện Sinh”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 117. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), “Hiếu trong đạo đức Nho giáo đến Hiếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 118. Nguyễn Quang Thắng (phiên âm dịch nghĩa), Nguyễn Văn Tài (hiệu đính) (1998), Lê triều hình luật, Nxb Văn hóa - thông tin. 119. Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa. 120. Chương Thâu (sưu tầm và biên soạn) (1990) Phan Bội Châu toàn tập, tập 9, Nxb Thuận Hóa - Huế. 121. Lê Thi (1996), Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 122. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 161 123. Lê Thi (2003), "Văn hóa gia đình và vấn đề giáo dục con cái xưa và nay",Tạp chí Triết học, (7). 124. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 125. Nguyễn Thị Thọ (2007), "Từ đạo hiếu truyền thống nghĩ về đạo hiếu ngày nay", Tạp chí Triết học, (6). 126. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Nguyễn Thị Thọ (2012), "Đạo hiếu trong gia huấn ca", Tạp chí Triết học, (4). 128. Nguyễn Thị Thọ, Lê Công Sự (2016), “Biến đổi tích cực của đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội (10). 129. Nguyễn Thị Thọ (2017), Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội 130. Lương Thị Thoa (2015), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 131. Vi Chính Thông (1996), Nho giáo với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Bùi Thị Thủy (2016), “Đạo Hiếu – giá trị của tư tưởng phương Tây qua nghiên cứu Kinh thánh và thực hành đạo Hiếu của gia đình Kitô giáo ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo: Đạo Hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 133. Nguyễn Tài Thư (2001), "Khả năng phát triển giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa", Tạp chí Triết học, (5). 134. Nguyễn Tài Thư (2013), ““Hiếu” và việc xây dựng đạo hiếu trong xã hội ta ngày nay”, Tạp chí Triết học, (8). 135. Phạm Thiên Thư (2006), Kinh Hiếu, Nxb Văn nghệ. 162 136. Đặng Hữu Toàn (2002), "Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường", Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 137. Hà Huy Tú (2002), Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên chúa giáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 138. Nguyễn Thanh Tú (2016), “Đạo hiếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 139. Sa môn Thích Nhật Từ (2013), Chữ hiếu trong đạo Phật, Nxb Hồng Đức, tr.13. 140. Trương Thông Tuần (2016), “Sự mai một đạo đức lối sống trong gia đình, dòng tộc – hệ lụy của lối sống thực dụng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 141. Nguyễn Hợp Tuấn (2012), "Từ chữ hiếu của Khổng Tử - suy nghĩ về đạo hiếu thời nay", Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (5). 142. Nguyễn Đình Tường (2002), "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục", Tạp chí Triết học, (6). 143. Nguyễn Đình Tường (2002), "Một số suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay", Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 144. Nguyễn Trãi(1952), Gia huấn ca, Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chỉnh và chú thích, In lần thứ 4, Sách giáo khoa Tân Việt. 145. Tiêu Quần Trung (2006), Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 146. Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (2017), Báo cáo kết quả khảo sát thu thập xử lý thông tin về người cao tuổi ở Việt Nam, Hà Nội. 163 147. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 148. Sato Thụy Uyên (2012), “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, Hà Nội. 149. Lê Ngọc Văn, (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 150. Viện Gia đình và Giới (2009), “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi”, Đề tài khoa học cấp Bộ. 151. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 152. Viện Mác - Lênin, Viện CNXH khoa học, (1993), Về giá trị tinh thần Việt Nam, Tập 1, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 153. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 154. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, (2004), Ngũ kinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 155. Trần Nguyên Việt (2012), "Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại", Tạp chí Triết học, (7). 156. Lâm Thị Thu Việt (2016), “Thói ích kỷ và ảnh hưởng của nó đến đạo hiếu ở gia đình Việt Nam hiện nay”, Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 157. Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Một số bài báo 158. Kim Anh (Theo Global Times và Independent), https://vnexpress.net/doi- song/trung-quoc-ra-luat-buoc-con-cai-phai-co-hieu-voi-cha-me-2841666.html 164 159. Hải Sâm, https://baomoi.com/ky-la-tuc-gio-song-cha-me-de-bao- hieu/c/21494303.epi. 160. Vương Phi (2018), Ai rồi cũng sẽ đôi lần tiếc nuối vì chẳng còn bao thời gian được sống bên cha mẹ, http//saostar.vn/doi-song/ai-roi-cung-se-doi-lan-tiec- nuoi-vi-chang-con-bao-nhieu-thoi-gian-duoc-song-ben-cha-me-2796355.html. 161. Dương Trung Quốc, https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-su-hoc- duong-trung-quoc-can-hieu-chu-hieu-mot-cach-uyen-chuyen- n20140115111319448.htm. 162. Trần Thanh (2018), Tết Thanh minh và ý nghĩa của việc tảo mộ. -thanh - minh - va - y - nghia - cua - viec - tao - mo. 163. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, 164. Trần Huy Thuận (2011), va-doi-song/o-qhiuq-ngay-nay-cng-khac-xa.html. 165. Phan Châu Trinh (1925), “Đạo đức và luân lý Đông Tây”, triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/dao-duc-hoc/dao-duc-va-luan-ly-dong- tay_255.html. 166. Hoàng Nguyên Vũ (2009), Những “trí thức lớn”bạo hành mẹ già, 167. vietnamnet.vn/vn/doi-song/anh-dun-qua-em-day-ve-me-gia-bi-day-ra-duong- 163102.html. 168. https://infonet.vn/bi-kich-con-kien-duoi-bo-me-ra-khoi-nha-post115349.info 169. phi/55229677/412/. 170. http:/kenh14.vn/xa-hoi/vut-cha-ra-duong-khong-chi-don-gian-la-su-bat-hieu- 20120914094052810.chn. 171.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_bien_doi_cua_dao_hieu_o_viet_nam_hien_nay.pdf
  • pdfTrichyeu_nguyenThiLen.pdf
Luận văn liên quan